Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phương pháp QUẢN LÝ TÀI CHÍNH và GIA TĂNG THU NHẬP trên con đường chuẩn bị TÀI

CHÍNH cho con đi DU HỌC.


Chào mọi người!
Mình là mẹ của 4 em bé, hiện đang sống ở Nhật. Bạn lớn nhất của mình năm nay học lớp 8, bạn nhỏ
nhất học lớp 1.
Không biết mọi người có nghĩ là vẫn còn sớm không, chứ hiện tại mình cũng đã nghĩ đến những con
đường để vào đại học của bạn lớn.
Có lẽ nhiều người sẽ nghĩ rằng, học ở Nhật rồi thì cần gì đi du học đại học ở đâu. Nhưng thực ra nền
giáo dục của Nhật cấp 1 vẫn rất ok, nhưng lên đến cấp 2,3 là cũng mang đậm ảnh hưởng của nền giáo
dục Châu Á, thành tích - thi cử.
Hiện bạn lớn mới bắt đầu đi học thêm ở lò để luyện thi cho cấp 3 vì cấp 3 bắt buộc phải thi, chứ
không được lên thẳng theo tuyến để học ở các trường công. Như con nhà mình đi học thêm thế là
muộn, vì các bạn khác sau khi vào lớp 7 (năm đầu cấp 2) là đã bắt đầu ngay việc đi luyện ở lò, với
mong muốn sau con có thể thi được trường cấp 3 tốt, xịn. Học luyện thi ở các lò của Nhật thật sự rất
căng, các con sẽ chẳng có thời gian mà nghỉ ngơi hay vận động. Cuối tuần cũng đi học thêm, các kỳ
nghỉ xuân hạ đông đều có các khoá học tập trung học cả ngày rất cực. Luyện thi cấp 3 đã vậy, luyện
thi đại học còn kinh khủng hơn rất nhiều. Nếu các bạn đã đọc những bài viết về các kỳ thi đại học ở
Trung Quốc hay Hàn Quốc khủng khiếp thế nào, thì ở Nhật chắc cũng same same như vậy.
Bởi vậy ngay từ bây giờ mình đã hướng đến một con đường khác cho con, đó là du học nước ngoài.
Đó là cách để tránh được 3 năm luyện thi đại học khủng khiếp, và vừa để con được trải nghiệm khám
phá thế giới, thế giới quan của con sẽ khác đi rất nhiều, chứ không chỉ bó hẹp ở trong phạm vi môi
trường đại học ở Nhật.
Trước đây mình có từng đưa con đi thăm một vài trường đại học ở Boston Mỹ, đẹp lắm mê lắm. Hay
khi sang Úc du lịch đi qua trường đại học cũng mê. Nhưng khi tìm hiểu đến học phí của mấy trường
đại học ở Mỹ Úc đã phải thở dài não nề vì quá sức gồng gánh. Vậy là mình đã chuyển hướng qua
Châu Âu, và Đức là lựa chọn tạm thời, vì ở Đức cũng có những trường dạy bằng tiếng Anh và miễn
phí tiền học. Mặc dù sinh hoạt phí ở Châu Âu đắt đỏ, nhưng nếu con vừa đi làm thêm lấy kinh
nghiệm và trang trải cuộc sống, vừa có thêm hỗ trợ tài chính từ gia đình, thì con đường du học Đức
có vẻ vẫn khả thi. Tuy nhiên cũng vẫn cần phải học thêm tiếng Đức để sinh hoạt được thuận lợi. Sau
khi biết đến chị Nguyễn Yến Khanh với bài chia sẻ về những trường đại học giá rẻ ở Châu Âu, thì
mình cũng đã có thêm những options khác nữa, và thấy con đường đi du học không phải là không thể
thực hiện được.
Lại kể thêm với mọi người về chi phí để nuôi 1 em bé từ sinh khi ra đến khi học đại học ở Nhật.
Người ta đã thống kê rằng, chi phí để nuôi 1 em bé (bao gồm cả tiền ăn và tiền học phí các loại) từ
khi sinh ra đến khi học đại học ở Nhật sẽ tiêu tốn của bố mẹ khoảng 2000 vạn yên đến 4000 vạn Nhật
(theo tỷ giá bây giờ là khoảng 3 tỷ 6 đến 7 tỷ 2). Nếu như con chỉ học từ cấp 1 đến đại học là trường
công, thì chi phí này khoảng 2000 vạn yên, nếu từ mẫu giáo đến đại học đều học trường tư là khoảng
4000 vạn yên. Mà nhà mình lại có 4 bạn nhỏ, độ tuổi thì cứ cách nhau 2-3 tuổi, nên số tiền cần chuẩn
bị thật sự rất lớn, tất nhiên là không phải ngay một lúc, mà là có sự trải dần, nhưng cũng có những
năm phải đóng dồn tiền vì cả 2 đứa cùng học luyện thêm ở lò chẳng hạn.
Không biết các gia đình hướng cho con đi du học sẽ chuẩn bị tài chính ra sao. Nhưng mấy năm nay
mình đã bắt đầu tích luỹ, chuẩn bị tài chính để cho con đi học thêm hay sắp tới là vào đại học. Con
đường bạn lớn vào đại học dù còn vài năm nữa nhưng mình nghĩ việc lên kế hoạch và tài chính cần
được lên từ sớm và có hướng rõ ràng để sau không bị lúng túng và tránh việc phải vay nợ để cho con
đi du học đổi đời.
Về các cách quản lý chi tiêu trong gia đình mình có làm thành 1 video ngắn dưới đây, thêm một vài
cách để gia tăng thu nhập. Mời mọi người cùng xem nhé.
Chúc các gia đình luôn có một tài chính vững vàng để chuẩn bị trong hành trang cho con cái bước ra
cánh cửa của thế giới.
PS: Link video mình xin phép để dưới comment trong phần bình luận dưới đây.

https://www.youtube.com/watch?v=j7bQ0j0_2-4

You might also like