Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Bài 1: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

A. Lỏng và khí

B. Rắn và lỏng

C. Rắn và khí

D. Rắn, lỏng, khí

Bài 2: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

A. S, P, N2, Cl2

B. C, S, Br2, Cl2

C. Cl2, H2, N2, O2

D. Br2, Cl2, N2, O2

Bài 3: Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

A. C, S, O, Fe

B. Cl, C, P, S

C. P, S, Si, Ca

D. K, N, P, Si

Bài 4: Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là

A. S, C, P

B. S, C, Cl2

C. C, P, Br2

D. C, Cl2, Br2

Bài 5: Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng
phản ứng của phi kim đó với:

A. Hiđro hoặc với kim loại


B. Dung dịch kiềm

C. Dung dịch axit

D. Dung dịch muối

Bài 6: Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và
mức độ phản ứng của phi kim đó với

A. oxi và kim loại.

B. hiđro và oxi.

C. kim loại và hiđro.

D. cả oxi, kim loại và hiđro.

Bài 7: Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là

A. 6,72 lít.

B. 3,36 lít.

C. 4,48 lít.

D. 2,24 lít.

Bài 8: Hỗn hợp khí X gồm O2, Cl2, CO2 SO2. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua:

A. nước brom

B. dd NaOH

C. dd HCl

D. nước clo

Bài 9: Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng một hóa chất sau:

A. dd BaCl2

B. dd NaOH

C. dd H2SO4
D. dd Ba(OH)2

Bài 10: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với khí clo dư thì thu được 53,4 gam muối.
Hãy xác định kim loại M?

A. Fe B. Cr

C. Al D. Mg

Bài 11: X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm
khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

A. C B. N

C. S D. P

Đáp án: B

Bài 12: Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít
khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe
trong hỗn hợp là

A. 2,8 gam

B. 5,6 gam

C. 8,4 gam

D. 11,2 gam

Bài 13: Dãy các nguyên tố được sắp xếp đúng theo chiều tính phi kim tăng dần:

A. O,F, P.

B. P, O, F.

C. F, O, P.

D. O, P, F.

1. Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí
Đáp án: D

2. Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2

Loại A vì S ở thể rắn

Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng

Đáp án: C

3. Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S

Đáp án: B

4. Dãy phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit là S, C, P

S + O2 SO2

C + O2 CO2

4P + 5O2 2P2O5

Loại B, C và D vì Cl2 và Br2 không phản ứng với O2

Đáp án: A

5. Để so sánh mức độ hoạt động mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng
phản ứng của phi kim đó với hiđro hoặc với kim loại

Đáp án: A

6. Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim căn cứ vào khả năng của phi kim đó phản ứng
với cả oxi, kim loại và hiđro.

Đáp án: D

7. nFe = 0,2 mol

2Fe + 3Cl2 2FeCl3

0,2 → 0,3 mol

=> V = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Đáp án: A

8. Để thu được O2 tinh khiết, người ta dẫn X qua dung dịch NaOH vì Cl2, CO2 và SO2 đều có
phản ứng

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O


SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

Đáp án: B

9. Để phân biệt SO2 và SO3 có thể dùng dung dịch BaCl2. SO2 không hiện tượng còn SO3 tạo kết
tủa trắng

SO3 + H2O → H2SO4

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2HCl

Đáp án: A

10. 2M + 3Cl2 → 2MCl3

Theo PT:

=> M là Al

Đáp án: C

11. Gọi phi kim cần tìm là X

=> hợp chất hiđro của X là: XH3

Ta có: phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%

=> X là nguyên tố N

12. Gọi số mol của Zn, Mg và Fe lần lượt là x, y và z mol

TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

x mol → x mol

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

y mol → y mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

z mol → z mol

⇒∑nH2 = x + y + z = 0,5 (1)

TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2

Zn + Cl2 → ZnCl2
x → x

Mg + Cl2 → MgCl2

y → y

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

z → 1,5z

⇒∑nCl2 = x + y + 1,5z = 0,55 (2)

Lấy (2) trừ (1) => 0,5z = 0,55 – 0,5 => z = 0,1 mol

=> mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

Đáp án: B

13. Tính phi kim: P < O < F

Đáp án: B
CLO
Bài 1: Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí
nghiệm là:

A. H2SO4

B. HCl đặc

C. HNO3

D. H2SO3

Bài 2: Mô hình điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm được cho như
hình vẽ bên (Hình 1). Quy trình thí nghiệm xảy ra như sau: 

Nhỏ từ từ dung dịch (1) xuống bình cầu có chứa chất rắn màu đen (2).
Đun nóng hỗn hợp thì thoát ra khí clo (màu vàng lục). Khí clo sinh ra di
chuyển theo hệ thống bình (3); (4); (5). Tại bình số (5), khí clo được giữ
lại. Để tránh việc clo thoát ra ngoài không khí, người ta tẩm vào (6) dung
dịch T. Vậy (6) là:

A. HCl.

B. NaOH.
C. H2SO4.

D. NaCl.

Bài 3: Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipoclorit được
gọi là gì?

A. Nước gia-ven

B. Nước muối

C. Nước axeton

D. Nước cất

Bài 4: Dung dịch nước clo có màu gì?

A. Xanh lục

B. Hồng

C. Tím

D. Vàng lục

Bài 5: Nước clo thường được dùng phổ biến để diệt trùng trong bể bơi.
Vậy nước clo là:

A. HCl.

B. HClO.

C. HCl và HClO.

D. H2O.

Bài 6: Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì?
A. Hiđro clorua

B. Hiđro florua

C. Hiđro bromua

D. Hiđro iotua

Bài 7: Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp gì?

A. Điện phân dung dịch

B. Thủy phân

C. Nhiệt phân

D. Điện phân nóng chảy

Bài 8: Clo tác dụng với sắt dư, sản phẩm thu được là:

A. FeCl3

B. FeCl2

C. Fe

D. Fe và FeCl3

Bài 9: Cho dung dịch NaOH 1M để tác dụng vừa đủ với 1,12 lít khí clo
(đktc). Nồng độ mol của muối natri clorua thu được là

A. 0,05M.

B. 0,5M.

C. 1,0M.

D. 1,5M.
Bài 10: Hòa tan hoàn toàn 52,2 gam MnO2 trong dung dịch HCl đặc,
nóng, dư thì sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí Cl2 (đktc)?

A. 6,72 lít.

B. 13,44 lít.

C. 14,56 lít.

D. 19,2 lít.

Bài 11: Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để
phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

A. quì tím ẩm

B. dd NaOH

C. dd AgNO3

D. dd brom

Bài 12: Có 4 lọ đựng 4 khí riêng biệt: oxi, hiđro, clo và khí cacbonic.
Bằng cách nào trong các cách sau đây để phân biệt mỗi khí trên (tiến
hành theo trình tự sau):

A. Dùng nước vôi trong dư.

B. Dùng nước vôi trong dư, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

C. Dùng tàn đom đóm, sau đó dùng quỳ tím ẩm.

D. Dùng quỳ tím ẩm, sau đó dùng nước vôi trong.

1. Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là
HCl đặc
MnO2(r) + 4HClđặc → MnCl2 + Cl2(k) + 2H2O

Đáp án: B

2. Để tránh Cl2 thoát ra ngoài không khí, người ta tẩm NaOH vào (6). Vì
Cl2 có phản ứng với NaOH do đó bị giữ lại

PTPƯ: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Đáp án: B

3. Dung dịch hỗn hợp hai muối natri cloruavà natri hipoclorit được gọi là
nước gia-ven

Đáp án: A

4. Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO và Cl2 nên có màu
vàng lục, mùi hắc của khí clo.

Đáp án: D

5. Cl2 tan một phần trong nước tạo ra dd nước clo có tính sát khuẩn nên
được dùng trong các bể bơi.

Cl2 + H2O  ⇆  HCl + HClO (dd nước clo)

Đáp án: C

6. Clo tác dụng với hiđro tạo thành hiđro clorua

H2 + Cl2 → 2HCl

Đáp án: A

7. Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp điện phân
dung dịch

Đáp án: A

8. Clo tác dụng với sắt xảy ra phản ứng:

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3


Tuy Fe dư nhưng đây không phải trong dung dịch, do đó Fe không tiếp
tục phản ứng với FeCl3 để tạo ra FeCl2

Vậy sản phâm thu được gồm Fe và FeCl3

Đáp án: D

9.

2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O

 0,1   ←    0,05 → 0,05 mol

Đáp án: B

10. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

⇒ nCl  = nMnO  = 0,6 mol


2 2

=> V = 13,44 lít

Đáp án: B

11. Để phân biệt 3 khí O2, Cl2 và HCl ta dùng giấy quỳ tím ẩm.

- O2 không làm đổi màu quỳ

- Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm (do có tính tẩy màu)

- HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ (vì HCl tan vào nước tạo thành axit HCl)

Đáp án: A

12 . Ban đầu dùng tàn đóm đỏ => khí làm tàn đóm bùng cháy là O2

H2, Cl2, CO2 đều làm tàn đóm tắt


Sau đó dùng quỳ tím ẩm, khí làm mất màu quỳ ẩm là Cl2, khí làm quỳ ẩm
hóa đỏ là CO2, khí không hiện tượng là H2

Đáp án: C
Câu 1.

Phi kim có những tính chất nào dưới đây?

A. Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt

B. Đều là chất rắn ở điều kiện thường

C. Dẫn điện tốt, nhưng dẫn nhiệt kém

D. Có thể là chất rắn hoặc chất lỏng hoặc chất khí ở điều kiện thường.

Câu 2.

Dãy chất nào dưới đây các phi kim không thể tác dụng được

A. Oxi, hidro, một số kim loại và một số phi kim khác

B. Nước, các dung dịch axit, các dung dịch bazơ

C. Một số kim loại

D. Một số kim loại và một số phi kim

Câu 3.

Cặp chất nào dưới đây không xảy ra phản ứng

A. Khí flo và oxi

B. Cacbon và oxi

C. Bột nhôm và lưu huỳnh

D. Axit clohidric và photpho

Câu 4.
Bột sắt với oxi tác dụng với nhau ở điều kiện nào

A. Ở nhiệt độ thường

B. Cần chất xúc tác

C. Có ánh sáng

D. Nung nóng

Câu 5.

Đốt cháy mẩu photpho trên muôi sứ trong không khí thu được chất
rắn màu trắng. Hòa tan chất rắn vào nước thu được dung dịch X. Thả
mẩu quỳ tím vào dung dịch X thấy hiện tượng:

A. Màu quỳ đổi đổi sang hồng

B. Màu quỳ tím đổi sang đỏ

C. Màu quỳ tím đổi sang màu xanh

D. Quỳ tím bị mất màu

Câu 6.

Phi kim có mức độ hoạt động hóa học yếu nhất là:

A. Flo
B. CLo

C. Oxi

D. Silic

Câu 7.

Cho các nguyên tố sau: C, N, O, F nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất

A. C

B. N

C. O

D. F

Câu 8.

Phi kim nào sau đây tồn tại ở thể lỏng

A. Flo

B. Clo

C. Brom

D. Iot

Câu 9.

Một phi kim X ở thể rắn, tạo được 2 oxit XO2 và XO3. Phân tử khối của
oxi này bằng 0,8 lần phân tử khối của oxit kia. Nguyên tố X là

A. Cacbon

B. Lưu huỳnh
C. Photpho

D. Silic

Câu 10.

Hỗn X gồm bột Mg và Zn có tỉ lệ số mol là 2:1. Khi đốt hoàn toàn m


gam hỗn hợp X trong một lượng vừa đủ khí clo thu được được 6,52
gam muối clorua. Giá trị của m là

A. 1,78 gam

B. 2,26 gam

C. 2,62 gam

D. 2,16 gam
Clo

Clo là chất khí có màu

A. nâu đỏ.

B. vàng lục.

C.lục nhạt.

D. trắng xanh.

Tính chất nào sau đây là của khí clo?

A. Tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ.


B. Tác dụng với nước tạo thành axit clorơ (HClO2).

C. Tác dụng với oxi tạo thành oxit.

D. Có tính tẩy màu trong không khí ẩm.

Clo là phi kim có độ hoạt động hoá học

A. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh nhưng yếu hơn flo.

B. mạnh hơn photpho, lưu huỳnh và flo.

C. yếu hơn flo, lưu huỳnh nhưng mạnh hơn photpho.

D. yếu hơn flo, photpho và lưu huỳnh.

Clo tác dụng với nước

A. tạo ra hỗn hợp hai axit.

B. tạo ra hỗn hợp hai bazơ.

C. tạo ra hỗn hợp muối.

D. tạo ra một axit hipoclorơ.

Clo tác dụng với natri hiđroxit

A. tạo thành muối natri clorua và nước.

B. tạo thành nước javen.


C. tạo thành hỗn hợp các axit.

D. tạo thành muối natri hipoclorit và nước.

Chất dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là

A. mangan đioxit và axit clohiđric đặc.

B. mangan đioxit và axit sunfuric đặc.

C. mangan đioxit và axit nitric đặc.

D. mangan đioxit và muối natri clorua.

Trong công nghiệp người ta điều chế clo bằng cách

A. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà.

B. điện phân dung dịch muối ăn bão hoà trong bình điện phân có
màng ngăn.

C. nung nóng muối ăn.

D. đun nhẹ mangan đioxit với axit clohiđric đặc.

Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng

A. vật lí.

B. hoá học.
C. vật lí và hoá học.

D. không xảy ra hiện tượng vật lí và hóa học.

Dẫn khí Cl2 vào dung dịch KOH, tạo thành

A. dung dịch chỉ gồm một muối.

B. dung dịch hai muối.

C. dung dịch chỉ gồm một axit.

D. dung dịch gồm một axit và một muối.

10

Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào?

A. H2và O2.

B. Cl2 và H2

C. Cl2và O2.

D. O2và SO2.

11

Nước clo có tính tẩy màu vì

A. clo tác dụng với nước tạo nên axit HCl có tính tẩy màu.

B. clo hấp phụ được màu.


C. clo tác dụng nước tạo nên axit HClO có tính tẩy màu.

D. khi dẫn khí clo vào nước không xảy ra phản ứng hoá học.

12

Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai.

A.Fe + Cl2 t0→ FeCl2.

B. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.

C. Fe + S t0→ FeS.

D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

13

Có một sơ đồ chuyển hoá sau:

MnO2 → X → FeCl3 → Fe(OH)3. X có thể là

A. Cl2.

B. HCl.

C. H2SO4.

D. H2.

14

Nguyên tố X tạo với clo hợp chất có hóa trị cao nhất của X là XCl5. Công
thức oxit cao nhất của X là

A. XO2 .
B. X2O3.

C. X2O5.

D. XO3.

15

Biết:

- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và
có tính tẩy màu.

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra
chất khí làm đục nước vôi trong.

- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.

X, Y, Z lần lượt là

A. Cl2, CO, CO2.

B. Cl2, SO2, CO2.

C. SO2, H2, CO2.

D. H2, CO, SO2.

16

Hợp chất nào sau đây phản ứng được với nước clo?

A. NaOH

B. NaCl

C. CaSO4
D. Cu(NO3)2

17

Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí clo dư. Sau phản ứng thu được
32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí clo tham gia phản ứng là

A. 21,3 gam.

B. 20,50 gam.

C. 10,55 gam.

D. 10,65 gam.

18

Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4
gam muối kim loại hoá trị I. Kim loại đó là

A. K.

B. Na.

C. Li.

D. Rb.

19

Cho dung dịch axit có chứa 7,3 gam HCl tác dụng với MnO2 dư. Thể
tích khí clo sinh ra (đktc) là

A. 1,12 lít.

B. 2,24 lít.
C. 11,2 lít.

D. 22,4 lít.

20

Cho 8,7 gam MnO2 tác dụng với axit HCl dư. Sau phản ứng thu được
1,9 lít khí clo (đktc). Hiệu suất của phản ứng là

A. 70%.

B. 74,82%.

C. 80,82%.

D. 84,82%.

21

Đốt cháy hoàn toàn 1,08 gam một kim loại hoá trị III trong khí clo. Sau
phản ứng thu được 5,34 gam muối clorua. Kim loại đem đốt cháy là

A. Au.

B. Al.

C. Fe.

D. Ga.

22

Cho 1,12 lít khí clo (đktc) vào dung dịch NaOH 0,5M . Sau khi phản ứng
kết thúc, thể tích dung dịch NaOH cần dùng là

A. 0,1 lít.
B. 0,15 lít.

C. 0,2 lít.

D. 0,25 lít.

23

Hàng năm trên thế giới cần tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn khí clo. Nếu
dùng NaCl để điều chế clo thì khối lượng NaCl cần dùng là (hiệu suất
100%)

A. 70,15 triệu tấn.

B. 74,15 triệu tấn.

C. 75,15 triệu tấn.

D. 80,15 triệu tấn.

You might also like