Quyết Định Số 105/GĐT-DS: Một ví dụ về thực tiễn xét xử chính là

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Vấn đề 3: Sự kiện bất khả kháng

5. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn bồi thường cho
anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được Công ty bảo hiểm thanh toán
khoản tiền này không? Tìm câu trả lời nhìn từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.
Vì hoạt động kinh doanh bảo hiểm là có điều kiện và đã được điều chỉnh bởi luật chuyên
ngành (Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Kinh
doanh bảo hiểm, đặc biệt các Nghị định, Thông tư hướng dẫn rất chi tiết) nên nếu đưa
vào Bộ luật Dân sự sẽ rất phức tạp. Vậy nên, BLDS 2015 đã có sự đổi mới chính là bỏ
chương hợp đồng bảo hiểm trong Bộ luật Dân sự 2005, để điều chỉnh bằng luật chuyên
ngành là Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Theo khoản 2 điều 524 BLDS, bảo hiểm anh Văn phải mua là bảo hiểm trách nhiệm dân
sự, được quy định là một loại hợp đồng bảo hiểm theo khoản 2 điều 12 hdbh. Vì thế, áp
dụng khoản 1 điều 12 luật KDBH, anh Văn sẽ được công ty bảo hiểm thanh toán khoản
tiền bồi thường giá trị hàng bị hư hỏng.
Điều 12. Hợp đồng bảo hiểm
1. Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo
hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường
cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
2. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
a) Hợp đồng bảo hiểm con người;
b) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
c) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Một ví dụ về thực tiễn xét xử chính là QUYẾT ĐỊNH SỐ105/GĐT-DS NGÀY 30/5/20031

“2. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có
quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba,
nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã
quy định.”

1
Tạp chí KHPL số 5(42)/2007 Bình luận Bản án: Sự kiện bất khả kháng, Đỗ Văn Đại
Theo “Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30-5-2003 của Tòa dân sự Tòa án tối cao về
việc công ty bảo hiểm Bảo Việt hoàn trả lại số tiền mà ông Khóm đã bồi thường cho ông
Điền và ông Trình. Trong sự việc này Tòa dân sự Tòa án tối cao đã đưa ra hướng giải
quyết như sau: “Về việc trả tiền bảo hiểm quy định tại điều 580 BLDS đối với trường hợp
của ông Khóm thì ông Khóm không cố ý để xảy ra thiệt hại. Mặt khác theo thỏa thuận
của các bên trong hợp đồng bảo hiểm về những loại trừ trong bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ tàu thì không có thỏa thuận nào về việc Bảo Việt An Giang được từ chối trách
nhiệm do tai nạn tàu chìm vì gió bão. Do đó, thỏa thuận của ông Khóm và ông Trinh, ông
Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt An Giang.”

You might also like