Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI TẬP VỀ MẠCH DAO ĐỘNG LC

MỨC 6-7

Câu 1: Tần số góc của dao động điện từ tự do trong mạch LC có điện trở thuần không đáng kể được xác định
bởi biểu thức
1 1 2π
A. ω = π √LC B. ω = 1/√LC C. ω = 2π√LC D. ω =
√LC

Câu 2. Trong mạch dao động điện từ LC, nếu điện tích cực đại trên tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại
trong mạch là I0 thì chu kỳ dao động điện từ trong mạch là

A. T = 2πq0I0 B. T = 2πq0/I0 C. T = 2πI0/q0 D. T = 2πLC

Câu 3. Trong mạch dao động, dòng điện trong mạch có đặc điểm nào sau đây ?

A. Tần số rất lớn. B. Cường độ rất lớn. C. Năng lượng rất lớn. D. Chu kì rất lớn.

Câu 4. Tần số dao động của mạch LC tăng gấp đôi khi

A. điện dung tụ tăng gấp đôi B. độ tự cảm của cuộn dây tăng gấp đôi

C. điện dung giảm còn một nửa D. chu kì giảm một nửa

Câu 5. Trong mạch dao động LC lí tưởng thì dòng điện trong mạch

A. ngược pha với điện tích ở tụ điện


π
B. Trễ pha 3 so với điện tích ở tụ điện

C. cùng pha với điện tích ở tụ điện


π
D. sớm pha 2 so với điện tích ở tụ điện

Câu 6. Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung
thay đổi được từ C1 đến C2. Mạch dao động này có chu kì dao động riêng thay đổi được.

A. từ 4π√LC1 đến 4π√LC2 B. từ 2π√LC1 đến 2π√LC2

C. từ 2√LC1 đến 2√LC2 D. 4√LC1 đến 4√LC2

Câu 7. Một mạch dao động gồm một cuộn cảm có độ tự cảm L = 1mH và một tụ điện có điện dung C = 0,1μF.
Tần số riêng của mạch có giá trị nào sau đây?

A. 1,6.104 Hz. B.3,2.104 Hz. C. 1,6.103 Hz D. 3,2.103 Hz.

Câu 8. Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1mH và tụ điện có điện dung
0,1μF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc

A. 3.105 rad/s. B. 2.105 rad/s. C. 105 rad/s D. 4.105 rad/s.

Câu 9. (ĐH-2010). Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 4μH và một tụ điện có điện
dung biến đổi từ 10 pF đến 640 pF. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động riêng của mạch này có giá trị

A. từ 2.10−8s đến 3,6.10−7s B. từ 4.10−8s đến 2,4.10−7 s

C. từ 4.10−8s đến 3,2. 10−7s D. từ 2.10−8s đến 3.10−7s


Câu 10. Muốn tăng tần số dao động riêng mạch LC lên gấp 4 lần thì
L
A. tăng điện dung C lên gấp 4 lần B. giảm độ tự cảm L còn 16

L L
C. tăng giảm độ tự cảm L còn 4 D. giảm độ tự cảm L còn 2

Câu 11. Một tụ điện C = 0,2mF. Để mạch có tần số dao động riêng 500Hz thì hệ số tự cảm L phải có giá trị
bằng bao nhiêu? Lấy π2 = 10.

A. 1mH B. 0,5mH C. 0,4mH D. 0,3mH.


1
Câu 12. Một mạch dao động LC gồm một cuộn tự cảm L = πH và một tụ điện có điện dung C. Tần số dao động
riêng của mạch là 1MHz. Giá trị của C bằng
1 1 1 1
A. C = 4π pF. B. C = 4π F. C. C = 4π mF. D. C = 4π μF.

Câu 13. (GQ 2017). Gọi A và VM lần lượt là biên độ và vận tốc cực đại của một chất điểm đang dao động điều
hòa; Q0 và I0 lần lượt là điện tích cực đại trên một bản tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch dao
VM
động LC đang hoạt động. Biểu thức có cùng đơn vị với biểu thức
A

I Q0
A. Q0 B. Q0 I2 0 C. D. I0 Q0 2
0 I0

Câu 14 (QG 2017). Một con lắc đơn có chiều dài l đang dao động tự do nơi có gia tốc trọng trường g. Một mạc
1
dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C đang hoạt động. Biểu thức có
LC
cùng đơn vị với biểu thức nào

l g 1
A. . B. . C. lg . D. .
g l lg

Câu 15 (ĐH-2010). Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có
điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch
là f1 . Để tần số dao động riêng của mạch là √5f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị
C1 C1
A. 5C1 B. C. √5C1 D.
5 √5

MỨC 7-8

Câu 16. Một mạch dao động LC gồm một cuộn cảm L = 640μH và một tụ điện có điện dung C = 36pH. Lấy π2
= 10. Giả sử ở thời điểm ban đầu điện tích của tụ điện đạt giá trị cực đại q0 = 6. 10-6 C. Biểu thức điện tích trên
bản tụ điện và cường độ dòng điện là
π
A. q = 6.10-6cos 6,6.107t (C) và i = 6,6cos(1,1.107t - 2 ) (A)

B. q = 6.10-6cos (6,6.107t+π) (C) và i = 39,6cos(6,6.107t +π) (A)


π
C. q = 6.10-6cos 6,6.106t (C) và i = 6,6cos(1,1.106t - 2 ) (A)
π
D. q = 6.10-6cos 6,6.106t (C) và i = 39,6cos(6,6.106t + 2 ) (A)
Câu 17. Mạch LC gồm cuộn dây có L =1mH và tụ điện có điện dung C = 0,1μF thực hiện dao động điện từ.Khi
i = 6.10-3A thì điện tích trên tụ là q = 8. 10-8C. Lúc t = 0 thì năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường
và điện tích của tụ dương nhưng đang giảm. Biểu thức điện tích trên tụ là
π π
A. q = 10-7cos(105t + 4 ) (C) B. q = 10-7cos(105t - 4 ) (C)

3π −3π
C. q = 10-7cos(105t + ) (C) D. q = 10-7cos(105t - ) (C)
4 4

Câu 18. Mạch LC gồm L = 10-4H và C = 10nF. Lúc đầu tụ được nối với nguồn một chiều E = 4V. Sau khi tụ
tích điện cực đại, vào thời điểm t = 0 nối tụ với cuộn cảm và ngắt khỏi nguồn. Biểu thức điện tích trên tụ là
π
A. q = 4.10-8cos(106t) (C) B. q = 5.10-8cos(106t + 2 ) (C)

π
C. q = 4.10-8cos(106t + 2 ) (C) D. q = 5.10-8cos(106t ) (C)

Câu 19. Mạch dao động gồm tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L = 10-4H. Điện trở thuần của
cuộn dây và các dây nối không đáng kể. Biết biểu thức của điện áp giữa hai đầu cuộn dây là: u = 80cos(2.106t -
π
) V, biểu thức của dòng điện trong mạch là
2

A. i = 4sin(2.106t) (A) B. i = 0,4cos(2.106t - π) (A)


π
C. i = 0,4cos(2.106t) (A) D. i = 40sin(2.106t - 2 ) (A)

Câu 20. (CĐ 2013): Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của điện tích
ở một bản tụ điện trong mạch dao động LC lí tưởng có dạng như hình vẽ.
Phương trình dao động của điện tích ở bản tụ điện này là
107 π π 107 π π
A. q = q0cos( t + 3 ) (C) B. q = q0cos( t - 3 ) (C)
3 3

107 π π 107 π π
C. q = q0cos( t + 3 ) (C) D. q = q0cos( t - 3 ) (C)
6 6

Câu 21 (ĐH – 2010). Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0,
điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất ∆t thì điện tích trên bản tụ này bằng một
nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là
A. 4∆t. B. 6∆t. C. 3∆t. D. 12∆t.
Câu 22. Dao động LC, ở thời điểm ban đầu điện tích trên tụ đạt cực đại Q0 = 10-8 C. Thời gian để tụ phóng hết
điện tích là 2πμs. Cường độ cực đại của dòng điện trong mạch là?

A. 1mA. B. 40mA . C. 5μA . D. 2,5mA .


Câu 23. (ĐH – 2009) Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 5μF và tụ
điện có điện dung 5μH . Trong mạch có dao động điện từ tự do. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp mà điện
tích trên một bản tụ điện có độ lớn cực đại là
A. 5π.10-6s. B. 2,5π.10-6s. C.10π.10-6s. D. 10-6s.
π
Câu 24. Trong một mạch dao động LC, điện tích trên một bản tụ biến thiên theo phương trình q = q0cos(ωt - 2 ).
Như vậy

A. tại các thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.

B. tại các thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.
C. tại các thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.

D. tại các thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, ngược chiều nhau.

Câu 25. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động LC biến thiên theo phương trình q = q0cos( T t + π). Tại
thời điểm t = T/4 thì

A. hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng 0. B. dòng điện qua cuộn dây bằng 0

C. diện tích của tụ cực đại D. năng lượng điện trường cực đại.

Câu 26. (Mã 203. QG 2017). Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện của một mạch dao động LC lí tưởng có
π
phương trình u = 80sin(2.107t + 6 ) (V) (t tính bằng s). Kể từ thời điểm t = 0, thời điểm hiệu điện thế giữa hai
bản tụ điện bằng 0 lần đầu tiên là
7π 5π 11π π
A. . 10-7s. B. 12 . 10-7s. C. . 10-7s. D. 6 . 10-7s.
6 12

Câu 27(31) (ĐH – 2013): Mạch dao động LC lí tưởng đang hoạt động, điện tích cực đại của tụ điện là q = 10-
6
C và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 = 3 π mA. Tính từ thời điểm điện tích trên tụ là q0, khoảng
thời gian ngắn nhất để cường độ dòng điện trong mạch có độ lớn bằng I0 là
10 1 1 1
A. 3
ms B. 6 μs C. 2ms D. 6ms

Câu 28(32) (Đề ĐH – 2012). Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện
tích cực đại trên một bản tụ điện là 4√2μC và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 0,5π√2 A. Thời gian
ngắn nhất để điện tích trên một bản tụ giảm từ giá trị cực đại đến nửa giá trị cực đại là
4 16 2 8
A.3 μs. B. μs. C. 3 μs. D. 3 μs.
3

Câu 29(33) (CĐ – 2011). Cho hai mạch dao động lí tưởng L1C1 và L2C2 với C1 = C2 = 0,1 μF, L1 = L2 = 1 μH.
Ban đầu tích điện cho tụ C1 đến hiệu điện thế 6V và tụ C2 đến hiệu điện thế 12V rồi cho mạch dao động. Thời
gian ngắn nhất kể từ khi mạch dao động bắt đầu dao động thì hiệu điện thế trên hai tụ C1 và C2 chênh lệch nhau
3V?
10−6 10−6 10−6 10−6
A. s B. s C. s D. s
6 3 2 12

Câu 30(34) (Đề CĐ-2012): Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và tụ điện có điện dung
thay đổi được. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 20pF thì chu kì
dao động riêng của mạch dao động là 3 μs. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 180pF thì chu kì dao động riêng
của mạch dao động là

A. 9μs B. 27μs C. 1/9μs D. 1/27μs

Câu 31(35). Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm không đổi và tụ điện có
điện dung thay đổi được. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 10pF
thì tần số dao động riêng là 5MHz. Khi điện dung của tụ điện có giá trị 40pF thì tần số dao động riêng của mạch
dao động là

A. 15 MHz B. 1/10 MHz C. 2,5 MHz D. 1/15 MHz

Câu 32(36). Một mạch dao động điện từ LC gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có
điện dung C thay đổi được. Biết điện trở của dây dẫn là không đáng kể và trong mạch có dao động điện từ
riêng. Khi điện dung có giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1 . Khi điện dung có giá trị C2 = 4 C1
thì tần số dao động điện từ riêng trong mạch là

A. f2 = 4f1 B. f2 = f1 /2 C. f2 = 2f1 D. f2 = f1 /4
Câu 33(37). Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện
dung C thay đổi. Khi C = C1 thì tần số dao động riêng của mạch là 7,5 MHz và khi C = C2 thì tần số dao động
riêng của mạch là 10 MHz. Nếu C = C1 + C2 thì tần số dao động riêng của mạch là

A. 12,5 MHz B. 8 MHz C. 3,5MHz D. 6 MHz

Câu 34(380 (ĐH-2014). Một tụ điện có điện dung C tích điện Q0 . Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự
cảm L1 hoặc với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L2 thì trong mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng
điện cực đại là 20mA hoặc 10mA. Nếu nối tụ điện với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L3 = (9L1+4L2) thì trong
mạch có dao động điện từ tự do với cường độ dòng điện cực đại là

A. 9 mA. B. 4 mA. C. 10 mA. D. 5 mA.

MỨC 8+

Câu 35(39) (ĐH 2013). Hai mạch dao động điện từ lý tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ
điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với 4q1 2 + q2 2 = 1,3.10-17, q tính bằng C. Ở
thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10-9 C và 6
mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng

A. 10 mA. B. 6 mA. C. 4 mA. D. 8 mA.


Câu 36(40) (ĐH – 2014). Hai mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang có
dao động điện từ tự do với các cường độ dòng điện tức thời trong hai mạch
là i1 và i2 được biểu diễn như hình vẽ. Tổng điện tích của hai tụ điện trong
hai mạch ở cùng một thời điểm có giá trị lớn nhất bằng
4 3
A. 𝜋 𝜇C B. π μC

5 10
C. π μC D. μC
π

Câu 37(41). Trong mạch dao động lí tưởng tụ điện có điện dung C = 1nF. Tai thời điểm t1 thì cường độ dòng
điện là 5mA, sau đó T/4 hiệu điện thế giữa hai bản tụ là u = 10V. Độ tự cảm của cuộn dây là
A. 0,04mH B. 4mH C. 2mH. D. 1mH.

You might also like