Ki Nang Viet

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM

KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



KĨ NĂNG VIẾT

ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ LÁ VỐI

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Đình Thị Như Nguyện

Nhóm thực hiện:

Nguyễn Bảo Trâm - 2041214097


Nguyễn Thị Khả Tâm – 2041210199
Lê Thảo Nguyên - 2041210274
Đổng Thái Hòa - 2041210117
Ngô Mạnh Duy - 2041210128

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2023



NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT TRÀ LÁ VỐI
(Cleistolyx operculatus Roxb)
TÓM TẮT

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

Đặt vấn đề: Ở Việt Nam lá vối được sử dụng làm đồ uống dưới dạng tươi. Việc
sử dụng đó thường khó bảo quản, mặt khác với một số người sử dụng nước vối
có hương vị hơi ngái, gây khó uống. Vì vậy trà vối được ra đời với lá vối tươi
sấy khô không những giữ được hoạt chất đặc trưng của vối mà còn giúp kéo dài
thời gian bảo quản và hương vị thơm dễ chịu cho người dùng.

1.1 Giới thiệu về cây vối

a. Nguồn gốc và tên khoa học


 Cây vối có tên khoa học là Cleistolyx operculatus Roxb thuộc họ Sim
(Myrtaceae) (danh pháp khoa học: Syzygium nervosum [ A.Cunn. ex DC,
1828] ) .
 Phân bố ở vùng nhiệt đới châu Á và Trung Quốc, ở Việt Nam cây mọc
hoang hoặc được trồng tập trung ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ được trồng
nhiều để lấy lá làm trà uống (thường gọi nước vối) [2], [3].
b. Đặc điểm
 Thân mộc cỡ vừa cây nhỡ, cao trung bình 5 - 6 m và có thể cao tới 12-
15m. Vỏ cây màu đen, nứt dọc, cành non và tròn hay đôi khi có hình 4
cạnh nhẵn. [ A.Cunn. ex DC, 1828]
 Hoa gần như không có cuống, màu lục trắng nhạt hợp thành cụm hoa
hình tháp tỏa ra ở những lá đã rụng. [ A.Cunn. ex DC, 1828]
 Quả mọng thịt trắng, vị chua chát cho đến khi chín hoàn toàn, hình cầu
hay hơi hình trứng, đường kính 7 – 12 mm, xù xì. Hạt khá to với kích
thước quả [Suranant Subhadrabandhu, 2001]

c. Ứng dụng cây vối


 Lá, cành non và nụ vối có mùi thơm đặc biệt dễ chịu của vối có thể sử
dụng tươi nhưng thường được phơi khô để bảo quản lâu và dùng pha trà
[Facciola. S. , 1998]
 Quả giàu vitamin và khoáng chất có thể ăn sống hoặc làm đồ uống
[Suranant Subhadrabandhu, 2001]

d. Phân loại
 Loại lá nhỏ hơn bàn tay, màu vàng xanh gọi là vối kê hay vối nếp
 Loại lá to hơn bàn tay, hình thoi, màu xanh thẫm gọi là vối tẻ.
1.2 Giới thiệu về lá vối

a. Đặc điểm

Lá có cuống, dài 8 – 20 cm, rộng 5 – 10 cm. Hai mặt lá có những đốm màu nâu,
cuống dài 1- 1,5 cm. [ A.Cunn. ex DC, 1828]

b. Công dụng lá vối


 Lá vối có nhiều tác dụng với sức khỏe, theo kinh nghiệm dân gian lá vối
thường phối trộn với lá hoắc hương làm nước uống lợi tiêu hóa. Nước sắc
đậm đặc của lá cây vối dùng như thuốc sát trùng, để rửa mụn nhọt, ghẻ.
Lá, vỏ thân, hoa còn dùng làm thuốc chữa bệnh đầy bụng, khó tiêu, viêm
đại tràng mãn tính, ly trực trùng [1]
 Nhiều nghiên cứu trên mô hình tế bào ( in vitro) hay trên chuột (in vivo)
đã chứng minh vối có hoạt tính sinh học cao như kháng ung thư, làm
chậm phát triển khối u [4], có hiệu qua trong điều trị huyết áp và hoạt
động tim mạch [5]. Theo nghiên cứu của Buu TG và cs, tinh dầu chiêt
xuất từ nụ vối có khá năng điều trị vết bòng [6].
c. Thành phần hóa học trong lá vối

Trong lá vối có chứa flavonoid , tannin, những vết alcaloid (thuộc nhóm
indolic) gần giống cấu trúc của cafein và một lượng tinh dầu (4%) bay hơi mùi
thơm một số chất khoán, vitamin, một số kháng sinh diệt được nhiều loại vi
khuẩn gây bệnh nhưng nổi bậc nhất là:

 Flavonoid có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai
biến mạch, lão hóa, thoái hóa gan, tổn thương do bức xạ, giảm nguy cơ tử
vong do các bệnh lý tim mạch như thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi
máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…nhờ khả năng chống oxy hóa không
hoàn toàn cholesterol
 Tannin có tác dụng bảo vệ niêm mạc ruột, tinh dầu có tính kháng khuẩn
nhưng không làm hại đến những loại vi khuẩn có ích cư trú tại ống tiêu
hóa.
Năm 1986, Nguyễn Đức Minh, Phòng Đông y thực nghiệm Viện
Nghiên cứu Đông y đã tiến hành nghiên cứu thăm dò tính chất kháng
khuẩn của lá và nụ cây vối đối với một số vi khuẩn Gram (+) và Gram (-)
đã đi tới kết luận rằng, ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây, lá và nụ
vối đều có tác dụng kháng khuẩn [3].

1.3 Giới thiệu về trà vối

Định nghĩa: trà vối là sản phẩm từ lá của cây vối ( Cleistolyx operculatus
Roxb) đã được làm khô. Dịch trích thu được khi ngâm trà vối trong nước nóng
gọi là nước vối (hay nước vối). Đây là loại nước uống phổ biến ở miền Bắc Việt
Nam. Uống trà vối giúp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh, gây ưng phấn,
sảng khoái, xua tan mệt mỏi và sản phẩm có chứa các chất có hoạt tính chống
oxi hóa.[7]

Khái quát phương pháp sản xuất trà vối: chọn lọc nguyên liệu, vô hoạt
enzye, vò sấy chè, làm khô, phân loại, thành phẩm.[7]

Công dụng:
khi lá vối được trải qua các công đoạn thành trà vối thì hoạt chất tamin giúp bảo
vệ niêm mạc ruột và tinh dầu có tính kháng khuẩn, giúp chữa đau bụng đi ngoài
phân sống.

Trong chè nụ vối có các hợp chất flavonoid rất hiệu quả trong việc phòng và
điều trị cho bệnh nhân tiểu đường. Người bệnh đái tháo đường nên uống chè nụ
vối thường xuyên vì giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tế
bào, bảo vệ tổn thương tế bào beta tuyến tụy, phòng ngừa đục thủy tinh thể ở
bệnh nhân tiểu đường và giúp tăng chuyển hóa cơ bản.

Cách sử dụng: cho một lượng trà vừa đủ và bỏ vào nước nóng tầm 10-15 phút
và dùng.

CHƯƠNG 2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

2.1 Nguyên liệu:

Lá vối (syzygiumnervosum)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.
514-515.

[2]. Đỗ Tất Lợi (2008), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học.

[3]. Nguyễn Đức Minh (1972), Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam, Nxb
Y học.
http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Upload/Collection/brief/
187657_1282020145417CTv178V184S82018011.pdf

------------------------

[4] Huang H, Niu J, Lu Y, Hua Y, “Multidrug resistance reversal effect of DMC


derived from buds of Cleistocalyx operculatus in human hepatocellular tumor
xenograft model”, Journal ofthe Science of Food andAgriculture 92( 1), 2012, p
135-140.

[5] Trương TM, Fumie N, Nguyen VC, “Antioxidant activities and


hypolipidemic effects of an aqueous extract from flower buds of Cleistocalyx
operculatus (Roxb.) Merr. and Perry”, Journal ofFood Biochemistry 33(6),
2009, p790-807

[6] Tran GB, Le TNT, Dam SM, “Potential use of essential oil isolated from
Cleistocalyx operculatus leaves as a topical dermatological agent for treatment
of bum wound”, Dermatology Research and Practice. 2018 March 5, pl-8

https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/327798/
CVv465V19S5.22021044.pdf

------------------------------------------------

[ A.Cunn. ex DC, 1828] https://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%91i

---------------------------------------------------

[Facciola. S. , 1998], [Suranant Subhadrabandhu, 2001]

http://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Syzygium+nervosum

[7]. Lê Văn Việt Mẫn (2011), Công nghệ chế biến thực phẩm, Nxb Đại Học
Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.

You might also like