Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tuổi mười tám đôi mươi - những người lính

Tuổi mười tám đôi mươi của bạn là gì? Là những tháng ngày sinh viên sôi nổi tự do, là tình yêu đầu đời với
nhiều tiếc nuối nhưng cũng rất ngọt ngào, là những bước chân đầu tiên trên hành trình chinh phục mục tiêu, là
chuỗi ngày rong ruổi khắp nơi để thoả mong ước khám phá. Mười tám, hai mươi, đó là độ tuổi đẹp nhất của đời
người, và là thời điểm hầu hết chúng ta đều nỗ lực sống cho riêng mình, sống vì giấc mơ mà mình lựa chọn,
hoặc sống để kiếm tìm cho mình một ước mơ. Nhưng có những người đã để lại tuổi mười tám dôi mươi của
mình mãi mãi ở một nơi xa lạ, đã lựa chọn sống vì những điều lớn lao, chứ không sống cho riêng mình nữa, đó
chính là chân dung của những người lính trẻ trong tác phẩm,…. Nó đem đến cơ hội để ta lật mở những trang
lịch sử đau thương mà kiêu hùng của dân tộc, để ta xót xa trước những tuổi trẻ chỉ mãi mãi tuổi hai mươi

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội ta thấy sự xuất hiện của chủ nghĩa cá nhân, nhấn mạnh tầm
quan trọng của tự do, tự lực bên trong mỗi cá thể, khuyến khích mọi người sống vì mình và đưa ra những quyết
định mà mình tin tưởng, không chấp nhận sự can thiệp từ bên ngoài dù là của xã hội, nhà nước hay một thể chế
nào đó. Còn trong thời chiến, khi đất nước lâm nguy, những khía cạnh riêng tư dường như đã được gác lại sang
một bên để tập trung vào những câu chuyện lớn, những vấn đề chung của cả dân tộc. Hoà bình, độc lập đó
không phải giấc mơ của riêng ai mà là lí tưởng, là khao khát chung của cả đất nước, của mọi người dân Việt
Nam; đó quả thực là những tháng năm không ai sống cho riêng mình, dẫu bằng cách nào ta cũng muốn cống
hiến cho Tổ quốc, là một phần của đất nước

Báo Quân đội nhân dân số ra ngày 9/8/1972 có viết “ Mỗi mét vuông đất tại thành cổ Quảng Trị là một mét máu
và sự hi sinh của các anh đã trở thành bất tử. Trong 81 ngày đêm từ ngày 28/6 đến 16/9/1972, Thành cổ Quảng
Trị đã phải hứng chịu 328.000 tấn bom đạn. Trung bình mỗi chiến sĩ phải hứng 100 quả bom, 200 quả đạn
pháo. Mỗi ngày có một đại đội vượt dòng Thạch Hãn để tiếp viện quân số, nhưng đêm nay một đại đội tiến vào
thì ngày mai chỉ còn lại một vài người sống sót. Đó là hiện thực đầy đau đớn của 81 ngày đêm bảo vệ thành cổ
Quảng Trị, là những chất liệu ám ảnh tạo nên khúc tráng ca bất tử. 50 năm kể từ ngày ấy, thời gian đã thay đổi
nhiều thứ nhưng có những câu chuyện vẫn cần được kể lại để người đời sau khắc ghi mãi mãi, bởi quá khứ đâu
phải là để lãng quên

…Đâu phải họ không khao khát học tập, đâu phải họ không có giấc mơ cá nhân, đâu phải họ không run sợ trước
chiến trường khốc liệt, chỉ là những tháng năm ấy họ không chọn sống cho riêng mình. Trong thâm tâm, tất cả
đều hiểu rằng chuyến đi này lành ít dữ nhiều. Bước vào nơi sự sống và cái chết king manh như sương khói, họ
nói về cái chết nhẹ như bẫng, bởi biết nó có thể đến bất cứ lúc nào. Trong suy nghĩ, họ luôn chuẩn bị cho sự ra
đi của bản thân, nói về cái chết vu vơ trong những cuộc đối thoại đời thường. Thời ấy cái chết không phải điều
đáng sợ nhất, vì nó xuất hiện thường trực và đều đặn như một phần tất yếu của cuộc chiến đấu. Vinh Quang nào
mà không phải đánh đổi và quả thực rất nhiều người lính ra đi năm ấy đã mãi mãi không vao giờ trở về.

“ Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ


Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm “

…Những lát cắt bi thương của chiến tranh, đó là dòng sông nhuộm đỏ máu, đó là những trận mưa bom liên tiếp
từ quân thù, đó là cảnh những người lính phải gạt nước mắt đào hố chôn đồng đội của mình, vậy mà nấm mồ
vừa được đắp xong đã bị một quả đạn pháo hất tung; đó còn là biết bao người lính đã không bơi được qua sông,
hoặc trúng bom giữa dòng nước để rồi “Đáy sông còn đó bạn tôi nằm” cô đơn, lạng lẽo. Đơn vị có một trăm
linh bảy người qua sông chỉ còn bốn chín. Những người lính cứ dần dần ngã xuống khói bụi thành cổ, ngoài
những nhân vật ta biết tên còn biết bao chiến sĩ vô danh khác cũng đã cống hiến cho đất nước với tất cả những
gì họ có. Viết về sự kiện này một tờ báo Mỹ đã từng chia sẻ: “Kỉ luật, lí tưởng và tinh thần coi thường cái chết
đã kết bợp với nhau như thế nào mà khiến các chiến sĩ Việt vẫn sống lên giữa mưa bom B52”. Không có một
câu trả lời chính xác, cũng không có nhà nghiên cứu nào của Mỹ đi đến một giải thích đầy đủ. Những cựu chiến
binh năm xưa của ta thì lí giải đó là tình yêu nước, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Khi tình yêu tổ quốc đủ
lớn, cái chết cũng nhẹ nhàng như một đợt sóng vỗ rồi hoà tan vào dòng nước chảy

Chiến tranh đã gieo rắc đau thương lên cả những người ra tiền tuyến và những người ra hậu phương, để lại nỗi
đau chẳng bút nào tả nổi.

Họ còn được khắc hoạ là những người lính giàu lòng trắc ẩn, biết yêu thương và quan tâm lẫn nhau. Bên cạnh
đó nỗi nhớ nhà cũng được khắc học thật tinh tế. Không nhớ nhà sao được khi với đa phần trong số họ đây đều là
chuyến đi xa đầu tiên dài ngày đến thế, lại là chuyến đu chẳng dám hứa ngày trở về. Có lẽ khao khát của họ lúc
này chỉ là được bé lại trong vòng tay mẹ cha, hoặc được ôm người thân một lần cuối để nói lời vĩnh biệt. Họ -
những con người chân thành, vô tư, quả cảm, lạc quan, yêu thơ ca ấy, những người anh hùng không ai nhớ mặt
đặt tên nhưng đã làm nên đất nước của ngày ấy, của hôm nay và của mai sau. Những ngày mười tám đôi mươi
đẹo nhất cuộc đời họ đã sống, và chết thật đẹp biết bao.

“Mười tám hai mươi sắc như cỏ


Dày như cỏ
Yếu mền và mãnh liệt như cỏ
Chúng tôi đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi ai mà chẳng tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc”

Ngọn cỏ chính là biểu tượng của những người lính trẻ ấy: tinh khôi, trong trẻo, sắc, dày, mãnh liệt và yếu mềm

….đặt tuổi trẻ vào thử thách vào khói lửa. Đó là chất xúc tác để bùng lên nhọn lửa rực rỡ bất tử trong trái tim
mỗi người

Cuộc kháng chiến chống Mỹ dần lui vào lịch sử. Song, những năm tháng hào hùng đó không thể nào
quên. Có một pho sử được chép bằng những tác phẩm thơ ca, dài suốt hai mươi năm.

Từ những “Năm xưa ta gửi lá dòng sông/ Giặc sợ những chiếc lá rừng trôi ra biển/ Sợ người biển nhớ rừng”
trong Mặc áo rừng dương của Thu Bồn đến những dấu chân nho nhỏ, như những sợi chỉ bền, kéo qua trảng cỏ
thời gian, cho người sau biết đường ra chiến trường trong Dấu chân qua trảng cỏ của Thanh Thảo,… rồi:
Trên đường ta đi đánh giặc
Ta về Nam hay ta lên Bắc
Ở đâu cũng gặp
Những ngọn đèn dầu
Chong mắtĐêm thâu
(Chính Hữu-Ngọn đèn đứng gác)
Trên trái đất này, không một dân tộc nào lại không tha thiết với hòa bình, độc lập. Song, có lẽ, với dân tộc ta,
khát vọng ấy cháy bỏng hơn cả. Suốt hành trình giữ nước, không có thời nào thiếu vắng những dũng sĩ cầm
thanh gươm nghìn cân ra trận (Chế Lan Viên). Từ xa xưa, cậu bé làng Gióng, mới ba tuổi, nghe tiếng gọi non
sông, đã giong ngựa sắt lên đường đánh giặc, đến Nguyễn Trãi mài gươm dưới nguyệt và trong thời đại chúng
ta xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước (Tố Hữu). Âm vang trận mạc đã làm nên dòng chủ lưu trong văn học, phản
ánh khí thế hào hùng của toàn dân tộc. Thơ chống  Mỹ là sự tiếp tuyến chân lý Không có gì quý hơn độc lập, tự
do ấy.

Ngày trước, Trần Hưng Đạo cưỡi voi qua Lục đầu giang, gặp con nghê đá trên cột đình làng đang chồm vào
năm tháng, ngạo nghễ cười trước thế giặc xâm lăng, thì hôm nay, cũng tại mảnh sân đình:
Con nghê đá làng ta đứng đó
Đổ trận cười vào trống hội tòng quân
(Vũ Ngàn Chi - Con nghê đá và tiếng trống)

Trong không khí những buổi vui sao cả nước lên đường (Chính Hữu), nhiều thế hệ đã ra trận và làm nên chiến
thắng. Những năm tháng đó, đất nước ta đã đưa lên rừng mấy chục vạn  người con. Những vùng rừng không
dân (Phạm Tiến Duật) điệp trùng áo lính:

Đi trong rừng anh nói với em


Nói với những ai mai sau sẽ hỏi
Về những vùng rừng không dân
Nơi bao người đi qua hầu hết tuổithanh xuân
Hay:
Hai mươi năm mưa, nắng, đêm, ngày
Hành quân không mỏi
Sung sướng bao nhiêu, tôi là đồng đội
Của những người đi, vô tận, hôm nay…
(Chính Hữu - Đường ra mặt trận)

Từ hiện thực lớn lao đó, thơ chống Mỹ đã dồn tụ cảm hứng, khắc họa nên một tượng đài trong văn học: tượng
đài người lính. Những dốc Cổng trời, những đèo chim gãy cánh, những mùa đói đến lá cây rừng cũng cạn..., tất
cả đều được diễn tả sâu lắng trong thơ. Những người lính đều hiểu rằng, sau lưng họ là làng quê, phố thị, là
chân trời khói ấm, là mùa thu heo may, là người mẹ, người vợ chờ đợi. Đành từ biệt, bởi vì kẻ thù:

Chúng muốn xé bản đồ ta ra làm hai Tổ quốc


Xé thân thể ta thành máu thịt đôi miền
Xé nhân dân ta thành hai dòng trong, đục
Để tâm hồn ta thành khi nhớ khi quên.
(Chế Lan Viên - Đừng quên)

Cuộc chiến đấu lần này dữ dội và khốc liệt gấp bội lần so với thời chín năm chống Pháp. Trong trường ca Ở
làng Phước Hậu, Trần Vũ Mai ghi lại nhiều gian khổ của vùng cực nam Trung Bộ, nơi những người lính đói
cơm cuốc bộ đêm ròng, sống cảnh nồi sắn sôi và buốt lạnh sau lưng, những mặt người sốt rét nằm lại một
nguồn sông, chết trong mùa mưa lũ và hình ảnh đi tìm đồng đội:

Những ai cầm súng đi tìm bè bạn


Đêm cột võng giữa rừng nhấm hạtmuối rang
Các anh trở về vai ướt đầm sương sớm
Lòng nhớ thêm một ngôi mộ bên đường...

Nói như Phạm Tiến Duật là Không thể nói là không đói không sốt, nơi đây Những vùng rừng dài hàng nghìn
cây số - Phố không có, xóm làng không có - Lính gặp lính trùng trùng như rừng thẳm - Họ ở với rừng dai dẳng
tuần mưa - Sống với rừng cái tuổi say sưa, chấp nhận:

Để lại trong rừng những gì quý  nhất


Mất mọi thứ để nhân dân không mất
(Phạm Tiến Duật - Đi trong rừng)
Chất lạc quan tạo nên cái sắc sảo riêng của Phạm Tiến Duật. Bài Nhớ với 4 câu ngắn gọn là một ví dụ:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo...
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêngnhớ bến
Nôn nao ngồi dậy nhớ lưng đèo.
Bài thơ viết năm 1969 với một dòng ghi chú ngắn: Lời một chiến sĩ lái xe. Bài thơ đã đem lại nhiều cung bậc
của nỗi nhớ. Và, nỗi nhớ từng lúc cồn lên, ẩn đằng sau đó một tấm lòng, một tình yêu. Nằm viện, thế mà, anh
bộ đội lái xe vẫn như còn thấy đâu đây những chuyến hàng chờ mình, còn nghe cả những tiếng xe reo, đang vẫy
gọi. Những đêm trăng tải hàng vào mặt trận, cái vầng trăng thương mến và quen thuộc, vẫn luôn treo lơ lửng
nơi phía trước buồng lái, đang hiện về trong tâm tưởng với nỗi nhớ khôn nguôi khi nhà thơ tạm thời xa trận địa.

Trong bài thơ Vầng trăng và những quầng lửa, tác giả đưa ra hai hình ảnh đối lập: vầng trăng và quầng lửa.
Quầng lửa của bom bi nổ trên các đỉnh đồi, làm ngả nghiêng cây cối. Bom nổ, công binh vẫn làm đường, tiếng
hát vẫn vang lên. Xe vẫn buông bạt kín, rú ga đi vội. Và, giữa cảnh ấy, một vầng trăng đỏ ối đang lên. Cái vầng
trăng yên bình của đất nước, rọi qua những khốc liệt trong một đêm chiến tranh giữa Trường Sơn, làm nên cảm
xúc của những câu thơ:

Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm


Tiếng mặt đất hai miền hòa làm một
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Mọc qua quầng lửa, mọc lên cao.

Bài thơ sáng tác vào năm 1969, năm vặn mình sang một giai đoạn mới, sau những mất mát của Mậu Thân-1968,
Phạm Tiến Duật đã gửi vào thơ một tiếng nói, đúng hơn là tiếng hát, tiếng hát cho một ngày chiến thắng, vẹn
tròn Nam Bắc.

Bên cạnh phản ánh cái gian lao, vất vả của cuộc chiến đấu, thơ chống Mỹ còn có cái nhìn trầm tĩnh, nhân hậu
với bao xúc cảm về mẹ trong tâm hồn người lính. Tố Hữu rất chí lý khi cho rằng: Nói về dân tộc Việt Nam mà
không nói về người mẹ thì coi như chưa nói gì. Quả đúng vậy. Trong trường ca Những người đi tới biển,
Thanh Thảo đã mở đầu bằng những dòng viết về mẹ thật cảm động:

... Cho con xin bắt đầu từ mẹ


Để nói về chúng con
Lớp tuổi hai mươi, ba mươi điệp trùngáo lính
Xanh màu áo lính
Đã từng sung sướng, đã từng nghẹn ngào
Được làm con mẹ
Được ra trận những năm đất nước mình  khốc liệt...

Mẹ là nguồn sức mạnh trực tiếp, nơi gửi về bao nhớ thương da diết, cháy lòng. Người lính trong thơ Hữu Thỉnh
đã tìm thấy ở mẹ những gốc rễ sâu bền của quê hương, mẹ là linh hồn của đất, là núm ruột rút ra chia đều các
con trên mọi chiến trường. Trong  chiến dịch cuối cùng, trước cửa mở vào thành phố, ăn bát cơm trắng không
độn, người lính cứ đau đáu nghĩ về người mẹ:

Chiến dịch này ăn cơm không phải độn


Mừng thì mừng mà thương mẹ biếtbao nhiêu
Ngày mai chúng con đánh trận cuối cùng
Đêm còn lạnh ở ngoài ta đấy bạn
Ngoài ta độ này đang giáp hạt
Cây rơm gầy xay giã cũng thưa đi...
(Trường ca Đường tới thành phố)

Vượt lên trên câu chữ, đây chỉ còn nỗi niềm. Bao nhiêu năm hậu phương miền Bắc ăn độn, dành gạo cho chiến
trường. Để cho trận cuối này, phần độn phải tăng lên. Người lính bưng bát cơm ăn mà lòng rưng rưng thương
mẹ biết bao nhiêu. Trong cảm xúc miên man nghĩ về người mẹ, người lính quay sang đồng đội, nói như để chia
sẻ: đêm còn lạnh ở ngoài ta đấy bạn, ngoài ta độ này đang giáp hạt... Cái lạnh, cái khó, cái lo đang dồn lên đôi
vai của mẹ. Tháng tám ngày ba với cái rét nàng Bân và tiếng xay giã thưa đi... cách trận địa hàng nghìn cây số,
quê nhà vẫn hiện lên tâm trí người lính. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã dựng chân dung người mẹ bằng những nét thân
thương, thầm lặng đến nao lòng.

Cũng viết về người mẹ, Nguyễn Khắc Phục đưa ta về với bao ngày gian khổ của chiến trường Quảng Đà. Nơi
mái tranh xưa chỉ che đủ nửa miệng hầm, mẹ cho ô gạo cuối cùng và đưa con qua đầm lầy bãi bói. Đêm tháng
mười, sương bay mênh mông, máy bay giặc soi đèn bắn vào nơi mẹ ngủ. Vậy mà, người mẹ Duy Xuyên ấy
không nghĩ về mình:
Thương con đồng trắng muỗi nhiều
Dưới cỏ ướt làm sao nhắm mắtBiết đêm nay, cơn sốt đã lui chưa
(Nhân dân tin yêu)

Ngô Thế Oanh có những câu thơ viết về sự trầm ngâm bên ngọn lửa của những người lính trên chiến trường đất
Quảng:

Đêm đêm những đỉnh rừng nổi gió.


Chiến sĩ ngồi. Và ngọn lửa trầm ngâm,
Ôi làng quê, làng quê quá xa xăm
Cánh đồng rộng và chân trời gần gặn…
(Viết trong mùa thu 1975)

Thơ chống Mỹ, khi viết về người lính, còn một cung bậc khác. Đó là tình yêu. Đó là một Hương thầm của
Phan Thị Thanh Nhàn với chùm hoa bưởi thanh tao, dịu nhẹ  chia tay vẫn chẳng nói điều gì/Mà hương thầm
thơm mãi bước người đi... Đó là Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ với những giọt nước mắt long lanh,
sáng ngời. Đó là ánh trăng soi đáy nước đêm rằm, như lòng em dõi theo anh từng bước trong Trăng của Giang
Nam. Đó là chiếc nón bài thơ như một Cái chao đèn của Phạm Tiến Duật Khoảng râm là ánh sáng màu /Của
tình yêu, ở trên đầu đó em...

Nguyễn Khoa Điềm đưa ta về một khoảng trời êm đềm, cái êm đềm cần thiết để giữ lại niềm tin. Ở đây, tình
yêu đôi lứa hòa quyện với tình yêu Tổ quốc, cái riêng tồn tại trong cái chung. Tình yêu trở thành động lực của
cuộc chiến đấu. Những dòng thơ xinh xắn, đậm sắc màu dân gian, phả trong âm điệu lục bát đầy xao xuyến:

... Yêu em, yêu cả khoảng trời


Sương giăng buổi sớm, nắng đời chiều hôm
Tháng tư giông chuyển bồn chồn
Hạt mưa vây ấm, nỗi buồn cách xa...
Phía em, phía của quê nhà
Trắng là tóc mẹ, xanh là áo em
Anh đi kháng chiến trăm miền
Hướng dương thương nhớ vẫn nghiêngphía này.
(Nguyễn Khoa Điềm - Khoảng trời yêu dấu)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua. Nói như nhà thơ Bằng Việt: Chiến trường quen, mới đó đã xa rồi! Song,
những gì người lính đóng góp cho dân tộc, sẽ còn mãi với lịch sử. Trên mỗi dặm đường đất nước, còn âm vang
bao cuộc đời bình dị, sáng trong và nhiều người đã nằm xuống:

Nếu một ngày ta dựng những hàng bia


Xin hãy đề: «Nơi đây những cuộc đời chưa bao giờ yên nghỉ»

You might also like