Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

BIÊN BẢN HỌP

BÁO CÁO VỀ QUÁ TRÌNH THẢO LUẬN VÀ LÀM VIỆC NHÓM 8B

ĐỀ TÀI: <KHAI THÁC CÁC BÀI ĐỌC CHƯƠNG 4> TÌM HIỂU MÔ HÌNH FTA A- BẢN
CHẤT BẢO HỘ VÀ THƯƠNG MẠI TỰ DO CỦA QUY TẮC XUẤT XỨ ( MÔ HÌNH FTA -
RULES OF ORIGIN - LIBERAL VS RESTRICTIVE)
DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

STT HỌ VÀ TÊN MSSV MỨC ĐỘ ĐÓNG GÓP

1 HỒ THỊ TUYẾT NHƯ 030837210184 100%


(LEADER)

2 CAO ĐẶNG DIỆU VI 030837210272 100%

3 NGUYỄN PHÚC CẨM 030837210257 100%


4 TRẦN THỊ QUẾ TRÂN 030837210251 100%

5 NGUYỄN THỊ KIM 030837210193 100%


OANH

A. BIÊN BẢN THẢO LUẬN


I. BUỔI HỌP THỨ NHẤT: CHỦ NHẬT 12/03/2023
TỔNG QUAN: Trong buổi họp này, Nhóm tập trung chủ yếu hoàn thành hai nhiệm
vụ chính:
● Thống nhất cách thức tranh luận
● Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên
1. Thống nhất cách thức tranh biện
Nội dung: Với chương 4, các thành viên của nhóm đã xem qua các bài đọc, tô đậm
những từ khoá, ý chính và sau đó thảo luận về cách thức tranh luận trong buổi cuối
cùng. Leader nhóm đưa ra các lựa chọn như sau để các bạn góp ý và tham khảo
● Đặt ra tình huống rồi hai nhóm cùng giải quyết
● Dựa vào các giả định/mô hình trong slide để giải quyết vấn đề
● Nêu ra một ý kiến rồi cả hai nhóm cùng phân tích tính đúng/sai
Trên cơ sở đó,mỗi thành viên đều nêu ra quan điểm và ý kiến của mình:

THÀNH Ý KIẾN
VIÊN
Cẩm Tú Nên chọn phương án 2 vì thấy trong slide có sẵn mô hình với tranh
luận bằng mô hình thì tranh biện sẽ trực quan hơn

Quế Trân Đồng ý với Tú, cũng thấy cách 2 có vẻ ổn hơn, đề tài nhóm mình nói về
cái giả định nhiều nên cứ dựa vào đó

Kim Oanh Thấy cách thức 1 hợp lí hơn, nhóm sẽ tìm một case ví dụ để tranh biện
rồi từ đó nêu ra các nội dung cần trình bày nó sẽ thực tế hơn, mà cô với
các bạn cũng chú ý hơn là mấy cái kia

Diệu Vi Nên chọn phương án thứ 2 hợp lý hơn, vì mình dựa vào mấy cái giả
định mà cô đã đề cập trong slides thì mình dễ phân tích và dễ tiếp cận
vấn đề hơn
Mọi người có những quan điểm khác nhau nhưng cuối cùng nhóm đã thống nhất cách
thức tranh luận thứ 2 đó là “Dựa vào các giả định/mô hình trong slide để giải quyết
vấn đề”.

2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên


Sau khi thống nhất được cách thức tranh luận mỗi thành viên đều được phân công
nhiệm vụ tìm hiểu từng nội dung và sau đó tìm câu hỏi liên quan đến buổi thuyết trình
như sau:

THÀNH NHIỆM VỤ DEADLINE


VIÊN

Cẩm Tú Tìm hiểu về FTA và các vấn đề liên quan đến 21h00, 09/03/2023
FTA

Quế Trân Tìm hiểu về quy tắc bảo hộ thương mại trong quy 21h00, 09/03/2023
tắc xuất xứ (restrictive)

Kim Oanh Tìm hiểu về quy tắc xuất xứ, chú ý về quy tắc 21h00, 09/03/2023
xuất xứ ko ưu đãi

Diệu Vi Tìm hiểu về quy tắc tự do thương mại trong quy 21h00, 09/03/2023
tắc xuất xứ (liberal)

Tuyết Như Tổng hợp nội dung. Kiểm tra, nhận xét bài làm 21h00, 10/03/2023
của các thành viên. Thống nhất cách thức nêu ý
kiến và bác bỏ những nội dung không liên quan.

II. BUỔI HỌP THỨ 2: CHỦ NHẬT 12/03/2023


TỔNG QUAN: Trong buổi họp này với hình thức họp trực tuyến qua google meet, sau
khi hoàn thành nhiệm vụ đã được phân công ở buổi 1, tất cả các thành viên đã lần lượt
nêu lên những nội dung cốt lõi quan trọng cần khai thác sâu vào. Sau đó các thành
viên đã thảo luận thống nhất các ý kiến nào là đúng trọng tâm của bài và bác bỏ những
nội dung không trọng tâm, không liên quan đến chủ đề thảo luận nói trên.
Kết quả của buổi thảo luận thứ 2 như sau:
1. Những nội dung cốt lõi cần phân tích và làm rõ để phục vụ cho bài thảo
luận nhóm
● Phân biệt sự khác nhau giữa tạo lập thương mại và chệch hướng thương mại.
● Chệch hướng thương mại là xấu hay tốt? Tìm hiểu cụ thể từng mặt theo nhiều
phương diện khác nhau.
● Các biện pháp chống hiện tượng chệch hướng thương mại đối với bối cảnh
kinh tế thế giới hiện nay.
● Tìm hiểu về các quy tắc xuất xứ ưu đãi và quy tắc xuất xứ không ưu đãi. Sự
ảnh hưởng của các quy tắc xuất xứ này đến việc áp dụng thuế MFN.
● Tìm hiểu và phân tích mô hình giả định (cụ thể là giả định 2) về sự thay đổi
trước và sau khi thiết lập liên minh thuế quan.
● Các bản chất của quy tắc xuất xứ: Bảo hộ thương mại (Restrictive) và thương
mại tự do (Liberal).
Lý do chọn những nội dung trên vì nó chi tiết và nội dung bám sát vào chủ đề
nhóm cần thảo luận. Các nội dung cốt lõi trên giúp các thành viên nói riêng cũng
như các bạn trong lớp nắm vững kiến thức về các quy tắc xuất xứ, hiểu rõ hơn về
cơ chế và các bản chất của quy tắc xuất xứ. Đặc biệt, khi các thành viên tập trung
tìm hiểu kỹ vào mô hình ở giả định 2 sẽ đem đến một cái nhìn toàn diện, trực quan,
rõ nét hơn về sự thay đổi mức giá trước và sau khi thiết lập liên minh thuế quan và
FTA. Từ đó, cách khai thác mô hình sẽ đem đến những sự so sánh nhất định về
liên minh thuế quan và FTA. Vì vậy, những nội dung trên sẽ góp phần giúp nhóm
có thêm thông tin để thảo luận vấn đề đạt hiệu quả và chính xác nhất, đem đến
một buổi thuyết trình thành công cả về kiến thức và nhận thức.

2. Những nội dung không trọng tâm và không cần thiết để phân tích cho chủ
đề thảo luận
● Các mối quan hệ giữa FTA và các tổ chức kinh tế quốc tế khác như tổ chức
thương mại thế giới (WTO).
● Những thách thức và cơ hội khi tham gia vào FTA, tận dụng cơ hội này để
phát triển nền kinh tế.
● Các xu hướng phát triển mới của FTA và quy tắc xuất xứ trong bối cảnh toàn
cầu hoá và thương mại đa phương.
● Tác động của FTA đến lĩnh vực kinh tế, chính sách và xã hội của các nước
thành viên.
Lý do không chọn những nội dung trên vì nó khá bao quát và không cụ thể sẽ làm
cho các thành viên của nhóm bị lan man khi phân tích chủ đề thảo luận của nhóm.
Nếu muốn phân tích toàn diện về các nội dung trên thì cần phải tập trung vào từng
trường hợp cụ thể của từng nước để làm rõ vấn đề. Vì vậy, sẽ làm tốn thời gian của
nhóm và không đi vào trọng tâm chủ đề thảo luận.
III. BUỔI HỌP THỨ 3: THỨ 4, NGÀY 22/03/2023
TỔNG QUAN: Dựa vào nội dung nhóm đã xây dựng từ 2 buổi họp trước, trong buổi
thảo luận này, các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra những câu hỏi, những vấn đề cần
được đặt ra để thảo luận, phân tích trong buổi thuyết trình tại lớp.
1. Đưa ra các câu hỏi để dẫn dắt đến vấn đề tranh luận và nội dung bài học
Nội dung buổi họp: Sau khi thống nhất các nội dung cốt lõi ở buổi họp meet
trước, nhóm 8B tiến hành đặt ra những câu hỏi có liên quan đến các vấn đề trọng tâm.
Các thành viên lần lượt đưa ra các câu hỏi của mình liên quan đến nội dung bài học,
các bài đọc để dẫn dắt đến vấn đề tranh luận, đưa ra quan điểm để làm rõ các vấn đề
về WTO, quy tắc xuất xứ (Rules Of Origin), FTA, Liên minh Thuế quan,... thông qua
mô hình và các giả định.
Bảng tổng hợp câu hỏi từ các thành viên
THÀNH CÂU HỎI VỀ MÔ HÌNH/GIẢ CÂU HỎI VỀ QUY TẮC XUẤT
VIÊN ĐỊNH XỨ/FTA

- Sau khi liên minh thuế quan


được thành lập, theo giả định 2,
nước H nhập khẩu từ thế giới
và nước P với mức giá đều là 6.
Vậy nước H sẽ cân nhắc nhập
khẩu từ đâu? Vì sao?

- Sau khi liên minh thuế quan,
Nước H chuyển sang nhập khẩu
từ nước P thay vì từ thế giới
(chuyển hướng thương mại.
Khi đó hiệu quả giảm, cụ thể là
nguồn ngân sách nhà nước
giảm, vì sao?

Trong giả định 2, tại sao có


Chệch hướng thương mại là tích cực
mức giá P=5 ở các nước H và
Trân hay tiêu cực? Tích cực ở mặt nào và
nước P? điều này gây ra hiện
tiêu cực ở mặt nào?
tượng gì?

Trong giả định 2, Liên minh


Làm thế nào để ngăn chặn chệch
Như Thuế quan khác FTA ở điểm
hướng thương mại?
nào?

- Giả sử: Mặt hàng X sản xuất từ


Trung Quốc, thuế nhập khẩu mặt
hàng này vào Mỹ là 20%, vào Việt
Nam là 5%. Trung Quốc có thể đưa
mặt hàng này vào Việt Nam với
mức thuế 5%, sau đó xuất khẩu sang
Mỹ để được hưởng mức thuế suất
rất thấp hoặc bằng 0% từ TPP (Hiệp
định Đối tác Kinh tế xuyên Thái
Oanh
Bình Dương). Nếu vậy Trung Quốc
vẫn được hưởng lợi từ TPP như các
nước thành viên khác trong Hiệp
định này. Bạn hãy phân tích liệu
Trung Quốc có được hưởng ưu đãi
từ mặt hàng này không? Điều này
có liên quan như thế nào đến chệch
hướng thương mại?
- Liệu việc Việt Nam dành cho các
đối tác FTA ưu đãi đặt biệt có vi
phạm nguyên tắc tối huệ quốc của
WTO không?

- Liệu rằng quy tắc xuất xứ không


ưu đãi (Non-preferential rules of
origin) có liên quan đến quy tắc
MFN (Most-Favored Nation) hay
không? Hãy chỉ ra sự khác biệt của
Vi
quy tắc xuất xứ không ưu đãi với
quy tắc xuất xứ ưu đãi.

- Tại sao WTO lại có một hiệp định


riêng về quy tắc xuất xứ?
2. Lý do chọn câu hỏi
Các câu hỏi liên quan đến mô hình, giả định được đặt ra nhằm tạo ra vấn đề
tranh luận với nhóm 8A trong buổi học, cũng như giải thích những thắc mắc của các
thành viên trong quá trình tìm hiểu về Liên minh Thuế quan và FTA (Hiệp định
Thương mại Tự do) thông qua mô hình giả định 2. Các vấn đề như: các mức thuế khác
nhau trong 2 hiệp định ảnh hưởng đến giá cả và quyết định xuất nhập khẩu của các
nước như thế nào; phân biệt Liên minh Thuế quan và FTA;... được thể hiện ở giả định
2 sẽ được làm rõ thông qua các câu hỏi mà nhóm đặt ra.
Các câu hỏi liên quan đến quy tắc xuất xứ được đặt ra trong quá trình nghiên
cứu các bài đọc, các khái niệm, nội dung liên quan đến WTO và hiệp định FTA,... để
giúp các bạn phân biệt được các khái niệm chuyển hướng thương mại và chệch hướng
thương mại; chệch hướng thương mại xuất phát từ đâu; hậu quả và biện pháp ngăn
chặn chệch hướng thương mại;...
III. BUỔI HỌP THỨ 4 : CHỦ NHẬT, NGÀY 26/03/2023
TỔNG QUAN: Trong buổi họp này, nhóm sẽ chốt lại một lần nữa các kết quả từ
những cuộc họp trước cũng như là thống nhất lại câu hỏi để trình bày tại buổi thuyết
trình. Theo đó, Leader sẽ phân công câu hỏi cho các thành viên chuẩn bị trước, tìm
hiểu thật kỹ và cả nhóm cùng chuẩn bị slide trình chiếu các câu hỏi và câu trả lời để
phục vụ cho buổi thuyết trình
Kết quả của buổi thảo luận này như sau:
1. Thảo luận chọn cách thức tranh luận:
Đề tài: Tìm hiểu mô hình FTA- bản chất bảo hộ và thương mại tự do của quy tắc xuất
xứ (Mô hình FTA - Rules of origin - Liberal vs Restrictive)
Cách thức tranh luận: “Dựa vào các giả định/mô hình trong slide để giải quyết vấn
đề”.
2. Nội dung chính của đề tài:
2.1. Hiệp định thương mại tự do (FTA):
a. Khái niệm:
Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) được hiểu là các hiệp định
hợp tác kinh tế được ký giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản với
phần lớn hoạt động thương mại đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước
thành viên với nhau.
Thành viên của các FTA có thể là các quốc gia (ví dụ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa
Kỳ…) hoặc các khu vực thuế quan độc lập (ví dụ Liên minh châu Âu, Hong Kong
Trung Quốc…). Vì vậy, thông thường khi nói tới thành viên FTA, người ta hay dùng
từ chung là “nền kinh tế”.
Các FTA có thể là song phương (02 thành viên) hoặc đa phương/khu vực (nhiều hơn
02 thành viên).
b. Cơ sở pháp lý:
Mặc dù xu hướng ký kết các FTA trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây, đặc
biệt khi các Vòng đàm phán của WTO rơi vào bế tắc do không đạt được bất kỳ thỏa
thuận thực chất nào, cơ sở pháp lý cho phép các nước thành viên WTO ký kết các
FTA về thương mại hàng hoá đã được quy định từ lâu trong Điều XXIV của Hiệp định
thuế quan và thương mại (GATT) 1947, sau này là GATT 1994.
c. Nội dung của FTA:
Tuy FTA giữa các nước được định nghĩa khác nhau, nhưng thông thường FTA nào
cũng bao gồm các nội dung chính sau đây:
Thứ nhất, quy định về việc cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Thứ hai, quy định danh mục mặt hàng đưa vào cắt giảm thuế quan.
Thứ ba, quy định về thời gian cắt giảm thuế xuất nhập khẩu.
Thứ tư, quy định về quy tắc xuất xứ.
d. Các đặc tính của FTA:
- Chính sách thương mại độc lập của từng nước thành viên.
- Quy tắc xuất xứ được thiết lập để đảm bảo thương mại tự do chỉ dành cho hàng hóa
có xuất xứ từ khu vực.
- Quy tắc xuất xứ giúp tránh hiện tượng chệch hướng thương mại.
2.2. Liên minh thuế quan:
a. Khái niệm:
Liên minh thuế quan là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước, trong đó áp dụng các
biện pháp xóa bỏ thuế quan và những rào cản phi thuế quan đối với phần lớn hàng
hóa, dịch vụ trong hệ buôn bán giữa các nước thành viên, đồng thời thiết lập và áp
dụng một biểu thuế quan chung của các nước thành viên với các nước khác.
b. Đặc tính của quy tắc xuất xứ:
- Các rào cản thương mại giữa các nước thành viên được loại bỏ.
- Thiết lập biểu thuế quan chung của khối đối với quốc gia ngoài liên minh (CET -
Common External Tariff)
- Tránh được hiện tượng chệch hướng thương mại và các chi phí do quy tắc xuất xứ
gây ra.
c. Các tác động của liên minh thuế quan:
- Liên minh thuế quan tạo lập thương mại: LMTQ dẫn đến tác động chuyển từ tiêu
dùng sản phẩm có chi phí cao hơn trong nước sang sản phẩm chi phí thấp hơn của
nước trong liên minh.
→Giảm sản xuất trong nước và thay bằng nhập khẩu từ liên minh
→Tăng tiêu dùng sản phẩm nhập khẩu của nước trong liên minh thay cho sản
phẩm trong nước với chi phí cao hơn trước liên minh.
- Liên minh thuế quan chuyển hướng thương mại: LMTQ dẫn đến tác động chuyển từ
nhập khẩu từ nguồn có chi phí thấp hơn ở bên ngoài liên minh sang nhập khẩu từ đối
tác trong liên minh sang nhập khẩu từ đối tác trong liên minh có chi phí cao hơn.
2.3. So sánh FTA và LMTQ: Giả định 2
Phân tích mô hình:
- Trước LMTQ hoặc FTA (WTO+MFN):
Thuế MFN của nước H đánh vào hàng hóa nhập khẩu là: 2.5 (TH)
Thuế MFN của nước P đánh vào hàng hóa nhập khẩu là: 1 (TP)
→Giá cân bằng nội địa của nước H là 8, nếu nước H nhập khẩu từ thế giới thì sẽ nhập
khẩu với mức giá PW+TH=4+2.5=6.5.
→Giá cân bằng nội địa của nước P là 5, nếu nước P nhập khẩu từ thế giới thì sẽ nhập
khẩu với mức giá PW+TP=4+1=5.
- Sau LMTQ (free trade+CET):
Khi đó giữa nước H và P sẽ thành lập một biểu thuế chung của khối đối với các nước
ngoài khối là CET (common external tariff) =2.
Mức giá chung trong khối là P=6 vì ở mức giá đó lượng nhập khẩu của nước này bằng
với lượng xuất khẩu của nước kia.
Nếu nước H nhập khẩu từ thế giới thì sẽ nhập khẩu với mức giá là 4+2=6, nước H
nhập khẩu từ nước P với mức giá là 6. Khi đó nước H có 2 khả năng nhập khẩu là từ
thế giới và từ nước P. Nước H sẽ cân nhắc nhập khẩu từ nước P để hưởng các ưu đãi:
chi phí vận chuyển và thủ tục hải quan→ chuyển hướng thương mại (Trade diversion)
Phân tích mô hình:
- Sau khi hình thành FTA giữa H và P (free trade):
Thuế MFN: Nước H là 2.5 (TH), nước P là 1 (TP).
→ Nước H nhập khẩu từ thế giới với mức giá là 4+2.5=6.5, từ nước P với mức giá là
5 (thuế ưu đãi preferential=0). Chọn nhập khẩu từ P
→ Nước P cân bằng nội địa tại mức giá là 5, nước P sẽ nhập hàng hóa từ thế giới với
mức giá bằng 5. Nước P nhập hàng hóa từ thế giới và xuất khẩu hàng hóa nước P tự
sản xuất sang nước H để tận dụng ưu đãi của “free trade” → chệch hướng thương mại
(Trade deflection).
* Chệch hướng thương mại (Trade Deflection):
- Hiện tượng chệch hướng thương mại là hiện tượng xuất hiện khi một nhóm nước
hình thành thương mại tự do khi đó nhập khẩu từ các nước ngoài khối có thể xâm
nhập vào nước có thuế quan thấp thông quan các nước có thuế quan thấp trong khu
vực.
- Chệch hướng thương mại:
Mang tính tích cực: người tiêu dùng có thể tiếp cận mua hàng hóa với mức giá thấp
nhất.
Mang tính tiêu cực: gây ra gian lận thương mại.
2.4. Quy tắc xuất xứ:
a. Khái niệm:
Các "quy tắc xuất xứ" là các tiêu chí được áp dụng để xác định nơi mà sản phẩm được
sản xuất. Các quy tắc này là yếu tố cơ bản đối với các luật lệ thương mại bởi vì có một
số biện pháp dẫn đến sự phân biệt đối xử giữa các nước xuất khẩu: hạn ngạch, thuế
quan, ưu đãi, biện pháp chống bán phá giá, thuế đối kháng,.. Các quy tắc xuất xứ cũng
được dùng để thống kê thương mại và tạo các nhãn, mác (sản xuất tại...) dán trên sản
phẩm.
b. Mục đích:
- Quy tắc xuất xứ trong FTA nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được coi là “có xuất xứ”
trong FTA đó sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan và hàng hóa có xuất xứ bên ngoài FTA
đó sẽ không được hưởng ưu đãi thuế quan.
- Giúp cân bằng giữa “thuận lợi hóa thương mại” và “phòng tránh gian lận thương
mại”
- Quy tắc xuất xứ giúp đo mức độ thụ hưởng ưu đãi thuế quan FTA. Số đo này được
tính bằng kim ngạch xuất khẩu sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) ưu đãi đến
một thị trường thành viên FTA chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu chung đến thị
trường FTA đó.
- Để thực thi các biện pháp hoặc công cụ thương mại, như thuế chống bán phá giá,
thuế đối kháng, biện pháp tự vệ… (đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số nước nhất
định là đối tượng của các biện pháp và công cụ thương mại này).
c. Bản chất bảo hộ và thương mại tự do của quy tắc xuất xứ (Restrictive vs
Liberal):
● Bản chất thương mại tự do của quy tắc xuất xứ (Liberal):
- Quy tắc xuất xứ tự do là một nguyên tắc trong thương mại quốc tế, cho phép hàng
hóa được sản xuất ở một quốc gia và xuất khẩu sang một quốc gia khác mà không bị
áp đặt các rào cản thương mại liên quan đến xuất xứ.
- Theo quy tắc này, các quốc gia phải xử lý các sản phẩm nhập khẩu một cách bình
đẳng, không áp dụng các rào cản phi thuế hoặc các yêu cầu xuất xứ khác một cách
tuyển tính. Nó cũng áp dụng cho các quy định về việc đánh thuế và kiểm tra chất
lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật của các sản phẩm.
- Tác động tích cực: 1) Khuyến khích sự phát triển của chuỗi cung ứng toàn cầu; 2)
Tăng cường sự đối đầu với giả mạo hàng hóa; 3) Tạo điều kiện cho việc thúc đẩy xuất
khẩu và thương mại toàn cầu; 4) Tạo sự đồng thuận và sự ổn định cho hoạt động
thương mại quốc tế.
→ Bản chất thương mại tự do của quy tắc xuất xứ có tác động tích cực đến hoạt động
thương mại quốc tế và giúp tạo ra một môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch
và ổn định.
- Tác động tiêu cực: 1)Tăng cường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; 2)Tăng chi phí
cho các doanh nghiệp; 3) Gây ra khó khăn trong việc thực hiện quy tắc xuất xứ; 4)Gây
ra tranh cãi và xung đột về quy tắc xuất xứ.
→ Bản chất thương mại tự do của quy tắc xuất xứ có thể có tác động tiêu cực đến các
doanh nghiệp và người tiêu dùng, gây ra tranh cãi và xung đột giữa các quốc gia, và
đòi hỏi các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy trình kiểm soát phức tạp.
● Bản chất bảo hộ của quy tắc xuất xứ (Restrictive):
- Quy tắc xuất xứ bộc lộ rõ tính chất bảo hộ khi xét tới việc có sự tham gia của nhiều
quốc gia vào việc sản xuất hàng hóa.
- Quy tắc xuất xứ tăng cường hàng rào phi thuế quan đối với các nước không là thành
viên của FTA: tạo ra một rào cản nhằm bảo hộ sản xuất của các thành viên nội khối,
mục tiêu ở đây là gia tăng việc tiêu dùng nguyên liệu và lao động tại các nước thành
viên thông qua việc hạn chế nguồn cung của các bên thứ ba tiếp cận thị trường được
hưởng ưu đãi. Điều này tạo ra động lực khiến các nhà sản xuất tại các nước thành viên
sử dụng các yếu tố sản xuất có nguồn gốc xuất xứ nội khối, chứ không lựa chọn các
nhà cung cấp ngoại khối. Việc sử dụng nguyên liệu, bán thành phẩm và nhân công nội
khối sẽ tăng khả năng sản phẩm thỏa mãn quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi. Như
vậy, quy tắc xuất xứ càng chặt càng khuyến khích việc sử dụng yếu tố sản xuất nội
khối, từ đó thúc đẩy sự phát triển của nội khối.
- Tác động tích cực: 1) Thu hút đầu tư vào thị trường các nước thành viên; 2) Bảo hộ
các ngành sản xuất trong nước đối với hàng hóa nhập khẩu từ các thành viên khác
trong hiệp định.
- Tác động tiêu cực: 1) Hạn chế khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu đối với doanh
nghiệp nhỏ; 2) Cản trở hoạt động thương mại quốc tế.
Tóm lại, quy tắc xuất xứ tự do có xu hướng thúc đẩy sự thương mại tự do và giúp tăng
cường sự cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, trong khi quy tắc xuất xứ bảo hộ có xu
hướng bảo vệ các nhà sản xuất trong nước và giảm thiểu sự cạnh tranh.
3. Câu hỏi và trả lời:
Trong buổi họp thứ 4 , ngày 26/3/2023 thông qua Google Meet, cả nhóm đã thảo luận
và thống nhất các câu hỏi và câu trả lời tương ứng như sau:

Câu 1: Trong giả định 2, tại sao P = 5 ở cả hai nước H và P?


Trả lời: Khi FTA được thành lập, ở nước P điểm cung cầu cân bằng P=5, nên nước P
nhập khẩu từ thế giới với mức giá Pw = 4, mức thuế MFN bằng 1 nên P = 4+1 = 5,
sau đó xuất khẩu sang nước H với mức thuế ưu đãi preferential bằng 0 nên mức giá P
vẫn là 5. Điều này dẫn đến hiện tượng chệch hướng thương mại.
Câu 2: Vậy trong giả định 2 liên minh thuế quan và FTA khác ở điểm nào?
Trả lời: Đối với liên minh thuế quan, điểm khác biệt lớn so với FTA là mức CET
bằng 2 nghĩa là giá mà nước P xuất khẩu (miễn thuế), và giá mà các nước thế giới chịu
thuế (CET cộng giá thế giới) đều là 6. Điều này giúp các nước nước thành viên liên
minh thuế quan không còn bận tâm về quy tắc xuất xứ như các FTA. Nước P sẽ chấp
nhận xuất khẩu với giá là 6, nước H sẽ nhập khẩu từ nước P thay vì nhập khẩu từ thế
giới.
Câu 3: Chệch hướng thương mại là tích cực hay tiêu cực? Tích cực ở mặt nào và tiêu
cực ở mặt nào?
Trả lời:
- Là tiêu cực với góc nhìn của nước H vì các quốc gia ngoài liên minh lợi dụng điều
này để nhập khẩu vào nước P với mức thuế thấp hơn, sau đó mới nhập khẩu vào nước
H để hưởng mức thuế suất thấp. Nước H sẽ nghi ngờ hàng hóa nhập từ nước P vì có
thể đó là hàng hóa của thế giới xuất đến nước mình theo con đường chệch hướng
thương mại.
- Là tích cực đối với người tiêu dùng vì người tiêu dùng mong muốn mua hàng hóa
với mức giá thấp nhất.
Câu 4: Làm thế nào để ngăn chặn chệch hướng thương mại?
Trả lời: Để ngăn chặn hiện tượng chệch hướng thương mại, các nước nhập khẩu sử
dụng quy tắc xuất xứ (ROO). Quy tắc này yêu cầu các sản phẩm phải được xác định
rõ nguồn gốc của chúng, nghĩa là phải xác định quốc gia mà sản phẩm được sản xuất
hoặc chế biến.
Quy tắc xuất xứ thường dựa vào tiêu chí xuất xứ thuần túy WO và tiêu chí chuyển
đổi cơ bản (Substantial Transformation).
Trong đó, tiêu chí chuyển đổi cơ bản bao gồm:
● CTC (Change Tariff Chapter - Chuyển đổi mã số hàng hóa)
● RVC (Regional Value Content - Hàm lượng Giá trị Khu vực FTA): là một
ngưỡng (tính theo tỷ lệ phần trăm) mà hàng hóa phải đạt được đủ để coi là có
xuất xứ. Ngưỡng này có thể khác nhau tùy vào từng FTA, tùy vào quy tắc cụ thể
mặt hàng (CC (Change in Chapter - Chuyển đổi Chương): là cấp độ chặt nhất
của CTC;
● CTH (Change in Tariff Heading - Chuyển đổi Nhóm): là cấp độ vừa phải;
● CTSH (Change in Tariff Sub-Heading - Chuyển đổi phân nhóm): là cấp độ lỏng
nhất của CTC.
● PSR) áp dụng cho từng mã HS khác nhau, ngưỡng phổ biến là 40%.
Dựa vào các quy tắc này, nước nhập khẩu có thể xác định xuất xứ của hãng
hàng hóa thông qua các thủ tục, giấy tờ về mức độ thuần túy, từ đó hạn chế được hiện
tượng chệch hướng thương mại.
Câu 5: Sau khi Liên minh thuế quan được thành lập, theo giả định 2, nước H nhập
khẩu từ thế giới và từ nước P với mức giá đều là 6. Nước H sẽ cân nhắc nhập khẩu từ
đâu? Vì sao?
Trả lời: Sau khi Liên minh thuế quan được thiết lập, giá cân bằng trong liên minh là
6. Nếu nước H nhập khẩu từ thế giới thì sẽ nhập khẩu với mức giá là 4+2=6, nước H
nhập khẩu từ nước P với mức giá 6+0=6. Khi đó nước H có 2 khả năng nhập khẩu là
từ thế giới và từ nước P. Căn cứ vào:
+ Chi phí vận tải (các nước trong khối liên minh thường gần về mặt địa lý, từ đó
giảm chi phí vận tải, bốc xếp)
+ Thủ tục hải quan (thủ tục hải quan giữa các nước trong khối thường được tối
giản hóa hoặc không có thủ tục hải quan).
Kết luận rằng nước H cân nhắc nhập khẩu từ nước P.
Câu 6: Sau khi liên minh thuế quan , nước H chuyển qua nhập khẩu nước P thay vì từ
thế giới (chuyển hướng thương mại). Khi đó hiệu quả giảm, cụ thể là nguồn thu ngân
sách nhà nước giảm. Vì sao?
Trả lời: Sau khi LMTQ được thiết lập, thay vì nhập khẩu từ thế giới với mức thuế
CET=2 (4+2=6) nước H chuyển qua nhập khẩu từ nước P không thuế (6+0=6) , với
mức giá vẫn bằng 6, tức thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất không đổi, hiệu quả
của người tiêu dùng và nhà sản xuất không đổi. Nhưng thuế nhập khẩu giảm, nguồn
thu ngân sách nhà nước giảm dẫn đến hiệu quả giảm.
Câu 7: Giả sử: Mặt hàng X sản xuất từ Trung Quốc, thuế nhập khẩu mặt hàng này
vào Mỹ là 20%, vào Việt Nam là 5%. Trung Quốc có thể đưa mặt hàng này vào Việt
Nam với mức thuế 5%, sau đó xuất khẩu sang Mỹ để được hưởng mức thuế suất rất
thấp hoặc bằng 0% từ TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương). Nếu
vậy Trung Quốc vẫn được hưởng lợi từ TPP như các nước thành viên khác trong Hiệp
định này. Bạn hãy phân tích liệu Trung Quốc có được hưởng ưu đãi từ mặt hàng này
không? Điều này có liên quan như thế nào đến chệch hướng thương mại?
Trả lời: Trong trường hợp này Trung Quốc thay vì xuất khẩu trực tiếp sang Mỹ với
mức thuế 20% sẽ xuất khẩu sang VN với mức thuế 5% rồi tái xuất sang Mỹ để tránh
và giảm bớt được một mức thuế đáng kể. Trường hợp này xảy ra gọi là hiện tượng
“chệch hướng thương mại”. Thay vì xuất khẩu trực tiếp sang nước này sẽ chuyển sang
xuất khẩu gián tiếp qua một nước khác để giảm được một mức thuế đáng kể.
Nhưng trường hợp này thường sẽ không xảy ra nếu có sự xuất hiện của “Quy tắc xuất
xứ”. Chỉ khi mặt hàng X có xuất xứ Trung Quốc đã đáp ứng được Quy tắc xuất xứ của
TPP sau quá trình gia công chế biến tại VN, nó mới có cơ hội hưởng ưu đãi (và khi
đó, X đã chuyển hóa thành một HH có xuất xứ TPP). Nếu đơn thuần chỉ tái xuất hoặc
gia công giản đơn, X sẽ vẫn mang xuất xứ TQ và không được hưởng ưu đãi khi nhập
khẩu vào Mỹ dù đi đường vòng qua VN. Ưu đãi đúng đối tượng là mục đích quan
trọng nhất của QTXX trong các FTA nói chung và TPP nói riêng. Đây là một lý do cơ
bản của việc TQ không được hưởng lợi trực tiếp từ TPP vì không phải thành viên của
Hiệp định này.
Câu 8: Liệu việc Việt Nam dành cho các đối tác FTA ưu đãi đặt biệt có vi phạm
nguyên tắc tối huệ quốc của WTO không?
Trả lời: Một trong những nguyên tắc lớn, bao trùm của WTO là nguyên tắc không
phân biệt đối xử, trong đó có không phân biệt đối xử giữa hàng hóa, dịch vụ, đầu tư
của các nước Thành viên WTO khác với nhau (nguyên tắc Đối xử Tối huệ quốc –
Most Favored Treatment – MFN). Theo nguyên tắc MFN này, Việt Nam phải đối xử
giữa các nước Thành viên WTO tương tự nhau, không được ưu tiên hơn cho bất kỳ
Thành viên nào. Tuy nhiên, WTO cho phép các nước Thành viên không phải tuân thủ
nguyên tắc MFN nếu liên quan tới thỏa thuận tự do hóa phần lớn thương mại. Do đó,
việc Việt Nam dành cho các đối tác FTA các đối xử ưu tiên trong khuôn khổ các FTA
so với các Thành viên WTO khác là phù hợp với ngoại lệ được WTO cho phép về vấn
đề này.
Câu 9: Tại sao WTO lại có một hiệp định riêng về quy tắc xuất xứ?
Trả lời: Việc các quy tắc xác định xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu do các nước nhập
khẩu tùy ý quy định khiến việc xác định xuất xứ trở nên phức tạp cho các nhà nhập
khẩu và xuất khẩu (mỗi loại mục tiêu một quy tắc riêng, mỗi loại hàng một quy tắc
riêng...). Trong khi đó số lượng các thỏa thuận ưu đãi thuế quan, các tranh chấp về
quy tắc xuất xứ và cả các biện pháp trừng phạt bằng thuế quan (ví dụ thuế chống bán
phá giá) trên thế giới ngày càng tăng; nhiều kiểu quy định, nhiều cách thức áp dụng
khác nhau về xuất xứ hàng hóa khiến hoạt động thương mại bị cản trở không ít. Ngoài
ra, cũng có trường hợp nước nhập khẩu còn sử dụng quy tắc xuất xứ với mục đích bảo
hộ (ví dụ quy định quy tắc xuất xứ khó khăn để từ chối cấp hạn ngạch hoặc không cho
hưởng thuế quan ưu đãi). Để hạn chế tình trạng lạm dụng quy tắc xuất xứ, đơn giản
hóa hệ thống này bằng các quy định mang tính hài hòa hóa giữa các nước, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, các nước thành viên WTO đã đi đến
thống nhất về Hiệp định về quy tắc xuất xứ.
Câu 10: Liệu rằng quy tắc xuất xứ không ưu đãi (Non-preferential rules of origin) có
liên quan đến thuế MFN (Most-Favored Nation) hay không? Hãy chỉ ra sự khác biệt
với quy tắc xuất xứ hưởng thuế quan ưu đãi.
Trả lời:
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa không
có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan. Trong các trường
hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống
bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm
chính phủ và thống kê thương mại.
Trong khi đó, thuế MFN là một nguyên tắc của WTO cho phép 1 nước thành viên của
WTO áp dụng các quy định về thuế và thương mại như nhau đối với tất cả các nước
thành viên khác của WTO. Nếu một nước áp dụng 1 mức thuế MFN cho một mặt
hàng nào đó, thì nó sẽ phải áp dụng cùng mức thuế đó cho tất cả các nước thành viên
khác của WTO .
Điểm khác biệt: Theo Hiệp định về Quy tắc xuất xứ trong WTO, mỗi nước thành viên
WTO cần phải có quy định riêng về quy tắc xuất xứ, được phân loại thành quy tắc
xuất xứ không ưu đãi và sử dụng Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa không ưu đãi để
hàng xuất khẩu của mình được áp thuế suất tối huệ quốc (MFN) khi xuất sang các
nước thành viên WTO khác. Nếu so sánh, loại thuế này thông thường cao hơn mức
thuế suất ưu đãi FTA.
4. Phân công câu hỏi cho từng thành viên:

THÀNH VIÊN CÂU HỎI

HỒ THỊ TUYẾT NHƯ (LEADER)


Dựa vào giả định 2, ta thấy rằng mức giá
cân bằng của nước P tại điểm cung cầu
cân bằng là P=5 và mức giá mà nước P
nhập khẩu từ Thế Giới cũng bằng 5. Vậy
theo nhóm bạn, với mức giá P=5 ở cả 2
trường hợp như vậy, P sẽ chọn tự sản
xuất hay là nhập khẩu từ Thế giới? Vì
sao nước P lại chọn như vậy?

NGUYỄN PHÚC CẨM TÚ


Sau khi Liên minh thuế quan được thành
lập, theo giả định 2, nước H nhập khẩu
từ thế giới và từ nước P với mức giá
ĐỀU LÀ 6. Nước H sẽ cân nhắc nhập
khẩu từ đâu? Vì sao?

CAO ĐẶNG DIỆU VI


Liệu rằng quy tắc xuất xứ không ưu đãi
(Non-preferential rules of origin) có liên
quan đến thuế MFN (Most-Favored
Nation) hay không? Hãy chỉ ra sự khác
biệt với quy tắc xuất xứ hưởng thuế quan
ưu đãi.

NGUYỄN THỊ KIM OANH


Giả sử mặt hàng X xuất xứ từ Trung
Quốc; thuế NK mặt hàng này vào Mỹ là
20%, vào VN là 5%. Trung Quốc có thể
đưa hàng vào Việt Nam (với mức thuế
5%), sau đó tái xuất sang Mỹ để hưởng
mức thuế Nhập Khẩu rất thấp hoặc bằng
0% trong TPP(Hiệp định Đối tác Kinh tế
xuyên Thái Bình Dương). Nếu vậy,
Trung Quốc vẫn được hưởng lợi từ TPP
không khác gì một thành viên của Hiệp
định này. Bạn hãy phân tích liệu Trung
Quốc có được hưởng ưu đãi về mặt hàng
này không? Điều này có liên quan như
thế nào đến chệch hướng thương mại?

TRẦN THỊ QUẾ TRÂN


Đứng dưới góc độ của các nước nhập
khẩu, chệch hướng thương mại (trade
deflection) mang tính tiêu cực. Vậy làm
cách nào để hạn chế chệch hướng
thương mại?

(Bảng phân công này chỉ thể hiện những câu hỏi được đưa vào slide để phục vụ bài
thuyết trình, ngoài ra trong quá trình thảo luận trên lớp, nhóm sẽ linh động đặt ra
thêm những câu hỏi nảy sinh trong quá trình tranh luận)
B. TỔNG KẾT
Sau hơn 3 tuần làm việc tích cực và nghiêm túc, điều thành công của nhóm phải kể
đến đó là các thành viên trong nhóm đều nắm rất chắc vấn đề nghị luận cùng với
những lý thuyết, nội dung liên quan đến đề tài thuyết trình. Tất cả thành viên đều tham
gia xây dựng nội dung, câu hỏi, chủ động hoàn thành deadline và có sự trao đổi , giúp
đỡ giữa các thành viên trong nhóm. Điều thành công thứ 2 đó chính là nhóm đã có sự
tìm tòi, phát hiện ra những khía cạnh mới của đề tài, đặt ra những câu hỏi mang tính
“chốt hạ”, xoáy sâu vào mô hình để có thể đem đến cho cả lớp cái nhìn đúng nhất, sâu
nhất về mô hình FTA- bản chất bảo hộ và thương mại tự do của quy tắc xuất xứ (Mô
hình FTA - Rules of origin - Liberal vs Restrictive). Và cuối cùng, điều mà nhóm đã
đạt được chính là sự kích thích tìm tòi, học hỏi, khơi dậy được sự hứng thú hơn khi
tìm hiểu về mô hình FTA, các thành viên tìm hiểu về FTA không chỉ với mục đích
phục vụ bài thảo luận tại lớp mà còn là sự yêu thích, tò mò muốn khám phá về mô
hình này nhiều hơn. Chung quy lại, với sự phân công chặt chẽ, làm việc nghiêm túc,
Nhóm 8B đã thành công trong việc xây dựng nên một nền tảng kiến thức vững chắc
về mô hình FTA để từ đó có thể xây dựng nên một buổi thuyết trình với nhóm 8A thật
thành công, nhanh chóng và đúng trọng tâm đề tài.

You might also like