Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn học: TIẾNG VIỆT - Lớp 5

Chủ đề: VÌ CUỘC SỐNG THANH BÌNH

Bài: NÚI NON HÙNG VĨ - Số tiết: 1

(Sách giáo khoa TIẾNG VIỆT 5, tr.58- 59)

Thời gian thực hiện: …./…../….

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT (MỤC TIÊU)

1. Phẩm chất:

- Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước: yêu quê hương, yêu Tổ quốc, yêu thiên
nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

2. Năng lực chung:

- Góp phần hình thành năng lực tự chủ và tự học: Nhận ra và sửa chữa sai sót trong bài chính
tả qua lời nhận xét của thầy cô.

3. Năng lực đặc thù

- Nghe - viết đúng bài chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài.

- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài giảng điện tử, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: Sách giáo khoa, vở, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

1/ Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

Mục tiêu: Tạo không khí phấn khởi để bắt


đầu bài học.

Cách thực hiện:

- GV cho HS quan sát video về cảnh đẹp - HS xem video và trả lời câu hỏi theo sự
về vùng Tây Bắc và trả lời câu hỏi. hướng dẫn của GV.

+ Video trên nói về điều gì?

+ Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của quê


hương mình.

- GV dẫn dắt vào chính tả: “Núi non


hùng vĩ”.

2/ Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh


nghe- viết (25 phút)

Mục tiêu:

- Nhận biết được nội dung của bài viết.

- Nghe - viết đúng bài chính tả, viết hoa


đúng các tên riêng trong bài.

Cách thực hiện:

- GV mời 1-2 HS đọc bài “Núi non hùng - HS đọc bài.


vĩ”.
- HS khác lắng nghe và nhận xét.

- GV đặt câu hỏi gợi mở: - HS trả lời câu hỏi.

+ Bài chính tả này gồm mấy câu? - HS khác nhận xét.

+ Quy tắc viết đầu câu là gì?

+ Hãy tìm các danh từ riêng có trong bài?

- GV yêu cầu HS nêu lại quy tắt viết tên


người, tên địa lý Việt Nam và nước ngoài.
- GV nhận xét.

- GV đặt câu hỏi: Nội dung của đoạn viết - HS lắng nghe và nhắc lại ghi nhớ.
là gì? (Nội dung đoạn viết là: Đoạn văn đã - HS nêu nội dung của bài viết.
miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ
- HS khác nhận xét.
quốc ta, nơi giáp giữa nước ta và Trung
Quốc)

- GV nhận xét.

- GV mời học sinh viết từ khó: 1 HS được - HS thực hiện.


mời lên bảng viết từ khó, các HS khác viết
vào giấy nháp. (kĩ thuật truyền điện).

+ Từ khó: miền Bắc, Tam Đường, tày


đình, Hoàng Liên Sơn, hiểm trở, chọc
thủng, buốt óc, Phan-xi-păng, Ô Quy Hồ,
Sa Pa, Lào Cai.

- GV yêu cầu HS đóng sách. - HS thực hành viết chính tả. HS tiến hành
- GV đọc chính tả. làm bài và nộp bài.

- GV chấm chữa bài và nêu nhận xét.

3/ Hoạt động 3: Luyện tập (5 phút)

Mục tiêu: Tìm được các tên riêng trong


đoạn thơ.

Cách thực hiện:

BÀI TẬP 2:

- GV yêu cầu học sinh đọc đề bài. - HS thực hiện phiếu bài tập trong 5 phút.

- GV chia HS thành các nhóm, mỗi nhóm - HS trình bày, HS khác nhận xét.
có 4 HS và phát phiếu bài tập và yêu cầu
HS gạch chân các danh từ riêng trong
đoạn thơ.

- GV nhận xét, đưa ra đáp án.

4/ Hoạt động 4: Vận dụng (5 phút)

Mục tiêu: Góp phần hình thành phẩm


chất yêu nước: yêu quê hương, yêu Tổ
quốc, yêu thiên nhiên và có những việc
làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.

Cách thực hiện:

- GV giới thiệu trò chơi “Đuổi hình bắt địa - HS lắng nghe.
danh”:

- HS tham gia theo hình thức cá nhân. - HS tham gia trò chơi.

- HS dựa vào các hình để đoán được tên


tỉnh thành hoặc địa danh của nước ta.

+ Khi trả lời đúng HS nhận được một ngôi


sao và được quy đổi khi kết thúc tiết học.

- GV đặt câu hỏi gợi mở: - HS trả lời câu hỏi.


+ Việt Nam có nhiều địa điểm du lịch đẹp,
khi tham quan du lịch ở những địa điểm
này các bạn nên có những hành động như
thế nào để giữ gìn và phát huy các cảnh
đẹp đó?

- GV nhận xét và tổng kết.

7/ Củng cố - Dặn dò: (4 phút)

- Nhắc lại nội dung vừa được học. - HS trả lời câu hỏi.
- Chuẩn bị cho bài chính tả tuần sau. - HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

You might also like