Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA: LUẬT
...………○0○………...

TIỂU LUẬN MÔN HỌC


LUẬT HIẾN PHÁP

ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH CƠ CHẾ BẢO HIẾN HIẾN PHÁP NĂM 2013

NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN PHƯƠNG ANH


MÃ SINH VIÊN: 221460003
NGÀNH HỌC: LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Hà Nội, 2023
I. Giới thiệu các mô hình bảo hiến trên thế giới  
1. Khái niệm, sự hình thành và vai trò cua bảo hiến  
1.1 Khái niệm và sự hình thành bảo hiến  
Hiến pháp là một hệ thống cao nhất của pháp luật, là đạo luật tối cao của một quốc
gia. Hiến pháp ra đời thể hiện ý chí của nhân dân tồn tại trong hoặc ngoài nhà nước đó,
nhằm mục đích giới hạn quyền lực nhà nước, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Quy định
những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập thủ tục, quyền hạn, trách nhiệm của một
chính quyền. Hiến pháp là cơ sở để xem xét tính pháp lý của mọi văn bản, mọi quyết định
và mọi hành vi của bộ máy nhà nước và công dân. Nhân dân có quyền xem xét tính hợp
hiến của pháp luật. Hiến pháp xuất hiện trong một xã hội có nền dân chủ, có sự phân chia
quyền lực nhà nước, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước với
nhau.  
Hiện nay, trên thế giới chưa có một định nghĩa thống nhất, chính xác về bảo hiến.
Bảo hiến hay còn gọi là bảo vệ hiến pháp có thể hiểu là cách thức đánh giá tính hợp hiến
của các văn bản pháp luật, các hành vi pháp lý của các cơ quan quyền lực nhà nước được
thực hiện bởi một cơ quan hiến định. Theo nghĩa hẹp, bảo hiến được giải thích là bảo vệ
tính hợp hiến của các đạo luật nhằm mục đích tìm ra sự phù hợp mang tính chính xác
giữa Hiến pháp, đạo luật gốc với những văn bản mang tính pháp lý khác. Dù văn bản nào
mang tính pháp lý được ban hành đều cần có sự tuân thủ tuyệt đối của Hiến pháp. Ngược
lại, ở nghĩa rộng hơn thì bảo hiến được hiểu là bảo vệ tinh thần và nội dung của Hiến
pháp. Tinh thần được nói đến ở đây là công sức, trí tuệ của các nhà lập hiến đã truyền tải
vào bản Hiến pháp. Bảo vệ các mối liên hệ mật thiết giữa hành pháp, tư pháp và lập pháp.
Mỗi quốc gia đều lựa một mô hình bảo hiến cho riêng mình và mỗi cơ chế bảo hiến này
thường không giống nhau nhưng ta vẫn thấy chúng có những điểm chung nhất định.  
Được biết bảo hiến có thể xuất hiện vào thời Hy Lạp cổ đại. Những hình thức sơ
khai của mô hình bảo hiến ngày càng phổ biến ở châu Âu trung đại, từ đó hình thành
những điều luật liên quan đến mô hình bảo hiến ở nhiều quốc gia. Những điều luật này
chưa thành chế định bảo hiến cụ thể nhưng đâu đó đã để lại giá trị mang tính tham khảo
lớn phải kể đến như các nước Đức, Áo, Na Uy, Đan Mạch, Hy Lạp và không thể không
nhắc đến Vương quốc Anh - quê hương của nền dân chủ và nghị viện hiện đại. Tiêu biểu
là bản “Đại Hiến chương” hay Magna Carta (15/06/1215) - một trong những văn bản
pháp luật quan trọng trong lịch sử của nước Anh đánh dấu cột mốc tự do, dân chủ của đất
nước Anh. Văn kiện ấy cũng đã góp phần lớn cho sự phát triển nền dân chủ thế giới.  
Qua sự kiện của Vương quốc Anh, trong đó có quan điểm về tính tối cao của Hiến
pháp và quyền được toà án xem xét tính hợp pháp của các hoạt động chính phủ. Thế kỷ
XVIII, toà án tuyên bố các luật của đế chế Anh không còn giá trị pháp lý trên lãnh thổ
Hoa Kỳ. Từ đó, Hoa Kỳ được chính thức xác nhận hình thành mô hình bảo hiến kiểu Hoa
Kỳ do những toà án thường thực hiện dân đến sự ra đời của chế định bảo hiến ở Hoa Kỳ.
Sự kiện này đã mở đường cho hàng loạt quốc gia khác với các bản Hiến pháp sau đó như
Hiến pháp Cadiz ra đời làm nền tảng cho Hiến pháp Bồ Đào Nha (1822). Từ sự ảnh
hưởng của Hiến pháp Hoa Kỳ các nước Na Uy, Đan Mạch, Hy Lạp đã đưa quyền giám
sát Hiến Pháp vào thế kỷ XIX. Toà án Liên bang Áo được trao quyền giải quyết những
tranh chấp về thẩm quyền, Toà án Tiểu bang được trao quyền ra quyết định với các vụ
kiện vi phạm Hiến pháp... 
Áo đã sáng tạo ra mô hình bảo hiến tập trung qua sự áp dụng công trình của hai
nhà khoa học Hans Kelsen và Adolf Merkl.  Mô hình bảo hiến tập trung đã mở đường
cho hàng loạt các Tào án Hiến pháp ở Châu Âu. Toà án Hiến pháp đã được xác nhận qua
Hiến pháp năm 1920 ở Áo, chịu trách nhiệm cơ bản bảo hiến như là một nhiệm vụ độc
lập - trở thành một trong những mô hình cơ bản về cơ chế bảo hiến trên thế giới. Từ giai
đoạn sau đó trở đi rất nhiều quốc gia trên thế giới thành lập cơ quan bảo vệ Hiến pháp
theo những mô hình khác nhau như Nhật Bản, Ấn Độ, Italia...Ngoài toà án thường và toà
án Hiến pháp ở Mỹ và Áo, mô hình hội đồng Hiến pháp của Pháp và mô hình bảo hiến
Quốc hội - nghị viện của Liên Xô đã mở ra thêm nhiều sự lựa chọn phù hợp hơn hoàn
cảnh của mỗi quốc gia. Sự phát triển của các mô hình bảo hiến trên thế giới hiện nay diễn
gia nhanh chóng, được đa số các quốc gia trên thế giới ghi nhận là một trong những chế
định bắt buộc tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc gia và được quy định trong văn bản
có giá trị pháp lý cao nhất của quốc gia đó.  

1.2 Vai trò của bảo hiến 

Pháp luật, nền dân chủ hay sự phát triển của quốc gia đang dần được hoàn thiện
nhờ sự đóng góp của bảo hiến. Mô hình bảo hiến ở mỗi quốc gia là khác nhau, tuy nhiên
ta có thể thấy những điểm chung cơ bản của bảo hiến như: kiểm so quyền lực nhà nước,
duy trì hiệu quả các hoạt động bộ máy nhà nước, hoàn chỉnh chức năng của từng cơ quan
trong bộ máy nhà nước; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Hoàn thiện về
hệ thống pháp luật. Vai trò của bảo hiến cũng giống như tên gọi của nó là bảo vệ Hiến
pháp, những giá trị cốt lõi, những điểm căn bản nhất của quốc gia cho dù bản Hiến pháp
đó tồn tại ở bất kỳ dạng nào (thành văn hay bất thành văn). Quá trình xây dựng pháp luật
ban đầu cũng có thể mang nhiều hạn chế như xuất phát từ các ý kiến cá nhân, cá thể mà
không dựa trên cái nhìn khách quan về vấn đề. Việc tồn tại những sai sót là không thể
thiếu hay cả những mâu thuẫn trong thực tiễn. Sự hình thành các mô hình bảo hiến sẽ bảo
vệ xã hội khỏi những văn bản, điều luật mâu thuẫn từ đó tạo ra sự thống nhất trong phạm
vi Hiến pháp và pháp luật. Hiến pháp có thể hạn chế một phần hoặc toàn bộ những vấn đề
có thể phát sinh trong việc xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật.  
Bản chất của bảo hiến chính là bảo vệ toàn bộ quy trình lập hiến và lập pháp, đưa
quy trình vào thực tế và tiếp đó là áp dụng. Qua đó, hệ thống pháp luật sẽ được xây dựng
hoàn chỉnh, đúng trình tự, có sự giám sát chặt chẽ và sự điều chỉnh kịp thời khi cần. Hiến
pháp sẽ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cũng như quyền lực nhà nước theo đúng
khuôn khổ pháp luật. Làm phát huy quyền tự do dân chủ được quy định trong Hiến pháp.
Nhân dân có quyền yêu cầu cơ quan bảo hiến bảo vệ quyền và lợi ích của mình trước
những văn bản vi hiến, hành vi vi hiến của cơ quan quyền lực nhà nước hay những các
nhân thẩm quyền. Giữa hàng ngàn những mâu thuẫn về các chuẩn mực, quy định trong xã
hội thì Hiến pháp đóng vai trò tồn tại thiết yếu, nhưng vẫn chưa đủ. Vì vậy chúng ta cần
áp dụng tới mô hình bảo hiến, cơ quan bảo hiến không chỉ để bảo vệ tính pháp lý của
Hiến pháp mà còn để công dân dựa vào đó để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.    
2. Các kiểu mô hình bảo hiến trên thế giới.  
Mô hình bảo hiến trên thế giới có thể chia thành các kiểu mô hình khác nhau. Có
mô hình giám sát Hiến pháp tập trung và mô hình giám sát Hiến pháp phi tập trung nếu
phân chia theo cách thức giám sát. Cách thức phân chia theo trình tự thủ tục thẩm quyền
cơ quan bảo hiến thông thường là phân chia được sử dụng nhiều nhất thì thế giới có bốn
mô hình bảo hiến điển hình như: 
 Mô hình bảo hiến bằng toà án Hiến pháp (điển hình tại Áo, Đức). 
 Mô hình bảo hiến bằng toà án tư pháp (điển hình tại Hoa Kỳ). 
 Mô hình bảo hiến bằng hội đồng Hiến pháp (điển hình tại Pháp). 
 Mô hình bảo hiến khác. 

2.1. Mô hình hội đồng Hiến pháp (Cộng hoà Pháp) 


 Bối cảnh hình thành: 
Hình thành đầu tiên ở cộng hoà Pháp và dần phát triển đến nhiều quốc gia chịu
ảnh hưởng chính trị và pháp lý cũng như văn hoá từ cộng hoà Pháp. Để có thể xây dựng
và áp dụng hiệu quả được mô hình hội đồng Hiến pháp, nước Pháp cũng đã phải trải qua
một quá trình đấu tranh hàng trăm năm, bắt nguồn từ thế kỷ 18. Hiến pháp năm 1799 đã
chính thức ghi nhận sự xuất hiện của cơ chế bảo hiến với mục đích chính nhằm tìm sự
cân bằng giữa hành pháp, lập pháp và tư pháp. Hiến pháp 1799 quy định trao quyền bảo
hiến cho một trong hai viện thuộc nghị viện. Thượng viện có thẩm quyền kiểm tra tính
hợp hiến, có thể tuyên bố hủy bỏ văn bản vi hiến không có giá trị pháp lý (mô hình có đôi
nét gần giống với mô hình bảo hiến nghị viện của Liên Xô). Đến Hiến pháp năm 1892,
cộng hòa Pháp vẫn thừa nhận sự tồn tại của bảo hiến thông qua Thượng viện. Thượng
viện vẫn được trao quyền kiểm tra, tuyên bố hủy bỏ văn bản không có giá trị pháp lý và
thêm quyền đình chỉ văn bản pháp luật đang thi hành. Quyền năng thì tăng lên nhưng
Thượng viện lại không sử dụng quyền năng của mình vào bảo vệ Hiến pháp nên chỉ dừng
lại ở những quy định mang đậm tính hình thức.  
Thời kỳ cộng hoà đệ Tam: Hiến pháp năm 1985 đã không còn thừa nhận cơ chế
bảo vệ Hiến pháp của Thượng viện, quy định về tài phán Hiến pháp hoàn toàn vị xoá bỏ
trong bản Hiến pháp thời kỳ này. Hiến pháp năm 1946 đã quy định thành lập một Uỷ ban
Hiến pháp do tổng thống đứng đầu. Đến thời điểm này mô hình bảo hiến vẫn chỉ mang
tính hình thức. Do nhiều nguyên nhân khi quy định Hiến pháp không có giá trị thực tế để
kiểm soát những đạo luật dễ gây lên tình trạng vi hiến - vi phạm nghiêm trọng quyền về
con người, gây lên những ảnh hưởng xấu cho xã hội. Đến năm 1958, những mâu thuẫn
bắt đầu bùng nổ, xã hội Pháp trở nên vô cùng phức tạp, Pháp kiều ở Algieri liên lục nổi
dậy chống lại chính phủ Pháp. Chính phủ Pháp được sự ủng hộ của nghị viện cũng không
thể ổn định được tình hình xã hội. Giữa năm 1958, chính phủ Pháp tuyên bố từ chức, nghị
viện Pháp tìm mọi cách để thành lập ra chính phủ mới nhưng đều không thành công. Bất
ổn chính trị ở nước Pháp kéo dài suốt từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến thời điểm này
khiến cho lòng tin của nhân dân vào nghị viện và các Đảng phái chính trị hoàn toàn
không còn. Đứng trước hoàn cảnh khó khăn, nghị viện Pháp đã phải thay đổi thể chế,
hoàn thiện lại chế độ chính trị nhằm tìm ra lối thoát cho sự khủng hoảng. Tháng 9 năm
1958, tướng Đờ Gôn được mời làm thủ tướng cho một chính phủ mới, sự xuất hiện của
anh hùng quốc gia với uy tín rất cao đã khiến cho sự ủng hộ của nhân dân tăng cao cho
chính phủ Pháp. 
Hiến pháp năm 1958 do tướng Đờ Gôn khởi xướng được thông qua đã mở ra một
thời kỳ mới cho cộng hòa Pháp đồng thời đầu cho một trong những mô hình bảo hiến tiêu
biểu trên thế giới được hình thành. Bản Hiến pháp đã thiết lập nên một nền cộng hòa mới
gắn liền với tướng Đờ gôn, Hiến pháp năm 1958 ra đời đã tiến hành giải quyết hai vấn đề
chủ chốt mà suốt thời gian dài trước sức ép của nghị viện mà không thể tiến hành được: 
  Hiến pháp năm 1958 đã tăng quyền hạn cho tổng thống, hạn chế được sự
tham gia của nghị viện vào mọi hoạt động của chính phủ.  
  Hiến pháp năm 1958 đã quy định thành lập thành công hội đồng. Hiến
pháp đúng nghĩa để có thể xem xét hoạt động lập pháp, vốn là hoạt động quan
trọng nhất của nghị viện. Nghị viện có rất nhiều quyền hạn vào thời gian trước
đã bị hạn chế thông qua bản Hiến pháp năm 1958 mang đậm chất tổng thống
Đờ Gôn. Tại sao nước Pháp tại thời điểm đó lại lựa chọn mô hình riêng biệt là
hội đồng Hiến pháp chứ không đi theo những mô hình tòa án Hiến pháp hay
tòa án tư pháp đã tồn tại và phát triển trước đó.  
Trong một khoảng thời gian dài, khoảng hơn hai thế kỷ, các nhà học giả Pháp đã
bắt đầu nghiên cứu để lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp. Sự nghiên cứu, tích lũy phân
tích trong giai đoạn đó đã tạo nên nhận thức pháp lý khi xây dựng mô hình hội đồng Hiến
pháp. Nhận thức pháp lý của nhân dân Pháp tại thời điểm đó yêu cầu tồn tại mô hình bảo
hiến để hạn chế quyền lực của nghị viện. Mọi tầng lớp xã hội Pháp đều nhận thấy quyền
và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm khi để nghị viện quá nhiều quyền lực, cần
thiết phải lên tiếng bảo vệ quyền lợi của mình. Hiến pháp năm 1958 thể theo nguyện
vọng nhân dân, xây dựng cơ chế đảm bảo sự phân chia quyền lực giữa các cơ quan nhà
nước với nhau. Cộng hòa Pháp với bản Hiến pháp năm 1958 đã thể hiện được sự nhìn
nhận đúng đắn về tầm quan trọng của mô hình bảo hiến và mục đích đúng đắn khi xây
dựng mô hình bảo hiến. 
Mô hình hội đồng Hiến pháp được xây dựng trong Hiến pháp năm 1958 đã đáp
ứng được lợi ích của nhiều thành phần trong xã hội. Hội đồng Hiến pháp trước hết hạn
chế quyền lực nghị viện, phục vụ lợi ích của tổng thống và chính phủ mới, đồng thời bảo
vệ lợi ích chính trị của các tầng lớp trong xã hội. Mô hình hội đồng Hiến pháp về cơ bản
phục vụ phần lớn lợi ích của số đông nhân dân và lợi ích chính trị của chính phủ mà
tướng Đề Gôn đã xây dựng so với nghị viện. Cộng hòa Pháp chịu ảnh hưởng sâu sắc từ
nền pháp luật châu Âu lục địa, đồng thời là những ảnh hưởng nhất định từ những nền
pháp luật tiến bộ khác như hệ thống pháp luật Anh - Mỹ. Khi đề cập đến việc xây dựng
mô hình bảo hiến, các nhà nghiên cứu khoa học Pháp đều hướng tới mô hình bảo hiến
theo kiểu Anh Mỹ, mô hình bảo hiến bằng tòa án thường với hệ thống tòa án đã tồn tại ở
Pháp. Tuy nhiên, nhận thấy mô hình tòa án không thể phù hợp với hoàn cảnh xây dựng
mô hình bảo hiến ở Pháp bởi vì: hệ thống tòa án của cộng hòa Pháp không đủ khả năng
để đảm nhận nhiệm vụ bảo hiến khi gần như bị phụ thuộc hoàn toàn và nghị viện, tính
độc lập của tư pháp không tồn tại. Đồng thời, với truyền thống pháp lý lâu dài, nước Pháp
đã không cho phép mình rập khuôn mô hình nào khác mà lựa chọn con đường khó khăn
hơn rất nhiều là tự xây dựng cho mình mô hình bảo hiến đặc thù, riêng biệt và phù hợp
với hoàn cảnh quốc gia. 

 Đặc điểm  
Mô hình không chỉ mang bản chất đúng của tài phán Hiến pháp mà còn mang đạm
yếu tố tổ chức chính trị. Hoạt động theo một cơ chế đặc biệt không công khai quy trình
bảo hiến. Thành viên mô hình cũng rất đa dạng bao gồm cả những tổng thống đã hết
nhiệm kỳ. Thời gian đầu được xây dựng chỉ mang nhiệm vụ kiểm tra dự án luật chưa
được thông qua bởi nghị viện. Sau khi nhận ra việc chỉ kiểm tra dự án đã làm mất đi tính
thực tế của Hiến pháp và chỉ khi đưa vào thực tiễn mới có thể phát hiện được sự vi hiến
tồn tại dẫn đến việc quy định lại đầy đủ quyền hạn của hội đồng Hiến pháp trong việc
thẩm tra những dự án luật và cả những văn bản pháp luật đã được thông qua bởi nghị
viện. Hội đồng Hiến pháp sau khi thẩm tra được tuyên bố văn bản hay hành vi là vi hiến,
có thể hủy bỏ hoặc sửa đổi những văn bản hay hành vi pháp luật có sự vi hiến. Khi được
đưa vào thực tiễn mô hình hoạt động mang lại sự hiệu quả và trở thành mô hình tiêu biểu
trong các mô hình bảo hiến. Mô hình hội đồng Hiến pháp là mô hình có thể phù hợp với
hoàn cảnh đặc thù và khó có thể áp dụng rộng rãi được. Một thể chế mang bản chất chính
trị phải có những cách thức riêng mới có thể tránh được sự ảnh hưởng của những cơ quan
quyền lực nhà nước khác. Hội đồng Hiến pháp là mô hình rất khó để áp dụng thành công
nếu không thực sự phù hợp quốc gia lựa chọn mô hình. 

2.2 Mô hình bảo hiến bằng toà án (Hoa Kỳ) 

 Bối cảnh hình thành  


Mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ ra đời mang đúng bản chất sử dụng án lệ, tức là sử
dụng từ những vụ án cụ thể. Đầu thế kỷ 19, trong cuộc bầu cử tổng thống John Adams và
đảng Federalist của ông thất cử, Thomas Jefferson người của đảng Dân chủ và Cộng hòa
Hoa Kỳ trúng cử Tổng thống. Trước khi rời khỏi ghế tổng thống, nhằm đảm bảo cho sự
quyền lợi của mình sau khi rời vị trí, John Adams đã bổ nhiệm hàng loạt thành viên của
đảng Federalist vào chức vụ thẩm phán và thẩm phán hòa giải. Khi Jefferson lên làm tổng
thống, các quyết định của John Adams đã được ký và đóng dấu nhưng lại chưa được
chuyển đi hết. Jefferson chỉ đạo cho James Madison, lúc đó là bộ trưởng bộ Ngoại giao
không chuyển quyết định mà Adams đã ký cho những người có tên để họ không thể nhận
chức vụ Thẩm phán. Trong số những người không nhận được quyết định đó có William
Marbury. Khi không nhận được quyết định, William Marbury đã khởi kiện James
Madison yêu cầu giải thích lý do tại sao các quyết định lại không được chuyển cho mình;
đồng thời Marbury yêu cầu tòa án tối cao quyết định buộc trao quyết định để những
người có liên quan thực thi nhiệm vụ của mình. Chánh án lúc đó là John Marshall lúc đó,
vì những tình huống chính trị, đã rất khó khăn khi giải quyết vụ việc này. John Marshall
đã đưa ra phán quyết cho vụ việc này: 
Thứ nhất, Madison đã vi phạm pháp luật vì không chuyển giao quyết định cho
những người liên quan.  
Thứ hai, Đạo luật thành lập các tòa án tư pháp năm 1789 cho phép tòa án ban hành
mệnh lệnh trên là trái với Hiến pháp. Marshall đã tuyên bố tòa án tối cao liên bang không
có quyền giải quyết vấn đề này, mặc dù mục 13 của Đạo luật Tư pháp liên bang trao cho
tòa án thẩm quyền trong lĩnh vực đó nhưng quy định này trái với điều 3 của Hiến pháp
Hoa Kỳ năm 1787. Ông cho rằng Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước và có hiệu lực
pháp lý tối cao. Vì vậy khi một đạo luật thông thường trái với Hiến pháp thì đạo luật đó
phải bị tuyên bố là vô hiệu. Cuối cùng, John Marshall đã đưa ra phán quyết lịch sử: Hiến
pháp là luật tối cao của đất nước, những luật hay quyết định được đưa ra bởi cơ quan lập
pháp là một bộ phận của Hiến pháp và không được trái với Hiến pháp. Thẩm phán, người
đã từng tuyên thệ bảo vệ Hiến pháp, phải tuyên bố hủy bỏ những luật, lệ quy định nào
của cơ quan lập pháp mâu thuẫn với Hiến pháp.  
Ba phán quyết trên đây đã xác lập chức năng bảo vệ Hiến pháp của tòa án và
quyền tài phán của tòa án về các quyết định của lập pháp và hành pháp liên quan đến
Hiến pháp. Với những tuyên bố trên đây và những đóng góp lớn lao cho ngành tư pháp,
John Marshall được coi là Chánh án tòa án Tối cao vĩ đại nhất của Hoa Kỳ. Ông đã thực
sự khẳng định sức mạnh của nhánh quyền lực thứ ba trong ba nhánh quyền lực nhà nước.
Với phán quyết trên, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến thế giới, tòa án có quyền xem xét
tính hợp hiến của một đạo luật đến từ hành pháp, đây được coi là lần xuất hiện chính thức
đầu tiên của chế định bảo vệ Hiến pháp. Vụ việc này cũng dẫn những đặc trưng trong mô
hình bảo hiến kiểu Mỹ sau này. Đó là việc chứng minh một đạo luật vi hiến luôn là trách
nhiệm của bên nguyên, và chỉ những người có quyền và lợi ích bị xâm phạm bởi đạo luật
hay hành vi mới được quyền khởi kiện xem xét tính vi hiến.  

 Đặc điểm  
Hoạt động dựa trên mô hình tòa án tư pháp thông thường. Từ tòa án địa phương
cho đến tòa án liên bang đều có thẩm quyền xét xử những vụ án liên quan đến vi hiến.
Tuy quyền hạn trao cho tất cả các tòa án các cấp quyền bảo hiến nhưng các quyết định
của các tòa án cấp cao nhất có ưu thế bởi chỉ những quyết định đó mới có tính bắt buộc
với mọi tòa khác. Sau khi tòa án cấp cao nhất phủ nhận tính hợp hiến của đạo luật thì đạo
luật đó trên thực tế mới mất hiệu lực pháp lý. 
Tòa án thực hiện giám sát Hiến pháp sau khi văn bản pháp luật được ban hành
hoặc có hiệu lực. Đây là một cái nhìn thực tiễn sâu sắc, mang màu sắc của án lệ, đặc
trưng của hệ thống thông luật, mọi đạo luật đều được kiểm nghiệm tính pháp lý thông qua
thực tiễn chứ không phải chỉ trên giấy tờ. Sự ảnh hưởng của đạo luật nhất định phải được
chứng minh bằng thực tiễn áp dụng. 
Toà án bảo vệ Hiến pháp trong từng sự việc cụ thể, điều này một phần xuất phát từ
triết lý chân lý luôn mang tính cụ thể của Hoa Kỳ. Tòa án chỉ giám sát tính hợp hiến của
văn bản pháp luật khi có những sự kiện pháp lý nhất định, hay nói cách khác kiện tụng
chính là tiền đề để Tòa án phán xét tính hợp hiến của một đạo luật. Đây là ưu thế lớn của
mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ khi mà ngay cả việc hình thành cơ chế bảo vệ Hiến pháp
mang dáng dấp của án lệ (Án lệ đánh dấu sự ra đời của Hiến pháp trong vụ kiến Marbury
chống Madison với phán quyết của Chánh án Tòa án Tối cao Marshall). Quyền bảo hiến
chỉ được các Tòa án sử dụng trong trường hợp tìm thấy sự liên quan trực tiếp đến quyền
và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của các đạo luật. Đặc điểm
này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng và kém hiệu
quả. Từ đây, mô hình này cho phép các bên có tranh chấp trong vụ án bình thường, khi
nhận ra những phán quyết hay những hành động trái Hiến pháp của bên còn lại gây ảnh
hưởng đến lợi ích của mình thì đều có quyền đề nghị thực hiện quyền bảo vệ Hiến pháp
(xuất phát từ một hành vi vi hiến ảnh hưởng trực tiếp đến mình).điều này một phần xuất
phát từ triết lý chân lý luôn mang tính cụ thể của Hoa Kỳ. Tòa án chỉ giám sát tính hợp
hiến của văn bản pháp luật khi có những sự kiện pháp lý nhất định, hay nói cách khác
kiện tụng chính là tiền đề để Tòa án phán xét tính hợp hiến của một đạo luật. Đây là ưu
thế lớn của mô hình bảo hiến kiểu Hoa Kỳ khi mà ngay cả việc hình thành cơ chế bảo vệ
Hiến pháp mang dáng dấp của án lệ (Án lệ đánh dấu sự ra đời của Hiến pháp trong vụ
kiến Marbury chống Madison với phán quyết của Chánh án Tòa án Tối cao Marshall).
Quyền bảo hiến chỉ được các Tòa án sử dụng trong trường hợp tìm thấy sự liên quan trực
tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người đề nghị xem xét tính hợp hiến của các đạo
luật. Đặc điểm này xác định rõ ràng hơn phạm vi của quyền giám sát, tránh sự trừu tượng
và kém hiệu quả. Từ đây, mô hình này cho phép các bên có tranh chấp trong vụ án bình
thường, khi nhận ra những phán quyết hay những hành động trái Hiến pháp của bên còn
lại gây ảnh hưởng đến lợi ích của mình thì đều có quyền đề nghị thực hiện quyền bảo vệ
Hiến pháp (xuất phát từ một hành vi vi hiến ảnh hưởng trực tiếp đến mình). 

2.3 Mô hình toà án Hiến pháp (Đức) 

 Bối cảnh hình thành  


Giai đoạn 1918 được coi là "thời kỳ của nước Áo" (the Austrian Period). Nước Áo
áp dụng công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học Hans Kelsen và Adolf Merkl hình
thành ra mô hình bảo hiến Tòa án Hiến pháp. Mô hình đã mở đường cho hàng loạt các
Tòa án Hiến pháp xuất hiện ở Châu Âu. Hiến pháp năm 1920 ở Áo xác nhận nền tảng của
Tòa án Hiến pháp quốc gia. Mô hình Tòa án Hiến pháp chịu trách nhiệm cơ bản bảo
vệHiến pháp như là một nhiệm vụ độc lập đã được xác nhận ở Áo và phổ biến ra nhiều
quốc gia khác nhất là ở châu Âu, trở thành một trong những mô hình cơ bản về cơ chế
bảo hiến trên thế giới. Sau đó tại Đức, dựa trên những yêu cầu thực tiễn về một cơ quan
bảo hiến chuyên trách nhằm bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp, đồng thời đánh giá
những ưu nhược điểm của mô hình bảo hiến Hoa Kỳ và cộng hòa Áo, năm 1949, Cộng
hòa Đức đã quyết định xây dựng cơ quan chuyên trách theo hướng tòa án Hiến pháp, vẫn
dựa vào học thuyết của Hans Kelsen và Adolf Merkl để đặt nền tảng cho tòa án Hiến
pháp ở Đức. Tại thời điểm Đức xây dựng mô hình Tòa án Hiến pháp, cơ chế bảo hiến
bằng tòa án kiểu Hoa Kỳ đang thể hiện rất nhiều những nét ưu việt sau một thời gian sử
dụng trong thực tiễn, nếu có thể áp dụng sẽ đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên,
mô hình tòa án bảo hiến kiểu Hoa Kỳ nếu muốn áp dụng sẽ tồn tại rất nhiều khó khăn bởi
nguyên tắc “nghị viện tối cao” vẫn tồn tại rất mạnh mẽ ở châu Âu và Đức. Quyền lực tối
cao của nghị viện sẽ bị ảnh hưởng khi mọi tòa án đều có quyền đưa ra những phán quyết
về tính hợp hiến văn bản pháp luật của nghị viện. Không những thế, nhận định mô hình
bảo hiến Hoa Kỳ đòi hỏi yêu cầu rất khắt khe về đội ngũ thẩm phán cũng như cần một hệ
thống nguồn pháp luật, án lệ hoàn chỉnh, mô hình này cũng đi ngược lại việc vẫn đang sử
dụng tập quán pháp trong hệ thống pháp luật tại Đức. Vậy nên, mô hình bảo hiến Hoa Kỳ
không được thừa nhận và áp dụng tại Đức. Từ những nguyên nhân kể trên, dựa trên nền
tảng mô hình bảo hiến của Áo, nước Đức đã lựa chọn xây dựng tòa án Hiến pháp là cơ
quan bảo hiến chuyên trách với những điều chỉnh để phù hợp với bối cảnh đất nước. 
 Đặc điểm  
Tòa án Hiến pháp tiến hành hoạt động xem xét văn bản pháp lý, hành vi, sự kiện
một cách độc lập, có trình tự và thủ tục hoạt động riêng, thống nhất và đồng bộ, không bị
ảnh hưởng bởi hệ thống tư pháp. Trình tự thủ tục bảo hiến được xây dựng theo tính đặc
thù mô hình, không bị trùng lập với bất kỳ thủ tục tố tụng dân sự, hình sự hay hành chính.
Tòa án Hiến pháp xem xét tất cả những vấn đề liên quan đến bảo vệ Hiến pháp, thụ lý
không chỉ những vụ việc mang tính cụ thể mà còn tiến hành xem xét cả những vấn đề có
dấu hiệu vi hiến. Tòa án Hiến pháp sẽ thụ lý tất cả những vụ việc được yêu cầu đúng
trình tự thủ tục tố tụng. 
Tòa án Hiến pháp hoạt động độc lập với hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước,
không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp hay tư pháp. Tòa án
Hiến pháp có quyền tuyên bố những văn bản pháp lý là vi hiến, có quyền đình chỉ hay
hủy bỏ văn bản pháp luật đã có hiệu lực pháp luật. 
Tòa án Hiến pháp là hoạt động trên nguyên tắc công khai, thông thường hướng đến việc
xem xét kiểm hiến sau, kiểm tra các văn bản đã có hiệu lực pháp luật chứ không thực
hiện nhiệm vụ kiểm hiến trước. Điều này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của nước Đức khi
xây dựng cơ quan chuyên trách, đặc điểm trên vừa mang tính đặc thù, vừa là hạn chế của
tòa án Hiến pháp. 
2.4 Mô hình bảo hiến Quốc hội 
Mô hình bảo hiến nghị viện là mô hình được áp dụng ở một số quốc gia và đem lại những
giá trị nhất định. Mô hình bảo hiến mà Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân có
quyền bảo hiến. Mô hình bảo hiến bằng nghị viện được áp dụng ở một số quốc gia như
Liên Xô, các nước Đông Âu cũ, ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Mô hình được áp dụng
ở không nhiều quốc gia và đã bộc lộ nhiều những nhược điểm khiến cho vấn đề bảo vệ
Hiến pháp không được hiệu quả ở các quốc gia áp dụng. Mô hình bảo hiến xây dựng cơ
quan thuộc ngành quyền lực lập pháp để xem xét những hành vi vi hiến. Bên cạnh đó,
Quốc hội là cơ quan không đủ trình tự và thủ tục đặc biệt để tiến hành xem xét vấn đề vi
hiến. Việc lựa chọn mô hình bảo hiến bằng Quốc hội sẽ đem lại rất nhiều những hạn chế
trong quá trình thực hiện chức năng Hiến pháp ở mỗi quốc gia. Mô hình bảo hiến Quốc
hội tuy có những điểm hạn chế nhưng tại thời điểm xây dựng thì đây có thể coi là mô
hình phù hợp nhất với chế độ chính trị Xã hội chủ nghĩa 
Quốc hội là cơ quan chuyên trách thực hiện hai chức năng bao gồm: lập hiến và kiểm
hiến. Quyền hạn Quốc hội là cao nhất, Quốc hội có thể tự mình thực hiện việc bảo vệ
Hiến pháp, kiểm tra văn bản pháp luật hoặc trao quyền cho một ủy ban trực thuộc tiến
hành bảo hiến. Thông thường Quốc hội trao quyền cho ủy ban trực thuộc thực hiện bảo
hiến. Mô hình bảo hiến bằng Quốc hội có trình tự và thủ tục đặc biệt, không được công
bố rộng rãi. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tự động xem xét những hành vi, văn bản có dấu
hiệu vi hiến và thông báo lại cho Quốc hội xử lý nếu phát hiện sự vi hiến. Quốc hội là cơ
quan cuối cùng quyết định tính hợp hiến của vấn đề. 
II. Sự hình thành và phát triển của cơ chế bảo hiến ở Việt Nam  
1. Hiến pháp năm 1946 
Hiến pháp năm 1946 - Hiếp pháp dân chủ đầu tiên của nước ta được ra đời sau khi cách
mạng tháng Tám thành công đã giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và
lập ra nền dân chủ cộng hoà. Hiến pháp 1946 được xây dựng trong hoàn cảnh chiến tranh
vẫn đang còn tiếp diễn, thù trong giặc ngoài vẫn còn đe dọa đến nền độc lập non trẻ của
đất nước. Việc ban hành Hiến pháp 1946 tại thời điểm là một cố gắng rất lớn nhằm tạo
dựng hệ thống pháp luật cho đất nước. Tuy được xây dựng trong khoảng thời gian ngắn,
gặp vô vàn những điều kiện khó khăn nhưng Hiến pháp 1946 vẫn để lại những giá trị to
lớn trong lịch sử lập hiến của đất nước. Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên được xây dựng
trong những ngày đầu đất nước, quy định những vấn đề cơ bản nhất của đất nước trong
thời kỳ đầu giành được độc lập. 
Hiến pháp 1946 chưa ghi nhận một mô hình bảo hiến cụ thể nhưng đã đánh giá chính xác
tầm quan trọng của Hiến pháp với thực tiễn. Hiến pháp năm 1946 không có điều khoản
ghi nhận giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp 1946 cũng để lại
những nền tảng nhất định về tư tưởng để có thể xây dựng mô hình bảo hiến ở nước ta
trong những giai đoạn sau.  
Hiến pháp 1946 sau khi được thông qua cũng không được ghi nhận và áp dụng vào thực
tiễn do toàn quốc bước vào kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm. Nhưng những quy
định Hiến pháp 1946 đã để lại những giá trị to lớn cho toàn bộ hệ thống pháp luật Việt
Nam, đồng thời đã có những quy định làm nền tảng cho mô hình bảo hiến ở Việt Nam. 
2. Hiến pháp năm 1959 
Hiến pháp 1959 được ban hành sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, miền Bắc hoàn
toàn độc lập. Bản Hiến pháp đã được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà khoá
thứ nhất, kỳ họp thứ 11, nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 31 tháng 12 năm 1959.
Hiến pháp 1959 ra đời trong giai đoạn đất nước vẫn bị chia cắt, chiến tranh chưa chấm
dứt, hòa bình chưa được lập lại. Hiến pháp 1959 được xây dựng trên nền tảng kế thừa,
sửa đổi và bổ sung những quy định của Hiến pháp năm 1946. Hiến pháp 1959 được xây
dựng trong thời kỳ chiến tranh, mang đặc thù của hệ thống pháp luật thời chiến, khi quân
lệnh chiếm vị trí tối thượng trong hệ thống quyền lực. 
Hiến pháp 1959 đã ghi nhận bước đầu sự xuất hiện của cơ chế bảo hiến đầu tiên ở Việt
Nam. Cơ chế bảo hiến Quốc hội được xây dựng dựa trên nền tảng những quy định của
Hiến pháp 1946 cùng với sự tham khảo học tập kinh nghiệm từ hệ thống pháp luật xã hội
chủ nghĩa. Đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ hướng tới mô hình bảo hiến nghị viện mà
các nước xã hội chủ nghĩa đã lựa chọn. Hiến pháp 1959 và cơ chế bảo hiến đầu tiên ra
đời trong hoàn cảnh hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ pháp luật xã hội chủ
nghĩa một cách thụ động, máy móc và rập khuôn.  
Mô hình bảo hiến theo Hiến pháp 1959 không tồn tại dưới dạng một cơ quan bảo hiến
chuyên trách. Cơ chế bảo hiến bước đầu dựa trên nền tảng quy định cho một số cơ quan
nhà nước nhất định có thẩm quyền kiểm tra và giám sát các loại văn bản nhất định. Tuy
mô hình bảo hiến vẫn bị lu mờ so với các chế định cơ bản của Hiến pháp khác nhưng
Hiến pháp 1959 đã ghi nhận những giá trị bảo hiến đầu tiên, mô hình bảo hiến tuy chỉ
mới hình thành nhưng đó là bước tiến lớn về tư tưởng lập hiến ở nước ta. 
3. Hiến pháp năm 1980 
Hiến pháp 1980 được xây dựng khi đất nước hoàn toàn độc lập, là điều kiện thuận lợi đưa
đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp 1980 là bản Hiến pháp đầu tiên có
giá trị pháp lý trên toàn quốc, được nhân dân đón nhận, khẳng định độc lập chủ quyền
cũng như con đường xã hội chủ nghĩa mà dân tộc đã lựa chọn. Hiến pháp 1980 đã ghi
nhận và kế thừa của cơ chế bảo hiến đã được quy định ở Hiến pháp 1959. Cơ chế bảo
hiến Quốc hội được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng những quy định của Hiến
pháp cùng với sự lựa chọn những ưu điểm từ Hiến pháp 1959. Hiến pháp 1980 và cơ chế
bảo hiến Quốc hội đã bước đầu đi vào thực tiễn trong hoàn cảnh đất nước đã hoàn toàn
độc lập. Hiến pháp 1980 vẫn quy định tiếp tục sử dụng mô hình bảo hiến như Hiến pháp
1959, lấy Quốc hội làm trung tâm, sử dụng cơ chế kiểm tra, giám sát để bảo vệ giá trị của
Hiến pháp. Kế thừa những tinh hoa từ những bản Hiến pháp trước, Hiến pháp 1980 cũng
qui định cơ chế về việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp của các cơ quan nhà nước, các tổ
chức, công dân. Tuy nhiên, mô hình bảo hiến theo Hiến pháp 1980 vẫn mang tính hình
thức, thiếu trình tự, khó đi vào hoạt động hiệu quả. Tinh thần lập hiến và bảo vệ Hiến
pháp đã được hình thành nhưng do nhiều điều kiện khách quan mô hình bảo hiến vẫn
chưa tồn tại đúng bản chất. 
4. Hiến pháp năm 1992 
Hiến pháp 1992 là bản Hiến pháp có giá trị thực tiễn to lớn khi ban hành vào giai đoạn
đất nước đang bắt đầu mở cửa hội nhập toàn cầu, kinh tế trong nước đang chuyển từ hình
thức tập trung bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa,
xã hội Việt Nam cũng có những bước chuyển mình to lớn. Tiếp tục kế thừa và duy trì tư
tưởng các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, Hiến pháp 1992 vẫn lựa chọn mô hình bảo
hiến quốc hội thông qua cơ chế giám sát, kiểm tra pháp luật của Quốc hội làm cơ chế bảo
vệ Hiến pháp. Mô hình bảo hiến theo Hiến pháp 1992 thể chế hóa cụ thể và rõ ràng hơn
việc giám sát và thực thi pháp luật, quy định rõ những thẩm quyền cụ thể của quốc hội,
các cơ quan nhà nước khác trong việc thi hành pháp luật. Hiến pháp năm 1992 xây dựng
cơ chế bảo hiến thông qua kiểm tra giám sát các cơ quan quyền lực nhà nước và nhân 40
dân đối với cơ quan quyền lực nhà nước, đây là cơ chế giám sát tương đối toàn diện.
Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước
và giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội. Bên cạnh đó,
các cơ quan khác cũng thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp và giám
sát các văn bản quy phạm pháp luật khác để nó không trái với nội dung Hiến pháp. 
III. Cơ chế bảo hiến theo Hiến pháp năm 2013 
Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 11 năm 2013, có hiệu lực từ
ngày 01 tháng 01 năm 2014. Hiến pháp 2013 là bản Hiến pháp thứ năm, là Hiến pháp mở
ra thời kỳ mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiến pháp 2013 xây dựng
trong hoàn cảnh lịch sử đặc thù, trong giai đoạn thế giới và đất nước đang từng bước thay
đổi. Hiến pháp 2013 được xây dựng trên nền tảng nhất định, vững chắc, kế thừa thành
tựu của những bản Hiến pháp đã qua cùng với kinh nghiệm lịch sử hơn 60 năm lập hiến,
xuất phát từ yêu cầu cấp thiết của việc sửa đổi Hiến pháp 1992 theo hướng hoàn thiện và
tích cực hơn. Hiến pháp 2013 đã thể chế hóa những vấn đề mới, nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật trong thực tiễn. Hiến pháp 2013 chưa ghi nhận chế định cơ quan bảo hiến
chuyên trách, việc không ghi nhận một chế định liên quan đến bảo vệ Hiến pháp có nghĩa
vẫn tuân thủ những nét cơ bản, tiếp tục áp dụng mô hình bảo vệ bảo hiến theo Hiến pháp
1992 sửa đổi năm 2001: mô hình bảo hiến dựa trên cơ chế kiểm tra, giám sát của Quốc
hội. 
Lịch sử lập hiến Việt Nam tính từ bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946 đến Hiến pháp mới
2013 đã trải qua 67 năm với 5 bản Hiến pháp thành văn, tư tưởng lập hiến đã sự thay đổi
tiến bộ theo thời gian, bản Hiến pháp sau kế thừa đầy đủ tinh hoa của các bản Hiến pháp
trước. Mô hình bảo hiến Quốc hội được xây dựng từ bản Hiến pháp 1959 đến bản Hiến
pháp mới nhất năm 2013.  
Giai đoạn ban đầu xuất hiện những phương án về cơ chế tài phán Hiến pháp ở nước ta
bao gồm:  
Phương án thứ nhất: thành lập Ủy ban bảo vệ Hiến pháp trực thuộc Quốc hội. Ủy ban bảo
vệ Hiến pháp sẽ được tổ chức tương tự như các Ủy ban khác của Quốc hội, thực hiện
nhiệm xem xét tính hợp hiến của những văn bản dưới luật của cá cơ quan nhà nước ban
hành. Ủy ban không được xem xét những văn bản pháp lý mà Quốc hội ban hành và thẩm
quyền được trao hoàn toàn mang tính tham vấn khi báo cáo kết quả xem xét tính hợp hiến
với Quốc hội.  
Phương án thứ hai: trao nhiệm vụ bảo hiến cho cơ quan Tư pháp mà chủ thể xác định là
Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tối cao được trực tiếp trao quyền thực hiện
nhiệm vụ bảo hiến, xem xét những văn bản pháp lý của cơ quan quyền lực nhà nước.  
Phương án thứ ba: thành lập cơ quan bảo hiến độc lập. Cơ quan bảo hiến độc lập với
Quốc hội, có thẩm quyền, trình tự và thủ tục bảo hiến riêng. Ở phương án này hướng đến
những mô hình bảo hiến hiệu quả ở châu Âu bao gồm: Tòa án Hiến pháp và hội đồng
Hiến pháp. Hai mô hình lớn trên thế giới và đã có hiệu quả khi đưa vào hoạt động thực
tiễn. 
Bên cạnh sự ủng hộ xây dựng cơ chế bảo hiến mới ở nước ta thì cũng xuất hiện ý kiến
phản đối việc hình thành cơ chế bảo hiến mới. Những cá nhân phản đối xây dựng mô
hình bảo hiến mới đưa ra những lập luận xuất phát từ suy nghĩ chủ quan về sự cần thiết
tồn tại về cơ chế bảo hiến mới. Quá trình tranh luận và đóng góp ý kiến về mô hình bảo
hiến diễn ra sôi nổi hơn vào thời điểm những năm bắt đầu quy trình sửa đổi Hiến pháp.
Đồng thời không có bất cứ quy định nào về bảo hiến được ghi nhận trong Hiến pháp mới,
nước ta vẫn duy trì và tiếp tục sử dụng mô hình bảo hiến Quốc hội đã sử dụng trong Hiến
pháp 1992 để bảo vệ giá trị tối cao của Hiến pháp. 
 Đặc điểm  
Việt Nam hiện nay không tồn tại cơ quan bảo hiến chuyên trách, không tồn tại hội đồng
Hiến pháp, không tồn tại tòa án Hiến pháp và hệ thống tòa án tư pháp cũng không có
chức năng bảo hiến. Hiến pháp 2013 đã giao cho Quốc hội là chủ thể trung tâm trong việc
thực hiện chức năng bảo hiến. Do là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hội
kiểm soát và chi phối hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước kể cả hoạt động giám sát
Hiến pháp. Quốc hội giám sát, bảo vệ Hiến pháp thông qua những quy định của Hiến
pháp và pháp luật. Hệ thống pháp luật quy định cơ chế bảo hiến Việt Nam là hai cấp,
thẩm quyền bảo hiến được trao rất nhiều cơ quan từ trung ương đến địa phương. Ở trung
ương, Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Ủy
ban pháp luật thuộc Quốc hội, bộ Tư pháp thuộc chính phủ đều được trao thẩm quyền bảo
hiến. 
Đối tượng chủ yếu của cơ chế bảo hiến hiện tại hướng đến việc xem xét tính hợp hiến
những văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Quy định về
thẩm quyền đều hướng tới hình thức kiểm tra, giám sát chéo nhau giữa các cơ quan nhà
nước chứ không đề cập đến yêu cầu bảo hiến của nhân dân. Quyền yêu cầu xem xét tính
hợp hiến của công dân không được đề cập đến trong quy định về bảo hiến hiện nay, nhân
dân sẽ đòi quyền lợi ích hợp pháp của mình ở đâu khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
hại bởi các văn bản hay hành vi vi phạm Hiến pháp. 
Trình tự thủ tục của cơ chế bảo hiến hiện tại không rõ ràng khi không tồn tại quy định
nào về cách thức tiến hành hoạt động bảo hiến của cơ quan nhà nước, không có sự công
khai, thống nhất khi tiến hành bảo vệ Hiến pháp. Trong điều kiện phát triển và hội nhập
hiện nay đòi hỏi cần tồn tại những quy định về trình tự, thủ tục bảo hiến để các cơ quan,
cá nhân và tổ chức có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ bảo hiến. 
Quốc hội đóng vai trò trung tâm trong cơ chế bảo hiến hiện nay. Quốc hội thực hiện
quyền giám sát tối cao mọi hoạt động giám sát thi hành pháp luật, các cơ quan được phân
công có nhiệm vụ thực hiện thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy quy định số
lượng lớn cơ quan thực hiện bảo vệ Hiến pháp nhưng lại không có cơ quan chuyên trách
thực hiện quyền bảo hiến, rà soát tính hợp hiến. Ngay cả Quốc hội cũng chỉ mang tính
tham vấn trong vấn đề bảo hiến chứ không đi vào thực tiễn hoạt động bảo vệ Hiến pháp. 
IV.  Đánh giá sự phù hợp, ưu điểm, hạn chế của mô hình bảo hiến ở Việt
Nam hiện nay.  
 Đánh giá sự phù hợp 
Lần đầu tiên, một bản Hiến pháp đã xác lập một thiết chế chuyên biệt nhằm bảo vệ những
giá trị được Hiến pháp ghi nhận. Vì những điều kiện khách quan và chủ quan, mô hình
hội đồng Hiến pháp theo dự thảo đã không được thông qua. Mô hình bảo hiến chuyên
trách đã không được xây dựng trong bản Hiến pháp mới. Nhu cầu về một mô hình cơ
quan bảo hiến chuyên trách vẫn còn tồn tại nên coi việc thành lập Hội đồng Hiến pháp
theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là phương án khả thi. Xét trên cơ sở đặc điểm
và yêu cầu của mô hình hội đồng Hiến pháp theo dự thảo thì cho dù hiện nay Hiến pháp
2013 đã có hiệu lực thì việc tiến hành xây dựng mô hình bảo hiến hội đồng Hiến pháp
theo dự thảo là hoàn toàn có khả năng thực hiện được. 
 Ưu điểm 
Mô hình bảo hiến hiện tại là mô hình đặc thù phù hợp có những điểm phù hợp với hệ
thống pháp luật quốc gia hiện nay. Mô hình dựa trên hoạt động giám sát kiểm tra tính hợp
hiến, hợp pháp của những văn bản pháp lý được ban hành cũng như trong hoạt động của
cơ quan nhà nước. Mô hình lấy nền tảng là Hiến pháp cùng với sự hoạt động của Quốc
hội trong vấn đề kiểm sát hoạt động của bộ máy nhà nước. Phương thức hoạt động kiểm
tra giám sát ở nước ta tương đối cụ thể. Việc giám sát bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp
và tính thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật là sự phối hợp giữa nhiều cơ quan
khác nhau trong bộ máy nhà nước từ Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành. Cơ chế được phân cấp quản lý nhà nước rõ
ràng, sự phối hợp được ghi nhận mang tính đồng bộ cao. 
Cách thức xây dựng mô hình bảo hiến hiện nay đảm bảo cho nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất có sự phân công, phối hợp và giám sát. Quyền lực của Quốc hội, cơ
quan quyền lực cao nhất đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân vẫn được giữ
vững. Những văn bản quy phạm quốc hội ban hành đều được đảm bảo tính pháp lý bởi
bản thân cơ quan ban hành. Tính pháp lý của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật
cũng đáp ứng yêu cầu của mô hình bảo hiến chuyên trách. 
Mô hình bảo hiến hoạt động đã bước đầu tạo ra những nền tảng nhất định, từng bước
trong việc xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách trong tương lai. Nền tảng bảo hiến
đến từ hoạt động phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với nhau và quy trình
xây dựng quy trình ban hành văn bản quy phạm đầy đủ, chi tiết khiến cơ quan chuyên
trách nếu được thành lập sẽ hoạt động một cách hiệu quả. 
 Hạn chế  
Mô hình bảo hiến Quốc hội không đủ khả năng để ngăn chặn những hành vi vi hiến. Mô
hình bảo hiến hiện nay cũng không tồn tại quy định rõ ràng về thẩm quyền, trách nhiệm,
về thủ tục hay trình tự bảo hiến cụ thể. Tất cả chỉ ở mức ước chừng chứ không có văn bản
cụ thể xác định. Tính chất hình thức, không sử dụng Hiến pháp trong hoạt động nảy sinh
sự sai lầm trong nhận thức của toàn thể xã hội về cơ chế bảo hiến. 
Cơ chế bảo hiến hiện nay Việt Nam, Quốc hội giữ hai vai trò vô cùng quan trọng trong
hoạt động bộ máy nhà nước: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan
đại diện cho nhân dân toàn quốc giữa chức năng lập hiến, lập pháp. Quốc hội giữ vai trò
quyết định vận mệnh quốc gia, những vấn đề quan trọng của đất nước. Quốc hội là cơ
quan giữ quyền kiểm sát pháp luật và hoạt động bộ máy nhà nước thông qua cơ chế kiểm
tra giám sát tối cao hoạt động nhà nước. Vừa giữ vai trò xây dựng pháp luật vừa giữ vai
trò kiểm soát pháp luật khiến cho hoạt động bảo vệ Hiến pháp của Quốc hội gặp nhiều
vấn đề khó khăn. Thực hiện xây dựng văn bản pháp theo định hướng đã thông qua, ban
hành có hiệu lực trên thực tế rồi mới phát hiện ra những vấn đề vi hiến thì việc tuyên bố
huỷ bỏ một phần hay toàn bộ văn bản pháp luật sẽ không hề dễ dàng. Trên thực tế, chưa
có một văn bản quy phạm nào bị tuyên huỷ bộ một phần hay toàn bộ văn bản trái Hiến
pháp và luật. 
Đặc biệt là vấn đề giải thích quy định Hiến pháp. Hiến pháp chưa mang lại sự thống nhất
trong toàn bộ hệ thống pháp luật. Hiến pháp khi xây dựng còn nhiều vấn đề chưa được
chú trọng và làm sáng tỏ. Nhiệm vụ giải thích Hiến pháp cần được giao cho cơ quan
chuyên trách liên quan đến Hiến pháp thực hiện là đảm bảo tính hiệu quả. 
hệ thống kiểm tra, giám sát hiện nay tồn tại nhiều chủ thể; nhiều tầng giám sát làm hạn
chế và làm lu mờ vai trò giám sát tối cao của Quốc hội đồng thời giảm đi tính pháp lý,
tính hiệu lực của các hoạt động bảo hiến. Việc giám sát quá nhiều chủ thể dẫn đến tình
trạng không hiệu quả, hơn nữa quốc hội vừa là cơ quan lập pháp, vừa là cơ quan thực
hiện quyền giám sát tối cao việc tuân thủ Hiến pháp. Theo đó, Quốc hội vừa làm luật, vừa
giám sát, quyết định về việc một đạo luật do chính Quốc hội ban hành là trái Hiến pháp,
Quốc hội còn có trách nhiệm giải quyết việc tuân thủ Hiến pháp trong hoạt động xét xử
của Tòa án (quyền tư pháp). Quốc hội làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo
đa số, cách thức như vậy không đảm bảo được hiệu quả của cơ chế bảo hiến và thực tiễn
cho thấy cơ chế này chưa hiệu quả. Trên thực tế, đã có các trường hợp văn bản Luật trái
Hiến pháp và các văn bản luật cũng trái nhau nhưng không có cơ quan nào đứng ra “phán
quyết” hay hủy bỏ văn bản pháp luật không hợp hiến, hợp pháp. 
Mô hình bảo hiến như hiện tại thực tế đã không còn đủ hiệu quả, hoạt động bộc lộ hạn
chế mà khó có thể khắc phục. Vì vậy, cần có cái nhìn đúng đắn về sự thay đổi mô hình
bảo hiến ở Việt Nam, những hạn chế và ưu điểm đã làm rõ hơn tại sao chúng ta cần mô
hình bảo hiến chuyên trách. Nhìn nhận khách quan, việc xây dựng mô hình bảo hiến
chuyên trách sẽ gặp rất nhiều vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, đa phần đều bắt nguồn từ
nguyên nhân chủ quan, ngại thay đổi, tránh những ảnh hưởng đến bộ máy nhà nước và hệ
thống pháp luật. Đã đến thời điểm cần có sự thay đổi. 
V. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mô hình bảo hiến ở Việt
Nam hiện nay.  
Từ sự nghiên cứu đánh giá về các mô hình bảo hiến trên thế giới cùng với những nhận
định cụ thể để có thể áp dụng hiệu quả mô hình Việt Nam, em xin đề xuất mô hình “Hội
đồng Hiến pháp”. Mô hình hội đồng Hiến pháp là mô hình phù hợp và khả thi nhất cho
Việt Nam, bởi những nguyên nhân: hệ thống tư pháp độc lập với các ngành quyền lực
khác; Hệ thống Tòa án phải đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ Hiến pháp.

You might also like