ĐỀ CƯƠNG CUỐI KÌ 1 ĐỊA 10 KO CHUYÊN

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

PHẦN TRẮC NGHIỆM

BÀI 20 + 21 + 22. ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP


Câu 1. Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp là
A. nguồn nước và khí hậu B. đất đai và nguồn nước
C. địa hình và nguồn nước D. sinh vật và đất đai
Câu 2. Lúa gạo phân bố tập trung ở miền
A. nhiệt đới. B. ôn đới. C. cận nhiệt. D. hàn đới.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò của cây công nghiệp?
A. Khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh.
B. Tận dụng tài nguyên đất, góp phần bảo vệ môi trường.
C. Cung cấp tinh bột và chất dinh dưỡng cho người và gia súc.
D. Là nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm.
Câu 4. Loại cây lương thực nào thích nghi với nhiều loại khí hậu, được trồng rộng rãi nhất?
A. Lúa mì. B. Ngô. C. Lúa gạo. D. Khoai tây.
Câu 5. Vùng trồng lúa gạo chủ yếu trên thế giới là
A. châu Á gió mùa. B. quần đảo Caribê.
C. phía đông Nam Mĩ. D. khu vực Tây Phi.
Câu 6. Đâu không phải là định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai:
A. Gắn với thị trường tạo thành chuỗi giá trị nông sản
B. Ứng dụng công nghệ cao để phát triển nông nghiệp số
C. Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
D. Tập trung khai thác triệt để các nguồn lợi phát triển nông nghiệp
Câu 7. Đâu là biểu hiện của nền nông nghiệp hiện đại:
A. Cơ giới hóa và tự động hóa trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản
B. Hạn chế ứng dụng công nghệ số vào quản lí dữ liệu, điều hành sản xuất
C. Tích cực khai thác các giá trị của tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp
D. Không cần quan tâm đến vấn đề biến đổi khí hậu và phát triển bền vững
Câu 8. Đâu không phải là giải pháp bảo vệ diện tích rừng và đa dạng sinh học của các khu rừng tự
nhiên:
A. Thành lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia
B. Khuyến khích người dân trồng rừng
C. Đẩy mạnh khai thác gỗ và lâm sản
D. Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân
Câu 9. Hoạt động lâm nghiệp không bao gồm:
A. Trồng rừng B. Chế biến gỗ và lâm sản
C. Khai thác gỗ, lâm sản D. Dịch vụ lâm nghiệp
Câu 10. Trong sản xuất nông nghiệp, đất trồng được coi là
A. cơ sở vật chất. B. công cụ lao động. C. tư liệu sản xuất. D. đối tượng lao
động.
Câu 11. Yếu tố ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp là
A. đất đai. B. khí hậu. C. địa hình. D. sinh vật.
Câu 12. Cây lúa mì được trồng nhiều ở miền khí hậu nào sau đây?
A. Nhiệt đới và cận nhiệt. B. Ôn đới và cận nhiệt.
C. Nhiệt đới và ôn đới. D. Cận cực và ôn đới.
Câu 13. Sự phát triển và phân bố chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào
A. con giống. B. cơ sở thức ăn. C. hình thức chăn nuôi. D. thị trường tiêu thụ.
Câu 14. Hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hình thành và phát triển trong thời kì công
nghiệp hóa là
A. trang trại. B. hợp tác xã. C. hộ gia đình. D. vùng nông nghiệp.
Câu 15. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là
A. Máy móc và cây trồng. B. Hàng tiêu dùng và vật nuôi.
C. Cây trồng và vật nuôi. D. Cây trồng và hàng tiêu dùng.
Câu 16. Trang trại không có đặc điểm nào sau đây?
A. Sản xuất hàng hóa. B. Chuyên môn hóa và thâm canh.
C. Nhỏ lẻ, đa canh. D. Sở hữu cá nhân, thuê mướn lao động.
Câu 17. Hình thức nào là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp?
A. Trang trại. B. Vùng nông nghiệp.
C. Hợp tác xã. D. Nông trường quốc doanh.
Câu 18. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành sản xuất nông nghiệp?
A. Mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ.
B. Tạo ra máy móc thiết bị cho sản xuất.
C. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
D. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
Câu 19. Đặc điểm nào sâu đây không đúng với ngành nông nghiệp?
A. Cây trồng, vật nuôi là đối tượng lao động. B. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.
C. Sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Sản xuất có tính thời vụ.
Câu 20. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây lúa mì?
A. Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, dễ thoát nước.
B. Ưa khí hậu nóng, ẩm chân ruộng ngập nước.
C. Ưa khí hậu ẩm, cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng.
D. Ưa khí hậu ấm, khô cần nhiệt độ thấp đầu thời kì sinh trưởng.
Câu 21. Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của cây công nghiệp?
A. Phá thế độc canh, góp phần bảo vệ môi trường.
B. Khắc phục được tính mùa vụ, tận dụng tài nguyên đất.
C. Nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
D. Cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
Câu 22. Nhận định nào sau đây đúng với đặc điểm sinh thái của cây cao su?
A. Ưa nhiệt, ẩm, thích hợp nhất với đất ba dan.
B. Nhiệt, ẩm rất cao, thích hợp với đất phù sa mới.
C. Ưa nóng và ánh sáng, cần đất tốt nhiều phân bón.
D. Ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp nhất là đất ba dan và đất đá vôi.
Câu 23. Nguồn thủy sản cung cấp cho thế giới nhiều nhất đến từ
A. khai thác ở sông, suối. B. nuôi trong các ao, hồ, đầm.
C. khai thác từ các biển và đại dương. D. nuôi ở các vùng ven biển.
Câu 24. Giải pháp quan trọng nhất để khắc phục tính mùa vụ trong nông nghiệp là
A. dự báo chính xác sự thay đổi của khí hậu.
B. phát triển đa dạng các trang trại nông nghiệp.
C. đẩy mạnh thâm canh và chuyên môn hóa sản xuất.
D. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí, đa dạng hóa sản xuất.
Câu 25. Biểu hiện của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là
A. sử dụng nhiều công cụ thủ công và sức người.
B. chủ yếu tạo ra sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.
C. sản xuất theo lối quảng canh để tăng năng suất.
D. hình thành và phát triển vùng chuyên môn hóa.
Câu 26. Phần lớn thức ăn của ngành chăn nuôi được cung cấp bởi
A. các đồng cỏ tự nhiên. B. sản phẩm của ngành trồng trọt.
C. sản phẩm ngành thủy sản. D. sản phẩm của cây công nghiệp.
Câu 27. Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi đã có tiến bộ vượt bậc nhờ vào
A. kinh nghiệm trong sản xuất. B. công nghiệp chế biến thức ăn.
C. giống cây trồng năng suất cao. D. thuận lợi về khí hậu, nguồn nước.
Câu 28. Biện pháp để sử dụng đất nông nghiệp hiện nay có hiệu quả
A. Tích cực mở rộng diện tích đất canh tác.
B. Trồng rừng chống xói mòn đất ở miền núi.
C. Đẩy mạnh hình thức canh tác quảng canh.
D. Nâng cao độ phì cho đất, sử dụng hợp lý, tiết kiệm đất.
Câu 29. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản
xuất tiến bộ dựa trên
A. Tập quán canh tác cổ truyền. B. Chuyên môn hóa và thâm canh.
C. Công cụ thủ công và sức người. D. Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tại chỗ.
Câu 30. Nhân tố nào làm giảm tính phụ thuộc vào tự nhiên của nông nghiệp?
A. Quan hệ sở hữu ruộng đất. B. Dân cư lao động.
C. Tiến bộ khoa học kỹ thuật. D. Thị trường.
Câu 31. Gia cầm thường được nuôi nhiều nhất ở
A. vùng chuyên lương thực. B. vùng chuyên canh hoa màu.
C. vùng nuôi trồng thủy sản. D. các đô thị gắn với thị trường tiêu thụ lớn.
Câu 32. Ngành nuôi trồng thủy sản đang phát triển theo hướng
A. nuôi thâm canh để tiết kiệm chi phí ban đầu.
B. nuôi quảng canh để tiết kiệm chi phí thức ăn.
C. nuôi đặc sản và thực phẩm cao cấp có giá trị kinh tế cao.
D. nuôi những loài thời gian sinh trưởng ngắn để đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường.
Câu 33. Việc đẩy mạnh nông nghiệp là nhiệm vụ chiến lược hàng đầu ở các nước đang phát triển
chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?
A. Bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
C. Sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
D. Cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
Câu 34. Trên thế giới sản lượng xuất khẩu lúa gạo nhỏ hơn lúa mì do các nước trồng nhiều lúa gạo
thường
A. làm lương thực cho con người. B. làm thức ăn cho chăn nuôi.
C. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. D. do giá thành xuất khẩu thấp.
Câu 35. Để khắc phục các hạn chế do tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp gây ra, cần thiết
phải
A. đa dạng hóa sản xuất và phải sử dụng hợp lí và tiết kiệm đất.
B. phát triển ngành nghề dịch vụ và tôn trọng quy luật tự nhiên.
C. đa dạng hóa sản xuất và xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí.
D. xây dựng cơ cấu nông nghiệp hợp lí và nâng cao độ phì của đất.
Câu 36. Giải pháp để đưa nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế hiện
đại là
A. tích cực mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản đặc thù.
B. nâng cao sản suất và chất lượng các cây công nghiệp lâu năm.
C. hình thành và phát triển các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
D. phát triển quy mô diện tích các loại cây công nghiệp hàng năm.
Câu 37. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2012-2015.
(Đơn vị: Nghìn ha)
Năm 2012 2013 2014 2015
Lúa đông xuân 3 124, 3 3 105, 6 3 116, 5 3 112, 8
Lúa hè thu và thu 2 659, 1 2 810, 8 2 734, 1 2 783, 0
Lúa mùa 1 977, 8 1 986, 1 1 965, 6 1 934, 8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với tổng diện tích lúa cả năm của
nước ta, giai đoạn 2012-2015?
A. Tăng trong giai đoạn 2012- 2013. B. Giảm liên tục trong giai đoạn 2012-
2014.
C. Tăng nhưng không ổn định. D. Giảm trong giai đoạn 2013- 2014.
Câu 38. Nguyên nhân nào sau đây làm cho ngành chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước đang phát triển?
A. Công nghiệp chế biến còn hạn chế. B. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nhỏ hẹp.
C. Trình độ khoa học - kĩ thuật chưa cao. D. Cơ sở thức ăn chăn nuôi chưa đảm bảo.
Câu 39. Đối với các nước đang phát triển, đông dân, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là nhiệm vụ
chiến lược hàng đầu vì
A. tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng. B. góp phần giải quyết vấn đề việc làm.
C. nâng cao dinh dưỡng cho người dân. D. đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Câu 40. Phát biểu nào sau đây đúng về điểm giống nhau của sản xuất nông nghiệp và công
nghiệp?
A. Trực tiếp tạo ra của cải vật chất. B. Đối tượng là các nguyên, nhiên liệu.
C. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu. D. Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Câu 41. Sản xuất nông nghiệp có tính mùa vụ do nguyên nhân nào sau đây?
A. Các loại đất trồng rất phong phú và đa dạng.
B. Thời gian lao động dài hơn thời gian sản xuất.
C. Thời gian sản xuất dài hơn thời gian lao động.
D. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.
Câu 42. Cần tăng cường thâm canh trong sản xuất nông nghiệp nhằm
A. hạn chế ảnh hưởng của tự nhiên. B. xây dựng cơ cấu mùa vụ hợp lí.
C. mở rộng diện. tích đất nông nghiệp. D. nâng cao năng suất cây trồng.

Câu 43. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là?
A. Đảm bảo lương thực, thực phẩm cho mỗi gia đình.
B. Tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp trong vùng.
C. Phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái nông nghiệp.
D. Loại bỏ được tinh bấp bênh, không ổn định trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 44. Để đẩy mạnh thâm canh trong sản xuất nông nghiệp cần phải?
A. Nâng cao hệ số sử dụng đất. B. Duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
C. Đảm bảo nguồn nước trên mặt cho đất. D. Tăng cường bón phân hóa học cho đất.
Câu 45. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với
A. các khu vực dân cư đông đúc. B. các xí nghiệp công nghiệp chế biến.
C. các cảng biển hoặc sân bay để xuất khẩu. D. các thành phố lớn, nơi có nhu cầu tiêu thụ lớn.
Câu 46. Cho bảng số liệu sau:
SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
NĂM 2014
Nước Sản lượng lương thực Số dân
(triệu tấn) (triệu người)
Trung Quốc 557, 4 1364, 3
Ấn Độ 294, 0 1295, 3
Inđônêxia 89, 9 254, 5
Việt Nam 50, 2 90, 7
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2014)
Theo bảng số liệu trên, cho biết nhận xét nào đúng với bình quân lương thực theo đầu người của
một số nước trên thế giới năm 2014?
A. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc cao nhất.
B. Bình quân lương thực theo đầu người của Inđônêxia cao hơn Việt Nam.
C. Bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc gấp 1, 5 lần Ấn Độ.
D. Bình quân lương thực theo đầu người của Việt Nam gấp 1, 6 lần Inđônêxia.
Câu 47. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG,
GIAI ĐOẠN 2015 - 2021
(Đơn vị: nghìn ha)
Năm 2015 2017 2018 2019 2021
Đồng bằng sông Hồng 1110,9 1071,4 1040,8 1012,3 953,4
Đồng bằng sông Cửu 4301,5 4185,3 4107,5 4068,9 3893,7
Long
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để so sánh tổng diện tích lúa của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long, giai đoạn 2015-2021, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường
Câu 48: Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU
NGƯỜI
CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2020
Tổng số dân Sản lượng lương thực Bình quân lương thực theo
Năm
(nghìn người) (nghìn tấn) đầu người (kg/người)
2010 86497 44632,2 513,4
2015 91713 50379,5 546,2
2019 96484 48230,9 499,89
2020 97582,7 47321,0 484,93
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, NXB Thống kê, 2021)
Theo bảng số liệu, để thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng số dân, sản lượng lương thực và bình
quân lương thực theo đầu người nước ta giai đoạn 2010 - 2020, dạng biểu đồ nào sau đây thích hợp
nhất?
A. Cột. B. Tròn. C. Miền. D. Đường.
BÀI 23 +24 + 25. ĐỊA LÍ NGÀNH CÔNG NGHIỆP

Câu 1. Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng khu công nghiệp là
A. tài nguyên thiên nhiên. B. vị trí địa lí.
C. dân cư và nguồn lao động. D. cơ sở hạ tầng.
Câu 2. Đâu không phải sản phẩm của ngành công nghiệp thực phẩm?
A. Dệt - may, da giày, nhựa. B. Thịt, cá hộp và đông lạnh.
C. Rau quả sấy và đóng hộp. D. Sữa, rượu, bia, nước giải khát.
Câu 3. Ngành công nghiệp năng lượng bao gồm những phân ngành nào sau đây?
A. Công nghiệp điện lực, hóa chất và khai thác than.
B. Khai thác dầu khí, công nghiệp luyện kim và cơ khí.
C. Khai thác gỗ, khai thác dầu khí và công nghiệp nhiệt điện.
D. Khai thác than, khai thác dầu khí và công nghiệp điện lực.
Câu 4. Dầu mỏ tập trung nhiều nhất ở khu vực nào sau đây?
A. Bắc Mĩ. B. Châu Âu. C. Trung Đông. D. Châu Đại Dương.
Câu 5. Than là nguồn nhiên liệu quan trọng cho
A. nhà máy chế biến thực phẩm. B. nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim
C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. D. nhà máy thủy điện, nhà máy điện hạt
nhân.
Câu 6. Khoáng sản nào sau đây được coi là “vàng đen” của nhiều quốc gia?
A. Than. B. Dầu mỏ. C. Sắt. D. Mangan.
Câu 7. Từ dầu mỏ người ta có thể sản xuất ra được nhiều loại
A. hóa phẩm, dược phẩm. B. hóa phẩm, thực phẩm.
C. dược phẩm, thực phẩm. D. thực phẩm, mỹ phẩm.
Câu 8. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng bao gồm
A. thịt, cá hộp và đông lạnh, rau quả sấy.
B. dệt - may, chế biến sữa, sành - sứ - thủy tinh.
C. nhựa, sành - sứ - thủy tinh, nước giải khát.
D. dệt - may, da giày, nhựa, sành - sứ - thủy tinh.
Câu 9. Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp thực phẩm là sản phẩm của ngành
A. khai thác gỗ, khai thác khoáng sản. B. khai thác khoáng sản, thủy sản.
C. trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. D. khai thác gỗ, chăn nuôi và thủy sản.
Câu 10. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất là
A. điểm công nghiệp. B. vùng công nghiệp.
C. trung Tâm công nghiệp. D. khu công nghiệp tập trung.
Câu 11. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò
A. nhằm áp dụng có hiệu quả thành tựu KHKT vào sản xuất.
B. nhằm sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên, vật chất và lao động.
C. nhằm hạn chề tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra.
D. nhằm phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 12. Các trung tâm công nghiệp thường được phân bố đâu?
A. Thị trường lao động rẻ. B. Giao thông thuận lợi.
C. Nguồn nguyên liệu phong phú. D. Những thành phố lớn.
Câu 13. Về phương diện quy mô có thể xếp các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp theo thứ tự
từ nhỏ đến lớn như sau
A. Điểm công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, vùng công nghiệp.
B. Điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp.
C. Khu công nghiệp, điểm công nghiệp, vùng công nghiệp, trung tâm công nghiệp.
D. Vùng công nghiệp, khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp, điểm công nghiệp.
Câu 14. Khu vực có ranh giới rõ ràng, tập trung tương đối nhiều xí nghiệp với khả năng hợp tác
sản xuất cao là đặc điểm của
A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp. C. trung tâm CN. D. vùng công
nghiệp.
Câu 15. Ý nào sau đây thể hiện đặc điểm trung tâm công nghiệp?
A. Là một điểm dân cư trong đó có vài xí nghiệp công nghiệp.
B. Có ranh giới rõ ràng, có quy mô từ vài chục đến vài trăm hecta.
C. Khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với một đô thị có quy mô từ vừa đến lớn.
D. Không gian rộng lớn, tập trung nhiều xí nghiệp công nghiệp với chức năng khác nhau.
Câu 16. Ngành công nghiệp được coi là thước đo trình độ phát triển khoa học - kĩ thuật của mọi
quốc gia trên thế giới là
A. công nghiệp năng lượng. B. điện tử - tin học.
C. sản xuất hàng tiêu dùng. D. công nghiệp thực phẩm.
Câu 17. Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm, sản xuất công nghiệp được chia thành 2 nhóm
ngành
A. công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. B. công nghiệp khai thác và công nghiệp
nhẹ.
C. công nghiệp chế biến và công nghiệp nặng. D. công nghiệp khai thác và công nghiệp
chế biến.
Câu 18. Ngành nào sau đây thuộc ngành công nghiệp năng lượng?
A. luyện kim. B. dệt may. C. cơ khí. D. điện lực.
Câu 19. Căn cứ để phân loại các ngành công nghiệp thành hai nhóm: công nghiệp khai thác và
công nghiệp chế biến là
A. nguồn gốc của sản phẩm. B. tính chất sở hữu của sản phẩm.
C. công dụng kinh tế của sản phẩm. D. tính chất tác động đến đối tượng lao
động.
Câu 20. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là ngành kinh tế quan trọng và cơ bản của các
quốc gia?
A. Thực phẩm. B. Năng lượng.
C. Điện tử - tin học. D. Sản xuất hàng tiêu dùng.
Câu 21. Đặc điểm nào sau đây đúng với điểm công nghiệp?
A. Gắn với đô thị vừa và lớn. B. Khu vực có ranh giới rõ ràng.
C. Là một vùng lãnh thổ rộng lớn. D. Đồng nhất với một điểm dân cư.
Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm ngành công nghiệp dệt may?
A. Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. B. Lao động dồi dào, nhu cầu lớn về nhân công.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn vì có dân số đông. D. Đòi hỏi trình độ khoa học - kĩ thuật cao.
Câu 23. Tính chất tập trung cao độ trong công nghiệp được thể hiện rõ ở việc
A. làm ra tư liệu sản xuất và sản phẩm tiêu dùng.
B. phân phối sản phẩm công nghiệp trên thị trường.
C. tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm.
D. tập trung nhiều điểm công nghiệp và xí nghiệp công nghiệp.
Câu 24. Sự phát triển của công nghiệp thực phẩm có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của ngành nào
sau đây?
A. Luyện kim. B. Xây dựng. C. Nông nghiệp. D. Khai khoáng.
Câu 25. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng chịu ảnh hưởng nhiều bởi
A. việc sử dụng nhiên liệu, chi phí vận chuyển. B. thời gian và chi phí xây dựng tốn kém.
C. lao động, nguyên liệu và thị trường tiêu thụ. D. nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ.
Câu 26. Phát biểu nào dưới đây không đúng với vai trò của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu
dùng?
A. Giải quyết việc làm cho lao động. B. Nâng cao chất lượng cuộc sống.
C. Phục vụ cho nhu cầu con người. D. Không có khả năng xuất khẩu.
Câu 27. Nguồn năng lượng nào dưới đây được coi là năng lượng sạch có thể tái tạo được?
A. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí đốt. D. Địa nhiệt.
Câu 28. Nhân tố làm thay đổi việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công
nghiệp là
A. thị trường tiêu thụ. B. dân cư và lao động.
C. đường lối chính sách. D. tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 29. Ngành công nghiệp nào sau đây cần phải đi trước một bước trong quá trình công nghiệp
hóa của các quốc gia đang phát triển?
A. Điện lực. B. Thực phẩm. C. Điện tử - tin học D. Sản xuất hàng tiêu
dùng.
Câu 30. Nhân tố nào sau đây có tác động đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng các xí nghiệp, khu
công nghiệp?
A. Thị trường. B. Vị trí địa lí. C. Cơ sở hạ tầng. D. Nguồn lao động.
Câu 31. Ở nước ta hiện nay, dầu mỏ đang khai thác nhiều ở vùng
A. Bắc trung Bộ. B. Đồng bằng sông Hồng. C. Đông Nam Bộ D. Duyên hải Nam Trung
Bộ.
Câu 32. Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp phổ biến trong thời kì công nghiệp hóa là
A. điểm công nghiệp. B. khu công nghiệp.
C. trung tâm công nghiệp. D. vùng công nghiệp.
Câu 33. Sản xuất công nghiệp khác sản xuất nông nghiệp ở đặc điểm nào sau đây?
A. Có tính chất tập trung cao độ. B. Cần nguồn lao động dồi dào.
C. Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. D. Bao gồm một số ngành phức tạp.
Câu 34. Mục đích chủ yếu của việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung ở các nước đang phát
triển là
A. sản xuất phục vụ xuất khẩu. B. thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
C. đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất. D. tạo sự hợp tác sản xuất giữa các xí
nghiệp.
Câu 35. Cho biểu đồ:

(Nguồn số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
B. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
C. Qui mô và cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
D. Cơ cấu sản lượng than sạch, dầu thô và điện của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2015.
Câu 36. Khu công nghiệp tập trung phổ biến ở nhiều nước đang phát triển vì
A. có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao.
B. phù hợp với điều kiện lao động và nguồn vốn.
C. thúc đẩy đầu tư và tăng cường hợp tác quốc tế.
D. thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 37. Ở Việt Nam phổ biến hình thức khu công nghiệp tập trung vì
A. có nguồn lao động dồi dào, trình độ cao. B. đạt được hiệu quả kinh tế cao.
C. có nhiều ngành nghề thủ công truyền thống. D. có cơ sở hạ tầng khá phát triển.
Câu 38: Cho biểu đồ về than sạch và điện của nước ta giai đoạn 2014 – 2018:
Triệu tấn Tỷ Kwh
50 250
41 42
39
40 200
209
30 176 150
141
20 100

10 50

0 0
2014 2016 2018

Than sạch Điện


(Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2018, NXB Thống kê, 2019)
Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây?
A. Cơ cấu sản lượng than sạch và điện.
B. Quy mô sản lượng than sạch và điện.
C. Chuyển dịch cơ cấu sản lượng than sạch và điện.
D. Tốc độ tăng trưởng sản lượng than sạch và điện.

Câu 39. Cho bảng số liệu:


SẢN LƯỢNG MỘT SỐ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2010 - 2019
Năm 2010 2012 2015 2019
Than sạch (Nghìn tấn) 44 835 42 083 41 664 46 380
Dầu thô (Nghìn tấn) 15 014 16 739 18 746 13 090
Khí tự nhiên (Triệu m3) 9 402 9 355 10 660 10 210
(Nguồn: Niên giám thống kê 2019, NXB Thống kê, 2020)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sản lượng một số sản phẩm công nghiệp nước ta giai đoạn 2010 -
2019, dạng biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Tròn. B. Miền. C. Đường. D. Kết hợp.
Bài 40. Cho bảng số liệu:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ SẢN PHẨM CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2018
(Đơn vị: Triệu USD)
Năm 2010 2014 2017 2018
Hàng điện tử 3 590 11 434 26 282 29 562
Giày, dép 5 123 10 318 14 678 16 236
Hàng rau, hoa quả 460 1 489 3 508 3 906
(Nguồn: Niên giám thống kê 2018, NXB Thống kê, 2019)
Theo bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh giá trị xuất khẩu một số sản
phẩm của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2018?
A. Hàng điện tử tăng chậm hơn hàng giày, dép.
B. Hàng giày, dép có tốc độ tăng nhanh thứ hai.
C. Hàng rau, hoa quả có tốc độ tăng nhanh nhất.
D. Nhóm hàng điện tử có tốc độ tăng chậm nhất.
PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1. Cho bảng số liệu:


SẢN LƯỢNG THỦY SẢN CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2021
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm Tổng sản lượng Khai thác Nuôi trồng
2010 5412,7 2414,4 2728,3
2015 6582,1 3049,9 3532,2
2017 7313,4 3420,5 3892,9
2021 8792,5 3937,1 4855,4
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2020, Nhà xuất bản Thống kê, 2021)
a) Tính cơ cấu sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
b) Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng thủy sản của nước ta giai đoạn 2010 – 2021. Nhận
xét về sản lượng và cơ cấu sản lượng thủy sản nước ta trong giai đoạn trên. Giải thích
nguyên nhân.
Câu 2. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA,
GIAI ĐOẠN 2010 - 2021

Năm Diện tích (Triệu ha) Sản lượng (Triệu tấn)


2010 7,5 40,0
2015 7,8 45,1
2017 7,7 42,7
2019 7,5 43,5
2021 7,2 43,8
(Nguồn: Niên giám thống kê 2020, NXB Thống kê 2021)
a) Tính năng suất lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
b) Nhận xét diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2010 – 2021.
Câu 3: Phân tích tác động của đất đai, khí hậu, tiến bộ khoa học kĩ thuật và thị trường đến
sự phát triển và phân bố nông nghiệp.
Câu 4: Chứng minh ngành công nghiệp có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân?
Câu 5: Dựa vào 24.3 nhận xét sự phát triển và phân bố ngành sản xuất điện trên thế giới
giai đoạn 2015-2019. Giải thích vì sao công nghiệp điện lực lại tập trung ở các nước đang
phát triển và các nước công nghiệp hóa

You might also like