Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Tài liệu chuyên đề Dòng điện không đổi

04. ĐỊNH LUẬT OHM VỚI TOÀN MẠCH

1. Định luật Ôm cho toàn mạch


- Định luật Ôm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất

điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó:

Trong đó: ξ (V) là suất điện động của nguồn


I (A) là cường độ dòng điện chạy trong mạch chính
r (Ω) là điện trở trong của nguồn
RN (Ω) là tổng trở của mạch ngoài
- Độ giảm thế: Tích của cường độ dòng điện chạy qua một đoạn mạch và điện trở của nó được gọi là
độ giảm thế trên đoạn mạch đó. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm điện
thế ở mạch ngoài và mạch trong:
UAB = U = IRN = ξ – I.r là độ giảm thế mạch ngoài (hay hiệu điện thế mạch ngoài).
2. Hiện tượng đoản mạch
Hiện tượng đoản mạch là hiện tượng khi điện trở ngoài RN = 0 hay nối hai cực của một nguồn điện chỉ

bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ thì cường độ dòng điện lớn nhất:

VD: Pin: r cỡ vài Vôn nên làm cho pin nhanh hết điện
Ắc qui: r rất nhỏ nên I chạy qua ắc quy rất lớn nên mau hỏng
Do vậy, khi đoản mạch, dòng điện qua mạch có cường độ lớn và có hại.
3. Hiệu suất của nguồn điện

4. Định luật ôm đối với mạch kín gồm nhiều nguồn điện và máy thu mắc nối tiếp với điện trở thuần

Trong đó: RN là điện trở tương đương của mạch ngoài


ξ, r là suất điện động và điện trở trong của nguồn
ξp, rp là suất điện động và điện trở trong của máy thu điện với
quy ước: nguồn khi dòng điện đi vào từ cực âm và đi ra từ cực dương; máy
thu khi dòng điện đi vào từ cực dương và đi ra từ cực âm).

Ví dụ 1 [ĐVH]: Cho mạch điện như hình vẽ, với ampe-kế có
điện trở không đáng kể, còn vôn-kế có điện trở vô cùng lớn.
Biết nguồn điện có ξ = 9 V; r = 0,5 Ω và điện trở R = 4 Ω. Số
chỉ của vôn kế và ampe kế lần lượt bằng bao nhiêu?

Lời giải:
Ampe kế chỉ cường độ dòng điện chạy trong mạch chính:
Vôn kế chỉ hiệu điện thế hai đầu điện trở chính là hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài:
U = ξ – I.r = 9 – 2.0,5 = 8 V.

Ví dụ 2 [ĐVH]: Cho mạch điện như hình. Biết nguồn điện có suất điện động ξ = 12 V và có điện trở
trong r = 1 , các điện trở R1 = 10 , R2 = 5  và R3 = 8 .
a) Tính tổng trở RN của mạch ngoài.
b) Tính cường độ dòng điện I chạy qua nguồn điện và hiệu điện
thế mạch ngoài U.
c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu điện trở R1.
d) Tính hiệu suất H của nguồn điện.
e) Tính nhiệt lượng tỏa ra ở mạch ngoài trong thời gian 10 phút.
Lời giải:
a) Tổng trở mạch ngoài: RN = R1 + R2 + R3 = 23

b) Cường độ dòng điện chạy qua nguồn:

Hiệu điện thế mạch ngoài U:


c) Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R1: U1 = I.R1 = 0,5.10 = 5 V
d) Hiệu suất của nguồn điện:

e) Nhiệt lượng tỏa ra trong 10 phút ở mạch ngoài:

Ví dụ 3 [ĐVH]: Cho mạch điện như hình: ξ = 12 V, r = 1 , R1 = R2


= 4 , R3 = 3 , R4 = 5 .
a) Tìm điện trở tương đương mạch ngoài.
b) Tìm cường độ dòng điện mạch chính và UAB.
Tìm cường độ dòng điện trong mỗi nhánh và UCD.

Lời giải:

a) Ta có:

Điện trở tương đương của mạch ngoài:

b) Cường độ dòng điện trong mạch chính:


Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B: UAB = I.RN = 9,6 V
c) Do R12 và R34 bằng nhau, mà chúng mắc song song nên:

Ví dụ 4 [ĐVH]: Cho mạch điện như hình vẽ. Nguồn điện
có suất điện động ξ = 9 V và điện trở trong r = 1 . Các
điện trở mạch ngoài R1 = R2 = R3 = 3 , R4 = 6 .
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua các điện trở và hiệu
điện thế hai đầu mỗi điện trở.
b) Tính hiệu điện thế giữa hai điểm C và D.
c) Tính hiệu điện thế hai đầu nguồn điện và hiệu suất của
nguồn điện.

Lời giải:
a) R23 = R2 + R3 = 6  RN = RAB + R4 = 8 

Cường độ dòng điện trong mạch chính:

Hiệu điện thế giữa hai đầu R4:


Hiệu điện thế giữa hai điểm A, B:

Dòng điện qua R1:

Dòng điện qua R2 và R3 là:

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở R2 và R3 là:

b) Hiệu điện thế giữa hai điểm C và D:


c) Hiệu điện thế hai đầu nguồn:

Hiệu suất của nguồn: .

Ví dụ 5 [ĐVH]: Hai điện trở R1 = 2 , R2 = 6  mắc vào nguồn (ξ, r). Khi R1, R2 nối tiếp, cường độ
trong mạch IN = 0,5 A. Khi R1, R2 song song, cường độ mạch chính IS = 1,8 A. Tìm ξ, r.
Lời giải:

Khi [R1 nt R2]  RN = R1 + R2 = 2 + 6 = 8  (1)

Khi [R1 // R2]  (2)

Từ (1) và (2), suy ra:

Ví dụ 6 [ĐVH]: Acquy có r = 0,08 . Khi dòng điện qua acquy là 4 A, nó cung cấp cho mạch ngoài
một công suất bằng 8 W. Hỏi khi dòng điện qua acquy là 6 A, nó cung cấp cho mạch ngoài công suất
bao nhiêu?
Lời giải:
Hiệu điện thế mạch ngoài: U = ξ – rI.
Công suất cung cấp cho mạch ngoài: P = UI = (ξ – rI)I.
+) Với I = 4A  P = (ξ – 0,08.4).4 = 8  ξ = 2,32 V.
+) Với I’ = 6A  P = (2,32 – 0,08.6).6 = 11,04 W.
Vậy khi dòng điện qua acquy là 6A, nó cung cấp cho mạch ngoài công suất là P = 11,04 W.

Ví dụ 7 [ĐVH]: Nguồn ξ = 30 V, r = 1 Ω cung cấp cho mạch ngoài gồm R = 10 Ω và động cơ có ξp,
rp
a) Khi động cơ không quay thì cường độ dòng điện qua động cơ bằng 2,5 A. Tính rp?
b) Khi động cơ quay thì tạo ra công suất là 12 W. Tính ξp ?
Lời giải:
a) Khi động cơ không quay ξp = 0.

Ta có:

b) Bảo toàn năng lượng: ξI = Pich + I2(R + r + rp)


2 A hoặc I = 0,5 A
Mà ξp = 6 V hoặc ξp = 24 V.

Ví dụ 8 [ĐVH]: Một động cơ điện nhỏ (có điện trở trong rp = 2 Ω) khi hoạt động bình thường cần một
hiệu điện thế U = 9 V và cường độ dòng điện I = 0,75 A.
a) Tính công suất và hiệu suất của động cơ. Tính suất phản diện của động cơ khi hoạt động bình
thường.
b) Khi động cơ bị kẹt không quay được, tính công suất của động cơ, nếu hiệu điện thế đặt vào động cơ
vẫn là U = 9V. Hãy rút ra kết luận thực tế?
Lời giải:
a) Công suất tiêu thụ của động cơ: P = UI = 6,75 W
Công suất tiêu hao do tỏa nhiệt của động cơ: P’’ = rpI2 = 1,125 W
Công suất có của động cơ: Pp = P – P’’ = 5,625 W
Hiệu suất của động cơ:
Ta có: Pp = ξpI suất phản diện ξp = Pp/I = 7,5 W.
b) Khi động cơ không quay: khi động cơ bị kẹt không quay được, công suất của dòng điện cung cấp
cho động cơ chỉ biến thành nhiệt bởi điện trở trong của động cơ. Động cơ lúc đó có tác dụng như một
điện trở thuần.
Cường độ dòng điện qua động cơ lúc đó là I = U/rp = 4,5 A
Công suất tiêu thụ của động cơ: P = rpI2 = 40,5 W
Khi động cơ không quay, cường độ dòng điện qua động cơ tăng cao, nhiệt lượng do động cơ tỏa ra
lớn, động cơ rất dễ bị hư.

Ví dụ 9 [ĐVH]: Cho mạch điện như hình vẽ, = 12 V, =1


Ω, = 6 V, = 2 Ω, = 9 V, = 3 Ω, = 4 Ω, =2
Ω, = 3 Ω. Hiệu điện thế bằng bao nhiêu?

Lời giải:
Giả sử chiều dòng điện trong mạch như hình:

Áp dụng định luật Ôm cho mạch kín, ta có: = A

Vì I > 0 chiều dòng điện đã giả sử là đúng =


V.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1 [ĐVH]: Theo định luật Ôm cho toàn mạch thì cường độ dòng điện cho toàn mạch:
A. tỉ lệ nghịch với suất điện động của nguồn.
B. tỉ lệ nghịch với điện trở trong của nguồn.
C. tỉ lệ nghịch với điện trở ngoài của mạch.
D. tỉ lệ nghịch với tổng điện trở trong của nguồn và điện trở ngoài.
Câu 2 [ĐVH]: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế
mạch ngoài
A. tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
B. tăng khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
C. giảm khi cường độ dòng điện trong mạch tăng.
D. tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.

Câu 3 [ĐVH]: Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. B. C. D.

Câu 4 [ĐVH]: Cho một mạch điện có nguồn điện không đổi. Khi điện trở ngoài tăng hai lần thì
cường độ dòng điện trong mạch chính:
A. giảm hai lần. B. tăng hai lần.
C. không đổi. D. Chưa đủ dữ kiện để xác định.

Câu 5 [ĐVH]: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch thì cường độ dòng điện trong mạch:
A. tăng rất lớn. B. giảm về 0.
C. tăng giảm liên tục. D. không đổi so với trước.

Câu 6 [ĐVH]: Hiệu suất của nguồn điện được xác định bằng biểu thức:

A. % B. %.

C. .100% D. .100%.
Câu 7 [ĐVH]: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Cường độ dòng điện trong đoạn mạch chỉ chứa điện trở R tỉ lệ với hiệu điện thế U giữa hai đầu
đoạn mạch và tỉ lệ nghịch với điện trở R.
B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch
với điện trở toàn phàn của mạch.
C. Công suất của dòng điện chạy qua đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
D. Nhiệt lượng toả ra trên một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật, với cường độ dòng điện và với
thời gian dòng điện chạy qua vật.

Câu 8 [ĐVH]: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 () được mắc với điện trở 4,8 () thành mạch
kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A). B. I = 12 (A). C. I = 2,5 (A). D. I = 25 (A).

Câu 9 [ĐVH]: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 () được mắc với điện trở 4,8 () thành mạch
kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Suất điện động của nguồn điện là:
A. E = 12,00 (V). B. E = 12,25 (V). C. E = 14,50 (V). D. E = 11,75 (V).

Câu 10 [ĐVH]: Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô
cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá
trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của
nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:
A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (). B. E = 4,5 (V); r = 2,5 ().
C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (). D. E = 9 (V); r = 4,5 ().

Câu 11 [ĐVH]: Dùng một nguồn điện để thắp sáng lần lượt hai bóng đèn có điện trở R 1 = 2 () và R2
= 8 (), khi đó công suất tiêu thụ của hai bóng đèn là như nhau. Điện trở trong của nguồn điện là:
A. r = 2 (). B. r = 3 (). C. r = 4 (). D. r = 6 ().

Câu 12 [ĐVH]: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (), mạch ngoài có
điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 3 (). B. R = 4 (). C. R = 5 (). D. R = 6 ().

Câu 13 [ĐVH]: Một mạch có hai điện trở 3 và 6 mắc song song được nối với một nguồn điện có
điện trở trong 1. Hiệu suất của nguồn điện là:
A. 11,1%. B. 90%. C. 66,6%. D. 16,6%.

Câu 14 [ĐVH]: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (), mạch ngoài có
điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4 (W) thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (). B. R = 2 (). C. R = 3 (). D. R = 6 ().

Câu 15 [ĐVH]: Khi hai điện trở giống nhau mắc nối tiếp vào một hiệu điện thế U không đổi thì công
suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng song song rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì
công suất tiêu thụ của chúng là:
A. 5 (W). B. 10 (W). C. 40 (W). D. 80 (W).
Câu 16 [ĐVH]: Khi hai điện trở giống nhau mắc song vào một hiệu điện thế U không đổi thì công
suất tiêu thụ của chúng là 20 (W). Nếu mắc chúng nối tiếp rồi mắc vào hiệu điện thế nói trên thì công
suất tiêu thụ của chúng là:
A. 5 (W). B. 10 (W). C. 40 (W). D. 80 (W).

Câu 17 [ĐVH]: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5V có điện trở trong là 0,5Ω nối với mạch ngoài
là một điện trở 2,5Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là:
A. 3(A). B. 0,6(A). C. 0,5(A). D. 2(A).

Câu 18 [ĐVH]: Một mạch điện có nguồn là một pin 9V, điện trở trong 0,5Ω và mạch ngoài gồm hai
điện trở 8Ω mắc song song. Cường độ dòng điện toàn mạch là:
A. 2(A). B. 4,5(A). C. 1(A). D. 18/33(A).

Câu 19 [ĐVH]: Một mạch điện gồm một nguồn pin 9V, điện trở ngoài là 4Ω, cường độ dòng điện
toàn mạch là 2A. Điện trở trong nguồn pin là:
A. 0,5(Ω). B. 4,5(Ω). C. 1(Ω). D. 2(Ω).

Câu 20 [ĐVH]: Trong một mạch kín mà điện trở ngoài là 10Ω, điện trở trong là 1Ω có dòng điện đi
qua là 2A. Hiệu điện thế hai đầu nguồn và suất điện động của nguồn là:
A. 10(V) và 12(V). B. 20(V) và 22(V).
C. 10(V) và 2(V). D. 2,5(V) và 0,5(V).

Câu 21 [ĐVH]: Một mạch điện có điện trở ngoài bằng 5 lần điện trở trong. Khi xảy ra hiện tượng
đoản mạch thì tỉ số giữa cường độ dòng điện đoản mạch và cường độ dòng điện không đoản mạch là:
A. 5. B. 6.
C. 4. D. Không xác định được.

Câu 22 [ĐVH]: Một acquy có ghi 3V, điện trở trong 20 mΩ. Khi đoản mạch thì dòng điện qua acquy
là:
A. 150(A). B. 0,06(A). C. 15(A). D. 20/3(A).

Câu 23 [ĐVH]: Cho ba điện trở giống nhau cùng giá trị 8Ω, hai điện trở mắc song song và cụm đó
nối tiếp với điện trở còn lại. Đoạn mạch này được nối với nguồn có điện trở trong 2Ω thì hiệu điện thế
ở hai đầu nguồn là 12V. Cường độ dòng điện trong mạch và suất điện động của mạch khi đó là:
A. 1(A) và 14(V). B. 0,5(A) và 13(V). C. 0,5(A) và 14(V). D. 1(A) và 13(V).

Câu 24 [ĐVH]: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong
ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút).
Nếu dùng cả hai dây mắc nối tiếp thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 8 (phút). B. t = 25 (phút). C. t = 30 (phút). D. t = 50 (phút).

Câu 25 [ĐVH]: Biết rằng khi điện trở mạch ngoài của một nguồn điện tăng từ R 1 = 3 () đến R2 =
10,5 () thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn tăng gấp hai lần. Điện trở trong của nguồn điện đó
là:
A. r = 7,5 (). B. r = 6,75 (). C. r = 10,5 (). D. r = 7 ().

Câu 26 [ĐVH]: Cho một đoạn mạch gồm hai điện trở R 1 và R2 mắc song song và mắc vào một hiệu
điện thế không đổi. Nếu giảm trị số của điện trở R2 thì
A. độ sụt thế trên R2 giảm. B. dòng điện qua R1 không thay đổi.
C. dòng điện qua R1 tăng lên. D. công suất tiêu thụ trên R2 giảm.
Câu 27 [ĐVH]: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (), mạch ngoài có
điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (). B. R = 2 (). C. R = 3 (). D. R = 4 ().
Câu 28 [ĐVH]: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong
r = 2,5 (), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 () mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu
thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (). B. R = 2 (). C. R = 3 (). D. R = 4 ().

Câu 29 [ĐVH]: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong
r = 2,5 (), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 0,5 () mắc nối tiếp với một điện trở R. Để công suất tiêu
thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (). B. R = 2 (). C. R = 3 (). D. R = 4 ().

Câu 30 [ĐVH]: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong
r = 2 (), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 () mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu
thụ ở mạch ngoài lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (). B. R = 2 (). C. R = 3 (). D. R = 4 ().

Câu 31 [ĐVH]: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong
ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút).
Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 4 (phút). B. t = 8 (phút). C. t = 25 (phút). D. t = 30 (phút).

Câu 32 [ĐVH]: Cho một mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E = 12 (V), điện trở trong
r = 3 (), mạch ngoài gồm điện trở R1 = 6 () mắc song song với một điện trở R. Để công suất tiêu
thụ trên điện trở R đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (). B. R = 2 (). C. R = 3 (). D. R = 4 ().

Câu 33 [ĐVH]: Một mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động 26V, điện trở trong 1Ω
mắc vào mạch ngoài là hai điện trở song song . Công suất của nguồn và mạch
ngoài lần lượt là:
A. 5,2(W) và 4,8(W). B. 52(W) và 48(W).
C. 5,2(W) và 2,4(W). D. 52(W) và 24(W).

Câu 34 [ĐVH]: Một mạch kín gồm nguồn điện có suất điện động 12V, điện trở trong 2Ω. Cho biết
suất mạch ngoài là 16W. Điện trở mạch ngoài có giá trị bằng:
A. 1(Ω) và 4(Ω). B. 2(Ω) và 4(Ω).
C. 1(Ω) và 3(Ω). D. 2(Ω) và 3(Ω).

You might also like