Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chương 2: Vai trò của xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp

2.1. Vai trò của xác định nhiệm vụ(VÍ DỤ)


Để đảm bảo sự nhất trí về mục đích bên trong doanh nghiệp. Như đã biết, xác định nhiệm vụ
chiến lược có vai trò quan trọng đối với việc hình thành mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp.
Khi xác định được nhiệm vụ sẽ giúp doanh nghiệp thống nhất về nguyên tắc kinh doanh, mục
đích, triết lý và tôn chỉ hoạt động hoặc các quan điểm của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất
định.

Cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối nguồn lực của doanh nghiệp

Thiết lập một tiếng nói chung hoặc môi trường của doanh nghiệp: xác định nhiệm vụ (sứ mệnh)
giúp doanh nghiệp có thể hướng dẫn, chỉ dẫn nhân viên đi đúng hướng trên con đường hướng tới
tương lai và xây dựng kế hoạch làm việc hiệu quả để chinh phục mục tiêu.

Đảm bảo lợi ích cho các thành viên như cổ đông, nhân viên, để họ đồng tình và ủng hộ mục đích
của doanh nghiệp. Từ đó, đảm bảo sự đoàn kết bên trong nội bộ doanh nghiệp, thúc đẩy nhân
viên nỗ lực và quyết tâm làm việc giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Tạo sự thuận lợi cho việc đưa các mục tiêu vào việc phân bổ các nhiệm vụ cho các hoạt động
chủ yếu bên trong tổ chức, hướng đến mục tiêu đã đề ra để tránh đi sai lệch hoặc ngược lại với
mục tiêu chính. Từ đó, tăng hiệu suất và hiệu quả công việc của doanh nghiệp.

Định rõ các mục đích của doanh nghiệp và chuyển dịch các mục đích này thành các mục tiêu
theo các cách thức mà chi phí, thời gian và các con số thực hiện có thể được đánh giá và quản lý

Ví dụ:

Tầm nhìn-Sứ mệnh-Giá trị cốt lõi của Saigontourist

 Tầm nhìn

“Thương hiệu du lịch hàng đầu tại Việt Nam”

Trở thành một trong những thương hiệu du lịch hàng đầu tại Việt Nam và khu vực trên các lĩnh
vực lưu trú - ẩm thực - lữ hành - giải trí - đào tạo và các dịch vụ du lịch khác.

 Sứ mệnh
Bất kỳ tổ chức nào khi hoạt động thì đều cần có tuyên bố sứ mệnh. Bản tuyên bố sứ mệnh là một
tài liệu có mục đích thông báo về sự tồn tại của doanh nghiệp đó trên thị trường, đồng thời xác
định giá trị và những quy tắc hoạt động là một phần tất yếu trong quá trình hướng đến việc lên kế
hoạch chiến lược cho doanh nghiệp.

Sứ mệnh của doanh nghiệp là lý do mà doanh nghiệp tồn tại trên thị trường, bao gồm nội dung
như giới thiệu về doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực gì, mang đến cho khách hàng và xã hội những
sản phẩm, lợi ích và giá trị gì. Do vậy, trong quá trình lên kế hoạch chiến lược cho doanh nghiệp
thì phải có sự kết hợp hài hòa với tuyên bố sứ mệnh. Đây còn là nền tảng để thúc đẩy các nhân
viên truyền tải những mục đích và giá trị công ty tới khách hàng và cộng đồng.

Sứ mệnh của Saigontourist là “Mang lại trải nghiệm, hạnh phúc đến cho khách hàng, đối tác,
người lao động, chủ sở hữu và cộng đồng thông qua các sản phẩm và dịch vụ du lịch”

Với biểu tượng bông mai vàng 5 cánh bao quanh quả địa cầu, Saigontourist Group được tượng
trưng cho sứ mệnh nâng tầm vị thế du lịch Việt Nam, quảng bá hình ảnh tinh hóa truyền thống
thông qua việc cung cấp những sản phẩm, trải nghiệm, dịch vụ độc đáo, chứa đựng giá trị văn
hóa tinh thần đến bạn bè trong nước và quốc tế.

 Giá trị cốt lõi

“Chính trực – Hợp lực – Sáng tạo – Hiếu khách”

2.2. Vai trò của mục tiêu chiến lược(VÍ DỤ)

Các mục tiêu chiến lược chuyển hóa tầm nhìn và sứ mệnh của công ty thành các mục tiêu cụ thể,
có thể đo lường được. Mục tiêu chiến lược có thể được chia thành: mục tiêu dài hạn - mục tiêu
(3-5 năm) là kết quả phải đạt được trong dài hạn; mục tiêu ngắn hạn (hàng năm) - là những mục
tiêu trung gian mà công ty phải đạt được theo từng năm để từ đó đạt được mục tiêu dài hạn của
mình.

Để đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, các nhà quản trị có thể dựa trên nguyên tắc SMART.

Đầu tiên, (Specific) mục tiêu đề ra cần phải rõ ràng và mang tính cụ thể, dễ hiểu vì nó mang tính
định hướng trong tương lai. Thứ hai, mục tiêu phải đo lường được, phải được gắn với mốc thời
gian cụ thể. Thứ ba, (Assignable) cần xác định rõ ai sẽ tham gia vào việc hoàn thành mục tiêu đó,
tức là mục tiêu có thể phân công tùy theo khả năng và tiềm năng của mỗi người khác nhau. Tiếp
theo, xác định mục tiêu phải thực tế, có mang tính khả thi không? (Realistic), phù hợp với chiến
lược dài hạn của công ty và dựa trên điều kiện và môi trường hoạt động hiện tại của công ty.
Cuối cùng, người quản lý cần đặt ra thời hạn hoàn thành mục tiêu vào đúng thời điểm (Time-
bounded). Các tiêu chí này sẽ tạo ra một mục tiêu hàng năm nhất quán, có tính logic cao và phù
hợp với doanh nghiệp.

You might also like