Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Tất cả chúng ta đều trải qua căng thẳng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Cho dù
là những việc nhỏ nhất như chuẩn bị cho một buổi hẹn hò, các kì thi, cuộc trò chuyện, kết
hôn, tài chính,... Căng thẳng cũng chỉ là một phần bình thường trong cuộc sống. Theo
American Psychological Association , căng thẳng là một phản ứng hoàn toàn bình thường
“nó đã phát triển từ thời xa xưa ở tổ tiên chúng ta như một cách để bảo vệ họ khỏi những
kẻ săn mồi và các đe dọa khác”. Song, mặc dù nó là một phản ứng tự nhiên nhưng căng
thẳng hoàn toàn có thể là một tác động tiêu cực làm ảnh hưởng đến cả cuộc sống cá nhân
và tập thể của mỗi người.

Căng thẳng kéo dài thường dẫn đến đau đầu liên tục, kéo dài. Do căng thẳng kéo dài có
thể làm giải phóng các chất gây hại cho não, rối loạn các hormone mang lại cảm giác thư
giãn; gây mất tập trung, suy giảm trí nhớ. Căng thẳng làm con người có xu hướng suy
nghĩ, lo lắng những điều tiêu cực và rơi vào trạng thái không lối thoát. Theo thống kê thì
có khoảng 15% người bị trầm cảm rơi vào trạng thái ngủ quá nhiều, trong khi đó 80%
mất ngủ. Tình trạng này làm gia tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Mất ngủ được xem là
dấu hiệu cảnh báo trước khi chứng trầm cảm xảy ra. Nghiêm trọng hơn còn có nguy cơ
mắc bệnh về đường ruột, tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

Vì vậy chúng ta cần có những biện pháp để giải tỏa căng thẳng. Và mỗi người tùy theo
tâm lý, sở thích, điều kiện mà sẽ có những biện pháp riêng phù hợp để giải tỏa căng
thẳng.

Tuy nhiên khi giải quyết bất cứ vấn đề nào cũng vậy, ta cần phải nắm rõ nguyên nhân
cũng như nhận thức rõ vấn đề, sau đó chấp nhận, phân tích và tìm cách khắc phục vấn đề.
Vì thế, để có thể giải tỏa stress ta cần phải tìm hiểu lý do làm bản thân căng thẳng. Chẳng
hạn như nếu việc đến trường bằng xe bus mỗi buổi sáng làm bạn căng thẳng do phải chen
lấn , dành chỗ ngồi. Ta có thể chủ động giải quyết bằng cách thức dậy sớm một chút để
hạn chế sự đông người hoặc có thể sắp lịch học thay vì trãi đều ra tất cả các ngày trong
tuần thì hãy sắp tất cả các một vào một số ngày trong tuần học cả sáng lẫn chiều thì số số
lần đi bus sẽ được giảm xuồng v.v.

1. Nghe nhạc.

Từ những ngày đầu tiên của nền văn minh, âm nhạc đã được dùng để chữa lành tổn
thương cơ thể và tâm hồn. Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã sử dụng âm nhạc cho mục
đích trị liệu. Các bệnh nhân hưng cảm được huấn luyện để nghe những giai điệu êm dịu
của cây sáo, những người bị trầm cảm được hướng dẫn nghe bài thánh ca thứ hai. Những
bài hát nhạc cổ điển, thể loại nhạc chậm và yên tĩnh có ảnh hưởng đến các chức năng sinh
lý và nhịp tim sẽ chậm lại. Huyết áp cũng có thể giảm cùng với hormone gây căng thẳng
khi nghe nhạc cổ điển. Âm nhạc thư giãn còn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, nó
thậm chí còn giúp giảm đau, mang lại lợi ích cho những người mắc chứng đau nửa đầu và
đau đầu kinh niên bằng cách giảm huyết áp. Nghe nhạc êm dịu trươc khi đi ngủ có thể
giúp điều trị chứng rối loạn giấc ngủ. Khi stress cực độ nhiều người cho rằng nghe nhạc
chỉ tốn thời gian, vẫn tiếp tục làm việc và bị mắc kẹt trong những suy nghĩ hỗn độn. Hãy
dừng suy nghĩ, chọn nghe cho mình những bản nhạc yêu thích và nghĩ ngơi, thư giản.
Mỗi người sẽ có cách chọn những bản nhạc giúp giảm stress hiệu quả khác nhau. Sẽ có
người cảm thấy dễ chịu khi nghe những bản nhạc nhẹ nhàng sâu lắng và cũng sẽ có
những nghe những bản nhạc sôi động để trở nên tích cực hơn. Tuy nghiên theo nghên cứu
khoa học thì những bản nhạc không lời, giai điệu lặp lại, có nhịp chậm và sử dụng những
nhạc cụ mộc sẽ giúp giải tỏa căng thẳng tốt hơn.

Theo nghiên cứu của các nhà thần kinh học Anh Quốc, dưới đây là một số bài hát có
những giai điệu giúp thư giản tốt. Lắng nghe các nhip điệu, tiết tấu trong bài hát sẽ giúp
làm nhịp tim chậm, giảm huyết áp và tiết giảm nồng độ hormone căng thẳng cortisol của
người nghe:

- Someone Like You, Adele

- The Show, Lenka

- Weightless, Marconi Union

- Watermark, Enya

- Please Don’t Go, Barcelona

- Electra, Airstream

2. Ngủ.

Bạn có thể nhận thấy mình cảm thấy sảng khoái như thế nào sau một giấc ngủ ngon. Bạn
cảm thấy mạnh mẽ hơn và sẵn sàng giải quyết những căng thẳng trong ngày.Giấc ngủ là
một quá trình phục hồi quan trọng đối với sưc khỏe não bộ. Nó tuôn ra các chất độc có
thể tích tụ trong não. Đồng thời trong khi ngủ bộ não của bạn cũng củng cố trí nhớ để bạn
có thể nhớ chính xác khi thức dậy. Một nghiên cứu của Trung tâm Thông tin Công nghệ
Sinh học Quốc gia (NCBI) cho thấy mất ngủ dẫn đến tăng cortisol vào buổi tối hôm sau.
Cortisol là một loại hormone steroid mà tuyến thượng thận sản xuất để đối phó với căng
thẳng.Nó giúp giảm viêm, điều chỉnh quá trình trao đổi chất và hỗ trợ hình thành trí nhớ.
Lý tưởng nhất là mức cortisol không được quá cao cũng không được quá thấp. Giấc ngủ
làm giảm cortisol xuống mức làn mạnh và khi bạn không nạp đủ giấc ngủ, cơ thể bạn sẽ
sản xuất cortisol nhiều hơn. Khi bạn thức dậy vào sáng hôm sau sẽ căng thẳng hơn, khiến
bạn khó ngủ hơn vào đêm hôm sau. Một giấc ngủ ngon giúp bạn có thể giải quyết căng
thẳng trong ngày dễ dàng hơn .Khi cơ thể mệt mỏi, bạn sẽ ít kiên nhẫn hơn và dễ mất cân
bằng trạng thái cảm xúc, điều này cũng làm tăng căng thẳng. Hầu hết người lớn cần ngủ
từ 7 đến tiếng mỗi đêm.

3. Tập thể dục.

Tập thể dục là một trong những chiến lược tốt nhất để giải tỏa căng thẳng. Hoạt động thể
chất có thể làm giảm mức độ căng thẳng và cải thiện chất lượng cuộc sống cả về tinh
thần, thể chất. Hoạt động thể chất cải thiện khả năng sử dụng oxy của cơ thể và cũng cải
thiện lưu lượng máu. Cả hai thay đổi này đều có ảnh hưởng trực tiếp tới não bộ. Tập thể
dục cũng làm tăng sản xuất endorphin trong não. Endorphin là chất dẫn truyền thần kinh
“dễ chịu”, hạnh phúc. Đây là cảm giác sảng khoái mà nhiều người trãi nghiệm sau khi tập
thể dục.

Tập thể dục cũng có thể giúp quên đi những lo lắng. Bằng cách tập trung vào nhịp điệu
chuyển động lặp đi lặp lại khi tập thể dục có thể tạo ra cảm giác tràn đầy năng lượng và
lạc quan. Sự tập trung này có thể giúp mang lại bình tĩnh rõ ràng. Một số người nhận thấy
tâm trạng của họ được cải thiện ngay sau khi tập thể dục. Những cảm xúc đó không dừng
lại ở đó mà thường tích lũy theo thời gian, cảm giác hạnh phúc sẽ ngày một tăng lên khi
bạn cam kết thực hiện tập thể dục thường xuyên.

Có rất nhiều cách và bài tập thể dục mà bạn có thể áp dụng để giải tỏa căng thẳng như
chạy bộ, chạy xe đạp, các bài tập thể dục đơn giản, bơi lội, khiêu vũ, chơi các bộ môn thể
thao... Hay ngay cả những công việc đơn giản như làm vườn, làm việc nhà hoặc chọn đi
bộ, đi thang bộ thay vì thang máy đi học vào mỗi buổi sáng cũng giúp bạn rèn luyện thể
chất, thăng hoa về mặt cảm xúc cũng như giải tỏa căng thẳng. Có rất nhiều cách và bài
tập dể tăng cường thể lực và giảm stress, tuy nhiên là hãy chọn những hoạt động phù hợp
với thể trạng và sở thích của mỗi người. Nếu như ý nghĩ chạy bộ khiến bạn cảm thấy lo
lắng thì nó cũng chẳng giúp bạn có thể giải tỏa căng thẳng. Hãy thử nhiều hoạt động
khác nhau cho đến khi bạn tìm được hoạt động phù hợp với bản thân.

4. Trò chuyện với mọi người, nói ra vấn đề của bản thân.

Eva Stubits – Tiến sĩ và Nhà tâm lý học lâm sàng chuyên về quản lý căng thẳng có trụ sở
tại Houston, Mỹ cho biết nói về những căng thẳng của bản thân với người khác có thể
giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, loại bỏ nó ra khỏi tâm trí. “ Nó giống như trường hợp
tương tự của nồi áp suất: Nếu bạn không mở nắp định kỳ, hơi nước có thể tích tụ và nó có
nguy cơ nổ tung. Nếu bạn xả hơi ra ngoài, nó có thể giúp bạn xử lý bất cứ thứ gì bạn
đang lo lắng về” Eva Stubits nói. Trong một nghiên cứu năm 2017, các nhà nghiên cứu
đã phát hiện ra rằng trút bầu tâm sự tại nơi làm việc thực sự rất tốt cho tình thần của bạn,
gắn kết với đồng nghiệp và vượt qua sự căng thẳng của mình. Ví dụ khi ta gặp khó khăn
trong vấn đề học tập, ta có thể tâm sự với bạn bè của chúng ta, nói ra nỗi lòng của mình,..
ta chắc chắn sẽ cảm thấy nhẹ lòng hơn, bớt căng thẳng hơn và còn có thể nhận được lời
khuyên tốt từ bạn bè của chúng ta.

Nhưng một khi bạn đã loại bỏ được nó ra khỏi tâm trí của mình, bạn vẫn tiếp tục tìm ra
một số giải pháp để giảm sự cẳng thẳng, giải quyết triệt để vấn đề. Nếu không bạn sẽ có
nguy cơ chìm đắm trong cảm xúc đó và thậm chí còn căng thẳng hơn.

5. Ôm.

Giống như rất nhiều lợi ích mà ta không thể nhìn thấy được khác, việc ôm người khác
thực sự có thể giúp ta giải tỏa căng thẳng. Một số nhà nghiên cứu tin rằng ôm và những
động chạm giữa các cá nhân khác có thể tăng cường một loại hormone gọi là oxytocin
(oxytocin là một loại hormone hạnh phúc, hormone này được tiết ra trong các mối quan
hệ tình cảm hay còn được gọi là chất hóa học tình yêu). Nói tóm gọn lại là thông qua
hành động ôm , não của chúng ta có thể tạo ra các chất hóa học làm dịu giúp chúng ta
cảm thấy an toàn hơn và ít bị đe dọa hơn trong suốt cả ngà. Đại học North California đã
tiến hành một nghiên cứu với 59 người phụ nữ và thu được một kết quat thú vị. Sau một
loạt các câu hỏi và cuộc trò chuyện với đối tác của họ và các chủ đề khác nhau, một số
phụ nữ kết thúc cuộc trò chuyện bằng một cái ôm dài 20 giây. Những phụ nữ nhận được
cái ôm từ đối tác của họ có huyết áp và nhịp tim thấp hơn so với lúc trong cuộc trò
chuyện. Hay các nhà nghiên cứu đã phân tích 76 người phản ứng với căng thẳng sau cái
ôm lãng mạn từ người khác trong một cuộc nghiên cứu trên tạp chí PLOS One. Những cá
nhân được ôm người yêu của mình cho thấy giảm sản xuất cortisol – một loại hormone
gây căng thẳng so với những người không làm vậy. Lisa Damour, nhà tâm lí học lâm
sàng tại Ohio, Mỹ cũng thể hiện rõ quan điểm rằng sự tiếp xúc thân thể lành mạnh có tác
dụng xoa dịu thần kinh rất tốt. Tất cả điều đó chứng tỏ rằng việc ôm hoàn toàn có thể
giúp chống lại căng thẳng.

Đồng thời, việc xoa bóp cơ thể cũng là một trong những cách giảm stress có hiệu quả tốt.
Mary Beth Braun, Chủ tịch Hiệp hội Trị liệu Xoa bóp Hoa Kì cho biết: “Người Mỹ đang
tìm cách massage không chỉ để thư giản. Liệu pháp massage còn có hiệu quả với các tình
trạng khác như đau đầu, lo âu, đau khớp và phục hồi sau chấn thương”. Nếu bạn không
có thời gian đi spa massage hay đến những nơi chuyên nghiệp hơn để xoa bóp thư giản
thì ta hoàn toàn có thể tự làm tại nhà bằng một số bài tập đơn giản như
- Bắt đầu bằng cách đặt ngón tay cái lên gò má gần tai, sử dụng đầu ngón tay ấm với một
lực nhẹ và xoa hai bên thái dương (điểm mềm giữa khóe mắt và tai).

- Sử dụng lực ấn mạnh với chuyển động tròn nhỏ. Sau đó, dần dần di chuyển các ngón
tay lên dọc theo chân tóc, cho tới khi hai tay gặp nhau ở giữa trán. Thực hiện xoa bóp
toàn bộ trán và da đầu.

6. Viết nhật ký, viết lách.

Viết lách có thể mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe tinh thần hay cụ thể hơn là có thể làm
xoa dịu tâm hồn, đối phó với căng thẳng và trầm cảm. Nếu bạn là người thường xuyên
viết nhật ký, bạn sẽ biết tác dụng mạnh mẽ của việc viết ra những suy nghĩ và mối quan
tâm của mình. Ngay cả khi chỉ với vài phút mỗi ngày, bạn ngồi xuống và bắt đầu viết
nhật ký hoặc viết về những trãi nghiệm, mong muốn của bản thân. Việc viết sẽ yêu cầu
bạn tập trung suy nghĩ của mình, lý tưởng nhất là một nơi thật yên tĩnh. Khi bạn viết, bạn
sẽ tránh xa những yếu tố gây căng thẳng để thay vào đó tập trung vào suy nghĩ và cảm
xúc của bản thân. Bạn có thể viết các tình huống gây cho bạn căng thẳng và cách bạn
phản ứng với chúng. Từ đó bạn học được nhiều điều về yếu tố gây căng thẳng và thói
quen phản ứng của bản thân trước tình huống căng thẳng đó.Và khi ta nhìn lại nhật ký, sẽ
giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn, ghi nhớ sâu hơn những biện pháp đối phó chúng.

Khi ta gặp một vấn đề, bạn có thể bị choáng ngợp khi nhìn vào các vấn đề, bạn nghĩ rằng
chúng quá lớn. Với viết lách, viết nhật ký bạn có thể đánh giá các vấn đề từ nhiều góc
nhìn khác nhau, bạn có thể hiểu rõ vấn đề hơn và tìm cách giải quyết vấn đề dễ hơn. Nó
cũng tương tự như nói ra vấn đề của bản thân với ai đó để làm dịu đi sự căng thẳng.

7. Mùi hương có thể giúp giảm căng thẳng.

Tác dụng giảm căng thẳng của một số mùi hương đã được các nhà khoa học công nhận
và tác dụng của nước hoa đối với hoạt động tâm sinh lý của con người đã được nghiên
cứu trong một thời gian dài. Theo Stephen Warrenburg của Đại học Oxford một mùi
thơm có thể thúc đẩy đáng kể việc giảm căng thẳng và cai thiện tâm trạng. Thị trường
tinh dầu dự kiến sẽ đạt 13 tỷ USD vào năm 2024. Con số đáng kinh ngạc này ít nhất một
phần là do nó ngày càng phổ biến trong phương pháp trị liệu bằng tinh dầu thơm. Người
ta nghiên cứu rằng hít hương thơm của trà đen có thể làm giảm mức độ căng thẳng và
hương thơm của trà Darjeeling có xu hướng cải thiện tâm trạng căng thẳng. Một số nguồn
bằng chứng trong các nghiên cứu ở người cho thấy tác dụng ức chế căng thẳng của các
loại tinh dầu chẳng hạn như hoa oải hương, hoa hồng hương thảo, cam bergamot, hoa
cúc, bưởi... Tác dụng làm giảm căng thẳng cũng được quan sát thấy trong các loại tinh
dầu có nguồn gốc từ cây, chẳng hạn như cây bách và tuyết tùng . Tinh dầu có thể làm
giảm căng thẳng ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng có một số khó
khăn trong việc kiểm soát liều lượng của tinh dầu, vì thành phần chính của tinh dầu là
chất dễ bay hơi. Tinh dầu có thể ngửi hoặc hấp thụ qua da thông qua mát xa hoặc ngâm
mình trong bồn tắm. Thông thường, mọi người thực hiện liệu pháp mùi hương bằng cách
sử dụng một hoặc nhiều cách sau: que hương thơm, máy xịt thơm, kem dưỡng thể, nước
hoa,...

8.Tránh xa mạng xã hội.

Không thể phủ nhận mắt tích cực lâu dài khi sử dụng các nền tảng mạng xã hội. Nhưng
nếu chúng ta không dùng đúng cách thì đây là sẽ một trong những nguyên nhân phổ biến
làm gia tăng sự căng thẳng. Vì mạng xã hội có thể dễ dàng truy cập ở bất cứ đâu và bất
cứ lúc nào, chúng sẽ quan tâm những gì xảy ra trên đó suốt ngày. Sự thôi thúc cần biết
các cập nhật trên mạng xã hội dẫn đến sự gia tăng cortisol. Điều đó mang lại bất lợi cho
bộ não chẳng hạn như giảm trí nhớ, mất tập trung.Việc tiếp nhận quá nhiều thông tin tiêu
cực, thiếu lành mạnh như bệnh dịch, tai nạn giao thông, bạo hành có thể khiến mọi người
trở nên tiêu cực, căng thẳng hơn. Sử dụng mạng xã hội thường xuyên còn làm gia tăng áp
lực đồng trang lứa khi vô tình lướt Facebook và thấy những người cùng tuổi đăng hình
ảnh, tin tức về các thành tựu của bản thân khiến nhiều người có cảm giác ganh ti, áp lực,
căng thẳng. Cảm giác thu kém, thất vọng về bản thân cũng là nguyên nhân làm gia tăng
stress. Ở những người có tính cách tiêu cực, tâm lý yếu, người vốn đã sống nội tâm, ít nói
khi tiếp nhận hàng loạt thông tin tiêu cực trên mạng xã hội cũng khiến tinh thần dễ căng
thẳng và suy sụp hơn. Ngoài ra dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội sẽ không còn
thời gian cho các hoạt động có ích khác như tập thể dục, nghi ngơi,.. cũng là nguyên nhân
làm gia tăng stress.

9. Ăn uống đầy đủ.

Một chế độ ăn uống hợp lý, đầy đủ và lành mạnh sẽ có tác dụng rất nhiều đến việc hạn
chế và giải tỏa căng thẳng thường xuyên xảy ra trong cuộc sống. Tiến sĩ Matthew J.
Kuchan,nhà khoa học nghiên cứu cấp cao tại Abbott cho biết: “Thực hiện chế độ ăn uống
lành mạnh có thể làm giảm tác động tiêu cực của căng thẳng lên cơ thể bạn. Một chế độ
ăn uống lành mạnh sẽ xây dựng một nền tảng vững chắc cho cơ thể của bạn bằng cách
làm giảm quá trình oxy hóa và viêm nhiễm, đồng thời giúp giảm cân”. Tất nhiên, đặc biệt
khi chúng ta quá bận rộn và sau đó bị căng thẳng thì việc duy trì chế độ ăn uống lành
mạnh là điều không dễ. Đối với nhiều người, việc chuẩn bị những bữa ăn lành mạnh
không phải lúc nào cũng phù hợp với lịch trình bận rộn và việc ăn tối ở bên ngoài sẽ
thường xuyên hơn. Nhưng theo Kuchan ăn ở nhà thường làm tăng khả năng chọn những
món ăn lành mạnh. Căng thẳng ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp và lưu lượng máu. Có
một mối quan hệ chặt chẽ giữa sự dao động của lưu lượng máu não và sức khỏe của não
và các hợp chất có trong thức ăn theo thời gian. Các chất dinh dưỡng từ thực phẩm lành
mạnh có thể giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Các chất dinh dưỡng cải thiện lưu
lượng máu như omega-3 có trong cá hồi và cá ngừ ; vitamin E có trong các thực phẩm hạt
như hướng dương, hạnh nhân, rau bina và bơ; polyphenol có trong rượu vang đỏ... Ngoài
ra sức khỏe của não bộ còn có liên quan đến sức khỏe của hệ tiêu hóa, hệ vi sinh vật
đường ruột có thể ảnh hưởng đến cơ thể, bao gồm cả não bộ. Hệ vi sinh vật có thể được
hỗ trợ bằng cách tiêu thụ thực phẩm chứa chất xơ như đậu, sữa, ngũ cốc,...

10. Sử dụng các liệu pháp điều trị căng thẳng.

Cognitive behavioral therapy (CBT): Trị liệu hành vi nhận thức có lẽ là một trong những
loại trị liệu phổ biến nhất hiện có, vì nó giải quyết các kiểu suy nghĩ và hành vi của bạn .
Chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn xác định các tác nhân gây căng thẳng và đưa ra cho bạn
các phản ứng lành mạnh hơn để giảm tác động của các tác nhân gây căng thẳng. CBT có
thể sử dụng trên cở sở ngắn hạn hoặc dài hạn làm cho nó phù hợp để giúp điều trị các tình
trạng sức khỏe tâm thần mãn tính, cũng như giúp bạn vượt qua các sự kiện đau buồn và
các nguyên nhân gây căng thẳng cấp tính.

Psychodynamic theraphy: Tâm lý trị liệu, tương tự như CBT liệu pháp nhằm mục đích
giúp bạn xác định các kiểu suy nghĩ có thể quyết định các phản ứng hành vi. Tuy nhiên,
tâm lý trị liệu được sử dụng trên cở sở lâu dài. Nó phù hợp với các loại căng thẳng gây
bởi các vấn đề lâu dài.

Behavioral therapy: Liệu pháp hành vi, tương tự như CBT tập trung vào những thay đổi
trong hành vi. Nhưng không giống như CBT, liệu pháp hành vi tập trung vào hành động
hơn là suy nghĩ của bạn. Bẳng cách thay đổi phản ứng hành vi của bạn đối với căng thẳng
ngay bây giờ , bạn có thể tạo ra những khuôn mẫu mới và có thể tránh được căng thẳng
thêm nữa. Liệu pháp hoạt động tốt nhất đối với các tác nhân gây căng thẳng lâu dài, bao
gồm các sự kiện sang chấn.

Group therapy: Trị liệu nhóm, trong một số trường hợp nào đó, trị liệu nhóm sẽ là một
phương pháp tốt đối với bạn nếu bạn đang đối mặt với một sự kiện cực kì căng thẳng như
thiên tai, mất con, ly hôn,...

Hay các bài tập luyện thư giản trong liệu pháp thư giản cũng có hiệu quả đáng kể gồm bài
tập tâm thần thư thái, bài tập giãn mềm cơ bắp và bài tập sưởi ấm cơ thể.

11. Đi du lịch, ngắm cảnh.


Du lịch có khả năng đưa bạn ra khỏi những thói quen hằng ngày và đến với những trãi
nghiệm mới, môi trường mới giúp thiết lập lại cơ thể và tâm trí. Ngay cả việc lên kế
hoạch cho chuyến đi cũng có tác dụng tuyệt vời đối với cơ thể. Du lịch không chỉ giảm
căng thẳng mà còn giúp mở mang đầu óc “đi một ngày đàn học một sàn khôn”. Gặp gỡ
những người mới và thích nghi với các tình huống mới giúp một người có cái nhìn đa
chiều đa diện hơn. Điều này giúp đầu óc minh mẫn, tăng khả năng sáng tạo. Việc đi du
lịch giúp bạn không bị căng thẳng, giúp bạn có được sự bình yên và cân bằng nội tiết tố.

Ngoài ra còn rất nhiều các biện pháp khác giúp giải tỏa và hạn chế những căng thẳng
không thể tránh trong cuộc sống như hít thở sâu, thưởng thức các loại trà thảo mộc detox
cơ thể, vẽ tranh, học cách buôn bỏ, la hét thật to, đếm,...

You might also like