3-bài giảng M m

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Phần một: Ý ĐỊNH HUẤN LUYỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU


1. Mục đích
Nhằm giới thiệu cho sĩ quan toàn trường một số nội dung cơ bản về sử
dụng bản đồ, địa bàn, làm cơ sở để học tập, nghiên cứu vận dụng vào quá trình
công tác tại đơn vị.
2. Yêu cầu
- Nắm được những vấn đề chung về bản đồ, địa bàn
- Biết cách đọc các kí hiệu bản đồ, xác định các loại tọa độ và sử dụng địa bàn
- Biết liên hệ và vận dụng linh hoạt vào thực tiễn công tác sau này.
II. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
- Vấn đề huấn luyện 1: Kí hiệu trên bản đồ
- Vấn đề huấn luyện 2: Các loại tọa độ
- Vấn đề huấn luyện 3: Sử dụng địa bàn, bản đồ
- Trọng tâm: Vấn đề HL 2, 3
III. THỜI GIAN
1. Thời gian chuẩn bị huấn luyện
- Thời gian thông qua giáo án: Ngày tháng năm 2022;
- Thời gian thục luyện giáo án: Ngày tháng năm 2022;
- Thời gian bồi dưỡng cán bộ: Ngày tháng năm 2022;
2. Thời gian thực hành huấn luyện
Toàn bài: 280 phút; phân chia như sau:
Lên lớp: 120 phút.
Luyện tập: 160 phút.
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
Tổ chức huấn luyện theo đội hình sĩ quan toàn trường.
2. Phương pháp
a) Chuẩn bị huấn luyện
Tự nghiên cứu tài liệu, viết giáo án, thông qua giáo án, tự thục luyện giáo
án, bồi dưỡng cán bộ tham gia huấn luyện tại đơn vị.
b) Thực hành huấn luyện
- Giảng viên: Sử dụng phương pháp thuyết trình, giới thiệu trên vật thật,
minh họa trên máy chiếu.
- Người học: Tập trung chú ý kết hợp tốt giữa nghe, ghi chép, nghiên cứu
tài liệu, luyện tập để nắm nội dung.
V. ĐỊA ĐIỂM
1. Bồi dưỡng cán bộ: Tại đơn vị
2. Huấn luyện lý thuyết: Tại hội trường A
VI. BẢO ĐẢM
1. Cán bộ huấn luyện
Bản đồ, địa bàn và các trang thiết bị học tập khác.
2. Phân đội
1
Bản đồ, địa bàn và các trang thiết bị học tập khác.
3. Bồi dưỡng cán bộ
Bản đồ, địa bàn và các trang thiết bị học tập khác.
4. Vật chất huấn luyện
TT Tên vật chất ĐVT Số lượng Ghi chú
01 Bản đồ Bộ 21
02 Địa bàn Đôi 21
03 Máy tính Cái 01
04 Máy chiếu Cái 01

2
Phần hai: THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN

Vấn đề huấn luyện 1: KÍ HIỆU TRÊN BẢN ĐỒ


I. KÍ HIỆU ĐỊA VẬT
A. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA
1. Khái niệm
Kí hiệu địa vật là những quy ước thống nhất về vị trí tương ứng, hình
dáng, kích thước, màu sắc và đặc trưng của các loại địa vật khi thể hiện chúng
lên mặt phẳng bản đồ.
Ví dụ
- Nhà chùa có hình mái cong
- Nhà thờ có cây thánh giá
- Nhà độc lập hình chữ nhật hoặc hình vuông
2. Ý nghĩa
- Giúp ta hiểu được nội dung, tính chất địa vật và phân tích từng loại địa
vật khác nhau.
- Nhanh chóng hiểu được tình hình ngoài thực địa để nghiên cứu.
- Giúp người chỉ huy đánh giá được tình hình cụ thể để làm văn kiện
chiến đấu nhanh chóng chính xác.
B. PHÂN LOẠI, ĐIỂM CHÍNH XÁC, GHI CHÚ THUYẾT MINH
1. Phân loại
- Loại kí hiệu vẽ theo tỷ lệ: Là những kí hiệu tương đối lớn, khi vẽ chúng
ta rút được tỷ lệ theo các chiều.
Làng Vân
Sân vận động Làng mạc
Ví dụ:
- Loại kí hiệu vẽ theo nửa tỷ lệ: Là những kí hiệu khi vẽ chỉ rút theo được
một chiều còn chiều kia không rút được theo tỷ lệ bản đồ.
Ví dụ: như đường sá, sông nhỏ, suối…khi thể hiện chúng chỉ rút được
theo chiều dài còn chiều rộng vẽ tượng trưng.
- Loại kí hiệu vẽ không theo tỷ lệ: Là những kí hiệu nhỏ khi vẽ chúng
không thể rút được theo tỷ lệ bản đồ hoặc khi rút khó khăn.
Ví dụ: Nhà cửa, đình chùa, cầu nhỏ, cống…
2. Điểm chính xác
- Những kí hiệu có dạng hình học hoàn chỉnh, điểm chính xác nằm ở tâm
kí hiệu.
Ví dụ:

- Những kí hiệu có dạng chân đường vuông góc, điểm chính xác nằm
ở chân góc vuông.
Ví dụ:
Bảng chỉ đường Chợ Cây độc lập

- Những kí hiệu có đường đáy điểm chính xác nằm ở chính giữa đường đáy

3
Ví dụ: Chùa nhỏ Tượng đài, bia Lô cốt chìm

- Những kí hiệu có đáy rỗng, điểm chính xác nằm ở chính giữa đường đáy
tưởng tượng

Ví dụ: Lò nung Hang động Cổng chào

- Những kí hiệu có dạng nhiều hình tạo bởi (tổng hợp) điểm chính xác
nằm ở tâm phần dưới.
Ví dụ:
Tháp, cột cao Nhà thờ Trường học

- Những kí hiệu như cầu, cống điểm chính xác nằm ở chính giữa

Ví dụ: Cầu Cống


- Những kí hiệu đường một nét, hai nét như đưòng sá, sông, suối điểm
chính xác nằm chính giữa đường nét.
Ví dụ:
Đường 2 nét 51 (22)20 N

Đường 1 nét
Đường điện << >> < >
Sông, suối

3. Ghi chú thuyết minh


Khi dùng kí hiệu ghi trên bản đồ chưa thể hiện làm rõ được tính chất của
địa vật đó. Vậy nên bên cạnh các kí hiệu người ta ghi chú để làm rõ thêm tính
chất của nó
Ví dụ:

- Cầu Phú Cường


Ghi chú trên cho ta biết: cầu Phú Cường làm bằng bê tông;
chiều dài 52m, rộng 20m, trọng tải 30 tấn.
- Khu rừng Lim
Lim 15 6
0,3

Ghi chú trên cho ta biết: khu rừng này cây Lim chiếm đa số, chiều cao trung
bình 15m, đường kính trung bình thân cây 0,3m, khoảng cách trung bình giữa các
cây là 6m.
Câu hỏi: Đồng chí cho lớp biết trên đường có ghi (8)6 N cho ta biết tính
chất gì?
4
Trả lời: (8) có nghĩa là lồng lề đường là 8m (mặt đường), số 6 có nghĩa là
lòng đường rộng 6m và N có nghĩa là mặt đường làm bằng nhựa.

- Thể hiện xã Bình Minh có 2819 hộ dân xã Bình Minh


2819
C. HỆ THỐNG KÍ HIỆU, QUY ĐỊNH MÀU SẮC, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Hệ thống kí hiệu: Trên bản đồ địa hình quân sự gồm 7 hệ thống kí hiệu
- Kí hiệu thể hiện vùng dân cư
+ Vùng thành phố thị xã, thị trấn có từ 60 % trở lên làm bằng gạch ngói
hoặc vật liệu khó cháy thì tô màu hồng, ngược lại tô màu vàng.
Nếu không dùng màu thì thể hiện bằng cách chải các ô chéo
+ Vùng dân cư ngoại ô thì dùng kí hiệu hình vuông hoặc hình chữ nhật tô
màu đen để thể hiện. Khu đông dân cư thì thể hiện dày, ít dân thì thể hiện thưa
thớt. Khi thể hiện khu vực làng, thôn, bản thì thể hiện bằng hình vuông, hình
chữ nhật tô đậm màu đen có viền bao xung quanh. Có thể không thể hiện hết tất
cả nhưng vẫn bảo đảm được hình giáng kích thước của khu vực đó. Nếu tô màu
xanh lá cây thể hiện có cây che bao phủ, ngược lại không tô màu.
- Kí hiệu địa vật độc lập: Những kí hiệu độc lập như đình, chùa, nhà thờ,
nhà máy, trường học…dùng kí hiệu tượng trưng bằng màu đen để thể hiện.
- Kí hiệu địa giới: Các đường địa giới giúp ta phân rõ phạm vi trên bản
đồ, tuỳ theo tính chất để phân địa giới thành các kí hiệu khác nhau như: đường
biên giới quốc gia, địa giới các tỉnh, thành, huyện thị, xã….(ngoài ra còn có ranh
giới sử dụng đất, ranh giới khu vực cấm, tường vây, hàng rào).
- Kí hiệu đường sá: Hệ thống đường sá bao gồm: đường sắt, đường quốc
lộ,đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, đường mòn…tuỳ theo tính chất của từng
loại đường mà người ta thể hiện từng loại khác nhau.
- Kí hiệu thể hiện thuỷ văn: Kí hiệu thuỷ văn bao gồm sông ngòi, ao hồ,
đầm nước… khi thể hiện chúng người ta dùng màu xanh lam.
- Kí hiệu thực vật (nghiên cứu trong tài liệu và khung nam bản đồ).
- Kí hiệu thể hiện dáng đất (phần 2 sẽ giới thiệu).
Toàn bộ hệ thống kí hiệu ở trên đều có trong khung nam của từng mảnh bản đồ.
2. Quy định màu sắc
Trên bản đồ địa hình thường dùng một màu để biểu thị một nhóm yếu tố
hay đối tượng. Nhờ vậy mà có thể phân biệt nhanh chóng các loại yếu tố và đối
tượng khác nhau. Màu sắc còn dùng kết hợp với kí hiệu và ghi chú để tăng
thông tin định tính và định lượng cho đối tượng.
Trên bản đồ địa hình đang dùng trong lực lượng vũ trang hiện nay thường
sử dụng 4 màu chính sau.
- Màu nâu: Thể hiện đường bình độ, kí hiệu dáng đất, nền đường nhựa,
khu nhà chịu lửa, ghi chú độ cao, ghi chú lưới tọa độ UTM trên mảnh bản đồ
GAUSS và VN2000
- Màu xanh lơ: Thể hiện yếu tố thuỷ hệ và các ghi chú về thuỷ hệ.
- Màu ve: Thể hiện thực vật và các kí hiệu thực vật

5
- Màu đen: Thể hiện các kí hiệu địa vật độc lập, địa giới, các loại kí hiệu
còn lại và ghi chú thuyết minh.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Dựa vào màu sắc của kí hiệu: Nắm chắc quy định về màu sắc quy định
cho từng loại hệ thống kí hiệu. Trên cở sở màu đối tượng ta nhanh chóng đánh
giá được thuộc tính.
- Dựa vào hệ thống kí hiệu, đặc trưng kí hiệu để nghiên cứu.
- Khung nam của từng mảnh bản đồ. Nghiên cứu ghi nhớ từng loại riêng
biệt các kí hiệu, đặc biệt là các địa vật độc lập, đặc trương riêng, hay sử dụng và
thường gặp, kết hợp kiểm tra ở khung Nam của từng mảnh bản đồ. Lưu ý, ở
khung Nam người ta ghi chú, chú thích tên kí hiệu trước cho kí hiệu địa vật
đúng sau.
II. KÍ HIỆU DÁNG ĐẤT
A. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, CÁCH THỂ HIỆN
1. Khái niệm
- Khái niệm dáng đất: Dáng đất là sự mấp mô, lồi lõm của bề mặt trái đất
không thành quy luật.
- Khái niệm kí hiệu dáng đất: Kí hiệu dáng đất là những quy ước thống nhất
dùng để thể hiện sự mấp mô, lồi lõm của bề mặt trái đất lên mặt phẳng bản đồ.
2. Ý nghĩa
Nghiên cứu dáng đất, kí hiệu dáng đất có ý nghĩa rất to lớn giúp ta nắm
được địa hình, xác định chính xác các địa vật, mục tiêu trên cơ sở đó để người
cán bộ chỉ huy nghiên cứu làm kế hoạch chiến đấu sát đúng với thực tế.
3. Cách thể hiện
Từ xa xưa tới nay đã có rất nhiều phương pháp thể hiện dáng đất khác nhau
ở đây chúng tôi chỉ giới thiệu 3 phương pháp đặc trưng qua 3 thời kỳ khác nhau là:
- Phương pháp tả cảnh
Phương pháp này xuất hiện từ xa xưa trên bản đồ nước Ai cập năm 1400
trước công nguyên, phương pháp này chủ yếu là dùng lối diễn tả hình dạng quả
núi, dãy núi như cách vẽ tranh
- Phương pháp tô màu chải nét
Phương pháp này xuất hiện vào cuối tế kỷ tứ 18 đầu thế kỷ thứ 19,
phương pháp này chủ yếu dùng màu sắc đậm, nhạt khác nhau để biểu thị các
sườn dốc. Độ dốc lớn tô đậm chải nét dày, dốc thoải chải nét nhạt, thưa. Cả 2
phương pháp này đều không xác định được độ dốc, độ cao, độ chênh cao…và có
nhiều mặt hạn chế.
- Phương pháp thể hiện bằng đường bình độ
Phương pháp này là phương pháp khoa học nhất hiện nay đang được áp
dụng rộng rãi (Tuy nhiên hiện nay chúng ta đã có bản đồ số hoá, bản đồ
không gian 3 chiều nhưng chưa phổ biến rộng rãi, trong tương lai gần nó sẽ
được sử dụng).
- Khái niệm đường bình độ: Là đường cong khép kín, tất cả các điểm
cùng nằm trên một đường độ thì có cùng độ cao

6
- Cách thể hiện: (hình bên)
Giả sử có một quả núi đặt
trong một bể nước lớn, ta cho
nước dâng lên một khoảng h rồi
cho nước rút xuống nó sẽ để lại
xung quanh quả núi đó một đường
ngấn nước, ta đem chiếu đường
ngấn nước đó xuống mặt phẳng
nằm ngang sẽ được một đường
cong khép kín. Tiếp tục cho nước
dâng lên một khoảng cách h tiếp
theo và làm tương tự như trên cho
đến hết độ cao của quả núi đó ta sẽ
được các đường cong khép kín
tiếp theo. Những đường cong này là đường bình độ thể hiện độ cao của quả núi đó.
B. ĐẶC ĐIỂM, PHÂN LOẠI, QUY ĐỊNH KHOẢNG CAO ĐỀU, GIÃN
CÁCH ĐƯỜNG BÌNH ĐỘ
1. Đặc điểm của đường bình độ và dáng đất đặc biệt
a) Đặc điểm đường bình độ: Đường bình độ có 10 đặc điểm cơ bản sau
- Khoảng cách giữa các đường bình độ cách đều nhau thể hiện mặt dốc đều.
- Khoảng cách giữa các đường bình độ dày thể hiện mặt dốc đứng, thưa
thể hiện mặt dốc thoải.
- Khoảng cách giữa các đường bình độ ở phía ngoài (dưới chân) dày ở
phía trong (trên đỉnh) thưa thể hiện mặt dốc lồi.
- Khoảng cách giữa các đường bình độ ở ngoài thưa, ở trong dày thể hiện
mặt dốc lõm.
- Khoảng cách giữa các đường bình độ lúc dày lúc thưa thể hiện mặt dốc
hình lượn sóng.
- Đường bình độ thắt eo hình số 8 thể hiện yên ngựa (đèo).
- Đường bình độ vòng tròn nhỏ trong cùng vạch chỉ dốc quay ra ngoài thể
hiện đỉnh núi.
- Đường bình độ vòng tròn nhỏ trong cùng vạch chỉ dốc hướng vào trong
thể hiện lõm núi.
- Đường bình độ phần lồi hướng xuống dưới thể hiện sống núi.
- Đường bình độ phần lồi hướng lên trên thể hiện khe suối (tụ thuỷ).
b) Đặc điểm của những dáng đất đặc biệt
- Đống đất là chỗ đất đắp cao nhưng chưa đủ để thể hiện đường bình độ.
- Hố đất là những chỗ đào sâu nhưng chưa đủ để thể hiện đường bình độ.
- Vách đứng vách hụt.
- Núi đá.
- Chỗ đường đắp cao hoặc xẻ sâu (lấy ví dụ lên bảng để giải thích).
- Đường đất lớn, đoạn đắp cao:
- Chổ thay đổi cấp đường, xẻ sâu

7
2. Phân loại đường bình độ
Đường bình độ được phân thành 4 loại sau
- Đường bình độ khoảng cao đều cơ bản (đường bình độ con) thể hiện bằng
nét liền mảnh.
- Đường bình độ cái thể hiện bằng nét liền đậm
- Đường bình độ ½ khoảng cao đều cơ bản thể hiện bằng nét đứt đoạn dài
- Đường bình độ ¼ khoảng cao đều cơ bản ( đường bình độ phụ ) thể hiện
bằng nét đứt đoạn ngắn.
3. Quy định khoảng cao đều cơ bản
- Khái niệm khoảng cao đều: Là độ cao, thấp (tính theo phương thẳng
đứng) giữa 2 đường bình độ cùng loại kề nhau. Khi nghiên cứu tác nghiệp trên
bản đồ cần nắm chắc khoảng cao đều của các loại đường bình độ để xác định
được độ cao, độ dốc của các giải địa hình. Tránh nhầm lẫn không đáng có.
Bảng phân loại khoảng cao đều
Đường bình độ con Đường bình độ cái Đường bình độ 1/2
Tỉ lệ bản đồ
ĐB ĐN ĐB ĐN ĐB ĐN
1: 25.000 5m 10m 25m 50m 2,5m 5m
1: 50.000 10m 20m 50m 100m 5m 10m
1: 100.000 20m 40m 100m 200m 10m 20m
Dựa vào thước đo độ dốc và tỉ lệ bản đồ hoặc dựa vào đường bình độ có
ghi chú độ cao và tỉ lệ của bản đồ để biết mảnh bản đồ ta đang sử dụng là đồi
núi hay đồng bằng.
4. Giãn cách đường bình độ
Giãn cách đường bình độ là cự ly phẳng ngang giữa 2 đường bình độ kề
nhau. Giãn cách đường bình độ cho chúng ta biết độ dốc, thoải của địa hình,
đường bình độ dày dốc đứng, thưa dốc thoải. Tránh đồng nhất giữa giãn cách
đường bình độ với khoảng cao đều của đường bình độ.
Vấn đề huấn luyện 2: CÁC LOẠI TỌA ĐỘ
I. TOẠ ĐỘ SƠ LƯỢC
1. Khái niệm
Là tọa độ để xác định vị trí một điểm, một kí hiệu địa vật, mục tiêu nào đó
trong phạm vi một ô vuông km không
nhầm lẫn. Tọa độ có 4 số.
2. Trường hợp vận dụng 06
- Dùng để xác định vị trí trú
quân, đóng quân, khu vực kho tàng,
bến bãi, những khu vực mục tiêu 36
tương đương 1 ô vuông km. 4
05
- Trong ô vuông tọa độ có một 6 2
mục tiêu hoặc nhiều mục tiêu có tính
chất độc lập. 42

04
8 11 12
lược 13

Hình 1: Toạ độ sơ lược


3. Cách xác định
- Trường hợp biết kí hiệu địa vật, mục tiêu tìm số liệu tọa độ.
Từ điểm chính xác của kí hiệu dóng xuống trục ngang phía dưới và trục dọc
bên trái gần nhất, số của trục ngang, trục dọc là số liệu toạ độ cần tìm.
Ví dụ: Tọa độ sơ lược Điểm cao 42 (0411)
- Trường hợp biết số liệu toạ độ tìm kí hiệu địa vật, mục tiêu.
Lấy 2 số đầu là 2 số của trục ngang, tìm trục ngang đó trên bản đồ, lấy 2
số sau là 2 số của trục dọc, tìm trục dọctrên bản đồ. Tại giao điểm của trục
ngang và trục dọc vừa tìm được ô vuông phía trên bên phải là ô vuông có chứa
kí hiệu địa vật, mục tiêu cần tìm
4. Cách viết và đọc
- Cách viết: Viết tên địa vật, mục tiêu trước đến số liệu toạ độ.
Khi viết số liệu toạ độ thì viết 2 số trục ngang đến 2 số trục dọc liền nhau.
Ví dụ: Điểm cao 42 (0411)
- Cách đọc: Đọc thứ tự như viết, chú ý đọc rõ từng con số.
Ví dụ: Điểm cao bốn, hai, tọa độ: Không, bốn, một, một.
- Báo cáo: Tọa độ trước đến tên kí hiệu địa vật, mục tiêu sau.
Ví dụ: Tọa độ không, năm, một, hai, điểm cao ba, sáu.
II. TỌA ĐỘ Ô 4
1. Khái niệm
Là loại toạ độ dùng để xác định
vị trí một điểm, một kí hiệu địa vật, 06
mục tiêu nào đó trong phạm vi 1/4 ô
A B
vuông km không bị nhầm lẫn. Toạ độ
có 4 số và 1 chữ. 36
2. Trường hợp vận dụng C D
4
- Dùng để xác định vị trí trú 05 2
quân, đóng quân, khu vực kho tàng,
bến bãi những khu vực mục tiêu
42
tương đương 1/4 ô vuông km.
- Trong ô vuông tọa độ sơ lược 04
có 2 hay nhiều kí hiệu địa vật, mục 11 12 13
tiêu tính chất giống nhau, sử dụng tọa
độ sơ lược bị nhầm lẫn.
Hình 2: Toạ độ ô 4
3. Cách xác định
- Trường hợp biết kí hiệu địa vật, mục tiêu tìm số liệu tọa độ..
+ Xác định tọa độ sơ lược.
+ Chia ô vuông sơ lược thành 4 ô vuông bằng nhau, đánh kí hiệu bằng
chữ cái in hoa A, B, C, D từ trái sang phải từ trên xuống dưới. Số liệu toạ độ sơ
lược và kí hiệu riêng của ô vuông nhỏ có chứa kí hiệu địa vật, mục tiêu là số liệu
toạ độ cần tìm.
- Trường hợp biết số liệu toạ độ tìm kí hiệu địa vật, mục tiêu.

9
+ Tìm ô vuông sơ lược có chứa mục tiêu (lấy 2 số đầu là 2 số của trục
ngang, tìm trục ngang đó trên bản đồ và lấy 2 số tiếp theo để tìm trục dọc. Ô
vuông sơ lược chứa mục tiêu là ô phía trên bên phải giao điểm của 2 trục).
+ Chia ô vuông sơ lược như cách chia ở trên. Tọa độ cho ở ô nào thì tìm
kí hiệu địa vật, mục tiêu ở ô vuông đó.
4. Cách viết và đọc
- Cách viết: Viết địa vật, mục tiêu trước đến số liệu toạ độ.
Khi viết số liệu toạ độ thì viết 2 số trục ngang đến 2 số trục dọc, đến số
thứ tự của ô vuông nhỏ.
Ví dụ: Tọa độ ô 4 của Cầu (0511D).
- Cách đọc: Đọc thứ tự như viết.
III. TỌA ĐỘ Ô 9
1. Khái niệm: Là loại tọa độ dùng để xác định vị trí một điểm, một kí
hiệu địa vật, mục tiêu nào đó trong
phạm vi 1/9 ô vuông km mà không
nhầm lẫn. Toạ độ có 5 số.
2. Trường hợp vận dụng 06
Trong một ô vuông tọa độ có
nhiều kí hiệu địa vật, mục tiêu có tính 07
chất giống nhau. Sử dụng tọa độ ô 4 bị 36
nhầm lẫn thì sử dụng tọa độ ô 9. 05 4
3. Cách xác định (hình 3) 0
1 2 23 36
- Trường hợp biết kí hiệu địa 6
vật, mục tiêu tìmsố liệu tọa độ. 8 9 4 42
0
+ Xác định toạ độ sơ lược. 7 6 17
04 5 15 5 16
+ Chia ô vuông sơ lược đó thành
11 12 1: Toạ độ sơ lược
Hình 13
9 ô vuông bằng nhau, đánh số thứ tự
bằng chữ số Ả rập từ 1 đến 9 theo chiều Hình 3: Tọa độ ô 9
Hình 3: Toạ độ ô 9
kim đồng hồ bắt đầu từ ô phía trên bên
trái, ô 9 nằm ở chính giữa. Kí hiệu địa vật, mục tiêu nằm ở ô nào thì ghi số thứ tự của
ô đó vào sau số liệu toạ độ sơ lược. Kết quả 5 số tìm được là số liệu toạ độ cần tìm.
- Trường hợp biết số liệu toạ độ tìm kí hiệu địa vật, mục tiêu.
+ Tìm ô vuông sơ lược có chứa kí hiệu địa vật, mục tiêu.
+ Chia ô vuông sơ lược theo cách chia ở trên. Tọa độ cho ở ô vuông nhỏ
nào thì ta tìm kí hiệu địa vật, mục tiêu ở ô vuông đó.
4. Cách viết và đọc
- Cách viết: Viết địa vật, mục tiêu trước đến số liệu toạ độ.
Ví dụ: Nhà thờ (04118)
- Cách đọc: Đọc thứ tự như viết.
Ví dụ: Nhà thờ - tọa độ: Không bốn - một một - tám
IV. TỌA ĐỘ CHÍNH XÁC CỦA MỘT ĐIỂM
1. Khái niệm

10
Là loại tọa độ để xác định vị trí một điểm, một địa vật, mục tiêu nào đó
chính xác tới m. Tọa độ thông thường có 10 số (5 số đầu là giá trị trục ngang, 5
số sau là giá trị trục dọc)
2. Trường hợp vận dụng
Dùng để xác định vị trí đứng chân, vị trí bố trí các địa vật, mục tiêu, vị trí
chỉ huy cần tới độ chính xác cao.
3. Cách xác định
- Trường hợp biết kí hiệu địa vật, mục tiêu tìm tọa độ.
+ Xác định tọa độ sơ lược của địa vật, mục tiêu.
+ Từ điểm chính xác của ký hiệu đo vuông góc xuống trục ngang phía
dưới gần nhất, được bao nhiêu đổi ra số mét lẻ theo tỉ lệ bản đồ và ghi vào sau 2
số của trục ngang; từ điểm chính xác của kí hiệu, đo vuông góc sang trục dọc
bên trái gần nhất được bao nhiêu đổi ra số mét lẻ theo tỉ lệ bản đồ và ghi vào sau
2 số của trục dọc. Kết quả 10 số tìm được là số liệu tọa độ cần tìm.
Chú ý: Trường hợp khi tính đổi không đủ 10 số thì ta phải thêm số 0 vào
trước số m lẻ của mỗi nhóm số cho đủ 10 số (mỗi nhóm số có 5 số).
Ví dụ: Xác định tọa độ chính xác của Nhà thờ (hình 5)
+ Tọa độ sơ lược là (0411)
+ Từ điểm chính xác của kí hiệu nhà thờ, đo xuống trục ngang được
2,5 cm tính đổi được 625m, đo
sang trục dọc bên trái được 1,7cm
tính đổi được 425 m. 06
Vậy tọa độ chính xác của nhà
thờ là (0462511425).
- Trường hợp biết tọa độ tìm kí 36
hiệu địa vật, mục tiêu. 05 4
+ Tìm ô vuông sơ lược có 2
chứa kí hiệu địa vật, mục tiêu (lấy
1,7cm
2,5 cm

số thứ tự 1, 2 là số trục ngang; số


thứ tự 6, 7 là số của trục dọc). 0
+ Tính đổi số m lẻ của trục 0 4 5
ngang và trục dọc theo tỷ lệ bản đồ 11 12 13
(số thứ tự 3, 4, 5 là số mét lẻ trục
ngang; số thứ tự 8, 9, 10 là số mét lẻ Hình 4: Toạ độ chính xác 1
của trục dọc), được bao nhiêu từ điểm
giao điểm của 2 trục đo theo trục dọc lên trên bằng số cm của trục ngang và
đo theo trục ngang sang phải bằng số cm của trục dọc đến đâu đánh dấu. Tại
vị trí của 2 điểm vừa đánh dấu kẻ 2 đường song song hoặc vuông góc với 2
trục, 2 đường này cắt nhau ở vị trí nào thì ở điểm đó là vị trí của địa vật, mục
tiêu cần xác định (hình 5).
Khi được trang bị thước 3 cạnh, không cần đổi ra số mét lẻ theo tỷ lệ bản
đồ mà chỉ cần chọn mép thước tương ứng với tỷ lệ bản đồ đang dùng và đọc kết
quả ngay trên thước.

11
4. Cách viết và đọc
- Cách viết: Viết địa vật, mục tiêu trước đến số liệu toạ độ.
Ví dụ: Nhà thờ (0462511425).
- Cách đọc: Đọc thứ tự như viết.
Ví dụ: Toạ độ không, bốn, sáu, hai, năm - một, một, bốn, hai, năm - nhà thờ
Chú ý
- Trường hợp địa vật, mục tiêu nằm ở ô vuông thiếu ở phía nam
+ Xác định tọa độ sơ lược của kí hiệu địa vật, mục tiêu. Trục ngang lấy
giá trị phía trên gần nhất trừ 1 đơn vị ; trục dọc giữ nguyên.
+ Từ điểm chính xác của địa vật, mục tiêu đo vuông góc lên trục ngang
phía trên được bao nhiêu tính đổi ra cự li ngoài thực địa theo tỉ lệ bản đồ ; sau đó
lấy 1000 trừ đi giá trị số mét vừa đo rồi ghi sau hai số của trục ngang
+ Từ điểm chính xác của địa vật, mục tiêu đo vuông góc sang trục dọc
bên trái được bao nhiêu tính đổi ra cự li ngoài thực địa theo tỉ lệ bản đồ ; sau đó
ghi sau hai số của trục dọc.
- Trường hợp địa vật, mục tiêu nằm ở ô vuông thiếu ở phía Tây: ta làm
tương tự thiếu ở khung phía Nam chỉ khác là tọa độ sơ lược: trục ngang giữ
nguyên và trục dọc trừ 1 đơn vị. Giá trị trục ngang đo như ô vuông đủ; còn trục
dọc lấy 1000 trừ giá trị đo được từ điểm chính xác của địa vật, mục tiêu đo sang
trục dọc bên phải.
* Hiện nay, ở một số tài liệu có trường hợp viết đủ tất cả các số ghi ở góc
dưới bên trái của bản đồ.
V. TỌA ĐỘ 1 CỰC
1. Khái niệm
Là tọa độ xác định một vị trí,
một địa vật, mục tiêu nào đó bằng một 06
góc độ và một cự ly.
2. Trường hợp vận dụng 36

Dùng cho các đài quan sát, chỉ thị


mục tiêu cho pháo binh.
05
3. Cách xác định
- Người báo cáo (ngoài thực địa)
Tiến hành quan sát phát hiện 42

được mục tiêu, đo góc độ, tính toán cự


ly báo cáo tọa độ về cho người chỉ huy 04
theo kết quả đo được. 340 0

13
11 12
- Người chỉ huy (tác nghiệp trên
bản đồ) Hình 5: Tọa độ 1 cực
Tại vị trí người báo cáo xác định
góc chuẩn bắc lên bản đồ như kết quả nhận được, trên đường hướng đó đo cự ly
tương ứng như đã nhận được tới đâu là vị trí mục tiêu ở đó.
Ví dụ
+ Tại điểm cao 42 chiến sỹ quan sát báo cáo (40o-1500m) - xe tăng địch.

12
+ Người chỉ huy tác nghiệp trên bản đồ
Tại vị trí chính xác của điểm cao 42 kẻ đường chì song song với trục dọc.
Dùng thước đo độ hoặc địa bàn dựng góc 40o lên bản đồ, tại điểm cao 42 đo theo
hướng góc đã dựng một đoạn bằng 6 cm tới đâu là kết quả mục tiêu cần xác định
ở đó.
VI. TOẠ ĐỘ ĐỊA LÍ
1. Khái niệm
Tọa độ địa lý của một điểm là tọa độ được xác
định bởi cặp giá trị vĩ độ và kinh độ của nó.
- Độ kinh của một điểm M bất kỳ trên mặt
phẳng là góc nhị diện do mặt kinh tuyến gốc (kinh
tuyến Greenwich) và mặt kinh tuyến qua điểm M tạo
thành. Độ kinh được tính từ kinh tuyến gốc sang phía
Đông với giá trị từ 0o đến +180o sang phía Tây với
giá trị âm từ 0o đến -180o. Hình 6: Tọa độ địa lý
- Độ vĩ của điểm M là góc đo đường dây dọi
hoặc đường pháp tuyến của mặt ellípoid qua điểm đó và mặt phẳng xích đạo tạo
thành. Độ vĩ tính từ xích đạo đến cực Bắc với giá trị dương từ 0 o đến + 90o, đến
cực Nam từ 0o đến - 90o. Để tránh giá trị âm còn gọi là vĩ độ Bắc, vĩ độ Nam.
2. Cách xác định
Khi xác định tọa độ một điểm nào đó ta xác định lần lượt vĩ độ trước,
kinh độ sau. M (vĩ độ N - kinh độ E)
- Xác định vĩ độ: Đặt mép thước qua điểm M, song song với trục ngang
sang khung tây rồi đọc giá trị vĩ độ ở góc tây nam, giá trị phút bằng các vạch
chuẩn và giá trị giây bằng cách ước lượng hoặc phương pháp nội suy.
Vấn đề huấn luyện 3: SỬ DỤNG ĐỊA BÀN, BẢN ĐỒ
I. SỬ DỤNG ĐỊA BÀN (5 tác dụng)
1. Công dụng, cấu tạo
a) Công dụng
- Xác định phương hướng thực địa.
- Định hướng bản đồ, sơ đồ, bản vẽ.
- Đo góc phương vị.
- Đo cự ly trên bản đồ, thực địa.
- Đo độ dốc ngoài thực địa.
b) Cấu tạo
Gồm các bộ phận chính sau:
- Vỏ địa bàn.
- Bộ phận tìm phương hướng và đo góc:
+ Bàn độ, kim địa bàn
+ Khe ngắm, đầu ngắm
+ Gương phản chiếu
+ Nắp kính bảo vệ
+ Bộ phận hãm kim.

13
- Thước mm.
- Quai xách.
- Đồng hồ đo cự ly.
- Thước đo độ dốc.
2. Sử dụng địa bàn
Công tác chuẩn bị
- Lấy địa bàn ra khỏi bao, mở nắp địa bàn, mở chốt hãm kim.
- Kiểm tra độ nhạy của kim địa bàn: Đưa địa bàn gần một vật bằng kim
loại như cuốc, xẻng, súng… sau đó đưa ra xa và quan sát kim nam châm thay
đổi vị trí có linh hoạt không. Nếu kim nam châm di chuyển linh hoạt, đầu kim
quay về hướng cố định là địa bàn còn sử dụng tốt; nếu kim nam châm không
chuyển động hoặc chuyển động kém thì độ nhạy của kim nam châm kém, địa
bàn không sử dụng được.
- Xoay đưa vạch chuẩn trên nắp kính thẳng vạch 0o, hoặc đúng vạch
chuẩn trên mặt địa bàn.
a) Xác định phương hướng thực địa
- Bước 1: Đặt địa bàn nơi bằng phẳng (trong điều kiện có bàn đạc thì ta
trải bàn đạc, nếu không có bàn đạc thì ta vận dụng chỗ bằng phẳng cho phù hợp
như mặt đất…) chú ý tránh xa các vật nhiễm từ.
- Bước 2: Xoay từ từ địa bàn cho đầu Bắc kim nam châm chỉ vô vạch 0 0
thì dừng lại. Ngắm từ khe ngắm qua đầu ngắm ra thực địa là hướng Bắc, từ đó
tìm ra các hướng khác.
b) Định hướng bản đồ
- Bước 1: Chọn vị trí, trải bản đồ.
- Bước 2: Đặt cạnh địa bàn (hoặc khe ngắm và đầu ngắm của địa bàn)
nằm trùng với đường PP’ (hoặc cạnh khung phía Tây hay phía Đông hoặc đường
trục dọc của lưới ô vuông bản đồ) sao cho vạch 0 0 hoặc vạch chuẩn của địa bàn
quay lên khung Bắc của bản đồ.
- Bước 3: Kết hợp xoay bản đồ và địa bàn (coi địa bàn gắn chặt trên bản
đồ) cho đến khi đầu Bắc kim địa bàn chỉ vạch 0o thì dừng lại.
c) Đo góc phương vị ngoài thực địa
Ở ngoài thực địa ta có thể vận dụng 3 bước cho phù hợp.
- Bước 1: Đặt bản đồ lên vị trí bằng phẳng.
- Bước 2: Từ từ xoay địa bàn kết hợp ngắm từ khe ngắm qua đầu ngắm tới
vật chuẩn hoặc mục tiêu ngoài thực địa.
- Bước 3: Đọc số độ hay ly giác ở đầu Bắc kim địa bàn chỉ (Đối với địa
bàn mặt số xuôi chiều kim đồng hồ thì lấy 3600 trừ đi giá trị góc vừa đọc được).
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
1. Định hướng bản đồ
a) Dùng địa bàn định hướng bản đồ (phần I)
b) Dựa vào địa vật thẳng dài
- Trường hợp vận dụng: Khi không được trang bị địa bàn, người tác nghiệp
đang đứng chân trên địa vật dài thẳng hoặc xung quanh có địa vật dài thẳng.

14
Câu hỏi: Theo các đồng chí, những địa vật như thế nào được gọi là địa vật
dài thẳng?
Kết luận: Địa vật dài thẳng là những đường sá, khúc sông suối thẳng, cầu,
rìa làng, bờ đê, ống dẫn nước, ống dẫn dầu…
- Điều kiện: Các địa vật dài thẳng ngoài thực địa phải có ký hiệu trên bản đồ.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Đặt bản đồ nơi bằng phẳng, xoay bản đồ sao cho ký hiệu địa
vật thẳng dài vẽ trên bản đồ trùng với hướng của nó ngoài thực địa.
+ Bước 2: Kiểm tra các địa vật khác xung quanh có trùng hướng với các
địa vật tương ứng trên bản đồ hay không? Nếu trùng thì bản đồ đã được định
hướng, nếu không trùng, ta xoay bản đồ ngược lại 180o.
2. Xác định điểm đứng trên bản đồ
a) Dựa vào điểm đặc biệt của địa hình, địa vật
- Trường hợp vận dụng: Nơi ta đứng gần các địa hình, địa vật đặc biệt
như: Ngã ba đường, chùa, nhà thờ, điểm cao … có vẽ ở trên bản đồ.
- Các tiến hành: Tìm vị trí ký hiệu các điểm đó trên bản đồ nó là điểm đứng
cần tìm. Chú ý phải đối chiếu với các địa vật khác xung quanh tránh nhầm lẫn.
* Ví dụ: Ngoài thực địa ta đứng ở TSQCB gần ngã 3 con rạch về hướng
Đông Nam 50m, nếu sử dụng bản đồ 1: 25000 thì 50m ngoài thực địa = 2mm trên
bản đồ. Như vậy trên bản đồ từ ngã 3 con rạch đo về hướng đông bắc 2mm là vị trí
đứng chân.
b) Phương pháp ước lượng cự ly
- Trường hợp vận dụng: Khi ta vận động hoặc đứng chân trên một khu
vực nào đó cần xác định điểm đứng, ở khu vực đó có một địa vật tương đối
gần và rõ.
- Điều kiện: Địa vật đó phải có ký hiệu trên bản đồ.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: Định hướng bản đồ, quan sát chọn địa vật ngoài thực địa, tìm
ký hiệu địa vật đó trên bản đồ.
+ Bước 2: Ước lượng cự ly từ vị trí đứng tới địa vật ngoài thực địa, đổi ra
cự ly trên bản đồ.
+ Bước 3: Đặt cạnh thước thẳng qua vị trí đứng của địa vật trên bản đồ,
xê dịch và ngắm thẳng tới địa vật ngoài thực địa. Xác định một khoảng cách từ
kí hiệu địa vật theo hướng tới vị trí đứng của ta bằng khoảng cách vừa tính đổi;
điểm cuối là vị trí đứng trên bản đồ.
c) Phương pháp giao hội
- Giao hội với địa vật thẳng dài
+ Trường hợp vận dụng: Khi ta vận động trên địa vật thẳng dài nào đó.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1: Định hướng bản đồ.
* Bước 2: Xác định địa vật thẳng dài ta đang vận động theo nó (trên bản đồ
và ngoài thực địa). Tìm một địa vật có vẽ trong bản đồ, mà từ chỗ đứng có thể nhìn
thấy ngoài thực địa (không trùng trên địa vật thẳng dài).

15
* Bước 3: Dùng thước thẳng đặt một đầu thước vào vị trí đúng của ký hiệu
địa vật vẽ trên bản đồ, đầu kia xê dịch cho trùng với hướng ngắm tới địa vật ngoài
thực địa. Giao điểm của cạnh thước ngắm với địa vật dài thẳng trên bản đồ là vị trí
đứng cần tìm.
- Giao hội phía sau
+ Trường hợp vận dụng: Khi ta đứng chân trên một địa hình khu vực nào
đó quan sát thấy 2 địa vật. Các địa vật đó phải có ký hiệu trên bản đồ.
+ Cách tiến hành:
* Bước 1: Định hướng bản đồ.
* Bước 2: Chọn hai địa vật có vẽ trên bản đồ và nhìn thấy ngoài thực địa.
Ước lượng cự ly từ vị trí ta đang đứng tới 2 địa vật đó (hoặc dùng phương tiện
đo đạc giản đơn) rồi tính đổi ra cự ly trên bản đồ.
* Bước 3: Lấy 2 địa vật đã chọn làm tâm quay 2 cung tròn trên bản đồ với
hai bán kính bằng kích thước vừa tính đổi, hai cung tròn đó cắt nhau ở đâu thì đó
chính là điểm đứng của chúng ta trên bản đồ.
3. Đối chiếu bản đồ với thực địa
a) Tìm ký hiệu địa vật trên bản đồ khi nhìn thấy địa vật ngoài thực địa
Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Định hướng bản đồ; Xác định điểm đứng trên bản đồ.
- Bước 2: Đặt cạnh thước thẳng qua điểm đứng trên bản đồ, dùng mắt
ngắm tới hướng địa vật cần tìm ngoài thực địa, ước lượng cự ly tới nó, đổi ra cự
ly trên bản đồ.
- Bước 3: Từ điểm đứng trên bản đồ, theo hướng quan sát và cự ly vừa đổi
tìm ký hiệu địa vật trên bản đồ.
b) Tìm địa vật ngoài thực địa có ký hiệu vẽ ở trên bản đồ
Cách tiến hành như sau:
- Bước 1: Định hướng bản đồ; Xác định điểm đứng và ký hiệu địa vật cần
xác định trên bản đồ.
- Bước 2: Xác định cự ly từ điểm đứng tới ký hiệu địa vật trên BĐ, đổi ra
cự ly ngoài thực địa theo tỷ lệ bản đồ.
- Bước 3: Đặt cạnh thước thẳng chạy qua điểm đứng và ký hiệu địa vật
trên bản đồ. Ngắm theo cạnh thước và cự ly vừa xác định ta tìm ra địa vật tương
ứng ngoài thực địa.

Phần ba. KIỂM TRA KẾT THÚC HUẤN LUYỆN


I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Nhằm đánh giá trình độ tổ chức huấn luyện của cán bộ huấn luyện, nhận
thức của cán bộ sĩ quan, làm cơ sở đánh giá chất lượng huấn luyện và tổ chức
huấn luyện các nội dung tiếp theo.
2. Yêu cầu
- Nghiên cứu nắm chắc nội dung kiểm tra.
16
- Đánh giá chính xác, khách quan kết quả của cán bộ sĩ quan.
- Đánh giá đúng thực chất để phân loại chất lượng huấn luyện rút kinh
nghiệm kịp thời.
II. NỘI DUNG
1. Kí hiệu trên bản đồ
2. Các loại tọa độ
3. Sử dụng địa bàn, bản đồ
III. THỜI GIAN
Thời gian: 10 phút.
IV. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức
Lấy cá nhân trong đội hình lớp học để kiểm tra.
2. Phương pháp
Cán bộ kiểm tra nêu câu hỏi, kiểm tra đại diện chỉ định bất kỳ sĩ quan
trong lớp học trả lời vấn đáp. Sĩ quan được chỉ định trả lời đứng tại chỗ trong
đội hình lớp học để trả lời.
V. THÀNH PHẦN ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
Sĩ quan trong lớp học đã được huấn luyện.
VI. ĐỊA ĐIỂM
Hội trường A.
VII. BẢO ĐẢM
- Giáo án huấn luyện, vở, bút ghi chép
- Tài liệu “Địa hình quân sự”, trường SQ Công binh in năm 2013.
KẾT QUẢ KIỂM TRA
CẤP KẾT QUẢ
ĐƠN GHI
TT HỌ VÀ TÊN BẬ NỘI DUNG
VỊ ĐIỂM XL CHÚ
C

17
CẤP ĐƠN KẾT QUẢ GHI
TT HỌ VÀ TÊN BẬ NỘI DUNG
VỊ ĐIỂM XL CHÚ
C

18

You might also like