Chương 1: Mở Đầu 1.1 Giới Thiệu Về Hệ Thống Lạnh Cấp Trữ Đông 1.1.1 Mục Đích Cấp Trữ Đông

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

Contents

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG LẠNH CẤP TRỮ ĐÔNG 1

1.1.1 MỤC ĐÍCH CẤP TRỮ ĐÔNG 1

1.2 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1

1.2.1 NHIỆM VỤ 1

1.2.2 THÔNG SỐ CHO TRƯỚC 1

1.2.3 THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG 2

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC PHÒNG LẠNH, BỐ TRÍ MẶT BẰNG
KHO LẠNH 2

2.1 PHÒNG CẤP ĐÔNG 2

2.1.1 CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC 2

2.1.2 TÍNH TOÁN 2

2.2 PHÒNG TRỮ ĐÔNG 3

2.2.1 CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC 3

2.2.2 TÍNH TOÁN 4

2.3 BỐ TRÍ MẶT BẰNG KHO LẠNH 5

2.3.1 YÊU CẦU 5

2.3.2 BỐ TRÍ 5

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG LẠNH CẤP TRỮ ĐÔNG
1.1.1 MỤC ĐÍCH CẤP TRỮ ĐÔNG
Từ xa xưa con người đã biết sử dụng lạnh cho đời sống, bằng cách cho vật cần làm
lạnh tiếp xúc với những vật lạnh hơn. Sau này kỹ thuật lạnh ra đời đã thâm nhập vào
các ngành kinh tế quan trọng và hỗ trợ tích cực cho các ngành đó như:
 Ngành công nghệ chế biến và bảo quản thực phẩm
 Trong công nghiệp nặng: làm nguội khuôn đúc
 Trong y tế: chế biến và bảo quản thuốc
 Trong công nghiệp hoá chất
 Trong lĩnh vực điều hoà không khí
Đóng vai trò quan trọng nhất là ngành công nghiệp chế biến và bảo quản thực phẩm.
Tuy nhiên để có thể giữ cho thực phẩm được lâu dài nhằm cung cấp, phân phối cho nền
kinh tế quốc dân,thì phải cấp đông và trữ đông nhằm giữ cho thực phẩm ở 1 nhiệt độ
thấp (-180C ÷ -400C). Bởi vì ở nhiệt độ càng thấp thì các vi sinh vật làm ôi thiu thực
phẩm càng bị ức chế, các quá trình phân giải diễn ra rất chậm.
Vì vậy mà có thể giữ cho thực phẩm không bị hỏng trong thời gian dài.
1.2 NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1 NHIỆM VỤ
 Sản phẩm bảo quản : Thịt heo
 Công suất cấp đông : E = 5 tấn/mẻ
 Công suất trữ đông : E = 80 tấn
 Môi chất sử dụng : R134A
 Địa điểm lắp đặt : Đà Nẵng
1.2.2 THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
 Nhiệt độ vào cấp đông của sản phẩm : t1 = 370C ( Nhiệt độ môi trường).
 Nhiệt độ ra cấp đông của sản phẩm:
+ Nhiệt độ tâm sản phẩm : -120C
+ Nhiệt độ bề mặt sản phẩm : -180C
+ Nhiệt độ trung bình sản phẩm : -150C
 Thời gian cấp đông :τ = 11h
 Nhiệt độ phòng cấp đông : tf = -250C
 Nhiệt độ phòng trữ đông : tf = -180C
 Độ ẩm không khí : 80 ÷ 85 %
1.2.3 THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG
 Địa điểm xây dựng : Đà Nẵng
 Nhiệt độ môi trường : tn = 37.70C TL [1] trang 8
 Độ ẩm môi trường : φn = 77% TL [1] trang 8
 Tra bảng => tư = 340C và ts = 32.50C

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC PHÒNG LẠNH, BỐ TRÍ MẶT BẰNG
KHO LẠNH
2.1 PHÒNG CẤP ĐÔNG
2.1.1 CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
 Sản phẩm : Thịt heo
 Công suất cấp đông : E = 5 tấn/mẻ
2.1.2 TÍNH TOÁN
a. Thể tích chất tải: Vct
E
Theo công thức (2-1) TL [1] trang 29: V ct = g
v

E : Dung tích phòng cấp đông, tấn


gv : Định mức chất tải thể tích, tấn/m3
Theo TL [1] trang 28 tại thịt lợn đông lạnh => gv = 0,45tấn/m3
5
Suy ra: V ct = 0,45 =11.1m3

b. Chiều cao chất tải: hct


Chiều cao chất tải h ct phụ thuộc vào mức độ cơ khí xếp hàng hóa.
=> Ở đây chọn bốc dỡ hàng bằng tay => h ct = 2 m
c. Chiều cao trong của phòng lạnh: h
h = h ct+ ∆h = 2 + 1 = 3 m
∆h: Chiều cao khoảng không đặt thiết bị và lối đi của gió.
Thông thường ∆h = 1m
d. Diện tích chất tải: Fct
V ct
Theo công thức (2-2) TL [1] trang 29: F ct =
h ct
Vct : Thể tích chất tải, m3
hct : Chiều cao chất tải, m
11.1
Suy ra: F ct = 2 =5.55 m2

e. Diện tích trong của nền phòng lạnh: Ftr


F ct
Theo công thức (2-4) TL [1] trang 30: F tr =
βF
β F : Hệ số sử dụng diện tích kể đến mặt bằng đặt thiết bị, lối đi của gió và lối đi để xếp

hàng hóa. Theo bảng (2-4) TL [1] trang 30 chọn β F = 0,55.


5,55
Suy ra: F tr = 0,55 =10.1 m2

f. Kích thước phòng cấp đông:


5.55
Ta có: F tr = 0,55 =10.1m2

Phòng lạnh lắp đặt bằng panel có bề rộng: 1,2 m


Nên ta chọn kích thước phòng cấp đông là: F = 6 x 4,8 = 28,8 m2 [?]
2.2 PHÒNG TRỮ ĐÔNG
2.2.1 CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
 Sản phẩm : Thịt heo
 Công suất trữ đông : E = 100 tấn
2.2.2 TÍNH TOÁN
a. Thể tích chất tải: Vct
E
Theo công thức (2-1) TL [1] trang 29: V ct = g
v

E : Dung tích phòng trữ đông, tấn


gv : Định mức chất tải thể tích, tấn/m3
Theo bảng (2-3) TL [1] trang 28, gv = 0,45 tấn/m3 với thịt lợn đông lạnh.
=> gv = 0,45 tấn/m3
80
Suy ra: V ct = 0,45 =177.7 m3

b. Chiều cao chất tải: hct


Chiều cao chất tải h ct phụ thuộc vào mức độ cơ khí xếp hàng hóa.
=> Ở đây chọn bốc dỡ hàng bằng tay => hct = 2 m
c. Chiều cao trong của phòng trữ đông: h
h = h ct+ ∆h = 2 + 1 = 3 m
∆h: Chiều cao khoảng không để đặt thiết bị và lối đi của gió
Thông thường ∆h= 1m
d. Diện tích chất tải: Fct
V ct
Theo công thức (2-2) TL [1] trang 29: F ct =
h ct

Vct : Thể tích chất tải, m3


hct : Chiều cao chất tải, m
177.7
Suy ra: F ct = =88.85 m2
2

e. Diện tích trong của nền phòng trữ đông: Ftr


Fct
Theo công thức (2-4) TL [1] trang 30: F tr =
n¿βF

n : Là số phòng lạnh.
βF : Hệ số sử dụng diện tích kể đến mặt bằng đặt thiết bị, lối đi của gió và lối đi
để xếp hàng hóa. Theo bảng (2-4) TL [1] chọn β F = 0,73
88.85
Suy ra: F tr = 2× 0,73 =60.85 m2 [?]

f. Kích thước phòng trữ đông:


88,85
Ta có: F tr = 2× 0,73 =60,85m2

Phòng lạnh lắp đặt bằng panel có bề rộng: 1.2 m


Nên ta chọn kích thước phòng trữ đông: F = 10,8 x 6 = 64,8 m2
2.3 BỐ TRÍ MẶT BẰNG KHO LẠNH
2.3.1 YÊU CẦU
 Hạn chế tối đa tổn thất lạnh ra môi trường bằng cách:
 Các phòng lạnh phải đặt sát nhau thậm chí là chung vách.
 Các phòng lạnh phải đặt trong xưởng có mái che (để tránh bức xạ mặt trời).
 Phải dự phòng hướng mở rộng tăng công suất kho lạnh.
 Bố trí các phòng lạnh phải theo chiều của dây chuyền công nghệ tránh sản phẩm đi
chồng chéo.
2.3.2 BỐ TRÍ

CHƯƠNG 3: TÍNH CÁCH NHIỆT KHO LẠNH


Chương này nhằm xác định chiều dày của lớp cách nhiệt kết cấu phòng lạnh dựa vào
hệ số truyền nhiệt tối ưu (Hệ số này được xác định dựa vào các chỉ tiêu kinh tế và kĩ
thuật. Ngoài ra nó còn phải đảm bảo điều kiện tiện nghi mà không xảy ra hiện tượng
động sương ở mặt ngoài kết cấu).
Chiều dày lớp cách nhiệt tính theo công thức tính hệ số truyền nhiệt k qua vách
phẳng nhiều lớp, theo công thức (3-1) TL [1] trang 64:
1
= n
K tư 1 δ δ cn 1
+∑ i + +
α 1 n=1 λi λ cn α 2

Suy ra chiều dày lớp cách nhiệt:

δcn = λcn
[ (
1

1 n δi 1
+∑ +
k α 1 i=1 λi α 2 )]
δcn: Độ dày yêu cầu của lớp cách nhiệt, m
λcn : Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu cách nhiệt, W/mK
k : Hệ số truyền nhiệt, W/m2K
α1 : Hệ số toả nhiệt của môi trường bên ngoài tới tường cách nhiệt, W/m2K
α2 : Hệ số toả nhiệt của vách buồng lạnh vào buồng lạnh, W/m2K]
δi : Bề dày yêu cầu của lớp vật liệu thứ i, m
λi : Hệ số dẫn nhiệt của lớp vật liệu thứ i, W/mK
3.1 PHÒNG CẤP ĐÔNG
3.1.1 CÁC ĐẠI LƯỢNG THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
 Nhiệt độ phòng cấp đông: t f = -300C
 Nhiệt độ và độ ẩm không khí ngoài trời tại Đà Nẵng:
tn = 37.70C TL [1] trang 8
φn = 77% TL [1] trang 8
3.1.2 TÍNH CÁCH NHIỆT TƯỜNG PHÒNG CẤP ĐÔNG
a. Kết cấu và số liệu:

1 3
2
Lớp Lớp vật liệu Ghi chú
m W/mK
1 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD
2 Foam (Polyurethane cứng) 0,041 Tra bảng 3-1 TL [1] trang 61
3 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD

b. Tính toán:
Tính chiều dày lớp cách nhiệt là được xác định cho tường làm việc ở điều kiện khắc
nghiệt nhất và kết quả được chọn sẽ chung cho tất cả các tường và cả trần, nền
+ Hệ số tỏa nhiệt của bề mặt ngoài( tường bao ) và mái tra theo bảng (3-7) TL [1] trang
65: α 1= 23,3 W/mK

+ Hệ số tỏa nhiệt bề mặt trong của buồng lạnh đối lưu cưỡng bức mạnh tra theo bảng
(3-7) TL [1] trang 65: α 2= 10,5 W/mK

+ Đối với phòng cấp đông thì nhiệt độ phòng cấp đông là -250C. Tra theo bảng (3-3)
TL [1] trang 63 với nhiệt độ phòng là -250C tính cho vách bao ngoài. Hệ số truyền nhiệt
tối ưu qua tường: ktư= 0,21 W/m2K
Thế số vào tính được chiều dày lớp cách nhiệt tường buồng cấp đông:

δ cn=0,041
⟦ 1
−(1
0,21 23,3
+
0,001 0,001
58
+
58
+
1
)⟧
10,5
=0 ,19 m

Thực tế chiều dày các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn. Do đó chiều dày thực tế
của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện phải bằng hoặc lớn
hơn chiều dày đã xác định. Ở đây chiều dày thực tế của lớp cách nhiệt là:
tt
δ cn = 0,19 m

Ứng với δ ttcn ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:


1
k tt = =0,21 W /m 2 K
1 0,001 0,001 0,19 1
+ + + +
23,3 58 58 0,041 10,5

c. Kiểm tra nhiệt độ đọng sương:


Nếu bề mặt ngoài của tường bao đọng sương thì ẩm sẽ dễ xâm nhập vào phá huỷ lớp
cách nhiệt. Để tránh hiện tượng đọng sương xảy ra thì nhiệt độ bề mặt ngoài tường bao
phải lớn hơn nhiệt độ đọng sương của môi trường. Điều kiện để không xảy ra hiện tượng
đọng sương được xác định theo công thức (3-7) TL [1] trang 66:
t n−t s
k tt ≤ k s=0,95 α 1
t n −t f

: Hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường, W/m2K


k s : Hệ số truyền nhiệt lớn nhất để tường ngoài không bị đọng sương, W/m2K

α 1: Hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của tường bao cheα 1= 23,3 W/m2K

t f : Nhiệt độ trong buồng lạnh, 0C

t n : Nhiệt độ môi trường ngoàit n= 37,7 0C

t s = 32,5 0C nhiệt độ đọng sương của môi trường, tra theo đồ thị I-d với nhiệt độ môi

trường
t n = 37,70C và độ ẩm φ n= 77%

Phòng cấp đông có t f = -250C


37,7−32,5
Suy ra: k s=0,95.23,3 37,7−(−25) =1,83 W/m2K

Mà có ktt = 0,21 < ks = 1,83 W/m2K


=> Vậy không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt ngoài tường bao phòng cấp đông.
3.1.3 TÍNH CÁCH NHIỆT CHO TRẦN PHÒNG CẤP ĐÔNG
a. Kết cấu:
1

3
b. Tính toán:

Lớp Lớp vật liệu Ghi chú


m W/mK
1 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD
2 Foam (Polyurethane cứng) 0,041 Tra bảng 3-1 TL [1] trang 61

3 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD


+ Hệ số tỏa nhiệt của bề mặt ngoài tường bao tra theo bảng (3-7) TL [1] trang 65:
α 1= 23,3 W/mK
+ Hệ số tỏa nhiệt bề mặt trong của buồng lạnh đối lưu cưỡng bức mạnh tra theo bảng
(3-7) TL [1] trang 65: α 2= 10,5 W/mK

+ Đối với phòng cấp đông thì nhiệt độ phòng cấp đông là -25C. Tra theo bảng (3-3)
TL [1] trang 63 với nhiệt độ phòng là -250C tính cho mái bằng. Hệ số truyền nhiệt tối
ưu của trần kho lạnh được lấy lên 10% so với k của mái bằng:
ktư= 0,20 x 1,1 = 0,22 W/m2K
Thế số vào tính được chiều dày lớp cách nhiệt trần phòng cấp đông:

δ cn=0,041
⟦ 1

1
(
0,22 23,3
+
0,001 0,001
58
+
58
+
1
)⟧
10,5
=0,18 m

Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn. Do đó chiều
dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn
hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được . Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách
tt
nhiệt là: δ cn = 0,19 m

Ứng với δ ttcn ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:


1 2
k tt = =0,21 W /m K
1 0,001 0,001 0,19 1
+ + + +
23,3 58 58 0,041 10,5

c. Kiểm tra nhiệt độ đọng sương:


Điều kiện để không xảy ra hiện tượng đọng sương được xác định theo công thức (3-
t n−t s
7) TL [1] trang 66: k tt ≤ k s=0,95 α 1
t n −t f

Phòng cấp đông có = -250C


37,7−32.5
Suy ra: k s=0,95.23,3 =1,83 W/m2K
37,7−(−25)

Mà có: = 0,21 < = 1,83 W/m2K


=> Vậy không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt ngoài của trần phòng cấp đông.
3.1.4 TÍNH CÁCH NHIỆT NỀN PHÒNG CẤP ĐÔNG
a. Kết cấu:
Đối với nền kho lạnh có nhiệt độ âm sâu để đề phòng trường vì một lí do nào đó cách
nhiệt không đảm bảo, nhiệt độ ngoài của vách nền dưới âm độ làm đóng băng nước ở
dưới nền giãn nở gây phá vỡ kết cấu kho lạnh. Do đó đối với kho lạnh có nhiệt độ âm
sâu thì nên kho lạnh phải được sưởi ấm.
Ở các nước ôn đới và hàn đới, người ta sưởi ấm nền bằng hơi nước, bằng dầu
nóng,… nhưng đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam chỉ cần sưởi ấm nền bằng
thông gió tự nhiên là đủ.

1
2
3

Bê tông cốt thép

b. Tính toán:

Lớp Lớp vật liệu Ghi chú


m W/mK
1 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD
2 Foam (Polyurethane cứng) 0,041 Tra bảng 3-1 TL [1] trang 61
3 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD
+ Hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của nền tra theo bảng 3-7 TL [1] trang 65 có:
α 1= 7 W/m2K

+ Hệ số toả nhiệt bề mặt trong của buồng lạnh lưu thông không khí cưỡng bức mạnh
tra theo bảng 3-7 TL [1] trang 65 có: α 2= 10,5 W/m2K

+ Đối với phòng cấp đông thì nhiệt độ phòng cấp đông là -250C. Tra theo bảng (3-6)
TL [1] trang 64 với nhiệt độ phòng là -250C. Hệ số truyền nhiệt tối ưu của nền có sưởi:
ktư= 0,21 W/m2K
Thế số vào tính được chiều dày lớp cách nhiệt nền phòng cấp đông:

δ cn=0,041
⟦ 1
(
1 0,001 0,001
− +
0,21 7 58
+
58
+
1
10,5 )⟧
=0,185 m

Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn. Do đó chiều
dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn
hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được. Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách
nhiệt là: δ ttcn = 0,19 m
Ứng với δ ttcn tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:
1 W
k tt = =0,205 2
1 0,001 0,001 0,19 1 m K
+ + + +
7 58 58 0,041 10,5

c. Kiểm tra nhiệt độ đọng sương:


Điều kiện để không xảy ra hiện tượng đọng sương được xác định theo công thức (3-
t n−t s
7) TL[1] trang 66: k tt ≤ k s=0,95 α 1
t n −t f

Phòng cấp đông có = -250C


37,7−32,5 2
Suy ra: k s=0,95.23,3 =1,83W /m K
37,7−(−25)

Mà có: k tt= 0,205 < = 1,83 W/m2K


=> Vậy không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt ngoài của nền phòng cấp đông.
3.2 PHÒNG TRỮ ĐÔNG
3.2.1 CÁC ĐẠI LƯỢNG THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
0
 Nhiệt độ phòng trữ đông: t f = -18 C
 Nhiệt độ và độ ẩm không khí ngoài trời tại Đà Nẵng:
tn = 37.70C TL [1] trang 8
φn = 77% TL [1] trang 8
3.2.2 TÍNH CÁCH NHIỆT TƯỜNG PHÒNG TRỮ ĐÔNG
a. Kết cấu và số liệu:

1 3
2
Lớp Lớp vật liệu Ghi chú
m W/mK

1 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD

2 Foam (Polyurethane cứng) 0,041 Tra bảng 3-1 TL [1] trang 61

3 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD

b. Tính toán:
Tường ngăn giữa 2 phòng lạnh dù có nhiệt độ bằng nhau cũng phải cách nhiệt vì đề
phòng trường hợp có một phòng không làm việc.
Tính chiều dày lớp cách nhiệt là được xác định cho tường làm việc ở điều kiện khắc
nghiệt nhất và kết quả được chọn sẽ chung cho tất cả các tường và cả trần, nền
+ Hệ số tỏa nhiệt của bề mặt ngoài tường bao tra theo bảng (3-7) TL [1] trang 65:
α 1= 23,3 W/mK

+ Hệ số tỏa nhiệt bề mặt trong buồng lưu thông không khí cưỡng bức vừa phải tra
theo bảng (3-7) TL [1] trang 65: α 2= 9 W/mK

+ Đối với phòng trữ đông thì nhiệt độ phòng trữ đông là -180C. Tra theo bảng (3-3)
TL [1] trang 63 với nhiệt độ phòng là -180C tính cho vách bao ngoài. Hệ số truyền nhiệt
tối ưu qua tường: ktư= 0,22 W/m2K
Thế số vào tính được chiều dày lớp cách nhiệt tường phòng trữ đông:

δ cn=0,041
⟦ 1
−(1
0,22 23,3
+
0,001 0,001 1
58
+
58
+ )⟧
9
=0,18 m

Thực tế chiều dày các tấm cách nhiệt đề được quy chuẩn. Do đó chiều dày thực tế của
lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện phải bằng hoặc lớn hơn
chiều dày đã xác định. Ở đây chiều dày thực tế của lớp cách nhiệt là:
tt
δ cn = 0,18 m

Ứng với δ ttcn ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:


1 2
k tt = =0,22 W /m K
1 0,001 0,001 0,18 1
+ + + +
23,3 58 58 0,041 9

c. Kiểm tra nhiệt độ đọng sương:


Nếu bề mặt ngoài của tường bao đọng sương thì ẩm sẽ dễ xâm nhập vào phá huỷ lớp
cách nhiệt. Để tránh hiện tượng đọng sương xảy ra thì nhiệt độ bề mặt ngoài tường bao
phải lớn hơn nhiệt độ đọng sương của môi trường. Điều kiện để không xảy ra hiện tượng
đọng sương được xác định theo công thức (3-7) TL [1] trang 66:
t n−t s
k tt ≤ k s=0,95 α 1
t n −t f

: Hệ số truyền nhiệt thực tế qua tường, W/m2K


ks : Hệ số truyền nhiệt lớn nhất để tường ngoài không bị đọng sương, W/m2K
α 1: Hệ số toả nhiệt bề mặt ngoài của tường bao che α 1=23,3 W/m2K

tf : Nhiệt độ trong buồng lạnh, 0C


tn : Nhiệt độ môi trường ngoài, tn = 37,7 0C
ts = 32,5 0C (nhiệt độ đọng sương của môi trường, tra theo đồ thị I-d với nhiệt độ môi
trường)
tn = 37,7 0C và độ ẩm n = 77%;
Phòng trữ đông có: tf = -180C
37,7−32,5 2
Suy ra: k s=0,95.23,3 =2.06 W /m K
37,7−(−18)

Mà có: ktt= 0,208 < ks = 2,06 W/m2K


=>Vậy không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt ngoài của tường bao phòng trữ đông.
3.2.3 TÍNH CÁCH NHIỆT CHO TRẦN PHÒNG TRỮ ĐÔNG

a. Kết cấu: 1

3
Lớp Lớp vật liệu Ghi chú
m W/mK
1 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD
2 Foam (Polyurethane cứng) 0,041 Tra bảng 3-1 tài liệu [1] trang 61
3 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD

b. Tính toán:
+ Hệ số tỏa nhiệt của bề mặt ngoài tường bao tra theo bảng (3-7) TL [1] trang 65:
α 1= 23,3 W/mK

+ Hệ số tỏa nhiệt bề mặt trong của buồng lưu thông không khí cưỡng bức vừa phải
tra theo bảng (3-7) TL [1] trang 65: α 2= 9 W/mK

+ Đối với phòng trữ đông thì nhiệt độ phòng trữ đông là -180C. Tra theo bảng (3-3),
TL [1] trang 63 với nhiệt độ phòng là -180C tính cho mái bằng. Hệ số truyền nhiệt tối
ưu của trần kho lạnh được lấy lên 10% so với k của mái bằng:
ktư= 0,21 x 1,1 = 0,231 W/m2K
Thế số vào tính được chiều dày lớp cách nhiệt trần phòng trữ đông:

δ cn=0,041
⟦ 1
−(1
0,231 23,3
+
0,001 0,001 1
58
+
58
+
9 )⟧
=0,171m

Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn. Do đó chiều
dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn
hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được . Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách
nhiệt là: δ ttcn = 0,18 m

Ứng với δ ttcn ta sẽ tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:


1 2
k tt = =0,22 W /m K
1 0,001 0,001 0,18 1
+ + + +
23,3 58 58 0,041 9
c. Kiểm tra nhiệt độ đọng sương:
Điều kiện để không xảy ra hiện tượng đọng sương được xác định theo công thức (3-
t −t
n s
7) TL [1] trang 66: k tt ≤ k s=0,95 α 1 t −t
n f

Phòng trữ đông có tf = -180C


37,7−32,5 2
Suy ra: k s=0,95.23,3 =2,06 W /m K
37,7−(−18)

Mà có: ktt = 0,22 < ks = 2,06 W/m2K


=>Vậy không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt ngoài của trần phòng trữ đông.
3.2.4 TÍNH CÁCH NHIỆT NỀN PHÒNG TRỮ ĐÔNG
a. Kết cấu:
Đối với nền kho lạnh có nhiệt độ âm sâu để đề phòng trường vì một lí do nào đó cách
nhiệt không đảm bảo, nhiệt độ ngoài của vách nền dưới âm độ làm đóng băng nước ở
dưới nền giãn nở gây phá vỡ kết cấu kho lạnh. Do đó đối với kho lạnh có nhiệt độ âm
sâu thì nên kho lạnh phải được sưởi ấm.
Ở các nước ôn đới và hàn đới, người ta sưởi ấm nền bằng hơi nước, bằng dầu nóng,
… nhưng đối với các nước nhiệt đới như Việt Nam chỉ cần sưởi ấm nền bằng thông gió
tự nhiên là đủ.

1
Lớp Lớp vật liệu Ghi chú
m W/mK 2
1 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD
3
2 Foam (Polyurethane cứng) 0,041 Tra bảng 3-1 TL [1] trang 61
3 Tol ( Thép ) 0,001 58 Theo QCVN 09:2013/BXD

b. Tính
Bê tông cốt thép toán:
+ Hệ số toả
nhiệt bề mặt ngoài của nền tra theo bảng 3-7 TL [1] trang 65 có:
α 1= 7 W/m2K

+ Hệ số toả nhiệt bề mặt trong của buồng lưu thông không khí cưỡng bức vừa phải tra
theo bảng 3-7 TL [1] trang 65 có: α 2= 9 W/m2K
+ Đối với phòng trữ đông thì nhiệt độ phòng trữ đông là -180C. Tra theo bảng (3-6) TL
[1] trang 64 với nhiệt độ phòng là -180C. Hệ số truyền nhiệt tối ưu của nền có sưởi:
ktư = 0,21 W/m2K
Thế số vào tính được chiều dày lớp cách nhiệt nền phòng trữ đông:

δ cn=0,041
⟦ 1

1
0,21 23,3
+(0,001 0,001 1
58
+
58
+ )⟧
7
=0,187 m

Trên thực tế thì chiều dày của các tấm cách nhiệt đều được quy chuẩn. Do đó chiều
dày thực tế của lớp cách nhiệt cũng được chọn theo quy chuẩn với điều kiện nó phải lớn
hơn hoặc bằng chiều dày đã xác định được. Ở đây chọn chiều dày thực tế của tấm cách
tt
nhiệt là: δ cn = 0,19 m

Ứng với δ ttcn tính được hệ số truyền nhiệt thực tế:


1 2
k tt = =0,2 W /m K
1 0,001 0,001 0,19 1
+ + + +
7 58 58 0,041 9

c. Kiểm tra nhiệt độ đọng sương:


Điều kiện để không xảy ra hiện tượng đọng sương được xác định theo công thức (3-
n s t −t
7) TL [1] trang 66: k tt ≤ k s=0,95 α 1 t −t
n f

Phòng trữ đông có: tf = -200C


37,7−32,5
Suy ra: k s=0,95.7 =0,62 W /m2 K
37,7−(−18)

Mà có: ktt = 0,2 < ks = 0,62 W/m2K


=> Vậy không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt ngoài của nền phòng trữ đông.
CHƯƠNG 4: TÍNH NHIỆT HỆ THỐNG LẠNH
Chương này nhằm tính toán các tổn thất lạnh của kho lạnh để làm cơ sở tính của các
thiết bị trong hệ thống lạnh.
Tổng các tổn thất lạnh của phòng lạnh bao gồm:
Qo = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5, W
Trong đó:
Q1: Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che
Q1 = Q1đl + Q1bx = Q1dl, W
Do phòng lạnh đặt ở thiết bị có mái che
Nên Q1bx = 0 W
Q2: Tổn thất lạnh để làm lạnh sản phẩm và bao bì, W
Q3: Tổn thất lạnh do thông gió phòng lạnh.
Tổn thất này chỉ có đối với các phòng lạnh có phát sinh các mùi hôi thối hoặc độc
hại.
Ở đây sản phẩm bảo quản là thịt heo đã qua chế biến nên không cần phải thông gió
phòng lạnh
=> Q3= 0 W
Q4: Tổn thất lạnh do vận hành, W
Q5: Tổn thất lạnh do sản phẩm thở (Rau, hoa quả…), ở đây sản phẩm là thịt heo
=> Q5 = 0 W
=> Tổn thất lạnh của kho lạnh thiết kế dược tính theo công thức:
Qo = Q1 + Q2 + Q4, W
Cách bố trí và số liệu của các buồng

C G H
B 5,3m 5,3m 5,3m

4.8 4.8 4.8


5,3m

10m
66
9,

CĐ -25℃
TĐ -18℃ TĐ -18℃
A D

E F K
4.1 PHÒNG CẤP ĐÔNG
4.1.1 CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
Thông số cho trước:
Sản phẩm bảo quản : Thịt heo
Công suất : E = 5 tấn/mẻ
 Nhiệt độ vào cấp đông của sản phẩm : t1 = 370C ( Nhiệt độ môi trường).
 Nhiệt độ ra cấp đông của sản phẩm:
+ Nhiệt độ tâm sản phẩm : -120C
+ Nhiệt độ bề mặt sản phẩm : -180C
+ Nhiệt độ trung bình sản phẩm : -150C
 Thời gian cấp đông :τ = 11h
 Nhiệt độ phòng cấp đông : tf = -250C
4.1.2 TỔN THẤT LẠNH CỦA PHÒNG CẤP ĐÔNG
a. Tổn thất lạnh đối lưu qua kết cấu bao che:
Q1 = Q1dl + Q1bx
Q1dl : Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ, được xác định bằng
công thức: Q1dl = ∑ki .Fi.∆ti
Q1bx: Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che do bức xạ mặt trời. Vì kho lạnh có thiết kế thêm
1 mái che nắng mưa ở phía trên trần kho lạnh do đó bức xạ từ mặt trời vào kho lạnh là
không có nên Q1bx = 0
Vậy: Q1 = Q1dl = ∑ki.Fi.∆ti, W
Trong đó:
ki : Hệ số truyền nhiệt của vách thứ i. Đối với các vách bao bên ngoài, trần, nền thì ki đã
được tính trong chương 3. Riêng đối với tường ngăn giữa các phòng lạnh thì ta chọn k
tối ưu theo bảng (3-5) TL [1] trang 64.
+ Đối với tường ngăn giữa buồng cấp đông và trữ đông có: kCD = 0,47 W/m2K
+ Đối với tường ngăn DA với hành lang tra bảng 3-4 TL [1] trang 63 bằng phương pháp
nội suy ta được: kDA=0.27 W/m2K
Fi : Diện tích bề mặt của kết cấu bao che, m2.
∆ti : Độ chênh nhiệt độ giữa nhiệt độ môi trường bên ngoài và nhiệt độ trong buồng
lạnh, oC.
+ Độ chênh nhiệt độ của tường ngăn giữa phòng cấp đông với môi trường ngoài:
∆tAB = ∆tBC = tn− tf = 37,7− (−25) = 62,7 0C.
+ Độ chênh nhiệt độ của tường ngăn giữa phòng cấp đông với phòng đệm:
∆tDA = 0,7( tn− tf) = 0,7[37,7− (−25)] = 43,89 0C.
+ Độ chênh nhiệt độ giữa phòng cấp đông với phòng trữ đông qua tường ngăn là:
∆tCD = 0,6(tn – tf) = 0,6[37,7− (−25)] = 37,62 0C.
Chiều cao tính toán phòng lạnh là: tính từ mặt nền đến mặt trên của trần cấp đông: htt =
3,5 m.
Kết quả tính toán được đưa vào bảng tổng hợp sau:
Kích thước Fi ki ∆ti Qi
TT Kết cấu
mxm m2 W/m2K C
0
W
1 Tường AB 5,3 x 3,5 18,55 0.21 67,7 263,7
2 Tường BC 5,3 x 3,5 18,55 0.21 67,7 263,7
3 Tường CD 5 x 3,5 17,5 0.47 37,62 309,42
4 Tường DA 5 x 3,5 17,5 0,27 43,89 207,38
5 Trần 5,3 x 5,3 28,09 0,21 76,47 451,1
6 Nền 5,3 x 5,3 28,09 0,205 76,47 440,35
Tổng Q1 1935,65

=>Vậy tổn thất lạnh qua kết cấu bao che: Q1 = ∑ Q1dl = 1935,65W
b. Tổn thất lạnh để làm lạnh sản phẩm và bao bì Q2:
Q2 = Q2sp + Q2bb
Trong đó:
sp
Q 2 : Tổn thất lạnh do làm lạnh sản phẩm.
bb
Q 2 : Tổn thất lạnh do làm lạnh bao bì.
TínhQsp2
Ta có công thức tính ∑Q2sp:
Trong đó :
G: Công suất cấp đông, tấn
i1: Entanpi của thịt heo khi đưa vào. Ở nhiệt độ 37.70C, tra bảng (4-2) TL [1] trang 81
ta có : i1 = 319,21 kJ/kg.
i2: Entanpi của thịt heo khi đưa ra. Ở nhiệt độ -180C, tra bảng (4-2) TL [1] trang 81 ta
có : i2 = 4,6 kJ/kg.
τ =11h thời gian cấp đông cho 5 tấn thịt heo/mẻ
5.1000 ( 319.21−4.6 )
¿>Q2sp= =39,723 kW
11.3600

Tính Qbb
2

Gb .C b . ( t 1−t 2 ) .1000
Ta có công thức tính tổn thất lạnh do bao bì: Qbb
2 =
τ .3600
Trong đó:
Gb: Khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm,[tấn]. Do khối lượng bao bì chiếm tới (10
÷ 30)% khối lượng hàng (tài liệu [1] trang 84) và bao bì bằng kim loại nên lấy bằng
15% khối lượng sản phẩm Gb=15%G.
Cb: Nhiệt dung riêng của bao bì, đối với bao bì bằng kim loại thì
Cb = 0,45kJ/kg.K, TL [1] trang 84)
t1: Nhiệt độ đầu vào của bao bì lấy bằng nhiệt đầu vào của sản phẩm: 180C
t2: Nhiệt độ đầu ra của bao bì lấy bằng nhiệt độ của phòng cấp đông: -300C
τ = 11h thời gian cấp đông cho 1 mẻ sản phẩm.
bb 0,15.5 .1000 .0,45[37,7−(−25)]
¿>Q2 = =0,53 kW
11.3600
Vậy tổng tổn thất lạnh do làm lạnh sản phẩm và bao bì là: Q2=39.723+0.53=40,25 kW
c. Tổn thất lạnh do vận hành Q4:
Tổn thất lạnh do vận hành Q4 bao gồm các tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng, do người
làm việc trong phòng,do các động cơ điện và do mở cửa:
Q4= Q41 + Q42 + Q43 + Q44
Trong đó:
Q41 : Tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng phòng lạnh.
Q42 : Tổn thất lạnh do người làm việc trong phòng.
Q43 : Tổn thất lạnh do các động cơ điện.
Q44 : Tổn thất lạnh do mở cửa.
Ta đi tính lần lượt từng tổn thất có trong công thức trên.
Tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng: Q41
Tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng Q41 được tính theo công thức (4-17) TL[1] trang 86
Ta có: Q41= A×F
Trong đó:
F: diện tích phòng lạnh, m2 : F = 4,8 × 4,8 = 23,04 m2.
A: Nhiệt lượng toả ra khi chiếu sáng 1m2 diện tích buồng. Đối với phòng bảo quản
lạnh có A= 1,2 W/m2 theo TL [1] trang 86.
=> Q41= 1,2 * 23,04 = 27,648 W
Dòng nhiệt do người tỏa ra: Q42
Dòng nhiệt do người toả ra Q42 được tính theo công thức (4-18) TL [1] trang 86
Ta có: Q42 = 350.n W
Trong đó:
350: nhiệt lượng do 1 người toả ra khi làm việc nặng nhọc 350W/ người.
n là số người làm việc trong phòng. Vì phòng có diện tích < 200 m2
=> chọn n= 2
Do đó dòng nhiệt do người toả ra là: Q42 = 350.2 = 700 W
Tổn thất lạnh do các động cơ điện: Q43
Ta biết rằng năng lượng điện cung cấp cho động cơ được chia làm 2 phần:
+ Một phần biến thành nhiệt năng toả ra môi trường xung quanh. Do đó nếu động cơ đặt
trong phòng lạnh thì nhiệt toả ra này sẽ gây ra 1 phần tổn thất lạnh.
+ Phần lớn còn lại biến thành cơ năng có ích (như làm quay quạt thông gió, quay động
cơ quạt dàn bay hơi…). Nhưng cơ năng này tới môi trường sẽ cọ xát với không khí
trong môi trường biến thành nhiệt năng gây ra tổn thất lạnh cho kho lạnh.
Tổn thất lạnh do các động cơ điện được tính theo công thức:
Q43 =∑ ηi . N i
Trong đó:
ηi : Hiệu suất của động cơ

η i = 1: Nếu động cơ đặt trong phòng

η i = ηdc : Nếu động cơ đặt ở ngoài phòng lạnh.

Ni : Công suất của động cơ điện, kW.


Đối với phòng cấp đông người ta định mức công suất của động cơ điện cho phòng có
công suất E=5 tấn/mẻ là: N= 4x2,2 kW
Ta có thể tính công suất động cơ điện của phòng cấp đông với công suất là 5 tấn/mẻ là:
4 ×2,2 ×5
N= =22 kW
2

Do đó tổn thất lạnh do động cơ điện: Q43 = ηi.Ni = 1.22 = 22 kW = 22000 W


( η=1 vì chọn động cơ đặt trong phòng ).
Tính dòng nhiệt khi mở cửa: Q44
Dòng nhiệt khi mở cửa Q44 được tính theo công thức (4-20) TL [1] trang 87
Q44 = B×F
Trong đó:
B: là dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/m2. Tra bảng (4-4) TL [1] trang 87 đối với
phòng cấp đông có diện tích F= 4,8 × 4,8 = 23,04m2 < 50 m2 ta có: B = 32 m2.
F= 6 x 4,8 m2: diện tích buồng.
Do đó dòng nhiệt khi mở cửa Q44 được tính như sau: Q44= 32*23,04= 737,28 W
Vậy tổng tổn thất lạnh do vận hành Q4 là:
Q4 = 27,648 + 700 + 22000 + 737,28 = 23464,928 W
4.1.3 TỔN THẤT LẠNH CỦA PHÒNG CẤP ĐÔNG
Đối với hệ thống lạnh cấp đông thì tổng tổn thất nhiệt cấp cho phòng này là:
Qo = Q1dl + Q2 + Q4 =1935,65+40.8+23464,928 = 25441.3 W = 25.4413 kW
4.1.4 CÔNG SUẤT LẠNH YÊU CẦU CỦA MÁY NÉN
Công suất nhiệt yêu cầu của máy nén phải đảm bảo bù lại tổn thất nhiệt cấp cho
phòng Qo. Nhưng vì khi môi chất đi từ máy nén đến dàn lạnh thì sẽ có các tổn thất trên
đường ống và tổn thất tại các thiết bị trong hệ thống. Bên cạnh đó thì máy nén không
thể vận hành liên tục 24h trong 1 ngày được vì nếu như thế sẽ gây ra ứng suất mỏi làm
hỏng máy nén.
Vì vậy công suất lạnh yêu cầu của máy nén được xác định như sau:
MN Q0 . k
Q0 =
b
Trong đó: k hệ số kể đến tổn thất lạnh trên đường ống và các thiết bị trong hệ thông
lạnh. Đối với phòng cấp đông thì nhiệt độ phòng là -250C nên nhiệt độ dàn bay hơi ta
chọn t0= - 250C, vậy chọn k = 1,065 TL [1] trang 92. b là hệ số kể đến thời gian làm
việc của máy nén. Dự tính máy nén làm việc khoảng 22h/1ngày đêm => chọn b = 0,9
TL[1] trang 92.
Vậy công suất lạnh yêu cầu của máy nén là:
MN 25142.3 ×1,065
Q0 = =29751.72 W =29.751 kW
0,9

4.2 PHÒNG TRỮ ĐÔNG


4.2.1 CÁC THÔNG SỐ CHO TRƯỚC
Thông số cho trước:
Sản phẩm bảo quản : Thịt heo
Công suất : E = 5 tấn
Nhiệt độ phòng cấp đông : tf = -250C
Thông số môi trường:
Địa điểm lắp đặt : Đà Nẵng
Nhiệt độ môi trường : tn = 37,70C
4.2.2 TỔN ĐÔNG THẤT LẠNH CỦA PHÒNG TRỮ
a. Tính tổn thất lạnh qua kết cấu bao che: Q1
bx
Q1 = Q + Q
1
dl 1

Q1dl : Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ, được xác định bằng
công thức: Q1dl = ∑ki .Fi.∆ti
bx
Q 1 : Tổn thất lạnh qua kết cấu bao che do bức xạ mặt trời. Vì kho lạnh có thiết kế thêm
1 mái che nắng mưa ở phía trên trần kho lạnh do đó bức xạ từ mặt trời vào kho lạnh là
bx
không có nên Q 1 = 0 W
Vậy: Q1 = Q1dl = ∑ki.Fi.∆ti
Trong đó:
ki : Hệ số truyền nhiệt của vách thứ i. Đối với các vách bao bên ngoài, trần, nền thì ki đã
được tính trong chương 3. Riêng đối với tường ngăn giữa các phòng lạnh thì ta chọn k
tối ưu theo bảng (3-5) TL [1] trang 64. Đối với tường ngăn giữa 2 buồng trữ đông có:
kGF = 0,58 W/m2K
Fi : Diện tích bề mặt kết cấu, m2
∆ti : Độ chênh nhiệt độ bên ngoài với môi trường bên trong.
Độ chênh nhiệt độ của tường ngăn giữa phòng trữ đông với môi trường ngoài:
∆tKH =∆tHG = tn− tf = 37,7− (−18) = 55,7 0C.
Độ chênh nhiệt độ của tường ngăn giữa phòng trữ đông với phòng đệm:
∆tFK=∆tEF = 0,7( tn− tf) = 0,7[37,7− (−18)] = 38,99 0C.
Độ chênh nhiệt độ của tường ngăn giữa 2 phòng trữ đông :
∆tGF = 0,6( tn−tf) = 0,6[37,7 −(− 18)] = 33,42 0C
Chiều cao tính toán phòng lạnh là: tính từ mặt nền đến mặt trên của trần cấp đông:
htt = 3,5
Kết quả tính toán được đưa vào bảng tổng hợp sau:
Phòng trữ đông 1: CEFG

TT Kết cấu Kích thước Fi ki ∆ti [0C] Qi [W]


[mxm] [ m2 ] [W/m2K]
1 Tường CD 5,3 x 3,5 18.55 0,47 37,62 327,99
2 Tường DE 4,7 x 3,5 16,45 0,28 43,89 202,15
3 Tường EF 5,3 x 3,5 18,55 0,28 38,99 202,51
4 Tường GF 10 x 3,5 35 0,47 33,42 549,76
5 Tường GC 5,3 x 3,5 18,55 0,22 55,7 227,31
6 Trần 5,3 x 10 53 0,2 57,7 611,62
7 Nền 5,3 x 10 53 0,21 57,7 642,20
Tổng Q1 2763,54

Phòng trữ đông 2 : GFKH

TT Kết cấu Kích Fi ki ∆ti Qi


thước m2 W/m2K C
0
W b. Tổn

mxm thất
lạnh do
1 Tường GF 10 x 3,5 35 0,58 33,42 678,43
làm
2 Tường FK 5,3 x 3,5 18,55 0,28 38,99 202,51
lạnh
3 Tường KH 10 x 3,5 35 0,22 55,7 428,89
sản
4 Tường HG 5,3 x 3,5 18,55 0,22 55,7 227,31
phẩm
5 Trần 5,3 x 10 53 0,2 57,7 611,62
và bao
6 Nền 5,3 x 10 53 0,21 57,7 642,20
bì: Q2
Tổng Q1 2790,96
Đối với
phòng trữ đông thì Q2 = 0
c. Tổn thất lạnh do vận hành: Q4
Tổn thất lạnh do vận hành Q4 bao gồm các tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng Q41 do

người làm việc trong phòng Q42,do các động cơ điện Q43 và do mở cửa Q44:

Q4 = Q41+ Q42+ Q43+ Q44 W

Trong đó:
Q41: Tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng buồng lạnh, W

Q42: Tổn thất lạnh do người làm việc trong phòng, W

Q43: Tổn thất lạnh do các động cơ điện, W

Q44 : Tổn thất lạnh do mở cửa, W

Tổn thất lạnh do đèn chiếu sáng: Q41


Q41 được tính theo công thức (4-17) TL [1] trang 86 ta có:
Q41 = A . F
Trong đó:
F: diện tích phòng lạnh [m2] F = 4,8.9,6= 46,08 m2
A: Nhiệt lượng toả ra khi chiếu sáng 1m2 diện tích buồng. Đối với phòng bảo quản
lạnh có A= 1,2 W/m2
=> Q41 = 1,2 . 46,08 = 55,296 W
Dòng nhiệt do người toả ra: Q42
Q42 được tính theo công thức (4-18) TL [1] trang 86 ta có:
Q42 = 350.n
Trong đó:
350: nhiệt lượng do 1 người toả ra khi làm việc nặng nhọc
n là số người làm việc trong phòng ,vì phòng có diện tích < 200 m2
=> chọn n = 2
Q42 = 350.2 = 700 W
Tổn thất lạnh do các động cơ điện :
Ta biết rằng năng lượng điện cung cấp cho động cơ được chia làm 2 phần:
+ Một phần biến thành nhiệt năng toả ra môi trường xung quanh. Do đó nếu động cơ
đặt trong phòng lạnh thì nhiệt toả ra này sẽ gây ra 1 phần tổn thất lạnh.
+ Phần lớn còn lại biến thành cơ năng có ích (như làm quay quạt thông gió, quay
động cơ quạt dàn bay hơi…). Nhưng cơ năng này tới môi trường sẽ cọ xát với không
khí trong môi trường biến thành nhiệt năng gây ra tổn thất lạnh cho kho lạnh.
Tổn thất lạnh do các động cơ điện được tính theo công thức:

Q43 = ∑ ηi . N i
Trong đó: ηi : Hiệu suất của động cơ

+ η i = 1: Nếu động cơ đặt trong phòng

+ η i = ηdc : Nếu động cơ đặt ở ngoài phòng lạnh


=> Tổn thất lạnh do động cơ điện: Q43 = η.N= 1. 4 = 4 kW = 4000 W
Với N lấy theo số liệu, TL [1] trang 87
η=1 chọn đông cơ đặt trong phòng
Tính dòng nhiệt khi mở cửa: Q44
Dòng nhiệt khi mở cửa Q44 được tính theo công thức (4-20) TL [1] trang 87
Q44 = B×F
Trong đó:
B: là dòng nhiệt riêng khi mở cửa, W/m2. Tra bảng (4-4) trang 87 đối với phòng cấp
đông có diện tích 50 m2 > 46,08 m2
Ta có: B = 22 m2.
Do đó dòng nhiệt khi mở cửa Q44 được tính như sau: Q44=22.46,08=1013,76 W
Vậy tổng tổn thất lạnh do vận hành Q4 là:
Q4 = 55,296 + 700 + 4000 + 1013,76 = 5769,056 W
4.2.3 TỔN THẤT LẠNH CỦA KHO TRỮ ĐÔNG
Tổn thất nhiệt của hệ thống là:
∑Q0 =(0,85÷0,9)∑Q1dl + ∑Q2 +(0,5÷0,75)∑Q4 W
(0,85÷0,9) hệ số kể đến không có tổn thất lạnh qua tường ngăn khi các phòng lạnh đều
làm việc do có 2 phòng lạnh đặt cạnh liền kề nhau nên ta lấy 0,9
(0,5÷0,75) hệ số tổn thất không đồng thời về vận hành của ∑Q4 , mà ở đây chỉ hoạt
động tối đa 2 phòng trữ đông nên chọn 0,75.
∑Q0 = 0,9. ∑Q1dl + ∑Q2 + 0,75.∑Q4 = 0,9 . (2753,95+2770,65) + 0,75.2.

5769,056
=> ∑Q0 = 13625,724 W
4.2.4 CÔNG SUẤT LẠNH CỦA MÁY NÉN
Công suất nhiệt yêu cầu của máy nén phải đảm bảo bù lại tổn thất nhiệt cấp cho phòng
Qo. Nhưng vì khi môi chất đi từ máy nén đến dàn lạnh thì sẽ có các tổn thất trên đường
ống và tổn thất tại các thiết bị trong hệ thống. Bên cạnh đó thì máy nén không thể vận
hành liên tục 24h trong 1 ngày được vì nếu như thế sẽ gây ra ứng suất mỏi làm hỏng
máy nén.
Vì vậy công suất lạnh yêu cầu của máy nén được xác định như sau:
MN Q0 . k
Q0 =
b
Trong đó:
K: hệ số kể đến tổn thất lạnh trên đường ống và các thiết bị trong hệ thống lạnh. Đối
với phòng trữ đông thì nhiệt độ phòng là -200C nên nhiệt độ dàn bay hơi ta chọn t0= -
200C , vậy chọn k = 1,058 TL [1] trang 92
b : hệ số kể đến thời gian làm việc của máy nén. Dự tính máy nén làm việc khoảng
22h/1ngày đêm => chọn b = 0,9 TL [1] trang 92
Vậy công suất lạnh yêu cầu của máy nén là:
13625,724 .1,058
Q0MN = =16017,795 W ≈16,017795 kW
0,9
CHƯƠNG 5: LẬP CHU TRÌNH VÀ TÍNH CHỌN MÁY NÉN
Việc lập chu trình và tính chọn máy nén cho hệ thống lạnh nhằm xây dựng và tính
toán chu trình của hệ thống lạnh, từ đó làm cơ sở để tính toán công suất yêu cầu của
từng thiết bị trong hệ thống lạnh.
5.1 HỆ THỐNG LẠNH CẤP ĐÔNG
5.1.1 CÁC ĐẠI LƯỢNG ĐÃ BIẾT
- Nhiệt độ trong phòng cấp đông: tf = = -250C
- Năng suất lạnh yêu cầu của máy nén: QoMN = 68902,10147 W =68,902kW
5.1.2 TÍNH TOÁN CHU TRÌNH
a. Chọn môi chất lạnh:
Ở đây ta sử dụng môi chất là R134a cho cả phòng cấp đông và trữ đông bởi vì R134a có
các đặc điểm sau:
Gas R134a là gì?
Gas R134a, hay còn gọi là gas 134, là một loại gas được sử dụng khá phổ biến trên tủ
đông, tủ lạnh. Là thế hệ sau của R12 nhưng không chứa Clo nên ưu điểm
của gas 134 là không gây hại cho tầng Ozone.
b. Chọn môi trường giải nhiệt:
- Chọn môi trường giải nhiệt là nước tuần hoàn qua tháp giải nhiệt :
+ Nhiệt độ nước vào bình ngưng: tw1 = tư + (3÷4) 0C
Trong đó: tư là nhiệt độ nhiệt kế ướt của không khí được tra theo đồ thị I-d với
tn = 37,70C và độ ẩm φ = 77% , ta có: tư = 340C.
tw1 = 34 + (3÷4) 0C = 380C
+ Nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng: tw2 = tw1 + (2÷6)0C
Ở đây chọn bình ngưng ống chùm nằm ngang nên
tw2 = tw1 + 50C = 37 + 5 = 420C
c. Chọn chu trình lạnh:
Chọn chu trình cho phòng cấp đông là chu trình máy lạnh 2 cấp làm mát trung gian
hoàn toàn bình trung gian (BTG) có ống trao đổi nhiệt. Bởi vì do trở lực của hệ thống
dàn bay hơi trong phòng cấp đông khá lớn . Nếu dùng BTG làm mát hoàn toàn thì môi
chất cấp cho thiết bị ngưng tụ là ở áp suất trung gian không đủ lớn để đủ trở lực cấp đủ
lỏng cho thiết bị bay hơi làm giảm công suất của thiết bị bay hơi, ảnh hưởng đến hiệu
suất của chu trình. Do đó ta chọn chu trình máy lạnh 2 cấp dùng BTG có ống trao đổi
nhiệt.
d. Tính nhiệt độ và áp suất ngưng tụ:
Nhiệt độ ngưng tụ tk của áp suất ngưng tụ pk trong hệ thống lạnh được tính như sau:
tk = tw + (4 ÷ 10)0C
t w1 +t w 2 37+ 42
Ta có : t w= = =39.5 0C
2 2

Chọn 6,5 vì môi trường làm mát là nước

Suy ra: tk = 39,5 + 6,5 = 46 0C


Như vậy, với nhiệt độ ngưng tụ tk = 450C ta có được áp suất ngưng tụ pk của R134a là:
pk = 1,1901 bar.
e. Tính nhiệt độ và áp suất bay hơi:
Nhiệt độ bay hơi t0 của áp suất bay hơi p0 trong hệ thống lạnh được tính như sau:
t0 = tf – (4 ÷10)0C = -25 – (4 ÷10) 0C = (-29÷35) 0C
Chọn t0 = - 340C ta có áp suất bay hơi là: p0 = 0,067 bar.
f. Tính cấp nén của chu trình:
Ta có tỉ số nén của chu trình:
pk 1,1901
π= = =17,7 >9theo mục 6.1 TL [3] trang 127
p0 0,067

=> Ta chọn chu trình máy nén 2 cấp.


Xác định áp suất trung gian tối ưu được chọn sao cho tỷ số nén các cấp là bằng nhau:
pk ptg
=
p tg p0

¿> ptg = √ pk . p 0=√ 1,1901.0,067=0,282 ¯


¿

Tra bảng hơi bão hòa R134a với ptg = 0,282 bar, thì ttg = -10C
Chọn chu trình cho phòng cấp đông là chu trình lạnh 2 cấp dùng bình trung gian
(BTG) có ống trao đổi nhiệt. Bởi vì do trở lực của hệ thống dàn bay hơi trong phòng
cấp đông khá lớn. Nếu dùng BTG làm mát hoàn toàn thì môi chất cấp cho thiết bị bay
hơi ở áp suất trung gian không đủ lớn để đủ lực để cấp đủ lỏng cho thiết bị bay hơi làm
giảm công suất của thiết bị bay hơi, ảnh hưởng đến hiệu suất của chu trình. Do đó ta
chọn chu trình máy lạnh nén hơi hai cấp dùng BTG có ống trao đổi nhiệt.
g. Tính độ quá nhiệt và quá lạnh:
- Chọn độ quá nhiệt ∆tqn= 50C do hơi bão hoà khô nhận nhiệt từ môi trường khi đi từ
bình tách lỏng về khoang hút của máy nén.
- Chọn nhiệt độ quá lạnh lỏng trong ống xoắn trao đổi nhịêt của bình trung gian lớn
hơn nhiệt độ lỏng trong bình trung gian khoảng 30C. Khi đó nhiệt độ lỏng trong ống
xoắn trao đổi nhiệt t6 = -1+ 3 = 20C
h. Xây dựng đồ thị và xác định thông số tại các điểm nút:
Sơ đồ nguyên lí của chu trình lạnh:

NT

MN

BH
Đồ thị:

2
Pk ,
3
tk

0 Po , t o 1
1
4 ,

3 2

Pk , tk

Po , to 4 1’ 1

Lập bảng thông số các điểm nút:

T/số t P V i S
Trạng Thái
Điểm [0C] [bar] [m3/kg] [kJ/kg] [kJ/kg.K]
1’ Bão hoà khô -24 1,6 1651 9,16
1 Hơi quá nhiệt -20 1,6 0,73 1659 9,2
2 Hơi quá nhiệt 155 16,9 0,108 2013 9,2
3 Lỏng sôi 43 16,9 623,5
4 Hơi ẩm -24 1,6 623,5

Tính toán chu trình:


Nhiệt lượng nhận được tại thiết bị bay hơi (năng suất lạnh riêng) qo = i1’ – i4 = 1651 –
623,5 = 1027,5 [kJ/kg]
Lưu lượng môi chất tuần hoàn qua hệ thống:

MN
24,85 6
G=Q =  0,024 [kg/s]

qo 1027,5

Công suất nhiệt của thiết bị ngưng tụ:


Qk = G(i2 – i3) = 0,024 .( 2013 – 623,5) = 33,35 [kW]
Công suất máy nén:
L = G(i2 – i1) = 0,024.( 2013 – 1659) = 8,5 [kW]
Tính chọn công suất lạnh:
Công suất lạnh của máy nén lạnh trong phòng trữ đông Q MN = 24,856 kW
Hệ số làm lạnh :
0

QMN
ε=
0
L
=
24.856
8,5
=9,9424
5.2.3 TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ ĐỘNG CƠ KÉO
a. Tính chọn máy nén:
Thể tích hút thực tế: Vtt = G. v1 = 0,077.0,173 = 0,013 m3/s
Hệ số cấp λ:
pk 8,624
Có tỉ số nén: π= p = 1,116 =7,728 Tra đồ thị hình 7- 4 TL [1] trang 168 với máy
0

nén kiểu hiện đại ta có: λ = 0,6


Thể tích hút lý thuyết:
V tt 0,013 3 3
V ¿= = =0,022m /s=79,2 m / h
λ 0,6

- Xác định chu trình lạnh tiêu chuẩn :


Theo bảng (7-1) TL [1] trang 172 chọn chế độ lạnh trữ đông 1 cấp R134a thì có
các thông số sau:
t0 = -150C => p0 = 1,64 bar
tk = 300C => pk = 7,7 bar
tqn = 150C
tql = 250C
Bảng thông số của chu trình lạnh tiêu chuẩn:
Thông
T p v i
số Trạng Thái
C
0
bar m3/kg kJ/kg
Điểm
1 Bão hoà khô -15 1,641 0,12 388,33
4 Hơi bão hòa ẩm -15 1,641 0,036 234,31
- Năng suất lạnh riêng khối lượng tiêu chuẩn
q0TC = i1TC – i4TC = 388,33 – 234,31 = 154,02 kJ/kg
- Năng suất lạnh riêng thể tích
q 0 178,84
qv= = =1033,757 kJ / kg
v1 0,173

- Năng suất lạnh riêng thể tích tiêu chuẩn


q0 TC 154,02
q vTC = = =1283,5 kJ /kg
v 1 TC 0,12

- Hệ số cấp ở điều kiện tiêu chuẩn


kp 1,641
Có tỉ số nén : π= p = 1,641 =1 Tra đồ thị hình 7- 4 TL [1] trang 168 với máy nén
0

kiểu hiện đại ta có: λTC = 1


- Năng suất lạnh tiêu chẩn Q0tc
MN q vTC . λTC 1283,5.1
Q 0 TC =Q 0 =13,8 =28,557 kW
qv . λ 1033,757.0,6

b. Chọn động cơ kéo máy:


Công suất động cơ điện kéo máy nén được tính theo công thức (7-25) TL [1]
trang 171: Nđc = (1.1÷2.1).Nel
Đối với các máy lạnh nhỏ chế độ làm việc dao động lớn, điện lưới lên xuống
phập phù nên chọn hệ số an toàn = 2.1
L
Suy ra: Nđc = 2.1Nel = 2.1 x η
Trong đó:
L : Công nén của máy nén
η : Tổn thất năng lượng trong máy nén
η = ηi.ηe.ηtđ.ηel
Với: ηi là hệ số hiệu suất chỉ thị do quá trình nén thực tế lệch khỏi quá trình nén
đoạn nhiệt lý thuyết, ηi được tính theo công thức (7-21) TL [1] trang 170:
ηi = λw + bt0
Trong đó: λw = ;
b = 0.001;
t0 – nhiệt độ sôi, ℃
T 0 (−24 )+ 273
Suy ra: ηi = T + 0,001.t 0= 44+273 +0,001. (−24 )=0,761
k

+ ηe : Hệ số hiệu suất cơ học do tổn thất ma sát tại các bề mặt chuyển động (do
nhà chế tạo quy định), chọn ηe = 0.92
+ ηtđ : Hệ số hiệu suất truyền động giữa máy nén và động cơ, vì máy nén hở
truyền động đai nên chọn ηtđ = 0.98 theo TL [1] trang 171.
+ ηel : Hiệu suất của động cơ điện, chọn ηel =0.9 theo TL [1] trang 171.
Suy ra : η = 0.761.0.92. 0.98.0.9 = 0.618
Vậy công suất động cơ kéo máy nén:
3,718
N đc =2,1 =12,634 kW
0,618

You might also like