Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2022 - 2023


MÔN: VẬT LÝ - LỚP 11 CƠ BẢN

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


CHƯƠNG 6: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
1. Khúc xạ ánh sáng.
2. Phản xạ toàn phần.
CHƯƠNG 7: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
1. Thấu kính mỏng.
2. Mắt và các tật của mắt.
3. Kính lúp, kính hiển vi, kính thiên văn.
CHƯƠNG 8: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
1. Chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều.
2. Chuyển động rơi tự do.
3. Chuyển động tròn đều.
CHƯƠNG 9: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
1. Lực. Tổng hợp và phân tích lực.
2. Ba định luật Newton.
3. Lực hấp dẫn, lực đàn hồi, lực ma sát, lực hướng tâm.
4. Phương pháp động lực học.
II. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Dạng 1: Thấu kính.
Bài 1. Vật sáng AB cao 2 cm đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm cho
ảnh A’B’. Xác định: vị trí ảnh, tính chất ảnh, số phóng đại ảnh, chiều cao của ảnh A’B’, khoảng cách từ
vật đến ảnh và vẽ hình trong những trường hợp sau:
a. Vật cách thấu kính 10 cm.
b. Vật cách thấu kính 30 cm.
c. Vật cách thấu kính 60 cm.
Bài 2. Cho thấu kính phân kỳ có tiêu cự - 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục chính
của thấu kính, cách thấu kính 20cm. Biết AB = 15 cm.
a. Hãy xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh
b. Tìm kích thước ảnh của AB qua thấu kính
c. Tính khoảng cách vật và ảnh.
d. Vẽ hình đúng tỷ lệ
Bài 3. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 5 cm. Một vật sáng AB cao 6 cm đặt vuông góc với trục chính
của thấu kính hội tụ trên và cách thấu kính 15 cm cho ảnh A’B’.
a) Xác định vị trí, tính chất của ảnh A’B’.
b) Xác định chiều cao của ảnh A’B’.
Bài 4. Cho thấu kính phân kỳ có tiêu cự 10cm. Vật sáng AB là một đoạn thẳng đặt vuông góc trục
chính của thấu kính, cách thấu kính 20cm. Biết AB = 15 cm.
a. Hãy xác định vị trí ảnh, tính chất ảnh và số phóng đại ảnh.
b. Tìm kích thước ảnh của AB qua thấu kính.
c. Tính khoảng cách vật và ảnh.
Dạng 2: Phương pháp động lực học khảo sát chuyển động của vật trên mặt phẳng ngang.
Bài 5. Một vật khối lượng m = 2,5kg bắt đầu chuyển động từ trạng thái nghỉ trên mặt sàn ngang dưới tác
dụng của lực kéo hướng nằm ngang, có độ lớn F =10N. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là µ = 0,2.
Lấy g = 10 m/s2.
a) Tính gia tốc của vật.
b) Tính vận tốc và chiều dài đoạn đường vật đi được sau khi chuyển động được khoảng thời gian 6s.
Bài 6. Một vật nặng 2kg đang đứng yên thì được kéo trượt trên mặt phẳng ngang với một lực song song
với mặt sàn. Hệ số ma sát trượt giữa vật và sàn là μt = 0,30. Cho biết độ lớn lực kéo F = 17N và gia tốc
trọng trường g = 10m/s2. Con hãy:
a) Vẽ hình, biểu diễn các lực tác dụng lên vật.
Trang 1/6
b) Xác định gia tốc của vật.
c) Xác định quãng đường vật đi được trong giây thứ 5 kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
Bài 7. Một vật nặng 2kg đang đứng yên thì được kéo trượt trên mặt phẳng ngang với một lực song song
với mặt sàn. Cho hệ số ma sát giữa vật và sàn là 0,4. Lấy g = 10m/s2.
a) Tính độ lớn lực ma sát .
b) Tính độ lớn lực kéo. Biết vật chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 2m kể từ lúc đứng
yên vật có tốc độ bằng 4m/s.
c) Với lực kéo trên và đặt thêm 500g lên vật thì hệ số ma sát giữa vật và sàn là bao nhiêu thì vật
chuyển động thẳng đều.
Bài 8. Một vật có khối lượng 20kg đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang
thì chịu tác dụng của lực 𝐹⃗ như hình vẽ. Biết 𝛼 = 300 , 𝐹 = 20𝑁, hệ số ma
sát giữa vật và sàn là 0,1.
a. Hãy tính gia tốc của vật?
b. Xác định vận tốc và quãng đường vật đi được sau 5 giây?
c. Sau 5 giây thì lực 𝐹⃗ đột ngột thôi tác dụng. Xác định thời gian và quãng
đường vật chuyển động tiếp cho đến khi dừng lại?
III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Nhận biết, thông hiểu
Câu 1: Thủy tinh có chiết suất là 1,5 và nước có chiết suất là 4/3. Hiện tượng phản xạ toàn phần không
thể xảy ra khi chiếu tia sáng xiên góc từ
A. không khí vào nước. B. nước vào không khí.
C. thủy tinh vào không khí. D. thủy tinh vào nước.
Câu 2: Hoàn thành câu phát biểu sau: “Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng khi truyền từ môi
trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác, tia sáng bị … tại mặt phân cách giữa hai môi
trường”.
A. gãy khúc. B. uốn cong. C. dừng lại. D. quay trở lại.
Câu 3: Chọn câu trả lời đúng.
Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, khi chiếu xiên góc tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
thì
A. góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới. B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới.
C. góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới. D. khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần.
Câu 4: Khi tia sáng truyền từ môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có chiết suất n2 với góc
tới i thì góc khúc xạ là r. Chọn biểu thức đúng
A. n1sinr = n2sini. B. n1sini = n2sinr. C. n1cosr = n2cosi. D. n1tanr = n2tani.
Câu 5: Một tia sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác dọc theo pháp tuyến của mặt phân
cách thì góc khúc xạ là
A. 0o B. 90o.
C. bằng igh. D. phụ thuộc vào chiết suất hai môi trường.
Câu 6: Khi nói về hiện tượng phản xạ toàn phần. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khi có phản xạ toàn phần thì hầu như toàn bộ ánh sáng phản xạ trở lại môi trường chứa chùm ánh
sáng tới.
B. Phản xạ toàn phần chỉ xảy ra khi ánh sáng đi từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường kém
chiết quang hơn.
C. Phản xạ toàn phần xảy ra khi góc tới lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần
D. Góc giới hạn của phản xạ toàn phần được xác định bằng tỉ số chiết suất giữa môi trường chiết quang
kém với môi trường chiết quang hơn
Câu 7: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất
nhỏ hơn.
C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 8: Khi tia sáng qua mặt phân cách giữa 2 môi trường (1) có chiết suất n1 sang môi trường (2) có
chiết suất n2 với n1 > n2. Biểu thức xác định góc giới hạn phản xạ toàn phần là
A. sin igh = n2/n1. B. cos igh = n2/n1. C. sin igh = n1/n2. D. cos igh = n1/n2.
Trang 2/6
Câu 9: Chiếu một chùm tia sáng tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Khi xảy ra hiện
tượng phản xạ toàn phần thì
A. cường độ ánh sáng của chùm khúc xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tới.
B. cường độ ánh sáng của chùm tia phản xạ gần bằng cường độ sáng của chùm tới.
C. cường độ sáng của chùm tia phản xạ lớn hơn cường độ sáng của chùm tia tới.
D. cường độ sáng của chùm tia tới, chùm tia phản xạ và chùm tia khúc xạ bằng nhau.
Câu 10: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng
A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.
Câu 11: Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là đúng?
A. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường có chiết suất
nhỏ hơn.
C. Tia sáng tới phải đi vuông góc với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
D. Tia sáng tới phải đi song song với mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt
Câu 12. Một tia sáng đi từ nước đến mặt phân cách với không khí. Biết chiết suất của nước là 4/3, chiết
suất của không khí là 1. Góc giới hạn của tia sáng phản xạ toàn phần khi đó là
A. 41o48’ B. 48o35’ C. 62o44’ D. 38o26’
Câu 13: Khi chiếu ánh sáng từ không khí vào nước thì
A. góc khúc xạ luôn nhỏ hơn góc tới B. góc khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
C. góc khúc xạ luôn bằng góc tới D. khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm
Câu 14: Theo định luật khúc xạ thì
A. tia khúc xạ, tia tới và pháp tuyến nằm trong cùng một mặt phẳng.
B. góc khúc xạ bao giờ cũng khác 0.
C. góc tới tăng bao nhiêu lần thì góc khúc xạ tăng bấy nhiêu lần.
D. góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
Câu 15: Qua thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh có đặc điểm là
A. lớn hơn vật. B. ảnh thật. C. ảnh ảo. D. ngược chiều vật.
Câu 16: Để khắc phục tật cận thị của mắt khi quan sát các vật ở vô cực mà mắt không điều tiết thì phải
đeo thêm vào mắt một thấu kính
A. phân kì có độ tụ nhỏ. B. phân kì có độ tụ thích hợp.
C. hội tụ có độ tụ nhỏ. D. hội tụ có độ tụ thích hợp.
Câu 17: Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là:
A. Tia sáng tới đi qua tiêu điểm ảnh chính thì ló ra song song với trục chính
B. Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chínhơ
C. Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng
D. Tia sáng qua thấu kính bị lệch về phía trục chính.
Câu 18: Qua thấu kính, nếu vật thật cho ảnh cùng chiều thì thấu kính
A. không tồn tại. B. chỉ là thấu kính hội tụ.
C. chỉ là thấu kính phân kì. D. có thể là thấu kính hội tụ hoặc phân kì đều được.
Câu 19: Khi dùng công thức số phóng đại với vật thật qua một thấu kính, ta tính được độ phóng đại
k>0, nhận xét về ảnh là
A. ảnh thật, ngược chiều vật. B. ảnh thật, cùng chiều vật.
C. ảnh ảo, cùng chiều vật. D. ảnh ảo, ngược chiều vật.
Câu 20: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ:
A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn cùng chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 21: Ảnh của một vật thật qua thấu kính phân kì
A. luôn nhỏ hơn vật. B. luôn lớn hơn vật.
C. luôn ngược chiều với vật. D. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật
Câu 22: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính một khoảng nhỏ hơn khoảng
tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh
A. ảo, nhỏ hơn vật. B. ảo, lớn hơn vật C. thật, nhỏ hơn vật D. thật, lớn hơn vật.
Trang 3/6
Câu 23: Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính hội tụ, cách thấu kính lớn hơn hai lần khoảng tiêu
cự, qua thấu kính cho ảnh
A. thật, nhỏ hơn vật. B. thật lớn hơn vật. C. ảo, nhỏ hơn vật. D.ảo lớn hơn vật.
Câu 24: Trường hợp nào dưới đây, mắt nhìn thấy vật ở xa vô cực?
A. Mắt không có tật, không điều tiết B. Mắt không có tật và điều tiết tối đa
C. Mắt cận không điều tiết D. Mắt viễn không điều tiết
Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng
A. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi độ cong các mặt của thủy tinh thể để giữ cho ảnh của vật cần quan
sát hiện rõ trên võng mạc.
B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và võng mạc để giữ cho cảnh của vật cần
quan sát hiện rõ trên võng mạc.
C. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi khoảng cách thủy tinh thể và vật cần quan sát để giữ cho ảnh của
vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
D. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi cả độ cong các mặt của thủy tinh thể, khoảng cách giữa thủy tinh
thể và võng mạc để giữ cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ trên võng mạc.
Câu 26. Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Mắt người này
A. không có tật. B. bị tật cận thị. C. bị tật lão thị. D. bị tật viễn thị.
Câu 27. Trong quá trình điều tiết của mắt thì
A. khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận sẽ thay đổi.
B. khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn sẽ thay đổi.
C. khoảng cách từ thể thủy tinh đến võng mạc sẽ thay đổi.
D. độ tụ của mắt sẽ thay đổi.
Câu 28: Gia tốc trong chuyển động thẳng đều
A. có giá trị luôn dương. B. luôn thay đổi.
C. có giá trị luôn âm. D. bằng 0.
Câu 29: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là chuyển động tròn đều?
A. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang hãm phanh.
B. Chuyển động quay của đầu kim phút trên đồng hồ chạy đúng giờ.
C. Chuyển động quay của bánh xe ô tô khi đang tăng tốc.
D. Chuyển động quay của cánh quạt khi vừa tắt điện.
Câu 30: Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống đất ở nơi có gia tốc trọng trường g. Vận tốc của vật khi
chạm đất:
A. v = 2gh. B. v = 2gh . C.v = gt. D. v = gh/2.
Câu 31: Chọn phát biểu sai về chuyển động rơi tự do:
A. Vật có khối lượng càng lớn rơi càng nhanh
B. Đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên vận tốc là gia tốc trọng trường
C. Vật có vận tốc cực đại khi chạm đất
D. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ chịu tác dụng của trọng lực
Câu 32: Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Gia tốc rơi tự do là 9.8 m/s2 tại mọi nơi trên trái đất.
B. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ.
C. Vecto gia tốc rơi tự do có chiều thẳng đứng hướng xuống dưới.
D. Tại cùng một nơi trên trái đất và độ cao không quá lớn thì gia tốc rơi tự do không đổi.
Câu 33: Gia tốc là một đại lượng:
A. Đại số, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc.
B. Véctơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
C. Vectơ, đặc trưng cho tính nhanh hay chậm của chuyển động.
D. Vectơ, đặc trưng cho tính không thay đổi của vận tốc.
Câu 34: Từ phương trình vận tốc: v = 15 + 5t (m/s). Tính chất của chuyển động là:
A. Vật chuyển động chậm dần đều B. Vật chuyển động nhanh dần đều
C. Vật đứng yên D. Vật chuyển động thẳng đều
Câu 35. Cho k là độ cứng của lò xo (N/m), l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo (m), l là chiều dài của lò
xo sau khi biến dạng. Công thức của Định luật Hooke là
A. F = k. (l + l0) B. F = k. (l.l0) C. F = F = k. |l - l0| D. F = F = k. (l - l0)

Trang 4/6
Câu 36. Công thức tính độ lớn của lực đàn hồi là:
𝑚 𝑚
A. Fđh = k.|∆𝑙| B. Fđh = µ.N C. Fđh = G 1𝑟 2 2 D. Fđh = m.a
Câu 37. Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi ở hai đầu lò xo
A. hướng vào trong lò xo. B. hướng ra ngoài lò xo.
C. luôn cùng hướng với nhau. D. có độ lớn khác nhau.
Câu 38. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi sẽ
A. tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. B. tỉ lệ thuận với khối lượng của vật.
C. tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. D. tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
Câu 39. Chọn phát biểu sai. Độ lớn của lực ma sát trượt
A. phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của vật.
B. không phụ thuộc vào tốc độ của vật.
C. tỉ lệ với độ lớn của áp lực.
D. phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
Câu 40. Hệ số ma sát trượt
A. không phụ thuộc vào vật liệu và tính chất của hai mặt tiếp xúc.
B. luôn bằng với hệ số ma sát nghỉ
C. không có đơn vị.
D. có giá trị lớn nhất bằng 1.
Câu 41. Hệ số ma sát trượt là µt, phản lực tác dụng lên vật là N. Lực ma sát trượt tác dụng lên vật là Fmst.
Chọn hệ thức đúng:
N
A. Fmst = µ B. Fmst = µt.N2 C. Fmst = µt2N D. Fmst = µt.N
t
Câu 42. Khi tăng lực ép của tiếp xúc giữa hai vật thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
A. tăng lên. B. giảm đi. C. không đổi. D. tăng rồi giảm
Câu 43. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi xe đang chạy, lực ma sát giữa vành bánh xe và bụi đất bám vào vành là ma sát lăn.
B. Lực ma sát giữa xích và đĩa xe đạp khi đĩa xe đang quay là ma sát lăn.
C. Lực ma sát giữa trục bi khi bánh xe đáng quay là ma sát trượt.
D. Khi đi bộ, lực ma sát giữa chân và mặt đất là lực ma sát nghỉ.
Câu 44. Lực ma sát trượt có chiều luôn
A. ngược chiều với vận tốc của vật. B. ngược chiều với gia tốc của vật.
C. cùng chiều với vận tốc của vật. D. cùng chiều với gia tốc.
Câu 45. Khi vật chuyển động tròn đều thì lực hướng tâm là:
A. Trọng lực tác dụng lên vật B. Hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật
C. Lực ma sát tác dụng lên vật D. Lực hấp dẫn
2. Vận dụng
Câu 46: Chiếu một tia sáng đơn sắc từ không khí tới mặt nước với góc tới 60°, tia khúc xạ đi vào trong
nước với góc khúc xạ là r. Biết chiết suất của không khí và của nước đối với ánh sáng đơn sắc này lần
lượt là 1 và 1,333. Giá trị của r là
A. 37,97°. B. 22,03°. C. 40,52°. D. 19,48°.
Câu 47: Đặt vật AB = 2 (cm) thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu
kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được:
A. ảnh thật A’B’, cao 2cm B. ảnh ảo A’B’, cao 2cm.
C. ảnh ảo A’B’, cao 1 cm D. ảnh thật A’B’, cao 1 cm.
Câu 48: Đặt một vật sáng nhỏ vuông góc với trục chính của thấu kính, cách thấu kính 15 cm. Thấu kính
cho một ảnh ảo lớn gấp hai lần vật. Tiêu cự của thấu kính đó là
A. -30 cm. B. 20 cm. C. -20 cm. D. 30 cm.
Câu 49: Vật sáng được đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20 cm. Ảnh của vật qua thấu kính
có số phóng đại ảnh k = - 2. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. 30 cm. B. 40 cm. C. 60 cm. D. 24 cm.
Câu 50: Một xe máy trong 10 s đi được quãng đường 50 m. Tốc độ trung bình của xe máy trong khoảng
thời gian nói trên bằng
A. 25 m/s. B. 5 m/s. C. 10 m/s. D. 20 m/s.

Trang 5/6
Câu 51: Một chiếc xe bắt đầu khởi hành, chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 5 m/s2. Quãng
đường xe chạy trong khoảng thời gian 10 s kể từ khi khởi hành là
A. 250 m. B. 50 m. C. 75 m. D. 100 m.
Câu 52: Một vật rơi thẳng đứng từ độ cao 20 m với vận tốc ban đầu bằng 0 (bỏ qua lực cản không khí,
lấy g = 10 m/s2). Thời gian vật đi được 1 m cuối cùng bằng
A. 0,05 s. B. 0,9 s. C. 1,95 s. D. 2 s.
Câu 53: Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ đầu 3m/s và gia tốc 2m/s2, thời điểm ban
đầu vật ở gốc toạ độ và chuyển động ngược chiều dương của trục toạ độ thì phương trình có dạng
A. x = 3t + t2 (m). B. x = -3t - 2t2 (m). C. x = -3t + t2 (m). D. x = 3t – t2 (m).
Câu 54: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn
ra được 10cm? Lấy g = 10 m/s2
A. 100 g. B. 1 kg. C. 1 g. D. 10 kg.
Câu 55: Một quả bóng có khối lượng 0,5 kg đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một
lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là
A. 2 m/s2. B. 0,002 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 500 m/s2.
Câu 56: Hai quả cầu đồng chất, mỗi quả cầu có khối lượng 30 kg. Khoảng cách giữa hai tâm của chúng
là 50 cm. Biết hằng số hấp dẫn là G = 6,67.10-11 N.m2/kg2. Độ lớn lực tương tác hấp dẫn giữa chúng là
A. 2,4.10-8 N. B. 2,4.10-6 N. C. 2,4.10-7 N. D. 2,4.10-5 N.
Câu 57: Khi ánh sáng đi từ nước (có chiết suất là n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn
phần có giá trị là
A. igh = 41048’. B. igh = 48035’. C. igh = 62044’. D. igh = 38026’.
Câu 58: Một xe chuyển động nhanh dần đều với v0 = 18 km/h, gia tốc a = 0,1 m/s2. Quãng đường vật đi
được trong giây thứ 10 là
A. 2,5 m. B. 30 m C. 5,95 m D. 4,6 m
Câu 59: Phải treo 1 vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng 100N/m để lò xo giãn ra
2
được 5cm. Lấy g = 10 m / s .
A. 0.5 kg B. 1kg C. 10kg D. 100kg
Câu 60: Một lò xo có một đầu cố định, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5 N thì lò xo dãn 8 cm. Độ
cứng của lò xo là
A. 1,5 N/m. B. 120 N/m. C. 62,5 N/m. D. 15 N/m.

----- HẾT -----

Trang 6/6

You might also like