Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

TÂY TIẾN

* Mở bài:
Nhà thơ Léc-môn-tốp từng nói: “Có những đêm không ngủ mắt rực sáng và thổn thức, lòng
ngập tràn nhớ nhung…khi đó tôi viết”. Nỗi nhớ là nguồn cảm hứng của biết bao thi phẩm thơ
ca, những nỗi nhớ nhung mãnh liệt đã thôi thúc các nhà thơ viết nên những vần thơ làm say mê
lòng người. Nếu như trong bài thơ “Việt Bắc”, Tố Hữu viết về nỗi nhớ thương của người áo
xanh và người áo chàm, thì đến với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, ta như được khứ hồi
về quá khứ của thời chiến tranh oanh liệt, chìm trong những đắm say của nỗi nhớ về đoàn quân
Tây Tiến.

Đoạn đầu thân bài:


Quang Dũng là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam giai đoạn đầu kháng chiến
chống Pháp. “Nhà thơ xứ Đoài” mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa. Ông là một
nghệ sĩ đa tài, ngoài làm thơ, ông còn viết văn, vẽ tranh, làm nhạc. Thơ ông dường như không có sự gọt
giũa cầu kì nhưng không vì thế thơ rơi vào tầm thường, khô cứng mà đó lại những chi tiết gây xúc
động lòng người nhất. Chính “Một tâm hồn nghệ sĩ thuần hậu” (Ngô Quân Miện) đã khắc họa thành
công những nỗi nhớ thương khôn nguôi về đoàn quân Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”. Trong dịp
tham dự Đại hội toàn quân Liên khu 3 ở làng Phù Lưu Chanh, ông đã chấp bút nên bài thơ này vào năm
1948, in trong tập thơ “Mây đầu ô”. Bài thơ “Tây Tiến” viết về đoàn quân Tây Tiến được thành lập vào
năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ vùng biên giới Việt – Lào, đánh tiêu hao lực
lượng Pháp ở thượng Lào và miền Tây Bắc Bộ Việt Nam. Đoàn quân Tây Tiến phần lớn là những
thanh niên Hà thành thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, đa phần là tri thức, họ mang trong mình tâm hồn
đậm chất hào hoa, lãng mạn, xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông. Cảm hứng chủ đạo
của bài thơ Tây Tiến là những nỗi nhớ da diết mà Quang Dũng dành cho đoàn quân Tây Tiến – những
năm tháng in hằn dấu vết vàng son của một thời lịch sử vẻ vang.
* Kết bài:
Thời gian trôi qua, những vần thơ cứ như thế sinh ra, thi đàn Việt Nam cứ như thế mà phát
triển, nhưng “Tây Tiến” vẫn là áng thơ bất hủ về “chủ đề người lính”. Bằng nỗi nhớ thương da
diết của mình, Quang Dũng đã mang đến cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về những gian
khổ mà người lính đã trải qua, được hòa mình vào không khí của thời đại năm ấy. Nhà thơ đã
viết nên “Tây Tiến” với trọn trái tim mình cùng bút pháp hào hoa lãng mạn, viết về những “anh
bạn” đã cùng gắn bó với mình nơi chiến trường hào hùng năm xưa. Mặc cho dòng chảy miên
viễn của thời gian, sông núi ngày bị hao mòn, thế nhưng “Tây Tiến” vẫn luôn là “tượng đài bất
tử về người lính vô danh” (Vũ Thu Hương) sống mãi trong lòng người đọc với bao dư ba mãnh
liệt.

You might also like