Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

CHƯƠNG 1.

KẾ TOÁN CÁC GIAO DỊCH NGOẠI TỆ


Bài 1. Trường hợp sau sử dụng tỷ giá nào cho các TK liên quan:
1. DN bán hàng xuất khẩu, thu bằng CK 7000 USD.
2. DN nhập khẩu 1 xe tải phục vụ hoạt động khai thác nguyên liệu, chưa trả tiền 25.000
USD.
3. DN rút tiền mặt ngoại tệ nộp vào TK thanh toán ở NH VCB Huế 20.000 USD.
4. DN CK thanh toán hết nợ ở nghiệp vụ 2.
5. Người mua ứng 4000 USD (bằng CK) để mua lô hàng trị giá 10.000 USD.
6. DN xuất lô hàng nghiệp vụ 5 giao cho bên mua, số tiền thiếu chưa thu.
7. Bên mua CK thanh toán 6000 USD còn nợ cho DN.
Bài 2. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu ABC kê khai và nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, kế toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, áp dụng năm tài chính từ
ngày 01/01 – 31/12, có tình hình trong tháng 12/N như sau:
Một số TK có gốc ngoại tệ đầu tháng 12/N: TK 111(2): 100.000USD, Tỷ giá 20,0;TK
112(2): 300.000USD, Tỷ giá 21,5 (tại ACB); TK 112(2): 0 USD (Tại SCB); TK 131(A):
50.000 USD, Tỷ giá 21,2; TK 331(B): 100.000 USD, Tỷ giá 21,4.
II. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến ngoại tệ trong tháng 12/N:
1) Ngày 5/12, DN nhận chuyển khoản ngoại tệ từ khách hàng A trả hết số tiền nợ DN qua
Sacombank. Tỷ giá mua ngoại tệ đầu ngày của Sacombank là 22,0 còn tỷ giá do Ngân hàng
ACB công bố đầu ngày: mua ngoại tệ là 22,0 và bán ngoại tệ là 22,2.
2) Ngày 10/12, DN dùng 50.000 USD tiền mặt ngoại tệ mở L/C chuẩn bị nhập khẩu 1 lô
hàng hóa tại Ngân hàng ACB. Tỷ giá mua ngoại tệ tại ACB công bố đầu ngày là 21,0 và bán
ngoại tệ là 21,3.
3) Ngày 15/12, DN chuyển khoản từ ngân hàng ACB trả nợ cho người bán B. Tỷ giá mua
ngoại tệ tại Ngân hàng ACB công bố đầu ngày là 21,2 và bán ngoại tệ là 21,3.
4) Ngày 25/12, Nhập khẩu lô hàng hóa với giá 50.000 USD đã thanh toán qua L/C. Tỷ giá
mua ngoại tệ tại Ngân hàng ACB công bố đầu ngày là 21,0 và bán ngoại tệ là 21,4. (Giả
định không xét đến các khoản thuế liên quan).
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ có liên quan trong và cuối tháng 12/N vào sổ sách theo
2 trường hợp: 1. DN áp dụng các quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC (Giả định DN sử
dụng tỷ giá ghi sổ đối với các khoản mục Tiền theo tỷ giá bình quân, còn tỷ giá khi thu nợ,
trả nợ theo tỷ giá đích danh). 2. DN áp dụng quy định tại Thông tư 53/2016/TT-BTC (Giả
định DN lựa chọn tỷ giá xấp xỉ = tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình trong ngày là tỷ
giá duy nhất để hạch toán các nghiệp vụ có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ. Khi đánh giá lại
DN sử dụng tỷ giá mua bán chuyển khoản trung bình). Biết ngày 31/12/N, Ngân hàng ACB
công bố tỷ giá mua ngoại tệ là 21,2 và tỷ giá bán ngoại tệ là 21,4.
So sánh sự khác biệt giữa TT 200 và TT 53

Theo TT 200 Theo TT 53

I) Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ I) Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ

1. Nợ TK 1122-SCB: 50.000 * 22,0 1. Nợ TK 1122 – SCB: 50.000 * 22,1


Có TK 131 – A: 50.000 * 21,2 Có TK 131- A: 50.000 * 22,1
Có TK 515: 50.000 * (22-21,2) = 40.000 Tỷ giá xấp xỉ = (22,0+22,2)/2 = 22,1

2. Nợ TK 244: 50.000 * 20,0 2. Nợ TK 244: 50.000 * 21,15


Có TK 111(2): 50.000 * 20,0 Có TK 111(2): 50.000 * 21,15
Tỷ giá xấp xỉ = (21+21,3)/2 = 21,15

3. Tỷ giá xuất ngoại tệ TGNH = 21,57 3. Nợ TK 331-B: 100.000 * 21,25


=[(300.000 * 21,5) + (50.000*22,0)] / Có TK 1122: 100.000 * 21,25
350.000
Tỷ giá xấp xỉ = (21,2+21,3)/2 = 21,25
Nợ TK 331-B: 100.000 * 21,4
Nợ TK 635: 100.000 * (21,57- 21,4) =
17.000
Có TK 1122: 100.000 * 21,57

4. Nợ TK 156: 50.000 * 21,0 4. Nợ TK 156: 50.000 * 21,2


Có TK 244: 50.000 * 20,0 Có TK 244: 50.000 * 21,2
Có TK 515: 50.000 * (21-20) = 50.000 Tỷ giá xấp xỉ = (21,0+21,4)/2 = 21,2

II. Các nghiệp vụ cuối kỳ II. Các nghiệp vụ cuối kỳ

Các khoản mục đã hết số dư nguyên tệ: Các khoản mục đã hết số dư nguyên tệ:
TK131-A, 331-B, 244: Đã xử lý chênh TK131-A, 331-B, 244 mặc dù đã hết số dư nguyên tệ
lệch ngoại tệ trong kỳ tại thời điểm nhưng phần chênh
phát sinh nghiệp vụ lệch tỷ giá vẫn còn và phải xử lý vào TK515, 635. Cụ
thể:
a. Nợ TK 131A: 50.000 * (22,1 – 21,2)
Có TK 515: 45.000
b. Nợ TK 244: 50.000 * (21,2 – 21,15)
Có TK 515: 2.500
c. Nợ TK 331B: 100.000 * (21,4 – 21,25)
Có TK 515: 15.000

II. Các nghiệp vụ cuối kỳ II. Các nghiệp vụ cuối kỳ

Các khoản mục còn số dư nguyên tệ Các khoản mục còn số dư nguyên tệ
– TK 1122: – TK 1122:
SDĐK = 300.000 * 21,5 SDĐK = 300.000 * 21,5
SPS tăng = 50.000 * 22,0 SPS tăng = 50.000 * 22,1
SPS giảm = 100.000 * 21,57 SPS giảm = 100.000 * 21,25
SDCK = 5.393.000 SDCK = 5.430.000
– TK 1112: – TK 1112:
SDĐK = 100.000 * 20,0 SDĐK = 100.000 * 20,0
SPS tăng = 0 SPS tăng = 0
SPS giảm = 50.000 * 20,0 SPS giảm = 50.000 * 21,15
SDCK = 1.000.000 SDCK = 942.500
Xử lý chênh lệch qua các bút toán: Vì chính sách của DN lựa chọn tỷ giá mua bán trung
bình ngày 31/12 để đánh giá
a. Nợ TK 4131: 5.393.000-250.000*21,2
Tỷ giá đánh giá = (21,2+21,4)/2 = 21,3
Có TK1122: 93.000
Xử lý chênh lệch qua các bút toán:
b. Nợ TK 1112: 50.000*21,2-1.000.000
a. Nợ TK 4131: 5.430.000-250.000*21,3
Có TK 4131: 60.000
Có TK 1122: 105.000
b. Nợ TK 1112: 50.000*21,3-942.500
c. Nợ TK 635: 33.000
Có TK 4131: 122.500
Có TK 4131: 33.000
c. Nợ TK 4131: 17.500
Có TK 515: 17.500

Bài 3. Số dư đầu tháng 3/N: TK 1112: 450.000.000 đồng (20.000 USD), TK 1122: 0
Các nghiệp vụ phát sinh:
1. DN bán hàng xuất khẩu, thu bằng CK 7000 USD.
2. DN nhập khẩu 1 xe tải phục vụ hoạt động khai thác nguyên liệu, chưa trả tiền 25.000 USD.
3. DN rút tiền mặt ngoại tệ nộp vào TK thanh toán ở NH VCB Huế 20.000 USD.
4. DN CK thanh toán nợ ở nghiệp vụ 2.
5. Người mua ứng 4000 USD (bằng CK) để mua lô hàng trị giá 10.000 USD.
6. DN xuất lô hàng nghiệp vụ 5 giao cho bên mua, số tiền thiếu chưa thu.
7. Bên mua CK thanh toán 6000 USD còn nợ cho DN.
 Yêu cầu: định khoản, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ cuối quý 1. Cho biết
DN sử dụng tỷ giá thực tế để hạch toán bên Có TK Tiền, thanh toán các khoản nợ theo tỷ
giá ghi sổ, tỷ giá thực tế là tỷ giá xấp xỉ 22.550đ/usd cho tháng 3. Cuối tháng 3, tỷ giá tại
VCB Huế là 22.600đ/usd.
Bài 4. Taïi 1 DN coù soá dö ñaàu tháng 12 ôû 1 soá TK nhö sau:
TK 1112: 57.000.000ñ (3.000USD)
TK 1122: 158.000.000 ( 8.000USD)
Trong tháng 12 coù caùc nghieäp vuï phaùt sinh sau:
1/ Baùn haøng thu ngoạ i teä 10.000USD baèng TGNH. TGTT: 19.100ñ/USD.
2/ Duøng TGNH ñeå kyù quyõ môû L/C 12.000USD, NH ñaõ gôûi giaáy baùo Nợ . TGTT:
19.200ñ/USD.
3/ Nhaäp khaåu haøng hoùa, giaù treân hoaù ñôn 12.000USD, NH ñaõ duøng tieàn kyù
quyõ ñeå thanh toaùn vôùi beân baùn. TGTT: 19.300ñ/USD
4/ Xuaát khaåu haøng hoaù, giaù baùn treân hoaù ñôn 16.000USD, tieàn chöa thu. TGTT:
19.400ñ/USD.
5/ Ứ ng trướ c bằ ng CK 4.000 usd cho nhà cung cấ p để nhậ p 1 lô vậ t liệu. TGTT:
19.350đ/usd.
6/ Nhaäp khaåu vaät lieäu (đã ứ ng trướ c) giaù 6.000USD, tiền thiếu chưa trả . TGTT:
19.250ñ/USD.
7/ Chi TM 600USD thanh toán chi phí bán hàng . TGTT: 19.300ñ/USD.
8/ Nhaän giaáy baùo Coù cuûa NH thu tieàn ôû nghieäp vuï 4 ñuû. TGTT: 19.350ñ/USD.
9/ Baùn 7.000USD chuyeån khoaûn thu tieàn maët VN. TGTT: 19.320ñ/USD.
10/ Chi TGNH traû tieàn ôû nghieäp vuï 6 ñuû. TGTT: 19.310ñ/USD.
11/ Nhaäp khaåu haøng hoaù trò giaù 4.000USD, tieàn chöa traû. TGTT: 19.220/USD
Yeâu caàu:
Ñònh khoaûn,cuố i nă m ñaùnh giaù laïi nhöõng khoaûn muïc tieàn teä coù goác ngoaïi teä
trướ c khi lậ p BCTC. Cho biế t, DN sử dụ ng tỷ giá thự c tế để ghi nhậ n ban đầ u các khoả n
mụ c gố c ngoạ i tệ, tỷ giá ghi sổ cho các nghiệp vụ chi tiề n và thanh toán nợ . Tỷ giá cuố i kỳ
tạ i ngân hàng nơi DN giao dịch là 19.400 – 19.450.
Bài 5. Số dư đầu tháng 12 của 1 số TK như sau:
TK 1122: 88.200.000đ (4.000 usd), TK 131L (dư Có): 178.000.000đ (8.000usd), TK 131H (dư
Nợ): 45.000.000đ (2.000usd), TK 331: 0đ.
Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 12:
1. Ngày 1: Cty H trả nợ 1000 usd, đã thu bằng TGNH. TGTT 22.500đ/usd
2. Ngày 5: Mua hàng A nhập kho chưa trả Cty K 6000usd, TGTT 22.510đ/usd
3. Ngày 10: Chuyển khoản ứng trước tiền mua 1 thiết bị cho cty M 3000usd, TGTT
22.520đ/usd
4. Ngày 15: Cty M giao thiết bị cho doanh nghiệp, giá trên hóa đơn 2500usd, chi phí trước sử
dụng trả bằng tạm ứng 2.500.000đ. TGTT 22.515đ/usd
5. Ngày 25: Bán toàn bộ số hàng A mua ngày 5 cho Cty L, giá bán 8.000usd, TGTT
22.525đ/usd.
6. Đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ cuối năm. Cho biết tỷ giá ngày cuối
năm 22.520-22.550đ/usd.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Bài 6. Tại 1 DN tính tỷ giá ghi sổ khi xuất ngoại tệ theo phương pháp bình quân gia quyền,
hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX, có tài liệu sau:
Số dư đầu tháng 2/N của 1 số tài khoản:
TK 1112: 22.500.000đ (1.000usd)
TK 1122: 0
TK 131M: 224.000.000đ (10.000usd)
TK 331N:113.000.000đ (5000usd)
TK 3411A: 45.100.000đ (vay ngân hàng A 2.000usd)
TK 3411B: 112.500.000đ (vay ngân hàng B 5.000usd)
Nghiệp vụ phát sinh trong tháng như sau:
1. Bán hàng thu ngoại tệ qua ngân hàng A 7000 usd, TGGDTT 22620vnd/usd.
2. Nộp tiền mặt ngoại tệ vào tài khoản thanh toán ở ngân hàng A 1000usd. TGGDTT là
22630vnd/usd.
3. Khách hàng M thanh toán nợ 8000usd. Đã nhận giấy báo có ngân hàng A. TGGDTT là
22640vnd/usd.
4. Làm thủ tục ở ngân hàng A chuyển khoản trả nợ vay ngân hàng B 5000usd, trả nợ người
bán N 5000usd và ứng trước tiền cho người bán L 2.000usd. TGGDTT 22650vnd/usd.
5. Đến kỳ trả nợ vay ngân hàng A, ngân hàng thu nợ gốc 2000usd, lãi 10usd từ tài khoản tiền
gửi thanh toán tại ngân hàng A. TGGDTT 22650vnd/usd.
6. Nhập kho hàng hóa 3000usd mua của người bán L. TGGDTT 22660vnd/usd.
7. Trả nợ 1000 usd cho người bán L bằng chuyển khoản qua ngân hàng A. TGGDTT
22680vnd/usd.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Bài 7. Doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh vào ngày 31/12/N có tình hình sau
(đvt: 1000 đồng)
- Số dư các TK và chi tiết ngoại tệ trước khi đánh giá lại:
Tk 1112: 22.280 (1000 usd)
Tk 1122X: 134.700 (6000 usd)
TK 131A (dư nợ): 224.200 (10.000 usd)
Tk 131B (dư có) – phải trả khách hàng B do hàng bán bị trả lại 28.280 (1300 usd)
TK 131C (dư Có) – nhận ứng trước tiền hàng của khách hàng, người bán cam kết chắc chắn
giao hàng 22.100 (1000 usd)
TK 131D (dư nợ) 44100 (2000 usd)
TK 331M (dư Có) 66480 (3000 usd)
Tk 331N (dư Nợ) – phải thu người bán do trả lại hàng đã mua 24440 (1100usd)
TK 331P (dư Nợ), trả trước tiền hàng người mua chắc chắn nhận hàng 48120 (2200usd)
TK 331Q (dư có) 22.020 (1100 usd)
TK 3411X: 99.900 (4500usd)
DN tiến hành đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ gốc ngoại tệ và xử lý chênh lệch tỷ
giá theo quy định. Biết TGGDTT tại ngân hàng X ngày 31/12/N: 22700-22740
Yêu cầu: Định khoản tình hình trên vào ngày 31/12/N
CHƯƠNG 2. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ NỘI BỘ
Bài 1. Công ty thương mại Thành Tín nhập khẩu, sau đó phân phối hàng cho các chi nhánh.
Trong kỳ công ty Thành Tín xuất vải cho chi nhánh, hàng có giá xuất kho 200.000.000đ, giá
bán nội bộ chưa thuế 210.000.000đ, giá bán ra bên ngoài chưa thuế 230.000.000đ, thuế suất
GTGT 10%. Chi nhánh đã bán hết toàn bộ số hàng trên. Cho biết Thành Tín sử dụng hóa
đơn GTGT cho việc xuất hàng cho các chi nhánh.
Bài 2. Công ty Thành Tín bán hàng cho cửa hàng với giá “nội bộ” bằng giá xuất kho (200
triệu).
Bài 3. Công ty thương mại Thành Tín nhập khẩu, sau đó phân phối hàng cho các chi nhánh.
Trong kỳ công ty Thành Tín xuất vải cho chi nhánh, hàng có giá xuất kho 200.000.000đ, giá
bán ra bên ngoài chưa thuế 230.000.000đ, thuế suất GTGT 10%. Chi nhánh đã bán hết toàn
bộ số hàng trên. Cho biết Thành Tín sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cho
việc xuất hàng cho các chi nhánh.
Bài 4. Tại Cty T có 2 ĐVTT P & Q, trong kỳ có tình hình sau:
1- Nhận giấy báo Nợ của ngân hàng về các khoản công ty T đã chi hộ cho các ĐVTT như
sau:
- Chi trả tiền mua vật liệu cho XN P giá chưa thuế trên hoá đơn là 20.000.000đ, thuế suất
GTGT 10%. (Vật liệu này XN P đã mua và nhập kho tháng trước)
- Chi trả tiền mua TSCĐ cho XN Q giá chưa thuế trên hoá đơn là 40.000.000đ, thuế suất
GTGT 5%. TSCĐ đã được XN Q đem về và đưa vào sử dụng ngay ở phân xưởng sản xuất.
2- Công ty chi tiền mặt cho XN P vay 400.000.000đ, cho XN Q 300.000.000đ lãi suất cho
vay đều là 1%/tháng, trả lãi hàng tháng.
3- XN P gửi thông báo cho công ty T và XN Q về các khoản chi hộ (bằng tiền mặt) như sau:
- Chi trả tiền tiếp khách cho công ty T theo hoá đơn giá chưa thuế 1.400.000đ, thuế suất
GTGT 10%.
- Chi trả tiền vận chuyển thành phẩm đi tiêu thụ cho XN Q 220.000đ, trong đó thuế GTGT
20.000đ.
4- XN Q gửi thông báo về các khoản thu hộ cho công ty T và XN P như sau:
- Thu hộ tiền bán hàng cho XN P (đã nhận được giấy báo Có của ngân hàng), hàng có giá
bán chưa thuế trên hoá đơn 15.000.000đ, thuế suất GTGT 10%.(Hàng đã bán trước đó)
- Thu hộ tiền nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ cho công ty T 8.000.000đ bằng tiền mặt.
5- Công ty gửi giấy báo cho XN P và Q khoản lãi tiền vay phải trả tháng này.
Yêu cầu: Định khoản tại Cty T, XN P & Q. Cuối kỳ, bù trừ công nợ, đối chiếu số dư nợ phải
thu, phải trả tại các đơn vị.
Bài 5. Công ty A có 1 xí nghiệp trực thuộc có tổ chức kế toán riêng, không được phân cấp
ghi nhận doanh thu, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo
phương pháp KKTX.
- Số dư đầu tháng:
Ở Công ty A: TK 1368: 650.000.000đ, TK 3368: 0đ, TK 331B: 520.000.000đ (dư Có).
Ở Xí nghiệp: TK 1368: 0đ, TK 3368: 650.000.000đ
- Trong tháng có các tài liệu sau:
1. Xí nghiệp xuất kho thành phẩm giao cho công ty A với số lượng 1.000 cái, giá xuất kho
400.000đ/cái. Công ty A đã nhận hàng và chuyển thẳng giao bán cho công ty B.
2. Công ty B đã nhận được hàng, giá bán chưa thuế 700.000đ/cái, thuế GTGT 10%, chưa
thanh toán. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ Công ty A đã thanh toán bằng chuyển khoản
8.500.000đ (gồm thuế GTGT 10%).
3. Cuối tháng lập biên bản bù trừ công nợ với công ty B, và biên bản đối chiếu công nợ với Xí
nghiệp.
Yêu cầu: Định khoản ở công ty A và Xí nghiệp; phản ánh vào sơ đồ TK 1368 và 3368 ở
Công ty A và Xí nghiệp.
Bài 6. Công ty M có 2 xí nghiệp trực thuộc có tổ chức kế toán, mỗi xí nghiệp được phân cấp
xác định KQKD riêng: XN 1 sản xuất sản phẩm A, XN 2 thu mua sản phẩm do XN 1 sản
xuất, đóng gói và bán lại cho Công ty M. Thành phẩm xuất kho theo phương pháp FiFo.
Trong kỳ có các tài liệu sau:
I – Tại XN 1:
1. Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 180.000.000đ
- Chi phí nhân công trực tiếp: 36.000.000đ
- Chi phí sản xuất chung: 24.000.000đ
2. Cuối kỳ sản xuất được 1.000sp nhập kho. Không có sản phẩm dở dang đầu và cuối kỳ.
3. Xuất kho bán 1.000sp cho XN 2, giá bán chưa thuế 300.000đ/sp, thuế suất GTGT 10%, tiền
chưa thu. Không có sản phẩm tồn kho đầu kỳ.
II – Tại XN 2:
Tồn kho đầu kỳ 2.000sp, đơn giá 280.000đ/sp.
1. Nhận đủ 1.000sp mua từ XN 1 và đưa thẳng vào bộ phận đóng gói. Chi phí vân chuyển
1.100.000đ đã thanh toán bằng tạm ứng, trong đó thuế GTGT 10%.
2. Các chi phí đóng gói phát sinh như sau:
- Bao bì xuất kho: 1.600.000đ;
- Lương phải trả: 8.200.000đ;
- Trích các khoản theo lương 23.5% (theo tiền lương phải trả);
- Khấu hao TSCĐ 3.500.000đ;
- Điện chưa trả tiền theo giá chưa thuế 3.200.000đ, thuế GTGT 10%.
- Các chi phí khác bằng tiền mặt: 2.218.000đ
3. Nhập kho 1.000sp (đã đóng gói).
4. Trong kỳ xuất bán cho Công ty M 2.000sp, giá bán chưa thuế 350.000đ/sp, tiền chưa thu.
Theo yêu cầu của công ty M, hàng đã được giao thẳng cho công ty N theo giá bán chưa thuế
420.000đ/sp, thuế GTGT 10%, công ty N đã nhận được hàng nhưng chưa thanh toán. Chi
phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm XN 2 đã chi hộ công ty M bằng tiền mặt theo giá chưa
thuế 8.300.000đ, thuế GTGT 10%.
III – Tại công ty M:
1. Hoạt động cho thuê tòa nhà văn phòng:
- Phân bổ doanh thu nhận trước cho kỳ này: 120.000.000đ
- Chi phí của hoạt động cho thuê:
 Khấu hao tòa nhà: 50.000.000đ
 Dịch vụ vệ sĩ, vệ sinh tòa nhà: 11.000.000đ (gồm VAT 10%, đã trả bằng chuyển khoản)
IV – Các chi phí kinh doanh khác tại mỗi đơn vị đã tập hợp trong kỳ như sau:
Loại CP XN 1 XN 2 Công ty M
CP bán hàng 1.200.000đ 3.600.000đ 2.800.000đ
CP QLDN 4.500.000đ 4.200.000đ 15.400.000đ

V- Xác định nghĩa vụ tài chính ở các XN như sau:


Lãi phải nộp về cho công ty M 1% trên tổng doanh thu chưa thuế. Lợi nhuận còn lại, các
XN trích lập quỹ đầu tư phát triển 25%, quỹ khen thưởng 10%, quỹ phúc lợi 10%.
Yêu cầu:
1. Định khoản và xác định KQKD tại mỗi đơn vị;
2. Cuối kỳ, bù trừ và đối chiếu công nợ giữa các đơn vị, công nợ còn lại thanh toán cho nhau
bằng chuyển khoản;
3. Phản ánh tình hình trên vào sơ đồ chữ T ở mỗi đơn vị.
Bài 7. Công ty Y có hai xí nghiệp trực thuộc là A và B, các đơn vị trực thuộc có tổ chức kế
toán riêng, được phân cấp ghi nhận doanh thu, có tài liệu sau:
- Số dư đầu kỳ: của TK 1368 và TK 3368 ở cả 3 đơn vị Y, A, B đều là 0đ. XN A: TK 3361:
1.500.000.000đ; XN B: TK 3361: 2.000.000.000đ; Cty Y: TK 1361A: 1.500.000.000đ; TK
1361B: 2.000.000.000đ.
- Phát sinh trong kỳ:
1. Công ty Y cấp vốn cho các đơn vị trực thuộc :
- Xí nghiêp A 1 máy móc thiết bị còn mới, trị giá 100.000.000đ.
- Xí nghiệp B 1 phương tiện vận tải, theo hồ sơ gốc nguyên giá 120.000.000đ, hao mòn
40.000.000 đ.
2. Xí nghiệp A xuất kho hàng hóa và HĐ GTGT bán hàng chưa thu tiền cho:
- Công ty Y: Giá xuất kho 10.000.000 đ, giá bán chưa thuế 12.000.000đ, thuế GTGT 10%
(Công ty Y mua hàng về nhập kho vật liệu).
- Xí nghiệp B: Giá xuất kho 5.000.000 đ, giá bán chưa thuế 6.000.000 đ, thuế GTGT 10%
( Xí nghiệp B mua hàng về đã dùng cho hoạt động phúc lợi.)
3. Xí nghiệp B chi tiền mặt cho công ty Y mượn 5.000.000 đ, xí nghệp A mượn 3.000.000đ.
4. Công ty Y thông báo số khấu hao phải thu xí nghiệp A 6.000.000đ, xí nghiệp B 4.000.000 đ
5. Cuối kỳ, đối chiếu và cấn trừ nợ phải thu nội bộ và phải trả nội bộ giữa 3 đơn vị Y, A và B.
Yêu cầu:
Thực hiện bút toán nhật ký và ghi sổ cái các nghiệp vụ phát sinh trên vào TK 136 và TK
336 ở từng đơn vị Y, A, và B.
Biết cả 3 đơn vị Y, A và B đều là DN nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế
và kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bài 8. Công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có 3 đơn vị trực thuộc M1,
M2, M3 (có tổ chức kế toán, thực hiện chế độ kế toán như M), có tài liệu sau (đvt: đồng):
A. Trích số dư ngày 1/3/N ở:
- Công ty M: TK 1361: 750.000.000 (M1: 300.000.000, M2: 250.000.000, M3: 200.000.000);
TK 1368 (M2): 2.000.000, TK 3368 (M3): 5.000.000
- Đơn vị M1: TK 1368 (M2) 1.000.000
- Đơn vị M2: TK 1368 (M3) 500.000, Tk 3368(M) 2.000.000, TK 3368 (M1) 1.000.000
- Đơn vị M3: TK 1368(M) 5.000.000, TK 3368(M2) 500.000
B. Trong tháng 3 có tình hình sau:
1. Công ty M cấp vốn bằng tiền mặt cho M1 100.000.000, M2 80.000.000, M3 120.000.000
(đơn vị trực thuộc ghi nhận vốn đầu tư CSH).
2. Công ty M3 nhập kho vật liệu chưa trả tiền cho người bán theo HĐ 22.000.000 (trong đó
VAT 2.000.000). Chi phí vận chuyển vật liệu công ty M3 thanh toán bằng tạm ứng 550.000
(trong đó VAT 50.000). Sau đó theo yêu cầu của M3, công ty M đã chuyển khoản thanh
toán cho người bán hộ công ty M3.
3. Công ty M cấp 1 thiết bị cho công ty M2 dùng ở phân xưởng sản xuất (M2 ghi nhận vốn đầu
tư CSH), nguyên giá 50.000.000, đã khấu hao 10.000.000. Chi phí vận chuyển, lắp đặt thiết
bị đã chi bằng tiền mặt do M2 chịu là 1.200.000 được tính vào chi phí SXKD trong kỳ.
Yêu cầu: Định khoản ở M,M1,M2,M3. Mở TK chữ T TK1368, 3368 ở từng đơn vị.
CHƯƠNG 3. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH
Bài 1. Tại 1 DN có tình hình các khoản đầu tư tài chính như sau:
1. Mua 10.000 cp do Cty A phát hành với mục đích bán lại để kiếm lời. Mệnh giá
10.000đ/cp, giá mua 32.000đ/cp. Phí môi giới chứng khoán 0,5% giá mua. DN đã trả
bằng chuyển khoản.
2. Đầu quý, mua lại 100 kỳ phiếu ngân hàng B kỳ hạn 36 tháng (đã phát hành được 10
tháng) với giá 80.000.000đ, mệnh giá mỗi kỳ phiếu 1.000.000đ, lãi 9%/năm nhận
trước ngay khi phát hành. DN chi tiền mặt để mua và nhận kỳ phiếu với mục đích
bán lại kiếm lời.
3. DN đang nắm giữ 200 trái phiếu Cty C đã mua vào đầu năm với mục đích sẽ bán lại
kiếm lời. Giá trị ghi sổ 990.000đ/TP, thời hạn 3 năm, mệnh giá 1.000.000đ/TP, lãi
10%/năm, trả lãi hàng quý vào cuối quý. Cuối quý 3/N, DN nhận lãi bằng tiền mặt
nhập quỹ.
4. Ngày 1/12/N, mua lại một số kỳ phiếu NH ACB kỳ hạn 12 tháng (mục đích bán lại
kiếm lời) có giá mua 95.000.000đ (tổng mệnh giá 100.000.000đ) đã trả bằng TM, lãi
1%/ tháng, lãnh lãi cuối mỗi quý.
5. Ngày 31/12/N, nhận lãi quý 4/N của số kỳ phiếu trên bằng chuyển khoản.
6. DN bán hết 10.000 cp Cty A đã mua ở NV 1 với giá 35.000đ/cp thu tiền mặt.
7. Ngày 30/9/N+1, đáo hạn số kỳ phiếu NH ACB mua ở nghiệp vụ 4, được NH thanh
toán toàn bộ gốc và lãi quý cuối bằng tiền mặt.
Bài 2. Tại 1 DN có tình hình đầu tư tài chính như sau:
1. Chuyển 200.000.000đ tiền gởi thanh toán tại ngân hàng BIDV sang tiền gởi có kỳ
hạn 6 tháng tại ngân hàng này.
2. Chi tiền mặt cho Cty D vay thời hạn 24 tháng, số tiền 400.000.000đ, lãi suất
15%/năm. Trả gốc và lãi 1 lần khi đáo hạn.
3. Chuyển khoản mua 100 kỳ phiếu NH VCB (kỳ hạn 12 tháng) mệnh giá
1.000.000đ/KP, giá mua bằng mệnh giá (dự định nắm giữ đến khi đáo hạn). Lãi
8%/năm, lãnh lãi 1 lần ngay khi mua trừ vào số tiền phải trả.
4. Cuối quý, DN ghi nhận lãi của khoản tiền cho Cty D vay và số kỳ phiếu NH VCB.
5. Đến hạn, Cty D chuyển khoản thanh toán toàn bộ gốc và lãi cho DN.
Bài 3. Tại 1 DN có tình hình đầu tư tài chính như sau:
1. DN góp vốn trực tiếp vào Cty Q bằng 300tr chuyển khoản và một số tài sản khác như
sau:
Loại tài sản Giá ghi sổ Giá thỏa thuận

1. Hàng hóa A 100tr 120tr


2. TSCĐHH B 500tr
• Nguyên giá 200tr
• Hao mòn 300tr 280tr
• Giá trị còn lại 2.000tr
3. BĐS ĐT C 800tr
• Nguyên giá 1.200tr 1.300tr
• Hao mòn
• Giá trị còn lại

Cộng 1.700tr

Với số vốn góp 2.000tr, DN chiếm 55% vốn điều lệ và có quyền kiểm soát hoạt động Cty Q.
2. DN là một trong số cổ đông sáng lập Cty cổ phần E, chuyển khoản mua 1.200.000
CP trên 2.000.000 CP phát hành của Cty E. Giá phát hành bằng mệnh giá
10.000đ/cp. DN nắm giữ 60% quyền biểu quyết và kiểm soát hoạt động Cty E.
3. DN đang nắm giữ 30.000 cp (chiếm 30% vốn điều lệ) của Cty liên kết G với giá ghi
sổ bằng mệnh giá 10.000đ/cp. DN nhận chuyển nhượng thêm 25.000 cp Cty G từ 1
nhà đầu từ khác với giá 15.000đ/cp bằng CK, nâng tỷ lệ đầu tư lên 55% vốn điều lệ
và có quyền kiểm soát Cty G.
4. Cuối năm, nhận được thông báo từ Cty con H về cổ tức được chia 2.000đ/cp. DN
đang nắm giữ 100.000 cp Cty H.
5. Ngoài cổ tức được chia từ Cty H, DN còn được hưởng quyền mua cp Cty H phát
hành bổ sung vốn điều lệ với giá bằng mệnh giá 10.000đ/cp. Tỷ lệ mua thêm 5 cp
đang nắm giữ : 1 cp mua thêm. DN yêu cầu Cty H chuyển tiền cổ tức được chia để
mua cp bổ sung.
6. Với sự đồng thuận của Đại hội cổ đông Cty E (nv2), DN nhượng bớt 400.000cp cho
1 cổ đông sáng lập khác với giá chuyển nhượng 12.000đ/cp, thu bằng CK. DN chỉ
còn nắm giữ 40% quyền biểu quyết và chỉ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của
E.
Bài 4. Tại một DN có tình hình đầu tư chứng khoán kinh doanh như sau:
Số dư 30/11/N TK 121: 45.000.000đ (TK 1211: 30.000.000đ cổ phiếu của công ty cổ phần
A; TK 1212: 15.000.000đ – 10 tờ kỳ phiếu NH Sao Mai, mệnh giá 1.500.000 đ/tờ, thời hạn
6 tháng, lãi suất 0,75%/ tháng, thu lãi định kỳ hàng tháng); TK 2291: 1.000.000đ (dự phòng
giảm giá cổ phiếu công ty cổ phần A)
Trong tháng 12/N phát sinh một số nghiệp vụ:
1. Ngày 2/12 chi TGNH 5.000.000đ mua tín phiếu Kho bạc, phát hành thời han 12 tháng, lãi
suất 0,8%/tháng, thu lãi một lần khi đáo hạn.
2. Ngày 15/12 chi tiền mặt 9.300.000đ mua lại một số kỳ phiếu mệnh giá 10.000.000đ thời
hạn 12 tháng, lãi suất 10%/Năm, lãnh lãi trước một lần ngay khi mua kỳ phiếu. Đến ngày 15
tháng 6 năm sau số kỳ phiếu này đáo hạn. Chi tiền mặt thanh toán cho người môi giới
50.000đ.
3. Ngày 22/12 bán một số cổ phiếu công ty cổ phần A có giá gốc 10.000.000đ với giá bán
12.000.000đ- đồng thời yêu cầu bên mua chuyển khoản số tiền này vào TK tiền gửi của
công ty H để DN trả nợ tiền hàng. Chi TM thanh toán cho người môi giới 50.000đ.
4. Ngày 25/12 hạn thu nợ đối với khách hàng B đã trễ, khách hàng B đề nghị thanh toán số
nợ 70.000.000đ bằng một số công trái có mệnh giá 50.000.000đ, thời hạn 5 năm, lãi suất
10%/Năm, lãnh lãi một lần khi đáo hạn, cho biết số công trái này đã có hiệu lực 4 năm. DN
đã đồng ý thu hồi nợ theo giải pháp trên.
5. Ngày 28/12 NH Sao Mai chuyển tiền lãi tháng này của 10 tờ kỳ phiếu vào TK tiền gửi ở
NH.
6. Ngày 31/12 DN xác định mức giảm giá số cổ phiếu công ty cổ phần A mà DN đang nắm
giữ là 800.000đ.
Yêu cầu: - Tính toán và định khoản tình hình trên.
Định khoản nghiệp vụ 4 ở công ty B, biết công ty B đã mua số công trái này trực tiếp ở đơn
vị phát hành (B năm giữ đến đáo hạn) và đã ghi nhận lãi phải thu trong 4 năm đầu tư.
Bài 5. Công ty M vào đầu tháng 3/ N đang nắm giữ một số chứng khoán sau:
+ 4 tờ kỳ phiếu, mệnh giá mỗi tờ 5.000.000đ, mua của ngân hàng X phát hành theo mệnh
giá ngày 1/6/N-1, kỳ hạn 9 tháng, lãi suất 0,7%/tháng, lãnh lãi khi đáo hạn (nắm giữ đến đáo
hạn);
+ 1 tờ trái phiếu kho bạc, kỳ hạn 2 năm, ngày đáo hạn 15/3/N, lãi suất 9%/Năm, lãnh lãi
trước, mệnh giá 50.000.000đ, mua lại ngày 10/1/N với giá thanh toán 49.000.000đ (nắm giữ
đến đáo hạn);
+ 5000 cổ phiếu công ty K, mệnh giá mỗi cổ phiếu 10.000đ, mua trực tiếp của công ty K
phát hành ngày 1/3/N-1 với giá phát hành bằng mệnh giá (nhằm mục đích thương mại) ;
+ 10 tờ trái phiếu công ty Y, kỳ hạn 2 năm, ngày đáo hạn 20/3/N+1, lãi suất 0,8%/tháng,
lãnh lãi định kỳ hàng tháng, mệnh giá mỗi tờ 10.000.000đ, do khách hàng trả nợ ngày
1/5/N-1 với tổng giá thanh toán 99.500.000đ (nắm giữ đến đáo hạn);
+ 20 tờ trái phiếu công ty T, kỳ hạn 5 năm, ngày đáo hạn 31/3/N+4, lãi suất 10%/Năm,
lãnh lãi khi đáo hạn, mệnh giá mỗi tờ 10.000.000đ, mua trực tiếp của công ty T phát
hành với tổng giá phát hành 199.000.000đ (nắm giữ đến đáo hạn);
+ 170.000 cổ phiếu công ty H, mệnh giá mỗi cổ phiếu 10.000đ, mua trực tiếp của công ty
H phát hành ngày 1/10/N-1 với giá phát hành mỗi cổ phiếu 12.000đ, tổng số vốn góp
của công ty M chiếm 34% tổng số vốn đầu tư của chủ sở hữu của công ty H;
+ 540.000 cổ phiếu công ty L, mệnh giá mỗi cổ phiếu 10.000đ, chiếm 60% tổng số vốn
dầu tư của chủ sở hữu của công ty L, mua lại với tổng giá thanh toán là 8.700.000.000đ.
Yêu cầu: Căn cứ tình hình trên, hãy xác định số dư đầu tháng 3 của các TK "Đầu tư tài
chính" và chi tiết có liên quan. Biết tỷ lệ quyền biểu quyết được xác định băng tỷ lệ vốn
góp.
Bài 6. Công ty TNHH Sửa Miền Bắc trong năm tài chính 201X có các hoạt động đầu tư
chứng
khoán như sau:
1. Tháng 1/201X, Công ty mua 10.000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Nhà Sài Gòn (NSG),
giá mua là 80.000đ/cố phiếu, dự kiến bán trong 6 tháng tới. Công ty thanh toán bằng chuyển
khoản qua ngân hàng.
2. Tháng 3/201X, Công ty mua 50 trái phiếu có kỳ hạn 10 tháng của Công ty Cổ phần Sách
Hà Nội (dự định nắm giữ đến đáo hạn), giá mua bằng mệnh giá 20.000.000đ/trái phiếu. Lãi
suất trái phiếu là 12%/năm, 5 tháng trả lãi một lần. Công ty thanh toán toàn bộ tiền mua trái
phiếu bằng chuyển khoản.
3. Tháng 6/201X, khi thị trường chứng khoán đang tăng giá, Công ty đã bán toàn bộ số cổ
phiếu của Công ty Cổ phần Nhà Sài Gòn với giá bán là 100.000đ/cổ phiếu. Tiền được thanh
toán qua ngân hàng.
4. Tháng 8/201X, Công ty nhận lãi mua trái phiếu lần 1 do Công ty Cổ phần Sách Hà Nội
thanh toán qua ngân hàng.
5. Tháng 10/201X, do cần vốn nên Công ty đã bán 30 trái phiếu của Công ty Cổ phần Sách
Hà Nội với giá bán là 19.000.000đ/trái phiếu. Tiền bán được người mua chuyển khoản qua
ngân hàng.
Yêu cầu: Hạch toán và ghi số các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đầu tư tài chính cua
Công ty TNHH Sữa Miền Bắc năm 201X?
Bài 7. Trong năm 201X, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dưng Hà Nội có các hoạt động
đầu tài chính dài hạn như sau:
1. Ngày 1/7/201X ký hợp đồng mua 2.000 trái phiếu kỳ hạn 5 năm của Công ty Cổ phần
Đầu tư hạ tầng kỹ thuật với giá muạ.bằng mệnh giá. Mệnh giá trái phiếu là 1.000.000đ/trái
phiếu, thời hạn trái phiếu là 36 tháng, lãi suất trái phiếu 10%/năm. Lãi trái phiếu được thanh
toán theo quý, tại thời điểm cuối quý. Các giao dịch đều được thanh toán qua ngân hàng.
2. Ngày 31/8/201X, Công ty bán 1.000 trái phiếu đang nắm giữ của Công ty Cổ phần Đấu tư
Hạ tầng kỹ thuật, với mức giá 950.000đ/trái phiếu. Công ty nhận tiền thanh toán qua ngân
hàng.
3. Ngày 5/9/201X, Công ty ký hợp đồng góp vốn bằng tài sản cố định hữu hình vào Công ty
Cổ phần Công nghệ mới Miền Bắc, tài sản góp vốn có nguyên giá 1.500.000.000đ, khấu hao
lũy kế 500.000.000đ. Giá trị tài sản được đánh giá tại thời điểm góp vốn là 800.000.000đ
(giá trị góp vốn nhỏ hơn 20% quyền biểu quyết và không có quyền đồng kiểm soát).
4. Ngày 30/12/201X, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Nội nhận được thông báo từ
Công ty Cổ phần Công nghệ mới Miền Bắc về lợi nhuận được chia là 100.000.000đ: Công
ty quyết định bố sung vốn đầu tư từ khoản lợi nhuận được chia này.
5. Ngày 31/12/201X, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Nội quyết định tăng thêm
vốn góp 2.000.000.000đ vào Công ty Cổ phần Công nghệ mới Miền Bắc bằng tiền gửi ngân
hàng để trở thành bên góp vốn có quyền đồng kiểm soát.
Yêu cầu: Hạch toán và ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến đầu tư tài chính của
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Hà Nội năm 201X?
CHƯƠNG 4. KẾ TOÁN BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ
Ví dụ 1.
 Mua 1 căn hộ để đưa vào cho thuê hoạt động với giá mua 10.000.000.000đ, thuế
GTGT 10% đã thanh toán bằng chuyển khoản, lệ phí trước bạ chi bằng tiền mặt
20.000.000đ.
 Mua 1 căn nhà để bán trong kỳ với giá mua 500.000.000đ, thuế GTGT 10% đã thanh
toán bằng chuyển khoản, chi phí môi giới chi bằng tiền mặt 5.000.000đ.
Ví dụ 2.
 Ngày 12/5 Cty ký hợp đồng mua 1 căn hộ với mục đích cho thuê hoạt động, thanh
toán theo phương thức trả góp 2 năm, giá mua 12.040.000.000đ chưa thuế (Hóa đơn
phản ánh giá mua trả ngay chưa thuế là 11.500.000.000đ,VAT 10%), lệ phí trước bạ
chi bằng TM 25.000.000đ.
Ví dụ 3.
 Ngày 20/5 Cty mua 1 lô đất với giá 840.000.000đ, thanh toán bằng CK, chi phí san
lấp phải trả Cty xây dựng Z là 55.000.000đ, trong đó VAT 10%. Qua tháng sau Cty
nhận bàn giao công trình san lấp hoàn thành. Doanh nghiệp đã ký hợp đồng cho thuê
5 năm.
Ví dụ 4.
 Ngày 02/6 Cty quyết định đưa toà nhà làm văn phòng để cho thuê hoạt động trong 5
năm, TSCĐ này có nguyên giá 3.500.000.000đ, trong đó giá trị quyền sử dụng đất
1.500.000.000đ. Đã khấu hao 300.000.000đ.
Ví dụ 5.
 Ngày 02/8 Cty quyết định chuyển căn hộ đang rao bán sang cho thuê, căn hộ có giá
trị 1.500.000.000đ.
Bài 1.
1- Baùn 1 toaø nhaø ñang cho thueâ hoaït ñoäng coù NG 6 tyû, ñaõ hao moøn 800tr,
giaù baùn 7tyû, thueá GTGT 10%, thu baèng TGNH, thueá chuyeån quyeàn söû duïng
ñaát 300tr noäp baèng TGNH.
2- Rao baùn 1 toaø nhaø ñang cho thueâ hoaït ñoäng coù NG 8 tyû, ñaõ
hao moøn 600tr, giaù baùn 9tyû, thueá GTGT 10%. Chi phí caûi taïo,
söûa chöõa toøa nhaø 55tr, trong ñoù thueá 5tr, coâng vieäc söûa chöõa ñaõ
hoaøn taát. Toaø nhaø vaãn chöa baùn ñöôïc.
1 thaùng sau, toøa nhaø ñaõ baùn ñöôïc, CP ñaêng baùo q/caùo 2,2tr
(trong ñoù thueá VAT 10%)
Bài 2. Cty Hoàng Gia tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính khấu hao theo
phương pháp đường thẳng, kỳ kế toán theo quý. Trong quý 2 phát sinh các nghiệp vụ:
1. Ngày 1/4 chuyển đổi mục đích sử dụng 1 cửa hàng của công ty sang mục đích cho
thuê hoạt động. Nguyên giá 4,8 tỷ, hao mòn 1 tỷ, thời gian sử dụng hữu ích 20 năm.
2. Ngày 10/4 Cty ký hợp đồng sửa chữa cửa hàng trên với Cty M, tổng giá trị hợp đồng
165 triệu (gồm VAT 10%). Cty ứng trước cho M 50 triệu bằng CK.
3. Ngày 15/5 Cty M hoàn thành việc sửa chữa, được thanh toán số tiền còn lại bằng CK.
Cty Hoàng Gia dự kiến phân bổ dần chi phí sửa chữa trong thời gian cho thuê.
4. Ngày 1/6 Ký hợp đồng cho Cty P thuê hoạt động cửa hàng trên trong thời gian 2
năm, giá cho thuê chưa thuế 30 triệu/tháng, thuế GTGT 10%. Cty P đã trả trước tiền
thuê 3 tháng (tháng 6,7,8) và tiền ký cược 30 triệu bằng CK. Công ty đã xuất hóa đơn
GTGT tiền thuê nhà cho Cty P.
5. Ngày 30/6 trích khấu hao cửa hàng và phân bổ chi phí sửa chữa cho quý 2.
Bài 3. Cty MH tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trích khấu hao theo phương
pháp đường thẳng, kỳ kế toán là năm kết thúc 31/12 (không lập báo cáo giữa niên độ).
Trong năm N có tài liệu sau:
1. Ngày 10/2 mua 1 tòa nhà A (chưa xác định mục đích sử dụng), theo HĐ GTGT có giá
mua chưa thuế 12 tỷ (trong đó giá trị QSD đất là 5 tỷ), VAT 10%, chưa thanh toán. Lệ
phí trước bạ 10 triệu đã nộp bằng TM.
2. Ngày 1/3, cho Cty E thuê tòa nhà A trong 3 năm với giá thuê 1 tháng chưa thuế 200
triệu, VAT 10%. Cty E đã CK thanh toán tiền thuê 12 tháng.
3. Ngày 18/3, mua 1 miếng đất để xây dựng văn phòng cho thuê với giá 9,3 tỷ, đã thanh
toán bằng CK. Chi phí môi giới bằng TM 20 triệu. Ngày 1/6 công trình nhà văn phòng
hoàn thành với chi phí xây dựng phải trả 10 tỷ, chưa gồm VAT 10%. Cty đã cho thuê
ngay văn phòng này với giá chưa thuế 400 triệu/tháng, VAT 10%, đã nhận GBC tiền
thuê 3 tháng. Thời gian khấu hao căn nhà 20 năm.
4. Ngày 1/9, bán văn phòng cho thuê trên với giá bán chưa thuế 20tỷ (trong đó QSD đất
9,3 tỷ), VAT 10%, đã được thanh toán 50% bằng CK. Cty đã nộp thuế chuyển quyền sử
dụng đất 20 triệu bằng TM.
5. Ngày 30/9, Cty chuyển 1 nhà văn phòng của mình cho Cty M thuê trong 12 tháng, giá
thuê chưa thuế 300 triệu/tháng, VAT 10%. TSCĐ này có NG 5 tỷ (trong đó QSD đất 2,2
tỷ) đã khấu hao đến thời điểm chuyển 1,2 tỷ. Chi phí sửa chữa trước khi cho thuê phải
trả cho Cty xây dựng 69 là 55 triệu, trong đó VAT 10%. Chi phí này được phân bổ dần
trong thời gian cho thuê. Cty đã nhận được GBC tiền cho thuê 3 tháng.
6. Ngày 28/10 Cty chuyển cao ốc MT đang cho Cty S thuê để bán, BĐS này có NG 8 tỷ,
đã khấu hao 2,3 tỷ. Chi phí sửa chữa trước khi bán 50 triệu đã chi bằng TM.
7. Ngày 15/12, hoàn tất việc chuyển nhượng cao ốc MT với giá bán chưa thuế 20 tỷ,
VAT 10%, đã thu bằng CK 50%.
8. Ngày 30/12, trích khấu hao BĐS đầu tư năm N: 1,9 tỷ.
Yêu cầu: Định khoản; Xác định Nguyên giá, giá trị còn lại BĐS ĐT cuối năm N, cho
biết số dư đầu năm TK 217: 50 tỷ, TK 2147: 6 tỷ; xác định KQKD của Cty.
Bài 4.
Công ty cổ phần Phương Nam tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính khấu
hao theo phương pháp đường thẳng, có tài liệu sau:
1. Mua trả góp 1 mảnh đất để xây dựng văn phòng cho thuê hoạt động, thời gian trả góp
3 năm, giá mua trả góp 2.500.000.000đ, giá mua trả ngay 2.000.000.000đ. Chi phí
môi giới 20.000.000đ đã thanh toán bằng chuyển khoản. Công ty đã thanh toán tiền
mua trả góp tháng đầu tiên bằng tiền mặt.
2. Tiến hành XDCB mảnh đất trên. Chi phí XDCB phải trả cho nhà thầu theo hóa đơn
chưa thuế 500.000.000đ, VAT 10%. Công trình văn phòng đã hoàn thành đưa vào
cho thuê. Công ty đã thanh toán đủ cho bên nhận thầu bằng chuyển khoản. Giá cho
thuê mỗi tháng chưa thuế 20.000 USD, VAT 10%. Công ty đã nhận tiền thuê tháng
đầu tiên bằng chuyển khoản VND. Tỷ giá giao dịch thực tế 23.100 VND/USD.
3. Công ty chuyển một nhà cho thuê làm cửa hàng của công ty, nguyên giá
800.000.000đ (trong đó giá trị QSD đất 300.000.000đ), đã khấu hao tính đến thời
điểm chuyển 200.000.000đ. Chi phí sửa chữa trước khi sử dụng 4.400.000đ, gồm
VAT 10% trả bằng tiền mặt. Chi phí sửa chữa được tính hết vào chi phí đối tượng sử
dụng liên quan trong kỳ.
4. Công ty chuyển một cao ốc đang cho thuê để rao bán với giá bán chưa thuế
20.000.000.000đ (trong đó giá trị QSD đất 8.000.000.000đ), VAT 10%. Công ty đã
nhận được khoản thanh toán trước của bên mua bằng tiền mặt 100.000.000đ.
5. Cao ốc nói trên đã hoàn thành thủ tục chuyển nhượng, công ty đã nhận đủ tiền của
bên mua bằng chuyển khoản. Biết rằng nguyên giá của BDS 25.000.000.000đ, đã
khấu hao tính đến thời điểm chuyển nhượng 10.000.000.000đ.
Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Bài 5.
Công ty M tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, kỳ kế toán tạm là tháng, có tình hình liên quan đến BDS đầu tư trong tháng
3 như sau: (đvt: 1000đ)
Số dư đầu tháng TK 217: 10.400.000 (chi tiết nhà cho thuê, trong đó giá trị QSD đất
2.000.000), TK 2147: 2.700.000
Trong tháng 3 phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Hết hạn cho thuê nhà, công ty chi tiền mặt trả lại tiền ký cược đã nhận 2 năm trước
đây (tiền ký cược là 80.000) sau khi trừ tiền cho thuê lần cuối (đã thanh toán tháng
trước) giá chưa thuế 40.000/tháng, VAT 10%.
2. Chi phí tân trang, sửa chữa nhà cho thuê chưa thuế là 1.200, VAT 10%, đã thanh
toán bằng tiền tạm ứng.
3. Tiếp tục ký hợp đồng cho thuê nhà, thời hạn 2 năm với giá cho thuê chưa thuế
50.000/tháng, VAT 10%. Nhận tiền ký cược bằng chuyển khoản 100.000. Đồng thời
nhận tiền thuê nhà 3 tháng (tháng này và 2 tháng sau) theo hợp đồng bằng TGNH.
4. Chuyển khoản thanh toán tiền mua 1 mảnh đất với giá 100 lượng vàng SJC, giá tính
chuyển đổi 55.500/lượng. Thủ tục phí thanh toán bằng tiền mặt 500. Công ty dự kiến
sẽ bán mảnh đất này vào quý sau.
5. Cuối tháng, chuyển 1 nhà kho có nguyên giá 3.000.000 (trong đó giá trị QSD đất
1.000.000) sang mục đích cho thuê. Cho biết khấu hao lũy kế tính đến thời điểm
chuyển là 500.000.
6. Trích khấu hao nhà cho thuê (nghiệp vụ 3) tháng này, cho biết BDS này có thời gian
khấu hao 20 năm.
Yêu cầu:
a. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh;
b. Xác định KQKD hoạt động cho thuê nhà trong tháng 3;
c. Trình bày chỉ tiêu BDS đầu tư trên bảng cân đối kế toán quý I của công ty.
CHƯƠNG 5. KẾ TOÁN THUÊ TÀI SẢN
Ví duï 1.
1. Coâng ty X thueâ moät maùy Projector củ a Cty Y trò giaù 24.000.000ñ (giá trị ghi sổ
củ a Y), söû duïng 2 thaùng ôû boä phaän QLDN, tieàn thueâ traû hàng tháng baèng tieàn
maët laø 3.300.000ñ, trong ñoù thueá GTGT 10%. Cty đã trả tiề n thuê tháng đầ u tiên.
2. Cty tư vấn – xây dựng A thuê 1 xe lu của Cty B phục vụ thi công, thời gian 3 tháng.
Tiền thuê 1 tháng chưa thuế 5.000.000đ, thuế GTGT 10%. Cty A đã CK thanh toán 1 lần
tiền thuê của 3 tháng.
Ví dụ2.
1. Ghi các bút toán ở Cty Y với nghiệp vụ cho thuê ở VD1. Cho biết máy
Projector là tài sản Y dùng với mục đích cho thuê, thời gian sử dụng mỗi máy
theo ước tính là 1 năm.
2. Ghi các bút toán ở Cty B ở VD 1. Cho biết nguyên giá TSCĐ là
240.000.000đ, thời gian sử dụng 5 năm.
Ví duï 3: Cty A noäp thueá GTGT theo phöông phaùp khaáu tröø thueá, thueâ taøi chính
moät TSCÑ (duøng ôû phaân xöôûng saûn xuaát) vaøo ñaàu naêm N; thôøi gian thueâ 5
naêm, tieàn thueâ traû vaøo cuoái moãi naêm 50.000.000ñ; giaù trò coøn laïi ñaûm baûo
thanh toaùn ghi trong hợp đồng là 10.000.000ñ. Laõi suaát theo naêm ghi trong hôïp ñoàng
thueâ taøi saûn laø 10%. Giaù trò hôïp lyù cuûa taøi saûn thueâ (theo giá mua TSCĐ của
bên cho thuê) laø 200.000.000ñ. Soá thueá GTGT maø beân cho thueâ ñaõ traû khi mua taøi
saûn naøy laø 20.000.000ñ, ñöôïc beân thueâ traû trong thôøi gian thueâ, moãi naêm
4.000.000ñ.
Ví dụ 4. Các thông tin chi tiết liên quan đến việc thuê tài chính TSCĐ ở ví dụ 3 theo trình tự
thời gian như sau:
1. Các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính (thủ tục, giấy tờ,
liên lạc…) trước khi nhận tài sản đã chi bằng tiền mặt 1.500.000đ.
2. Chuyển khoản ký quỹ đảm bảo việc thuê 50.000.000đ.
3. Tiếp nhận TSCĐ thuê tài chính từ bên cho thuê, chi phí vận chuyển tài sản đã trả
bằng tiền mặt 252.000đ.
4. Cuối năm N, nhận được hóa đơn của bên cho thuê: tiền thuê 50.000.000đ, tiền thuế
GTGT 4.000.000đ. Cty A đã thanh toán bằng chuyển khoản.
5. Trích khấu hao TSCĐ thuê tài chính cho năm N.
6. Cuối thời hạn thuê (cuối năm N+4), Cty A trả lại TSCĐ thuê tài chính cho bên cho
thuê và nhận lại tiền ký quỹ bằng CK.
7. Giả sử: Cuối năm N+4, Cty A mua lại TSCĐ thuê tài chính với giá 11.000.000đ (gồm
VAT 10%), đã thanh toán bằng tiền ký quỹ, số tiền ký quỹ còn lại đã nhận bằng CK.
Thời gian sử dụng ước tính của tài sản này là 6 năm.

Bài 1. Doanh nghiệp Quang Minh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, có
tình hình về TSCĐ đi thuê tháng 01/N như sau:
1. Ngày 20/01 nhận 1 máy phát điện thuê ngoài để dùng tại phân xưởng sản xuất, có NG
30.000.000trđ, HMLK 5.000.000đ. Thời hạn thuê 3 tháng, đã thanh toán toàn bộ tiền
thuê 9.000.000đ/3tháng (chưa VAT10%) bằng chuyển khoản.
2. Ngày 30/01 chi tiền mặt trả tiền thuê cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm tháng 01:
4.400.000đ (gồm VAT 10%).
3. Ngày 31/01 hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trả lại xe tải phục vụ bán hàng cho bên
cho thuê, giá trị TS theo hợp đồng là 150.000.000đ và phân bổ số tiền thuê tháng này là
3.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên. Biết Cty có kỳ kế toán theo tháng.
Bài 2. Cty M nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, có tình hình TSCĐ cho
thuê và đi thuê hoạt động như sau:
1. Cty đi thuê hoạt động một TSCĐ ở công ty D về dùng ở bộ phận quản lý doanh
nghiệp. Trị giá TSCĐ này theo hợp đồng là 100.000.000đ. Theo hợp đồng thuê:
Thời gian thuê : 1 năm
Tiền thuê 18.000.000đ (chưa VAT 10%) được thanh toán làm 2 kỳ - kỳ 1: 50% khi nhận
TSCĐ, kỳ 2: 50% còn lại vào tháng thuê thứ 7.
Doanh nghiệp đã nhận TSCĐ và thanh toán tiền thuê kỳ 1 bằng TGNH. Kế toán phân bổ
tiền thuê vào chi phí liên quan của tháng này.
2. Doanh nghiệp trả lại một TSCĐ hữu hình thuê hoạt động dùng ở phân xưởng sản xuất.
Trị giá tài sản cố định này theo hợp đồng là 80.000.000đ. Kế toán phân bổ tiền thuê vào
chi phí của đối tượng liên quan tháng này 2.000.000đ.
3. Đầu quý, Công ty ký hợp đồng cho thuê 2 năm một xe vận tải, NG 170.400.000đ, tỷ lệ
hao mòn 18%. Thu tiền thuê cuối mỗi quý; giá dịch vụ cho thuê chưa tính VAT 10% là
2.000.000đ/tháng.
4. Cuối quý thứ nhất, Cty nhận tiền cho thuê xe bằng CK.
YC: Định khoản các NV phát sinh trên, biết Cty có kỳ kế toán theo tháng.
Bài 3. Cty T tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, thuê tài chính 1 TBSX vào ngày 2/1/N,
thời gian thuê là 5 năm, tiền thuê trả vào cuối mỗi năm 40 triệu, giá trị còn lại đảm bảo
thanh toán 8 triệu. Lãi suất theo năm ghi trong hợp đồng 10% dư nợ gốc. Giá trị hợp lý
của tài sản thuê là 160 triệu. Thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua tài sản này là
15 triệu, được Cty T trả trong thời gian thuê, mỗi năm 3 triệu. Cty T xác định giá trị hiện
tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 156,6 triệu. Các nghiệp vụ liên quan đến
việc tiếp nhận và sử dụng tài sản thuê tại Cty T như sau:
1. Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê trước khi nhận tài sản đã chi bằng
tiền mặt 1,2triệu.
2. Chuyển khoản ký quỹ đảm bảo việc thuê 40triệu.
3. Tiếp nhận tài sản thuê tài chính.
4. Cuối năm N: nhận được hóa đơn của bên cho thuê, Cty T đã CK thanh toán tiền thuê
và tiền thuế GTGT.
Yêu cầu: Lập bảng tính nợ gốc và lãi vay hằng năm. Định khoản các nghiệp vụ phát sinh
trên. Trình bày thông tin về nợ gốc thuê TC trên BCĐKT các năm.
CHƯƠNG 6. KẾ TOÁN PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU, CỔ PHIẾU QUỸ

Ví dụ 1. Tháng 1/N Cty cổ phần X (kỳ kế toán theo năm, không lập BCTC giữa niên độ)
phát hành 600.000 trái phiếu thường (bổ sung vốn kinh doanh) đã thu bằng CK. Mệnh
giá 100.000đ/tp, kỳ hạn 5 năm, lãi suất danh nghĩa ghi trên TP 10%/năm, trả lãi định kỳ
cuối mỗi năm (bằng CK). Giá phát hành bằng mệnh giá. Chi phí cho đại lý phát hành đã
chi bằng tiền mặt 0,2% mệnh giá, được phân bổ theo phương pháp đường thẳng.
Ví dụ 2. Tháng 1/N Cty cổ phần Y (kỳ kế toán 6 tháng, kết thúc 30/6 và 31/12 hàng
năm) phát hành 50.000 trái phiếu thường dùng cho hoạt động xây dựng nhà xưởng (đủ
điều kiện vốn hóa) đã thu bằng CK. Mệnh giá 100.000đ/tp, kỳ hạn 2 năm, lãi suất ghi
trên TP 3%/6 tháng, trả lãi định kỳ 2 lần/năm bằng tiền mặt vào ngày 30/6 và 31/12. Giá
phát hành thông qua đấu thầu là 4.828,5 triệu đồng. Chi phí cho đơn vị tổ chức đấu thầu
phát hành TP là 0,2% mệnh giá, đã trả bằng tiền mặt. Chi phí phát hành và chiết khấu TP
được phân bổ theo phương pháp đường thẳng.
Ví dụ 3. Ghi các bút toán cần thiết ở ví dụ 2 trong trường hợp giá phát hành qua đấu thầu là
5.104,04 triệu đồng.
Ví dụ 4. Tại một DN có tình hình phát hành trái phiếu như sau (đvt: 1.000.000đ)
1.Ngày 03/01/N DN phát hành TP A số lượng 5000TP, mệnh giá 1, phát hành theo mệnh
giá. Đã thu bằng chuyển khoản, kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9%/năm.
2. Ngày 10/01/N DN phát hành TP B loại chiết khấu, số lượng 3000TP, mệnh giá 1 đã thu
chuyển khoản với giá phát hành 0,98, lãi suất 9%/năm.
3. Ngày 15/01/N DN phát hành TP C loại phụ trội, số lượng 4000TP, mệnh giá 1, với giá
phát hành 1,01, đã thu bằng chuyển khoản, lãi suất 9%/năm.
4. Vào cuối các năm N, N+1, N+2, N+3 kế toán lập phiếu trích trước lãi phải trả của TP:
- TP A tính vào giá trị sản phẩm;
- TP B tính vào chi phí tài chính;
- TP C được hoá vốn tính vào công trình xây dựng.
5. Cuối các năm N, N+1, N+2, N+3 kế toán phân bổ chiết khấu và phụ trội trái phiếu vào
các đối tượng sử dụng TP B và C.
6. Cuối năm N+4, DN chuyển khoản thanh toán toàn bộ tiền lãi và tiền gốc của TP
A,B,C.
7. Phân bổ chiết khấu và phụ trội cho năm cuối cùng.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Ví dụ 5.
1. Ngày 31/12/N-1 Cty phát hành 1.000 trái phiếu thường, giá phát hành bằng mệnh
giá 1.000.000đ/tp, đã thu bằng TM, kỳ hạn 5 năm – đáo hạn 31/12/N+4, lãi suất
7,5%/năm, trả trước ngay khi phát hành. Chi phí phát hành TP 0,2% giá phát
hành đã thanh toán bằng CK (không phân bổ chi phí phát hành do chi phí nhỏ).
Lãi TP không đủ điều kiện vốn hóa. Cty không lập BCTC giữa niên độ.
2. Ngày 31/12/N, 31/12 các năm N+1, N+2, N+3, N+4 phân bổ lãi TP.
3. Ngày 31/12/N+4, chi tiền mặt thanh toán nợ gốc.
Ví dụ 6.
1. Ngày 10/1/N Cty Thái Sơn thông qua hình thức đấu giá đã phát hành 2.000.000 cp
phổ thông, mệnh giá 10.000đ/cp với giá phát hành bằng mệnh giá, đã nhận GBC của
ngân hàng.
2. Hạch toán lại trong trường hợp giá phát hành là 15.000đ/cp.
3. Ngày 10/3/N+1, Cty Thái Sơn thông qua đại hội đồng cổ đông chia cổ tức bằng hình
thức phát hành thêm cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000đ/cp, giá phát hành
14.000đ/cp. Tỷ lệ phát hành thêm, 5 cp sở hữu: 1 cổ phiếu cổ tức.
4. Ngày 10/6/N+1, Cty Thái Sơn thông qua đại hội cổ đông bất thường quyết định mua
lại 200.000 cp phổ thông để hủy bỏ, giá mua lại 13.000đ/cp, đã thanh toán bằng CK.
5. Hạch toán lại trong trường hợp giá mua lại là 9.000đ/cp.
Ví dụ 7. Cty cổ phần Thái Sơn có tình hình cổ phiếu quỹ như sau:
1. Ngày 10/12/N+1 Cty cổ phần Thái Sơn thông qua Đại hội đồng cổ đông bất thường
quyết định mua lại 100.000cp làm cổ phiếu quỹ, giá khớp lệnh 12.000đ/cp (mệnh giá
10.000đ/cp). Lệ phí giao dịch 0,5% giá khớp lệnh. Đã thanh toán toàn bộ bằng CK.
2. Ngày 5/1/N+2, HĐQT Cty Thái Sơn quyết định mua lại 20.000 cp của 1 số nhân viên
trong Cty với giá mua lại 13.980đ/cp, đã thanh toán bằng TM.
3. Ngày 15/2/N+2, HĐQT Cty quyết định hủy 50.000 cổ phiếu quỹ (giá xuất CP quỹ
tính theo pp bình quân gia quyền di động).
4. Ngày 8/3/N+2 Cty tái phát hành 20.000 CP quỹ, giá khớp lệnh 16.000đ/cp, lệ phí
giao dịch 0,5% giá khớp lệnh. Cty đã được thanh toán bằng CK sau khi trừ phí giao
dịch.
5. Ngày 8/3/N+3 Cty dùng 30.000 CP quỹ để chia cổ tức cho cổ đông, giá thị trường
của CP Cty là 15.000đ/cp.
Yêu cầu: Định khoản; mở TK chữ T các TK 4111, 4112, 419 và trình bày thông tin trên
BCĐKT ngày 31/12/N+3
Ví dụ 8. Cty cổ phần Nam Hải tính thuế GTGT theo pp khấu trừ, kỳ kế toán theo tháng,
có tình hình tháng 12/N như sau:
Số dư đầu tháng: TK 419: 340 triệu (20.000 cp); TK 421 (dư Có): 1.700 triệu; TK 441:
280 triệu; TK 4111: 10.000 triệu (1.000.000 cp phổ thông mệnh giá 10.000đ/cp); TK
4112 (dư Có): 80 triệu; TK 414: 80 triệu.
Các nghiệp vụ phát sinh:
1. Mua 80.000 cp làm cổ phiếu quỹ, giá mua 18.000đ/cp, chi phí giao dịch 0,4% giá
mua. Tất cả đã thanh toán bằng TGNH.
2. Tái phát hành cp quỹ để chia lãi cho cổ dông theo cơ chế: sở hữu 20 cổ phiếu: 1 cp
cổ tức, giá phát hành 17.000đ/cp.
3. Trích qũy đầu tư phát triển 200 triệu từ lợi nhuận.
4. Phát hành thêm cp phổ thông để tăng vốn, số lượng 2.000.000 cp, mệnh giá
10.000đ/cp. Giá phát hành 17.000đ/cp, đã thu bằng CK. Chi phí bảo lãnh phát hành trả
cho Cty chứng khoán 0,3% giá phát hành, đã trả bằng CK.
5. Dùng vốn ĐT XDCB mua TSCĐHH sử dụng ở bộ phận bán hàng giá 100 triệu, VAT
10%. TS đã đưa vào sử dụng.
6. Tái phát hành 20.000cp quỹ, giá bán 19.000đ/cp, chi phí giao dịch 0,4% giá phát
hành. Tất cả đã thanh toán bằng CK.
7. Xuất 10.000 cp quỹ để hủy bỏ.
Yêu cầu: Định khoản; trình bày các chỉ tiêu VCSH và xác định giá trị VCSH của Cty
ngày 31/12/N.
CHƯƠNG 7. KẾ TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG
Ví dụ 1. Công ty cổ phần Đại Dương mua 1 lô hàng điện thoại di động Xphone với giá
200 triệu đồng vào ngày 12/1/N. Ngày 31/12/N, lô hàng này vẫn chưa bán được vì
không còn phù hợp với thị hiếu khách hàng. Ông Hòa, giám đốc, dự kiến sẽ thanh lý lô
hàng vào đầu năm sau cho các cửa hàng chuyên bán hàng giảm giá và chấp nhận lỗ 20%
so với giá mua.
Câu hỏi:
a. Năm N+1, sự kiện “bán lỗ” lô hàng Xphone sẽ xảy ra với khả năng cao hay thấp?
b. Nếu xảy ra, thì Đại Dương sẽ phát sinh khoản lỗ bao nhiêu cho năm N+1?
c. Kế toán có những cách xử lý như thế nào khi nhìn thấy viễn cảnh này?
Ví dụ 2. Lấy thông tin của ví dụ 1: năm N+1 Cty đã bán được lô hàng này với giá như
dự kiến.
Trường hợp 1: năm N+1, Cty không mua thêm hàng hóa khác;
Trường hợp 2: năm N+1, Cty mua tiếp 1 lô hàng điện thoại Yphone giá 1 tỷ đồng.
Trong năm N+1, Cty đã bán được ¼ lô hàng. Cty dự kiến sẽ phải bán với giá thấp hơn
20% giá mua vào thì mới thanh lý hết đt Yphone tồn kho vào năm sau.
Yêu cầu: Tính toán, thực hiện các bút toán dự phòng giảm giá HTK, và trình bày thông
tin về HTK trên BCĐKT tại thời điểm 31/12/N và 31/12/N+1 (Cty không lập BCTC
giữa niên độ). Cho biết số dư đầu năm N của TK 2294 là 0.
Ví dụ 3. Công ty TNHH Smax là đơn vị sản xuất, kinh doanh loa nghe nhạc. Sản phẩm
của công ty được bảo hành 1 năm. Năm N, Công ty bán được 50.000 đơn vị sản phẩm.
Theo ước tính của Cty, trong năm N+1 tỷ lệ sản phẩm phải bảo hành của Smax là 2%.
Chi phí bảo hành mỗi đơn vị sản phẩm trung bình là 150.000 đồng.
Ví dụ 4. Lấy lại ví dụ về Smax, trong năm N+1, chi phí bảo hành thực tế phát sinh ở bộ
phận bảo hành là 123.000.000đ: trong đó, linh kiện xuất kho thay thế: 65.000.000đ;
lương nhân viên bảo hành: 45.000.000đ; còn lại là chi phí đã thanh toán bằng tiền mặt.
Trong năm N+1, do bán được nhiều sản phẩm hơn nên Cty ước tính chi phí bảo hành
phát sinh năm N+2 tăng lên 200.000.000đ.
Yêu cầu: Thực hiện các bút toán liên quan đến việc bảo hành và dự phòng bảo hành sản
phẩm cho năm N, N+1. Cho biết các chi phí phát sinh ở bộ phận bảo hành được đều hạch
toán tập trung ở phòng kế toán Cty. Số dư đầu năm N của TK 3521 là 0.

You might also like