Bai2 ThiTruongQuyenChon PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 77

SẢN PHẨM PHÁI SINH

Hợp đồng Quyền chọn (Options)


Nội dung trình bày
Cấu trúc thị trường quyền chọn
Quyền chọn mua và quyền chọn bán
Thị trường quyền chọn
Cơ chế giao dịch quyền chọn trên sàn giao dịch tập
trung
Các nguyên lý định giá quyền chọn
Giá cả và giá trị của quyền chọn
Giá trị nội tại và giá trị thời gian của quyền chọn
Các yếu tố tác động đến giá trị thời gian của quyền
chọn
Đường giới hạn dưới của quyền chọn
Ngang giá quyền chọn mua – quyền chọn bán
Mô hình định giá quyền chọn
Mô hình nhị phân
Mô hình Black – Scholes
CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG QUYỀN CHỌN
Sự hình thành và phát triển TT quyền chọn

Đầu thập niên 1900, một nhóm các công ty gọi là Hiệp
hội các Nhà môi giới và Kinh doanh quyền chọn mua và
quyền chọn bán đã thành lập thị trường các quyền chọn.
Có tính chất là một thị trường OTC nên tồn tại nhiều
khuyết điểm.

§ Không có tính thanh khoản


§ Rủi ro tín dụng rất cao
§ Phí giao dịch lớn
Sự hình thành và phát triển TT quyền chọn

§ Năm 1973, CBOT cho ra đời Sàn giao dịch quyền chọn tập
trung, gọi là CBOE.
§ Giao dịch quyền chọn mua vào ngày 26/4/1973. Các hợp
đồng quyền chọn bán đầu tiên được đưa vào giao dịch trong
tháng 6/1977.
§ CBOE đã bổ sung một trung tâm thanh toán đảm bảo cho
người mua rằng người bán sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
theo hợp đồng. Vì vậy, người mua quyền chọn không còn
phải lo lắng về rủi ro tín dụng của người bán. Điều này khiến
quyền chọn trở nên hấp dẫn hơn đối với công chúng.
Các thuật ngữ cơ bản của quyền chọn

§ Một hợp đồng quyền chọn để mua một tài sản gọi là
quyền chọn mua.
§ Một hợp đồng quyền chọn để bán một tài sản là một
quyền chọn bán.
§ Mức giá cố định mà người mua hợp đồng quyền chọn
có thể mua hoặc bán tài sản gọi là giá thực hiện.
§ Quyền mua hoặc bán tài sản ở mức giá cố định chỉ
tồn tại cho đến một ngày đáo hạn cụ thể.
§ Người mua quyền chọn phải trả cho người bán quyền
chọn một khoản tiền gọi là phí quyền chọn.
Các thuật ngữ cơ bản của quyền chọn

Một quyền chọn kiểu Mỹ có thể được thực hiện vào bất
kỳ ngày nào cho đến ngày đáo hạn.
Quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ có thể được thực hiện
vào ngày đáo hạn.
Vào ngày đáo hạn, nếu bạn thấy rằng giá cổ phiếu thấp
hơn giá thực hiện, hoặc đối với quyền chọn bán, giá cổ
phiếu cao hơn giá thực hiện, bạn để cho quyền chọn
hết hiệu lực bằng cách không làm gì cả.
Quyền chọn mua (a call)

Quyền chọn mua là một quyền chọn để mua một tài


sản ở một mức giá cố định – giá thực hiện.
Ví dụ: vào ngày 10/9/2007, cổ phiếu của Microsoft có giá
là $47,78. Một quyền chọn mua cụ thể có giá thực hiện là
$50 và có ngày đáo hạn là 10/10. Người mua quyền chọn
này nhận được quyền mua cổ phiếu vào bất cứ lúc nào
cho đến ngày 10/10 ở mức giá $50 một cổ phiếu. Vì vậy,
người bán quyền chọn đó có nghĩa vụ bán cổ phiếu ở
mức giá $50 một cổ phiếu bất cứ khi nào mà người mua
muốn cho đến ngày 10/10. Vì đặc quyền này, người mua
phải trả cho người bán một mức phí là $1,65.
Quyền chọn mua (a call)

§ Một quyền chọn mua mà giá chứng khoán cao hơn


giá thực hiện được gọi là cao giá ITM.

§ Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền


chọn mua được gọi là kiệt giá OTM.

§ Nếu giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện, quyền


chọn mua được gọi là ngang giá ATM.
Quyền chọn bán (a put)

Quyền chọn bán là một quyền chọn để bán một tài


sản, ví dụ một cổ phiếu.
Ví dụ quyền chọn bán một cổ phiếu của Microsoft vào
10/9/2007, với giá thực hiện là $50 một cổ phiếu và
ngày đáo hạn là 10/10. Quyền chọn này cho phép
người nắm giữ bán cổ phiếu ở mức giá $50 một cổ
phiếu vào bất cứ lúc nào cho đến 10/10. Cổ phiếu hiện
nay được bán với giá $47,78.
Người mua và người bán quyền chọn thương lượng
mức phí là $4,20,
Quyền chọn bán (a put)

§ Nếu giá cổ phiếu thấp hơn giá thực hiện, quyền


chọn bán được xem là cao giá ITM.

§ Nếu giá cổ phiếu cao hơn giá thực hiện, quyền chọn
bán là kiệt giá OTM.

§ Khi giá cổ phiếu bằng với giá thực hiện, quyền chọn
bán là ngang giá ATM.
Thị trường quyền chọn phi tập trung

§ Được ký kết riêng giữa các doanh nghiệp lớn, tổ chức tài
chính, và đôi khi là cả chính phủ.

§ Người mua quyền chọn hoặc là biết rõ mức độ đáng tin


cậy của người bán hoặc là tự giảm thiểu rủi ro tín dụng
bằng một số khoản bảo đảm hoặc các biện pháp nâng cao
độ tín nhiệm khác.

§ Trong thị trường phi tập trung, các quyền chọn có thể
được thiết kế dành cho nhiều công cụ hơn chứ không chỉ
cổ phiếu. Các quyền chọn có thể được dành cho trái
phiếu, lãi suất, hàng hóa, tiền tệ, và nhiều loại tài sản khác.
Thị trường quyền chọn phi tập trung

Các lợi thế

§ Các điều kiện và qui định của quyền chọn này được
thiết kế phù hợp với nhu cầu của cả hai phía.

§ Thị trường phi tập trung là thị trường tư nhân tức là


công chúng hay các nhà đầu tư khác, bao gồm cả các
đối thủ cạnh tranh không được biết về các giao dịch
đã hoàn tất.

§ Giao dịch phi tập trung về bản chất không bị kiểm


soát. Các tổ chức không tuân thủ sẽ không thể tìm
được đối tác để giao dịch.
Thị trường quyền chọn phi tập trung

Hạn chế

§ Rủi ro tín dụng tồn tại và loại trừ nhiều khách hàng
vốn không thể thiết lập độ tín nhiệm cho mình ra
khỏi thị trường này.

§ Qui mô của các giao dịch trên thị trường phi tập
trung lớn hơn khả năng của nhiều nhà đầu tư.
Thị trường quyền chọn có tổ chức

§ Sàn giao dịch có tổ chức đáp ứng việc thiếu chuẩn hóa
và thanh khoản của thị trường phi tập trung. Theo đó,
sàn giao dịch sẽ qui định cụ thể điều kiện và qui định
của hợp đồng chuẩn hóa.

§ Hình thành một thị trường thứ cấp dành cho các hợp
đồng đã được tạo lập. Điều này khiến cho quyền chọn
dễ tiếp cận hơn và hấp dẫn hơn đối với công chúng.

§ Việc cung cấp thiết bị tiện ích, qui định cụ thể các điều
lệ, qui tắc và chuẩn hóa các hợp đồng giúp các quyền
chọn có thể được mua bán như cổ phiếu.
Thị trường quyền chọn có tổ chức

Ø Điều kiện niêm yết

Ø Qui mô hợp đồng

Ø Giá thực hiện

Ø Ngày đáo hạn

Ø Hạn mức vị thế và hạn mức thực hiện


Giao dịch quyền chọn trên sàn
CÁC NGUYÊN LÝ ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
Khái niệm cơ bản và thuật ngữ

S0 = giá cổ phiếu hiện tại


X = giá thực hiện
T = thời gian cho đến khi đáo hạn.
r = lãi suất phi rủi ro.
ST = giá cổ phiếu ở thời điểm đáo hạn quyền chọn, tức là
sau khoảng thời gian T.
C(S0,T,X) = giá quyền chọn mua với giá cổ phiếu hiện tại là S0,
thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X.
P(S0,T,X) = giá quyền chọn bán với giá cổ phiếu hiện tại là S0,
thời gian cho đến lúc đáo hạn là T, giá thực hiện là X.
Khái niệm cơ bản và thuật ngữ
Thời gian cho đến lúc đáo hạn được thể hiện dưới dạng phân
số của một năm.

Ví dụ, nếu ngày hiện tại là 9/4 và ngày đáo hạn là 18/7,
chúng ta chỉ đơn giản đếm số ngày giữa hai ngày này. Ta có:

21 ngày trong tháng 4,

31 ngày tháng 5

30 ngày tháng 6

18 ngày trong tháng 7,


Tổng cộng là 100 ngày.

Vậy thời gian cho đến khi đáo hạn là 100/365 = 0,274.
Khái niệm cơ bản và thuật ngữ

Giá trị quyền chọn là gì?

Giá trị quyền chọn là những gì mà người sở hữu


quyền chọn nhận được thời điểm quyền chọn đáo
hạn hoặc tại thời điểm người sở hữu quyền chọn
thực hiện quyền chọn.

Giá trị quyền chọn bao gồm:


Giá trị nội tại (Instinct value)
Giá trị thời gian (Time value)
Giá trị nhỏ nhất – giá trị nội tại

Quyền chọn không thể có giá trị âm, vì người mua


không bị bắt buộc phải thực hiện quyền chọn. Vì vậy,

C(S0,T,X) ≥ 0

Điều đó có nghĩa là giá trị nhỏ nhất của quyền


chọn luôn luôn là một con số dương hoặc bằng 0.
Giá trị nhỏ nhất – giá trị nội tại

Giá trị nhỏ nhất của quyền chọn còn được gọi là giá
trị nội tại, đối với quyền chọn mua giá trị nội tại
được tính theo công thức:

Max(0, St – X)

nghĩa là “Lấy giá trị cao nhất trong số hai tham


số, 0 hoặc St – X ”.
Giá trị nhỏ nhất – giá trị nội tại

Giá trị nội tại nhận giá trị dương đối với quyền chọn
mua cao giá ITM và 0 đối với quyền chọn mua kiệt
giá OTM, là giá trị mà người mua quyền chọn mua
nhận được khi thực hiện quyền chọn và là giá trị mà
người bán quyền chọn mua từ bỏ khi quyền chọn
được thực hiện.

Khái niệm giá trị nội tại chỉ áp dụng đối với quyền
chọn mua kiểu Mỹ, vì quyền chọn mua kiểu Châu Âu
chỉ có thể được thực hiện vào ngày đáo hạn.
Giá trị thời gian

Giá trị quyền chọn mua kiểu Mỹ thường lớn hơn giá
trị nội tại. Chênh lệch giữa giá quyền chọn và giá trị
nội tại được gọi là giá trị thời gian hay giá trị đầu
cơ của quyền chọn mua, được định nghĩa là

Ca(S0,T,X) – Max (0,S0 – X)

Giá trị thời gian phản ánh những gì mà nhà đầu tư


sẵn sàng chi trả cho sự không chắc chắn của tài
sản cơ sở.
Giá trị thời gian

Giá trị thời gian là khoảng giá trị trừu tượng còn lại sau
khi lấy giá trị quyền chọn trừ đi giá trị nội tại. Giá trị thời
gian được cấu thành bởi các yếu tố sau đây:

§ Thời gian đáo hạn

§ Giá thực hiện

§ Lãi suất phi rủi ro

§ Độ bất ổn của tài sản cơ sở


Các nguyên tắc định giá quyền chọn

Giá trị tối đa của quyền chọn mua

C(S0,T,X) ≤ S0

Giá trị tối đa của quyền chọn mua là giá của cổ phiếu.
Các nguyên tắc định giá quyền chọn

Giá trị quyền chọn mua khi đáo hạn

C(ST,0,X) = Max(0,ST – X)

Vì quyền chọn đã đến thời điểm đáo hạn, giá quyền


chọn không còn chứa đựng giá trị thời gian. Triển vọng
tăng lên trong tương lai của giá cổ phiếu không còn liên
quan đến giá của quyền chọn đang đáo hạn, tức là đơn
giản chỉ còn lại giá trị nội tại.
Giới hạn dưới của quyền chọn mua

Xem xét hai danh mục đầu tư, A và B.


Giới hạn dưới của quyền chọn mua
Danh mục B tối thiểu bằng với danh mục A, có nghĩa là:

Ce(S0,T,X) + X(1+r)-T ≥ S0

Chuyển vế bất phương trình trên, ta có

Ce(S0,T,X) ≥ S0 – X(1+r)-T

Nếu S0 – X(1+r)-T là âm, chúng ta xem giá trị thấp nhất


của quyền chọn mua là 0. Kết hợp các kết quả này cho
ta một giới hạn dưới:

Ce(S0,T,X) ≥ Max[0,S0 – X(1+r)-T]


Giới hạn dưới của quyền chọn mua
Giới hạn dưới của quyền chọn mua

Chúng ta đã chứng minh rằng giá trị nhỏ nhất của


quyền chọn mua kiểu Mỹ là Max(0, S0 – X) trong khi
giới hạn dưới của quyền chọn mua kiểu Châu Âu là

Max[0, S0 – X(1+r)-T].

Vì S0 – X(1+r)-T lớn hơn S0 – X nên giới hạn dưới của


quyền chọn mua kiểu Mỹ cũng phải là

Max [0, S0 – X(1+r)-T]


Ngang giá Quyền chọn mua – Quyền chọn bán

Giá quyền chọn bán, quyền chọn mua, giá cổ phiếu, giá thực
hiện, thời gian đến khi đáo hạn, và lãi suất phi rủi ro đều có
liên hệ với nhau theo một công thức được gọi là ngang giá
quyền chọn mua-quyền chọn bán.
Ngang giá Quyền chọn mua – Quyền chọn bán
Ngang giá Quyền chọn mua – Quyền chọn bán

Theo Luật một giá, giá trị hiện tại của hai danh mục này
phải bằng nhau. Vì vậy,

S0 + Pe(S0,T,X) = Ce(S0,T,X) + X(1+r) –T

Kết quả này phát biểu rằng giá của một cổ phiếu cộng
với quyền chọn bán bằng với giá quyền chọn mua cộng
với trái phiếu phi rủi ro. Nó thể hiện mối quan hệ giữa
giá quyền chọn mua, quyền chọn bán, cổ phiếu, thời
gian đến khi đáo hạn, lãi suất phi rủi ro, và giá thực hiện.
Ngang giá Quyền chọn mua – Quyền chọn bán
CÁC MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ QUYỀN CHỌN
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Mô hình nhị phân nghĩa là tính đến trường hợp giá


cổ phiếu hoặc tăng lên hoặc giảm xuống với những
khả năng xảy ra khác nhau.

Một phân phối xác suất nhị phân là một phân phối xác
suất có tất cả hai kết quả hoặc hai trạng thái. Xác suất
của một biến động tăng hoặc giảm được chi phối bởi
phân phối xác suất nhị phân. Vì lý do này mà mô hình
còn được gọi là mô hình hai trạng thái.

Một thời kỳ nghĩa là dựa trên giả định đời sống quyền
chọn chỉ còn 1 đơn vị thời gian.
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Khi quyền chọn hết hiệu lực thì cổ phiếu có thể


nhận một trong hai giá trị sau: Nó có thể tăng lên
theo một tham số u hoặc giảm xuống theo một
tham số d. Nếu nó tăng lên thì giá cổ phiếu sẽ là
Su. Nếu giá cổ phiếu giảm xuống thì nó sẽ là Sd.
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Xem xét một quyền chọn mua cổ phiếu với giá


thực hiện là X và giá hiện tại là C. Khi quyền chọn
hết hiệu lực, giá của nó sẽ là Cu hoặc Cd. Bởi vì
tại ngày hiệu lực, giá của quyền chọn là giá trị nội
tại của nó nên:

Cu = Max[0,Su – X]

Cd = Max[0,Sd – X]
Mô hình nhị phân một thời kỳ
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Mục tiêu của mô hình này là xây dựng một công thức để
tính toán giá trị lý thuyết của quyền chọn, biến số C.

Công thức tìm C được phát triển bằng cách xây dựng
một danh mục phi rủi ro của cổ phiếu và quyền chọn.

Danh mục phi rủi ro này được gọi là một danh mục đã
được phòng ngừa rủi ro (hedge portfolio), từ đây
chúng tôi sẽ gọi tắt là danh mục phòng ngừa, nó bao
gồm h cổ phần và một vị thế bán quyền chọn mua.
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Giá trị hiện tại của danh mục được ký hiệu là V, với
V = hS – C
là khoản tiền mà bạn cần để xây dựng danh mục này.
Tại ngày đáo hạn, giá trị của danh mục hoặc là Vu nếu
cổ phiếu tăng giá hoặc là Vd nếu cổ phiếu giảm giá. Sử
dụng các ký hiệu đã định nghĩa ở trên chúng ta được:
Vu = hSu – Cu
Vd = hSd – Cd
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Nếu kết quả của danh mục là không đổi bất chấp giá
cổ phiếu biến động như thế nào thì danh mục được
gọi là phi rủi ro. Khi đó, Vu = Vd.

Cu - C d
h=
Su - Sd
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Chúng ta được công thức định giá quyền chọn

pC u + (1 - p)C d
C=
1+ r

với p được tính bởi

1+ r - d
p=
u-d
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Ví dụ minh họa

Xem xét một cổ phiếu hiện tại đang có giá là


$100. Một kỳ sau nó có thể tăng lên $125, một sự
gia tăng 25% hoặc giảm xuống $80, một sự sụt
giảm 20%. Giả sử một quyền chọn mua với giá
thực hiện là $100. Lãi suất phi rủi ro là 7%.
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Ví dụ minh họa

Cu = Max [0, Su – X]

= Max [0, 100(1,25) – 100]


= 25

Cd = Max [0, Sd – X]

= Max [0, 100(0,80) – 100]


=0
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Ví dụ minh họa
25 - 0
Tỷ số phòng ngừa h là: h = = 0,556
125 - 80

1 + r - d 1,07 - 0,80
p= = = 0,6
u -d 1,25 - 0,80

(0,6)25 + (0,4)0
C= = 14,02
1,07

Do đó, giá trị lý thuyết của quyền chọn mua này


là $14,02
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Danh mục phòng ngừa


Mô hình nhị phân một thời kỳ

Quyền chọn bị đánh giá cao

Giả sử giá thị trường của quyền chọn mua là $15


V = 556($100) – 1.000($15) = $40.600
Vu = 556($125) – 1.000($25) = $44.500
Vd = 556($80) – 1.000(0) = $44.480

Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro là:

æ $44.500 ö
rh = ç ÷ - 1 » 0,096
è $40.600 ø
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Quyền chọn bị đánh giá thấp

Giả sử quyền chọn mua được định giá là $13. Mua


quyền chọn và bán khống cổ phiếu

Khi đó các nhà đầu tư bán khống 556 cổ phần với giá
$100, tạo ra một dòng tiền vào là
556($100) = $55.600.
Bây giờ, nhà đầu tư mua 1.000 quyền chọn mua với
giá $13 mỗi quyền chọn cho ra một khoản chi phí là
$13.000.
Điều này cho một dòng tiền vào thuần là $42.600.
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Quyền chọn bị đánh giá thấp

Nếu giá cổ phiếu tăng lên $125, nhà đầu tư mua lại cổ
phiếu với
556($125) = $69.500.
Ông ta thực hiện quyền chọn mua và thu được
1.000($125 – $100) = $25.000.
Dòng tiền thuần là –$69.500 + $25.000 = –$44.500.
Nếu giá cổ phiếu giảm xuống $80, nhà đầu tư sẽ mua
lại và phải trả 556($80) = $44.480 trong khi quyền
chọn hết hiệu lực mà không được thực hiện.
Mô hình nhị phân một thời kỳ

Quyền chọn bị đánh giá thấp

Nhìn toàn thể giao dịch này giống một khoản nợ,
trong đó nhà đầu tư nhận trước $42.600 và sau đó trả
lại $44.500.
Điều này tương đương với một mức lãi suất bằng
($44.500/$42.600 – 1) = 0,0446.
Bởi vì giao dịch này tương đương với việc đi vay với
lãi suất 4,46% và lãi suất phi rủi ro là 7% nên nó là
một cơ hội đi vay hấp dẫn.
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Mô hình của chúng ta sẽ có ba thời điểm:

§ Ngày hôm nay là thời điểm 0

§ Thời điểm 1

§ Thời điểm 2
Mô hình nhị phân hai thời kỳ
Mô hình nhị phân hai thời kỳ
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Các giá quyền chọn tại ngày đáo hạn là:


Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Sử dụng mô hình nhị phân một thời kỳ, giá


quyền chọn Cu và Cd là:

pCu 2 + (1 - p)C ud
Cu =
1+ r

pC ud + (1 - p)C d 2
Cd =
1+ r
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Để tính được giá quyền chọn mua vào thời điểm


đầu kỳ, chúng ta chiết khấu bình quân có trọng số
của hai mức giá khả thi trong tương lai của quyền
chọn mua theo lãi suất phi rủi ro cho một thời kỳ.
Do đó, mô hình nhị phân một thời kỳ là một
công thức tổng quát có thể sử dụng cho mô
hình đa thời kỳ khi chỉ còn lại một thời kỳ.

pC u + (1 - p)C d
C=
1+ r
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Thay công thức tính Cu và Cd trên vào ta có công


thức tổng quát của mô hình nhị phân 2 thời kỳ:

p 2 C u 2 + 2p(1 - p)C ud + (1 - p) 2 C d 2
C=
(1 + r ) 2
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Chúng ta cần phải điểu chỉnh tỷ số phòng ngừa. Nếu


giá cổ phiếu là Su thì chúng ta gọi tỷ số phòng ngừa
mới là hu; nếu giá cổ phiếu là Sd thì tỷ số này sẽ là hd.

Cu - Cd
h=
Su - Sd
C u 2 - C ud
hu =
Su 2 - Sud
C ud - C d 2
hd =
Sdu - Sd 2
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Ví dụ minh họa

Chúng ta mở rộng ví dụ trên trong trường hợp


quyền chọn còn hiệu lực trong 2 thời kỳ nữa.

Xem xét một cổ phiếu hiện tại đang có giá là


$100. Một kỳ sau nó có thể tăng lên $125, một
sự gia tăng 25% hoặc giảm xuống $80, một sự
sụt giảm 20%. Giả sử một quyền chọn mua với
giá thực hiện là $100. Lãi suất phi rủi ro là 7%.
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Giá cổ phiếu tại ngày đáo hạn có thể là:

Su2 = 100(1,25)2
= 156,25
Sud = 100(1,25)(0,80)
= 100
Sd2 = 100(0,80)2
= 64.
Mô hình nhị phân hai thời kỳ
Giá trị của quyền chọn mua tại ngày đáo hạn là:

Cu 2 = Max[0, Su2 – X]
= Max(0; 156,25 – 100)
= 56,25
Cud = Max[0, Sud – X]
= Max(0, 100 – 100)
=0
Cd 2
= Max[0, Sd2 – X]
= Max(0, 64 – 100)
=0
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Trước hết chúng ta tính giá trị của Cu và Cd:

(0,6)56,25 + (0,4)0
Cu = = 31,54
1,07

(0,6)0 + (0,4)0
Cd = = 0,00
1,07

(0,6)31,54 + (0,4)0
C= = 17,69 > 14,02
1,07
Cổ phiếu có chia cổ tức

• Khi cổ phiếu có chia cổ tức (D), thì giá cổ phiếu


ngay sau chia cổ tức sẽ ghi nhận giảm bằng mức
cổ tức
• Khi đó chúng ta sẽ sử dụng giá cổ phiếu đã chia
cổ tức (S-D) để đưa vào công thức nhị phân.
• Nếu giá trị nội tại của quyền chọn mua trước khi
nó được chia cổ tức cao hơn giá trị được tính toán
bởi công thức nhị phân thì quyền chọn mua đó sẽ
được thực hiện sớm (đối với QC kiểu Mỹ).
Cổ phiếu có chia cổ tức
• Quyền chọn kiểu Châu Âu. Chi trả cổ tức 10% tại thời điểm 1.

(0.6)40.625 + (0.4)0
Cu = = 22.78
1.07

(0.6)22.78 + (0.4)0
C= = 12.77
1.07

(0.6)0 + (0.4)0
Cd = = 0.00
1.07
Cổ phiếu có chia cổ tức
• Nếu Quyền chọn kiểu Mỹ, ngay khi giá vừa tăng lên 125 nếu
thực hiện sớm quyền chọn nhận được giá trị là: 125 – 100 = 25
• Giá trị này lớn hơn giá trị quyền chọn sau ngày chia cổ tức
(Cu=22.78) nên ta sẽ thực hiện sớm quyền chọn.
• Do đó, chúng ta thay thế giá trị 22.78 bằng giá trị thực hiện sớm
25 trong công thức tính quyền chọn.
• Tại thời điểm 1 nếu giá cổ phiếu giảm xuống 80, chúng ta không
thể thực hiện sớm quyền chọn vì quyền chọn mua ở trạng thái
kiệt giá OTM.
• Giá quyền chọn mua kiểu Mỹ :

(0.6)25 + (0.4)0
C= = 14.02
1.07
Cổ phiếu có chia cổ tức
Nếu cổ tức được công bố là con số cụ thể thì giá trị Sud và Sdu có sự khác biệt
[Câu hỏi] Tính giá trị quyền chọn sẽ thay đổi như thế nào?
Mô hình nhị phân n thời kỳ

§ Khi tăng số thời kỳ trong đời sống của một quyền


chọn thì giá trị của nó sẽ hội tụ về một con số.
§ Nếu chúng ta thu được một số lượng n cần thiết
để đạt được sự miêu tả một cách chính xác những
gì diễn ra cho cho giá cổ phiếu trong suốt đời sống
quyền chọn.
§ Chúng ta có thể tự tin rằng giá trị quyền chọn mà
chúng ta tính được sẽ phản ánh gần như chính
xác giá trị trong thực tế của quyền chọn.
Mô hình nhị phân hai thời kỳ

Mô hình định giá quyền


chọn nhị phân hội tụ vào
một giá trị cụ thể trong
giới hạn.
Mô hình Black – Scholes

§ Mô hình nhị phân được gọi là mô hình thời gian rời


rạc. Khi thời gian trôi đi, giá cổ phiếu nhảy từ mức này
sang một trong hai mức tiếp theo. Tuy nhiên, trong
thực tế thì thời gian trôi đi không ngừng và giá cổ phiếu
nói chung chỉ thay đổi với những gia số rất nhỏ.

§ Đặc tính như vậy được thể hiện tốt hơn trong các mô
hình thời gian liên tục.

§ Mô hình Black-Scholes đã sử dụng khuôn khổ mô


hình thời gian liên tục để định giá quyền chọn.
Mô hình Black – Scholes

§ Giá cổ phiếu biến động ngẫu nhiên và phát


triển theo phân phối logarit chuẩn.

§ Lãi suất phi rủi ro và độ bất ổn của tỷ suất sinh


lợi theo logarit của cổ phiếu không thay đổi
trong suốt thời gian đáo hạn của quyền chọn.

§ Không có thuế và chi phí giao dịch.


§ Cổ phiếu không trả cổ tức.
§ Các quyền chọn là kiểu Châu Âu.
Mô hình Black – Scholes

C= S 0 N(d1 ) - Xe - rcT N(d 2 )


Với

ln(S0 /X) + (rc + σ 2 /2)T


d1 =
σ T
d2 = d1 - σ T
N(d1), N(d2) = xác suất phân phối chuẩn tích lũy
σ = độ bất ổn hàng năm (độ lệch chuẩn)
của tỷ suất sinh lợi ghép lãi liên tục
(logarit) của cổ phiếu
rc = lãi suất phi rủi ro ghép lãi liên tục
Mô hình Black – Scholes
Sử dụng công thức Black-Scholes để định giá
một quyền chọn mua cổ phiếu DCRB tháng 6:

• Giá thực hiện 125


• Giá cổ phiếu $125,94
• Thời gian đến khi đáo hạn là 0,0959
• Lãi suất phi rủi ro là 4,56%
• Độ lệch chuẩn = 0,83

Lãi suất phi rủi ro phải được biểu diễn dưới dạng lãi
suất được ghép lãi liên tục: Rc = ln(1,0456) = 4,46.
Mô hình Black – Scholes
Thank you very much!

You might also like