Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Bài tập ôn tập giữa kỳ II - 12

Câu 1: Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường
bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó,
chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch
của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm
quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Chị H và chồng. B. Chị H và K.
C. Chị M, H và K. D. K, chị H và chồng.
Câu 2: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an
xã X. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh
C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cố tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh
C cùng khống chế rồi giải ông về giam giữ tại trụ sở công an xã. Hai ngày sau, khi
anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất
khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh T và anh S. B. Anh S và anh C.

C. Anh C, anh T và anh S. D. Anh T, anh S và anh K.


Câu 3. Để có đủ số hàng giao đúng hẹn cho công ty của anh A theo hợp đồng
đã ký kết, ông B đã bất chấp điều khoản quy định về chất lượng sản phẩm trong
hợp đồng đó bằng cách hợp tác với anh C làm hàng giả số lượng lớn nhằm thu lời
bất chính. Biết được việc này, vợ anh C là chị D liền tìm cách can ngăn chồng
chấm dứt làm hàng giả và dọa sẽ tố cáo ông B ra công an. Để bảo vệ công việc làm
ăn của chồng mình, bà E đã thuê anh G và H chặn đánh và gây thương tích 11%
cho chị D. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật hình sự?
A. Vợ chồng ông B, C, G và H. B. Anh C, G, D và H.
C. Bà E, G, và H. D. Ông B, anh A và H.
Câu 5. Nghi ngờ G lấy điện thoại của K nên V đã tung tin về việc G là người
thiếu trung thực trên mạng xã hội, ngày hôm sau G liền nhờ anh P và Q chặn đánh
V, K để trả đũa, mặc dù có kháng cự nhưng K vẫn bị thương. Là bạn cùng lớp với
nhau nên D đã can ngăn G không nên làm thế nhưng lại bị G chửi bới, cho rằng D
bênh vực người xấu. Những ai đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. V, K, P và Q. B. Anh P, Q và G.
C. G, D, K và P. D. Hai anh P và Q.
Câu 6: Anh G có trong danh sách cử tri tại tổ bầu cử X nhưng đến ngày bầu
cử anh không đi bỏ phiếu. Ông K, tổ trưởng tổ bầu cử đã đến nhà mắng nhiếc, xỉ
nhục anh G và dọa sẽ không cho gia đình anh G tham gia các hoạt động của thôn
xóm. Anh G và chị H (vợ anh G) đã chửi lại ông K và đánh ông K bị thương nặng.
Những ai dưới đây không vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khỏe của công dân?
A. Anh G. B. Anh G, chị H. C. Ông K. D. Ông K, chị H.
Câu 7: Anh T đặt bốn vé xe giường nằm nhưng khi lên xe chỉ còn lại hai
giường trống. Bức xúc,anh T đã lăng nhục, chửi bới nhân viên nhà xe và yêu cầu
gặp chủ xe để giải quyết. Thấy anh T bị anh G lái xe nhổ bã kẹo cao su vào mặt,
anh M một hành khách trong xe lên tiếng can ngăn thì bị anh N phụ xe ngắt lời rồi
yêu cầu ra khỏi xe. Những ai dưới đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về
danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Anh T, anh G và anh N. B. Anh T và anh G.
C. Anh G và anh N. D. Anh T, anh G, anh N và anh M.
Câu 10. Giám đốc P điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ
chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám
độc P yêu cầu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang
của mọi người. Chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua
tiếng lại, hai bên quát nạt, mắng chửi nhau thậm tệ. Những ai dưới đây đã vi phạm
quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám độc P, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc P, trưởng phòng S, chồng cô B.
D. Giám đốc P và trưởng phòng S.
Câu 11: Vốn có tình cảm với anh M nhưng không được đáp lại, nên khi nhìn
thấy ảnh của anh M chụp thân thiết với chị N, chị Đ rất khó chịu. Chị Đ đã nhờ chị
P lấy ảnh của N ghép với ảnh của anh T rồi tung lên mạng xã hội. Do quá ghen tức
khi xem ảnh của anh T đang đứng ôm bạn gái mình là N, nên anh M đã rủ thêm S
và G chặn đường để dọa nạt, hành hung gây thương tích cho anh T. Những ai dưới
đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Chị P và chị N. B. Chị Đ, chị P, anh M, S, G.
C. Anh T, M, S và G. D. Chị P và chị Đ.
Câu 12. Chị K và chị L cùng kinh doanh shop quần áo gần nhau, thấy chị K
hay đon đả mời chào khách và bán được nhiều hàng hơn mình, chị L nghĩ chị K
đang cố tình giành giật khách hàng với mình đã đi nói xấu chị K nhập hàng kém
chất lượng về bán, chị K biết được đã rất bức xúc về việc này.Tình cờ phát hiện chị
L đang nói xấu mình với khách chị đã bảo chồng mình là anh H đến bắt và nhốt chị
L lại yêu cầu chấm dứt hành vi nói xấu mình. Những ai dưới đây vi phạm quyền
được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân?
A. Chị K và chị L. B. Chị L.
C. Chồng chị k. D. Vợ chồng chị K.
Câu 13. P mượn sách tham khảo của H đã lâu mà chưa trả. Khi cần dùng sách,
H đã tự ý vào nhà P để tìm nhưng bị em trai của P đuổi về. H đã vi phạm quyền
nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về tài sản. B. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự. D. Được bảo vệ quan điểm cá nhân.
Câu 15. Nhà báo G đã viết bài đăng báo sai lệch về công ty Y. Biết tin, anh K,
giám đốc công ty chỉ đạo hai nhân viên T và H đột nhập vào nhà riêng của anh G
và hành hung nhà báo G. Ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của
công dân?
A. Anh G, T, K B. Anh K, G, H C. Anh G, H, K D. Anh H, T, K
Câu 16: Biết người yêu mình là anh A nghiện ma túy, chị B cùng gia đình đã
chủ động cự tuyệt và kiên quyết ngăn cản không cho anh A đến nhà. Sau nhiều lần
tìm gặp đều bị người yêu từ chối, muốn níu kéo tình cảm, anh A đột nhập vào
phòng riêng của chị B để lại lá thư có nội dung đe dọa sẽ tự sát nếu không cưới
được chị làm vợ. Anh A đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Đảm bảo an toàn tính mạng. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Đảm bảo bí mật thư tín, điện tín. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 17: Trong lúc anh S đi vắng, chị P người giúp việc cho gia đình đã nhận
thay gói bưu phẩm và tự ý mở ra xem. Trong trường hợp trên, chị P đã vi phạm
quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về danh tính. B. Bảo đảm an toàn, bí mật thư tín.
C. Bảo mật quan hệ của cá nhân. D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở.
Câu 18. Chị T nhặt được công văn mật do giám đốc B làm rơi trên đường về
nhà nên mở ra xem rồi nhờ anh P in sao để đăng tải lên mạng xã hội. Nội dung này
đã được anh K chia sẻ lên trang tin cá nhân. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền
được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Chị T và anh P. B. Giám đốc B, chị T và anh P.
C. Giám đốc B, chị T, anh P và anh K. D. Giám đốc B và chị T.
Câu 19. Chị T tự ý kiểm đưa điện thoại cùa con và phát hiện con trai thường
xuyên nhắn tin hẹn bạn đi chơi điện tử nên đã đưa cho chồng xem. Chồng chị giận
dữ đánh con và đập nát điện thoại đó. Vợ chồng chị T đã vi phạm quyền nào dưới
đây của công dân?
A.Bất khả xâm phạm về sức khỏe.
B.Bất khả xâm phạm về tài sản.
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
D. Được bảo đảm an toàn và bí mật diện thoại, điện tín.
Câu 20. Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã S đã yêu cầu
kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ ”Đền ơn đáp nghĩa”. Người dân xã S đã
thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân giám sát và kiểm tra. B. Dân bàn và quyết định,
C. Dân thảo luận và góp ý kiến. D. Dân hiểu và đồng tình.
Câu 21. Trong cuộc họp với đại diện các hộ gia đình, anh D lên tiếng phản đối
mức kinh phí đóng góp xây dựng nhà văn hóa do ông A Chủ tịch xã đề xuất nhưng
chị K là thư kí cuộc họp không ghi ý kiến của anh D vào biên bản. Khi bà M phát
hiện và phê phán việc này, ông A đã ngắt lời, đuổi bà M ra khỏi cuộc họp. Sau đó,
chị G là con gái bà M đã viết bài nói xấu ông A trên mạng xã hội. Những ai dưới
đây vi phạm quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân?
A. Ông A và chị G. B. Ông A, chị K, chị G và bà M.
C. Ông A và chị K. D. Ông A, chị K và chị G.
Câu 22. Cùng nhau đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong
vụ tai nạn giao thông liên hoàn nghiêm trọng, lập tức sinh viên T đưa điện thoại của
mình cho sinh viên K quay video. Sau đó, sinh viên T bám theo anh B tống tiền.
Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa khiến sinh viên T hoảng loạn tinh thần.
Hành vi của những người nào dưới đây cần bị tố cáo?
A. Anh B, sinh viên K và T. B. Vợ chồng anh B, sinh viên K và T.
C. Vợ chồng anh B và sinh viên T. D. Vợ chồng anh B và sinh viên K.
Câu 23. Nhân viên S phát hiện giám đốc cơ quan Z có hành vi lợi dụng chức
vụ để chiếm đoạt tài sản công nên đã đưa thông tin này lên mạng xã hội. Nhân viên
Z vận dụng sai quyền nào dưới đây của công dân?
A. Kiến nghị. B. Đàm phán. C. Tố cáo. D. Khiếu nại.
Câu 24. Chị M làm đon xin nghỉ thêm một tháng sau thời gian hưởng chế độ
thai sản và được giám đốc X chấp thuận. Vì thiếu người làm, giám đốc X đã tiếp
nhận nhân viên mới thay thế vị trí của chị M. Khi đi làm trở lại, chị M bị giám đốc
điều chuyển sang công việc khác nặng nhọc hon. Chị M phải sử dụng quyền nào
dưới đây để bảo vệ lợi ích hợp pháp của minh?
A. Phản biện. B. Kháng nghị. C. Tố cáo. D. Khiếu nại.
Câu 25: Anh B là cảnh sát giao thông đề nghị chị A đưa cho anh ba triệu đồng
để bỏ qua lỗi chị đã điều khiển xe ô tô vượt quá tốc độ quy định. Vì bị chị A từ
chối, anh B đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà chị không vi phạm. Sau đó,
chị A phát hiện vợ anh B là chị N đang công tác tại sở X nơi anh D chồng mình
làm giám đốc nên chị đã xúi giục chồng điều chuyển công tác chị N. Đúng lúc anh
D vừa nhận của anh K năm mươi triệu đồng nên đã chuyển chị N đến công tác ở
vùng khó khăn hơn rồi bổ nhiệm anh K vào vị trí của chị. Những ai dưới đây là đối
tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Anh B và anh D. B. Anh D chị A và anh K.
C. Anh B, chị A và anh D. D. Anh B và chị A.
Câu 26: Thấy vợ mình là chị M bị ông T Giám đốc sở X ra quyết định điều
chuyển công tác đến một đơn vị ở xa dù đang nuôi con nhỏ, anh N chồng chị đã
thuê anh K chặn xe ô tô công vụ do ông T sử dụng đi đám cưới để đe dọa ông này.
Do hoảng sợ, ông T điều khiển xe chạy sai làn đường nên bị anh H cảnh sát giao
thông dừng xe, yêu cầu đưa năm triệu đồng để bỏ qua lỗi này. Vì ông T từ chối đưa
tiền nên anh H đã lập biên bản xử phạt thêm lỗi khác mà ông T không vi phạm.
Những ai dưới đây là đối tượng vừa bị khiếu nại vừa bị tố cáo?
A. Ông T, anh H và anh K. B. Ông T, anh H, anh K và anh N.
C. Anh H và anh K. D. Ông T và anh H.
Câu 27: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân
thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Khống chế con tin. B. Theo dõi nghi phạm.
C. Giải cứu nạn nhân. D. Điều tra tội phạm.
Câu28: Hành vi bắt, giam giữ người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào dưới đây
của công dân?
A. Tự do đi lại và lao động. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được đảm bảo về tính mạng. D. Pháp luật bảo hộ về sức khỏe.
Câu 29: Công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người
đang thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Cướp giật tài sản. B. Thu thập vật chứng.
C. Theo dõi nghi phạm. D. Điều tra vụ án.
Câu 30: Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền nào của công dân ?
A. Bất khả xâm phạm về thân thể. B. Pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân
phẩm.
C. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. D. Pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức
khoẻ.
Câu 31: Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân
thể của người khác trong trường hợp tiến hành việc bắt giữ một người nào đó đang
A. truy lùng tội phạm. B. cướp giật tài sản. C. khống chế con tin. D. phạm tội quả
tang.
Câu 32: Anh A vay tiền của B. Đến hẹn trả mà A vẫn không trả. B nhờ người bắt nhốt A
để gia đình A đem tiền trả nợ thì mới thả. Hành vi này của B xâm phạm tới
A. quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe.
B. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
C. quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
D. quyền tự do ngôn luận.
Câu 33: Trường hợp nào sau đây bắt người đúng pháp luật?
A. Bắt, giam, giữ người dù nghi ngờ không có căn cứ.
B. Mọi trường hợp cán bộ, chiến sĩ cảnh sát đều có quyền bắt người.
C. Việc bắt, giam, giữ người phải đúng trình tự và thủ tục do pháp luật qui định.
D. Do nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Câu 34: Bắt người khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm
rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thuộc
A. bắt người phạm tội quả tang.
B. bắt người đang bị truy nã.
C. bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
D. bắt người trong trường hợp không khẩn cấp.
Câu 35: Bắt người trái pháp luật là xâm phạm đến quyền nào sau đây của công dân?
A. bất khả xâm phạm thân thể của công dân.
B. bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. bắt người hợp pháp của công dân.
D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 36: Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Bị nghi ngờ phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
D. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
Câu 37: Theo quy định của pháp luật, hành vi nào dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm
phạm về thân thể của công dân?
A. Bắt cóc con tin. B. Đe dọa giết người.
C. Khống chế tội phạm. D. Theo dõi nạn nhân.
Câu 38: Quyền nào dưới đây là quan trọng nhất đối với mỗi công dân?
A. Bí mật thư tín. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. D. Tự do ngôn luận.
Câu 39: Pháp luật quy định không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án, quyết
định phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trýờng hợp
A. gây khó khăn cho việc điều tra.
B. cần ngăn chặn ngay người phạm tội bỏ trốn.
C. đã có chứng cứ rõ ràng, đầy đủ.
D. phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
Câu 40: Ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp nào dưới đây?
A. Nghi ngờ thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
B. Đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
C. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
D. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng.

You might also like