Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


-------------***------------

BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Đề tài: “Tổng kết môn học Kinh tế Chính trị Mác Lê-nin”

Họ và tên: Nguyễn Bảo Ngọc


Mã số sinh viên: 11214334
Lớp TC: Kiểm toán CLC 63C
GV hướng dẫn: TS. Võ Thị Hồng Hạnh

Hà Nội - 2022
NỘI DUNG

I. Tóm tắt kiến thức


Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và chức năng của kinh tế chính trị Mác Lê-nin.

1. Khái quát sự hình thành và phát triển của kinh tế chính trị Mác Lê-nin

Giai đoạn thứ nhất (Cổ đại – Thế kỷ XVIII)


Giai đoạn thứ hai (Sau thế kỷ XVIII – nay)
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu kinh tế chính trị Mác Lê-nin
Đối tượng nghiên cứu: Các quan hệ xã hội mà được đặt trong liên hệ biện chứng với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng; nhằm mục đích: tìm ra quy luật kinh tế
chi phối vận động và phát triển của phương thức sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu: trừu tượng hóa khoa học, biện chứng duy vật, logic kết hợp với lịch sử,….
3. Chức năng kinh tế chính trị Mác Lê-nin:
Bao gồm 4 chức năng chính là chức năng nhận thức, chức năng thực tiên, chức năng tư tưởng và chức
năng phương pháp luận.

Chương 2: Hàng hóa, thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường

1. Lý luận của C.Mác về sản xuất hàng hóa và hàng hóa


Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó, sản phẩm do lao động tạo ra không nhằm để
phục vụ nhu cầu của người sản xuất mà để trao đổi, mua bán trên thị trường; Điều kiện ra đời: phân
công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua
trao đổi, mua bán. Có giá trị sử dụng và giá trị.
Tiền là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là sản phẩm của sự phát triển
các hình thái giá trị từ thấp đến cao; mang bản chất là hàng hóa đặc biệt, là yếu tố ngang giá chung
cho thế giới hàng hóa. Chức năng của tiền: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất
trữ, phương thức thanh toán, tiền tệ thế giới.
2. Thị trường và vai trò của các chủ thể tham gia thị trường
Thị trường là nơi diễn ra trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền kinh tế hàng
hóa phát triển ở trình độ cao, mà ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều dược thông qua thị trường,
chịu tác động, điều tiết các quy luật hoạt động trên thị trường với một số quy luật kinh tế chủ yếu trên
thị trường như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cạnh tranh.
Nhưng nó cũng tồn tại cả ưu thế lẫn khuyết điểm.
Một số chủ thể chính tham gia thị trường: người sản xuất, người tiêu dùng, các chủ thể trung gian
trong thị trường và nhà nước.
Chương 3: Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
1. Lý luận của C.Mác về giá trị thặng dư
Công thức chung của tư bản là: T – H – T’ (T’ > T)
Quá trình sản xuất thặng dư là quá trình tạo ra và làm tăng giá trị
2. Tích lũy tư bản
Bản chất chính là quá trình tái sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc biến giá trị thặng
dư thành tư bản phụ thêm.
Những nhân tố góp phần làm tăng quy mô tích lũy: tỷ suất giá trị thặng dư, năng suất lao động, sử
dụng máy móc hiệu quả, đại lượng tư bản ứng trước.
3. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
Tư bản khả biến (v): bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái giá trị sức lao động, thông qua lao động
trừu tượng của công nhân mà tăng lên về số lượng
Tư bản bất biến (c): bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất, thông qua lao động cụ thể
của công nhân mà giá trị được bảo tồn và được chuyển nguyên vẹn vào giá trị sản phẩm mới không
thay đổi về lượng.
Bản chất của giá trị thặng dư: giá trị thặng dư mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai cấp.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa: sản xuất giá trị
thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị thặng dư tương đối.

Chương 4: Cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
1. Quan hệ giữa cạnh tranh và độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn nắm trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu
thụ một số loại hàng hóa, tích tụ và tập trung sản xuất đến một mức độ nào đó dẫn đến độc quyền từ đó
sinh ra cạnh tranh. Cạnh tranh có 2 loại: trong nội bộ ngành và giữa các ngành.
Trong nền kinh tế thị trường thị độc quyền và cạnh tranh luôn tồn tại song song với nhau, thúc đẩy
sự phát triển, đổi mới của thị trường.
2. Lý luận của Mác Lê-nin về độc quyền trong nền kinh tế thị trường
Quá trình tích lũy tư bản được thúc đẩy, khoa học kĩ thuật phát triển, cơ cấu kinh tế biến đổi, dẫn
đến các doanh nghiệp lớn hình thành, lạm phát, các công ty cổ phần ra đời, tạo điều kiện cho độc
quyền ra đời
Lợi nhuận quyền là lợi nhuận thu được cao, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền đem lại, họ áp
đặt giá trong việc mua bán.
Độc quyền tác động làm tăng năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nền kinh tế, nhưng cũng làm xuất hiện
những thủ đoạn cạnh tranh, kìm hãm tiến bộ công nghệ, xảy ra phân hóa giàu nghèo.
Các tổ chức độc quyền hình thành, tư bản tài chính và hệ thống tài phiệt chi phối thị trường.
3. Lý luận của Mác Lê-nin về độc quyền nhà nước trong tư bản chủ nghĩa
Độc quyền tư bản nhà nước là sự kết hợp giữa các tổ chức độc quyền với nhà nước tư bản, nhằm
thiết lập các thể chế nhằm đảm bảo lợi ích các tổ chức, giảm đi sự bất đồng trong nước và bất hòa với
các nước tư bản bên ngoài. Nguyên nhân là do: trình độ xã hội hóa cao đòi hỏi sự khách quan trong
hoạt động kinh tế.

Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt
Nam
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Kinh tế thị trường (KTTT) định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN): là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật khách quan của thị trường, hướng tới từng bước xác lập một xã hội dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh dưới sự điều tiết của nhà nước.
Tính tất yếu khách quan của việc phát triển KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam: Phát triển KTTT
định hướng XHCN là phù hợp với những tính ưu việt trong thúc đẩy phát triển, từ đây trở thành mô
hình phù hợp với nguyện vọng nhân dân.
2. Hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam
Thể chế KTTT ngày càng được hoàn thiện do yêu cầu phát triển của nền KTTT, để tạo điểu kiện
cho khoa học kĩ thuật, các chủ thể kinh tế và người dân phát triển. Và tiến đến định hướng XHCN.
Cần hoàn thiện thể chế về sở hữu và phát triển thành phần kinh tế, đồng bộ các yếu tố thị trường,
gắn kết tăng trưởng với công bằng xã hội, thúc đẩy hội nhập, nâng cao năng lực chính trị.
3. Vai trò của nhà nước trong bảo đảm hài hòa các quan hệ lợi ích:
Bảo vệ lợi ích hợp pháp, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tìm kiếm lợi ích của chủ thể kinh
tế. Điều hòa lợi ích cá nhân – doanh nghiệp – xã hội. Kiểm soát, ngăn ngừa các quan hệ lợi ích có ảnh
hưởng tiêu cực. Giải quyết mâu thuẫn theo nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia lên đầu.

Chương 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế ở Việt Nam
1. Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) Việt Nam
Cách mạng công nghiệp: là những bước phát triển nhảy vọt về trình độ của tư liệu lao động trên cơ
sở đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển nhân loại.
Cách mạng công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản
xuất, đổi mới phương thức quản trị.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa: là quá trình chuyển sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công sang
kết hợp sức lao động với công nghệ, khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm tạo năng suất lao động cao.
Phát trển khoa học kỹ thuật góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức hợp tác hội nhập
quốc tế hiệu quả.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gồm: phát triển lực lượng sản xuất trên cơ sở phát triển khoa học kỹ
thuật, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hợp lý và hiệu quả, hoàn thiện sản xuất phù hợp
với trình độ lực lượng sản xuất.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp thứ 4: tạo điều
kiện để thích ứng và phát huy nguồn lực toàn dân. Xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công
nghệ 4.0.
2. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là quá trình quốc gia gắn kết với nền kinh tế các quốc gia
khác, chia sẻ lợi ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực chung.
Hội nhập quốc tế phải đảm bảo tính khách quan trong toàn cầu hóa, là phương thức phổ biến cho
việc phát triển của các nước đang phát triển và kém phát triển.

II. Cảm nhận


Nội dung môn học đã cung cấp hệ thống bài học vô cùng bài bản, hợp lý. Bản thân mỗi sinh viên
ngay từ ban đầu sẽ nắm được ý nghĩa của môn học này đối với bản thân khi tham gia các hoạt động
kinh tế xã hội trong hiện tại và tương lai, hiểu được bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những đặc
trưng mới đồng thời góp phần vận dụng để hình thành khả năng tư duy, vận dụng các lý luận nền tảng
giải quyết các vấn đề, kĩ năng giải quyết có căn cứ khoa học quan hệ lợi ích khi khởi nghiệp hay khi
tham gia vào kinh tế-xã hội cho mỗi công dân nhằm thích ứng với bối cảnh thế giới luôn nhiều thách
thức trong xã hội hiện đại hội nhập ngày nay.
Đặc biệt trong môn này, em còn được thực hành các dự án vô cùng mới mẻ, độc đáo và bổ ích.
Mở dầu là dự án “Tiền nhiều có hạnh phúc” dựa trên các hệ thống kiến thức về tiền tệ nên dễ dàng
tiếp thu một cách hiệu quả, nhanh, được tư duy cũng như phát hiện thêm được nhiều quan điểm mới
lạ, thú vị của chính mình và các bạn. Trên cơ sở đó, góp phần hình thành tư duy và kĩ năng, hành vi
kinh tế phù hợp khi tham gia các hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời thay đổi quan điểm về vấn đề
nhiều tiền có làm con người ta hạnh phúc hay không. Tiếp đó chính là dự án vận dụng các cơ sở lý
thuyết về thị trường cùng các quy luật để liên tưởng sang tình yêu. Đây thật sự là một đề bài mới lạ
nhưng rất thú vị, chúng em được phát huy trí tưởng tượng của mình và để rồi ai cũng bất ngờ với
những liên tưởng đa dạng, vô cùng độc đáo của mỗi nhóm. Cuối cùng chính là dự án khó nhất với đề
bài đóng vai các bộ trưởng phát biểu trước Quốc hội, vì nó cần vận dụng không chỉ kiến thức trong
bài học mà còn cả các thông tin về kinh tế-xã hội trong thực tế. Thông qua dự án lần này, em đã có
thêm rất nhiều thông tin bổ ích về vai trò, sự cần thiết, các thành tựu cũng như thực trạng của các Bộ
đối với đất nước.

You might also like