On Tap de Cuong

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TỰ LUẬN ĐỀ CA 1

Câu 1:
● Những đặc điểm của xã hội định hướng nhóm hay đề cao tính tập thể là:
Đặc trưng: Một xã hội cùng chung chia sẻ trách nhiệm về sự sung túc của mỗi thành viên
được gọi là xã hội định hướng theo nhóm. Con người làm việc vì tập thể nhiều hơn các mục
tiêu cá nhân và có trách nhiệm trong nhóm đối với các hành động của họ. Toàn thể các thể
chế xã hội, chính trị, kinh tế và luật pháp phản ánh vai trò chủ yếu của nhóm. Mục tiêu duy trì
sự hài hòa nhóm được minh chứng tốt nhất thông qua cấu trúc gia đình.

- Đề cao lợi ích , giá trị của nhóm : Con người thuộc nền văn hóa định hướng nhóm
thường đặt mục tiêu tạo ra lợi ích , giá trị cho tập thể rất quan trọng trong các hoạt động của
mình. Điều này có thể được giải thích bằng việc họ được lớn lên , sinh sống trong sự bao bọc
của tập thể , rủi ro được chia sẻ từ đó dẫn đến xu hướng chia sẻ lợi ích.

- Đề cao sự ổn định: Các cá nhân trong văn hóa định hướng nhóm có xu hướng hành
động, sinh sống, suy nghĩ theo trường giá trị, chuẩn mực như nhau , có thái độ kỳ thị với các
cá thể khác biệt.

- Đề cao tính hợp tác : dưới ảnh hưởng của đặc điểm đề cao lợi ích tập thể và tính ổn
định, các cá thể trong văn hóa nhóm cũng quan tâm đến tính hợp tác. Theo quan niệm này,
các cá nhân có mối tương tác chặt chẽ với nhau mới tạo ra khối tập thể mạnh , và sức mạnh
tập thể lớn hơn nhiều so với sức mạnh các cá nhân.

● Hai điểm bất lợi của chủ nghĩa tập thể trong thực hành kinh doanh:
- Khả năng sáng tạo:

Trong nền văn hóa định hướng nhóm, các công việc liên quan đến sự sáng tạo không
được thể hiện tốt so với nền văn hóa định hướng cá nhân. Trong một nhóm, chỉ
những định hướng tương đồng với giá trị nhóm mới được khuyến khích sáng tạo và
thể hiện,. Hơn nữa, mục tiêu nhóm cũng tác động đến khả năng sáng tạo. Vói những
vấn đề mang tính thực tiễn thì tập thể không làm tốt bằng cá nhân và trong những nền
văn hóa định hướng nhóm, cá nhân không được thả sức sáng tạo bởi những ảnh hưởng
bởi mục tiêu của nhóm. Mà khả năng sáng tạo là điều rất cần thiết để một doanh
nghiệp có thể cải tiến công nghệ, quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và năng suất
công việc.

- Đánh giá thực hiện công việc:

Họ lấy kết quả chung mà cả nhóm đạt được để định hiệu suất công việc cho mỗi thành viên
trong nhóm mà không đánh giá dựa trên thành tích cá nhân của mỗi người trong nhóm. Điều
này dẫn đến sự không công bằng và gây tâm lí ức chế cho những thành viên trong nhóm khí
công việc bị ảnh hưởng bởi cá nhân nào đó trong nhóm hoặc sự ỉ lại của một số cá nhân ko
chịu làm việc mà dựa dẫm vào người khác, trốn tránh trách nhiệm. Từ đó, làm giảm chất
lượng, hiệu suất của công việc.

Câu 2:

2.1.Lợi ích của dòng vốn FDI vào đối với nước sở tại là:-
1.Tác động chuyển nguồn lực: FDI đóng góp tích cực vào nền kinh tế của nước sở tại
bằng việc cung cấp nguồn lực về vốn,công nghệ,và quản lí không sẵn có => thúc đẩy
tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.

2.Ảnh hưởng việc làm: FDI mang việc làm tới nước sở tại

3.Ảnh hưởng cán cân thanh toán: FDI là sự thay thế cho việc nhập khẩu hàng hóa và
dịch vụ. Ảnh hưởng này có thể cải thiện cán cân tài khoản vãng lai của nước sở tại.Do
đó nước nhận đầu tư đỡ phải nhập khẩu mà còn có thể đem xuất khẩu nữa;

4. Ảnh hưởng tới cạnh tranh và tăng trưởng kinh tế: Đầu tư mới sẽ làm tăng mức độ
cạnh tranh trên thị trường, kéo theo sự giảm giá và cải thiện lợi ích cho người tiêu
dùng.Có thể dẫn đến việc tăng năng suất, đổi mới sản phẩm và công đoạn sản xuất,
tăng trưởng kinh tế cao hơn

2.2. Những lợi ích có thể có của FDI đối với ngành bán lẻ Ấn Độ là:

- Cơ sở hạ tầng phụ trợ như điện lạnh và vận tải được đầu tư cải thiện. Các chuỗi
cung ứng hiện đại được đầu tư giúp giảm thiểu sự hư hỏng của thực phẩm cũng
như năng cao chất lượng và năng suất sản xuất.
- Người tiêu dùng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh gia tăng.
- Cổ phiếu niêm yết của các nhà bán lẻ trong nước tăng vọt
- Khả năng thương lượng của người nông dân được tăng lên. Thay vì bị chèn ép
bởi những bên trung gian phân phối. Nhà bán lẻ nước ngoài có thể tiếp cận trực
tiếp với nông dân và sẽ trả cho nông dân mức giá cao hơn so với những người
buôn bán, phân phối. Đây là cơ hội để người nông dân cải thiện đời sống thông
qua thu nhập tăng lên.

2.3. Kết luận về tư tưởng chính trị của chính phủ Ấn Độ đối với FDI:

Chính phủ Ấn Độ khuyến khích dòng FDI vào nước mình. Vì:

- Cho phép các nhà bán lẻ “một thương hiệu” có thể được 100% vốn sở hữu nước
ngoài

- Năm 2016, chính phủ đưa ra một số các ưu đãi cho các công ty nước ngoài như miễn
100% thuế thu nhập cho năm năm đầu tiên và 25% cho năm năm tiếp theo.

You might also like