Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 322

PGS.TS.

NGUYỄN VĂN YẾN (Chủ biên)


TS. VŨ THỊ HẠNH

GIÁO TRÌNH

CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY

NHÀ XUẤT BẢN XÂY DỰNG


HÀ NỘI – 2015

1
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo trình Truyền động cơ khí được biên soạn phục vụ cho việc dạy và học học phần
Truyền động cơ khí trong các trường đại học và cao đẳng. Giáo trình cung cấp kiến
thức tính toán thiết kế các chi tiết máy truyền động, cơ cấu máy, bộ phận máy làm cơ sở
cho việc thiết kế máy.
Với những kinh nghiệm tích luỹ được trong hơn 30 năm giảng dạy và hướng dẫn đồ
án môn học Truyền động cơ khí trong trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng,
chúng tôi cố gắng trình bày Giáo trình Truyền động cơ khí một cách khoa học, dễ đọc
và dễ hiểu. Các ký hiệu và đơn vị đo dùng trong cuốn sách phù hợp với quy định mới
của Tiêu chuẩn Việt Nam và Tiêu chuẩn Quốc tế.
Sách Giáo trình Truyền động cơ khí có bố cục đơn giản, ngắn gọn, nội dung sát
với các bài giảng, kèm theo các ví dụ cụ thể, để sinh viên dễ hiểu, dễ nhớ. Chúng tôi hy
vọng cuốn sẽ thực sự giúp ích cho sinh viên học tốt học phần Truyền động có khí, đặc
biệt cho việc tự học, tự nghiên cứu trong chương trình đào tạo theo tín chỉ.
Nội dung cuốn sách gồm có 04 phần chính: Những vấn đề cơ bản trong thiết kế
máy và chi tiết máy; Tính thiết kế các chi tiết máy lắp ghép; Tính thiết kế các chi tiết
máy truyền động; Tính thiết kế các chi tiết máy đỡ nối. Để giúp sinh viên tự đánh giá
mức độ hiểu biết về các nội dung đã học, cuối mỗi phần có ghi câu hỏi ôn tập. Trả lời
đúng tất cả các câu hỏi ôn tập, sinh viên sẽ đạt kết quả tốt trong các kỳ thi và kiểm tra
học phần Cơ sở thiết kế máy.
Chúng tôi chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Xây dựng đã tạo điều kiện thuận lợi để
cuốn sách "Giáo trình Cơ sở thiết kế máy" được xuất bản và phát hành rộng rãi.
Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của bạn đọc. Ý kiến đóng góp xin gửi về Khoa Sư phạm
Kỹ thuật, trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng, Số 54 Nguyễn Lương Bằng,
Thành phố Đà Nẵng. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.
Trân trọng.
TÁC GIẢ

2
MỤC LỤC

Trang
Các đơn vị cơ bản và đơn vị phụ 12
Cách tính và chuyển đổi một số đơn vị 12
Các ký hiệu dùng trong Giáo trình Cơ sở thiết kế máy 13
PHẦN I
CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY
Chƣơng 1: Những vấn đề cơ bản trong thiết kế máy và chi tiết máy
1.1. Khái quát về máy và chi tiết máy 18
1.1.1. Máy, bộ phận máy và chi tiết máy 18
1.1.2. Những yêu cầu chủ yếu đối với máy, chi tiết máy 20
1.1.3. Bài toán thiết kế máy 21
1.1.4. Bài toán thiết kế chi tiết máy 22
1.1.5. Một số điểm cần chú ý khi thiết kế chi tiết máy 23
1.2. Tải trọng và ứng suất 24
1.2.1. Tải trọng tác dụng lên máy và chi tiết máy 24
1.2.2. Ứng suất 25
1.3. Độ bền mỏi của chi tiết máy 27
1.3.1. Hiện tƣợng phá hỏng do mỏi 27
1.3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sức bền mỏi của chi tiết máy 29
1.3.3. Các biện pháp nâng cao sức bền mỏi của chi tiết máy 31
1.4. Vật liệu chế tạo chi tiết máy 31
1.4.1. Những yêu cầu đối với vật liệu chế tạo chi tiết máy 31
1.4.2. Các vật liệu thƣờng dùng trong ngành Chế tạo máy 32
1.5. Vấn đề tiêu chuẩn hoá trong thiết kế máy 36
1.5.1. Khái niệm chung về tiêu chuẩn hoá 36
1.5.2. Các đối tƣợng đƣợc tiêu chuẩn hoá trong ngành Chế tạo máy 36
1.5.3. Các cấp tiêu chuẩn hoá 36
1.5.4. Ích lợi của tiêu chuẩn hoá 37
Câu hỏi ôn tập 37
Tài liệu tham khảo 38
Chƣơng 2: Các chỉ tiêu khả năng làm việc chủ yếu của chi tiết máy
2.1. Chỉ tiêu độ bền 39
2.1.1. Yêu cầu về độ bền 39
2.1.2. Cách xác định ứng suất sinh ra trong chi tiết máy 39

3
2.1.3. Cách xác định ứng suất cho phép 41
2.2. Chỉ tiêu độ bền mòn 41
2.3. Chỉ tiêu độ cứng 42
2.3.1. Yêu cầu về độ cứng 42
2.3.2. Cách đánh giá chỉ tiêu độ cứng của chi tiết máy 43
2.4. Chỉ tiêu chịu nhiệt 44
2.4.1. Yêu cầu về chỉ tiêu chịu nhiệt 44
2.4.2. Cách đánh giá chỉ tiêu chịu nhiệt của máy 44
2.5. Chỉ tiêu chịu dao động 45
Câu hỏi ôn tập 46
Tài liệu tham khảo 46
Chƣơng 3: Độ tin cậy của máy và chi tiết máy
3.1. Những vấn đề chung 47
3.2. Cách xác định các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy 48
3.2.1. Tính xác suất làm việc không hỏng R, hỏng F của một đối tƣợng 48
3.2.2. Tính xác suất Rnt và Fnt của một hệ gồm n đối tƣợng mắc nối tiếp 48
3.2.3. Tính xác suất RS và FS của hệ gồm m đối tƣợng mắc song song 48
3.2.4. Xác định cƣờng độ hỏng (t) 49
3.2.5. Xác định thời gian làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên tH 51
3.2.6. Xác định hệ số sử dụng Ksd 51
3.3. Các biện pháp nâng cao độ tin cậy của máy 51
Câu hỏi ôn tập 52
Tài liệu tham khảo 52
PHẦN II
TÍNH THIẾT KẾ CÁC CHI TIẾT MÁY LẮP GHÉP
Giới thiệu các chi tiết máy lắp ghép 53
Chƣơng 4: Mối ghép ren
4.1. Giới thiệu mối ghép ren 56
4.1.1. Mô tả mối ghép ren 56
4.1.2. Các chi tiết máy dùng trong mối ghép ren 57
4.1.3. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép ren 59
4.1.4. Ghi ký hiệu lắp ghép cho mối ghép ren 60
4.1.5. Hiện tƣợng tự nới lỏng và các biện pháp phòng lỏng cho mối
ghép ren 61
4.2. Tính mối ghép ren 62
4.2.1. Các dạng hỏng của mối ghép ren và chỉ tiêu tính toán 62

4
4.2.2. Tính bu lông ghép lỏng chịu lực 63
4.2.3. Tính mối ghép ren xiết chặt không chịu lực 64
4.2.4. Tính mối ghép ren chịu lực ngang 66
4.2.5. Tính bu lông xiết chặt chịu lực dọc trục 67
4.2.6. Tính bu lông xiết chặt chịu lực dọc và lực ngang 69
4.3. Tính mối ghép nhóm bu lông 71
4.4. Xác định ứng suất cho phép của mối ghép ren 71
4.5. Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi sử dụng của mối ghép ren 71
4.5.1. Ƣu điểm của mối ghép ren 71
4.5.2. Nhƣợc điểm của mối ghép ren 72
4.5.3. Phạm vi sử dụng của mối ghép ren 72
4.6. Ví dụ tính mối ghép ren 72
Câu hỏi ôn tập 73
Tài liệu tham khảo 74
Chƣơng 5: Mối ghép đinh tán
5.1. Giới thiệu mối ghép đinh tán 75
5.1.1. Mô tả mối ghép đinh tán 75
5.1.2. Phân loại mối ghép đinh tán 76
5.1.3. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép đinh tán 76
5.2. Tính mối ghép đinh tán 78
5.2.1. Các dạng hỏng của mối ghép đinh tán và chỉ tiêu tính toán 78
5.2.2. Tính mối ghép chắc chịu lực ngang 79
5.2.3. Tính mối ghép chắc chịu mô men uốn 80
5.2.4. Tính mối ghép chắc kín 82
5.2.5. Hệ số bền của mối ghép 82
5.2.6. Xác định ứng suất cho phép của mối ghép đinh tán 83
5.3. Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi sử dụng của mối ghép đinh tán 84
5.3.1. Ƣu điểm của mối ghép đinh tán 84
5.3.2. Nhƣợc điểm của mối ghép đinh tán 84
5.3.3. Phạm vi sử dụng của mối ghép đinh tán 84
5.4. Ví dụ tính mối ghép đinh tán 84
Câu hỏi ôn tập 85
Tài liệu tham khảo 85
Chƣơng 6: Mối hàn
6.1. Giới thiệu mối hàn 87
6.1.1. Cách tạo mối hàn 87

5
6.1.2. Các loại mối hàn 87
6.1.3. Các kích thƣớc chủ yếu của mối hàn 89
6.2. Tính mối hàn giáp mối 89
6.3. Tính mối hàn chồng 90
6.3.1. Sự phá hỏng mối hàn chồng và chỉ tiêu tính toán 90
6.3.2. Tính mối hàn chồng chịu lực 90
6.3.3. Tính mối hàn chồng chịu mô men uốn trong mặt phẳng ghép 92
6.3.4. Tính mối hàn chồng chịu đồng thời lực và mô men trong mặt
ghép 94
6.4. Tính mối hàn góc 95
6.5. Tính mối hàn tiếp xúc 95
6.6. Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi sử dụng của mối hàn 96
6.6.1. Ƣu điểm của mối hàn 96
6.6.2. Nhƣợc điểm của mối hàn 96
6.6.3. Phạm vi sử dụng của mối hàn 96
6.7. Ví dụ tính mối hàn 97
Câu hỏi ôn tập 97
Tài liệu tham khảo 98
Chƣơng 7: Mối ghép then, mối ghép then hoa
7.1. Mối ghép then 99
7.1.1. Giới thiệu mối ghép then 99
7.1.2. Các kích thƣớc chủ yếu của mối ghép then bằng 101
7.1.3. Tính mối ghép then bằng 102
7.2. Mối ghép then hoa 103
7.2.1. Giới thiệu mối ghép then hoa 103
7.2.2. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép then hoa 105
7.2.3. Tính mối ghép then hoa 106
7.3. Đánh giá mối ghép then, mối ghép then hoa 107
7.3.1. Ƣu điểm của mối ghép then, then hoa 107
7.3.2. Nhƣợc điểm của mối ghép then, then hoa 108
7.3.3. Phạm vi sử dụng của mối ghép then, then hoa 108
7.4. Ví dụ tính mối ghép then 108
Câu hỏi ôn tập 109
Tài liệu tham khảo 109
Chƣơng 8: Mối ghép độ dôi
8.1. Giới thiệu mối ghép độ dôi 110

6
8.1.1. Mô tả mối ghép độ dôi 110
8.1.2. Phƣơng pháp lắp tạo mối ghép độ dôi 110
8.1.3. Các kích thƣớc chủ yếu của mối ghép độ dôi 112
8.2. Tính mối ghép độ dôi 112
8.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán mối ghép độ dôi 112
8.2.2. Tính mối ghép độ dôi chịu mô men xoắn 113
8.3. Ƣu nhƣợc điểm và phạm vi sử dụng của mối ghép độ dôi 116
8.3.1. Ƣu điểm của mối ghép độ dôi 116
8.3.2. Nhƣợc điểm mối ghép độ dôi 116
8.3.3. Phạm vi sử dụng mối ghép độ dôi 116
Câu hỏi ôn tập 117
Tài liệu tham khảo 117
PHẦN III
TÍNH THIẾT KẾ CÁC CHI TIẾT MÁY TRUYỀN ĐỘNG
Giới thiệu các chi tiết máy truyền động 118
Chƣơng 9: Bộ truyền bánh răng
9.1. Giới thiệu bộ truyền bánh răng 120
9.1.1. Mô tả bộ truyền bánh răng 120
9.1.2. Phân loại bộ truyền bánh răng 121
9.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng trụ răng
thẳng 123
9.1.4. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng trụ răng
nghiêng 124
9.1.5. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng nón răng
thẳng 126
9.1.6. Độ chính xác của bộ truyền bánh răng 127
9.1.7. Tải trọng và ứng suất trong bộ truyền bánh răng 128
9.1.8. Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền bánh răng 131
9.2. Tính bộ truyền bánh răng 133
9.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán bộ truyền bánh răng 133
9.2.2. Tính bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền tiếp xúc 135
9.2.3. Tính bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền uốn 137
9.2.4. Tính bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng và răng chữ V 140
9.2.5. Tính bộ truyền bánh răng nón răng thẳng 144
9.2.6. Kiểm tra bộ truyền bánh răng theo tải trọng quá tải 147
9.2.7. Chọn vật liệu chế tạo bánh răng và ứng suất cho phép 148

7
9.2.8. Trình tự thiết kế bộ truyền bánh răng 150
9.3. Đánh giá bộ truyền bánh răng 151
9.3.1. Ƣu điểm của bộ truyền bánh răng 151
9.3.2. Nhƣợc điểm của bộ truyền bánh răng 152
9.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền bánh răng 152
9.4. Ví dụ tính bộ truyền bánh răng 152
Câu hỏi ôn tập 156
Tài liệu tham khảo 156
Chƣơng 10: Bộ truyền trục vít
10.1. Giới thiệu bộ truyền trục vít 158
10.1.1. Mô tả bộ truyền trục vít 158
10.1.2. Phân loại bộ truyền trục vít 159
10.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít 160
10.1.4. Độ chính xác chế tạo của bộ truyền trục vít 162
10.1.5. Tải trọng và ứng suất trong bộ truyền trục vít 163
10.1.6. Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền trục vít 164
10.1.7. Kết cấu của trục vít, bánh vít 164
10.2. Tính bộ truyền trục vít 165
10.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền trục vít và chỉ tiêu tính toán 165
10.2.2. Tính bộ truyền trục vít theo sức bền tiếp xúc 167
10.2.3. Tính bộ truyền trục vít theo sức bền uốn 168
10.2.4. Tính bộ truyền trục vít theo điều kiện chịu nhiệt 169
10.2.5. Tính trục vít theo điều kiện ổn định 171
10.2.6. Kiểm tra bộ truyền trục vít theo tải trọng quá tải 172
10.2.7. Chọn vật liệu và ứng suất cho phép cho bộ truyền trục vít 172
10.2.8. Trình tự thiết kế bộ truyền trục vít 173
10.3. Đánh giá bộ truyền trục vít 175
10.3.1. Ƣu điểm của bộ truyền trục vít 175
10.3.2. Nhƣợc điểm của bộ truyền trục vít 175
10.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền trục vít 176
10.4. Ví dụ tính bộ truyền trục vít 176
Câu hỏi ôn tập 179
Tài liệu tham khảo 180
Chƣơng 11: Bộ truyền đai
11.1. Giới thiệu bộ truyền đai 181
11.1.1. Mô tả bộ truyền đai 181

8
11.1.2. Phân loại bộ truyền đai 182
11.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền đai 184
11.1.4. Lực tác dụng trong bộ truyền đai 185
11.1.5. Ứng suất trong đai 185
11.1.6. Sự trƣợt trong bộ truyền đai 186
11.1.7. Đƣờng cong trƣợt và đƣờng cong hiệu suất 187
11.2. Tính bộ truyền đai 188
11.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền đai và chỉ tiêu tính toán 188
11.2.2. Tính bộ truyền đai theo ứng suất có ích 189
11.2.3. Tính bộ truyền đai theo độ bền lâu 194
11.2.4. Tính bộ truyền đai theo khả năng kéo 195
11.2.5. Trình tự thiết kế bộ truyền đai dẹt 196
11.2.6. Trình tự thiết kế bộ truyền đai thang 198
11.3. Đánh giá bộ truyền đai 199
11.3.1. Ƣu điểm của bộ truyền đai 199
11.3.2. Nhƣợc điểm của bộ truyền đai 200
11.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền đai 200
11.4. Ví dụ tính bộ truyền đai 200
Câu hỏi ôn tập 202
Tài liệu tham khảo 203
Chƣơng 12: Bộ truyền xích
12.1. Giới thiệu bộ truyền xích 204
12.1.1. Mô tả bộ truyền xích 204
12.1.2. Phân loại bộ truyền xích 205
12.1.3. Thông số hình học của bộ truyền xích ống con lăn 206
12.1.4. Vận tốc và tỷ số truyền của bộ truyền xích 208
12.1.5. Lực tác dụng trong bộ truyền xích 208
12.2. Tính bộ truyền xích 209
12.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán bộ truyền xích 209
12.2.2. Tính bộ truyền xích ống con lăn 211
12.2.3. Trình tự thiết kế bộ truyền xích 215
12.3. Đánh giá bộ truyền xích 215
12.3.1. Ƣu điểm của bộ truyền xích 215
12.3.2. Nhƣợc điểm của bộ truyền xích 216
12.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền xích 216
12.4. Ví dụ tính bộ truyền xích 216

9
Câu hỏi ôn tập 218
Tài liệu tham khảo 218
Chƣơng 13: Bộ truyền vít - đai ốc
13.1. Giới thiệu bộ truyền vít - đai ốc 220
13.1.1. Mô tả bộ truyền vít - đai ốc 220
13.1.2. Phân loại bộ truyền vít - đai ốc 221
13.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền vít - đai ốc 222
13.1.4. Vận tốc và tỷ số truyền của bộ truyền vít - đai ốc 223
13.2. Tính bộ truyền vít - đai ốc 224
13.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền vít - đai ốc và chỉ tiêu tính toán 226
13.2.2. Tính bộ truyền vít - đai ốc theo độ bền mòn 227
13.2.3. Tính kiểm tra trục vít theo điều kiện ổn định 228
13.2.4. Tính bộ truyền vít - đai ốc theo độ bền 229
13.2.5. Tính bộ truyền vít đai ốc bi 231
13.2.5. Trình tự thiết kế bộ truyền vít - đai ốc 231
13.3. Đánh giá bộ truyền vít - đai ốc 231
13.3.1. Ƣu điểm của bộ truyền vít - đai ốc 231
13.3.2. Nhƣợc điểm của bộ truyền vít - đai ốc 232
13.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền vít - đai ốc 232
13.4. Ví dụ tính bộ truyền vít - đai ốc 232
Câu hỏi ôn tập 233
Tài liệu tham khảo 233
Chƣơng 14: Bộ truyền bánh ma sát
14.1. Giới thiệu bộ truyền bánh ma sát 235
14.1.1. Mô tả bộ truyền bánh ma sát 235
14.1.2. Phân loại bộ truyền bánh ma sát 236
14.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh ma sát 237
14.1.4. Sự trƣợt trong bộ truyền bánh ma sát 237
14.1.5. Vận tốc và tỷ số truyền của bộ truyền bánh ma sát 238
14.1.6. Lực tác dụng trong bộ truyền bánh ma sát 239
14.2. Tính bộ truyền bánh ma sát 240
14.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán 240
14.2.2. Tính bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu kim loại 241
14.2.3. Tính bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại 243
14.3. Đánh giá bộ truyền bánh ma sát 244
14.3.1. Ƣu điểm của bộ truyền bánh ma sát 244

10
14.3.2. Nhƣợc điểm của bộ truyền bánh ma sát 244
14.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền bánh ma sát 244
Câu hỏi ôn tập 245
Tài liệu tham khảo 245
PHẦN IV
TÍNH THIẾT KẾ CÁC CHI TIẾT MÁY ĐỠ NỐI
Giới thiệu các chi tiết máy đỡ nối 246
Chƣơng 15: Trục
15.1. Giới thiệu trục 248
15.1.1. Mô tả trục 248
15.1.2. Phân loại trục 248
15.1.3. Các bộ phận chính của trục 249
15.1.4. Các thông số hình học chủ yếu của trục 250
15.1.5. Một số điểm cần chú ý khi chọn kết cấu trục 251
15.2. Tính trục 252
15.2.1. Các dạng hỏng của trục và chỉ tiêu tính toán 252
15.2.2. Tính kiểm tra trục theo chỉ tiêu gần đúng 254
15.2.3. Tính thiết kế trục theo chỉ tiêu gần đúng 255
15.2.4. Kiểm tra trục theo chỉ tiêu chính xác 156
15.2.5. Thiết kế trục theo chỉ tiêu chính xác 158
15.2.6. Tính kiểm tra trục theo tải trọng quá tải 259
15.2.7. Vật liệu chế tạo trục và ứng suất cho phép 260
15.3. Ví dụ tính trục 261
Câu hỏi ôn tập 265
Tài liệu tham khảo 265
Chƣơng 16: Ổ lăn
16.1. Giới thiệu ổ lăn 267
16.1.1. Mô tả ổ lăn 267
16.1.2. Phân loại ổ lăn 268
16.1.3. Kích thƣớc chủ yếu của ổ lăn 269
16.1.4. Các loại ổ lăn thƣờng dùng 270
16.1.5. Độ chính xác của ổ lăn, cách ghi ký hiệu ổ lăn 270
16.1.6. Phân bố tải trọng trên các con lăn và ứng suất tiếp xúc 272
16.1.7. Một số điểm chú ý khi chọn ổ lăn 273
16.2. Tính ổ lăn 273
16.2.1. Các dạng hỏng của ổ lăn và chỉ tiêu tính toán 273

11
16.2.2. Tính ổ lăn theo khả năng tải động 274
16.2.3. Tính ổ lăn theo khả năng tải tĩnh 277
16.3. Ví dụ tính ổ lăn 287
Câu hỏi ôn tập 289
Tài liệu tham khảo 289
Chƣơng 17: Ổ trƣợt
17.1. Giới thiệu ổ trƣợt 290
17.1.1. Mô tả ổ trƣợt 290
17.1.2. Phân loại ổ trƣợt 291
17.1.3. Các kích thƣớc chủ yếu của ổ trƣợt 292
17.1.4. Các kiểu ma sát trong ổ trƣợt 293
17.1.5. Tạo ma sát ƣớt trong ổ trƣợt bằng bôi trơn thủy động 294
17.2. Tính ổ trƣợt 296
17.2.1. Các dạng hỏng của ổ trƣợt và chỉ tiêu tính toán 296
17.2.2. Tính ổ trƣợt theo [p] hoặc [p.v] 297
17.2.3. Tính ổ trƣợt bôi trơn ma sát ƣớt bằng thủy động 298
17.2.4. Tính ổ trƣợt theo điều kiện chịu nhiệt 300
17.2.5. Vật liệu chế tạo lót ổ 301
17.2.6. Trình tự thiết kế ổ trƣợt 302
17.3. So sánh ổ lăn với ổ trƣợt 303
16.3.1. Ƣu điểm của ổ lăn so với ổ trƣợt 303
16.3.2. Nhƣợc điểm của ổ lăn so với ổ trƣợt 303
16.3.3. Phạm vi sử dụng của ổ lăn so với ổ trƣợt 303
Câu hỏi ôn tập 304
Tài liệu tham khảo 304
Chƣơng 18: Khớp nối
18.1. Giới thiệu khớp nối 305
18.1.1. Mô tả khớp nối 305
18.1.2. Phân loại khớp nối 306
18.1.3. Thông số chủ yếu của khớp nối 309
18.2. Tính khớp nối 310
18.2.1. Phƣơng pháp tính chọn khớp nối 310
18.2.2. Ví dụ tính thiết kế khớp nối 311
18.2.3. Ví dụ tính kiểm tra khớp nối 313
Câu hỏi ôn tập 314
Tài liệu tham khảo 314

12
Chƣơng 19: Lò xo
19.1. Giới thiệu lò xo 315
19.1.1. Mô tả lò xo 315
19.1.2. Phân loại lò xo 315
19.1.3. Thông số chủ yếu của lò xo 317
19.2. Tính lò xo 318
19.2.1. Tải trọng và ứng suất trong lò xo 318
19.2.2. Tính lò xo chịu kéo, nén 318
19.2.3. Tính lò xo chịu xoắn 320
19.2.4. Trình tự thiết kế lò xo 321
Câu hỏi ôn tập 321
Tài liệu tham khảo 321

13
CÁC ĐƠN VỊ CƠ BẢN
1- Đơn vị đo chiều dài: mét Ký hiệu là: m
2- Đơn vị đo khối lƣợng: kilôgam Ký hiệu là: kg
3- Đơn vị đo thời gian: giây Ký hiệu là: s
4- Đơn vị đo cƣờng độ dòng điện: Ampe Ký hiệu là: A
0
5- Đơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học: Độ Kenvin Ký hiệu là: K
6- Đơn vị đo cƣờng độ sáng: Canđela Ký hiệu là: cd

CÁC ĐƠN VỊ PHỤ


1- Đơn vị đo góc phẳng: Rađian Ký hiệu là: rad
2- Đơn vị đo góc khối: Stêradian Ký hiệu là: sr

CÁCH TÍNH VÀ CHUYỂN ĐỔI MỘT SỐ ĐƠN VỊ


Đơn vị đo công: Jun 1 J = 1 N.m
Đơn vị đo nhiệt lƣợng: calo 1 cal = 4,1858 J
Đơn vị đo công suất: Oát 1 W = 1 N.m/s
Đơn vị đo công suất: Mã lực 1 ml = 735,45 W
Đơn vị đo lực: Nuitơn 1 N = 1 kg.m/s2
Đơn vị đo lực: Kilôgam lực 1 kG = 9,80665 N
Đơn vị đo khối lƣợng: ao-xơ 1 oz = 28,35 gam
Đơn vị đo khối lƣợng: Pao 1 Ib = 0,454 kg
Đơn vị đo khối lƣợng: Ston 1 St = 6,4 kg
Đơn vị đo khối lƣợng: hundredeweight 1 Cwt = 1/20 tấn
Đơn vị đo áp suất: Pascal 1 Pa = N/m2
Đơn vị đo áp suất: Bar 1 bar = 105 Pa
Đơn vị đo áp suất: Atmốtphe 1 at = 98066,5 Pa
Đơn vị đo chiều dài: in-sơ 1” = 24,5 mm
Đơn vị đo chiều dài: Phút/phít 1 ft = 12 insơ
Đơn vị đo chiều dài: Yat - thƣớc Anh 1 Ya = 0,9144 m
Đơn vị đo chiều dài: Dặm 1 ml = 1,6 km
Đơn vị đo góc: radian 1 rad = 57017’44,8”
Đơn vị đo thể tích chất lỏng: Panh 1 Pt = 0,568 lit
Đơn vị đo thể tích chất lỏng: ao-xơ l oz = 1/6 panh
Đơn vị đo thể tích chất lỏng: Lít Anh 1 qt = 1,14 lit
Đơn vị đo thể tích chất lỏng: ga-lông 1gall = 4,5 lit
Đơn vị đo tần số: Hec 1 Hz = 1/s

14
CÁC KÝ HIỆU DÙNG TRONG GIÁO TRÌNH CƠ SỞ THIẾT KẾ MÁY

TT. Ký hiệu Đơn vị Tên gọi


1 a mm Khoảng cách giữa hai trục của bộ truyền đai,
bộ truyền xích.
2 aw mm Khoảng cách giữa hai trục của bộ truyền bánh
răng, bộ truyền trục vít - bánh vít.
3 a0 mm Khoảng cách giữa trục dao gia công và bánh
răng đƣợc gia công.
2
4 A mm Diện tích tiết diện.
5 A J Công của một lực chuyển động.
6 b mm Chiều rộng của then, chiều rộng dây đai.
7 B mm Chiều rộng của bánh răng, bánh vít, bánh đai,
đĩa xích, ổ lăn.
8 c* Hệ số khe hở chân răng của bộ truyền bánh
răng, trục vít - bánh vít.
9 C Hệ số tải trọng động của ổ lăn; hệ số độ cứng.
10 [C] Hệ số tải trọng động cho phép của ổ lăn, còn
gọi là hệ số khả năng tải động của ổ.
11 C0 Hệ số tải trọng tĩnh của ổ lăn.
12 [C0] Hệ số tải trọng tĩnh cho phép của ổ lăn, hay
còn gọi là hệ số khả năng tải tĩnh của ổ.
13 d mm Đƣờng kính trục, đƣờng kính vòng chia của
bánh răng, bánh vít, đĩa xích, trục vít.
14 da mm Đƣờng kính vòng tròn đỉnh răng.
15 df mm Đƣờng kính vòng tròn chân răng.
16 db mm Đƣờng kính vòng tròn cơ sở.
17 D mm Đƣờng kính vòng ngoài của ổ lăn, đƣờng kính
vòng tròn qua tâm các chốt ở khớp nối.
18 e mm Độ lệch giữa hai đƣờng tâm của hai trục.
19 E MPa, N/mm Mô đun đàn hồi của vật liệu, 1 MPa=1 N/mm2.
2

20 f Hệ số ma sát trƣợt của hai bề mặt.


21 F N Lực tác dụng lên một vật.
22 Fa N Lực tác dụng theo phƣơng dọc trục.
23 Fn N Lực tác dụng theo phƣơng pháp tuyến.
24 Fr N Lực tác dụng hƣớng tâm.
25 Ft N Lực tác dụng theo phƣơng tiếp tuyến.

15
26 F0 N Lực căng ban đầu trong bộ truyền đai.
27 g mm Chiều dài đoạn ăn khớp của cặp bánh răng.
28 G MPa Mô đun đàn hồi trƣợt của vật liệu.
29 G N, kG Trọng lƣợng của vật, 1 kG = 9,80665 N.
30 h mm Chiều cao của răng, của then, dây đai,
đơn vị đo thời gian - giờ.
31 ha* Hệ số chiều cao đỉnh răng.
32 H mm Chiều cao của đai ốc.
33 J mm4 Mô men quán tính của tiết diện trục, dầm.
34 J0 mm4 Mô men quán tính độc cực của tiết diện trục.
35 k mm Kích thƣớc của tiết diện mối hàn chồng.
36 K Hệ số tăng tải trọng, các hệ số tính toán khác
có kèm thêm chỉ số.
37 l mm Kích thƣớc chiều dài.
38 L mm Chiều dài mặt nón, chiều dài dây đai, dây xích.
39 L Số triệu vòng quay của ổ lăn.
40 m Mũ của đƣờng cong mỏi, đơn vị đo chiều dài.
41 m kg Khối lƣợng của vật.
42 m mm Mô đun của răng bánh răng, bánh vít.
43 mt mm Mô đun của răng đo trên mặt phẳng mút (Mặt đầu).
44 mn mm Mô đun của răng đo trên mặt phẳng pháp.
45 M N.mm Mô men uốn.
46 n v/ph Số vòng quay.
47 N mm Độ dôi của mối ghép trụ trơn.
48 N Số chu kỳ ứng suất, đơn vị đo lực.
49 NO Số chu kỳ cơ sở trong đƣờng cong mỏi.
50 NX Số mắt xích của dây xích.
51 p MPa Áp suất.
52 p mm Bƣớc răng đo trên vòng tròn chia.
53 pb mm Bƣớc răng đo trên vòng tròn cơ sở.
54 pr mm Bƣớc ren.
55 px mm Bƣớc xích.
56 P kW Công suất.
57 q Hệ số đƣờng kính trục vít.
58 qn N/mm Cƣờng độ tải trọng.
59 Q N Tải trọng quy đổi trong tính ổ lăn.
60 r Hệ số chu kỳ ứng suất.
61 r mm Bán kính vòng tròn, cung tròn.

16
62 s Đơn vị đo thời gian - giây.
63 s mm Chiều dày răng đo trên vòng tròn chia.
64 sa mm Chiều dày răng đo trên vòng tròn đỉnh răng.
65 sf mm Chiều dày răng đo trên vòng tròn chân răng.
66 S Hệ số an toàn.
67 S mm Khe hở của mối ghép trụ trơn.
68 t h Thời gian làm việc của chi tiết máy, của máy.
69 tb h Tuổi bền của chi tiết máy, của máy.
70 T N.mm Mô men xoắn.
71 u Tỷ số truyền của bộ truyền.
72 U Số vòng chạy của đai trong một giây.
73 v m/s Vận tốc chuyển động.
74 V Hệ số vòng nào quay trong ổ lăn.
75 V m3 Thể tích của vật.
76 x Hệ số dịch dao khi gia công bánh răng, bánh
vít, trục vít; còn gọi là hệ số dịch chỉnh.
77 xt Tổng hệ số dịch dao của bộ truyền bánh răng.
78 y Hệ số giảm chiều cao đỉnh răng.
79 y mm Độ võng của trục, của dầm chịu uốn.
80 YF Hệ số dạng răng.
81 z Số răng của bánh răng, bánh vít, số mối ren
của trục vít, số luợng bu lông, đinh tán.
82 ztđ Số răng tƣởng tƣợng của bánh răng tƣơng
đƣơng, bánh vít tƣơng đƣơng.
83 ZH Hệ số kể đến đƣờng biên dạng răng trong tính
toán bộ truyền bánh răng.
84 ZM Hệ số kể đến vật liệu trong tính bánh răng.
85 Ze Hệ số kể đến trùng khớp trong tính toán bộ
truyền bánh răng.
86  rad, O Góc profil thanh răng sinh (góc áp lực trên
vòng tròn chia), góc tiếp xúc trong ổ đỡ chặn.
87 w rad, O Góc ăn khớp (góc áp lực trên vòng tròn lăn).
88 wt rad, O Góc ăn khớp đo trên mặt phẳng mút.
89 wn rad, O Góc ăn khớp đo trên mặt phẳng pháp.
90  rad, O Góc nghiêng của đƣờng răng so với đƣờng
sinh của mặt trụ, hoặc mặt nón chia.
91  Độ lệch tâm tƣơng đối trong ổ trƣợt.

17
92  Độ hở tƣơng đối trong ổ trƣợt.
93  rad,O
Góc đỉnh của mặt nón ma sát, góc đỉnh của
mặt nón chia trong bánh răng côn.
94 f rad, O
Góc đỉnh của mặt nón chân răng.
95 l mm Độ dãn dài của một vật.
96  Hệ số trùng khớp, còn gọi là hệ số trùng khớp
ngang của bộ truyền bánh răng.
97  Hệ số trùng khớp dọc.
98  Hệ số khả năng tải của lớp dầu trong ổ trƣợt.
99  rad, O
Góc nâng của đƣờng xoắn vít.
100  Hiệu suất truyền động.
101  Hệ số kéo của bộ truyền đai.
102  rad, 0
Góc xoắn của trục, của dầm chịu xoắn.
103  mm Bƣớc xoắn của đƣờng xoắn vít.
104  -1 2
P, (10 Ns/m ) Độ nhớt động lực.
105  Hệ số poisson (poát xông) của vật liệu.
106  mm Hệ số ma sát lăn.
107  -4 2
St, (10 m /s) Độ nhớt động.
108  O
C Nhiệt độ bách phân.
109  rad, O
Góc xoay của tiết diện dầm, khi dầm chịu uốn.
110  mm Bán kính cong tại một điểm của đƣờng cong.
111  MPa, (N/mm ) 2
Ứng suất pháp.
2
112 [] MPa, (N/mm ) Ứng suất pháp cho phép.
113 ch MPa, (N/mm ) 2
Giới hạn chảy của vật liệu.
114 b MPa, (N/mm ) 2
Giới hạn bền của vật liệu.
115 r MPa, (N/mm ) 2
Giới hạn mỏi dài hạn của vật liệu.
116 rN MPa, (N/mm ) 2
Giới hạn mỏi ngắn hạn của vật liệu.
117 0 MPa, (N/mm ) 2
Giới hạn mỏi ứng với chu kỳ mạch động.
118 -1 MPa, (N/mm ) 2
Giới hạn mỏi ứng với chu kỳ đối xứng.
119  MPa, (N/mm ) 2
Ứng suất tiếp.
2
120 [] MPa, (N/mm ) Ứng suất tiếp cho phép.
121  rad/s Vận tốc góc của vật quay.
122  cal, kcal Nhiệt lƣợng.
123  Hệ số trƣợt trong bộ truyền đai, bộ truyền
bánh ma sát

18
PHẦN I

CƠ SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY

Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
TRONG THIẾT KẾ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY

1.1. KHÁI QUÁT VỀ MÁY VÀ CHI TIẾT MÁY


1.1.1. Máy, bộ phận máy và chi tiết máy
a- Máy
Trong thực tế, chúng ta gặp rất nhiều loại máy khác nhau. Ví dụ: máy bay, máy cày,
máy bơm, máy khoan, máy mài, xe máy, ô tô, tàu hỏa, cần trục, máy phát điện, động cơ
điện, tay máy, ngƣời máy, máy gặt đập liên hợp, ... Mỗi máy thực hiện một chức năng
nhất định, phục vụ cho lợi ích của ngƣời sử dụng.
Có thể định nghĩa nhƣ sau: Máy là công cụ lao động phức tạp thực hiện một chức
năng nhất định phục vụ cho lợi ích của con ngƣời.
Máy có thể phân loại thành 4 nhóm:
- Nhóm máy công tác: Mỗi máy thực hiện một công việc nhất định, thay thế lao động
thủ công của con ngƣời, máy hoạt động theo sự điều khiển của ngƣời sử dụng. Ví dụ
nhƣ: máy cày, máy mài, ô tô, máy bay, xe máy.

19
- Nhóm máy tự động: Bao gồm những máy công tác, họat động tự động theo một
chƣơng trình có sẵn do con ngƣời điều chỉnh. Ví dụ: dây chuyền đóng nắp chai bia tự
động, máy tiện tự động, ngƣời máy, máy phay CNC.
- Nhóm máy liên hợp: Mỗi máy là tập hợp của vài máy công tác, để thực hiện hoàn
chỉnh một công việc nào đó. Ví dụ: máy gặt đập liên hợp, bao gồm một máy cắt, một
máy đập và một máy phân loại, ba máy liên kết với nhau tạo thành một máy liên hợp.
- Nhóm máy biến đổi năng lƣợng: Đó là các máy biến năng lƣợng từ dạng này sang
dạng khác. Ví dụ: động cơ điện biến điện năng thành cơ năng, máy phát điện biến cơ
năng thành điện năng.
Giáo trình Chi tiết máy chỉ quan tâm nghiên cứu nhóm máy công tác.
b- Bộ phận máy
Mỗi máy công tác thƣờng có 3 bộ 3
phận chính (Hình 1-1): H
G
- Bộ phận phát động 1, cung cấp 2
1 T
nguồn động lực cho máy họat động. Bộ
phận phát động có thể là động cơ điện,
động cơ đốt trong, tay quay, bàn đạp.
Đây là bộ phận không thể thiếu đƣợc FQ
trong một máy.
- Bộ phận công tác 2, là bộ phận
Hình 1-1: Sơ đồ các bộ phận máy
thực hiện chức năng quy định của máy,
các máy khác nhau sẽ có bộ phận công
tác khác nhau. Ví dụ: tang quấn cáp để nâng hạ vật nặng, lƣỡi cày trong máy cày, trục
đá mài trong máy mài, trục chính và bàn xe dao trong máy tiện. Các máy khác nhau có
bộ phận công tác khác nhau. Đây cũng là bộ phận không thể thiếu đƣợc của một máy.
- Bộ phận truyền dẫn động 3, là bộ phận nối giữa bộ phận phát động và bộ phận công
tác. Bộ phận truyền dẫn động có nhiệm vụ thay đổi tốc độ chuyển động, biển đổi quy
luật chuyển động, thay đổi chiều chuyển động hoặc đảm bảo một khoảng cách nhất định
giữa bộ phận phát động và bộ phận công tác. Ví dụ: bộ truyền đai, bộ truyền xích, hộp
tốc độ.
Trong một số loại máy đơn giản có thể không có bộ phận truyền dẫn động.
c - Chi tiết máy
Khi chúng ta tháo rời một máy, một bộ phận máy sẽ nhận đƣợc những phần tử nhỏ
của máy. Ví dụ nhƣ: bu lông, đai ốc, bánh răng, trục. Nếu tiếp tục tách rời các phần tử
này thì nó không còn công dụng nữa. Các phần tử nhỏ của máy đƣợc gọi là chi tiết máy.

20
Có thể định nghĩa nhƣ sau: Chi tiết máy là phần tử cơ bản đầu tiên cấu thành nên
máy, có hình dạng và kích thƣớc xác định, có công dụng nhất định trong máy.
Chi tiết máy đƣợc phân thành 2 nhóm:
- Nhóm chi tiết máy có công dụng chung. Bao gồm các chi tiết máy đƣợc sử dụng
trong nhiều loại máy khác nhau. Trong các loại máy khác nhau, chi tiết máy có hình
dạng và công dụng nhƣ nhau. Ví dụ: bánh răng, khớp nối, trục, bu lông, ổ lăn.
- Nhóm chi tiết máy có công dụng riêng. Bao gồm các chi tiết máy chỉ đƣợc sử dụng
trong một loại máy nhất định. Trong các lọai máy khác nhau, hình dạng, công dụng của
chi tiết máy là khác nhau. Ví dụ: trục khuỷu, tua bin, thân máy.
Trong giáo trình Chi tiết máy, chúng ta chỉ nghiên cứu các chi tiết máy có công dụng
chung.
1.1.2. Những yêu cầu chủ yếu đối với máy
Trƣớc khi nghiên cứu thiết kế máy, chúng ta cần biết nhƣ thế nào là một máy tốt. Để
làm đƣợc điều đó, cần biết các thông số đánh giá chất lƣợng của máy, hay những yêu
cầu chủ yếu đối với máy.
Một bản thiết kế máy đƣợc gọi là hợp lý, khi máy thỏa mãn 6 yêu cầu chủ yếu sau:
- Máy có hiệu quả sử dụng cao, thể hiện ở chỗ:
Tiêu tốn ít năng lƣợng cho một sản phẩm gia công trên máy,
Năng suất gia công cao,
Độ chính xác của sản phẩm gia công trên máy cao,
Chi phí sử dụng máy thấp,
Kích thƣớc, khối lƣợng của máy hợp lý.
- Máy có khả năng làm việc cao: máy hoàn thành tốt chức năng đã định trong điều
kiện làm việc của cơ sở sản xuất, luôn luôn đủ bền, đủ cứng, chịu đƣợc nhiệt độ, độ ẩm
của môi trƣờng, không bị rung động quá mức.
- Máy có độ tin cậy cao: máy luôn luôn họat động tốt, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật
theo thiết kế. Trong suốt thời gian sử dụng, máy ít bị hỏng hóc, chi phí cho việc sửa
chữa thấp.
- An toàn trong sử dụng: không gây nguy hiểm cho ngƣời sử dụng, cho các máy, bộ
phận máy khác, khi máy làm việc bình thƣờng và ngay cả khi máy có sự cố hỏng hóc.
- Máy có tính công nghệ cao, thể hiện ở chỗ:
Kết cấu của máy phải phù hợp với điều kiện và quy mô sản xuất,
Kết cấu của các chi tiết máy đơn giản, hợp lý,
Cấp chính xác và cấp độ nhám chọn đúng mức,
Chọn phƣơng pháp chế tạo phôi hợp lý.

21
- Máy có tính kinh tế cao, thể hiện ở chỗ:
Công sức và phí tổn cho thiết kế là ít nhất,
Vật liệu chế tạo các chi tiết máy rẻ tiền, dễ cung cấp,
Dễ gia công, chi phí cho chế tạo là ít nhất,
Giá thành của máy là thấp nhất.
1.1.3. Bài toán thiết kế máy
Số liệu thiết kế
Trƣớc khi bắt đầu thiết kế một máy, chúng ta phải biết các số liệu sau đây:
- Chức năng của máy, hay công việc chính của máy.
- Sản phẩm gia công trên máy. Hình dạng, kích thƣớc, vật liệu, độ chính xác của sản
phẩm đƣợc máy tạo ra?
- Năng suất gia công trên máy. Cần gia công bao nhiêu sản phẩm trong 1 giờ?
- Tuổi thọ của máy, hay thời gian sử dụng máy cho đến lúc bỏ đi?
- Yêu cầu về kích thƣớc, khối lƣợng của máy?
- Đặc điểm của môi trƣờng máy sẽ làm việc?
- Số lƣợng máy cần chế tạo (Chế tạo bao nhiêu chiếc)?
- Các yêu cầu khác?
Các bước thiết kế
Công việc thiết kế đƣợc tiến hành theo 7 bƣớc:
1. Xác định nguyên lý làm việc và chế độ làm việc của máy. Nên tham khảo các máy
hiện có để chọn nguyên lý làm việc (các chuyển động chính của bộ phận công tác để
tạo ra sản phẩm) thích hợp. Chế độ làm việc của máy, cơ cấu máy (Ví dụ: chế độ
nhẹ, trung bình, nặng, rất nặng) có liên quan đến việc chọn giá trị các hệ số tính toán
trong quá trình xác định kích thƣớc của chi tiết máy.
2. Lập sơ đồ chung toàn máy, sơ đồ các bộ phận máy. Sơ đồ (hay sơ đồ động của máy)
phải thỏa mãn yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế. Cần lập một vài phƣơng án sơ đồ máy,
sau đó so sánh chọn phƣơng án tốt nhất.
3. Xác định tải trọng tác dụng lên máy, bộ phận máy và từng chi tiết máy. Đây là bƣớc
quan trọng. Nếu xác định không đúng tải trọng, chúng ta sẽ thiết kế ra máy hoặc là
không đủ bền, hoặc là không đảm đảm bảo tính kinh tế.
4. Tính toán thiết kế các chi tiết máy. Xác định hình dạng, kích thƣớc, vẽ kết cấu của
từng chi tiết máy.
5. Lập quy trình công nghệ gia công từng chi tiết máy.
6. Lập quy trình lắp ráp các bộ phận máy và lắp ráp toàn máy.

22
7. Lập hồ sơ thiết kế cho máy: Lập các bản vẽ, bản thuyết minh, tài liệu hƣớng dẫn sử
dụng và sửa chữa máy.
1.1.4. Bài toán thiết kế chi tiết máy
Để thực hiện bƣớc thứ 4 trong quy trình thiết kế máy, chúng ta phải tính toán thiết kế
từng chi tiết máy.
Số liệu thiết kế
Trƣớc khi thực hiện thiết kế chi tiết máy, cần phải biết các số liệu:
- Các tải trọng tác dụng lên chi tiết máy: cƣờng độ, phƣơng, chiều, điểm đặt và đặc
tính của tải trọng.
- Tuổi bền của chi tiết máy. Thông thƣờng tuổi bền của chi tiết máy bằng tuổi bền
của máy, cũng có trƣờng hợp chỉ bằng một phần tuổi bền của máy.
- Điều kiện làm việc của chi tiết máy.
- Các yêu cầu về vật liệu, khối lƣợng, kích thƣớc.
- Số lƣợng chi tiết máy cần chế tạo.
- Khả năng gia công của cơ sở cơ khí sẽ chế tạo chi tiết máy.
Các bước thiết kế:
Thiết kế một chi tiết máy thƣờng tiến hành qua 7 bƣớc:
1. Lập sơ đồ tính toán chi tiết máy - biểu diễn chi tiết máy bằng các hình hình học đơn
giản.
2. Đặt các tải trọng lên sơ đồ tính toán chi tiết máy (Ví dụ nhƣ trên Hình 1-2).
3. Chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy.
4. Tính toán các kích thƣớc chính của chi tiết máy theo điều kiện bền hoặc điều kiện
cứng.
5. Chọn các kích thƣớc khác và vẽ kết cấu của chi tiết máy.
6. Kiểm nghiệm chi tiết máy theo độ
Ft Fr
bền, độ cứng, tính chịu nhiệt, tính Fa
chịu dao động. Nếu không đảm 
bảo thì phải tăng kích thƣớc, nếu
quá dƣ thì phải giảm kích thƣớc

của chi tiết máy.
7. Lập bản vẽ chế tạo chi tiết máy.
Trên đó thể hiện đầy đủ hình Hình 1-2: Sơ đồ
tính trục
dạng, kích thƣớc, dung sai, chất
lƣợng bề mặt, vật liệu, phƣơng pháp nhiệt luyện, các yêu cầu kỹ thuật về gia công,
lắp rắp.

23
1.1.5. Một số điểm cần chú ý khi tính toán thiết kế chi tiết máy
Khi xác định các kích thƣớc của chi tiết máy, chúng ta cần chú ý một số điểm sau
đây:
- Tải trọng tác dụng lên chi tiết máy rất phức tạp, khó có thể xác định hết các thành
phần của tải trọng và khó xác định chính xác giá trị của tải trọng. Do đó, chúng ta chỉ
xác định các thành phần tải trọng chính, các thành phần phụ đƣợc kể đến bằng hệ số
điều chỉnh, gọi là hệ số tải trọng.
- Các công thức dùng trong tính toán thiết kế chi tiết máy có 3 loại: công thức chính
xác, công thức gần đúng và công thức thực nghiệm.
+ Công thức chính xác, đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết Toán học, Vật lý học và
Cơ học. Sử dụng công thức chính xác, trong mọi trƣờng hợp ta luôn nhận đƣợc kết
quả đúng. Trong thiết kế chi tiết máy, các công thức loại này rất ít.
+ Công thức gần đúng, đƣợc xây dựng trên cơ sở phải đặt ra các giả thiết. Ví dụ: giả
thiết vật liệu đồng nhất, đẳng hƣớng, hoặc cứng tuyệt đối. Khi sử dụng các công thức
gần đúng, kết quả tính toán đƣợc coi là chính xác nếu điều kiện của bài toán trùng
với các giả thiết. Điều kiện của bài toán thiết kế càng xa với các giả thiết thì kết quả
tính toán càng không đáng tin cậy. Trong công thức gần đúng, ngƣời ta đƣa vào các
hệ số để điều chỉnh độ chính xác của kết quả tính, kể đến sự sai lệch giữa điều kiện
thực của bài toán và điều kiện giả thiết. Khi thiết kế, chúng ta phải chọn giá trị hợp lý
cho các hệ số. Loại công thức này rất phổ biến trong thiết kế chi tiết máy.
+ Công thức thực nghiệm, hoặc công thức kinh nghiệm đƣợc xây dựng trên cơ sở
thống kê những kết quả thu đƣợc từ thực nghiệm, hoặc từ kinh nghiệm sử dụng máy
móc. Kết quả tính toán thiết kế bằng công thức thực nghiệm chỉ đƣợc chấp nhận, khi
điều kiện của bài toán trùng với điều kiện thí nghiệm, hoặc trùng với kinh nghiệm sử
dụng. Khi điều kiện của bài toán khác với điều kiện thí nghiệm và kinh nghiệm thì
không đƣợc sử dụng.
- Có những kích thƣớc của chi tiết máy đƣợc xác định chính xác chỉ qua một lần tính
toán. Cũng có những kích thƣớc phải qua hai hoặc nhiều lần tính toán mới nhận đƣợc
kết quả đúng, vì chƣa đủ số liệu để tính chính xác ngay.
- Một chi tiết máy thƣờng có rất nhiều kích thƣớc, chỉ nên tính toán những kích
thƣớc của các tiết diện chính (bao gồm các tiết diện tham gia lắp ghép, tiết diện có giá
trị ứng suất lớn, tiết diện hay xảy ra hỏng hóc). Các kích thƣớc còn lại sẽ đƣợc chọn
trong quá trình vẽ kết cấu của chi tiết máy. Chọn theo điều kiện lắp ghép với các chi tiết
khác, theo tính hợp lý, tính thẩm mỹ của kết cấu, hoặc theo kinh nghiệm của ngƣời thiết
kế.
- Trong mỗi bƣớc tính thiết kế chi tiết máy, có thể có nhiều phƣơng án cùng thỏa
mãn yêu cầu của đầu bài, chúng ta nên phân tích chọn 2 đến 4 phƣơng án hợp lý nhất để

24
tính toán tiếp tục. Ở bƣớc cuối cùng, cần so sánh, chọn ra phƣơng án tốt nhất làm kết
quả thiết kế.
- Hiện nay có nhiều chƣơng trình máy tính (phần mềm ứng dụng) dùng để tính toán
và vẽ tự động các chi tiết máy, bộ phận máy, thậm chí cả máy. Khi sử dụng, chúng ta
cần phải chọn phần mềm thích hợp cho bài toán thiết kế, đồng thời phải nắm vững kiến
thức thiết kế chi tiết máy thì mới sử dụng có hiệu quả các phần mềm ứng dụng nêu trên.

1.2. TẢI TRỌNG VÀ ỨNG SUẤT


1.2.1. Tải trọng tác dụng lên máy và chi tiết máy
Tải trọng tác dụng lên máy và chi tiết máy có ba dạng: lực, mô men và áp suất. Tải
trọng là đại lƣợng véc tơ, đƣợc xác định bởi các thông số: cƣờng độ, phƣơng, chiều,
điểm đặt và đặc tính của tải trọng. Trong đó:
Lực, đƣợc ký hiệu bằng chữ F, đơn vị đo là N, 1 N = 1 kg.m/s2.
Mô men uốn, ký hiệu là M, đơn vị đo là Nmm.
Mô men xoắn, ký hiệu là T, đơn vị đo là Nmm.
Áp suất, ký hiệu là p, đơn vị đo là MPa, 1 MPa = 1 N/mm2.
Phân loại tải trọng - chúng ta làm quen với một số tên gọi của tải trọng và đặc điểm
của nó:
- Tải trọng không đổi, là tải trọng có phƣơng, chiều, cƣờng độ không thay đổi theo
thời gian. Sơ đồ của tải trọng không đổi biểu diễn trên Hình 1-3. Trong suốt thời gian
làm việc của máy theo tính toán thiết kế (tuổi bền của máy, tb), máy chỉ chịu tác dụng
của tải M1 (M có thể là lực, mô men, hoặc áp suất)

M M

M1 M1
M2
M3

tb t t1 t2 t3 t
tb
Hình 1-3: Tải trọng không đổi
Hình 1- 4: Tải trọng thay đổi
- Tải trọng thay đổi, là tải trọng có ít nhất một trong ba đại lƣợng (phƣơng, chiều,
cƣờng độ) thay đổi theo thời gian. Trong thực tế tính toán chi tiết máy, thƣờng gặp loại
tải trọng có cƣờng độ thay đổi; sơ đồ của tải trọng thay đổi đƣợc biểu diễn trên Hình 1-4

25
(Máy làm việc với tải M1 trong khoảng thời gian t1, với M2 trong khoảng thời gian t2,
Với Mn trong thời gian tn, ∑ti = tb).
- Tải trọng tƣơng đƣơng, là chế độ tải trọng không đổi quy ƣớc, tƣơng đƣơng với chế
độ tải trọng thay đổi tác dụng lên chi tiết máy. Tƣơng đƣơng với chế độ tải thay đổi về
mặt sức bền và tuổi thọ của chi tiết máy.
- Tải trọng cố định, là tải trọng có điểm đặt không thay đổi trong quá trình chi tiết
máy làm việc.
- Tải trọng di động, là tải trọng có điểm đặt di chuyển trên chi tiết máy, khi máy làm
việc.
- Tải trọng danh nghĩa, là tải trọng tác dụng lên chi tiết máy theo lý thuyết.
- Tải trọng tính. Khi làm việc, chi tiết máy, hoặc một phần nào đó của chi tiết máy
phải chịu tải trọng lớn hơn tải trọng danh nghĩa. Tải trọng tăng thêm có thể do rung
động, hoặc do tải trọng tập trung vào một phần của chi tiết máy. Chi tiết máy phải đƣợc
tính toán thiết kế sao cho phần chịu tải lớn nhất của chi tiết máy không bị thiếu bền.
Nhƣ vậy ta phải tính chi tiết máy theo tải trọng lớn hơn tải danh nghĩa, tải trọng này
đƣợc gọi là tải trọng tính.
Chú ý: Khi chi tiết máy chịu tải trọng thay đổi, chúng ta phải thay thế chế độ tải thay
đổi bằng một chế độ tải trọng không đổi tƣơng đƣơng mới có thể tính đƣợc ứng suất
sinh ra trong chi tiết máy. Có nhiều phƣơng án chọn Tải trọng tƣơng đƣơng, thông
thƣờng đƣợc chọn theo phƣơng án sau: Mtđ = Mmax, tbtđ = ∑ ( ) . Nếu dùng
tải trọng thay đổi để tính ứng suất tiếp xúc (σtx), tuổi bền tƣơng đƣơng đƣợc tính:
∑ ( ) ; m là số mũ của đƣờng cong mỏi.

1.2.2. Ứng suất


Ứng suất là ứng lực xuất hiện trên các phần tử của chi tiết máy, khi chi tiết máy
chịu tải trọng.
Ứng suất là đại lƣợng véc tơ, nó đƣợc xác định bởi phƣơng, chiều, cƣờng độ.
Đơn vị đo của ứng suất là MPa, 1 MPa = 1 N/mm2.
Ứng suất đƣợc phân ra làm hai nhóm:
- Ứng suất pháp ký hiệu là . Ứng suất pháp có phƣơng trùng với phƣơng pháp tuyến
của phân tố đƣợc tách ra từ chi tiết máy.
- Ứng suất tiếp ký hiệu là . Ứng suất tiếp có phƣơng trùng với mặt phẳng của phân
tố đƣợc tách ra từ chi tiết máy.
Tƣơng ứng với các dạng tải tác dụng lên chi tiết máy, ứng suất đƣợc phân thành các
loại:

26
+ Ứng suất kéo, ký hiệu là k,
+ Ứng suất nén, ký hiệu là n,
+ Ứng suất uốn, ký hiệu là u, hoặc F,
+ Ứng suất tiếp xúc, ký hiệu là tx, hoặc H,
+ Ứng suất dập, ký hiệu là d,
+ Ứng suất xoắn, ký hiệu là x,
+ Ứng suất cắt, ký hiệu là c.
Ngoài ra, ứng suất còn đƣợc phân thành ứng suất không đổi và ứng suất thay đổi:
- Ứng suất không đổi hay còn gọi là ứng suất tĩnh, là ứng suất có phƣơng, chiều,
cƣờng độ không thay đổi theo thời gian. Sơ đồ của ứng suất tĩnh đƣợc thể hiện trên
Hình 1-5. Ứng suất tĩnh đƣợc xác định bằng giá trị ứng suất.
- Ứng suất thay đổi là ứng suất có ít nhất một đại lƣợng (chiều, cƣờng độ) thay đổi
theo thời gian. Ứng suất có thể thay đổi bất kỳ, hoặc thay đổi có chu kỳ. Trong tính toán
thiết kế chi tiết máy, chúng ta thƣờng gặp loại ứng suất thay đổi có chu kỳ tuần hoàn,
hoặc gần nhƣ là tuần hoàn, trong đó đa số là dạng tuần hoàn điều hòa. Sơ đồ của ứng
suất thay đổi tuần hoàn điều hòa biển diễn trên Hình 1-6. Ứng suất thay đổi điều hòa
đƣợc xác định bằng các thông số sau:

a
max
1 m
mi
t t

Hình 1-5. Sơ đồ ứng suất tĩnh Hình 1-6. Sơ đồ ứng suất thay đổi

Ứng suất lớn nhất max,


Ứng suất nhỏ nhất min,
Ứng suất trung bình m; m = (max + min) / 2 ,
Biên độ ứng suất a; a = (max - min)/2 ,
Hệ số chu kỳ ứng suất r; r = max / min,
hoặc r = min / max , khi min = 0.
Số chu trình ứng suất (có thể gọi là số chu kỳ ứng suất) N.

27
Căn cứ vào giá trị của hệ số chu kỳ ứng suất r, ngƣời ta chia ứng suất thành các loại:
+ Ứng suất thay đổi mạch động, khi chu trình ứng suất có r = 0.
+ Ứng suất thay đổi đối xứng, khi chu trình ứng suất có r = -1.
+ Ứng suất tĩnh là trƣờng hợp đặc biệt của ứng suất thay đổi, có r = 1.
+ Trƣờng hợp r>0 (≠ 1), đƣợc gọi là ứng suất thay đổi kiểu mạch động.
Ứng suất thay đổi kiểu mạch động, có thể coi là cộng tác dụng của ứng suất tĩnh
và ứng suất thay đổi mạch động.
+ Trƣờng hợp r<0 (≠ -1), đƣợc gọi là ứng suất thay đổi kiểu đối xứng.
Ứng suất thay đổi kiểu đối xứng, có thể coi là cộng tác dụng của ứng suất tĩnh và
ứng suất thay đổi đối xứng.
Với cùng một giá trị ứng suất nhƣ nhau, nhƣng r khác nhau thì khả năng phá hủy vật
liệu của ứng suất cũng khác nhau. Với cùng một giá trị ứng suất nhƣ nhau (ứng suất
max hoặc min), chi tiết máy chịu ứng suất tĩnh có tuổi thọ cao hơn chi tiết máy chịu ứng
suất thay đổi mạch động, chi tiết máy chịu ứng suất thay đổi đối xứng có tuổi thọ thấp
nhất.

1.3. ĐỘ BỀN MỎI CỦA CHI TIẾT MÁY


1.3.1 Hiện tƣợng phá hỏng do mỏi
Khi chi tiết máy chịu ứng suất tĩnh bị phá hỏng, gọi là bị phá hỏng do ứng suất tĩnh.
Hay nói cách khác, chi tiết máy không đủ sức bền tĩnh. Tính toán chi tiết máy để ngăn
chặn dạng hỏng này đƣợc gọi là tính toán theo sức bền tĩnh.
Khi chi tiết máy bị phá hỏng bởi ứng
suất thay đổi, gọi là bị phá hỏng do mỏi,
hay chi tiết máy không đủ sức bền mỏi.
Tính toán chi tiết máy để ngăn chặn dạng
hỏng này, gọi là tính toán theo sức bền
mỏi.
Khi ứng suất tĩnh vƣợt quá giá trị ứng
suất giới hạn (giới hạn chảy σch, hoặc
Hình 1-7: Vết Hình 1-8: Vết
giới hạn bền σb), chi tiết máy bị phá gẫy do không đủ gẫy do không đủ
hỏng đột ngột. Vết gẫy nhám và mới, sức bền tĩnh sức bền mỏi
nhƣ biểu diễn trên Hình 1-7.
Quá trình hỏng do mỏi xảy ra từ từ, theo trình tự nhƣ sau:
- Sau một số chu kỳ ứng suất nhất định, tại những chỗ có tập trung ứng suất trên
chi tiết máy sẽ xuất hiện các vết nứt nhỏ.

28
- Vết nứt này phát triển lớn dần lên, làm giảm diện tích tiết diện chịu tải của chi
tiết máy, do đó làm tăng giá trị ứng suất.
- Cho đến khi chi tiết máy không còn đủ sức bền tĩnh thì nó bị phá hỏng.
Quan sát vết gẫy, thấy rõ phần chi tiết máy bị hỏng do mỏi - bề mặt cũ và nhẵn -
phần chi tiết máy bị hỏng do không
đủ sức bền tĩnh - bề mặt mới và 
nhám (Hình 1-8).
Chi tiết máy sẽ bị phá hỏng do
mỏi, khi mà ứng suất sinh ra trong mN = hằng
chi tiết máy (, ) lớn hơn ứng suất
giới hạn (rN, rN). Giá trị ứng suất N1
giới hạn đƣợc chọn phụ thuộc vào r
cơ tính của vật liệu chế tạo chi tiết
máy và số chu kỳ ứng suất trong
toàn bộ thời gian làm việc của chi O N1
tiết máy. Số chu kỳ ứng suất càng N
N0
nhỏ thì giá trị của ứng suất giới hạn Hình 1-9: Đường cong mỏi
có thể chọn càng cao.
Ngƣời ta đã làm các thí nghiệm để xác định mối quan hệ giữa giá trị ứng suất và số
chu kỳ làm việc cho đến khi hỏng của chi tiết máy, biểu diễn trên Hình 1-9 [1, tr 18] .
Đây chính là Đƣờng cong Mỏi của chi tiết máy trong hệ tọa độ đề các ON.
Trong đó:
NO: số chu kỳ cơ sở.
rN: Giới hạn mọi ngắn hạn, hay giới hạn mỏi ứng với số chu kỳ N.
m: mũ của đƣờng cong mỏi
r : Giới hạn mỏi, hay là giới hạn mỏi ứng với số chu kỳ cơ sở.
rN = KNr .
N0
KN: hệ số giới hạn mỏi ngắn hạn: K N  m .
N
Đối với thép lấy N0 ≈ 106, hợp kim màu lấy N0 ≈ 108
Đối với thép lấy m ≈ 6, với hợp kim màu lấy m ≈ 7 ÷ 8
Giới hạn mỏi mạch động (với r=0): σ0 = (1,4 ÷ 1,6)σ-1, τ0 = 0,3σch
Giới hạn mỏi đối xứng: σ-1 = (0,4 ÷ 0,5)σb, τ-1 = 0,22 ÷ 0,25)σb

29
1.3.2. Những nhân tố ảnh hƣởng đến sức bền mỏi của chi tiết máy
a- Vật liệu
Vật liệu có ảnh hƣởng lớn đến sức bền mỏi của chi tiết máy. Chi tiết máy đƣợc
chế tạo bằng vật liệu có cơ tính cao, sức bền mỏi của chi tiết máy sẽ cao. Khi vật liệu có
cơ tính cao, khả năng xuất hiện các vết nứt sẽ khó khăn hơn.
Nói chung:
Chi tiết máy chế tạo bằng vật liệu kim loại có độ bền mỏi cao hơn bằng vật liệu
phi kim loại.
Chi tiết máy đƣợc chế tạo bằng kim loại đen có độ bền mỏi cao hơn so với đƣợc
chế tạo bằng hợp kim màu.
Chi tiết máy bằng thép có độ bền mỏi cao hơn bằng gang.
Chi tiết máy bằng thép hợp kim có độ bền mỏi cao hơn bằng thép các bon
thƣờng.
Trong các loại thép thƣờng, chi tiết máy bằng thép có hàm lƣợng các bon càng
cao, độ bền mỏi của của chi tiết máy càng cao.
b- Hình dạng của chi tiết máy
Chi tiết máy có hình dạng phức tạp: có các bậc thay đổi kích thƣớc đột ngột, có các
lỗ, các rãnh, nhƣ trên Hình 1-10, sẽ làm giảm
độ bền mỏi của chi tiết máy. Lý do: tại những
chỗ này có tập trung ứng suất, vết nứt sớm xuất
hiện và phát triển khá nhanh.
Trong tính toán, ảnh hƣởng của hình
dạng đến sức bền mỏi của chi tiết máy đƣợc kể
đến bằng hệ số điều chỉnh k, k, gọi là hệ số Hình 1-10: Những nơi có tập
tập trung ứng suất. trung
k = r / rt ứng suất

k = r / rt
Trong đó rt, rt là giới hạn mỏi của mẫu có tập trung ứng suất; còn r, r là giới hạn
mỏi của mẫu không có tập trung ứng suất.
Giá trị của hệ số k và k có thể tra ở các bảng số liệu trong các sách thiết kế [2; 5]
theo hình dạng của chi tiết máy. Hoặc lấy theo kinh nghiệm [5, tr 129]:
Tại tiết diện trục có bậc, lấy Kσ = 1,5 ÷ 1,9; Kτ = 1,4 ÷ 1,6
Tại tiết diện có rãnh then, lấy Kσ = 1,8 ÷ 2,3; Kτ = 1,7 ÷ 2,1
Tại tiết diện có rãnh vòng, lấy Kσ = 2,2 ÷ 2,6; Kτ = 1,7 ÷ 2,1
Tại tiết diện có lỗ xuyên qua, lấy Kσ = 1,9 ÷ 2,3; Kτ = 1,75.

30
c- Kích thước của chi tiết máy
Qua thí nghiệm ngƣời ta thấy rằng: với vật liệu nhƣ nhau, khi tăng kích thƣớc tuyệt
đối của chi tiết máy thì giới hạn bền mỏi của chi tiết máy giảm xuống.
Lý do: kích thƣớc của chi tiết máy càng lớn, vật liệu càng không đồng đều, khả năng
xuất hiện các khuyết tật trong lòng chi tiết máy càng nhiều. Những vết nứt, rỗ xỉ, rỗ khí
trong lòng chi tiết máy là những điểm có tập trung ứng suất, là những điểm bắt đầu cho
sự phá hỏng vì mỏi.
Để kể đến ảnh hƣởng của kích thƣớc tuyệt đối, trong tính toán ngƣời ta đƣa vào hệ số
điều chỉnh , , gọi là hệ số ảnh hƣởng của kích thƣớc tuyệt đối.
 = rd / r,
 = rd / r.
Trong đó rd và rd là giới hạn mỏi của chi tiết máy, có kích thƣớc khác với kích
thƣớc của mẫu chuẩn. Mẫu chuẩn có đƣờng kính d = 7  10 mm.
Hệ số  và  đƣợc xác định bằng thực nghiệm, giá trị của nó có thể tra bảng trong
các sách thiết kế [2; 5], hoặc lấy theo kinh nghiệm [4, tr 159]:
Đối với trục thép các bon, d = 15 ÷ 60 mm lấy εσ = 0,91 ÷ 0,81
Đối với trục thép các bon, d = 70 ÷ 120 mm lấy εσ = 0,78 ÷ 0,68
Đối với trục thép hợp kim, d = 15 ÷ 60 mm lấy εσ = 0,83 ÷ 0,70
Đối với trục thép hợp kim, d = 70 ÷ 120 mm lấy εσ = 0,68 ÷ 0,60
Đối với trục bằng thép, có d = 15 ÷ 60 mm lấy ετ = 0,90 ÷ 0,76
Đối với trục bằng thép, có d = 70 ÷ 120 mm lấy ετ = 0,74 ÷ 0,68
d- Công nghệ gia công bề mặt chi tiết máy
Công nghệ gia công bề mặt chi tiết máy quyết định trạng thái bề mặt của chi tiết
máy. Lớp bề mặt chi tiết máy thƣờng là lớp chịu ứng suất lớn nhất, các vết nứt đầu tiên
cũng hay xảy ra ở đây. Ảnh hƣởng của công nghệ gia công lớp bề mặt đến sức bền mỏi
của chi tiết máy có thể tóm tắt nhƣ sau:
- Những chi tiết máy qua nguyên công gia công tinh, có độ bóng bề mặt cao sẽ có
độ bền mỏi cao.
- Những chi tiết máy chỉ qua nguyên công gia công thô, bề mặt nhám, đáy nhấp
nhô là những chỗ tập trung ứng suất, dễ xuất hiện các vết nứt, độ bền mỏi giảm.
- Các bề mặt đƣợc gia công tăng bền nhƣ phun bi, lăn ép sẽ san bằng các nhấp
nhô và làm chai cứng bề mặt, độ bền mỏi của chi tiết máy đƣợc nâng cao.
Ảnh hƣởng của công nghệ gia công lớp bề mặt đến độ bền mỏi của chi tiết máy,

đƣợc kể đến bằng hệ số trạng thái bề mặt .  = , σr là giới hạn mỏi của mẫu không

31
đƣợc tăng bề bề mặt; σrβ là giới hạn mỏi của chi tiết đƣợc tăng bề bề mặt. Giá trị của 
có thể tra trong các sách thiết kế [2; 3], hoặc lấy theo kinh nghiệm [5, tr 231]:
Bề mặt chi tiết được mài nhẵn lấy  = 1,
Bề mặt chi tiết được phay, bào tiện lấy  = 0,8 ÷ 0,9
Bề mặt được phun bi, lăn ép lấy  = 1,1 ÷ 1,3
Bề mặt được thấm than, nitơ, xianua tôi thường:  = 1,2 ÷ 1,5
Bề mặt được thấm than, xianua tôi bằng dòng cao tần:  = 1,5 ÷ 1,7
e- Trạng thái ứng suất
Ảnh hƣởng của trạng thái ứng suất đến sức bền mỏi của chi tiết máy có thể tóm tắt
nhƣ sau:
- Chi tiết máy chịu ứng suất đơn có độ bền mỏi cao hơn khi chịu ứng suất phức tạp.
- Trong các trạng thái ứng suất đơn, nếu max < 0 (trạng thái ứng suất nén) chi tiết
máy có độ bền mỏi cao nhất, kế đến là trạng thái ứng suất kéo (có min > 0), trạng
thái ứng suất vừa kéo vừa nén (r < 0) có độ bền mỏi thấp nhất.
1.3.3. Các biện pháp nâng cao sức bền mỏi của chi tiết máy
Qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến sức bền mỏi của chi tiết máy, ta thấy độ
bền mỏi của chi tiết máy có thể đƣợc nâng cao bằng các biện pháp sau:
- Tìm cách giảm giá trị tuyệt đối của biên độ ứng suất. Tránh cho chi tiết máy làm
việc với trạng thái ứng suất có hệ số chu kỳ ứng suất r < 0.
- Kích thƣớc của chi tiết máy không nên thay đổi một cách đột ngột, các bậc không
nên lệch nhau nhiều, tại bậc có kích thƣớc thay đổi đột ngột nên làm cung lƣợn, bán
kính cung lƣợn càng lớn càng tốt. Tránh khoét lỗ, làm rãnh trên chi tiết máy, nếu
nhƣ không thật cần thiết.
- Các bề mặt cần gia công với độ bóng cao, hoặc dùng các biện pháp tăng bền bề
mặt. Cần giữ cho bề mặt chi tiết máy không bị xƣớc, không bị gỉ, không bị ăn mòn.

1.4. VẬT LIỆU CHẾ TẠO CHI TIẾT MÁY


1.4.1. Những yêu cầu đối với vật liệu chế tạo chi tiết máy
Khi chọn vật liệu chế tạo chi tiết máy, cần thỏa mãn 6 yêu cầu sau:
1. Vật liệu phải đảm bảo cho chi tiết máy có đủ khả năng làm việc: đủ bền, đủ cứng,
đủ bền mòn, đủ chịu nhiệt, đủ điều kiện chịu dao động.
2. Vật liệu phải thỏa mãn yêu cầu về khối lƣợng, kích thƣớc của chi tiết máy và của
toàn máy.
3. Vật liệu phải có tính công nghệ thích ứng với hình dạng và phƣơng pháp gia công
chi tiết máy, để có thể dễ dàng gia công chi tiết máy.

32
4. Vật liệu dễ tìm, dễ cung cấp, ƣu tiên sử dụng vật liệu sẵn có ở địa phƣơng, hoặc ở
trong nƣớc.
5. Trong một máy cần sử dụng hạn chế số loại vật liệu, để dễ dàng cung cấp và bảo
quản.
6. Vật liệu đƣợc chọn có lợi nhất về giá thành sản phẩm, sao cho tổng cộng giá vật
liệu cộng với giá gia công là thấp nhất.
1.4.2. Các vật liệu thƣờng dùng trong ngành Chế tạo máy
a- Kim loại đen:
Kim loại đen gồm thép và gang, là loại vật liệu đƣợc dùng phổ biến trong chế tạo
máy. Tên gọi, ký hiệu, thành phần hóa học đƣợc quy định trong TCVN 1658-87.
Thép là hợp chất của sắt với các bon, hàm lƣợng các bon nhỏ hơn hoặc bằng 2,14%.
Theo TCVN, thép đƣợc chia thành 4 nhóm:
- Thép các bon thƣờng, đƣợc ký hiệu bằng chữ CT và các chữ số chỉ giá trị giới
hạn bền kéo nhỏ nhất của thép.
Ví dụ, thép CT34 có giới hạn bền kéo thấp nhất là 340 MPa (b= 340 MPa).
- Thép các bon chất lƣợng cao, đƣợc ký hiệu bằng chữ C kèm theo các chữ số chỉ
hàm lƣợng các bon trung bình theo phần vạn.
Ví dụ, thép C45 có hàm lượng các bon trung bình là 0,45%.
- Thép hợp kim, đƣợc ký hiệu bằng chữ số chỉ hàm lƣợng các bon theo phần vạn,
sau đó là ký hiệu các nguyên tố hợp kim kèm theo chữ số chỉ hàm lƣợng % của
nguyên tố đó (Nếu không có chữ số kèm theo, có nghĩa là hàm lƣợng của
nguyên tố đó nhỏ hơn 1,5%).
Ví dụ: thép 10Cr12Ni2 có 0,1% các bon, 12% crôm và 2% niken.
- Thép dụng cụ, đƣợc ký hiệu là CD và các con số.
Ví dụ: CD80; CD120; CD70A.
Ghi chú:
- Các nguyên tố hợp kim đƣa vào thép để làm thay đổi các tính chất vật lý, cơ học,
hóa học và tính công nghệ của thép.
Ví dụ: Silic, crôm làm tăng tính đàn hồi; Niken làm tăng tính chịu va đập.
- Nếu hàm lƣợng nguyên tố hợp kim nhỏ hơn 1,5% thì không ghi chỉ số sau ký
hiệu của nguyên tố. Ví dụ: 40CrMoV.
- Chữ A ghi ở cuối mác thép để chỉ thép có chất lƣợng cao (hàm lƣợng phốt pho
và lƣu huỳnh rất ít). Ví dụ: 40CrMoVA.
- Chữ Mn ghi ở cuối mác thép để chỉ thép có hàm lƣợng mangan nâng cao. Ví dụ:
C20Mn.

33
- Chữ Đ ghi ở cuối mác thép để chỉ thép có thể dùng để đúc. ví dụ: C35.Đ.
- Chỉ số s ghi ở cuối mác thép để chỉ thép sôi. Ví dụ: C10s.
- Chỉ số n ghi ở cuối mác thép để chỉ thép nửa lặng. ví dụ: C15n.
Gang là hợp chất của sắt và các bon, với hàm lƣợng các bon lớn hơn 2,14%. Gang
cũng đƣợc chia làm 4 nhóm:
- Gang xám, đƣợc ký hiệu bằng chữ GX và các con số chỉ giới hạn bền kéo thấp
nhất, giới hạn bền uốn thấp nhất.
Ví dụ: gang xám GX15-32 có giới hạn bền kéo thấp nhất là 150 MPa và giới
hạn bền uốn thấp nhất là 320 MPa.
- Gang cầu, đƣợc ký hiệu là GC và các con số chỉ giới hạn bền kéo thấp nhất, và
độ dãn dài tƣơng đối %. Ví dụ: GC42-12; GC120-04.
- Gang hợp kim đƣợc ký hiệu bằng chữ G kèm theo ký hiệu nguyên tố hợp kim và
hàm lƣợng tính theo % của nó. Nếu hàm lƣợng chất hợp kim nhỏ hơn 1% thì
không cần ghi số kèm theo.
Ví dụ: gang GNi15Cu7Cr2 có chứa 15% niken, 7% đồng và 2% crôm; gang
GAl2Cr có chứa 2% nhôm, dưới 1% crôm.
- Gang chịu ma sát, đƣợc ký hiệu bằng chữ GXMS kèm theo số hiệu. Ví dụ:
GXMS-1; GXMS-2; GXMS-3.
b- Hợp kim màu:
Kim loại màu có cơ tính thấp, nên ít đƣợc dùng dƣới dạng nguyên chất. Thƣờng
đƣợc dùng dƣới dạng hợp kim màu, là hợp chất của nhiều kim loại màu, trong đó có
một chất nền (hàm lƣợng rất lớn). Hợp kim màu đắt hơn kim loại đen, cơ tính thấp hơn
kim loại đen, nên chỉ dùng trong những trƣờng hợp đặc biệt nhƣ: cần giảm khối lƣợng,
giảm ma sát, chống gỉ.
Một số loại hợp kim màu thƣờng dùng trong chế tạo máy:
- Babit thiếc và chì: đƣợc ký hiệu là B kèm theo các số và thành phần hợp kim. Ví
dụ: B88, B83, B83Si, BNi, BSi6. Thành phần chủ yếu là thiếc và chì, có bổ sung
một số hợp kim khác. Thƣờng dùng để đúc tráng trong các ổ trƣợt và một số chi tiết
khác nhằm giảm ma sát.
- Đồng thanh, còn gọi là đồng Brông: đƣợc ký hiệu bắt đầu bằng chữ BCu sau đó là
ký hiệu của các hợp kim cùng với hàm lƣợng hợp kim. Ví dụ: BCuSn10P1;
BCuSn6,5P0,4; BCuSi3Mn1; BCuAl9Mn2. Thành phần nền là đồng, cùng với các
nhóm hợp kim thiếc-phốt pho, thiếc-kẽm, silic-mangan. Đồng thanh thiếc có thể
dùng làm bạc ổ trƣợt.

34
- Đồng thau còn gọi là đồng Latông: đƣợc ký hiệu bắt đầu bằng chữ LCu, sau đó là
các hợp kim và hàm lƣợng của nó. Ví dụ: LCuZn27Al2,5; LCuZn38Mn2. Kim loại
nền là đồng, hợp kim chính là kẽm. Đồng thau có khả năng chịu ăn mòn tốt.
- Hợp kim kẽm chịu ma sát: đƣợc ký hiệu bắt đầu bằng chữ Zn, kèm theo các nguyên
tố hợp kim và hàm lƣợng, chữ Đ ở cuối cùng để chỉ loại hợp kim có tính đúc tốt. Ví
du: ZnAl10Cu5; ZnAl9Cu1,5.Đ.
- Hợp kim nhôm đúc: kim loại nền là nhôm, hợp kim chính là silic. Đƣợc ký hiệu bắt
đầu bằng chữ Al, sau đó là ký hiệu các hợp kim và hàm lƣợng % của nó, hàm lƣợng
hợp kim dƣới 1% thi không cần ghi số. Ví dụ: AlSi9MgMn; AlSi6Cu7Mg.
- Hợp kim nhôm dẻo: kim loại nền là nhôm, hợp kim chính là đồng và magie. Đƣợc
ký hiệu bắt đầu bằng chữ Al, sau đó là các hợp kim và hàm lƣợng của nó. Ví dụ:
AlCu4,4Mg2,2Mn; AlMg6Mn.
c- Kim loại gốm
Kim loại gốm, còn đƣợc gọi là hợp kim cứng thiêu kết, là hỗn hợp của bột kim loại
và các chầt phụ gia đƣợc nung lên nhiệt độ cao và ép với áp suất lớn trong khuôn. Kim
loại gốm dùng các ký hiệu theo tiêu chuẩn ГOCT của Nga: BK6, BK8, BK10, BK15,
BK20, BK25, BK10-KC, BK20-KC, BK20K.
Chi tiết máy bằng kim loại gốm không cần qua gia công cắt gọt, có các tính chất
quan trọng nhƣ: khó nóng chảy, nhẹ, hệ số ma sát thấp. Nhƣng khá đắt tiền và kích
thƣớc của chi tiết không đƣợc lớn. Ví dụ: vật liệu gốm Sắt-graphít thƣờng dùng chế tạo
ổ trƣợt.

Bảng 1-1: Tính chất vật lý của một số kim loại phổ biến

Mô đun Mô đung đàn Hệ số Khối lƣợng Hệ số giãn


Kim loại đàn hồi E, hồi trƣợt G, Poisson riêng ρ, tấn/m3 nở nhiệt α,
MPa MPa µ 10-6/oC
Đồng 121.000 46.000 0,33 8,9 17
Gang 103.000 41.000 0,26 7,2 12
Thép cacbon 207.000 79.000 0,3 7,7 12
Thép hợp kim 207.000 79.000 0,3 7,7 11
Thép không gỉ 207.000 73.000 0,3 7,7 14
Hợp kim nhôm 72.000 27.000 0,32 2,8 22
Hợp kim đồng 110.000 41.000 0,33 8,7 19
Hợp kim kẽm 83.000 31.000 0,33 6,6 27
Hợp kim niken 207.000 79.000 0,3 8,3 13

35
Bảng 1-2: Cơ tính của một số thép tốt thƣờng dùng chế tạo chi tiết máy
Mác thép Giới hạn chảy, σch, Giới hạn bền, σb, Độ cứng HB, Độ cứng HB,
MPa MPa thép cán nóng thép ủ
C8 200 330 131 -
C10 210 340 143 -
C15 230 380 149 -
C20 250 420 163 -
C30 300 500 179 -
C35 320 540 207 -
C40 340 580 217 187
C45 360 610 229 197
C50 380 640 241 207
C55 390 660 255 217
C60 410 690 255 229
C65 420 710 255 229
C70 430 730 269 229

Bảng 1-3: Cơ tính của một số thép thƣờng và thép hợp kim thông dụng [6, tr 121]
Giới hạn Giới hạn Giới hạn Giới hạn
Mác thép chảy σch, bền, σb, MPa Mác thép chảy σch, bền, σb,
MPa MPa MPa
CT31 - 310 40CrSi 1100 1250
CT33 - 330 35CrMnSiA 1400 1650
CT34 230 340 20CrNi 600 800
CT38 250 380 40CrNi 800 1000
CT42 270 420 45CrNi 850 1050
CT51 290 510 50CrNi 900 1100
CT61 320 610 30CrMnSi 850 1100
15Cr 600 750 20CrMnNiB 1100 1300
20Cr 650 800 38CrMnNi 700 800
40Cr 800 1000 20CrNi2Mo 700 900
45Cr 850 1050 40CrNi2MoA 950 950
50Cr 900 1100 30CrAl 800 1100
40Mn 360 600 38CrMoAlA 850 1000
45Mn 380 630 16Ni2Mo 650 850
50Mn 400 660 20Ni2Mo 700 900

d- Vật liệu phi kim loại


Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, chi tiết máy đƣợc chế tạo bằng các vật liệu phi
kim loại, ví dụ nhƣ: chất dẻo, amiăng, gỗ, da, cao su. Vật liệu phi kim loại có một số ƣu

36
điểm nhƣ: nhẹ, biến dạng lớn, dễ cắt gọt, cách điện, cách nhiệt, chống ăn mòn. Nói
chung vật liệu phi kim loại có cơ tính thấp.

1.5. VẤN ĐỀ TIÊU CHUẨN HÓA TRONG THIẾT KẾ MÁY


1.5.1. Khái niện chung về tiêu chuẩn hóa
Có thể định nghĩa nhƣ sau: Tiêu chuẩn hóa là sự quy định hợp lý về quy cách, tính
chất, hình dạng, kích thƣớc của các đối tƣợng và thống nhất sử dụng trong một phạm vi
nhất định.
Vấn đề tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa rất lớn trong ngành Chế tạo máy, cũng nhƣ trong
các ngành kinh tế quốc dân khác. Chính phủ nƣớc ta cũng đã quan tâm rất nhiều đến
vấn đề tiêu chuẩn hóa.
1.5.2. Các đối tƣợng đƣợc tiêu chuẩn hóa trong ngành Chế tạo máy
Hầu nhƣ tất cả các đối tƣợng trong ngành Cơ khí Chế tạo máy đã đƣợc tiêu chuẩn
hóa. Có thể kể ra một số đối tƣợng chính nhƣ:
1- Các vấn đề chung: dãy số kích thƣớc, dẫy số vòng quay, độ côn, các ký hiệu và quy
ƣớc trên bản vẽ, vv..
2- Vật liệu: ký hiệu, thành phần hóa học, tính chất cơ học, phƣơng pháp nhiệt luyện.
3- Các đại lƣợng vật lý: ký hiệu, đơn vị đo, cách xác định.
4- Cấp chính xác gia công, cấp độ nhám bề mặt.
5- Hình dạng, kích thƣớc của các chi tiết máy có công dụng chung.
6- Các thông số cơ bản về chất lƣợng của máy, nhƣ: trọng tải, mức tiêu hao năng
lƣợng, năng suất, hiệu suất vv..
7- Các tài liệu thiết kế, tài liệu công nghệ, nhƣ: bản vẽ, thuyết minh, tài liệu hƣớng
dẫn sử dụng máy.
1.5.3. Các cấp tiêu chuẩn hóa
Tùy theo phạm vi thống nhất sử dụng những quy định đã ban hành, ngƣời ta chia ra 6
cấp tiêu chuẩn hóa, có các tên gọi nhƣ sau:
- Tiêu chuẩn quốc tế: phạm vi sử dụng thống nhất toàn thế giới. Ví dụ: tiêu chuẩn
quốc tế ISO, do tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành, tiêu chuẩn IEC do Ban
điện quốc tế ban hành.
- Tiêu chuẩn khu vực: sử dụng trong một nhóm các nƣớc có hợp tác. Ví dụ tiêu
chuẩn EN do Ủy ban tiêu chuẩn hóa Châu âu ban hành, tiêu chuẩn STSEV do Hội
đồng tƣơng trợ kinh tế ban hành.

37
- Tiêu chuẩn quốc gia: thống nhất sử dụng trong từng nƣớc. Ví dụ: tiêu chuẩn ГOCT
của Liên bang Nga, tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam, Tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản,
Tiêu chuẩn DIN của Liên bang Đức.
- Tiêu chuẩn ngành: thống nhất sử dụng trong từng ngành, viết tắt là TCN. Ví dụ:
tiêu chuẩn 16TCN là tiêu chuẩn do Bộ Cơ khí Luyện kim ban hành.
- Tiêu chuẩn vùng: thống nhất sử dụng trong từng tỉnh, thành phố, viết tắt là TCV.
- Tiêu chuẩn cơ sở: thống nhất sử dụng trong từng cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà
máy, viết tắt là TC.
Các tiêu chuẩn đầu tiên của TCVN đƣợc ban hành vào năm 1963, đến nay nƣớc ta đã
xây dựng và ban hành đƣợc trên 8500 TCVN trong mọi lĩnh vực. Năm 1977 nƣớc ta
chính thức tham gia các họat động tiêu chuẩn hóa trong tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
ISO, năm 1978 tham gia Ban thƣờng trực Tiêu chuẩn hóa của Hội đồng tƣơng trợ kinh
tế SEV.
1.5.4. Ích lợi của tiêu chuẩn hóa
Thực hiện tiêu chuẩn hóa có những lợi ích sau đây:
- Trong sản xuất: Số loại các chi tiết máy sử dụng trong thực tế ít đi, số lƣợng của
mỗi loại tăng lên, tạo điều kiện tập trung sản xuất, nâng quy mô sản xuất lên hàng
loạt, hàng khối. Khi số lƣợng sản phẩm đủ lớn, có thể xây dựng các nhà máy
chuyên môn hóa sản xuất một loại sản phẩm, tạo điều kiện tập trung nghiên cứu
thiết kế, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến để tạo ra chi tiết máy hoàn
thiện nhất về chức năng làm việc, giá thành rẻ nhất.
- Trong sửa chữa: Dễ dàng thay thế chi tiết máy khi bị hỏng, do đó việc sửa chữa
nhanh chóng, giá thành sửa chữa thấp.
- Trong thiết kế: Khi thiết kế máy, sử dụng các chi tiết máy đã đƣợc tiêu chuẩn hóa
chỉ cần chọn, ghi mã số của chi tiết, không cần phải thiết lập các bản vẽ chi tiết, do
đó giảm đƣợc khối lƣợng, công sức thiết kế, giá thành thiết kế giảm.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1- Trình bày khái quát về máy, bộ phận máy, chi tiết máy?
2- Trình bày đầu đề bài toán thiết kế máy, các bƣớc giải bài toán?
3- Trình bày các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng của một máy?
4- Trình bày đầu đề bài toán thiết kế chi tiết máy, các bƣớc giải bài toán?
5- Thiết kế một chi tiết máy đã đƣợc tiêu chuẩn hóa (ví dụ nhƣ bu lông), có thể bỏ qua
đƣợc bƣớc nào trong trình tự thiết kế? Tại sao?
6- Nêu những điểm cần chú ý khi thiết kế chi tiết máy?
7- Trình bày tổng quát về tải trọng, ứng suất?

38
8- Phân loại tải trọng, ứng suất nhƣ thế nào?
9- Thế nào là sức bền tĩnh, sức bền mỏi của chi tiết máy? Nêu các biện pháp nâng cao
sức bền mỏi?
10- Cách xây dựng Đƣờng cong mỏi? Phân biệt giới hạn mỏi, giới hạn mỏi ngắn hạn,
giới hạn bền, giới hạn chảy?
11- Hệ số chu kỳ ứng suất r có liên quan nhƣ thế náo đến sự phá hỏng chi tiết máy?
12- Trình bày tổng quát về tiêu chuẩn hóa, ích lợi, các cấp tiêu chuẩn hóa?
13- Những đối tƣợng nào thuộc ngành Cơ khí đã đƣợc tiêu chuẩn hoá?
14- Chọn vật liệu chế tạo một chi tiết máy cần chú ý những gì? Tại sao?
15- Trình bày các loại vật liệu thƣờng dùng để chế tạo chi tiết máy?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[6] PGS. Hà Văn Vui, Nguyễn Chí Sáng, Phan Đăng Phong; Sổ tay Thiết kế cơ khí,
Tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[7] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[8] TS. Nguyễn Văn Yến; Thiết lập các bản vẽ trong đồ án môn học Chi tiết máy; Nhà
xuất bản Giao thông Vận tải; 2005.

39
Chƣơng 2

NHỮNG CHỈ TIÊU KHẢ NĂNG


LÀM VIỆC CHỦ YẾU CỦA CHI TIẾT MÁY

2.1. CHỈ TIÊU ĐỘ BỀN


2.1.1. Yêu cầu về độ bền
Độ bền là chỉ tiêu quan trọng nhất của chi tiết máy. Nếu chi tiết máy không đủ bền
nó sẽ bị hỏng do gẫy, vỡ, đứt, cong, vênh, mòn, dập, rỗ bề mặt, vv.. chi tiết máy không
còn tiếp tục làm việc đƣợc nữa, nó mất khả năng làm việc.
Chi tiết máy đƣợc đánh giá có đủ độ bền, khi nó thỏa mãn các điều kiện bền. Các
điều kiện bền đƣợc viết nhƣ sau:
  []
  []
S  [S].
Trong đó:  và  là ứng suất sinh ra trong chi tiết máy khi chịu tải.
[] và [] là ứng suất cho phép của chi tiết máy.
S là hệ số an toàn tính toán của chi tiết máy,
[S] là hệ số an toàn cho phép của chi tiết máy.
2.1.2. Cách xác định ứng suất sinh ra trong chi tiết máy
Ứng suất sinh ra trong chi tiết máy đƣợc xác định theo lý thuyết của môn học Sức
bền vật liệu và Lý thuyết đàn hồi. Môn học Cơ sở thiết kế máy thừa kế kết quả tính toán
của các môn học trƣớc, hoặc xây dựng các công thức tính toán ứng suất cụ thể cho mỗi
loại chi tiết máy.
a- Đối với các chi tiết máy chịu tải trọng không đổi
- Trƣờng hợp trong chi tiết máy có trạng thái ứng suất đơn (chỉ có , hoặc chỉ có ),
ứng suất sinh ra trong chi tiết máy tính theo công thức của Sức bền vật liệu.
F
Ví dụ, tính ứng suất kéo sinh ra trong thanh chịu lực F:  K  .
A

40
- Trƣờng hợp chi tiết máy có ứng suất phức tạp (có cả  và ), lúc đó ứng suất sinh
ra trong chi tiết máy đƣợc tính theo ứng suất tƣơng đƣơng tđ , tđ đƣợc tính theo thuyết
bền "Thế năng biết đổi hình dạng" - Thuyết bền thứ tƣ:
 td   2  3 2
hoặc theo thuyết "Ứng suất tiếp lớn nhất" - Thuyết bền thứ ba:
 td   2  4 2
- Trƣờng hợp diện tích tiếp xúc giữa hai bề mặt khá lớn, ứng suất sinh ra đƣợc tính
theo ứng suất dập, d.
- Nếu diện tích tiếp xúc giữa hai bề mặt rất nhỏ (ban đầu tiếp xúc theo đƣờng, hoặc
theo điểm), ứng suất sinh ra là ứng suất tiếp xúc cực đại tại tâm của vùng tiếp xúc, đƣợc
tính theo công thức Héc, H.
b- Đối với các chi tiết máy chịu tải trọng thay đổi
Ví dụ, xét một chi tiết máy làm việc với chế độ
tải trọng thay đổi: trong thời gian sử dụng tb, chi M
tiết máy làm việc với n chế độ tải trọng, mỗi chế
độ tải trọng Mi làm việc với thời gian ti (Hình 2-1). M1
M2 Mtđ
Ứng suất sinh ra trong chi tiết máy sẽ đƣợc tính
theo chế độ tải trọng không đổi tƣơng đƣơng. Chế M3
độ tải trọng tƣơng đƣơng thƣờng đƣợc chọn nhƣ
sau: t1 t2 t3
- Mtđ = M1 (M1 là tải trọng lớn nhất trong chế
t
tbtđ
độ tải trọng thay đổi). tb
- Thời gian làm việc tƣơng đƣơng tbtđ của chi
tiết máy đƣợc xác định dựa trên nguyên lý "Cộng Hình 2- 1: Tải trọng thay đổi
đơn giản tổn thất mỏi". Tuổi bền tƣơng đƣơng của chi tiết máy, trong đa số các trƣờng
hợp, đƣợc tính theo công thức:
m
n
 Mi 
t btd     t i
i 1  M 1 

Trƣờng hợp dùng tbtđ xác định số chu kỳ ứng suất tiếp xúc, thì tbtđ đƣợc tính theo
công thức: n
 Mi 
m/2

t btd     t i
i 1  M 1 

Trong đó m là mũ của đƣờng cong mỏi.


Giá trị ứng suất đƣợc tính theo tải trọng Mtđ, hoặc theo tải trọng M1, số chu kỳ ứng
suất sẽ đƣợc tính theo tbtđ.

41
2.1.3. Cách xác định ứng suất cho phép
- Xác định ứng suất cho phép bằng cách tra bảng. Trong các sách thiết kế [2; 3] có
các bảng số liệu ghi ứng suất cho phép của một số loại chi tiết máy thông dụng. Bảng số
liệu ứng suất cho phép đƣợc thiết lập bằng cách thí nghiệm, hoặc bằng những kinh
nghiệm đúc kết trong quá trình sử dụng chi tiết máy. Cách xác định này cho kết quả khá
chính xác.
- Tính ứng suất cho phép theo công thức gần đúng [1, tr 38]:
[]= lim /S
[] = lim /S,
Trong đó:
lim và lim là ứng suất giới hạn. Tùy theo từng trƣờng hợp cụ thể ứng suất giới hạn
có thể là giới hạn chảy (ch), giới hạn bền (b), giới hạn mỏi (r , r), giới hạn mỏi ngắn
hạn (rN , rN) của vật liệu chế tạo chi tiết máy.
S là hệ số an toàn, hệ số S đƣợc xác định từ các hệ số an toàn thành phần:
S = S1.S2.S3
Trong đó:
S1 là hệ số xét đến mức độ chính xác trong việc xác định tải trọng và ứng suất, S 1 có
thể chọn trong khoảng 1,2  1,5.
S2 là hệ số xét đến độ đồng nhất về cơ tính của vật liệu. Đối với các chi tiết máy
bằng thép rèn hoặc cán lấy S2 = 1, , các chi tiết máy bằng gang lấy S2 = 2  2,5.
S3 là hệ số xét đến những yêu cầu đặc biệt về an toàn, đối với các chi tiết máy quan
trọng, hoặc có liên quan trực tiếp đến an toàn lao động, lấy S3 = 1,2  1,5.
Cũng có thể lấy giá trị của hệ số an toàn S theo kinh nghiệm:
Hệ số an toàn theo giới hạn bền đối với thép là 2 ÷ 2,5; đối với hợp kim màu đúc 2,5
÷ 3; đối với gang là 3 ÷ 3,5. Hệ số an toàn theo giới hạn chảy đối với thép là 1,2 ÷ 1,5;
khi cần an toàn cao lấy 1,5 ÷ 2.
- Ứng suất cho phép cũng có thể đƣợc tính theo công thức thực nghiệm:
Khi tính bánh ma sát, ứng suất tiếp xúc cho phép được lấy theo độ rắn bề mặt: [H]
= (1,5  2,5) HB, hoặc [H] = (13  18) HRC.

2.2. CHỈ TIÊU ĐỘ BỀN MÕN


Mòn là hiện tƣợng mất đi một phần vật liệu trên bề mặt của chi tiết máy. Trong tài
liệu này chúng ta chỉ quan tâm đến hiện tƣợng mòn cơ học.
- Khi hai bề mặt tiếp xúc có áp p, có trƣợt tƣơng đối với nhau và có ma sát, thì có
hiện tƣợng mòn. Áp suất càng lớn, vận tốc trƣợt tƣơng đối càng lớn, hệ số ma sát càng

42
lớn thì tốc độ mòn càng nhanh. Giữa áp suất p và quãng đƣờng ma sát s có liên hệ theo
hệ thức sau:
pms = hằng.
Số mũ m phụ thuộc vào hệ số ma sát f của các bề mặt tiếp xúc.
Giá trị của m lấy nhƣ sau:
Khi có ma sát nửa ƣớt (f = 0,01  0,09) lấy m = 3,
ma sát nửa khô (f = 0,1  0,3) lấy m = 2,
ma sát khô hoặc có hạt mài giữa hai bề mặt tiếp xúc (f = 0,4  0,9) lấy m = 1.
Quãng đƣờng ma sát s, đơn vị m.
- Mòn làm kích thƣớc dạng trục của chi tiết máy giảm xuống, kích thƣớc dạng lỗ
tăng lên, các khe hở tăng lên, làm giảm độ chính xác, giảm hiệu suất của máy. Khi kích
thƣớc giảm quá nhiều có thể dẫn đến chi tiết máy không đủ bền. Mòn cũng làm giảm
chất lƣợng bề mặt chi tiết máy, giảm khả năng làm việc của máy, đồng thời đẩy nhanh
tốc độ mòn.
- Chi tiết máy đƣợc coi là đủ chỉ tiêu bền mòn, nếu nhƣ trong thời gian sử dụng
lƣợng mòn chƣa vƣợt quá giá trị cho phép.
- Để đảm bảo độ bền mòn, chi tiết máy đƣợc tính theo công thức thực nghiệm sau:
p  [p]
hoặc pv  [pv].
Trong đó:
p là áp suất trên bề mặt tiếp xúc,
v là vận tốc trƣợt tƣơng đối giữa hai bề mặt.
- Để nâng cao độ bền mòn của chi tiết máy, cần thực hiện bôi trơn bề mặt tiếp xúc
đầy đủ, dùng vật liệu có hệ số ma sát thấp. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc để giảm áp
suất. Chọn hình dạng chi tiết máy và quy luật chuyển động của nó hợp lý để vận tốc
trƣợt tƣơng đối là nhỏ nhất. Dùng các biện pháp nhiệt luyện bề mặt để tăng độ rắn, làm
tăng áp suất cho phép của bề mặt.
- Ngoài ra, để tránh ăn mòn điện hóa, những bề mặt không làm việc của chi tiết máy
cần đƣợc bảo vệ bằng cách phủ sơn chống gỉ, hoặc bằng phƣơng pháp mạ.

2.3. CHỈ TIÊU ĐỘ CỨNG


2.3.1. Yêu cầu về độ cứng
Chi tiết máy đƣợc coi là không đủ độ cứng, khi lƣợng biến dạng đàn hồi của nó vƣợt
quá giá trị cho phép.

43
Khi chi tiết máy không đủ cứng, độ chính xác làm việc của nó sẽ giảm, nhiều khi dẫn
đến hiện tƣợng kẹt không chuyển động đƣợc, hoặc làm tăng thêm tải trọng phụ trong
chi tiết máy, hoặc ảnh hƣởng đến chất lƣợng làm việc của các chi tiết máy khác lắp trên
nó.
Độ cứng cũng là chỉ tiêu quan trọng của chi tiết máy. Trong một số trƣờng hợp chi
tiết máy đủ bền nhƣng chƣa đủ cứng, lúc đó phải tăng kích thƣớc của chi tiết máy cho
đủ cứng, chấp nhận thừa bền.
2.3.2. Cách đánh giá chỉ tiêu độ cứng của chi tiết máy
Chi tiết máy đủ chỉ tiêu độ cứng, khi nó thỏa mãn các điều kiện cứng sau:
l  [l],
y  [y],
  [],
  [],
h  [h].
Trong đó: l là độ dãn dài hoặc độ co của chi tiết máy khi chịu tải kéo, nén,
y là độ võng của chi tiết máy bị uốn,
 là góc xoay của tiết diện chi tiết máy bị uốn,
 là góc xoắn của tiết diện chi tiết máy bị xoắn,
h là biến dạng của bề mặt tiếp xúc.
[l], [y], [], [] và [h] là giá trị cho phép của các biến dạng.
Giá trị của l, y, ,  đƣợc tính theo công thức của Sức bền vật liệu.
Giá trị h của vật thể tiếp xúc ban đầu theo điểm hoặc đƣờng đƣợc xác định theo lý
thuyết của Héc-Beliaep, của vật thể có diện tích tiếp xúc lớn đƣợc xác định bằng thực
nghiệm.
Giá trị của [l], [y], [], [], [h] đƣợc chọn theo điều kiện làm việc cụ thể của chi
tiết máy, có thể tra trong các sách thiết kế cơ khí [2; 3].
Ví dụ: Độ võng cho phép [y] của trục chính các máy gia công cơ khí lấy bằng
(0,0002÷0,0003) khoảng cách giữa hai gối đỡ; đối với dầm cầu trục lấy bằng (1/300 ÷
1/700) khẩu độ L. Góc xoay cho phép [] của trục tại chỗ lắp ổ trượt lấy bằng 0,001
Rad; tại chỗ lắp ổ lăn lấy bằng 0,01 rad.
Để đánh giá khả năng chống biến dạng của chi tiết máy, ngƣời ta còn dùng hệ số độ
cứng C, là tỷ số giữa lực tác dụng và biến dạng do chúng gây nên. Chi tiết máy có hệ số
cứng càng cao thì khả năng biến dạng càng nhỏ. Hệ số C đƣợc xác định theo công thức
của Sức bền vật liệu.

44
Để tăng độ cứng cho chi tiết máy cần chọn hình dạng tiết diện của chi tiết máy hợp
lý, đặc biệt nên sử dụng tiết diện rỗng. Khi cần thiết, nên dùng thêm các gân tăng cứng.
Đối với chi tiết máy yêu cầu độ cứng cao, nên chọn vật liệu có cơ tính thấp, để tránh dƣ
bền.

2.4. CHỈ TIÊU CHỊU NHIỆT


2.4.1. Yêu cầu về chịu nhiệt
Trong quá trình máy làm việc, công suất tổn hao do ma sát biến thành nhiệt năng đốt
nóng các chi tiết máy. Nhiệt độ làm việc cao quá giá trị cho phép, có thể gây nên các tác
hại sau đây:
+ Làm giảm độ nhớt của dầu, mỡ bôi trơn, tăng khả năng mài mòn.
+ Chi tiết máy bị biến dạng nhiệt lớn làm thay đổi khe hở trong các liên kết động, có thể
dẫn đến kẹt tắc, hoặc gây nên cong vênh.
+ Làm giảm cơ tính của vật liệu, dẫn đến làm giảm khả năng chịu tải của chi tiết máy.
2.4.2. Cách đánh giá chỉ tiêu chịu nhiệt của máy
Máy hoặc bộ phận máy đƣợc coi là đủ chỉ tiêu chịu nhiệt, khi nó thỏa mãn điều kiện
chịu nhiệt:
  [],
Trong đó:  là nhiệt độ làm việc của máy, bộ phận máy.
[] là nhiệt độ cho phép của máy.
Nhiệt độ làm việc  đƣợc xác định từ phƣơng trình cân bằng nhiệt:
 = 1 + 2
Trong đó:
 là nhiệt lƣợng sinh ra trong một đơn vị thời gian, khi máy làm việc
 = 860.(1 - ).P (kCal/h)
 : hiệu suất làm việc của máy,
P : công suất làm việc của máy, kW.
1 là nhiệt lƣợng tỏa ra môi trƣờng trong một đơn vị thời gian, kCal/h.
1 = kt.At.( - 0) (kCal/h)
kt: hệ số tỏa nhiệt ra môi trƣờng, có thể lấy kt = (7,5  15) kCal/m2h0C
At: diện tích bề mặt tỏa nhiệt của máy, tính bằng m2,
0: nhiệt độ môi trƣờng làm việc của máy, 0C.
2 là nhiệt lƣợng do thiết bị làm mát tải ra ngoài trong một giờ, kCal/h.

45
Thay các thông số vào phƣơng trình cân bằng nhiệt, ta có công thức tính nhiệt độ làm
việc  nhƣ sau:
860(1   ) P   2
  0
k t At
Nhiệt độ cho phép [] đƣợc chọn tùy theo loại dầu bôi trơn, vật liệu của chi tiết máy
và chức năng làm việc của chi tiết máy. Có thể lấy nhƣ sau:
Đối với bộ truyền trục vít bánh vít lấy [] = 75  85 oC; đối với ổ trượt nhiệt độ cho
phép lấy trong khoảng 80  120 oC.
Khi chi tiết máy không đủ chỉ tiêu chịu nhiệt, có nghĩa là  > [], lúc đó cần tìm biện
pháp xử lý. Có thể chọn lại chất bôi trơn để tăng nhiệt độ cho phép []. Hoặc làm giảm
nhiệt độ làm việc  bằng cách:
+ Tăng diện tích bề mặt tỏa nhiệt At, bằng cách dùng các gân, cánh tản nhiệt.
+ Tăng hệ số tỏa nhiệt kt, bằng cách dùng quạt gió, hoặc tƣới nƣớc.
+ Dùng các thiết bị làm mát.

2.5. CHỈ TIÊU CHỊU DAO ĐỘNG

Trong máy, mỗi chi tiết máy là một hệ dao động có tần số dao động riêng. Nếu chi
tiết máy dao động quá mức độ cho phép, sẽ gây nên rung lắc làm giảm độ chính xác làm
việc của chi tiết máy và các chi tiết máy khác. Đồng thời gây nên tải trọng phụ, làm cho
chi tiết máy biến dạng lớn, có thể dẫn đến phá hỏng chi tiết máy. Hoặc gây tiếng ồn lớn,
tiếng ồn khó chịu.
Khi khởi động máy, các chi tiết máy bắt đầu dao động tự do. Trong quá trình làm
việc, nếu nhƣ không có nguồn dao động tác động vào chi tiết máy, thì dao động tự do
của chi tiết máy sẽ tắt dần sau một vài phút. Nếu chi tiết máy chịu tác dụng của một
nguồn gây dao động, thì nó sẽ dao động cƣỡng bức.
Nguồn gây dao động thông thƣờng là các chi tiết máy quay có khối lƣợng lệch tâm,
các chi tiết máy chuyển động qua lại có chu kỳ, hoặc do các máy xung quanh truyền
đến. Biên độ dao động của nguồn càng lớn thì chi tiết máy dao động càng nhiều, đặc
biệt là khi tần số của nguồn bằng hoặc gần bằng với tần số riêng, lúc đó chi tiết máy dao
động rất mạnh (hiện tƣợng cộng hƣởng).
Chi tiết máy đủ chỉ tiêu chịu dao động, khi biên độ dao động của nó nhỏ hơn biên độ
cho phép và không gây ồn ào. Trong thực tế, việc xác định chính xác biên độ dao động
của một chi tiết máy là rất khó khăn. Do đó, việc tính toán đủ chỉ tiêu chịu dao động
đƣợc thay thế bằng việc tìm các biện pháp để hạn chế dao động của chi tiết máy.
Các biện pháp hạn chế dao động của chi tiết máy, có thể kể đến là:

46
- Triệt tiêu các nguồn gây dao động: bằng cách cân bằng máy, hạn chế sử dụng các quy
luật chuyển động qua lại, cách biệt máy với các nguồn rung động xung quanh.
- Cho chi tiết máy làm việc với số vòng quay khác xa với số vòng quay tới hạn 0(Số
vòng quay tƣơng ứng với tần số riêng của máy) để tránh cộng hƣởng.
- Thay đổi tính chất động lực học của hệ thống, để thay đổi tần số riêng 0.
- Dùng các thiết bị giảm rung.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng làm việc của chi tiết máy? Chỉ tiêu nào là quan
trọng nhất? Tại sao?
2. Trình bày chỉ tiêu độ bền của chi tiết máy? Nêu các biện pháp nâng cao độ bền cho
chi tiết máy?
3. Trình bày chỉ tiêu độ bền mòn của chi tiết máy? Nêu các biện pháp nâng cao độ bền
mòn cho chi tiết máy?
4. Cách tính ứng suất sinh ra trong chi tiết máy, khi chi tiết máy chịu tải trọng thay
đổi?
5. Nhƣ thế nào là chi tiết máy đủ độ cứng? Các biện pháp nâng cao độ cứng cho chi
tiết máy?
6. Trình bày chỉ tiêu chịu nhiệt và chỉ tiêu chịu dao động của máy?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[4] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[5] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[6] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 3; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2006.
.[7] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.

47
Chƣơng 3

ĐỘ TIN CẬY CỦA MÁY


VÀ CHI TIẾT MÁY

3.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG


- Độ tin cậy là mức độ duy trì các chỉ tiêu khả năng làm việc của máy, chi tiết máy
trong suốt thời gian sử dụng theo quy định.
Nói cách khác, trong suốt thời gian sử dụng, máy và chi tiết máy ít xảy ra hỏng hóc,
tốn ít thời gian hiệu chỉnh sửa chữa, thì độ tin cậy của máy, chi tiết máy đƣợc đánh giá
là cao.
- Độ tin cậy là một trong các đặc trƣng quan trọng nhất của máy và chi tiết máy, nó
là thông số thể hiện chất lƣợng của máy tốt hay xấu, đƣợc ngƣời sử dụng ƣa chuộng hay
không. Trong nền sản xuất cơ khí hóa và tự động hóa, độ tin cậy càng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng. Một chi tiết, thiết bị nào đó có độ tin cậy thấp, hay xảy ra hỏng hóc, sẽ
làm đình trệ cả dây truyền sản xuất, cả phân xƣởng sản xuất, thậm chí cả xí nghiệp.
- Độ tin cậy của máy, chi tiết máy đƣợc đánh giá qua các chỉ tiêu sau đây:
+ Xác suất làm việc không hỏng hóc, ký hiệu là R. Giá trị R của máy và chi tiết máy
càng lớn, thì máy và chi tiết máy có độ tin cậy càng cao.
+ Xác suất làm việc hỏng hóc, ký hiệu là F. Giá trị F càng lớn, thì máy và chi tiết
máy có độ tin cậy càng thấp.
+ Cƣờng độ hỏng hóc, ký hiệu là (t). Là xác suất làm việc hỏng đƣợc tính tại từng
thời điểm trong thời gian làm việc của máy. Tại những thời điểm có (t) thấp, máy và
chi tiết máy làm việc có độ tin cậy cao.
+ Thời gian làm việc trung bình cho đến lần hỏng đầu tiên, ký hiệu là t H. Giá trị tH
càng cao, thì máy và chi tiết máy có độ tin cậy càng cao.
+ Hệ số sử dụng của máy, ký hiệu là KSd. Giá trị Ksd càng cao, thì máy và chi tiết
máy có độ tin cậy càng cao.
Chỉ tiêu tH và Ksd thƣờng dùng để đánh giá độ tin cậy cho các máy hay xảy ra hỏng
hóc, nhƣng sau khi điều chỉnh hoặc sửa chữa nhỏ thì lại có thể làm việc bình thƣờng.

48
3.2. CÁCH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY
3.2.1. Tính xác suất làm việc không hỏng R và hỏng F của một đối tƣợng
Xác suất làm việc không hỏng R và xác suất làm việc hỏng F đƣợc tính theo lý
thuyết Xác suất thống kê.
Một cách gần đúng có thể xác định R và F của từng máy, chi tiết máy nhƣ sau:
- Lấy ngẫu nhiên N chi tiết máy, hoặc máy (ta gọi chung là đối tƣợng thử nghiệm), cho
làm việc theo một chế độ quy định, trong một thời gian đã định (Tƣơng đƣơng với chế
độ làm việc bình thƣờng về mặt độ bền và tuổi thọ). Số lƣợng đối tƣợng đem thử nên
lấy lớn hơn hoặc bằng 60, N  60.
- Sau thời gian thử nghiệm ta đếm đƣợc số đối tƣợng hỏng là NH, số lƣợng đối tƣợng
còn làm việc tốt là NT, lúc đó
R = NT / N,
F = NH / N.
Ta nhận thấy rằng: R  1, F  1, và R + F = (NT + NH) / N = 1.
3.2.2. Tính xác suất Rnt và Fnt của một hệ gồm n đối tƣợng lắp nối tiếp
Xét hệ thống gồm n đối tƣợng đƣợc lắp ghép nối tiếp nhau thành một chuỗi. Ví dụ:
một dây chuyền sản xuất gồm n máy. Mỗi đối tƣợng đã đƣợc xác định xác suất R và F,
đối tƣợng thứ i có xác suất Ri và Fi (Hình 3-1). Ta phải tính Rnt và Fnt của toàn hệ.

1 2 3 n-1
n
Hình 3-1: Hệ lắp nối tiếp n đối tượng

Ta nhận thấy rằng: Khi một đối tƣợng bị hỏng thì cả hệ thống bị dừng; nhƣ vậy khi
số lƣợng n đối tƣợng mắc nối tiếp càng nhiều, thì xác suất làm việc không hỏng của hệ
nối tiếp Rnt càng giảm, xác suất làm việc hỏng Fnt sẽ tăng lên, độ tin cậy của hệ giảm.
Nếu ta tăng giá trị Ri của mỗi phần tử, thì xác suất Rnt sẽ tăng, độ tin cậy của hệ tăng.
Với nhận xét nhƣ trên, ta có thể tính Rnt và Fntntheo công thức sau:
Rnt  R1 .R2 ...Rn   Ri
i 1
Fnt = 1- Rnt
3.2.3. Tính xác suất RS và FS của một hệ gồm m đối tƣợng lắp song song
Xét một dây chuyền sản xuất, trong đó có một khâu yếu hay xảy ra hỏng hóc. Khâu
này đƣợc tăng cƣờng bằng cách lắp m đối tƣợng có cùng chức năng song song nhau.
Mỗi đối tƣợng trong hệ mắc song song có xác suất Ri và Fi (Hình 3-2). Chúng ta cần

49
tính xác suất không hỏng RS và xác suất hỏng FS của toàn bộ m đối tƣợng thuộc khâu
yếu này, đây chính là RS và FS của hệ gồm m đối tƣợng mắc song song.
Khảo sát dây chuyền sản xuất trên, chúng ta nhận thấy rằng: khi một hoặc một số đối
tƣợng bị hỏng thì khâu yếu vẫn chƣa bị hỏng, hệ thống còn họat động đƣợc; chỉ khi cả
m đối tƣợng bị hỏng thì khâu yếu mới bị hỏng, hệ thống mới bị dừng. Nhƣ vậy, khi số
lƣợng m đối tƣợng mắc song song càng nhiều, thì xác suất làm việc hỏng của khâu yếu
FS càng nhỏ, độ tin cậy của hệ lắp song song lớn, và ngƣợc lại. Nếu tăng độ tin cậy của
mỗi phần tử mắc song song, có nghĩa là giảm Fi, thì độ tin cậy của toàn hệ cũng tăng, FS
giảm. Có nghĩa là RS sẽ tăng.
1

m-1

Hình 3-2: Hệ có khâu lắp song song m đối


tượng
Từ nhận xét trên, ta có thể lập công thức tính xác suất RS và FS của hệ mắc song song
nhƣ sau: m
FS  F1 .F2 .F3 ...Fm   Fi
i 1
RS = 1 - FS
3.2.4. Xác định cƣờng độ hỏng (t)
Cƣờng độ hỏng (t) là xác suất làm việc hỏng của đối tƣợng đƣợc tính tại thời điểm t
nào đó. Cƣờng độ (t) cũng đƣợc tính theo lý thuyết Xác suất.
Một cách gần đúng ngƣời ta xác định (t) nhƣ sau:
- Lấy ngẫu nhiên N đối tƣợng đem thử. Thử nghiệm cho đến khi tất cả N đối tƣợng bị
hỏng, thời gian thử nghiệm là tth. Nên lấy N  60.
- Chia thời gian thử tth làm n phần bằng nhau, ký hiệu các phần là t1 đến tn.
- Đếm số đối tƣợng bị hỏng trong khoảng thời gian t1, ký hiệu là N1. Số đối tƣợng bị
hỏng trong khoảng thời gian ti là Ni.
- Cƣờng độ hỏng (ti) tại một thời điểm thuộc khoảng thời gian ti đƣợc tính gần đúng
N
theo công thức:  (t i )  i
N

50
Thí nghiệm với nhiều loại máy khác nhau, ngƣời ta nhận thấy quy luật phân bố của
(t) theo thời gian của các loại máy có dạng gần giống nhau. Dạng phổ biến nhất đƣợc
biểu diễn trên Hình 3-3 [1, tr 54].

(t)

t
t
t1 t2 t3

Hình 3-3: Quy luật phân bố của (t) theo thời gian

Quan sát đồ thị phân bố (t) theo thời gian, ta có nhận xét nhƣ sau:
- Thời gian đầu sử dụng máy, cƣờng độ hỏng (t) tƣơng đối cao. Khoảng thời gian t1
không dài lắm. Đây là thời gian hỏng ban đầu của máy. Các cơ sở sản xuất thƣờng lấy
thời gian t1 làm thời gian bảo hành máy.
- Trong khoảng thời gian t2, cƣờng độ hỏng (t) tƣơng đối thấp và ít thay đổi, thời gian
t2 khá dài, đây là thời gian làm việc ổn định của máy.
- Trong khoảng thời gian t3, cƣờng độ hỏng (t) rất cao. Đây là thời gian hỏng phá hủy
của máy. Thời gian t3 không đƣợc tính vào thời gian sử dụng máy. Có nghĩa là, tuổi bền
của máy chỉ bao gồm thời gian t1 và t2.
Những nhận xét trên đƣợc giải thích nhƣ sau:
- Các máy bị hỏng trong khoảng thời gian t1 thƣờng là những máy phế phẩm, trong đó
có một vài chi tiết máy kém phẩm chất, còn lẫn vào sản phẩm xuất xƣởng, do kiểm tra
không phát hiện ra đƣợc, hoặc vì một lý do nào đó ngƣời thiết kế cố tình đƣa vào. Ví
dụ: để tăng dung sai kích thƣớc, hạ giá thành sản phẩm, trong nhiều trƣờng hợp ngƣời
thiết kế đã chọn giải pháp "lắp lẫn không hoàn toàn". Có nghĩa là ngƣời thiết kế biết
trƣớc có khoảng 5% sản phẩm không đủ chất lƣợng, nhƣng vẫn đƣợc coi là chính phẩm.
Các cơ sở sản xuất có uy tín luôn sẵn sàng thu nhận những sản phẩm bị hỏng trong thời
gian t1 về và nói lời cảm ơn lịch sự với khách hàng "Quý ngài đã giúp chúng tôi tìm ra
sản phẩm kém chất lƣợng bị lẫn trong số hàng hóa đã bán ra".
- Sau khi số sản phẩm kém chất lƣợng bị hỏng hết, theo lý thuyết trong khoảng thời gian
t2 sẽ không còn sản phẩm nào bị hỏng, (t) = 0. Song thực tế, vẫn có máy bị hỏng do

51
những nguyên nhân ngẫu nhiên mà khi thiết kế chƣa lƣờng hết đƣợc. Những sản phẩm
bị hỏng trong thời gian này, sẽ không đƣợc bồi thƣờng.
- Sau một thời gian dài sử dụng, các chi tiết bị mòn, mỏi, lão hóa, nên trong khoảng thời
gian t3 cƣờng độ hỏng rất cao. Một máy đƣợc đánh giá là có tính kinh tế cao, khi
khoảng thời gian t3 của nó ngắn.
3.2.5. Xác định thời gian làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên tH
Chọn ngẫu nhiên N đối tƣợng đem thử, nên lấy N  60 (Hoặc theo dõi sự làm việc
thực tế của N đối tƣợng). Ghi chép thời gian làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên của
từng đối tƣợng. Ký hiệu thời gian làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên của đối tƣợng thứ
i là tHi. Thời gian làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên của loạt sản phẩm khảo sát, t H
đƣợc tính nhƣ sau:
N
1
tH = (tH1 + tH2 + ... + tHN) / N =
N
t
i 1
Hi

3.2.6. Xác định hệ số sử dụng Ksd


Hệ số sử dụng KSd của một loạt sản phẩm nào đó cũng đƣợc xác định theo phƣơng
pháp thống kê. Ngƣời ta theo dõi một số lƣợng sản phẩm đủ lớn (thƣờng chọn N  60),
trong một khoảng thời gian quy định. Ghi chép và tính thời gian làm việc trung bình,
thời gian chăm sóc, thời gian sửa chữa trung bình của loạt máy thử nghiệm.
Hệ số Ksd đƣợc tính theo công thức:
Ksd = tlv / (tlv + tch + tph)
Trong đó:
tlv là thời gian làm việc thực tế của máy,
tch là thời gian sửa chữa máy,
tPh là thời gian phục vụ chăm sóc máy.
(tlv + tch + tph) là khoảng thời gian thử nghiệm.
3.3. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA MÁY
Để nâng cao độ tin cậy của máy, có thể thực hiện các biện pháp sau đây:
- Nâng cao độ tin cậy của từng chi tiết trong máy, bằng cách:
+ Xác định chính xác tải trọng và ứng suất trong chi tiết máy.
+ Dùng phƣơng pháp tính có độ chính xác cao, công thức tính toán thích hợp để xác
định kích thƣớc của chi tiết máy.
+ Chọn phƣơng pháp gia công tin cậy, đảm bảo đúng các chỉ tiêu kỹ thuật theo thiết
kế.

52
+ Chọn phƣơng pháp kiểm tra thích hợp, thiết bị kiểm tra có độ chính xác cao, đảm
bảo loại đƣợc hết các phế phẩm ra khỏi loạt sản phẩm xuất xƣởng.
+ Tuân thủ tuyệt đối các quy định về sử dụng chi tiết máy và máy.
+ Chăm sóc, bảo dƣỡng thƣờng xuyên chi tiết máy và máy.
- Tìm kết cấu hợp lý để giảm bớt số khâu lắp nối tiếp trong máy.
- Tăng độ tin cậy ở những khâu yếu, hay xảy ra hỏng hóc, bằng cách lắp song song một
số chi tiết có cùng chức năng.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày tổng quát về độ tin cậy của máy? Nêu các thông số đánh giá độ tin cậy?
2. Cách xác định giá trị các thông số đánh giá độ tin cậy?
3. Nêu các phƣơng pháp nâng cao độ tin cậy của máy?
4. Tại sao trong máy có lắp nối tiếp nhiều chi tiết máy lại làm giảm độ tin cậy của
máy? Khi có nhiều chi tiết máy lắp song song lại nâng cao độ tin cậy của máy?
5. Vẽ và giải thích quy luật phân bố cƣờng độ hỏng theo thời gian?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[3] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[4] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[5] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.

53
PHẦN THỨ HAI

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


CHI TIẾT MÁY LẮP GHÉP

Giới thiệu các chi tiết máy lắp ghép


Các chi tiết máy lắp ghép bao gồm các tấm ghép, trục, bạc, then, bu lông, đai ốc,
đinh tán… nằm trong các mối ghép. Tính toán thiết kế các chi tiết máy ghép thông qua
tính toán thiết kế các mối ghép. Trong thực tế, chúng ta gặp các mối ghép nhƣ: Mối
ghép đinh tán, mối hàn, mối ghép then, mối ghép then hoa, mối ghép bu lông, mối ghép
vít cấy, mối ghép độ dôi, mối ghép trục định hình.
Các mối ghép đƣợc chia thành 2 nhóm.
Nhóm thứ nhất, dùng để ghép 2 tấm ghép với nhau. Nhóm này gồm có: Mối ghép
ren, mối ghép đinh tán, mối ghép hàn (Hình II-1, II-2, II-3).

Hình II-2: Mối ghép đinh tán


Hình II-1: Mối ghép ren

Nhóm thứ hai, dùng để ghép trục với bạc. Nhóm này gồm có: Mối ghép độ dôi, mối
ghép then, mối ghép then hoa, mối ghép trục định hình (Hình II-4, II-5, II-6).
Nghiên cứu, tính toán mối ghép, chúng ta cần biết kết cấu (hình dạng) của mối ghép,
kích thƣớc (độ lớn) của mối ghép, cách chế tạo mối ghép, tính đa dạng của mối ghép
(phân loại), các dạng hỏng của mối ghép. Cuối cùng là biết cách giải bài toán thiết kế
mối ghép và bài toán kiểm tra mối ghép.
Giả thiết: Cho biết các chi tiết máy ghép (tấm ghép, bạc, trục) chức năng của mối
ghép, tải trọng tác dụng, tuổi bền của mối ghép, môi trƣờng làm việc.

54
Kết luận: Tính toán kích thƣớc của mối ghép, vẽ kết cấu của mối ghép, hƣớng dẫn
gia công (chế tạo) mối ghép.

Hình II-3: Mối hàn


Đầu đề bài toán thiết kế (Nhiệm vụ thiết kế) mối ghép như sau:

50

Hình II-4: Mối ghép độ dôi Hình II-5: Mối ghép then

Hình II-6: Mối ghép then hoa

55
Đầu đề bài toán kiểm tra mối ghép như sau:
Giả thiết: Cho biết mối ghép (kết cấu, kích thƣớc, vật liệu), tải trọng tác dụng, tuổi
bền của mối ghép, môi trƣờng làm việc.
Kết luận: Tính toán kiểm tra xem mối ghép có đủ khả năng làm việc hay không?
(Nó có bị hỏng trƣớc thời gian làm việc theo quy định hay không?).

56
Chƣơng IV

MỐI GHÉP REN

4.1. GIỚI THIỆU MỐI GHÉP REN


4.1.1. Mô tả mối ghép ren
Mối ghép ren là mối ghép trong đó các tấm ghép đƣợc liên kết với nhau nhờ các chi
tiết máy có ren, nhƣ: bu lông, vít, vít cấy, đai ốc, các lỗ có ren (Hình 4-1) [12; 13].

Hình 4-1: Các chi tiết máy có ren

Các mối ghép ren thƣờng dùng trong thực tế, nhƣ: mối ghép bu lông (Hình 4-2, a),
mối ghép vít (Hình 4-2, b), mối ghép vít cấy (Hình 4-2, c). Ngoài ra còn có mối ghép
ren ống, dùng để nối các ống dẫn chất lỏng, chất khí.
+ Mối ghép bu lông: Dùng ghép các tấm ghép có chiều dày nhỏ. Các tấm ghép
đƣợc gia công lỗ, lắp bu lông vào lỗ các tấm ghép, vặn đai ốc vào bu lông, xiết
chặt, bu lông và đai ốc ép các tấm ghép lại với nhau. Các tấm ghép không thể đẩy
đai ốc xoay trở ra đƣợc, do có hiện tƣợng tự hãm.
+ Mối ghép vít: Dùng để ghép các tấm ghép, trong đó có một tấm ghép chiều dày
quá lớn. Ngƣời ta khoan lỗ, ta rô tạo lỗ ren trên tấm ghép có chiều dày lớn. Các tấm
ghép khác đƣợc gia công lỗ. Đặt các tấm ghép chồng lên nhau, sao cho tâm của các
lỗ trùng nhau. Vặn vít vào lỗ ren, xiết chặt để ép các tấm ghép lại với nhau. Trong

57
quá trình sử dụng, nếu phải tháo lắp nhiều lần, không nên dùng mối ghép vít. Vì
tháo lắp nhiều sẽ làm hỏng lỗ ren, phải bỏ cả tấm ghép đi

a c
b
Hình 4-2: Mối ghép bu lông, vít, vít cấy

+ Mối ghép vít cấy: Dùng khi có một tấm ghép chiều dày quá lớn và mối ghép phải
tháo lắp nhiều lần trong quá trình sử dụng.
V
Ngƣời ta làm lỗ ren trên tấm ghép có chiều dày T
lớn, làm lỗ trên các tấm ghép còn lại. Vặn vít
cấy vào lỗ ren (còn gọi là cấy vít), lắp các tấm
ghép khác vào vít cấy. Vặn đai ốc vào vít cấy,
xiết chặt để ép các tấm ghép lại với nhau. Khi
T
cần tháo rời các tấm ghép, không phải vặn vít V
cấy ra khỏi lỗ ren.
Cách tạo liên kết trong mối ghép ren lắp có Hình 4-3: Mối ghép
có khe hở
khe hở giữa thân bu lông và lỗ của tấm ghép:
Xiết đai ốc và bu lông bằng mô men xoắn T,
các tấm ghép đƣợc ép chặt với nhau
bởi lực xiết V (Hình 4-3). Trên bề mặt
tiếp xúc của 2 tấm ghép có lực ma sát
Fms, lực ma sát sẽ cản trở sự trƣợt
tƣơng đối giữa hai tấm ghép.
Các mối ghép bu lông lắp không có
khe hở (Hình 4-4), làm việc tƣơng tự
nhƣ mối ghép đinh tán. Đai ốc gần
nhƣ đóng vai trò của mũ đinh tán, lực Hình 4-4: Mối ghép không có khe hở
xiết V chỉ có tác dụng hỗ trợ thêm cho
mối ghép. Khi tính toán mối ghép, không kể đến lực ma sát trên mặt tiếp xúc giữa
các tấm ghép do lực xiết V gây nên.
Trong chƣơng này chúng ta chỉ xét các mối ghép ren lắp có khe hở. Mối ghép ren
lắp không có khe hở đƣợc tính toán nhƣ mối ghép đinh tán.

58
4.1.2. Các chi tiết máy dùng trong mối ghép ren
- Bu lông, thƣờng là thanh kim loại hình trụ, một đầu có ren để vặn với đai ốc
hoặc lỗ ren, một đầu có mũ hình sáu cạnh hoặc hình vuông, để tra các chìa vặn xiết
bu lông (Hình 4-5). Ren trên
bu lông đƣợc gia công bằng
bàn ren, tiện ren, hoặc cán
ren.
Bu lông đƣợc phân ra các
loại: bu lông thô, bu lông bán
tinh, bu lông tinh, bu lông lắp
có khe hở, bu lông lắp không
có khe hở.
Bu lông là chi tiết máy đƣợc Hình 4-5: Bu lông Hình 4-6: Vít
tiêu chuẩn hóa cao.
Hiện nay, có bu lông ren hệ
Mét và bu lông ren hệ Anh.
- Vít, có hình dạng, kích
thƣớc tƣơng tự nhƣ bu lông,
chỉ khác ở phần mũ (Hình 4-
6). Mũ vít có rãnh, hoặc lỗ 6
cạnh chìm để tra các chìa
vặn. Vít cũng đƣợc tiêu
chuẩn hóa.
- Vít cấy: là thanh hình trụ,
hai đầu có ren (Hình 4-7).
Hình 4-7: Vít cấy Hình 4-8: Đai ốc
Một đầu cấy vào lỗ ren của
tấm ghép, đầu còn lại để vặn
đai ốc.

Hình 4-9: Đệm thường, đệm vênh, đệm gập, đệm cánh

59
- Đai ốc có 6 cạnh, có ren trong (Hình 4-8). Ren trên đai ốc đƣợc gia công bằng ta
rô, hoặc tiện. Đai ốc cũng đƣợc chia ra các loại: đai ốc thô, đai ốc bán tinh và đai ốc
tinh.
- Vòng đệm, chủ yếu để bảo vệ bề mặt các tấm ghép không bị xƣớc, một số đệm
còn có tác dụng phòng lỏng. Các loại đệm thƣờng dùng, nhƣ: đệm thƣờng, đệm
vênh, đệm gập, đệm cánh (Hình 4-9).
4.1.3. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép ren
Khi xem xét hình dạng, độ lớn của mối ghép ren, ngƣời ta quan tâm đến các kích
thƣớc chủ yếu sau đây (Hình 4-10):
+ Chiều dày các tấm ghép, ký hiệu là S1, S2, mm.
+ Đƣờng kính thân bu lông d, mm, giá trị của d lấy theo dãy số tiêu chuẩn [8, tr 532].
Ví dụ: 2; 2,5; 3; (3,5); 4; (4,5); 5; 6; 8; 10; 12; (14); 16; (18); 20; (22); 24; (27); 30;
(33); 36; …
+ Đƣờng kính chân ren d1, mm, đƣợc tiêu chuẩn hóa theo d.
+ Đƣờng kính trung bình d2, mm, d2 = (d+d1)/2.
+ Chiều dài của thân bu lông l, mm, đƣợc lấy theo chiều dày của các
tấm ghép.
+ Chiều dài đoạn cắt ren của bu lông l1, thƣờng lấy l1  2,5d.
+ Chiều cao mũ bu lông, ký hiệu là H1, mm, lấy H1 = (0,5  0,7) d.
+ Chiều cao của đai ốc H, thƣờng lấy H = (0,6  0,8) d.
+ Bƣớc ren, ký hiệu là pr, mm, giá trị của pr đƣợc tiêu chuẩn hóa theo d.
Giá trị bƣớc ren lấy theo dãy số tiêu chuẩn [7, tr 353], mm: 0,4; 0,45; 0,5 ; 0,6 ; 0,7 ;
0,75 ; 0,8 ; 1,0 ; 1,25; 1,5 ; 1,75 ; 2,0 ; 2,5 ; 3,0 ; 3,5 ; 4,0.

h H1
d S1 d
p S2
d
r
l l H
1
d
1

Hình 4-10: Kích thước chủ yếu của mối ghép ren
+ Tiết diện mặt cắt ngang của ren, diện tích mặt cắt A, cũng đƣợc tiêu chuẩn hoá.
Ren hệ Mét, tiết diện ren là hình tam giác đều.

60
Ren hệ Anh, tiết diện ren là hình tam giác cân, có góc ở đỉnh là 550.
+ Chiều cao làm việc của tiết diện ren h, mm.
+ Bƣớc của đƣờng xoắn vít (tạo nên đƣờng ren) .

+ Góc nâng của đƣờng xoắt vít, ; có tg =  /(.d2).


+ Số đầu mối ren zr, thƣờng dùng ren một đầu mối.
Ren một đầu mối có  = pr,
Ren hai đầu mối có  = 2pr.
Bảng 4-1: Kích thƣớc của bu lông, đai ốc thƣờng dùng [8, 1 tr 532; 7, tr 353]
Đƣờng Bƣớc ren Đƣờng Đƣờng Đƣờng Bƣớc ren Đƣờng Đƣờng
kính d, p, mm kính d1, kính d2, kính d, p, mm kính d1, kính d2,
D, mm D1, mm D2, mm D, mm D1, mm D2, mm
2 0,40 1,567 1,740 (22) 2,5 19,294 20,376
2,5 0,45 2,013 2,208 24 3,0 20,752 22,051
3 0,50 2,459 2,675 (27) 3,0 23,752 25,051
(3,5) 0,60 2,850 3,110 30 3,5 26,211 27,727
4 0,70 3,242 3,546 (33) 3,5 29,211 30,727
(4,5) 0,75 3,688 4,013 36 4,0 31,670 33,402
5 0,80 4,134 4,480 (39) 4,0 34,670 36,402
6 1,00 4,918 5,530 42 4,5 37,129 39,077
8 1,25 6,647 7,188 (45) 4,5 40,129 42,077
10 1,50 8,376 9,026 48 5,0 42,587 44,752
12 1,75 10,106 10,683 (52) 5,0 46,587 48,752
(14) 2,00 11,835 12,701 56 5,5 50,046 52,428
16 2,00 13,835 14,701 (60) 5,5 54,046 56,428
(18) 2,50 15,294 16,376 64 6,0 57,505 60,103
20 2,50 17,294 18,376 (68) 6,0 61,505 64,103

4.1.4. Ghi ký hiệu lắp ghép cho mối ghép ren


Ví dụ, ký hiệu của một mối ghép ren ghi: M201,52(Pl)LH-4H6H/4j
Trong đó:
+ M20 biểu thị ren tam giác hệ Mét, có đƣờng kính thân bu lông d=20mm,
+ Số 1,5 biểu thị dùng ren bƣớc nhỏ pr=1,5 mm (nếu dùng bƣớc ren bình thƣờng
thì không cần ghi),
+ Ký hiệu 2(Pl) chỉ ren 2 đầu mối (nếu ren 1 đầu mối thì không cần ghi,
+ Chữ LH chỉ ren trái (nếu ren xoắn phải thì không cần ghi),

61
+ Ký hiệu 4H6H là miềm dung sai của lỗ đai ốc, đƣờng kính trung bình D2 có cấp
chính xác 4 sai lệch cơ bản kiểu H, đƣờng kính trong của đai ốc D1 có cấp chính xác
6 sai lệch cơ bản kiểu H (nếu kích thƣớc D2 và D1 cùng miền dung sai thì chỉ ghi một
lần).
+ Ký hiệu 4j biểu thị miền dung sai đƣờng kính trung bình d2 của bu lông, cấp
chính xác 4 sai lệch cơ bản kiểu j, d2 = (d+d1) / 2.
4.1.5. Hiện tƣợng tự nới lỏng và các biện pháp phòng lỏng
Hiện tượng tự nới lỏng trong mối ghép ren
Bình thƣờng mối ghép ren không tự nới lỏng đƣợc, do có tính tự hãm.
Khi chịu tải trọng rung động hoặc va đập, mối ghép ren bị nới lỏng ra, lực xiết V giảm
dần, có khi bằng không. Đây là hiện tƣợng tự nới lỏng. Hiện tƣợng tự nới lỏng đƣợc giải
thích nhƣ sau:
+ Ta xiết bu lông và đai ốc bằng mô men xoắn T, các tấm ghép bị ép lại bởi lực xiết
V. Quan hệ giữa T và V đƣợc xác định nhƣ sau:
T= V.tg(g + ’).d2/2 + V.f.dtx/2 (4-1)
Trong đó ’ là góc ma sát tƣơng đƣơng, f là hệ số ma sát trên mặt tiếp xúc giữa đai
ốc và vòng đệm, dtx là đƣờng kính trung bình của bề mặt tiếp xúc giữa đai ốc và vòng
đệm.
+ Khi bị ép, các tấm ghép tác dụng lên bu lông và đai ốc một phản lực Ft, phản lực Ft
= V. Do có tính chất tự hãm ( < ’), nên phản lực Ft không thể làm bu lông và đai ốc
xoay để nới lỏng mối ghép ra đƣợc.
+ Muốn tháo mối ghép ra, cần phải xoay đai ốc và bu lông theo chiều tháo ra bằng
mô men xoắn Tra = Ft.tg(’-).d2/2 + Ft.f.dtx/2. Lực Ft càng lớn, thì cần mô men xoay
ra Tra càng lớn. Trƣờng hợp Ft bằng 0, đai ốc sẽ tự do xoay.
+ Khi chịu tải trọng va đập hoặc rung động, có những thời điểm các tấm ghép tự ép
chặt vào nhau, không còn phản lực Ft đẩy lên bu lông và đai ốc nữa (Ft = 0). Vào thời
điểm này, do rung động đai ốc có thể xoay qua, xoay lại. Bị tấm ghép cản trở, đai ốc
không xoay vào đƣợc. Đai ốc có thể tự do xoay theo chiều mở ra. Trong quá trình
làm việc, có rất nhiều thời điểm nhƣ thế, nên đai ốc bị nới lỏng dần ra.
+ Một lý do khác góp phần làm mối ghép tự nới lỏng là do rung động hệ số ma sát
trên bề mặt tiếp xúc của ren giảm đáng kể, góc ma sát tƣơng đƣơng ' giảm, điều
kiện tự hãm trong mối ghép có những thời điểm không đảm bảo, vào thời điểm đó
đai ốc có thể bị xoay ra một chút.
Biện pháp phòng nới lỏng. Trên cơ sở phân tích các nguyên nhân dẫn đến tự nới
lỏng, chúng ta có thể phòng lỏng bằng hai cách (Hình 4-11):

62
- Tạo phản lực phụ Fph luôn luôn đẩy bu lông và đai ốc:
+ Dùng hai đai ốc (đai ốc công). Hai đai ốc luôn đẩy nhau bởi lực phụ Fph.
+ Dùng đệm vênh. Đệm vênh giống nhƣ một lò xo, luôn đẩy vào đai ốc một lực phụ
Fph.
- Ngăn cản không cho bu lông và đai ốc xoay tƣơng đối với nhau:
+ Dùng đệm gập. Vấu của đệm nằm trong rãnh trên thân bu lông, góc của đệm gập
vào một mặt của đai ốc, sẽ hạn chế chuyển động xoay tƣơng đối giữa bu lông và đai
ốc.

Fph
Fph Fph

Fph

Hình 4-11: Dùng 2 đai ốc, đệm vênh, núng, tán đầu bu lông để phòng lỏng

+ Dùng đệm cánh. Vấu của đệm nằm trong rãnh


Ft
trên thân bu lông, một cánh của đệm gập vào T
rãnh trên đai ốc, sẽ hạn chế chuyển động xoay
tƣơng đối giữa bu lông và đai ốc
+ Núng, tán đầu bu lông hoặc hàn đính đai ốc
với thân bu lông, hạn chế không cho đai ốc
chuyển động xoay ra, nới lỏng mối ghép. Ft T
4.2. TÍNH MỐI GHÉP REN
4.2.1. Các dạng hỏng của mối ghép ren và
chỉ tiêu tính toán
Khi xiết chặt bu lông và đai ốc, các vòng ren
V
của bu lông và đai ốc tiếp xúc với nhau. Các
vòng ren của đai ốc chịu lực xiết V. Các vòng
ren trên bu lông chịu phản lực Ft (Hình 4-12).
Trên mối ghép ren có thể xuất hiện các dạng
F
hỏng sau:
+ Thân bu lông bị kéo đứt tại phần có ren, hoặc Hình 4-12: Các dạng hỏng
tại tiết diện sát mũ bu lông. Hoặc bị xoắn đứt của mối ghép ren
trong quá trình xiết đai ốc.

63
+ Các vòng ren bị hỏng do cắt đứt ren, dập bề mặt tiếp xúc, hoặc bị uốn gẫy. Nếu tháo
lắp nhiều lần, các vòng ren có thể bị mòn.
+ Mũ bu lông bị hỏng do dập bề mặt tiếp xúc, cắt đứt, hoặc bị uốn gẫy.
Kích thƣớc của mối ghép bu lông đã đƣợc tiêu chuẩn hóa, các kích thƣớc đƣợc tính
theo đƣờng kính d với một tỷ lệ nhất định trên cơ sở đảm bảo sức bền đều của các phần
tử. Do đó chỉ cần tính toán để hạn chế một dạng hỏng là các dạng hỏng khác cũng
không xảy ra. Thƣờng ngƣời ta kiểm tra mối ghép ren theo điều kiện bền:
  [k] (4-2)
Trong đó:
 là ứng suất sinh ra trên tiết diện chân ren của bu lông, có đƣờng kính d1.
[k] là ứng suất kéo cho phép của bu lông hoặc vít.
Điều kiện bền   [k] đƣợc dùng để tính
toán kiểm tra bền và thiết kế mối ghép ren. Nó F
đƣợc gọi là chỉ tiêu tính toán của mối ghép ren
ghép có khe hở. Chƣơng này chỉ trình bày việc
tính toán mối ghép bu lông có khe hở.
Đối với các mối ghép dùng bu lông tinh, ghép
không có khe hở, dạng hỏng chủ yếu của mối
ghép là dập và cắt đứt thân bu lông. Chỉ tiêu
tính toán và phƣơng pháp tính mối ghép lắp F
không có khe hở tƣơng tự nhƣ tính mối ghép
đinh tán. Hình 4-13: Bu lông ghép lỏng
4.2.2. Tính bu lông ghép lỏng chịu lực
Xét mối ghép bu lông ghép lỏng, chịu lực kéo F, nhƣ trên Hình 4-13. Trong thực tế,
cần giải quyết 2 bài toán: Bài toán kiểm tra mối ghép và bài toán thiết kế mối ghép.
Kiểm tra mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép, cho lực kéo F,
Kết luận: Kiểm tra xem mối ghép đủ bền hay không?
Các bước thực hiện bài toán:
+ Từ kích thƣớc d, tra bảng có đƣờng kính tiết diện chân ren d1.
+ Tính ứng suất sinh ra trên tiết diện chân ren
 = F/(.d12/4)
+ Theo vật liệu chế tạo bu lông, xác định giá trị ứng suất kéo cho phép [k].
+ So sánh giá trị  và [k], rút ra kết luận:

64
Nếu  > [k], mối ghép không đủ bền.
Nếu   [k], mối ghép đủ bền.
Thiết kế mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho các tấm ghép, cho chức năng của mối ghép, cho biết lực kéo F.
Kết luận: Tính đƣờng kính bu lông, chiều dài bu lông, vẽ kết cấu mối ghép.
Các bước giải bài toán:
+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông, xác định giá trị của [k].
+ Tính ứng suất sinh ra trên tiết diện chân ren 
+ Giả sử chỉ tiêu tính   [k] thỏa mãn. Ta tính đƣợc đƣờng kính d1c cần thiết của
tiết diện chân ren: 4.F
d1C 
 .[ k ]
+ Tra Bảng 4-1 tìm bu lông tiêu chuẩn, có đƣờng kính tiết diện chân ren d1d1C, ghi
ký hiệu của bu lông vừa tìm đƣợc.
+Tính chiều dài cần thiết của bu lông, vẽ kết cấu của mối ghép.
4.2.3. Tính mối ghép ren siết chặt chƣa chịu tải
Các mối ghép ren thƣờng đƣợc siết chặt, trƣớc
Ft
khi chịu tải trọng. Xét mối ghét bu lông đƣợc siết
T
chặt bởi mô men xoắn T (Hình 4-14).
Nhận xét: Khi xiết chặt, bu lông và đai ốc ép chặt
các tấm ghép bằng lực siết V. Các tấm ghép phản lại
một lực Ft, kéo dãn thân bu lông. Phản lực Ft = V.
Quan hệ giữa T và V nhƣ sau (theo 4-1):
T = V.tg(+’).d2/2 + V.f.dtx /2 Ft
Suy ra
2T Hình 4-14: Bu lông xiết chặt
V (4-3)
tg (   ' )d 2  fdtx
Tính ứng suất trong thân bu lông:
+ Khi siết bằng mô men xoắn T, thân bu lông bị xoắn. Ứng suất xoắn x tại tiết diện
chân ren đƣợc xác định theo công thức
T
x 
0,2d13
+ Dƣới tác dụng của lực kéo Ft trong thân bu lông có ứng suất kéo k. Ứng suất kéo
tại tiết diện chân ren đƣợc tính theo công thức:

65
4 Ft 4V
k   2
d1 d1
2

+ Trong thân bu lông có ứng suất phức tạp. Ứng suất tƣơng đƣơng  đƣợc xác định
theo Thuyết bền thứ ba:
   k2  4 x2
+ Đối các mối ghép ren tiêu chuẩn, ngƣời ta tính đƣợc   1,3.k. Do đó, để đơn giản
cho việc tính toán, ứng suất trong thân bu lông đƣợc xác định theo công thức:
1,3.4.V 5,2.V
  1,3 k   (4-4)
 .d12  .d12
Bài toán kiểm tra mối ghép bu lông
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép, biết mô men siết chặt T,
Kết luận: Kiểm tra xem mối ghép có đủ bền hay không.
Các bước thực hiện giải bài toán:
+ Căn cứ vào vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng đƣợc giá trị [k].
+ Từ đƣờng kính d của bu lông, tra Bảng 4-1 để có giá trị d1.
+ Tính lực xiết V theo công thức (4-3).
+ Tính ứng suất  trong thân bu lông theo công thức (4-4).
+ So sánh  và [k], rút ra kết luận:
Nếu  > [k], mối ghép không đủ bền.
Nếu  << [k] (quá nhỏ hơn, lệch nhau quá 50%), mối ghép quá dƣ bền, tính kinh
tế thấp.
Nếu   [k], mối ghép đủ bền và có tính kinh tế cao.
Bài toán thiết kế mối ghép bu lông
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết các tấm ghép, biết lực siết V để ép các tấm ghép.
Kết luận: Cần tính đƣờng kính d, chiều dài l của bu lông, tính mô men siết đai ốc
và bu lông, T.
Các bước thiết kế như sau:
+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông. Tra bảng để có giá trị [k].
+ Tính ứng suất sinh ra trên tiết diện chân ren  theo công thức 4-3.
+ Giả sử chỉ tiêu tính   [k] thỏa mãn, ta có:

66
5,2V
 [ k ] ,
d12
Ta tính đƣợc đƣờng kính d1C cần thiết:
5,2.V
d1C 
 .[ k ]
+ Tra bảng 4-1 tìm bu lông tiêu chuẩn, có đƣờng kính d1  d1C.
+ Tính mô men siết T theo công thức (4-1).
+ Tính chiều dài của thân bu lông. Bằng tổng chiều dày của các tấm ghép cộng với
chiều dày vòng đệm, chiều cao đai ốc và thêm một đọan bằng 0,5d.
+ Vẽ kết cấu của mối ghép. Ghi ký hiệu mối ghép bu lông.
4.2.4. Tính mối ghép ren chịu lực ngang
Sau khi xiết chặt, cho mối ghép chịu lực F, vuông góc với đƣờng tâm của bu lông
(Hình 4-15).
Nhận xét: Mối ghép sẽ không
bị phá hỏng, khi các tấm ghép F
không bị trƣợt so với nhau, tức là F
lực ma sát trên mặt tiếp xúc giữa
chúng lớn hơn lực tác dụng,
Fms > F,
và không làm hỏng bu lông,
Hình 4-15: Mối ghép chịu lực ngang
  [K].
Kiểm tra mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép, cho biết lực ngang F.
Kết luận: Kiểm tra xem chỉ tiêu Fms > F,   [K] có thỏa mãn không?
Các bước giải:
+ Từ d, tra bảng để có giá trị d1
+ Theo vật liệu bu lông, tra bảng có [k].
+ Giả sử các tấm ghép không bị trƣợt (Fms > F thỏa mãn), ta tính đƣợc lực xiết cần
thiết Vc:
Fms = Vc.f.i > F lấy Vc.f.i = K.F
Suy ra: Vc = K.F/(f.i) (4-5)
Trong đó:
f là hệ số ma sát, i là số bề mặt tiếp xúc của các tấm ghép trong mối ghép,

67
K là hệ số đảm bảo an toàn cho mối ghép bu lông, lấy K = 1,3  1,5.
5,2.Vc 5,2.K .F
+ Tính ứng suất sinh ra trong thân bu lông,  
 .d12 f .i. .d12
+ So sánh  và [k], kết luận:
Nếu  > [k], mối ghép không đủ bền.
Nếu 1,5  [k], mối ghép quá dƣ bền, có tính kinh tế thấp.
Nếu   [k], mối ghép đủ bền, có tính kinh tế cao.
Bài toán thiết kế mối ghép bu lông chịu lực ngang
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết các tấm ghép, biết lực ngang F.
Kết luận: Cần tính đƣờng kính d, chiều dài l của bu lông, tính mô men xiết đai
ốc và bu lông, T.
Các bước thực hiện như sau:
+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng để có [k].
+ Giả sử các tấm ghép không bị trƣợt, F > Fms, tính đƣợc Vc (theo 4-5),
Vc = K.F/(f.i).
+ Giả sử bu lông đủ bền,   [K]. Tính đƣợc đƣờng kính cần thiết của tiết diện chân
5,2.K .F
ren d1C, d1C 
f .i. .[ k ]
+ Tra bảng 4-1 tìm bu lông tiêu chuẩn, có đƣờng kính chân ren d1  d1C.
+ Tính chiều dài thân bu lông l.
+ Tính mô men xiết T theo công thức (4-1).
+ Ghi ký hiệu của bu lông. Vẽ kết cấu của
mối ghép
4.2.5. Tính bu lông xiết chặt chịu lực dọc
Sau khi xiết chặt, cho mối ghép chịu lực F,
F
song song với đƣờng tâm của bu lông (Hình 4-
16).
Nhận xét: F
- Mối ghép không bị phá hỏng khi các tấm
ghép không bị tách hở, tức là trên mặt tiếp Hình 4-16: Mối ghép bu lông
xúc giữa chúng vẫn còn áp suất p, hay áp lực chịu lực dọc
Fn,

68
Fn > 0
và bu lông không bị hỏng,
  [K]
- Khi xiết mối ghép, lực xiết V làm các tấm ghép bị co lại một lƣợng là S; đồng
thời phản lực Ft làm thân bu lông bị dãn ra một lƣợng l, l = S.
Thân bu lông chịu lực kéo Ft = V, áp lực trên bề mặt tiếp xúc của hai tấm ghép Fn =
V
- Khi tác dụng lực F dọc trục, lực F đƣợc chia làm hai phần:
+ Phần F1 = .F, cộng thêm với lực Ft, làm bu lông dãn dài thêm một lƣợng.
+ Phần F2 = (1-).F, triệt tiêu bớt lực xiết V, làm các tấm ghép bớt co.
 đƣợc gọi là hệ số phân bố ngoại lực, giá trị của  phụ thuộc vào độ cứng của thân
bu lông và độ cứng của phần tấm ghép chịu tác dụng của ngoại lực.
Khi các tấm ghép bằng vật liệu thép hoặc gang, còn bu lông bằng thép có thể
lấy  = 0,2  0,3.
- Nhƣ vậy sau khi có lực dọc trục, lực tác dụng lên thân bu lông là Ft + .F, và lực
ép lên các tấm ghép là Fn = V - (1-).F.
+ Điều kiện để các tấm ghép không bị tách hở là V - (1-).F > 0.
+ Ứng suất trong thân bu lông gồm hai phần, một phần do lực xiết, một phần do lực
5,2.V 4. .F
F1 gây nên,    ; Ft = V
 .d12  .d12
Bài toán kiểm tra mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép, cho biết lực ngang F.
Kết luận: Kiểm tra xem chỉ tiêu Fn > 0 và   [K] có thỏa mãn không?
Các bước giải:
+ Theo đƣờng kính d, tra bảng để có giá trị d1
+ Theo vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng có giá trị [k]. xác định giá trị hệ số .
+ Giả sử mối ghép không bị tách hở, Fn > 0 thỏa mãn, ta tính đƣợc lực xiết cần thiết
Vc.
Vc > (1-).F, lấy Vc = K. (1-).F
K là hệ số đảm bảo an toàn cho mối ghép, có thể lấy K = 1,3  1.5.
5,2.V 4. .F
+ Tính ứng suất trong thân bu lông,    .
 .d12  .d12

69
+ So sánh giá trị của  và [k], rút ra kết luận:
Nếu  > [k], mối ghép không đủ bền.
Nếu 1,5  [k], mối ghép quá dƣ bền, có tính kinh tế thấp.
Nếu   [k], mối ghép đủ bền và có tính kinh tế cao.
Bài toán thiết kế mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết các tấm ghép, biết lực dọc F.
Kết luận: Cần tính đƣờng kính d, chiều dài l của bu lông, tính mô men xiết T.
Các bước thực hiện như sau:
+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng để có [k], xác định hệ số .
+ Giả sử các tấm ghép không bị tách hở Fn > 0 thỏa mãn, tính Vc,
Vc = K. (1-).F
+ Giả sử bu lông đủ bền,   [K]. Tính đƣờng kính cần thiết của tiết diện chân ren
d1C,
5,2.K .(1   ).F 4. .F
d1C  
 .[ k ]  .[ k ]
+ Tra bảng tìm bu lông tiêu chuẩn, có đƣờng kính d1  d1C.
+ Tính chiều dài thân bu lông l.
+ Tính mô men xiết T theo công thức (4-1).
+ Ghi ký hiệu của bu lông.
+ Vẽ kết cấu của mối ghép.
4.2.6. Tính bu lông xiết chặt chịu đồng thời
lực dọc và lực ngang F
Xét mối ghép chịu lực nhƣ trên Hình 4-17.
Lực F đƣợc chia thành 2 phần: lực dọc Fd và lực
ngang Fng.
Nhận xét: Mối ghép không bị phá hỏng, khi F
các tấm ghép không bị trƣợt, không bị tách hở, F
và bu lông không bị hỏng. Có nghĩa là mối ghép
phải thỏa mãn các điều kiện Fms > Fng; và   Fn
g
[K]. Hình 4-17: Mối ghép chịu
Áp dụng kết quả tính toán mối ghép bu lông chịu lực dọc và ngang
lực ngang, chịu lực dọc để giải quyết các bài
toán trong phần này.

70
Bài toán kiểm tra mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép, cho biết lực ngang F.
Kết luận: Kiểm tra xem chỉ tiêu Fms > Fng và   [K] có thỏa mãn không?
Các bước giải:
+ Theo đƣờng kính d, tra bảng để có giá trị d1
+ Theo vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng có giá trị [k], xác định giá trị hệ số .
+ Giả sử các tấm ghép không bị trƣợt, Fms > Fng, ta tính đƣợc lực xiết cần thiết Vc:
Fms = [Vc- (1-).Fd].f.i > Fng lấy [Vc-(1-).Fd].f.i = K.Fng
Suy ra: Vc = K.Fn/(f.i) + (1- ).Fd
5,2.Vc 4. .Fd
+ Tính ứng suất sinh ra trong thân bu lông,  
 .d12  .d12
+ So sánh  và [k], kết luận:
Nếu  > [k], mối ghép không đủ bền.
Nếu 1,5  [k], mối ghép quá dƣ bền, có tính kinh tế thấp.
Nếu   [k], mối ghép đủ bền, có tính kinh tế cao.
Thiết kế mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết các tấm ghép, biết lực dọc Fd và lực ngang Fng.
Kết luận: Cần tính đƣờng kính d, chiều dài l của bu lông, tính mô men xiết T.
Các bước thực hiện như sau:
+ Chọn vật liệu chế tạo bu lông, tra bảng để có [k], xác định hệ số .
+ Giả sử các tấm ghép không bị trƣợt Fms > Fng thỏa mãn, tính Vc:
Fms = [Vc- (1-).Fd].f.i > Fng lấy [Vc-(1-).Fd].f.i = K.Fng
Suy ra: Vc = K.Fng/(f.i) + (1- ).Fd
+ Giả sử bu lông đủ bền,   [K]. Tính đƣờng kính cần thiết của tiết diện chân ren,
5,2.Vc 4. .Fd
d1C  
 .[ k ]  .[ k ]
+ Tra bảng tìm bu lông tiêu chuẩn, có đƣờng kính d1  d1C.
+ Tính chiều dài thân bu lông l.
+ Tính mô men xiết T theo công thức (4-1).
+ Ghi ký hiệu của bu lông và vẽ kết cấu của mối ghép bu lông.

71
4.3. TÍNH MỐI GHÉP NHÓM BU LÔNG
Cũng nhƣ mối ghép nhóm đinh tán, ngƣòi ta có thể sử dụng nhiều bu lông trong một
mối ghép. Khi tải trọng tác dụng lên mối ghép, các bu lông trong mối ghép chịu lực
không đều nhau. Song kích thƣớc của các bu lông đƣợc chọn nhƣ nhau, để thuận tiện
cho việc gia công và lắp ráp mối ghép.
Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép nhóm
bu lông (Hình 4-18), bƣớc bu lông pt, e
khoảng cách giữa hai hàng pt1, khoảng cách pt
e
giữa bu lông đến biên tấm ghép e và e1, b2
b p
đƣợc lấy tƣơng tự nhƣ trong mối ghép đinh
tán ghép chồng. d
Cách giải bài toán kiểm tra bền và thiết
kế mối ghép nhóm bu lông chịu lực, chịu
mô men, đƣợc tiến hành tƣơng tự nhƣ tính
mối ghép nhóm đinh tán. Chúng ta cần xác Hình 4-18: Kích thước chủ yếu của
mối ghép nhóm bu lông
định lực Fmax tác dụng lên bu lông chịu lực
lớn nhất. Kiểm tra bền mối ghép hoặc thiết
kế bu lông theo lực Fmax này.
Khi mối ghép chịu đồng thời nhiều lực và mô men, ta xét riêng tác dụng của từng tải
trọng để tính các ứng suất thành phần. Ứng suất tổng cộng sẽ bằng tổng của các ứng
suất thành phần.
4.4. XÁC ĐỊNH ỨNG SUẤT CHO PHÉP CỦA MỐI GHÉP REN
Ứng suất cho phép [k] của bu lông, vít, vít cấy có thể lấy nhƣ sau [7, tr 361]:
- Các bu lông không xiết chặt chịu lực dọc trục, lấy [k] = 0,6.ch , ch là giới hạn
chảy của vật liệu chế tạo bu lông.
- Các bu lông xiết chặt chịu tải trọng không đổi,
có kiểm tra lực xiết, lấy [k] = ch / (1,21,5);
không kiểm tra lực xiết, lấy [k] = ch / (34);
- Các bu lông xiết chặt chịu tải trọng thay đổi,
có kiểm tra lực xiết, [k] = ch / (1,52,5);
không kiểm tra lực xiết, lấy [k] = ch / (34).

4.5. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MỐI GHÉP REN


4.5.1. Ƣu điểm của mối ghép ren
- Dễ tháo lắp, không làm hỏng các chi tiết máy ghép và tấm ghép.

72
- Chi tiết máy có ren đƣợc tiêu chuẩn hóa cao, thuận tiện cho việc thay thế, sửa chữa,
tốn ít công sức.
- Có thể lắp ghép đƣợc các tấm ghép có vật liệu bất kỳ.
4.5.2. Nhƣợc điểm của mối ghép ren
- Mối ghép nặng nề, nhất là trƣờng hợp dùng nhiều bu lông trong một mối ghép.
- Có tập trung ứng suất ở chân ren, nên chịu tải trọng va đập kém.
- Tốn vật liệu khi tạo mối ghép, do khi gia công lỗ phải bỏ vật liệu đi.
- Tạo mối ghép vít, vít cấy tƣơng đối phức tạp, tốn công sức.
4.5.3. Phạm vi sử dụng của mối ghep ren
- So với hàn và đinh tán, mối ghép ren đƣợc dùng nhiều hơn cả. Đƣợc dùng rộng rãi
trong các loại máy khác nhau.
- Dùng cho mối ghép phải tháo lắp nhiều lần trong quá trình sử dụng.
- Dùng lắp ghép các tấm ghép bằng vật liệu không chịu đƣợc nhiệt độ cao, vật liệu
kém bền.
- Dùng lắp ghép khi một tấm ghép có chiều dày quá lớn.

4.6. VÍ DỤ TÍNH MỐI GHÉP REN


Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho mối ghép ren nhƣ hình
S1 d
vẽ 4-19. Bu lông M12, bằng thép C35, ren F
F
một đầu mối. S2
Kết luận: Tính giá trị lớn nhất của mô
men xiết T và của lực tác dụng F. Tải
trọng tĩnh, mô men xiết có thể kiểm tra.
Hình 4-19: Mối ghép bu lông chịu lực F

Giải bài toán


- Xác định ứng suất [σk] của thân bu lông: Với tải trọng tĩnh, mô men xiết có thể kiểm
tra, lấy [σk] = σch/1,4. Tra Bảng 1-2, với thép C35 có σch = 320 MPa. Tính đƣợc [σk] =
320/1,4 = 228,57 MPa.
- Xác định đƣờng kính chân ren của bu lông: Tra Bảng 4-1, với bu lông M12, có d1 =
10,106 mm.
- Tính ứng suất trên tiết diện chân ren:

Trong đó V là lực xiết bu lông và đai ốc.


[ ]
- Giả sử bu lông đủ bền, σ ≤ [σk]. Ta có:

73
[ ]
Lực xiết lớn nhất Vmax đƣợc tính theo công thức

Thay số vào ta có:


- Tính giá trị lớn nhất của mô men xiết Tmax:
( )
Trong đó:
d2 là đƣờng kính trung bình của bu lông;
γ là góc nâng của ren bu lông: .
Bàng 4-1, với M12 có bƣớc xoắn λ = pr = 1,75 mm;
d2 = 10,683 mm;
ρ là góc ma sát tƣơng đƣơng của của mặt ren, ρ = arctan 0,2 = 11,3090;
f là hệ số ma sát trên bề mặt đai ốc và đệm bằng thép, lấy f = 0,15
dtx đƣờng kính trung bình của mặt tiếp xúc giữa đai ốc và đệm, với đai ốc M12,
lấy dtx = 1,4× 12 = 16,8 mm.
Thay số vào ta có:
( ) = 46.093 Nmm
- Tính giá trị lớn nhất của tải trọng F:
Giả sử các tấm ghép không bị trƣợt, K.F Fms; lấy K = 1,4; Fms = Vmax×f
Ta có: Fmax =
Đáp số
Giá trị lớn nhất của mô men xiết T là 46.039 Nmm.
Giá trị lớn nhất của lực tác dụng F là 1.511 N.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Vẽ kết cấu, cách gia công, lắp ráp mối ghép bu lông, vít, vít cấy?
2. Mô tả mối ghép ren, phân loại mối ghép ren?
3. Trình bày thông số hình học chủ yếu của mối ghép bu lông?
4. Khi nào mối ghép ren bị tự nới lỏng? Tại sao? Các biện pháp phòng lỏng trong mối
ghép ren?
5. So sánh mối ghép bu lông lắp có khe hở, lắp không có khe hở về kết cấu, nguyên lý
làm việc? Phƣơng pháp tính toán?
6. Trình bày bài toán tính bu lông xiết chặt chƣa chịu tải trọng tác dụng?
7. Trình bày bài toán tính bu lông xiết chặt chịu lực ngang?

74
8. Trình bày bài toán tính bu lông xiết chặt chịu lực dọc?
9. Trình bày cách tính mối ghép bu lông chịu đồng thời lực ngang và dọc?
10. Xác định giá trị lực siết và mô men xiết lớn nhất bu lông M12, M30 có thể chịu
đƣợc?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lƣờng kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[4] Trần Hữu Quế và Nguyễn Văn Tuấn (biên dịch); Bản vẽ kỹ thuật tiêu chuẩn quốc
tế; Nhà xuất bản Giáo dục; 1998.
[5] Trần Hữu Quế; Vẽ Kỹ thuật cơ khí; Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
[6] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[7] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[8] PGS. Hà Văn Vui, Nguyễn Chí Sáng, Phan Đăng Phong; Sổ tay Thiết kế cơ khí,
Tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[9] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[10] M.F. Spotts; Design of Machine Elements; 1985.
[11] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[12] www.bulongviet.com
[13] bulongthanhnghi.com

75
Chƣơng V

MỐI GHÉP ĐINH TÁN

5.1. GIỚI THIỆU MỐI GHÉP ĐINH TÁN


5.1.1. Mô tả mối ghép đinh tán
- Mối ghép đinh tán đƣợc biểu diễn trên Hình 5-1. Các tấm ghép 1 và 2 đƣợc liên
kết trực tiếp với nhau bằng các đinh tán số 3, hoặc liên kết thông qua tấm đệm số 4
và các đinh tán số 3.
3
3
1
2 S2
1 2
S1 4
a
b
Hình 5-1: Kết cấu của mối ghép đinh tán

- Nguyên lý liên kết của mối ghép đinh tán: Thân đinh tán tiếp xúc với lỗ của các
tấm ghép, lỗ của các tấm đệm, đinh tán có tác dụng nhƣ một cái chốt cản trở sự
trƣợt tƣơng đối giữa các tấm ghép với nhau, giữa các tấm ghép với tấm đệm.
- Để tạo mối ghép đinh tán, ngƣời ta gia công lỗ trên các tấm ghép (Bằng phƣơng
pháp khoan hoặc đột), lắp đinh tán vào lỗ của các tấm ghép, sau đó tán đầu đinh (có
thể tán nóng hoặc tán nguội).
- Tấm ghép không đƣợc dầy quá 25
d
mm. Lỗ trên tấm ghép có đƣờng kính
bằng đƣờng kính thân đinh tán d.
(1,51,7)
- Tán nguội, quá trình tán đinh tiến 1 d
hành ở nhiệt độ môi trƣờng. Tán nguội
2
dễ dàng thực hiện, giá rẻ; nhƣng cần
lực lớn, dễ làm nứt đầu đinh. Tán nguội
chỉ dùng với đinh tán bằng hợp kim
màu và đinh tán bằng thép có đƣờng Hình 5-2: Tạo mối ghép đinh tán
kính d nhỏ hơn 10 mm.

76
- Tán nóng, đốt nóng đầu đinh lên nhiệt độ rèn (khoảng 10001100 OC) rồi tiến
hành tán. Tán nóng không làm nứt đầu đinh; nhƣng cần thiết bị đốt nóng, các tấm
ghép biến dạng nhiệt, dễ bị cong vênh.
- Đinh tán thƣờng làm bằng kim loại dễ biến dạng, thép ít các bon nhƣ CT34,
CT38, C10, C15, thép hợp kim 09Ni2, 12Cr18Ni9Ti, hoặc bằng hợp kim màu nhƣ
d

R
h
Hình 5-3: Các dạng mũ của đinh tán

LcuZn37, AlMg5Zn, Đuara 18. Thân đinh tán thƣờng là hình trụ tròn có đƣờng
kính d. Các kích thƣớc khác của đinh tán đƣợc lấy theo d, xuất phát từ điều kiện
bền đều. Ví dụ:
h = (0,6  0,65).d
R = (0,8  1).d
- Đinh tán còn có nhiều dạng mũ khác nhau, nhƣ trên Hình 5-3.
5.1.2. Phân loại mối ghép đinh tán
Tùy theo công dụng và kết cấu của mối ghép, mối ghép đinh tán đƣợc chia ra:
+ Mối ghép chắc: Mối ghép chỉ dùng để chịu lực không cần đảm bảo kín khít.
+ Mối ghép chắc kín: Vừa dùng để chịu lực vừa đảm bảo kín khít.
+ Mối ghép chồng: Hai tấm ghép có một phần chồng lên nhau.
+ Mối ghép giáp mối: Hai tấm ghép đối đầu, đầu của 2 tấm ghép giáp nhau. Mối
ghép giáp mối còn đƣợc chia ra loại có một tấm đệm, loại có hai tấm đệm.
+ Mối ghép một hàng đinh: Trên mỗi tấm ghép chỉ có một hàng đinh.
+ Mối ghép nhiều hàng đinh: Trên mỗi tấm ghép có nhiều hơn một hàng đinh.
5.1.3. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép đinh tán:
- Để xác định hình dạng và độ lớn của mối ghép đinh tán, chúng ta cần biết các
kích thƣớc chủ yếu sau:
+ Chiều dày các tấm ghép, S1, S2, S3, mm.
+ Chiều rộng các tấm ghép, B1, B2, B3, mm.

77
+ Đƣờng kính thân đinh tán, d mm. Kích thƣớc d phải lấy theo dãy số tiêu chuẩn [6,
tr 5] (2; 2,5; 3; 3,5; 4; 5; 6; 8; 10 mm).
+ Chiều dài thân đinh tán, L mm. Kích thƣớc L chọn theo dãy số [6, tr 5]: 3, 4, 5, 6,
7, 8, 9, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28, 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42, 45, 48, 50
mm (Không nên dùng đinh tán có chiều dài L > 5,5.d).
+ Bƣớc đinh tán, 3
pt mm (Khoảng 2
cách giữa hai đinh
1
trong một hàng) S2
+ Bƣớc hàng đinh, S1
pt1 mm (Khoảng
cách giữa hai hàng
đinh kề nhau) e1
+ Biên dọc, e mm
e pt
+ Biên ngang, e1
F b F
mm b p
- Xuất phát từ
yêu cầu sức bền d
đều của các phần
tử trong mối ghép
(sức bền đều là
khả năng chịu tải
Hình 5-4: Kích thước chủ yếu của mối ghép đinh tán
của các phần tử
trong mối ghép là như nhau, khả năng chịu tải của các dạng hỏng là như nhau,
hoặc xác suất xuất hiện của các dạng hỏng của mối ghép là như nhau), kích thƣớc
của mối ghép đinh tán ghép chắc đƣợc xác định nhƣ sau [1, tr 63]:
+ Đối với mối ghép chồng một hàng đinh:
d = 2.Smin;
pt = 3.d;
e = 1,5.d
+ Đối với mối ghép chồng n hàng đinh:
d = 2.Smin; pt = (1,6.n +1).d; e = 1,5.d
+ Đối với mối ghép giáp mối hai tấm đệm một hàng đinh:
d = 1,5.S; pt = 3,5.d; e = 2.d
+ Đối với tấm ghép giáp mối hai tấm đệm n hàng đinh:
d = 1,5.S; pt = (2,4.n + 1).d; e = 2.d

78
- Kích thƣớc của mối ghép đinh tán ghép chắc kín đƣợc xác định nhƣ sau:
+ Đối với mối ghép chồng một hàng đinh:
d = Smin+ 8 mm; pt = 2.d + 8 mm; e = 1,5.d
+ Đối với mối ghép chồng 2 hàng đinh:
d = Smin+ 8 mm; pt = 2,6.d + 15 mm; e = 1,5.d
+ Đối với mối ghép chồng 3 hàng đinh:
d = Smin+ 6 mm; pt = 3.d + 22 mm; e = 1,5.d
+ Đối với mối ghép giáp mối hai tấm đệm 2 hàng đinh:
d = S + 6 mm; pt = 3,5.d + 15 mm; e = 2.d
+ Đối với tấm ghép giáp mối hai tấm đệm 3 hàng đinh:
d = S + 5 mm; pt = 6.d + 20 mm e = 2.d
Các kích thƣớc pt, pt1, e, e1 biểu thị trên Hình 5-4. Kích thƣớc pt1 và e1 lấy theo bƣớc
đinh pt:
pt1 = (0,8  1).pt
e1 = 0,5.pt

5.2. TÍNH MỐI GHÉP ĐINH TÁN


5.2.1. Các dạng hỏng của mối ghép và chỉ tiêu tính toán
Khi mối ghép đinh tán chịu tải trọng F (Hình 5-4), trên mối ghép có thể xuất hiện
các dạng hỏng sau đây:
- Thân đinh bị cắt đứt. Điều kiện để tránh hỏng là đ  [đ]
- Tấm ghép bị kéo đứt tại tiết diện qua tâm các đinh. Điều kiện để tránh
hỏng là
σk  [σk].
- Bề mặt tiếp xúc giữa lỗ trên tấm ghép và thân đinh bị dập.
- Biên của tấm ghép bị cắt đứt theo các tiết diện có kích thƣớc e,
- Các tấm ghép bị trƣợt tƣơng đối với nhau, không đảm bảo kín khít.
Chỉ tiêu tính toán của mối ghép chắc: kết cấu của mối ghép đã đƣợc xây dựng trên
cơ sở sức bền đều, do đó ngƣời ta chỉ kiểm tra điều kiện bền đ  [đ], để tránh dạng
hỏng cắt đứt thân đinh.
Điều kiện bền đ  [đ] đƣợc dùng làm chỉ tiêu tính toán kiểm tra bền và tính thiết kế
mối ghép đinh tán ghép chắc.
Trong đó:
đ là ứng suất cắt sinh ra trên tiết diện thân đinh.

79
[đ] là ứng suất cắt cho phép của đinh.
Chỉ tiêu tính toán của mối ghép chắc kín: dùng bất đẳng thức   [] làm chỉ tiêu tính
toán mối ghép chắc kín. trong đó:
 là hệ số cản trƣợt của mối ghép,
[] là hệ số cản trƣợt cho phép của mối ghép.
5.2.2. Tính mối ghép đinh tán ghép chắc chịu lực ngang
Kiểm tra mối ghép đinh tán ghép chắc chịu lực ngang
Đầu đề bài toán kiểm tra:
Giả thiết: Cho mối ghép với đầy đủ kích thƣớc, cho lực tác dụng, F.
Kết luận: Xem mối ghép có thỏa mãn chỉ tiêu tính toán hay không?
Các bước thực hiện bài toán:
- Xác định ứng suất cho phép: giá trị của [đ] đƣợc tra bảng hoặc tính theo công
thức kinh nghiệm, phụ thuộc vào cách tạo mối ghép và vật liệu đinh tán.
- Tính lực tác dụng lên một đinh tán: Khi mối ghép chịu lực ngang F, thực tế lực F
phân bố không đều trên các đinh, do có sai lệch trong quá trình chế tạo mối ghép và
do biến dạng không đều của tấm ghép. Lực tác dụng lên một đinh Fz đƣợc tính gần
đúng bằng
Fz = K.F / z
z: số đinh lắp ghép, tính trên một tấm ghép.
K: hệ số kể đến sự phân bố tải trọng không đều cho các đinh, K = 1  1,2 trƣờng
hợp lắp một hàng đinh, lấy K=1.
- Tính ứng suất cắt trên thân đinh:
đ = 4Fz / (i..d2)
trong đó i là số tiết diện chịu cắt của mỗi đinh. Ví dụ, ghép giáp mối một tấm đệm
i=1, hai tấm đệm i=2.
- So sánh đ và [đ], rút ra kết luận:
Nếu đ > [đ], mối ghép không đủ bền;
Nếu đ nhỏ hơn nhiều so với [đ], mối ghép quá dƣ bền, không kinh tế.
Nếu đ  [đ] không lệch nhau quá 50%, mối ghép đủ bền, có tính kinh tế cao;
Thiết kế mối ghép chắc chịu lực ngang,
Đầu đề bài toán thiết kế:
Giả thiết: Cho các tấm ghép với đầy đủ kích thƣớc, cho biết lực tác dụng,
Kết luận: Tính kích thƣớc đinh tán, số lƣợng đinh tán, vẽ kết cấu mối ghép.
Các bước giải bài toán:

80
- Chọn vật liệu chế tạo đinh tán, phƣơng pháp gia công lỗ trên tấm ghép, xác định
giá trị [đ].
-
- Xác định kích thƣớc của đinh tán: Căn cứ vào chiều dầy tấm ghép và kết cấu của
mối ghép tính đƣờng kính thân đinh d theo các công thức đã nêu ở trên, nên lấy d
theo dẫy số tiêu chuẩn. Xác định chiều dài của thân đinh L theo đƣờng kính d.
- Tính ứng suất cắt trên thân đinh tán, τđ.
- Giả sử chỉ tiêu tính đ  [đ] thỏa mãn, ta tính đƣợc số đinh tán z:
4.K.F / (z.i..d2)  [đ]
suy ra:
z  4.K.F / (i..d2.[đ])
Lấy z là số nguyên.
- Vẽ kết cấu của mối ghép: bố trí các đinh theo hàng, đảm bảo các kích thƣớc nhƣ
đã nêu ở trên.
5.2.3. Tính mối ghép chắc chịu mô men uốn
Xét mối ghép chịu mô men uốn biểu diễn trên Hình 5-5
Kiểm tra mối ghép chắc chịu mô men uốn
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép, cho biết mô men tác dụng lên mối ghép
Kết luận: Xem mối ghép có thỏa mãn chỉ tiêu tính toán hay không?
Các bước thực hiện bài toán:
- Xác định lực tác dụng
lên đinh tán chịu tải trọng
lớn nhất: Dƣới tác dụng của F r
i
O
mô men uốn M, mối ghép
có xu hƣớng quay quanh
tâm O của mối ghép. Đinh
M
tán càng xa tâm chuyển vị
khả dĩ của nó càng lớn, do
đó nó chịu lực tác dụng lớn. Hình 5-5: Mối ghép đinh tán chịu mô men
Lực tác dụng lên đinh thứ i
ký hiệu là Fi, Fi tỷ lệ với khoảng cách ri từ tâm đinh đến tâm O của mối ghép. Với
nhận xét nhƣ thế, ta viết đƣợc phƣơng trình:
Fi/ri = hằng
Mặt khác, ta có phƣơng trình cân bằng mô men đối với tâm mối ghép:

81
z

F r  M
i 1
i i

Từ hai phƣơng trình trên ta nhận đƣợc giá trị của lực tác dụng lên đinh tán chịu
tải lớn nhất là:
Fmax= M.rmax / ri2
- Tính ứng suất cắt trên thân đinh tán chịu tải lớn nhất:
đ = 4.Fmax / (i..d2)
trong đó i là số tiết diện chịu cắt của mỗi đinh.
- Xác định ứng suất cho phép: giá trị của [đ] đƣợc tra bảng, phụ thuộc vào cách
tạo mối ghép và vật liệu đinh tán.
- So sánh tđ và [đ], rút ra kết luận:
Nếu đ > [đ], mối ghép không đủ bền;
Nếu đ  [đ], mối ghép đủ bền;
Nếu đ nhỏ hơn quá nhiều so với [đ], mối ghép quá dƣ bền, không kinh tế.
Thiết kế mối ghép chắc chịu mô men
Đầu đề bài toán thiết kế:
Giả thiết: Cho các tấm ghép với đầy đủ kích thƣớc, cho biết mô men tác dụng lên
mối ghép,
Kết luận: Tính kích thƣớc đinh tán, số lƣợng đinh tán, vẽ kết cấu mối ghép đinh tán
Các bước giải bài toán:
- Chọn vật liệu chế tạo đinh tán, phƣơng pháp gia công lỗ trên các tấm ghép, xác
định giá trị [đ].
- Dựa vào kích thƣớc của tấm ghép ta chọn kích thƣớc đƣờng kính d của đinh tán,
xác định chiều dài L của đinh. Để tiện cho việc gia công, lắp ghép, kích thƣớc của
các đinh tán trong mối ghép đƣợc chọn nhƣ nhau.
- Sơ bộ chọn số đinh z, vẽ kết cấu của mối ghép, bố trí các đinh theo quan hệ kích
thƣớc đã nêu ở trên.
- Đặt tải trọng lên mối ghép và kiểm tra độ bền của đinh chịu tải trọng lớn nhất.
+ Nếu quá dƣ bền, không đảm bảo tính kinh tế, ta giảm số lƣợng đinh z, vẽ lại kết
cấu mối ghép và kiểm tra lại độ bền của mối ghép.
+ Nếu thiếu bền, thì tăng số lƣợng đinh z, vẽ lại kết cấu, và kiểm tra lại.
+ Nếu vừa đủ bền và đảm bảo tính kinh tế cao, chứng tỏ số đinh z chọn đã hợp lý.
- Vẽ chính xác kết cấu của mối ghép.
5.2.4. Tính mối ghép chắc kín

82
Mối ghép chắc kín vừa chịu lực, vừa đảm bảo kín khít. Ví dụ, mối ghép trong các
nồi hơi. Việc tính toán chính xác bằng lý thuyết rất khó khăn, ngƣời ta dùng công thức
thực nghiệm:
  []
Kiểm tra bền của mối ghép chắc kín chịu tác dụng của lực F, đƣợc thực hiện theo
trình tự sau:
- Xác định giá trị của hệ số cản trƣợt cho phép [].
- Tính lực tác dụng lên mỗi đinh tán trong mối ghép:
Fz = K.F/z
- Tính hệ số cản trƣợt , tính theo quy ƣớc
 = 4.Fz / (i..d2) = 4.K.F / (i.z..d2)
- So sánh giá trị của  và [], rút ra kết luận.
Thiết kế mối ghép chắc kín chịu tác dụng của lực F, đƣợc thực hiện theo trình tự
sau:
- Chọn vật liệu chế tạo đinh, xác định giá trị của hệ số cản trƣợt cho phép [].
- Xác định kích thƣớc của đinh theo chiều dày của tấm ghép và dạng kết cấu của
mối ghép.
- Giả sử chỉ tiêu tính toán   [] thỏa mãn, tính số đinh z cần thiết:
z  4.K.F / (i..d2.[ ]); Lấy z là số nguyên
- Vẽ kết cấu của mối ghép.
Kiểm tra bền và thiết kế mối ghép chắc kín chịu mô men uốn M, đƣợc thực hiện
tƣơng tự nhƣ tính mối ghép chắc chịu mô men.
5.2.5. Hệ số bền của mối ghép
Để tạo mối ghép đinh tán, ngƣời ta phải gia công các lỗ trên tấm ghép. Các lỗ đã làm
giảm diện tích tiết diện ngang của tấm ghép, làm giảm khả năng chịu tải của tấm ghép.
Để đánh giá mức độ làm giảm khả năng chịu tải của tấm ghép, ngƣời ta dùng hệ số bền
. Hệ số bền  đƣợc đánh giá bằng tỷ số giữa lực tối đa mà mối ghép chịu đƣợc và lực
tối đa mà tấm nguyên có thể chịu đƣợc. Hệ số  đƣợc xác định theo công thức sau:
 = (pt - d) / pt
Trong đó:
pt là bƣớc đinh,
d là đƣờng kính thân đinh.
Giá trị của hệ số bền , đối với các mối ghép có quan hệ kích thƣớc theo quy định,
có thể chọn nhƣ sau:

83
+ Mối ghép 1 hàng đinh, có 1 tiết diện của thân đinh chịu cắt:  = 0,67,
+ Mối ghép giáp mối 2 tấm đệm, 1 hàng đinh:  = 0,71,
+ Mối ghép giáp mối 2 tấm đệm, 2 hàng đinh:  = 0,83,
+ Mối ghép chồng 2 hàng đinh:  = 0,75.
Qua số liệu trên, chúng ta thấy khả năng tải của mối ghép đinh tán giảm khá nhiều
so với tấm nguyên.
5.2.6. Xác định ứng suất cho phép của mối ghép đinh tán
a - Xác định [đ]
Đối với các mối ghép chịu tải trọng tĩnh, hoặc chịu tải trọng thay đổi nhƣng không
đổi chiều, có thể lấy giá trị ứng suất cho phép nhƣ sau [1, tr 64]:
Vật liệu đinh là thép CT31, CT34, CT38, lỗ khoan, lấy [đ] = 140 MPa
lỗ đột, lấy [đ] = 100 Mpa
Vật liệu đinh là thép hợp kim 09Mn2, lỗ khoan, lấy [đ] = 170 Mpa
Vật liệu là hợp kim màu, lỗ khoan, lấy [đ] = 85 Mpa

Trƣờng hợp tải trọng thay đổi chiều tác dụng, cần lấy giảm đi một lƣợng, bằng cách
1
nhân với hệ số , với  
a Fmax
.
b Fmin
Trong đó:
Fmax là tải trọng lớn nhất,
Fmin là tải trọng nhỏ nhất,
Tấm ghép bằng thép ít các bon, lấy a=1 và b=0,3
Tấm ghép bằng thép các bon trung bình, lấy a=1,2 và b=0,8.
b - Xác định []
- Mối ghép chồng một hàng đinh, lấy [] = 60  70 MPa,
- Mối ghép chồng hai hàng đinh, lấy [] = 60  65 MPa,
- Mối ghép chồng ba hàng đinh, lấy [] = 55  60 MPa,
- Mối ghép giáp mối hai tấm đệm hai hàng đinh, lấy [] = 95  115 MPa,
- Mối ghép giáp mối hai tấm đệm, ba hàng đinh, lấy [] = 90  110 MPa,

5.3. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỦNG CỦA MỐI GHÉP ĐINH TÁN

84
5.3.1. Ƣu điểm của mối ghép đinh tán
- Mối ghép đinh tán chắc chắn, chịu đƣợc tải trọng va đập, tải rung động.
- Dễ quan sát kiểm tra chất lƣợng của mối ghép.
- Ít làm hỏng các chi tiết máy đƣợc ghép khi cần tháo rời mối ghép.
- Có thể lắp ghép các tấm ghép bằng vật liệu phi kim lọai.
5.3.2. Nhƣợc điểm của mối ghép đinh tán
- Tốn vật liệu, gia công lỗ sau đó lại điền đầy bằng vật liệu đinh tán.
- Chế tạo mối ghép phức tạp, giá thành chế tạo mối ghép cao.
- Kích thƣớc của mối ghép tƣơng đối cồng kềnh, khối lƣợng lớn.
5.3.3. Phạm vi sử dụng của mối ghép đinh tán
- Do sự phát triển của ngành hàn, chất lƣợng của mối hàn ngày càng cao, nên phạm
vi sử dụng của đinh tán đang dần bị thu hẹp.
- Thƣờng dùng trong những mối ghép đặc biệt quan trọng, những mối ghép chịu tải
trọng rung động hoặc va đập.
- Dùng trong các mối ghép không đƣợc phép đốt nóng tấm ghép.
- Dùng trong mối ghép cố định, các tấm ghép bằng vật liệu chƣa hàn đƣợc.

5.4. VÍ DỤ TÍNH MỐI GHÉP ĐINH TÁN


Đầu đề thiết kế
Giả thiết: Cho biết mối ghép mồi ghép chịu lực F
ngang F = 18.000 N; chiều dầy các tấm ghép S1 = 8 60
mm; S2 = 3 mm; Chiều rộng b1 = 75 mm; b2 = 60 mm.
Vật liệu các tấm ghép là thép CT51.
Kết luận: Tính kích thƣớc đƣờng kính đinh tán,
chiều dài thân đinh, số đinh tán, vẽ kết cấu của mối
12 18
ghép.
Các bƣớc giải
12 18

Bƣớc 1: Chọn vật liệu chế tạo đinh tán là thép


CT34; Khoan lỗ trên các tấm ghép; xác định đƣợc [τc]
= 140 MPa
Bƣớc 2: Với Smin = S2 = 3 mm, đối với mối ghép
chắc, chọn đƣờng kính của đinh tán d = 6 mm; Chiều
Hình 5-6: Kết cấu mối
dài thân đinh tán đƣợc tính theo công thức L = S1 + S2 ghép đinh tán
+ 1,5d = 8 + 4 + 9 = 21 mm; theo tiêu chuẩn chọn L =
22mm.

85
Bƣớc 3: Tính ứng suất cắt trên thân đinh, τc = ; lấy K = 1,2.
Bƣớc 4: Giả sử mối ghép đủ bền, τc ≤ [τc], ta tính đƣợc số đinh tán z,

[ ]
; lấy số đinh z = 6;
Bƣớc 5: Tính các kích thƣớc khác và vẽ kết cấu mối ghép
Bƣớc đinh, pt = 3.d =3.6 = 18 mm
Biên dọc, e = 1,5.d = 6.1,5 = 9 mm
Biên ngang, e1 = pt/2 = 18/2 = 9 mm.
Bƣớc hàng, pt1 = pt = 18 mm
Bƣớc 6: Với chiều rộng tấm ghép b2 = 60 mm, bố trí Mối mỗi hàng 3 đinh tán; mối
ghép có 2 hàng đinh, lấy biên dọc và biên ngang bằng 12 mm. Kết cấu mối ghép nhƣ
trên Hình 5-6.
Đáp số:
Dùng 6 đinh tán, có đƣờng kính thân đinh d = 6 mm, chiều dài thân đinh l = 22 mm,
các kích thƣớc khác nhƣ trên Hình 5-6.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả mối ghép đinh tán? Phân loại mối ghép đinh tán?
2. Cách tạo mối ghép đinh tán? Các phƣơng pháp tán đầu đinh?
3. Trình bày các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán mối ghép đinh tán?
4. Trình bày bài toán tính mối ghép đinh tán chịu lực trong mặt phẳng tấm ghép?
5. Trình bày bài toán tính mối ghép đinh tán chịu mô men uốn trong mặt phẳng tấm
ghép?
6. Trình bày bài toán tính thiết kế mối ghép đinh tán, chịu đồng thời lực và mô men
uốn trong mặt phẳng mối ghép?
7. Xác định ứng suất trong các phần tử của mối ghép đinh tán chịu lực, ghép chồng,
hai hàng đinh, chiều dày tấm ghép s1 = 10 mm; s2 = 12 mm; lực F = 100.000 N?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.

86
[4] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[5] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[6] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 3; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2006.
[7] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[8] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.

87
Chƣơng VI

MỐI HÀN

6.1. GIỚI THIỆU MỐI HÀN


6.1.1. Cách tạo mối hàn
- Hai tấm ghép kim loại đƣợc ghép với nhau bằng cách nung phần tiếp giáp của
chúng đến trạng thái chảy, hoặc nung phần tiếp xúc của chúng đến trạng thái dẻo và
ép lại với nhau, sau khi nguội lực liên kết phân tử ở chỗ tiếp xúc sẽ không cho
chúng tách rời nhau. Mối ghép nhƣ vậy gọi là mối hàn (Hình 6-1) [7].
- Có nhiều phƣơng pháp tạo mối hàn:
+ Hàn hồ quang điện: Dùng
nhiệt lựơng của ngọn lửa hồ
quang điện đốt chảy vật liệu
tấm ghép tại chỗ tiếp giáp, và
đốt chảy vật liệu que hàn để
điền đầy miệng hàn.
+ Hàn hơi: Dùng nhiệt lƣợng
của hơi đốt làm nóng chảy vật
liệu tấm ghép ở chỗ tiếp giáp
Hình 6-1: Mối hàn
và nung chảy dây kim lọai bổ
sung để điền đầy miệng hàn.
+ Hàn vẩy: Không nung chảy kim loại của tấm ghép, mà chỉ nung chảy vật liệu que
hàn hoặc dây kim loại.
+ Hàn tiếp xúc: Nung kim loại ở chỗ tiếp xúc của hai tấm ghép đến trạng thái dẻo
bằng năng lƣợng của dòng điện hoặc công của lực ma sát, ép chúng lại với nhau bằng
một lực ép lớn.
6.1.2. Các loại mối hàn
Tùy theo công dụng, vị trí tƣơng đối của các tấm ghép, hình dạng của mối hàn,
ngƣời ta phân chia mối hàn thành các loại sau:
- Mối hàn chắc: chỉ dùng để chịu tải trọng.

88
- Mối hàn chắc kín: dùng để chịu tải trọng và
đảm bảo kín khít.
- Mối hàn giáp mối: đầu hai tấm ghép tiếp giáp
nhau, hàn thấu hết chiều dày của tấm ghép (Hình
6-2). l
- Mối hàn chồng: hai tấm ghép có một phần
chồng lên nhau (Hình 6-3).
- Mối hàn góc: hai tấm ghép không nằm song
song với nhau, thƣờng có bề mặt vuông góc với Hình 6-2: Mối hàn giáp mối
nhau. Mối hàn góc có hai loại: mối hàn góc theo
kiểu hàn giáp mối (Hình 6-4, a), mối hàn góc theo kiểu hàn chồng (Hình 6-4, b).
- Mối hàn dọc: phƣơng của mối hàn song song với phƣơng của lực tác dụng,
C
k
S n
S2
n
ld
2
a

b1 ln b2
1

ld b
1

Hình 6-3: Mối hàn chồng Hình 6-4: Mối hàn góc

- Mối hàn ngang: phƣơng của mối hàn vuông góc với phƣơng của lực tác dụng.
- Mối hàn xiên: phƣơng của mối hàn không song song và không vuông góc với
phƣơng của lực tác dụng.
- Mối hàn điểm: là mối hàn tiếp xúc, dùng để hàn các tầm ghép mỏng, các điểm
hàn có dạng hình tròn (Hình 6-5, a).
- Mối hàn đƣờng: là mối hàn tiếp xúc, để hàn các tấm ghép rất mỏng, mối hàn là
một đƣờng liên tục (Hình 6-5, b).

89
6.1.3. Các kích thƣớc chủ yếu của mối hàn chồng
- Chiều dầy tấm ghép S1,
S2, mm.
- Chiều rộng tấm ghép b1,
b2, mm.
- Chiều dài mối hàn l,
mm.
- Chiều dài mối hàn dọc
ld, mm.
- Chiều dài mối hàn ngang
ln, mm.
- Tiết diện mối hàn. Đối
với mối hàn chồng, tiết diện a b
mối hàn lấy gần đúng là tam
giác vuông cân, có cạnh là k,
mm. Thƣờng lấy k = Smin. Hình 6-5: Mối hàn điểm và mối hàn đường
- Chiều dài phần chồng
lên nhau của mối hàn chồng
C, mm, thƣờng lấy C  4Smin.

6.2. TÍNH MỐI HÀN GIÁP MỐI


- Khi chịu tải, mối hàn giáp mối có thể bị phá hỏng tại tiết diện chỗ miệng hàn hoặc
tại tiết diện kề sát miệng hàn.
- Hai tấm ghép đƣợc ghép với nhau bằng mối hàn giáp mối, sau khi hàn xong có thể
coi nhƣ một tấm nguyên. Các dạng hỏng của mối hàn giáp mối, giống nhƣ các dạng
hỏng của một tấm nguyên. Khi chịu uốn mối hàn sẽ bị gãy, khi chịu xoắn mối hàn sẽ bị
đứt... Mối hàn đƣợc tính toán theo các điều kiện bền
  []’, hoặc   []’.
trong đó:
 và : ứng suất sinh ra trong mối hàn, đƣợc xác định theo công thức của sức bền vật
liệu nhƣ những tấm nguyên chịu tải.
[]’ và []’: ứng suất cho phép của mối hàn.
[]’ = .[] và [] = .[].
[] và []: ứng suất cho phép của tấm nguyên.
: hệ số giảm độ bền của mối hàn. Có thể lấy  = 0,7 ÷ 1.

90
6.3. TÍNH MỐI HÀN CHỒNG
6.3.1. Sự phá hỏng mối hàn chồng và chỉ tiêu tính toán
- Mối hàn chồng có ba loại tiết diện ngang khác nhau (Hình 6-6), ứng với đƣờng 1
là mối hàn hàn bình thƣờng, đƣờng 2 là mối hàn
lõm, đƣờng 3 là mối hàn lồi. Mối hàn bình thƣờng 1 n
đƣợc dùng rộng rãi nhất. Mối hàn lồi gây tập trung 2
ứng suất. Mối hàn lõm giảm đƣợc sự tập trung ứng k 3
suất nhƣng phải qua gia công cơ mới tạo đƣợc.
- Khi chịu bất cứ loại tải trọng nào, mối hàn
chồng cũng bị cắt đứt theo tiết diện pháp tuyến n- n
n, ứng suất trên tiết diện nguy hiểm là ứng suất cắt
. Do đó điều kiện bền của mối hàn có thể viết: Hình 6-6: Tiết diện ngang
của mối hàn chồng
  []’ (6-1)
Trong đó:
 là ứng suất cắt sinh ra trên mối hàn,
[]' là ứng suất cắt cho phép của mối hàn.
Bất đẳng thức (6-1) cũng là chỉ tiêu dùng để tính toán kiểm tra bền hoặc thiết kế mối
hàn.
6.3.2. Tính mối hàn chồng chịu lực
Xét mối hàn chồng chịu lực kéo F, trình bày trên Hình 6-7. Trong thực tế thƣờng
gặp hai bài toán: kiểm tra mối hàn và thiết kế mối hàn chịu lực.
Tính ứng suất cắt sinh ra trong mối hàn:
- Thực tế, dƣới tác dụng của lực F, ứng suất sinh ra trên mối hàn ngang thƣờng
lớn hơn ở mối hàn dọc. Trên mối hàn dọc ứng suất phân bố không đều dọc theo mối
hàn.
- Để đơn giản cho việc tính toán, trong trƣờng hợp ld  50.k ngƣời ta coi ứng suất
phân bố đều trên mối hàn dọc, ứng suất d trên mối hàn dọc đƣợc coi nhƣ bằng ứng
suất n trên mối hàn ngang. Sai số do giả thiết trên đƣợc bù lại bằng cách chọn hợp lý
giá trị ứng suất cho phép của mối hàn.
- Có thể viết đƣợc phƣơng trình cân bằng giữa nội lực và ngoại lực
F = Fd1 + Fd2 + Fn1 + Fn2
Fd1 = .k.cos450.ld1
Fd2 = .k.cos450.ld2
Fn1 = .k.cos450.ln1

91
Fn2 = .k.cos450.ld1
- Từ phƣơng trình trên, lấy gần đúng cos450 = 0,7 ta có công thức tính ứng suất
cắt sinh ra trên mối hàn chồng:
F
 (6-2)
0,7k (l d 1  l d 2  l n1  l n 2 )

ld
2

F b1 ln
1
b2
F
ld
1

Hình 6-7: Mối hàn chồng chịu lực

Bài toán kiểm tra mối hàn chồng chịu lực:


Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối hàn với đầy đủ kích thƣớc, cho biết lực tác dụng F.
Kết luận: Kiểm tra xem mối hàn có thỏa mãn chi tiêu tính toán hay không?
Các bước giải bài toán:
- Xác định ứng suất cho phép []’, bằng cách tra bảng hoặc tính theo công thức
kinh nghiệm.
- Xác định kích thƣớc li và k của mối hàn. Kiểm tra điều kiện ld  50k.
- Tính ứng suất sinh ra trong mối hàn theo công thức (6-2).
- So sánh  và []', rút ra kết luận:
+ Nếu  > []', mối ghép không đủ bền, sẽ bị hỏng trong quá trình làm việc.
+ Nếu  quá nhỏ hơn []', mối ghép quá dƣ bền, có tính kinh tế không cao.
+ Nêu   []', độ lệch không quá 50%, mối ghép đủ bền và có tính kinh tế cao.
Bài toán thiết kế mối hàn chồng chịu lực
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho các tấm ghép, cho biết lực tác dụng, F.
Kết luận: Tính các kích thƣớc của mối hàn, vẽ kết cấu mối hàn

92
Các bước giải bài toán:
- Xác định ứng suất cho phép []', bằng cách tra bảng hoặc tính theo công thức
kinh nghiệm.
- Xác định kích thƣớc k của mối hàn, có thể lấy k  Smin.
- Tính ứng suất cắt sinh ra trong mối hàn theo công thức (6-2).
- Giả sử chỉ tiêu tính toán   []' thỏa mãn, ta có
F
 [ ]' ,
0,7k (l d1  l d2  l n1  l n2 )
F
hay  [ ]'
0,7kl i
F
Suy ra l i 
0,7k[ ]'
- Chia chiều dài tổng li thành các mối hàn dọc và mối hàn ngang. Các mối hàn
dọc chọn sao cho chiều dài ldi  50k. Các mối hàn ngang phải chọn sao cho chiều dài
lni  bmin.
- Vẽ kết cấu của mối hàn.
6.3.3. Tính mối hàn chồng chịu mô men uốn trong mặt phẳng ghép
Xét mối hàn chồng chịu mô men
uốn M, biểu diễn trên Hình 6-8. Tiến ld
hành giải bài toán kiểm tra mối hàn và 2

thiết kế mối hàn:


Tính ứng suất cắt sinh ra trên mối r O
b1 ln
hàn: r 1
- Thực tế, khi chịu mô men uốn
M, mối hàn có xu hƣớng xoay quanh M
ld
trọng tâm O. Ứng suất phân bố dọc
1
theo các mối hàn là không bằng
nhau, phƣơng của ứng suất tại mỗi Hình 6-8: Mối hàn chồng chịu mô men
điểm vuông góc với bán kính kẻ từ
tâm O đến điểm đang xét. Giá trị của
ứng suất tỷ lệ với độ lớn của bán kính.
- Song để đơn giản cho việc tính toán, với mối hàn có chiều dài ldi  50k ngƣời ta
coi ứng suất d trên mối hàn dọc phân bố đều và có phƣơng dọc theo mối hàn. Còn
ứng suất n trên mối hàn ngang phân bố giống nhƣ quy luật phân bố ứng suất uốn

93
trên thanh có tiết diện hình chữ nhật 0,7kln. Ngƣời ta cũng giả thiết là n = d = .
Sai số của giả thiết này đƣợc bù lại bằng cách chọn giá trị ứng suất cho phép của mối
hàn thích hợp.
- Với giả thiết trên, ta viết đƣợc phƣơng trình cân bằng giữa ngoại lực và nội lực
trong mối hàn là:
M = Md1 + Md2 + Mn1 + Mn2
Trong đó:
Md1 = .ld1.0,7k.r1
Md2 = .ld2.0,7k.r2
l 2n1
Mn1 =  .0,7 k
6
l 2n 2
Mn2 =  .0,7 k
6
- Từ phƣơng trình cân bằng trên, ta tính đƣợc ứng suất trên mối hàn chịu mô men
M
 (6-3)
l 2n1 l 2n 2
0,7.k (l d1 .r1  l d 2 .r2   )
6 6
Bài toán kiểm tra bền mối hàn chịu mô men uốn M
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối hàn với đầy đủ kích thƣớc, cho biết mô men tác dụng
Kết luận: Kiểm tra xem mối hàn có đủ bền hay không?
Các bước giải bài toán:
- Xác định ứng suất cho phép []', bằng cách tra bảng hoặc tính theo công thức kinh
nghiệm.
- Xác định kích thƣớc chiều dài li và k của các mối hàn, xác định khoảng cách r1 và
r2 của mối hàn dọc. Kiểm tra điều kiện ld  50k.
- Tính ứng suất sinh ra trong mối hàn theo công thức (6-3).
- So sánh  và []', rút ra kết luận:
+ Nếu  > []', mối ghép không đủ bền.
+ Nêu   []', độ lệch không quá 50%, mối ghép đủ bền và có tính kinh tế cao.
+ Nếu  quá nhỏ hơn []', mối ghép quá dƣ bền, có tính kinh tế thấp.
Bài toán thiết kế mối hàn chịu mô men M
Đầu đề bài toán:

94
Giả thiết: Cho các tấm ghép, cho biết mô men M
Kết luận: Tính các kích thƣớc của mối hàn, vẽ kết cấu mối hàn
Các bước giải bài toán:
- Xác định ứng suất cho phép []’, bằng cách tra bảng hoặc tính theo công thức kinh
nghiệm.
- Xác định kích thƣớc k của mối hàn, có thể lấy k  Smin.
- Tính ứng suất τ sinh ratrên tiết diện mối hàn
- Giả sử chỉ tiêu τ ≤ []’ thỏa mãn, ta có
M
2 2
 [ ] '
l l
0,7.k (l d1 .r1  l d 2 .r2  n1
 n2
)
6 6
- Chọn ln1 = ln2 = bmin, chọn r1 = r2 = bmin/2, sẽ tính đƣợc ld = ld1 + ld2
M l n21 l n22 2
l d  [  (  )].
0,7.k .[ ] '
6 6 bmin
- Chia chiều dài tổng ld thành hai mối hàn có chiều dài bằng nhau và đảm bảo
ldi  50k.
- Vẽ kết cấu của mối hàn.
Chú ý: Với cách tính chiều dài các mối hàn nhƣ trên, kết cấu của mối hàn thƣờng
không cân đối. Có thể tính thiết kế mối hàn chồng chịu mô men bằng phƣơng pháp gần
đúng dần nhƣ sau: ta chọn sơ bộ kích thƣớc chiều dài của mối hàn, vẽ kết cấu, kiểm tra
bền. Nếu quá dƣ bền thì giảm chiều dài, vẽ lại và kiểm tra tiếp. Nếu thiếu bền thì tăng
chiều dài, vẽ lại và kiểm tra tiếp. Đến khi nào vừa đủ bền, vừa đảm bảo tính kinh tế thì
dừng. Vẽ kết cấu chính xác của mối hàn.
6.3.4. Tính mối hàn chồng chịu đồng thời lực và mô men trong mặt phẳng ghép
Tính mối hàn chồng chịu đồng thời lực F và mô men uốn M đƣợc thực hiện nhƣ sau:
+ Sử dụng các giả thiết và tính ứng suất F do tác động của riêng lực F, dùng công
thức (6-2).
+ Tính ứng suất M do tác động của riêng mô men M, dùng công thức (6-3).
+ Ứng suất cực đại trong mối hàn sẽ là tổng của hai ứng suất thành phần:
 = F + M (6-4)
+ Trình tự làm bài toán kiểm tra bền và bài toán thiết kế cũng tƣơng tự nhƣ phần
6.3.3.

95
Bảng 6-1: Ứng suất cho phép của mối hàn [3, tr 331]

+ Ứng suất pháp cho phép lấy []' = 0,9.[k];


+ Hàn hồ quang bằng tay, lấy []' = 0,6.[k];
+ Hàn tự động dưới lớp thuốc hàn, lấy []' = 0,65.[k].
+ Trong đó [k] là ứng suất kéo cho phép của các tấm ghép. Có thể
lấy [k] = ch / (1,51,8).

6.4. TÍNH MỐI HÀN GÓC


- Mối hàn góc hàn theo kiểu giáp mối đƣợc tính tƣơng tự nhƣ tính mối hàn giáp mối.
- Mối hàn góc hàn theo kiểu hàn chồng đƣợc tính toán tƣơng tự nhƣ tính mối hàn
chồng.
6.5. TÍNH MỐI HÀN TIẾP XÖC
- Mối hàn tiếp xúc theo kiểu hàn giáp mối đƣợc tính tƣơng tự nhƣ tính mối hàn giáp
mối.
- Mối hàn tiếp xúc hàn điểm dùng để ghép các tấm có chiều dầy nhỏ, tấm 1 dầy
không quá 3 lần tấm 2. Điểm hàn thƣờng có dạng hình tròn, đƣờng kính d. Kích
thƣớc của điểm hàn có thể chọn nhƣ sau (Hình 6-9):
d = 1,2.S + 4 mm, khi S  3 mm
d = 1,5.S + 5 mm, khi S > 3 mm.
t = 3d, t1= 2d, t2= 1,5d.
Mối hàn điểm đƣợc tính tƣơng tự nhƣ tính mối ghép đinh tán.
F.4
  [ ]'
z.i . .d 2

Trong đó:
F là lực tác dụng, i là số tiết diện chịu cắt,
z là số điểm hàn,
[]’ là ứng suất cho phép của mối hàn.
- Mối hàn hàn đƣờng (Hình 6-10) dùng ghép các tấm mỏng và yêu cầu kín. Ứng suất
sinh ra trong mối hàn là ứng suất cắt, điều kiện bền của mối hàn đƣợc viết nhƣ sau:
F
  [ ]'
a.l
Trong đó:
a là chiều rộng
l chiều dài của mối hàn.

96
S
S
a
d

t
t t
l

Hình 6-10: Mối hàn đường


Hình 6-9: Mối hàn điểm

6.6. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MỐI HÀN


6.6.1. Ƣu điểm của mối hàn
- Mối hàn có khối lƣợng, kích thƣớc nhỏ, hình dáng đẹp.
- Tiết kiệm đƣợc kim loại. So với mối ghép đinh tán tiết kiệm đƣợc 15 ÷ 20%.
- Tiết kiệm đƣợc công sức, giảm đƣợc giá thành gia công. Công nghệ hàn dễ tự động
hóa, có năng suất cao.
- Dùng hàn để tạo nên chi tiết máy gồm nhiều kim loại khác nhau, sử dụng hợp lý vật
liệu, đảm bảo điều kiện bền đều của các phần trên chi tiết máy.
- Dễ dàng phục hồi các chi tiết máy bị hỏng do sứt mẻ, gẫy hoặc mòn.
6.6.2. Nhƣợc điểm của mối hàn
- Cần phải có thiết bị hàn và thiết bị kiểm tra, tƣơng đối đắt tiền.
- Chất lƣợng mối hàn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tay nghề của công nhân hàn.
Nên khó kiểm soát chất lƣợng của mối hàn.
- Khó kiểm tra đánh giá chính xác chất lƣợng mối hàn, khó phát hiện các khuyết tật
bên trong.
- Không hàn đƣợc các vật liệu phi kim loại.
- Các tấm ghép bị nung nóng, biến dạng nhiệt, dễ bị cong vênh, có thể làm thay đổi
cấu trúc kim loại của tấm ghép.
6.6.3. Phạm vi sử dụng của mối hàn
- Mối hàn ngày càng đƣợc dùng rộng rãi trong ngành chế tạo máy, đóng tầu, sản xuất
nồi hơi, bình chứa.

97
- Sử dụng trong các công trình xây dựng, kể cả xây dựng cầu.
- Dùng để khôi phục các chi tiết máy bị hỏng. Những chi tiết máy bị mòn, có thể hàn
đắp, sau đó gia công cơ.

6.7. VÍ DỤ TÍNH MỐI HÀN

Đầu đề bài toán


Giả thiết: Cho mối hàn góc; lực tác dụng lên các tấm ghép F = 18.000 N; chiều dày
các tấm ghép S1 = 6 mm, S2 = 9 mm; chiều rộng các tấm
ghép b1 = b2 = 30 mm; vật liệu tấm ghép là thép C30; dùng 5 6
phƣơng pháp hàn hồ quang tay.
Kết luận: Tính kích thƣớc tiết diện và chiều dài của mối

30
hàn.
Tính thiết kế
- Xác định ứng suất cho phép của mối hàn chồng, [τ]' =
0,6.[σk] = 0,6.σch/1,6; F
Bảng 1-2, thép C30 có σch = 300 MPa; ta có [τ]' =
0,6 300:1,6 = 112,5 MPa.

5
- Dùng 2 mối hàn chồng; chọn chiều dài của mỗi mối
hàn bằng chiều rộng tấm ghép, l = b1 = 30 mm.
- Tính ứng suất sinh ra trên mối hàn, ;
trong đó K là hệ số tải trọng tính, lấy K = 1,2. F
- Giả sử mối ghép đủ bền, τ ≤ [τ]', ta tính đƣợc kích thƣớc k của tiết diện mối hàn,
; chọn k = 5 mm.
[ ]

Đáp số:
Làm 2 mối hàn chồng, chiều dài mỗi mối hàn l = 30 Hình 6-11: Kết
mm; tiết diện mối hàn có kích thƣớc k = 5 mm. Kết cấu câu
mối hàn nhƣ trên Hình 6-11.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả mối hàn, cách tạo mối hàn? phân loại mối hàn?
2. Nêu các dạng hỏng, chỉ tiêu tính toán, phƣơng pháp tính mối hàn giáp mối, mối hàn
chồng, mối hàn tiếp xúc?
3. Trình bày cách tính mối hàn chồng chịu mô men uốn trong mặt phẳng mối ghép?
4. Trình bày cách tính mối hàn chồng chịu lực trong mặt phẳng mối ghép?

98
5. Trình bày cách tính thiết kế mối hàn chồng chịu đồng thời lực và mô men uốn trong
mặt phẳng mối ghép?
6. Nêu những điểm giống nhau, khác nhau giữa 3 mối ghép: đinh tán, bu lông và mối
hàn?
7. Thiết kế mối hàn góc, chiều dày tấm ghép S1 = S2 = 10 mm, vật liệu tấm ghép là
thép CT31, lực tác dụng F = 100.000 N.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Trần Hữu Quế; Vẽ Kỹ thuật cơ khí; Nhà xuất bản Giáo dục, 1996.
[3] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[4] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[5] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[6] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[7] maymoccongnghiep.com.vn

99
Chƣơng VII

MỐI GHÉP THEN


MỐI GHÉP THEN HOA

7.1. MỐI GHÉP THEN


7.1.1. Giới thiệu mối ghép then
Mối ghép then dùng để cố
l
định các chi tiết máy trên trục
theo phƣơng tiếp tuyến, truyền 3
tải trọng từ trục đến chi tiết máy
lắp trên trục và ngƣợc lại. Ví dụ: d
Mối ghép then dùng để ghép
bánh răng, bánh vít, bánh đai,
bánh đà, đĩa xích trên trục. 1 2
B
Các mối ghép then thƣờng dùng
trong thực tế:
+ Mối ghép then bằng, biểu diễn Hình 7-1: Mối ghép then bằng
trên Hình 7-1, dùng để cố định
bạc theo phƣơng tiếp tuyến.

Hình 7-2: Mối ghép then dẫn hướng Hình 7-3: Mối ghép then bán nguyệt

100
+ Mối ghép then dẫn hƣớng, nhƣ trên Hình 7-2. Then vừa truyền mô men xoắn, vừa dẫn
hƣớng cho bạc di chuyển dọc trục.
+ Mối ghép then bán nguyệt, trên Hình 7-3. Khi trục bị uốn cong, bạc và then không bị
xoay theo.
+ Mối ghép then vát, biểu diễn trên Hình 7-4. Then có một mặt côn, chêm vào rãnh then
trên trục và trên bạc. Mối ghép có thể cố định bạc trên trục theo phƣơng tiếp tuyến và cả
theo phƣơng dọc trục.
+ Mối ghép then ma sát, trình bày trên Hình 7-5. Then ma sát có hình dạng gần giống
nhƣ then vát, một mặt côn, một mặt trụ ôm lấy trục, trên trục không có rãnh then.
+ Mối ghép then tiếp tuyến, dùng để truyền mô men xoắn theo một chiều.

côn
1:20

Hình 7-5: Mối ghép then


Hình 7-4: Mối ghép then vát ma sát

Các mối ghép then đƣợc chia làm hai nhóm. Các nhóm có cách lắp ghép và nguyên
tắc liên kết khác nhau:
- Nhóm then ghép lỏng, bao gồm: then bằng, then dẫn hƣớng và then bán nguyệt.
Then nằm trong rãnh trên trục và trên bạc, then đóng h
vai trò nhƣ một cái chốt ngăn cản chuyển động xoay l
tƣơng đối giữa trục và bạc.
- Nhóm then ghép căng, bao gồm: then vát, then ma b
sát, then tiếp tuyến. Then ghép căng tạo nên áp suất lớn
trên bề mặt tiếp xúc giữa bạc và trục, tạo lực ma sát. b
Lực ma sát là lực liên kết, cản trở sự trƣợt tƣơng đối
giữa bạc và trục.
Hình 7-6: Then đầu tròn
Chƣơng này tập trung giới thiệu then ghép lỏng, đặc và then đầu bằng
biệt là mối ghép then bằng, vì nó đƣợc dùng nhiều hơn cả.

101
Mối ghép then bằng bao gồm chi tiết bạc 1 (hay mayơ), chi tiết trục 2, và then 3
(Hình 7-1). Then là chi tiết quan trọng, dùng để liên kết trục và bạc.
- Trên bạc có rãnh then, đƣợc gia công bằng phƣơng pháp xọc, hoặc bào.
- Rãnh then trên trục đƣợc gia công bằng dao phay ngón, hoặc dao phay đĩa. Rãnh
then đƣợc gia công bằng dao phay đĩa ít gây tập trung ứng suất hơn so với gia công
bằng dao phay ngón.
- Then thƣờng làm bằng kim lọai, dƣới dạng thanh thẳng, tiết diện ngang là hình
chữ nhật bh. Tiết diện then đƣợc tiêu chuẩn hóa theo TCVN 2261-77, then bằng
cao theo TCVN 2218-86, và đƣợc chọn tùy theo đƣờng kính trục. Chiều dài l của
then đƣợc chọn tùy thuộc vào chiều dài của chi tiết máy lắp trên trục.
- Then bằng có hai loại (Hình 7-6), loại đầu tròn thƣờng lắp với rãnh then gia
công bằng dao phay ngón, loại đầu bằng lắp với rãnh then đƣợc gia công bằng dao
phay đĩa.
7.1.2. Các kích thƣớc chủ yếu của mối ghép then bằng
Kết cấu của mối ghép then bằng đƣợc xác định qua một số kích thƣớc chủ yếu sau
(Hình 7-7):
- Đƣờng kính của trục, ký hiệu là d, mm.
l
- Chiều rộng của bạc, ký hiệu là B, mm. h
- Chiều dài của then, ký hiệu l, mm. Thƣờng h1
lấy chiều dài l = 0,8.B.
- Chiều rộng của then, ký hiệu là b, mm. d
- Chiều cao của then, h, mm. Chiều cao then
nằm trong rãnh trên trục là h1, nằm trong rãnh
trên bạc là h2. Mối ghép thƣờng sử dụng có h1  B
h2.
- Chiều sâu rãnh then trên trục lấy bằng h1, Hình 7-7: Kích thước của
chiều sâu rãnh then trên bạc lấy lớn hơn h2 một Mối ghép then bằng
lƣợng từ (0,5  3) mm, tùy theo giá trị của h.
- Thông thƣờng then lắp với rãnh trên trục theo kiểu lắp N9/h9, trƣờng hợp sản
xuất đơn chiếc có thể dùng kiểu lắp P9/h9.
- Thông thƣờng then lắp với rãnh trên bạc theo kiểu lắp J S9/h9, trong trƣờng hợp l
> 2.d nên dùng kiểu lắp D10/h9.
Để đảm bảo sức bền đều cho trục và then, kích thƣớc b và h phải chọn theo
đƣờng kính d. Ví dụ: trên Bảng 7-1 cho giá trị của kích thƣớc chiều rộng b và chiều cao
h của then theo đƣờng kính d của trục:

102
7.1.3. Tính mối ghép then bằng
Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán Bảng 7-1: Kích thƣớc tiết diện then
- Khi mối ghép chịu tải, then có thể bị
hỏng do dập bề mặt tiếp xúc của then và Đƣờng kính Chiều Chiều
trục d, mm rộng b cao h
các rãnh then, hoặc cắt đứt then qua tiết
6  10 3 3
diện bl. 11  13 4 3
- Chỉ tiêu tính toán mối ghép then: 14  18 5 5
19  24 6 6
d  [d], và c  [c] (7-1)
25  30 8 7
Tính ứng suất sinh ra và ứng suất cho 31  36 10 8
phép 37  42 12 8
43  50 14 9
- d: ứng suất dập trên bề mặt tiếp xúc
51  58 16 10
giữa then và rãnh trên bạc đƣợc xác định 59  65 18 11
theo công thức 66  75 20 12
2 K .T 76  85 22 14
d  (7-2) 86  95 25 14
d .l.h2
96  110 28 16
Trong đó: 111  130 32 18
K là hệ số tải trọng, có thể lấy K = 1 1,3
T là mô men xoắn tác dụng lên mối ghép, Nmm.
- [d] là ứng suất dập cho phép,
Đối với then bằng thép, giá trị của [d] có thể chọn như sau [4, tr 347]:
Then trong hộp giảm tốc, làm việc với chế độ nặng, lấy [d] = 50  70 MPa.
làm việc với chế độ trung bình, lấy [d] = 130  180 MPa.
- c là ứng suất cắt trên tiết diện then, ứng suất cắt đƣợc xác định theo công thức:
2.K .T
c  (7-3)
d .l.b
- [c] là ứng suất cắt cho phép.
Giá trị của ứng suất cho phép đối với then bằng thép được chọn như sau:
Khi mối ghép chịu tải trọng tĩnh, lấy [c] = 130 MPa.
Khi mối ghép chịu tải trọng va đập nhẹ, lấy [c] = 90 MPa.
Khi mối ghép chịu tải trọng va đập mạnh, lấy [c] = 50 MPa.
Kiểm tra mối ghép then bằng
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép then bằng, cho mô men xoắn tác dụng trên trục

103
Kết luận: Kiểm tra xem mối ghép có đủ bền hay không?
Các bước giải bài toán:
+ Xác định ứng suất cho phép [d] và [c].
+ Tính ứng suất dập d và ứng suất cắt c theo công thức 7-2 và 7-3.
+ So sánh giá trị d với [d] và c với [c], rút ra kết luận.
Nếu đồng thới thỏa mãn d  [d] và c  [c], thì mối ghép đủ bền.
Nếu một hoặc cả hai chỉ tiêu không thỏa mãn, mối ghép không đủ bền, nó sẽ bị hỏng
trong quá trình làm việc.
Bài toán thiết kế mối ghép then bằng
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết chi tiết trục và bạc, cho mô men xoắn trên trục, T
Kết luận: Tính kích thƣớc tiết diện, chiều dài của then, vẽ mối ghép then
Các bước giải bài toán:
+ Chọn vật liệu chế tạo then, xác định ứng suất cho phép [d] và [c].
+ Chọn kích thƣớc b và h của then theo đƣờng kính trục d.
+ Tính ứng suất c sinh ra trên tiết diện then.
+ Giả sử chỉ tiêu c  [c] thỏa mãn, kết hợp với công thức 7-3 ta tính đƣợc

[ ]
(7-4)

Nếu lct  0,8B, ta lấy chiều dài then l = 0,8B.


Nếu 0,8B < lct  1,4B, ta làm hai then, chiều dài một then là l1 = 0,8B.
Nêu lct > 1,4B, không nên dùng mối ghép then, nên dùng mối ghép then hoa.
+ Tính ứng suất dập theo công thức 7-2, so sánh với ứng suất dập cho phép, xem
mối ghép có đủ sức bền dập hay không. Nếu không đủ, phải điều chỉnh lại kích
thƣớc chiều dài của then.

7.2. MỐI GHÉP THEN HOA


7.2.1. Giới thiệu mối ghép then hoa
- Có thể coi mối ghép then hoa nhƣ một mối ghép then bằng gồm có nhiều then
làm liền với trục. Mối ghép then hoa có 2 chi tiết: Trục then hoa và bạc then hoa
(Hình 7-10). Trục có z then phân bố đều trên chu vi, có hình dạng giống nhƣ bông
hoa. Bạc then hoa có z rãnh then, tƣơng ứng với trục then hoa, hình dạng mặt cắt
ngang của rãnh giống nhƣ hình dạng tiết diện then.
- Mối ghép then hoa thƣờng dùng khi tải trọng lớn, yêu cầu độ đồng tâm giữa trục
và bạc cao, hoặc cần di trƣợt bạc dọc trục (Hình 7-8).

104
- Tiết diện ngang của then trên trục có thể là hình chữ nhật, hình thang, hoặc hình
răng thân khai (Hình 7-9).
- Chế tạo mối ghép then hoa: Gia công trục then hoa và bạc then hoa tƣơng đối
phức tạp, tƣơng tự nhƣ gia công bánh răng. Lắp bạc then hoa vào trục then hoa, sao
cho các then nằm trong các rãnh then của bạc.

b
B
l
Hình 7-9: Các dạng tiết
Hình 7-8: Mối ghép then hoa diện của then

d1
D D
d

Hình 7-10: Bạc then hoa Hình 7-11: định tâm theo
đường kính ngoài D

- Để đảm bảo độ đồng tâm giữa trục và bạc then hoa, có thể thực hiện gia công và
lắp ghép theo 3 cách sau:

105
+ Định tâm theo đƣờng kính ngoài D. Mặt trụ đƣờng kính D đƣợc gia công chính
xác cao, khi lắp ghép giữa hai mặt không có khe hở (Hình 7-11). Do kích thƣớc D
lớn hơn d nên dễ đạt độ chính xác đồng tâm cao. Nhƣng rãnh then trên may ơ không
mài đƣợc. Do đó kiểu định tâm này không dùng đƣợc khi may ơ cần có độ rắn bề
mặt cao. Tải trọng phân bố trên các then không đều nhau.
+ Định tâm theo đƣờng kính trong d. Mặt trụ có đƣờng kính d đƣợc gia công chính
xác, khi lắp ghép giữa hai mặt không có khe hở (Hình 7-12). Kiểu này đạt đƣợc độ
chính xác đồng tâm tƣơng đối cao. Rãnh trên trục có thể mài, do đó phƣơng pháp
này có thể dùng ngay cả khi yêu cầu độ rắn bề mặt của trục và bạc then hoa cao. Tải
trọng phân bố không đều trên các then. Kiểu định tâm này đƣợc dùng khá phổ biến
trong thực tế.
+ Định tâm theo cạnh bên. Mặt bên của then tiếp xúc với rãnh then, khi lắp ghép
giữa các mặt trụ có đƣờng kính D, đƣờng kính d có khe hở (Hình 7-13). Độ chính
xác đồng tâm giữa trục và bạc không cao. Cần phải đảm bảo chính xác bƣớc then,
do đó tải trọng phân bố đều trên các then. Kiểu định tâm này dùng khi mối ghép
chịu tải trọng lớn, yêu cầu độ chính xác đồng tâm không cao.

Hình 7-12: Định tâm bằng mặt Hình 7-13: Định tâm theo
trụ trong, đường kính d mặt bên của then

7.2.2. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép then hoa
Then hoa là chi tiết máy đƣợc tiêu chuẩn hóa, các kích thƣớc tính theo đƣờng kính
d, trên cơ sở đảm bảo mối ghép có sức bền đều. Các kích thƣớc chủ yếu của mối ghép
gồm (Hình 7-8 và 7-10):
- Đƣờng kính trong của trục then hoa, ký hiệu là d, mm.
- Đƣờng kính ngoài của trục then hoa ký hiệu là D, mm.

106
- Đƣờng kính trung bình của trục then hoa d1, d1 = (d+D)/2.
- Chiều rộng của mayơ, ký hiệu là B, mm.
- Chiều dài của trục then hoa l, thƣờng lớn hơn hoặc bằng chiều rộng B của bạc.
- Số then trên trục z.
- Kích thƣớc tiết diện then, gồm chiều cao then h và chiều rộng then b.
- Chiều rộng của mayơ, ký hiệu là B, mm.
Kiểu lắp của mối ghép then hoa trên bản vẽ đƣợc ghi nhƣ sau:
H7 F8
Ví dụ, kiểu lắp then hoa và bạc ghi: D - 8  52  58  10 ,
f7 f7
Trong đó:
+ Chữ D biểu thị bề mặt định tâm theo đƣờng kính ngoài D; nếu định tâm theo
đƣờng kính trong d thì ghi chữ d, nếu định tâm theo chiều rộng then b, ghi chữ b.
+ Số 8 biểu thị số then trên trục then hoa z = 8.
+ Số 52 biểu thị giá trị đƣờng kính trong d = 52 mm, nếu định tâm theo đƣờng kính
trong thì cần ghi kèm theo kiểu lắp.
+ Số 58 biểu thị đƣờng kính ngoài D = 58 mm, kèm theo kiểu lắp giữa đƣờng kính
ngoài của trục then hoa với bạc then hoa. Định tâm theo D.
+ Số 10 biểu thị chiều rộng b = 10 mm, kèm theo kiểu lắp với rãnh then trên bạc.
7.2.3. Tính mối ghép then hoa
Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán
- Khi chịu tải trọng, mối ghép then hoa thƣờng bị hỏng do dập bề mặt tiếp xúc
giữa then và rãnh trên bạc. Đối với các mối ghép có bạc di trƣợt dọc trục, các bề mặt
tiếp xúc còn bị mòn.
- Để hạn chế các dạng hỏng, mối ghép then hoa đƣợc tính toán theo chỉ tiêu:
d  [d]
Trong đó:
d là ứng suất dập trên bề mặt tiếp xúc của then và rãnh
[d] là ứng suất dập cho phép
Tính ứng suất dập d và ứng suất dập cho phép [d]
2T
- Giá trị của d đƣợc tính theo công thức: d 
d1.z.B.ht .
Trong đó:
T là mô men xoắn trên trục, Nmm.
 là hệ số kể đến phân bố tải không đều cho các then, lấy  = 0,7  0,8

107
Thông thƣờng phần chiều dài tiếp xúc của then bằng chiều rộng bạc B.
- Giá trị của [d] đƣợc chọn từ các bảng trong sách thiết kế [2; 3], phụ thuộc vào
vật của trục và bạc, phƣơng pháp nhiệt luyện, chế độ làm việc, và yêu cầu bạc cố
định hay di động dọc theo trục. Hoặc lấy theo kinh nghiệm [4, tr 349]
Vật liệu thép không nhiệt luyện, mối ghép cố định,
Tải nặng và va đập lấy [d] = 35-50 MPa,
Tải nhẹ lấy [d] = 80-120 MPa.
Vật liệu thép có nhiệt luyện, mối ghép di động,
Tải nặng và va đập lấy [d] = 3-5 MPa,
Tải nhẹ lấy [d] = 10-20 MPa.
Kiểm tra bền mối ghép then hoa đƣợc thực hiện nhƣ sau:
+ Xác định ứng suất dập cho phép [d],
+ Tính ứng suất dập trên bề mặt tiếp xúc d,
+ So sánh giá trị của d với [d], rút ra kết luận.
Thiết kế mối ghép then hoa đƣợc thực hiện nhƣ sau:
+ Xác định ứng suất dập cho phép [d],
+ Chọn tiết diện then theo kích thƣớc đƣờng kính trục d,
+ Chọn chiều dài tiếp xúc của then bằng chiều rộng của bạc B,
+ Giả sử chỉ tiêu d  [d] thỏa mãn, ta tính đƣợc số then z cần thiết theo công thức:

[ ]

+ Lấy z là số nguyên, chọn chiều dài then l, chọn cách định tâm, vẽ kết cấu của mối
ghép.

7.3. ĐÁNH GIÁ MỐI GHÉP THEN, MỐI GHÉP THEN HOA
7.3.1. Ƣu điểm
- Mối ghép then chế tạo đơn giản, giá thành hạ, tháo lắp dễ dàng.
- Mối ghép then ma sát có thể đảm bảo an toàn cho các chi tiết máy khi quá tải.
- Mối ghép then bán nguyệt có thể tùy động thích ứng với độ nghiêng của rãnh
mayơ để mối ghép làm việc bình thƣờng.
- Mối ghép then hoa dễ đảm bảo độ đồng tâm giữa bạc và trục, khả năng tải cao
hơn so với mối ghép then.
7.3.2. Nhƣợc điểm
- Mối ghép then gây tập trung ứng suất trên trục, nhất là khi gia công bằng dao
phay ngón. Khả năng tải của mối ghép then không cao.

108
- Mối ghép then bằng, đặc biệt là then bán nguyệt làm yếu trục đi nhiều.
- Mối ghép then vát và then ma sát thƣờng gây nên độ lệch tâm giữa bạc và trục.
- Mối ghép then hoa chế tạo phức tạp, cần có dụng cụ và thiết bị chuyên dùng để
gia công, giá thành cao. Tải trọng phân bố không đều trên các then của then hoa.
7.3.3. Phạm vi sử dụng
- Mối ghép then, đặc biệt là then bằng đƣợc dùng để lắp ghép các chi tiết máy trên
trục, nhƣ bánh răng, bánh vít, bánh đai, đĩa xích.
- Khi vừa truyền mô men xoắn vừa di trƣợt các chi tiết máy dọc trục nên dùng mối
ghép then hoa. Ví dụ, lắp các bánh răng trong hộp số, lắp ly hợp trên trục.
- Khi cần truyền tải trọng lớn, và cần độ đồng tâm giữa trục và bạc cao, nên dùng
mối ghép then hoa.
7.4. VÍ DỤ TÍNH MỐI GHÉP THEN
Đầu bài toán
Giả thiết: Cho trục và bạc lắp với nhau bằng mối ghép then bằng; trục có đƣờng
kính d = 30 mm, bạc có chiều rộng B = 45 mm, vất liệu trục là thép C45, vật liệu bạc
là thép C35. Mô men xoắn trên trục T = 180.000 Nmm, chế độ tải trung bình, đặc
tính tải trọng là va đập nhẹ.
Kết luận: Tính kích thƣớc chiều dài và tiết diện ngang của then.
Thiết kế mối ghép:
- Chọn vật liệu then là thép C35, với chế độ tải
24
trung bình, tải va đập nhẹ, theo bảng 7-5 có [σd] =
160 MPa và [τc] = 90 MPa. T
7

- Tra bảng 7-1, với d = 30 mm, ta có kích thƣớc


chiều rộng then b = 8 mm; chiều cao then h = 7
3
0

mm.
- Tính ứng suất cắt sinh ra trên tiết diện then,
; lấy giá trị của hệ số tải trọng động K = 45
1,2.
- Giả sử mối ghép đủ bền, τc ≤ [τc], ta tính đƣợc
chiều dài cần thiết của then, Hình 7-14: Kết cấu mối
ghép then
lct ≥ = = 20 mm;
[ ]

có lct < 0,8B = 0,8×45 = 36 mm


chọn chiều dài của then, l = 0,8B = 36 mm.
- Tính ứng suất dập trên mặt tiếp xúc của then với rãnh trên bạc,

109
σd = , trong đó h2 là chiều cao của then nằm trong rãnh then trên bạc; lấy h2 =

h/2 = 7/2 = 3,5 mm. Ta có:


- Kiểm tra sức bền dập: [σd] = 160 MPa, σd = 114,28 MPa; nhƣ vậy σd < [σd], mối
ghép đủ sức bền dập.
Đáp số
Mối ghép dùng 01 then, có chiều dài l = 36 mm, chiều rộng b = 8 mm, chiều cao h
= 7 mm. Kết cấu của mối ghép then nhƣ trên hình 7-14.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Vẽ kết cấu, trình bày cách tạo mối ghép then bằng, then vát, then ma sát?
2. Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán của mối ghép then bằng?
3. Trình bày cách tính mối ghép then bằng chịu mô mem xoắn?
4. Vẽ kết cấu của mối ghép then hoa? Phân loại? Các cách định tâm?
5. Nêu chỉ tiêu tính mối ghép then hoa? Cách tính mối ghép then hoa?
6. xác định mô men xoắn lớn nhất có thể truyền qua mối ghép then bằng có kích
thƣớc nhƣ sau; đƣờng kính trục Φ100 mm; h1 = h2; vật liệu then có [τc] = 60 MPa;
[σd] = 120 MPa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[4] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[5] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[6] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.

110
Chƣơng VIII

MỐI GHÉP ĐỘ DÔI

8.1. GIỚI THIỆU MỐI GHÉP ĐỘ DÔI


8.1.1. Mô tả mối ghép độ dôi
Mối ghép độ dôi dùng để lắp ghép chi tiết dạng trục 1, với chi tiết dạng lỗ 2 (còn gọi
là chi tiết bạc), nhờ độ dôi của kích thƣớc trục so với kích thƣớc lỗ của bạc.
Cách biểu diễn mối ghép độ dôi nhƣ trên Hình 8-1. Kiểu lắp trụ trơn H7/s6: kích thƣớc
đƣờng kính của trục dT lớn hơn kích thƣớc đƣờng kính 2
1
của lỗ dL.
dTmax = 50 + es
dTmin = 50 + ei
dLmax = 50 + ES 50
dLmin = 50 + EI
ES, es là sai lệch trên của kích thƣớc lỗ và trục. EI,
ei là sai lệch dƣới của kích thƣớc lỗ và trục. Trong mối 50
ghép độ dôi yêu cầu ei>ES.
Lƣợng chênh lệch giữa kích thƣớc trục và kích
thƣớc lỗ là độ dôi N. Hình 8-1: Mối ghép độ dôi

N = dT - dL
Do kích thƣớc trục và kích thƣớc lỗ có dung sai, nên độ dôi N cũng có dung sai ITN.
ITN = Nmax - Nmin
Trong đó:
Độ dôi lớn nhất Nmax = es - EI (8-1)
Độ dôi nhỏ nhất Nmin = ei - ES (8-2)
8.1.2. Phƣơng pháp lắp ghép tạo mối ghép độ dôi
Để có mối ghép độ dôi, ta cần phải lắp chi tiết trục vào lỗ của chi tiết bạc. Việc lắp
ghép có thể thực hiện theo các phƣơng pháp sau:

111
- Phƣơng pháp lắp ép. Phƣơng pháp lắp ép đƣợc thực hiện ở nhiệt độ bình thƣờng.
Dùng một lực lớn ép trục vào lỗ. Lúc này trục và bạc bị biến dạng, kích thƣớc dT
giảm đi, và kích thƣớc dL tăng lên, trục đƣợc lắp vào lỗ của bạc. Sau khi lắp xong,
do biến dạng đàn hồi, trục luôn có xu
hƣớng nở ra và bạc có xu hƣớng co lại.
Trên bề mặt tiếp xúc của trục và bạc có
d d
áp suất p. Áp suất tạo nên áp lực Fn và
lực ma sát Fms.
Lực Fms cản trở chuyển động trƣợt tƣơng
đối giữa chi tiết trục và chi tiết bạc. Đây
Hình 8-2: Tạo mối ghép độ dôi
chính là lực liên kết của mối ghép.
Phƣơng pháp lắp ép có ƣu điểm: lắp
ghép đơn giản, dễ thực hiện, giá thành rẻ.
Nhƣng có nhƣợc điểm: cần phải dùng một lực lớn, dễ làm nứt chi tiết bạc, hoặc bóp
méo chi tiết trục rỗng. San bằng các đỉnh nhấp nhô,
làm giảm độ dôi của mối ghép.
Phƣơng pháp lắp này thƣờng dùng đối với các mối d p
ghép có độ dôi N nhỏ.
- Phƣơng pháp lắp nung nóng. Đốt nóng chi tiết
bạc với nhiệt độ cao, bạc bị dãn nở nhiệt, kích thƣớc
dL tăng lên. Ngƣời ta tính toán nhiệt độ nung nóng
sao cho dL xấp xỉ bằng dT. Khi dL đủ lớn, ta tiến hành Hình 8-3: Áp suất trên
lắp trục vào lỗ của bạc. Sau khi nguội, bạc co lại ép mối ghép độ dôi
lên bề mặt trục, tạo lực ma sát, liên kết hai chi tiết
với nhau.
Phƣơng pháp lắp nung nóng có ƣu điểm: lắp ghép nhẹ nhàng, không san bằng các
đỉnh nhấp nhô.
Có khuyết điểm: cần thiết bị đốt nóng chi tiết bạc, dễ làm cháy bề mặt của bạc, làm
biến dạng chi tiết bạc.
Phƣơng pháp lắp này thƣờng dùng đối với mối ghép có độ dôi lớn, và cho phép
nung nóng chi tiết bạc.
- Phƣơng pháp lắp làm lạnh. Làm lạnh chi tiết trục, trục co lại, kích thƣớc dT giảm
xuống. Ngƣời ta tính toán nhiệt độ làm lạnh, sao cho dT xấp xỉ bằng dL. Khi dT đủ
nhỏ, ta tiến hành lắp trục vào lỗ. Sau khi trở lại nhiệt độ môi trƣờng, trục nở ra, ép
lên bề mặt lỗ, tạo lực ma sát, liên kết hai chi tiết với nhau.

112
Phƣơng pháp lắp làm lạnh có ƣu điểm: không san bằng các đỉnh nhấp nhô, không
làm cháy bề mặt bạc, lắp ghép nhẹ nhàng.
Nhƣng có nhƣợc điểm: cần thiết bị làm lạnh sâu, đắt, rất khó làm lạnh khi chi tiết
trục lớn.
Phƣơng pháp lắp làm lạnh thƣờng dùng với các mối ghép quan trọng, có độ dôi
không lớn lắm.
Mối quan hệ giữa sự thay đổi nhiệt độ và lƣợng dãn nở của kích thƣớc đƣờng kính
đƣợc xác định theo công thức sau:
d
  .10 3
 .d
Trong đó:
 là lƣợng chênh lệch nhiệt độ, khi nung nóng hoặc làm lạnh, 0C .
d là lƣợng tăng hoặc giảm của kích thƣớc đƣờng kính d, mm.
 là hệ số dãn nở nhiệt của vật liệu [1; tr 82].
Với thép có thể lấy hệ số dãn nở nhiệt  = 12.10-16 mm/mm.0C ,
với gang lấy  = 10,5.10-16 mm/mm.0C.
8.1.3. Kích thƣớc chủ yếu của mối ghép độ dôi
Mối ghép độ dôi đƣợc xác định bằng các kích thƣớc chủ yếu sau đây:
- Đƣờng kính danh nghĩa d, mm.
- Chiều dài l của chi tiết bạc, mm.
- Đƣờng kính ngoài của bạc d2, d1 d d
mm.
- Đƣờng kính trong của trục d1,
mm. l
- Kiểu lắp của mối ghép trụ trơn
Hình 8-4: Kích thước mối ghép độ dôi
(ví dụ H7/s6). Từ kiểu lắp sẽ tính ra
đƣợc độ dôi lớn nhất Nmax và độ dôi
nhỏ nhất Nmin.
- Độ nhám bề mặt của trục và của mặt lỗ trên bạc. Đƣợc đánh giá qua chiều cao
nhấp nhô trung bình Rz1 và Rz2.

8.2. TÍNH MỐI GHÉP ĐỘ DÔI


8.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán mối ghép độ dôi
Trong quá trình lắp ghép và chịu tải, mối ghép độ dôi có thể bị hỏng. Các dạng hỏng
thƣờng gặp là:

113
- Dập bề mặt tiếp xúc giữa trục và bạc. Điều kiện để tránh dập pm ≤ [p].
- Nứt hoặc vỡ chi tiết bạc.
- Trục rỗng bị bóp méo.
- Khi chịu tải, bạc và trục trƣợt tƣơng đối so với nhau.
Để tránh các dạng hỏng nêu trên, mối ghép độ dôi phải thỏa mãn hai điều kiện dƣới
đây, đó cũng chính là các chỉ tiêu dùng để tính toán mối ghép độ dôi:
pmax  [p] (8-3)
Fms  K.F (8-4)
Trong đó:
K là hệ số tải trọng, lấy K = 1,5  3, giá trị của K đƣợc chọn tuỳ thuộc vào mức
độ quan trọng của mối ghép.
Fms là lực ma sát lớn nhất có thể có trên bề mặt tiếp xúc của trục và bạc.
F là lực tác dụng lên mối ghép.
pmax là áp suất lớn nhất trên bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết.
[p] là áp suất cho phép.
8.2.2. Tính mối ghép độ dôi chịu mô men xoắn
Tính áp suất sinh ra trên bề mặt tiếp xúc của trục và bạc
Quan hệ giữa áp suất p trên bề mặt tiếp xúc của mối ghép và độ dôi N đƣợc xác định
theo công thức của lý thuyết tính toán ống dày trong Sức bền vật liệu:
N
p (8-5)
C C 
d  1  2 
 E1 E 2 
C C 
N  p.d . 1  2  (8-6)
 E1 E2 
Trong đó:

d 2  d12 d 22  d 2 r
C1    , C   2
d 2  d12 d 22  d 2
1 2

E1 và E2 là mô đun đàn hồi của vật liệu trục


và bạc. t
1 và 2 là hệ số Poát xông của vật liệu trục t
và bạc.
Kích thƣớc d, d1, d2 nhƣ trên Hình 8-4.
Hình 8-5: Phân bố ứng suất
Tính áp suất cho phép [p] trên trục và trên bạc

114
Lấy [p] = min(pth1, pth2). Trong đó pth1 là áp suất tới hạn của chi tiết trục và pth2 áp
suất tới hạn của chi tiết bạc (Áp suất tới hạn là áp suất lớn nhất có thể có trên bề mặt
tiếp xúc, mà các chi tiết vẫn chƣa bị phá hỏng).
Trong phạm vi biến dạng đàn hồi, sơ đồ phân bố ứng suất theo phƣơng hƣớng tâm
r và theo hƣớng tiếp tuyến t, trong chi tiết trục và bạc đƣợc trình bày trên Hình 8-5.
Sử dụng công thức Lamê đối với ống dày, và tính ứng suất tƣơng đƣơng theo thuyết bền
ứng suất tiếp lớn nhất, ta tính đƣợc áp suất tới hạn:
d 2  d12
pth1   ch1
2d 2 (8-7)
d d
2 2
pth 2   ch2 2
2d 2
ch1 và ch2 là giới hạn chảy của vật liệu chế tạo trục, chế tạo bạc.
Tính lượng giảm kích thước d1 và lượng tăng kích thước d2
Trong phạm vi biến dạng đàn hồi, theo định luật Húc, ta tính đƣợc lƣợng thay đổi
của đƣờng kính d1 và d2:

d1 
2 pd1
, d 2 
2 pd 2 (8-
d 2  d12 d2 d2 8)
E1 E2 2 2
d2 d
Tính kiểm tra mối ghép
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho mối ghép với các kích thƣớc chủ yếu, vật liệu trục và bạc; biết tải
trọng tác dụng lên mối ghép. Tải trọng có thể là lực dọc trục Fa, có thể là mô men xoắn
T, hoặc cả hai.
Kết luận: Kiểm tra xem mối ghép có thoả mãn các chỉ tiêu tính toán hay không.
Các bước giả bài toán:
- Căn cứ vào vật liệu, cách nhiệt luyện, kiểu lắp ghép, chất lƣợng bề mặt của chi
tiết trục và bạc, tra bảng để xác định E1, E2, 1, 2, f, RZ1, RZ2, ch1, ch2, ei, es, EI,
ES, K, ...
- Xác định [p]: tính giá trị pth1 và pth2 theo công thức (8-7). Lấy [p] = min(pth1,
pth2)
- Xác định pmax theo công thức (8-5), Nmax đƣợc tính theo công thức (8-1).
- Kiểm tra chỉ tiêu (8-3), bằng cách so sánh pmax và [p],
Nếu pmax  [p], mối ghép đủ bền.
Nếu pmax > [p], mối ghép không đủ bền, sẽ bị hỏng trong quá trình sử dụng.
- Tính lực ma sát trên bề mặt tiếp xúc: Fms = pmin.dl.f

115
Trong đó:
pmin đƣợc tính theo công thức (8-5),
Nmin đƣợc tính theo công thức (8-2).
Nếu dùng phƣơng pháp lắp ép, thì lấy Nmin = ei - ES - (RZ1 + RZ2).
f là hệ số ma sát trên bề mặt tiếp xúc.
Nếu dùng phƣơng pháp lắp ép, lấy f = 0,08.
Nếu lắp bằng nung nóng, hoặc làm lạnh, lấy f = 0,14.
- Tính lực tác dụng F:
Nếu tải trọng là lực dọc trục, lấy F = Fa.
Nếu tải trọng là mô men xoắn, lấy F = 2.T/d.
4T 2
Nếu tải trọng là cả hai, lấy F  Fa2 
d2
- Kiểm tra chỉ tiêu (8-4), bằng cách so sánh Fms và F, rút ra kết luận:
Nếu Fms  KF, các tấm ghép không bị trƣợt tƣơng đối so với nhau,
Nếu Fms < KF, mối ghép chƣa thoả mãn chỉ tiêu chống trƣợt.
- Nếu mối ghép đồng thời thỏa mãn cả hai chỉ tiêu trên, mối ghép đảm bảo chất
lƣợng tốt.
- Nếu kích thƣớc d1, d2 tham gia vào các mối ghép khác, thì phải tính d1, d2
theo công thức (8-8), và kiểm tra xem có làm hỏng các mối ghép đó hay không.
Tính thiết kế thiết kế:
Đầu đề bài toán:
Giả thiết: Cho biết kích thƣớc của chi tiết trục và bạc, biết vật liệu, chất lƣợng bề
mặt, biết tải trọng tác dụng;
Kết luận: Chọn kiểu lắp thích hợp cho mối ghép.
Các bước giải bài toán:
- Căn cứ vào vật liệu, cách nhiệt luyện, chất lƣợng bề mặt của chi tiết trục và bạc,
tra bảng để xác định E1, E2, 1, 2, f, RZ1, RZ2, ch1, ch2, K, ...
- Xác định [p]: tính giá trị pth1 và pth2 theo công thức (8-7). Lấy [p] = min(pth1,
pth2)
- Giả sử chỉ tiêu (8-3) thỏa mãn, ta có: pmax  [p], theo công thức (8-6) ta tính
đƣợc
C C 
N max   p.d . 1  2  (8-9)
 E1 E2 
- Tính lực tác dụng F:

116
Nếu tải trọng là lực dọc trục, lấy F = Fa.
Nếu tải trọng là mô men xoắn, lấy F = 2.T/d.
4T 2
Nếu tải trọng là cả hai, lấy F  Fa2 
d2
- Giả sử chỉ tiêu (8-4) thỏa mãn, ta có
pmin.dl.f  KF,
KF
hay pmin  ,
dl. f
KF C C 
theo công thức (8-6) ta tính đƣợc N min  . 1  2  (8-10)
 .l. f  E1 E2 
- Tra bảng của các kiểu lắp ƣu tiên, sau đó là các kiểu lắp không ƣu tiên, để tìm
một kiểu lắp thích hợp nhất, sao cho es - EI  Nmax thỏa mãn điều kiện (8-9)
và ei - ES  Nmin thỏa mãn điều kiện (8-10).
Các kiểu lắp ưu tiên: H7/n6 , H7/p6 , H7/r6 , H7/s6 , N7/h6 , P7/h6
Các kiểu không ưu tiên: H7/n7 , H8/s7, H7/s7 , H7/t7 , H7/u7 ,
R7/h6 , S7/h6 , T7/h6 , U8/h7
- Nếu kích thƣớc d1, d2 tham gia vào các mối ghép khác, thì phải tính d1, d2
theo công thức (8-8), và kiểm tra xem có làm hỏng các mối ghép đó hay không.

8.3. ƢU NHƢỢC ĐIỂM VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA MỐI GHÉP ĐỘ DÔI


8.3.1. Ƣu điểm của mối ghép độ dôi
- Chịu đƣợc tải trọng lớn và tải trọng va đập.
- Dễ đảm bảo độ đồng tâm giữa chi tiết trục và bạc lắp trên trục.
- Kết cấu đơn giản, chế tạo nhanh, giá thành hạ.
8.3.2. Nhƣợc điểm của mối ghép độ dôi
- Lắp và tháo phức tạp, có thể làm hỏng bề mặt các chi tiết máy ghép.
- Khó xác định chính xác khả năng tải của mối ghép, vì nó phụ thuộc vào hệ số ma
sát và độ dôi.
- Khả năng tải của mối ghép không cao.
8.3.3. Phạm vi sử dụng của mối ghép độ dôi
- Dùng trong mối ghép ổ lăn lên trục, đĩa tuabin trên trục.
- Dùng ghép các phần của trục khủyu, lắp ghép vành răng bánh vít với mayơ.

117
- Dùng kết hợp với mối ghép then để lắp bánh răng, bánh vít, bánh đai, đảm bảo độ
đồng tâm cao.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả mối ghép độ dôi? Các cách lắp ghép mối ghép độ dôi?
2. Nêu các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán mối ghép độ dôi?
3. Trình bày bài toán tính kiểm tra mối ghép độ dôi chịu mô mem xoắn?
4. Trình bày bài toán tính thiết kế mối ghép độ dôi chịu mô mem xoắn?
5. Tại sao phải dùng mối ghép độ dôi kết hợp với mối ghép then để truyền mô men
xoắn?
6. Nêu những điểm giống nhau, khác nhau giữa các mối ghép: then, then hoa và mối
ghép độ dôi?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[4] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[5] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lƣờng kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[6] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.

118
PHẦN III

TÍNH TOÁN THIẾT KẾ


CHI TIẾT MÁY TRUYỀN ĐỘNG

Giới thiệu các chi tiết máy truyền động


Các chi tiết máy truyền động bao gồm: bánh răng, bánh vít, trục vít, dây đai, bánh
đai, dây xích, đĩa xích, vít me, đai ốc …. Các chi tiết máy truyền động tạo nên các bộ
truyền. Bộ truyền dùng để truyền chuyển động và tải trọng giữa các trục quay, hoặc
giữa trục quay với chi tiết tịnh tiến. Trong thực tế, chúng ta gặp các bộ truyền nhƣ: Bộ
truyền bánh răng, bộ truyền trục vít (Hình III-1) [23], bộ truyền đai (Hình III-2) [22], bộ
truyền xích (Hình III-3) [20], bộ truyền vít đai ốc (Hình III-4) [19], bộ truyền bánh ma
sát.
Trong mỗi bộ truyền có trục dẫn - trục gần với bộ phận phát động và trục bị dẫn -
trục nằm về phía bộ phận công tác. Đa số các bộ truyền dùng để giảm tốc độ, có trục
dẫn quay nhanh hơn trục bị dẫn.
Khả năng làm việc của mỗi bộ truyền đƣợc xác định bởi các thông số làm việc của
bộ truyền. Các thông số làm việc chủ yếu của bộ truyền bao gồm:

Hình III-1: Bộ truyền bánh răng;


Bộ truyền trục vít Hình III-2:Bộ truyền đai
Hình III-3:Bộ truyền xích Hình III-4:Bộ truyền vít - đai ốc

- Số vòng quay của trục dẫn, ký hiệu là n1, của trục bị dẫn n2; đơn vị là v/ph.
- Tỷ số truyền, ký hiệu là u, u = n1 / n2.
Công suất trên trục dẫn, ký hiệu là P1, công suất trên trục bị dẫn P2; kW. Nếu chỉ
cho công suất của bộ truyền P, ta hiểu đó là công suất P1
- Hiệu suất truyền động ,  = P2 / P1. Hiệu số P1 - P2 = Pms, là công suất mất mát
do có hiện tƣợng trƣợt giữa các bề mặt tiếp xúc khi bộ truyền làm việc.
- Mô men xoắn trên trục dẫn T1, trên trục bị dẫn T2; Nmm. Mô men xoắn có quan
hệ với công suất và số vòng quay nhƣ sau: .
- Vận tốc vòng của bánh dẫn v1, của bánh bị dẫn v2; m/s.
- Thời gian phục vụ của bộ truyền, còn gọi là tuổi bền của bộ truyền tb; h. Là thời
gian làm việc của bộ truyền cho đến lúc hỏng theo tính toán thiết kế.
- Yêu cầu về môi trƣờng làm việc của bộ truyền.
- Chế độ làm việc của bộ truyền. Bộ truyền có khả năng làm việc với chế độ nhẹ,
trung bình, nặng hoặc rất nặng.
Hình dạng và độ lớn của bộ truyền đƣợc xác định bởi các thông số hình học của bộ
truyền. Thông số hình học chủ yếu của mỗi bộ truyền sẽ đƣợc trình bày trong các
chƣơng riêng.
Nghiên cứu mỗi bộ truyền, cần biết các bộ phận của bộ truyền, nguyên lý truyền
động của bộ truyền; biết tính đa dạng của bộ truyền, các thông số hình học chủ yếu của
bộ truyền, khả năng làm việc của bộ truyền; biết các dạng hỏng có thể xảy ra đối với bộ
truyền. Mục đích cuối cùng là biết tính toán kiểm tra bộ truyền, để ngăn ngừa các dạng
hỏng; biết tính toán thiết kế bộ truyền, để bộ truyền có đủ khả năng làm việc, không bị
hỏng trong suốt tuổi bền của bộ truyền.

119
Chương 9

BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG

9.1. GIỚI THIỆU BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG


9.1.1. Mô tả bộ truyền bánh răng

2
n2

II

n1 1

Hình 9-1: Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng

Bộ truyền bánh răng thƣờng dùng truyền


chuyển động giữa hai trục song song nhau hoặc
chéo nhau - bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng 2
n2
(Hình 9-1) [21], bộ truyền bánh răng trụ răng

nghiêng (Hình 9-2). Bộ truyền bánh răng cũng II
có thể truyền chuyển động giữa hai trục cắt nhau
- bộ truyền bánh răng nón (Hình 9-3).
n1
Bộ truyền bánh răng thông thƣờng có 2 bộ
phận chính: 1
I
+ Bánh răng dẫn 1, có đƣờng kính d1, đƣợc lắp
trên trục dẫn I, quay với số vòng quay n1, công Hình 9-2: Bộ truyền bánh
suất truyền động P1, mô men xoắn trên trục T1. răng trụ răng nghiêng

+ Bánh răng bị dẫn 2, có đƣờng kính d2, đƣợc lắp

120
trên trục bị dẫn II, quay với số vòng quay n2, công suất truyền động P2, mô men xoắn
trên trục T2.
+ Trên bánh răng có các răng, khi truyền động các răng ăn khớp với nhau, tiếp xúc và
đẩy nhau trên đƣờng ăn khớp (Hình 9-4).
Cách làm việc của bộ truyền bánh răng có thể tóm tắt nhƣ sau: trục I quay với số
vòng quay n1, làm bánh răng 1 quay. Răng của bánh 1 ăn khớp với răng của bánh 2, đẩy
răng bánh 2 chuyển động, làm bánh 2 quay, nhờ mối ghép then trục II quay với số vòng
quay n2.
Răng của bánh răng có phần đỉnh răng, phần chân răng, phần biên dạng răng và đoạn
cong chuyển tiếp giữa biên dạng răng và vòn tròn chân răng (Hình 9-5). Trong quá trình
truyền động, các cặp biên dạng đối tiếp tiếp xúc với nhau trên đƣờng ăn khớp.

I
n1

n2
II
Hình 9-3: Bộ truyền bánh răng nón (côn)

9.1.2. Phân loại bộ truyền bánh răng


Tùy theo hình dạng bánh răng, phƣơng răng và đoạn biên dạng răng, ngƣời ta chia bộ
truyền bánh răng thành các loại sau:
- Bộ truyền bánh răng trụ: bánh răng là hình trụ tròn xoay, đƣờng sinh thẳng, thƣờng
dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau, quay ngƣợc chiều
nhau; cũng có thể hai trục quay cùng chiều (bộ truyền bánh răng ăn khớp trong). Bộ
truyền bánh răng trụ có các loại:
+ Bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, phƣơng của răng trùng với đƣờng sinh của
mặt trụ, sơ đồ biểu diễn bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng trên Hình 9-1.
+ Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng, phƣơng của răng nghiêng so với đƣờng
sinh của mặt trụ một góc , sơ đồ biểu diễn bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng
trên Hình 9-2.
+ Bộ truyền bánh răng trụ răng chữ V, bánh răng đƣợc tạo thành từ hai bánh răng
nghiêng có góc nghiêng nhƣ nhau, chiều nghiêng ngƣợc nhau, sơ đồ biểu diễn bộ
truyền bánh răng trụ răng chữ V trên Hình 9-6.

121
d2 db2
df2
da2
dw2 đƣờng ăn khớp

E
aw

C Sa

biê biên dạng răng

ha
n
dạ
ngdw1

h

db1 d1 da1 df1 Sf
ng

Hình 9-5: Răng bánh răng


Hình 9-4: Bộ truyền bánh răng ăn khớp ngoài

- Bộ truyền bánh răng nón, còn đƣợc gọi là bộ truyền


bánh răng côn: bánh răng có dạng hình nón cụt,
thƣờng dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông
góc với nhau. Bộ truyền bánh răng nón có các loại:
+ Bộ truyền bánh răng nón răng thẳng, đƣờng răng
trùng với đƣờng sinh. Sơ đồ biểu diễn bộ truyền bánh
răng nón răng thẳng trên Hình 9-3. [19]
+ Bộ truyền bánh răng nón răng nghiêng, đƣờng răng
nghiêng với đƣờng sinh của mặt nón.
Hình 9-6: Bộ truyền
+ Bộ truyền bánh răng nón răng cung tròn, đƣờng răng bánh răng chữ V
là một cung tròn.
- Bộ truyền bánh răng thân khai: biên dạng răng là một đoạn của đƣờng thân khai của
vòng tròn. Đây là bộ truyền đƣợc dùng phổ biến, đa số các bánh răng gặp trong thực
tế thuộc loại thân khai.
- Bộ truyền bánh răng Novikov: biên dạng răng là một phần của đƣờng tròn.
- Bộ truyền bánh răng xiclôit: biên dạng răng là một đoạn của đƣờng xiclôit.
- Bộ truyền bánh răng - thanh răng: thanh răng là bánh răng đặc biệt, có đƣờng kính
bằng vô cùng, dùng để đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến và ngƣợc
lại.
- Bộ truyền bánh răng hành tinh: Một bánh răng trong bộ truyền có đƣờng tâm của
trục quay quanh trục của bánh răng trung tâm.

122
- Bộ truyền bánh răng ăn khớp trong: tâm của hai bánh răng nằm về cùng một phía so
với tâm ăn khớp, hai vòng tròn lăn tiếp xúc trong với nhau.
- Bộ truyền bánh răng sóng: răng của bánh răng có dạng sóng liên tục, thƣờng dùng
ăn khớp trong để thực hiện một tỷ số truyền rất lớn.
Trong chƣơng này, chỉ trình bày bộ truyền bánh răng thân khai, ăn khớp ngoài. Các
loại bộ truyền khác sẽ đƣợc đề cập đến trong sách chuyên về bánh răng.
9.1.3. Thông số hình học của bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng
Hình dạng và kích thƣớc của bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng đƣợc xác định qua
các thông số hình học chủ yếu sau đây (Hình 9-4, 9-5, 9-7):
- Mô đun của răng bánh răng, ký hiệu là m, đơn vị đo là mm. Các bánh răng có
cùng mô đun sẽ ăn khớp đƣợc với nhau. Giá trị của mô đun m đƣợc lấy theo dãy số
tiêu chuẩn, mục đích để hạn chế số lƣợng dao gia công bánh răng.
m = 0,3; 0,4; 0,5; 0,8; 1; 1,25; (1,375); 1,5; (1,75); 2; (2,25); 2,5; 3; (3,5); 4; (4,5);
5; (5,5); 6; (7); 8; (9); 10; (11); 12; 16; (18); 20; 25...
mm
- Hệ số chiều cao đỉnh răng ha*, hệ số này quyết định
răng cao hay thấp. Chiều cao của răng thƣờng lấy h =
2,25.ha*.m. Các bánh răng tiêu chuẩn có ha* = 1.
- Hệ số khe hở chân răng C*, hệ số này quyết định
khe hở giữa vòng đỉnh răng và vòng tròn chân răng của
bánh răng ăn khớp với nó. Cần có khe hở này để hai
bánh răng không bị chèn nhau. Thông thƣờng lấy C* =
0,25.
- Hệ số bán kính cung lƣợn đỉnh dao gia công bánh B
răng *, hệ số này liên quan đến đoạn cong chuyển tiếp
giữa chân răng và biên dạng răng. Giá trị thƣờng dùng Hình 9-7: Kết cấu bánh răng
trụ răng thẳng cỡ nhỏ
* = 0,38.
- Hệ số dịch dao x1 của bánh răng dẫn, và x2 của bánh răng bị dẫn. Giá trị hệ số
dịch dao thƣờng dùng -1  x  1.
- Chiều rộng vành răng bánh răng dẫn B1 và vành răng bánh bị dẫn B2, mm.
Thƣờng dùng B1 > B2, để khi có sai lệch do lắp ghép, thì bộ truyền vẫn tiếp xúc đủ
chiều dài tính toán B.
- Số răng của bánh dẫn z1, của bánh bị dẫn z2. Số răng z phải lớn hơn Zmin, để tránh
hiện tƣợng cắt chân răng.
- Góc prôfil thanh răng sinh , độ, cũng là góc áp lực trên vòng tròn chia.

123
- Góc ăn khớp w, độ, là góc làm bởi đƣờng tiếp tuyến chung của hai vòng lăn với
đƣờng ăn khớp. Nếu xt = x1 + x2 = 0, thì w = .
- Đƣờng kính vòng tròn chia d1 và d2, mm. Có quan hệ d1 = m.z1, d2 = m.z2.
- Đƣờng kính vòng tròn lăn dw1 và dw2, mm. Có quan hệ: dw1 = d1.cos/cosw.
- Đƣờng kính vòng tròn cơ sở db1 và db2, mm, là đƣờng kính vòng tròn có đƣờng
thân khai đƣợc dùng làm biên dạng răng. db = d.cos.
- Đƣờng kính vòng tròn chân răng df1 và df2, mm.
- Đƣờng kính vòng tròn đỉnh răng da1 và da2, mm.
- Chiều cao răng h, mm. Có quan hệ h = (2.ha* + C*).m = (da - df) / 2.
- Khoảng cách trục aw, là khoảng cách giữa tâm bánh răng dẫn và bánh răng bị
dẫn; mm. Có aw = (dw1 + dw2) / 2.
- Chiều dày đỉnh răng Sa1, Sa2, mm. Thƣờng dùng Sa  0,2.m.
- Chiều dày chân răng Sf1, Sf2 mm. Kích thƣớc Sf liên quan trực tiếp đến hiện
tƣợng gẫy răng.
- Bƣớc răng trên vòng tròn chia p, mm, là khoảng cách đo trên vòng tròn chia của
hai biên dạng răng cùng phía gần nhau nhất.
Bƣớc răng trên vòng tròn cơ sở pb, đƣợc đo trên vòng tròn cơ sở. pb = p.cosα.
Bƣớc răng trên đƣờng ăn khớp pk, đƣợc đo trên đƣờng ăn khớp, pk = pb.
- Hệ số trùng khớp . Giá trị của  cho biết khả năng có nhiều nhất bao nhiêu đôi
răng cùng ăn khớp và ít nhất có mấy đôi răng ăn khớp. Hệ số trùng khớp đƣợc tính
 = AE / pb , trong đó AE là chiều dài của đoạn ăn khớp thực. Các cặp bánh răng
thƣờng dùng có   1,1.
- Hệ số giảm khoảng cách trục y. Trong bộ truyền bánh răng dịch chỉnh góc, tổng
hệ số dịch dao xt  0, khoảng cách trục:
aw = (z1 + z2).m.cos/(2.cosw) - y.m; trong đó y là hệ số giảm khoảng cách trục
trong các bộ truyền có xt ≠ 0.
9.1.4. Thông số hình học của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng
- Bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng có một bộ thông số tƣơng tự nhƣ bộ truyền
bánh răng trụ răng thẳng, đƣợc đo trên mặt đầu của bánh răng. Đa số kích thƣớc
thuộc bộ thông số này có thêm chỉ số t. Ví dụ, mô đun mt, khoảng cách trục awt,
đƣờng kính vòng chia dwt1, dwt2, góc ăn khớp wt, góc profil sinh t vv.. (Hình 9-8).
Bộ thông số này dùng để đo, kiểm tra kích thƣớc của bộ truyền bánh răng. Giá trị
của thông số mt và t trên mặt đầut không phải lấy theo dãy số tiêu chuẩn.

124
- Một số thông số đƣợc xác định trên mặt phẳng pháp tuyến n-n, vuông góc với
phƣơng của răng. Các kích thƣớc trong mặt phẳng này có thêm chỉ số n. Ví dụ, mô
đun mn, góc profil n, góc ăn khớp wn,
B
vv.. Các thông số mn, n trong mặt phẳng
pháp tuyến đƣợc lấy theo dãy số tiêu 2
chuẩn. Các thông số này dùng để tính toán
bộ truyền bánh răng (Kiểm tra khả năng
làm việc của bộ truyền bánh răng, hoặc

thiết kế bộ truyền).
- Góc nghiêng , góc làm bới phƣơng
răng và đƣờng sinh của mặt trụ. Phƣơng n

awt
răng có thể nghiêng trái hoặc nghiêng phải, 1
giá trị của  lấy trong khoảng: 0 <   450.
- Hệ số trùng khớp dọc . Hệ số  đƣợc dwt1
xác định nhƣ sau (Hình 9-9):
n
+ Giả sử triển khai mặt trụ cơ sở của bánh
răng dẫn và bị dẫn, đặt song song với mặt Hình 9-8: Kích thước bộ truyền
phẳng ăn khớp AA-EE. Đƣờng thẳng trùng bánh răng trụ răng nghiêng
với đoạn AA là đƣờng vào khớp và trùng
với đoạn EE là đƣờng ra khớp của các cặp bánh răng.
+ Cũng nhƣ bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, p
trong bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng có hệ số
trùng khớp  = AE / pbt .
+ Ngoài ra bộ truyền bánh răng nghiêng còn có hệ

số trùng khớp dọc, đƣợc tính theo công thức A
A
AA B.tg
  
p pbt
pbt

p là bƣớc răng đo theo phƣơng dọc trục.


Trong bộ truyền bánh răng nghiêng, nếu  > 1, thì E E
ngay cả khi  < 1 bộ truyền vẫn làm việc bình B
thƣờng, vì luôn có ít nhất 1 đôi răng tiếp xúc trong
vùng ăn khớp.
Các thông số xác định trên mặt đầu và trên mặt Hình 9-9: Tính hệ số
pháp tuyến có mối liên quan nhƣ sau: trùng khớp  và 
mn = mt.cos,

125
tgn = tgt.cos
tgwn = tgwt.cos
9.1.5. Thông số hình học của bộ truyền bánh răng nón răng thẳng
- Bộ truyền bánh răng nón răng thẳng có một bộ thông số tƣơng tự nhƣ của bánh răng
trụ răng thẳng, xác định trên mặt nón phụ lớn nhất của bánh răng, trong đó khoảng
cách trục aw đƣợc thay bằng chiều dài nón L. Bộ thông số này dùng để đo kiểm tra
kích thƣớc của bánh răng. Một số kích thƣớc của bộ thông số này có thêm chỉ số e.
Ví dụ mô đun me, đƣờng kính vòng chia de1, de2, đƣờng kính vòng đỉnh răng dae1,
dae2, vv.. (Hình 9-10).
de2
dtb2
n2
L
de1
δ2 n1
δ1 df1

de1
dtb
1

Hình 9-10: Kích thước của bộ truyền bánh răng nón

- Một số thông số đƣợc xác định trên


mặt nón phụ trung bình. Các thông số L
B B/2
có thêm chỉ số tb. Ví dụ, mô đun mtb,
đƣờng kính dtb, vv.. Các thông số này
dùng tính toán kiểm tra bền và thiết
kế bộ truyền bánh răng nón.
a
- Góc mặt nón chia của bánh dẫn 1, f
của bánh bị dẫn 2; độ. Thƣờng dùng
1 de
dtb
di1

bộ truyền bánh răng nón có góc giữa


hai trục  = 1 + 2 = 900 (Hình 9-11).

Hình 9-11: Kết cấu của bánh răng nón cỡ nhỏ

126
- Góc mặt nón chân răng f1, f2 và góc mặt nón đỉnh răng a1, a2.
Các thông số xác định trên mặt mút lớn và mặt trung bình có mối liên hệ nhƣ sau:
L
mtb  me ,
L  0,5.B
L  05 B
d tb  d e
L
9.1.6. Độ chính xác của bộ truyền
bánh răng
Độ chính xác của bộ truyền bánh răng đƣợc đánh giá qua 3 độ chính xác thành phần,
đó là:
- Độ chính xác động học, đƣợc đánh giá bởi sai số giữa góc quay thực và góc quay
danh nghĩa của bánh răng bị dẫn. Độ chính xác này quan trọng đối với các bộ
truyền trong cơ cấu phân độ.
- Độ chính xác ăn khớp êm, đƣợc đánh giá qua tiếng ồn và sự va đập. Khi sai số
bƣớc răng, sai số prôfil lớn, thì độ chính xác ăn khớp êm thấp. Độ chính xác này
quan trọng đối với những bộ truyền làm việc với số vòng quay lớn.
- Độ chính xác tiếp xúc, đƣợc xác định qua diện tích vết tiếp xúc trên mặt răng.
Ngƣời ta bôi sơn lên mặt một bánh răng, cho bộ truyền làm việc, sau đó đo vết
sơn trên mặt răng của bánh thứ hai. Độ chính xác này quan trọng đối với các bộ
truyền làm việc với chế độ tải trọng nặng.
Tiêu chuẩn quy định 12 cấp chính xác cho mỗi độ chính xác nói trên. Cấp 1 là chính
xác cao nhất, cấp 12 là thấp nhất. Tùy theo đặc tính làm việc của mỗi bộ truyền, mà
chọn cấp chính xác thích hợp cho từng độ chính xác. Trong một bánh răng cấp chính
xác của các độ chính xác không chênh nhau quá 2 cấp. Vì mỗi độ chính xác đƣợc quyết
định bởi sai lệch của một số kích thƣớc của bánh răng. Trong một bánh răng, độ chính
xác của các kích thƣớc không thể sai lệch nhau nhiều.
Bộ truyền bánh răng dùng trong các máy thông dụng có cấp chính xác từ cấp 6 đến
cấp 10. Đối với các bộ truyền đặc biệt quan trọng, chịu tải nặng và làm việc với tốc độ
cao có thể chọn cấp chính xác cao hơn (cấp 4, cấp 5).
Ngoài ra, để tránh hiện tƣợng kẹt răng theo cạnh bên, tiêu chuẩn có quy định 6 kiểu
khe hở cạnh bên. Đó là: A, B, C, D, E, H. Trong đó kiểu A có khe hở lớn nhất, kiểu H
có khe hở cạnh bên bằng 0. Mỗi kiểu khe hở còn có dung sai, quy định mức độ chính
xác của khe hở. Các bánh răng có độ chính xác thấp, không đƣợc chọn kiểu khe hở nhỏ.
Các bánh răng có độ chính xác cao có thể chọn kiểu khe hở E và H. Các bộ truyền bánh
răng thông dụng thƣờng chọn kiểu khe hở A, B, C.
- Cách ghi ký hiệu độ chính xác của bộ truyền bánh răng,

127
Ví dụ: Ghi ký hiệu: 8 - 7 - 7 - Ba TCVN 1067-84
+ Bộ truyền bánh răng có độ chính xác động học cấp 8,
+ Độ chính xác ăn khớp êm cấp 7,
+ Độ chính xác tiếp xúc mặt răng cấp 7,
+ Dạng khe hở cạnh răng B và dạng dung sai của khe hở là a.
Nếu độ chính xác động học, độ chính xác ăn khớp êm và độ chính xác tiếp xúc cùng
cấp thì chỉ cần ghi một số, nếu dạng dung sai trùng với dạng khe hở thì không cần ghi
dạng dung sai, ví dụ: 7 - B TCVN 1067-84.
9.1.7. Tải trọng và ứng suất trong bộ truyền bánh răng
Tải trọng danh nghĩa của bộ truyền bánh răng
là công suất P hoặc mô men xoắn T1, T2 ghi trong Fn2
nhiệm vụ thiết kế. Từ tải danh nghĩa ta tính đƣợc
lực tiếp tuyến Ft trên vòng tròn lăn, và lực pháp Fn1 2
tuyến Fn tác dụng trên mặt răng (Hình 9-12).
2.T1 2.T2 2.T 2.T
Ft   , hoặc Ft  1  2 1
d w1 d w 2 d tb1 d tb 2
Ft Hình 9-12: Lực tác dụng trên
Fn  mặt răng của bánh răng
cos wn . cos 
Ngoài tải trọng danh nghĩa nêu trên,
khi bộ truyền làm việc, do có va đập
tạo nên tải trọng động tác dụng lên
răng. Tải trọng động tỷ lệ với vận tốc
C
làm việc, đƣợc ký hiệu là Fv. Ngƣời ta
kể đến Fv bằng hệ số tải trọng động Kv.
Khi có nhiều đôi răng cùng ăn khớp,
F
tải trọng phân bố không đều trên các
qn
đôi răng, sẽ có một đôi răng chịu tải lớn qnmax
hơn các đôi khác. Để đôi răng này đủ x

bền, khi tính toán ta phải tăng tải trọng Hình 9-13: Tải trọng phân bố không
đều dọc theo chiều dài răng
danh nghĩa lên K lần, K  1. K gọi
là hệ số kể đến sự phân bố tải không
đều trên các đôi răng.
Trên từng đôi răng, do độ cứng của đôi răng tại các điểm tiếp xúc khác nhau, nên tải
trọng phân bố không đều dọc theo chiều dài răng (Hình 9-13). Nhƣ vậy, để cho điểm

128
chịu tải lớn nhất của răng đủ bền, khi tính toán phải tăng tải danh nghĩa lên K lần, K 
1. K gọi là hệ số kể đến sự phân bố tải không đều trên chiều dài răng.
Giá trị của các hệ số tải trọng phụ thuộc vào loại bộ truyền và mục đích sử dụng. Nếu
dùng tải trọng tính ứng suất tiếp xúc, chọn các giá trị của KHv, KHβ, KHα. Nếu dùng để
tính ứng suất uốn chân răng, chọn các giá trị của KFv, KFβ, KFα.
Giá trị của các hệ số Kv, Kβ, Kα đƣợc chọn theo các bảng tra dƣới đây:

Bảng 9-1: Hệ số tải trọng động KHv và KFv của bánh răng trụ răng thẳng [8, tr 124]

Cấp KHv KFv


chính Độ rắn
Vận tốc vòng, m/s
xác bề mặt
<1 1-3 3-8 >8 <1 1-3 3-8 >8
HB<350 - - 1,20 1,30 - - 1,20 1,30
6
HB≥350 - - 1,30 1,50 - - 1,35 1,45
HB<350 - 1,20 1,30 1,40 1,08 1,25 1,30 1,45
7
HB≥350 - 1,25 1,35 1,55 1,10 1,35 1,45 1,55
HB<350 1,00 1,30 1,40 - 1,10 1,35 1,50 -
8
HB≥350 1,05 1,35 1,45 - 1,10 1,40 1,55 -
HB<350 1,10 1,35 - - 1,10 1,40 - -
9
HB≥350 1,15 1,40 - - 1,10 1,45 - -

Bảng 9-2: Hệ số tải trọng KHv và KFv đối với bánh răng trụ răng nghiêng [8, tr 125]
Cấp KHv KFv
chính Độ rắn Vận tốc vòng, m/s
xác bề mặt <3 3-10 10-15 > 15 <3 3- 10 10-15 >15
6 HB<350 - 1,02 1,05 1,15 - - 1,10 1,20
HB≥350 - 1,10 1,15 1,20 - - 1,25 1,35
7 HB<350 1,00 1,08 1,15 1,20 1,00 1,10 1,15 -
HB≥350 1,00 1,25 1,35 1,25 1,00 1,30 1,35 -
8 HB<350 1,10 1,20 1,28 - 1,06 1,15 1,35 -
HB≥350 1,15 1,30 1,40 - 1,19 1,35 1,40 -
9 HB<350 1,20 1,25 - - 1,10 1,30 - -
HB≥350 1,15 1,25 - - 1,10 1,35 - -

Hệ số KHv và KFv của bánh răng côn cũng đƣợc tra theo bảng 9-1 và 9-2 nhƣng có
cấp chính xác thấp hơn một cấp.

129
Bảng 9-3: Hệ số phân bố tải không đều trên chiều dài răng KHβ và KFβ
đối với bánh răng trụ [5, tr 60]

Hệ Bánh răng lắp không đối xứng trên trục


Đối xứng Công xôn
số l/d ≤ 6 l/d > 6
d HB≤350 HB>350 HB≤350 HB>350 HB≤350 HB>350 HB≤350 HB>350
Hệ số KH
0,2 1,00 1,00 1,00 1,01 1,02 1,05 1,05 1,15
0,4 1,00 1,01 1,02 1,05 1,05 1,11 1,15 1,35
0,6 1,01 1,03 1,04 1,09 1,08 1,16 1,25 1,60
0,8 1,03 1,06 1,06 1,14 1,12 1,21 1,35 1,80
1,0 1,04 1,10 1,08 1,18 1,15 1,26 - -
1,2 1,05 1,13 1,10 1,25 1,18 1,31 - -
1,4 1,07 1,15 1,13 1,32 1,23 1,37 - -
1,6 1,08 1,20 1,16 1,40 1,28 1,45 - -
Hệ số KF
0,2 1,00 1,00 1,01 1,02 1,05 1,10 1,13 1,23
0,4 1,01 1,03 1,04 1,07 1,12 1,20 1,25 1,45
0,6 1,02 1,05 1,10 1,13 1,17 1,30 1,50 1,75
0,8 1,05 1,08 1,15 1,20 1,23 1,44 1,70 -
1,0 1,08 1,15 1,20 1,27 1,32 1,57 - -
1,2 1,10 1,18 1,25 1,37 1,40 1,72 - -
1,4 1,13 1,25 1,32 1,50 1,50 1,80 - -
1,6 1,16 1,30 1,16 1,60 1,60 - - -

Bảng 9-4: Hệ số phân bố tải không đều trên chiều dài răng KHβ và KFβ
đối với bánh răng nón [5, tr 82]
Lắp trên ổ bi đỡ chặn Lắp trên ổ côn đỡ chặn
Hệ số d
HB ≤ 350 HB > 350 HB ≤ 350 HB > 350
0,2 1,07 1,16 1,05 1,08
0,4 1,14 1,37 1,08 1,20
0,6 1,23 1,58 1,13 1,32
0,8 1,34 1,75 1,18 1,44

Hệ số phân bố tải không đều trên các đôi răng KFα đối với bánh răng trụ đƣợc
xác định nhƣ sau [8, tr 121]:
Nếu εβ ≤ 1, lấy KFα = 1

130
Nếu εβ > 1, lấy ; Trong đó Ccx là cấp chính xác chế tạo
bánh răng.

Bảng 9-5: Hệ số phân bố tải không đều trên các đôi răng KHα đối với bánh răng trụ
[8, tr 121]

Cấp chính xác


Vận tốc m/s
5 6 7 8 9
2,5 1,00 1,01 1,03 1,05 1,13
5,0 1,00 1,02 1,05 1,09 1,15
10 1,01 1,03 1,07 1,13 -
15 1,01 1,04 1,09 - -
20 1,02 1,05 1,12 - -
25 1,02 1,06 - - -

Tải trọng tác dụng lên răng sẽ gây nên ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn trên răng.
Khi ứng suất vƣợt quá giá trị cho phép thì bánh răng bị hỏng. Sự hỏng hóc sẽ bắt đầu từ
những điểm nguy hiểm của răng. Qua thực tế sử dụng và phân tích biến dạng của răng,
ngƣời ta nhận thấy ứng suất tiếp xúc H tại điểm C có giá trị lớn nhất; tại điểm F có tập
trung ứng suất (Hình 9-13), vết nứt thƣờng bắt đầu ở đây, lớn dần lên và làm gẫy răng.

ζH ζF

O t O t

Hình 9-14: Chu kỳ mạch Hình 9-15: Chu kỳ đối xứng của F
động của ứng suất H và F khi bộ truyền làm việc 2 chiều

Khi răng vào ăn khớp, ứng suất H và F có giá trị khác không, khi ra khỏi vùng ăn
khớp giá trị của nó bằng không. Nhƣ vậy ứng suất trên răng là ứng suất thay đổi, răng bị
hỏng do mỏi.
Ứng suất H là ứng suất thay đổi theo chu trình mạch động (Hình 9-14).
Ứng suât F thay đổi theo chu trình mạch động, khi bộ truyền làm việc một chiều
(Hình 9-14). Ứng suất F đƣợc coi là thay đổi theo chu trình đối xứng, khi bộ truyền
làm việc hai chiều, bộ truyền đảo chiều quay nhiều lần trong quá trình làm việc (Hình 9-
15).
9.1.8. Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền bánh răng

131
Để tính toán trục và ổ mang bánh răng, cần biết các thành phần lực tác dụng lên nó.
Khi bộ truyền làm việc, trục và ổ chịu tác dụng của những lực sau:
Đối với bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, gồm có các lực (Hình 9-16):
- Lực tiếp tuyến Ft1 tác dụng lên trục dẫn I,
Fr1
lực Ft2 tác dụng lên trục bị dẫn II. Phƣơng
của Ft1 và Ft2 trùng với đƣờng tiếp tuyến Ft1
chung của hai vòng lăn. Chiều của Ft1 ngƣợc n1
với chiều của vận tốc v1, chiều của Ft2 cùng Ft2
với chiều vận tốc v2. n2
Fr2
Giá trị: Ft1 = Ft2 = 2.T1/dw1.
- Lực hƣớng tâm Fr1 tác dụng lên trục I,
vuông góc với trục I và hƣớng về phía trục I.
Lực hƣớng tâm Fr2 vuông góc với trục II và
hƣớng về phía trục II.
Hình 9-16: Lực trong bộ truyền
Giá trị: Fr1 = Fr2 = Ft1.tgw. bánh răng trụ răng thẳng
Đối với bộ truyền bánh răng trụ răng
nghiêng gồm có các lực tác dụng sau (Hình 9-17):
- Lực tiếp tuyến Ft1 tác dụng lên trục dẫn I, lực Ft2 tác dụng lên trục II. Phƣơng của
Ft1 và Ft2 trùng với đƣờng tiếp tuyến chung của hai vòng lăn. Chiều của Ft1 ngƣợc
với chiều vận tốc v1, chiều của Ft2 cùng với chiều vận tốc v2.
Giá trị: Ft1 = Ft2 = 2.T1/dwt1.
- Lực hƣớng tâm Fr1 tác dụng lên trục I,
vuông góc với trục I và hƣớng về phía trục I.
Lực hƣớng tâm Fr2 vuông góc với trục II và
n1
Fr1
hƣớng về phía trục II.
Fa1 Ft1
Giá trị: Fr1 = Fr2 = Ft1.tgwt.
- Lực dọc trục Fa1 tác dụng lên trục I, song Ft2
Fa2
song với trục I. Lực dọc trục Fa2 song song Fr2
với trục II. Chiều của lực Fa1, Fa2 phụ thuộc
vào chiều quay và chiều nghiêng của đƣờng n2
răng.
Giá trị: Fa1 = Fa2 = Ft1.tg.
Đối với bộ truyền bánh răng nón răng
thẳng có các lực tác dụng nhƣ sau (Hình 9-18): Hình 9-17: Lực trong bộ truyền
bánh răng trụ răng nghiêng
- Lực tiếp tuyến Ft1 tác dụng lên trục dẫn I,
lực Ft2 tác dụng lên trục II. Phƣơng của Ft1

132
và Ft2 trùng với đƣờng tiếp tuyến chung của hai vòng lăn. Chiều của Ft1 ngƣợc với
chiều v1, chiều của Ft2 cùng với chiều v2.
Giá trị: Ft1 = Ft2 = 2.T1/dtb1.
- Lực hƣớng tâm Fr1 tác dụng lên trục I,
vuông góc với trục I và hƣớng về phía
trục I. Lực hƣớng tâm Fr2 vuông góc với
trục II và hƣớng về phía trục II. Ft1 Fr1
Ft2 n1
Giá trị: Fr1 = Ft1.tgw.cos1.
Fr2
Fr2 = Ft2.tgw.cos2. Fa1
- Lực dọc trục Fa1 tác dụng lên trục I, n2 Fa2
song song với trục I. Lực dọc trục Fa2
song song với trục II. Chiều của lực Fa1 Hình 9-18: Lực trong bộ
hƣớng về đáy lớn của bánh dẫn, chiều của truyền bánh răng nón
Fa2 luôn luôn hƣớng về phía đáy lớn của bánh bị dẫn.
Giá trị: Fa1 = Ft1.tgw.sin1 = Fr2
Fa2 = Ft2.tgw.sin2 = Fr1.

9.2. TÍNH BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG


9.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán bộ truyền bánh răng
Trong quá trình làm việc, trên bánh răng có thể xuất hiện các dạng hỏng sau:
- Gẫy răng bánh răng, một hoặc vài răng tách rời khỏi bánh răng. Gẫy răng là dạng
hỏng nguy hiểm nhất, bộ truyền không tiếp tục làm việc đƣợc nữa và còn gây nguy
hiểm cho các chi tiết máy lân cận.
Gẫy răng có thể do quá tải, hoặc do bị mỏi, khi ứng suất uốn trên tiết diện chân răng
vƣợt quá giá trị cho phép.
- Tróc rỗ mặt răng, trên mặt răng có những lỗ nhỏ và sâu, làm hỏng mặt răng, bộ
truyền làm việc không tốt nữa. Tróc rỗ thƣờng xảy ra ở những bộ truyền có độ rắn
mặt răng cao, ứng suất tiếp xúc không lớn lắm và đƣợc bôi trơn đầy đủ.
Nguyên nhân: do ứng suất tiếp xúc thay đổi, mặt răng bị mỏi, xuất hiện các vết nứt
trên bề mặt. Vết nứt lớn dần lên, đến một mức nào đó sẽ làm tróc ra một mảnh kim loại,
để lại vết lõm.
- Mòn răng, ở phía chân răng và đỉnh răng có trƣợt biên dạng, nên răng bị mài mòn.
Mòn làm yếu chân răng và làm nhọn răng. Mòn thƣờng xảy ra ở những bộ truyền có
ứng suất tiếp xúc trung bình và bôi trơn không đầy đủ.
- Dính xƣớc mặt răng, trên bề mặt răng có dính các mẩu kim loại, kèm theo những vết
xƣớc. Dính xƣớc làm mặt răng bị hỏng, bộ truyền làm việc không tốt nữa. Dính xƣớc

133
thƣờng xảy ra ở các bộ truyền có độ rắn mặt răng thấp, ứng suất lớn, và vận tốc làm
việc cao.
Nguyên nhân: do ứng suất lớn và nhiệt độ cao làm vật liệu tại chỗ tiếp xúc đạt đến
trạng thái chảy dẻo. Kim loại bị bứt ra dính lên mặt răng đối diện, tạo thành các vấu.
Các vấu này cào xƣớc mặt răng trong những lần vào ăn khớp tiếp theo. Cứ nhƣ thế mặt
răng bị phá hỏng.
- Biến dạng mặt răng, trên bánh răng dẫn có rãnh ở phía giữa răng, còn trên bánh răng
bị dẫn có gờ ở phía giữa răng, dạng răng bị thay đổi, bộ truyền ăn khớp không tốt
nữa. Dạng hỏng này thƣờng xuất hiện ở các bộ truyền có độ rắn mặt răng thấp, ứng
suất tiếp xúc lớn, và vận tốc làm việc thấp.
Nguyên nhân: do ứng suất lớn, lƣu lại trên mặt răng lâu, lớp mặt răng mềm ra, kim
loại bị xô đẩy từ chỗ nọ sang chỗ kia. Do chiều của lực ma sát, trên răng bánh dẫn kim
loại bị đẩy về phía chân răng và đỉnh răng, còn trên bánh bị dẫn kim loại dồn về phía
giữa răng.
- Bong mặt răng, có những vẩy kim loại tách ra khỏi bề mặt răng, tạo nên những vết
lõm nông và rộng. Bong mặt răng làm thay đổi biên dạng răng, giảm chất lƣợng bề
mặt, bộ truyền làm việc không tốt nữa. Dạng hỏng này thƣờng có ở những bộ truyền
mặt răng đƣợc tôi, sau khi thấm nitơ, thấm than.
Nguyên nhân: do nhiệt luyện và hóa nhiệt luyện không tốt, tổ chức kim loại trên mặt
răng bị phá hỏng, kém bền vững. Dƣới tác dụng của ứng suất lớn và thay đổi, một lớp
mỏng kim loại bị tách khỏi mặt răng.
Để tránh các dạng hỏng nêu trên, ngƣời ta tính toán bộ truyền bánh răng theo các
chỉ tiêu:
H  [H] (9-1)
F  [F] (9-2)
Đồng thời chọn chế độ và phƣơng pháp nhiệt luyện hợp lý.
Trong đó:
H là ứng suất tiếp xúc tại điểm nguy hiểm trên mặt răng,
[H] là ứng suất tiếp xúc cho phép của mặt răng, tính theo sức bền mỏi,
F là ứng suất uốn tại điểm nguy hiểm trên tiết diện chân răng,
[F] là ứng suất uốn cho phép của răng, tính theo sức bền mỏi.
Tính toán bộ truyền bánh răng theo chỉ tiêu 9-1, gọi là tính theo sức bền tiếp xúc.
Tính theo chỉ tiêu 9-2, gọi là tính theo sức bền uốn.
Nếu bộ truyền bánh răng chịu tải trọng quá tải trong một thời gian rất ngắn, cần
phải kiểm tra các bánh răng theo sức bền tĩnh, gọi là tính theo quá tải. chỉ tiêu tính:

134
Hqt  [Hqt]
Fqt  [Fqt]
9.2.2. Tính bộ truyền bánh trụ răng thẳng theo sức bền tiếp xúc
Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt răng
Ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt răng đƣợc xác định theo công thức Héc
qn
 H  ZM . (9-3)
2.
Trong đó:
ZM là hệ số kể đến cơ tính của vật liệu chế tạo các bánh răng, MPa1/2
2.E1.E2
ZM 
 .[E2 .(1  12 )  E1.(1   22 )]
E1, E2 là mô đun đàn hồi của vật liệu bánh răng 1 và 2,
1, 2 là hệ số Poisson của vật liệu bánh răng 1 và 2,
qn là cƣờng độ tải trọng trên đƣờng tiếp xúc của răng, N/mm
Fn
qn  .K Hv .K H
lH
KHv là hệ số tải trọng động dùng để tính ứng suất tiếp xúc,
KH là hệ số phân bố tải không đều trên chiều dài răng, dùng tính ứng suất
tiếp xúc,
lH là chiều dài tiếp xúc của các đôi răng. Lấy gần đúng lH = B,
Nhƣ vậy, khi tính toán coi nhƣ có một đôi răng ăn khớp. Thực tế số đôi răng ăn
khớp có lúc lớn hơn 1. Để kể đến sự khác biệt này ngƣời ta đƣa vào hệ số điều chỉnh Z.
Hệ số kể đến nhiều đôi răng ăn khớp Z đƣợc tính theo công thức kinh nghiệm:
4  
Z 
3
 là bán kính cong tƣơng đƣơng của hai bề mặt tại điểm tiếp xúc,
1 . 2

1   2
1 là bán kính cong của điểm giữa răng bánh dẫn, gần đúng
1 = dw1.sinw/2,
2 là bán kính cong của điểm giữa răng bánh bị dẫn, có
2 = dw2.sinw/2.

135
Kể đến sự khác biệt giữa mặt thân khai và mặt trụ, ngƣời ta đƣa vào hệ số điều
chỉnh ZH. Hệ số kể đến biên dạng mặt răng ZH đƣợc tính theo công thức kinh nghiệm:
2
ZH 
sin 2 w
Thay Fn = Ft/cosw, cùng các thông số khác vào công thức Héc, ta có công thức tính
ứng suất tiếp xúc:
Z M .Z  .Z H 2.T1.K Hv .K H (u  1)
H  (9-4)
d w1 B.u
Ứng suất tiếp xúc cho phép [H] đƣợc xác định bằng thực nghiệm, phụ thuộc vào vật
liệu chế tạo bánh răng, phƣơng pháp nhiệt luyện mặt răng, tầm quan trọng của bộ truyền
và số chu kỳ ứng suất trong suốt thời gian sử dụng bộ truyền. Có thể tra trực tiếp từ các
bảng, hoặc tính theo công thức kinh nghiệm.
Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền tiếp xúc hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng tiếp xúc cho phép của bánh dẫn [H1], của bánh bị dẫn [H2]. Lấy
[H] = min([H1], [H2]).
- Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên điểm nguy hiểm của mặt răng, điểm giữa răng
nằm trên vòng tròn lăn, theo công thức (9-4).
- So sánh giá trị H và [H], kết luận.
Nếu H > [H], bộ truyền không đủ sức bền tiếp xúc.
Nếu 1,5H > [H], bộ truyền quá dƣ bền, có tính kinh tế không cao.
Nếu H  [H], bộ truyền đủ sức bền tiếp xúc, có tính kinh tế cao.
Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc các bánh răng trong bộ truyền, tính khoảng cách trục.
Các bước thực hiện:
- Chọn vật liệu và cách nhiệt luyện bề mặt các bánh răng. Xác định ứng suất cho
phép [H1] và [H2]. Lấy [H] = min([H1], [H2]).

136
- Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt răng theo công thức 9-4
- Giả sử chỉ tiêu H  [H] thỏa mãn, với các chú ý:
+ Hai bánh răng thƣờng chế tạo bằng thép, nên lấy gần đúng ZM = 275 MPa1/2,
+ Bánh răng tiêu chuẩn dùng góc profil  = 200 và hệ số dịch dao không lớn, do đó
có thể lấy gần đúng ZH = 1,76,
+ Các bộ truyền bánh răng thƣờng dùng có hệ số trùng khớp   1,6,
+ Đặt phƣơng trình phụ a = B/aw, a đƣợc gọi là hệ số chiều rộng bánh răng theo
khoảng cách trục. Hoặc d = B/dw1, là hệ số chiều rộng bánh răng theo đƣờng kính
bánh dẫn. Có quan hệ d = a.(u+1)/2. Giá trị của a đƣợc chọn theo kinh nghiệm.
Nếu bánh răng đặt đối xứng so với hai ổ, lấy a = 0,30,5.
Nếu bánh răng đặt không đối xứng so với hai ổ, lấy a = 0,25 0,4.
Nếu bánh răng đặt về một phía so với hai ổ, lấy a = 0,2 0,25.
Đối với bộ truyền bánh răng chữ V, lấy a = 0,4  0,6.
(Mặt răng có độ rắn cao, dùng giá trị nhỏ, và ngược lại)
Ta có công thức tính đƣờng kính bánh răng dẫn, hoặc khoảng cách trục nhƣ sau:
T1 .K Hv .K H .(u  1)
d w1  77.3 (9-5)
 d .u.[ H ]2

(9-6) Fn
Fnu
- Tính các thông số khác của bộ truyền:
a
B = a.aw; dw2 = u.dw1 = Fnn
l

9.2.3. Tính bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng Sf


theo sức bền uốn
Tính ứng suất uốn σF tại tiết diện chân răng
Trƣờng hợp nguy hiểm nhất đối với dạng hỏng u
gẫy răng là toàn bộ lực Fn tác dụng lên một đôi răng,
đặt tại đỉnh răng. Lực Fn đƣợc phân thành hai phần, n
lực nén răng Fnn và lực uốn răng Fnu (Hình 13-19).
Fnn = Fn.sina
F
Fnu = Fn.cosa
a là góc áp lực trên vòng tròn đỉnh răng. Hình 9-19: Ứng suất trên
Lực Fnn gây ứng suất nén n trên tiết diện chân tiết diện chân răng

137
răng, còn Fnu tạo nên mô men uốn Mu = Fnu.l gây ứng suất uốn u trên tiết diện chân
răng.
n = Fnn / B.Sf
u = 6.Fnu.l / (B.Sf2).
Vết nứt chân răng thƣờng xuất hiện ở phía chịu kéo của chân răng, nên giá trị của
ứng suất tổng F đƣợc tính theo công thức: F = u - n
Đặt l = e.m, và Sf = g.m. Trong đó e và g là hằng số tính toán, m là mô đun răng.
2.T1 .K Fv .K F
Lực pháp tuyến Fn  .
d w1 . cos w
KFv là hệ số kể đến tải trọng động, tính cho sức bền uốn,
KF là hệ số kể đến sự phân bố tải không đều dọc theo chiều dài răng.
Thay các giá trị các thông số vào công thức tính ứng suất F, ta có:
2.T1 .K Fv .K F  6.e. cos a sin  a  2.T1 .K Fv .K F
F   2   .YF
d w1 .B.m  g . cos w g. cos w  d w1 .B.m
6.e. cos a sin  a
Với YF   (Hệ số dạng răng).
g . cos w g. cos w
2

Giá trị của YF không phụ thuộc mô đun m, mà chỉ phụ thuộc vào các thông số xác
định hình dạng của răng. YF đƣợc gọi là hệ số dạng răng. Giá trị của Y F đƣợc tra bảng
theo số răng z và hệ số dịch dao x của bánh răng. Ta tính đƣợc:
2.T1 .K Fv .K F YF 2
 F1  .YF 1 ;  F 2   F1. (9-7)
d w1 .B.m YF 1
Bảng 9-6: Hệ số dạng răng YF [8, tr 144]
Hệ số dịch dao x
Số răng 0,8 0,7 0,5 0,3 0,1 0 -0,1 -0,3 -0,5
z Hệ số dạng răng YF
12 2,97 3,12 3,46 3,89 - - - - -
14 3,02 3,13 3,42 3,78 - - - - -
16 3,05 3,15 3,40 3,72 - - - - -
17 3,07 3,16 3,40 3,67 4,03 4,26 - - -
20 3,11 3,19 3,39 3,61 3,89 4,04 4,28 - -
22 3,13 3,21 3,39 3,59 3,82 4,00 4,20 - -
25 3,17 3,24 3,39 3,57 3,77 3,90 4,05 4,28 -
30 3,22 3,28 3,40 3,54 3,70 3,80 3,90 4,14 -
40 3,29 3,33 3,42 3,53 3,63 3,70 3,77 3,92 4,13
50 3,33 3,38 3,44 3,52 3,60 3,65 3,70 3,81 3,96

138
60 3,37 3,41 3,47 3,53 3,59 3,62 3,67 3,74 3,84
80 3,43 3,45 3,50 3,54 3,58 3,61 3,62 3,68 3,73
100 3,47 3,49 3,52 3,55 3,58 3,60 3,61 3,65 3,68
150 - - - - - 3,60 3,61 3,63 3,63
Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền uốn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền uốn hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng suất cho phép của bánh răng dẫn [F1], của bánh răng bị dẫn [F2].
Giá trị của [F] đƣợc tra bảng theo vật liệu chế tạo bánh răng, phƣơng pháp nhiệt
luyện thể tích răng, số chu kỳ ứng suất, hoặc tính theo công thức kinh nghiệm.
- Xác định hệ số dạng răng YF1 của bánh dẫn, và YF2 của bánh bị dẫn. Tra bảng 9-6
theo số răng Z1, Z2, hệ số dịch dao x1, x2.
- Tính ứng suất uốn trên tiết diện chân răng bánh dẫn F1, trên tiết diện chân răng
bánh bị dẫn F2, theo công thức (9-7).
- So sánh F1 với [F1] và F2 với [F2], đƣa ra kết luận:
Nếu F1  [F1], bánh răng 1 đủ sức bền uốn.
Nếu F2  [F2], bánh răng 2 đủ sức bền uốn.
Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền uốn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc của răng các bánh răng trong bộ truyền.
Giải bài toán:
- Chọn vật liệu, phƣơng pháp nhiệt luyện thể tích cho bánh răng 1 và 2. Xác định
ứng suất cho phép [F1] và [F2].
- Xác định hệ số dạng răng YF1 của bánh dẫn, tra bảng 9-6 theo số răng z1sb và x1;
YF2 của bánh bị dẫn, tra bảng theo số răng z2sb và x2.
Lấy msb = (0,01  0,02).aw, chọn giá trị của m trong dãy số tiêu chuẩn; tính số
răng Z1sb = dw1/m, Z2bb = Z1sb.u
- Tính ứng suất uốn ζF1 trên chân răng bánh 1 theo công thức 9-7
- Giả sử chỉ tiêu F1  [F1] thỏa mãn, ta rút ra đƣợc:

(9-8)

139
Trong đó, d là hệ số chiều rộng bánh răng theo đƣờng kính d, lấy theo kinh nghiệm
nhƣ trong phần tính bánh răng theo sức bền tiếp xúc.
Lấy giá trị của m theo dãy số tiêu chuẩn.
- Kiểm tra sức bền uốn của bánh răng 2. nếu không đủ bền thì phải chọn tăng giá
trị mô đun m lên, cho đến khi nào vừa đủ bền.
- Tính các thông số khác của bộ truyền, vẽ kết cấu của các bánh răng.
9.2.4. Tính bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng và răng chữ V
Tính bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng và răng chữ V tƣơng tự nhƣ tính bộ
truyền bánh răng trụ răng thẳng. Công thức tính bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng
đƣợc thiết lập bằng cách: phân tích những đặc điểm về sức bền của bánh răng nghiêng
so với bánh răng thẳng, đƣa vào công thức tính toán bánh răng trụ răng thẳng các hệ số
điều chỉnh, kể đến sự khác biệt về sức bền giữa bánh răng nghiêng và bánh răng thẳng.
Bộ truyền bánh răng chữ V là dạng đặc biệt của bộ truyền bánh răng nghiêng, các kết
quả tính toán bánh răng nghiêng đƣợc sử dụng để tính bánh răng chữ V.
a) Đặc điểm về sức bền của bánh răng nghiêng so với bánh răng thẳng
- Bộ truyền bánh răng nghiêng
ăn khớp êm hơn so với bộ truyền
bánh răng thẳng, do đó tải trọng
động nhỏ hơn, giá trị của hệ số Kv
nhỏ hơn so với bánh răng thẳng.
- Khi tính chiều dài tiếp xúc lH
trong bộ truyền bánh răng
nghiêng, có kể đến tất cả các đôi
răng trong vùng ăn khớp, nên
cƣờng độ tải trọng trên đƣờng tiếp Hình 9-20: Đường tiếp xúc nằm chếch
trên mặt răng của bánh răng nghiêng
xúc qn nhỏ hơn so với bánh răng
thẳng. Kể đến sự khác biệt này,
ngƣời ta dùng hệ số Z; Z   1/   và hệ số Yε = 1/εα tính . Đồng thời phải đƣa hệ
số kể đến sự phân bố tải không đều cho các đôi răng K vào công thức tính toán.
- Đƣờng tiếp xúc của một đôi răng trong bánh răng nghiêng nằm chếch trên mặt
răng (Hình 13-20). Do đó, chiều dài cánh tay đòn l = g.m của mô mem uốn Mu nhỏ
hơn; đồng thời tiết diện nguy hiểm lệch so với tiết diện chân răng một góc, nên mô
men chống uốn của tiết diện nguy hiểm lớn hơn so với mô men chống uốn của tiết
diện chân răng. Nhƣ vậy, ứng suất uốn F trong bánh răng nghiêng nhỏ hơn so với

140
bánh răng thẳng. Kể đến sự khác biệt này ngƣời ta đƣa vào hệ số đƣờng tiếp xúc Yβ;
tính theo ki9nh nghiệm Yβ = .
- Dạng răng của bánh răng nghiêng trên mặt phẳng vuông góc với phƣơng răng (mặt
pháp tuyến), giống dạng răng của một bánh răng thẳng có mô đun mtđ = mn, và số
răng ztđ = z/cos3. Bánh răng này đƣợc gọi là bánh răng thẳng tƣơng đƣơng của
bánh răng nghiêng. Khả năng tải của bánh răng thẳng tƣơng đƣơng bằng với khả
năng tải của bánh răng nghiêng, ta có thể tính toán bánh răng nghiêng thông qua
việc tính toán bánh răng thẳng tƣơng đƣơng. Nhƣ vậy, với kích thƣớc nhƣ nhau,
bánh răng nghiêng có góc  càng lớn thì khả năng tải càng lớn.
b) Tính bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo sức bền tiếp xúc
Tính ứng suất tiếp xúc σH trên mặt răng
Xuất phát từ công thức Héc, có kể đến những đặc điểm về sức bền của bánh răng
nghiêng, ta có công thức tính ứng suất tiếp xúc của bánh răng trụ răng nghiêng
Z M .Z  .Z H 2.T1 .K Hv .K H .K H .(u  1)
H  (9-9)
d wt 1 B.u
Trong đó: Hệ số kể đến vật liệu ZM lấy tƣơng tự nhƣ ở bánh răng trụ răng thẳng.
Hệ số kể đến có nhiều đôi răng cùng ăn khớp Z   1/   ,

2. cos 
Hệ số kể đến hình dạng của mặt răng Z H 
sin 2 wt
Giá trị của các hệ số KHv, KH, KH đƣợc lấy từ bảng tra (Bảng 9-1 đến Bảng
9-5).
Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền tiếp xúc hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng tiếp xúc cho phép của bánh dẫn [H1], của bánh bị dẫn [H2]. Lấy
[H] = min([H1], [H2]).
- Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên điểm nguy hiểm của mặt răng (điểm giữa răng
nằm trên vòng tròn lăn), theo công thức (9-9).
- So sánh giá trị H và [H], kết luận.
Nếu H > [H], bộ truyền không đủ sức bền tiếp xúc.
Nếu 1,5H > [H], bộ truyền quá dƣ bền, có tính kinh tế không cao.

141
Nếu H  [H], bộ truyền đủ sức bền tiếp xúc, có tính kinh tế cao.
Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc các bánh răng trong bộ truyền, tính khoảng cách trục.
Các bước thực hiện:
- Chọn vật liệu và cách nhiệt luyện bề mặt các bánh răng. Xác định ứng suất cho
phép [H1] và [H2]. Lấy [H] = min([H1], [H2]).
- Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt răng theo công thức 9-9.
- Giả sử chỉ tiêu H  [H] thỏa mãn, với các chú ý:
+ Hai bánh răng thƣờng chế tạo bằng thép, nên lấy gần đúng ZM = 275 MPa1/2,
+ Bánh răng tiêu chuẩn dùng góc profil  = 200 và hệ số dịch dao không lớn, do đó
có thể lấy gần đúng ZH = 1,76,
+ Các bộ truyền bánh răng thƣờng dùng có hệ số trùng khớp   1,6,
+ Đặt phƣơng trình phụ a = B/awt, a đƣợc gọi là hệ số chiều rộng bánh răng theo
khoảng cách trục. Hoặc d = B/dwt1, là hệ số chiều rộng bánh răng theo đƣờng kính
bánh dẫn. Giá trị của a đƣợc chọn theo kinh nghiệm, tƣơng tự nhƣ ở bánh răng trụ
răng thẳng.
Ta có công thức tính đƣờng kính bánh răng dẫn, hoặc khoảng cách trục nhƣ sau:
T1 .K Hv .K H .K H .(u  1)
d wt 1  68.3 (9-10)
 d .u.[ H ]2

(9-11)

Tính các thông số khác của bộ truyền. Ví dụ, B = a.awt; dwt2 = u.dwt1.
c) Tính bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo sức bền uốn
Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo sức bền uốn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền uốn hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng suất cho phép của bánh răng dẫn [F1], của bánh răng bị dẫn [F2]:
Tra bảng theo vật liệu chế tạo bánh răng, phƣơng pháp nhiệt luyện thể tích răng,
hoặc tính theo công thức kinh nghiệm.

142
- Xác định hệ số dạng răng YF1 của bánh dẫn, và YF2 của bánh bị dẫn. Tra bảng 9-6
theo số răng Ztđ1, Ztđ2, hệ số dịch dao x1, x2.
- Tính ứng suất uốn ζF trên tiết diện chân răng: Thực hiện tính toán tƣơng tƣ nhƣ
với bánh răng trụ răng thẳng, có kể đến những đặc điểm về sức bền, ta có:
2.T1 .K Fv .K F .K F
 F1  .YF 1 .Y .Y
d wt 1 .B.mn
YF 2
 F 2   F1. (9-12)
YF 1
Trong đó:
0
Y là hệ số kể đƣờng tiếp xúc nằm chếch trên mặt răng, Y  1  ,
140
Y là hệ số kể đến có nhiều đôi răng cùng ăn khớp, Y = 1/.
Giá trị của các hệ số KFv, KF, KF đƣợc lấy từ bảng tra.
- So sánh F1 với [F1] và F2 với [F2], đƣa ra kết luận:
Nếu F1  [F1], bánh răng 1 đủ sức bền uốn.
Nếu F2  [F2], bánh răng 2 đủ sức bền uốn.
Thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng theo sức bền uốn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc của răng bánh răng trong bộ truyền.
Các bước thực hiện:
- Chọn vật liệu, phƣơng pháp nhiệt luyện thể tích cho bánh răng 1 và 2. Xác định
ứng suất cho phép [F1] và [F2].
- Xác định hệ số dạng răng YF1 của bánh dẫn, tra bảng theo số răng ztđ1 và x1; YF2
của bánh bị dẫn, tra bảng theo số răng ztđ2 và x2.
Đối với các bộ truyền thông dụng, có thể lấy mô đun mnsb = (0,01  0,02).awt,
chọn giá trị của mn trong dãy số tiêu chuẩn. Tình sơ bộ số răng Ztđ1, Ztđ2 của các
bánh răng.
- Tính ứng suất uốn ζF1 trên chân răng bánh răng 1 theo công thức 9-12.
- Giả sử chỉ tiêu F1  [F1] thỏa mãn, ta tính đƣợc:
T1 .K Fv .K F .K F .YF 1
mn  1.12.3 (9-13)
ztd2 1 . d .[ F 1 ]

143
d là hệ số chiều rộng bánh răng theo đƣờng kính d, lấy theo kinh nghiệm nhƣ trong
phần tính bánh răng theo sức bền tiếp xúc.
Lấy giá trị của mn theo dãy số tiêu chuẩn.
- Tính ứng suất uốn ζF2 trên chân răng bánh răng 2 theo công thức 9-12. Kiểm tra
sức bền uốn của bánh răng 2. Nếu không đủ bền thì phải tăng giá trị mô đun m n
lên, cho đến khi vừa đủ sức bền uốn.
- Tính mô đun mt và các thông số khác của bộ truyền, vẽ kết cấu của các bánh
răng.
9.2.5. Tính bộ truyền bánh răng nón răng thẳng
Tính bộ truyền bánh răng nón đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ tính bộ truyền bánh răng
trụ. Các công thức tính bộ truyền bánh răng nón đƣợc thiết lập bằng cách: phân tích
những đặc điểm về sức bền của bánh răng nón so với bánh răng trụ, đƣa vào công thức
tính toán bánh răng trụ các hệ số điều chỉnh, kể đến sự khác biệt về sức bền giữa bánh
răng nón và bánh răng trụ.
a) Đặc điểm về sức bền của bánh răng nón so với bánh răng trụ
- Tiết diện răng của bánh răng nón có kích thƣớc thay đổi dọc theo chiều dài răng,
càng về phía đỉnh nón, kích thƣớc càng nhỏ. Song, tải trọng phân bố trên đƣờng
tiếp xúc của răng cũng tỷ lệ với kích
thƣớc tiết diện răng, nên giá trị ứng
suất tiếp xúc H và ứng suất uốn F tại
các tiết diện không thay đổi dọc theo
chiều dài răng (Hình 9-21). Thƣờng
ngƣời ta tính toán bộ truyền bánh răng
nón theo tiết diện trung bình của răng.
- Dạng răng của bánh răng nón răng
thẳng trên mặt nón phụ trung bình,
giống nhƣ dạng răng của bánh răng trụ Hình 9-21: Kích thước tiết diện
răng và sự phân bố tải trọng
răng thẳng có các các thông số mtđ =
mtb, ztđ = z/cos. Bánh răng thẳng này
đƣợc gọi là bánh răng tƣơng đƣơng. Khả năng tải của bộ truyền bánh răng nón
bằng 0,85 khả năng tải của bánh răng thẳng tƣơng đƣơng. Do đó, có thể tính toán
bộ truyền bánh răng nón qua bánh răng thẳng tƣơng đƣơng, với tải trọng tăng lên
1/0,85 lần.
b) Tính bộ truyền bánh răng nón răng thẳng theo sức bền tiếp xúc
Tính ứng suất sinh ra trên mặt răng

144
Xuất phát từ công thức Héc, có kể đến những đặc điểm về sức bền của bánh răng
nón, ta có công thức tính ứng suất tiếp xúc của bộ truyền bánh răng nón:

Z M .Z  .Z H 2.T1 .K Hv .K H . u 2  1
H  (9-14)
d tb1 0,85.B.u
Trong đó:
Hệ số kể đến vật liệu ZM lấy tƣơng tự nhƣ ở bánh răng trụ răng thẳng.
Giá trị của hệ số kể đến có nhiều đôi răng cùng ăn khớp Z, và hệ số ZH đƣợc lấy
tƣơng tự nhƣ bánh răng trụ.
Giá trị của các hệ số KHv, KH, đƣợc lấy từ bảng tra.
Kiểm tra sức bền bộ truyền bánh răng nón răng thẳng theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền tiếp xúc hay không?
Các bước thực hiện như sau:
- Xác định ứng tiếp xúc cho phép của bánh dẫn [H1] và của bánh bị dẫn [H2].
Lấy [H] = min([H1], [H2]).
- Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên điểm nguy hiểm của mặt răng, theo công thức
(9-14).
- So sánh giá trị H và [H], kết luận. Nếu H  [H], bộ truyền đủ sức bền tiếp
xúc.
Bài toán thiết kế bộ truyền bánh răng nón răng thẳng theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc các bánh răng trong bộ truyền, tính chiều dài nón L.
Các bước giải:
- Chọn vật liệu và cách nhiệt luyện các bánh răng. Xác định ứng suất cho phép
[H1] và [H2]. Lấy [H] = min([H1], [H2]).
- Tính ứng suất H theo công thức 9-14.
- Giả sử chỉ tiêu H  [H] thỏa mãn, với các chú ý:
Đặt phƣơng trình phụ d = B/dtb1, là hệ số chiều rộng bánh răng theo đƣờng kính
bánh dẫn. Giá trị của d đƣợc chọn trong khoảng từ 0,3 đến 0,6 tuỳ theo vị trí của bánh
răng so với hai gối đỡ.
Ta có công thức tính đƣờng kính trung bình của bánh răng dẫn nhƣ sau:

145
T1 .K Hv .K H . u 2  1
d tb1  77.3 (9-15)
0,85. d .u.[ H ]2
Đối với các bộ truyền thông dụng, có thể lấy mô đun mtb = (0,02  0,03).dtb1, có thể
chọn giá trị của mtb trong dãy số tiêu chuẩn. Tính mô đun me và các thông số khác của
bộ truyền. Ví dụ, B = d.dtb1; dtb2 = u.dtb1; z1  dtb1/mtb, z2 = u.Z1.
c) Tính bộ truyền bánh răng nón theo sức bền uốn
Tính ứng suất uốn sinh ra trên tiết diện chân răng
Thực hiện tính toán tƣơng tƣ nhƣ với bánh răng trụ răng thẳng, có kể đến những đặc
điểm về sức bền của bánh răng nón so với bánh răng trụ, ta có công thức tính ứng suất
uốn tại tiết diện chân răng của các bánh răng nhƣ sau:
2.T1 .K Fv .K F
 F1  .YF 1
0,85.d tb1 .B.mtb
YF 2
 F 2   F1. (9-16)
YF 1
Trong đó:
Giá trị của hệ số dạng răng YF1 tra bảng theo số răng ztđ1 = z1/cos1 và x1;
hệ số dạng răng YF2 tra bảng theo số răng ztđ2 = z2/cos2 và x2.
Giá trị của các hệ số KFv, KF đƣợc lấy từ bảng tra.
Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng nón răng thẳng theo sức bền uốn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền uốn hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng suất cho phép của bánh răng dẫn [F1], của bánh răng bị dẫn [F2],
từ các bảng tra, hoặc tính theo công thức kinh nghiệm.
- Xác định hệ số dạng răng YF1 của bánh dẫn và YF2 của bánh bị dẫn, tra bảng theo
số răng tƣơng đƣơng z1tđ = z1/cosδ1, z2tđ = z2/cosδ2, và hệ số dịch dao x1 và x2.
- Tính ứng suất uốn F1 trên tiết diện chân răng bánh dẫn và F2 trên tiết diện chân
răng bánh bị dẫn, theo công thức (9-16).
- So sánh F1 với [F1] và F2 với [F2], đƣa ra kết luận:
Nếu F1  [F1], bánh răng 1 đủ sức bền uốn.
Nếu F2  [F2], bánh răng 2 đủ sức bền uốn.

146
9.2.6. Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng theo tải trọng quá tải
Có một số trƣờng hợp, trong khi làm việc, tải trọng tác dụng lên bánh răng tăng đột
ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Tải trọng này gọi là tải trọng quá tải, ký hiệu là
T1max, T2max. Đặt tỷ số T1max/T1 = Kqt. Kqt đƣợc gọi là hệ số quá tải. Trong trƣờng hợp
này cần kiểm tra sức bền tĩnh của bộ truyền bánh răng theo tải trọng quá tải.
Chỉ tiêu tính toán quá tải:
Hqt  [Hqt]
Fqt  [Fqt]
Trong đó:
Hqt và Fqt là ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn sinh ra trên răng, tính theo tải trọng
quá tải Tmax,
[Hqt] và [Fqt] là ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép theo sức bền tĩnh.
Ứng suất Hqt và Fqt đƣợc tính theo công thức:
T1max
 Hqt   H . , (9-17)
T1
T1max
 Fqt   F . . (9-18)
T1
Ứng suất cho phép [Hqt] và [Fqt] đƣợc xác định bằng cách tra bảng theo sức bền
tĩnh của bánh răng, hoặc tính theo độ rắn mặt răng.
Kiểm tra bền bộ truyền bánh răng theo tải trọng quá tải
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng, biết tải trọng quá tải T1max, T2max.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh răng có đủ sức bền tĩnh hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng suất cho phép [Hqt1], [Hq2], [Fqt1] và [Fqt2] của các bánh răng,
- Tính ứng suất Hqt trên mặt răng theo công thức (9-17) và Fqt1, Fqt2 của các răng
theo công thức 9-18.
- So sánh giá trị ứng suất sinh ra trên răng và ứng suất cho phép, kết luận,
Nếu Hqt  min([Hqt1], [Hq2]), các bánh răng đủ sức bền tiếp xúc tĩnh,
Nếu Fqt1  [Fqt1] răng của bánh răng dẫn đủ sức bền uốn tĩnh.
Nếu Fqt2  [Fqt2], răng của bánh răng bị dẫn đủ sức bền uốn tĩnh.

147
9.2.7. Chọn vật liệu chế tạo bánh răng và ứng suất cho phép
Bánh răng chủ yếu đƣợc chế tạo bằng thép, ngoài ra có thể dùng gang, hoặc vật liệu
phi kim loại.
Tuỳ theo cách nhiệt luyện và độ rắn mặt răng, có thể chia bánh răng thép ra hai
nhóm chính:
- Nhóm bánh răng có độ rắn bề mặt HB  350
Trƣớc khi cắt răng, ngƣời ta nhiệt luyện phôi liệu bằng tôi cải thiện hoặc thƣờng
hoá. Sau khi cắt răng không phải tôi và sửa răng. Chi phí cho cắt gọt tƣơng đối thấp.
Để hạn chế dính xƣớc răng và đảm bảo sức bền đều cho hai bánh răng, vì số chu kỳ
ứng suất của bánh 1 lớn hơn của bánh 2, nên chọn vật liệu bánh răng nhỏ khác vật
liệu bánh răng lớn. Thƣờng chọn bánh dẫn có HB1 = HB2 + (3050), HB2 là độ rắn
mặt răng bánh bị dẫn.
Đối với các bánh răng chịu tải trọng nhỏ và trung bình nên chọn thép C40, C45,
C50Mn, tôi cải thiện.
Đối với các bánh răng chịu tải nhỏ, dùng trong các cơ cấu không quan trọng, có thể
chọn thép CT51, CT61, C40, C45, thƣờng hoá.
- Nhóm bánh răng có độ rắn bề mặt HB > 350
Các bánh răng thuộc nhóm này, đƣợc gia công phức tạp hơn. Phôi liệu đƣợc ủ cho
ổn định, sau đó đem cắt răng. Thực hiện tôi bề mặt: thƣờng thấm than, thấm nitơ,
thấm xianua trƣớc khi tôi. Sau khi tôi phải gia công sửa răng bằng nguyên công mài
hoặc nghiền.
Nên chọn hai bánh răng bằng cùng một loại vật liệu, nhiệt luyện đạt độ rắn bề mặt
nhƣ nhau, để hai bánh răng có cùng một quy trình công nghệ gia công. Nhƣ vậy, sẽ
giảm đƣợc giá thành gia công bánh răng.
Thƣờng dùng các thép có hàm lƣợng các bon thấp nhƣ: thép C15, C20, 15Cr, 20Cr,
bề mặt đƣợc thấm than trƣớc khi tôi.
Giá trị của ứng suất tiếp xúc cho phép [H], có thể tra bảng, hoặc xác định theo
công thức kinh nghiệm:
[H] = .ZR.ZV.ZXH.KNH

Trong đó:
Hlim là giới hạn mỏi tiếp xúc của mặt răng, tra bảng 9-7 để có giá trị.
SH là hệ số an toàn khi tính sức bền tiếp xúc, có thể lấy SH = 1,1  1,2 ;
ZR là hệ số kể đến độ nhám bề mặt, lấy ZR = 0,95  1; với Ra <1,25, lấy ZR=1.
ZV là hệ số kể đến vận tốc vòng, thƣờng lấy ZV = 0,95  1; với v < 5 m/s, lấy ZV =1.

148
ZXH là hệ số kể đến kích thƣớc của bánh răng, lấy ZXH = 0,95  1.
KNH là hệ số giới hạn mỏi ngắn hạn. Nếu số chu kỳ ứng suất tiếp xúc N H ≥ NH0, lấy

giá trị KNH = 1; Nếu NH < NH0, lấy KNH = , thƣờng lấy giá trị mũ của đƣờng cong

mỏi m = 7; Với NHO là số chu kỳ cơ sở, có thể lấy giá trị của NH0 theo công thức kinh
nghiệm, NH0 = 30.HB2,4.
Giá trị của ứng suất uốn cho phép [F] đƣợc tra bảng hoặc tính theo công thức công
thức kinh nghiệm:
 F lim
[F] = YR .YS .YXF .KNF
SF
Trong đó: Flim là giới hạn mỏi uốn của răng, tra bảng để có giá trị của nó.
SF là hệ số an toàn khi tính sức bền uốn, có thể lấy SF = 1,5  2,0 .
YR là hệ số kể đến độ nhám mặt lƣợn chân răng, các bánh răng thông thƣờng
lấy YR = 0,9  0,95. Các bánh răng có chân răng đƣợc đánh bóng, lấy YR= 1,0.
YS là hệ số kể đến kích thƣớc của răng, lấy YS = 1,08-0,16 .
YXF là hệ số kể đến kích thƣớc của bánh răng, lấy YXF = 0,95  1.
Bảng 9-7: Xác định giá trị của ứng suất giới hạn σHlim và σFlim [4, tr 94]
Độ rắn
Phƣơng pháp nhiệt Hlim Flim
Vật liệu Mặt Lõi
luyện MPa MPa
răng răng
CT45, C40, Thƣờng hóa, hoặc tôi
HB 180 – 350 2HB + 70 1,8HB
40Cr, 40CrNi, cải thiện
35CrMo Tôi thể tích HRC 45 - 55 1,8HRC+150 550
Tôi cao tần bề mặt, HRC HRC
900
40Cr, 40CrNi, m  3 mm 55-63 25-55
17HRC+200
35CrMo Tôi cao tần bề mặt, HRC HRC
500
m < 3 mm 45-55 25-45
40Cr, 40CrA HRC HRC 12HRC +
Thấm nitơ và tôi 1050
35Cr 45-67 24-40 30
20CrMnMo 1000
Thấm nitơ, cácbon và HRC HRC
20CrMnTi 23HRC
tôi 57-63 30-45 750
30CrMnTi

KNF là hệ số mỏi ngắn hạn.


Nếu số chu kỳ ứng suất uốn NF ≥ NF0, lấy giá trị hệ số KNF = 1.

149
Nếu NF < NF0, lấy KNF = , thƣờng lấy số mũ đƣơng cong mỏi m = 6.

Với NHO là số chu kỳ cơ sở, đối với các bánh răng bằng thép có thể lấy giá trị của
NF0 = 0,5.107.
Ứng suất cho phép quá tải [Hqt] và [Fqt] có thể tính theo độ rắn của răng nhƣ sau:
[Hqt]  2,2.HB MPa,
[Fqt]  2,7.HB MPa.
9.2.8. Trình tự thiết kế bộ truyền bánh răng
Trong nhiệm vụ thiết kế (Đầu đề bài toán thiết kế) bộ truyền bánh răng, thƣờng cho
biết về chức năng của bộ truyền, số vòng quay, tải trọng trên các trục, chế độ tải trọng,
tuổi bền của bộ truyền; yêu cầu xác định các kích thƣớc của bộ truyền bánh răng, vẽ
kết cấu của các bánh răng.
Phần này trình bày các bƣớc tính toán thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng.
Trình tự thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, răng chữ V, bánh răng nón cũng
đƣợc thực hiện theo các bƣớc tƣơng tự nhƣ bánh răng trụ răng nghiêng, chú ý chọn các
thông số và giá trị của các thông số cho phù hợp với từng loại bộ truyền.
Các bước thiết kế bao gồm:
1- Chọn vật liệu chế tạo các bánh răng, cách nhiệt luyện, tra cơ tính của vật liệu.
Đối với các bánh răng có độ rắn bề mặt HB  350, thƣờng chọn vật liệu bánh 1
có cơ tính cao hơn bánh 2, HB1 = HB2 + (3050); (Xem phần 9.2.7.)
Đối với các bánh răng có độ rắn bề mặt HB > 350, thƣờng chọn vật liệu hai bánh
nhƣ nhau.
2- Xác định giá trị ứng suất cho phép, [H1], [H2], [F1], [F2]. Nếu bộ truyền làm
việc có quá tải trong thời gian ngắn, cần xác định thêm gái trị của [Hqt1], [Hqt2],
[Fqt1] và [Fqt2]; (Xem phần 9.2.7.)
3- Tính đƣờng kính dwt1 theo công thức 9-10, hoặc khoảng cách trục awt theo công
thức 9-11, sau khi đã chọn hệ số d, hoặc a, hệ số KHv, KH và KH.
4- Lấy giá trị mô đun mn trong khoảng (0,01  0,02).awt, thuộc dãy số tiêu chuẩn.
5- Chọn sơ bộ giá trị góc nghiêng  trong khoảng 80  150 (đối với bánh răng chữ
V chọn  = 200  450). Tính mô đun mt = mn/cos. Lấy z1  dt1/mt, làm tròn
thành số nguyên. Tính z2 = u.z1, làm tròn thành số nguyên.
z1 .mn
Tính lại góc nghiêng  theo công thức:   ar cos .
d wt 1

150
6- Tính chính xác khoảng cách trục, đƣờng kính các bánh răng theo số răng, mô
đun răng và góc nghiêng đã chọn. Tính đƣờng kính vòng chia, vòng lăn của các
bánh răng.
7- Xác định chiều rộng vành răng B=a.awt, Tính hệ số trùng khớp dọc , tính hệ
số trùng khớp 
Hệ số  có thể tính theo công thức:  = [1,8-3,2.(1/z1+1/z2)].cosβ.
Hệ số  tính theo công thức:

Kiểm tra điều kiện hoặc  > 1, hoặc  > 1. Nếu không thoả mãn, phải điều
chỉnh lại kích thƣớc của bộ truyền.
8- Kiểm tra lại sức bền tiếp xúc và sức bền uốn của các bánh răng. Nếu không thoả
nãm, phải điều chỉnh lại kích thƣớc của các bánh răng.
9- Nếu nhƣ có tải trọng quá tải trong thời gian ngắn, cần kiểm tra sức bền tĩnh của
các bánh răng. Nếu không đủ sức bền tĩnh, phải điều chỉnh lại kích thƣớc của
các bánh răng.
10- Xác định các kích thƣớc khác, vẽ kết cấu của các bánh răng trong bộ truyền.
11- Tính lực tác dụng lên trục và ổ. Để có số liệu tính toán thiết kế trục và ổ mang
bộ truyền bánh răng.
Chú ý: Khi thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, ở bƣớc thứ 5, tính số răng
bánh dẫn z1 = dw1/m, làm tròn z1, tính z2 = z1.u. Lúc này giá trị của dw1, dw2 và
khoảng cách trục aw bị thay đổi. Muốn duy trì giá trị đƣờng kính và khoảng cách
trục đã định, dùng cặp bánh răng dịch chỉnh góc. Với góc ăn khớp w đƣợc tính từ
công thức:
( z1  z 2 ).m
cos w  . cos ,
d w1 .(u  1)
Hoặc với tổng hệ số dịch dao (xt = x1 + x2) đƣợc tính theo công thức:
d w1 .(u  1) z1  z 2
xt  
2.m 2
Chia xt thành 2 phần: x1 và x2, trong đó x1 là hệ số dịch dao của bánh răng dẫn, x2 là
hệ số dịch dao của bánh răng bị dẫn.

9.3. ĐÁNH GIÁ BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG


9.3.1. Ưu điểm của bộ truyền bánh răng
- Bộ truyền bánh răng có kích thƣớc nhỏ gọn hơn các bộ truyền khác, khi làm việc
với công suất, số vòng quay và tỷ số truyền nhƣ nhau.

151
- Bộ truyền bánh răng có khả năng tải cao hơn so với các bộ truyền khác, khi có
cùng kích thƣớc.
- Tỷ số truyền không thay đổi, số vòng quay n2 ổn định.
- Hiệu suất truyền động cao hơn các bộ truyền khác.
- Làm việc chắc chắn, tin cậy. Có tuổi bền cao.
9.3.2. Nhược điểm của bộ truyền bánh răng
- Bộ truyền bánh răng yêu cầu gia công chính xác cao, cần phải có dao chuyên
dùng. Giá thành tƣơng đối đắt.
- Bộ truyền làm việc có nhiều tiếng ồn, nhất là khi vận tốc làm việc cao.
- Khi sử dụng cần phải chăm sóc, bôi trơn đầy đủ.
9.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền bánh răng
- Bộ truyền bánh răng đƣợc dùng nhiều nhất so với các bộ truyền khác. Nó đƣợc
dùng trong tất cả các loại máy, trong mọi ngành kinh tế.
- Bộ truyền bánh răng có thể truyền tải trọng từ rất nhỏ đến rất lớn. Tải trọng cực
đại có thể đến 300 kW.
- Bộ truyền có thể làm việc với vận tốc từ rất nhỏ, đến rất lớn. Vận tốc lớn nhất có
thể đến 200 m/s.
- Tỷ số truyền thƣờng dùng từ 1 đến 7. Tỷ số truyền tối đa cho một bộ truyền
thông dụng không nên quá 12.
- Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,97 đến 0,99.

9.4. VÍ DỤ TÍNH BỘ TRUYỀN BÁNH RĂNG


Đầu đề thiết kế
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng, truyền công suất P = 8,2 kW, số
vòng quay của trục dẫn n1= 170 vg/ph, tỉ số truyền u = 2,77, bộ truyền làm việc một
chiều, tuổi thọ của bộ truyền tb = 16.800 giờ. Tải trọng va đập nhẹ.
Kết luận: Tính kích thƣớc của các bánh răng, khoảng cách trục của bộ truyền.
Các bước giải bài toán:
1. Chọn vật liệu chế tạo bánh răng nhỏ là thép C40 tôi cải thiện đạt độ rắn bề mặt
HB1 =260 có бb1 = 850 MPa, бch1 = 580 MPa. Vật liệu bánh lớn là thép C40
thƣờng hóa đạt độ rắn HB2 = 230 có бb2 = 750 MPa, бch2 = 450 MPa.
2. Xác định giá trị ứng suất cho phép (Tra Bảng 9-7)

152
Số chu kì làm việc cơ sở. NHO = 30.HHB2,4
NHO1 = 30.2602,4 = 1,87.107 (chu kỳ)
NHO2 = 30.2302,4 = 1,4.107 (chu kỳ)
NFO1 = NFO2 = 0,5.107 (chu kỳ)
Số chu kỳ làm việc của răng bánh răng.
NH1 = NF1 = 16.800×60×170 = 17.107
NH2 = NF2 = 16.800×60×170:2,77 = 6,14.107
Nhƣ vậy, NH > NHO và NF > NFO. Lấy giá trị hệ số mỏi ngắn hạn KNH = KNF = 1.
Sử dụng công thức tính [H] = .ZR.ZV.ZXH.KNH
Chọn SH = 1,2; ZR = 0,95; ZV = 1; ZXH = 1; ta có

Lấy [ζH] = [ζH2] = 419,5 MPa.


 F lim
Tính [ζF] theo công thức [F] = YR .YS .YXF .KNF
SF
Chọn SF = 1,7; YR = 1; YS = 0,98; YXF = 1; ta có

3. Tính khoảng cách trục aw, chọn hệ số ψa, hệ số KHv, KHβ và KHα.
Tính khoảng cách trục theo công thức 9-6:

Mô men xoắn trên trục bị dẫn, với n2 = n1/u; T2 = 9,55.106.

= (Nmm)
Bánh răng lắp không đối xứng, lấy ψa = 0,4
Tra bảng 9-1, với cấp chính xác, 8 lấy KHv = 1,3;
Tra bảng 9-3, với ψd = ψa.(u+1)/2 = 0,75, lấy KHβ = 1,06. Ta có

153
Lấy aw = 260 mm.
4. Tính mô đun m = (0,010,02).aw = (0,010,02)×260 = 2,6  5,2 mm. Chọn theo
tiêu chuẩn, lấy m = 4 mm.
5. Tính số răng

= 35,13; lấy z1 = 35

z2 = u.z1 = 2,77 96,95; lấy z2 = 97


Tính lại khoảng cách trục: aw = 0,5×(z1 + z2)×m = 0,5×(35+97)×4 = 264 (mm).
Tính đƣờng kính vòng chia các bánh răng:

dw2 = u.dw1 = 2,771×140,01 = 287,96 (mm)


6. Xác định chiều rộng vành răng B và hệ số trùng khớp εα.
Chiều rộng vành răng B = ψa . aw = 0,4.264 = 105,6 (mm). Lấy chiều rộng vành
răng B2 = 105,6 mm và B1= 112 mm.

Kiểm tra điều kiện εα = 1,75 > 1,1. thoả mãn, không phải điều chỉnh lại kích
thƣớc của bộ truyền. Tỷ số truyền u = z2/z1 = 97/35 = 2,771; sai khác với u đã
cho không đáng kể.
7. Kiểm tra lại sức bền tiếp xúc và sức bền uốn của các bánh răng.
a. Kiểm nghiệm răng về độ bền tiếp xúc:
Ứng suất tiếp xúc trên bề mặt làm việc tính theo công thức:
Z M .Z  .Z H 2.T1.K Hv .K H (u  1)
H 
d w1 B.u
Mô men xoắn T1 = 9,55.10 .P/n1 = 9,55.106.8,2/170 = 449.442 (Nmm)
6

Lấy hệ số kể đến cơ tính vật liệu của bánh răng ăn khớp, ZM = 275 (MPa1/2)
Hệ số kể đến hình dạng bề mặt tiếp xúc:

Với bánh răng thẳng, tính zε:

154
Tính vận tốc vòng
v1 = πdw1n1/60.000 = π×140,01×170/60.000 =1,24 (m/s)
Với v = 1,24 m/s, chọn cấp chính xác chế tạo là 9.
Theo Bảng 9-1 lấy KHv = 1,35.
Tính hệ số ψd = ψa.(u+1)/2 = 0.4×(2,771+1)/2 = 0,75.
Theo Bảng 9-3 lấy KHβ = 1,06,
Thay số vào công thức trên có:

So sánh: ζH = 197,1 < [ζH] = 419,5 MPa. Thỏa mãn điều kiện độ bền tiếp xúc.
b. Kiểm nghiệm răng về độ bền uốn
Tính ứng suất uốn theo công thức:

Theo Bảng 9-1, với v = 1-3 m/s, cấp chính xác 9, lấy KFv = 1,4
Theo Bảng 9-3, với v = 0,8 m/s, lấy KFβ = 1,15;
Theo Bảng 9-6, với z1 = 35, x = 0, lấy YF1 = 3,75; z2 = 97, lấy YF2 = 3,6.
Thay số vào ta có:
103,73 (MPa)
ζF2 = ζF1.YF2/YF1 = 103,73×3,6:3,75 = 99,58 (MPa)
so sánh: ζF1 = 103,73 < [ζF1] = 298,8 MPa.
ζF2 = 99,58 < [ζF2] = 238,7 MPa.
Các bánh răng thỏa mãn điều kiện sức bền uốn.
8. Tính các kích thƣớc khác
Đƣờng kính đỉnh răng:
da1 = d1 + 2m = 140,01+2×4 = 148,01 (mm)
da2 = d2 + 2m = 387,76+2×4 = 395,76 (mm)
Đƣờng kính đáy răng:
df1 = d1 – 2,5m = 140,01 – 2,5×4 = 130,01 (mm)
df2 = d2 – 2,5m = 387,76 – 2,5×4 = 377,76 (mm)
9. Tính lực tác dụng lên trục và ổ
Ft1 = 2.T1/dw1 = 2×449442/140,01 = 6420,1 (N) = Ft2.
Fr1 = Fr2 = Ft1.tgαw = 6420,1×tg200 = 2336 (N).

155
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Mô tả bộ truyền bánh răng, phân loại? Cách chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng?
2. Trình bày thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng?
3. Trình bày thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng?
Bánh răng nón răng thẳng?
4. Trình bày các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán bộ truyền bánh răng?
5. Trình bày về tải trọng và ứng suất trong bộ truyền bánh răng?
6. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền tiếp
xúc?
7. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền sức
bền uốn?
8. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng?
9. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng nón?
10. Phân tích lực tác dụng lên răng, lên trục và ổ mang bộ truyền bánh răng trụ, bánh
răng nón?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Tuyển tập Hội thảo toàn quốc về giảng dậy cơ học cho những năm 2000, “Bộ Giáo
dục và Đào tạo - Hội cơ học Việt nam”; Hà nội, 1997.
[4] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[5] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[6] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lƣờng kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[7] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[8] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[9] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.

156
[10] PGS. Hà Văn Vui, Nguyễn Chí Sáng, Phan Đăng Phong; Sổ tay Thiết kế cơ khí,
Tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[11] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[12] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh; 2005.
[13] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[14] M.F. Spotts; Design of Machine Elements; 1985.
[15] Erney Gy. (Szerk); Fogaskerekek; Műszaki könyvkiadó; 1983
[16] Erney Gy. ; Fogaskerekek geometriai és szilárdságtani méretazése; Kézirat,
Tankönyvkiadó; 1972.
[17] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[18] Wolkenstein, R.; Profolverschiebung an aussenverzahnten Rodern mit
Evolventenverzahnung; Das Industrieblatt; 1963.
[19] www.meslab.org
[20] ahmedabad.all.biz
[21] www.cokhikhaihao.com
[22] www.vatgia.com
[23] www.cadviet.com

157
Chương 10

BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT

10.1. GIỚI THIỆU BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT - BÁNH VÍT


10.1.1. Mô tả bộ truyền trục vít
Bộ truyền trục vít - bánh vít thƣờng dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông
góc với nhau trong không gian, hoặc
chéo nhau.
Bộ truyền trục vít có 2 bộ phận chính
(Hình 10-1) [14]:
+ Trục vít dẫn 1, có đƣờng kính d1, trục
vít thƣờng làm liền với trục dẫn I, quay
với số vòng quay n1, công suất truyền
động P1, mô men xoắn trên trục T1.
+ Bánh vít bị dẫn 2, có đƣờng kính d2,
đƣợc lắp trên trục bị dẫn II, quay với số
vòng quay n2, công suất truyền động P2,
mô men xoắn trên trục T2.

+ Trên trục vít có các đƣờng ren (cũng


Hình 10-1: Bộ truyền trục vít - bánh vít
có thể gọi là răng của trục vít), trên
bánh vít có răng tƣơng tự nhƣ bánh răng. Khi truyền động ren trục vít ăn khớp với răng
bánh vít.
Cách truyền động của bộ truyền trục vít có thể tóm tắt nhƣ sau: trục I quay với số
vòng quay n1, ren của trục vít ăn khớp với răng của bánh vít, đẩy răng bánh vít chuyển
động, làm bánh vít quay, kéo trục II quay với số vòng quay n2.
Tuy truyền chuyển động bằng ăn khớp, nhƣng do vận tốc của hai điểm tiếp xúc có
phƣơng chiều không trùng nhau, nên trong bộ truyền trục vít có vận tốc trƣợt rất lớn
(Hình 10-2), hiệu suất truyền động của bộ truyền trục vít rất thấp.

158
Đặc biệt, khi sử dụng bánh vít dẫn, hiệu suất của bộ truyền nhỏ hơn 0,5. Do đó, hầu
nhƣ trong thực tế không sử
dụng bộ truyền trục vít có
bánh vít dẫn động.
Trục vít đƣợc gia công d2
trên máy tiện ren, bằng dao
tiện có lƣỡi cắt thẳng, tƣơng
tự nhƣ cắt ren trên bu lông.
Bánh vít đƣợc gia công bằng n2
dao phay lăn răng trên máy

aw
phay. Dao gia công bánh vít n1 v1
v2
có hình dạng và kích thƣớc 
tƣơng tự nhƣ trục vít ăn vtr
d1

khớp với bánh vít. Dao gia l1 v1


công bánh vít khác trục vít ở
chỗ: trên dao có các lƣỡi cắt Hình 10-2: Vận tốc trượt trong bộ truyền trục vít
và ren của dao cao hơn ren
trục vít để tạo khe hở chân răng cho bộ truyền trục vít -
bánh vít. Nhƣ vậy, mỗi một bánh vít (có mô đun m và số
răng z) đƣợc sử dụng trong thực tế, cần có một bộ dao để
gia công.
Hình 10-3: Trục vít trụ
10.1.2. Phân loại bộ truyền trục vít
Tùy theo hình dạng trục vít, biên dạng ren của trục vít,
ngƣời ta chia bộ truyền trục vít thành các loại sau:
- Bộ truyền trục vít trụ: trục vít có dạng hình trụ tròn
xoay, đƣờng sinh thẳng. Trong thực tế, chủ yếu dùng
bộ truyền trục vít trụ (thƣờng Hình 10-4: Trục vít lõm
đƣợc gọi tắt là bộ truyền trục 
vít) (Hình 10-3). pr
- Bộ truyền trục vít Glôbôit:
trục vít hình trụ tròn, đƣờng
d1

sinh là một cung tròn. Loại


da1 df1

này còn đƣợc gọi là bộ


truyền trục vít lõm (Hình 10-
4). B1
- Bộ truyền trục vít
Archimede: trong mặt phẳng Hình 10-5: Trục vít Archimede

159
chứa đƣờng tâm của trục vít biên dạng ren là một đoạn thẳng. Trong mặt phẳng
vuông góc với đƣờng tâm biên dạng ren là đƣờng xoắn Archimede (Hình 10-5).
Trục vít Archimede, cắt ren đƣợc thực hiện trên máy tiện thông thƣờng, dao tiện có
lƣỡi cắt thẳng, gá ngang tâm máy. Nếu cần mài, phải dùng đá có biên dạng phù hợp
với dạng ren, gia công khó đạt độ chính xác cao và đắt tiền. Do đó, loại bộ truyền
này thƣờng dùng khi yêu cầu trục vít có độ rắn mặt răng thấp hơn 350HB. Loại này
đƣợc dùng nhiều trong thực tế.
- Bộ truyền trục vít thân khai: trong mặt phẳng tiếp tuyến với mặt trụ cơ sở biên dạng
ren là một đoạn thẳng. Trong mặt phẳng vuông góc với đƣờng tâm trục vít, biên
dạng ren là một phần của đƣờng thân khai của vòng tròn, tƣơng tự nhƣ răng bánh
răng.
Trục vít thân khai đƣợc cắt ren trên máy tiện, nhƣng phải gá dao cao hơn tâm, sao
cho mặt trƣớc của dao tiếp tuyến với mặt trụ cơ sở của ren. Có thể mài ren bằng đá
mài dẹt thông thƣờng, đạt độ chính xác cao. Bộ truyền này đƣợc dùng khi yêu cầu
trục vít có độ rắn bề mặt cao, BH > 350.
- Bộ truyền trục vít Convolute: trong mặt phẳng vuông góc với phƣơng của ren, biên
dạng ren là một đọan thẳng. Khi cắt ren trên máy tiện, phải gá dao nghiêng sao cho
trục dao trùng với phƣơng ren. Khi mài loại trục vít này cũng phải dùng đá mài có
biên dạng đặc biệt. Loại trục vít Convolute hiện nay ít đƣợc dùng.
Trong chƣơng này, chủ yếu trình bày bộ truyền trục vít trụ có dạng ren Archimede.
Các loại khác đƣợc trình bày trong giáo trình riêng về bộ truyền trục vít.
10.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền trục vít
Hình dạng và kích thƣớc của bộ truyền trục vít - bánh vít đƣợc xác định qua các
thông số hình học chủ yếu dƣới đây (Hình 10-2, 10-5, 10-6). Các thông số thuộc bánh
vít đƣợc xác định trong mặt phẳng chính của bánh vít (Mặt phẳng chính là mặt đối xứng
của bánh vít và vuông góc với đường tâm bánh vít).
- Mô đun ngang của răng bánh vít và mô đun dọc của trục vít, ký hiệu là m, đơn vị
đo là mm. Tƣơng tự nhƣ bánh răng nghiêng, bánh vít có mô đun xác định trên mặt
phẳng chính (m), và trên mặt phẳng pháp (mn). Giá trị của mô đun m đƣợc lấy theo
dãy số tiêu chuẩn. Mô đun pháp mn = m.cos =m.cosγ [1, tr 192].
m =1; 1,25; (1,5); 1,6; 2; 2,5; (3); (3,5); 4; 5; (6); 6,3; (7); 8; 10; (12) 12,5;
16; (18); 20; 25 mm.
- Hệ số đƣờng kính của trục vít, ký hiệu là q. Giá trị của q cũng đƣợc tiêu chuẩn
quy định. Ứng với mỗi giá trị m có một vài giá trị q, với mục đích giảm số lƣợng
dao sử dụng gia công bánh vít [1, tr 192].
q = 6,3; (7,1); 8; (9); 10; (11,2); 12,5; (14); 16; (18); 20; (22,4); 25.

160
Các giá trị của m và q đƣợc dùng trong thực tế ghi trong bảng dƣới đây:

Bảng 10-1: Giá trị của hệ số đường kính trục vít q theo mô đun m [1, tr 192]

m 2 2,5 3 4 5 6
q 16 12 12 14 9 10 12 14 16 9 10 12 9 10 12 14

m 8 10 12 16
q 8 9 10 12 8 10 12 8 10 8 9

- Số mối ren của trục vít z1 (cũng có thể gọi là răng của trục vít), số răng của bánh
vít z2. Giá trị của z1 đƣợc tiêu chuẩn hóa, thƣờng dùng các giá trị z1 = 1, (3), 2, 4,
(6). Số răng bánh vít nên lấy z2 
28.
- Hệ số chiều cao đỉnh răng ha*,
lấy tƣơng tự nhƣ bánh răng, thƣờng
dùng ha* = 1.
- Hệ số khe hở chân răng C*, lấy
tƣơng tự nhƣ bánh răng, thƣờng
dùng C* = 0,25.
- Hệ số dịch dao của trục vít x1, và 2
da2max
d2

aw
của bánh vít x2. Giá trị hệ số dịch
da2

dao thƣờng dùng -1  x1  1, và x2


df2

= - x 1. B2
- Góc prôfil thanh răng sinh , Mặt phẳng chính
cũngi là góc áp lực trên vòng tròn
chia, thƣờng dùng giá trị  = 200. Hình 10-6: Kích thước bộ truyền trục vít

- Góc ăn khớp w, độ. Là góc làm bởi đƣờng tiếp tuyến chung của hai vòng lăn với
đƣờng ăn khớp. Trong bộ truyền trục vít, thƣờng dùng xt = x1 + x2 = 0, nên w = .
- Đƣờng kính vòng tròn chia d1 và d2, mm. Có quan hệ d1 = m.q, d2 = m.z2.
- Đƣờng kính vòng tròn lăn dw1 và dw2, mm. Các bộ truyền trục vít thƣờng dùng,
có d1 = dw1 và d2 = dw2.
- Đƣờng kính vòng tròn chân răng df1 và df2, mm.
- Đƣờng kính vòng tròn đỉnh ren da1 và vòng đỉnh răng bánh vít da2, mm.
- Đƣờng kính vòng tròn lớn nhất của bánh vít, da2max.
- Chiều cao răng h, mm. Có quan hệ h = (2.ha* + C*).m = (da - df) / 2.

161
- Khoảng cách trục aw, là khoảng cách giữa tâm trục vít và bánh vít; mm. Khoảng
cách trục đƣợc tính nhƣ sau: aw = (d1+d2)/2 = (q+z2).m/2.
Khoảng cách trục aw nên lấy theo dãy số tiêu chuẩn. Ví dụ: 40; 50; 63; 80; 100; 125;
160; 180; 200; 225; 250; 280; 315; 355; 400; 450; 500.
- Chiều dày đỉnh răng Sa2, mm. Thƣờng dùng Sa2  0,3.m.
- Chiều dày chân răng Sf2, mm. Kích thƣớc Sf2 liên quan đến hiện tƣợng gẫy răng.
- Bƣớc răng trên vòng tròn chia của bánh vít p, mm. Bƣớc ren của trục vít pr.
Trong một bộ truyền trục vít phải dùng pr = p.
- Bƣớc của đƣờng xoắn vít . Có quan hệ  = z1.pr.
- Góc nâng của ren trục vít , độ, thƣờng dùng giá trị trong khoảng 50200.
Góc nghiêng của răng bánh vít . Thƣờng dùng bộ truyền có  = .
- Chiều dài phần cắt ren của trục vít B1, còn đƣợc gọi là chiều rộng trục vít; chiều
rộng vành răng của bánh vít B2, mm.
Khi z1 =1 hoặc 2, lấy B2 = 0,75.da1
Khi z1 =4, lấy B2 = 0,67.da1
- Khoảng cách giữa hai gối đỡ trục vít l1, mm.
- Góc ôm của bánh vít trên trục vít 2, thƣờng lấy 2  2.B2/(da1- 0,5.m). Giá trị
góc 2 thƣờng dùng trong khoảng 900 đến 1200.
10.1.4. Độ chính xác chế tạo của bộ truyền trục vít
Độ chính xác của bộ truyền trục vít đƣợc đánh giá qua 3 độ chính xác thành phần,
tƣơng tự nhƣ ở bộ truyền bánh răng:
- Độ chính xác động học, đƣợc đánh giá bởi sai số giữa góc quay thực và góc quay
danh nghĩa của bánh vít.
- Độ chính xác làm việc êm, đƣợc đánh giá qua sự va đập.
- Độ chính xác tiếp xúc, đƣợc xác định qua diện tích vết tiếp xúc trên mặt răng
bánh vít.
Tiêu chuẩn quy định 12 cấp chính xác cho mỗi độ chính xác nói trên. Cấp 1 là chính
xác cao nhất, cấp 12 là thấp nhất. Trong một bộ truyền trục vít cấp chính xác của các độ
chính xác không chênh nhau quá 2 cấp. Các bộ truyền thông dụng thƣờng có độ chính
xác cấp 6, 7, 8, 9, lấy theo vận tốc trƣợt nhƣ sau:

Bảng 10-2: Cấp chính xác theo vận tốc trượt [7, tr 178]

Vận tốc trƣợt (m/s) < 1,5 1,5 ÷ 7,5 7,5 ÷ 12 12 ÷ 25


Cấp chính xác 9 8 7 6

162
Để tránh hiện tƣợng kẹt răng theo cạnh bên, tiêu chuẩn có quy định 6 kiểu khe hở
cạnh bên, tƣơng tự nhƣ bộ truyền bánh răng. Đó là: A, B, C, D, E, H. Trong đó kiểu A
có khe hở lớn nhất, kiểu H có khe hở cạnh bên bằng 0. Mỗi kiểu khe hở còn có dung
sai, quy định mức độ chính xác của khe hở. Các bộ truyền có độ chính xác thấp, không
đƣợc chọn kiểu khe hở nhỏ. Các bộ truyền trục vít thông dụng thƣờng chọn kiểu khe hở
A, B, C.
10.1.5. Tải trọng và ứng suất trong bộ truyền trục vít
Tƣơng tự nhƣ trong bộ truyền bánh răng, bộ truyền trục vít cũng có tải trọng danh
nghĩa, tải trọng động và sự tập trung tải trọng lên một phần của răng.
Tải trọng danh nghĩa của bộ truyền trục vít là công suất P hoặc mô men xoắn T 1, T2
ghi trong nhiệm vụ thiết kế. Từ đó, ta tính đƣợc lực tiếp tuyến Ft trên vòng tròn lăn, lực
pháp tuyến Fn tác dụng trên mặt răng của bánh vít
(Hình 10-7).
2.T1 2.T Fn1
Ft1  , Ft 2  2
d1 d2
Fn2 2

Ngoài ra, do có rung động và va đập, răng chịu 1


thêm tải trọng phụ (Tải trộng động). Để kể đến tải
trọng động, ngƣời ta đƣa vào công thức tính toán Hình 10-7: Lực tác dụng trên
hệ số tải trọng động Kv. Giá trị của KHv và KFv mặt răng bánh vít
đƣợc chọn theo Bảng 10-2.
Để kể đến sự tập trung tải trọng lên một phần của răng, khi tính toán ngƣời ta đƣa
vào hệ số K, gọi là hệ số kể đến sự phân bố tải không đều trên chiều dài răng. Giá trị
của KHβ và KFβ đƣợc lấy trong khoảng 1,06 ÷ 1,2, phụ thuộc vào hệ số đƣờng kính trục
vít q và số răng của bánh vít z2. Khi q nhỏ và z2 lớn thì lấy Kβ lớn.

Bảng 10-2: Giá trị của hệ số tải trọng động KHv và KFv lấy theo vận tốc trượt vt.
[7, tr 182]

Cấp chính Hệ số tải trọng KHv và KFv, khi vận tốc vt bằng (m/s)
xác <1,5 1,5 ÷ 3 3 ÷ 7,5 7,5 ÷ 12 > 12
6 - - 1 1,1 1,2
7 1 1 1,1 1,2 -
8 1,15 1,25 1,35 - -
9 1,25 - - - -

163
Tải trọng tác dụng lên răng sẽ gây nên ứng suất tiếp xúc trên mặt răng và ứng suất
uốn trên tiết diện chân răng. Cũng nhƣ bộ truyền bánh răng, ứng suất tiếp xúc H tại tâm
ăn khớp C có giá trị lớn nhất.
Ứng suất H và F là ứng suất thay đổi, răng bị hỏng do mỏi. Ứng suất H là ứng suất
thay đổi theo chu trình mạch động. Ứng suất F thay đổi theo chu trình mạch động, khi
bộ truyền làm việc một chiều. F đƣợc coi là thay đổi theo chu trình đối xứng, khi bộ
truyền làm việc hai chiều.
10.1.6. Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền trục vít
Khi bộ truyền làm việc, trục và ổ mang trục vít và bánh vít chịu tác dụng của lực Ft,
Fr và Fa (Hình 10-8). Các lực này có điểm đặt tại tâm ăn khớp.
- Lực tiếp tuyến Ft1 tác dụng lên trục dẫn I, lực Ft2 tác dụng lên trục II. Phƣơng của
Ft1 tiếp tuyến với vòng lăn của trục vít, phƣơng
của Ft2 tiếp tuyến với vòng lăn của bánh vít.
Chiều của Ft1 ngƣợc với chiều v1, chiều của Ft2
cùng với chiều v2. Giá trị của Ft1 và Ft2:
2.T1 2.T n2
Ft1  , Ft 2  2
d1 d2 Fr2 Fa2
Fa1 Ft2
Quan hệ giữa Ft1 và Ft2 đƣợc xác định:
Ft1
Ft1 = Ft2.tg(+ρ) Fr1
n1
Trong đó ρ là góc ma sát trên bề mặt tiếp xúc của
Hình 10-8: Lực tác dụng lên trục
ren trục vít và răng bánh vít.
và ổ bộ truyền trục vít
- Lực hƣớng tâm Fr1 tác dụng lên trục I, vuông
góc với trục I và hƣớng về phía trục I. Lực hƣớng tâm Fr2 vuông góc với trục II và
hƣớng về phía trục II. Giá trị của lực hƣớng tâm đƣợc tính nhƣ sau:
Fr1 = Fr2 = Ft2.tg/cos
- Lực dọc trục Fa1 tác dụng lên trục I, song song với trục I. Lực dọc trục Fa2 song
song với trục II. Chiều của lực Fa1, Fa2 phụ thuộc vào chiều quay và chiều nghiêng
của đƣờng ren. Giá trị của lực dọc trục:
Fa1 = Ft2 = 2.T2/d2
Fa2 = Ft1 = 2.T1/d1
Lực Fa1 tác dụng lên trục vít có giá trị rất lớn, dễ làm trục vít mất ổn định.
10.1.7. Kết cấu của trục vít, bánh vít
Trục vít thƣờng làm bằng thép, làm liền với trục I. Kết cấu của trục vít nhƣ trên Hình
10-9.

164
Để giảm tốc độ mòn, vành răng bánh vít làm bằng vật liệu có hệ số ma sát với
thép nhỏ, nhƣ các loại hợp kim màu.

Hình 10-9: Kết cấu của trục vít làm liền trục
B2
Để đảm bảo đủ bền, bánh vít thƣờng đƣợc lắp ghép từ 1
hai phần. Vành răng bánh vít 1 bằng hợp kim đồng để
giảm ma sát; may ơ 2 thƣờng bằng thép hoặc gang để chịu 2
tải trọng (Hình 10-10).
Trong một số trƣờng hợp đặc biệt, ví dụ nhƣ bánh vít
quá nhỏ, ngƣời ta chế tạo bánh vít liền khối bằng hợp kim
đồng. Hoặc bánh vít quá lớn, có thể chế tạo liền khối bằng l2
gang.

10.2. Tính bộ truyền trục vít


10.2.1. Các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán bộ truyền
trục vít
Trong quá trình làm việc, bộ truyền trục vít – bánh vít
có thể xuất hiện các dạng hỏng sau:
- Dính xƣớc bề mặt, thƣờng xảy ra ở các bộ truyền có áp Hình 10-10: Kết cấu của
bánh vít thông dụng
suất trên bề mặt tiếp xúc lớn, vận tốc làm việc tƣơng đối
lớn. Trên bề mặt ren trục vít có dính các hạt kim loại, bị
bứt ra từ bánh vít. Mặt ren trở nên sần sùi. Đồng thời mặt răng bánh vít bị cào xƣớc.
Chất lƣợng bề mặt giảm đáng kể, bộ truyền làm việc không tốt nữa.
Nguyên nhân: do ứng suất lớn và nhiệt độ cao làm vật liệu của bánh vít tại chỗ tiếp
xúc đạt đến trạng thái chảy dẻo. Kim loại bị bứt ra dính lên mặt ren trục vít, tạo thành
các vấu, các vấu này cào xƣớc mặt răng bánh vít.
- Mòn răng bánh vít và ren trục vít, do vận tốc trƣợt rất lớn, nên tốc độ mòn cao. Vật
liệu của bánh vít có cơ tính thấp, bánh vít bị mòn nhiều hơn. Mòn làm yếu chân răng và
làm nhọn răng bánh vít. Mòn thƣờng xảy ra ở những bộ truyền có áp suất trung bình và
bôi trơn không đầy đủ.

165
- Biến dạng mặt răng, trên răng bánh vít có những chỗ lồi lõm, dạng răng bị thay đổi, bộ
truyền ăn khớp không tốt nữa. Dạng hỏng này thƣờng xuất hiện ở các bộ truyền có áp
suất trên mặt tiếp xúc lớn và vận tốc làm việc thấp.
- Gẫy răng bánh vít, một hoặc vài răng tách rời khỏi bánh vít. Gẫy răng là dạng hỏng
nguy hiểm.
Gẫy răng có thể do quá tải, hoặc do bị mỏi, khi ứng suất uốn trên tiết diện chân răng
vƣợt quá giá trị cho phép.
- Tróc rỗ mặt răng, trên mặt ren trục vít có những lỗ nhỏ và sâu, làm hỏng mặt răng, bộ
truyền làm việc không tốt nữa. Tróc rỗ thƣờng xảy ra ở những bộ truyền bánh vít làm
bằng đồng thanh có độ bền chống dính cao, ứng suất tiếp xúc nhỏ và đƣợc bôi trơn đầy
đủ.
- Nhiệt độ làm việc quá cao. Khi nhiệt độ vƣợt quá giá trị cho phép, sẽ làm giảm chất
lƣợng dầu bôi trơn. Làm thay đổi tính chất các mối ghép, có thể dẫn đến kẹt ổ. Làm các
trục dãn dài, có thể làm tăng tải trọng phụ.
- Trục vít bị uốn cong, do mất ổn định. Đối với những bộ truyền có trục vít mảnh, tỷ lệ
giữa khoảng cách l1 và đƣờng kính df1 quá lớn (l1/df1 > 25). Lực dọc trục Fa1 nén trục
vít, làm trục vít mất ổn định.
Để tránh các dạng hỏng nêu trên, ngƣời ta tính toán bộ truyền trục vít theo các chỉ
tiêu:
H  [H2] (10-1)
F2  [F2] (10-2)
lv  [] (10-3)
Fa1  [Fa] (10-4)
Trong đó
H là ứng suất tiếp xúc tại điểm nguy hiểm trên mặt răng,
[H2] là ứng suất tiếp xúc cho phép của mặt răng bánh vít.
F2 là ứng suất uốn tại điểm nguy hiểm trên tiết diện chân răng bánh vít,
[F2] là ứng suất uốn cho phép của răng bánh vít, tính theo sức bền mỏi.
lv là nhiệt độ làm việc của bộ truyền trục vít.
[] là nhiệt độ làm việc cho phép của bộ truyền.
[Fa] là lực dọc trục cho phép của trục vít.
Tính toán bộ truyền trục vít theo chỉ tiêu 10-1 đƣợc gọi là tính bộ truyền theo sức
bền tiếp xúc.
Tính theo chỉ tiêu 10-2, gọi là tính theo sức bền uốn.

166
Tính theo chỉ tiêu 10-3, gọi là tính theo điều kiện chịu nhiệt.
Tính theo chỉ tiêu 10-4, gọi là tính theo độ ổn định thân trục vít.
Nếu bộ truyền trục vít chịu tải trọng quá tải trong một thời gian ngắn, cần phải kiểm
tra theo sức bền tĩnh, gọi là kiểm tra bộ truyền theo tải trọng quá tải. Tính quá tải bộ
truyền trục vít theo chỉ tiêu quá tải:
Hqt  [H2qt]
F2qt  [F2qt]
10.2.2. Tính bộ truyền trục vít theo sức bền tiếp xúc
Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt răng
Ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt răng đƣợc xác định theo công thức Héc
qn .E
 H  0,418. (10-5)

Trong đó:
E là mô đun đàn hồi tƣơng đƣơng của vật liệu trục vít và bánh vít, MPa.
E = 2.E1.E2/(E1+E2)
E1, E2 là mô đun đàn hồi của vật liệu trục vít và bánh vít,
qn là cƣờng độ tải trọng trên đƣờng tiếp xúc của răng, N/mm,
Fn
qn  .K Hv .K H
lH
KHv là hệ số kể đến tải trọng động dùng để tính ứng suất tiếp xúc,
KH là hệ số kể đến phân bố tải không đều trên chiều dài răng,
lH là chiều dài tiếp xúc của các đôi răng. Lấy gần đúng lH  1,2.d1/cos,
 là bán kính cong tƣơng đƣơng của hai bề mặt tại điểm tiếp xúc,
 1 . 2

1   2
1 là bán kính cong của biên dạng ren trục vít, 1 = ,
2 là bán kính cong của điểm giữa răng bánh vít, có
2 = d2.sin/(2.cos).
Thay Fn = Ft2/(cos.cos), cùng các thông số khác vào công thức Héc. Sử dụng các
giá trị thông dụng, E1  2,15.105 MPa; E2  0,9.105 MPa;  = 200; và   100; ta có công
thức tính ứng suất tiếp xúc:
480 T2 .K Hv .K H
H  (10-6)
d2 d1

167
Kiểm tra bền bộ truyền trục vít theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền trục vít, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền trục vít có đủ sức bền tiếp xúc hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng tiếp xúc cho phép [H2] của bánh vít, bằng tra bảng, hoặc theo công
thức kinh nghiệm.
- Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên điểm nguy hiểm của mặt răng bánh vít, điểm
giữa răng nằm trên vòng tròn lăn, theo công thức (10-6).
- So sánh giá trị H và [H2], kết luận.
Nếu H > [H], bộ truyền không đủ sức bền tiếp xúc.
Nếu 1,5H > [H], bộ truyền quá dƣ bền, có tính kinh tế không cao.
Nếu H  [H], bộ truyền đủ sức bền tiếp xúc, có tính kinh tế cao.
Thiết kế bộ truyền trục vít theo sức bền tiếp xúc
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi bền của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc các bánh răng trong bộ truyền, tính khoảng cách trục.
Các bước thực hiện:
- Chọn vật liệu và cách nhiệt luyện cho trục vít, bánh vít. Xác định ứng suất cho phép
[H2].
- Tính ứng suất H theo công thức 10-6.
- Giả sử chỉ tiêu H  [H2] thỏa mãn, với các chú ý:
d1 = m.q; d2 = z2.m; và m = 2.aw/(q+z2).
Ta có công thức tính khoảng cách trục nhƣ sau:
2
 170  T2 .K Hv .K H
aw  ( z 2  q). 
3  (10-7)
.[
 2 H2 
z ] q

10.2.3. Tính bộ truyền trục vít theo sức bền uốn


Tính ứng suất uốn σF tại tiết diện chân răng bánh vít
Xác định chính xác ứng suất F2 trên chân răng bánh vít tƣơng đối phức tạp, vì chân
răng cong và tiết diện răng thay đổi dọc theo chiều dài răng. Ngƣời ta dùng cách tính
gần đúng, coi bánh vít nhƣ bánh răng nghiêng với góc nghiêng  = . Ứng suất F2

168
đƣợc tính theo công thức của bánh răng nghiêng. Với góc  thƣờng dùng bằng 100, ta có
công thức tính F2:
T2 .K Fv .K F
 F 2  1,4. .YF 2 (10-8)
d 2 .B2 .mn
Trong đó, mô đun pháp mn = m.cos ; hệ số dạng răng YF2 đƣợc tra theo x2 và số răng
tƣơng đƣơng z2tđ = z2/cos3. Có thể chọn giá trị của hệ số YF2 nhƣ sau:

Bảng 10-4: Giá trị của hệ số dạng răng bánh vít YF2 theo số răng ztđ [4, tr 99]

ztđ 28 30 32 35 37 40 45 50 60 80 100 150 180


YF2 1,8 1,76 1,71 1,64 1,61 1,55 1,48 1,45 1,40 1,34 1,30 1,27 1,24

Kiểm tra bền bộ truyền trục vít theo sức bền uốn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền trục vít, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền trục vít có đủ sức bền uốn hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định ứng suất cho phép của bánh vít [F2]. Giá trị của [F2] đƣợc tra bảng
theo vật liệu chế tạo bánh vít, số chu kỳ ứng suất, hoặc tính theo công thức kinh
nghiệm (Phần 10.2.7).
- Xác định hệ số dạng răng YF2 của bánh vít. Tra Bảng 9-6 theo số răng Z2tđ, hệ số
dịch dao x2. Với Z2tđ = là số răng tƣơng đƣơng của bánh vít.

- Tính ứng suất uốn trên tiết diện chân răng bánh vít F2, theo công thức (10-8).
- So sánh F2 với [F2], đƣa ra kết luận:
Nếu F2  [F2], bánh răng 2 đủ sức bền uốn.
Chú ý: Mô đun của răng bánh vít trên mặt phẳng chính đƣợc tính theo công thức
m = 2.aw/(q+z2),
Sau đó tính mô đun của răng trên mặt phẳng pháp tuyến mn = m/cos.
10.2.4. Tính bộ truyền trục vít theo điều kiện chịu nhiệt
Tính nhiệt độ làm việc của bộ truyền trục vít
Nhiệt lƣợng sinh ra trong bộ truyền trục vít rất lớn, do có trƣợt trên bề mặt tiếp xúc.
Toàn bộ công suất tổn hao sẽ biến thành nhiệt năng làm nóng bộ truyền. Sau khi làm
việc một thời gian (khoảng 20 phút đến 40 phút), nhiệt độ của bộ truyền trục vít ổn
định. Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ làm việc θlv, đƣợc tính theo phƣơng trình cân bằng
nhiệt lƣợng.

169
Ví dụ, đối với bộ truyền trục vít trong hộp giảm tốc, phƣơng trình cân bằng nhiệt
đƣợc viết nhƣ sau:
 = 1 + 2
Trong đó:
 là nhiệt lƣợng sinh ra trong một giờ, kCal/h,
 = 860.(1-).P1
1 là nhiệt lƣợng tỏa ra môi trƣờng xung quanh trong một giờ, kCal/h,
1 = At.Kt.(lv-0)
2 là nhiệt lƣợng tải ra bên ngoài qua thiết bị làm mát, kCal/h. Giá trị
của 2 đƣợc ghi trên thiết bị làm mát.
At là diện tích bề mặt thoát nhiệt ra môi trƣờng xung quanh, m2. Diện tích bề mặt
thoát nhiệt bao gồm diện tích các bề mặt tiếp xúc với không khí lƣu thông và 25% diện
tích các mặt giáp tƣờng, mặt đáy hộp.
Kt là hệ số tỏa nhiệt, kCal/(h.m2.0C). Có thể lấy Kt = 7,5  15 tùy theo tốc độ lƣu
thông của không khí.
0 là nhiệt độ môi trƣờng xung quanh. Có thể lấy 0 = 300C  400C.
Từ phƣơng trình trên, rút ra công thức:
860(1   ).P1   2
 lv   0 (10-9)
At .K t
Kiểm tra điều kiện chịu nhiệt của bộ truyền trục vít
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền trục vít, biết tải trọng tác dụng, hiệu suất truyền động η
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền trục vít có đủ điều kiện chịu nhiệt hay không. Nếu
không đủ, đề xuất biện pháp xử lý.
Các bước giải
- Xác định nhiệt độ cho phép []. Giá trị nhiệt độ cho phép [] đƣợc chọn theo loại
dầu bôi trơn bộ truyền, tính chất làm việc của bộ truyền. Bình thƣờng có thể lấy
trong khoảng 750C  900C.
- Tính nhiệt độ làm việc của bộ truyền lv, dùng công thức 10-9.
- So sánh lv và [], kết luận. Nếu lv  [], bộ truyền thỏa mãn điều kiện chịu nhiệt.
Nếu lv > [], thì phải tìm cách xử lý để bộ truyền thỏa mãn điều kiện chịu nhiệt.
- Các cách xử lý có thể dùng:
+ Nếu nhiệt độ chênh lệch không nhiều, có thể chọn lại chất bôi trơn để tăng giá trị
của [] lên.

170
+ Làm các cánh tản nhiệt để tăng diện tích tỏa nhiệt At.
+ Có thể dùng quạt gió, phun nƣớc để tăng giá trị hệ số tỏa nhiệt Kt.
+ Trƣờng hợp cần thiết, thì phải dùng thiết bị làm mát tải nhiệt ra ngoài, tăng giá trị
2 .
10.2.5. Tính trục vít theo điều kiện ổn định
Trục vít thƣờng đƣợc chế tạo liền trục, độ bền của trục sẽ đƣợc tính toán chính xác
theo hệ số an toàn (xem chƣơng Trục). Ở đây chỉ trình bày cách kiểm tra độ cứng của
trục theo cách tính một thanh chịu nén dọc trục. Thƣờng chỉ tiến hành kiểm tra đối với
các trục mảnh, có tích số µ.l1 > 7.df1, hay/df1 > 7 (Với µ là hệ số liên kết, dùng 2 gối đỡ
lấy µ = 1).
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền trục vít, biết tải trọng tác dụng
Kết luận: Kiểm tra xem trục vít có đủ điều kiện ổn đinh hay không. Nếu không đủ,
đề xuất biện pháp xử lý.
Các bước thưc hiện
- Tính lực nén dọc trục cho phép. Lực dọc trục cho phép [Fa] đƣợc xác định theo
công thức Ơle:
 2 .E . J
[ Fa ] 
S .( .l1 ) 2
Trong đó:
E là mô đun đàn hồi của vật liệu trục,
 .d 4f 1
J là mô men quán tính của tiết diện chân ren trục vít, J  .
64
S là hệ số an toàn về ổn định. Có thể lấy S = 2,5 4.
m là hệ số liên kết. Trục vít có hai gối đỡ, có thể lấy m = 1.
l1 là khoảng cách giữa hai gối đỡ trục vít.
- Tính lực nén dọc trục. Lực nén trục vít Fa1 đƣợc xác định theo công thức:
2.T2
Fa1  Ft 2 
d2
- So sánh giá trị lực Fa1 và lực [Fa], rút ra kết luận. Nếu Fa1  [Fa], trục vít đủ điều
kiện ổn định. Nếu Fa1 > [Fa], thì phải tìm cách xử lý.
- Cách xử lý.
+ Tìm cách rút ngắn khoảng cách l1 giữa hai ổ mang trục vít I.
+ Có thể tăng đƣờng kính chân răng trục vít df1.

171
10.2.6. Kiểm tra bộ truyền trục vít theo tải trọng quá tải
Nếu bộ truyền chịu tải trọng Tmax trong thời gian ngắn, ta xác định giá trị hệ số quá
tải Kqt = Tmax/T. Kiểm tra bộ truyền theo sức bền tĩnh, dựa vào các chỉ tiêu:
Hqt  [Hqt]
Fqt  [Fqt]
Trong đó, ứng suất tiếp xúc [Hqt] và ứng suất uốn [Fqt] quá tải cho phép đƣợc tính
theo công thức thực nghiệm.
Ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn quá tải sinh ra trong bộ truyền đƣợc tính theo
công thức:
 Hqt   H 2 . K qt ,  Fqt   F 2 .K qt
So sánh Hqt với [Hqt], Fqt với [Fqt], rút ra kết luận.
Nếu đồng thời thỏa nãm Hqt  [Hqt] và Fqt  [Fqt], bộ truyền đủ sức bền tĩnh.
10.2.7. Chọn vật liệu và ứng suất cho phép
Chọn vật liệu. Vật liệu chế tạo trục vít, bánh vít có thể chọn nhƣ sau:
- Khi truyền công suất nhỏ (dƣới 3kW), nên dùng trục vít Archimede hoặc Convolute
không mài. Trục vít đƣợc làm bằng thép C35, C45, C50, C35CrCu, tôi cải thiện có độ
rắn bề mặt dƣới 350 HB.
- Khi truyền công suất trung bình và lớn, ngƣời ta dùng trục vít thân khai có mài.
Thƣờng dùng loại thép C40Cr, 40CrNi, 12CrNi3Al, 20CrNi3Al, 30CrMnPbAl, tôi đạt
độ rắn bề mặt 45  50 HRC. Sau khi cắt ren, tôi bề mặt ren, sau đó mài ren và đánh
bóng. Trục vít tôi thƣờng dùng ăn khớp với bánh vít bằng đồng thanh.
- Bánh vít trong các bộ truyền kín có vận tốc trƣợt vtr  5 m/s, đƣợc làm bằng đồng
thanh không thiếc, nhƣ: BCuAl9Fe4, BCuAl10Fe4Ni4; hoặc đồng thau
LCu66Al6Fe3Mg2, LCu58Mg2Pb2.
Nếu vận tốc trƣợt trong khoảng 5  12 m/s, bánh vít đƣợc chế tạo bằng đồng thanh ít
thiếc, nhƣ: BCuSn6Zn6Pb3, BCuSn5Zn5Pb5.
Nếu vận tốc trƣợt lớn hơn nữa, có thể dùng đồng thanh nhiều thiếc, nhƣ: BCuSn10P1,
BCuSn10NiP.
- Trong các bộ truyền quay tay, hoặc công suất nhỏ, bánh vít đƣợc chế tạo bằng gang, ví
dụ nhƣ: GX10, GX15, GX18, GX20. Trƣờng hợp này dùng trục vít bằng thép C35,
C40, C45, tôi cải thiện đạt độ rắn 300 HB  350 HB.
Xác định ứng suất tiếp xúc cho phép.
Ứng suất tiếp xúc cho phép có thể chọn nhƣ sau [4, tr 96]
- Đối với các bánh vít bằng đồng thanh thiếc, có b < 300 MPa,

172
lấy [H] = (0,750,9).b.KNH , (10-10)

Trong đó KNH là hệ số mỏi ngắn hạn. KNH = , thƣờng lấy giá trị mũ của đƣờng

cong mỏi m = 8.
- Đối với các bánh vít bằng đồng thanh không thiếc, có b > 300 MPa,
lấy [H] = 250 MPa, khi vận tốc vtr = 0,5 m/s,
[H] = 210 MPa, khi vận tốc vtr = 2 m/s,
[H] = 160 MPa, khi vận tốc vtr = 4 m/s,
[H] = 120 MPa, khi vận tốc vtr = 6 m/s,
- Đối với bánh vít bằng gang,
lấy [H] = 120 MPa, khi vận tốc vtr = 0,5 m/s,
[H] = 110 MPa, khi vận tốc vtr = 1 m/s,
Xác định ứng suất uốn cho phép.
Ứng suất uốn cho phép có thể lấy nhƣ sau [4, tr 97]:
- Đối với bánh vít bằng đồng thanh,
quay một chiều, lấy [F] = (0,25.ch + 0,08.b).KNF (10-11)
quay hai chiều, lấy [F] = 0,16.b.KNF

KNF là hệ số giới hạn mỏi ngắn hạn . KNF = , thƣờng lấy giá trị m = 7.

- Đối với bánh vít bằng gang,


quay một chiều, lấy [F] = 0,12.bu
quay hai chiều, lấy lấy [F] = 0,075.bu
Ứng suất tiếp xúc và ứng suất uốn cho phép quá tải có thể chọn nhƣ sau [1, tr 206]:
Bánh vít bằng đồng thanh thiếc, lấy [Hqt] = 4.ch, [Fqt] = 0,8.ch,
Bánh vít bằng đồng thanh không thiếc, lấy [Hqt] = 4.ch, [Fqt] = 0,8.ch,
Bánh vít bằng gang, lấy [Hqt] = 1,5.[H2], [Fqt] = 0,6.b.
10.2.8. Trình tự thiết kế bộ truyền trục vít
Thiết kế bộ truyền trục vít có thể thực hiện theo trình tự sau:
1- Chọn vật liệu trục vít, cách nhiệt luyện. Dự đoán vận tốc trƣợt vtsb, chọn vật liệu bánh
vít. Chọn phƣơng pháp gia công, chọn cấp chính xác gia công. Vận tốc trƣợt sơ bộ có
thể lấy theo công thức kinh nghiệm sau: Vtsb = (3,7÷4,5).10-5.n1. . (10-12)
2- Xác định ứng suất cho phép [H2], [F2], nếu có tải trọng quá tải cần xác định thêm
[Hqt], [Fqt]. Xác định [Fa] và [].

173
Bảng 10-5: Cơ tính của một số vật liệu vành răng bánh vít [7, tr 185]

Cách đúc ζb, MPa ζch, E, HB vmax,


Vật liệu MPa 5
10 MPa m/s
Khuôn cát 200 120 0,75 80÷100
25
BCuSn10P Khuôn kim loại 260 150 1,0 100÷120
BCuSnNiP Đúc liên tục 290 170 0,98 100÷120 30
Khuôn cát 150÷220 80 0,93 60÷70
13
BCuSn6Zn3Pb3 Khuôn kim loại 200÷250 100 0,93 60÷70
Khuôn cát 180÷220 80 0,88 60÷70
10
BCuSn6Zn5Pb5 Khuôn kim loại 200÷250 100 0,88 60÷70
Khuôn cát 400 200 0,90 110÷140
10
BCuAl10Fe4 Khuôn kim loại 500 200 0,90 110÷140
Khuôn cát 600 400 0,98 170÷220
10
BCuAl10Fe4Ni4 Đúc liên tục 600 400 0,98 170÷220
LCuZn58Mn2Si2 Khuôn cát 320 140 0,9 160÷230
3
LCu58Mn2Si2 Khuôn cát 320 140 0,9 160÷230
GX15-32 Khuôn cát 150 320 1,0 170÷230
2
GX18-36 Khuôn cát 180 360 1,0 170÷230

3- Chọn số mối ren z1, tính số răng z2 = u.z1. Chọn hệ số đƣờng kính trục vít q theo tiêu
chuẩn. Tính góc nâng  = arctg(z1/q). Chọn giá trị sơ bộ của hiệu suất sb. Có thể chọn
sơ bộ hệ số q theo kinh nghiệm: qsb = (0,22÷0,3).z2. (10-13)
Hiệu suất sơ bộ chọn theo số răng z1 như sau:
Với z1 = 1, lấy  = (0,7÷0,75);
z1 = 2, lấy  = (0,76÷0,82);
z1 = 4, lấy  =0,83÷0,9).
4- Tính khoảng cách trục aw theo công thức 10-7. Tính mô đun của răng
m = 2.aw/(z2+q).
Lấy giá trị của m theo tiêu chuẩn. Tính mô đun pháp mn = m.cos.
5- Tính các kích thƣớc chủ yếu của bộ truyền:
Đƣờng kính vòng chia trục vít, d1 = m.q;
Đƣờng kính vòng chia bánh vít, d2 = m.z2;
Chiều rộng vành bánh vít B2 = 0,75.da1, khi z1 = 1 hoặc 2.
B2 = 0,67.da1, khi z1 = 4.
Chiều dài phần gia công ren của trục vít có thể lấy:

174
B1  (11+0,07.z2).m, khi z1 = 1 hoặc 2.
B1  (12,5+0,09.z2).m, khi z1 = 4.
6- Kiểm tra vận tốc trƣợt vtr, kiểm tra giá trị hiệu suất . Nếu sai khác so với giá trị sơ
bộ ban đầu quá 5%, thì phải chọn lại giá trị vsb, hoặc chọn lại sb và tính lại.
m.n1
 q2
2
Vận tốc trƣợt đƣợc tính theo công thức: vt = z 1
(10-14)
19100
tan( )
Hiệu suất tính theo công thức:  = (0,90,95) (10-15)
tan(   '' )
Trong đó: ’ là góc ma sát tƣơng đƣơng.
Có thể lấy giá trị của ρ' như sau:
Với v1 = 0,1 ÷ 0,5 m/s lấy ' = 60  40.
vt = 0,5 ÷ 1 m/s lấy ' = 40  30.
vt = 1 ÷ 3 m/s lấy '= 30  20.
vt = 3 ÷ 10 m/s lấy ' = 20  1,50.
7- Kiểm tra sức bền uốn của bánh vít. Nếu không thỏa mãn, phải điều chỉnh kích thƣớc
của bộ truyền.
8- Kiểm tra điều kiện ổn định của trục vít. Nếu không thỏa mãn, phải điều chỉnh kích
thƣớc của bộ truyền.
9- Kiểm tra điều kiện chịu nhiệt của bộ truyền. Nếu không thỏa mãn, phải tìm cách xử
lý.
10- Vẽ kết cấu của trục vít, bánh vít.
11- Tính lực tác dụng lên trục và ổ.

10.3. ĐÁNH GIÁ BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT


10.3.1. Ưu điểm của bộ truyền trục vít
- Bộ truyền trục vít có kích thƣớc nhỏ gọn hơn so với các bộ truyền khác, khi thực
hiện cùng một tỷ số truyền.
- Một bộ truyền trục vít có thể thực hiện đƣợc tỷ số truyền rất lớn.
- Bộ truyền làm việc êm, không gây tiếng ồn.
- Bộ truyền có khả năng tự hãm (chuyển động không truyền ngƣợc từ bánh vít đến
trục vít).
10.3.2. Nhược điểm của bộ truyền trục vít
- Bộ truyền trục vít gia công phức tạp, cần sử dụng vật liệu đắt tiền. Giá thành rất
cao.

175
- Bộ truyền làm việc có trƣợt nhiều, hiệu suất truyền động rất thấp.
- Nhiệt độ làm việc của bộ truyền cao, làm nóng các chi tiết lân cận.
10.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền trục vít
- Bộ truyền trục vít đƣợc dùng trong các cơ cấu nâng. Đƣợc dùng khi cần thực
hiện một tỷ số truyền lớn, yêu cầu kích thƣớc nhỏ gọn.
- Bộ truyền trục vít thƣờng dùng truyền tải trọng nhỏ đến trung bình. Tải trọng lớn
nhất nên dùng không quá 60 kW.
- Bộ truyền có thể làm việc với vận tốc nhỏ và trung bình, không nên cho bộ
truyền làm việc với vận tốc lớn.
- Tỷ số truyền thƣờng dùng từ 10 đến 60. Tỷ số truyền tối đa cho một bộ truyền
thông dụng không nên quá 100.
- Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,7 (khi z1 = 1) đến 0,92 (khi z1 = 4).

10.4. VÍ DỤ TÍNH BỘ TRUYỀN TRỤC VÍT


Đầu đề thiết kế
Giả thiết: Cho bộ truyền trục vít - bánh vít, truyền động công suất P = 8,0 kW, số
vòng quay của trục dẫn n1= 480 vg/ph, số vòng quay trục bị dẫn n2 = 24 vg/ph, bộ
truyền làm việc một chiều, tuổi thọ của bộ truyền tb = 16.800 giờ. Tải trọng va đập nhẹ.
Kết luận: Tính kích thƣớc của trục vít, bánh vít, khoảng cách trục của bộ truyền.
Các bước giải bài toán:
1. Chọn vật liệu

Dự kiến vận tốc trƣợt sơ bộ, Vtsb = (3,7÷4,5).10-4.480. = 2,6÷3,2 (m/s).


Chọn vật liệu làm bánh vít là đồng thanh thiếc BCuSn10P, đúc trong khuôn kim loại.
Theo Bảng 10-5 có ζb = 260 MPa, ζch = 150 MPa.
Chọn vật liệu làm trục vít là thép C45 tôi bề mặt đạt HRC = 45  50. Chọn cấp chính
xác gia công bánh vít là cấp 8.
2. Định ứng suất cho phép
Với HB < 300, lấy ứng suất tiếp xúc cho phép:
[H2] = (0,750,9).b.KNH
Trong đó : KHN = 8 107 / N H , hệ số mỏi ngắn hạn. Với NH0 = 107.
NH là số chu kỳ ứng suất tiếp xúc của răng bánh vít, tính NH = 16.800×60×24 =
2,4.107 > NH0. Nhƣ vậy, lấy KHN = 1.
[ζH2] = 0,8×260×1 = 208 (MPa)
Đối với vật liệu đồng thanh, lấy

176
[F2] = (0,25.ch + 0,08.b).KNF.
Có NF = NH = 2,4.107 > NF0 = 106. Lấy KFN = 1
Thay số vào, ta có [F2] = (0,25×150 + 0,08×260)×1 = 58,3 (MPa).
3. Sơ bộ chọn số mối ren z1 = 2,
Chọn tính số răng z2 = u.z1 = 20×2 = 40. Với u = 480/24= 20.
Chọn hệ số đƣờng kính trục vít q = (0,22÷0,3).z2 = (0,22÷0,3).40 = 8,8÷12;
lấy q = 10. Tính góc nâng  = = arctg(2/10) = 11,310 .
Với Z1 = 2 chọn sơ bộ ηsb = 0,8
Tính công suất trên bánh vít :
P2 = η.P1= 0,8.8,0 = 6,4 (kW)
Định sơ bộ KHvsb = 1,25 (Bảng 10-3); KHβsb = 1,1
4. Tính khoảng cách trục aw
2
 170  T2 .K Hv .K H
aw  ( z 2  q).3  
 z2 .[ H 2 ]  q
2
 170  2521389.1,25.1,1
aw  (40  10) 3  .  263,4 (mm)
 208.40  10
Với mô men xoắn trên trục II, T2 = 9,55.106.6,4/24 = 2521389 (Nmm)
Tính mô đun m theo công thức:
m = 2.aw/(z2+q) = 2.263,4.(40+10) = 10,53 (mm)
Theo tiêu chuẩn (Bảng 10-1), lấy m = 12 mm
5- Tính các kích thước chủ yếu của bộ truyền:
Đƣờng kính vòng chia trục vít, d1 = m.q = 12×10 = 120 mm;
Đƣờng kính vòng chia bánh vít, d2 = m.z2 = 12×40 = 480 mm;
Chiều rộng vành bánh vít, với z1 = 2, lấy
B2 = 0,75.da1 = 0,75×(120+2×1,0×12) = 144 mm.
Chiều dài phần gia công ren của trục vít, với z1 = 2, lấy:
B1 = (11+0,07.z2).m = (11+0,07×40)×12 = 165,6 mm .
6- Kiểm tra vận tốc trượt vtr, kiểm tra giá trị hiệu suất 
Vận tốc trƣợt theo công thức 10-14:
m.n1 12.480 2
Vt = Z12  q 2  2  10 2  3,07 (m / s )
19100 19100

177
Nhƣ vậy, vận tốc trƣợt không khác nhiều với giá trị chọn sơ bộ.
Hiệu suất truyền động tính theo công thức 10-15:
tan( )
 = (0,90,95) ;
tan(   ' )
Với vt = 3,07 m/s, lấy góc ma sát tƣơng đƣơng ρ' = 3°00
Thay số vào ta có

tan 11,310
  (0,90  0,95)  0,76  0,80
 
tan 11,310  2 0 0
Hiệu suất cũng không sai khác nhiều so với giá trị sơ bộ.
Vì hiệu suất dự đoán và hiệu suất tính toán không sai khác nhau nhiều, nên ta không
cần tính lại công suất P2
Với Vt = 3,07 m/s, chế tạo bộ truyền với cấp chính xác cấp 8 (Bảng 3-2). Nhƣ vậy
giá trị hệ số tải trọng KHv và KHβ cũng không khác với giá trị đã chọn sơ bộ.
7. Kiểm tra sức bền uốn của răng bánh vít
Tính số răng tƣơng đƣơng của bánh vít
Z2 40
Ztd =   42,5
cos  cos 11,310
3 3

Tra bảng 10-4, với z = 42,5 răng, có hệ số dạng răng YF2 = 1,52.
Tính ứng suất uốn ζF2
T2 K Fv K F YF 2 2521389.1,25.1,1.1,52
 F2    28,04 ( MPa)
d w 2 .B2 .m 120.130,5.12
Nhƣ vậy, ζF2 < [ζF2] = 58,3 MPa, bộ truyền đủ sức bền uốn.
8- Kiểm tra điều kiện ổn định của trục vít.
Với các kích thƣớc: df1 = d1 - 2.1,25.m = 120 - 2,5.12 = 90 mm. Thông thƣờng lấy
chiều dài chịu nén của trục vít l ≤ 3.B1 = 3×165,6 = 496 mm. Tỷ lệ l/d = 414/90 =
5,52 < 7, trục vít rất cứng vững, đủ điều kiện ổn định.
Đáp số
9- Các kích thước chủ yếu của bộ truyền
- Môđun: m = 12 mm
- Số mối ren trên trục vít Z1 = 2
- Số răng trên bánh vít Z2 = 42
- Hệ số đƣờng kính q = 10
- Góc ăn khớp : α = 20 °

178
- Khoảng cách trục aw = 263,4 mm
- Đƣờng kính vòng chia của trục vít :
d1 = 120 mm
- Đƣờng kính vòng đỉnh của trục vít :
da1= 144 mm
- Đƣờng kính vòng chia (vòng lăn) của bánh vít:
d2 = 480 mm
- Chiều rộng bánh vít :
B2 = 144 mm
10- Tính lực tác dụng lên trục và ổ.
Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền trục vít gồm: lực vòng, lực hƣớng tâm,
lực dọc trục.
- Lực vòng Ft1 trên trục vít có trị số bằng lực dọc trục Fa2 trên bánh vít
2  T1
Ft1  Fa 2 
d1
T1 : mô men xoắn trên trục vít.
T1 = 9,55.106.P1/n1 = 9,55.106.8,0/480 = 159167 (Nmm)
Ft1 = Fa2 = 2×159167/120 = 2652,8 (N)
- Lực vòng Ft2 trên bánh vít bằng lực dọc trục Fa1 trên trục vít
2  T2
Ft 2  Fa1  ; T2 : momen xoắn trên bánh vít, T2 = 2521389 Nmm
d2
Ft2 = Fa1 = 2×2521389/480 = 10505,8 (N)
- Lực hƣớng tâm Fr1 trên trục vít bằng lực hƣớng tâm Fr2 trên bánh vít
Fr1 = Fr2 = Ft2tg = 10505,8.tg200 = 3823,8 (N).

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả bộ truyền bánh răng, phân loại? Cách chọn cấp chính xác chế tạo bánh răng?
2. Trình bày thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng?
3. Trình bày thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng?
Bánh răng nón răng thẳng?
4. Trình bày các dạng hỏng và chỉ tiêu tính toán bộ truyền bánh răng?
5. Trình bày về tải trọng và ứng suất trong bộ truyền bánh răng?
6. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền tiếp
xúc?

179
7. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng theo sức bền sức bền
uốn?
8. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng trụ răng nghiêng?
9. Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bánh răng nón?
10. Phân tích lực tác dụng lên răng, lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền bánh
răng trụ, bánh răng nón?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lƣờng kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[6] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[7] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[8] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[9] PGS. Hà Văn Vui, Nguyễn Chí Sáng, Phan Đăng Phong; Sổ tay Thiết kế cơ khí,
Tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[10] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[11] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh; 2005.
[12] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[13] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[14] phanmemkythuat.com

180
Chương 11

BỘ TRUYỀN ĐAI

11.1. Giới thiệu bộ truyền đai


11.1.1. Mô tả bộ truyền đai
- Bộ truyền đai thƣờng dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song và
quay cùng chiều (Hình 11-1), trong một số trƣờng hợp có thể truyền chuyển động
giữa các trục song song quay ngƣợc chiều - truyền động đai chéo, hoặc truyền
chuyển động giữa hai trục chéo nhau - truyền động đai nửa chéo (Hình 11-2).

n1

2F0 n2 2F0
1

d1
2

d2
1

a 2

Hình 11-1: Bộ truyền đai thông thường

Hình 11-2: Bộ truyền đai chéo và nửa chéo

- Bộ truyền đai có 4 bộ phận chính:

181
+ Bánh đai dẫn số 1, có đƣờng kính d1, đƣợc lắp trên trục dẫn I, quay với số vòng
quay n1, công suất truyền động P1, mô men xoắn trên trục T1.
+ Bánh đai bị dẫn số 2, có đƣờng kính d2, đƣợc lắp trên trục bị dẫn II, quay với số
vòng quay n2, công suất
truyền động P2, mô men
xoắn trên trục T2.
+ Dây đai 3, mắc vòng
qua hai bánh đai.
+ Bộ phận căng đai, tạo G
lực căng ban đầu 2F0 kéo
căng hai nhánh đai. Để tạo
lực căng F0, có thể dùng a) b)
trọng lƣợng động cơ (Hình
Hình 11-3: Bộ phận căng đai
11-3, a), dùng vít đẩy
(Hình 11-3, b), hoặc dùng
bánh căng đai.
- Cách làm việc của bộ truyền đai: dây đai mắc căng trên hai bánh đai, trên bề mặt
tiếp xúc của dây đai và bánh đai có áp suất, có lực ma sát Fms. Lực ma sát cản trở
chuyển động trƣợt tƣơng đối giữa dây đai và bánh đai. Do đó, khi bánh dẫn quay
sẽ kéo dây đai chuyển động và dây đai kéo bánh bị dẫn quay. Nhƣ vậy chuyển
động đã đƣợc truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn nhờ lực ma sát giữa dây đai và
các bánh đai.
11.1.2. Phân loại bộ truyền đai
Tùy theo hình dạng của dây đai, bộ truyền đai đƣợc chia thành các loại:
- Đai dẹt, hay còn gọi là đai phẳng. Tiết diện đai là hình chữ nhật hẹp, bánh đai
hình trụ tròn, đƣờng sinh thẳng hoặc hình tang trống, bề b
h

mặt làm việc là mặt rộng của đai (Hình 11- 4).
Kích thƣớc b và h của tiết diện đai đƣợc tiêu chuẩn hóa. Giá
trị chiều dày h của loại đai thông dụng thƣờng dùng là 3 ; 4;
5 ; 6 ; 7,5 mm. Giá trị chiều rộng b thƣờng dung [1, tr 21]
d

20 ; 25 ; (30) ; 32 40 ; 50 ; (60) ; 63 ; (70) ; 71 ; (75) ; 80 ;


B
90 ; 100 ; 125 ; 140 ; 180 ; 200; 224 ; 250 .... mm.
Vật liệu chế tạo đai dẹt là: da, sợi bông, sợi len, sợi tổng Hình 11-4: Bộ
truyền đai dẹt
hợp, vải cao su. Trong đó đai vải cao su đƣợc dùng rộng rãi
nhất.

182
Đai vải cao su gồm nhiều lớp vải bông và cao su sunfua hóa. Các lớp vải chụi tải
trọng, cao su dùng để liên kết, bảo vệ các lớp vải và tăng hệ số ma sát với bánh đai.
Đai vải cao su đƣợc chế tạo thành cuộn, ngƣời thiết kế cắt đủ chiều dài cần thiết và
nối thành vòng kín. Đai đƣợc nối bằng cách may, hoặc dùng bu lông kẹp chặt.
Đai sợi tổng hợp đƣợc chế tạo thành vòng kín, do đó chiều dài của đai cũng đƣợc
tiêu chuẩn hóa.
- Đai thang, tiết diện đai hình thang, bánh đai có rãnh hình thang, thƣờng dùng
nhiều dây đai trong một bộ truyền (Hình III-2).
Vật liệu chế tạo đai thang là vải cao su. Gồm lớp sợi xếp hoặc lớp sợi bện chịu kéo,
lớp vải bọc quanh phía ngoài đai, lớp cao su chịu nén và tăng ma sát. Đai thang làm
việc theo hai mặt bên.
Hình dạng và diện tích tiết diện đai thang đƣợc tiêu chuẩn hóa. TCVN 2332-78 quy
định 7 loại đai thang thƣờng Z, A, B, C, D, E, F. TCVN 3210-79 quy định 4 loại đai
thang hẹp SPZ, SPA, SPB, SPC (Đai thang thường có tỷ lệ b/h = 1,4; Đai thang hẹp
có tỷ lệ b/h = 1,05÷1,1).

Bảng 11-1: Kích thước cơ bản của đai thang [6, tr 52]

Diện Chiều Đƣờng Diện Chiều Đƣờng


Ký Chiều dài Ký Chiều dài
tích cao kính d1 tích cao kính d1
hiệu đai (mm) hiệu đai (mm)
mm2 mm (mm) mm2 mm (mm)
Z 47 7 400÷2500 70÷140 E 692 23,5 4500÷18000 500÷1000
A 81 8 560÷4000 100÷200 F 1170 30 6300÷18000 800÷1600
B 138 10,5 800÷6300 140÷280 SPZ 56 8 630÷3350 63÷100
C 230 13,5 1800÷10600 200÷400 SPA 95 10 800÷4500 90÷140
D 476 19 3150÷15000 315÷630 SPB 158 13 12500÷8000 140÷224
SPC 325 18 2000÷12500 224÷555
Kích thƣớc tiêu chuẩn của đƣờng kính bánh đai d: 50 , 55 , 63 , 71 , 80 , 90 , 100 , 112 , 125 , 140
160 180 , 200 , 224 , 250 , 280 , 315 , 355, 400, 450, 500, 560, 630, 710, 800, 900, 1000
Kích thƣớc tiêu chuẩn của chiều dài đai thang: 400, 450, 500, 560, 630, 710, 800, 900,
1000, 1120, 1250, 1400, 1600, 1800, 2000, 2240, 2500, 2800, 3150, 3550, 4000, (5000),
5600, 6300, 7100, 8000, 9000, 10000, 11200, 12500, 14000, 16000, 18000,... mm.

Đai thang đƣợc chế tạo


thành vòng kín (Hình 11-5)
[13], chiều dài đai cũng
đƣợc tiêu chuẩn hóa.
- Đai tròn, tiết diện đai
hình tròn, bánh đai có Hình 11-5: Dây đai thang

183
rãnh hình tròn tƣơng ứng chứa dây đai. Đai tròn thƣờng dùng để truyền công suất
nhỏ.
- Đai hình lƣợc, là trƣờng hợp đặc biệt của bộ truyền đai thang. Các đai đƣợc làm
liền nhau nhƣ răng lƣợc. Mỗi răng
làm việc nhƣ một đai thang. Số răng
thƣờng dùng 220, tối đa là 50
răng. Tiết diện răng đƣợc tiêu chuẩn
hóa.
Đai hình lƣợc cũng chế tạo thành
vòng kín, trị số tiêu chuẩn của chiều
dài tƣơng tự nhƣ đai thang.
- Đai răng là một dạng biến thể
của bộ truyền đai. Dây đai có hình
dạng gần giống nhƣ thanh răng
Hình 11-6: Dây đai răng
(Hình 11-6) [12], bánh đai có răng
gần giống nhƣ bánh răng. Bộ truyền đai răng làm việc theo nguyên tắc ăn khớp là
chính, ma sát là phụ, lực căng trên đai khá nhỏ.
Cấu tạo của đai răng bao gồm các sợi thép bện chịu tải, nền và răng bằng cao su
hoặc chất dẻo.
Thông số cơ bản của đai răng là mô đun m, mô đun đƣợc tiêu chuẩn hóa, giá trị tiêu
chuẩn của m: 1 ; 1,5 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 7 ; 10 mm. Dây đai răng đƣợc chế tạo thành vòng
kín. Giá trị tiêu chuẩn của chiều dài đai tƣơng tự nhƣ đai hình thang.
Trên thực tế, bộ truyền đai dẹt và đai thang đƣợc dùng nhiều hơn cả. Vì vậy, trong
chƣơng này chủ yếu trình bày bộ truyền đai dẹt và đai thang.
11.1.3. Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền đai
- Đƣờng kính tính toán của bánh đai dẫn d1, của bánh bị dẫn d2; mm. Là đƣờng
kính của vòng tròn đi qua lớp trung hòa của dây đai. Lớp trung hoà của đai là lớp
không bị kéo, không bị nén khi dây đai vòng qua các bánh đai. d2 = d1.u.(1-); với ξ
là hệ số trƣợt.
- Khoảng cách trục a, là khoảng cách giữa tâm bánh đai dẫn và bánh bị dẫn; mm.
- Góc giữa hai nhánh dây đai ; độ.
- Góc ôm của dây đai trên bánh dẫn 1, trên bánh bị dẫn 2; độ.
1 = 1800 -  ; 2 = 1800 +  ;   570.(d2 -d1) / a (11-1)
- Chiều dài dây đai L; mm. Đƣợc đo theo lớp trung hòa của dây đai. Quan hệ giữa
chiều dài dây đai và khoảng cách trục a đƣợc xác định nhƣ sau:

184
 (d 2  d1 ) (d 2  d1 ) 2
L  2a   (11-2)
2 4a

a
1
 L   (d 2  d1 )   L
 (d 2  d1 )
2  2(d 2  d1 ) 2  (11-3)
4 2 2
- Số dây đai trong bộ truyền đai hình thang, z.
- Diện tích tiết diện mặt cắt ngang của dây đai A; mm2 .
Đối với đai dẹt, A = b  h . Với b là chiều rộng, h là chiều cao của tiết diện (Hình 11-4).
Đối với đai thang, A = A0  z. Với A0 là diện tích tiết diện của một dây đai.
- Chiều rộng bánh đai B1, B2. Thông thƣờng B1 = B2 bằng chiều rộng tính toán B.
Đối với bánh đai dẹt, lấy B = 1,1.b + (1015) mm.
Đối với bánh đai thang, lấy B = (z - 1).pđ + 2.e mm.
11.1.4. Lực tác dụng trong bộ truyền đai
- Khi chƣa làm việc, dây đai đƣợc kéo căng bởi lực ban đầu F0.
- Khi trục I chịu mô men xoắn T1 và trục II chịu mô men T2, xuất hiện lực vòng Ft,
làm một nhanh đai căng thêm (gọi là nhánh căng) và một bánh bớt căng đi (gọi là nhánh
không căng).
Lúc này lực căng trên nhánh căng Fc = F0 + Ft /2,
lực căng trên nhánh không căng Fkh = F0 - Ft /2.
- Khi các bánh đai quay, dây đai bị ly tâm tách xa khỏi bánh đai. Trên các nhánh đai
chịu thêm lực căng Fv = qm.v2.α, với qm là khối lƣợng của 1 mét đai, v là vận tốc của đai,
α là góc ôm. Lực Fv còn có tác hại làm giảm lực ma sát giữa dây đai và các bánh đai.
Lúc này trên nhánh đai căng có lực Fc = F0 + Ft /2 + Fv ,
trên nhánh đai không căng có lực Fkh = F0 - Ft /2 + Fv
- Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền đai là lực hƣớng tâm Fr, có phƣơng vuông
góc với đƣờng trục bánh đai, có chiều kéo hai bánh đai lại gần nhau. Giá trị của Fr đƣợc
tính nhƣ sau: Fr = 2.F0.cos(/2) (11-4)
11.1.5. Ứng suất trong dây đai
- Dƣới tác dụng của lực căng Fc, trên nhánh đai căng có ứng suất c = Fc /A.
- Trên nhánh đai không căng có kh = Fkh /A. Đƣơng nhiên kh < c.
- Ngoài ra, khi dây đai vòng qua bánh đai 1, nó bị uốn, trong đai có ứng suất uốn u1 =
E.h/d1. Trong đó E là mô đun đàn hồi của vật liệu đai.
- Tƣơng tự, khi dây đai vòng qua bánh đai 2, trong đai có u2 = E.h/d2. Ta nhận thấy
u2 < u1.

185
Sơ đồ phân bố ứng suất trong dây đai, dọc theo chiều dài của đai đƣợc trình bày trên
Hình 11-7.
Quan sát sơ đồ ứng suất trong đai, ta có nhận xét:
- Khi bộ truyền làm việc, ứng suất tại một tiết diện của đai sẽ thay đổi từ giá trị min =
kh đến giá trị max = c + u1. Nhƣ vậy dây đai sẽ bị hỏng do mỏi.
- Khi dây đai chạy đủ một vòng, ứng suất tại mỗi tiết diện của đai thay đổi 4 lần.
Muốn hạn chế số chu kỳ ứng suất trong đai, cần khống chế số vòng chạy của đai
trong một dây.

c u2

u1
n2
n1

kh

Hình 11-7: Sự phân bố ứng suất trong dây đai

- Để cho u1 và u2 không quá lớn, chúng ta nên chọn tỷ lệ d1/h = 30  40.
11.1.6. Sự trượt trong bộ truyền đai
Thí nghiệm trượt của đai C
Trên Hình 11-8 trình bày thí nghiệm trƣợt của
dây đai trên bánh đai.
A B
Trọng lƣợng G0 của hai vật nặng tƣơng đƣơng
với lực căng ban đầu F0.
Dây đai dãn đều và tiếp xúc với bánh đai trên
cung AB (Bánh đai đƣợc giữ cố định).
Đánh dấu vị trí tƣơng đối giữa dây đai và bánh G0 G0
đai, bằng vạch màu. G1
Treo thêm vật nặng G1 vào nhánh trái của dây
đai, nhánh trái sẽ bị dãn dài thêm một đoạn. Các Hình 11-8: Thí nghiệm về
vạch màu giữa dây đai và bánh đai trên cung AC trượt của đai
bị lệch nhau. Dây đai đã trƣợt trên bánh đai.
Hiện tƣợng trƣợt này do dây đai biến dạng đàn hồi gây nên. Đƣợc gọi là hiện tƣợng
trƣợt đàn hồi của dây đai trên bánh đai. Dây đai càng mềm, dãn nhiều, trƣợt càng lớn.

186
Cung AC gọi là cung trƣợt, cung CB không có hiện tƣợng trƣợt gọi là cung tĩnh. Lực
Fms trên cung AC vừa đủ cân bằng với trọng lƣợng G1 của vật nặng.
Ta tăng dần giá trị của G1 lên, thì điểm C tiến dần đến điểm B. Khi điểm C trùng với
điểm B, lúc đó Fms trên cung AB = G1, đây là trạng thái tới hạn của dây đai, G1 gọi là tải
trọng giới hạn.
Tiếp tục tăng G1, dây đai sẽ chuyển động về phía bên trái, trƣợt trên bánh đai. Đây là
hiện tƣợng trƣợt trơn. Lúc này lực ma sát Fms trên bề mặt tiếp xúc giữa dây đai và bánh
đai không đủ lớn để giữ dây đai. Fms < G1.
Ta giảm giá trị G1, sao cho Fms trên cung AB lớn hơn G1 (Không có trƣợt trơn). Quay
bánh đai theo chiều kim đồng hồ và ngƣợc lại. Quan sát các vạch màu, ta nhận thấy
cung trƣợt luôn nằm ở phía nhánh đai đi ra khỏi bánh đai.
Trượt trong bộ truyền đai:
Cho bộ truyền đai làm việc, trục I chịu tải trọng T1, với số vòng quay n1. Lúc này lực
tác dụng trên nhánh căng và nhánh không căng lệch nhau một lƣợng Ft = 2T1 / d1. Lực
Fkh trên nhánh không căng tƣơng đƣơng với trọng lƣợng G0 trên thí nghiệm, còn Ft
tƣơng đƣơng với G1.
Trên bánh đai dẫn 1 cung trƣợt nằm về phía nhánh đai không căng, cung tĩnh nằm ở
phía nhánh đai căng. Trên bánh đai bị dẫn 2 cung trƣợt nằm ở phía nhánh đai căng.
Khi Fms1 và Fms2 lớn hơn lực Ft, lúc đó trong bộ truyền đai chỉ có trƣợt đàn hồi.
Khi Fms1 hoặc Fms2 nhỏ hơn Ft, trong bộ truyền đai có hiện tƣợng trƣợt trơn hoàn
toàn. Các bộ truyền đai thƣờng dùng có u > 1, nên Fms1 < Fms2. Khi xảy ra trƣợt trơn,
thƣờng bánh đai 1 quay, bánh đai 2 và dây đai đứng yên.
Khi bộ truyền ở trạng thái tới hạn, Fms1  Ft, do lực Fms1 dao động phụ thuộc vào hệ
số ma sát trên bề mặt tiếp xúc, nên có lúc Fms1< Ft, có lúc Fms1> Ft. Những khoảng thời
gian Fms1< Ft trong bộ truyền đai có trƣợt trơn, trong phần thời gian còn lại bộ truyền
chỉ có trƣợt đàn hồi. Tình trạng nhƣ thế gọi là trƣợt trơn từng phần.
11.1.7. Đường cong trượt và đường cong hiệu suất
Để nghiên cứu ảnh hƣởng của sự trƣợt trong bộ truyền đai đến hiệu suất truyền động
và mất vận tốc của bánh đai bị dẫn, ngƣời ta tiến hành các thí nghiệm, xây dựng đƣờng
cong biểu diễn quan hệ giữa hệ số trƣợt , hiệu suất  với hệ số kéo θ.
Với ξ = (v1-v2)/v1 ; η = P2/P1 ; φ = Ft/(2.F0)
Đồ thị của hàm số (θ) trong hệ tọa độ vuông góc Oθ gọi là đƣờng cong trƣợt.
Đồ thị của hàm số (θ) trong hệ toạ độ vuông góc Oθ gọi là đƣờng cong hiệu suất
(Hình 11-9).
Quan sát đƣờng cong trƣợt và đƣờng cong hiệu suất trên Hình 11-9 [1, tr 31] ta nhận
thấy:

187
+ Khi hệ số kéo thay đổi từ 0 đến θ0, lúc này trong bộ truyền chỉ có trƣợt đàn hồi,
hệ số trƣợt  tăng,
đồng thời hiệu  
suất  cũng tăng.
+ Khi θ biến thiên
từ θ0 đến θmax hệ 0,8 0,8
số trƣợt tăng 
nhanh, lúc này 0,6 0,6
trong bộ truyền
đai có trƣợt trơn 0,4
0,4
từng phần, hiệu
suất của bộ truyền 0,2
0,2
giảm rất nhanh. 
+ Khi θ = θmax bộ
0 
truyền trƣợt trơn 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 θmax
hoàn toàn, hiệu θ0
suất về 0, còn hệ
Hình 11-9: Đường cong trượt và đường cong hiệu suất
số trƣợt bằng 1.
+ Tại giá trị θ = θ0 bộ truyền có hiệu suất cao nhất, mà vẫn chƣa xuất hiện hiện
tƣợng trƣợt trơn. Lúc này bộ truyền đã sử dụng hết khả năng kéo. Đây là trạng thái
làm việc tốt nhất của bộ truyền. Giá trị θ0 gọi là hệ số kéo tới hạn của bộ truyền.
+ Khi tính thiết kế bộ truyền đai, cố gắng để bộ truyền làm việc trong vùng bên trái
sát với đƣờng θ = θ0.
+ Do có trƣợt nên số vòng quay n2 của trục bị dẫn dao động, tỷ số truyền u của bộ
truyền cũng không ổn định.
d2 n1 .d1 (1   )
u , n2 
d1 (1   ) d2
Đối với bộ truyền đai dẹt, có thể lấy ξ = 0,02; bộ truyền đai thang ξ = 0,01.

11.1. TÍNH BỘ TRUYỀN ĐAI


11.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền đai và chỉ tiêu tính toán
Trong quá trình làm việc bộ truyền đai có thể bị hỏng ở các dạng sau:
- Trƣợt trơn, bánh đai dẫn quay, bánh bị dẫn và dây đai dừng lại, dây đai bị mòn cục
bộ.
- Đứt dây đai, dây đai bị tách rời ra không làm việc đƣợc nữa, có thể gây nguy hiểm
cho ngƣời và thiết bị xung quanh. Đai thƣờng bị đứt do mỏi.

188
- Mòn dây đai, do có trƣợt đàn hồi, trƣợt trơn từng phần, nên dây đai bị mòn rất
nhanh. Một lớp vật liệu trên mặt đai mất đi, làm giảm ma sát, dẫn đến trƣợt trơn.
Làm giảm tiết diện đai, dẫn đến đứt đai.
- Dão dây đai, sau một thời gian dài chịu kéo, dây đai bị biến dạng dƣ, dãn dài
thêm một đoạn. Làm giảm lực căng, tăng sự trƣợt. Làm giảm tiết diện đai, đai dễ bị
đứt.
- Mòn và vỡ bánh đai, bánh đai mòn chậm hơn dây đai. Khi bánh đai mòn quá giá
trị cho phép, bộ truyền làm việc không tốt nữa. Bánh đai làm bằng vật liệu giòn, có
thể bị vỡ do va đập và rung động trong quá trình làm việc.
Để hạn chế các dạng hỏng kể trên, bộ truyền đai cần đƣợc tính toán thiết kế hoặc
kiểm tra bền theo các chỉ tiêu sau:
t  [t] (11-5)
U  [U] (11-6)
θ  θ0
0  [0] (11-7)
Trong đó:
t là ứng suất có ích trong đai, do lực Ft gây nên,
[t] là ứng suất có ích cho phép của dây đai,
U là số vòng chạy của đai trong một giây,
[U] là số vòng chạy cho phép của đai trong một giây,
θ0 là hệ số kéo tới hạn của bộ truyền đai.
0 là ứng suất ban đầu trong đai, do lực căng ban đầu F0 gây nên,
[0] là ứng suất ban đầu cho phép của dây đai.
Đối với bộ truyền đai thang, có thể tính theo công suất
Pt  [P] (11-5a)
Trong đó:
Pt là công suất tính toán của 01 dây đai trong bộ truyền thang.
[P] là công suất cho phép của một dây đai thang.
11.2.2. Tính bộ truyền đai theo ứng suất có ích
Tính ứng suất có ích trên tiết diện dây đai
Ứng suất có ích t đƣợc xác định theo công thức:
(11-8)

Trong đó:

189
A là diện tích tiết diện đai.
Đối với đai dẹt, A = b.h,
Đối với đai thang, A = z.A0.
Kđ là hệ số tải trọng động, giá trị của Kđ phụ thuộc vào đặc tính của tải trọng và chế
độ làm việc của bộ truyền. Có thể lấy giá trị của Kđ theo Bảng 12-2.

Bảng 11-2: Giá trị của hệ số tải trọng động Kđ [6, tr 62]

Chế độ làm việc


Đặc tính tải trọng
Nhẹ Trung bình Nặng Rất nặng
Tải trọng tĩnh 1,0 1,25 1,5 1,75
Tải va đập nhẹ 1,2 1,40 1,7 2,25
Va đập trung bình 1,3 1,70 2,0 2,75

Tính ứng suất có ích cho phép của dây đai [t]
Ứng suất có ích cho phép [t] đƣợc xác định theo công thức:
[t] = [t]0.C.Cv.Cb (11-9)
Trong đó:
C là hệ số điều chỉnh, kể đến độ lệch của góc 1 so với chuẩn.
Giá trị của C có thể tra bảng, hoặc tính gần đúng theo công thức:
C = 1 - 0,003.(1800 - 1).
Cv là hệ số kể đến độ lệch của vận tốc v1 so với chuẩn.
Giá trị của Cv có thể tra bảng, hoặc tính gần đúng theo công thức:
Cv = 1,04 - 0,0004.v12.
Cb là hệ số kể đến vị trí của bộ truyền. Có thể chọn nhƣ sau:
Đối với đai thang, với mọi vị trí của bộ truyền luôn lấy Cb = 1.
Đối với đai dẹt, nếu 0    600 , thì chọn Cb = 1
nếu 60 <   800 , thì chọn Cb = 0,9
nếu 80 <   900 , thì chọn Cb = 0,8.
 là góc nghiêng của đƣờng nối tâm hai bánh đai so với phƣơng nằm ngang.
[t]0 là ứng suất có ích cho phép của bộ truyền đƣợc chọn làm thí nghiệm; bộ truyền
đai thí nghiệm có góc 1 = 1800, vận tốc làm việc v1 = 10 m/s, đặt nằm ngang, tải
trọng không có va đập (Bảng 12-13 và 12-13a). Nếu d1 không trùng với d01, dùng
phƣơng pháp nội suy để có [t]0.

190
Bảng 11-3: Giá trị ứng suất có ích cho phép của bộ truyền đai dẹt [σt]0 [1, 34]

Loại vật Giá trị của tỷ số d1/h


liệu đai 20 25 30 35 40 45 50 60 75 100
Giá trị của [ζt]0, MPa
Vải cao su - 2,1 2,17 2,21 2,25 2,28 2,30 2,33 2,37 2,40
Đai da 1,4 1,7 1,90 2,04 2,15 2,23 2,30 2,40 2,50 2,60
Sợi bông 1,35 1,5 1,60 1,67 1,72 1,80 1,85 1,87 1,90 1,95
Đai len 1,05 1,2 1,30 1,37 1,42 1,47 1,50 1,55 1,60 1,65

Bảng 11-3a: Giá trị ứng suất có ích cho phép bộ truyền đai thang [σt]0 [2, tr 158]

Loại đai Z A B C
d01, mm 70 80 90 100 112 125 140 160 180 200 225 250 280
[ζt]0, MPa 1,45 1,57 1,65 1,51 1,61 1,7 1,51 1,67 1,74 1,51 1,69 1,84 1,91

Loại đai D E F
d01, mm 320 360 400 450 500 560 630 800 900 1000
[ζt], MPa 1,51 1,72 1,91 1,92 1,51 1,72 1,92 1,51 1,73 1,92

Tính công suất truyền động cho phép của bộ truyền đai thang [P]
Công suất cho phép [P] = [P]0.Cα.Cb. (11-19a)
Công suất cho phép [P]0 là của bộ truyền thí nghiệm, [P]0 = [Pb].KL
Trong đó:
[Pb] là ứng suất cho phép của bộ truyền đai thang ghi trong bảng, đƣợc xác định
bằng thí nghiệm ứng với các giá trị vận tốc khác nhau, bộ truyền thí nghiệm nằm
ngang, có α1 = 1800, chiều dài đai L0. Giá trị của [Pb] đƣợc lấy từ Bảng 11-4; nếu
v1 không trùng với v01, d1 không trùng với d01, thì dùng phƣơng pháp nội suy để
có [Pb].
Ví dụ 1: Đai loại A, vận tốc v1 = 9,4 m/s, đường kính d1 =125 mm. Dùng bảng
11-4 với vận tốc v = 5 m/s có [P0] = 1,17 MPa, với v = 10 m/s có [P0] = 2 MPa.
Tính theo nội suy có [Pb] = (MPa).
Ví dụ 2: Đai B, v1 = 12,14 m/s, d1 = 160 mm. Dùng bảng 11-4 với d = 180 mm,
vận tốc v = 10 m/s có [P0] = 3,38 MPa, với v = 15 m/s có [P0] = 461 MPa. Tính
theo nội suy có [Pb] = (MPa). Với d1 =
160 mm,(nội suy trong đoạn giữa d = 180 và 125 mm) có

191
[Pb] =
KL là hệ số kể đến sự khác biệt giữa chiều dài của bộ truyền thực và L0 của bộ
truyền thí nghiệm. Có thể lấy KL = 0,8 ÷ 1,2 (tƣơng ứng với Lmin và Lmax)
Bảng 11-4: Công suất cho phép [P0] của đai thang, kW [6, tr 65]
Loại đai và Đƣờng kính Vận tốc bánh đai dẫn, v01 (m/s)
chiều dài bánh đai dẫn
thí nghiệm d01 (mm) 5 10 15 20 25 30 35

Đai Z 63 0,49 0,83 1,04 1,14 - - -


L0 = 1320 90 0,64 1,17 1,54 1,80 1,88 - -
(L = 400 ÷ 120 0,75 1,33 1,78 2,12 2,30 - -
2500)
Đai A 112 1,08 1,85 2,40 2,73 2,85 - -
L0 = 1700 125 1,17 2,00 2,75 3,08 3,26 - -
(L = 560 ÷ 140 1,25 2,20 2,92 3,44 3,76 - -
4000) 160 1,32 2,34 3,14 3,78 4,00 - -
180 1,38 2,47 3,37 4,06 4,46 - -
Đai B 125 1,38 2,25 2,61 - - - -
L0 = 2240 180 2,13 3,38 4,61 5,34 5,93 - -
(L = 800 ÷ 224 2,30 4,00 5,53 5,46 7,08 - -
6300) 280 2,51 4,47 6,57 7,38 8,22 - -
Đai C 200 2,73 4,55 5,75 6,28 - - -
L0 = 3750 250 3,54 6,02 8,00 9,23 9,69 - -
(L = 1800 280 3,77 6,59 8,82 10,27 11,00 - -
÷ 16000) 315 3,88 7,39 9,71 11,33 12,27 - -
355 4,29 7,57 10,51 12,42 13,63 - -
450 4,74 8,54 11,53 14,15 15,62 - -
Đai D 355 6,67 11,17 14,91 16,50 17,51 - -
L0 = 6000 500 9,75 15,57 20,23 24,90 26,47 - -
(L = 1800 630 10,76 17,46 23,60 27,89 32,19 - -
÷ 16000) 800 11,14 19,16 26,50 31,11 34,23 - -
Đai SPZ 63 0,93 1,46 1,77 1,85 - - -
L0 = 1600 71 1,15 1,85 2,46 2,72 2,69 - -
(L = 630 ÷ 90 1,46 2,74 3,74 4,23 4,52 4,54 -
3550) 112 1,73 3,15 4,26 5,23 5,85 6,15 6,00
140 1,88 3,54 4,93 6,14 7,00 7,54 7,74
180 2,23 4,00 5,74 6,87 7,28 8,74 8,96
Đai SPA 180 3,05 5,33 7,53 9,15 10,26 11,03 11,05
L0 = 2500 220 3,14 5,77 7,93 9,77 11,15 11,92 12,07
(L = 800 ÷ 250 4,72 6,61 8,77 10,85 12,55 13,74 14,00

192
4500)

Ứng suất có ích cho phép của bộ truyền đai thang [t]0 và công suất cho phép [P]
của bộ truyền có mối quan hệ: .

Kiểm tra bền bộ truyền đai theo ứng suất có ích:


Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền đai, biết tải trọng tác dụng T1, T2, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền đai có đủ chỉ tiêu t  [t] hay không?
Các bước thực hiện
+ Tính ứng suất có ích t theo công thức (11-8).
+ Tính ứng suất có ích cho phép [t] theo công thức (11-9).
+ So sánh t và [t], đƣa ra kết luận:
Nếu t > [t], bộ truyền không đủ bền,
Nếu t << [t], bộ truyền quá dƣ bền, (lệch trên 30 % đƣợc coi là quá dƣ).
Nếu t  [t], bộ truyền đủ bền, đảm bảo tính kinh tế cao.
Thiết kế bộ truyền đai theo ứng suất có ích:
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng, tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc tiết diện dây đai.
Các bước thực hiện:
+ Chọn loại đai, vật liệu dây đai và đƣờng kính bánh đai.
+ Tính ứng suất có ích cho phép [t] theo công thức (11-9).
+ Tính ứng suất có ích t theo công thức (11-8).
+ Giả sử chỉ tiêu t  [t] thỏa mãn, sau khi chọn giá trị các thông số d1, h hoặc A0
của đai, ta có:
Đối với đai dẹt: , suy ra (11-10)

Đối với đai thang: , suy ra (11-11)

+ Chọn các kích thƣớc còn lại, vẽ kết cấu của bánh đai dẫn, bánh bị dẫn.
Kiểm tra bền bộ truyền đai thang theo công suất truyền động:
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền đai, biết công suất truyền động P, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền đai có đủ chỉ tiêu Pt  [P] hay không?

193
Các bước thực hiện
+ Xác định công suất tính của 01 dây đai Pt theo công thức:
Pt = (11-8a)
+ Tính công suất truyền động cho phép của dây đai
[P] = [P0].Cb.Cα, lấy [P0] theo Bảng 11-4.
+ So sánh Pt và [P], đƣa ra kết luận:
Nếu Pt > [P], bộ truyền không đủ bền,
Nếu Pt << [P], bộ truyền quá dƣ bền, (lệch trên 30 % đƣợc coi là quá dƣ).
Nếu Pt  [P], bộ truyền đủ bền, đảm bảo tính kinh tế cao.
Thiết kế bộ truyền đai thang theo công suất truyền động
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết công suất P,
Kết luận: Tính kích thƣớc tiết diện dây đai, A0 và z.
Các bước thực hiện:
+ Chọn loại đai, vật liệu dây đai và đƣờng kính bánh đai.
+ Xác định công suất tính của 01 dây đai Pt theo công thức 11-8a.
+ Tính công suất truyền động cho phép[ P] của dây đai theo công thức 11-9a.
+ Giả sử chỉ tiêu Pt ≤ [P] thỏa mãn, ta có

Suy ra z ≥ .

11.2.3. Tính đai theo độ bền lâu


Tính số vòng chạy trong một giây U, và số vòng chạy cho phép [U]
Số vòng chạy của đai trong một giây U đƣợc theo công thức:
v1  .d1 .n1
U  (11-12)
L 6.10 4.L
Số vòng chạy cho phép của đai trong một giây [U] có thể chọn nhƣ sau:
Đối với bộ truyền đai dẹt, nên lấy [U] = 3  4
Đối với bộ truyền đai thang, nên lấy [U] = 4  5.
Kiểm tra bền bộ truyền đai theo độ bền lâu
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền đai, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền đai có đủ chỉ tiêu U  [U] hay không?
Các bước thực hiện

194
+ Tính số vòng chạy của đai trong một giây U theo công thức (11-12),
+ Chọn giá trị [U] thích hợp với loại bộ truyền và tuồi bền của bộ truyền.
+ So sánh U và [U], đƣa ra kết luận:
Nếu U > [U], bộ truyền không đủ sức bền mỏi.
Nếu U  [U], bộ truyền đủ sức bền mỏi.
Thiết kế bộ truyền đai theo độ bền lâu
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục,
tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính kích thƣớc chiều dài dây đai.
Các bước thực hiện:
+ Chọn giá trị [U] thích hợp với loại bộ truyền và tuồi bền của bộ truyền.
+ Tính số vòng chạy của đai trong một giây U theo công thức (11-12),
+ Giả sử chỉ tiêu U  [U] thỏa mãn,
 .d1 .n1
ta viết đƣợc  [U ] ,
6.10 4.L
 .d1.n1
suy ra L (11-13)
6.10 4.[U ]
+ Chọn chiều dài dây đai:
Đối với đai dẹt, lấy thêm một đoạn L0 = 100÷400 mm, để nối đai
Đối với đai thang, phải lấy chiều dài L theo dãy số tiêu chuẩn.
11.2.4. Tính đai theo khả năng kéo
Tính hệ số kéo φ, ứng suất căng ban đầu σ0 và các giá trị cho phép
- Hệ số kéo θ của bộ truyền đai đƣợc tính theo công thức:
(11-14)

- Hệ số kéo tới hạn θ0 có thể lấy nhƣ sau:


Đối với đai dẹt, lấy θ0 = 0,4  0,45.
Đối với đai thang, lấy θ0 = 0,45  0,5.
- Ứng suất ban đầu 0 = F0 /A.
- Ứng suất ban đầu cho phép [0] đƣợc chọn nhƣ sau:
Đối với đai dẹt, lấy [0] = 1,8 MPa,
Đối với đai thang, lấy [0] = 2,0 MPa.
Kiểm tra bộ truyền đai theo khả năng kéo

195
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền đai, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền đai có đủ chỉ tiêu θ  [θ], 0 ≤ [0], hay không?
Các bước thực hiện
+ Tính hệ số kéo θ theo công thức (11-14). Tính ứng suất căng ban đầu 0
+ Lựa chọn giá trị thích hợp cho hệ số kéo tới hạn θ0 và ứng suất cho phép [0]
+ So sánh θ và θ0.
Nếu θ > θ0, trong bộ truyền có trƣợt trơn.
Nếu θ  [θ], trong bộ truyền chỉ có trƣợt đàn hồi.
+ So sánh 0 với [0].
Nếu 0 > [0], đai sẽ bị dão trƣớc thời gian quy định.
Nếu 0 ≤ [0], đai không bị dão trƣớc thời gian quy định.
Thiết kế bộ truyền đai theo khả năng kéo
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục,
tuổi thọ của bộ truyền.
Kết luận: Tính lực căng ban đầu cho bộ truyền đai.
Các bước thực hiện:
+ Lựa chọn giá trị thích hợp cho hệ số θ0 ứng suất cho phép [0].
+ Giả sử chỉ tiêu θ ≤ [θ] thỏa mãn, ta viết đƣợc

suy ra (11-
15)
+ Tính ứng suất 0, giả sử chỉ tiêu 0  [0] thỏa mãn,
ta có F0 ≤ [0].A (11-16)
+ Chọn lực F0 thỏa mãn đồng thời bất phƣơng trình 11-15 và 11-16.
11.2.5. Trình tự thiết kế bộ truyền đai dẹt
Kích thƣớc của bộ truyền đai dẹt đƣợc tính toán thiết kế theo trình tự sau:
1- Chọn loại vật liệu đai. Tùy theo vận tốc dự kiến và điều kiện làm việc, lựa chọn
loại đai vải cao su, đai da, hoặc đai sợi bông. Trong đó đai vải cao su đƣợc dùng
nhiều hơn cả.
2- Xác định đƣờng kính bánh đai nhỏ theo công thức kinh nghiệm:
d1  (1100 1300).3 P1 / n1

196
Có thể lấy d1 theo dãy số tiêu chuẩn: 50 , 55 , 63 , 71 , 80 , 90 , 100 ,
112 , 125 , 140 , 160 , 180 , 200 , 224 , 250 , 280 , 315 , ....
Tính vận tốc v1, v1 = .d1.n1/(6.104), kiểm tra điều kiện v1  vmax. Nếu không
thỏa mãn thì phải giảm giá trị đƣờng kính d1. Có thể lựa chọn vmax trong khoảng
(20  30) m/s.
3- Tính đƣờng kính bánh đai bị dẫn d2, d2 = d1.u.(1-), lấy giá trị của  trong
khoảng 0,015  0,02. Có thể lấy d2 theo dãy số tiêu chuẩn. Khi lấy d2 theo tiêu
chuẩn, thì cần kiểm tra tỷ số truyền và số vòng quay n2. Điều chỉnh d1 và d2 sao
cho tỷ số truyền u và số vòng quay n2 không đƣợc sai khác so với đầu bài quá
4%.
4- Xác định khoảng cách trục a và chiều dài L. Xác định chiều dài nhỏ nhất Lmin
của đai theo công thức (11-13). Tính khoảng cách amin theo Lmin, dùng công thức
(11-3). Kiểm tra điều kiện amin  2.(d1 + d2). Nếu thỏa mãn, lấy a = amin và lấy L
= Lmin. Nếu không thỏa mãn, lấy a = 2.(d1 + d2), tính L theo theo a, công thức
(11-2). Lấy thêm một đoạn chiều dài L0 để nối đai, tùy theo cách nối đai có thể
lấy L0 trong khoảng 100  400 mm.
5- Tính góc ôm 1 theo công thức (11-1). Kiểm tra điều kiện   1500. Nếu không
đạt, thì phải tăng khoảng cách trục a, và tính lại chiều dài L.
6- Xác định tiết diện đai. Chọn trƣớc chiều cao h của đai, h  d1/40, lấy h theo dãy
số tiêu chuẩn. Tính chiều rộng b của đai theo công thức (11-10), lấy b theo dãy
số tiêu chuẩn.

Hình 11-10: Kết cấu bánh đai dẹt

197
7- Tính chiều rộng B của bánh đai. Lấy B = 1,1.b + (10 15) mm. Chọn các kích
thƣớc khác của bánh đai, vẽ kết cấu bánh đai dẫn và bánh đai bị dẫn. Để làm ví
dụ, trên hình 11-10 trình bày bản vẽ chế tạo một bánh đai dẹt. Kết cấu của bánh
đai đƣợc chọn đảm bảo cho các phần thuộc bánh đai có sức bền đều.
8- Tính lực căng ban đầu F0 theo công thức 11-15, kiểm tra điều kiện căng ban đầu
F0/(b.h)  1,8 MPa.
9- Tính lực Fr tác dụng lên trục và ổ, theo công thức (11-4).
11.2.6. Trình tự thiết kế bộ truyền đai thang
Kích thƣớc của bộ truyền đai thang đƣợc tính toán thiết kế theo trình tự sau:
1- Chọn loại tiết diện đai. Tùy theo vận tốc dự kiến và mô men xoắn trên trục T1,
lựa chọn loại tiết diện đai phù hợp. Sẽ có một số loại tiết diện cùng thỏa mãn số
liệu của đầu bài. Nên chọn hai đến bốn phƣơng án để tính toán. Cuối cùng sẽ
phân tích chọn ra phƣơng án tốt nhất. Tra bảng để có giá trị diện tích A 0 và
đƣờng kính dmin cho từng loại tiết diện đai.
Có thể chọn loại tiết diện đai thang theo bảng 12-3.

Bảng 11-5: Hướng dẫn chọn loại tiết diện đai thang [2, tr 155]

Vận tốc đai, m/s Vận tốc đai, m/s


Công Công
<5 5 ÷ 10 > 10 <5 5 ÷ 10 > 10
suất, kW suất, kW
Loại tiết diện đai Loại tiết diện đai
>1 Z, A Z Z 15÷30 - C, D C, D
1÷2 Z, A, B Z, A Z, A 30÷60 - C, D C, D
2÷4 A, B Z, A, B Z, A 60÷120 - D, E C, D
4 ÷7,5 B, C A, B A, B 120÷200 - E D, E
7,5 ÷ 15 C B, C B, C > 200 - E, F E, F

2- Xác định đƣờng kính bánh đai nhỏ theo công thức: d1  1,2.dmin, nên lấy d1 theo
dãy số tiêu chuẩn (Bảng 11-1).
Tính vận tốc v1, v1 = .d1.n1/(6.104), kiểm tra điều kiện v1  vmax. Nếu không
thỏa mãn thì phải giảm giá trị đƣờng kính d1. Có thể lựa chọn vmax trong khoảng
(20  30) m/s.
3- Tính đƣờng kính bánh đai bị dẫn d2, d2 = d1.u.(1-), lấy giá trị của  trong
khoảng 0,01  0,015. Có thể lấy d2 theo dãy số tiêu chuẩn. Khi lấy d2 theo tiêu
chuẩn, thì cần kiểm tra tỷ số truyền và số vòng quay n2. Điều chỉnh d1 và d2 sao
cho u và n2 không đƣợc sai khác với đầu bài quá 4%.

198
4- Xác định khoảng cách trục a và chiều dài L. Khoảng cách trục asb có thể lấy theo
yêu cầu của đầu bài, hoặc theo công thức kinh nghiệm asb = Cd.d1.
Giá trị của Cd đƣợc chọn phụ thuộc vào tỷ số truyền u nhƣ bảng 11-6.
Kiểm tra điều kiện: 0,55.(d1 + d2) + h  asb  2.(d1 + d2). Nếu thỏa mãn,
lấy a1 = asb. Nếu không thỏa
mãn, thì lấy a1 bằng giá trị giới Bảng 11-6: Giá trị hệ số Cd [1, tr 40]
hạn của bất đẳng thức trên. Tính
L1 theo theo a1, dùng công thức u : 1 2 3 4 5 6
Cd : 1,5 2,4 3 3,8 4,5 5
(11-2). Lấy L  L1 và theo dãy số
tiêu chuẩn của đai. Tính a theo L,
dùng công thức (11-3).
5- Tính góc ôm 1 theo công thức (11-1). Kiểm tra e Pd
điều kiện 1  1200. Nếu không đạt, thì phải

h0
tăng khoảng cách trục a, và tính lại chiều dài L.

H
6- Xác định số dây đai z. Đã có diện tích tiết diện
của một dây đai A0. Tính số dây đai z theo công da
thức (11-11), lấy z là một số nguyên. So sánh d B
các phƣơng án, chọn phƣơng án tốt nhất: có số
đai z trong khoảng 3  4 dây. Hình 11-11: Bánh đai thang
7- Tính chiều rộng B của bánh đai. Lấy B = (z-
1).pd + 2.e mm. Chọn các kích thƣớc khác của bánh đai theo tiêu chuẩn, vẽ kết
cấu bánh đai dẫn và bánh đai bị dẫn. Tham khảo Hình 11-11 và bảng 11-7.
Bảng 11-7: Kích thước chủ yếu của bánh đai thang [6, tr 72]
Loại pd e h0 H Loại pd e h0 H
đai mm mm mm mm đai mm mm mm mm
Z 12 8 2,5 10 E 44,5 29 9,6 34
A 15 10 3,3 12,5 F 58 38 12,5 44
B 19 12,5 4,2 16 SPZ 12 8 2 11
C 22,5 17 5,7 21 SPA 15 10 2,8 14
D 37 24 8,1 28,5 SPB 19 12,5 3,5 18

8- Tính lực căng ban đầu F0 theo công thức (11-15), kiểm tra điều kiện căng ban
đầu F0/(A0.z)  2,0 MPa.
9- Tính lực tác dụng lên trục Fr, theo công thức (11-4).

11.3. ĐÁNH GIÁ BỘ TRUYỀN ĐAI


11.3.1. Ưu điểm của bộ truyền đai

199
- Bộ truyền đai có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành hạ.
- Bộ truyền đai có khả năng truyền chuyển động giữa hai trục khá xa nhau, mà kích
thƣớc của bộ truyền không lớn lắm.
- Bộ truyền làm việc êm, không có tiếng ồn.
- Đảm bảo an toàn cho động cơ khi có quá tải.
11.3.2. Nhược điểm của bộ truyền đai
- Bộ truyền đai có trƣợt, nên tỷ số truyền và số vòng quay n2 không ổn định.
- Bộ truyền có khả năng tải không cao. Kích thƣớc của bộ truyền lớn hơn các bộ
truyền khác, khi làm việc với tải trọng nhƣ nhau.
- Tuổi thọ của bộ truyền tƣơng đối thấp, đặc biệt khi làm việc với vận tốc cao.
- Lực tác dụng lên trục và ổ lớn, có thể gấp 23 lần so với bộ tuyền bánh răng
chịu cùng tải trọng.
11.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền đai
- Bộ truyền đai đƣợc dùng nhiều trong các máy đơn giản. Khi cần truyền chuyển động
giữa các trục xa nhau. Kết hợp dùng làm cơ cấu an toàn để bảo vệ động cơ.
- Bộ truyền đai thƣờng dùng truyền tải trọng từ nhỏ đến trung bình. Tải trọng cực đại
có thể đến 50 kW.
- Bộ truyền có thể làm việc với vận tốc nhỏ, đến trung bình. Vận tốc thƣờng dùng
không nên quá 20 m/s, vận tốc lớn nhất có thể dùng 30 m/s.
- Tỷ số truyền thƣờng dùng từ 1 đến 3 cho đai dẹt, từ 2 đến 6 cho đai thang. Tỷ số
truyền tối đa cho một bộ truyền đai dẹt không nên quá 5, cho bộ truyền đai thang
không nên quá 10.
- Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,92 đến 0,97.

11.4. VÍ DỤ TÍNH BỘ TRUYỀN ĐAI


Đầu bài:
Thiết kế bộ truyền đai thang , với công suất truyền trên bánh đai dẫn P = 5 kW; số
vòng quay bánh dẫn n1 = 1450 (v/p), tỷ số truyền u = 2,5. Tải trọng va đập nhẹ, làm việc
2 ca.
Các bước tính:
1. Chọn loại đai. Dự kiến vận tốc vòng trong khoảng v1 = 5 ÷ 10 m/s, với công suất P =
5 kW, theo Bảng 11-5 có thể chọn loại đai A, hoặc B. Có giá trị dmin lần lƣợt là 100 mm
và 140 mm.

200
Loại đai A Loại đai B
2. Xác định đường kính bánh đai dẫn
Đƣờng kính bánh đai dẫn, d1 ≈ 1,2 d1min (mm), 120 mm 168 mm
Lấy theo dãy số tiêu chuẩn Bảng 11-1, có d1 = 125 mm 160 mm

Tính vận tốc đai = 9,4 m/s 12,14 m/s


Nhƣ vậy, vđ nhỏ hơn giá trị giới hạn vmax, với

3. Tính đường kính bánh đai bị dẫn:


309,4 mm 396 mm

Trong đó, hệ số trƣợt, với đai thang lấy ξ = 0,01


315 mm 400 mm
Lấy theo dẫy số tiêu chuẩn (Bảng 11-1), có d2 =

Tính tỷ số truyền thực tế, = 2.545 2,525


Độ sai lệch tỷ số truyền, = 1%
1,8 %
Sai số < 4%. Không cần điều chỉnh d1 và d2

4. Xác định khoảng cách trục a và chiều dài đai L:


Dựa vào bảng 11-6 chọn Cd = 4,5. Tính asb = d1.Cd = 562,5 mm 720 mm
Kiểm tra điều kiện: 0,55.(d1 + d2)+ h  asb  2.(d1 + d2) 250asb880 319asb1120
Đã thỏa mãn. Lấy a = asb = 562,5 mm 720 mm
Chiều dài L dây đai xác định theo công thức 11-2:

2124,2 mm 2339,6 mm

Theo bảng 11-1 chọn chiều dài theo tiêu chuẩn, L =l 2240 mm 2500 mm
Tính khoảng cách trục a theo L tiêu chuẩn: Công thức
11-3

a
1
 L   (d 2  d1 )   L
 (d 2  d1 )
2  2(d 2  d1 ) 2 768,55
 mm 801,19 mm
4 2 2
5. Tính góc ôm α1

165,90 162,90
α1 > 1200, không phải điều chỉnh a và L.

201
6. Xác định số đai z
Tính z theo công thức z ≥

Lấy Kđ = 1,7 1,7


[P] = [Pb].Kv. Cb.Cα
Tra bảng 11-4, với v = 9,4 và 12,14 m/s, dùng phƣơng
pháp nội suy, ta có [Pb] = 1,9 kW 3,5 kW
C = 1 - 0,003.(180 - 1) =
0
0.958 0,949
Bộ truyền nằm ngang, lấy Cb = 1
Ta tính đƣợc [P] = 1,82 kW 3,32
Và số đai z = 4,67 2,56
Chọn số lƣợng dây đai, z = 3, loại đai B
7. Các kích thước của bộ truyền:
Loại đai B; chiều dài đai L = 2500 mm; số lƣợng đai z = 3; đƣờng kính d1 = 160 mm; d2
= 400 mm; khoảng cách trục a = 801,19 mm; chiều rộng bánh đai B = (z-1).pđ + 2.e,
Bảng 11-7 có pđ = 19 mm, e = 12 mm, vậy B = 62 mm; da1 = d1 + 2.h0 = 168,4 mm;
tƣơng tự có da2 = 408,4 mm.
8. Xác định lực căng ban đầu
Tính lực căng ban dầu theo công thức:

Mô men xoắn T1 = 9,55.106.P/n1 = 32.931 Nmm


Đối với bộ truyền đai thang lấy θ0 = 0,45
Thay số vào ta có: F0 = 457,38 N
Kiểm tra chỉ tiêu: ζ0 ≤ [ζ0]
Đối với đai thang, lấy [ζ0] = 2 MPa
Tính < [ζ0]

9. Tính lực tác dụng lên trục Fr


Tính lực Fr theo công thức :
Fr = 2.F0.z.sin(α1/2) = 2 = 904,59 N

CÂU HỎI ÔN TẬP


1- Mô tả bộ truyền đai, phân loại, các kích thƣớc chủ yếu của bộ truyền đai dẹt, bộ
truyền đai thang?

202
2- Trình bày về tải trọng và ứng suất trong bộ truyền đai?
3- Trình bày hiện tƣợng trƣợt trong bộ truyền đai? Đƣờng cong trƣợt và đƣờng
cong hiệu suất?
4- Nêu các dạng hỏng có thể xảy ra trong bộ truyền đai và chỉ tiêu tính toán bộ
truyền đai?
5- Trình bày bài toán tính kiểm tra bộ truyền đai dẹt?
6- Trình bày bài toán tính thiết kế bộ truyền đai dẹt?
7- Trình bày cách tính kiểm tra bộ truyền bộ truyền đai thang?
8- Trình bày cách tính thiết kế bộ truyền bộ truyền đai thang?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[6] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[7] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[8] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[9] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[10] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[11] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[12] www.meslab.org
[13] trangvangvietnam.com

203
Chương 12

BỘ TRUYỀN XÍCH

12.1. Giới thiệu bộ truyền xích


12.1.1. Mô tả bộ truyền xích
Bộ truyền xích thƣờng
a
dùng truyền chuyển động
giữa hai trục song song
3
với nhau và cách xa nhau
(Hình 12-1), hoặc truyền 1 2
II
chuyển động từ một trục
dẫn đến nhiều trục bị dẫn d1 I d2
n1
(Hình 12-2). n2
Bộ truyền xích có 3 bộ
phận chính: Hình 12-1: Bộ truyền xích
+ Đĩa xích dẫn 1, có 2
đƣờng kính tính toán là d1, lắp trên
trục I, quay với số vòng quay n1, n3
công suất truyền động P1, mô men
xoắn trên trục T1. Đĩa xích có răng
tƣơng tự nhƣ bánh răng. Trong n4
quá trình truyền động, răng đĩa
xích ăn khớp với các mắt xích, 1
tƣơng tự nhƣ bánh răng ăn khớp
với thanh răng. n2
n1
+ Đĩa xích bị dẫn 2, có đƣờng kính
d2, đƣợc lắp trên trục bị dẫn II,
quay với số vòng quay n2, công
suất truyền động P2, mô men xoắn Hình 12-2: Bộ truyền có 3 đĩa bị dẫn

204
trên trục T2.
+ Dây xích 3 là khâu trung gian, mắc vòng qua hai đĩa xích. Dây xích gồm nhiều mắt
xích đƣợc nối với nhau. Các mắt xích xoay quanh khớp bản lề, khi vào ăn khớp với răng
đĩa xích.
Cách làm việc của bộ truyền xích: dây xích ăn khớp với răng đĩa xích gần giống nhƣ
thanh răng ăn khớp với bánh răng. Đĩa xích dẫn quay, răng của đĩa xích đẩy các mắt
xích chuyển động theo. Dây xích chuyển động, các mắt xích đẩy răng của đĩa xích bị
dẫn chuyển động, đĩa xích 2 quay.
Nhƣ vậy chuyển động đã đƣợc truyền từ bánh dẫn sang bánh bị dẫn nhờ sự ăn khớp
của răng đĩa xích với các mắt xích. Truyền động bằng ăn khớp, nên trong bộ truyền xích
hầu nhƣ không có hiện tƣợng trƣợt. Vận tốc trung bình của bánh bị dẫn và tỷ số truyền
trung bình của bộ truyền xích không thay đổi.
12.1.2. Phân loại bộ truyền xích
Tùy theo cấu tạo của dây xích, bộ truyền xích đƣợc chia thành các loại:
- Xích ống con lăn (Hình 12-3) [12]. Các má xích đƣợc dập từ thép tấm, má xích 1
ghép với ống lót 4 tạo thành mắt xích trong. Các má xích 2 đƣợc ghép với chốt 3 tạo
thành mắt xích ngoài. Chốt và ống lót tạo thành khớp bản lề, để xích có thể quay
gập. Con lăn 5 lắp lỏng với ống lót, để giảm mòn cho răng đĩa xích và ống lót. Số 6
biểu diễn tiết diện ngang của răng đĩa xích.
Xích ống con lăn đƣợc tiêu chuẩn hóa cao. Xích đƣợc chế tạo trong nhà máy chuyên
môn hóa.
px

2 3 4 5 6
1

dc
lo

btr

Hình 12-3: Dây xích ống con lăn

205
- Xích ống, có kết cấu tƣơng tự nhƣ xích ống con lăn, nhƣng không có con lăn.
Xích đƣợc chế tạo với độ chính xác thấp, giá tƣơng đối rẻ.
- Xích răng (Hình 12-4) [11], khớp bản lề đƣợc tạo thành do hai nửa chốt hình trụ
tiếp xúc nhau. Mỗi mắt xích có nhiều má xích lắp ghép trên chốt. Khả năng tải của
xích răng lớn hơn nhiều so
với xích ống con lăn có cùng
kích thƣớc. Giá thành của
xích răng cao hơn xích ống
con lăn. Xích răng đƣợc tiêu
chuẩn hóa rất cao.

Trong các loại trên, xích ống Hình 12-4: Dây xích răng
con lăn đƣợc dùng nhiều hơn cả.
Xích ống chỉ dùng trong các máy đơn giản, làm việc với tốc độ thấp. Xích răng đƣợc
dùng khi cần truyền tải trọng lớn, yêu cầu kích thƣớc nhỏ gọn. Trong chƣơng này chủ
yếu trình bày xích ống con lăn.
12.1.3. Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền xích ống con lăn
- Đƣờng kính tính toán của đĩa xích
px
dẫn d1, của đĩa bị dẫn d2; cũng chính là
đƣờng kính vòng chia của đĩa xích,
mm; là đƣờng kính của vòng tròn đi
qua tâm các chốt (Hình 12-5).
- Đƣờng kính vòng tròn chân răng đĩa df da
xích df1, df2, mm.
- Đƣờng kích vòng tròn đỉnh răng da1,  d

da2, mm.
- Số răng của đĩa xích dẫn z1, của đĩa
xích bị dẫn z2. Hình 12-5: Đĩa xích ống con lăn
- Bƣớc xích px, mm. Giá trị của px
đƣợc tiêu chuẩn hóa. Cũng là bƣớc của răng đĩa xích trên vòng tròn đi qua tâm các
chốt.
Ví dụ: px = 12,7 ; 15,875 ; 19,05 ; 25,4 ; 31,75 ; 38,1 ; 44,45 ; 50,8 (mm).
Các kích thƣớc khác của xích đƣợc tính theo bƣớc xích. px
- Số dãy xích X. Thông thƣờng dùng xích 01 dãy. Trong trƣờng hợp tải trọng lớn,
nếu dùng xích 01 dãy, bƣớc xích quá lớn gây va đập. Khắc phục bằng cách dùng
xích 2 dãy, 3 dãy, hoặc dùng nhiều dây xích.

206
- Chiều rộng của dây xích b; mm. Xích nhiều dãy, chiều rộng b tăng lên.
- Đƣờng kính của chốt dc, mm.
- Chiều dài ống lót lo, mm.

Bảng 12-1: Kích thước chủ yếu của xích ống con lăn [8, tr 452]

Bƣớc Đƣờng Chiều dài Chiều Chiều Tải trọng khối lƣợng
Ký hiệu xích xích px, kính chốt ống lót rộng rộng phá hỏng 01 m xích,
mm dc, mm l0, mm b mm trong btr Fgh, N kg
CL-12,7-9000-2 12,70 3,66 5,80 12 3,3 9000 0,35
CL-12,7-18000-1 12,70 4,45 8,90 10 5,4 18000 0,65
CL-12,7-18000-2 12,70 4,45 10,11 21 7,5 18000 0,75
CL-15,875-23000-1 15,875 5,08 11,30 20 6,48 23000 0,8
CL-15,875-23000-2 15,875 5,08 13,28 24 9,65 23000 1,0
CL-19,05-32000 19,05 5,96 17,75 33 12,7 32000 1,52
CL-25,40-56700 25,40 7,95 22,61 39 15,88 56700 2,57
CL-31,75-88500 31,75 9,55 27,46 46 19,5 88500 3,73
CL-38,10-127000 38,10 11,12 35,46 58 25,4 127000 5,50
CL-44,45-172400 44,45 12,72 37,19 62 25,4 172400 7,50
CL-50,80-226800 50,80 14,29 45,21 72 31,75 226800 9,70

- Chiều rộng đĩa xích dẫn và đĩa bị dẫn, mm.


B1 = B2 = B.
- Chiều dài may ơ đĩa xích l2, mm (Hình 12-6). Chiều dài l2 phải lấy đủ lớn để định
vị đĩa xích trên trục, l2 = (11,5).dtr , dtr là đƣờng kính của đọan trục lắp đĩa xích.
- Khoảng cách
trục a, là khoảng da
cách giữa tâm df
đĩa xích dẫn và
đĩa bị dẫn, mm.
B

- Góc giữa hai dtr


nhánh xích ,
l2

độ.
- Góc ôm của dây Hình 12-6: Kết cấu đĩa xích ống con lăn
xích trên đĩa dẫn
1, trên đĩa bị dẫn 2, độ.
1 = 180 -  ; 2 = 1800 +  ;   570.(d2 -d1) / a (12-1)

207
- Chiều dài dây xích L; mm. Đƣợc đo theo vòng đi qua tâm các chốt. Quan hệ giữa
chiều dài dây xích và khoảng cách trục a đƣợc xác định nhƣ sau:
 (d 2  d1 ) (d 2  d1 ) 2
L  2a   (12-2)
2 4a

a
1
 L   (d 2  d1 )   L
 (d 2  d1 )
2  2(d 2  d1 ) 2  (12-3)
4 2 2
- Số mắt của dây xích NX. Số mắt xích nên lấy là số chẵn, để dễ dàng nối với nhau.
Nếu số mắt xích NX là số lẻ, phải dùng má xích chuyển tiếp để nối. Má chuyển tiếp
rất dễ bị gẫy. Tính số mắt xích theo công thức
NX = L/px.
Quan hệ giữa số mắt xích và khoảng cách trục a đƣợc xác định nhƣ sau:

(12-4)

12.1.4. Vận tốc và tỷ số truyền của bộ truyền xích


- Số vòng quay trên trục dẫn, ký hiệu là n1, trên trục bị dẫn n2; v/ph.
- Tỷ số truyền, ký hiệu là u, u = n1/n2 = z2/z1.
- Vận tốc vòng của đĩa xích dẫn v1, đĩa bị dẫn v2, vận tốc dài của dây xích vx; m/s.
Giá trị này còn gọi là vận tốc trung bình. v1 = v2 = vx = .d1.n1/(6.104).
- Vận tốc tức thời v1t, v2t, vxt,
m/s, là vận tốc tính tại mỗi thời vxt
điểm. Trục dẫn coi nhƣ chuyển 
động đều, v1t là hằng số.
 vx v1
Do dây xích ôm đĩa xích dẫn theo đ

hình đa giác (Hình 12-7), ngoài n1


chuyển động theo phƣơng ngang, dây
xích còn chuyển động lên xuống với
vxđ. Vận tốc tức thời vxt không phải là
hằng số, vxt ≠ v1t, xích chuyển động
có gia tốc. Số răng đĩa xích càng ít,
giá trị góc  càng lớn, thì vxt dao
động càng nhiều, gia tốc càng lớn. Hình 12-7: Vận tốc tức thời của dây xích
Tƣơng tự nhƣ thế, dây xích ôm
trên đĩa xích bị dẫn theo đa giác, nên v2t cũng dao động, v2t ≠ vxt.
12.1.5. Lực tác dụng trong bộ truyền xích

208
- Khi chƣa làm việc, do trọng lƣợng của bản thân, dây xích bị kéo căng bởi lực F0.
Lực F0 có thể tính gần đúng
theo công thức: 2
1 Nhánh căng
F0 = mx.ky (N)
Trong đó:
FC
mx là khối lƣợng một nhánh n1
xích, n2
ky là hệ số kể đến vị trí của bộ Fk
truyền, Nhánh không căng
ky = 60 khi bộ truyền nằm
ngang, Hình 12-8: Lực trong bộ truyền xích

ky = 10 khi bộ truyền thẳng đứng.


- Khi đặt tải trọng T1 trên trục I và T2 trên trục II, xuất hiện lực vòng Ft,
Ft = 2.T1/d1 = 2.T2/d2.
Lúc này lực căng trên nhánh căng, Fc = F0 + Ft,
Lực căng trên nhánh chùng, Fkh = F0, (Hình 12-8).
- Khi các đĩa xích quay, dây xích bị ly tâm tách xa khỏi đĩa xích. Trên các nhánh xích
chịu thêm lực căng Fv = qm.v12.α, với qm là khối lƣợng của 1 mét xích, α là góc ôm
của dây xích trên đĩa xích.
Lúc này trên nhánh xích căng có lực Fc = F0 + Ft + Fv
trên nhánh không căng có lực Fk = F0 + Fv.
- Ngoài ra, do chuyển động có gia tốc, dây xích còn chịu một lực quán tính Fđ, gây va
đập trên cả hai nhánh xích. Fđ đƣợc tính gần đúng theo công thức:
Fđ = mx.axmax
axmax là gia tốc lớn nhất của dây xích.
Trong tính toán bộ truyền xích, giá trị của các lực F0 , Fv , Fđ đƣợc kể đến bằng hệ số
tải trọng K.
- Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền xích là lực hƣớng tâm Fr, có phƣơng
vuông góc với đƣờng trục đĩa xích, có chiều kéo hai đĩa xích lại gần nhau. Giá trị của
Fr đƣợc tính nhƣ sau: Fr = Kt.Ft (12-5)
Trong đó Kt là hệ số kể đến trọng lƣợng của dây xích. Lấy Kt = 1,15 khi bộ truyền
nằm ngang, và Kt = 1,05 khi bộ truyền thẳng đứng.

12.2. TÍNH BỘ TRUYỀN XÍCH


12.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền xích và chỉ tiêu tính toán

209
Trong khi làm việc, trong bộ truyền xích có thể xảy ra các dạng hỏng sau:
- Đứt xích, dây xích bị tách
rời ra không làm việc đƣợc
nữa, có thể gây nguy hiểm cho
ngƣời và thiết bị xung quanh.
Xích có thể bị đứt do mỏi, do Ft Ft
quá tải đột ngột, hoặc do các

dc
mối ghép giữa má xích với
chốt bị hỏng.
- Mòn bản lề xích. Trên mặt
tiếp xúc của bản lề có áp suất
lớn, và bị trƣợt tƣơng đối khi px
vào ăn khớp với răng đĩa xích, Hình 12-9: Xích bị mòn làm tăng bước xích
nên tốc độ mòn khá nhanh.
Ống và chốt chỉ mòn một phía, làm bƣớc xích tăng thêm một lƣợng px (Hình 12-9).
Khi bƣớc xích tăng thêm, toàn bộ dây xích bị đẩy ra phía đỉnh răng đĩa xích, tâm các
chốt nằm trên đƣờng tròn có đƣờng kính d+d. Xích dễ bị tuột ra khỏi đĩa xích (Hình
12-10).
Mòn làm giảm đáng kể tiết diện ngang của chốt, có thể dẫn đến gẫy chốt.
- Các phần tử của dây xích bị mỏi: làm bề mặt con lăn, ống lót bị rỗ, gẫy chốt, vỡ
con lăn.
- Mòn răng đĩa xích, làm nhọn răng, px+px
răng đĩa xích bị gẫy. px
Để hạn chế các dạng hỏng kể trên, bộ d+d
truyền xích cần đƣợc tính toán thiết kế hoặc
kiểm tra theo các chỉ tiêu sau:
p  [p] (12-6) df da
Trong đó:
 d
p là áp suất trên bề mặt tiếp xúc của chốt
và ống lót, MPa.
[p] là áp suất cho phép của khớp bản lề,
MPa. Hình 12-10: Hiện tượng xích bị tuột

Cũng có thể tính toán bộ truyền xích theo chỉ tiêu Pt  [P] (12-6a)
Trong đó:
Pt là công xuất tính toán của 01 dây xích, kW.

210
[P] là công suất cho phép của một dây xích, kW.
12.2.2. Tính bộ truyền xích ống con lăn
Tính áp suất p và áp suất cho phép [p]
- Áp suất trên mặt tiếp xúc đƣợc tính theo công thức:
K .Ft 2.K .T1
p  (12-7)
A.K X d1. A.K X
Trong đó:
A là diện tích tính toán của bản lề, A = dc.l0. Có thể lấy gần đúng A = 0,28.px2
K là hệ số tải trọng, giá trị của K phụ thuộc vào đặc tính tải trọng, kích thƣớc, vị trí
và điều kiện sử dụng bộ truyền. K đƣợc tính theo công thức [1, tr 13]:
K = Kđ.Ka.K0.Kđc.Kb (12-8)
+ Kđ là hệ số kể đến tải trọng động.
Nếu tải trọng va đập mạnh lấy Kđ = 1,8.
Nếu tải trọng va đập trung bình, lấy Kđ = 1,2  1,5.
+ Ka là hệ số kể đến số vòng chạy của xích trong một giây.
Nếu a = (30 50).px, lấy Ka = 1.
Nếu a=(60  80).px, lấy Ka = 0,8.
Nếu a < 25.px, lấy Ka =1,25.
+ K0 là hệ số kể đến cách bố trí bộ truyền.
Nếu bộ truyền đặt nghiêng so với phương ngang một góc nhỏ hơn 600, lấy K0 = 1.
Trường hợp khác lấy K0 = 1,25.
+ Kđc là hệ số kể đến khả năng điều chỉnh lực căng xích.
Nếu không điều chỉnh được, lấy Kđc = 1,25.
Nếu điều chỉnh thường xuyên, lấy Kđc = 1.
+ Kb là hệ số kể đến điều kiện bôi trơn.
Nếu bôi trơn ngâm dầu, lấy Kb = 0,8.
Nếu bôi trơn nhỏ giọt, lấy Kb = 1.
Nếu bôi trơn định kỳ, lấy Kb = 1,5.
Kx là hệ số kể đến dùng nhiều dãy xích.
Nếu dùng xích 1 dãy, lấy Kx = 1.
Nếu dùng xích 2 dãy, lấy Kx = 1,7.
Nếu dùng 3 dãy xích, lấy Kx = 2,4.
Nếu dùng 4 dãy xích, lấy Kx = 3,0.

211
- Áp suất cho phép [p] đƣợc xác định bằng thực nghiệm, [p] = [p0].Kn
Trong đó:
[p0] là áp suất cho phép của bộ truyền thí nghiệm, ứng với các số vòng quay n01. Giá
trị của [p0] đƣợc lấy từ Bảng 12-2; nếu n1 không trùng với n01, thì dùng phƣơng pháp
nội suy để có [p0].
Giá trị của áp suất [p] cũng có thể tính theo giá trị công suất truyền động cho phép
[P] của bộ truyền,
6.107.[ p ]
[ p]  (12-9)
a.z1.n1. px

Bảng 12-2: Trị số áp suất cho phép của xích ống con lăn [p0], MPa [2, tr 141]

Bƣớc xích, Số vòng quay thí nghiệm n01, v/ph


mm 50 200 400 600 800 1000 1200 1600
12÷15,87 35 31,5 28,5 26 24 22,5 21 18,5
19,05÷25,4 35 30 26 23,5 21,5 19 17,5 15
30÷38,1 35 29 24 21 18,5 16,5 15 -
40÷50,8 35 26 21 17,5 5 - - -

Tính công suất truyền động cho phép [P]


Công suất cho phép [P] = [P0].Kz.
Trong đó:
Bảng 12-3: Công suất cho phép [P0] của bộ truyền xích ống con lăn, kW [2, tr 139]
Bƣớc Số vòng Chiều Công suất [P0] (kW) tƣơng ứng với số vòng quay n01 (v/ph)
xích quay giới dài
px, hạn, ngh ống, 50 200 400 600 800 1000 1200 1600
mm v/ph mm
12,7 2500 5,80 0,19 0,68 1,23 16,8 2,06 2,42 2,72 3,20
12,7 2500 8,90 0,35 1,27 2,29 11,3 3,86 4,52 5,06 5,95
12,7 2500 10,11 0,45 1,61 2,91 3,98 4,90 5,74 6,43 7,55
15,875 2100 11,30 0,57 2,06 3,72 5,08 6,26 7,34 8,22 9,65
15,875 2100 13,28 0,75 2,70 4,88 6,67 8,22 9,63 10,8 12,7
19,05 1500 17,75 1,41 4,80 8,38 11,4 13,5 15,3 16,9 19,3
25,4 1020 22,61 3,20 11,0 19,0 25,7 30,7 34,7 38,3 43,8
31,75 740 27,46 5,83 19,3 32,0 42,0 49,3 54,9 60,0 -
38,1 550 35,46 10,5 34,8 57,7 75,7 88,9 59,2 108 -
44,45 440 37,19 14,7 43,7 70,6 88,3 101 - - -
50,8 350 45,21 22,9 68,1 110 138 157 - - -

212
[P0] là công suất cho phép của bộ truyền thí nghiệm, có z 01 = 25, với các số vòng
quay n01 và bƣớc xích px. Giá trị của [P0] đƣợc lấy từ Bảng 12-1; nếu n1 không
trùng với n01, thì dùng phƣơng pháp nội suy để có [P0].
Kz là hệ số kể đến sự khác biệt giữa số răng z1 của bộ truyền thực và z01 của bộ
truyền thí nghiệm. Lấy Kz = 25/z1.
Kiểm tra bền bộ truyền xích theo áp suất
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền xích, biết số vòng quay n1, n2, biết mô men xoắn trên trục.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền xích có đủ sức bền hay không?
Các bước thực hiện
+ Xác định áp suất cho phép [p] theo công thức 12-9.
+ Tính hệ số tải trọng K theo công thức 12-8.
+ Tính áp suất p sinh ra trên bề mặt tiếp xúc theo công thức 12-7.
+ So sánh áp suất p và [p], đƣa ra kết luận:
Nếu p > [p], bộ truyền không đủ bền,
Nếu p  [p], bộ truyền đủ bền.
Thiết kế bộ truyền xích theo áp suất
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng.
Kết luận: Tính kích thƣớc các đĩa xích, dây xích, tính khoảng cách trục của bộ
truyền.
Các bước thực hiện:
+ Chọn loại xích, xác định áp suất cho phép [p] theo công thức 12-9.
+ Sơ bộ xác định hệ số tải trọng K theo công thức 12-8; dự kiến số dãy xích.
+ Giả sử chỉ tiêu p  [p] thỏa mãn, ta viết đƣợc
2.K .T1
 [ p] ,
d1. A.K X
Có thể tính gần đúng d1 = z1.px/ ; diện tích A  0,28.px2. Lúc đó ta có:
K .T1
p x  2,82.3 (12-10)
z1.K X .[ p]
+ Chọn px theo giá trị tiêu chuẩn, tính các kích thƣớc khác của bộ truyền, vẽ kết cấu
của đĩa xích dẫn, đĩa xích bị dẫn.

213
Kiểm tra bộ truyền xích theo công suất P
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền xích, biết số vòng quay, biết công suất truyền động P.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền xích có đủ sức bền hay không?
Các bước thực hiện
+ Xác định công suất cho phép [P]:
[P] = [P0].Kz
Chọn [P0] theo bảng 12-3
Chọn hệ số số răng Kz tƣơng tự nhƣ phần trên.
+ Tính hệ số tải trọng K theo công thức 12-8.
+ Xác định công suất tính của 01 dây xích:
Pt =

Lấy giá trị hệ số dùng nhiều dây xích Kx tƣơng tự nhƣ phần trên.
+ So sánh công suất Pt và [P], đƣa ra kết luận:
Nếu Pt > [P], bộ truyền không đủ bền,
Nếu Pt  [P], bộ truyền đủ bền.
Thiết kế bộ truyền xích ống con lăn theo công suất truyền động P
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay n1, n2, biết công suất truyền động P.
Kết luận: Tính bƣớc xích và các kích thƣớc khác của bộ truyền?
Các bước thực hiện
+ Tính hệ số tải trọng K theo công thức 12-8.
+ Xác định công suất tính của 01 dây xích:
Pt =

Giả sử dùng 01 dây xích, lấy Kx = 1.


+ Dùng bảng 12-3, tìm trên cột n01 n1 dòng có giá trị [P0] ≥ Pt, ta có bƣớc xích px1.
+ So sánh px1 với giá trị giới hạn của bƣớc xich pxmax (Bảng 12-4).
Nếu px1 ≤ pxmax, ta lấy px = px1.
Nếu px1 > pxmax, ta dùng 2 dây xích, lấy Kx = 1,7. Tính lại giá trị Pt.
+ Dùng bảng 12-3, tìm đƣợc px2.
Nếu px2 ≤ pxmax, ta lấy px = px2.
Nếu px2 > pxmax, ta dùng 3 dây xích, lấy Kx = 2,4. Tính lại giá trị Pt.

214
+ Dùng bảng 12-3, tìm bƣớc xích. Làm nhƣ thế cho đến khi nào tìm đƣợc giá trị px
thỏa mãn điều kiện px ≤ pxmax.
12.2.3. Trình tự thiết kế bộ truyền xích
Kích thƣớc của bộ truyền xích đƣợc tính toán thiết kế theo trình tự sau:
1- Chọn loại xích. Thông thƣờng chọn xích ống con lăn.
2- Chọn số răng đĩa xích nhỏ, z1 = 29 - 2.u  19. Tính z2 = u.z1
3- Tính bƣớc xích px theo công thức (12-10), lấy px theo dãy số tiêu chuẩn. Kiểm
tra điều kiện px  pxmax. Nếu không thỏa mãn, phải tăng số dãy xích để giảm giá
trị bƣớc xích. Hoặc xác định bƣớc xích theo công suất truyền động cho phép.
Giá trị của bƣớc xích lớn nhất pxmax có thể lấy nhƣ sau:

Bảng 12-4: Giá trị bước xích lớn nhất cho phép của xích ống con lăn [4, tr 110]

Bƣớc xích pxmax (mm) tƣơng ứng với số vòng quay n01 (v/ph)
1250 1000 900 800 630 500 400 300
12,7 15,875 19,05 25,4 31,75 38,1 44,45 50,8
4- Tính đƣờng kính của đĩa xích. d1 = px/sin(/z1) ; d2 = u.d1 (12-11)
5- Xác định sơ bộ khoảng cách trục asb. Lấy asb = (3050).px. Kiểm tra điều kiện
asb > (d1 + d2)/2 + 2.h ; h là chiều cao của răng đĩa xích. Hoặc asb > (da1 + da2)/2.
Tính góc ôm 1 theo công thức (12-1). Kiểm tra điều kiện 1  1200. Nếu
không thỏa mãn, phải điều chỉnh khoảng cách trục asb.
6- Tính chiều dài xích Lsb theo asb , dùng công thức (12-2). Tính số mắt xích: Nx =
Lsb/px. Lấy Nx là số chẵn. Tính chiều dài L = Nx.px. Tính khoảng cách trục a
theo L, dùng công thức (12-3). Để tránh lực căng ban đầu trong xích, cần giảm
bớt khoảng cách trục a đi một lƣợng a = (0,002  0,004).a.
7- Tính chiều rộng B của đĩa xích, lấy B = 0,9.btr (Hình 11-3 và Bảng 12-1).
Đƣờng kính vòng đỉnh răng đĩa xích da = px.[0,5+cotg(π/z)] (12-12)
Vẽ kết cấu đĩa xích dẫn và đĩa xích bị dẫn.
8- Tính lực tác dụng lên trục Fr, theo công thức (12-5).

12.3. ĐÁNH GIÁ BỘ TRUYỀN XÍCH


12.3.1. Ưu điểm của bộ truyền xích
- Bộ truyền xích có khả năng tải cao hơn so với bộ truyền đai có cùng kích thƣớc,
hoặc kích thƣớc nhỏ gọn hơn so với bộ truyền đai chịu cùng tải trọng.
- Bộ truyền xích có thể truyền chuyển động giữa hai trục xa nhau, mà kích thƣớc
của bộ truyền không lớn.

215
- Bộ truyền xích có thể truyền chuyển động từ một trục dẫn đến nhiều trục bị dẫn
ở xa nhau.
- Hiệu suất truyền động cao hơn đai.
12.3.2. Nhược điểm của bộ truyền xích
- Bộ truyền xích có vận tốc và tỷ số truyền tức thời không ổn định.
- Bộ truyền làm việc có nhiều tiếng ồn.
- Yêu cầu chăm sóc, bôi trơn thƣờng xuyên trong quá trình sử dụng.
- Bản lề xích mau bị mòn, và có quá nhiều mối ghép, nên tuổi thọ không cao.
12.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền xích
- Bộ truyền xích đƣợc dùng nhiều trong các máy nông nghiệp, máy vận chuyển và
trong tay máy.
- Khi cần truyền chuyển động giữa các trục xa nhau, hoặc truyền chuyển động từ
một trục đến nhiều trục.
- Bộ truyền xích thƣờng dùng truyền tải trọng từ nhỏ đến trung bình. Tải trọng
cực đại có thể đến 100 kW.
- Bộ truyền có thể làm việc với vận tốc nhỏ, đến trung bình. Vận tốc thƣờng dùng
không nên quá 6 m/s. Vận tốc lớn nhất có thể dùng 25 m/s, khi tỷ số truyền nhỏ
hơn 3.
- Tỷ số truyền thƣờng dùng từ 1 đến 7. Tỷ số truyền tối đa không nên quá 15.
- Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,96 đến 0,98.
12.4. VÍ DỤ TÍNH BỘ TRUYỀN XÍCH
Đầu đề thiết kế
Giả thiết: Cho số vòng quay n = 160 v/ph, n2 = 80 v/ph, công suất P = 4 kW. Bộ
truyền nằm ngang, tải trọng va đập nhẹ.
Kết luận: Tính kích thƣớc của đĩa xích, dây xích.
Các bƣớc tính thiết kế
1- Chọn loại xích xích ống con lăn.
2- Chọn số răng đĩa xích nhỏ,
z1 = 29 - 2.u = 29 - 2.4 = 21  19.
Tính z2 = u.z1 = 2×21 = 42.

3- Tính bƣớc xích px theo công thức

Tính hệ số K theo công thức: K = Kđ.Ka.K0.Kđc.Kb


+ Tải trọng va đập nhẹ, lấy Kđ = 1,2.
+ Sơ bộ chọn a = (30 50).px, lấy Ka = 1.

216
+ Bộ truyền đặt nằm ngang, lấy K0 = 1.
+ Bộ truyền không điều chỉnh thƣờng xuyên, lấy Kđc = 1,25.
+ Bộ truyền bôi trơn nhỏ giọt, lấy Kb = 1.
Thay số vào ta có: K = 1,2×1,25 = 1.5
Mô men xoắn T1 = 9,55.106

Giả sử dùng 01 dây xích, lấy Kx = 1.


Tra bảng 12-2, sơ bộ chọn bƣớc xích trong khoảng 19,05 - 25,4, có [p] = 30 MPa

Thay số vào ta có

Lấy theo tiêu chuẩn, bƣớc xích px = 25,4 mm


Bảng 12-4, với n1 = 160 v/ph, có pxmax = 50,8 mm. Nhƣ vậy px < pxmax
4- Tính đƣờng kính của đĩa xích dẫn, đĩa xích bị dẫn
d1 = px/sin(/z1) = 25,4/sin( mm,
d2 = u.d1 = 2×170,42 = 340,84 mm.
5- Xác định sơ bộ khoảng cách trục asb.
Lấy asb = (3050).px = (30÷50)×25,4 = 762÷1270.
Lấy khoảng cách trục a = 1000 mm.
Kiểm tra điều kiện asb > (da1 + da2)/2 = +351,6)/2 = 264,6; đã thỏa mãn.
Tính góc ôm 1 theo công thức
1 = 180-570.(d2 -d1)/a = 180-570.(170,42+340,84)/1000 = 150,80
Điều kiện 1  1200 thỏa mãn. Chọn a = asb = 1000 mm
6- Tính chiều dài xích Lsb theo asb , dùng công thức
 (d 2  d1 ) (d 2  d1 ) 2
L  2a  
2 4a

Tính số mắt xích: Nx = Lsb/px = 2810,37/25,4 = 110,64. Lấy Nx = 110.


Tính chiều dài L = Nx.px = 110×25,4 = 2794 mm.
Tính khoảng cách trục a theo L, dùng công thức

a
1
 L   (d 2  d1 )   L
 (d 2  d1 )
2  2(d 2  d1 ) 2 
4 2 2

= 991,8 mm

217
Để tránh lực căng ban đầu trong xích, cần giảm bớt khoảng cách trục a đi một
lƣợng a = (0,002  0,004).991,8 = 1,98 ÷ 3,96 mm. Chọn Δa = 2,8 mm.
Nhƣ vậy a = 991,8 - 2,8 = 989 mm.
7- Tính chiều rộng B của đĩa xích. B = 0,9.btr. Bảng12-2 có btr =15,88; nhƣ vậy ta
có B = 14,3 mm.
Đƣờng kính vòng đỉnh răng của bánh dẫn (công thức 12-12):

da1 = 25,4 .(0,5+ctg ) = 181,2
21
Đƣờng kính đỉnh răng của bánh bị dẫn: da2 = 25,4
8- Tính lực tác dụng lên trục Fr, theo công thức Fr = Kt.Ft .
Lấy Kt = 1,15
Lực vòng Ft = =
Nhƣ vậy, Fr = 1,15×2801,9 = 3222,2 N.
9- Kích thƣớc của bộ truyền xích ống con lăn:
Đƣờng kính đĩa xích d1 = 170,42 mm; d2 = 340,84 mm;
Số răng đĩa xích z1 = 21; z2 = 42;
Khoảng cách trục a = 989 mm;
Bƣớc xích px = 25,4 mm;
Số mắt xích Nx = 110
Chiều dài xích L = 2794 mm.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả bộ truyền xích, phân loại bộ truyền xích, trình bày các thông số hình học chủ
yếu của bộ truyền xích?
2. Trình bày vận tốc, tỷ số truyền trung bình của bộ truyền xích? Tại sao vận tốc v2 và
tỷ số truyền tức thời của bộ truyền xích không phải là hàng số?
3. Trình bày về các loại tải trọng tác dụng trong bộ truyền xich?
4. Nêu các dạng hỏng, chỉ tiêu tính toán bộ truyền xích?
5. Trình bày bài toán tính kiểm tra bộ truyền xich ống con lăn?
6. Trình bày bài toán tính thiết kế bộ truyền xich ống con lăn?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.

218
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[6] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[7] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[8] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[9] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[10] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[11] www.cokhikhaihao.com
[12] tstvietnam.vn

219
Chương 13

BỘ TRUYỀN VÍT - ĐAI ỐC

13.1. Giới thiệu bộ truyền vít đai ốc


13.1.1. Mô tả bộ truyền vít đai ốc
Bộ truyền vít - đai ốc dùng để biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến,
nhờ sự ăn khớp giữa ren của đai ốc với ren trên trục vít (Hình 13-1).
Bộ truyền vít - đai ốc có 2 bộ phận F
chính:
1 v2 2
+ Vít số 1, có đƣờng kính tính toán là d1,
quay với số vòng quay n1, công suất
truyền động P1, mô men xoắn trên trục
n1
T1. Vít có ren ngoài tƣơng tự nhƣ bu
lông. Trong trƣờng hợp này vít là khâu
Hình 13-1: Bộ truyền vít - đai ốc
dẫn.
+ Đai ốc số 2, chuyển động tịnh tiến với vận tốc v2, công
FQ l
suất trên đai ốc là P2. Đai ốc có ren trong giống nhƣ đai ốc Ft
trong mối ghép ren. Trƣờng hợp này đai ốc là khâu bị dẫn.
lQ

Trong những bộ truyền khác, có thể đai ốc là khâu


dẫn, đai ốc quay với số vòng quay n1; còn vít là khâu bị dẫn,
chuyển động tịnh tiến với vận tốc v2.
Nguyên lý làm việc của bộ truyền vít - đai ốc: ren
của vít và ren của đai ốc ăn khớp với nhau để truyền chuyển
động và tải trọng. Nhƣng trong quá trình truyền động có
trƣợt rất lớn trên mặt ren, hiệu suất truyền động thấp.
Hình 13-2: Kích vít
Trong thực tế thƣờng dùng các loại truyền động sau:

220
+ Vít quay, đai ốc tịnh tiến (Hình 13-1). Ví dụ nhƣ chuyển động của bàn xe dao trong
máy tiện.
+ Vít vừa quay vừa tịnh tiến, còn đai ốc đứng
yêu (Hình 13-2). Ví dụ nhƣ chuyển động của vít
trong kích vít.
+ Đai ốc vừa quay vừa tịnh tiến, còn vít đứng
yên (Hình 13-3). Ví dụ nhƣ chuyển động của đai
ốc trong cơ cấu kẹp chặt.
13.1.2. Phân loại bộ truyền vít - đai ốc
Hình 13-3:Cơ cấu kẹp chặt
Tùy theo hình dạng mặt cắt ngang của tiết
diện ren, bộ truyền vít đai ốc đƣợc
chia thành các loại: 
- Vít có ren hình thang (Hình 13- 
4). Loại này đƣợc dùng phổ biến pr
để truyền chuyển động theo hai
chiều. Ren đƣợc gia công dễ dàng
trên máy tiện ren.

d2
Vít có ren chữ nhật (Hình 13-

d1
-

d
5). Bộ truyền loại này dùng để
thực hiện chuyển động dọc trục 
chính xác cao. Hiệu suất truyền
động cao. Tiết diện chân ren nhỏ, Hình 13-4: Trục vít ren hình thang
nên khả năng tải không cao. Giá
thành tƣơng đối đắt. pr
F2
- Vít có ren răng cƣa (Hình 13-6), có hiệu suất
truyền động cao, khả năng tải trung bình. Thƣờng
dùng truyền tải trọng theo một chiều nhất định.
F1
- Vít có ren tam giác, giống nhƣ bu lông. Dùng
để thực hiện chuyển động chậm, chính xác. Loại Hình 13-5: Ren chữ nhật
này có hiệu suất truyền động thấp.
- Bộ truyền vít đai ốc bi (Hình 13-7) [13]. Lọai
này có ma sát nhỏ, hiệu suất truyền động cao. Đƣợc
dùng nhiều trong các máy tự động, để thực hiện các
dịch chuyển chính xác. Vít đai ốc bi chế tạo phức Hình 13-6: Ren răng cưa
tạp, cần phải có đƣờng dẫn hồi bi. Giá thành của bộ
truyền vít đai ốc bi rất đắt.

221
Hình 13-7: Bộ truyền vít đai ốc bi

Để tăng độ chính xác khi thực hiện dịch chuyển dọc trục, ngƣời ta dùng đai ốc bi hai
nửa (Hình 13-8). Loại này có thể điều chỉnh, khử khe hở giữa bi và rãnh chứa bi. Sau
một thời gian sử dụng, bi và rãnh bị mòn, ngƣời ta điều chỉnh lại khe hở, độ chính xác
của bộ truyền đƣợc khôi phục. Bộ truyền loại này có giá thành cao hơn loại đai ốc liền
khối.
Tùy theo chiều của đƣờng xoắn vít,
bộ truyền đƣợc chia ra:
- Trục vít me có ren phải: nhìn vào
đƣờng ren, theo hƣớng đi lên, ta
thấy ren đi về phía tay phải.
- Trục vít me có ren trái: theo hƣớng
đi lên, ren đi về phía tay trái.
Ngoài ra bộ truyền vít đai ốc còn
B
đƣợc phân thành loại có một đầu mối,
loại có hai hay nhiều đầu mối. Loại ren Hình 13-8: Đai ốc bi có hai nửa
bƣớc lớn, ren bƣớc nhỏ.
13.1.3. Các thông số hình học chủ yếu của bộ truyền vít - đai ốc
- Đƣờng kính ngoài của trục vít d, mm. Là đƣờng kính của vòng tròn đi qua đỉnh
ren. Còn gọi là đƣờng kính danh nghĩa. Đƣờng kính danh nghĩa của đai ốc ký hiệu là
D, D = d.
- Đƣờng kính chân ren của trục vít d1, mm. Là đƣờng kính của vòng tròn đi qua
chân ren. Đƣờng kính trong của đai ốc ký hiệu là Da, là đƣờng kính vòng tròn đi qua
đỉnh ren của đai ốc (Còn gọi là đƣờng kính đỉnh ren).
- Đƣờng kính chân ren của đai ốc D1, mm. Là đƣờng kính của vòng tròn đi qua
chân ren của đai ốc.

222
- Đƣờng kính trung bình của vít d2, của đai ốc là D2, mm. Đƣờng kính trung bình
đƣợc tính theo công thức: d2 = (d+d1)/2 ; D2 = d2.
- Số mối ren của trục vít, ký hiệu là z; là số đƣờng xoắn vít.
- Bƣớc ren pr, mm. Giá trị của pr đƣợc tiêu chuẩn hóa lấy theo đƣờng kính d. Ứng với
mỗi giá trị của d có quy định ren bƣớc nhỏ, bƣớc bình thƣờng và bƣớc lớn. Ví dụ:
với d = 40 có bƣớc ren pr = 3 ; 6 ; 10 .
d = 60 có bƣớc ren pr = 3 ; 8 ; 12.
- Bƣớc xoắn vít , mm. Bƣớc xoắn vít đƣợc tính theo công thức  = z.pr.
- Góc nâng của đƣờng xoắn vít , độ. Có quan hệ: tg = /(.d2).
- Hình dạng và kích thƣớc của tiết diện ren. Đƣợc lấy theo tiêu chuẩn, phụ thuộc
vào giá trị của đƣờng kính d.
- Góc profil của tiết diện ren thang , độ.

lo lr
l

Hình 13-9: Kết cấu thường dùng của vít me

Bảng 13-1: Kích thước của vít , đai ốc ren hình thang, mm [9, tr 296]

Bƣớc Đƣờng Đƣờng Đƣờng Bƣớc Đƣờng kính Đƣờng Đƣờng


ren, pr kính d = D kính d1 kính D1 ren, pr d=D kính d1 kính D1
8 5,5 8,5 30 23 31
10 7,5 10,5 32 25 33
12 9,5 12,5 34 27 35
14 11,5 14,5 36 29 37
16 13,5 16,5 38 31 39
2 18 15,5 18,5 6 40 33 41
20 17,5 20,5 42 35 43
22 19,5 22,5 120 113 121
24 21,5 24,5 130 123 131
26 23,5 26,5 140 133 141
28 25,5 28,5 150 143 151

223
Bƣớc Đƣờng Đƣờng Đƣờng Bƣớc Đƣờng kính Đƣờng Đƣờng
ren, pr kính d = D kính d1 kính D1 ren, pr d=D kính d1 kính D1
10 6,5 10,5 22 13 23
12 8,5 12,5 24 15 25
14 10,5 14,5 26 17 27
30 26,5 30,5 28 19 29
32 28,5 32,5 44 35 45
34 30,5 34,5 46 37 47
36 32,5 36,5 48 39 49
38 34,5 38,5 8 50 41 51
3 40 36,5 40,5 52 43 53
42 38,5 42,5 55 46 56
44 40,5 44,5 60 51 61
46 42,5 46,5 160 151 161
48 44,5 48,5 170 161 171
50 46,5 50,5 180 171 181
52 48,5 52,5 190 181 191
55 51,5 55,5 30 19 31
60 56,5 60,5 32 21 33
16 11,5 16,5 34 23 35
18 13,5 18,5 36 25 37
20 15,5 20,5 38 27 39
4 65 60,5 65,5 40 29 41
70 65,5 70,5 10 42 31 43
75 70,5 75,5 65 54 66
80 75,5 80,5 70 59 71
22 16,5 22,5 75 64 76
24 18,5 24,5 80 69 81
26 20,5 26,5 200 189 201
28 22,5 28,5 210 199 211
5 85 79,5 85,5 220 209 221
90 84,5 90,5 44 31 45
95 89,5 95,5 46 33 47
100 94,5 100,5 48 35 49
110 104,5 110,5 50 37 51
100 87 101 12 52 39 53
110 97 111 55 42 56
12 240 227 241 60 47 61
250 237 251 85 72 86
260 247 261 90 77 91

224
Bảng 13-2: Kích thước của vít , đai ốc bi, mm (Hình 13-11) [3, tr 168]

Đƣờng kính bi, db: lấy 8 ÷ 10 mm Đƣờng kính ngoài của vít d và đai ốc D
Đƣờng kính chân ren, d1: d1 = db/(0,08÷0,15) d = d1 + 2.h1
Bƣớc ren, pr: pr = db + (1÷5) mm D = D1 - 2.h1
Bán kính rãnh lăn, r1: r1 = (0,51÷0,53).db Góc xoắn vít, γ
Khoảng cách từ tâm rãnh lăn đến tam bi, c γ = arctg(pr/(π.Dtb)
c = (r1 - db/2).cosβ Số vòng ren làm việc trong đai ốc, K
β là góc tiếp xúc, thƣờng dùng β=45 0
thƣờng lấy K = 2 ÷ 2,5 vòng
Đƣờng kính vòng tròn qua tâm bi, Dtb Số bi trên các vòng ren làm việc, Zb
Dtb = d1 + 2.(r1-c) Zb = π.Dtb.K/db - 1
Đƣờng kính trong của đai ốc, D1 Khe hở tổng cộng giữa các viên bi, Δt
D1 = Dtb + 2.(r1-c) Δt = (0,7÷1,2).db
Chiều sâu của rãnh ren, h1 Khe hở hƣớng tâm, Δ
h1 = (0,3 ÷ 0,35).db Δ = D1 - (2.db+d1)

- Chiều dài phần gia công ren trên trục vít lr, mm. Khoảng cách giữa hai gối đỡ trục vít
lo, mm. Chiều dài toàn bộ trục vít l, mm (Hình 13-9).
- Chiều rộng của đai ốc B, mm. Cũng có thể gọi là chiều cao đai ốc, ký hiệu là H.
- Đƣờng kính ngoài của đai ốc Dng, đƣợc tính theo công thức:

Dl
D
Dtb
c
d
h1
H

Da
rl
D1
Dng

Hình 13-10: Đai ốc trượt db


Hình 13-11: Vít đai, ốc bi

13.1.4. Vận tốc và tỷ số truyền của bộ truyền vít - đai ốc


- Số vòng quay trên trục vít dẫn hoặc đai ốc dẫn, ký hiệu là n1, v/ph.
- Vận tốc tịnh tiến của trục vít me hoặc đai ốc bị dẫn, ký hiệu là v2, m/s.

225
- Tỷ số truyền, ký hiệu là u, đƣợc tính theo quy ƣớc: bằng tỷ số của độ dài dịch
chuyển của điểm đặt lực phát động trên tay quay (hoặc vô lăng, bánh răng) và độ dài
dịch chuyển của đai ốc (hoặc vít). Thông thƣờng bộ truyền vít đai ốc có tỷ số truyền
rất lớn.
Ví dụ: nhƣ kích vít trên Hình 13-2, khi tay quay quay một vòng điểm đặt lực di
chuyển đƣợc một đoạn St = 2.l. ; lúc đó vít tịnh tiến đƣợc một đoạn bằng bƣớc xoắn
vít, vật di chuyển một đoạn SQ = . Tỷ số truyền u = 2..l/.
- Hiệu suất truyền động ,  = A2 / A1. Với A2 là công có ích khi sử dụng bộ truyền,
A1 là công của lực phát động đặt trên tay quay, hoặc vô lăng.
Nếu bỏ qua ma sát trên gối đỡ, hiệu suất  đƣợc tính theo công thức:
 = tg / tg(+ρ')
Khi dùng bộ truyền biến chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay tính hiệu
suất theo công thức: = tg( - ρ') / tg . Chỉ thực hiện được khi góc nâng γ lớn hơn
góc ma sát tương đương. Hiệu suất rất thấp, không nên dùng.
Trong đó ρ' là góc ma sát tƣơng đƣơng (trƣờng hợp dùng ren hình chữ nhật, thì thay
ρ' bằng góc ma sát ρ). Giá trị của hệ số ma sát trƣợt và góc ma sát của một số cặp
vật liệu, lấy theo bảng 13-3.
Giá trị của hệ số ma sát lăn và góc ma sát lăn thay thế: lấy hệ số ma sát lăn thay thế
fl = 0,004 ÷ 0,006; góc ma sát lăn thay thế: ρ' = arctg[2.fl/(d1.sinβ)].
Đa số các bộ truyền vít đai ốc sử dụng trong thực tế có tính tự hãm, tức là  < ρ', khi
đó hiệu suất của bộ tryền vít đai ốc thƣờng nhỏ hơn 0,6. Bộ truyền vít đai ốc bi có
thể đạt hiệu suất η = 0,9 ÷ 0,97.

Bảng 13-3: Các cặp vật liệu chế tạo bộ truyền và hệ số ma sát [6, tr 203]

Vật liệu trục vít me Vật liệu đai ốc Hệ số ma sát, f Góc ma sát tƣơng đƣơng, ρ'
Thép Đồng thau 0,1 5,710
LaZn23Al6FeMn
Thép Đồng thanh BrAl9Fe3 0,12 6,840
Thép Gang chống mòn 0,13 7,400

13.2. TÍNH BỘ TRUYỀN VÍT - ĐAI ỐC


13.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền vít - đai ốc và chỉ tiêu tính toán
Trong khi làm việc, bộ truyền vít đai ốc có thể xảy ra các dạng hỏng:
- Mòn ren của vít và đai ốc. Do vận tốc trƣợt lớn, áp suất trên mặt ren lớn, nên tốc
độ mòn tƣơng đối cao. Mòn làm tăng khe hở, giảm kích thƣớc tiết diện ren, bộ
truyền làm việc không tốt nữa.

226
- Cắt đứt ren, hoặc dập bề mặt ren. Do tải trọng quá lớn, áp suất trên mặt ren lớn.
- Trục vít bị uốn cong, do mất ổn định. Các trục vít mảnh (µ.lt/df1>15), chịu lực
dọc trục lớn thƣờng có dạng hỏng này.
- Trục vít bị gẫy. Nếu tải trọng quá lớn, trục vít không đủ bền, nó sẽ bị gẫy, hỏng.
Để hạn chế các dạng hỏng nêu trên, ngƣời ta tính toán bộ truyền vít đai ốc theo các
chỉ tiêu sau:
p  [p] (13-1)
Fa  [Fa] (13-2)
tđ  [] (13-3)
Trong đó: p là áp suất trên bề mặt tiếp xúc của ren,
[p] là áp suất cho phép,
Fa là lực dọc trục tác dụng lên vít,
[Fa] là lực dọc trục cho phép,
tđ là ứng suất sinh ra trên tiết diện chân ren của vít me, có đƣờng kính d1.
[] là ứng suất cho phép.
13.2.2. Tính bộ truyền vít - đai ốc theo độ bền mòn
Tính áp suất trên bề mặt tiếp xúc của ren vít
Áp suất p đƣợc tính theo công thức:
K .Fa K .Fa
p  (13-4)
 .d 2 .h.x  .d 22 . h . H
Trong đó:
K là hệ số tải trọng, có thể lấy K = 11,25 .
h là chiều cao của tiết diện ren. h = h.pr .
Hệ số chiều cao ren h = h/pr có thể chọn nhƣ sau:
h = 0,5 , đối với ren hình thang,
h = 0,75 , đối với ren chữ nhật và ren răng cƣa,
h = 0,54 , đối với ren tam giác.
x là số vòng ren trên đai ốc, số vòng ren tiếp xúc. x = H/pr = H.d2/pr
Hệ số chiều cao đai ốc H = H/d2 có thể chọn trong khoảng 1,2  1,5 .
Xác định áp suất cho phép [p]
Áp suất cho phép có thể chọn theo bảng 13-4

227
Bảng 13-4: Áp suất cho phép của một số cặp vật liệu [6, tr 205]

Vật liệu chế tạo vít, đai ốc Áp suất cho phép [p], MPa
Thép tôi - đồng thanh 11  13
Thép không tôi - đồng thanh 8  10
Thép tôi - gang chống mòn 79
Thép không tôi - gang chống mòn 67

Kiểm tra bộ truyền vít đai ốc theo độ bền mòn


Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền vít - đai ốc, biết số vòng quay n1, biết công suất truyền động
P, mô men xoắn T, hoặc lực dọc Fa.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền vít - đai ốc có đủ độ bền mòn hay không?
Các bước thực hiện
- Tính áp suất p sinh ra trên mặt ren, theo công thức (13-4).
- Xác định áp suất cho phép [p] theo bảng 13-4.
- So sánh giá trị của p và [p], rút ra kết luận.
Nếu p  [p], bộ truyền đủ sức bền mòn.
Nếu p > [p], bộ truyền không đủ độ bền mòn.
Thiết kế bộ truyền vít - đai ốc theo độ bền mòn
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay n1, vận tốc tịnh tiến v2, biết công suất truyền động
P, mô men xoắn T, hoặc lực dọc Fa.
Kết luận: Tính kích thƣớc đƣờng kính d2 của bộ truyền vít - đai ốc.
Các bước thực hiện
- Xác định áp suất cho phép [p].
- Tính áp suất p sinh ra trên mặt ren, theo công thức (13-4).
- Giả sử điều kiện p  [p] thoả mãn, ta tính đƣợc
K .Fa
d2  (13-5)
 . h . H .[ p]
Lấy giá trị d2 theo dẫy số tiêu chuẩn (Bảng 13-1).
13.2.3. Kiểm tra trục vít theo điều kiện ổn định
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền vít me - đai ốc, biết số vòng quay n1, biết công suất truyền
động P, mô men xoắn T, hoặc lực dọc Fa.

228
Kết luận: Kiểm tra xem trục vít me có đủ ổn định hay không?
Các bước thực hiện
- Lực dọc trục Fa đƣợc tính theo công thức:
; (13-6)

T=
- Lực dọc trục cho phép [Fa] đƣợc xác định nhƣ sau:
 2 .E . J
[ Fa ]  (13-7)
S .( .l t ) 2
Trong đó:
E là mô đun đàn hồi của vật liệu chế tạo trục vít, MPa.
 .d14
J là mô men quán tính của tiết diện chân ren, J 
64
S là hệ số an toàn, có thể lấy S = 2,5  4.
 là hệ số liên kết của trục vít.
Nếu hai đầu có ổ đỡ (Hình 13-1), lấy  = 1,
Nếu một đầu ngàm (Hình 13-2), lấy  = 2.
Nếu một đầu ngàm, một đầu có ổ, lấy  = 0,7.
Nếu hai đầu ngàm, lấy  = 0,5.
lt là chiều dài tính toán ổn định. Ví dụ, lấy lt = lo (Hình 13-1),
- So sánh giá trị của Fa và [Fa] rút ra kết luận:
Nếu Fa  [Fa], bộ truyền đủ điều kiện ổn định.
Nếu Fa > [Fa], bộ truyền không đủ điều kiện ổn định.
13.2.4. Tính bộ truyền vít đai ốc theo độ bền
Tính ứng suất trên tiết diện chân ren của vít me σtđ và ứng suất cho phép
- Ứng suất tƣơng đƣơng sinh ra trên tiết diện nguy hiểm của trục vít đƣợc tính theo
Thuyết bền thứ tƣ:
 td   2  3. X2 (13-8)
Trong đó:
Ứng suất pháp  do lực Fa gây nên,
4.Fa
  (13-9)
 .d12
Ứng suất tiếp x do mô men xoắn gây nên,

229
(13-10)

- Ứng suất cho phép [] có thể lấy theo giới hạn chảy của vật liệu chế tạo trục vít,
[] = ch/S . (13-11)
Hệ số an toàn S có thể lấy bằng 2÷3.
Kiểm tra bộ truyền vít đai ốc theo độ bền
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền vít - đai ốc, biết số vòng quay n1, biết công suất truyền động
P, mô men xoắn T, hoặc lực dọc Fa.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền vít - đai ốc có đủ độ bền hay không?
Các bước thực hiện
- Xác định đƣờng kính d1 và d2 của vít me (Bảng 13-1).
- Tính ứng suất ζ sinh ra trên tiết diện chân ren theo công thức (13-9).
- Tính ứng suất ηx sinh ra trên tiết diện chân ren theo công thức (13-10).
- Tính ứng suất ζtđ sinh ra trên tiết diện chân ren theo công thức (13-8).
- Xác định ứng suất cho phép [ζ] theo công thức (13-11).
- So sánh giá trị của ζtđ và [ζ], rút ra kết luận.
Nếu ζtđ  [ζ], bộ truyền đủ bền.
Nếu ζtđ > [ζ], bộ truyền không đủ bền.
Thiết kế bộ truyền vít đai ốc theo độ bền
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay n1, vận tốc tịnh tiến v2, biết mô men xoắn T, hoặc
lực dọc Fa.
Kết luận: Tính kích thƣớc đƣờng kính d1 của bộ truyền vít - đai ốc?
Các bước tính thiết kế
- Xác định ứng suất cho phép [ζ] theo công thức (13-11).
- Tính ứng suất ζ sinh ra trên tiết diện chân theo công thức (13-9).
- Theo kinh nghiệm, với các bộ truyền thông dụng, tính tác dụng của ứng suất
xoắn ηx = 0,3.ζ
- Tính ứng suất ζtđ sinh ra trên tiết diện chân ren, ζtđ = 1,3×ζ = =

- Giả sử ζtđ ≤ [ζ], ta có đƣờng kính chân ren d1, (mm)

- Lấy kích thƣớc đƣờng kính d1 theo dãy số tiêu chuẩn (Bảng 13-1).

230
13.2.5. Tính bộ truyền vít đai ốc bi
Tính thiết kế bộ truyền vít đai ốc bi đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ tính bộ truyền vít
đai ốc thƣờng (Vít đai ốc trƣợt). Thứ tự thực hiện nhƣ sau:
- Xác định ứng suất cho phép [ζ], theo công thức 13-11.
- Tính đƣờng kính chân ren của vít me d1 theo điều kiện bền.

- Xác định đƣờng kính bi, db; lấy db = (0,08 ÷ 0,15)×d1.


- Tính các kích thƣớc khác của bộ truyền, theo Bảng 13-2.
- Kiểm tra vít me theo điều kiện ổn định trục vít me. Nếu không ổn định, phải điều chính
kích thƣớc.

13.2.6. Trình tự thiết kế bộ truyền vít - đai ốc


Thiết kế bộ truyền vít - đai ốc theo trình tự sau:
1- Chọn vật liệu chế tạo trục vít, vật liệu chế tạo đai ốc.
2- Xác định áp suất cho phép [p] và ứng suất cho phép [].
3- Chọn các giá trị của hệ số chiều cao ren h và chiều cao đai ốc H.
4- Xác định đƣờng kính trung bình d2 theo công thức (13-5). Chọn bƣớc ren sơ bộ
pr = 0,2.d2. Dùng bảng 13-1, chọn bƣớc ren pr và đƣờng kính d2 theo tiêu chuẩn,
xác định d và d1, các kích thƣớc khác của bộ truyền. Vẽ kết cấu của bộ truyền vít
- đai ốc.
5- Xác định giá trị [Fa] theo công thức 13-7. Kiểm tra điều kiện ổn định của vít.
Nếu không thoả mãn, phải điều chỉnh kích thƣớc của bộ truyền.
6- Tính ứng suất tƣơng đƣơng theo công thức (13-8). Kiểm tra độ bền của vít. Nếu
không đủ bền, phải điều chỉnh kích thƣớc của trục vít.
7- Vẽ bản vẽ chế tạo trục vít, đai ốc.

13.3. ĐÁNH GIÁ BỘ TRUYỀN VÍT - ĐAI ỐC


13.3.1. Ưu điểm của bộ truyền vít - đai ốc
- Bộ truyền vít đai ốc có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành không cao. có
kích thƣớc nhỏ gọn, tiện sử dụng.
- Bộ truyền có khả năng tải cao, làm việc tin cậy. Không gây tiếng ồn.
- Có tỷ số truyền rất lớn. Tạo ra đƣợc lực dọc trục lớn, trong khi chỉ cần đặt lực
nhỏ vào tay quay.
- Có thể thực hiện đƣợc di chuyển chậm, chính xác cao.

231
13.3.2. Nhược điểm của bộ truyền vít - đai ốc
- Hiệu suất của bộ truyền ma sát trƣợt rất thấp (Bộ truyền vít đai ốc bi có hiêu suất
cao).
- Ren bị mòn nhanh, nên tuổi bền không cao, nhất là khi phải làm việc với tốc độ
lớn.
13.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền vít - đai ốc
- Đƣợc sử dụng trong các thiết bị nhằm tạo lực dọc trục lớn, nhƣ kích vít, vít ép.
- Dùng làm cơ cấu thực hiện chuyển vị chính xác, nhƣ cơ cấu chạy dao của các
máy cắt, các dụng cụ đo, thiết bị định vị và điều chỉnh.
13.4. VÍ DỤ TÍNH BỘ TRUYỀN VÍT - ĐAI ỐC
Đầu đề thiết kế
Giả thiết: Cho biết bộ truyền dùng trong kích vít, vít chịu lực dọc trục Fa = 50.000 N,
chiều dài làm việc của vít l0 = 500 mm.
Kết luận: Tính kích thƣớc của bộ truyền vít đai ốc.
Các bước tính thiết kế
1. Chọn vật liệu chế tạo trục vít, vật liệu chế tạo đai ốc:
Vật liệu trục vít bằng thép 45. Vật liệu chế tạo đai ốc là đồng thanh BrAl9Fe3. Dùng ren hình
thang cân.
2. Xác định áp suất cho phép [p] và ứng suất cho phép [].
Bảng 13-4, có áp suất [p] = 9 Mpa
Công thức 13-11, có [ζ] = ζch/S; chọn hệ số an toàn S = 3; vật liệu dùng thép C45 có
ζch = 360 MPa (Bảng 2-1). Suy ra [ζ] = 360/3 = 120 MPa.
3. Chọn các giá trị của hệ số chiều cao ren h và chiều cao đai ốc H.
Với ren hình thang cân, chọn hệ số chiều cao đai ốc H = 1,5; chọn hệ số chiều cao
ren h = 0,5.
4. Tính đường kính d2 theo công thức 13-5. Chọn hệ số tải trọng K = 1,2.

; (mm)

Sơ bộ chọn bƣớc ren psb = 0,2.d2 = 0,2×53,19 = 10,64 (mm)


Dùng bảng 13-1, chọn bƣớc ren pr = 10 mm; đƣờng kính d2 = 60 mm; d = 65 mm;
đƣờng kính chân ren của ren vít d1 = 54 mm.
5. Kiểm tra điều kiện ổn định của vít.
Tính lực dọc trục cho phép [Fa]
=

232
Trong đó, (N4)
ch
So sánh Fa với [Fa], ta thấy vít me đủ độ cứng vững, rất ổn định.
6. Tính ứng suất tương đương theo công thức (13-8).

Trong đó, mô men xoắn T đƣợc tính theo công thức:


=
So sánh ζtđ với [ζ] (với [ζ] = 120 MPa), ta thấy bộ truyền dƣ bền. Không phải điều
chỉnh kích thƣớc của bộ truyền.
7. Kích thước của bộ truyền vít đai ốc
Đƣờng kính vít me d = 65 mm; d1 = 54; bƣớc ren pr = 10 mm; ren 01 đầu mối; góc
nâng của đƣờng xoắn vít γ = 3,040; chiều làm việc lớn nhất l0 = 500 mm.
Chiều cao của đai ốc H = ψH.d2 = 1,5×60 = 90 mm. Đƣờng kính ngoài của đai ốc

= = 69 (mm).

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả bộ truyền vít - đai ốc? Các kiểu truyền động? Kích thƣớc chủ yếu của bộ
truyền vít đai ốc?
2. Kết cấu của bộ truyền vít – đai ốc bi? Ƣu điểm của bộ truyền vít – đai ốc bi hai
nửa? Cách điều chỉnh khe hở trong bộ truyền vít – đai ốc bi?
3. Nêu các dạng hỏng của bộ truyền vít - đai ốc và chỉ tiêu tính toán bộ truyền vít - đai
ốc?
4. Trình bày bài toán tính bộ truyền vít - đai ốc theo độ bền mòn?
5. Xác định mô men xoắn cần thiết đặt trên vô lăng máy ép. Cho biết vít ép ren hình
thang cân, bƣớc ren pr = 6 mm, chiều cao ren h = 3 mm, lực ép F = 10.000 N, hệ số
ma sát trƣợt f = 0,12.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.

233
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[6] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[7] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[8] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[9] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[10] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[11] M.F. Spotts; Design of Machine Elements; 1985.
[12] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[13] hiendaihoa.com

234
Chương 14

BỘ TRUYỀN BÁNH MA SÁT

14.1. GIỚI THIỆU BỌ TRUYỀN BÁNH MA SÁT


14.1.1. Mô tả bộ truyền bánh ma sát
Bộ truyền bánh ma sát thƣờng dùng truyền chuyển động giữa hai trục song song
nhau (Hình 14-1), cắt nhau (Hình 14-2), hoặc vừa truyền chuyển động vừa biến đổi vận
tốc chuyển động (bộ biến tốc ma sát - Hình 14-3).
Bộ truyền bánh ma sát có 3 bộ phận chính:
+ Bánh ma sát dẫn 1, có đƣờng kính d1, đƣợc lắp trên trục dẫn I, quay với số vòng quay
n1, công suất truyền động P1, mô men trên trục T1.
+ Bánh ma sát bị dẫn 2, có đƣờng kính d2, đƣợc lắp trên trục bị dẫn II, quay với số vòng
quay n2, công suất truyền động P2, mô men trên trục T2.
+ Bộ phận tạo lực ép ban đầu F0, đề ép hai bánh ma sát với nhau. Lực F0 tạo ra áp lực Fn
trên bền mặt tiếp xúc của 2 bánh ma sát, tạo ra lực ma sát Fms; Fms= Fn.f, trong đó f là hệ
số ma sát trên bề mặt tiếp xúc.

n2 d2
n1

dtb1

F01 1
F0 F0 O
Fn
n1 B
d1 2
L
Ft

1 2 dtb2

n2
B

a F02
I II
Hình 14-1: Bộ truyền bánh ma sát trụ Hình 14-2: Bộ truyền bánh ma sát nón

235
+ Trong bộ biến tốc ma sát, có thể có thêm bộ phận phụ, ví dụ nhƣ: bánh ma sát phụ,
hoặc dây đai phụ (Hình 14-4).
Cách làm việc của bộ truyền bánh ma sát: hai bánh ma sát đƣợc ép bởi lực Fo, trên bề
mặt tiếp xúc có áp suất, có lực ma sát Fms, lực ma sát cản trở chuyển động trƣợt tƣơng
đối giữa hai bánh ma sát. Do đó, khi bánh ma sát dẫn quay sẽ kéo bánh bị dẫn quay
theo. Nhƣ vậy chuyển động đã đƣợc truyền từ trục I mang bánh ma sát dẫn sang trục II
mang bánh bị dẫn. Bộ truyền bánh ma sát truyền chuyển động nhờ lực ma sát trên bề
mặt tiếp xúc của các bánh ma sát. Lực ma sát cần thiết trên bề mặt tiếp xúc phải thoả
mãn điều kiện:
Fms = Fn.f  K.Ft , K là hệ số tải trọng; lấy K = 1,25  1,5 (14-1)
14.1.2. Phân loại bộ truyền bánh ma sát
Tùy theo hình dạng và đặc điểm làm việc, ngƣời ta chia bộ truyền bánh ma sát ra làm
các loại sau:
- Bộ truyền bánh ma sát trụ: các bánh ma sát là hình trụ tròn xoay, đƣờng sinh thẳng,
thƣờng dùng để truyền chuyển động giữa hai trục song song với nhau. Bộ truyền
bánh ma sát không thay đổi đƣợc tỷ số truyền u và số vòng quay n2.
- Bộ truyền bánh ma sát nón, còn đƣợc gọi là bộ truyền bánh ma sát côn: bánh ma sát
có dạng hình nón cụt, thƣờng dùng truyền chuyển động giữa hai trục vuông góc với
nhau.
d1max
d1min

d1

n1

n1

d2min
d2

d2max n2

n2

Hình 14-3: Bộ biến tốc ma sát trụ Hình 14-4: Bộ biến tốc ma sát nón

236
- Bộ biến tốc ma sát trụ: các bánh ma sát hình trụ, bánh 1 di chuyển dọc trục để thay
đổi điểm tiếp xúc với bánh 2, thay đổi đƣờng kính tính toán của bánh 2 từ d2min đến
d2max (Hình14-3), thực hiện thay đổi số vòng quay của trục II từ n2max đến n2min.
- Bộ biến tốc ma sát nón (Hình 14-4), các cặp bánh ma sát có dạng nón cụt, dây đai là
khâu phụ. Các cặp bánh ma sát 1 đƣợc điều chỉnh để gần nhau, hoặc xa nhau, thay
đối điểm tiếp xúc giữa dây đai và bánh ma sát 1, có nghĩa là làm thay đổi đƣờng
kính tính toán của bánh 1 từ d1min đến d1max. Tƣơng tự nhƣ thế, đƣờng kính tính toán
của bánh 2 cũng đƣợc thay đổi từ d2max đến d2min. Số vòng quay n1 không đổi, còn số
vòng quay n2 sẽ thay đổi từ n2min đến n2max.
14.1.3. Thông số hình học chủ yếu của bộ truyền bánh ma sát
Khi cần xác định hình dạng và kích thƣớc của bộ truyền bánh ma sát, ta phải biết
các thông số hình học chủ yếu sau đây:
- Đƣờng kính tính toán của bánh ma sát dẫn d1, của bánh bị dẫn d2; mm; là đƣờng
kính của vòng tròn đi qua điểm tiếp xúc của bánh ma sát. d2 = d1.u.(1-). Trên bộ
truyền bánh ma sát nón, đƣờng kính tính toán đƣợc ký hiệu dtb1 và dtb2. Đối với bộ
biến tốc ma sát có các đƣờng kính giới hạn: d1min, d1max, d2min, d2max.
- Khoảng cách trục a, là khoảng cách giữa tâm bánh ma sát dẫn và bánh ma sát bị
dẫn; mm. Đối với bộ truyền bánh ma sát nón, a đƣợc thay thế bằng chiều dài đƣờng
sinh mặt nón L.
- Chiều rộng bánh ma sát B1, B2; mm. Thông thƣờng lấy B1>B2 (B2 bằng chiều
rộng tính toán của bánh ma sát B), để khi có sai lệch do lắp ghép, thì bộ truyền vẫn
tiếp xúc đủ chiều dài tính toán B. Cũng có thể lấy B1 = B2 = B.
- Góc nón của bánh dẫn 1 và góc nón của bánh bị dẫn 2, đơn vị đo là độ.
- Góc giữa hai trục của bánh ma sát , độ.
14.1.4. Sự trượt trong bộ truyền bánh ma sát
Tƣơng tự nhƣ ở bộ truyền đai, trong bộ truyền bánh ma sát cũng có hiện tƣợng trƣợt
đàn hồi, trƣợt trơn hoàn toàn và trƣợt trơn từng phần.
Trƣợt đàn hồi, xảy ra trên đoạn tiếp xúc của hai bánh ma sát, do biến dạng đàn hồi
của lớp bề mặt bánh ma sát gây nên. Độ cứng của bề mặt càng nhỏ, biến dạng càng lớn,
thì trƣợt đàn hồi càng nhiều và ngƣợc lại. Lúc này Fms > Ft. Trong đo Ft là lực vòng trên
bánh ma sát
Trƣợt trơn hoàn toàn, xảy ra khi có quá tải, lúc đó lực ma sát trên bề mặt tiếp xúc
không đủ lớn để cản trở chuyển động trƣợt tƣơng đối giữa hai bánh ma sát, Fms<Ft.

237
Trƣợt trơn từng phần, xảy ra khi lực Fms  Ft, lực Fms biến động phụ thuộc vào hệ số
ma sát trên bề mặt tiếp xúc, có những phần thời gian Fms > Ft trong bộ truyền có trƣợt
đàn hồi, có những phần thời gian Fms< Ft trong bộ truyền có trƣợt trơn.
Ngoài ra, trong bộ biến tốc ma sát còn có hiện tƣợng trƣợt hình học, do hình dạng
hình học của bánh ma sát gây nên. Ví dụ,
B1
trong bộ biến tốc ma sát trụ trên Hình 14-
5, ta thấy tại điểm A và điểm C của mặt
tiếp xúc có hiện tƣợng trƣợt tƣơng đối, n1

d1
với vận tốc trƣợt vtrA và vtrC , vì:
+ Vận tốc v của điểm A thuộc bánh A B C
1A 1
d2A
1, có giá trị v1A= .d1.n1/(6.104). d2B
n2
+ Vận tốc v1B của điểm B1 thuộc bánh 1, d2C
có giá trị v1B= .d1.n1/(6.104).
+ Vận tốc v1C của điểm C1 thuộc bánh 1, Hình 14-5: Trượt hình học
có giá trị v1C= .d1.n1/(6.104).
+ Vận tốc v2A của điểm A2 thuộc bánh 2, có giá trị v2A= .d2A.n2/(6.104).
+ Vận tốc v2B của điểm B2 thuộc bánh 2, có giá trị v2B= .d2B.n2/(6.104).
+ Vận tốc v2C của điểm C2 thuộc bánh 2, có giá trị v2C= .d2C.n2/(6.104).
+ Nhƣ vậy là v1A= v1B= v1C. Trong khi đó v2A< v2B< v2C.
+ Thông thƣờng v1B = v2B , còn v1A> v2A và v1C < v2C.
+ Tại điểm A, có vtrA = v1A - v2A. Còn tại điểm C, có vtrC = v2C - v1C.
Ta nhận thấy rằng, khi chiều rộng B1 càng lớn thì độ chênh lệch giữa d2A với d2B
càng nhiều, và giá trị của vận tốc trƣợt càng lớn.
Trƣợt đàn hồi và trƣợt trơn làm mất công suất và mất vận tốc của bánh bị dẫn. Trƣợt
hình học chỉ làm tổn hao công suất, không làm mất vận tốc. Tƣơng tự nhƣ trong bộ
truyền đai, để kể đến công suất bị mất, ngƣời ta dùng hệ số hiệu suất . Để kể đến sự
mất vận tốc, ngƣời ta dùng hệ số trƣợt .
14.1.5. Vận tốc và tỷ số truyền của bộ truyền bánh ma sát
- Số vòng quay trên trục dẫn, ký hiệu là n1, trên trục bị dẫn n2; v/ph. Trên bộ biến
tốc ma sát còn có số vòng quay lớn nhất n2max và nhỏ nhất n2min.
- Tỷ số truyền, ký hiệu là u, u = n1 / n2. Trong bộ biến tốc ma sát có tỷ số truyền
cực đại umax = n1/n2min, tỷ số truyền cực tiểu umin = n1/n2max.
- Khoảng điều chỉnh tốc độ trong bộ biến tốc D; D = umax/ umin, hay D = n2max/n2min.
- Vận tốc vòng của bánh dẫn v1, bánh bị dẫn v2; m/s.
- Hệ số trƣợt ;  = (v1-v2) / v1.

238
14.1.6. Lực tác dụng trong bộ truyền bánh ma sát
- Khi chƣa làm việc, các bánh ma sát bị ép bởi lực ép ban đầu F0.
- Khi đặt tải trọng T1 trên trục I và T2 trên trục II, ngoài lực F0, còn có lực tiếp tuyến Ft
tác dụng lên các bánh ma sát. Ft = 2.T1/d1, hoặc Ft = 2.T1/dtb1.
- Khi các bánh ma sát quay, sẽ có thêm tải trọng do rung động.
Dƣới tác dụng của các tải trọng, trên bề mặt tiếp xúc của các bánh ma sát có lực pháp
tuyến Fn; lực Fn dùng để tính các bánh ma sát.
+ Đối với bánh ma sát trụ: Fn = F0. (14-2)
+ Đối với bánh ma sát nón: Fn = F01/ sin1. (14-3)
Từ phƣơng trình (14-1) ta tính đƣợc lực ép cần thiết nén hai bánh ma sát là:
F0  K.Ft1 / f (14-4)
F01  K.Ft1.sin1 / f (14-5)

F0/2 F0/2
Fr1
Fn1
F01
Ft1 Fn1
n1 Ft1 Fr1
Ft2 Ft2 n1

n2 Fn2 Fr2
Fr2 Fa1
n2 Fa2
Fn1
Hình 14-7: Lực trong bộ
truyền bánh ma sát nón
Hình 14-6: Lực trong bộ
truyền bánh ma sát trụ

Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền bánh ma sát trụ (Hình 14-6):
+ Lực tiếp tuyến Ft1 và Ft2. Lực tiếp tuyến có phƣơng trùng với tiếp tuyến chung của hai
mặt trụ. Chiều của Ft1 ngƣợc với chiều v1, chiều của Ft2 cùng với chiều v2. Giá trị của
Ft1 = Ft2 = 2.T1/d1 = 2.T2/d2.
+ Lực hƣớng tâm Fr1 và Fr2, có phƣơng vuông góc với đƣờng trục của bánh ma sát, có
chiều hƣớng về phía trục. Giá trị của Fr1 và Fr2 đƣợc tính nhƣ sau:
Fr1 = Fr2 = F0
Lực tác dụng lên trục và ổ mang bộ truyền bánh ma sát nón (Hình 14-7):

239
+ Lực tiếp tuyến Ft1 và Ft2. Lực tiếp tuyến có phƣơng trùng với tiếp tuyến chung của hai
mặt nón. Chiều của Ft1 ngƣợc với chiều v1, chiều của Ft2 cùng với chiều v2. Giá trị của
Ft1 = Ft2 = 2.T1/dtb1 = 2.T2/dtb2.
+ Lực hƣớng tâm Fr1 và Fr2, có phƣơng vuông góc với đƣờng trục của bánh ma sát, có
chiều hƣớng về phía trục. Giá trị của Fr1 và Fr2 đƣợc tính nhƣ sau:
Fr1 = F01/tg1 = F02 Fr2 = F02 / tg2 = F01.
+ Lực dọc trục Fa1 và Fa2, có phƣơng song song với trục, chiều hƣớng về đáy lớn của
mặt nón. Giá trị: Fa1 = Fr2, và Fa2 = Fr1.
Các lực Ft1, Fr1, Fa1, Ft2, Fr2, Fa2 dùng để tính trục và ổ mang các bánh ma sát dẫn và
bánh ma sát bị dẫn.

14.2. TÍNH BỘ TRUYỀN BÁNH MA SÁT


14.2.1. Các dạng hỏng của bộ truyền bánh ma sát và chỉ tiêu tính toán
Trong quá trình làm việc bộ truyền bánh ma sát có thể bị hỏng bởi các dạng hỏng
sau:
- Trƣợt trơn, bánh ma sát dẫn quay, bánh bị dẫn dừng lại, bộ truyền không làm
việc đƣợc nữa. Trƣợt trơn làm bánh ma sát bị dẫn mòn cục bộ.
- Mòn bánh ma sát, do áp suất lớn, vận tốc trƣợt lớn và hệ số ma sát lớn, nên tốc
độ mòn của bánh ma sát tƣơng đối cao. Mòn làm mất đi một lớp vật liệu trên bề mặt
bánh ma sát, dẫn đến hình dạng của bánh ma sát thay đổi, chất lƣợng bề mặt giảm.
Mòn quá mức độ cho phép, bộ truyền làm việc không tốt nữa.
- Tróc rỗ bề mặt, đối với những bộ truyền đƣợc bôi trơn đầy đủ, làm việc với áp
suất nhỏ hoặc trung bình, sau một thời gian dài làm việc, trên bề mặt bánh ma sát
xuất hiện các vết rỗ. Vết rỗ làm giảm chất lƣợng bề mặt, bộ truyền làm việc không
tốt nữa.
Nguyên nhân có vết rỗ là do ứng suất tiếp xúc trên mặt bánh ma sát thay đổi, bề mặt
bị mỏi, xuất hiện các vết nứt. Vết nứt lớn dần lên do số chu trình ứng suất N tăng lên,
đồng thời do tác dụng của chêm dầu. Dầu chui vào vết nứt, khi vào vùng tiếp xúc vết
nứt bị bịt miệng, áp suất dầu trong vết nứt tăng lên, giống nhƣ cái chêm, làm cho vết
nứt phát triển. Khi vết nứt đủ lớn, làm tróc ra một miếng kim loại, để lại lỗ rỗ trên bề
mặt.
- Dính và xƣớc bề mặt bánh ma sát. Đối với những bộ truyền làm việc với áp suất
lớn, vận tốc lớn, bề mặt bánh ma sát có cơ tính không cao, ngƣời ta thấy trên mặt
bánh ma sát có dính các mẩu kim loại, kèm theo các vết xƣớc. Chất lƣợng bề mặt
giảm đáng kể, bộ truyền làm việc không tốt nữa.

240
Nguyên nhân dẫn đến dính xƣớc: Do áp suất lớn, cùng với nhiệt độ cao, vật liệu tại
chỗ tiếp xúc của bánh ma sát bị chảy dẻo, dính lên mặt đối diện, tạo thành các vấu.
Trong những lần vào tiếp xúc tiếp theo, các vấu này cào xƣớc bề mặt bánh ma sát
tiếp xúc với nó.
- Biến dạng bề mặt bánh ma sát. Dạng hỏng này thƣờng xảy ra với những bộ
truyền làm bằng vật liệu có cơ tính thấp, áp suất trên mặt tiếp xúc lớn, vận tốc làm
việc nhỏ. Trên mặt bánh ma sát xuất hiện những chỗ lồi, chỗ lõm, làm thay đổi hình
dạng bề mặt, bộ truyền làm việc không tốt nữa.
Nguyên nhân dẫn đến biến dạng bề mặt: Do áp suất lớn, tác dụng lâu lên chỗ tiếp
xúc, làm lớp bề mặt bánh ma sát bị mềm ra. Do trƣợt nên vật liệu bị xô đẩy từ chỗ
này sang chỗ kia. Có chỗ vật liệu đọng lại, có chỗ vật liệu bị mất đi, tạo thành chỗ
lồi, lõm.
Để hạn chế các dạng hỏng kể trên, bộ truyền bánh ma sát cần đƣợc tính toán thiết kế
hoặc kiểm tra theo chỉ tiêu sau:
H  [H] (14-6)
Trong đó:
H là ứng suất tiếp xúc trên bề mặt bánh ma sát,
[H] là ứng suất tiếp xúc cho phép của bề mặt bánh ma sát.
14.2.2. Tính bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu kim loại
Tính ứng suất tiếp xúc sinh ra trên mặt bánh ma sát
- Ứng suất tiếp xúc H đƣợc xác định theo công thức Héc
q.E
 H  0,418

Trong đó:
Fn K .Ft1
q là cƣờng độ tải trọng trên đƣờng tiếp xúc q  , Fn 
B f .B
E là mô đun đàn hồi tƣơng đƣơng của vật liệu hai bánh ma sát
2.E1 .E2
E
E1  E2
 là bán kính cong tƣơng đƣơng của hai bề mặt ma sát tại chỗ tiếp xúc
1 . 2

1   2
Đối với bộ truyền bánh ma sát trụ 1 = d1 / 2, 2 = d2 / 2.
Đối với bộ truyền bánh ma sát nón 1 = dtb1 / 2.cos1, 2 = dtb2 / 2.cos2.

241
Thay các thông số vào công thức Héc, ta có công thức tính ứng suất H nhƣ sau:
Đối với bộ truyền bánh ma sát trụ
2583 K .E.P1.(u  1)
H  (14-7)
d1 B. f .n1.u
Đối với bộ truyền bánh ma sát nón

2583 K .E.P1 . u 2  1
H  (14-8)
d tb1 B. f .n1 .u
- Ứng suất cho phép [H] có thể tính theo công thức kinh nghiệm [1, tr 132]:
[H] = (1,5  2,5).HB
hoặc [H] = (13  18).HRC
Kiểm tra bền bộ truyền bánh ma sát trụ
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh ma sát, biết tải trọng tác dụng, tuổi bền của bộ truyền
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh ma sát có đủ sức bền hay không?
Các bước thực hiện
+ Tính ứng suất H theo công thức (14-7).
+ Xác định ứng suất cho phép [H].
+ So sánh H và [H].
Nếu H  [H], thì bộ truyền đủ bền.
Nếu H > [H], thì bộ truyền không đủ bền.
Kiểm tra bền bộ truyền bánh ma sát nón,
Đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ tính kiểm tra bộ truyền bánh ma sát trụ. Chỉ có điểm
khác là tính ứng suất H theo công thức (14-8).
Thiết kế bộ truyền bánh ma sát trụ
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng.
Kết luận: Tính kích thƣớc các bánh ma sát trong bộ truyền, tính khoảng cách trục,
tính lực ép ban đầu F0.
Các bước thực hiện:
+ Xác định ứng suất cho phép [H].
+ Tính ứng suất tiếp xúc H theo công thức (14-7)

242
+ Giả sử chỉ tiêu H  [H] thỏa mãn, ta viết đƣợc
2583 K .E.P1.(u  1)
 [ H ]
d1 B. f .n1.u
Đặt d = B/d1. d gọi là hệ số chiều rộng bánh ma sát. Có thể lấy d = 0,4  0,6.
Thay B = d.d1, ta rút ra đƣợc công thức tính đƣờng kính d1
K .E.P1 .(u  1)
d1  190 3
 d . f .u.n1[ H ]2
Có d1 ta sẽ tính đƣợc d2, d2 = d1.u.(1-); khoảng cách trục a, a = (d1 + d2)/2; chiều
rộng B, B = d.d1; vẽ đƣợc kết cấu của các bánh ma sát.
+ Tính lực ép ban đầu F0 theo công thức 14-4.
Thiết kế bộ truyền bánh ma sát nón, thực hiện tƣơng tự nhƣ đối với bộ truyền bánh
ma sát trụ, ta rút ra đƣợc công thức tính đƣờng kính trung bình dtb1

K .E.P1 . u 2  1
d tb1  190 3
 d . f .u.n1 [ H ] 2
Tính các thông số khác, vẽ kết cấu của bộ truyền.
dtb2 = dtb1.u.(1-); B = d.dtb1 ; L  0,5. d tb2 1  d tb2 2  0,5.B
14.2.3. Tính bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại
Khi tính toán các bộ truyền bánh ma sát có bề mặt làm việc bằng vật liệu phi kim
loại, không sử dụng đƣợc công thức Héc. Đối với các bộ truyền loại này, ngƣời ta dùng
chỉ tiêu quy ƣớc: qn  [qn]
Trong đó:
qn là cƣờng độ lực pháp tuyến, đƣợc tính theo công thức qn = Fn / B.
[qn] là cƣờng độ lực pháp tuyến cho phép; N/mm; có thể chọn nhƣ sau [1, tr 131]:
+ Tếchtôlít với thép hoặc gang, lấy [qn] = (40  80) N/mm,
+ Phíp với thép hoặc gang, lấy [qn] = (35 40) N/mm,
+ Da với gang, lấy [qn] = (15  25) N/mm,
+ Gỗ với gang, lấy [qn] = (2,5  5) N/mm.
Kiểm tra bền bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại, biết tải trọng tác
dụng, tuổi bền của bộ truyền.
Kết luận: Kiểm tra xem bộ truyền bánh ma sát có đủ sức bền hay không?

243
Các bước thực hiện
+ Chọn giá trị cƣờng độ lực pháp tuyến cho phép [qn].
+ Tình cƣờng độ lực qn. qn = K.Ft /(f.B).
+ So sánh qn với [qn].
Nếu qn  [qn], bộ truyền đủ bền.
Nếu qn > [qn], bộ truyền không đủ bền.
Bài toán thiết kế bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết số vòng quay của các trục n1, n2; biết tải trọng tác dụng lên trục
(Công suất P, hoặc mô men xoắn T1, T2); biết chế độ tải trọng.
Kết luận: Tính kích thƣớc các bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại, tính khoảng
cách trục, tính lực ép ban đầu F0.
Các bước thực hiện:
+ Chọn giá trị cƣờng độ lực pháp tuyến cho phép [qn].
+ Chọn đƣờng kính bánh ma sát dẫn và bánh bị dẫn.
+ Giả sử chỉ tiêu qn  [qn] thỏa mãn, tính đƣợc chiều rộng B của bánh ma sát:
B ≥ K.Ft / (f.[qn])
+ Vẽ kết cấu các bánh ma sát.
+ Tính lực ép ban đầu F0 theo công thức 14-4.

14.3. ĐÁNH GIÁ BỘ TRUYỀN BÁNH MA SÁT


14.3.1. Ưu điểm của bộ truyền bánh ma sát
- Bộ truyền bánh ma sát có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo, giá thành thấp.
- Một bộ biến tốc bánh ma sát có thể thực hiện biến đổi vô cấp tốc độ.
- Bộ truyền làm việc êm, không gây tiếng ồn.
14.3.2. Nhược điểm của bộ truyền bánh ma sát
- Bộ truyền bánh ma sát có trƣợt, nên tỷ số truyền và số vòng quay n2 không ổn
định.
- Bộ truyền có hiệu suất truyền động rất thấp.
- Khả năng tải của bộ truyền thấp, và khó xác định chính xác.
14.3.3. Phạm vi sử dụng của bộ truyền bánh ma sát
- Bộ truyền bánh ma sát đƣợc dùng trong các thiết bị rèn dập, một số thiết bị đo,
khi cần điều chỉnh vô cấp tốc độ trục bị dẫn.
- Bộ truyền bánh ma sát đƣợc dùng làm việc với tải trọng cực đại bằng 20 kW.

244
- Bộ truyền có thể làm việc với vận tốc nhỏ và trung bình, không nên cho bộ
truyền làm việc với vận tốc quá 20 m/s.
- Tỷ số truyền thƣờng dùng không nên quá 7.
- Hiệu suất trung bình trong khoảng 0,8 đến 0,95.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Mô tả bộ truyền bánh ma sát, phân loại bộ truyền, trình bày các kích thƣớc chủ yếu
của bộ truyền bánh ma sát?
2. Nêu các dạng trƣợt trong bộ truyền bánh ma sát? Giải thích hiện tƣợng trƣợt hình
học trong bộ biết tốc ma sát trụ?
3. Nêu các dạng hỏng của bộ truyền bánh ma sát và chỉ tiêu tính toán bộ truyền?
4. Trình bày cách tính kiểm tra và tính thiết kế bộ truyền bánh ma sát trụ bằng kim
loại?
5. Trình bày cách tính kiểm tra và tính thiết kế bộ truyền bánh ma sát côn bằng kim
loại?
6. Trình bày cách tính bộ truyền bánh ma sát bằng vật liệu phi kim loại?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 1; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[3] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nƣớc Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nƣớc Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[4] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[5] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[6] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.

245
Chương 10

CÁC CHI TIẾT MÁY ĐỠ NỐI

Trong kết cấu của máy, ngoài các chi tiết máy truyền động, các chi tiết máy lắp ghép,
còn có một nhóm chi tiết máy có nhiệm vụ hỗ trợ cho các chi tiết máy truyền động làm
việc; ví dụ như: trục, ổ lăn, ổ trượt, khớp nối, lò xo. Các chi tiết máy này được gọi là chi
tiết máy đỡ nối.
Trục có nhiệm vụ đỡ các chi tiết máy quay, như bánh răng, bánh vít (Hình III-1),
bánh đai, đĩa xích, bánh đà, ... Trục thường có tiết diện tròn xoay, gồm nhiều đoạn trục
có đường kính khác nhau (Hình IV-I)

Hình IV-1: Chi tiết trục

Hình IV-2: Ổ lăn Hình IV-3: Ổ trượt

Ổ lăn và ổ trượt (được gọi chung là ổ trục) có nhiệm vụ đỡ các trục quay, nhận tải
trọng từ trục truyền vào giá đỡ. Dùng ổ trục để giảm ma sát trong chuyển động tương

246
đối giữa ngõng trục và gối đỡ. Trong ổ lăn (Hình IV-2) [16] có dạng ma sát lăn, hệ số
ma sát nhỏ, ít tổn thất công suất.
Trong ổ trượt (Hình IV-3) [15] có dạng ma sát trượt. Nói chung, ổ trượt có hệ số ma
sát lớn, tổn thất công suất nhiều hơn so với ổ lăn.
Khớp nối (Hình IV-4)[18] có nhiệm vụ nối hai trục hoặc hai đoạn trục với nhau, để
truyền chuyển động hoặc tăng chiều dài cho trục.
Lò xo (Hình IV-5) [16; 17] có nhiệm vụ giảm chấn động, hoặc tạo lực liên kết hai chi
tiết máy với nhau.

Hình IV-4: Khớp nối Hình IV-5: Lò xo

Nghiên cứu chi tiết máy đỡ nối, cần biết kết cấu (hình dạng và kích thước) của nó,
tính đa dạng của chi tiết (phân loại). Biết cách tính toán kiểm tra khả năng làm việc của
chi tiết máy đã có sẵn. Biết cách tính toán thiết kế các chi tiết máy mới, theo yêu cầu
của người sử dụng.

10.1. TRỤC
10.1.1. Giới thiệu trục
Trục là chi tiết máy có công dụng chung, được dùng để đỡ các chi tiết máy quay, để
truyền động, hoặc thực hiện cả hai nhiệm vụ trên (Hình 15-1).
Dưới dạng sơ đồ, trục được biểu diễn bằng đường tâm, có vẽ thêm ổ để thể hiện trục
có thể quay (Hình 15-2).

247
 

a)

  

b) c)

Hình 15-2: Sơ đồ trục truyền, trục


Hình 15-1: Trục trong
tâm và trục truyền chung
hộp giảm tốc

15.1.2. Phân loại trục


Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, người ta phân chia trục ra các loại:
- Tùy theo công dụng, trục được phân thành:
+ Trục truyền, được dùng để truyền mô men xoắn, trên trục hầu như không có mô
men uốn (Hình 15-2, a).
+ Trục tâm, dùng đỡ các chi tiết máy quay, chỉ có mô men uốn tác dụng lên trục, hầu
như không có mô men xoắn (Hình 15-2, b).
+ Trục truyền chung, vừa đỡ chi tiết máy quay, vừa truyền mô men xoắn. Trên trục
có cả mô men uốn và mô men xoắn tác dụng (Hình 15-2, c).
- Theo hình dạng của đường tâm, trục được chia ra:
+ Trục thẳng, đường tâm thẳng (Hình 15-3, a). Đây là loại trục thông dụng.
+ Trục khuỷu, đường tâm gấp khúc (Hình 15-3, b). Được dùng ở động cơ đốt trong,
bơm pít tông.
+ Trục mềm, đường tâm của trục có thể
a)
thay đổi hình dạng trong quá trình máy làm
việc (Hình 15-3, c).
- Theo hình dạng của trục, trục được chia ra:
+ Trục trơn, là trục chỉ có một đoạn duy b)
nhất, kích thước đường kính từ đầu đến
cuối như nhau. Trục có kết cấu đơn giản,
dễ chế tạo, nhưng khó cố định dọc trục các c)
chi tiết máy khác trên trục.
Hình 15-3: Trục thẳng, trục
khuỷu, trục mềm
248
+ Trục bậc: gồm có nhiều đoạn trục đồng tâm, các đoạn có kích thước khác nhau.
Trục bậc có kết cấu phức tạp, khó gia công, nhưng dễ dàng cố định các chi tiết máy
khác trên trục. Trong thực tế trục bậc được dùng nhiều.
Trong chương này, chủ yếu trình bày về trục thẳng, có bậc, tiết diện tròn xoay,
đường sinh thẳng.
15.1.3. Các bộ phận chính của trục
Trên trục có một số bộ phận chính như sau (Hình 15-4):
+ Đoạn trục, là một phần của trục có đường sinh thẳng, đoạn trục trụ có cùng kích
thước đường kính. Đoạn trục côn có kích thước đường kính khác nhau.
+ Bậc trục, là chỗ chuyển tiếp giữa hai đoạn trục.
+ Đầu trục, là hai mặt mút của trục.
+ Đoạn lắp ghép, là đoạn trục dùng để lắp ghép với các chi tiết máy khác.
+ Ngõng trục, là đoạn trục dùng để lắp ổ trượt, hoặc ổ lăn.
+ Vai trục, là mặt tỳ để cố định các chi tiết máy lắp trên trục, theo phương dọc trục.
+ Rãnh then, dùng để lắp ghép then lên trục, cố định các chi tiết máy lắp tren trục
theo phương tiếp tuyến.
+ Lỗ tâm ở đầu trục, dùng để lắp mũi chống tâm, định vị tâm của trục trên máy gia
công, hoặc trên thiết bị kiểm tra.

Vai trục Đoạn trục


Bậc trục
Đầu trục
Lỗ tâm

Rãnh then Ngõng trục


Đoạn lắp ghép
Lỗ tâm

Rãnh then

Hình 15-4: Các bộ phận chủ yếu trên trục

15.1.4. Các thông số hình học chủ yếu của trục

249
Để xác định kết cấu và độ lớn của trục, trên bản vẽ phải thể hiện các thông số hình
học chủ yếu sau (Hình 15-5):
- Đường kính của các đoạn trục, có ghi chữ  cùng với số đo của trục. Nếu không ghi
đơn vị, thì đó là số mm của đường kính. Kích thước đường kính phải có dung sai kèm
theo. Dung sai được ghi bằng số, hoặc bằng ký hiệu, hoặc ghi cả hai.
- Chiều dài của các đoạn trục, mm. Tất cả các đoạn trục phải ghi chiều dài, kể cả đoạn
vát, đoạn làm rãnh. Kích thước chiều dài được ghi theo chuỗi, chọn chuỗi kích thước
sao cho thuận tiện việc gia công và kiểm tra trục. Tất cả các kích thước chiều dài phải
có dung sai. Các khâu khép kín không nên ghi (kích thước và dung sai).

Hình 15-5: Kích thước của trục

- Kích thước của rãnh then, gồm chiều dài, chiều rộng, chiều sâu và kích thước xác định
vị trí của rãnh then. Các kích thước có dung sai.
- Kích thước của lỗ tâm, lấy theo tiêu chuẩn, để lắp vừa các mũi chống tâm.
- Kích thước của các lỗ, các rãnh khác trên trục.
- Độ nhám bề mặt, phải ghi cho tất cả các bề mặt. Nếu nhiều bề mặt có cùng độ nhám
thì ghi chung.
- Sai lệch hình dạng cho phép của các mặt trụ, mặt côn, tiết diện trục, các đường.
- Sai lệch vị trí tương quan giữa các bề mặt, giữa các mặt với đường tâm chung của trục
(thường được xác định bằng đường tâm chung của hai ngõng trục).
15.1.5. Một số điểm cần chú ý khi chọn kết cấu của trục
Để thuận tiện cho việc gia công trục, lắp ghép các chi tiết máy lên trục, giảm những
nhân tố gây tập trung ứng suất, tăng sức bền mỏi cho trục, khi chọn kết cấu của trục cần
chú ý đến một số điểm sau:
- Trên các trục có nhiều rãnh then, các rãnh then nên bố trí trên cùng một đường sinh
của trục, để có thể gia công các rãnh then trên một lần gá Dùng dao phay đĩa
chi tiết. Nếu có thể được, nên chọn kích thước chiều rộng

250
Hình 15-6: Rãnh then
giảm tập trung ứng suất
các rãnh then như nhau, để gia công bằng cùng một dao. Nên dùng dao phay đĩa gia
công rãnh then, để giảm bớt tập trung ứng suất (Hình 15-6).
- Tại chỗ bậc trục luôn có tập trung ứng suất, vết nứt thường xuất hiện ở đây. Cố gắng
giảm tối đa số bậc trên trục. Kích thước đường kính của hai đoạn trục kề nhau chênh
lệch càng ít càng tốt; ở những bậc có vai trục, độ cao tối
thiểu của bậc (h) được chọn đủ để hạn chế dịch chuyển
dọc trục của các chi tiết máy lắp trên trục. Tại chỗ bậc
nên làm cung lượn chuyển tiếp, bán kính cung lượn càng

h
lớn càng tốt; ở chỗ bậc có vai, bán kính lớn nhất được
chọn sao cho không ảnh hưởng đến sự tiếp xúc của bạc
với vai trục (Hình 15-7).
- Kích thước đường kính ngõng trục lắp với vòng trong
của ổ lăn, phải lấy theo dãy số tiêu chuẩn, mm. d = 8; 9;
Hình 15-7: Chọn bán
10; 12; 15; 17; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; kính góc lượn
.... mm.
- Đường kính các đọan trục lắp ghép với bạc nên lấy theo dãy số tiêu chuẩn, để thuận
tiện cho việc kiểm tra kích thước; d = 15 ; 16 ; 17 ;18 ; 19 ; 20 ; 21 ; 22 ; 24 ; 25 ; 26 ;
28 ; 30 ; 32 ; 34 ; 36 ; 38 ; 40 ; 42 ; 45 ; 48 ; 50 ; 52 ; 55; 60 ; 63; 65 ; 70 ; 80 ; 85 ; 95 ;
100 ; 105 ; 110 ; 120 ; 125 ; 130 ; 140 ; 150; 160 ... mm.
- Hạn chế đến mức tối đa việc làm các rãnh, các lỗ,
các vết khắc trên trục, như trên Hình 15-8. Rãnh trên trục Lỗ trên trục
- Dung sai kích thước, sai lệch cho phép hình dạng
hình học, vị trí tương quan và độ nhám bề mặt cần
chọn hợp lý. Nếu chọn cao quá mức cần thiết sẽ gây
khó khăn cho việc gia công và làm tăng giá thành
Hình 15-8: Kết cấu
chi tiết máy. Nếu chọn thấp quá sẽ không đảm bảo không nên dùng
khả năng làm việc của chi tiết máy.
- Trên một đoạn trục có cùng kích thước danh nghĩa, nhưng hai phần có dung sai khác
nhau, giữa hai phần có đường phân cách, phải ghi riêng kích thước và dung sai cho từng
phần.

15.2. TÍNH TRỤC


15.2.1. Các dạng hỏng của trục và chỉ tiêu tính toán
Trong quá trình làm việc trục có thể bị hỏng ở các dạng sau:
- Gẫy trục. Trục bị tách rời thành hai nửa, không thể làm việc được nữa, ngoài ra có thể
gây nguy hiểm cho người và các chi tiết máy ở lân cận. Gẫy trục có thể do quá tải đột
ngột, hoặc do mỏi.

251
- Trục bị cong vênh. Nếu ứng suất quá lớn, trục bị biến dạng dư, trở nên cong vênh,
không thể làm việc tốt được nữa. Thường là do tải trọng quá lớn, hoặc tải trung bình
nhưng tác dụng trong một thời gian quá dài, trục bị lưu biến.
- Trục bị biến dạng đàn hồi quá lớn. Nếu trục không đủ độ cứng, biến dạng võng trục,
xoắn trục lớn làm ảnh hưởng đến sự ăn khớp của các bộ truyền trên trục; biến dạng góc
xoay lớn sẽ dẫn đến kẹt ổ.
- Bề mặt lắp ghép của trục bị dập. Dùng mối ghép có độ dôi quá lớn, làm dập bề mặt
trục, phải bỏ trục.
- Mòn các ngõng trục. Đặc biệt là ngõng trục lắp với ổ trượt. Mòn quá mức cho phép,
phải thay trục.
- Trục bị dao động quá mức cho phép. Sẽ làm tăng biến dạng trục, tăng tải trọng tác
dụng lên trục, dẫn đến hỏng trục.
- Trục bị mất ổn định. Một số trục dài, mảnh (l/d >15), chịu tải trọng dọc trục lớn, trục
bị uốn cong do mất ổn định. Giảm đáng kể khả năng làm việc của trục.
Để hạn chế các dạng hỏng kể trên, trục thường được tính toán thiết kế hoặc kiểm
tra theo các chỉ tiêu sau:
  [] (15-1)
S  [S] (15-2)
Nếu có tải trọng quá tải, cần kiểm tra theo chỉ tiêu:
qt  [qt] (15-3)
Đối với trục dài, mảnh (l/d > 25) cần kiểm tra các chỉ tiêu về độ cứng:
y ≤ [y] , θ ≤ [θ] , υ ≤ [υ]
Đối với các trục tương đối mảnh (l/d > 7), chịu lực dọc trục lớn, cần kiểm tra điều
kiện ổn định: Fa ≤ Fgh
Trong đó:
 là ứng suất xuất hiện trên một tiết diện của trục,
[] là ứng suất cho phép của trục theo sức bền mỏi,
S là hệ số an toàn tính tại một tiết diện của trục,
[S] là hệ số an toàn cho phép của trục,
qt là ứng suất do tải trọng quá tải gây nên tại tiết diện trục.
[qt] là ứng suất cho phép của trục theo sức bền tĩnh.
y, θ, υ là các biến dạng của trục khi chịu tải.
[y], [θ], [υ] là các biến dạng cho phép của trục.
Fa là lực tác dụng theo dọc trục.

252
Fgh là giá trị giới hạn của lực dọc tác dụng lên trục.
Trục thường bị hỏng do Ft Fr
mỏi, độ bền của trục không Fa
A B D
những phụ thuộc vào giá trị a
ứng suất trên các tiết diện Ma
C RBx
nguy hiểm của trục, mà còn Fđ
RAx Fr
phụ thuộc vào các yếu tố gây
tập trung ứng suất trên trục. Mx
Sử dụng chỉ tiêu 15-1 để Ft RBy
tính trục, được gọi là tính gần RAy Fđ
đúng trục. Trong tính toán chỉ
quan tâm đến ứng suất trên My
trục, chưa kể đến các yếu tố
gây tập trung ứng suất. T
Sử dụng chỉ tiêu 15-2 để
tính trục, được gọi tính chính Hình 15-9: Sơ đồ tính trục và biểu đồ mô men
xác trục. Trong tính toán đã
chú ý đến giá trị ứng suất và
các yếu tố gây tập trung ứng suất.
Sử dụng chỉ tiêu 15-3 để tính trục, được gọi là tính trục theo tải trọng quá tải; kiểm
tra sức bền tĩnh của trục.
15.2.2. Tính kiểm tra trục theo chỉ tiêu gần đúng
Trong một số trường hợp, không yêu cầu mức độ chính xác cao, hoặc trong các trục
có kết cấu đơn giản, ít các yếu tố gây tập trung ứng suất; chỉ cần kiểm tra trục theo chỉ
tiêu gần đúng là đủ.
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho trục với đầy đủ kết cấu và vật liệu; biết tải trọng tác dụng lên trục.
Kết luận: Kiểm tra xem các tiết diện của trục có thỏa mãn chỉ tiêu   [] hay không?
Các bước giải bài toán
- Tính ứng suất sinh ra trên từng tiết diện của trục, σi được xác định theo trình tự sau:
+ Lập sơ đồ tính trục. Đo chiều dài các đoạn trục, xác định vị trí các điểm đặt lực.
Đặt tải trọng lên sơ đồ tính (Hình 15-9).
Tải trọng được lấy từ bài toán thiết kế các bộ truyền có liên quan đến trục.
Trên đoạn trục có lắp khớp nối, nếu trục quay nhanh, hoặc khớp nối có độ chính xác
thấp, có thể gây nên tải trọng tác dụng lên trục, lực khớp nối Fkn = (0,2  0,5).Ft. Với
Ft là lực tiếp tuyến trên vòng tròn đi qua tâm của bộ phận liên kết.

253
+ Tính phản lực trên các gối tựa. Chia tải trọng tác dụng về hai mặt phẳng toạ độ Ozx
và Ozy; tính phản lực tại gối tựa A và B: R Ax, RAy, RBx, RBy trên hai mặt phẳng toạ
độ.
+ Vẽ biểu đồ mô men uốn Mx và My trên từng mặt phẳng toạ độ. Chiều của biểu đồ
mô men uốn được vẽ theo chiều thớ căng của trục
F
(Hình 15-10).
+ Vẽ biểu đồ mô men xoắn T. Chiều dương của biểu
đồ mô men nên chọn thống nhất cho tất cả các trục
l
trong máy. M
+ Ứng suất i tại tiết diện thứ i của trục được xác định
theo công thức:
O x
M tdi M xi2  M yi2  0,75.Ti 2
i   (15-4) Hình 15-10: Vẽ mô
0,1.d i3 0,1.d i3
men theo thớ căng
Trong đó:
Mtdi là mô men tương đương tại tiết diện i.
Mxi là giá trị mô men uốn trong mặt Ozx tại tiết diện i.
Myi là giá trị mô men uốn trong mặt Ozy tại tiết diện i.
Ti là giá trị mô men xoắn tại tiết diện i.
di là kích thước đường kính của trục tại tiết diện i.
- Xác định giá trị ứng suất cho phép. Ứng suất cho phép [] được xác định bằng cách tra
bảng, hoặc tính theo công thức kinh nghiệm tuỳ theo vật liệu của trục, cách nhiệt luyện,
số chu kỳ ứng suất (Xem phần 15.2.7.).
- So sánh giá trị của i tại từng tiết diện với giá trị ứng suất cho phép, để kết luận.
+ Nếu tất cả các tiết diện thoả mãn chỉ tiêu i  [], trục đủ bền.
+ Nếu có một hoặc một số tiết diện có i > [], trục không đủ bền.
15.2.3. Tính thiết kế trục theo chỉ tiêu gần đúng
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết chức năng của trục; biết tải trọng tác dụng lên trục.
Kết luận: Tính kích thước chiều dài và đường kính gần đúng của các đoạn trục.

254
Các bước giải bài toán
Ft Fr
- Chọn vật liệu, cách nhiệt luyện, Fa
A B
xác định ứng suất cho phép []. a
- Xác định chiều dài của các đoạn Ma RBx

trục: RAx Fr
+ Trong một số trường hợp, Mx
chiều dài của các đoạn trục được
Ft RBy
cho trước.
RAy Fđ
+ Trong đa số các trường hợp,
chiều dài của các đoạn trục chưa My
biết. Vì chúng ta chưa biết chiều
rộng của ổ, chiều dài may ơ của T
các chi tiết lắp trên trục, như:
bánh răng, bánh đai, đĩa xích,
khớp nối.
Trong những trường hợp này
chúng ta phải xác định kích
thước đường kính sơ bộ của trục
Hình 15-11: Vẽ biểu đồ mô men
dsb. tính gần đúng kết cấu trục
+ Dựa vào kích thước dsb ta
chọn ổ đỡ trục, biết được chiều rộng B của ổ, hoặc lấy theo Bảng 15-1. Sau khi có B
sẽ tính được chiều dài của ngõng trục.

Bảng 15-1: Chiều rộng ổ lăn theo đường kính trục [7, tr 223]

d, mm 20 – 25 – 30 – 35 – 40 – 45 – 50 – 55 – 60 – 65 – 70 – 75 – 80 – 85 – 90 – 100 - 150
B, mm 15 – 17 – 19 – 21 – 23 – 25 – 27 – 29 – 31 – 33 – 35 – 37 – 39 – 41 – 43 – 47 - 65

+ Dựa vào kích thước dsb sẽ chọn được chiều dài của may ơ (lmo) của các chi tiết máy
lắp trên trục, thông thường lấy lmo = (11,5).dsb, tùy theo mói ghép chặt hay lỏng;
+ Đường kính sơ bộ của trục dsb có thể xác định theo các cách sau:
* Đối với trục có số vòng quay bằng vòng quay của động cơ điện, có thể lấy d sb
bằng 0,8 1,2 đường kính trục động cơ.
* Đường kính trục bị dẫn của bộ truyền trong hộp giảm tốc, có thể lấy d sb bằng
0,30,35 giá trị khoảng cách trục.

255
9,55.10 6.P
* Tính theo công thức kinh nghiệm d sb  3mm. Trong đó P là công
0,2.n.[ ]
suất trên trục, kW. n là số vòng quay của trục, v/ph. [] là ứng suất xoắn cho phép.
Có thể lấy [] = 2030 MPa, đối với trục của hộp giảm tốc quan trọng có thể lấy
[] = 1215 MPa.
- Vẽ sơ đồ tính trục (Hình 15-11). Sau khi biết chiều dài của các đoạn trục, chúng ta xác
định được vị trí của điểm đặt tải trọng.
- Đặt tải trọng lên sơ đồ tính trục.
- Phân chia tải trọng về hai mặt phẳng toạ độ Ozx và Ozy. Tính phản lực tại gối tựa.
- Vẽ biểu đồ mô men uốn trong các mặt phẳng tọa độ, vẽ biểu đồ mô men xoắn.
- Giả sử chỉ tiêu 15-1 thỏa mãn, tính đường kính của trục di tại các tiết diện thứ i được
M tdi
tính theo công thức: di  3 , (15-5)
0,1.[ ]

Trong đó, mô men tương đương, M tdi  M xi2  M yi2  0,75.Ti


- Vẽ kết cấu của trục. Đặt các kích thước tính được vào những đoạn trục tương ứng.
Chọn các kích thước còn lại để hoàn chỉnh kết cấu của trục đảm bảo lắp ghép thuận tiện
và ít gây tập trung ứng suất.
15.2.4. Kiểm tra trục theo chỉ tiêu chính xác
Khi yêu cầu kiểm tra sức bền của trục với độ chính xác cao, hoặc đối với các trục có
kết cấu phức tạp, cần kiểm tra trục theo chỉ tiêu chính xác Si ≥ [S] cho từng đoạn trục.
Trục được kiểm tra theo chỉ tiêu chính xác sẽ có đủ sức bền mỏi.
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho trục với đầy đủ kết cấu và vật liệu; cho biết tải trọng tác dụng lên trục.
Kết luận: Kiểm tra xem các tiết diện của trục có thỏa mãn chỉ tiêu S ≥ [S] hay không?
Tính hệ số an toàn Si tại mỗi tiết diện
Hệ số an toàn tại mỗi tiết diện trục được xác định theo công thức:
S .S
S (15-6)
S2  S2
Trong đó:
S là hệ số an toàn chỉ xét riêng cho ứng suất uốn,
 1
S 
k
. a    . m
 . 

256
S là hệ số an toàn chỉ xét riêng cho ứng suất xoắn,
 1
S 
k
. a    . m
 . 
-1 là giới hạn mỏi uốn; và -1 là giới hạn mỏi xoắn,
a là biên độ ứng suất uốn, m là ứng suất uốn trung bình. Đối với trục trong các máy
thông dụng, lấy giá trị m = 0; và
M x2  M y2
a 
0,1.d 3
a là biên độ ứng suất xoắn, m là ứng suất xoắn trung bình. Đối với trục trong các
máy thông dụng, lấy giá trị
0,5.T
m a 
0,2.d 3
k, k là hệ số tập trung ứng suất do hình dạng của trục
,  là hệ số tập trung ứng suất do kích thước tuyệt đối của tiết diện trục.
,  là hệ số ảnh hưởng của ứng suất trung bình đến độ bền mỏi.
 là hệ số tập trung ứng suất kể đến sự tăng bền bề mặt trục.
Giá trị của các hệ số có thể chọn theo Bảng 15-2.
Các bước giải bài toán kiểm tra chính xác trục:
- Xác định hệ số an toàn cho phép [S].
+ Thông thường chọn giá trị của [S] trong khoảng 1,5  2.
+ Khi yêu cầu trục có độ cứng cao, thì chọn [S] = 2,5  3 .
+ Có thể chọn giá trị của [S] theo Bảng 15-3.

Bảng 15-2: Giá trị các hệ số k, k, , , , ,  [1, tr 57]
Tại tiết diện trục có bậc, lấy Kσ = 1,5 ÷ 1,9; Kτ = 1,4 ÷ 1,6
Tại tiết diện có rãnh then, lấy Kσ = 1,8 ÷ 2,3; Kτ = 1,7 ÷ 2,1
Tại tiết diện có rãnh vòng, lấy Kσ = 2,2 ÷ 2,6; Kτ = 1,7 ÷ 2,1
Tại tiết diện có lỗ xuyên qua, lấy Kσ = 1,9 ÷ 2,3; Kτ = 1,75.

Đối với trục thép các bon, d = 15 ÷ 60 mm lấy εσ = 0,91 ÷ 0,81


Đối với trục thép các bon, d = 70 ÷ 120 mm lấy εσ = 0,78 ÷ 0,68
Đối với trục thép hợp kim, d = 15 ÷ 60 mm lấy εσ = 0,83 ÷ 0,70
Đối với trục thép hợp kim, d = 70 ÷ 120 mm lấy εσ = 0,68 ÷ 0,60
Đối với trục bằng thép, có d = 15 ÷ 60 mm lấy ετ = 0,90 ÷ 0,76

257
Đối với trục bằng thép, có d = 70 ÷ 120 mm lấy ετ = 0,74 ÷ 0,68

Đối với trục bằng thép cacbon, lấy  = 0,1 và  = 0,05;


Đối với trục bằng thép hợp kim, lấy  = 0,15 và  = 0,1;

Bề mặt chi tiết được mài nhẵn lấy  = 1,


Bề mặt chi tiết được phay, bào tiện lấy  = 0,8 ÷ 0,9
Bề mặt được phun bi, lăn ép lấy  = 1,1 ÷ 1,3
Bề mặt được thấm than, nitơ, xianua tôi thường:  = 1,2 ÷ 1,5
Bề mặt được thấm than, xianua tôi bằng dòng cao tần:  = 1,5 ÷ 1,7

- Vẽ sơ đồ tính trục, đặt tải trọng lên sơ đồ tính trục (Xem hình 15-11).
- Phân chia tải trọng về hai mặt phẳng toạ độ, tính phản lực gối tựa.
- Vẽ biểu đồ mô men uốn, mô men xoắn.
- Xác định giá trị a, m, a, m ở các tiết diện chính.
- Tính hệ số an toàn Si tại các tiết diện chính theo công thức 15-6.
- So sánh giá trị Si và [S], rút ra kết luận.
Nếu Si  [S], tiết diện trục đủ sức bền mỏi.
Nếu Si < [S], trục có thể bị gẫy tại tiết diện này.
15.2.5. Thiết kế trục theo chỉ tiêu chính xác
Thiết kế trục theo chỉ tiêu chính xác, ta sẽ có kết cấu chính xác của trục theo sức bền
mỏi.
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết chức năng của trục; biết tải trọng tác dụng lên trục.
Kết luận: Tính kích thước chiều dài và đường kính chính xác của các đoạn trục.
Các bước giải bài toán
- Chọn vật liệu, cách nhiệt luyện, xác định ứng suất cho phép []; xác định giá trị hệ số
an toàn cho phép [S].
- Tính đường kính sơ bộ của trục, xác định chiều rộng ổ, chiều dài các may ơ của bánh
răng, bánh đai, đĩa xích, khớp nối lắp trên trục.
- Xác định chiều dài của các đoạn trục, vẽ sơ đồ tính trục (Xem Hình 15-11).
- Đặt tải trọng lên sơ đồ tính, tính phản lực gối tựa.
- Vẽ biểu đồ mô men uốn, mô men xoắn.
- Xác định đường kính gần đúng của các tiết diện chính của trục.
- Vẽ kết cấu gần đúng của trục.
- Tính hệ số an toàn Si tại tiết diện thứ i của trục theo công thức 15-6. So sánh Si với [S].

258
Nếu Si < [S], ta phải tăng kích thước của tiết diện i lên, kiểm tra lại.
Nếu [S] < Si < 1,5.[S], ta giữ nguyên kích thước của tiết diện i.
Nếu Si  1,5.[S], quá dư bền, xem xét để giảm kích thước đường kính của tiết
diện i và kiểm tra lại. Nếu việc giảm kích thước, ảnh hưởng đến điều kiện lắp
ghép của các chi tiết máy trên trục, hoặc khác với kích thước tiêu chuẩn, phải
giữ nguyên kích thước đường kính trục tại tiết diện i.
- Lần lượt kiểm tra và điều chỉnh kích thước của tất cả các tiết diện chính của trục. Tiết
diện chính là tiết diện của các đoạn trục tham gia các mối ghép, hoặc tiết diện có tập
trung ứng suất hay bị hỏng hóc.
- Vẽ kết cấu chính xác của trục. Thiết lập bản vẽ chế tạo trục.
15.2.6. Tính kiểm tra trục theo tải trọng quá tải
Tải trọng quá tải xuất hiện trong một thời gian rất ngắn, do hiện tượng bất thường
trong máy, hiện tượng kẹt tắc tức thời, hoặc khi mở máy đột ngột với gia tốc quá lớn.
Tải trọng quá tải thường cho dưới dạng công suất lớn nhất có thể xuất hiện trong máy
Pmax = Kqt.P, hoặc mô men xoắn cực đại Tmax = Kqt.T. Kqt được gọi là hệ số quá tải. Giá
trị của Kqt thường dao động trong khoảng từ 1,3 đến 2,5.
Ứng suất quá tải qt tại một tiết diện của trục được tính theo công thức:
qt = Kqt.
Ứng suất quá tải cho phép [qt] có thể lấy bằng 0,8 lần giới hạn chảy của vật liệu
trục. [qt] = 0,8.ch.
Đầu đề bài toán kiểm tra trục theo tải trọng quá tải:
Giả thiết: Cho trục với đầy đủ kết cấu và vật liệu; biết tải trọng quá tải tác dụng lên
trục trong khoảng thời gian ngắn.
Kết luận: Kiểm tra xem với tải trọng quá tải các tiết diện của trục có đủ sức bền tĩnh
hay không?
Các bước giải bài toán
- Tính ứng suất qti tại tiết diện nguy hiểm thứ i của trục. Nên tính toán cho một số tiết
diện chính.
-Xác định giá trị ứng suất cho phép [qt].
- So sánh giá trị ứng suất qti tại từng tiết diện với giá trị cho phép, kết luận.
Nếu mọi tiết diện của trục thỏa mãn điều kiện qti  [qt], trục đủ sức bền tĩnh
Nếu có một hoặc một số tiết diện không thỏa mãn điều kiện qti  [qt], trục sẽ
không đủ sức bền tĩnh.
15.2.7. Vật liệu chế tạo trục và ứng suất cho phép

259
Đa số các trục được chế tạo bằng thép cacbon C35; C45 hoặc thép hợp kim 40Cr;
40CrNi; 40CrNiTi. Với các trục quay nhanh và trục lắp ổ trượt thường được chế tạo
bằng thép 2Cr ; 12CrNi thấm cacbon và tôi.
Ứng suất cho phép tính theo ứng suất giới hạn :
[] = b.ε/[S]
[τc] = 0,25.σb
-1 = (0,40,5) b
τ-1 = (0,22÷0,25) b
Giới hạn bền b của vật liệu lấy theo Bảng 1-2 và 1-3.
Hệ số kích thước trục ε lấy theo Bảng 15-2.
Hệ số an toàn cho phép [S] có thể lấy theo Bảng 15-3:

Bảng 15-3: Hệ số an toàn cho phép [S] [7, tr 21]


Hệ số an toàn
Vật liệu, mức độ tin cậy về giá trị của tải trọng
cho phép [S]
Vật liệu dẻo
1,25  2 Tải trọng tĩnh; độ tin cậy cao
2,0  2,5 Tải trọng động; độ tin cậy trung bình
2,5  4,0 Không biết chắc chắn về đặc tính tải trọng; độ tin cậy thấp
>4 Không biết về đặc tính tải trọng; thiết kế các chi tiết máy quan trọng
Vật liệu giòn
34 Tải trọng tĩnh; độ tin cậy cao
48 Tải trọng động; độ tin cậy trung bình

Ứng suất quá tải cho phép [qt] có thể lấy bằng 0,8 lần giới hạn chảy của vật liệu
trục. [qt] = 0,8.ch. Giá trị giới hạn chảy ch của vật liệu lấy theo Bảng 1-2 và 1-3.

15.3. VÍ DỤ TÍNH TRỤC


Đầu đề thiết kế:
Giả thiết: Thiết kế trục
Fr1=1761.7 N
mang bánh răng và bánh đai Ft1=4792.9 N
Fr=795 N
(Hình 15-12).
Cho biết mô men xoắn
T1= 107.841 Nmm, số vòng
quay n1= 727 vòng/phút.
Bánh răng trụ răng thẳng có
bề rộng B1 = 50 mm. Lực
Hình 15-12: Sơ đồ trục mang bánh răng và bánh đai
từ bánh đai tác dụng lên

260
trục Fr = 795 N. Các lực từ bánh răng tác dụng lên trục Fr1 = 1761,7 N; Ft1 = 4792,9 N.
Kết luận: Tính chiều dài và kích thước chính xác của các đoạn trục.
Các bước thiết kế:
- Chọn vật liệu chế tạo trục, chọn thép C45 tôi cải thiện. Theo Bảng 1-2 có giá trị giới
hạn bền бb = 610 MPa. Theo phần 15.2.7.; Bảng 15-2 và 15-3, có giá trị ứng suất cho
phép [σ] = b.ε/[S] = 610×0,82/3,0 = 166,8 MPa
- Tính sơ bộ đường kính trục tính theo công thức:

Chọn dsb = 30 mm
- Tính chiều dài li của các đoạn trục
Chọn chiều rộng ổ trục Bo
= 19 mm (Theo Bảng 15-1). Fr1=1761.7 N
Ft1=4792.9 N
Fr=795 N
Chọn chiều dài của đoạn
trục lắp bánh đai lđ = 1,5×dsb A D B
C
= 1,5×30 = 45 mm.
Chọn chiều dài của đoạn
trục lắp bánh răng lr = 1,5×dsb f=90 l=140
= 1,5×30 = 45 mm. Lấy chiều Hình 15-13: Sơ đồ tính trục
dài lr = B1 = 50 mm.
Chọn chiều rộng của gối đỡ lắp ổ lg = 3×Bo = 3×19 = 57 (mm); chiều dày của nắp ổ
và mũ bu lông ghép nắp ln = 15 mm.
Khoảng cách an toàn từ bánh đai đến mũ bu lông nắp ổ lat1 = 24 mm;
Khoảng cách an toàn từ bánh RBy
răng đến thành hộp lat2 = 17
O Z
mm Fr=795 N RAy
Fr1=1761.7 N
RAy
Ta tính được khoảng cách X
Y
giữa hai điểm đặt lực của ổ trục A B
là l = 140 mm;
Ta tính được khoảng cách Mx

giữa bánh đai đến điểm đặt lực


của ổ trục f = 90 mm;
71550Nmm 97933Nmm
- Vẽ sơ đồ tính trục và đặt tải Ft1=4792 N
lên sơ đồ tính RAx=2396N RBx=2396N

Fr = 795 N; Fr1 = 1761,7 N; A B


Ft1 = 4792,9 N (Hình 15-13).
My

261 T
167720Nmm

Mx

Hình 15-14: Tính phản lực và vẽ biểu đồ mô men


107841Nmm
- Xác định các phản lực tại các gối tựa A và B (Hình 15-4):
+ Trong mặt phẳng tọa độ Ozy, có phương trình cân bằng momen, Fr.90
- Fr1.70 + RBy.140 = 0

Phương trình cân bằng lực theo phương vuông góc với trục Oy
Fr - Fr1.+RBy –RAy =0

+ Trong mặt phẳng Ozx: phương trình cân bằng momen


-Ft1.70+RBx.140 =0

Phương trình cân bằng lực theo phương vuông góc với trục Ox
RBy +RAy = Ft1

- Vẽ biểu đồ momen uốn trong mặt phẳng tọa độ Ozy và Ozx, vẽ biểu đồ momen xoắn T
như trên Hình 15-14.
- Tính đường kính gần đúng các đoạn trục.
Tính đường kính trục tại tiết diện D, đây là tiết diện chịu tải trọng lớn nhất, tính theo
công thức:

Với momen tương đương tại D là:

Chọn giá trị đường kính gần đúng tại D theo dãy số ưu tiên, lấy dD = 25 mm.
Chọn đường kính gần đúng tại tiết diện lắp ổ A và B, lấy dA = dB = 20 mm.
Chọn đường kính gần đúng tại tiết diện lắp bánh đai C, lấy dC = 18 mm.
- Tính chính xác kích thước đường kính các đoạn trục
Tại tiết diện D của trục có rãnh then để lắp bánh bánh răng, tại đây có tập trung ứng
suất. Kiểm tra trục theo chỉ tiêu chính xác S ≥ [S] tại tiết diện D:
+ Chọn hệ số an toàn cho phép [S] = 1,5.
+ Tính Si của tiết diện trục theo công thức:
S .S
S
S2  S2

262
 1
S 
k
.    . m
 .  a
 1
S 
k
. a    . m
 . 
+ Tính σa, τa, σm và τm
Tính momen uốn tại D

Tính ứng suất pháp

Tính ứng suất tiếp

Ứng suất uốn thay đổi theo chu kỳ đối xứng,


Trục quay 1 chiều nên ứng suất xoắn thay đổi theo chu kỳ mạch động, do đó

+ Thép 45 có , lấy = = 0,50×610 = 305 Mpa


= = 0,25×610 = 152,5 MPa
+ Theo bảng 15-2 lấy giá trị các hệ số:
Hệ số ứng suất trung bình, ψσ = 0,1 và ψτ = 0,05;
Hệ số tập trung ứng suất tra do rãnh then, kσ = 1,8 ; kτ = 1,7;
Hệ số kích thước εσ = 0,9; ετ = 0,9.
Không tăng bền bề mặt, lấy β=1
+ Tính hệ số an toàn riêng cho ứng suất pháp:

+ Tính hệ số an toàn riêng cho ứng suất tiếp:

+ Tính hệ số an toàn của trục tại tiết diện D

263
+ Hệ số an toàn S = 1,19 < 1,5 = [S]. Như vậy trục không đủ sức bền mỏi.
+ Tăng đường kính dD = 28 mm, tính lại các giá trị Sσ, Sτ và S:

Hệ số an toàn S = 1,66 > 1,5 = [S]. Như vậy trục đủ sức bền mỏi. Lấy dD = 28 mm.
Kết quả thiết kế:
Tại tiết diện D đường kính trục dD = 28 mm.
Theo điều kiện lắp ghép các chi tiết máy lên trục, chọn
Tại tiết diện A và B, lấy đường kính dA = dB = 25 mm.
Tại tiết diện C, lấy đường kính dC = 20 mm.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1- Mô tả kết cấu của trục, các bộ phận của trục, phân loại trục?
2- Trình bày các thông số hình học chủ yếu của trục?
3- Nêu những điểm cần chú ý khi xây dựng kết cấu của trục?
4- Cách cố định các chi tiết máy trên trục theo phương dọc trục, theo phương tiếp
tuyến?
5- Nêu các dạng hỏng, chỉ tiêu tính toán và phương pháp tính trục?
6- Trình bày cách tính gần đúng trục?
7- Trình bày cách tính chính xác trục?
8- Trong trường hợp nào, cần phải tính đường kính sơ bộ của trục? Cách tính đường
kính sơ bộ của trục?
9- Nêu các biện pháp nâng cao sức bền mỏi của trục?

264
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội,
1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH
và THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà
xuất bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[6] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[7] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[8] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[9] PGS. Hà Văn Vui, Nguyễn Chí Sáng, Phan Đăng Phong; Sổ tay Thiết kế cơ khí,
Tập 1; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[10] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[11] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh; 2005.
[12] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I & II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[13] M.F. Spotts; Design of Machine Elements; 1985.
[14] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[15] cautructhailong.com.vn
[16] www.meslab.org
[17] vacne.org.vn
[18] hatex.vn

265
Chương 16

Ổ LĂN

16.1. GIỚI THIỆU Ổ LĂN


16.1.1. Mô tả ổ lăn
Ổ lăn dùng để đỡ các trục quay, nhận tải trọng
từ trục, truyền đến giá đỡ. Dưới dạng sơ đồ, ổ
lăn được biểu diễn như trên Hình 16-1.
Bản vẽ kết cấu của ổ lăn được trình bày trên
Hình 16-2 [13]. Vòng ngoài của ổ được lắp trên
gối đỡ, vòng trong của ổ được lắp với ngõng
trục. Giữa vòng trong và vòng ngoài có con lăn,
để tạo dạng ma sát lăn trong ổ. Vòng cách trong Hình 16-1: Sơ đồ ổ lăn
ổ lăn có tác dụng ngăn cách không cho các con
lăn tiếp xúc với nhau, để giảm mòn cho con lăn. Nếu không có vòng cách, tại điểm tiếp
xúc giữa hai con lăn có vận tốc trượt rất lớn.

Vòng ngoài
Vòng trong

Ngõng trục d

Con lăn

Vòng cách

Gối đỡ

Hình 16-2: Kết cấu của ổ lăn

266
Ổ lăn được tiêu chuẩn hóa rất cao. Hầu như tất cả các ổ lăn được chế tạo trong nhà
máy chuyên môn hóa. Do đó, chất lượng ổ lăn tương đối cao, giá thành không cao lắm.
Ổ lăn được dùng nhiều trong hầu hết các loại máy, thuộc các ngành công nghiệp khác
nhau.
Dạng ma sát trong ổ lăn là ma sát lăn. Nói chung hệ số ma sát lăn tương đối nhỏ, tổn
thất công suất ít.
16.1.2. Phân loại ổ lăn
Ổ lăn được chia thành một số loại sau:

a) b) c) d) e)

j)
k)
g) h)
Hình 16-3: Các loại ổ lăn thường dùng

- Tuỳ theo khả năng chịu tải của ổ, có các loại:


 Ổ đỡ, là ổ có khả năng chịu lực hướng tâm là chính (Hình 16-3, a, b,).
 Ổ đỡ chặn, là ổ vừa có khả năng chịu lực hướng tâm, vừa có khả năng chịu lực
dọc trục (Hình 16-3, c, e).
 Ổ chặn đỡ, là ổ có góc chặn α > 360, ổ có khả năng chịu lực dọc trục lớn, vừa có
khả năng chịu lực hướng tâm.
 Ổ chặn, là ổ chỉ có khả năng chịu lực dọc trục (Hình 20-3, j, k).
- Theo hình dạng của con lăn trong ổ, chia ra:

267
 Ổ bi, con lăn có dạng hình cầu (Hình 16-3, a, b, c).
 Ổ côn, con lăn có dạng hình nón cụt (Hình 16-3, e).
 Ổ đũa, con lăn có dạng hình trụ ngắn (Hình 16-3, d).
 Ổ kim, con lăn có dạng hình trụ dài (Hình 16-3, h).
- Theo khả năng tự lựa của ổ, người ta chia ra:
 Ổ tự lựa hướng tâm. Khi trục bị biến dạng, uốn cong, ổ sẽ lựa theo để làm việc
bình thường (Hình 16-3, b, g).
 Ổ tự lựa dọc trục (Hình 16-3, d), ổ có khả năng tự lựa theo phương dọc trục. Khi
trục bị biến dạng, dãn dài thêm một lượng, ổ sẽ lựa theo để làm việc.
- Theo số dãy con lăn trong ổ, người ta chia ra:
 Ổ có một dãy con lăn (Hình 16-3, a, d).
 Ổ có hai dãy con lăn (Hình 16-3, b, g).
 Ổ bi có nhiều dãy con lăn. Số dãy con lăn tăng
lên, khả năng tải của ổ cũng tăng.
16.1.3. Kích thước chủ yếu của ổ lăn

d
Ổ lăn là chi tiết được tiêu chuẩn hóa rất cao, do đó

D
chúng ta chỉ quan tâm đến một số kích thước chính,
liên quan đến mối ghép ổ với các chi tiết máy khác
(Hình 16-4):
- Đường kính lỗ của vòng trong d, mm. Kích thước d
phải lấy theo dãy số tiêu chuẩn. Ví dụ: 8; 9; 10; 12;
15; 17; 20; 25; 30; 35; 40; 45; 50; 55; 60; 65; 70; 75;
80; 85; 90; 95; 100; ... B
- Đường kính ngoài của vòng ngoài D, mm. Ứng với
Hình 16-4: Kích thước ổ lăn
mỗi kích thước d, tiêu chuẩn quy định một số giá trị
D, số lượng không quá 5.

- Chiều rộng ổ B, mm. Ứng với mỗi kích thước d và D, tiêu
chuẩn quy định một số giá trị B, số lượng quy định không
quá 3.
- Góc nghiêng của ổ đỡ chặn , độ (Hình 16-5). Ứng với
mỗi loại ổ đỡ chặn tiêu chuẩn quy định một số giá trị của .
Góc  càng lớn, khả năng chịu tải dọc trục của ổ càng lớn.
Với cùng một kích thước đường kính d, các ổ lăn có
kích thước D khác nhau, được chia thành các cỡ: Cỡ siêu Hình 16-5: Góc chặn α
nhẹ, cỡ đặc biệt nhẹ, cỡ trung và cỡ nặng. Cỡ nặng có giá

268
trị D lớn nhất và có khả năng tải lớn nhất.
Với cùng một kích thước đường kính d và D các ổ lăn có kích thước B khác nhau,
được chia thành các cỡ: Cỡ hẹp, cỡ vừa và cỡ rộng. Cỡ rộng có giá trị B lớn nhất và có
khả năng tải lớn nhất.
Ví dụ: Cỡ ổ đặc biệt nhẹ, hẹp; cỡ trung, rộng; cỡ trung, vừa (hoặc cỡ trung - chữ
"vừa" có thể không cần ghi).
Với giá trị góc  ≤ 360 được gọi là ổ đỡ chặn. Các ổ có góc  > 360 còn được gọi là ổ
chặn đỡ.
16.1.4. Các lọai ổ lăn thường dùng:
Các loại ổ lăn dưới đây được dùng nhiều trong thực tế, do nó có một số đặc tính tốt:
- Ổ bi đỡ một dãy (Hình 16-3, a). Loại này được chế tạo với số lượng rất lớn, giá thành
tương đối rẻ so với các loại khác. Ổ chịu được lực hướng tâm là chính. Có thể chịu được
một ít lực dọc trục, bằng 70% lực hướng tâm chưa dùng đến.
- Ổ bi lòng cầu hai dãy (Hình 16-3, b). Lọai này cho phép trục xoay một góc lớn đến 3o
vẫn không bị kẹt. Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d. Chịu
được lực hướng tâm là chính. Chịu được một ít lực dọc trục, bằng 20% lực hướng tâm
chưa dùng đến.
- Ổ đũa trụ ngắn một dãy (Hình 16-3, d). Ổ chỉ chịu được lực hướng tâm, hầu như
không chịu lực dọc trục. Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d,
gấp khoảng 1,7 lần.
- Ổ bi đỡ chặn một dãy (Hình 16-3, c). Ổ chịu được lực hướng tâm và cả lực dọc trục.
Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d, gấp khoảng 1,4 lần. Ổ được
chế tạo với các giá trị góc  = 120, 260 và 360.
- Ổ côn đỡ chặn một dãy (Hình 16-3, e). Ổ chịu được lực hướng tâm và cả lực dọc trục.
Khả năng tải lớn hơn ổ bi đỡ một dãy có cùng kích thước d. Ổ được chế tạo thành hai
nhóm với các giá trị góc  = 100  160 và  = 250  300.
- Ổ bi chặn một dãy (Hình 16-3, j, k). Ổ chỉ chịu được lực dọc trục. Hầu như không chịu
được lực hướng tâm. Khi làm việc với số vòng quay lớn, lực ly tâm làm ổ mòn rất
nhanh.
16.1.5. Độ chính xác chế tạo ổ lăn, cách ghi ký hiệu ổ lăn:
Độ chính xác chế tạo ổ lăn
Tiêu chuẩn quy định 5 cấp chính xác chế tạo ổ lăn: Cấp 0; 6; 5; 4 và 2. Trong đó,
Cấp 0 là cấp chính xác bình thường,
Cấp 6 có độ chính xác cao hơn,
Cấp 2 có độ chính xác cao nhất.

269
Các ổ lăn thường dùng trong hộp giảm tốc có cấp chính xác 0, trường hợp số vòng
quay của trục quá lớn hoặc yêu cầu độ chính xác đồng tâm của trục cao, có thể dùng ổ
lăn cấp chính xác 6.
Ổ lăn là chi tiết máy được tiêu chuẩn hóa cao, được chế tạo trong nhà máy chuyên
môn hóa. Dung sai của ổ lăn được quy định trong tiêu chuẩn về ổ lăn, nhà máy chế tạo ổ
lăn đã gia công ổ đúng theo tiêu chuẩn. Khi thiết kế chúng ta chỉ tính chọn kiểu ổ, cỡ ổ
lăn và cấp chính xác của ổ, không cần quy định dung sai cho ổ.
Biết ký hiệu của ổ lăn chúng ta sẽ biết dung sai của ổ, do đó không cần ghi ký hiệu
dung sai của ổ lăn trên bản vẽ lắp.
Ví dụ: ghi kiểu lắp giữa ổ bi với trục và gối đỡ (Hình 16-6):
Ký hiệu Φ40k6 biểu thị:
 Đường kính trục là 40 mm,
 Miềm dung sai của trục là k6,

68 G7
40 k6
 Đường kính lỗ vòng trong của ổ d=40mm,
miền dung sai của kích thước d do nhà máy
chế tạo ổ quy định.
Ký hiệu Φ68G7 biểu thị:
 Đường kính lỗ của gối đỡ là 68 mm,
 Miềm dung sai của lỗ là G7, Hình 16-6: Ghi kiểu lắp ổ lăn
 Đường kính vòng ngoài của ổ D=68 mm,
miền dung sai của kích thước D do nhà máy chế tạo ổ quy định.
Cách ghi ký hiệu ổ lăn
Ký hiệu của ổ lăn trên bản vẽ được ghi bằng chữ và những cụm số.
Ví dụ, một ổ lăn có ký hiệu: P6 08 3 6 09. Trong đó:
 Cặp chữ số P6 chỉ cấp chính xác của ổ (có thể chỉ ghi số 6 không cần ghi chữ P,
nếu ổ có cấp chính xác 0 thì không cần ghi chữ P0 trong ký hiệu).
 Cặp số 08 chỉ đặc điểm của ổ có hai vòng che bụi (nếu có một vòng che bụi thì
ghi 06, ổ có vai ghi 34, nếu là ổ đỡ chặn thì ghi trị số của góc tiếp xúc a).
 Số 3 chỉ loại ổ đũa trụ đỡ tự lựa (nếu là ổ bi đỡ một dãy thì ghi số 0, ổ bi đỡ tự lựa
thì ghi số 1, ổ đũa trụ ngắn đỡ ghi số 2, ổ kim hoặc trụ dài ghi số 4, ổ đũa trụ xoắn
đỡ ghi số 5, ổ bi đỡ chặn ghi số 6, ổ đũa côn ghi số 7, ổ bi chặn ghi số 8, ổ đũa
chặn ghi số 9).
 Số 6 chỉ cỡ ổ trung bình rộng (cỡ rất nhẹ ghi số 1, cỡ nhẹ ghi số 2, cỡ trung bình
ghi số 3, cỡ nặng ghi số 4, cỡ nhẹ rộng ghi số 5, nếu ổ lăn có đường kính ngoài D

270
không tiêu chuẩn ghi số 7, chiều rộng B không tiêu chuẩn ghi số 8, nếu ổ có
đường kính lỗ vòng trong d < 10 mm thi ghi số 9).
 Cặp số 09 chỉ đường kính trong của ổ d = 95 = 45 mm (các ổ có đường kính
trong d < 10 mm thì ghi trị số thực của đường kính d, nếu đường kính trong bằng
10 mm thì ghi là 00, đường kính trong bằng 12 mm thì ghi là 01, đường kính
trong bằng 15 mm thì ghi là 02, đường kính trong là 17 mm thì ghi 03, các ổ có
đường kính d  20 mm thì ghi "thương số của phép chia giá trị của đường kính
cho 5", ví dụ d = 35 mm thì ghi là 07).
16.1.6. Phân bố tải trọng trên các con lăn và ứng suất tiếp xúc trên bề mặt
Khi chịu lực hướng tâm Fr, trong ổ đỡ chỉ có những con lăn nằm ở phía dưới, trên
cung nhỏ hơn 1800 chịu tải. Các con lăn khác không chịu tải. Tải phân bố trên các con
lăn không đều nhau (Hình 16-7). F r
Con lăn nằm trên đường tác dụng
của lực, chịu tải lớn nhất, các con lăn
nằm lệch so với đường tác dụng một  
góc γ càng lớn, chịu tải càng nhỏ. Các F2 F2
con lăn nằm đối xứng nhau qua đường A
tác dụng của lực Fr chịu tải như nhau.
Khe hở của ổ càng lớn, số con lăn B
F1 F1
tham gia chịu tải càng ít, giá trị tải
trọng tác dụng lên con lăn chịu lực lớn F0
nhất, càng lớn.
Hình 16-7: Tải trọng trên các con lăn
Đối với ổ không có khe hở, có thể
tính gần đúng lực Fmax tác dụng lên con
lăn chịu lực lớn nhất theo công thức: Fmax = 4,37.Fr / z . Với z là số con lăn trong ổ .
Đối với ổ có khe hở, giá trị Fmax được tính theo công thức:
Fmax = 4,6.Fr/ z .
Lực dọc trục Fa tác dụng lên ổ đỡ và ổ đỡ chặn, phân bố cho các con lăn tương đối
đều nhau. Có thể tính gần đúng Fmax = Fa /(0,8.z).
Trong ổ đỡ và ổ đỡ chặn, đồng thời chịu lực Fr và lực Fa, lúc đó khe hở trong ổ được
khắc phục, số con lăn tham gia chịu lực hướng tâm Fr nhiều hơn so với khi không có lực
dọc trục Fa.
Ứng suất tiếp xúc trên bề mặt của con lăn với các vòng ổ được tính theo công thức
Héc. Ứng suất tiếp xúc giữa con lăn với vòng trong có giá trị lớn hơn ứng suất tiếp xúc
giữa con lăn với vòng ngoài. Mặt khác, chúng ta thấy: trên các con lăn chịu lực lớn, sẽ
có ứng suất lớn hơn các con lăn khác.

271
Như vậy, điểm A của vòng trong, sẽ là điểm có ứng suất tiếp xúc cao nhất, điểm B
của vòng ngoài có ứng suất tiếp xúc nhỏ hơn. Ứng suất tiếp xúc tại điểm A, B là ứng
suất thay đổi: Khi không có con lăn nào nằm trên đường tác dụng của lực Fr, thì giá trị
ứng suất tại điểm A và B gần như bằng 0.
Nếu vòng ngoài quay, thì mỗi khi có con lăn đi qua đường tác dụng lực, điểm A của
vòng trong đạt giá trị ứng suất σmax một lần, như vậy số chu kỳ ứng suất rất lớn, ổ nhanh
bị hỏng.
Nếu vòng trong quay, điểm A quay, thì sau mỗi vòng quay nhiều nhất điểm A chịu
ứng suất σmax một lần, khi gặp đúng lúc có con lăn đi qua đường tác dụng của lực. Như
vậy số chu kỳ ứng suất nhỏ hơn nhiều so với vòng ngoài quay, ổ bền hơn.
Ứng suất tại một điểm trên con lăn cũng là ứng suất thay đổi. Giá trị ứng suất đạt cực
đại khi điểm xét tiếp xúc với điểm A của vòng trong. Giá trị nhỏ nhất của ứng suất tiếp
xúc bằng 0, khi điểm đó không tiếp xúc với vòng ổ.
Con lăn và các vòng ổ chịu ứng suất thay đổi, sẽ bị hỏng do mỏi. Nếu vòng trong
đứng yên, điểm A có ứng suất cao và số chu kỳ ứng suất lớn, ổ nhanh bị hỏng.
16.1.7. Một số điểm chú ý khi chọn ổ lăn
- Trong các loại ổ lăn có thể dùng, ưu tiên chọn lọai ổ dễ tìm kiếm, có giá rẻ nhất, dễ
dàng tháo lắp.
- Ổ bi rẻ hơn ổ đũa cùng kích thước. Ổ đũa có khả năng tải cao hơn ổ bi cùng kích
thước.
- Ổ đỡ làm việc với số vòng quay lớn, bền hơn so với ổ đỡ chặn.
- Khi làm việc với số vòng quay lớn, ổ chặn mau mòn. Do đó đối với trục có số vòng
quay quá lớn, chỉ chịu lực dọc trục, cũng không nên dùng ổ chặn, mà nên dùng ổ chặn
đỡ.
- Các ổ lòng cầu cho phép trục lệch góc rất lớn. Khi hai gối đỡ của trục khó đảm bảo độ
đồng tâm, nên chọn ổ lòng cầu.
- Ổ đũa và ổ côn chịu lực va đập tốt hơn ổ bi. Ổ có con lăn bằng lò xo chịu va đập tốt
nhất.

16.2. TÍNH Ổ LĂN


16.2.1. Các dạng hỏng của ổ lăn và chỉ tiêu tính toán
Trong quá trình làm việc ổ lăn có thể bị hỏng ở các dạng sau:
- Mòn ổ. Mòn làm tăng khe hở của ổ, tăng độ lệch tâm, giảm số lượng con lăn tham gia
chịu tải. Khi lượng mòn chưa nhiều, có thể điều chỉnh khe hở để ổ làm việc tốt trở lại.
Mòn quá mức quy định, ổ bị hỏng, nên thay ổ khác.

272
- Tróc rỗ bề mặt ổ. Ổ được bôi trơn đầy đủ, sau một thời gian dài sử dụng, trên bề mặt ổ
và các con lăn xuất hiện lỗ rỗ. Chất lượng bề mặt giảm, ổ làm việc không tốt nữa. Rỗ là
do hiện tượng mỏi bề mặt, vết nứt xuất hiện, phát triển làm tróc ra một miếng kim loại,
để lại vết rỗ trên bề mặt.
- Kẹt ổ, ổ không quay được, hoặc quay rất nặng. Nguyên nhân: do trục biến dạng lớn
quá, hoặc do dãn nở nhiệt, hoặc do lắp ghép có độ dôi quá lớn. Kẹt làm ổ mòn cục bộ,
tổn hao công suất lớn.
- Vỡ con lăn, vòng cách, do mỏi hoặc do lực va đập lớn. Các mảnh vỡ rơi vào ổ, gây
nên kẹt tắc, ổ không tiếp tục làm việc được nữa.
- Vỡ các vòng ổ, do lắp ghép với độ dôi quá lớn, hoặc va đập quá mạnh. Các vòng ổ bị
vỡ, ổ không làm việc tiếp tục được nữa.
Để hạn chế các dạng hỏng kể trên, ổ lăn thường được tính toán thiết kế hoặc kiểm tra
theo các chỉ tiêu sau:
Đối với các ổ quay chậm, được tính theo chỉ tiêu khả năng tải tĩnh:
C0  [C0] (16-1)
Đối với các ổ quay nhanh, được tính theo chỉ tiêu khả năng tải động (hay chỉ tiêu
mỏi):
C  [C] (16-2)
Trong đó:
C0 là hệ số tải tĩnh của ổ.
[C0] là hệ số tải tĩnh cho phép của ổ, còn được gọi là hệ số khả năng tải tĩnh của ổ.
C là hệ số tải động của ổ.
[C] là hệ số tải động cho phép của ổ, còn được gọi là hệ số khả năng tải động của ổ.
Sử dụng chỉ tiêu 16-1 để tính ổ lăn, gọi là tính ổ lăn theo khả năng tải tĩnh. Các ổ có
số vòng quay nhỏ hơn 1 v/ph, được tính theo khả năng tải tĩnh.
Sử dụng chỉ tiêu 16-2 để tính ổ lăn, gọi là tính ổ lăn theo khả năng tải động. Các ổ có
số vòng quay lớn hơn hoặc bằng 1 v/ph, được tính theo khả năng tải động.
16.2.2. Tính ổ lăn theo khả năng tải động
Đối với các ổ lăn quay với số vòng quay n ≥ 1 v/ph, được tính toán theo sức bền mỏi,
dùng chỉ tiêu C ≤ [C].
Tính hệ số tải động C của ổ
Hệ số tải động của ổ được xác định theo công thức:
C  Q.L1 / q (16-3)
Trong đó:

273
L là số triệu vòng quay của ổ trong suốt thời gian sử dụng ổ.
L được tính theo công thức: L = tb.60.n.10-6.
tb là tuổi bền của ổ, đơn vị là h; là thời gian sử dụng ổ theo tính toán thiết kế.
q là số mũ của đường cong mỏi, q được lấy như sau:
q = 3 đối với ổ bi.
q = 10/3 đối với ổ đũa.
n là số vòng quay của trục, v/ph.
Đối với các trục quay chậm, 1 v/ph  n  10 v/ph, lấy n = 10 để tính.
Q là tải trọng quy đổi tác dụng lên ổ lăn. Q được tính như sau [1, tr 100]:
Q = (X.V.Fr + Y.Fat).Kt.Kđ (16-4)
Đối với ổ chặn Q = Fa.Kt.Kđ
Trong đó:
Kt là hệ số xét đến ảnh hưởng của nhiệt độ làm việc của ổ. Giá trị của hệ số Kt =1,
khi nhiệt độ làm việc ≤ 1050C. Lấy Kt = 1,1 ÷ 1,2, khi nhiệt độ làm việc > 1050C.
Kđ là hệ số xét đến ảnh hưởng của tải trọng động. Giá trị của hệ số Kđ tra bảng 11-2.
X là hệ số ảnh hưởng của lực hướng tâm đến tuổi bền của ổ. Giá trị của hệ số X được
tra trong bảng 16-1.
A Fa B
V là hệ số kể đến vòng nào quay, vòng
trong quay ổ bền hơn, lấy V=1, vòng
ngoài quay lấy V=1,2.
Hình 16-8: Tính lực dọc trục Fat
Y là hệ số kể đến ảnh hưởng của lực dọc
trục đến tuổi bền của ổ. Giá trị của Y tra
trong bảng 16-1.
FrA Fa FrB
Fr là lực hướng tâm tác dụng lên ổ. Chính
là giá trị của phản lực gối tựa khi tính
A B
trục. SA SB
Fat là tổng lực dọc trục tác dụng lên ổ. Giá
Hình 16-9: Tính lực dọc trục Fat
trị Fat của một số sơ đồ có thể tính như
sau:
+ Trên sơ đồ Hình 16-8, có tổng lực dọc
FrA Fa FrB
của ổ A: FatA = 0; của ổ B: FatB = Fa .
+ Trên sơ đồ Hình 16-9, sử dụng ổ đỡ
A1 A2 B
chặn, do có góc nghiêng  trong ổ đỡ
chặn, lực hướng tâm FrA sinh ra lực dọc Hình 16-10: Tính lực dọc trục Fat
trục SA = FrA.tg, lực hướng tâm FrB

274
sinh ra lực dọc trục SB = FrB.tg.
Tổng lực dọc trục tác dụng lên ổ A, FatA = SB - Fa - SA. Nếu FatA < 0, lấy FatA = 0.
Tổng lực dọc trục tác dụng lên ổ B, FatB = SA + Fa - SB. Nếu FatB < 0, lấy FatB = 0.
+ Trên sơ đồ Hình 16-10, gối A gồm hai ổ đỡ chặn A1 và A2 giống nhau, gối B là
một ổ đỡ. Ổ A2 chịu lực dọc trục Fa, các con lăn tiếp xúc tốt hơn, nên ổ A2 chịu
0,6.FrA, còn ổ A1 chịu 0,4.FrA. Ổ A2 được tính toán với lực hướng tâm FrA2 =
0,6.FrA và tổng lực dọc trục FatA2 = Fa. Ổ A1 lấy theo ổ A2. Lực dọc trục không tác
dụng lên ổ B.

Bảng 16-1: Giá trị của hệ số X và Y cho các loại ổ lăn [1, tr 101]

Loại ổ Góc chặn Hệ số e Ổ một dãy con lăn Ổ hai dãy con lăn
α, độ X Y X Y
Ổ bi đỡ 0 0,3 0,56 1,50 0,56 1,50
12 0,45 0,45 1,3 0,74 2,0
18 ÷ 20 0,57 0,43 1 0,7 1,63
Ổ bi đỡ chặn 24 ÷ 26 0,68 0,41 0,87 0,67 1,41
36 0,99 0,36 0,64 0,6 1,07
Ổ côn đỡ chặn 1,5.tgα 0,4 0,4,ctgα 0,67 0,67.ctgα
Ổ bi chặn đỡ 45 1,25 0,66 1 0,66 1
60 2,17 0,92 1 0,92 1
Ổ côn chặn đỡ 1,5.tgα tgα 1 tgα 1

Kiểm tra ổ lăn theo khả năng tải động


Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết các ổ lăn lắp trên trục; cho biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các ổ;
biết số vòng quay n của trục.
Kết luận: Kiểm tra xem ổ lăn có đủ sức bền mỏi hay không, hay C ≤ [C] có thỏa mãn
hay không?
Các bước tính toán
- Xác định hệ số khả năng tải động [C] của ổ; tra bảng, theo loại và cỡ ổ (Bảng 16-3
đến 16-7).
- Vẽ sơ đồ tính ổ, đặt các tải trọng Fr và Fa lên sơ đồ.
- Tính giá trị hệ số tải trọng động C theo công thức 16-4.
- So sánh giá trị của C và [C], kết luận.
Nếu C  [C], ổ không bị hỏng do mỏi.
Nếu C > [C], ổ bị hỏng do mỏi.

275
Thiết kế ổ lăn theo khả năng tải động
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết đường kính d của ngõng trục; biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các
ổ; biết số vòng quay n của trục.
Kết luận: Chọn loại ổ và kích thước của các ổ lăn lắp trên trục, ghi ký hiệu của ổ?
Các bước tính toán
- Căn cứ tỷ lệ giữa lực hướng tâm và lực dọc trục, chọn loại ổ lăn lắp trên trục [6 , tr
276].
Fa/Fr ≤ 0,3 chọn loại ổ đỡ.
0,3 < Fa/Fr < 1,5 chọn loại ổ đỡ chặn.
Fa/Fr ≥ 1,5 chọn loại ổ chặn.
- Vẽ sơ đồ tính ổ, đặt các tải trọng Fr và Fa lên sơ đồ.
- Tính giá trị hệ số tải trọng động C theo công thức 16-4.
- Tra bảng, theo loại ổ đã chọn, theo đường kính d của ngõng trục, tìm cỡ ổ có giá trị
[C] trong bảng lớn hơn hoặc bằng giá trị C tính được. Ghi ký hiệu ổ.
16.2.3. Tính ổ lăn theo khả năng tải tĩnh
Đối với các ổ quay chậm, số vòng quay n < 1 v/ph, được tính toán theo sức bền tĩnh,
dùng chỉ tiêu C0 ≤ [C0].
Tính hệ số tải tĩnh C0 của ổ
Hệ số tải tĩnh của ổ được xác định theo công thức:
C0 = Q0
Q0 là tải trọng quy đổi tác dụng lên ổ lăn theo tải tĩnh. Q0 được tính như sau:
Q0 = X0.Fr + Y0.Fat (16-5)
Đối với ổ chặn Q0 = Fat
Trong đó:
X0 là hệ số ảnh hưởng của lực hướng tâm đến sức bền tĩnh của ổ (Bảng 16-2).
Y0 là hệ số kể đến ảnh hưởng của lực dọc trục đến sức bền tĩnh của ổ (Bảng 16-2).
Fr là lực hướng tâm tác dụng lên ổ.
Fat là tổng lực dọc trục tác dụng lên ổ. Giá trị của Fat đối với từng sơ đồ đỡ trục được
tính tương tự như phần xác định Q.

Bảng 16-2: Giá trị của hệ số X0 và Y0 cho các loại ổ lăn [1, tr 104]

Loại ổ lăn Ổ một dãy con lăn Ổ hai dãy con lăn
X0 Y0 X0 Y0

276
Ổ bi đỡ 0,6 0,5 0,6 0,5
Ổ bi α = 12
0
0,5 0,47 1 0,94
đỡ α = 12
0
0,5 0,37 1 0,74
chặn
α = 12
0
0,5 0,28 1 0,56
Ổ côn đỡ chặn 0,5 0,22.ctgα 1 0,4.ctgα
Kiểm tra bền ổ lăn theo khả năng tải tĩnh
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết các ổ lăn lắp trên trục; cho biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các ổ;
biết số vòng quay của trục, n < 1 v/ph.
Kết luận: Kiểm tra xem ổ lăn có đủ sức bền tĩnh hay không, hay C0 ≤ [C0] có thỏa mãn
hay không?
Các bước tính toán
- Xác định hệ số khả năng tải động [C0] của ổ; tra bảng, theo loại và cỡ ổ (Bảng 16-3
đến 16-7).
- Vẽ sơ đồ tính ổ, đặt các tải trọng Fr và Fa lên sơ đồ.
- Tính giá trị hệ số tải tĩnh C0 theo công thức 16-5.
- So sánh giá trị của C0 và [C0], kết luận.
Nếu C0  [C0], ổ không bị hỏng theo ứng suất tĩnh.
Nếu C0 > [C0], ổ bị hỏng theo ứng suất tĩnh.
Thiết kế ổ lăn theo khả năng tải tĩnh
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết đường kính d của ngõng trục; biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các
ổ; biết số vòng quay của trục, n < 1 v/ph.
Kết luận: Chọn loại ổ và kích thước của các ổ lăn lắp trên trục, ghi ký hiệu của ổ?
Các bước tính toán
- Căn cứ tỷ lệ giữa lực hướng tâm và lực dọc trục, chọn loại ổ lăn lắp trên trục.
Fa/Fr ≤ 0,3 chọn loại ổ đỡ.
0,3 < Fa/Fr < 1,5 chọn loại ổ đỡ chặn.
Fa/Fr ≥ 0,3 chọn loại ổ chặn.
- Chọn loại ổ lăn dùng trên các gối đỡ trục.
- Vẽ sơ đồ tính ổ, đặt các tải trọng Fr và Fa lên sơ đồ.
- Tính giá trị hệ số tải tĩnh C0 theo công thức 16-5.
- Tra bảng, theo loại ổ đã chọn, theo đường kính d của ngõng trục, tìm cỡ ổ có giá trị
[C0] trong bảng lớn hơn hoặc bằng giá trị C0 tính được. Ghi ký hiệu ổ.

277
Bảng 16-3: Ổ bi đỡ một dãy, TCVN 1489-1985 [2, tr 386]
Ký hiệu ổ d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
Cỡ siêu nhẹ, vừa
1000903 17 30 7 2,85 1,68
1000904 20 37 9 5,14 3,12
1000905 25 42 9 5,74 3,75
1000906 30 47 9 5,95 4,06
1000907 35 55 10 8,16 5,76
1000908 40 62 12 9,54 7,06
1000909 45 68 12 10,30 8,29
1000911 55 80 13 12,30 10,20
1000912 60 85 13 12,50 10,80
1000915 75 100 16 19,10 17,20
Ký hiệu ổ d, mm D, mm B, mm [C], kN ]C0], kN
Cỡ đặc biệt nhẹ, hẹp
7000103 17 35 8 4,68 2,66
7000105 25 47 8 6,57 4,24
7000106 30 55 9 7,56 5,40
7000107 35 62 9 7,74 5,79
7000108 40 68 9 10,30 8,06
7000109 45 72 10 10,50 8,57
7000110 50 80 10 10,80 9,07
7000111 55 90 11 12,90 10,80
7000112 60 95 11 13,20 11,50
7000113 65 100 11 13,50 12,10
7000114 70 110 13 15,80 14,20
Cỡ đặc biệt nhẹ, vừa
104 20 42 12 7,36 4,54
105 25 47 12 7,90 5,04
106 30 55 13 10,40 7,02
107 35 62 14 12,50 8,66
108 40 68 15 13,20 9,45
109 45 75 16 16,50 12,40
110 50 80 16 17,50 13,40
111 55 90 18 22,20 17,30
112 60 95 18 24,10 18,50
113 65 100 18 25,10 20,20
114 70 110 20 30,30 24,60
115 75 115 20 31,40 25,60
116 80 125 22 37,40 31,90
117 85 130 22 38,40 32,90
118 90 140 24 41,10 35,70
120 100 150 24 42,30 38,30
Cỡ nhẹ, rộng
203 17 40 12 7,52 4,47
204 20 47 14 10,07 6,30

278
205 25 52 15 11,0 7,09
206 30 62 16 15,3 10,2
207 35 72 17 20,1 13,9
208 40 80 18 25,6 18,1
209 45 85 19 26,5 19,1
210 50 90 20 27,5 20,2
211 55 100 21 34,0 25,6
212 60 110 22 41,1 31,5
213 65 120 23 44,9 34,7
214 70 125 24 48,8 38,1
215 75 130 25 51,9 41,9
216 80 140 26 57,0 45,4
217 85 150 28 65,4 54,1
218 90 160 30 75,3 61,7
219 95 170 32 85,3 70,0
120 100 180 34 95,8 80,6
Ký hiệu ổ d, mm D, mm B, mm [C], kN ]C0], kN
Cỡ trung, hẹp
303 17 47 14 10,9 6,80
304 20 52 15 12,5 7,94
305 25 62 17 17,6 11,6
306 30 72 19 22,0 15,1
307 35 80 21 26,2 17,9
308 40 90 23 31,9 21,7
309 45 100 25 37,8 26,7
310 50 110 27 48,5 36,3
311 55 120 29 56,0 42,6
312 60 130 31 64,1 49,4
313 65 140 33 72,4 56,7
314 70 150 35 81,7 64,5
315 75 160 37 89,0 72,8
316 80 170 39 96,5 81,7
317 85 180 41 104,0 91,0
318 90 190 43 112,2 101,0
320 100 215 47 136,0 133,0
Cỡ nặng, hẹp
403 17 62 17 17,8 12,1
405 25 80 21 29,2 20,8
406 30 90 23 37,2 27,2
407 35 100 25 43,6 31,9
408 40 110 27 50,3 37,0
409 45 120 29 60,4 53,0
410 50 130 31 68,5 55,0
411 55 140 33 78,7 63,0
412 60 150 35 85,6 71,4
413 65 160 37 92,6 79,6
414 70 180 42 113,0 107,0
416 80 200 48 128,0 128,0
417 85 210 52 136,0 138,0

279
Bảng 16-4: Ổ đũa trụ ngắn đỡ, TCVN 1502-1985 [2, 392]
Ký hiệu ổ
d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
2100 32100
Cỡ đặc biệt nhẹ, vừa
2106 32106 30 55 13 11,0 7,02
2109 32109 45 76 16 19,1 13,4
2110 32110 50 80 16 21,5 15,7
2111 32111 55 90 17 32,0 24,2
2113 32113 65 100 18 34,0 26,9
2114 32114 70 110 20 42,1 34,3
2116 32116 80 125 22 51,3 42,6
2118 32118 90 140 24 61,3 52,3
Ký hiệu ổ
d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
2100 32100

Kí hiệu ổ
2200,
d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
1-, 3- 102200
4-, 9-
Cỡ nhẹ, hẹp
2204 102204 20 47 14 11,9 7,38
2205 102205 25 52 15 13,4 8,61
2206 102206 30 62 16 17,3 11,4
2207 102207 35 72 17 26,5 17,5
2208 102208 40 80 18 33,7 24,0
2209 102209 45 85 19 35,3 25,7
2210 102210 50 90 20 38,7 29,2
2211 102211 55 100 21 43,7 32,9
2212 102212 60 110 22 54,8 42,8
2213 102213 65 120 23 62,1 48,6
2214 102214 70 125 24 64,8 49,6
2215 102215 75 130 25 75,4 61,0
2216 102216 80 140 26 79,5 63,4
2217 - 85 150 28 99,0 82,4
2218 - 90 160 30 12,1 101,0
2220 - 100 180 34 13,5 111,0

Kí hiệu ổ
2300,
1-, 3- d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
102300
4-, 6-
92300
Cỡ trung, hẹp
2305 102305 25 62 17 22,6 14,3
2306 102306 30 72 19 30,2 20,6

280
2307 102308 35 80 21 34,1 23,2
2308 102309 40 90 23 41,0 28,5
2309 102310 45 100 25 56,5 40,7
2310 102311 50 110 27 65,2 47,5
2311 102312 55 120 29 84,0 62,8
2312 102313 60 130 31 100 77,2
2313 102314 65 140 33 105 80,4
2314 102315 70 150 35 123 97,3
2315 102316 75 160 37 142 112
2316 102317 80 170 39 150 121
2317 102318 85 180 41 179 146
2318 - 90 190 43 194 160
2320 - 100 215 47 243 205
2322 110 240 50 307 262
Kí hiệu ổ
2300,
1-, 3- d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
102300
4-, 6-
92300

Kí hiệu ổ
2600,
52600 d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
1-, 3-
62600
4-, 9-
Cỡ trung, rộng
2605 - 25 62 24 37,4 28,3
2606 - 30 72 27 41,6 31,2
2607 - 35 80 31 46,7 34,8
2608 - 40 90 33 61,0 47,5
2609 - 45 100 36 79,3 62,8
2610 52610 50 110 40 104 87,1
2611 52611 55 120 43 115 94,2
2612 52612 60 130 46 140 118
2613 52613 65 140 48 152 129
2614 52614 70 150 51 181 159
2615 52615 75 160 55 212 187
2616 52616 80 170 58 224 202
2617 52617 85 180 60 259 235
2618 52618 90 190 64 270 245
2620 52620 100 215 73 263 343

Kí hiệu ổ
2400,
d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
3-, 4-, 102400
6-, 9-
Cỡ nặng, hẹp
2408 102408 40 110 27 78 576
2409 102409 45 120 29 94 714

281
2410 102410 50 130 31 102 765
2411 102411 55 140 33 110 830
2412 102412 60 150 35 133 103
2413 102413 65 160 37 146 114
2414 102414 70 180 42 187 150
2415 102415 75 190 45 216 176
2416 102416 80 200 48 248 204
2417 - 85 210 52 271 225
2418 - 90 225 54 307 257
2420 - 100 250 58 367 315

Bảng 16-5: Ổ bi lòng cầu hai dãy, TCVN 1495-1985 [2, tr 389]
Ký hiệu ổ
d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
1000 111000
Cỡ nhẹ, vừa
1203 111203 17 40 12 6,13 2,47
1204 111204 20 47 14 7,72 3,24
1205 111205 25 52 15 9,44 4,10
1206 111206 30 62 16 12,2 5,92
1207 111207 35 72 17 13,3 6,78
1208 111208 40 80 18 15,1 8,72
1209 111209 45 85 19 17,0 9,77
1210 111210 50 90 20 18,0 11,0
1211 111211 55 100 21 21,0 13,6
1212 111212 60 110 22 23,8 15,8
1213 111213 65 120 23 24,4 17,5
1214 111214 70 125 24 27,0 19,1
1215 111215 75 130 25 30,5 21,8
1216 111216 80 140 26 31,4 24,0
1217 111217 85 150 28 38,7 29,0
1218 111218 90 160 30 44,7 32,4
1220 111220 100 180 34 54,4 41,2
Cỡ nhẹ, rộng
1506 111506 30 62 20 11,9 5,81
1507 111507 35 72 23 16,9 8,38
1508 111508 40 80 23 17,5 9,64
1509 111509 45 85 23 18,2 10,9
1510 111510 50 90 23 19,2 11,5
1515 111515 75 130 31 39,0 24,5
1516 111516 80 140 33 40,3 27,4
1517 111517 85 150 36 45,7 32,1
Cỡ trung, vừa
1304 111304 20 52 15 9,76 4,09
1305 111305 25 62 17 14,1 6,12
1306 111306 30 72 19 16,8 7,90
1307 111307 35 80 21 20,0 10,0
1308 111308 40 90 23 23,3 12,4
1309 111309 45 100 25 30,1 16,2

282
1310 111310 50 110 27 34,1 17,8
1311 111311 55 120 29 40,6 22,9
1312 111312 60 130 31 45,8 27,1
1313 111313 65 140 33 49,2 29,9
1314 111314 70 150 35 58,6 35,9
1315 111315 75 160 37 62,4 39,1
1316 111316 80 170 39 69,9 43,0
1317 111317 85 180 41 77,2 49,5
1318 111318 90 190 43 91,8 57,2
1320 111320 100 215 47 113,0 73,4
Ký hiệu ổ
d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
1000 111000
Cỡ trung, rộng
1305 111305 25 62 24 18,9 7,60
1306 111306 30 72 27 22,4 10,2
1307 111307 35 80 31 30,5 13,0
1308 111308 40 90 33 34,9 16,0
1309 111309 45 100 36 42,3 19,8
1310 111310 50 110 40 50,0 23,9
1311 111311 55 120 43 58,6 28,6
1312 111312 60 130 46 67,7 33,6
1313 111313 65 140 48 75,3 39,3
1314 111314 70 150 51 85,7 45,4
1316 111316 80 170 58 107,0 58,8

Bảng 16-6: Ổ bi đỡ chặn, TCVN 1496-1985 [2, tr 396]


Kí hiệu ổ
d, mm D, mm B, mm [C[, kN [C0], kN
36000 46000
Cỡ đặc biệt nhẹ, vừa
36103 - 17 35 10 5,71 3,58
36104 - 20 42 12 8,30 5,42
- 46106 30 55 13 11,2 8,03
- 46108 40 68 15 14,6 11,3
- 46109 45 75 16 17,3 13,7
- 46111 55 90 18 25,2 21,5
- 46112 60 95 18 28,8 25,0
- 46114 70 110 20 35,6 32,3
- 46115 75 115 20 36,3 33,3
- 46116 80 125 22 42,3 40,9
- 46117 85 130 22 44,3 43,0
- 46118 90 140 24 47,4 45,9
- 46120 100 150 24 50,2 48,5
- 46122 110 170 28 74,5 74,9
- 46124 120 180 28 78,3 82,3

Kí hiệu ổ d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN

283
Cỡ nhẹ, hẹp
36203 17 40 12 9,43 6,24
36204 20 47 14 12,3 8,47
36205 25 52 15 13,1 9,24
36206 30 62 16 18,2 13,3
36207 35 72 17 24,0 18,1
36208 40 80 18 30,6 23,7
36209 45 85 19 32,3 25,0
36210 50 90 20 33,9 27,6
36211 55 100 21 39,4 34,9
36212 60 110 22 48,2 40,1
36214 70 125 24 63,0 55,9
36216 80 140 26 73,5 66,6
36217 85 150 28 79,0 72,2
36218 90 160 30 92,8 84,6
36220 100 180 34 124 118
Kí hiệu ổ d, mm D, mm B, mm [C], kN [C0], kN
Cỡ nhẹ, hẹp
46203 17 40 12 9,00 5,73
46204 20 47 14 11,6 7,79
46205 25 52 15 12,4 85,0
46206 30 62 16 17,2 12,2
46207 35 72 17 22,7 16,6
46208 40 80 18 28,9 27,1
46209 45 85 19 30,4 23,6
46210 50 90 20 31,8 25,4
46211 55 100 21 34,9 32,1
46212 60 110 22 45,4 36,8
46213 65 120 23 54,4 46,8
46214 70 125 24 59,1 51,4
46215 75 130 25 61,5 54,8
46216 80 140 26 68,9 61,2
461217 85 150 28 74,0 66,4
46218 90 160 30 81,7 77,7
46220 100 180 34 116 109
Cỡ trung, hẹp
46304 20 52 15 11,4 9,17
46305 25 62 17 21,1 14,9
46306 30 72 19 25,6 18,2
46307 35 80 21 33,4 25,2
46308 40 90 23 39,2 30,7
46309 45 100 25 48,1 37,7
46310 50 110 27 56,0 44,8
46312 60 130 31 78,8 66,6
46313 65 140 33 89,0 76,4
46314 70 150 35 93,3 78,3
46318 90 190 43 129 125

284
46320 100 215 47 167 180
46330 150 230 65 280 377
Cỡ nặng, hẹp
66407 35 100 25 45,4 33,7
66408 40 110 27 52,7 38,8
66409 45 120 29 64,0 482
66410 50 130 31 77,6 61,2
66412 60 150 35 98,0 81,0
66414 70 180 42 119 111
66418 90 225 54 163 172

Bảng 16-7: Ổ côn đỡ chặn, theo TCVN 1509-1985 [2, tr 399]


Kí hiệu ổ d, mm D, mm B, mm T, mm α, độ [C], kN [C0], kN
Cỡ đặc biệt nhẹ, vừa
2007106 30 55 16 17 9,08 23,5 19,9
2007107 35 62 17 18 10,25 25,6 23,0
2007108 40 68 18 19 10,25 31,9 28,4
2007109 45 75 19 20 11,33 40,0 34,8
2007111 55 90 22 23 12,50 49,1 45,2
2007113 65 100 22 23 14,08 52,9 51,3
2007114 70 110 24 25 14,08 67,6 65,8
2007115 75 115 26 27 14,08 71,2 71,0
2007116 80 125 27 29 12,75 88,4 88,5
2007118 90 140 30 32 12,83 111 111
2007119 95 145 30 32 12,83 114 115
2007120 100 150 30 32 12,83 117 120
2007122 110 170 36 38 12,83 161 166
Cỡ nhẹ, hẹp
7203 17 40 12 13,25 11,83 13,8 930
7204 20 47 14 15,25 13,50 19,1 133
7205 25 52 15 16,25 13,50 23,9 179
7206 30 62 16 17,25 13,67 29,8 223
7207 35 72 17 18,25 13,83 35,2 263
7208 40 80 18 19,75 14,33 42,4 327
7209 45 85 19 20,75 15,33 42,7 334
7210 50 90 20 21,75 14,00 52,9 406
7211 55 100 21 22,75 15,33 57,9 461
7212 60 110 22 23,75 13,17 72,2 584
7214 70 125 24 26,25 13,83 95,9 821
7215 75 130 25 27,25 14,50 97,6 845
7216 80 140 26 28,25 15,67 106 952
7217 85 150 28 30,25 16,17 109 964
7218 90 160 30 32,50 14,33 141 125
7219 95 170 32 34,50 14,33 145 131
7220 100 180 34 37,00 15,00 162 146
7224 120 215 40 43,50 15,00 252 237
Cỡ nhẹ, vừa
7506 30 62 20 21,,25 13,,67 349 275

285
7507 35 72 23 24,25 13,00 502 403
7508 40 80 23 24,75 14,25 539 448
7509 45 85 23 24,75 15,50 546 456
7510 50 90 23 24,75 15,67 598 545
7511 55 100 25 26,75 13,50 720 616
7512 60 110 28 29,75 14,67 840 756
7513 65 120 31 32,75 13,83 109 989
7514 70 125 32 33,25 14,5 110 101
7515 75 130 32 33,25 15,17 115 108
7516 80 140 33 35,35 15,00 133 126
7517 85 150 36 38,50 15,00 151 141
7518 90 160 40 42,50 14,50 179 171
7519 95 170 43 45,50 14,33 225 225
7520 100 180 46 49,00 15,00 232 236
7522 110 200 53 56,00 15,00 291 296
7524 120 215 58 61,50 15,00 251 379
Kí hiệu ổ d, mm D, mm B, mm T, mm α, độ [C], kN [C0], kN
Cỡ trung, hẹp
7304 20 52 15 16,,25 11,17 25,0 16,6
7305 25 62 17 18,25 13,50 29,6 20,9
7306 30 72 19 20,75 13,50 40,0 29,9
7307 35 80 21 22,75 12,00 48,1 35,3
7308 40 90 23 25,25 10,50 61,0 46,0
7309 45 100 25 27,25 10,83 76,1 59,3
7310 50 110 27 29,25 11,67 96,6 75,9
7311 55 120 29 31,50 12,50 102 81,5
7312 60 130 31 33,50 11,50 118 96,3
7313 65 140 33 36,00 11,50 134 111
7314 70 150 35 38,00 11,67 168 137
7315 75 160 37 40,00 12,33 178 148
7317 85 180 41 44,50 11,83 221 195
7318 90 190 43 46,50 12,00 240 201
Cỡ trung, rộng
7604 20 52 21 22,25 11,25 29,5 22,0
7605 25 62 24 25,25 11,33 45,5 36,6
7606 30 72 27 28,75 12,00 61,3 51,0
7607 35 80 33 32,75 11,17 71,6 61,5
7608 40 90 33 35,25 11,17 80,0 67,2
7609 45 100 36 38,25 11,00 104 90,5
7610 50 110 40 42,25 11,17 122 108
7611 55 120 43 45,50 12,17 148 140
7612 60 130 46 48,50 11,50 171 157
7613 65 140 48 51,00 12,33 178 168
7614 70 150 51 54,00 13,17 204 186
7615 75 160 55 58,00 11,33 249 235
7616 80 170 58 61,50 11,83 294 291
7618 90 190 64 67,50 12,50 369 363
7620 100 215 73 77,50 11,33 451 459
7622 110 240 80 84,50 11,83 490 505

286
7624 120 260 86 90,50 11,83 601 610

16.3. VÍ DỤ TÍNH Ổ LĂN


Đầu đề thiết kế
Giả thiết: Cho đường kính ngõng trục d = 35 mm. Số vòng quay n = 720 v/ph; tuổi
bền của trục tb = 12.000 giờ. Lực hướng tâm FrA tác dụng lên ổ tại gối trục A là
và . Lực hướng tâm tác dụng lên ổ tại gối trục B:
. Lực dọc trục Fa = 883,8 N tác dụng vào ổ A. Tải
trọng va đập nhẹ.
Kết luận: Tính kích thước của ổ, ghi ký hiệu của ổ lăn.
Các bước thiết kế
- Lực hướng tâm tác dụng lên ổ tại gối trục A

- Lực hướng tâm tác dụng lên ổ tại gối trục B

- Lực dọc trục Fa = 883,8 N .


- So sánh Fr và Fa tại gối trục A, có cho cả hai
gối trục.
- Tính hệ số tải động cho ổ A và ổ B theo công thức 16-3:
C  Q.L1 / q
+ Chọn sơ bộ q = 3.
+ Tính L theo công thức: L = tb.60.n.10-6 = 12.000×60×720×10-6 = 518,4 (triệu vòng).
+ Tính tải trọng quy đổi đối với ổ lăn đỡ chặn theo công thức
Q = (V.X.Fr + Y.Fa).kt.kđ
kt là Hệ số kể đến ảnh hưởng của nhiệt độ, lấy kt =1
kđ là hệ số kể đến đặc tính tải trọng, lấy kđ = 1,2 (bảng 11-2)
Lấy V = 1, vòng trong quay.
Theo bảng 16-1 lấy e = 0,45; X = 0,45; Y = 1,3.
Thay số liệu của ổ A và ổ B vào công thức ta có ta có:
QA = (V.X.Fr + Y.Fa).kt.kđ = (1.0,45.2433,48+1,3.883,8).1.1,2 = 2698 (N)
QB = (V.X.Fr + Y.Fa).kt.kđ = (1.0,45.2770).1.1,2 = 1495,8 (N)
So sánh ta thấy QA > QB, Tính hệ số tải động C cho ổ A:

287
(N)
Tra Bảng 16-6: Ổ bi đỡ chặn, ứng với đường kính ngõng trục d = 35 mm, tìm được ổ
cỡ nhẹ hẹp có [C] = 22.700 N > 21.674 N = C. Ký hiệu của ổ: 46307, có các kích thước
như sau:
Đường kính trong của vòng trong d = 35 mm;
Đường kính ngoài của vòng ngoài D = 72 mm;
Chiều rộng của ổ B = 17 mm.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Trình bày kết cấu của ổ lăn, phân loại ổ lăn?
2. Các thông số hình học chủ yếu của ổ lăn? Phân biệt các cỡ ổ lăn: Nặng, trung, nhẹ,
đặc biệt nhẹ, siêu nhẹ, rộng, vừa, hẹp?
3. Độ chính xác chế tạo ổ lăn? Cách ghi ký hiệu ổ lăn?
4. Giới thiệu các loại ổ lăn thường dùng?
5. Các dạng hỏng của ổ lăn và chỉ tiêu tính toán ổ lăn?
6. Trình bày cách tính kiểm tra và tính thiết kế ổ lăn theo khả năng tải tĩnh?
7. Trình bày cách tính kiểm tra ổ lăn theo khả năng tải động?
8. Trình bày cách tính thiết kế ổ lăn theo khả năng tải động?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội, 1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[6] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[7] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[8] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.

288
[9] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[10] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, I & II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[11] M.F. Spotts; Design of Machine Elements; 1985.
[12] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[13] mitec.vn

Chương 17

Ổ TRƯỢT

17.1. GIỚI THIỆU Ổ TRƯỢT


17.1.1. Mô tả ổ trượt
Ổ trượt là là một loại ổ trục, dùng để đỡ các trục quay. Nó là khâu liên kết giữa trục
và gối đỡ, nhằm mục đích giảm ma sát. Ổ trượt nhận tải trọng từ trục, truyền đến gối đỡ.
Dưới dạng sơ đồ, ổ trượt được biểu diễn như trên Hình 17-1.
Kết cấu của ổ trượt được trình bày trên Hình 17-2 [12]. Thân ổ được lắp trên gối đỡ,
lót ổ được lắp với ngõng trục.
Thông thường thân ổ trượt 2 được lắp cố
định với gối đỡ. Ngõng trục lắp lỏng với lót ổ
3. Dạng ma sát trong ổ trượt là ma sát trượt.
Dầu bôi trơn được đưa vào ổ qua lỗ tra dầu số
1, được dẫn vào các rãnh dầu, đến bôi trơn bề
mặt tiếp xúc giữa ngõng trục và lót ổ. Hình 17-1: Sơ đồ ổ trượt
1
2 Gối đỡ

3
d

n 289

Hình 17-2: Kết cấu của ổ trượt


Lót ổ làm bằng vật liệu giảm ma sát, thường bằng kim loại màu. Kết hợp kim loại
màu với thép, có hệ số ma sát nhỏ, giảm tiêu hao công suất.
Thân ổ bằng thép, hoặc gang. Đây là phần chịu lực của ổ.
Trong một số trường hợp đặc biệt, ổ trượt có thể làm bằng một loại vật liệu. Ví dụ:
kích thước đường kính d quá nhỏ, ổ được làm bằng hợp kim đồng, vừa để giảm ma sát,
vừa đủ bền để chịu tải. Hoặc đường kính d quá lớn, trục quay chậm, ổ được làm bằng
gang.
17.1.2. Phân loại ổ trượt
Ổ trượt được chia thành một số loại như sau:

Fr Fa
Fr
Fa

b)
a)
Fr
Fr e)
Fa
Fa

c) d)
h)
Hình 17-3: Các loại ổ trượt

- Tuỳ theo khả năng chịu tải, có các loại:


+ Ổ đỡ, là ổ có khả năng chịu lực hướng tâm là chính (Hình 19-3, a, c).
+ Ổ đỡ chặn, là ổ vừa có khả năng chịu lực hướng tâm, vừa có khả năng chịu lực dọc
trục (Hình 19-3, b, d).
+ Ổ chặn, là ổ chỉ có khả năng chịu lực dọc trục (Hình 19-3, e, h).
- Theo hình dạng của ngõng trục tiếp xúc với ổ, chia ra:

290
+ Ổ trụ, ngõng trục là mặt trụ tròn xoay, thường dùng loại có đường sinh thẳng (Hình
17-3, a).
+ Ổ côn, ngõng trục là mặt nón
cụt tròn xoay, thường dùng
loại có đường sinh thẳng
(Hình 17-3, d).
+ Ổ cầu, ngõng trục là mặt cầu
(Hình 17-3, b). F
r
- Theo kết cấu, người ta chia ra:
+ Ổ nguyên, ổ là một bạc tròn.
+ Ổ ghép, ổ gồm nhiều mảnh
ghép lại với nhau, thông
thường dùng ổ hai nửa (Hình
Hình 17-4: Ổ ghép từ hai nửa
17-4).
17.1.3. Kích thước chủ yếu của ổ trượt
Ổ trượt là chi tiết được tiêu chuẩn hóa, do đó Lỗ tra dầu
thân ổ
chúng ta chỉ quan tâm đến một số kích thước chính lót ổ gờ ổ
liên quan đến lắp ghép và tính toán sức bền của ổ
Rãnh
(Hình 17-5):
d0
dầu
- Đường kính của lỗ lắp trên ngõng trục d, mm; đối

D
d
với ổ côn thường ghi dtb và độ côn. Kích thước d
nên lấy theo dãy số tiêu chuẩn.
- Đường kính ngoài của ổ d0, mm.
- Chiều dày của ổ , mm.  = (d0 - d)/2. B

- Chiều dày của lớp lót ổ 1, mm. Hình 17-5: Kích thước chủ
yếu của ổ trượt
- Chiều dày của thân ổ 2, mm.
- Chiều dày thành của gờ ổ 3, mm.
- Chiều rộng của ổ, ký hiệu là B, mm Rz1
d
h
(cũng có thể gọi là chiều dài của ổ).
Chiều rộng B được lấy theo đường kính Rz2
d.
- Đường kính vành ngoài gờ của ổ D,
mm.
Hình 17-6: Bôi trơn ma
sát ướt trong ổ trượt

291
- Kích thước của lỗ dầu, kích thước của rãnh dẫn dầu. Các kích thước này lấy theo
đường kính d.
- Độ nhám bề mặt của lót ổ Rz2, của ngõng trục là Rz1.
- Khe hở trong mối ghép giữa ngõng trục và lót ổ S, S = d - dtr.
17.1.4. Các kiểu ma sát trong ổ trượt
Ma sát trong ổ trượt là dạng ma sát trượt. Tuỳ theo cách bôi trơn ổ, người ta còn
phân chia ra các kiểu ma sát:
- Ma sát ướt: khi giữa bề mặt của ngõng trục và lót ổ có một lớp dầu ngăn cách (Hình
17-6).
Kiểu ma sát này có hệ số ma sát rất thấp, khoảng 0,001  0,009, tuỳ theo loại dầu bôi
trơn.
Điều kiện để có ma sát ướt là chiều cao lớp dầu h phải lớn hơn tổng chiều cao nhấp
nhô của hai bề mặt:
h > Rz1 + Rz2 (17-1)
- Ma sát nửa ướt: khi giữa bề mặt của ngõng trục và lót ổ có một lớp dầu, nhưng chiều
cao lớp dầu không đủ ngăn cách hai bề mặt. Các đỉnh nhấp nhô vẫn tiếp xúc với nhau.
Hệ số ma sát trong khoảng 0,01  0,09.
Kiểu ma sát này có trong ổ được bôi trơn đầy đủ, nhưng chưa đạt điều kiện của ma
sát ướt.
- Ma sát nửa khô: khi giữa bề mặt của ngõng trục và lót ổ không có lớp dầu bôi trơn, chỉ
có một lớp các chất bôi trơn hấp phụ từ không khí.
Hệ số ma sát trong khoảng 0,1  0,3.
Kiểu ma sát này có trong ổ không được bôi trơn.
- Ma sát khô: bề mặt của ngõng trục và lót ổ trực tiếp tiếp xúc với nhau.
Hệ số ma sát trong khoảng 0,4  1,0.
Kiểu ma sát này có trong ổ làm việc trong môi trường tẩy rửa, hoặc làm việc trong
môi trường nhiệt độ quá cao, các chất hấp phụ bị bốc hơi, hoặc trên bề mặt tiếp xúc
có các hạt mài.
Khi thiết kế và chế tạo, cố gắng tạo ma sát ướt trong ổ trượt. Nếu không được, thì
phải bôi trơn đẩy đủ để có ma sát nửa ướt. Không nên để ổ có ma sát nửa khô, và tuyệt
đối không để ổ có ma sát khô.
Để có ma sát ướt trong ổ trượt, người ta có thể dùng phương pháp bôi trơn thuỷ tĩnh:
bơm dầu có áp suất lớn vào khe hở của ổ; áp lực của dầu đủ lớn, cân bằng với tải trọng
Fr nâng ngõng trục lên, tạo lớp dầu ngăn cách.

292
Hoặc dùng cách bôi trơn thuỷ động: tạo những điều kiện cần thiết để tăng áp suất của
lớp dầu, áp lực lớp dầu đủ lớn, nâng ngõng trục lên.

17.1.5. Tạo ma sát ướt trong ổ trượt bằng bôi trơn thuỷ động
Thí nghiệm tạo ma sát ướt bằng bôi trơn thuỷ động:
Trước khi tìm hiểu khả năng tạo ma sát ướt bằng bôi trơn thuỷ động trong ổ trượt,
chúng ta khảo sát một thí nghiệm về tạo ma sát ướt bằng nguyên lý bôi trơn thuỷ động.
Thí nghiệm được trình bày trên Hình 17-7, mô phỏng hoạt động thể thao lướt ván trên
mặt nước:
- Tấm A và B có chiều rộng rất lớn, hai tấm tiếp xúc với nhau tạo nên một khe hở hình
chêm. Trên tấm A có đặt tải trọng Fr. Tất cả được đặt trong bể chứa dầu có độ nhớt
động lực .
- Tác dụng lực F đẩy tấm tấm B
chuyển động về phía trước, sao B Fr
cho dầu dồn nén vào khe hở hình V<Vth Khe hở
F
chêm. Khi tấm B chuyển động, áp hình chêm
suất dầu trong khe hình chêm
tăng lên, cao hơn so với áp suất
bình thường. A Dầu bôi trơn
Fr
- Tăng vận tốc v của tấm B lên, dầu
bị dồn nén càng nhiều, áp suất F V>Vth
tăng theo. Khi áp suất p đủ lớn,
tạo nên áp lực Fd cân bằng với lực
tác dụng Fr, thì tấm B bắt đầu
được nâng lên.
- Khi vận tốc vượt quá giá trị tới p
hạn vth, thì bề mặt tiếp xúc của
Hình 17-7: Thí nghiệm tạo ma sát
hai tấm tách rời nhau. Ở giữa có
ướt bằng bôi trơn thuỷ động
lớp dầu ngăn cách, ma sát ướt đã
được tạo thành.
- Nếu giảm vận tốc v, thì hai mặt lại tiếp xúc nhau. Hoặc thay đổi phương chuyển
động, thì hai mặt cũng không tách rời. Giữ nguyên vận tốc và phương chuyển động,
nhưng giảm độ nhớt của dầu, hai mặt cũng tiếp xúc nhau. Thay đổi dạng khe hở hình
chêm, khả năng tách rời hai bề mặt cũng thay đổi.
Qua thí nghiệm trên, chúng ta rút ra được điều kiện để có bôi trơn ma sát ướt bằng
nguyên lý thuỷ động:

293
- Hai bề mặt tiếp xúc phải tạo thành khe hở hình chêm.
- Dầu có độ nhớt nhất định và liên tục chảy vào khe hình chêm.
- Vận tốc chuyển động tương đối của hai bề mặt phải có phương chiều thích hợp sao
cho dầu dồn nén vào khe hở hình chêm, và phải có giá trị đủ lớn.
Khả năng tạo ma sát ướt bằng bôi trơn thuỷ động trong ổ trượt:
- Do đường kính Fr
của ngõng trục  h
nhỏ hơn đường Khe hở

S

hình chêm
kính của lỗ lót O
O ee
ổ, nên ở hai bên O1 O0
trục có khe hình O0
S/2

chêm. Khi vận


tốc góc bằng 0,
hai bề mặt tiếp p
xúc với nhau.
Khe hở lớn nhất Hình 17-8: Khả năng tạo bôi trơn ma sát ướt
bằng bôi trơn thuỷ động trong ổ trượt
bằng S, khe hở
nhỏ nhất bằng 0, lúc này khe hình chêm có độ chêm lớn nhất (Hình 17-8).
Như vậy, điều kiện thứ nhất về bôi trơn thuỷ động đã có trong ổ trượt.
- Dầu được chọn có độ nhớt  nhất định, và được cung cấp liên tục từ lỗ dầu qua rãnh
dầu vào ổ. Như vậy, điều kiện thư hai về bôi trơn thuỷ động cũng có trong ổ trượt.
- Khi trục quay, vận tốc trượt tương đối giữa hai bề mặt có phương và chiều thích hợp,
kéo dầu vào khe hở hình chêm. Nếu ta chọn số vòng quay của trục đủ lớn sẽ có vận
tốc trượt lớn. Như vậy, điều kiện thứ ba cũng có thể có trong ổ trượt.
Ổ trượt hoàn toàn có khả năng tạo ma sát ướt bằng bôi trơn thuỷ động.
Quy luật phân bố áp suất p của dầu trên bề mặt của ngõng trục, được trình bày trên
Hình 17-8. Khả năng tải của lớp dầu, hay áp lực Fd do lớp dầu tác dụng lên ngõng trục
được tính theo công thức của lý thuyết Thuỷ lực:
B.d ..
Fd  . (17-2)
2
Trong đó: B là chiều rộng của ổ, mm.
d là đường kính của ngõng trục, mm.
 là độ nhớt động lực của dầu, cP (xenti poazơ).
 là vận tốc góc của ngõng trục, rad/s.
 là khe hở tương đối,  = S/d.

294
 là hệ số khả năng tải của ổ.
Giá trị của  phụ thuộc vào vị trí của ngõng trục trong lót ổ. Độ lệch tâm e càng lớn,
khe hở hình chêm càng rõ, thì  có giá
trị càng lớn. Nếu độ lệch tâm e bằng 0, 
tâm của hai vòng tròn trùng nhau, sẽ B/d=1,5
12
không còn khe hình chêm, và không
còn khả năng tăng áp suất cho lớp dầu 10 B/d=1,2
bôi trơn.
Người ta đã thí nghiệm và lập mối 8 B/d=1,0
quan hệ giữa độ lệch tâm e (thông qua
6
hệ số ) và hệ số khả năng tải  (Hình
17-9) [5, tr 253]. Với  = 2.e/S, gọi là 4
độ lệch tâm tương đối của ổ trượt.
2 B/d=0,8
Như vậy khả năng tải của lớp dầu
trong ổ trượt sẽ được tăng lên, khi ta B/d=0,5
tăng kích thước chiều rộng B và đường
0
0,4 0,5 0,6 0,7 0,8 0,9 
kính d của ổ, tăng độ nhớt  của dầu,
Hình 17-9: Quan hệ giữa hệ số khả
tăng vận tốc góc  và giảm khe hở S
năng tải và độ lệch tâm tương đối
giữa ngõng trục và lót ổ.

17.2. TÍNH Ổ TRƯỢT


17.2.1. Các dạng hỏng của ổ trượt và chỉ tiêu tính toán
Trong quá trình làm việc ổ trượt có thể bị hỏng ở các dạng sau:
- Mòn ổ. Trong ổ có áp suất lớn, vật tốc trượt rất lớn, nên tốc độ mòn cao. Mòn làm tăng
khe hở của ổ, giảm khả năng bôi trơn ma sát ướt; tăng độ lệch tâm, làm giảm độ chính
xác của máy. Khi lượng mòn chưa lớn, có thể điều chỉnh khe hở của ổ để khôi phục lại
độ chính xác đồng tâm. Nếu mòn quá giới hạn cho phép thì phải thay ổ.
- Dính xước. Trên ngõng trục có dính các mẩu kim loại, trên bề mặt lót ổ có nhiều vết
xước.
Nguyên nhân: do áp suất trên bề mặt tiếp xúc lớn, vận tốc trượt cao, làm nhiệt độ tại
chỗ tiếp xúc tăng cao, vật liệu đạt đến trạng thái chảy dẻo. Do cơ tính của vật liệu lót ổ
thấp hơn ngõng trục, nên kim loại từ lót ổ dính lên ngõng trục, tạo thành các vấu. Các
vấu này cào xước bề mặt lót ổ.
Dính và xước làm hỏng bề mặt, giảm khả năng làm việc của ổ.
- Biến dạng bề mặt lót ổ. Ở các ổ làm việc với áp suất cao, vận tốc làm việc thấp, trên bề
mặt lót ổ có những chỗ lồi lõm, ổ làm việc không tốt nữa.

295
Nguyên nhân: do áp suất trên mặt tiếp xúc cao, lưu lại một thời gian dài, làm lớp bề
mặt bị mềm ra, vật liệu bị xô đẩy từ chỗ nọ sang chỗ kia. Những chỗ vật liệu đọng lại
thì lồi lên, những chỗ vật liệu mất đi thì lõm xuống.
- Nhiệt độ làm việc quá cao, làm giảm chất lượng dầu bôi trơn, làm biến dạng nhiệt có
thể dẫn đến kẹt ổ, hoặc tăng tải trọng phụ. Trong ổ trượt, khi không có bôi trơn ma sát
ướt, hệ số ma sát tương đối cao, mất mát công suất nhiều, sinh nhiệt làm nóng ổ.
- Kẹt ổ, ổ không quay được, hoặc quay rất nặng, có thể do trục biến dạng lớn quá, hoặc
do dãn nở nhiệt, hoặc do lắp ghép không có khe hở giữa trục và lót ổ.
Để hạn chế các dạng hỏng kể trên, ổ trượt thường được tính toán thiết kế, hoặc kiểm
tra theo các chỉ tiêu sau:
p  [p] (17-3)
hoặc p.v  [p.v] (17-4)
h > Rz1 + Rz2 (17-5)
lv  [] (17-6)
Trong đó: p là áp suất trên bề mặt tiếp xúc của ngõng trục và lót ổ, MPa.
[p] là áp suất cho phép, MPa.
v là vận tốc vòng của ngõng trục, m/s.
[p.v] là tích số áp suất và vận tốc cho phép,
h là chiều cao của lớp dầu bôi trơn, m.
Rz1 và Rz2 là chiều cao nhấp nhô trung bình của bề mặt ngõng trục và lót
ổ, m.
lv là nhiệt độ làm việc của ổ trượt, oC
[] là nhiệt độ cho phép, oC.
Sử dụng chỉ tiêu 17-3 hoặc 17-4 để tính ổ trượt, được gọi là tính ổ trượt theo áp suất,
hoặc áp suất và vận tốc cho phép. Trường hợp vận tốc trượt tương đối giữa ngõng trục
và lót ổ không lớn, dùng chỉ tiêu 17-3; vận tốc trượt lớn dùng chỉ tiêu 17-4.
Sử dụng chỉ tiêu 17-5 để tính ổ trượt, gọi là tính ổ trượt bôi trơn ma sát ướt.
Sử dụng chỉ tiêu 17-6 để tính ổ trượt, được gọi là tính ổ trượt theo nhiệt độ.
17.2.2. Tính ổ trượt theo [p], hoặc [p.v]
Tính giá trị p, pv và giá trị cho phép [p], [p.v]
- Áp suất p được tính theo công thức: p = Fr / (B.d).
Fr là tải trọng hướng tâm tác dụng lên ổ. Giá trị của tải trọng hướng tâm, chính là giá
trị phản lực của gối tựa, nhận được khi tính trục.
- Vận tốc của ngõng trục được xác định theo công thức: v = π.d.n/(60.1000).

296
- Áp suất [p] và tích số [p.v] được tra bảng theo vật liệu của lót ổ. Hoặc lấy theo kinh
nghiệm như sau:
Đối với lót ổ bằng gang và đồng thau, lấy [p] = 2 ÷ 6 MPa; [p.v] = 4 ÷ 8 MPa.m/s.
Đối với lót ổ bằng babit, lấy [p] = 5 ÷ 15 MPa; [p.v] = 5 ÷ 10 MPa.m/s.
Kiểm tra ổ trượt theo [p], hoặc [pv]
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết các ổ trượt lắp trên trục; cho biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các
ổ; biết số vòng quay n của trục.
Kết luận: Kiểm tra xem ổ trượt có đủ sức bền hay không, hay chỉ tiêu p ≤ [p], hoặc pv
≤ [pv] có thỏa mãn hay không?
Các bước tính toán
- Chọn giá trị [p], hoặc [pv].
- Tính giá trị p, hoặc pv.
- So sánh p với [p], hoặc tích pv với [pv], rút ra kết luận:
Nếu p  [p], hoặc pv  [pv] ổ đủ sức bền.
Nếu p > [p], hoặc pv > [pv] ổ không đủ sức bền, sẽ bị hỏng trước tuổi bền t b.
Thiết kế ổ trượt theo [p] hoặc [pv]
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết đường kính d của ngõng trục; biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các
ổ; biết số vòng quay n của trục.
Kết luận: Chọn loại ổ và tính kích thước của các ổ trượt lắp trên trục?
Các bước tính toán
- Chọn giá trị [p], hoặc [pv].
- Giả sử p  [p] thoả mãn, ta tính được chiều rộng của ổ: B  Fr / (d.[p]).
- Nếu vận tốc trượt lớn, kiểm tra điều kiện pv  [pv] có đúng hay không? Nếu không
đúng, phải tăng chiều rộng B của ổ.
17.2.3. Tính ổ trượt bôi trơn ma sát ướt bằng thủy động
Kiểm tra ổ trượt bôi trơn ma sát ướt bằng thủy động
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết các ổ trượt lắp trên trục; cho biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các
ổ; biết số vòng quay n của trục.
Kết luận: Kiểm tra xem ổ trượt có đủ chỉ tiêu bôi trơn ma sát ướt h > (R1+Rz2) hay
không?
Các bước tính toán

297
- Xác định các giá trị Rz1, Rz2 của hai bề mặt.
- Từ kiểu lắp của ổ trên trục xác định được khe hở tuyệt đối S và khe hở tương đối .
- Giả sử khả năng tải của dầu Fd = Fr, ta tính được hệ số khả năng tải cần thiết của lớp
dầu ct .
Fr 2
 ct  (17-7)
B.d . .
- Tra bảng (hoặc đồ thị trên Hình 17-9), xác định giá trị  tương ứng với ct vừa tính
được.
- Tính chiều cao lớp dầu theo công thức:
h = S/2 – e = S.(1- )/2. (17-8)
- So sánh giá trị của h với tổng Rz1 + Rz2.
Nếu h  k.(Rz1 + Rz2), ổ có đủ điều kiện bôi trơn ma sát ướt bằng bôi trơn thủy động.
Với k là hệ số an toàn, lấy k = 1,1  1,2.
Nếu h < k.(Rz1 + Rz2), ổ không đủ điều kiện bôi trơn ma sát ướt bằng thủy động.
Thiết kế ổ trượt bôi trơn ma sát ướt bằng thủy động
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết đường kính d của ngõng trục, độ nhám của ngõng trục và lót ổ;
biết tải trọng Fr, Fa tác dụng lên các ổ; biết số vòng quay n của trục.
Kết luận: Chọn loại ổ, tính kích thước của các ổ trượt và chọn kiểu lắp của ổ với
ngõng trục?
Các bước tính toán
- Tính ổ trượt theo [p] hoặc [pv] để xác định chiều rộng B của ổ.
- Xác định các giá trị độ nhám Rz1, Rz2 của bề mặt ngõng trục và lót ổ.
- Chọn dầu bôi trơn, xác định độ nhớt  của dầu.
- Chọn sơ bộ độ hở tương đối sb, độ hở tương đối có thể lấy theo kinh nghiệm
 sb  8.10 4.v 0, 25 , trong đó v là vận tốc vòng của ngõng trục. Tính khe hở sơ bộ trung
bình của mối ghép: Ssb =   d.
- Giả sử điều kiện h  k.(Rz1 + Rz2) thoả mãn. Với k là hệ số an toàn, lấy k = 1,1  1,2.
S .(1   )
Ta có: k .(Rz1  Rz 2 )  sb , ta tính được giá trị  cần thiết:
2
2.k .(Rz1  Rz 2 )
  1 (17-9)
S sb
- Tra bảng (hoặc đồ thị trên Hình 17-9), xác định giá trị  tương ứng với  vừa tính
được.

298
- Tính áp lực của lớp dầu bôi trơn Fd (khả năng tải của lớp dầu) theo Công thức 17-2.
- So sánh khả năng tải của dầu Fd với tải trọng Fr.
Nếu Fd < Fr, phải giảm giá trị của sb, tính toán lại Fd.
Nếu Fd  Fr, lấy giá trị  = sb. Tính khe hở S của mối ghép ổ.
- Chọn kiểu lắp cho ổ trượt, sao cho khe hở trung bình có giá trị bằng S. Chú ý: Có
nhiều trường hợp không thể chọn được kiểu lắp vừa phù hợp với khả năng chế tạo ổ,
vừa thoả mãn yêu cầu bôi trơn ma sát ướt bằng thuỷ động.
17.2.4. Tính ổ trượt theo điều kiện chịu nhiệt
Tính nhiệt độ làm việc lv và nhiệt độ cho phép []
- Nhiệt độ làm việc lv, được tính theo phương trình cân bằng nhiệt lượng.
 = 1 +  2
Trong đó:
 là nhiệt lượng sinh ra trong một giờ, kCal/h,
 = 860.(1-).P1
1 là nhiệt lượng tỏa ra môi trường xung quanh trong một giờ, kCal/h,
1 = At.Kt.(lv-0)
2 là nhiệt lượng tải ra bên ngoài qua thiết bị làm mát, kCal/h. Giá trị của 2 được
ghi trên thiết bị làm mát.
At là diện tích bề mặt tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh, m2. Giá trị của At bao gồm
diện tích các bề mặt tiếp xúc với không khí lưu thông, và 25% diện tích các bề mặt giáp
tường, mặt đáy hộp.
Kt là hệ số tỏa nhiệt, kCal/(h.m2.0C). Lấy Kt = 7,5  15 kCal/(h.m2.0C), tùy theo tốc
độ lưu thông của không khí.
0 là nhiệt độ môi trường xung quanh. Có thể lấy 0 = 300C  400C.
Từ phương trình trên, rút ra công thức:
860(1   ).P1   2
 lv   0 (17-10)
At .K t
- Giá trị nhiệt độ cho phép [] được chọn theo loại dầu bôi ổ trượt. Có thể chọn giá trị
[] = 800C ÷ 1000C.
Kiểm tra điều kiện chịu nhiệt của ổ
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho biết kết cấu của ổ trục dùng ổ trượt; cho biết hiệu suất của ổ trượt; biết
số vòng quay n của trục.

299
Kết luận: Kiểm tra xem ổ trượt có đủ chỉ tiêu chịu nhiệt lv ≤ [] hay không?
Các bước tính toán
- Tính nhiệt độ làm việc của ổ lv, dùng công thức 17-10.
- Chọn giá trị nhiệt độ cho phép [].
- So sánh lv và [], kết luận.
Nếu lv  [], bộ truyền thỏa mãn điều kiện chịu nhiệt.
Nếu lv > [], thì phải tìm cách xử lý để ổ thỏa mãn điều kiện chịu nhiệt.
Các cách xử lý để thỏa mãn điều kiện chịu nhiệt của ổ trượt
- Nếu nhiệt độ chênh lệch không nhiều, có thể chọn lại chất bôi trơn để tăng giá trị của
[] lên.
- Làm các cánh tản nhiệt để tăng diện tích tỏa nhiệt, tăng At.
- Có thể dùng quạt gió, phun nước để tăng giá trị hệ số tỏa nhiệt, tăng Kt.
- Trường hợp cần thiết, thì phải dùng thiết bị làm mát tải nhiệt ra ngoài, tăng giá trị 2.
17.2.5. Vật liệu chế tạo lót ổ
Các yêu cầu chủ yếu của vật liệu được chọn làm lót ổ:
- Có hệ số ma sát thấp khi tiếp xúc với trục bằng thép.
- Có khả năng giảm mòn và chống dính cao.
- Có đủ độ bền khi chịu tải.
Các loại vật liệu thường dùng làm lót ổ:
- Babit, là hợp kim có thành phần chủ yếu là thiếc, hoặc chì, tạo thành một nền mềm,
có xen các hạt rắn antimon, đồng, niken hoặc cadmi.
Vì có cơ tính rất thấp, nên babít chỉ được dùng để tráng một lớp mỏng vài phần mười
mm lên thân lót ổ.
- Đồng thanh chì. Đồng thanh chì có cơ tính tương đối cao, được dùng phổ biến để
chịu áp suất cao và vận tốc cao. Nhưng có hệ số ma sát tương đối cao, do đó bề mặt
của ngõng trục và lót ổ phải được gia công nhẵn bóng. Đồng thanh chì được dùng
nhiều trong sản xuất ổ trượt hàng khối và hàng loạt lớn.
- Đồng thanh thiếc, được dùng khá phổ biến, nhất là khi áp suất cao, vận tốc trung
bình. Vì chứa nhiều thiếc nên giá thành tương đối cao.
- Hợp kim nhôm. Hợp kim nhôm có hệ số ma sát tương đối thấp, dẫn nhiệt và chạy
mòn tốt. Là vật liệu chủ yếu làm lót ổ trong các động cơ máy kéo. Hợp kim nhôm có
hệ số dãn nở nhiệt lớn, khả năng chống dính không cao.
- Đồng thau, dùng làm lót ổ, khi vận tốc ngõng trục thấp hơn 2 m/s.

300
- Gang xám, dùng khi ngõng trục quay chậm, áp suất nhỏ, p = 12 MPa. Gang xám rẻ
tiền hơn đồng thanh, nhưng hệ số ma sát lớn hơn. Để giảm mòn cho ngõng trục, nên
chọn gang xám có độ rắn bề mặt thấp hơn độ rắn bề mặt của trục.
- Gốm kim loại. Thường dùng loại gốm bằng bột đồng thanh có 710 % thiếc và 14
% grafit. Hoặc loại gốm bằng bột sắt và 13 % grafit. Gốm kim loại có độ bền cao,
hệ số ma sát tương đối thấp, do có những lỗ xốp chứa dầu bôi trơn.
- Vật liệu phi kim loại. Thường dùng chất dẻo, gỗ, da, cao su, grafit.
Chất dẻo thường dùng như: linofon, têctôlit, nhựa. Chất dẻo có hệ số ma sát thấp, độ
bền mòn cao. Nhưng dẫn nhiệt kém.
Thường dùng loại gỗ rắn, như gỗ nghiến, gỗ hòe, gỗ lim. Ổ trượt gỗ cần được bôi
trơn và làm nguội bằng nước chảy.
Cao su, được dùng làm ổ trượt trong các máy bơm, tua bin nước. Các ổ bằng cao su
cần được ngâm trong nước. Ổ có tính đàn hồi cao, có tác dụng giảm chấn và bù được
các sai lệch của trục.
Grafit. Ổ trượt bằng grafit được chế tạo bằng cách ép grafit với áp suất cao, nung ở
nhiệt độ khoảng 7000C. Ổ có hệ số ma sát thấp (0,040,05), làm việc được trong môi
trường nhiệt độ từ -2000C10000C. Ổ làm việc tốt ngay cả khi không được bôi trơn,
dãn nhiệt tốt. Ổ trượt grafit tương đối dòn, khả năng chống mòn kém. Nên dùng với
áp suất nhỏ, p < 1,5 MPa.
17.2.6. Trình tự thiết kế ổ trượt
Thiết kế ổ trượt có bôi trơn ma sát ướt bằng nguyên lý thủy động, được thực hiện
theo các bước sau:
- Chọn vật liệu lót ổ. Xác định giá trị [p], hoặc [p.v].
- Định tỷ số B/d. Thường lấy trong khoảng 0,6  1.
- Tính chiều rộng B của ổ.
- Kiểm tra chỉ tiêu p  [p] hoặc pv  [pv].
Nếu không thỏa mãn, thì tăng kích thước B lên.
- Chọn sơ bộ độ hở tương đối sb, tính độ hở S.
- Chọn kiểu lắp cho ổ trượt.
- Chọn độ nhám bề mặt ngõng trục và lót ổ. Xác định giá trị Rz1, Rz2.
- Chọn loại dầu bôi trơn. Xác định độ nhớt động lực  và nhiệt độ cho phép [θ].
- Giả sử Fd = Fr, tính được hệ số khả năng tải yêu cầu yc (công thức 17-7).
Tra bảng (hoặc đồ thị Hình trên 17-9) xác định giá trị của  theo yc.
- Tính chiều cao lớp dầu bôi trơn h = S.(1-)/2.

301
- Kiểm tra điều kiện h  k.(Rz1 + Rz2). Nếu chưa thỏa mãn, phải giảm giá trị sb, chọn
lại kiểu lắp, tính toán lại yc, v.v. cho đến khi nào thỏa mãn điều kiện bôi trơn ma sát
ướt (Chú ý: có những trường hợp không thể chọn được kiểu lắp vừa phù hợp với khả
năng chế tạo ổ, vừa thoả mãn yêu cầu bôi trơn ma sát ướt).
- Kiểm tra điều kiện chịu nhiệt của ổ. Nếu không thỏa mãn, phải tìm cách xử lý để ổ đủ
điều kiện chịu nhiệt.
- Vẽ kết cấu của ổ trượt.

17.3. SO SÁNH Ổ LĂN VỚI Ổ TRƯỢT


17.3.1. Ưu điểm của ổ lăn so với ổ trượt
- Nói chung hệ số ma sát trong ổ lăn thấp hơn so với ổ trượt, hiệu suất sử dụng ổ lăn cao
hơn so với ổ trượt. Trong trường hợp ổ trượt có bôi trơn ma sát ướt, hệ số ma sát trong
ổ trượt có thể thấp hơn so với ổ lăn.
- Sử dụng ổ lăn đơn giản hơn ổ trượt. Không phải chăm sóc, bôi trơn thường xuyên.
- Kích thước chiều rộng của ổ lăn nhỏ hơn nhiều so với ổ trượt. Khoảng cách giữa hai
gối đỡ của trục ngắn hơn, trục cứng vững hơn.
- Mức độ tiêu chuẩn hoá của ổ lăn rất cao, thuận tiện cho việc thay thế khi sửa chữa, tốn
ít công sức trong thiết kế.
17.3.2. Nhược điểm của ổ lăn so với ổ trượt
- Kích thước theo hướng kính của ổ lăn lớn hơn nhiều so với ổ trượt.
- Tháo, lắp ổ lăn phức tạp và khó khăn hơn so với ổ trượt.
- Làm việc có nhiều tiếng ồn hơn. Chịu tải trọng va đập kém hơn so với ổ trượt.
- Giá thành của ổ lăn nói chung cao hơn ổ trượt.
- Ổ lăn không thể tách thành 2 nửa để lắp với các ngõng giữa của trục khuỷu.
- Ổ lăn bằng kim loại, không làm việc được trong một số môi trường ăn mòn kim loại.
17.3.3. Phạm vi sử dụng của ổ lăn so với ổ trượt
- Nói chung ổ lăn được dùng rộng rãi hơn so với ổ trượt.
- Trong một số trường hợp sau đây, dùng ổ trượt tốt hơn ổ lăn:
+ Trục quay với số vòng quay rất lớn.
+ Trục có đường kính quá lớn, hoặc quá bé, khó khăn trong việc tìm kiếm ổ lăn.
+ Lắp ổ vào ngõng giữa của trục khuỷu.
+ Khi cần đảm bảo độ chính xác đồng tâm giữa trục và gối đỡ, vì ổ trượt có ít chi tiết
hơn ổ lăn.
+ Khi phải làm việc trong môi trường đặc biệt, ăn mòn kim loại.
+ Khi ổ chịu tải trọng va đập hoặc rung động mạnh.

302
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Trình bày kết cấu của ổ trượt? Phân loại ổ trượt?
2. Các kích thước chủ yếu của ổ trượt?
3. Các kiểu ma sát trong ổ trượt? Cách tạo ma sát ướt bằng bôi trơn thủy động?
4. Nêu các dạng hỏng của ổ trượt và chỉ tiêu tính toán ổ trượt?
5. Trình bày cách tính ổ trượt theo [p] hoặc [p.v]?
6. Trình bày cách tính ổ trượt, để có ma sát ướt bằng bôi trơn thuỷ động?
7. So sánh ưu nhược điểm và phạm vi sử dụng của ổ lăn so với ổ trượt?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội, 1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[6] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[7] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[8] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[9] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[10] M.F. Spotts; Design of Machine Elements; 1985.
[11] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[12] kythuatchetao.com

303
Chương 18

KHỚP NỐI

18.1. GIỚI THIỆU KHỚP NỐI


18.1.1. Mô tả khớp nối
Khớp nối là chi tiết máy được tiêu chuẩn hoá tương đối cao. Được dùng để liên kết
các trục với nhau, làm nhiệm vụ truyền chuyển động giữa hai trục, ví dụ như: truyền
chuyển động giữa trục động cơ và trục của hộp giảm tốc (Hình 18-1) [14]. Hoặc nối các
trục ngắn thành một trục dài. Ngoài ra, khớp nối còn có tác dụng đóng mở các trục,
ngăn ngừa quá tải, giảm tải trọng động, bù sai lệch của các trục.

Khớp nối

Hình 18-1: Khớp nối

Khớp nối có 3 bộ phận chính (Hình 18-2):


+ Nửa khớp 1 lắp trên trục I bằng mối ghép then hoặc then hoa,
+ Nửa khớp 2 lắp trên trục II, bằng mối ghép then hoặc then hoa,

304
+ Khâu 3 liên kết hai nửa khớp nối với nhau.
Cách làm việc của khớp nối: B
Trục I quay, qua mối ghép then 
làm nửa khớp 1 quay theo, khâu liên
kết sẽ kéo nửa khớp 2 quay theo nửa
khớp 1, qua mối ghép then trục II 1 2
quay theo nửa khớp 2. Chuyển động
được truyền từ trục I sang trục II với
D

D0
tỷ số truyền bằng một.
18.1.2. Phân loại khớp nối
Khớp nối được phân chia thành 2
nhóm lớn:

H
- Nối trục, là loại khớp nối liên kết 3
cố định hai trục với nhau. Chỉ có
thể thực hiện nối, hoặc tách rời 2 Hình 18-2: Nối trục vòng đàn hồi
trục khi trục không quay.
- Ly hợp, là loại khớp nối có thể nối hoặc tháo rời liên kết ngay cả khi trục đang
quay.
Nối trục được chia thành các loại:
T
- Nối trục chặt. Nối trục loại này không
d
D

cho phép hai trục được nối có sai lệch


vị trí tương quan. Ví dụ nối trục ống
trên Hình 18-3, hai trục được nối cứng
với nhau, vị trí của hai trục phải hoàn Hình 18-3: Nối trục ống
toàn chính xác.
Một số kết cấu của nối trục chặt cho phép hai
trục có sai lệch với nhau một lượng nhỏ. Ví dụ,
nối trục ống dùng then bán nguyệt, như trên
Hình 18-4.
- Nối trục bù, là loại nối trục cho phép hai trục
có sai lệch vị trí tương quan. Nối trục có khả
Hình 18-4: Nối trục ống
năng lựa theo sai lệch vị trí của các trục để dùng then bán nguyệt
truyền chuyển động. Ví dụ như, nối trục vòng
đàn hồi (Hình 18-2). Biến dạng lớn của vòng
đàn hồi có tác dụng bù sai lệch vị trí của trục. Hoặc nối trục chốt đàn hồi trên Hình
18-5 cũng có tác dụng bù sai lệch vị trí của trục.

305
- Nối trục đàn hồi. Trong kết cấu của nối trục, khâu liên kết có khả năng biến dạng
đàn hồi lớn, gọi là khâu đàn hồi. Năng lượng va đập, rung động được tích luỹ vào
khâu đàn hồi, sau đó giải phóng dần ra. Do đó hạn chế được các chấn động truyền
từ trục này sang trục kia. Ví dụ, nối trục chốt đàn hồi (Hình 18-5) [15].

dC

Hình 18-5: Nối trục chốt đàn hồi

Nhiều nối trục đàn hồi đồng thời


3
cũng là nối trục bù. Do biến dạng
lớn của khâu đàn hồi, nối trục có 1 2
dC

khả năng lựa theo các sai lệch


của trục để làm việc. Ví dụ, nối
Dtb

F
trục vòng đàn hồi như trên Hình
D0

18-1, vừa có khả năng bù sai lệch


trục, vừa có khả năng giảm chấn.
Ly hợp được chia thành 2 loại:
T
T
- Ly hợp thường, là ly hợp được Hình 18-6: Ly hợp đĩa ma sát
đóng, mở do người sử dụng
trực tiếp điều khiển bằng cần gạt, hoặc nút bấm. Loại này được dùng phổ biến và
rất đa dạng. Ví dụ như: ly hợp vấu, ly hợp răng, ly hợp đĩa ma sát (Hình 18-6), ly
hợp nón ma sát (Hình 18-7).
Ly hợp thường, dùng để ngắt chuyển động từ động cơ đến bộ phận công tác. Ví dụ,
khi khởi động máy, cho động cơ chạy ổn định sau đó mới đóng ly hợp để cho bộ
phận công tác hoạt động. Hoặc trong làm việc, cần dừng bộ phận công tác, chỉ cần
ngắt chuyển động bằng ly hợp chứ không cần tắt động cơ.
- Ly hợp tự động. Ly hợp thực hiện đóng hoặc mở truyền động một cách tự động,
theo một điều kiện nhất định được người sử dụng điều chỉnh từ trước. Ly hợp tự
động được chia ra thành 3 kiểu nhỏ:

306
+ Ly hợp an toàn, điều b
kiện để mở ly hợp thông p
thường là tải trọng. Khi tải
trọng vượt quá giá trị cho

phép, ly hợp tự động mở,
ngắt liên hệ giữa động cơ F

Dtb
và bộ phận công tác, đảm
bảo an toàn cho động cơ.
Ví dụ, ly hợp chốt an toàn
trên Hình 18-8, khi quá tải,
Hình 18-7: Ly hợp nón ma sát
chốt số 1 sẽ bị cắt đứt. Để 1
máy có thể làm việc lại, cần
thay chốt khác. Đường kính
của chốt được tính toán phù

dC
hợp với giá trị tải trọng quá
tải của máy. T
+ Ly hợp ly tâm, điều kiện
để đóng và mở ly hợp là vận
tốc góc của trục. Khi trục
đạt đến giá trị số vòng quay Hình 18-8: Ly hợp chốt an toàn
được điều chỉnh trước, thì ly
hợp sẽ tự động đóng lại, hoặc mở ra. Ví dụ, một kiểu ly hợp ly tâm dùng lò xo lá
được trình bày trên Hình 18-9. Miếng nặng số 1 bị lò xo số 2 đẩy về phía tâm trục,
mặt ma sát không tiếp xúc với bạc số 3, ly hợp mở. Khi trục quay với tốc độ góc đủ
lớn, lực ly tâm thắng lực tác
1 2
dụng của lò xo, đẩy miếng 1
ra xa trục, mặt ma sát tiếp xúc 3
với bạc 3, ly hợp đóng,
chuyển động được truyền từ 4
trục sang bạc. Khi số vòng
quay của trục giảm, lực ly tâm
giảm, ly hợp lại mở ra.
Hình 18-9: Ly hợp ly tâm
- Ly hợp một chiều, điều kiện
đóng mở ly hợp là chiều quay của trục. Chuyển động chỉ truyền từ trục sang bạc
theo một chiều nhất định. Khi trục quay theo chiều ngược lại, ly hợp sẽ tự động mở
ra.

307
Trên Hình 18-10 trình bày
một kiểu ly hợp một chiều,
ly hợp chỉ đóng khi trục
quay theo chiều kim đồng n1
hồ. Lúc này con lăn được
kéo vào khe hẹp, tạo nên áp
d
lực trên mặt tiếp xúc. Nếu
trục quay theo chiều ngược
lại, con lăn bị đẩy về phía Hình 18-10: Ly hợp một chiều
khe rộng, trên mặt tiếp xúc
giữa con lăn với trục và với bạc không còn áp lực nữa.
18.1.3. Thông số chủ yếu của khớp nối
Khớp nối là chi tiết máy được tiêu chuẩn hóa cao, thường được chế tạo tại nhà máy
chuyên môn hóa, do đó chúng ta chỉ quan tâm đến một số kích thước chính, liên quan
đến lắp ghép với chi tiết khác và dùng để tính toán khớp nối.
 Kích thước đường kính của lỗ may ơ lắp trên trục d, mm. Đường kính d của khớp
nối được lấy theo dãy số tiêu chuẩn. Đa số các khớp nối có cùng dạng lỗ và có d1
= d2. Cũng có thể dùng hai đường kính khác nhau, d1  d2, hoặc một nửa có lỗ trụ
một nửa có lỗ côn.
 Đường kính ngoài của khớp nối D0, mm.
 Đường kính vòng tròn đi qua tâm của khâu liên kết, D, mm. Kích thước này dùng
để tính toán lực tác dụng lên khâu liên kết. Ví dụ, đường kính D của vòng tròn đi
qua tâm của các bu lông (Hình 18-5). Trong ly hợp nón ma sát, đường kính D
được thay bằng đường kính Dtb (Hình 18-6).
 Chiều dài của nửa khớp nối l, mm.
 Tổng chiều dài của cả khớp là L, mm. Đa số khớp có L = 2.l.
 Chiều dài của phần may ơ lắp lên trục l0, mm.
 Kích thước của khâu liên kết. Ví dụ, kích thước của bu lông, đường kính dC chốt;
chiều rộng b của vòng đàn hồi, mô đun của răng, v.v.
 Số lượng chốt, bu lông, vấu, răng trong khâu liên kết, ký hiệu là z.
 Số vòng quay của trục n, v/ph.
 Mô men xoắn trên trục lắp khớp nối T, Nmm.
 Công suất truyền qua khớp nối P, kW.
 Lực tác dụng lên tay gạt trong các ly hợp thường, F0.
 Điều kiện đóng mở ly hợp, trong các ly hợp tự động.

308
 Khả năng bù sai lệch vị trí của trục trong các nối trục bù.
 Tuổi bền của khớp nối tb, h.

18.2. TÍNH KHỚP NỐI


18.2.1. Phương pháp tính chọn khớp nối
Kiểm tra bền khớp nối
Bài toán kiểm tra bền khớp nối được thực hiện như sau:
- Xem xét kết cấu của khớp nối, xác định khâu yếu nhất trong khớp nối, khâu hay
xảy ra hỏng hóc. Thông thường khâu yếu nhất là khâu liên kết. Ví dụ, các vấu trong
ly hợp vấu, vòng đàn hồi trong nối trục đàn hồi, mặt ma sát trong nối trục ma sát,
chốt trong nối trục an toàn, v.v.
- Phân tích các dạng hỏng có thể xuất hiện trong khớp nối. Đặc biệt chú ý đến các
dạng hỏng của khâu yếu.
- Viết chỉ tiêu tính toán để hạn chế sự xuất hiện của các dạng hỏng.
- Kiểm tra khâu yếu nhất xem có thỏa mãn các chỉ tiêu tính hay không?
- Đối với các ly hợp tự động, cần kiểm tra điều kiện đóng mở ly hợp, xem đã đúng
chưa?
Thiết kế khớp nối
Bài toán thiết kế khớp nối được thực hiện như sau:
- Chọn loại khớp nối. Căn cứ chức năng của khớp nối trong máy, số vòng quay và
những yêu cầu khác, để chọn loại khớp nối hợp lý nhất.
- Dựa vào đường kính d của đoạn trục cần lắp khớp nối, và mô men xoắn T trên trục,
tra bảng tìm khớp nối có kích thước thích hợp. Ghi các kích thước chủ yếu của
khớp nối.
- Đối với các khớp nối quan trọng, sau khi chọn khớp nối, cần kiểm tra khả năng làm
việc của khớp: Xác định các dạng hỏng; viết chỉ tiêu tính toán; kiểm tra khớp nối
theo các chỉ tiêu tính; nếu chưa thỏa mãn, phải chọn lại kích thước, hoặc chọn loại
khớp nối khác.
- Đối với ly hợp tự động, cần tính toán điều kiện để tự động đóng mở. Chọn thông số
điều khiển, điều chỉnh để ly hợp tự động đóng mở đúng theo yêu cầu.

18.2.2. Ví dụ tính thiết kế khớp nối

309
Để làm ví dụ, phần này trình bày cách tính toán, chọn nối trục chốt đàn hồi, một loại
khớp nối được dùng nhiều trong các máy thông dụng, để nối trục động cơ với trục vào
của hộp giảm tốc (Hình 18-11).
Các loại nối trục khác được tính toán tương tự, theo phương pháp đã trình bày ở trên.
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Trục động cơ có đường kính dđc = 28 mm. Trục vào của hộp giảm tốc có
đường kính dv = 25 mm. Số vòng quay của trục n = 1450 v/ph. Công suất trên trục của
hộp giảm tốc P = 1,7 kW, tải va đập.
Kết luận: Chọn nối trục để nối trục động cơ với trục vào của hộp giảm tốc.
Các bước tính thiết kế
- Phân tích chọn loại khớp:
+ Để ngăn tải trọng va đập không truyền sang trục động cơ, cần chọn loại nối trục
đàn hồi. Vì trục động cơ và trục hộp giảm tốc có sai lệch vị trí, cần chọn loại nối
trục bù để truyền động. Kết hợp hai yêu cầu trên, chọn nối trục chốt đàn hồi để nối
hai trục là hợp lý nhất.
+ Nối trục chốt đàn hồi có kết cấu như trên Hình 18-11. Nối trục gồm 2 nửa lắp
trên hai đầu trục. Khâu liên kết là các vòng cao su số 4 (hoặc ống cao su) lắp lồng
vào chốt số 3.

4
1 3
2
D

dC

l0 b

Hình 18-11: Nối trục chốt đàn hồi

+ Các vòng cao su có khả năng biến dạng đàn hồi rất lớn, nên có tác dụng giảm
chấn. Trường hợp hai trục có lệch tâm, hoặc lệch góc nhỏ, vòng cao su sẽ biến dạng
để bù vào các sai lệch, không tạo mô men uốn trục.
- Tính mô men xoắn trên trục:
Mô men xoắn được tính theo công thức: T = 9,55.106.P/n

310
T = 9,55×106×1,7/1450 = 11.197 (Nmm)

Bảng 18-1: Nối trục chốt đàn hồi [10, tr 189]


M/n Đ/k d, dtb Đ/k Tổng chiều dài L, mm Chiều dài may ơ l0, mm Số v/q
xoắnTmax mm D0 I II I II nmax
Nmm mm 1 2 1 2 1 2 1 2 v/ph
9 43 - 43 - 20 - 13 -
6.300 71 8.800
10; 11 49 43 49 - 23 20 16 -
12; 14 63 53 63 - 30 25 20 -
16.000 75 7.600
16 83 59 83 59 40 28 30 18
31.500 16; 18 90 84 60 84 60 40 28 30 18 6.350
63.000 20; 22 100 104 76 104 76 50 36 38 24 5.700
25; 28 125 89 125 89 60 42 44 26
125.000 120 4.600
30 165 121 165 121 80 58 60 38
32; 35;
165 121 165 121 80 58 60 38 3.800
250.000 36; 38 140
40;42;45 225 169 225 169 110 82 85 56 3.600
500.000 40;42;45 170 225 169 115 169 110 82 85 56 3.600
45;48;50;
710.000 190 226 170 226 170 110 82 85 56 3.000
55; 56
50;55;56 226 170 226 170 110 82 85 56
1.000000 220 2.850
63;65;70 286 216 286 216 140 105 107 72
63;65;70;
288 218 288 218 140 105 107 72
2.000000 71; 75 250 2.300
80;85;90 348 268 348 268 170 130 135 95
80; 85;
4.000000 320 350 270 350 270 170 130 135 95 1.800
90; 95
100; 110;
8.000000 400 432 342 432 342 210 165 170 125 1.450
120; 125
130;140;
16.000000 500 515 415 515 415 250 200 205 155 1.150
150
16.000000 160 500 615 495 615 495 300 240 245 185 1.150
Nối trục có hai kiểu: Kiểu I lỗ trục hình trụ có đường kính d; kiểu II lỗ trục hình côn có
đường kính trung bình dtb, độ côn 1:10, đầu trục có lỗ ren.
Mỗi kiểu có hai dạng: Dạng 1 dùng cho đầu trục dài; dạng 2 dùng cho đầu trục ngắn.
Cho phép dùng hai nửa khớp có dạng lỗ và đường kính lỗ khác nhau, nằm trong cùng
một giới hạn của mô men xoắn.

- Tra bảng tìm kích thước của nối trục:


Với đường kính trục dđc = 28 mm và dv = 25 mm; mô men xoắn T = 11.197 Nmm,
dùng Bảng 18-1, ta tìm được nối trục có các thông số như sau:
Mô men xoắn lớn nhất có thể truyền động, Tmax = 125.000 Nmm;
Có đường kính lỗ may ơ, d = 25 mm và d = 28 mm.
Đường kính ngoài của nối trục, D0 = 120 mm.

311
Tổng chiều dài của nối trục, L = 125 mm.
Chiếu dài may ơ lắp trên trục, l0 = 60 mm.

18.2.3. Ví dụ tính kiểm tra khớp nối


Để làm ví dụ về tính kiểm tra khớp nối, phần này trình bày cách tính kiểm ly hợp
chốt an toàn, một loại ly hợp dùng để ngăn ngừa quá tải (Hình 18-8).
Đầu đề bài toán
Giả thiết: Cho đường kính trục trục động cơ và trục của hộp giảm tốc d = 32 mm;
đường kính ngoài D0 = 100 mm; tổng chiều dài ly hợp L = 40 mm; đường kính chốt
dc = 4 mm; số chốt z = 2; vật liệu chế tạo chốt C45. Đường kính vòng tròn qua tâm
các chốt D = 75 mm; động cơ quay n = 1450 v/ph, công suất 7,5 kW.
Kết luận: Kiểm tra xem ly hợp có đảm bảo an toàn cho động cơ hay không?
Các bước kiểm tra
- Tính mô men xoắn lớn nhất đảm bảo an toàn cho động cơ:
Mô men xoắn được tính theo công thức: T = 9,55.106.P/n
T = 9,55×106×7,5/1450 = 49.396 (Nmm)
- Xác định ứng suất cắt cho phép của thép C45: [τc] = 0,25.σch = 0,25×360 = 90 MPa
(Tra Bảng 1-2, thép C45 có σch = 360 MPa).
- Tính mô men xoắn Tc lớn nhất có thể cắt đứt chốt:
Mô men xoắn được tính theo công thức:

84.823 (Nmm)

Chọn hệ số tải trọng K = 1,0.


- So sánh Tc và mô men xoắn T, ta thấy ly hợp không đảm bảo an toàn cho động cơ.
Có nghĩa là ly hợp không bị ngắt khi tải trọng vượt quá tải trọng lớn nhất đảm bảo
an toàn cho động cơ.
Để đảm bảo an toàn, cần tính lại đường kính chốt dc
Đường kính chốt được xác định theo công thức:

8.K .T
dc  = = 3,05 (mm)
 .D.z.[ ]
Dùng chốt có đường kính dc = 3 mm, thay cho chốt đường kính 4 mm.

CÂU HỎI ÔN TẬP

312
1. Mô tả kết cấu của khớp nối? Các kích tước chủ yêu của khớp nối? Phân loại khớp
nối?
2. Trong khớp bộ phận nào là khâu yếu nhất? Cho ví dụ?
3. Trình bày bài toán tính kiểm tra khớp nối?
4. Trình bày bài toán tính thiết kế khớp nối?
5. Giải thích khả năng bù sai lệch và khả năng giảm chấn của nối trục chốt đàn hồi?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội, 1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] Hoàng Xuân Nguyên; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Nhà xuất bản Giáo
dục; 1994.
[6] Ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước Việt Nam, Tiêu chuẩn nhà nước Việt Nam,
Ban hành từ năm 1994 - 2004.
[7] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[8] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[9] TS. Nguyễn Văn Yến; Thiết lập các bản vẽ trong đồ án môn học Chi tiết máy; Nhà
xuất bản Giao thông Vận tải; 2005.
[10] PGS. Hà Văn Vui, TS. Nguyễn Chí Sáng; Sổ tay Thiết kế cơ khí, Tập 2; Nhà xuất
bản Khoa học và Kỹ thuật; 2004.
[11] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ
Chí Minh; 2005.
[12] Dr. Zsáry Árpád; Gépelemek, II kötet; Tankönyvkiadó, Budapest; 1991.
[13] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.
[14] hatex.vn
[15] www.all.biz

313
Chương 19

LÒ XO

19.1. GIỚI THIỆU LÒ XO


19.1.1. Mô tả lò xo
Lò xo là chi tiết máy có khả năng biến dạng đàn hồi rất lớn. Khi biến dạng, lò xo tích
lũy năng lượng, sau đó giải phóng ra dần.
Lò xo được dùng trong các máy, thiết bị với những chức năng sau:
- Tạo lực kéo, nén, hoặc mô men xoắn. Ví dụ, tạo lực ép trong khớp nối, trong
phanh, trong bộ truyền bánh ma sát.
- Giảm chấn động, rung động.
- Tích lũy năng lượng, sau đó giải phóng dần, làm việc như một động cơ. Ví dụ, dây
cót trong đồng hồ.
19.1.2. Phân loại lò xo
Tùy theo chức năng sử dụng, lò xo được chia ra:
- Lò xo kéo. Dùng để tạo nên lực kéo. Các vòng lò xo sít
nhau, hai đầu có móc để liên kết với chi tiết máy khác
(Hình 19-1).
- Lò xo nén. Dùng để tạo nên lực nén. Các vòng lò xo cách
xa nhau, hai đầu lò xo bằng (Hình 19-2).
- Lò xo xoắn. Dùng tạo mô men xoắn (Hình 19-3).
- Lò xo uốn. Khi làm việc, lò xo chỉ chịu uốn. Ví dụ như lò
xo nhíp, sử dụng trong xe ôtô (Hình 19-4).
Tùy theo hình dạng của lò xo và hình dạng của dây tạo nên
lò xo, người ta chia ra: Hình 19-1: Lò xo kéo
xoắn ốc trụ

314
- Lò xo trụ. Lò xo có dạng trụ tròn (Hình 19-1, 19-2, 19-3).

D

d
P1

Hình 19-3: Lò xo chịu xoắn


Hình 19-2: Lò xo nén

- Lò xo côn. Lò xo có dạng hình nón cụt


(Hình 19-5).
- Lò xo lá. Lò xo là những lá mỏng, hoặc
Hình 19-4: Lò xo nhíp
thanh mỏng, dùng riêng lẻ hoặc ghép lại
với nhau (Hình 19-4).
- Lò xo đĩa. Lò xo có dạng đĩa mỏng, có khả năng tải
rất lớn (Hình 19-6).
- Lò xo xoắn ốc. Dùng dây thép có tiết diện tròn, hoặc
tiết diện vuông, tiết diện chữ nhật, cuốn thành đường
xoắn vít (Hình 19-1 , 19-3).
- Lò xo xoáy ốc. Dùng dây thép, hoặc lá thép cuốn tròn
Hình 19-5: Lò xo xoắn côn
theo hình xoáy trôn ốc, các vòng lò xo nằm trên cùng
một mặt phẳng (Hình 19-7).
- Lò xo có độ cứng không đổi. Trong quá trình biến dạng, độ cứng của lò xo không
thay đổi.

Hình 19-6: Lò xo đĩa Hình 19-7: Lò xo xoắn phẳng

315
- Lò xo có độ cứng thay đổi. Trong khi biến dạng, tùy theo mức độ biến dạng, lò xo
có độ cứng khác nhau.
Chương này chủ yếu trình bày lò xo xoắn ốc trụ, tiết diện dây tròn. Đây là loại lò xo
được dùng phổ biến. Các lò xo khác được tính toán tương tự.
19.1.3. Thông số chủ yếu của lò xo
- Kích thước tiết diện dây lò xo. Dây có tiết diện tròn được xác định bởi đường kính
d, mm.
- Đường kính trung bình của lò xo, D, mm.
- Đường kính ngoài của lò xo, Dng = D + d.
- Đường kính trong của lò xo, Dtr = D - d.
- Số vòng làm việc của lò xo, n.
- Chiều dài của lò xo, H, mm. Chiều dài khi chịu tải là Ht.
- Chiều dài của dây thép làm lò xo L, mm.
- Bước của lò xo pl, mm. Bước của lò xo khi chịu tải là plt.
- Góc nâng của lò xo γ, độ hoặc rad.
- Tỷ số đường kính của lò xo c, c = D/d.
- Chuyển vị của lò xo λ, mm.
- Độ mềm của lò xo λn, là chuyển vị của lò xo dưới tác dụng của một đơn vị lực.
- Độ mền của một vòng lò xo λ1, chuyển vị của một vòng lò xo dưới tác dụng của
một đơn vị lực.
- Độ cứng của lò xo C, đơn vị đo là N, là giá trị lực làm cho lò xo biến dạng một đơn
vị.
- Lực căng ban đầu giữa các vòng của lò xo kéo F0, N.
- Lực giới hạn Flim, N, là giá trị lớn nhất của lực kéo, lò xo chưa bị biến dạng dư.
Một số điểm chú ý, khi chọn và tính các thông số của lò xo:
- Hệ số đường kính c được lấy
theo kích thước của dây lò Bảng 19-1: Hệ số đường kính c của lò xo
xo, theo bảng 19-1. [4, tr 211]
- Để tránh mất ổn định, kích d, mm  2,5 35 612
thước của lò xo nén phải
c 512 410 49
thỏa mãn điều kiện: H/D 
(2,5  3). Nếu không thỏa mãn điều kiện trên, thì phải làm cốt tựa cho lò xo.
- Lực căng ban đầu của lò xo kéo có thể lấy như sau: F0 = (0,25  0,3).Flim .
- Góc nâng thường dùng  = 100  120 .

316
- Bước của lò xo nén phải chọn theo điều kiện: l = d + (1,1  1,2).max/n . Đảm bảo
các vòng lò xo không bị xát vào nhau, khi làm việc với chuyển vị cực đại.
 .D
- Chiều dài của dây lò xo, L  .n  2.lk , với lk là chiều dài của đoạn dây dùng
cos
để liên kết với chi tiết máy khác.
3
8.D 3 8.c
- Độ mềm của một vòng lò xo được tính theo công thức: 1  
G.d 4 G.d
Với G là mô đun đàn hồi trượt của vật liệu làm lò xo, thép thường dùng làm lò xo có
G = 8.104 MPa.

19.2. TÍNH LÒ XO
19.2.1. Tải trọng và ứng suất trong lò xo
- Khi chịu tải, ứng suất trong dây lò xo tương đối phức tạp. Ví dụ, khi kéo lò xo bởi
lực F, trong dây thép của lò xo có ứng suất xoắn x, ứng suất kéo k, ứng suất uốn σu và
ứng suất cắt c.
Khi tính toán lò xo, ta chỉ quan tâm đến ứng suất chủ yếu, có giá trị lớn, trong dây lò
xo. Các ứng suất khác được kể đến bằng cách dùng hệ số điều chỉnh giá trị ứng suất,
hoặc điều chỉnh giá trị ứng suất cho phép.
- Đối với các lò xo chịu kéo và chịu nén, ứng suất chủ yếu trong dây lò xo là x. Điều
kiện bền của lò xo là: x  [x].
Trong đó: x là ứng suất xoắn sinh ra trong dây lò xo,
[x] là ứng suất xoắn cho phép của lò xo.
- Lò xo chịu mô men xoắn T, ứng suất chủ yếu trong dây lò xo là u. Chỉ tiêu tính
toán của lò xo là: u  [u].
Trong đó: u là ứng suất uốn sinh ra trong dây lò xo,
[u] là ứng suất uốn cho phép của dây lò xo.
19.2.2. Tính lò xo chịu kéo, nén
Xét lò xo chịu tải như trên Hình 19-8.
Dưới tác dụng của lực F, dây lò xo bị xoắn bởi mô men xoắn T = F.D/2. Do dây bị
uốn cong, ứng suất xoắn ở biên trong của dây lớn hơn biên ngoài. Mô men chống xoắn
của tiết diện dây lò xo:
W0 = .d3/16

317
- Ứng suất xoắn trên dây lò xo được xác định theo công thức:
k .F .D.16 8.k .c.F
x   , (19-1)
2. .d 3  .d 2
Trong đó k là hệ số kể đến độ cong của dây lò xo. Giá trị của k được tính theo công
D F
4.c  2
thức: k
4.c  3
- Ứng suất cho phép [x] được xác định như sau:

d
[x] = (0,4  0,5).b
Đối với các thép thường dùng làm lò xo, lấy
b = 1500  1700 MPa .
Kiểm tra độ bền của lò xo chịu kéo, nén
F
Bài toán kiểm tra lò xo được thực hiện như sau:
- Tính x theo công thức 19-1. Hình 19-8: Tính lò xo
- Xác định ứng suất cho phép [x].
- So sánh x và [x], rút ra kết luận.
Nếu x  [x], lò xo đủ bền.
Nếu x > [x], lò xo không đủ bền.
Thiết kế lò xo chịu kéo, nén
Bài toán thiết kế lò xo được tiến hành như sau:
- Xác định ứng suất cho phép [x],
- Giả sử điều kiện x  [x], rút ra được công thức tính đường kính dây lò xo:
k.Fmax.c
d  1,6 (19-2)
[ x ]
- Số vòng làm việc của lò xo được tính theo công thức:
(max  min ).G.d
n (19-3)
8.c 3 .(Fmax  Fmin )
Trong đó:
Fmax là lực lớn nhất tác dụng lên lò xo,
Fmin là lực nhỏ nhất tác dụng lên lò xo,
lmax là chuyển vị lớn nhất của lò xo, khi chịu Fmax.
lmin là chuyển vị nhỏ nhất của lò xo, ứng với Fmin.

318
19.2.3. Tính lò xo chịu xoắn
Khi lò xo chịu xoắn bởi mô men xoắn T (Hình 19-9), dây lò xo bị uốn bới mô men
uốn M = T.cos. Vì góc  tương đối nhỏ, nên lấy gần đúng cos = 1, M = T.
- Ứng suất uốn trong dây lò xo được xác định theo công thức:
k .M 32.k .T
u   (19-4)
Wu  .d 3
Trong đó: T
k là hệ số kể đến độ cong của vòng lò xo

d
4.c  1
k
4.c  4
- Ứng suất uốn cho phép có thể lấy:
[u] = 1,25.[x]
Kiểm tra lo xo chịu xoắn
Bài toán kiểm tra lò xo chịu xoắn được thực hiện như sau:
T
- Tính u, theo công thức 19-4. Hình 19-9: Tính lò xo chịu xoắn
- Xác định ứng suất cho phép [u].
- So sánh u và [u], rút ra kết luận.
Nếu u  [u], lò xo đủ bền.
Nếu u > [u], lò xo không đủ bền.
Thiết kế lò xo chịu xoắn
Thiết kế lò xo được tiến hành như sau:
- Xác định ứng suất cho phép [u],
- Giả sử điều kiện u  [u], rút ra được công thức tính đường kính dây lò xo:
k.T
d  2,16 3 (19-5)
[ u ]
- Số vòng của lò xo được tính theo công thức:
 .E.J
n (19-6)
 .D.(Tmax  Tmin )
Trong đó:
 là góc xoắn của lò xo, khi làm việc ứng với Tmax,
J là mô mem quán tính của tiết diện dây lò xo, J = .d4/64.
19.2.4. Trình tự thiết kế lo xo

319
- Chọn vật liệu dây thép chế tạo lò xo. Xác định ứng suất cho phép [u], hoặc [x].
- Chọn tỷ số đường kính c = D/d (Bảng 19-1).
- Tính đường kính dây lò xo d theo công thức 19-2 hoặc 19-5. Lấy d theo dãy số tiêu
chuẩn. Kiểm tra lại giá trị của hệ số đường kính c, nếu sai khác nhiều, phải chọn lại.
- Tính số vòng làm việc n của của lò xo theo công thức 19-3 hoặc 19-6, tính chiều dài
dây lò xo.
- Định các kích thước của lò xo. Vẽ kết cấu của lò xo.
H
- Đối với lò xo chịu nén cần kiểm tra điều kiện ổn định:  3 . Nếu không đảm bảo
D
điều kiện ổn định, phải dùng cốt hỗ trợ.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Nêu những chức năng của lò xo trong máy? Phân loại lò xo?
2. Các thông số hình học chủ yếu của lò xo? Những điểm cần chú ý khi chọn giá trị
các thông số của lò xo?
3. Trình bày về tải trọng và ứng suất trong dây lò xo?
4. Trình bày bài toán tính kiểm tra và bài toán tính thiết kế lò xo chịu kéo, nén?
5. Trình bày bài toán tính kiểm tra và bài toán tính thiết kế lò xo chịu xoắn?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Hiệp; Chi tiết máy, tập 2; Nhà xuất bản ĐH và THCN; Hà nội, 1994.
[2] Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm; Thiết kế chi tiết máy; Nhà xuất bản ĐH và
THCN; Hà nội 1993.
[3] Trịnh Chất - Lê Văn Uyển; Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí, tập 1, 2.; Nhà xuất
bản Giáo dục, 1998.
[4] Trịnh Chất; Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy; Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,
1994.
[5] PGS.TS. Lê Văn Uyển; Cơ sở thiết kế máy; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam,
2011.
[6] TS. Nguyễn Văn Yến; Giáo trình Chi tiết máy; Nhà xuất bản Giao thông Vận tải;
2005.
[7] Nguyễn Hữu Lộc; Bài tập Chi tiết máy; Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí
Minh; 2005.
[8] M.H. Ивaнoв; Дetaли Мaшин; Mockba Bысшая Шkoлa; 1976.

320

You might also like