Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHỮ “PHÁP” TRONG PHẬT PHÁP

Hoà thượng Thích Phổ Tuệ

Chữ Pháp đây chính là dòng Phép tắc nhân quả mà những sự vật có trong vũ trụ
không thể xa rời được.
Phép tắc này từ giới tự nhiên đến tâm trí xã hôi, tất cả đều có đủ. Cũng gọi là
Pháp nhân duyên sinh. Như một chậu hoa sinh trưởng và tồn tại, thì phải có hạt giống là
nhân, đất, nước, nhân công và ánh sáng là duyên mới có thể sinh trưởng được, đó là thực
vật trong giới tự nhiên. Còn động vật, khoáng vật như về hoá học, từ nước mà hoá thành
dưỡng khí, khinh khí, nước được sinh từ những nhân duyên khinh, dưỡng khí ... sẽ là vật
chất phân hình, đến nguyên tử nhỏ nhất cũng là điện tử gây thành, cứ thế chia chẻ xuống
mãi, chính điện tử cũng lại là một loại pháp nhân duyên sở sinh. Lớn đến địa cầu hoặc hệ
thái dương, cho đến tinh vẫn tinh hải, đại thiên thế giới, Về Phật học, thế giới Hoa Tang
đều là Pháp được nhân duyên sinh ra. Quan sát gần con người cũng là pháp từ nhân
duyên ra.
Phàm sinh mệnh động vật đều là nhân duyên tương tục, mang sống gặp duyên
cho me mới sinh khởi, sinh rồi nhờ các món nuôi dưỡng mới trưởng thành được. Đó đều
là Pháp nhân quả, bỏ Pháp nhân quả ra thì không có được gì cả.
Về khoa học nghiên cứu rõ ràng cũng chỉ là một bộ phận trong Pháp nhân quả,
bởi khoa học nghiên cứu đến được các bộ phận, tông hợp lại truy tìm đến gốc rễ, nhân
đấy tiến lên một bước mà thành triết học. Ở tất cả những gì nghiên cứu đến nguyên lý của
nó, và nhân duyên quan hệ biến hoá thế là triết học. Ngoài hai lối triết học này, còn các
loại Tôn giáo nữa.
Phật pháp là triết học của khoa học, tôn giáo của triết học, không giống với các
Tôn giáo dính mê tín. Điểm xuất phát của Phật pháp là rất nhiều thế giới chúng sinh hiện
thực, đó là sự thật khoa học đã nghên cứu đến. Cho nên Phật pháp hoàn toàn là khoa học
hiện thực. Khoa học với Phật pháp tuy cùng lấy thế giới chúng sinh làm hiện thực, mà
khoa học chỉ nghiên cứu một bộ phận của hiện tượng, nhưng Phật pháp thì quan sát
chung cả, hiểu biết khắp cả. Bởi thế Phật pháp không những chỉ có khoa học mà còn là
triết học của khoa học.
Phật pháp dạy người hiểu rõ khắp cả pháp tắc nhân quả, đều không phải cố định
về mặt nhân, có thể luôn luôn cải biến được, khiến nhân loại tiền mà cải thiện được. Rõ
ràng được một pháp cải thiện thì có thể đạt tới cảnh giới chí thiện tối thuần khiết, tối cao
thượng, tối quang minh, rất hay, như thể gọi là Phật. Tin, thật hành thực tiễn, cầu chí
thiện, cầu tiến bộ đạt tới cảnh giới cao thượng rất hoàn thiện sẽ là thế giới Cực Lạc. Tâm
Đại từ bi của Phật là muốn tất cả chúng sinh, cùng được yên vui như Phật. Cho nên Ngài
đem cảnh giới giác ngộ và phương pháp đạt tới giác ngộ dạy bảo người khác, đó chính là
ý tư: “Người biết trước dạy người biết sau”. Bởi thế Phật pháp là khoa học mà còn là
triết học, Phật pháp là tôn giáo của khoa học.
Phật là bậc giác ngộ triệt để, giác ngộ pháp tắc nhân quả. Ngài đem lý đã giác
ngộ được dạy bảo cho tất cả, tất cả đều được giác ngộ mà cùng tới cảnh giới nhiệm màu
hoàn mỹ. Đó chính là Phật giáo, cũng có thể gọi là Phật học, Phật pháp.
Bởi thế bàn đến làm người, hãy nói đến loài người ở phạm vi địa cầu rất nhỏ bé.
Theo nguyên lý Phật pháp, chúng sinh trên địa cầu thì loài người là trọng yếu nhất, loài
người là chủng loại hay hơn, cao hơn có sức hoạt động, sáng tạo lớn. Nhân thế trong Phật
pháp coi loài người có khả năng giác ngộ đạt tới bằng Phật. Vì vậy Phật nói “thân người
khó được”, mà đời người có ý nghãi rất sâu, giá trị rất lớn, hiểu giá trị loài người như thế
mới thành lập một loại nhân sinh quan có ý nghĩ.
Trong vũ trụ, lực lượng biến hoá được là tâm chúng sinh. Vì lực lượng của tâm
chúng sinh biến hoá được tất cả nhân quả trong vũ trụ. Như sự hưng suy của một quốc
gia, là quan hệ đến tâm lý của nhân dân trong nước, nếu nhắc nhở cho lòng người cải
thiện, thế nước hẳn mạnh lên, trái lại Nhà nước sẽ suy yếu. Tuy còn có nhiều nguyên
nhân khác nữa, nhưng đây là điểm nguyên nhân chủ yếu. Bởi con người có đủ khả năng
cải tạo hoàn cảnh./.

You might also like