Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

THỰC HÀNH VIẾT CONTENT TĂNG


ĐƠN TRONG 04 NGÀY

1 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

Phần 1: Tư duy đúng từ đầu để làm ra content bạc tỉ. TẠI ĐÂY
Phần 2: Công thức tạo ra hàng ngàn tiêu đề khiến khách hàng không thể cưỡng lại
được. TẠI ĐÂY
Phần 3: Công thức mô tả lợi ích sản phẩm khiến khách hàng phải mua ngay. TẠI
ĐÂY

Phần 4: Công thức để xác định chân dung khách hàng cần nhắc tới trong content.
TẠI ĐÂY

Phần 5: Làm thế nào để thổi hồn vào từng câu chữ khiến khách hàng đọc thấy phê
hơn. TẠI ĐÂY

Phần 6: Viết ngắn ra sao, viết dài thế nào để khách hàng vẫn đọc hết bài. TẠI
ĐÂY

Phần 7: Công thức kêu gọi hành động khiến khách hàng làm theo mong muốn của
bạn. TẠI ĐÂY

2 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

PHỤ BẢN
BIÊN TẬP SIÊU TỐC LẠI CONTENT TRƯỚC KHI XUẤT BẢN, NẾU
KHÔNG CONTENT CỦA BẠN VẪN CHỈ LÀ BẢN NHÁP

Nội dung bên dưới có sử dụng tài liệu từ cuốn sách “Thôi miên bằng ngôn từ” của
dịch giả Phúc Lâm, rất hay các bạn nên tìm mua ngay!

Biên tập có phải là bước quan trọng? Ernest Hemingway đã từng nói: “Nhiều
nhà văn đã quên mất bước quan trọng nhất khiến tác phẩm của họ trở nên sáng giá
– chỉnh sửa bản thảo, cố gắng biến nó thành một tác phẩm hoàn thiện, thành một
áng văn sáng lóa chẳng khác gì thanh gươm mới mài xong”

Còn đây là quan điểm của tôi: Chỉnh sửa và viết lại, bước cuối cùng trong
quy trình nạp năng lượng cho ngòi bút, chính là cơ hội để bạn chắc chắn nội dung
của mình đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Trong bước một bạn nói rằng bạn muốn
tạo ra một nội dung cụ thể có thể khiến khách hàng thực hiện một hành động cụ
thể. Và giờ chính là lúc bạn ngẫm lại xem mục tiêu ấy bạn đã đạt được hay chưa.

Đây cũng là lúc bạn cần lắng nghe Quý ngài biên tập viên. Tại sao? Vì bây
giờ, bạn cần chỉnh sửa sao cho tác phẩm của mình thật hoàn hảo.

Tôi nhận thấy hầu hết mọi người không biết cách chỉnh sửa bài viết của
mình. Họ tự tin viết mà ít chú ý đến chính tả, càng ít để tâm đến dấu câu hơn, rồi cứ
thế mà gửi tập bản thảo đi. Họ không biết rằng đó là con đường ngắn nhất đưa bản
thảo của họ vào sọt rác.

Đâu là cách chỉnh sửa đúng đắn? Trong chương trình này tôi sẽ giới thiệu
những phương pháp hữu ích giúp bạn mài giũa câu chữ sao cho thật sắc bén, theo
cái cách Hemingway từng nói vậy.

1. CẮT PHẦN ĐẦU ĐI

Nhìn vào văn bản của bạn và xem một vài đoạn văn đầu tiên. Bạn có thể xóa
chúng đi không? Liệu nội dung vẫn đảm bảo nếu không có đoạn đầu tiên và đoạn
thứ hai chứ?

3 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

Nếu bạn đang viết một cuốn sách, hãy xem chương trình đầu tiên. Bạn có thể
bỏ chương trình này chứ? Liệu cuốn sách có còn trọn vẹn nếu không có chương
đầu?

Bruce Barton, tác giả cuốn sách bán chạy nhất năm 1925, The Man Nobody
Knows (Tạm dịch: Kẻ vô danh), từng nói các nhà văn thường viết những điều vớ
vẩn trước khi vào đúng vấn đề chính.

Trong một bài viết vài đoạn đầu tiên thường rất lan man. Hãy thử đọc lại và
xem có nên xóa chúng đi hay không. Trong một tác phẩm dài hơi hơn, một cuốn
sách chẳng hạn, ta có thể bỏ luôn chương đầu tiên. Tại sao? Theo như Barton,
những chương đầu thực ra chỉ là bước “làm nóng” ngòi bút. Rất có thể bạn không
thật sự cần chúng.

Là một nhà phê bình sách, tôi đã đọc rất nhiều “chương đầu” vô dụng, hoàn
toàn có thể xóa đi mà chẳng hề ảnh hưởng gì đến tổng thể tác phẩm. (Đa số những
sách ấy đều là những tác phẩm tự xuất bản). Có lẽ tác giả đã quá luyến tiếc từng
câu chữ nên chẳng nỡ gạch bỏ những phần “mỡ thừa” đó.

Là một người viết bài cho các tạp chí, tôi luôn cố gắng tạo được những đoạn
đầu cuốn hút để độc giả chú ý. Tuy nhiên, hầu như các vi biên tập viên lúc nào
cũng xóa đi cái đoạn tôi nghĩ là vô cùng “đắt” đó. Nhưng lạ thay, chả có độc giả
nào phàn nàn chuyện này cả.

Giờ hãy nhìn kỹ lại hai ba đoạn đầu bài. Bạn có thể xóa chúng đi không? Tôi
không nói rằng bạn phải xóa đi ngay. Tôi chỉ nói là bạn hãy nhìn thật kĩ xem những
đoạn đó có thực sự cần thiết hay không. Nếu không, đừng ngần ngại gạch bỏ
chúng.

2. CẮT PHẦN KẾT ĐI

Khi viết, hãy chú ý phần kết trong bài viết. Bạn có thực sự cần chúng không?

Trong một cuốn sách, hãy xem chương cuối cùng. Bạn có thể bỏ nó đi mà
nội dung cuốn sách vẫn trọn vẹn.

Đây cũng là những đoạn văn hay những chương sách bạn có thể cắt bỏ đi.
Nhưng xin nhắc lại, hãy đọc thật kĩ, nghĩ thật sâu trước khi xóa đi phần kết.

4 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

3. CÁCH SÁU TỪ, XÓA MỘT TỪ

Một biên tập viên ở California, Dewitt Scott đã từng đồng sáng tạo một
chương trình máy tính tự động đếm, cứ sáu từ thì sẽ xóa đi một từ trong bài viết của
ông. Scott thừa nhận rằng mạc dù chương trình thường xóa những từ quan trọng,
nhưng nó cũng cho thấy rằng anh luôn luôn có thể cắt gọn mọi thứ đi.

Nhìn vào bài viết của bạn. Điều gì sẽ xảy ra nếu cách sáu từ bạn xóa đi một
từ? Hay là cách ba từ? Hay thậm chí là cách bốn câu thì xóa đi một câu?

Đôi khi bạn sẽ mất một từ hoặc cụm từ rất quan trọng. Nhưng tôi chắc chắn
qua tiến trình này, bạn sẽ học hỏi cách tối giản câu chữ đi. Độc giả ngày nay muốn
mọi thứ súc tích, đơn giản. Vì vậy, đừng chần chừ bỏ đi những phần thừa thãi.

Đôi khi các nhà văn nói với tôi rằng họ không biết cách “kiếm chế” ngôn từ
của mình, hay rằng bản thảo của họ chẳng thể gọt được gì nữa.

Thế là tôi hỏi: “Vậy sẽ thế nào nếu anh/chị nhận được 1.000 đô từ tôi nếu
làm như vậy?”. Thế thị họ chắc chắn xắn tay áo lên và bắt đầu vạch lá tìm sâu rồi!
Văn bản của bạn chẳng phải gốm sứ khó vỡ, chúng chỉ giống như đất sét thôi, bạn
có thể bóp nặn chúng tùy thích. Ý tôi là hãy cứ gạch bỏ thoải mái đi.

Hãy nhớ phương châm “cách sáu từ, xóa một từ” khi bạn đọc lại bài viết của
mình. Nội dung của bạn sẽ được cô đọng, súc tích hơn. Cũng xin nhắc lại câu nói
tuyệt vời từ tiểu thuyết gia Elmore Lenonard: “Tôi cố gắng loại bỏ những phần mà
người đọc thường hay bỏ qua”.

3. LỜI KHUYÊN TỪ STEPHEN KING

Tiểu thuyết gia kinh dị với nhiều đầu sách bán chạy Stephen King đề xuất
rằng hãy in 10 bản sao tác phẩm của mình và giao cho 10 người bạn. Nhờ họ chỉnh
sửa bài viết giúp bạn và tự do bình phẩm về những gì bạn viết.

Bài viết của bạn chắc chắn sẽ “lên thớt” và sẵn sàng bị “băm vằm”. Những
hay nhìn vào mặt tốt mà xem: ít nhất bạn được sửa bài miễn phí.

Đừng vì những lời chê mà “nuôi hận” với những người bạn kia. Cứ tưởng
tượng bạn là một nhà nghiên cứu đang muốn khảo sát ý kiến sống đông. Ai thích
bài viết của bạn? Ai không thích? Họ thích điều gì? Họ không thích điều gì?

5 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

Stephen King khuyên bạn nên lọc ra những ý kiến đa số. Nói cách khác, nếu
gần như cả 10 người bạn đều cho rằng họ không thể hiểu nổi Chương 5, bạn nên
đọc lại chương đó và xem xét có nên bỏ nó đi không. Nhưng nếu bạn nhận chỉ một
hai lời chê bai cho một chi tiết nào đó, đừng quan tâm, bạn không thể làm dâu trăm
họ.

Tôi xin nhắc lại, hãy tập trung vào ý kiến của số đông. Nếu tất cả 10 người
đều không hài lòng với tiêu đề, hãy chọn ngay tiêu đề mới. Nhưng nếu chỉ có một
người phàn nàn thì không cần quá bận tâm.

4. NHỜ AI ĐÓ ĐỌC TO THÀNH TIẾNG NHỮNG GÌ BẠN VIẾT

Đối với tôi, đây là cách hiệu quả và sáng suốt nhất để kiểm chứng chất lượng
bản thảo của bạn.

Đưa văn bản đó cho bạn bè và nhờ họ đọc to cho bạ nghe. Vì sao vậy? Vì
bạn sẽ hiểu được những gì người đọc sẽ trải qua khi đọc bài viết của bạn. Nếu họ
đọc vấp, líu lưỡi hay nhăn trán, vò đầu bứt tóc ở bất kỳ đoạn nào thị hãy đọc và viết
lại những đoạn đó ngay.

Một khi đã gửi bản thảo của mình cho các nhà xuất bản hay các biên tập viên
hay chính khách hàng, bạn không biết họ sẽ đọc như thế nào. Họ chỉ đọc thầm
trong đầu tại văn phòng của họ và bạn không thể biết được họ nghĩ gì khi đọc.
Nhưng khi ai đó đọc to những gì bạn viết ngay trước mặt bạn, toàn bộ tiến trình đó
sẽ trở nên trực quan hơn. Mọi vấn đề trong bài viết rồi cũng sẽ lộ ra.

Muốn bài viết hay và hấp dẫn thì nội dung phải dễ đọc, dễ hiểu, đơn giản và
rõ ràng. Khi ai đó đọc cho bạn nghe, bạn cũng nhanh chóng phát hiện ra chỗ mình
cần sửa lại cho trôi chảy và thu hút hơn.

5. TỰ ĐỌC TO BÀI VIẾT

Phương án này cũng giống phương án bên trên. Tuy nhiên, vì người đọc là
chính bạn, nên trải nghiệm chắc chắn sẽ khác. Song, như bạn có thể tưởng tượng ra,
bạn viết ra bài này nên chắc chắn bạn sẽ đọc mọi thứ trôi chảy và dễ dàng hơn. Vậy
nên, những đoạn “chưa ổn” sẽ khó phát hiện hơn.

6. HỖ TRỢ MIỄN PHÍ

6 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không quá chú tâm chỉnh sửa mọi thứ, bạn
sẽ tự nhiên tuân thủ các quy tắc ngữ pháp.

Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhờ các công cụ hỗ trợ giúp đỡ.

Đầu tiên, bạn có thể cài đặt phần mềm kiểm tra ngữ pháp miễn phí cho máy
tính. Hoặc có thể nhờ bạn bè, người thân hay tìm đến các chuyên gia ngữ pháp trên
mạng giúp đỡ.

7. HÃY THƯ GIÃN

Hãy thư giãn trong khoảng ba ngày đến ba tuần sau khi hoàn thành một bài
viết. Bỏ hết các công việc của bạn qua một bên và thư thả đầu óc. Vì sao? Bởi vì
khi quay lại, bạn sẽ nhìn được những gì mình viết dưới một lăng kính mới.

Điều này không có nghĩa cứ hết một bản thảo là bạn phải đi nghỉ vài tuần.
Thay vào đó, hãy bắt tay vào một dự án mới. Hãy tạm gác qua một bên bài bạn
đang viết.

Bạn đã bao giờ đọc lại bức thư mình gửi đi vài tháng trước? Tôi đã từng như
vậy. Và tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện lỗi chính tả đầy rẫy, còn câu cú thì lủng
củng vô cùng. Khi đọc bức thư ngay sau khi hoàn thành, tôi biết rằng có gì đó
không ổn. Nhưng phải sau đó vài ngay hoặc vài tuần hay vài tháng, khi tôi có cơ
hội đọc lại một lần nữa, những vấn đề “không ổn” mới hiện ra rõ ràng hơn.

Hãy thư giãn thậm chí chỉ 15 phút thôi rồi quay lại chỉnh sửa nội dung của
bạn.

8. CẮT VÀ DÁN

Trước khi có máy tính, tôi thường dùng máy đánh chữ đánh ra bản nháp của
mình, cắt các đoạn ra, rồi trộn chúng lại. Sau đó tôi sẽ sắp xếp những đoạn có liên
quan đến cùng một nhân vật hoặc cùng một ý tưởng lại chung với nhau. Rồi tôi
đánh lại toàn bộ bản nháp theo trình tự các đoạn mới vừa được sắp xếp lại. Bản
nháp sau nào cũng tốt hơn bản nháp trước.

Nên nhớ, bản nháp của bạn chẳng phải thứ bất biến. Bạn có thể thay đổi thứ
tự, xóa toàn bộ một đoạn nào đấy, viết thêm một đoạn mới tinh, cắt và dán tùy ý

7 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

thích. Cuối cùng thì chỉ mình bạn mới biết được quá trình sắp xếp các đoạn diễn ra
thế nào mà thôi.

9. CÂU CHUYỆN VỀ KISSINGER

Kissinger giao cho trợ tá của mình viết một văn bản giúp ông. Vị trợ tá viết
xong bản thảo và gửi nó đi ngay. Nhưng ngày hôm sau, anh ta thấy bản thảo lại
nằm trên bàn mình với tờ ghi chú từ Kissinger: “Cậu có thể làm tốt hơn”.

Vị trợ tá đã chỉnh sửa lại bản thảo và lại gửi nó đi. Ngày hôm sau, trên banf
anh ta vẫn là tập bản thảo và một tờ ghi chú khác từ Kissinger: “Cậu vẫn có thể làm
tốt hơn”.

Thế là vị trợ tá lại tiếp tục cần mẫn chỉnh sửa, thêm một số dữ kiện, bổ sung
những số liệu chi tiết hơn, đọc đi đọc lại nhiều lần trước khi giao nó cho Kissinger.
Anh ta cầm tập bản thảo gặp trực tiếp vị chính khách, nói: “Thưa ngài, tôi đã dành
hết tâm huyết và công sức cho bản thảo này rồi!”.

Kissinger cầm tập bản thảo: “Nếu thật vậy thì giờ tôi sẽ đọc nó”.

Kissinger chưa bao giờ đọc những bản nháp trước đó! Ông chỉ khuyến khích
vị trợ tá thực hiện công việc của anh ta tốt nhất có thể.

Hãy nhớ rằng bạn luôn có thể làm tốt hơn. Bất cứ khi nào hoàn thành một dự
án, tôi luôn tự hỏi: “Liệu mình có thể làm tốt hơn thế này nữa không?”

Nếu trung thực với bản thân, tôi biết câu trả lời chắc chắn là “CÓ”.

BIÊN TẬP ĐẾN KHI NÀO THÌ DỪNG LẠI?

Thế thì chỉnh sửa bao nhiêu là đủ?

Làm thế nào bạn biết nội dung của mình đã hoàn hảo không tì vết?

Tôi chẳng biết nữa. Tôi cũng chẳng biết liệu có ai biết câu trả lời không?

Quy tắc chung của tôi là hoàn thành công việc tốt nhất có thể, đánh giá xem
mục tiêu mình đặt ra ban đầu đã đạt được chưa và thế là cứ gửi bản thảo đi. Bạn có
thể dành cả năm trời và thậm chí là nhiều năm, để viết đi viết lại bản thảo của

8 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

mình. Đừng làm thế! Cách tốt nhất là gửi bản thảo đi. Phản hồi từ người khác sẽ
giúp bạn học hỏi và thuần thục hơn trong những lần viết và chỉnh sửa sắp tới.

Albert Einstein cũng từng nói: “Ta nên thực hiện mọi việc đơn giản hết mức
có thể, nhưng cũng đừng đơn giản hơn thế”.

Cuối cùng thì bạn đã nắm được hết những kỹ thuật để có thể tạo ra một
content bán hàng Facebook siêu tốc và hiệu quả. Chỉ một điều duy nhất còn sót lại
mà bạn phải ghi nhớ, đó là: Hãy cứ thử và sai nhiều lần – Nghĩ nhanh – Làm nhanh
– Sai nhanh – Sửa nhanh!

Chúc bạn luôn thành công trên con đường mình đã chọn!

9 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/


CONTENT HAY LÀ PHẢI RA ĐƠN Nguyễn Quyết Thắng

Phần 1: Tư duy đúng từ đầu để làm ra content bạc tỉ. TẠI ĐÂY
Phần 2: Công thức tạo ra hàng ngàn tiêu đề khiến khách hàng không thể cưỡng lại
được. TẠI ĐÂY
Phần 3: Công thức mô tả lợi ích sản phẩm khiến khách hàng phải mua ngay. TẠI
ĐÂY

Phần 4: Công thức để xác định chân dung khách hàng cần nhắc tới trong content.
TẠI ĐÂY

Phần 5: Làm thế nào để thổi hồn vào từng câu chữ khiến khách hàng đọc thấy phê
hơn. TẠI ĐÂY

Phần 6: Viết ngắn ra sao, viết dài thế nào để khách hàng vẫn đọc hết bài. TẠI
ĐÂY

Phần 7: Công thức kêu gọi hành động khiến khách hàng làm theo mong muốn của
bạn. TẠI ĐÂY

10 Facebook cá nhân của tôi: https://www.facebook.com/nhandanhmay/

You might also like