Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI 22 - VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP (LT, CN, CHĂN NUÔI)

1.Trong giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt có xu hướng thay đổi như nào?
Giảm tỉ trọng - giữ vị trí chủ đạo.
2.Nguyên nhân trực tiếp làm giá trị sx ngành trồng trọt tăng do
CNCB ngày càng phát triển
3.Cơ cấu ngành trồng trọt gồm cây:
Lương thực, công nghiệp, ăn quả, rau đậu...
4.Xu hướng chuyển dịch trong ngành trồng trọt hiện nay là:
Giảm tỉ trọng cây lương thực (chủ đạo), tăng nhanh cây công nghiệp, rau đậu tăng.
5.Vai trò của cây lương thực là
Đảm bảo lương thực cho con người, cung cấp thức ăn chăn nuôi, xuất khẩu...là cơ sở đa
dạng hóa sản xuất nông nghiệp
6.Việc đảm bảo an ninh lương thực là cơ sở để
Đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
7.Vùng đứng đầu cả nước về diện tích, sản lượng, bình quân lúa là
Đồng bằng sông Cửu Long
8.Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là
Đồng bằng sông Hồng
9.Năng suất lúa tăng mạnh do
Thâm canh, áp dụng giống mới.
10.ĐBSH có NS lúa cao nhất do
Trình độ thâm canh cao nhất
Sản lượng lúa tăng do
Năng suất tăng
Vụ lúa chiếm ưu thế về diện tích ở nước ta là
Vụ đông xuân
Vùng sản xuất lương thực lớn nhất là
Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng sản xuất lương thực lớn thứ hai là
Đồng bằng sông Hồng
Khó khăn lớn nhất trong phát triển cây CN là
Thị trường biến động
Cây công nghiệp ở nước ta có nguồn gốc chủ yếu là
Nhiệt đới
SP cây CN đa dạng do
Khí hậu phân hóa
Cây CN có nguồn gốc nhiệt đới ở nước ta là
cây cà phê, hồ tiêu, cao su, điều
Cây CN có nguồn gốc cận nhiệt ở nước ta là
chè

Vai trò quan trọng nhất của việc sx cây CN và ăn quả là


Kinh tế (xuất khẩu)
Ý nghĩa lớn nhất của việc phát triển vùng chuyên canh cây CN gắn với CN chế biến là
Tạo nhiều sp hàng hóa có giá trị cao
Vùng trồng nhiều cà phê nhất nước ta là
Tây Nguyên
Vùng trồng nhiều cao su nhất nước ta là
Đông Nam Bộ
Vùng trồng nhiều chè nhất nước ta là
Trung du miền núi Bắc Bộ
Vùng trồng nhiều điều nhất nước ta là
Đông Nam Bộ
Vùng trồng nhiều dừa nhất nước ta là
Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng trồng nhiều mía nhất nước ta là
Đồng bằng sông Cửu Long
Vùng trồng nhiều lạc nhất nước ta là
Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh
Vùng trồng nhiều đậu tương nhất nước ta là
Trung du miền núi Bắc Bộ
Vùng trồng nhiều đay truyền thống ở nước ta là
Đồng bằng sông Hồng
Vùng trồng nhiều cói lớn nhất nước ta là
Ven biển Ninh Bình và Thanh Hóa
Tỉ trọng của ngành chăn nuôi hiện nay có xu hướng
tăng
Xu hướng nổi bật của ngành chăn nuôi là
- tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa
- Chăn nuôi theo hình thức công nghiệp
- Sản phẩm ko qua giết thịt chiếm tỉ trọng ngày càng cao.
Điều kiện phát triển chăn nuôi là
Cơ sở thức ăn, tiến bộ về giống, thú y...
ĐK quan trọng nhất thúc đẩy chăn nuôi phát triển
Cơ sở thức ăn
Khó khăn trong phát triển chăn nuôi là
Giống cho năng suất còn ít, dịch bệnh
Khó khăn chủ yếu của sản phẩm chăn nuôi nước ta khi cạnh tranh với thị trường khu vực
và thế giới là
chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao
Mối đe dọa lớn nhất với ngành chăn nuôi
Dịch bệnh
Hiệu quả chăn nuôi hiện nay có đặc điểm là
Chưa cao và chưa ổn định
Hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định do
Thiếu giống NS cao, dịch bệnh
Nguyên nhân chủ yếu gia cầm tăng mạnh
Thị trường, CSTA
2 Vùng có đàn lợn và gia cầm lớn nhất nước ta hiện nay
Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long
Nguồn cung cấp thịt chủ yếu ở nước ta là
Lợn và gia cầm
Trung du và miền núi Bắc Bộ chăn nuôi lợn do
Thức ăn được đảm bảo từ hoa màu
Nguồn thức ăn cho chăn nuôi gia súc lớn ở trung du và miền núi nước ta chủ yếu dựa vào
đồng cỏ tự nhiên
Chăn nuôi lợn tập trung nhiều ở các đồng bằng lớn do
nguồn thức ăn phong phú từ lương thực, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Khó khăn lớn nhất của ngành chăn nuôi nước ta khi xuất khẩu là gì
Chất lượng sản phẩm chăn nuôi chưa cao.
Vùng có số lượng vịt đàn lớn nhất nước ta là
Đồng bằng sông Cửu Long
CHUYÊN ĐỀ DÂN CƯ VIỆT NAM
Thứ hạng dân số ở nước ta trên TG và Đông Nam Á
Thứ 15 TG, thứ 3 Đông Nam Á (sau Inđônêxia và Philippin)
Đặc điểm dân cư nước ta là
Đông, nhiều thành phần dân tộc, tăng nhanh, GTTN giảm (sinh giảm, tử thấp), cơ cấu DS vàng
Thuận lợi của dân đông
Lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
Khó khăn của dân đông
Trở ngại phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân
Nước ta có bao nhiêu dân tộc
54
Dân tộc chiếm phần lớn là
Kinh
Dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ cao nhất nước ta là
Tày
Mức sống của 1 bộ phân dân tộc ít người còn thấp nên cần phải
Chú trọng đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng có dân tộc ít người
Thuận lợi của nhiều thành phần dân tộc là
Văn hóa đa dạng, đoàn kết, phát huy sức mạnh phát triển kinh tế
Khó khăn của nhiều TP dân tộc là
Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, mức sống
Người Việt sinh sống ở nước ngoài tập trung chủ yếu ở
Hoa Kì, Otraylia, 1 số nước châu Âu
Dân số nước ta tăng nhanh đặc biệt vào thời gian nào?
Nửa cuối TK 20
Nửa cuối TK 20, dân số tăng nhanh dẫn đến hiện tượng
Bùng nổ dân số
Giai đoạn bùng nổ dân số ở nước ta là
MAX 1954-1960 (3,93%)
Ảnh hưởng của dân số tăng nhanh là
Sức ép với việc phát triển kinh tế-XH, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống
GTDS giảm do
Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình
Đặc điểm cơ cấu DS nước ta là
Cơ cấu dân số vàng
Thế nào là cơ cấu dân số vàng?
Số lao động bằng 2 lần số phụ thuộc
Tỉ trọng nhóm tuổi từ 60 trở lên ở nước ta có xu hướng tăng là do
mức sống được nâng cao
Ảnh hưởng lớn nhất của việc dân cư phân bố chưa hợp lí là
sử dụng lao động và khai thác tài nguyên
Đặc điểm phân bố dân cư:
đông ở đồng bằng , thưa ở miền núi; dân ở nông thôn lớn hơn thành thị, dân ở TT tăng còn nông
thôn giảm.
Mật độ dân số nước ta là
tăng, lớn hơn mức TB của TG
Vùng có MĐ DS MAX
ĐBSH
Vùng kinh tế có MĐ DS thấp nhất
Tây Nguyên
MĐ DS của ĐBSH cao hơn ĐB SCL do
Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời
Tỉ lệ dân cư nông thôn nước ta có đặc điểm là
cao và giảm
Trung du và miền núi nước ta có mật độ dân số thấp hơn vùng đồng bằng là do
có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khó khăn
Giải pháp quan trọng nhất để thúc đẩy sự phân bố dân cư, lao động giữa các vùng là
Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp
Để khai thác tài nguyên, sử dụng tối đa nguồn lao động ở trung du, miền núi, nông thôn
cần
Đẩy mạnh đầu tư phát triển công nghiệp
Đặc điểm nguồn lao động nước ta là
Đông, tăng nhanh, chủ yếu là lđ chưa qua đào tạo, phân bố ko đều
Nguồn lao động nước ta có số lượng:
Lớn và đang tăng
Người lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất nhất trong lĩnh vực ngành nào?
nông nghiệp
Chất lượng nguồn lao động nâng lên nhờ
Thành tựu trong phát triển văn hóa, giáo dục, y tế
Hạn chế nguồn lao động nước ta là
Lực lượng trình độ cao còn ít, công nhân kĩ thuật lành nghề thiếu nhiều, thiếu tác phong công
nghiệp, phân bố ko đều
Hiện nay chủ yếu là lao động đã qua đào tạo hay chưa qua đào tạo?
Chưa qua đào tạo - nhưng có xu hướng giảm
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nc ta?
Tăng khu vực 2 và 3, giảm KV 1 (MAX)
Nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành ở nc ta?
Cuộc CMKHKT, Công cuộc đổi mới, quá trình CNH, HĐH
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nc ta?
Giảm NN và ngoài NN (MAX), tăng nhanh có vốn đầu tư nc ngoài
Nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nc ta?
Công cuộc đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành thị - nông thôn ở nc ta?
Tăng thành thị, giảm nông thôn (MAX)
Nguyên nhân của chuyển dịch cơ cấu lao động theo thành thị - nông thôn ở nc ta?
Kết quả của quá trình đô thị hóa và sự phát triển kinh tế hướng CNH, HĐH
Đặc điểm năng suất lao động của nước ta?
Tăng, nhưng thấp so với thế giới
Thu thập lao động nc ta thấp do
Năng suất lao động thấp
NS lđ thấp do
Trình độ lao động chưa cao
Ảnh hưởng của NS lao động thấp là
Làm cho quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến
Quá trình phân công lao động xã hội chậm chuyển biến do
Năng suất lđ thấp, quỹ time lao động chưa đc sử dụng triệt để
Quỹ thời gian lao động nước ta chưa được sử dụng triệt để ở
xí nghiệp quốc doanh
Việc làm trở thành vấn đề gay gắt do
Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu vl ở nc ta còn lớn
Tỉ lệ thất nghiệp cao nhất ở khu vực
thành thị
Tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn và thành thị có sự khác biệt do
Đặc trưng hoạt động kinh tế ở mỗi khu vực
Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn thành thị do
Tính chất mùa vụ, nghề phụ kém phát triển
Tỉ lệ thất nghiệp thành thị cao hơn nông thôn do
Đặc thù hoạt động kinh tế
Để sử dụng có hiệu quả quỹ thời gian lao động dư thừa ở nông thôn, biện pháp tốt nhất là
khôi phục các nghề thủ công
Đô thị đầu tiên của nước ta
Cổ Loa
đô thị cổ loa ra đời từ khi nào?
thế kỉ III trước Công nguyên
Đặc điểm ĐTH ở nước ta là
Quá trình ĐTH chậm, trình độ ĐTH thấp, tỉ lệ dân thành thị thấp, phân bố đô thị ko đều
Chức năng chính của đô thị thời phong kiến là
Hành chính, thương mại, quân sự
Chức năng chính của đô thị thời Pháp thuộc là
Hành chính, quân sự
Đô thị được hình thành vào thế kỷ XI ở nước ta là
Thăng Long
Đặc điểm đô thị giai đoạn 1945 - 1954
Quá trình ĐTH chậm, ít thay đổi
Đặc điểm đô thị giai đoạn 1954 - 1975
Phát triển theo 2 xu hướng (miền Bắc: ĐTH gắn CNH, miền Nam: dồn dân lập ấp)
Quá trình ĐTH chậm do
Trình độ KT-XH, công nghiệp hóa chậm
Quá trình ĐTH thấp do
tỉ lệ dân đô thị thấp, cơ sở hạ tầng thấp
Đô thị thời Pháp thuộc không có cơ sở mở rộng do
CN chưa phát triển
Tỉ lệ dân thành thị so với nông thôn là
nhỏ hơn nhưng lại có xu hướng tăng
Nguyên nhân chủ yếu làm tỉ lệ dân thành thị tăng do
Quá trình CNH, HĐH
Biểu hiện trình độ đô thị hoá của nước ta còn thấp là
Cơ sở hạ tầng đô thị còn hạn chế
Mạng lưới đô thị nc ta phân thành 6 loại là dựa vào:
Số dân, chức năng, MĐ DS, tỉ lệ dân phi NN...
Dựa vào cấp quản lí, mạng lưới đô thị phân thành:
Đô thị trực thuộc TW, đô thị trực thuộc tỉnh
Vùng nhiều đô thị nhất nước ta
TDMNBB
Vùng nhiều dân đô thị nhất nước ta
ĐNB
Vùng ít đô thị nhất nước ta
ĐNB
Vùng ít dân đô thị nhất nước ta
Tây Nguyên
Tác động tích cực lớn nhất của đô thị tới phát triển kinh tế - xã hội
Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

You might also like