Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ SÀI GÒN

TS. LÊ ĐỨC SƠN

Lôgic hỌc

SV:

MSSV:

Thành phố Hồ Chí Minh


Tháng 09 năm 2022

1
MỤC LỤC

Chương I: NHẬP MÔN LÔGIC HỌC


Khái niệm lôgic, đối tượng nghiên cứu của lôgic học .............................. 3
Phương pháp và công cụ của lôgic học 6
Ý nghĩa của lôgic học ............................................................................... 7
Chương II: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY LÔGIC HÌNH THỨC
Đặc trưng của quy luật tư duy lôgic ......................................................... 8
Quy luật đồng nhất .................................................................................... 8
Quy luật cấm mâu thuẫn ........................................................................... 9
Quy luật bài trung ..................................................................................... 10
Quy luật lý do đầy đủ ................................................................................ 11
Câu hỏi và bài tập ..................................................................................... 12
Chương III: KHÁI NIỆM
Đặc trưng chung của khái niệm ................................................................ 13
Cấu trúc lôgic của khái niệm .................................................................... 15
Phân loại khái niệm ................................................................................... 16
Quan hệ giữa các khái niệm ...................................................................... 17
Mở rộng và thu hẹp khái niệm .................................................................. 19
Định nghĩa khái niệm ................................................................................ 19
Phân chia khái niệm .................................................................................. 22
Câu hỏi và bài tập ..................................................................................... 23
Chương IV: PHÁN ĐOÁN
Đặc trưng của phán đoán .......................................................................... 24
Phán đoán đơn ........................................................................................... 25
Phán đoán phức ......................................................................................... 28
Câu hỏi và bài tập ..................................................................................... 32
Chương V: SUY LUẬN
Đặc trưng chung của suy luận ................................................................... 33
Diễn dịch ................................................................................................... 34
Quy nạp ..................................................................................................... 40
Suy luận tương tự ...................................................................................... 43
Câu hỏi và bài tập ..................................................................................... 44
Chương VI: GIẢ THUYẾT, CHỨNG MINH, BÁC BỎ VÀ NGỤY BIỆN
Giả thuyết .................................................................................................. 45
Chứng minh .............................................................................................. 45
Bác bỏ ....................................................................................................... 47
Nguỵ biện ................................................................................................... 48
Câu hỏi và bài tập ..................................................................................... 49
Tài liệu tham khảo .......................................................................................... 50

2
Chương I: NHẬP MÔN LÔGIC HỌC

I. KHÁI NIỆM LÔGIC, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LÔGIC HỌC
1. Khái niệm lôgic
Thuật ngữ lôgic trong tiếng Việt cùng nghĩa với các thuật ngữ logique trong
tiếng Pháp, logic trong tiếng Anh, лoгикa trong tiếng Nga, Logik trong tiếng
Đức… và đều có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại là logos. Heraclit là người đầu
tiên đưa từ logos vào triết học, với nghĩa là quy định trật tự và chuẩn mực của mọi
sự vật, là quy luật khách quan của vũ trụ. Theo cách hiểu của ông, logos tồn tại cả
dưới dạng khách quan và chủ quan. Logos khách quan là trật tự khách quan của
mọi cái đang diễn ra trong thế giới, biến cả thế giới thành một chỉnh thể thống nhất
đầy sống động. Logos chủ quan là từ ngữ, lời nói, học thuyết, được ông hiểu như là
chuẩn mực của mọi hoạt động tư tưởng, suy nghĩ của con người. Người nào tiếp
cận đến nó càng nhiều thì càng thông thái. Nhà biện chứng lỗi lạc thời cổ đại đã
tiếp cận được quan niệm đúng đắn khi cho rằng, về nguyên tắc thì logos chủ quan
phải phù hợp với logos khách quan, nhưng nó biểu hiện ở từng người có khác nhau
và phù hợp với logos khách quan tức là phù hợp với những quy luật vận động
khách quan của thế giới được coi là tiêu chuẩn đánh giá mọi hoạt động, suy nghĩ
của con người.
Người Hy Lạp cổ đại cũng đã sử dụng từ logikos để nói đến môn khoa học đi
tìm quy luật khách quan và chuẩn mực đó của vũ trụ.
Ngày nay, thuật ngữ lôgic ngày càng được hoàn thiện và trở nên khá phổ biến
với những nghĩa sau:
Tính quy luật của sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng
trong thế giới; những mối liên hệ, sự chuyển hóa tất yếu của các sự vật, hiện tượng.
Đây chính là lôgic khách quan.
Sự rõ ràng, mạch lạc, chính xác của tư duy. Ở mức độ cao hơn, nó thể hiện
tính quy luật trong tư tưởng, trong lập luận. Đó là lôgic của tư duy hay lôgic chủ
quan. Với nghĩa này, lôgic chủ quan cũng là biện chứng chủ quan và lôgic khách
quan cũng là biện chứng khách quan.
Như vậy, lôgic chủ quan bao hàm cả lôgic học, khoa học nghiên cứu các hình
thức, quy luật, điều kiện của tư duy đúng đắn, khoa học về tư duy. Nhận thức của
con người là một quá trình phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ não con
người, quá trình đó diễn ra “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng …”
(V.I.Lênin). Trực quan sinh động hay nhận thức cảm tính là sự phản ánh trực tiếp
sự vật, hiện tượng nhưng nó chỉ cung cấp cho con người những tri thức riêng lẻ,
những mối liên hệ bên ngoài của sự vật; tư duy trừu tượng hay nhận thức lý tính là
3
sự phản ánh thế giới một cách gián tiếp, nó cung cấp cho con người những tri thức,
tư tưởng khái quát về bản chất, những mối liên hệ bên trong sự vật, hiện tượng.
2. Lược sử hình thành và phát triển của Lôgic học
2.1. Lôgic học truyền thống (Logique traditionnelle)
Tư tưởng về lôgic xuất hiện rất sớm, ở phương Đông, bắt nguồn từ Ấn Độ,
trước Tây lịch khoảng năm ngàn năm, tức trước rất xa lôgic học của Aristote, đã
xuất hiện Nhân minh luận là một môn học về phương pháp suy luận quy nạp.
Ở phương Tây, cũng từ thời Cổ đại, Héraclite (khoảng 520 – 460 TCN),
trường phái Élé (Ecole éléate) (cuối TK VI – đầu TK V TCN), Démocrite (khoảng
460 – 370 TCN), Platon (427 – 347 TCN)... đã nghiên cứu về một số khía cạnh của
lôgic. Tác phẩm “Bàn về lôgic học” (hay Canon – tác phẩm này đã bị thất truyền từ
lâu) của Démocrite là tác phẩm lôgic đầu tiên trong lịch sử lôgic học. Tuy nhiên,
phải đến thế kỷ IV TCN Aristote (348-322 TCN) mới trình bày một cách có hệ
thống những vấn đề của lôgic học trong bộ sách có tên Organon (công cụ) bao gồm
6 tập. Ông là người đầu tiên đưa ra lý thuyết về khái niệm, phán đoán, suy luận và
chứng minh. Ông cũng là người xây dựng thuyết Tam đoạn luận, nêu lên các quy
luật cơ bản của tư duy: quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại
trừ cái thứ ba,… Với những đóng góp trên, ông được xem là người sáng lập môn
lôgic học.
Sau Aristote trường phái Khắc kỷ đã phát triển các mệnh đề dưới dạng lý
thuyết suy diễn với 5 quy tắc tiền đề sau:
 Nếu có A thì có B, mà có A vậy có B.
 Nếu có A thì có B, mà không có B vậy không có A.
 Không có đồng thời cả A và B, mà có A vậy không có B.
 Hoặc A hoặc B, mà có A vậy không có B.
 Hoặc A hoặc B, mà không có B vậy có A.
Về sau, lôgic học do Aristote khởi xướng được tôn vinh trong suốt thời kỳ Trung
cổ, tuy nhiên, nó mang tính kinh viện và hầu như không được bổ sung gì mới.
2.2. Lôgic học ứng dụng (Logique appliquée)
Thời phục hưng, lôgic học chủ yếu đề cập đến phép suy diễn, không đáp ứng
được những yêu cầu mới của sự phát triển khoa học, đặc biệt là khoa học thực
nghiệm. F.Bacon (1561 – 1626), nhà triết học và khoa học thực nghiệm Anh đã chỉ
ra những hạn chế của phép suy diễn, phê phán lôgic học hình thức của Aristote và
đề xuất phương pháp mới – phép quy nạp trong tác phẩm Novum Organum (Công
cụ mới). Sau đó, R.Descartes (1596 – 1650) đã phát triển tư tưởng của Bacon với
tác phẩm Discours de la méthode (Phương pháp luận). Về sau, nhà lôgic học Anh J.

4
Stuart Mill (1806 – 1873) đã hoàn thiện phương pháp của F.Bacon, đưa ra bốn
phương pháp quy nạp dựa trên cơ sở mối liên hệ nhân quả: phương pháp tương hợp
(méthode de concordance), phương pháp sai biệt (méthode de différence), phương
pháp đồng biến (méthode des variations concomitantes) và phương pháp loại trừ
(méthode des résidus).
2.3. Lôgic học kí hiệu (Lôgic toán học – Logique mathématique)
Bước sang thời kỳ cận đại, được khởi xướng bởi nhà toán học người Đức
Leibniz (1646 – 1716) và được phát triển bởi các nhà toán học G.Boole (1815 –
1864) với tác phẩm “Đại số học của lôgic”, G.Frege (1848 – 1925), B.Russell
(1872 – 1970), A.Whitehead (1861 – 1947), lôgic ký hiệu hay lôgic toán đã ra đời.
Lôgic toán học, về đối tượng, là lôgic học, còn về phương pháp, là toán học.
2.4. Lôgic học biện chứng (Logique dialectique)
Ở thế kỷ XIX, I.Kant ( 1724 – 1804) và sau đó là G.Hegel (1770 – 1831) đã
đề xuất và hoàn thiện cho lôgic học một bộ mặt mới – lôgic biện chứng, mà sau này
được K.Mark (1818 – 1883), F.Engels (1820 – 1895) và V.I.Lenin (1870 – 1924)
cải biến và phát triển. Lôgic biện chứng nghiên cứu những hình thức là quy luật của
tư duy phản ánh sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển không ngừng.
Tuy nhiên, mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới vừa vận động lại vừa đứng im.
Nhờ sự đứng im tương đối mà sự vật mới là chính nó, đồng nhất với nó giúp con
người bước đầu nhận thức được thế giới. Lôgic hình thức nghiên cứu những quy
luật của tư duy phản ánh thế giới trong sự đứng im tương đối đó, đây cũng chính là
đối tượng nghiên cứu của lôgic học.
3. Đối tượng nghiên cứu của lôgic học
Để nhận thức thế giới con người phải nhận thức chính tư duy của mình. Khác
với các khoa học khác, lôgic học ngay từ đầu đã đặt cho mình nhiệm vụ nghiên cứu
tư duy nhằm giúp tư duy đạt tới chân lý, tránh những sai lầm, chính vì vậy, theo
quan điểm truyền thống, lôgic học là khoa học về những quy luật và hình thức của
tư duy chính xác.
Mọi tư tưởng phản ánh hiện thực đều bao hàm hai phần, nội dung và hình
thức, chúng luôn gắn bó chặt chẽ, tồn tại không tách rời nhau và quan hệ biện
chứng với nhau, trong đó, nội dung của tư tưởng thuộc về thế giới khách quan còn
hình thức chính là cấu trúc lôgic của nó.
Ví dụ: Sắt là kim loại; Hà Nội là thủ đô của Việt Nam;
Sinh viên Việt Nam học rất giỏi.
Bốn tư tưởng trên tuy có nội dung khác nhau nhưng chúng lại giống nhau về
hình thức, đều có chung cấu trúc lôgic: S là P.
5
Phạm vi nghiên cứu của môn học chỉ tập trung vào phần hình thức mà tạm
thời không để ý đến nội dung với mục đích xác định tính quy luật, những mối liên
hệ tất yếu ổn định của tư duy. Chính vì vậy, lôgic học cũng được gọi là lôgic hình
thức. Cũng cần lưu ý, lôgic hình thức là khoa học về lôgic mà trọng tâm, cơ bản của
nó mang tính hình thức, phi nội dung, song không phải theo nghĩa tuyệt đối. Chúng
ta vẫn phải sử dụng cái nội dung để diễn đạt cái phi nội dung, nhưng mục tiêu vẫn
là hướng tới sự nhận thức mang tính tối đa hóa khách quan, tức là cái trật tự lôgic,
cái hình thức phi nội dung.
Vậy, lôgic học là khoa học về quy luật, những mối liên hệ tất yếu của tư duy ở
trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng trong sự trừu tượng, cô lập, bất
biến khỏi tiến trình biện chứng khách quan.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhiều chuyên ngành
mới của lôgic học đã ra đời: Lôgic kiến thiết, Lôgic mờ, Lôgic đa trị, Lôgic tình
thái, … mở ra khả năng mới cho lôgic học đi vào cuộc sống.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ CỦA LÔGIC HỌC
Xuất phát từ đối tượng của Lôgic học, phương pháp đặc thù của Lôgic học là
phương pháp hình thức hóa, tức là:
Phải tách nội dung ra khỏi hình thức của sự vật, hiện tượng để làm rõ kết cấu
hình thức của nó.
Thừa nhận giả định cứng nhắc là tư tưởng chỉ có thể là chân thực hoặc giả dối.
Thừa nhận giá trị của tư tưởng là không thay đổi.
Các công cụ lôgic chỉ mang tính ước lệ. Ngày nay người ta sử dụng tương đối
nhất quán các loại ký hiệu lôgic sau:
A, B, C, … diễn đạt các khái niệm;
P, Q,… diễn đạt các phán đoán đơn;
F1, F2, F3, … diễn đạt các phán đoán phức;
S – chủ từ; P – vị từ.
Các lượng từ: Lượng từ toàn thể ∀ (tất cả, mọi, mỗi một)
Lượng từ bộ phận ∃ (một số, một vài)
Các liên từ lôgic: Phép hội, liên từ “và” – ∧
Phép tuyển, liên từ “hoặc” – ∨
Phép kéo theo, suy ra, liên từ “nếu … thì …” –
Phép tương đương, liên từ “nếu và chỉ nếu” – ⇔, ≡
Phép phủ định, liên từ “không” – gạch đầu, ˥

6
III. Ý NGHĨA CỦA LÔGIC HỌC
Có tư duy, ắt có sai lầm, như Brochad đã từng phát biểu: “Đối với con người,
sai lầm là quy luật mà chân lí là ngoại lệ” .
Có loại sai lầm do tư duy không phù hợp với thực tế khách quan (ngộ nhận về
thế giới tự nhiên, về người khác và cả về bản thân); loại này dẫn đến những phán
đoán giả dối. Có loại sai lầm do tư duy không phù hợp với các quy luật của tư duy;
loại này dẫn đến những suy luận phi lôgic. Vì vậy, với tư cách là khoa học giúp tư
duy đạt tới chân lý, tránh những sai lầm, lôgic học luôn luôn có ích và cần thiết cho
mọi người.
Không phải không học lôgic học thì người ta đều tư duy thiếu chính xác, vì tư
duy đúng đắn có thể được hình thành bằng kinh nghiệm, qua quá trình học tập, giao
tiếp, ứng xử… Nhưng đó chưa phải là thứ tư duy lôgic mang tính tự giác. Và như
vậy, ta cũng rất dễ tư duy sai lầm do ngộ biện. Lôgic học sẽ giúp ta nâng cao trình
độ tư duy để có được tư duy khoa học một cách tự giác. Nhờ đó, ta có thể chủ động
tránh được những sai lầm trong tư duy của bản thân.
Lôgic học cũng là công cụ hữu hiệu để, khi cần thiết, ta có thể tranh luận,
phản bác một cách thuyết phục trước những lập luận mâu thuẫn, ngụy biện, thiếu
căn cứ của người khác.
Lôgic học còn trang bị cho ta phương pháp tư duy khoa học, nhờ đó ta có thể
tham gia nghiên cứu khoa học, lĩnh hội và trình bày tri thức, tham gia các hoạt động
thực tiễn khác một cách hiệu quả. Lôgic học cũng giúp ta có được một thế giới
quan, nhân sinh quan toàn diện, biện chứng. Đặc biệt, lôgic học là cái cơ sở không
thể thiếu được trong một số lĩnh vực như toán học, điều khiển học, pháp lí, quản lí,
ngoại giao, điều tra, dạy học… Đối với người dạy học, để soạn giáo trình, giáo án
có chất lượng, truyền đạt kiến thức khoa học có hiệu quả, cần phải tuân theo các
quy luật, quy tắc lôgic. Về phía người học, tư duy lôgic giúp lĩnh hội bài học dễ
dàng; diễn đạt ý nghĩ được rõ ràng, mạch lạc, không mâu thuẫn; tránh được những
sai lầm về tư duy khi tham gia tranh luận, nghiên cứu khoa học.
Tóm lại, cùng với ngôn ngữ, Lôgic học cung cấp những phương pháp giúp
con người hiểu nhau một cách chính xác và nhận thức thế giới một cách đúng đắn
hơn, bằng cách:
Trình bày các quan điểm, tư tưởng rõ ràng, chính xác, mạch lạc hơn.
Lập luận chặt chẽ, có căn cứ, tránh được những sai lầm do vi phạm các quy
luật của tư duy.
Phát hiện lỗi tư duy trong trình bày tư tưởng, lập luận quan điểm của người
khác. Phê phán thuật ngụy biện và chiết trung.

7
Chương II: CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƯ DUY
LÔGIC HÌNH THỨC

I. ĐẶC TRƯNG CỦA QUY LUẬT TƯ DUY LÔGIC


Theo Từ điển triết học, quy luật là “mối liên hệ bên trong cơ bản của các hiện
tượng, chi phối sự phát triển tất yếu của những hiện tượng ấy…”. Quy luật phản
ánh mối liên hệ cơ bản bên trong được lặp đi lặp lại của sự vật, hiện tượng, nó
mang tính bản chất, tất yếu và ổn định. Tư duy là “sản phẩm cao nhất của cái vật
chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não…” cho nên tất yếu nó cũng có những
quy luật của mình. Và, con người, muốn tư duy được chính xác, nhất thiết không
được vi phạm các quy luật đó, giống như người di chuyển trên đường, nếu không
muốn gây ra hay bị tai nạn thì phải chấp hành luật giao thông vậy.
Quy luật tư duy lôgic là những mối liên hệ khách quan, bản chất, phổ biến, tất
nhiên và lặp lại giữa các đối tượng của tư tưởng trong quá trình phản ánh thế giới
khách quan. V.I.Lenin đã từng nói: quy luật lôgic chính là sự phản ánh cái khách
quan trong nhận thức chủ quan của con người.
Quy luật của lôgic hình thức gắn với các hình thức của thao tác tư duy như:
định nghĩa, phân loại, suy luận, bác bỏ … Nó biểu hiện quan hệ giữa các tư tưởng
phản ánh mặt ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Quy luật lôgic hình thức, suy cho cùng không phải bản chất nội tại của tư duy,
xa rời các tính chất, quan hệ của thế giới hiện thực, trái lại, nó phát sinh, hình thành
trong quá trình ngày càng phản ánh đầy đủ, chính xác những quy luật của bản thân
thế giới khách quan và được đúc kết từ thực tiễn hàng ngàn năm của nhân loại.
Như mọi hệ thống, hệ thống quy luật của lôgic hình thức cũng có nhiều tầng
bậc khác nhau. Trong lôgic học hiện đại, mỗi công thức hằng đúng được coi là một
quy luật lôgic; tuy nhiên, trước tiên, ta cần tuân thủ các quy luật cơ bản là những
quy luật phổ biến, có tác dụng làm cơ sở, làm nền tảng chi phối các quy luật khác
trong hệ thống các quy luật của tư duy. Đó là: quy luật đồng nhất (principe d’
identité), quy luật cấm mâu thuẫn (principe de non-contradiction), quy luật bài
trung (principe du tiers exclu) và quy luật lý do đầy đủ (principe de raison
suffisante).
II. QUY LUẬT ĐỒNG NHẤT
Mọi sự vật, hiện tượng trên thế giới đều vận động và phát triển không ngừng,
tuy nhiên, trong không gian và thời gian nhất định, mỗi sự vật, hiện tượng được
phân biệt với sự vật, hiện tượng khác bởi tính ổn định tương đối của chính sự tồn
tại của mình. Trên cơ sở đó, con người muốn phản ánh đúng mặt ổn định tương đối
8
của thế giới phải tuân thủ quy luật đồng nhất: mọi tư tưởng phản ánh cùng một đối
tượng, trong cùng một quan hệ, một không gian và thời gian nhất định … … … …
… … …… … … … … … …… … … … … ….
Quy luật đồng nhất được diễn đạt: A là A; A đồng nhất với A;
Ký hiệu: A ≡ A; A ⇔ A
Tính đồng nhất của tư duy suy cho cùng cũng bị chi phối bởi tính đồng nhất
hay tính tương đối ổn định của sự vật, hiện tượng. Nó được biểu hiện như sau:
Thứ nhất, mỗi sự vật, hiện tượng cần phải được phân biệt với sự vật, hiện
tượng khác.
Thứ hai, những tư tưởng phản ánh về một đối tượng ở những không thời gian
khác nhau không nhất thiết đồng nhất nhau.
Thứ ba, trong suốt quá trình suy luận, tư tưởng phải đồng nhất với chính nó,
không được thay đổi nội dung đã được xác định của tư tưởng. Nó đảm bảo cho tư
duy luôn nhất quán, không được đánh tráo khái niệm. Biểu hiện vi phạm quy luật ở
khía cạnh này là:
 Sử dụng từ đồng âm, nhiều nghĩa
 Đồng nhất hóa các tư tưởng khác nhau (Đánh tráo nội dung tư tưởng)
Quy luật đồng nhất là điều kiện cần cho mọi tư duy chính xác, mà nhờ đó
người ta có thể trao đổi tư tưởng cho nhau. Nó thể hiện tính nhất quán của tư duy,
nhằm loại bỏ tính mơ hồ, lẫn lộn, nước đôi, đánh tráo khái niệm trong tư duy mà
những kẻ ngụy biện thường hay sử dụng. Chính vì vậy, trong khoa học, việc định
nghĩa, xác định khái niệm, thuật ngữ chuyên ngành luôn được đặt vị trí đầu tiên.
III. QUY LUẬT CẤM MÂU THUẪN (quy luật phi mâu thuẫn)
Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản của tư duy hình thức, quy luật cấm mâu
thuẫn là hình thức phủ định của quy luật đồng nhất. Đối với cùng một đối tượng, nó
phải là chính nó, không có chuyện nó vừa là nó, vừa không phải là nó. Aristote đã
trình bày về quy luật (cấm) mâu thuẫn như sau: “Một vật không thể đồng thời vừa
là nó vừa là cái trái với nó. Cũng một thuộc tính không thể vừa có vừa không trong
một chủ thể, đồng thời trong cùng một tương quan”.
Vậy, với cùng một đối tượng, trong cùng một không gian, thời gian và một
quan hệ nhất định, nếu có hai tư tưởng mâu thuẫn với nhau thì chúng không thể
cùng chân thực, … … … … … … …… … … … … … …… … … … … …… …
… … … … …… … … … … … …… … … … … ….
Quy luật cấm mâu thuẫn được diễn đạt dưới hình thức:
˥ (A ˄ ˥A) hay A ˄ A Đọc là: không phải A và không A

9
Cần phân biệt đồng nhất hình thức với đồng nhất biện chứng, mâu thuẫn của
lôgic hình thức – mâu thuẫn trong tư duy với mâu thuẫn trong lôgic biện chứng –
mâu thuẫn trong thực tế khách quan. V.I.Lênin đã từng phân biệt hai loại mâu
thuẫn: “mâu thuẫn của đời sống thực tế” và “mâu thuẫn của lập luận không đúng
đắn”. Mâu thuẫn lôgic là loại mâu thuẫn thứ hai, nó mang tính chủ quan, thể hiện
sự suy nghĩ, nói năng “tiền hậu bất nhất”; còn mâu thuẫn của đời sống thực tế là
mâu thuẫn biện chứng, nó mang tính khách quan, tồn tại trong bản thân sự vật, là
động lực để sự vật vận động và phát triển.
Các cặp phán đoán sau chịu sự tác động của quy luật cấm mâu thuẫn:
“S là P” và “S không là P” (các phán đoán đơn nhất)
“Tất cả S là P” và “Tất cả S không là P” (quan hệ đối chọi trên)
“Tất cả S là P” và “Một số S không là P” (các phán đoán mâu thuẫn)
“Tất cả S không là P” và “Một số S là P” (các phán đoán mâu thuẫn)
Quan hệ giữa các phán đoán theo từng cặp nêu trên thỏa mãn quy luật cấm
mâu thuẫn, chúng không cùng chân thực, một trong hai phán đoán là giả dối, thậm
chí chúng có thể cùng giả dối. Như vậy, nếu biết một trong hai phán đoán trong các
cặp trên là chân thực thì có thể khẳng định phán đoán còn lại là giả dối. Tuy nhiên,
nếu biết một trong hai là giả dối thì trong quan hệ đối chọi trên chưa đủ căn cứ kết
luận phán đoán còn lại là chân thực hay giả dối.
Vì lôgic hình thức khác lôgic biện chứng nên cần phân biệt một số trường hợp
sau không vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn:
Hai phán đoán phản ánh mâu thuẫn về hai thuộc tính khác nhau của cùng một
đối tượng trong cùng không thời gian.
Hai phán đoán phản ánh mâu thuẫn về cùng một thuộc tính của một đối tượng
nhưng trong quan hệ hay trong không thời gian khác nhau.
Hai phán đoán phản ánh mâu thuẫn về cùng một nội dung của hai đối tượng
khác nhau nhưng có cùng tên gọi.
Luật cấm mâu thuẫn chỉ ra tính chất cơ bản của tư duy chính xác: tính không
mâu thuẫn, nó chống lại kiểu tư duy “tiền hậu bất nhất”, vừa khẳng định một thuộc
tính nào đó của đối tượng lại vừa phủ định chính thuộc tính đó khi đối tượng vẫn
còn là nó, chưa biến đổi. Nắm vững quy luật này cho phép rèn luyện tư duy mạch
lạc, sắc bén, có thể phát hiện và bác bỏ mâu thuẫn trong lập luận của người khác.
IV. QUY LUẬT BÀI TRUNG (quy luật loại trừ cái thứ ba)
Quy luật bài trung là hình thức phân tích của quy luật đồng nhất, nó làm rõ
hơn yêu cầu của tính xác định, tính không mâu thuẫn, tính nhất quán liên tục của tư
duy. Đây là là quy luật đặc trưng của lôgic lưỡng trị (lôgic hai giá trị).
10
Trong một quan hệ, không gian và thời gian nhất định, các tư tưởng phản ánh
một đối tượng cụ thể mà phủ định nhau thì … … … … … … …… … … … … …
…… … … … … …… … … … … … …… … … … … Nói cách khác tư tưởng
đó chỉ có thể hoặc đúng, hoặc không đúng, không có khả năng thứ ba.
Quy luật bài trung được diễn đạt như sau:
A v ˥A; A v A; đọc là A hoặc không A
Các cặp phán đoán đơn nhất và mâu thuẫn thỏa mãn quy luật bài trung. Như
vậy, quy luật bài trung thể hiện yêu cầu nghiêm ngặt hơn. Nó phản ánh tính chất cơ
bản của tư duy: tính xác định, tránh mơ hồ, nước đôi; nó yêu cầu thừa nhận tính
chân thực của một trong hai phán đoán có quan hệ phủ định mà không tìm kiếm
phán đoán thứ ba nào khác.
Quy luật bài trung được ứng dụng khá phổ biến trong chứng minh phản chứng.
V. QUY LUẬT LÝ DO ĐẦY ĐỦ
Mỗi một tư tưởng chỉ được coi là chân thực khi có đầy đủ lý do. Có nghĩa là:
Thứ nhất, bất cứ tư tưởng, phán đoán nào được sử dụng làm tiền đề (cơ sở)
cho một phép suy luận thì bản thân chúng phải có giá trị chân thực. Nội dung này
làm cho quy luật lý do đầy đủ phản ánh tính có căn cứ, tính chứng minh được của
tư duy.
Hai, tập hợp các dữ liệu tiền đề phải hoàn bị, tức là chúng phải có liên hệ bản
chất với nhau, không mâu thuẫn loại trừ nhau, cùng trong bối cảnh không thời gian
nhất định.
Quy luật lý do đầy đủ phản ánh mối liên hệ phổ biến mang tính quy luật của
mọi sự vật, hiện tượng, đó là, mỗi sự vật, hiện tượng vừa là kết quả của các sự vật,
hiện tượng này lại vừa là nguyên nhân sinh ra các sự vật, hiện tượng khác. Vì mỗi
nguyên nhân sinh ra nhiều kết quả và một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh
ra, chính vì vậy, để kết luận trong suy luận tất yếu lôgic, phép suy luận đó phải
được thực hiện trên cơ sở phản ánh quan hệ bản chất giữa các tiền đề.
Mọi kết luận khoa học, suy cho cùng chỉ có thông qua thực tiễn mới được
khẳng định được tính chân thực của nó. Song không phải bao giờ và trong bất cứ
hoàn cảnh nào cũng có thể dàng và ngay lập tức kiểm nghiệm được bằng thực tiễn
nên việc tuân thủ các quy luật của tư duy là điều kiện tiên quyết giúp con người
tránh được những sai lầm đáng tiếc.

11
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Phân tích các mẩu chuyện sau để chỉ ra quy luật tư duy đã bị vi phạm:
1. KHÔNG CẦN HỌC NỮA
Một lão nhà giàu đã dốt lại hà tiện. Con đã lớn mà không cho đi học, sợ tốn
tiền. Một ông khách thấy vậy, hỏi: − Sao không cho thằng nhỏ đi học trường?
− Cho cháu đến trường, sợ học trò lớn bắt nạt.
− Thì rước thầy về nhà cho cháu học vậy!
− Nó chưa có trí, biết nó có học được hay không?
− Có khó gì, thầy sẽ tùy theo sức nó mà dạy. Nay dạy chữ nhất là một, một
gạch, cháu thuộc; qua ngày mai, dạy nó chữ nhị là hai, hai gạch; qua bữa mốt, dạy
nó chữ tam là ba, ba gạch, lần lần như vậy thì cháu phải biết chữ.
Khách ra về, thằng con mới bảo cha:
− Thôi, cha đừng rước thầy về tốn kém. Mấy chữ ấy con không học cũng biết
rồi… Con nghe qua là con thuộc!
Người cha bảo nó viết chữ nhất, chữ nhị, chữ tam, nó viết được cả, ông ta
khen con sáng dạ, không mời thầy về nữa. Một hôm, người cha bảo nó viết chữ
vạn. Nó thủng thẳng ngồi viết, viết mãi đến chiều tối cũng chưa xong. Người cha
mắng: − Viết gì mà lâu thế? Nó thưa:
− Chữ vạn dài lắm bố ạ! Con viết hơn nửa ngày mới được nửa chữ thôi!
2. LƯỠI KHÔNG XƯƠNG
Một người vào cửa hàng bán giày, thử rồi nói: − Đôi này, tôi đi khí chật.
Nhà hàng bảo: − Không hề gì. Ông cứ đi, ít lâu nó giãn ra thì vừa.
Một lát, có người vào mua, thử rồi nói: − Đôi này, tôi đi hơi rộng.
Nhà hàng bảo: − Không hề gì! Ông cứ đi, hễ giời hanh, nó co lại thì vừa.
Người thứ ba vào mua, thử giày rồi nói: − Đôi này, tôi đi vừa chân lắm.
Nhà hàng bảo: − Thì giày tôi đóng, bao giờ đi cũng vừa cả, không bao giờ co
mà cũng không bao giờ giãn!
3. ĐÚNG NHƯ LỜI
Mẹ chồng và con dâu nhà nọ chẳng may đều góa bụa.
Mẹ chồng dặn con dâu: − Số mẹ con ta rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu vậy!
Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, người con dâu nhắc lại lời dặn ấy, thì mẹ
chồng trả lời: − Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ thì còn răng đâu nữa mà cắn.

12
Chương III. KHÁI NIỆM

I. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA KHÁI NIỆM


1. Khái niệm
Con người, với năng lực tư duy luôn không ngừng nhận thức thế giới khách
quan và phản ánh nó trong tư duy của mình với rất nhiều thuộc tính khác nhau.
Có những thuộc tính chỉ có trong những sự vật, hiện tượng riêng lẻ được gọi
là thuộc tính đơn nhất hay cá biệt, nó không lặp lại ở những sự vật, hiện tượng
khác. Nhờ nhận thức được các thuộc tính cá biệt mà con người phân biệt được sự
vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Những thuộc tính gắn liền với sự
tồn tại và vận động của nhiều sự vật, hiện tượng được gọi là thuộc tính chung cho
những sự vật, hiện tượng đó. Cũng nhờ nhận thức được những thuộc tính chung đó
mà con người có thể khái quát được một lớp các sự vật, hiện tượng.
Con người trong quá trình tiếp xúc với thế giới, tác động vào thế giới làm bộc
lộ ra những thuộc tính của sự vật, hiện tượng, những quá trình của thế giới khách
quan. Nhận thức được những thuộc tính đơn nhất, khác biệt giúp con người hình
thành nên những khái niệm riêng lẻ về sự vật, hiện tượng, quá trình đơn lẻ. Nhận
thức, khái quát được những thuộc tính chung cho một lớp các sự vật, hiện tượng tạo
nên những khái niệm chung về chúng. Như vậy, khái niệm là hình thức cơ bản của
tư duy trừu tượng, nó phản ánh những thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng
hay những quá trình nhất định.
Các khái niệm không chỉ phản ánh những thuộc tính chung hay thuộc tính cá
biệt mà còn phản ánh cả những quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan, như nhân quả, tình mẫu tử, …
Khái niệm không chỉ là hình thức cơ bản của tư duy mà còn là trình độ của tư
duy. Tư duy khái niệm đặc trưng cho tư duy lý luận nói chung và tư duy khoa học
nói riêng. Mọi hệ thống khoa học, dù là tự nhiên hay xã hội, muốn vươn tới hoàn
thiện phải kiện toàn hệ thống khái niệm của mình.
Khái niệm phản ánh hiện thực, nó là sản phẩm và là công cụ của nhận thức, nó
mang tính tinh thần, vì vậy, nó có thể phù hợp hay không phù hợp với thực tại
khách quan. Điều đó phụ thuộc vào trình độ phát triển của thực tiễn, trình độ nhận
thức của thời đại và của cá nhân.
Khái niệm hình thành gắn liền với hoạt động thực tiễn và nhận thức của con
người nên nó không nhất thành bất biến mà vận động và phát triển cùng với trình
độ nhận thức của con người.
Để biểu hiện các khái niệm người ta có thể dùng ký hiệu (chữ viết, biểu tượng
tình yêu, ngón tay thối) hay tên gọi (từ ngữ). Thông thường các ký hiệu hay tên gọi
13
do con người đặt ra nhằm phục vụ phân loại, lưu trữ thông tin và tư duy, vì vậy, sự
thay đổi của ký hiệu hay tên gọi không thay đổi khái niệm về sự vật, hiện tượng.
2. Từ và khái niệm
Khái niệm liên hệ mật thiết với ngôn ngữ nói chung và từ nói riêng. Về
nguyên tắc, khái niệm được hình thành trên cơ sở những từ hay cụm từ xác định.
Từ là cái vỏ vật chất của khái niệm, không có từ thì khái niệm không hình thành và
tồn tại được, như C.Mác đã nói: “Ngôn ngữ là hiện thực của tư tưởng”. Ngược lại,
thực từ nói chung, ngoài mặt ngữ âm còn có mặt ý nghĩa (nghĩa từ vựng, nghĩa sở
biểu) tương ứng với cái được gọi là khái niệm trong tư duy.
Như vậy, khái niệm với từ ngữ thống nhất với nhau, nhưng không đồng nhất
nhau. Từ là đơn vị cấu thành ngôn ngữ, là sự thống nhất hữu cơ giữa âm, ký hiệu và
nghĩa, được hình thành do sự quy ước trong quá trình giao tiếp của các cộng đồng
người, còn khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng phản ánh các thuộc tính
nào đó của các sự vật, hiện tượng. Từ và khái niệm có những điểm khác biệt sau:
Khái niệm về cùng một đối tượng là có tính phổ biến, nó có giá trị chung cho
toàn nhân loại, không phân biệt dân tộc, quốc gia. Tuy vậy, khái niệm lại được biểu
thị bằng những từ khác nhau ở những ngôn ngữ khác nhau.
Cùng trong một ngôn ngữ, mỗi khái niệm cũng có thể được diễn đạt bằng
nhiều từ khác nhau (từ đồng nghĩa).
Cùng trong một ngôn ngữ, mỗi từ có thể diễn đạt nhiều khái niệm khác nhau
(từ đồng âm khác nghĩa)
Bên cạnh đó, khi các từ và cụm từ như nhau được sắp xếp theo thứ tự khác
nhau cũng có thể tạo thành các khái niệm khác nhau.
3. Quá trình hình thành khái niệm
Khái niệm là một hình thức của tư duy trừu tương, phản ánh gián tiếp hiện
thực, vì vậy, khái niệm được hình thành gắn liền với quá trình hoạt động của nhận
thức và thực tiễn cải tạo thế giới của con người. Trong đó thực tiễn là cơ sở, động
lực hình thành khái niệm. Nhờ hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới,
bắt thế giới bộc lộ những thuộc tính của mình và thông qua các phương pháp so
sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa và khái quát hóa, con người đã hình thành
khái niệm cho mình.
Phân tích là phương pháp phân chia trong tư tưởng đối tượng nhận thức thành
các bộ phận hợp thành nó, trên cơ sở đó tư duy đi tìm hiểu từng bộ phận hợp thành.
Sự kết hợp trong tư tưởng các bộ phận hợp thành đối tượng hoàn chỉnh do
phân tách ra gọi là phương pháp tổng hợp.

14
So sánh là phương pháp thao tác của tư duy mà con người thiết lập được mối
quan hệ giống và khác nhau giữa các đối tượng.
Trừu tượng hóa là phương pháp của tư duy mà con người có thể tách các
thuộc tính cơ bản, bản chất, quy luật, khác biệt của sự vật, hiện tượng khỏi các
thuộc tính khác (những thuộc tính bên ngoài, ngẫu nhiên, thoáng qua, không ổn
định) cũng như tách các thuộc tính khỏi sự vật, hiện tượng đó.
Khái quát hóa là phương pháp của tư duy mà con người có thể kết hợp các đối
tượng riêng lẻ có những thuộc tính chung, bản chất thành một lớp các sự vật, hiện
tượng. Đặt tên khái niệm là xác định từ hay cụm từ ứng với một hay một lớp các
đối tượng dựa vào các thuộc tính cá biệt hay thuộc tính chung đó.
II. CẤU TRÚC LÔGIC CỦA KHÁI NIỆM
1. Nội hàm
Nội hàm của khái niệm là … … … … … …… … …… … … … … … tạo
nên lớp các đối tượng được phản ánh trong đối tượng. Nói khác đi, nội hàm là nội
dung hàm chứa trong khái niệm.
Như vậy, nội hàm cho ta biết thuộc tính khác biệt hay thuộc tính chung của
lớp các đối tượng mà thông qua đó ta có thể phân biệt với các đối tượng khác, điều
đó có nghĩa, nội hàm phản ánh mặt chất của khái niệm.
2. Ngoại diên
Ngoại diên của khái niệm là … … … … … …… … … … … ……… … …
… … … … …… được phản ánh trong khái niệm.
Như vậy, bất cứ một đối tượng nào mang đầy đủ các thuộc tính của nội hàm
khái niệm thì phải thuộc vào ngoại diên của khái niệm đó và mỗi đối tượng là một
phần tử tạo nên ngoại diên. Ngoại diên nói lên có bao nhiêu đối tượng thỏa mãn nội
hàm của khái niệm, vì vậy, ngoại diên phản ánh mặt lượng của khái niệm.
Ngoại diên của khái niệm rất đa dạng, nó có thể là một tập hợp vô hạn, hữu
hạn, chỉ bao gồm 1 đối tượng hay không có đối tượng.
3. Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên
Trong mỗi khái niệm, nội hàm và ngoại diên luôn thống nhất với nhau, mỗi
nội hàm tương ứng với một ngoại diên xác định và ngược lại. Tuy nhiên, mối quan
hệ giữa nội hàm và ngoại diên có tính chất tỷ lệ nghịch, có nghĩa là, nội hàm càng
nghèo nàn (ít thuộc tính) thì ngoại diên càng rộng và ngược lại.

NỘI HÀM NGOẠI DIÊN

15
Vậy, nếu ngoại diên của một khái niệm bao hàm trong nó ngoại diên của khái
niệm khác thì nội hàm của khái niệm thứ nhất là một bộ phận của khái niệm thứ
hai.
III. PHÂN LOẠI KHÁI NIỆM
1. Phân loại khái niệm căn cứ vào nguồn gốc (hay trình độ hiểu biết)
− Khái niệm chân thật (hay khái niệm “thật”) là khái niệm phản ánh sự vật,
hiện tượng trong thực tế khách quan.
− Khái niệm giả dối (khái niệm “ảo”) là khái niệm không phản ánh thực tế
khách quan, chỉ do con người tưởng tượng nên một cách hoang đường.
2. Phân loại khái niệm căn cứ theo nội hàm của chúng
2.1. Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng
Khái niệm cụ thể là khái niệm phản ánh những đối tượng xác định trong hiện
thực. Khái niệm trừu tượng là khái niệm phản ánh những thuộc tính, những mối
quan hệ của đối tượng.
2.2. Khái niệm khẳng định và khái niệm phủ định
Khái niệm khẳng định là khái niệm phản ánh sự nhận định về sự tồn tại của
đối tượng, thuộc tính hay quan hệ của nó.
Khái niệm phủ định là khái niệm phản ánh sự nhận định về sự không tồn tại
của đối tượng, thuộc tính hay quan hệ của nó.
2.3. Khái niệm quan hệ và khái niệm không quan hệ
Khái niệm quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại của
chúng luôn nằm trong sự ràng buộc, quy định lẫn nhau.
Khái niệm không quan hệ là khái niệm phản ánh các đối tượng mà sự tồn tại
của chúng độc lập tương đối, không phụ thuộc vào sự tồn tại của đối tượng khác.
3. Phân loại khái niệm căn cứ theo ngoại diên của chúng
3.1. Khái niệm … … … … … … …
Là khái niệm mà ngoại diên của nó chỉ có một đối tượng cụ thể duy nhất.
3.2. Khái niệm … … … … … … …
Là khái niệm mà ngoại diên của nó chứa từ 2 đối tượng trở lên.
3.3. Khái niệm … … … … … … … … …
Là khái niệm mà ngoại diên của nó chứa một lớp đối tượng đồng nhất được
xem như một chỉnh thể duy nhất, không thể tách rời.
Khái niệm chung và khái niệm tập hợp đều có ngoại diên là một tập hợp nhiều
đối tượng, tuy nhiên, khác với khái niệm chung là khái niệm mà các thuộc tính
trong nội hàm khái niệm đều gắn liền với từng đối tượng của ngoại diên, thì khái

16
niệm tập hợp có nội hàm là tập hợp các thuộc tính có được trên cơ sở liên kết giữa
cá đối tượng của lớp đó. Đối với khái niệm tập hợp, khi tách từng đối tượng ra khỏi
tập hợp thì mỗi đối tượng không giữ được các thuộc tính của tập hợp đó.
3.4. Khái niệm loại và hạng
(Có tài liệu gọi là: chủng – loại; loại – giống; giống – loài; …)
Khái niệm có ngoại diên phân chia được thành các lớp con được gọi là khái
niệm loại của các khái niệm có ngoại diên là các lớp con đó, còn khái niệm có
ngoại diên là các lớp con của ngoại diên khái niệm loại gọi là khái niệm hạng.
3.5. Khái niệm rỗng
Là khái niệm mà ngoại diên của nó không chứa đối tượng nào, nó thường là
sản phẩm của trí tưởng tượng của con người.
IV. QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM
1. Quan hệ đồng nhất
Các khái niệm có … … … … … …… hoàn toàn trùng nhau gọi là các khái
niệm đồng nhất.
Ta có thể biểu diễn quan hệ đồng nhất thông qua hình tròn Euler (Âyrelơ)
(hay Venn) và bằng công cụ lôgic như sau:
A≡B⇔ 1. ∀x: x ∈ A x∈B A
2. ∀x: x ∈ B x∈A B
Công thức trên được phát biểu như sau: KN A đồng nhất với KN B
2. Quan hệ bao hàm
Hai khái niệm gọi là có quan hệ bao hàm nếu ngoại diên của khái niệm này …
… … … … …… … … … … … …… … … … … … … … … …… và ngoại diên
của khái niệm thứ hai chỉ có một phần là ngoại diên của khái niệm thứ nhất.
Biểu hiện khái niệm A bao hàm khái niệm B:
B⊂A⇔ 1. ∀x: x ∈ B x∈A A
2. ∃x: x ∈ A x∉B B
Điều kiện thứ hai loại trừ khả năng A và B đồng nhất nhau.
Không nên nhầm lẫn quan hệ bao hàm giữa các khái niệm với quan hệ toàn
thể với bộ phận trong cấu trúc của đối tượng.
3. Quan hệ giao nhau
Hai khái niệm được gọi là giao nhau khi ngoại diên của chúng … … … … …
… …… … … … … … …… và một số đối tượng trong ngoại diên của khái niệm
này không thuộc ngoại diên của khái niệm kia.

17
A∩B⇔ 1. ∃x: x ∈ A x∈B
(hoặc ∃x: x ∈ B x ∈ A) A B
2. ∃x: x ∈ A x∉B
3. ∃x: x ∈ B x∉A
Điều kiện (2) và (3) nhằm loại trừ quan hệ đồng nhất và bao hàm ra khỏi quan
hệ giao nhau.
4. Quan hệ tách rời
Hai khái niệm được gọi là tách rời khi ngoại diên của chúng … … … … … …
…… … … … … … …… … ….
A tách rời B ⇔ ∀x: x ∈ A x∉B A B
(A ∩ B = ∅) Hoặc ∀x: x ∈ B x∉A
Hai khái niệm nằm trong quan hệ tách rời có nội hàm không so sánh được, tuy
nhiên, cũng chỉ là theo nghĩa tương đối, bởi vì mọi sự vật, hiện tượng luôn có điểm
chung với sự vật, hiện tượng khác, chỉ là, con người luôn hạn chế phạm vi xem xét
để nhận thức thực tại khách quan.
5. Quan hệ đối chọi
A đối chọi B ⇔ 1. ∀x: x ∈ A x∉B C
Hoặc ∀x: x ∈ B x∉A
2. ∀x: x ∈ A x∈C A B
3. ∀x: x ∈ B x∈C
4. ∃x: x ∈ C x ∉ A và x ∉ B
Hai khái niệm được gọi là đối chọi (loại trừ hay đối lập) khi nội hàm của
chúng có những thuộc tính …… … … … … … …… còn ngoại diên của chúng
nằm trong quan hệ tách rời và chỉ là hai bộ phận của ngoại diên một khái niệm khác
(tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm thứ ba).
6. Quan hệ mâu thuẫn
Hai khái niệm được gọi là mâu thuẫn khi nội hàm của chúng …… … … … …
… …… còn ngoại diên của chúng nằm trong quan hệ tách rời đồng thời tổng ngoại
diên của chúng đúng bằng ngoại diên của khái niệm thứ ba.
A mâu thuẫn B ⇔ 1. ∀x: x ∈ A x∉B C
Hoặc ∀x: x ∈ B x∉A
2. ∀x: x ∈ A x∈C A B
3. ∀x: x ∈ B x∈C
4. ∀x: x ∈ C x ∈ A hoặc x ∈ B

18
7. Quan hệ cùng phụ thuộc
Các khái niệm được gọi là cùng phụ thuộc khi chúng
có quan hệ tách rời, đồng thời ngoại diên của chúng là A2 A1
những bộ phận của ngoại diên một khái niệm khác. Thực
chất đây là quan hệ giữa các hạng trong cùng một loại. A A3
V. MỞ RỘNG VÀ THU HẸP KHÁI NIỆM
1. Thu hẹp khái niệm
Quan hệ loại và hạng là cơ sở để mở rộng và thu hẹp khái niệm.
Trong thực tiễn, tư duy của con người luôn có nhu cầu chuyển từ khái niệm
này sang khái niệm khác theo những chiều hướng trái ngược nhau. Chẳng hạn,
trong quá trình nhận thức, con người có cần chính xác hóa nhận thức của mình về
một đối tượng, tức là con người cần làm sâu sắc hóa hay mở rộng nội hàm của khái
niệm, đó chính là thao tác thu hẹp khái niệm.
Thu hẹp khái niệm là thao tác lôgic nhằm chuyển từ khái niệm có ngoại diên
lớn sang khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn bằng cách … … … … … …… … … …
… … … …… … … … … … …… … ……… … … … … …, tức là làm cho nội
hàm của khái niệm mới phong phú hơn nội hàm của khái niệm ban đầu.
Thực chất của thu hẹp khái niệm là chuyển từ khái niệm loại thành khái niệm
hạng.
2. Mở rộng khái niệm
Mở rộng khái niệm là thao tác ngược với thu hẹp khái niệm, chuyển từ khái
niệm hạng thành khái niệm loại.
Mở rộng khái niệm là thao tác lôgic nhằm chuyển từ khái niệm có ngoại diên
nhỏ sang khái niệm có ngoại diên lớn hơn bằng cách bớt đi một hay một số thuộc
tính trong nội hàm của khái niệm ban đầu tức là làm cho nội hàm của khái niệm
mới nghèo nàn hơn nội hàm của khái niệm ban đầu.
Mở rộng khái niệm là thao tác tư duy phổ biến, nhằm khái quát một lớp các sự
vật, hiện tượng.
Thao tác thu hẹp và mở rộng khái niệm không thể tiếp tục đến vô hạn. Trong
khoa học, phạm trù là những khái niệm rộng nhất, vì vậy, khái niệm chỉ có thể mở
rộng đến phạm trù. Trái lại, thu hẹp khái niệm phải dừng lại ở những khái niệm mà
ngoại diên của nó chỉ có một đối tượng duy nhất.
VI. ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa “định nghĩa khái niệm”

19
Trong hoạt động nhận thức, con người luôn có nhu cầu làm rõ sự vật, hiện
tượng, phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Muốn vậy, con
người cần xác định nội dung của đối tượng, tức là phải chỉ ra được các thuộc tính
đặc trưng, bản chất của nó. Điều đó có nghĩa là, chúng ta đang làm sáng tỏ nội hàm
của khái niệm, và đương nhiên, khi nội hàm khái niệm được xác định thì ngoại diên
của nó cũng được xác định. Đó là thao tác định nghĩa khái niệm.
Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhằm xác lập … … …… …… của KN.
Mỗi định nghĩa thường có hai phần, một phần là khái niệm cần được định
nghĩa, phần kia là khái niệm dùng để định nghĩa (khái niệm định nghĩa). Giữa
chúng thường được kết nối bởi liên từ “là”.
“Khái niệm được định nghĩa” là “khái niệm định nghĩa”.
(Definjendum – Dfd) là (Definiens – Dfn)
Nếu khái niệm dùng để định nghĩa đặt trước khái niệm cần định nghĩa thì
dùng liên từ “được gọi là”.
2. Các kiểu định nghĩa khái niệm
2.1. Định nghĩa gọi tên
Định nghĩa gọi tên là định nghĩa bằng cách xác định thuật ngữ (từ ngữ) cho
đối tượng.
Cấu trúc lôgic của định nghĩa: khái niệm A (gọi) là B
2.2. Định nghĩa thông qua loại và sự khác biệt về hạng
Thao tác định nghĩa dựa trên quan hệ loại – hạng của khái niệm, bằng cách
quy khái niệm cần định nghĩa về khái niệm loại gần nhất của nó và chỉ ra thuộc tính
đặc trưng, bản chất khác biệt của nó với các hạng khác trong cùng loại đó.
Cấu trúc lôgic của định nghĩa: khái niệm A là khái niệm B có thuộc tính x
Nếu khái niệm cần định nghĩa là phạm trù thì không thể định nghĩa theo cách
này được.
2.3. Định nghĩa theo nguồn gốc
Đây là thao tác định nghĩa bằng cách nêu lên cách thức hình thành đối tượng
của khái niệm cần định nghĩa.
Cấu trúc lôgic của định nghĩa: khái niệm A là khái niệm B được hình thành
bằng cách R.
Cách định nghĩa này được hình thành thông qua con đường thực nghiệm khoa
học, nó thường được sử dụng trong vật lý và hóa học.
2.4. Định nghĩa theo quan hệ

20
Đây là thao tác định nghĩa được thực hiện thông qua việc nêu lên quan hệ của
nó với khái niệm khác. Cấu trúc lôgic của định nghĩa: khái niệm A là khái niệm có
quan hệ R với khái niệm B.
2.5. Định nghĩa mô tả
Đây là thao tác định nghĩa được thực hiện thông qua việc liệt kê các thuộc
tính, đặc điểm của đối tượng nhằm phân biệt nó với đối tượng khác giống nó.
Cấu trúc lôgic của định nghĩa: khái niệm A là khái niệm giống khái niệm B có
đặc điểm x.
Định nghĩa mô tả thực ra chưa thể gọi là định nghĩa chặt chẽ, khoa học, song
nó góp phần đắc lực vào quá trình nhận thức và trao đổi thông tin.
2.6. Định nghĩa so sánh
Cũng như định nghĩa mô tả, định nghĩa so sánh chỉ cho cách hiểu tương đối về
đối tượng, nó thường được sử dụng trong văn học.
Có 3 dạng định nghĩa so sánh cơ bản:
So sánh tương đồng là phương pháp định nghĩa khái niệm trên cơ sở nêu lên
các thuộc tính tương tự các thuộc tính trong nội hàm một khái niệm khác.
Cấu trúc lôgic của định nghĩa: khái niệm A là khái niệm có thuộc tính x giống
thuộc tính của khái niệm B.
So sánh ngược là phương pháp định nghĩa khái niệm trên cơ sở nêu lên các
thuộc tính ngược với thuộc tính trong nội hàm một khái niệm khác.
So sánh khác biệt là phương pháp định nghĩa khái niệm trên cơ sở nêu lên các
thuộc tính không tồn tại trong nội hàm của khái niệm cần định nghĩa nhưng lại có
trong nội hàm khái niệm dùng để so sánh.
3. Các quy tắc định nghĩa khái niệm
3.1. Định nghĩa phải … … … … … … … … …
Yêu cầu của quy tắc này là ngoại diên của khái niệm cần được định nghĩa và
của khái niệm dùng để định nghĩa phải trùng nhau.
Ngoại diên của Dfd = ngoại diên Dfn
Một số lỗi thường mắc phải:
Định nghĩa được gọi là quá rộng (Dfd ⊂ Dfn) khi ngoại diên của khái niệm
cần định nghĩa là một bộ phận của ngoại diên khái niệm dùng để định nghĩa.
Định nghĩa được gọi là quá hẹp (Dfd ⊃ Dfn) khi ngoại diên của khái niệm cần
định nghĩa bao trùm ngoại diên khái niệm dùng để định nghĩa. Lúc này, một số đối
tượng của khái niệm bị loai ra khỏi định nghĩa.
3.2. Định nghĩa phải … … … … … … … …
21
Quy tắc này yêu cầu khi định nghĩa một khái niệm chỉ được sử dụng những
khái niệm đã được định nghĩa để định nghĩa, tức là, nội hàm của khái niệm dùng để
định nghĩa đã được xác định.
Vi phạm quy tắc này sẽ mắc các lỗi sau:
Định nghĩa vòng quanh – là kiểu định nghĩa bằng cách thông qua một khái
niệm khác, nhưng khái niệm khác đó lại được định nghĩa bằng chính khái niệm cần
được định nghĩa.
Định nghĩa luẩn quẩn – chính khái niệm cần được định nghĩa để định nghĩa
chính nó.
Sử dụng các hình tượng nghệ thuật để định nghĩa.
3.3. Định nghĩa phải … … … … … … … … …
Quy tắc này yêu cầu khi định nghĩa một khái niệm thì nội hàm của nó không chứa
những thuộc tính được suy ra từ những thuộc tính khác đã có trong định nghĩa.
3.4. Định nghĩa phải … … … … … … … … … …
Định nghĩa phủ định không vạch ra được nội hàm của khái niệm, do đó cần
phải định nghĩa khẳng định.
VII. PHÂN CHIA KHÁI NIỆM
1. Định nghĩa phân chia khái niệm
Phân chia khái niệm là thao tác lôgic chia các đối tượng thuộc ngoại diên khái
niệm thành các nhóm theo những tiêu chuẩn nhất định. Thực chất của nó là chỉ ra
mối quan hệ giữa các khái niệm hạng trong một khái niệm loại nào đó.
Khái niệm mà ta đem ra phân chia (khái niệm loại) được gọi là khái niệm bị
phân chia.
Khái niệm được chỉ ra sau khi phân chia (khái niệm hạng) được gọi là khái
niệm phân chia hay thành phần phân chia.
Thuộc tính mà dựa vào đó để tiến hành phân chia khái niệm được gọi là cơ sở
(căn cứ, tiêu chuẩn) phân chia.
Cần phân biệt phân chia khái niệm với phân chia đối tượng thành các bộ phận.
Có một kiểu phân chia khái niệm nhanh, gọn và được ứng dụng rộng rãi trong
đời sống, đó là phân đôi khái niệm.
Phân đôi khái niệm là thao tác lôgic nhằm chia một khái niệm thành hai khái
niệm có quan hệ mâu thuẫn với nhau. Thực chất của nó là chia ngoại diên của khái
niệm thành hai nhóm căn cứ vào có hay không một thuộc tính nào đó.
2. Quy tắc phân chia khái niệm
Quy tắc 1: … … … … … … … … … … … … … …

22
Đòi hỏi việc phân chia phải được tiến hành trên một cơ sở phân chia xác định.
Quy tắc này đảm bảo tính ngang hàng, cùng cấp giữa các thành phần phân chia.
Quy tắc 2: … … … … … … … … … … … … … ….
Quy tắc này đòi hỏi tổng ngoại diên của các thành phần phân chia phải đúng
bằng ngoại diên của khái niệm bị phân chia.
Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn đến hai lỗi lôgic sau:
Phân chia thừa là phép phân chia mà ngoại diên khái niệm bị phân chia nhỏ
hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia.
Phân chia thiếu là phép phân chia mà ngoại diên khái niệm bị phân chia lớn
hơn tổng ngoại diên của các thành phần phân chia.
Quy tắc 3: … … … … … … … … … … … … … …… … … … … …
Quy tắc này đòi hỏi các thành phần phân chia phải là những khái niệm tách
rời, tức là ngoại diên của chúng không được trùng lắp nhau.
Quy tắc 4: … … … … … … … … … … … … … …
Việc phân chia phải theo trình tự từ khái niệm loại đến khái niệm hạng gần
nhất của nó, rồi đến các khái niệm hạng gần nhất của các khái niệm thành phần vừa
được phân chia, không vượt cấp, cứ như thế tiếp tục viêc phân chia.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP


1. Phân chia các khái niệm: cái quạt, sinh viên, giáo viên, trường học, động vật,
triết học, thành phố, khoa học, âm nhạc, nhà, sông, …
2. Dùng biểu đồ Venn thể hiện quan hệ giữa các khái niệm sau:
a. “Bảng” và “Phấn”;
b. “Trường đại học”, “Trường ĐH SIU”, và “Trường ĐH kiến trúc”;
c. “Thanh niên”, “Sinh viên” và “Đoàn viên”;
d. “Nhà” và “Cửa”;
3. Các định nghĩa sau đây không hợp quy tắc, hãy chỉ ra nó đã vi phạm quy tắc
nào?:
a. Chim là loại động vật có xương sống và có cánh.
b. Người là động vật tiến hóa nhất, có tư duy, có ngôn ngữ, có khả năng nói,
viết, biết sáng tạo công cụ trong quá trình lao động xã hội.
c. Thức là trạng thái không ngủ, chưa ngủ, trong thời gian thông thường dùng
để ngủ.

23
Chương IV: PHÁN ĐOÁN

I. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA PHÁN ĐOÁN


1.1. Định nghĩa phán đoán
Phán đoán là một trong ba hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng.
Phán đoán là thao tác của tư duy, liên kết các khái niệm nhằm khẳng định hay
phủ định sự tồn tại, các thuộc tính hay mối quan hệ của sự vật, hiện tượng.
Trong ngôn ngữ học và toán học, ứng với phán đoán là mệnh đề.
Vì phán đoán là sự phản ánh của thế giới khách quan vào trong bộ não con
người, nên phán đoán có thể là sự phản ánh phù hợp hay không phù hợp, do đó,
mỗi phán đoán chỉ có thể là đúng hay sai. Phán đoán không thể vừa đúng hay vừa
sai, cũng như không đúng cũng không sai.
Những trường hợp sau không gọi là phán đoán:
Những câu mà đối tượng không xác định: “Số x lớn hơn 5.”;
Câu (không có tiêu chuẩn khách quan) không nêu lên được một khẳng định
đúng/sai nào cả nào cả: “Ngọc Hoàng có 10 vợ.”
Câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán.
Trong lôgic học, giá trị của phán đoán đúng (chân lý) được ký hiệu bằng chữ
Đ hay 1, giá trị của phán đoán sai được ký hiệu bằng chữ S hay 0.
Khác với khái niệm, phản ánh những thuộc tính chung, bản chất của sự vật,
hiện tượng, phán đoán phản ánh những mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hoặc
giữa các mặt của chúng cho nên phán đoán là hình thức biểu đạt của các quy luật
khách quan.
1.2. Cấu trúc của phán đoán (đơn)
Cấu trúc điển hình của một phán đoán (đơn) ở dạng đầy đủ, ví dụ: “Một số
sinh viên là vận động viên quốc gia”, bao gồm những thành phần cơ bản: lượng từ,
chủ từ, liên từ lôgic và vị từ.
Chủ từ của phán đoán là khái niệm chỉ đối tượng của tư tưởng, là cái mà ta
đang tư duy về nó, là hình ảnh tinh thần về đối tượng được ghi nhận trong bộ não.
Ký hiệu chủ từ là S (lấy trong chữ Subjectum của tiếng Latin).
Vị từ của phán đoán là khái niệm chỉ sự tồn tại, các thuộc tính hay mối quan
hệ của sự vật, hiện tượng, ký hiệu là P (lấy trong chữ Praedicatum của tiếng Latin).
Trong phán đoán, vị từ thể hiện nội dung tư duy con người về đối tượng.
Chủ từ và vị từ của phán đoán còn được gọi là danh từ, hay thuật ngữ.
“Từ” liên kết chủ từ và vị từ để tạo nên phán đoán được gọi là liên từ lôgic.

24
Với các phán đoán khẳng định, liên từ thường dùng là: là, có, dấu gạch ngang
“–“, dấu phẩy “,” …
Với các phán đoán phủ định, liên từ thường dùng là: không, không là …
Ngoài các thành phần trên, trong nhiều phán đoán còn có lượng từ đi với chủ
thể. Lượng từ cho biết số lượng các đối tượng của khái niệm chủ từ tham gia vào
phán đoán. Lượng từ cũng có thể được tỉnh lược.
Tương ứng với toàn bộ ngoại diên của khái niệm chủ từ tham gia vào phán
đoán ta có lượng từ: mọi, tất cả, … Ký hiệu ∀
Tương ứng với một bộ phận trong ngoại diên của khái niệm chủ từ tham gia
vào phán đoán ta có lượng từ: một số, một vài, đại đa số, số đông, hầu hết, … Ký
hiệu ∃. Có thể diễn đạt cấu trúc lôgic phán đoán – như sau:
Lượng từ – chủ từ (S) – liên từ – vị từ (P)
1.3. Phán đoán và câu
Câu là phạm trù ngôn ngữ học, nó là hình thức liên kết từ ngữ theo một trật tự
ngữ pháp, tuân thủ các quy luật nhất định của ngôn ngữ. Thành phần chính của câu
có chủ ngữ, vị ngữ. Ngoài ra trong câu có thể có trạng ngữ, tịnh ngữ, bổ ngữ, …
Hình thức diễn đạt khái niệm là từ, do đó khái niệm không thể xuất hiện và
tồn tại ngoài ngôn ngữ. Phán đoán được cấu thành từ các khái niệm nên nó cũng
không thể xuất hiện và tồn tại ngoài ngôn ngữ. Mỗi phán đoán bao giờ cũng được
diễn đạt bằng một câu nhất định. Tuy nhiên, không nên đồng nhất phán đoán và
câu. Cái thứ nhất thuộc phạm trù lôgic, cái thứ hai lại thuộc phạm trù ngôn ngữ nên
kết cấu lôgic của tư tưởng và kết cấu ngữ pháp của câu không giống nhau. Cụ thể,
phán đoán của mọi người trên thế giới đều giống nhau, trong khi kết cấu ngữ pháp
của câu để diễn đạt tư tưởng lại khác nhau, tùy thuộc vào từng ngôn ngữ nhất định.
Mặt khác, phán đoán chỉ có giá trị hoặc đúng, hoặc sai nên nó chỉ là câu trần
thuật. Những câu hỏi, yêu cầu hay cảm thán không thể là phán đoán.
Do tính đa dạng của câu trong ngôn ngữ tự nhiên mà muốn biểu thị một phán
đoán trong trường hợp cấu trúc đầy đủ của phán đoán đó không được thể hiện
tường minh trong câu (dạng phán đoán phi chính tắc), ta phải “chuẩn hóa phán
đoán”, tức đưa phán đoán về dạng chính tắc.
Phán đoán được chia thành hai loại: phán đoán đơn và phán đoán phức.
II. PHÁN ĐOÁN ĐƠN
Phán đoán đơn là phán đoán chỉ có một chủ từ và một vị từ.
Mỗi phán đoán đều có hai mặt chất và lượng nhất định. Chất của phán đoán
biểu hiện ở liên từ lôgic, lượng của phán đoán biểu hiện ở chủ từ. Có thể phân loại
phán đoán đơn theo chất và lượng.
25
2.1. Phân loại phán đoán đơn theo chất
2.1.1. Phán đoán … … … … … …
Công thức “S là P”.
2.1.2. Phán đoán … … … … … …
Công thức “S không là P”. Hoặc “Không phải S là P”.
2.2. Phân loại phán đoán đơn theo lượng
2.2.1. Phán đoán … … … … … … (phán đoán chung)
Là phán đoán mà toàn bộ các đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm làm
chủ từ được đề cập trong phán đoán.
Công thức “∀S là (không là) P”
2.2.2. Phán đoán … … … … … … (phán đoán riêng)
Là phán đoán mà chỉ một số đối tượng thuộc ngoại diên của khái niệm làm
chủ từ được đề cập trong phán đoán.
Công thức “∃S là (không là) P”
2.2.1. Phán đoán … … … … … …
Là phán đoán mà ngoại diên của chủ từ chỉ có một đối tượng duy nhất.
Lưu ý, phán đoán đơn nhất cũng là phán đoán toàn thể.
2.3. Phân loại phán đoán đơn theo chất và lượng
Đây là sự kết hợp của cả hai cách phân loại trên.
2.3.1. Phán đoán khẳng định toàn thể (phán đoán A)
Công thức “∀S là P” hay … … …
Công thức trong lôgic kí hiệu: ∀x (S(x) ⇒ P(x)),
đọc là “Với mọi x nếu x có thuộc tính S thì x có thuộc tính P”.
2.3.2. Phán đoán khẳng định bộ phận (phán đoán I)
Công thức “∃S là P” hay … … … …
Công thức trong lôgic kí hiệu: ∃x (S(x) ∧ P(x)),
đọc là “Tồn tại x có thuộc tính S và có thuộc tính P”.
2.3.3. Phán đoán phủ định toàn thể (phán đoán E)
Công thức “∀S không là P”, “Không phải ∀S là P” hay … … … …
Công thức trong lôgic kí hiệu: ∀x (S(x) ⇒ ˥ P(x)),
đọc là “Với mọi x nếu x có thuộc tính S thì x không có thuộc tính P”.
Đôi khi phán đoán phủ định toàn thể được bắt đầu bởi lượng từ “không một”
hay không có lượng từ.

26
2.3.4. Phán đoán phủ định bộ phận (phán đoán O)
Công thức “∃S không là P” hay … … …
Công thức trong lôgic kí hiệu: ∃x (S(x) ∧ ˥ P(x)),
đọc là “Tồn tại x có thuộc tính S và không có thuộc tính P”.
Người ta dùng các nguyên âm A và I trong chữ latinh Affirmo (khẳng định);
E và O trong chữ Nego (phủ định).
2.4. Tính chu diên của chủ từ và vị từ trong phán đoán
Chu diên có nghĩa là … …… … … …… … …, trọn vẹn (toàn bộ ngoại diên).
Trong một phán đoán, một thuật ngữ gọi là chu diên khi toàn bộ các đối tượng
thuộc ngoại diên của thuật ngữ đó được xem xét trong mối liên hệ với thuật ngữ
còn lại; ký hiệu +
Một thuật ngữ gọi là không chu diên nếu chỉ có một phần đối tượng thuộc
ngoại diên của thuật ngữ đó có liên hệ với thuật ngữ còn lại; ký hiệu –
Tính chu diên của chủ từ được xác định qua lượng từ:
Phán đoán toàn thể có chủ từ chu diên (S+)
Phán đoán bộ phận có chủ từ không chu diên (S-)
Tính chu diên của vị từ được xác định qua liên từ:
Phán đoán phủ định có vị từ chu diên (P+)
Một số phán đoán khẳng định có vị từ không chu diên (P-)
Phán Công thức Tính chu diên Quan hệ giữa S và P
đoán
Chủ từ Vị từ
S+ P-
A ∀S là P
S+ P+

S- P-
I ∃S là P
S- P+

E ∀S không là P S+ P+

O ∃S không là P S- P+

27
2.5. Quan hệ giữa các phán đoán
A Đối chọi trên E

Thứ bậc Thứ bậc

I Đối chọi dưới O


2.5.1. Quan hệ đối chọi trên (A và E)
Hai phán đoán đối chọi trên … …… … … … … … …… … … … … … …
Nếu A đúng thì E sai và ngược lại, E đúng thì A sai.
Nếu A sai thì E chưa xác định.
2.5.2. Quan hệ đối chọi dưới (I và O)
Hai phán đoán đối chọi dưới … … … …… … … … … … . … … … … ……
Nếu I sai thì O đúng và ngược lại, O sai thì I đúng.
Nếu I đúng thì O chưa xác định.
2.5.3. Quan hệ mâu thuẫn (A và O; E và I)
Với hai phán đoán có quan hệ mâu thuẫn, nếu phán đoán này đúng, … . … …
… …… … … …… … … … … … .
2.5.4. Quan hệ thứ bậc (phụ thuộc) (A và I; E và O)
Với hai phán đoán có quan hệ thứ bậc:
Nếu phán đoán toàn thể đúng thì phán đoán bộ phận … … … ….
Nếu phán đoán bộ phận sai thì phán đoán toàn thể … … … … .
III. PHÁN ĐOÁN PHỨC
Phán đoán phức là phán đoán được tạo thành trên cơ sở liên kết hai hay nhiều
phán đoán đơn. Nói cách khác, từ các phán đoán đơn, nhờ các liên từ lôgic liên kết
chúng lại tạo thành phán đoán phức. Các phán đoán phức bao gồm:
3.1. Phán đoán phủ định (phép phủ định)
Phán đoán phủ định là phán đoán được tạo thành nhờ phủ định một phán đoán
bất kỳ. Ký hiệu: ˥P (∼P; P) và đọc là “không phải P”.
Bảng giá trị chân lý của phán đoán phủ định:

P 1 0
˥P
Phán đoán “không phải không P” = P, Ký hiệu: ˥˥P = P

28
˥A = O; ˥O = A; ˥E = I; ˥I = E
3.2. Phán đoán liên kết (phép hội (hợp))
Hai phán đoán đơn (P, Q) có thể liên kết với nhau bằng liên từ lôgic “và” tạo
thành một phán đoán phức, gọi là phán đoán liên kết.
Ký hiệu: P˄Q; đọc là “P và Q”, “hội của P và Q”.
Đôi khi, phép hội sử dụng các liên từ lôgic khác: mà, vẫn, đồng thời, cũng,
nhưng mà, dấy phẩy, … Bảng giá trị chân lý của phán đoán liên kết:
P 1 1 0 0
Q 1 0 1 0

P˄Q
Một số tính chất của phép hội:
P˄Q = 1 ⇔ P = 1 và Q = 1
Tính giao hoán: P˄Q = Q˄P
Tính kết hợp: (P˄Q) ˄R = P ˄ (Q˄R)
Tính phân phối: P˄(Q∨R) = (P˄Q) ∨ (P˄R)
P˄P = P P˄1 = P P˄0 = 0 P˄˥P = 0
3.3. Phán đoán lựa chọn/ phân liệt (phép tuyển)
Hai phán đoán đơn (P, Q) có thể liên kết với nhau bằng liên từ lôgic “hoặc”
(hay là, vừa là) tạo thành một phán đoán phức, gọi là phán đoán lựa chọn.
Phán đoán lựa chọn có hai loại:
3.3.1. Phán đoán lựa chọn liên kết (phép tuyển thường, phép tuyển lỏng,
phép tuyển yếu)
Ký hiệu: P ∨ Q; đọc là “P hoặc Q”, “P hay Q”, “tuyển của P và Q”.
Bảng giá trị chân lý của phán đoán lựa chọn liên kết:
P 1 1 0 0

Q 1 0 1 0

P∨Q

P∨Q = 0 ⇔ P = 0 và Q = 0
P∨P = P P∨1 = 1 P∨0 = P P∨˥P = 1
3.3.2. Phán đoán lựa chọn gạt bỏ (phép tuyển mạnh, phép loại)
Ký hiệu: P ∨ Q; đọc là “hoặc P hoặc Q”.
Bảng giá trị chân lý của phán đoán lựa chọn liên kết:

29
P 1 1 0 0

Q 1 0 1 0

P∨Q

Phép tuyển được sử dụng cho cả hai loại phán đoán lựa chọn có các tính chất:
Tính giao hoán: P∨Q = Q∨P
Tính kết hợp: (P∨Q) ∨ R = P ∨ (Q∨R)
Tính phân phối: P∨ (Q˄R) = (P∨Q) ˄ (P∨R)

P 1 1 1 1 0 0 0 0
Q 1 1 0 0 1 1 0 0
R 1 0 1 0 1 0 1 0
Q˄R
P∨ (Q˄R)
P∨Q
P∨R
(P∨Q) ˄ (P∨R)
3.4. Phán đoán có điều kiện (phép kéo theo)
Hai phán đoán đơn (P, Q) có thể liên kết với nhau bằng liên từ lôgic “nếu …
thì …” tạo thành một phán đoán phức, gọi là phán đoán có điều kiện.
Ký hiệu: P Q; đọc là “nếu P thì Q”; “P kéo theo Q”.
Bảng giá trị chân lý của phán đoán có điều kiện:

P 1 1 0 0
Q 1 0 1 0

P Q

P Q = 0 ⇔ P = 1 và Q = 0
Trong nhiều trường hợp, phán đoán không có liên từ lôgic “nếu … thì …” vẫn
là phán đoán có điều kiện.
Đối với phán đoán có điều kiện, giữa P và Q có thể có các mối liên hệ sau:
Liên hệ nhân quả; Liên hệ điều kiện; Liên hệ lôgic; Liên hệ định nghĩa.
3.5. Phán đoán tương đương (phép tương đương; điều kiện cần và đủ)
3.5.1. Điều kiện đủ
Xét phán đoán P Q, P được gọi là điều kiện đủ của Q khi có P thì có Q, tức
là nếu P đúng thì Q đúng. Ta đọc: có P là đủ để có Q; muốn có Q thì có P là đủ

30
3.5.2. Điều kiện cần
Xét phán đoán ˥P ˥Q, P được gọi là điều kiện cần của Q khi không có P thì
không có Q, tức là nếu ˥P đúng thì ˥Q đúng.
Ta đọc: có P là cần để có Q; muốn có Q thì cần có P; chỉ có Q khi có P.
- Nếu gọi: (1) P Q là phán đoán thuận, thì:
(2) Q P là phán đoán … … … của (1),
(3) ˥P ˥Q là phán đoán … … … của (1), và
(4) ˥Q ˥P là phán đoán … … … … … … của (1).
Và vì P Q = ˥Q ˥P nên: Hai phán đoán phản đảo của nhau thì luôn
luôn có cùng giá trị chân lí (cùng đúng hoặc cùng sai), chúng tương đương lôgic.
Vì vậy, Khi P là điều kiện đủ của Q thì Q là điều kiện cần của P.
Mặt khác: P Q ≠ ˥P ˥Q
Nên P là điều kiện đủ thì không (chưa) là điều kiện cần để có Q.
˥P ˥Q ≠ P Q
P là điều kiện cần nhưng không là điều kiện đủ để có Q.
3.5.3. Phán đoán tương đương (Điều kiện cần và đủ)
Hai phán đoán đơn (P, Q) có thể liên kết với nhau bằng liên từ lôgic “nếu và
chỉ nếu; khi và chỉ khi; điều kiện cần và đủ; … tạo thành một phán đoán phức, gọi
là phán đoán tương đương. P được gọi là tương đương (điều kiện cần và đủ của)
với Q khi có P thì có Q và có Q thì có P.
Ký hiệu: P Q = … … …… … …… … …… … …
Ta đọc: P là điều kiện cần và đủ của Q; Có P khi và chỉ khi có Q.
Bảng giá trị chân lý của phán đoán tương đương:
P 1 1 0 0

Q 1 0 1 0
P Q

Một số hệ thức tương đương:


˥ (P ˄ Q) = ˥P∨˥Q hệ thức De Morgan
˥ (P ∨ Q) = ˥ P ˄˥ Q
˥ (P ˄ ˥ Q) = ˥Q ˥P= ˥P∨Q= P Q
˥ (˥ P ˄ ˥ Q) = P ∨ Q = ˥P Q= ˥Q P
˥ (˥ P ∨ ˥ Q) = P ˄ Q = ˥ (P ˥ Q) = ˥ (Q ˥ P)

31
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hãy xây dựng các phán đoán chân thực từ mỗi cặp từ ngữ sau đây, rồi cho
biết đó là phán đoán A, I, E hay O, và xác định tính chu diên của các hạn từ trong
phán đoán ấy:
a. “Danh từ riêng” và “từ chỉ tên riêng của sự vật”.
b. “Cây hoa Lan” và “không mọc trên cây”.
c. “Bác sĩ” và “y tá”.
d. “Ca sĩ” và “thanh niên”.
2. Viết dưới dạng kí hiệu các phán đoán sau:
a. Phòng này đã chật lại nóng.
b. Phòng này không chật, cũng không nóng.
c. Phòng này đâu có nóng hay chật.
d. Phòng này tuy chật nhưng không nóng.
e. Không thể có chuyện phòng này chật mà lại không nóng.
f. Bảo rằng phòng này chật mà lại không nóng là sai.
g. Phòng này vì chật nên nóng.
h. Phòng này không chật thì không nóng.
i. Tôi sẽ kết thúc công việc lúc 10 giờ hoặc 10 giờ rưỡi.
j. Vì bệnh, tôi phải nghỉ học.
k. Nếu khó khăn thì anh hãy bảo tôi.
l. Tôi đi taxi khi trời mưa.
m. Cậu chỉ được thi vào đại học khi có bằng tốt nghiệp Trung học PT.
n. Để đến trường kịp giờ học, tôi phải rời nhà từ 6 giờ sáng.
o. Tôi không đi ngủ sớm trừ phi sắp ốm.
p. Không có lửa thì sao có khói.
q. Anh rảnh hay tiện đường thì ghé tôi chơi.
r. Lan có nhiều bạn không phải vì nhà Lan giàu, cũng không phải vì
Lan đẹp.
s. Lan có nhiều bạn không phải vì nhà Lan giàu hay vì Lan đẹp.
3. Lập bảng giá trị để chứng minh các công thức sau là hằng đúng:
a. (P ∨ Q) (˥ P Q).
b. (P ∧ Q) (P Q)
c. ((P (Q ∧ R)) ∧ (˥Q ∨ ˥R)) ˥P.
4. Xây dựng bảng giá trị của các biểu thức sau:
a. P ˄ (˥P ˄ ˥Q).
b. ˥ (P ∨ (P Q)).
c. ((P Q) ˄ R) ∨ ((˥ Q ∨ ˥R) ˄ P).

32
Chương V: SUY LUẬN

I. ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA SUY LUẬN (SUY LÝ)


a. Định nghĩa suy luận
Suy luận (raisonnement) là hình thức của tư duy nhằm rút ra phán đoán mới từ
một hay một số phán đoán ban đầu.
Thực chất của suy luận là dựa trên những tri thức đã biết chắc chắn (các phán
đoán đã chứng minh), liên kết chúng theo một cách thức nhất định (các quy tắc, các
kiểu suy luận) để tạo ra những tri thức mới (các phán đoán mới) mà trước đây ta
chưa biết.
Giá trị lý luận và thực tiễn của suy luận thể hiện ở chỗ nó đưa nhận thức đi từ
cái trực quan, đơn lẻ, ngẫu nhiên của hiện thực khách quan đến nhận thức gián tiếp,
trừu tượng, đặc biệt, không cần kiểm nghiệm thực tiễn, bằng công cụ nhận thức tư
duy trừu tượng có thể rút ra tri thức mới đáng tin cậy. Suy luận góp phần tích cực
làm cho sự hiểu biết của con người trở nên phong phú và đa dạng.
Cũng như khái niệm và phán đoán, suy luận là hình thức của tư duy, nó không
phụ thuộc vào dân tộc, giai cấp, giới tính, …
b. Cấu trúc của suy luận
Bất kỳ một suy luận nào cũng bao gồm 3 thành phần:
Tiền đề hay cơ sở của suy luận là một hay nhiều phán đoán mà về nguyên tắc
ta đã biết chính xác giá trị chân thực của nó mà từ đó rút ra những phán đoán mới
chứa đựng tri thức mới mà bản thân mỗi phán đoán tiền đề chưa có được.
Trong thực tế, con người vẫn thường xuyên suy luận mà không xác định giá
trị đích thực của tiền đề ta gọi đó là sự … … … … … … , thiếu căn cứ hay không
có căn cứ khoa học trong suy luận.
Yêu cầu về tính chân thực của tiền đề liên quan đến đòi hỏi của một suy luận
đúng, đối với suy luận nói chung thì bất cứ phán đoán nào cũng có thể làm tiền đề.
Lập luận là cách thức (quy tắc) lôgic rút ra kết luận từ tiền đề. Cũng như tiền
đề, cần phân biệt lập luận đúng với lập luận nói chung. Kết luận của một suy luận
đúng không thể rút ra một cách tùy tiện trên một số căn cứ xác định. Kết luận phải
mang tính ổn định, xác định và tất yếu, muốn vậy, nó phải được quy định một cách
chặt chẽ bởi cách thức liên kết của các tiền đề.
Đối với lôgic hình thức, tiền đề đúng được coi là hiển nhiên, do vậy lôgic hình
thức chỉ quan tâm tới việc bảo đảm cho tư duy tuân thủ các quy tắc, quy luật lôgic
trong quá trình suy luận, ta gọi là suy luận hợp lôgic.
Để một suy luận được coi là đúng đắn, cần hội đủ cả hai điều kiện:
33
a. … … …… … …… … ……… … …… … …… … ……;
b. … … …… … … … … … … … … …… … …… … …….
Trong trường hợp các tiền đề đã được chứng minh và đảm bảo tính chân thực,
lập luận tuân theo các quy tắc, quy luật lôgic, kết luận đó là đúng tất yếu. Nếu kết
luận sai gọi là sai ngẫu nhiên, là do sự phát triển nhận thức của con người đòi hỏi
chúng ta phải nhận thức lại tiền đề.
Trong trường hợp tiền đề hay lập luận sai thì kết luận sai một cách tất yếu.
c. Các loại suy luận
Thông thường người ta chia suy luận thành 2 loại: suy luận diễn dịch và suy
luận quy nạp, gọi tắt là diễn dịch (suy diễn) và quy nạp.
II. DIỄN DỊCH
2.1. Định nghĩa
Diễn dịch là hình thức suy luận trong đó lập luận được tiến hành trên cơ sở rút
ra những tri thức riêng biệt từ những tri thức … … … … … … … Trong diễn dịch,
thông thường tiền đề là những phán đoán phổ biến, chung hay toàn thể, còn kết
luận là những phán đoán riêng lẻ, bộ phận hay đơn nhất.
Diễn dịch bao gồm: diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp.
2.2. Diễn dịch trực tiếp
2.1.1. Định nghĩa
Diễn dịch trực tiếp là hình thức diễn dịch mà kết luận được rút ra từ một tiền
đề. SaP SiP là một quy tắc suy luận.
Sơ đồ diễn dịch trực tiếp:
P Q hay P Trong đó: P là tiền đề;
Q Q là kết luận
2.1.2. Một số quy tắc diễn dịch trực tiếp
a. Phép đổi chỗ (đảo ngược)
Phép đổi chỗ là phép suy diễn trực tiếp trong đó thực hiện hoán vị giữa chủ từ
và vị từ của phán đoán xuất phát, kết quả thu được phán đoán mới có … … ……
… …… … …… không thay đổi. Có 3 hình thức của phép đổi chỗ là:
1. SaP PiS (khi S ⊂ P).
SaP PaS (khi S ≡ P).
2. SeP PeS
3. SiP PiS (khi S ∩ P).
SiP PaS (khi P ⊂ S).
b. Phép đổi chất (phép chuyển hóa)
34
Phép đổi chất là phép suy diễn trực tiếp trong đó phán đoán mới thu được nhờ
chuyển hóa … … …… … … … …… … …… … … …… … … còn lượng, chủ
từ và giá trị không thay đổi.
Có 2 hình thức của phép đổi chất là:
 Thực hiện phủ định kép, hay suy ra phán đoán tương đương từ phủ định kép:
S là P ⇔ S không phải là không P.
SaP Se˥P
SiP So˥P
 Chuyển nghĩa phủ định từ liên từ sang vị từ, hay ngược lại:
S không phải là P ⇔ S là không P.
SeP Sa˥P
SoP Si˥P
c. Phép đổi chất và đổi chỗ (phép đối lập vị từ)
Phép đổi chất và đổi chỗ là phép suy diễn trực tiếp thu được phán đoán mới,
trong đó khái niệm đối lập với vị từ của tiền đề trở thành chủ từ của kết luận, khái
niệm chủ từ của tiền đề trở thành vị từ của kết luận, chất của phán đoán chuyển
sang chất đối lập còn giá trị không thay đổi. Có 3 hình thức của phép đổi chất và
đổi chỗ là:
SaP ˥PeS
SeP ˥PiS
SoP ˥PiS
d. Phép đổi lượng
Phép đổi lượng là phép suy diễn trực tiếp từ phán đoán toàn thể ra phán đoán
bộ phận. Có 2 hình thức của phép đổi lượng là:
SaP SiP
SeP SoP
e. Phép tương đương (xem IV)
2.3. Diễn dịch gián tiếp
2.3.1. Định nghĩa
Diễn dịch gián tiếp là hình thức diễn dịch mà kết luận là phán đoán mới được
rút ra trên cơ sở mối liên hệ lôgic giữa hai hay nhiều phán đoán tiền đề. Dấu hiệu
phân biệt diễn dịch trực tiếp và diễn dịch gián tiếp là … … …… … …… … …… .
Sơ đồ diễn dịch gián tiếp: P
Q Trong đó: P, Q là tiền đề;
R R là kết luận
35
Diễn dịch gián tiếp có nhiều dạng như:
2.3.2. Tam đoạn luận nhất quyết đơn (Tam đoạn luận)
2.3.2.1. Cấu trúc của tam đoạn luận
Tam đoạn luận nhất quyết đơn là suy luận gián tiếp mà tiền đề và kết luận là
những phán đoán đơn (dạng A, I, E, O). Đây là hệ thống suy diễn cổ xưa nhất do
Aristote xây dựng. Trong mỗi tam đoạn luận chỉ có 3 khái niệm, gọi là 3 thuật ngữ,
ký hiệu là S, P, M.
Ví dụ: Mọi người (M) đều phải chết (P).
Socrate (S) là con người (M).
Kết luận: Socrate phải chết.
Thuật ngữ M có mặt trong cả 2 tiền đề nhưng không có mặt trong kết luận, gọi
là thuật ngữ trung gian. Chức năng của thuật ngữ trung gian là tạo mối liên hệ giữa
các thuật ngữ còn lại.
Tiền đề nào chứa chủ từ của kết luận gọi là … … … … … … … … ….
Tiền đề nào chứa vị từ của kết luận gọi là … … … … … … … … ….
Sự thay đổi vị trí của các tiền đề không ảnh hưởng đến kết quả của suy luận.
2.3.2.2. Các quy tắc của tam đoạn luận
Các quy tắc cho thuật ngữ:
Quy tắc 1: Trong một tam đoạn luận … … …… … …… … …… .
Bản chất của tam đoạn luận là có 2 tiền đề với 4 thuật ngữ, trong đó có một
thuật ngữ chung (M). Nếu chỉ có 2 thuật ngữ thì không còn là tam đoạn luận nữa.
Nếu có 4 thuật ngữ thì suy luận sẽ mắc lỗi lôgic, lỗi 4 thuật ngữ.
Quy tắc 2: Thuật ngữ nào không chu diên trong tiền đề thì cũng … … … …
… … … … … … … … …… … … … … … ….
Vậy, một thuật ngữ chu diên ở kết luận thì ở tiền đề ……… … …… … .
Tuy nhiên, không vội vàng kết luận, một thuật ngữ không chu diên ở kết luận
thì ở tiền đề cũng không chu diên
Quy tắc 3: Thuật ngữ trung gian (M) phải ……… … …… ………… … …….
Các quy tắc cho tiền đề:
Quy tắc 4: Từ 2 tiền đề là ……… … …… ……… không thể rút ra kết luận.
Quy tắc 5: Từ 2 tiền đề là … …… … …… … …… không thể rút ra kết luận.
Quy tắc 6: Nếu cả 2 tiền đề là phán đoán khẳng định thì kết luận cũng phải là
…… … …… …… …… … … .

36
Quy tắc 7: Nếu một trong 2 tiền đề là phán đoán phủ định thì kết luận cũng
phải là …… …… … … …… … .
Quy tắc 8: Nếu một trong 2 tiền đề là phán đoán bộ phận thì kết luận cũng
phải là …… … …… …… …… … …… .
Từ QT 5 và 8 suy ra, nếu kết luận là phán đoán toàn thể thì 2 tiền đề phải là
…… …… … …… …… …… … …….
2.3.2.3. Các loại hình và các quy tắc của các loại hình tam đoạn luận
Căn cứ vào vị trí của thuật ngữ giữa (M) ở các phán đoán tiền đề người ta chia
tam đoạn luận thành 4 loại hình sau:
Loại hình I:
MP M P
SM S M
SP S P
Quy tắc: Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể.
Tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định.
Loại hình II:
PM P M
SM S M
SP S P
Quy tắc: Tiền đề lớn phải là phán đoán toàn thể.
Một trong hai tiền đề phải là phán đoán phủ định.
Loại hình III:
MP M P
MS M S
SP S P
Quy tắc: Tiền đề nhỏ phải là phán đoán khẳng định.
Kết luận phải là phán đoán bộ phận.
Loại hình IV:
PM P M
MS M S
SP S P
Quy tắc:
1. Nếu một tiền đề là phán đoán phủ định thì tiền đề lớn là phán đoán toàn thể.
2. Nếu tiền đề lớn là phán đoán khẳng định thì tiền đề nhỏ là phán đoán toàn thể.
37
3. Nếu tiền đề nhỏ là phán đoán khẳng định thì kết luận là phán đoán bộ phận.
Loại hình IV rất ít sử dụng, Aristote không thừa nhận loại hình này, theo ông
nó chỉ là sự đảo ngược của loại hình I. Mãi đến thế kỷ II sau CN, nhà lôgic học
Galien (132-200) mới bổ sung và nó mang tên ông.
2.3.2.4. Các kiểu của tam đoạn luận

Loại hình I AAA, EAE, AII, EIO


Loại hình II EAE, AEE, EIO, AOO

Loại hình III AAI, IAI, AII, EAO, OAO, EIO


Loại hình IV AAI, AEE, IAI, EAO, EIO
Để cho dễ nhớ, Peter người Tây Ban Nha đã đặt cho các kiểu tam đoạn luận
trên những tên gọi sau, lấy 3 nguyên âm để chỉ các kiểu của tam đoạn luận:
Loại hình I: Barbara, Celarent, Darii, Ferio.
Loại hình II: Cesare, Camestres, Festino, Baroco.
Loại hình III: Darapti, Disamis, Datisi, Felapton, Bocardo, Ferison.
Loại hình IV: Balamip, Calemes, Dimatis, Fesapo, Fresison.
2.3.3. Tam đoạn luận phức
a. Khái niệm: Tam đoạn luận phức cũng là một tam đoạn luận nhưng các tiền
đề của nó không có dạng A, E, I, O mà là các phán đoán phức.
b. Một số quy tắc suy diễn quan trọng
 Quy tắc kết luận (Modus ponens)
P Q
P
Q
Quy tắc này có thể thay đổi thứ tự các tiền đề.
 Quy tắc phản đảo
P Q
˥Q
Kết luận: ˥P
 Quy tắc bắc cầu
P Q
Q R
Kết luận: P R
 Quy tắc lựa chọn

38
P∨Q
˥P
Kết luận: Q
2.3.4. Suy diễn rút gọn
Trong suy diễn, đôi khi người ta bỏ bớt một hay một vài tiền đề, thậm chí cả
kết luận, mà vẫn giữ nguyên giá trị của suy luận, đó gọi là suy diễn rút gọn. Có một
số suy diễn rút gọn như sau:
 Suy diễn không có tiền đề lớn (Bớt tiền đề lớn)
 Suy diễn không có tiền đề nhỏ (Bớt tiền đề nhỏ)
 Suy diễn không có kết luận
 Suy diễn chỉ có 1 tiền đề
2.3.5. Một số kiểu suy diễn sai lầm
a. P Q
˥P
˥Q
b. P Q
Q
P
c. P∨Q
P
˥Q
2.4. Xác định tính đúng đắn (hợp lôgic) của một suy luận
Gồm 3 bước sau:
Bước 1: viết các phán đoán (tiền đề và kết luận) dưới dạng ký hiệu
Bước 2: viết sơ đồ của suy luận.
Bước 3: kiểm tra tính hợp lôgic của suy luận theo một trong hai cách:
Cách 1: phân tích tiền đề.
Cách 2: lập bảng giá trị chân lý.
Ví dụ 1: Xét tính đúng đắn của suy luận: Nếu đúng tự anh làm được bài này
thì anh sẽ hiểu cách giải hoặc sẽ làm được bài tương tự. Nhưng anh không hiểu
cách giải và cũng không làm được bài tương tự. Vậy anh đã chép bài của bạn.
Bước 1: Gọi P là anh tự làm được bài này (không chép bài của bạn).
Q là anh hiểu cách giải và R là anh làm được bài tương tự.
Bước 2: Tiền đề 1:
39
Tiền đề 2:
Kết luận:
Bước 3: Chứng minh:
Cách 1: (lưu ý Tiền đề phải đúng)
…… …… … …… …… …… … … …… …… … …… …… …… … … ……
…… … …… …… …… … … …… …… … …… …… …… … … …… …… …
…… …… …… … … …… …… … …… …… …… … … …… …… … ……
…… …… … … …… …… … …… …… …… … … .
Cách 2:

P
Q
R

˥P
˥Q

˥R

Tiền đề 1:

Tiền đề 2:

Kết luận: Suy luận trên hợp/ không hợp lôgic.


III. QUY NẠP
3.1. Định nghĩa
Ngay từ đầu, trong kho tàng tri thức của con người không có sẵn những tri
thức khái quát chung. Bằng hoạt động thực tiễn của mình con người tác động vào
thế giới, biến đổi nó nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Quá trình tương tác đó
diễn ra từ thế hệ này sang thế hệ khác dần dần hình thành những tri thức nhất định
về thế giới và bản thân mình. Những tri thức ban đầu chỉ phản ánh các hiện tượng
đơn lẻ, riêng biệt, hay từng mặt, từng khía cạnh của sự vật, hiện tượng khách quan.
Từ những tri thức đơn lẻ đó, kinh nghiệm lịch sử đã dạy con người biết khái quát
để rút ra những tri thức chung, bản chất, mang tính quy luật cho các lớp sự vật, hiện
tượng giống nhau. Phương pháp nhận thức cái chung từ những cái đơn nhất, riêng
lẻ, cái bộ phận như vậy gọi là phương pháp quy nạp.
40
Quy nạp là suy luận rút ra những tri thức chung, khái quát từ những tri thức
riêng biệt, cụ thể.
Cơ sở khách quan của quy nạp là mối quan hệ giữa cái riêng, cái chung.
Diễn dịch và quy nạp là một cặp suy luận luôn được áp dụng trong một thể
thống nhất kế thừa và làm tiền đề của nhau, hỗ trợ nhau. Nhờ quy nạp con người
mới có những tri thức chung, khái quát nhằm nhận thức thế giới sâu sắc hơn, và
nhờ diễn dịch con người mới áp dụng những tri thức chung đó vào nhận thức, cải
tạo những sự vật, hiện tượng cụ thể, tức là vào hoạt động thực tiễn của mình. Cứ
như thế, quy nạp cung cấp nguyên liệu cho diễn dịch, diễn dịch lại đặt ra nhu cầu
mới cho quy nạp làm cho hoạt đông nhận thức và thực tiễn của con người ngày
càng hoàn thiện và đúng đắn hơn.
3.2. Phân loại quy nạp
Căn cứ vào phạm vi đối tượng nghiên cứu chia quy nạp thành 2 loại: quy nạp
hoàn toàn và quy nạp không hoàn toàn.
3.2.1. Quy nạp hoàn toàn (đầy đủ) là suy luận trong đó kết luận chung, khái quát
được rút ra trên cơ sở khảo sát tất cả các đối tượng của lớp sự vật, hiện tượng đó.
Ví dụ, lớp S có n đối tượng (S1, S2, … Sn) và cả n đối tượng đó đều có thuộc
tính P. Vậy P là thuộc tính của S.
Ta viết: S1 là P. S2 là P. …Sn là P
S1, S2, … Sn ∈ S.
Vậy, Mọi S là P.
3.2.2. Quy nạp không hoàn toàn là suy luận trong đó kết luận chung, khái quát
được rút ra trên cơ sở khảo sát một số các đối tượng của lớp sự vật, hiện tượng đó.
Quy nạp không hoàn toàn chia thành 2 loại: quy nạp thông thường và quy nạp
khoa học.
a. Quy nạp thông thường là quy nạp không hoàn toàn được thực hiện trên cơ
sở vạch ra những thuộc tính trùng lặp trong một bộ phận các đối tượng của lớp đối
tượng đang xem xét. Kết luận của quy nạp thông thường rất dễ sai lầm.
b. Quy nạp khoa học là quy nạp không hoàn toàn được thực hiện trên cơ sở
vạch ra những thuộc tính trùng lặp trong một bộ phận các đối tượng của lớp đối
tượng đang xem xét và rút ra kết luận chung trên cơ sở thông qua mối liên hệ tất
yếu của các đối tượng trong lớp đó.
Cơ sở chủ yếu của quy nạp khoa học là mối liên hệ nhân quả: các nguyên
nhân càng gần giống nhau bao nhiêu thì kết quả càng gần giống nhau bấy nhiêu.
Quy nạp khoa học thường được sử dụng trong khoa học thực nghiệm.

41
Quy nạp thông thường khác quy nạp khoa học ở chỗ chỉ dựa vào sự quan sát
bề ngoài, còn quy nạp khoa học căn cứ trên sự nghiên cứu mối liên hệ nhân quả nên
nó đáng tin cậy hơn, tuy nhiên, cũng không phải là hoàn toàn chắc chắn. Giá trị
khoa học của nó phụ thuộc vào số lượng các đối tượng được xem xét, các đối tượng
xem xét đó có ngẫu nhiên không, … vì vậy, người ta đưa ra một số suy luận quy
nạp khoa học như sau:
Phương pháp tương hợp (giống nhau) là phương pháp quy nạp khoa học dựa
trên sự phát hiện những đặc điểm giống nhau trong sự khác biệt. Thực chất đó là
việc phát hiện sự lặp lại của một hiện tượng khi điều kiện thay đổi, trong đó có một
điều kiện duy nhất được bảo tồn, ta có thể kết luận điều kiện đó là nguyên nhân của
hiện tượng. Tóm tắt như sau:
Lần 1, hiện tượng A xuất hiện trong điều kiện a, b, c, d.
Lần 2, hiện tượng A xuất hiện trong điều kiện a, k, l, m.
Lần 3, hiện tượng A xuất hiện trong điều kiện a, x, y, z.
Ta kết luận: Có thể a là nguyên nhân của hiện tượng A.
Phương pháp sai biệt là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở so
sánh các trường hợp mà các hiện tượng cần nghiên cứu có thể xảy ra hay không xảy
ra. Thực chất đó là khi sự xuất hiện hay không của một điều kiện làm cho hiện
tượng đó xuất hiện hay không một cách tương ứng, trong khi với các điều kiện
khác thì không giống vậy, ta có thể kết luận điều kiện đó là nguyên nhân của hiện
tượng. Tóm tắt như sau:
Với điều kiện a, b, c, d thì hiện tượng A xuất hiện.
Với điều kiện b, c, d thì hiện tượng A không xuất hiện.
Ta kết luận: Có thể a là nguyên nhân của hiện tượng A.
Phương pháp đồng biến là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở một
điều kiện nào đó thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo, trong khi với các điều
kiện khác thì không giống vậy, ta có thể kết luận điều kiện đó là nguyên nhân của
hiện tượng. Tóm tắt như sau:
Với điều kiện a, b, c, d thì hiện tượng A xuất hiện.
Với điều kiện a1, b, c, d thì hiện tượng A1 xuất hiện.
Với điều kiện a2, b, c, d thì hiện tượng A2 xuất hiện.
Ta kết luận: Có thể a là nguyên nhân của hiện tượng A.
Phương pháp loại trừ là phương pháp quy nạp khoa học dựa trên cơ sở biết
tập hợp các điều kiện của hiện tượng và biết các điều kiện không phải là nguyên
nhân của hiện tượng, ta có thể kết luận điều kiện còn lại là nguyên nhân của hiện
tượng. Tóm tắt như sau:
42
Với điều kiện a, b, c thì hiện tượng A, B, C xuất hiện.
Với điều kiện b thì hiện tượng B xuất hiện, A không xuất hiện.
Với điều kiện c thì hiện tượng C xuất hiện, A không xuất hiện.
Ta kết luận: Có thể a là nguyên nhân của hiện tượng A.
Trong đời sống hàng ngày, chúng ta rất hay dùng phương pháp quy nạp này.
Để tăng cường độ tin cậy của quy nạp cần sử dụng kết hợp các phương pháp
nêu trên. Chúng hỗ trợ, bổ sung cho nhau góp phần to lớn trong nghiên cứu và nhận
thức thế giới.
IV. SUY LUẬN TƯƠNG TỰ
Tương tự là suy luận gián tiếp căn cứ vào một số thuộc tính giống nhau của
các đối tượng để rút ra những thuộc tính giống nhau khác của các đối tượng đó.
Suy luận tương tự được sơ đồ hoá như sau:
A và B có các thuộc tính chung a, b, c, d, e, f.
A có thuộc tính x.
Kết luận: Có thể B cũng có thuộc tính x.
Cơ sở khoa học của suy luận tương tự là mối sự vật, hiện tượng có rất nhiều
các thuộc tính gắn liền với bản chất của nó. Nếu nhiều thuộc tính bản chất của 2 đối
tượng giống nhau thì rất có thể chúng là đồng loại, do đó nếu đối tượng này có
thêm thuộc tính gì thì đối tượng kia cũng có thể có. Vì vậy để suy luận tương tự đạt
hiệu quả cao, các thuộc tính giữa 2 đối tượng cần:
Nhiều thuộc tính giống nhau.
Các thuộc tính giống nhau là đa dạng, nhiều mặt.
Suy luận tương tự chưa chứng minh được điều gì cả nhưng nó là bước đầu
hình thành các giả thuyết khoa học. Các kết luận của nó cần thực tiễn kiểm nghiệm.

43
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. Thực hiện phép đối lập vị từ đối với các phán đoán sau:
a. Chiến tranh giải phóng là chiến tranh chính nghĩa.
b. Một số kim loại là chất lỏng.
c. Gỗ không phải là chất dẫn điện.
d. Một số tam giác không có ba cạnh bằng nhau.
2. Dùng hệ thức De Morgan để xác định tính đúng đắn của hai phán đoán sau
a. Không nói chuyện và hút thuốc trong rạp.
b. Không nói chuyện hay hút thuốc trong rạp
3. Vận dụng hệ thức De Morgan viết hai phán đoán tương đương cho mỗi ý:
a. Nếu A là hoạ sĩ thì A biết vẽ.
b. Muốn ăn thì lăn vào bếp.
4. Các tam đoạn luận sau đây thuộc loại hình thứ mấy? Hợp quy tắc hay không?
a. Người Việt Nam yêu hòa bình. Người Việt Nam yêu nước. Vậy người yêu
nước cũng là người yêu hoà bình.
b. Điều này không phải là kiến thức khoa học. Mà mọi kiến thức khoa học đều
bổ ích. Cho nên điều này không bổ ích.
c. Học sinh phải thuộc cửu chương. Em này thuộc cửu chương. Vậy em này là
học sinh.
d. Hầu hết phụ nữ đều thích cháo hành. Thị Nở là phụ nữ. Chắc chắn Thị Nở
cũng thích cháo hành.
e. Con vật này không phải là chim. Tất cả chim thì bay được. Vậy con vật này
không bay được.
5. Hãy khôi phục bộ phận rút gọn của các suy luận sau đây:
a. Là sinh viên, anh phải thường xuyên đi thư viện đọc sách.
b. Hùng có nhiều bạn, vì Hùng là con lãnh đạo cấp cao.
6. Hãy phân tích tính hợp lôgic của các suy luận sau đây:
a. Năm học vừa rồi nó không được khen thưởng đâu. Bởi nếu nó mà được khen
thưởng thì thế nào nó cũng khoe với mẹ nó. Mà nó khoe với mẹ nó thì mẹ nó đã
bảo cho tôi biết. Nhưng từ hè đến giờ tôi chẳng hề nghe mẹ nó nói gì cả.
b. Có phương pháp học tập đúng đắn và chăm chỉ thì kết quả học tập tốt. Sinh
viên này không chăm chỉ nhưng kết quả học tập tốt. Vậy sinh viên này có phương
pháp học tập đúng đắn.
c. Nếu thích văn thì sẽ giỏi văn. Chỉ khi thích văn thì mới làm thơ hay. Bạn
làm thơ không hay. Vậy bạn khó mà giỏi văn.

44
Chương VI: GIẢ THUYẾT, CHỨNG MINH, BÁC BỎ VÀ
NGỤY BIỆN

I. GIẢ THUYẾT
1.1. Định nghĩa
Giả thuyết (hypothèse – còn dịch: giả thiết) là điều nêu ra trong khoa học để
giải thích một hiện tượng tự nhiên hay xã hội nào đó và tạm được chấp nhận, chưa
được kiểm nghiệm, chứng minh.
Như vậy, ở giả thuyết, người ta chưa xác định được nguyên nhân sinh ra hiện
tượng, chưa hiểu rõ mối liên hệ giữa các hiện tượng. Nhưng giả thuyết không phải
là những suy đoán tùy tiện, mà là những suy đoán dựa vào những sự kiện nhất định
có trước hoặc đi kèm với hiện tượng đó, và không mâu thuẫn với những quan niệm,
lí thuyết đã được khẳng định.
“Giả thuyết là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học, không có khoa học
nào mà lại không có giả thuyết” (Claude Bernard). Tuy nhiên, giả thuyết chỉ trở
thành lí luận khoa học khi kết luận của nó đã được chứng minh đầy đủ.
1.2. Những quy tắc chủ yếu của việc kiểm tra và đề xuất giả thuyết
a) Giả thuyết phải nhất trí hoặc ít ra là phải phù hợp với tất cả các sự kiện mà
nó đề cập.
b) Trong số nhiều giả thuyết mâu thuẫn với nhau được đưa ra giải thích một
loạt sự kiện, thì giả thuyết tốt hơn là giả thuyết giải thích một cách đồng nhất số lớn
những sự kiện đó.
c) Để giải thích một loạt những sự kiện gắn bó với nhau, phải nêu lên càng ít
giả thuyết càng tốt và mối liên hệ của chúng càng chặt chẽ càng tốt.
d) Khi đề ra giả thuyết, cần phải nhận rõ tính chất xác suất của những kết luận
của giả thuyết.
e) Những giả thuyết mâu thuẫn nhau không thể đều cùng đúng sự thật, trừ
trường hợp những giả thuyết đó giải thích các mặt và các mối liên hệ khác nhau của
một đối tượng.
II. CHỨNG MINH
2.1. Cấu trúc của chứng minh
Chứng minh là thao tác lôgic nhằm kiểm tra, xác định tính chân thực của một
luận điểm hay lý thuyết nào đó nhờ biết tính chân thực của những luận điểm hay lý
thuyết khác có mối liên hệ với nó.

45
Chứng minh là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống và đối với mọi
khoa học. Ông bà ta đã có câu “nói có sách, mách có chứng” thể hiện điều đó. Cũng
cần lưu ý, không phải mọi vấn đề luôn xác định tính chân lý một cách rạch ròi, đó
là do giới hạn tạm thời của trí tuệ con người. Chứng minh có nhiều dạng khác nhau
nhưng luôn bao gồm 3 thành phần:
Luận đề là phán đoán mà tính chân thực của nó cần được chứng minh. Nó là
thành phần trả lời cho câu hỏi: chứng minh cái gì?
Luận cứ là các phán đoán, các luận điểm, lý thuyết khoa học, … được sử dụng
trong quá trình chứng minh luận đề. Luận cứ trả lời câu hỏi: Dùng cái gì, căn cứ
vào đâu để chứng minh luận đề?
Luận chứng (lập luận) là cách tổ chức sắp xếp các luận cứ theo những quy tắc
lôgic nhất định nhằm xác định tính chân thực của luận đề. Luận chứng trả lời câu
hỏi: chứng minh như thế nào?
2.2. Các quy tắc của chứng minh
2.2.1. Các quy tắc đối với luận đề
Luận đề phải chân thực. Chứng minh là xác định tính đúng đắn của luận đề
chứ không phải làm cho luận đề trở nên đúng đắn, vì vậy, nếu luận đề không chân
thực thì không thể nào chứng minh được.
Luận đề phải rõ ràng, xác định.
Luận đề phải được giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh.
2.2.2. Các quy tắc đối với luận cứ
Luận cứ phải chân thực.
Luận cứ phải độc lập với luận đề.
Luận cứ phải là lý do đầy đủ của luận đề.
2.2.3. Các quy tắc đối với luận chứng
Luận chứng phải tuân theo các quy tắc lôgic.
Luận chứng phải đảm bảo tính hệ thống.
Luận chứng phải đảm bảo tính nhất quán (phi mâu thuẫn)
2.3. Các phương pháp chứng minh
2.3.1. Chứng minh trực tiếp
Chứng minh trực tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề
được rút ra trên cơ sở lập luận từ tính chân thực của luận cứ.
Chứng minh trực tiếp đòi hỏi đầy đủ điều kiện nên khuyết điểm của nó là dễ
rơi vào phiến diện, bỏ sót phương án, kết luận vội vàng, mất phương hướng dẫn
đến lập luận vòng quanh, …

46
2.3.2. Chứng minh gián tiếp
Chứng minh gián tiếp là phép chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề
được rút ra trên cơ sở chứng minh tính giả dối của phản luận đề. Có 2 loại chứng
minh gián tiếp:
Chứng minh phản chứng là phép chứng minh gián tiếp xuất phát từ giả định
tính chân thực của phản luận đề, thông qua lập luận quy về sự mâu thuẫn từ đó xác
nhận tính chân thực của luận đề.
Cơ sở của chứng minh phản chứng là luật bài trung.
Ưu điểm lớn nhất của chứng minh phản chứng là khó bị chệch hướng. Nó
thường được dùng trong toán học.
Chứng minh loại trừ là phép chứng minh gián tiếp dựa trên cơ sở xác nhận
tính giả dối của các luận cứ không phải là luận đề.
Sơ đồ phép chứng minh loại trừ là:
(A ∨ B ∨ C) ˄ (˥B ˄ ˥C) A=1
III. BÁC BỎ
Bác bỏ là thao tác lôgic nhằm xác lập tính giả dối hay không có căn cứ của
việc khẳng định tính chân thực của luận đề.
Bác bỏ cũng là chứng minh, là suy luận ngược với chứng minh nên nó cũng
bao gồm: luận đề, luận cứ, luận chứng, do vậy, cũng có các kiểu bác bỏ:
3.1. Bác bỏ luận đề.
Có hai cách bác bỏ luận đề.
3.1.1. Chứng minh hệ quả rút ra từ luận đề là giả dối
Các nhà lôgic học gọi đây là cách bác bỏ “quy về sự vô lí”. Cách này được
thực hiện thông qua việc giả định luận đề là chân thật, từ đó rút ra hệ quả của nó là
giả dối. Như vậy, luận đề bị bác bỏ.
3.1.2. Chứng minh tính chân thật của phản đề
Đây là cách vận dụng quy luật cấm mâu thuẫn để bác bỏ: nếu phản đề (˥P)
được chứng minh là chân thật, thì luận đề (P) là giả dối.
3.2. Bác bỏ luận cứ.
Bác bỏ luận cứ là chỉ ra tính không chân thật, không đầy đủ, mâu thuẫn của
luận cứ và do đó luận đề cũng bị bác bỏ.
3.3. Bác bỏ luận chứng.
Bác bỏ luận chứng là thao tác lôgic nhằm chỉ ra những sai lầm, những vi phạm
trong việc vận dụng các quy tắc, quy luật lôgic trong quá trình lập luận.

47
IV. NGỤY BIỆN
Ngụy biện (sophistique) là kiểu suy luận vi phạm các quy tắc chứng minh
nhằm làm sai lệch tính chân lý của kết luận. Mục đích của các nhà nguỵ biện không
phải là vạch ra chân lý, mà là che dấu sự thật. Ngụy biện cũng có 3 kiểu sau:
Ngụy biện đối với luận đề
Đánh tráo luận đề là hình thức thay đổi nội dung luận đề bằng cách thay đổi
thuộc tính của đối tượng, đánh tráo khái niệm như sử dụng từ đồng âm khác
nghĩa,… Đây là hình thức nguỵ biện thường gặp nhất đối với luận đề.
Luận đề mơ hồ: Đây là kiểu ngụy biện mà luận đề có nghĩa không rõ ràng, có
thể giải thích theo cách này hoặc cách khác.
Ngụy biện đối với luận cứ là hình thức suy luận dựa trên các luận cứ sai hay
chưa chứng minh được tính chân thực của nó. Ngụy biện đối với luận cứ thường
được biểu hiện ở các dạng sau:
Sử dụng luận cứ không chân thực, bịa đặt, chân thực nửa vời, bị cắt xén hay
bóp méo.
Sử dụng luận cứ chưa được chứng minh như tin đồn, ý kiến của số đông, ý
kiến của người có uy tín, tôn giáo, …
Ngụy biện đối với luận chứng là hình thức suy luận vi phạm các quy tắc lôgic
một cách tinh vi. Nó thường được biểu hiện ở các dạng như: đánh tráo khái niệm,
đánh tráo bản chất với hiện tượng, nguyên nhân với kết quả; đánh tráo vật quy
chiếu; luận chứng tuỳ tiện, vòng quanh; …
Ta xem xét một số hình thức ngụy biện đối với luận chứng sau:
a) Lập luận “ngoài luận đề”
Đây là kiểu ngụy biện mà trong đó cố ý chứng minh những điều nằm ngoài
luận đề, chứ không chứng minh chính luận đề.
b) Lập luận không chỉ ra đúng hay sai
Đây là kiểu ngụy biện trong đó thay vì chỉ ra giữa hai phán đoán mâu thuẫn
nhau, phải có một phán đoán chân thật, một phán đoán giả dối, thì lại không tỏ rõ
thái độ khẳng định hay phủ định với từng phán đoán, mà lại diễn đạt lấp lửng để
trốn tránh.
c) Đồng nhất toàn thể với thành phần, và ngược lại
Đây là kiểu ngụy biện mà trong đó cố tình không phân biệt cái riêng với cái
chung. Bởi vì, không phải từ cái đúng (hoặc sai) với một bộ phận đối tượng nào đó
thì cũng có thể suy ra cái đúng (hoặc sai) tương ứng với toàn thể đối tượng thuộc
lớp đó, và ngược lại.

48
d) Lập luận vòng quanh
Đây là kiểu ngụy biện mà trong đó kết luận được rút ra từ tiền đề, nhưng tiền
đề thì lại được suy ra từ chính kết luận.
e) Lập luận nhân – quả sai: Đây là kiểu ngụy biện do giữa sự việc trước với sự
việc sau không hề có quan hệ lôgic nào cả.
f) Lập luận ba đoạn không theo quy tắc
Đây là kiểu ngụy biện sử dụng hình thức tam đoạn luận nhưng cố ý vi phạm
quy tắc của tam đoạn luận.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

1. “Một người đến gặp nhà thông thái và nói:


− Tôi vừa cãi nhau với những người hàng xóm.
− Ông ta kể lại nội dung cuộc cãi vã đó và hỏi nhà thông thái
– Theo ông, ai đúng, ai sai?
− Ông đúng. Nhà thông thái trả lời.
Hai ngày sau, một người khác đã tham gia cuộc cãi vã đó cũng đến gặp nhà
thông thái ấy và kể lại nội dung cuộc cãi vã. Người này cũng hỏi nhà thông thái ấy
là ai đúng, ai sai. Và nhà thông thái lại trả lời:
− Ông đúng.
Nghe được nội dung hai cuộc nói chuyện đó, vợ nhà thông thái bèn hỏi chồng:
Tại sao lại thế được? Người này đúng, mà người kia cũng đúng...?
Nhà thông thái mỉm cười và trả lời: Em cũng đúng.”
2. “Protagoras (481 – 411 tr.CN) vừa là triết gia, vừa là luật gia. Ông có nhận
dạy một người học trò, cho anh ta nợ học phí hẹn khi ra nghề sẽ trả, và còn cho anh
ta một điều kiện: lần đầu tiên ra hành nghề trạng sư trước tòa mà thất kiện thì khỏi
phải trả tiền ăn học lâu nay cho ông.
Anh học trò học xong, ra đời làm thầy kiện, không hề nhắc nhở gì đến món nợ
ăn học trước đây. Protagoras viết thư đòi; anh học trò cũ không hồi đáp.
Protagoras tức giận đâm đơn kiện. Nghe tin, anh ta liền viết cho Protagoras
một lá thư với nội dung: “Thầy đừng kiện tôi làm gì! Theo lời thầy cam kết trước
đây, ra tòa, dù tôi thất kiện hay được kiện thì đằng nào tôi cũng khỏi phải trả học
phí cho thầy!”.
Đọc thư, Protagoras bật cười, khen cho “tài” ngụy biện của anh học trò cũ”.

49
3. NHÂN TRUNG DÀI SỐNG LÂU
Một hôm vua Vũ Đế nhà Hán nói với các quan rằng:
“Ta xem trong sách tướng có nói: Người ta nhân trung dài một tấc thì sống lâu
một trăm tuổi”.
Đông Phương Sóc đứng bên phì cười. Các quan hặc là vô phép. Đông Phương
Sóc cất mũ, tạ rằng:
“Muôn tâu Bệ hạ, kẻ hạ thần không dám cười Bệ hạ, chỉ cười ông Bành Tổ
mặt dài mà thôi”.
Vua hỏi: “Sao lại cười ông Bành Tổ?”.
Đông Phương Sóc nói: “Tục truyền ông Bành Tổ sống tám trăm tuổi, nếu quả
thực như câu trong sách tướng Bệ hạ vừa nói, thì nhân trung ông dài tám tấc, mà
nhân trung dài tám tấc thì mặt ông dễ dài đến một trượng”.
Vua Vũ Đế nghe nói, bật cười, tha tội cho.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Nguyễn Chương Nhiếp (2013): Lôgic học, Nxb ĐHSP TPHCM.
2. Nguyễn Chương Nhiếp (2013): Lôgic học – câu hỏi và bài tập, Nxb ĐHSP
TPHCM.
3. Nguyễn Anh Tuấn (1999): Lôgic hình thức, Nxb ĐHQG Hồ Chí Minh.

50

You might also like