Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Đề xuất hướng dẫn an toàn trong tour

Thời gian hoạt động Xuyên suốt năm


Thời điểm bắt đầu Khi có các tour
Địa điểm Tại công ty du lịch DLBD, online
Chi phí Miễn phí
Hướng dẫn viên 2 người
Công cụ trả phí Vật dụng y tế, vật dụng leo núi,…
Công cụ miễn phí Các vật dụng được tặng khi tham gia tour
Khám sức khỏe Miễn phí

HƯỚNG DẪN AN TOÀN TRONG TOUR

Lời nói đầu:

Trong cuộc sống này không phải lúc nào chúng ta cũng thuận lợi cả, trong số các hoạt động
thường ngày của chúng ta ít nhiều cũng dẫn đến chấn thương. Mọi chấn thương đều để lại
những kết quả không mong muôn ít nhất thì nó sẽ rất đau. Để an toàn cho bản thân trong các
chuyến đi đặc biện là dã ngoại ngoài trời thì sự chuẩn bị chu đáo là một sự cần thiết. Thật
tốt bạn đã chọn chúng tôi để giúp bạn chinh phục những khó khan đó để có trãi nghiệm
tuyệt vời nhất. Đầu tiên hãy chuẩn bị cho mình một kiến thức sơ cứu cho bản thân và những
người đi cùng bạn, chúng tôi mời những chuyên gia trong những lĩnh vực này để tư vấn cho
bạn nên bạn sẽ có một kiến thức thật vững trước khi bước vào hành trình của mình. Thứ tiếp
theo, không thể thiếu là dụng cụ sơ cứu khẩn cấp giành cho những trường hợp không mong
muốn xảy ra. Chúng tôi luôn ưu tiên sự an toàn của bạn. Mã QR của chúng tôi mọi sự thắc
mắc của bạn hãy gửi về cho chúng tôi .

Các bước hướng dẫn trước khi vào tour

Sau khi đăng kí tham gia tour các bạn sẽ nhận được lịch hẹn của công ty để hướng dẫn
những bước cần thiết cho chuyến đi thời gian sẽ được chia :
 T7 : Sáng từ 8h-10h
Chiều từ 15h-17h
 CN: Sáng từ 8h-10h
Chiều từ 15h-17h

Địa điểm hướng dẫn là phòng hướng dẫn khách du lịch của cty DLBD, hoặc các bạn cũng
có thể đặt lịch hẹn hướng dẫn online qua msteam, gg meeting… bởi các chuyển gia có kinh
nghiệm của công ty.

Bạn sẽ được hướng dẫn với các vận động viên có kinh nghiệm dày dặn trong việc chạy bộ
leo núi,.. Điển hình như Phan Thanh Nhiên và Thanh nhã là hai người Việt Nam từng chinh
phục ngọt núi Everest, họ là những chuyên gia trong lĩnh vực này, trong đó gồm tư vấn của
các bác sĩ Ngô Hải Sơn với 7 năm kinh nghiệm leo núi đồng hành cùng bạn. Sẽ có đội ngũ
tư vấn cho bạn những dụng cụ bạn cần chuẩn bị thay vì bạn phải đặt mua đi mua từng cái
một với đội ngũ chúng tôi có bán những mặt hàng này ngay tại đây với giá cả còn phải
chăng.

Trước khi bắt đầu cuộc hành trình chúng tôi sẽ kiểm tra sức khỏe cho bạn để bạn có sự
chuẩn bị tốt nhất cho cuộc hành trình của mình. Mọi chi phí được trọn gói trong tour của
bạn.

Ở đây chúng tôi liệt kê sơ những cách sơ cứu mà bạn phải làm . Để chia sẽ rộng rãi hơn
chúng tôi có đăng trên trang chủ của mình khi bạn quét mã QR của chúng tôi. Ngoài việc
góp phần trong chuyến đi của bạn có thể góp phần trong cuộc sống của người thân hay bạn
bè bạn.

CÁC LOẠI CHẤN THƯƠNG CÓ THỂ GẶP PHẢI

 Sơ cứu người bị GÃY XƯƠNG

Khi xương bị gãy, dấu hiệu điển hình là đau ở vùng gãy, đau hơn khi sờ ấn hoặc cử động,
giảm hoặc không thể cử động chỗ bị thương, kèm theo sưng nề, chảy máu. Trong một số
trường hợp da bị bầm tím. Nếu gãy xương hở đầu, xương có thể đâm thủng da.

Việc đầu tiên cần làm là cố định tạm thời bộ phận bị gãy. Tránh làm xương dịch chuyển,
không thể xảy ra thêm tổn thương về mạch máu, thần kinh, cơ. Có thể dùng các loại nẹp tự
tạo từ gỗ, tre, đòn gánh để cố định vùng xương gãy. Nếu gãy xương ở gần các khớp, phải cố
định cả khớp; chẳng hạn gãy xương đùi cần cố định các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.
Với xương cẳng chân cần cố địinh khớp gối, khớp cổ chân; Gãy xương cẳng tay cần cố định
khớp khuỷu và khớp cổ tay.
Riêng khi gãy xương hở, không được rửa mà chỉ lau xung quanh vết thương, bôi thuốc sát
trùng và băng ép vô khuẩn. Tuyệt đối không ấn đầu xương gãy vào trong.

Sau đó nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị. Có thể dùng xe máy
chở nạn nhân gãy xương chi ở tư thế ngồi. Tuy nhiên trong trường hợp gãy xương cột sống
hay xương đùi cần vận chuyển trên cáng nằm.

 SƠ CỨU NGƯỜI BỊ NGẤT

Trong cuộc sống không ít lần chúng ta gặp người bị Ngất, chúng ta lúng túng không biết xử
lý thế nào. Bài viết này sẽ giúp các bạn biết cách nhận biết 1 người bị Ngất, các nguyên
nhân gây Ngất và cách xử trí

Ngất và triệu chứng:

Ngất là tình trạng mất ý thức và trương lực cơ thể xảy ra trong thời gian ngắn do giảm lượng
máu lên não. Ngất có thể đi kèm với tụt huyết áp, giảm nhịp tim, hay có sự thay đổi về phân
phối lượng máu trong cơ thể. Ngất có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng theo các thống kê,
người càng lớn tuổi hiện tượng ngất càng dễ xảy ra hơn.

Tỉ lệ ngất giữa nam giới và nữ giới cũng có sự khác nhau, nữ giới thường ngất nhiều hơn
nam giới vì thần kinh tự chủ yếu.

Trước khi xảy ra một cơn ngất, cơ thể sẽ có những dấu hiệu như tối sầm mặt, nhẹ hẫng đầu,
chóng mặt, ngủ gà, thờ thẫn, lảo đảo, cảm giác không vững khi đứng, ngất. Tình trạng ngất
thường gặp nhất là sau bữa ăn hoặc sau khi gắng sức quá mức. Ngất có thể xảy ra đột ngột
nhưng cũng có thể được báo trước bằng một số triệu chứng như nhẹ đầu, buồn nôn và đánh
trống ngực. Những triệu chứng này có thể giúp một số bệnh nhân biết trước tình trạng cơ
thể của bản thân mà phòng ngừa.

Nguyên nhân gây ngất

Ngất do nguyên nhân thần kinh tim: xảy ra khi huyết áp tụt đột ngột. Khi bạn đứng, do ảnh
hưởng của trọng lực làm máu tụ lại ở phần dưới cơ thể, phía dưới cơ hoành. Khi đó tim và
hệ thần kinh tự chủ sẽ đáp ứng lại với tình trạng này để duy trì cho huyết áp không thay đổi.

Ngất trong một số hoàn cảnh đặc biệt: gây ra các kích thích thần kinh bất thường như mất
nước, xúc động quá mức, lo lắng, sợ hãi, đau đớn, đói, sử dụng rượu hoặc thuốc; tình trạng
hít vào quá nhiều oxy và thải ra quá nhiều CO2 (tăng không khí) trong cơn lo âu hoặc hoảng
loạn; ho mạnh, xoay cổ hay mặc áo quá chật do hội chứng nhạy cảm xoang cảnh…
Ngất do tim: là tình trạng mất ý thức do các bệnh lý ở tim hoặc mạch máu làm ảnh hưởng
đến dòng máu lên não; bao gồm các rối loạn nhịp tim (nhịp đập quá nhanh hay quá chậm),
tắc nghẽn dòng máu trong tim hoặc trong lòng mạch (hẹp van tim, bệnh cơ tim phì đại, u
nhầy, cục máu đông…).

Ngất do thần kinh: đột quị, cơn thoáng thiếu máu não hoặc một số các nguyên nhân hiếm
gặp như đau nửa đầu (migrain) hoặc não úng thủy. Ngoài ra, có khoảng 1/3 trường hợp ngất
không tìm được nguyên nhân.

Khi gặp một trường hợp ngất, chúng ta phải biết xử trí ban đầu kịp thời như:

- Đỡ bệnh nhân trước khi bị té ngã.

- Đặt bệnh nhân ở tư thế đầu thấp hơn chân để làm tăng lượng máu lên não. Nếu bệnh nhân
không thể nằm, ta có thể đặt bệnh nhân ngồi xuống và đưa người ra trước, để đầu ở giữa hai
đầu gối.

- Nới lỏng quần áo trên cơ thể bệnh nhân và đưa bệnh nhân đến nơi thoáng, nhiều oxy.

- Lưu ý: không nên vỗ hay lắc bệnh nhân, không cho ăn hoặc uống bất cứ thứ gì kể cả nước
để tránh trường hợp bệnh nhân ngạt thở.

- Tình trạng bệnh nhân không hồi tỉnh hoặc ngất xỉu trở lại nên đưa bệnh nhân đến trạm y tế
gần nhất.

 Sơ Cứu bệnh nhân Đột Quỵ Não

Đột quỵ xảy ra khi mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện, và
não thất… hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị
chặn lại.

Não người rất quan trọng nhưng lại rất nhạy cảm. Trong vòng vài phút nếu bị thiếu máu,
thiếu oxy, hoặc bị chảy máu, thì các tế bào não sẽ bị hoại tử, chết đi rất nhanh chóng. Quá
trình này có thể tiếp diễn trong một vài giờ tiếp theo. Để càng lâu thì phần não bị chết càng
lớn, không thể chữa trị phục hồi lại được. Chỗ não bị hư sau đó còn bị “sưng lên” gây nguy
hiểm đến tính mạng.

Do đó Đột quỵ là một cấp cứu thực sự, phải đưa người bệnh vào bệnh viện càng nhanh càng
tốt. Phải tận dụng từng giây từng phút, điều trị sớm sẽ làm giảm thiểu được các tổn thương
não, có thể cứu sống kịp thời các phần não chưa chết – nhưng đang bị thiếu máu nuôi, đang
bị sưng, hoặc bị chèn ép.

Bạn có thể giúp đỡ bệnh nhân như thế nào?


1. Đỡ người bệnh để không bị té ngã chấn thương nếu kịp thời.

2. Để người bệnh nằm xuống chỗ thoáng.

3. Gọi thêm người hỗ trợ và gọi số điện thoại cấp cứu 115 hoặc số điện thoại dịch vụ cấp
cứu y tế tại địa phương bạn ngay lập tức.

4. Theo dõi bệnh nhân: Trong khi đợi xe cứu thương đến hoặc đợi người hỗ trợ đưa bệnh
nhân đi bệnh viện, cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ nhằm phát hiện bất cứ sự thay đổi tình
trạng nào.

4.1. Chăm sóc cho bệnh nhân còn tỉnh:

Hỗ trợ bệnh nhân còn tỉnh táo ở một tư thế thoải mái nhất.

Đắp chăn cho bệnh nhân để làm giảm mất nhiệt nếu thời tiết lạnh.

4.2. Nếu bệnh nhân bất tỉnh và thở bình thường, hoặc nếu không hoàn toàn tỉnh táo:

Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, móc hết đàm nhớt nếu có, cho bệnh nhân dễ thở.

Đặt tay trên của bệnh nhân gấp, tay dưới duỗi thẳng ra trước mặt, chân trên co, chân dưới
duỗi thẳng. Có thể dùng vải hoặc gối để kê giữ nguyên bệnh nhân ở tư thế như vậy.

Tất cả các bệnh nhân hôn mê đều nên được đặt ở tư thế nằm nghiêng an toàn, trừ khi nghi
ngờ có các dấu hiệu của chấn thương cột sống: bệnh cảnh chấn thương, liệt chân, đại tiểu
tiện không tự chủ.

Đây là tư thế nhằm để bảo vệ đường thở của bệnh nhân, là ưu tiên cao nhất đảm bảo an toàn
cho bệnh nhân.

Ở người bệnh hôn mê, khi nằm ngửa, do trọng lực làm hàm rơi ra phía sau, lưỡi bị tụt xuống
và làm lấp tắc đường thở. Nếu bệnh nhân nôn trong khi đang nằm ngửa, người bệnh dễ dàng
hít phải các chất nôn vào phổi gây tắc đường thở hoặc suy hô hấp rất nguy hiểm.

Khi đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên, các chất nôn dễ dàng thoát ra ngoài.

4.3. Nếu bệnh nhân ngưng tim ngưng thở:

Cấp cứu theo hướng dẫn hồi sinh tim phổi

Như vậy, việc sơ cứu tùy thuộc vào tình trạng từng bệnh nhân. Sơ cứu chủ yếu là đảm bảo
hô hấp và tim mạch tốt, chỉ vận chuyển nạn nhân khi tim đã đập lại và tự thở.

Ngay sau các bước 4.1 hoặc 4.2 hoặc 4.3 nêu trên, phải nhanh chóng di chuyển đến cơ sở y
tế.
Nếu bệnh viện gần nhà có đủ điều kiện chữa trị thì không nên chuyển viện đi xa, trừ khi bác
sĩ có chỉ định, vì càng di chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.

Không tự ý cho uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc, một “chiêu điều trị”
nào khác.

Không để nằm chờ xem có khỏe lại không.

Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái…

Khi vận chuyển phải lưu ý hạn chế di động vùng đầu bệnh nhân và tiếp tục theo dõi sát.

Theo BS Lương Quốc Chính - Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai

Nguồn: http://urbani.vn/.../chich-mau-chua-dot-quy-hay-nghe-bac.../

 Xử Trí vết thương TRẦY XƯỚC DA

Rửa oxy già hoặc cồn trực tiếp vào vết thương có thể để lại sẹo xấu; nên rửa bằng muối sinh
lý hoặc kết hợp với Povidine pha loãng.

Nhiều trường hợp tai nạn giao thông ngã xe cày chân xuống đường gây ra vết thương, xây
xát da vùng gối, bàn chân, cổ chân, bàn tay... Thường những vết thương này bạn không cần
phải vào bệnh viện điều trị mà có thể tự chăm sóc tại nhà.

Không ít bệnh nhân đến khám vết xây xát da sau 2-4 tuần trong tình trạng đau nhức, bàn
chân sưng nề viêm tấy mủ, bề mặt vết thương khô đóng cứng, đau đớn không đi lại được...
Nguyên nhân đôi khi là do cách xử trí sai lầm ban đầu như đổ oxy già lên vết thương, rắc
thuốc kháng sinh, đắp lá thuốc, bôi povidine đậm đặc... và quan niệm "để hở vết thương cho
vết thương mau khô lành".

Bác sĩ Nguyễn Xuân Anh cho biết, thông thường sau khi bị tai nạn, có vết thương xây xát da
bẩn, nên xử trí theo các bước như sau:

- Mở vòi nước sinh hoạt ở nhà cho chảy liên tục lên vết thương vừa giúp giảm đau và dòng
chảy nước sẽ làm trôi đất cát dơ. Có thể làm sạch tạm thời vết thương dưới dòng nước chảy
bằng xà phòng tắm.

- Rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc kết hợp với Povidine pha loãng.

- Đắp gạc Urgotul, hoặc bôi kem Silvirin, hoặc bôi dầu mù u, hoặc kem có kháng sinh
(Fucidine, Tetra...).
- Sau đó đắp gạc vô trùng lên vết thương, dán băng keo (không băng quấn vết thương quá
kỹ). Mục đích là tạo một lớp ẩm trên bề mặt vết xây xát da, giúp không đau, vết thương
mềm mại không đóng mày khô, mau lành, hạn chế sẹo xấu.

"Chú ý nếu rửa oxy già hoặc cồn hay Povdine trực tiếp lên vết thương sẽ làm tổn thương các
mô hạt, tế bào da... làm vết thương lâu lành sẹo xấu. Ngoài ra nếu để đóng mày khô, dịch
viêm không thoát ra được dễ làm viêm nhiễm vết thương, nhiễm trùng nặng nề...", bác sĩ
Xuân Anh nhấn mạnh.

Theo bác sĩ Xuân Anh, nên thay băng ngày một lần, có thể đổ nước muối hoặc nước máy
lên vết thương trước khi thay băng giúp gạc không dính vào vết thương lúc tháo băng ra.
Nếu vết thương dơ, viêm đỏ nên đi khám để được bác sĩ đánh giá tình trạng, uống kháng
sinh, kháng viêm.

Trường hợp vết thương đóng vảy khô không cần phải tiểu phẫu, bạn có thể tự xử lý để vết
thương tróc hết vảy khô và không gây đau nhức. Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý
pha Povdine ngày một lần, bôi kem Biafine hoặc Silvirin dày lên vết thương, băng kín vết
thương sạch. Sau vài ngày vết thương sẽ mềm ra và tróc hết mày khô. Sau đó tiếp tục thay
băng bôi kem hoặc đắp gạc Urgotul, băng vết thương lại, giữ vết thương trong môi trường
ẩm sẽ mau lành và sẹo đẹp.

 SƠ CỨU 7: ANKLE SPRAIN – TRẬT MẮT CÁ CHÂN.

Từ tiếng Việt làm chúng ta tưởng đây là một tình trạng trật khớp, nhưng không phải như
vậy. Đây là một tình trạng tổn thương, đứt (hoàn toàn hoặc không hoàn toàn) các sợi của
dây chằng nối các xương ở khớp lại với nhau.

Đây là một tổn thương thường gây ra ra do tai nạn, đặc biệt phổ biến ở các hoạt động thể
thao, hoặc đi, chạy, nhảy của con người. Tổn thương dây chằng cấp tính sẽ thường dẫn đến
các triệu chứng sưng, đau ở vùng bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, kèm theo hạn chế
hoạt động của khớp do đau, hoặc do đứt dây chằng, ảnh hưởng đến sự cân bằng và vững
chắc của khớp. Đau càng nhiều, sưng càng nhiều, thì thường có thể dự đoán tổn thương bên
trong càng nhiều.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể sơ cứu đúng cách, kịp thời, có thể thúc đẩy nhanh quá trình
hồi phục, cũng như giảm các triệu chứng của trật mắt cá chân.

Câu thần chú cho sơ cứu ankle sprain là: R.I.C.E = Rest – Ice – Compression – Elevation
REST: Cho khớp bị tổn thương được nghỉ ngơi, trong 48 giờ đầu, không nên đè lực lên chân
này, vì vậy, bạn có thể cần nạng để đi lại xung quanh. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng
các phần khác của cơ thể, không bị ảnh hưởng, một cách bình thường.

ICE: chườm đá tích cực – dùng dụng cụ chườm lạnh chuyên nghiệp, hoặc dùng đá cục – bọc
quanh bởi lớp khăn, chườm trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, 15-20 phút một lần, 4-8 lần
một ngày, đặc biệt trong 48 giờ đầu, hoặc cho tới khi giảm sưng đáng kể. Nên tránh không
chườm đá quá lâu, vì khi quá lạnh, lại có thể tổn thương mô mềm thêm.

COMPRESSION: quấn băng thun xung quanh khớp bị đau

ELEVATION: bất kì khi nào có thể, đưa chân bị đau lên cao hơn tim bạn – nếu ngồi, thì gác
chân lên, nằm ngủ thì đặt chân lên vài cái gối đặt ở cuối giường – giúp giảm sưng.

Trong thời gian đợi tự phục hồi, bạn có thể uống giảm đau (paracetamol hoặc ibuprofen) khi
cần. Nếu sau 2-3 ngày không thấy đỡ, nên đi khám bác sĩ.

Nếu bạn tham gia các môn thể thao thường xuyên, và bị trật mắt cá chân, bạn nên đi khám
vật lý trị liệu, hoặc các nhân viên y tế chuyên về lĩnh vực thể thao, để có các bài tập phục
hồi sức cơ, và độ vững chắc của khớp, giúp cải thiện hồi phục tốt, và giảm nguy cơ cho tổn
thương lặp lại trong tương lai.

Nên đi khám bác sĩ NGAY sau chấn thương nếu:

1. Chân bị đau không thể chịu lực – bạn không đứng được, hoặc có cảm giác khớp không
vững, hoặc không sử dụng khớp được nữa – có thể có gãy xương, hoặc dây chằng bị đứt
hoàn toàn.

2. nếu da vùng khớp bị nề đỏ, đau, hoặc có vạch đỏ chạy dọc các vein – dấu hiệu nhiễm
trùng.

3. nếu khớp bị trật tái đi tái lại.

Bs. Huyên Thảo.

Nguồn tham khảo:

First Aids: Angle Sprain; Mayo Clinic, America

 SƠ CỨU NGƯỜI BỊ CHẢY MÁU NHIỀU

Có rất nhiều loại chảy máu, trong đó nguy hiểm nhất là đứt động mạch. Trong mọi trường
hợp, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm máu. Sau khi rửa sạch tay và đeo găng y tế (túi ni
lông sạch, mỏng cũng là một lựa chọn tốt), bạn cần:
1. Cho người bị nạn nằm xuống và lấy chăn bao phủ người họ. Nâng cao phần bị mất máu
lên phía trên.

2. Lau bụi bẩn hoặc dị vật ở trên vết thương. TUYỆT ĐỐI KHÔNG cố gắng loại bỏ các dị
vật quá lớn hoặc đâm quá sâu.

3. Dùng vải sạch hoặc bông băng áp chặt lên vết thương trong vòng ít nhất là 20 phút
(không mở ra xem máu đã ngừng chảy hay chưa).

4. Thêm bông băng nếu cần thiết.

5. Nếu máu không ngừng chảy, ép động mạch tại các vị trí sau:

- Chặn vị trí phía trên khuỷu tay và dưới nách.

- Chặn vị trí phía sau đầu gối, gần háng.

Xoa để đưa động mạch tại các khu vực này tới gần xương. Giữ ngón tay chắc. Với tay còn
lại, giữ chắc trên vết thương.

6. Chỉ khi máu đã ngừng chảy, bất động phần cơ thể bị thương và băng vết thương lại.

You might also like