Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 42

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN CÔNG NGHIỆP
___________________________________

BÁO CÁO MÔN HỌC

HỆ THỐNG BMS
GIẢI PHÁP TÍCH HỢP ĐIỂN HÌNH 2

GVHD: TS.Lê Trọng Nghĩa


SVTH: MSSV

1. Phạm Anh Quốc 20142566


2. Mã Thành Hiền 19142309
3.Trần Văn Thanh Hiếu 20142052

Mã lớp học: BMSY438345_22_2_03


TP.Hồ Chí Minh Tháng 4 năm 2023
Bảng phân công
SVTH MSSV Nội dung Hoàn thành

Phạm Anh Quốc 20142566 Tổng hợp word, 100%


chương 1, kết luận,
nội dung chương
3(1,3)
Mã Thành Hiền 19142309 Chương 2, chương 100%
3(2,4,5)
Trần Văn Thanh Hiếu 20142052 Chương 3(6,7,8) 100%

Nhận xét của giảng viên


………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….
………………………………………………………………………………………
…….………………………………………………………………………
Ký tên
Mục lục
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU................................................................................5
1.1 Đặt vấn đề............................................................................................................. 5
1.2 Mục tiêu của đề tài...............................................................................................5
1.3 Bố cục báo cáo.....................................................................................................5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ (BMS).........................6
2.1. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS...........................................................................6
2.2. Ứng dụng hệ thống BMS....................................................................................6
2.3. Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS................................................7
2.4 Lợi ích của việc ứng dụng hệ thống BMS..........................................................8
2.5.Tính năng của BMS..............................................................................................9
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CỦA HỆ THỐNG KỸ THUẬT VỚI BMS...............10
3. Giải pháp tích hợp điển hình 2............................................................................10
A. Diễn giải tích hợp hệ thống.................................................................................10
3.1 Yêu cầu chung....................................................................................................10
3.2 Giải pháp cấp nguồn..........................................................................................10
3.3 Bảng tổng hợp phương pháp tích hợp BMS....................................................10
3.4 Cấu trúc mạng và giải pháp truyền thông........................................................13
3.5 Giải pháp bố trí tủ điều khiển..........................................................................14
3.6 Giải pháp kết nối mạng LAN của Toà nhà.......................................................14
3. GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG KỸTHUẬT VỚI BMS............................15
3.1.1 Hệ thống điều hòa thông gió..........................................................................16
3.1a Hệ thống điều hòa trung tâm VRV..........................................................................16
3.1b Hệ thống quạt thông gió..................................................................................19
a. Quạt hút khí thải/ quạt cấp khí tươi/ quạt hút nhà vệ sinh:......................................19
b. Quạt tăng áp cầu thang................................................................................................21
3.1c Hệ thống phòng cháy chữa cháy....................................................................23
a. Hệ thống báo cháy:.......................................................................................................23
b. Hệ thống chữa cháy:....................................................................................................25
3.1e Hệ thống an ninh..............................................................................................29
a. Hệ thống CCTV..............................................................................................................29
b. Hệ thống điều khiển truy cập - Access control..........................................................31
c. Hệ thống truyền thanh PA............................................................................................33
3.1f.Hệ thống điều khiển chiếu sáng tầng hầm, hành lang, ngoài nhà................35
3.1g Hệ thống điện...................................................................................................37
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................................40
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tòa nhà cao tầng xuất hiện ngày
càng nhiều, nhất là tại các đô thị lớn. Đi cùng với đó là sự số hóa của các ngành
công nghiệp yêu cầu sự thuận tiện là yếu tố ràng buộc cho sự phát triển vượt bậc.
Vì vậy trong các tòa nhà hay các nhà máy đang dần hướng đến sự tích hợp công
nghệ giúp quản lí và vận hành các yếu tố trong tòa nhà dễ dàng hơn. Vì vậy các
giải pháp tích hợp điển hình trong tòa nhà đang được xây dựng và phát triển.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu hướng đến trong bài báo cáo này là làm rõ về giải pháp tích hợp điển
hình 2 trong hệ thống BMS trong tòa nhà. Bao gồm nhiều giải pháp cho từng khối
chức năng trong tòa nhà, đem lại sự tối ưu năng lượng điện trong tòa nhà. Hệ thống
quản lí đơn giản thông qua 1 màn hình máy tính.
1.3 Bố cục báo cáo
Chúng em sẽ báo cáo file ppt trong buổi học báo cáo kết thúc môn học.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ TÒA NHÀ (BMS)
2.1. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS
BMS là viết tắt của cụm từ Building Management System – Hệ thống quản
lý tòa nhà. Hệ thống BMS bao gồm hệ thống phần cứng và phần mềm để điều
khiển và giám sát toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong các tòa nhà cao tầng hiện đại
như: hệ thống điện, nước sinh hoạt, điều hòa, thông gió, an ninh, báo cháy, chữa
cháy, cảnh báo môi trường…Thông qua việc can thiệp vào các hệ thống trên, hệ
thống BMS có thể hỗ trợ đắc lực và hiệu quả cho việc vận hành/quản lý, tạo ra môi
trường thuận lợi nhất cho các sinh hoạt của con người trong tòa nhà.

2.2. Ứng dụng hệ thống BMS


Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các tòa nhà cao tầng xuất hiện ngày
càng nhiều, nhất là tại các đô thị lớn. Nhưng việc quản lý vận hành tòa nhà này
chưa bao giờ là điều dễ dàng. Hệ thống quản lý tòa nhà BMS ra đời để giúp chúng
ta thực hiện quá trình này một cách nhanh chóng, hiệu quả và tối ưu hơn. Hệ thống
BMS có thể ứng dụng trong việc vận hành hầu hết các mô hình bất động sản như:
● Các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, ngân hàng, công ty bảo hiểm.
● Các tòa nhà hành chính công cộng.
● Các tòa nhà dược phẩm, bệnh viện.
● Các nhà ga tàu, tàu điện ngầm.
● Các khách sạn, nhà hàng, nhà ăn.
● Các trường đại học, trường phổ thông.
● Các trung tâm điện thoại, giải trí, truyền hình.
● Các nhà máy điện.
● Các sân bay, trung tâm thông tin,…
2.3. Chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà BMS
Hệ thống quản lý tòa nhà BMS có các chức năng sau:
● Hệ thống điều hòa không khí: BMS giám sát chế độ hoạt động của hệ thống
điều hòa, điều chỉnh nhiệt độ điều hòa theo từng khu vực dựa theo cài đặt hoặc tự
động điều chỉnh theo điều kiện thực tế của môi trường.
● Hệ thống thông gió: Điều khiển việc bật/tắt, tốc độ hoạt động của hệ thống
thông gió theo các chế độ tự động dựa trên tín hiệu các cảm biến, tự động theo lịch,
bật/tắt thủ công.
● Hệ thống camera an ninh: Phần mềm quản lý tòa nhà của BMS tiếp nhận tín
hiệu, lưu trữ và quản lý các hình ảnh/video được hệ thống camera an ninh ghi lại.
Bên cạnh đó, hệ thống còn đưa ra các cảnh báo về chế độ hoạt động của camera.
● Hệ thống điều khiển chiếu sáng: Hệ thống BMS hỗ trợ việc bật/tắt hệ thống
đèn tại các khu vực công cộng tự động theo lịch hoặc bật/tắt thủ công thông qua
màn hình giám sát mà không cần phải đến tận nơi.
● Hệ thống đo đếm năng lượng: Theo dõi, giám sát và ghi nhận các thông tin
về hoạt động tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được truyền về. Hệ thống BMS sẽ
lưu trữ, xử lý và thiết lập các cảnh báo, báo cáo về tình trạng tiêu thụ năng lượng.
● Thang máy: Bằng cách kiểm soát, theo dõi trạng thái vận hành của thang
máy, BMS kịp thời phát hiện và thông báo các vấn đề, sự cố của thang và điều
khiển hoạt động của thang mà không cần nhân viên kỹ thuật đến tận nơi.
● Hệ thống điện: Theo dõi, giám sát và ghi nhận các thông tin về hoạt động
tiêu thụ năng lượng của tòa nhà được truyền về. Hệ thống BMS sẽ lưu trữ, xử lý và
thiết lập các cảnh báo, báo cáo về tình trạng tiêu thụ năng lượng.
● Hệ thống báo cháy: Hệ thống BMS có thể kết nối trực tiếp với hệ thống báo
cháy, nắm bắt được tình trạng hoạt động của toàn bộ các thiết bị và cảnh báo của
hệ thống báo cháy. Từ đó cung cấp chính xác địa chỉ xảy ra cháy nổ trong tòa nhà.
● Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Hệ thống thực hiện việc điều khiển, giám sát
chặt chẽ lượng nước trong bể, hệ thống bơm, hệ thống van cấp nước trong tòa nhà,
bật tắt máy bơm tổng theo cài đặt tự động hoặc chỉnh tay bởi nhân viên kỹ thuật.
Các chức năng của hệ thống này chính là những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất
giúp giải phóng sức lao động của con người, nâng cao hiệu quả hoạt động trong
việc vận hành quản lý tòa nhà.
2.4 Lợi ích của việc ứng dụng hệ thống BMS
Tiết kiệm được chi phí vận hành

 Giảm nhân viên vận hành.


 Kéo dài tuổi thọ thiết bị bằng cách vận hành luân phiên, chạy bảo dưỡng
thiết bị định kỳ.
 Hệ thống tự động thay thế con người.

Tiết kiệm năng lượng

 Phối hợp các hệ thống điều khiển với nhau để tối ưu hóa năng lượng.
 Kiểm soát tốt tải nhiệtNgưỡng thiết lập giới hạn.
 Hỗ trợ người vận hành trong việc phát triển các chiến lược phân phối
năng lượng điện tối ưu.

An toàn & thoải mái hơn:

 Ghi nhận 24/24 tất cả các sự kiện, sự cố trong hệ thống


 Cảnh báo sớm nhiệt độ cao, hư hỏng thiết bị...
 Trang bị cho tòa nhà một hệ thống BMS cũng giống như trang bị cho một
người một bác sĩ 24/24.
 Xử lý sự cố sớm trước khi khách hàng phát hiện.

2.5.Tính năng của BMS


•Cho phép các tiện ích (thiết bị thông minh) trong tòa nhà hoạt động một
cách đồng bộ, chính xác theo đúng yêu cầu của người điều hành.
• Cho phép điều khiển các ứng dụng trong tòa nhà thông qua cáp điều
khiển và giao thức mạng.
•Kết nối các hệ thống kỹ thuật như an ninh, báo cháy... qua cổng giao diện
mở của hệ thống với các ngôn ngữ giao diện theo tiêu chuẩn quốc tế.
• Giám sát được môi trường không khí, môi trường làm việc của con
người.
•Tổng hợp, báo cáo thông tin.
Cảnh báo sự cố, đưa ra những tín hiệu cảnh báo kịp thời trước khi có
những sự cố.Quản lý dữ liệu gồm soạn thảo chương trình, quản lý cơ sở dữ
liệu,chương trình soạn thảo đồ hoạ, lưu trữ và sao lưu dữ liệu.
• Hệ thống BMS linh hoạt, có khả năng mở rộng với các giải pháp sẵn
sàng đáp ứng với mọi yêu cầu.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CỦA HỆ THỐNG KỸ THUẬT
VỚI BMS
3. Giải pháp tích hợp điển hình 2
A. Diễn giải tích hợp hệ thống
3.1 Yêu cầu chung
* Hệ thống BMS được thiết kết xứng tầm với quy mô của công trình, trang trọng,
tiện nghi và hiện đại
* Đảm bảo thiết kế với đầy đủ công năng sử dụng hiện tại để mở khả năng mở
rộng
nâng cấp trong tương lai một cách dễ dàng mà không cần thay đổi cấu trúc hệ
thống.
3.2 Giải pháp cấp nguồn
* Các bộ điều khiển số DDC được cấp nguồn với điện áp 24VAC.Điện áp 24VAC
sẽ được lấy qua biến áp 220/24 VAC
* Dùng hệ thống cấp nguồn riêng được cấp bởi aptomat bảo vệ độc lập với hệthống
nguồn cấp của các thiết bị kỹ thuật khác để đảm bảo không bị nhiễu điệntừ.
Hệ thống điều khiển trung tâm bao gồm: Máy chủ, máy trạm, máy in các bộ điều
khiển trung tâm (tại phòng trung tâm hệ BMS) sẽ được trang bị phương án cấp
nguồn qua UPS để đảm bảo cấp nguồn liên tục phục vụ cho việc giám sát và lưu
trữ thông tin trong trường hợp xảy ra sự cố mất nguồn.
3.3 Bảng tổng hợp phương pháp tích hợp BMS

TT Hệ thống kỹ thuật ứng dụng trong BMS

Giao thức kết Điều khiển Giám sát


nối/tích hợp
1 Điều hòa thông gió

a Hệ thống điều hòa Bacnet- x x


trung tâm VRV TCP/IP
b Hệ thống thông gió x x
thu hồi nhiệt VRV
2 Hệ thống quạt
thông gió
a Quạt thông gió Toilet DO,DI x x

b Quạt thông gió tầng DO,DI x x


hầm
c Quạt tăng áp cầu DI x
thang
d Quạt cấp gió tươi DO,DI x x

3 Hệ thống điện

a Máy biến áp DI x

b Tủ hạ thế DI x

c Tủ phân phối tầng DI x

d Tủ UPS cho trung DI x


tâm DATA
e Máy phát DI x

f Chiếu sáng: DO,DI x x


Chiếu sáng hành
lang
Chiếu sáng cầu
thang bộ
Chiếu sáng tầng
hầm
Chiếu sáng ngoài
nhà
4 Hệ thống bơm

a Bơm nước sinh hoạt DO,DI x x

b Bơm nước thải DI x

c Bể nước DI x

5 Hệ thống chữa
cháy
a Bơm chữa cháy DI x

b Áp lực nước trong DI x


đường ống
c Mức nước tại bể DI x
chữa cháy
d Tủ báo cháy Bacnet- x
TCP/IP
6 Hệ thống an ninh
a Card access Tích hợp x x
mức cao
b CCTV Tích hợp x
mức cao
7 Hệ thống thang
máy
a Vị trí thang, báo lỗi DI x
thang, cabin
8 Hệ thống phát
thanh PA
a Điều khiển các vùng DO x x
âm thanh

3.4 Cấu trúc mạng và giải pháp truyền thông


* Mạng truyền thông cấp trường kết nối các DDC của hệ thống BMS sẽ được thiết
kế với chuẩn truyền thông N2 Bus chạy xuyên suốt toàn cấu hình của hệ thống.
* Mạng truyền thông cấp cao là TCP/IP.
* Hệ thống cũng được thiết kế với các cổng kết nối mở rộng nhằm liên kết và
tương tác giữa giao thức BACnet với các giao thức ngoài BACnet như: Modbus,
Lonwork, C-bus, EIB
* Hệ thống BMS sẽ được thiết kế truyền thông 3 cấp:
• Cấp 1 (Field level): Cấp trường

• Cấp 2 (Automation level): Cấp tự động

• Cấp 3 (Management level) : Cấp quản lý


3.5 Giải pháp bố trí tủ điều khiển
- Các tủ điện điều khiển tầng sẽ được đặt trong các khu kỹ thuật của mỗi tầng.
Giải pháp thông gió tủ điều khiển Hệ thống tủ điều khiển sẽ được thiết kế trang
bị khe thông gió nhằm đảm bảo duy trì nhiệt độ hoạt động cho phép đối với các
thiết bị điều khiển.
3.6 Giải pháp kết nối mạng LAN của Toà nhà
- Hệ thống mạng LAN của hệ thống BMS là hệ thống mạng kết nối giữa Server
của hệ thống và các bộ điều khiển trung tâm. Hệ thống mạng này được kết nối
qua các Switch/ Hub và hệ thống dây cáp CAT6.
- Hệ thống BMS được thiết kế hệ thống mạng LAN riêng và độc lập với hệ thống
mạng LAN của Toà nhà để đảm bảo cách ly giữa hai hệ thống nhằm các mục
đích:
+ Chống nguy cơ lây nhiễm virus phá hoại.
+ Hạn chế được các truy cập trái phép.
+ Đảm bảo hệ thống hoạt động tin cậy với tốc độ truyền tối đa.
3. GIẢI PHÁP TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG KỸTHUẬT VỚI BMS
Trong tòa nhà có nhiều hệ thống kỹ thuật khác nhau, sử dụng công nghệ khác nhau
và mức độ tự động hóa cũng khác nhau. Hệ thống BMS sẽ tích hợp các hệ thống
trên thành một hệ thống nhất thông qua mạng truyền thông, các giao thức truyền
thông chuẩn: BacNet, ModBus, Lon, N2 Qua đó các hệ thống có thể trao đổi thông
tin cho nhau để tối ưu hóa hoạt động của tòa nhà .
3.1.1 Hệ thống điều hòa thông gió
3.1a Hệ thống điều hòa trung tâm VRV

Tổng quát:
Hệ thống BMS thiết kế cho tòa nhà đảm bảo khả năng sẵn sàng kết nối/ tích hợp
với hệ thống điều hòa trung tâm VRV theo giao thức chuẩn BACnet-TCP/IP. BMS
quản lí, điều khiển các thiết bị của hệ thống điều hòa trung tâm VRV mà BMS có
quản lý, giám sát như sau:
+ Các dàn nóng (Outdoor Unit).
+Các dàn lạnh (indoor Unit).
+ Các bộ điều khiển dây.
+ Các bộ chuyển đổi Bacnet -TCP/IP.
- Phần mềm của hệ thống BMS có khả năng quét toàn bộ các điểm BACnet của
hệ thống điều hòa VRV thông qua các bộ chuyển đổi Bacnet TCP/IP để đưa về
máy chủ BMS. Các điểm BACnet của VRV sẽ được gán tên biến, xử lý theo
chương trình và hiển thị đồ họa trên giao diện hệ thống BMS. Qua giao thức
truyền thông này hệ thống BMS có thể điều khiển cũng như giám sát sâu đến các
thông số của các giàn nóng, dàn lạnh, kiểm soát nhiệt độ từng khu vực.
- Khi kết nối với BMS, BMS sẽ giám sát và điều khiển các thiết bị của hệ thống
HVAC qua máy tinh điều khiển BMS trung tâm trên giao diện đồ họa.
Yêu cầu kỹ thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống điều hòa không khí VRV
- Cung cấp các bộ chuyển đổi Bacnet-TCP/IP để kết nối với BMS.
- Bộ chuyển đổi Bacnet-TCP/IP phải cũng cấp đầy đủ các tính năng để hệ thống
BMS có thể điều khiển, giám sát được tất cả các thông số cần thiết của hệ thống
điều hòa VRV.
- Gia công các điểm đấu nối lắp đặt các sensor cảm biến trên đường ống gió và ống
nước theo thiết kế của hệ BMS
- Cung cấp các điểm đấu nối của tủ động lực hệ thống thông gió, điều áp, hút khói.
- Cung cấp đầy đủ các tài liệu kỹ thuật cần thiết và cử cán bộ kỹ thuật phối hợp với
nhà thầu BMS trong việc tích hợp hệ thống điều hòa VRV với hệ thống BMS
2.BMS
- Cung cấp dây cáp tín hiệu đến các bộ chuyển đổi Bacnet-TCP/IP của hệ thống
điều hòa
- Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống VRV theo
chuẩn truyền thông Bacnet-TCP/IP.
- Cung cấp và đấu nối các phần điều khiển của tủ BMS với tủ động lực của hệ
thống thông gió, điều áp, hệ thống hút khói.
- Lập giao diện đồ họa trên màn hình máy tính BMS.
- Lập trình các thuật toán quản lý tiết kiệm năng lượng hoạt động của hệ thống điều
hòa.
Phương thức hoạt động
 Hệ thống điều hòa VRV có thể hoạt động độc lập từ hiện trường với các
chức năng thông thường.
 - Trên màn hình đồ họa BMS sẽ hiện thị các thông số trạng thái cần thiết cho
việc quản lý, điều khiển các thiết bị của hệ thống điều hòa trung tâm VRV
tích hợp BMS.
 Hệ thống VRV sẽ hoạt động dựa trên thuật toán lập trình sẵn và dựa trên
thao tác điều khiển của người vận hành.
 Trong các trường hợp có sự cố về cháy nổ, hệ thống điều hòa VRV sẽ ngừng
hoạt động.
Lịch trình làm việc
 Hệ thống VRV được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc của
tòa nhà, cho phép tiết kiệm năng lượng và tối ưu công năng của hệ thống.
 Hệ thống BMS cho phép thực hiện các chức năng điều khiển điển hình với
hệ thống điều hòa trung tâm VRV được liệt kê dưới đây thông qua bộ
chuyển đổi BACnet TCP/IP. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện vận hành,
hoạt động trong thực tế và tùy thuộc vào chức năng của bộ chuyển đổi
BACnet TCP/IP, hệ thống BMS sẽ chỉ cần thực hiện một số chức năng cơ
bản đảm bảo cho công tác vận hành, quản lý.
Chạy/dừng (start/stop): Stop/Operation
Chế độ làm việc: Cooling/Heating/Fan/Auto
Các giám sát được thực hiện:
- Trạng thái chạy/dừng: Start/Stop
- Chế độ hoạt động: Cooling/Heating/Fan
- Nhiệt độ phòng: °C
- Ngắt chuông báo động
- Tình trạng dàn lạnh
- Tình trạng dàn nóng
Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
- Báo động: Normal/ Malfunction.
- Mã lỗi (malfunction code): Normal/ Manufacturer Specific.
3.1b Hệ thống quạt thông gió.
a. Quạt hút khí thải/ quạt cấp khí tươi/ quạt hút nhà vệ sinh:

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống quạt hút khí thải


Tổng quát
Hệt thống quạt cho tòa nhà bao gồm
• Quạt thông gió tầng hầm.
• Quạt thông gió Toilet.
• Quạt cấp khí tươi cho hệ thống điều hòa VRV.
Yêu cầu kỹ thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống thông gió
Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho việc
điều khiển, giám sát trạng thái của các quạt:
1. Tiếp điểm cho điều khiển tắt/mở quạt.
2. Tiếp điểm cho giám sát trạng thái hoạt động chạy/dừng của quạt.
3. Tiếp điểm cho giám sát tín hiệu báo lỗi.
4. Tiếp điểm cho giám sát chế độ hoạt động Tự động/ bằng tay (Auto/Manual).
2. BMS
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ thuật
tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với hệ thống quạt thông gió.
-Cung cấp và lắp đặt các cảm biến khí CO.
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu từ các tủ DDC đến các tiếp điểm giám sát/ điều
khiển của hệ thống quạt thông gió
- Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống
điều hòa thông gió.
Hoạt động
Hoạt động của hệ thống quạt thông gió cho tòa nhà được điều khiển/giám sát thông
qua các chế độ như sau:
- Hệ thống quạt thông gió của tòa nhà có thể hoạt động ở chế độ điều khiển bằng
tay bởi các công tắc/nút bấm trên các bảng/tủ điều khiển tại hiện trường.
- BMS điều khiển/giám sát các quạt cấp/ hút không khí theo lịch trình, thuật toán
hoạt động được lập trình trước để tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ của các
quạt. Hệ thống BMS cũng được lập trình liên động với các hệ thống khác để điều
khiển hoạt động của các quạt theo các kịch bản liên động: khi có cháy hệ thống
quạt thông gió ngừng hoạt động, hệ thống quạt tăng áp chạy…
- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống
quạt thông gió trên giao diện đồ hoạ và điều khiển hoạt động của các quạt để đáp
ứng với tình trạng/yêu cầu hiện tại của tòa nhà.
Lịch trình làm việc
Tất cả các quạt đều được lập trình để hoạt động dựa trên lịch trình làm việc.Hệ
thống cũng cho phép tạo lịch trình làm việc vào ngày nghỉ.Một số lịch trình tiêu
biểu mà hệ thống BMS cung cấp là:
- Tự động bật các quạt vào thời điểm bắt đầu giờ làm việc trong ngày (7h sáng) và
tự động tắt các quạt vào thời điểm thích hợp sau khi hết giờ làm việc (ví dụ 7h tối).
Không cho phép hệ thống chạy vào các ngày nghỉ, ngày lễ.
Điều khiển
-Hệ thống BMS được thiết kế cho phép có thể điều khiển trực tiếp từ trên màn hình
máy tính bởi người vận hành, điều khiển tự động theo thuật toán đã được lập trình
trước hoặc điều khiển trực tiếp từ các tủ điều khiển tại hiện trường, các thông số và
chế độ điều khiển như sau:
• Tắt/ mở quạt.
• Điều khiển tốc độ quạt.
Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
• Chế độ làm việc của quạt: Tự động/ bằng tay (Auto/manual)
• Trạng thái on/off của quạt.
• Báo lỗi sự cố quạt.
• Giám sát nồng độ khí CO tại các điểm đo.
Các báo động được giám sát từ server
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
• Tín hiệu báo lỗi
• Báo động mức khí CO cao

b. Quạt tăng áp cầu thang

sơ đồ minh họa

Tổng quát
Hệ thống quạt tăng áp cầu thang cho tòa nhà có 01 chiếc
Hệ thống tăng áp cầu thang có chức năng tạo áp suất dương trong khu vực thang
bộ thoát hiểm nhằm ngăn chặn khói loan tỏa vào khu vực này khi có sự cố hỏa
hoạn và cung cấp ôxy cho người hoạt động trong quá trình thoát hiểm. Hệ thống
bao gồm các quạt tăng áp cầu thang, hệ thống đường ống gió và các cửa cấp gió tại
tất cả các tầng.
Yêu cầu kỹ thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống quạt tăng áp
Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cần cung cấp các bảng/tủ điều khiển quạt với
đầy đủ các tiếp điểm khô không điện áp cho việc giám sát trạng thái của các quạt
tăng áp:
- Tiếp điểm cho giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở quạt.
- Tiếp điểm cho giám sát tín hiệu báo lỗi.
Nhà thầu hệ thống điều hòa thông gió cung cấp:quạt, tủ động lực gồm các thiết bị
trong tủ như aptomat, khởi động từ,rơ le.
2. BMS
- Cung cấp DDC.
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ thuật
tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối với quạt tăng áp.
- Cung cấp các cảm biến chênh áp không khí và động cơ đóng mở cửa gió.
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống bảo vệ từ các tủ DDC đến các tiếp điểm
giám sát/ điều khiển của quạt tăng áp.
- Lập trình điều khiển và lập trình giao diện đồ họa cho quạt tăng áp.
Hoạt động
Hoạt động của hệ thống quạt tăng áp cầu thang cho tòa nhà được điều khiển/giám
sát thông qua các chế độ như sau:
- Hệ thống quạt tăng áp cầu thang của tòa nhà hoạt động theo tín hiệu báo cháy.
- BMS giám sát các quạt tăng áp cầu thang,đo thông số áp lực trong cầu thang bộ.
- Nhân viên vận hành hệ thống BMS theo dõi trạng thái hoạt động của hệ thống
quạt tăng áp cầu thang trên giao diện đồ hoạ
Lịch trình làm việc
Không cần thiết tạo lình trình làm việc cho các quạt tăng áp cầu thang bộ.
Điều khiển
Quạt tăng áp cầu thang chạy theo tín hiệu báo cháy.Hệ thống BMS được thiết kế
cho phép giám sát trạng thái quạt tăng áp.
Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
- Trạng thái của quạt.
- Báo lỗi sự cố.
Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
-Tín hiệu báo lỗi
3.1c Hệ thống phòng cháy chữa cháy
a. Hệ thống báo cháy:

Sơ đồ nguyên lý hệ thống báo cháy

Tổng quát
Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép kết nối với hệ thống báo cháy thông qua
giao thức tích hợp mức cao là Bacnet - TCP/IP.

Yêu cầu kỹ thuật


Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống và
thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống báo cháy:
- Nhà thầu hệ thống báo cháy cung cấp cổng giao tiếp theo chuẩn truyền thông
Bacnet-TCP/IP để giao tiếp với hệ thống BMS với đầy đủ các thông số báo cháy
của hệ thống báo cháy.
2. BMS:
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu đến cổng Bacnet-TCP/IP của hệ thống báo
cháy.
- Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống báo cháy.
Hoạt động
Các thông số về trạng thái của hệ thống báo cháy thường xuyên được đưa về hệ
thống BMS. Khi có tín hiệu báo cháy từ các đầu đo, trung tâm báo cháy sẽ phát
tín hiệu, BMS sẽ chuyển sang chế độ Fire mode.
Lịch trình làm việc
Tình trạng của hệ thống báo cháy sẽ được xuất ra dưới dạng các báo cáo theo
các lịch trình mà chủ đầu tư yêu cầu.

Điều khiển
Không có lệnh điều khiển nào cho hệ thống báo cháy.

Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
- Hệ thống báo cháy sẽ đưa các tín hiệu giám sát qua giao thức chuẩn Modbus,
Bacnet TCP/IP tới hệ thống BMS để người vận hành theo dõi, giám sát tình trạng
của hệ thống báo cháy và của Tòa nhà.

Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
- Báo động khi phát hiện có cháy, có khói, có quá nhiệt...được hiển thị trên màn
hình giao diện BMS

Sơ đồ hệ thống báo cháy


b. Hệ thống chữa cháy:

Sơ đồ bố trí nguyên lý các hệ thống chữa cháy

Tông quát
Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát trạng thái của các bơmchữa
cháy, bể nước chữa cháy, áp lực nước chữa cháy.
Yêu cầu kỹ thuật
Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống bơm nước chữa cháy:
Nhà thầu PCCC cần cung cấp đầy đủ các tiếp điểm cho việc giám sát trạng thái
của các máy bơm nước, bình áp lực, mức nước của bể nước chữa cháy:
- Tiếp điểm giám sát trạng thái hoạt động tắt/mở của các bơm.
- Tiếp điểm giám sát tín hiệu báo lỗi các bơm.
- Tiếp điểm giám sát tín hiệu mức nước bể chữa cháy.
- Tiếp điểm giám sát trạng thái nguồn cấp cho bơm chữa cháy.
2. BMS:
- Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần cứng kỹ thuật
tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối các hệ thống có liên quan.
- Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu, ống nhựa bảo vệ từ tủ DDC tới các tiếp điểm
giám sát trạng thái thiết bị của hệ thống PCCC.
- Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống chữa cháy.
Hoạt động
- BMS giám sát trạng thái hoạt động của toàn bộ hệ thống bơm chữa cháy.
- Hệ thống BMS lien tục giám sát áp lực nước chữa cháy, nếu áp lực nước chữa
cháy thấp hơn so với yêu cầu thì BMS sẽ đưa ra cảnh báo trên giao diện đồ hoạ
để người vận hành thông báo cho cán bộ kỹ thuật kiểm tra hoạt động của bơm
tiếp áp cũng như hệ thống bơm chữa cháy. Khi có sự cố cháy, BMS sẽ đưa ra
cảnh báo trên màn hình đồ họa, lưu vào cơ sở dữ liệu đồng thời giám sát trạng
thái của bơm chữa chảy.
Lịch trình làm việc
Không đặt lịch trình làm việc cho hệ thống chữa cháy từ BMS.
Điều khiển
Không có lệnh điều khiển nào từ BMS cho hệ thống bơm chữa cháy
Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
- Trạng thái của thiết bị (bơm chữa cháy).
- Áp suất nước trong đường ống của hệ chữa cháy.
- Mức nước của các bể chứa nước cung cấp đảm bảo mức yêu cầu sẵn sàng đáp
ứng cho hệ thống vận hành chữa cháy.
Các báo động được giám sát từ trung tâm điều khiển
Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
- Báo động áp suất nước trong ống cao/thấp.
- Báo động mức nước trong bể chữa cháy cao/thấp.
- Báo động sự cố quá tải của bơm.

3.1d Hệ thống thang máy


Tổng quát
Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát hoạt động của hệ thống
thang máy qua giao tiếp cấp thấp thông qua việc kết nối điểm- điểm.

Yêu cầu kỹ thuật


Để đảm bảo cho việc tích hợp và hoạt động tốt của hệ thống BMS, các hệ thống
và thiết bị được cung cấp phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Hệ thống thang máy:
- Nhà thầu hệ thống thang máy cần phải cung cấp các tiếp điểm đầu ra dạng
không điện áp để kết nối giap tiếp với hệ thống BMS.
2. BMS:
- Kéo dây cáp tín hiệu từ tủ DDC đến các điểm đầu kết nối của hệ thống liên
quan.
- Lập trình giám sát hệ thống, cung cấp giao diện đồ họa trên màn hình máy tính
BMS.

Hoạt động
- Hệ thống thang máy hoạt động với các chương trình được cài đặt sẵn của nhà
thầu thang máy.
- BMS sẽ chỉ giam sát các thông số và trạng thái của hệ thống thang máy mà bộ
chuyển đổi của hệ thống thang máy cho phép hoặc các tiếp điểm không điện áp
của hệ thống thang máy cho phép kết nối với BMS

Lịch trình làm việc


-Lịch trình hoạt động của hệ thống thang máy được cài đặt bởi nhà cung cấp
thang máy

Điều khiển
- Không có lệnh điều khiển thông thường nào từ hệ thống BMS.

Giám sát
Các thông số trạng thái hệ thống được giám sát bởi BMS như sau:
Hệ thống BMS giám sát tất cả các thông số, trạng thái mà hệ thống thang máy
cho phép. Một số thông số và trạng thái như sau:
- Vị trí điểm dừng của thang máy.
- Trạng thái hệ thống thang máy.
- Báo lỗi thang máy
- Trạng thái nguồn cấp cho hệ thống thang máy.

Các báo động được giám sát từ BMS


Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
- Báo động sự cố hệ thống thang máy: kẹt thang, có cháy trong thang máy,...
- Báo động khi quá tải về trọng lượng.
3.1e Hệ thống an ninh
a. Hệ thống CCTV

Sơ đồ nguyên lý hệ thống camera giám sát CCTV


Tổng quát:
 Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép giám sát trạng hoạt động
của hệ thống CCTV qua chuẩn truyền thông BACnet - TCP/IP hoặc OPC.
Yêu cầu kỹ thuật:
 Hệ thống CCTV
 Cung cấp thiết bị kết nối với hệ thống BMS theo chuẩn truyền thông
BACnet - TCP/IP hoặc OPC.
 Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tín hiệu kết nối cần thiết cho hệ thống
BMS.
 BMS
 Cung cấp dây cáp tín hiệu kết nối đến vị trí kết nối của hệ thống
camera CCTV.
 Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống
camera CCTV theo chuẩn truyền thông BACnet - TCP/IP hoặc OPC.
 Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống trên màn hình máy tính BMS.
Hoạt động:
 Hệ thống BMS giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống CCTV và
liên động với các hệ thống khác của tòa nhà nhằm đảm bảo yêu cầu quản lý từng
khu vực cụ thể.
Lịch làm việc:
 Được cài đặt bởi nhà thầu CCTV.
Điều khiển:
 Không có lệnh điều khiển nào từ BMS cho hệ thống CCTV.
Giám sát:
 Hệ thống BMS giám sát các thông số trạng thái sau:
+ Thông tin trên hệ thống CCTV.
+ Trạng thái hệ thống CCTV.
Các báo động được giám sát từ server:
 Hệ thống BMS giám sát thông qua màn hình giao diện trên máy tính
các báo động và cảnh báo như sau:
+ Báo động sự cố của hệ thống CCTV.
b. Hệ thống điều khiển truy cập - Access control

Sơ đồ nguyên lý hệ thống Access Control

Tổng quát:
 Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép điều khiển và giám sát
trạng hoạt động của hệ thống Access Control qua chuẩn truyền thông BACnet -
TCP/IP hoặc OPC.
Yêu cầu kỹ thuật:
 Hệ thống Access Control
 Cung cấp thiết bị kết nối với hệ thống BMS theo chuẩn truyền thông
BACnet - TCP/IP hoặc OPC.
 Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tín hiệu kết nối cần thiết cho hệ thống
BMS.
 BMS
 Cung cấp dây cáp tín hiệu kết nối đến vị trí kết nối của hệ thống
Access Control.
 Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống
Access Control theo chuẩn truyền thông BACnet - TCP/IP hoặc OPC.
 Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống trên màn hình máy tính BMS.
Hoạt động:
 Hệ thống BMS giám sát hay quản lý các thông số cần thiết của hệ
thống Access Control.
Lịch làm việc:
 Được cài đặt bởi máy chủ hệ thống Access Control.
 Ngoài ra, lịch làm việc cũng có thể cài đặt từ BMS, tùy thuộc vào mức
độ ưu tiên và nhu cầu quản lý của chủ đầu tử, hệ thống BMS và Access Control
sẽ được lập trình hoạt động một cách linh hoạt.
Điều khiển:
 Cho phép đóng/mở các khóa cửa của hệ thống Access Control bởi
người vận hành hoặc liên động theo các hệ thống cơ điện tích hợp trong BMS.
Giám sát:
 Hệ thống BMS giám sát các thông số trạng thái sau:
+ Thông tin trên hệ thống Access Control.
+ Trạng thái hệ thống Access Control: đóng/mở cửa.
Các báo động được giám sát từ server:
 Hệ thống BMS giám sát thông qua màn hình giao diện trên máy tính
các báo động và cảnh báo như sau:
+ Báo động sự cố của hệ thống Access Control: mất nguồn, lỗi bộ điều
khiển,…
c. Hệ thống truyền thanh PA

Sơ đồ nguyên lý hệ thống truyền thanh PA

Tổng quát:
 Hệ thống BMS được thiết kế để cho phép điều khiển và giám sát hệ
thống PA phát ra các bản tin.
Yêu cầu kỹ thuật:
 Hệ thống truyền thanh PA
 Cung cấp các tiếp điểm đầu vào không điện áp để làm tiếp điểm kích
hoạt các bản tin tương ứng.
 Đảm bảo cung cấp đầy đủ các tín hiệu kết nối cần thiết cho hệ thống
BMS.
 BMS
 Cung cấp dây cáp tín hiệu kết nối đến vị trí kết nối của hệ thống
truyền thanh PA.
 Cung cấp các điểm đầu ra số để kết nối với hệ thống PA.
 Lập trình giao diện đồ họa cho hệ thống trên màn hình máy tính BMS.
Hoạt động:
 Hệ thống BMS sẽ tự động điều khiển hệ thống PA phát ra các bản tin
hoặc người vận hành trực tiếp thao tác điều khiển hệ thống PA phát ra bản tin
tương ứng.
Lịch làm việc:
 Hệ thống BMS cho phép lập lịch trình để hệ thống PA phát tin tương
ứng theo lịch: ví dụ vào các giờ làm việc trong ngày, hệ thống BMS điều khiển
hệ thống PA phát nhạc nền cho các khu vực công cộng.
Điều khiển:
 Hệ thống BMS điều khiển hệ thống PA phát ra các bản tin đã được
ghi sẵn trong hệ thống.
Giám sát:
 Hệ thống BMS giám sát trạng thái hoạt động của hệ thống PA.
Các báo động được giám sát từ server:
 Hệ thống BMS không đưa ra các cảnh báo hay báo động cho hệ thống
PA.
3.1f.Hệ thống điều khiển chiếu sáng tầng hầm, hành lang, ngoài nhà

Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiếu sáng

Tổng quát:
 Hệ thống chiếu sáng được điều khiển và giám sát bởi hệ thống BMS
của tòa nhà bao gồm 3 nhóm chức năng:
+ Khu vực hành lang, cầu thang bộ.
+ Khu vực tầng hầm.
+ Khu vực ngoài tòa nhà.
Yêu cầu kỹ thuật:
 Hệ thống điện chiếu sáng
 Cung cấp đèn, công tắc và cáp kéo từ tủ phân tầng đến từng mạch đèn
chiếu sáng.
 Kéo cáp báo trạng thái các đèn về tủ điều khiển chiếu sáng.
 BMS
 Cung cấp và lắp đặt tủ điều khiển chiếu sáng.
 Cung cấp và kéo cáp từ tủ điều khiển chiếu sáng đến tủ phân tầng.
 Lập trình điều khiển và giao diện đồ họa cho hệ thống chiếu sáng trên
màn hình máy tính BMS.
Hoạt động:
 Hệ thống chiếu sáng được điều khiển trực tiếp bởi người sử dụng
thông qua các công tắc hoặc bởi người vận hành hệ thống hoặc theo chương
trình đã lập trình sẵn.
Lịch làm việc:
 Tất cả các lộ đèn đều được lập tình để tự động tắt ngoài giờ làm việc
và trong các ngày nghỉ.
 Các tuyến đèn trong và ngoài tòa nhà được điều khiển vận hành từng
lộ hoặc từng khu vực theo yêu cầu chiếu sáng cụ thể.
Giám sát:
 Giám sát chế độ làm việc của các lộ đèn tắt/mở, thời gian làm việc
ban ngày/đêm, mùa hè/đông.
 Giám sát trạng thái hoạt động của các lộ đèn theo yêu cầu chiếu sáng
cho từng khu vực.
3.1g Hệ thống điện

Sơ đồ nguyên lý hệ thống giám sát điện năng

Tổng quát:
 Hệ thống điện hoạt động thì các hệ thống khác trong tòa nhà mới hoạt
động nên việc giám sát hệ thống điện trong hệ thống BMS là một ứng dụng
không thể tách rời.
 Các thiết bị của hệ thống điện tích hợp BMS gồm: Máy phát điện, các
thiết bị bảo vệ, tủ điện phân phối chính, các tủ điện tầng.
Yêu cầu kỹ thuật:
 Hệ thống điện
 Nhà thầu hệ thống điện cung cấp các máy cắt (MCCB, ACB), máy
phát có tiếp điểm phụ báo trạng thái ON/OFF và báo lỗi trip cho hệ thống BMS.
 Cung cấp điểm đầu nguồn 220V cho các thiết bị, tủ hệ thống BMS.
 BMS
 Cung cấp đầy đủ các điểm vào ra tín hiệu cho phần mềm và phần
cứng kỹ thuật tín hiệu số và tín hiệu tương tự để kết nối các thiết bị có liên quan
của hệ thống điện.
 Cung cấp các đồng hồ kỹ thuật số để đo đếm thông số điện năng cho
các tủ điện tầng.
 Cung cấp và kéo dây cáp tín hiệu từ tủ DDC đến các điểm kết nối liên
quan của hệ thống điện
 Phần mềm hệ thống BMS đảm bảo sẵn sàng kết nối với hệ thống điện
theo chuẩn truyền thông Modbus.
 Lập trình giám sát và giao diện đồ họa cho hệ thống điện trên màn
hình máy tính BMS.
Hoạt động:
 Giám sát trạng thái các tủ điện phân phối nguồn chính, các tủ điện các tầng
 Giám sát chất lượng điện áp tại các tủ phân phối điện báo gồm: điện
áp, tần số, công suất, điện năng tiêu thụ thông qua đồng hồ đo đếm điện năng hỗ
trợ chuẩn kết nối Modbus RS485
 Giám sát tình trạng hoạt động các máy cắt ACB, MCCB của các tủ
điện tầng, tủ phân phối chính
 Quản lý các sự cố quá tải của các thiết bị đóng cắt chính tại các tủ
phân phối như aptomat tổng, aptomat cấp nguồn chính cho các nhánh.
 Giám sát trạng thái máy phát điện dự phòng
 Giám sát tình trạng hoạt động của máy phát, trạng thái báo lỗi của
máy phát, trạng thái máy cắt bảo vệ máy phát.
 Giám sát chất lượng điện áp đầu ra của máy phát điện: dòng điện, điện
áp, tần số, công suất, điện năng tiêu thụ…. thông qua kết nối với tủ điều khiển máy
phát bằng chuẩn giao tiếp Modbus RS485.
 Giám sát mức dầu trong bồn chứa dầu, giám sát trạng thái hoạt động
bể dầu, trạng thái lỗi quá tải của các máy bơm dầu, đo đếm điện năng (V, Amp,
Hz, Pf, KWh…) của máy phát.
Lịch làm việc:
 Không có lịch trình làm việc.
Điều khiển:
 Không có lệnh điều khiển từ hệ thống BMS.
Giám sát:
 Hệ thống điện chỉ có các điểm giám sát như:
+ Giám sát chất lượng điện áp đầu ra của máy phát điện: Điện áp, dòng điện,
tần số, công suất, điện năng tiêu thụ…
+ Trạng thái ON/OFF của các thiết bị bảo vệ hệ thống điện.
+ Trạng thái quá tải của các thiết bị điện.
+ các thông số trên đồng hồ: V, Amp, Hz, KW, KWH, Pf, KVA, KVar…
Các báo động được giám sát từ server:
 Các cảnh báo, báo động được giám sát bởi BMS như sau:
+ Báo động điện áp/dòng điện: cao/thấp.
PHẦN KẾT LUẬN
Sau khi phân tích một số giải pháp tích hợp cho tòa nhà ta thấy được nhiều ưu
điểm như đối với điều hòa thông gió chúng ta có thể dùng giao thức giao tiếp
Bacnet TCP/IP thì có thể điều khiển và giám sát được toàn hệ thống điều hòa của 1
tòa nhà chỉ bằng màn hình máy tính.
Điều tương tự cũng ở hệ thống quạt thông gió trong từng khu vực của tòa nhà, từ
thông gió tươi đến quạt tăng áp, quạt hút khí thải chúng ta đều có thể quản lý 1
cách dễ dàng.
Đối với hệ thống điện thì giám sát được các tủ điện hoạt động hằng ngày, có thể
nhận được sự cố từ các tủ điện một cách sớm nhất để xử lý.
Hệ thống PCCC trong tòa nhà là cực kì quan trong với một tòa nhà cao tầng, vì vậy
trong giải pháp tích hợp này vừa quản lí được việc phát hiện cháy sớm nhất mà còn
có thể điều khiển máy bơm để có thể giải quyết vấn đề nhanh nhất để đảm bảo an
toàn cho ngôi nhà của bạn.
Hệ thống tích hợp hệ thống an ninh cho ngôi nhà của bạn bằng việc giám sát
camera kèm theo đó là hệ thống phát thanh PA.
Tổng kết lại thì một tòa nhà cao tầng hay các công xưởng rất cần thiết sử dụng các
tích hợp BMS này. Tiết kiệm chi phí quản lí, nhân công, năng lượng tiêu thụ được
kiểm soát chặt chẽ không bị hao phí. Đem lại sự tiện nghi, hiện đại cho tòa nhà.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Ts.Lê Trọng Nghĩa đã trực tiếp
hướng dẫn và giúp đỡ tận tình chúng em hoàn thành bài báo cáo này. Đó chính là
những kiến thức cơ bản giúp chúng em hiểu được những kiến thức bổ ích và là
nền tảng cho công việc sau này của chúng em. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình BMS
2. Hoàng Minh Sơn (2006), Mạng truyền thông công nghiệp, nhà Xuất bản
khoa học- kỹ thuật Hà Nội.
3.CÔNG TY TNHH HẠO PHƯƠNG
Website: http://www.haophuong.com
Địa chỉ: Số 88 đường Vĩnh Phú 40, Kp. Hòa Long, P. Vĩnh Phú, Thuận An,Bình
Dương.

You might also like