Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.


* Ví dụ/ SGK/ trang 74,75
- Câu: “Trời ơi, chỉ còn có 5 phút.”
→ Anh rất tiếc thời gian còn quá ít: nói ẩn ý, không thể hiện trực tiếp qua câu chữ.
=> Hàm ý
- Câu “Ồ! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này”: Không có ẩn ý.
=> Nghĩa tường minh
* Ghi nhớ: SGK/ trang 75
II/ Luyện tập
1/ a) Câu: “Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy” cho thấy họa sĩ chưa muốn chia tay anh thanh niên.
- Từ ngữ: “tặc lưỡi”
b)Từ ngữ thể hiện thái độ của cô gái:
- “Mặt đỏ ửng” (vì ngượng )
- “Nhận lại chiếc khăn” (không tránh được)
- “Quay vội đi” (quá ngượng ngùng)
→ Cô gái đang bối rối đến vụng về vì ngượng, cô định kín đáo để khăn làm kỉ vật cho anh
thanh niên, nhưng anh thanh niên quá thật thà tưởng cô bỏ quên nên gọi cô để trả lại.
2/ Hàm ý của câu in đậm:
“Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá.” → Hàm ý: Ông họa sĩ chưa kịp uống nước
chè.
3/ Câu chứa hàm ý:
“Cơm chín rồi !” có chứa hàm ý: ông vô ăn cơm đi!
4/ - “Hà, nắng gớm, về nào…” → câu nói lảng
- “Tôi thấy người ta đồn…” → câu nói dở dang
→ Không chứa hàm ý

************************************************************************
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (tiếp theo)

I. Điều kiện sử dụng hàm ý


* Ví dụ/ SGK/ trang 90
- “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.”
→ Hàm ý: Sau bữa ăn này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán
con.
(Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra)
- “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài”.
→ Hàm ý: Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.
(Chị Dậu phải nói rõ hơn vì cái Tí không hiểu được hàm ý trong câu thứ nhất).
→ Tí đã hiểu ý mẹ (Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc).
* Ghi nhớ/ SGK/ trang 91
II. Luyện tập
1/ Bài tập 1
a.- Người nói: Anh thanh niên; Người nghe: Ông hoạ sĩ và cô gái.
- Hàm ý: Mời cô, mời bác vào uống nước.
- Hai người nghe đã hiểu hàm ý (“Ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà” và “ngồi
xuống ghế”).
b. - Người nói: Anh Tấn; Người nghe: Chị hàng đậu (ngày trước).
- Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được.
- Người nghe hiểu hàm ý (Câu nói cuối cùng: “Thật là càng giàu có càng… càng giàu có”).
c. - Người nói: Thuý Kiều; Người nghe: Hoạn Thư.
- Hàm ý ở câu 1: mát mẻ, giễu cợt: quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước “Hoa
nô” này ư ?
- Hàm ý ở câu 2: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng.
************************************************************************

You might also like