Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I, NĂM HỌC 2022 – 2023
MÔN LỊCH SỬ 12
* Lưu ý:
1. Câu hỏi cho phần Nhận biết và Thông hiểu: là câu hỏi trắc nghiệm, trong đó phần Nhận biết là 16 câu (4,0
điểm), phần Thông hiểu là 12 câu (3,0 điểm).
2. Câu hỏi cho phần Vận dụng và Vận dụng cao: là câu hỏi tự luận, trong đó có 01 câu ở phần Vận dụng (2,0
điểm), 01 câu ở phần Vận dụng cao (1,0 điểm).
I. PHẦN NỘI DUNG
* Chủ đề 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)
Nhận biết:
- Nêu được hoàn cảnh, thành phần tham dự, những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) và thỏa
thuận của ba cường quốc.
- Nêu được sự thành lập, mục đích và nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc.
Thông hiểu:
- Hiểu được ý nghĩa những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta.
- Hiểu được vai trò, thành phần và nguyên tắc hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Vận dụng:
Phân tích được tác động từ những quyết định của Hội nghị Ianta và những thỏa thuận của ba cường quốc đối
với tình hình thế giới từ sau năm 1945.
Vận dụng cao:
- Liên hệ, việc vận dụng được các nguyên tắc của Liên hợp quốc trong việc giải quyết vấn đề hòa bình, an
ninh thế giới; bảo vệ chủ quyền biên giới, biển và hải đảo ở nước ta hiện nay.
- Rút ra được những đóng góp của Liên hợp quốc từ sau khi thành lập đến nay.
* Chủ đề 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991). Liên bang Nga (1991 - 2000)
Nhận biết:
- Nêu được những thành tựu chính trong công cuộc khôi phục kinh tế (1945 - 1950) và xây dựng CNXH ở
Liên Xô (từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 (thế kỉ XX).
- Nêu được những nét chính về các mặt: kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại, vị trí của Liên bang Nga
(1991 - 2000) trên trường quốc tế.
Vận dụng:
- Phân tích được nguyên nhân tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
* Chủ đề 3. Các nước Đông BắcÁ
Nhận biết:
- Biết được những nét chung về các nước khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Trình bày được sự thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa; nội dung đường lối cải cách và thành tựu
chính từ sau năm 1978.
* Chủ đề 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ.
Nhận biết:
- Trình bày được sự thành lập, mục tiêu và quá trình phát triển, số lượng các nước thành viên của tổ chức
ASEAN.
- Nêu được những sự kiện chính về quá trình đấu tranh giành độc lập và thành tựu trong công cuộc xây dựng đất
nước ở Ấn Độ từ sau năm 1945.
Thông hiểu:
Hiểu được ý nghĩa những mốc chính trong quá trình phát triển của tổ chức ASEAN.
Vận dụng:
- Khái quát được những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Phân tích được đặc điểm các giai đoạn phát triển của tổ chức ASEAN
Vận dụng cao:
- Rút ra được bài học từ những thành tựu phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á cho Việt Nam trong
công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

-1-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
- Liên hệ được về mối quan hệ của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN.
* Chủ đề 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh
Nhận biết:
Trình bày được sự kiện chính trong cuộc đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ La-tinh từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.
Thông hiểu:
Hiểu được ý nghĩa những thắng lợi lớn trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi và Mĩ Latinh
từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
* Chủ đề 6. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 - 2000)
Nhận biết:
- Nêu được tình kinh tế, khoa học – kĩ thuật và chính sách đối ngoại của Mĩ những năm 1945 - 1973; 1973 -
1991; 1991  nay.
- Nêu được các vấn đề chủ yếu về sự phát triển kinh tế, khoa học  kĩ thuật và chính sách đối ngoại Tây Âu
qua các giai đoạn 1945 - 1950, 1950 - 1973, 1973 - 1991, 1991  nay.
- Biết được quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
- Nêu được các vấn đề chủ yếu: Sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật; Chính sách đối ngoại của Nhật Bản
qua các thời kì 1945 – 1952, 1952 – 1973, 1973 – 1991, 1991 – 2000.
Thông hiểu:
- Hiểu được chính sách của Mĩ và những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Mĩ.
- Hiểu được nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Tây Âu.
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản.
* Chủ đề 7. Quan hệ quốc tế (1945 - 2000)
Nhận biết:
- Trình bày được mâu thuẫn Đông  Tây và sự khởi đầu của “Chiến tranh lạnh”: nội dung cơ bản của Học
thuyết Tru-man; sự hình thành khối quân sự NATO và tổ chức Hiệp ước Vác-sa- va.
- Trình bày được những sự kiện biểu hiện xu thế hoà hoãn tiến tới chấm dứt “Chiến tranh lạnh”;
- Trình bày được sự kiện Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Thông hiểu:
- Giải thích được hậu quả của việc thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Hiệp
ước Vácsava.
- Hiểu được nguyên nhân Mĩ và Liên Xô chuyển sang thế đối đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai và nguyên
nhân hai cường quốc tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
* Chủ đề 8. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỉ XX
Nhận biết:
- Nêu nguồn gốc, đặc điểm của cách mạng khoa học – công nghệ.
- Nêu được bản chất và những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa.
Thông hiểu:
Hiểu được đặc điểm của nổi bật của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
Vận dụng:
- Phân tích được tác động tích cực và những vấn đề nảy sinh do cách mạng khoa học – kĩ thuật.
- Phân tích được mặt tích cực và tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa.
Vận dụng cao:
Liên hệ, vận dụng được toàn cầu hóa vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc

II. PHẦN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MINH HỌA


Câu 1: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
A. bước vào giai đoạn kết thúc. B. bùng nổ. C. đang diễn ra ác liệt. D. đã kết thúc hoàn toàn.
Câu 2: Một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc là
A. chung sống hòa bình, vừa hợp tác vừa đấu tranh.
B. giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. hợp tác phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hóa và xã hội.
D. tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước thành viên.
-2-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
Câu 3: Năm 1957, Liên Xô đạt được thành tựu tiêu biểu nào về khoa học - kĩ thuật?
A. Chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất. D. Đưa con người lên thám hiểm Mặt Trăng.
Câu 4: Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về phương Tây, vừa khôi
phục và phát triển quan hệ với các nước
A. châu Phi. B. trong nhóm G7. C. khu vực Mĩ Latinh. D. châu Á.
Câu 5: Thành tựu nổi bật của các nước trong khu vực Đông Bắc Á nửa sau thế kỉ XX là
A. sự ổn định về tình hình chính trị - xã hội. B. sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế.
C. giải quyết được tình trạng thất nghiệp. D. các nước đều trở thành “con rồng” châu Á.
Câu 6: Mục tiêu chủ yếu của công cuộc cải cách, mở cửa do Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra từ tháng 12/1978 là
A. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh.
B. mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các nước XHCN.
C. hoàn thành triệt để cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D. phát triển kinh tế XHCN do Nhà nước độc quyền quản lí.
Câu 7: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN (1967) là
A. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu. B. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự.
C. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự. D. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa.
Câu 8: Từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực là nhờ tiến hành cuộc
A. cách mạng công nghiệp. B. cách mạng chất xám.
C. cách mạng thương nghiệp. D. cách mạng xanh.
Câu 9: Những quốc gia giành được độc lập dân tộc sớm nhất ở châu Phi là
A. Môdămbích và Ănggôla. B. Angiêri và Tuynidi.
C. Ai Cập và Libi. D. Marốc và Xuđăng.
Câu 10: Từ những năm 90 (thế kỷ XX), Mĩ sử dụng công cụ nào để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước?
A. Tiền vốn đầu tư. B. Sức mạnh quân sự.
C. Khẩu hiệu “ Thúc đẩy dân chủ ". D. Chủ nghĩa khủng bố.
Câu 11: Chính sách đối ngoại xuyên suốt của nhiều nước Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay là
gì?
A. Tăng cường quan hệ ngoại giao với Đông Nam Á . B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
C. Mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước châu Á . D. Mở rộng quan hệ ngoại giao toàn cầu.
Câu 12: Tổ chức Liên minh châu Âu ( EU ) là một liên minh
A. kinh tế - chính trị. B. quân sự.
C. quân sự - chính trị. D. văn hóa , giáo dục , y tế.
Câu 13: Học thuyết Phucưđa (1977) của Nhật Bản chủ trương củng cố mối quan hệ với các nước
A. Mỹ Latinh. B. Tây Âu. C. Đông Nam Á. D. Châu Á.
Câu 14: Sự kiện nào đánh dấu mối quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô bắt đầu tan vỡ?
A. Sự phân chia đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị Ianta (1945).
B. Sự ra đời của Học thuyết Truman và Chiến tranh lạnh (1947).
C. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập khối Hiệp ước Vácsava (1955).
D. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO (1949).
Câu 15. Sự kiện nào sau đây đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh kết thúc?
A. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
B. 33 nước châu Âu cùng với Mĩ kí kết Định ước Henxinki năm 1975.
C. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goócbachốp tại đảo Manta (12/1989).
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991).
Câu 16: Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của xu thế
A. hòa hoãn tạm thời. B. hợp tác và đấu tranh. C. đa dạng hóa. D. toàn cầu hóa.
Câu 17: Những quyết định của Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) có tác động như thế nào đối với quan hệ quốc tế sau
Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Làm nảy sinh những mâu thuẫn mới giữa các nước đế quốc.
B. Đánh dấu sự xác lập một trật tự thế giới sau chiến tranh.
C. Trở thành khuôn khổ một trật tự thế giới mới – trật tự hai cực Ianta.
-3-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định
D. Đánh dấu sự xác lập hoàn toàn vai trò thống trị của đế quốc Mĩ.
Câu 18: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc?
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của các nước. B. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
C. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia. D. Tôn trọng độc lập chính trị của tất cả các nước.
Câu 19: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì
A. vấn đề Campuchia được giải quyết bằng Hiệp định Pari (10/1993).
B. ASEAN từ 5 nước ban đầu đã phát triển thành 10 nước thành viên.
C. quan hệ giữa ba nước Đông Dương và ASEAN được cải thiện tích cực.
D. các nước đã kí Hiến chương ASEAN thành một cộng đồng vững mạnh.
Câu 20: Lịch sử thế giới ghi nhận năm 1960 là “Năm châu Phi” vì
A. hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn.
B. chế độ phân biệt chủng tộc ở châu Phi đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
C. hệ thống thuộc địa của Pháp bị sụp đổ hoàn toàn.
D. có 17 nước châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 21: Vào thập niên 60 - 70 của thế kỉ XX, Mĩ Latinh được gọi là “Lục địa bùng cháy” vì
A. phong trào chống chế độ độc tài thân Mĩ diễn ra sôi nổi.
B. cuộc nội chiến giữa các đảng phái đối lập diễn ra quyết liệt.
C. phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra sôi nổi.
D. có sự tham gia của đông đảo lực lượng binh lính.
Câu 22: Nguyên nhân nào là cơ bản nhất thúc đẩy nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới
thứ hai?
A. Áp dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
B. Nhờ buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến.
C. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.
D. Tập trung sản xuất và tư bản cao.
Câu 23: Nguyên nhân nào sau đây không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế
giới thứ hai?
A. Tiến hành chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. B. Không bị chiến tranh tàn phá.
C. Buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. D. Trình độ tập trung tư bản và sản xuất cao.
Câu 24: Nguyên nhân khách quan nào giúp các nước Tây Âu hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến
tranh thế giới thứ hai?
A. Sự suy yếu của Liên Xô. B. Sự viện trợ của Mĩ.
C. Áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. D. Thắng lợi phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 25: Trong những năm 60 (thế kỉ XX), sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản được coi là hiện tượng “thần kì”

A. từ nước bại trận đã vươn lên thành siêu cường kinh tế.
B. tốc độ phát triển của Nhật Bản vượt xa Mĩ và Tây.
C. đứng đầu thế giới về sản xuất sản phẩm dân dụng .
D. là trung tâm kinh tế tài chính duy nhất thế giới.
Câu 26. Nguồn gốc sâu xa dẫn đến tình trạng Chiến tranh lạnh giữa hai siêu cường Xô - Mĩ là do
A. CNXH trở thành hệ thống. B. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược.
C. Mĩ tự cho mình có quyền lãnh đạo thế giới. D. Liên Xô trở thành chỗ dựa của cách mạng thế giới.
Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là do
A. sự phát triển của khoa học kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa.
B. cuộc chạy đua vũ trang làm cho hai nước tốn kém, suy giảm nhiều mặt.
C. sự lớn mạnh của Trung Quốc và Ấn Độ và phong trào giải phóng dân tộc.
D. Tây Âu và Nhật vươn lên mạnh mẽ trở thành đối thủ của Mĩ.
Câu 28: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ vì
A. đã hình thành mạng thông tin máy tính toàn cầu.
B. sự ra đời của máy tính điện tử và khả năng liên kết toàn cầu.
C. công nghệ sinh học được sử dụng trên toàn thế giới.
D. cách mạng khoa học công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
-4-
Trường THPT chuyên Chu Văn An – Bình Định

…………………………….HẾT……………………………

-5-

You might also like