Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Hồng Hoa

MSSV: 20190461

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH

BÀI 1: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITO TỔNG SỐ BẰNG PHƯƠNG


PHÁP KIELDAHL

I. Mục đích thí nghiệm

- Xác định hàm lượng Nitơ tổng số trong mẫu thí nghiệm bằng
phương pháp Kjeldahl

II. Cách tiến hành

Mẫu thí nghiệm: Dịch vô cơ hóa mẫu (đã chuẩn bị sẵn)

1. Chuẩn bị

Kiểm tra mức nước trong bình đun (tạo hơi nước)

Kiểm tra các khóa của bộ cất

Cho nước vào máy chạy qua sinh hàn (mở nhỏ và từ từ van nước)

Đun sôi nước trong bình tạo hơi

Rửa bộ cất đạm (ống sinh hàn, bình cất)

● Lưu ý: nên chuẩn bị hết các mẫu, hóa chất, dụng cụ trước để khi
thực hành không bị lúng túng, quên dụng cụ

2. Cất đạm

Làm 1 mẫu thí nghiệm và 1 mẫu kiểm chứng

Phải làm mẫu kiểm chứng để biết rằng Nito chỉ có trong mẫu thí nghiệm
hay ở mẫu khác cũng có

● Lưu ý:
- Không để vật mẫu dính vào thành bình làm sai lệch kệt quả
- Tăng nhiệt độ từ từ để tránh mẫu bị bắn lên thành bình → mất
mẫu → sai lệch kết quả

Mẫu thí nghiệm


Chuẩn bị bình hấp thụ NH3: Cho vào bình tam giác cỡ 100 ml, miệng
rộng

20 ml H3BO3 3% (dùng ống đong)

2 – 3 giọt chỉ thị Taxiro

Lắp bình vào bộ cất đạm (đuôi ống sinh hàn ngập trong dung
dịch), chỉ lắp khi nước sôi

Cho vào bầu cất (lần lượt)

5 ml NaOH 40% (dùng ống đong)

5 ml dịch vô cơ hóa mẫu (dùng micropipet hút dịch)

2 ml H2O (để tráng phễu) (dùng micropipet): Đóng khóa bầu cất

Tiến hành cất, sau khoảng 5 – 7 phút thì thấy dung dịch chuyển từ
màu tím hồng sang màu xanh, đợi thêm khoảng 5 phút. Sau đó hạ bình,
dùng giấy quỳ tím hứng một giọt nước ngưng chảy từ ống sinh hàn thì
không thấy đổi màu. Lấy bình hấp thụ ra khỏi bộ cất, tia nước cất tráng
đuôi ống sinh hàn.

Mẫu kiểm chứng

Chuẩn bị bình hấp thụ NH3: Cho vào bình tam giác cỡ 100 ml, miệng
rộng

20 ml H3BO3 3% (dùng ống đong)

2 – 3 giọt chỉ thị Taxiro

Lắp bình vào bộ cất đạm (đuôi ống sinh hàn ngập trong dung dịch)

Cho vào bầu cất (lần lượt):

5 ml NaOH 40% (dùng ống đong)

7 ml H2O (5 ml thay cho dịch vô cơ hóa): Đóng khóa bầu cất

Tiến hành cất (khoảng 5 – 7 phút), kiểm tra tương tự như mẫu thí
nghiệm, dùng giấy quỳ tím thử điểm kết thúc quá trình cất thấy giấy quỳ
không đổi màu.

3. Định phân

Định phân lượng (NH4)2B4O7 tạo ra trong bình hấp thụ NH3 bằng H2SO4
0,1N.
Ghi lượng H2SO4 0,1N dùng định phân cho vào mẫu thí nghiệm và mẫu
kiểm chứng.

III. Xử lý số liệu

Yêu cầu tính toán

Tính tổng hàm lượng Nitơ của dịch cất đạm (%) biết rằng 1 ml H 2SO4
0,1N tiêu tốn cho định phân tương ứng với 1,4 mg Nitơ có trong mẫu
cất.

Kết quả thí nghiệm:

- Thể tích H2SO4 dùng cho mẫu thí nghiệm = 3,2 ml


- Thể tích H2SO4 dùng cho mẫu kiểm chứng = 0,0 ml

Tính toán

Ta có:

VH2SO4 dùng để định phân = VH2SO4 cho MTN – VH2SO4 cho MKC = 3,2 - 0,0 = 3,2 (ml)

Lại có:

1 ml H2SO4 0,1N định phân tương ứng 1,4 mg Nitơ

=> 3,2 ml H2SO4 0,1N định phân tương ứng 3,2 x 1,4 = 4,48 mg Nitơ

Vậy: 5 ml dung dịch cất đạm có 4,48 mg Nitơ

=> 100 ml dung dịch cất đạm có 4,48x100 : 5 = 89,6 mg = 0,0896 g Nitơ

=> Hàm lượng Nitơ 0,0896% (g/100ml)

Kết luận: 5 ml dịch cất đạm có hàm lượng Nitơ là 0,0896% (g/100ml)

You might also like