Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

THỰC TRẠNG VAI TRÒ VÀ GIẢI PHÁP PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM

SAI TRÁI, THÙ ĐỊCH TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Tóm tắt
Các thế lực thù địch, phản động, các phần tử chống phá ở cả trong nước và ngoài
nước luôn tìm mọi cách để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, đường lối của
Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh
vi, xảo quyệt, … đặc biệt là thông qua mạng xã hội. Bài viết đưa ra một số vấn đề
mà các đối tượng tập trung chống phá trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch qua mạng xã hội và chỉ ra những hạn chế, từ đó đưa ra một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.
Từ tìm kiếm: Thù địch, chống phá, sinh viên, đường lối của Đảng,…

Với việc phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tác động của biến đổi khí
hậu, thiên tai, dịch bệnh; thực tiễn chính trị trên thế giới luôn luôn vận động, biến
đổi một cách nhanh chống và khó lường; một bộ phận cán bộ đảng viên suy thoái
cả về chính trị lẫn đạo đức;… đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với ta. Chính
những điều đấy là tiền đề để các thế lực thù địch “bấu víu” vào chống phá Đảng và
Nhà nước ta. Chúng đánh vào việc muốn xóa bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng,
chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong tình hình mới, các quan
điểm sai trái, thù địch hiện nay rất tinh vi, đa dạng và phức tạp, vừa công khai, vừa
ẩn mình một cách khéo léo,… Chúng thường tập trung tuyên truyền, chống phá
Đảng và Nhà nước ta vào một số vấn đề trọng tâm sau:
Thứ nhất, chúng tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chính Minh. Chúng cho rằng chủ nghĩa
Mác-Lênin không phù hợp với thực tiến cách mạng Việt Nam, đây là chủ nghĩa mà
theo các thế lực thù địch nó chỉ đúng đắn trong cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất khi mà nền sản xuất dựa vào máy móc và sức lao động của con người là
chủ yếu. Với thực tiễn của nước ta hiện nay, khi mà khoa học, công nghệ không
ngừng phát triển, bước sang một nền kinh tế mới nền kinh tế số, nền kinh tế tri
thức,… thì chủ nghĩa Mác-Lênin không còn phù hợp nữa. Mặc khác tư tưởng Hồ
Chí Minh lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng, do vậy, nó cũng không phù hợp
và không nên vận dụng vào tình hình ở Việt Nam. Từ đó, chúng phủ nhận cái nền
tảng tư tưởng của dân tộc Việt Nam bấy lâu nay là học thuyết Mác-Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó chúng còn cho rằng nước ta đang sai lầm khi đi
theo con đường xã hội chủ nghĩa thay vì con đường tư bản chủ nghĩa như các nước
phương Tây. Chúng luôn lấy sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và
các nước Đông Âu để đưa ra những luận cứ hạ bệ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam, ca ngợi về chế độ tư bản chủ nghĩa. Chúng đưa ra những dẫn chứng về tình
trạng tham nhũng, quan liêu, độc đoán, những hạn chế, yếu kém ở các nước đi theo
chủ nghĩa xã hội. Từ đó phủ nhận sự đúng đắn của học thuyết Mác-Lênin đối với
mô hình Nhà nước mà học thuyết luôn theo đuổi.
Thứ hai, chúng tấn công vào sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối, toàn diện của Đảng,
xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Các thế lực thù địch cho rằng, sự ra đời của Đảng là sai lầm, luôn tìm cách xóa bỏ
Điều 4 trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đòi đa
nguyên chính trị, đa đảng đối lập; tại sao kinh tế thì trường ở Việt Nam lại cần phải
định hướng xã hội chủ nghĩa; luôn đưa ra những luận điệu để lôi kéo theo Mỹ
“bài” Trung Quốc; cho rằng việc đi lên xã hội chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là sai
lầm, trái với quy luật tư nhiên,…
Thứ ba, chúng tấn công vào lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc, lịch sử hình thành
và phát triển của Đảng. Chúng cho rằng nếu như từ đầu chúng ta đi theo con đường
tư bản chủ nghĩa thì sẽ không phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh trường kì, gian
khổ; chúng thẳng thừng phủ nhận những thành quả cách mạng mà Đảng và nhân
dân ta phải đổ biết bao xương máu để giành được. Chúng sử dụng những thủ đoạn
hết sức hèn mạt, đê tiện như xuyên tạc, vu khống, tìm mọi cách đổi trắng thay đen,
chúng còn hết sức tinh vi, xảo quyệt khi đánh tráo các khái niệm, các vấn đề để
đống nhất cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập dân tộc của ta với các cuộc chiến tranh
phi nghĩa của thực dân, đế quốc.
Thứ tư, chúng tấn công vào cá nhân các đồng chí lãnh đạo, các lãnh tụ của Đảng.
Các thế lực thù địch luôn “chực chờ” những sai lầm của các lãnh đạo cấp cao để
bắt đầu lấy đó làm tiền đề xuyên tạc, đổi trằng thay đen, hạ thấp uy tín, phẩm chất
đạo đức cũng như năng lực của các đồng chí lãnh đạo. Từ đó gây chia rẽ nội bộ
trong Đảng, gây mất niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước ta, từ đó dẫn
đến chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đặc biết với sự phát triển của internet
như hiện nay, đặc biệt là các trang mạng xã hội, đã là nơi để các thế lực thù địch
“tung hỏa mù” đối với một bộ phận đông đảo quần chúng nhân dân thiếu kiến
thức, thiếu hiểu biết, làm lung lay long tin của họ đối với các đồng chí lãnh đạo.
Thứ năm, chúng lợi dụng những khó khăn, hạn chế, những khuyết điểm, sai lầm
của Đảng để xuyên tạc bản chất của Đảng ta. Trong quá trình vận hành bộ máy,
Đảng sẽ không tránh khỏi những sai lầm, khiếm khuyết, đây cũng là điều kiện để
các thế lực thù địch lợi dụng tiền hành xuyên tạc, nói xấu bản chất của Đảng, gây
mất đoàn kết, chia rẽ nội bộ. Chúng còn lợi dụng sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu để phủ định con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở nước ta. Một số phần tử xấu còn khôn khéo sử dụng các thuật nghữ Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dùng chính những từ ngữ, lập luận của Đảng, Nhà
nước để chống lại đường lối, chính sách, chủ trương của ta. Hơn thế nữa chúng còn
cố tình cắt ghép, trích dẫn không đầy đủ nhằm “dắt mũi” dư luận, “lừa phỉnh”
những người dân ngây thơ, chất phác, với vốn kiến thức ít ỏi. Từ đó chúng tiến tới
hạ thấp uy tín của Đảng, làm lu mờ vai trò của Nhà nước ta.
Thứ sáu, chúng ca ngợi chế độ chủ nghĩa tư bản và những giá trị tốt đẹp của nó.
Các thế lực thù địch lấy chủ nghĩa tư bản làm “ngọn cờ” cao nhất, ca ngợi các
nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; chúng cho rằng trong xã hội của chế độ
tư bản chủ nghĩa con người sẽ được sống hưởng thụ, tự do, qua đó phủ phận những
giá trị mà chủ nghĩa xã hội hiện thực mang lại; chúng còn đưa những thông tin sai
lệch về các nước đang đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, phủ định những thành
tựu của chủ nghĩa xã hội hiện thực

Mang trong mình sứ mệnh của một thế hệ sinh viên Đại học, Cao đẳng tại thành
phố Hà Nội,ngoài công việc học tập, trau dồi kiến thức, đội ngũ học sinh- sinh viên
nhân dân có vai trò hết sức to lớn trong việc tham gia đấu tranh, phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch qua mạng xã hội trong tình hình hiện nay. Bản thân những
Thanh niên đoàn viên, đảng viên sinh viên - là "thanh bảo kiếm" và "lá chắn" bảo
vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, mỗi sinh viên xác định rõ trách
nhiệm của mình trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch qua
mạng xã hội hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, trong tiềm thức, nhận thức của một bộ phân sinh viên, vẫn còn tồn tại
một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, Sinh viên chưa phát huy tốt vai trò của mình trong học tập và nghiên cứu
lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách
của Đảng, Nhà nước. Chưa chủ động nắm và cập nhật những âm mưu, thủ đoạn
mới của các thế lực thù địch chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng qua mạng xã
hội.
Thứ hai, chưa chủ động, tích cực, hăng hái trong đấu tranh phản bác các quan điểm
sai trái, thù đich qua mạng xã hội. Còn có tâm lý chưa tự tin, tâm lý coi đây là
nhiệm vụ của lực lượng chức năng, chuyên trách.
Thứ ba, kỹ năng diễn đạt, viết bài phản bác của một số sinh viên còn hạn chế, chưa
thực sự đủ sức thuyết phục, “nghèo nàn” về luận cứ, luận điểm để có thể phản bác
có hiệu quả với các luận điệu xuyên tạc, “mị dân” của thế lực thù địch.

Đại hội XIII của Đảng đã đưa ra quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ, giải pháp trong thời
gian tới là “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết và thường
xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu
tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”. Quán triệt sâu
sắc quan điểm đó, để sinh viên các trường Đại học Cao đẳng có thể phát huy vai
trò của mình trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng.
Trước hết, để có thể làm được điều này, sinh viên cần hiểu rõ bản chất và mục đích
của các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, đó là nhằm chống phá Đảng,
Nhà nước, làm suy thoái niềm tin của nhân dân, đe dọa ổn định trật tự, an toàn xã
hội. Nếu việc phản bác không được thực hiện kịp thời, nền tảng tư tưởng và sự
phát triển bền vững của đất nước sẽ có nguy cơ bị đe dọa rất cao. Như vậy, sinh
viên thủ đô cần xác định rõ mục đích của bản thân khi tiếp cận và sử dụng mạng xã
hội. Cần phải chắc chắn rằng việc khai thác Internet và các nền tảng trên không
gian mạng phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, làm việc và giải trí lành
mạnh, tích cực. Điều đó đòi hỏi sinh viên cần không ngừng tiếp nhận thông tin từ
sách vở, từ các cơ quan thông tấn báo chí chính thống. Ngoài ra, mỗi sinh viên cần
trang bị cho bản thân kỹ năng “đề kháng” và “phòng vệ” trong quá trình khai thác
các thông tin trên Internet nói chung và trên các nền tảng mạng xã hội nói riêng,
tỉnh táo nhận diện các thủ đoạn lan truyền những luận điệu sai trái, quan điểm thù
địch, bởi âm mưu, phương thức tiến hành của những đối tượng này vô cùng bài
bản, khó lường. Để tự tạo cho mình khả năng “miễn dịch” với những thông tin xấu
độc, cần phải tránh nghe, đọc, xem, theo dõi hoặc phát tán, chia sẻ những đài báo,
website, blog,... về những buổi tụ tập đông người, biểu tình hay những hoạt động
gây rối làm mất trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, cần phải luôn tỉnh táo, không nghe
theo lời xúi giục, kích động của những thành phần chống phá, dẫn đến những hành
động vi phạm pháp luật như gây mất trật tự an toàn giao thông, gây rối trật tự an
toàn xã hội...
Hơn nữa, để việc phản bác có hiệu quả, sinh viên cần biết sử dụng cách thức phản
biện phù hợp, nhận thức được mặt lợi – mặt hại của cách phản biện. Những nền
tảng mạng xã hội ngày nay có tính lan tỏa cao, mức độ truyền thông tin nhanh trên
phạm vi rộng. Bởi vậy, việc lựa chọn ngôn từ, lý lẽ, ý tưởng để phản bác lại những
quan điểm sai trái trên không gian mạng là vô cùng quan trọng. Nếu như không
cân nhắc, suy nghĩ thấu đáo, lựa chọn ngôn từ sắc bén, những lý lẽ có thể trở nên
hời hợt, nhạt nhòa; nhiều trường hợp còn có khả năng phản tác dụng, gián tiếp
tuyên truyền cho các đối tượng thù địch, chống phá. Sinh viên cần nhất quán và
chủ động trong việc phản bác và chống lại các qua điểm sai trái, thù địch trên
mạng xã hội. Trước hết, cần phải chủ động lan tỏa những thông tin tích cực và đặc
biệt là đã được xác minh bởi các cơ quan chính thống. Hơn nữa, sinh viên thủ đô
cần phải luôn kiên trì giữ vững quan điểm đúng đắn và nhất quán của Đảng và Nhà
nước ta, kiên quyết ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội. Ngoài ra, chủ động phát hiện, tố giác, sẵn sàng góp phần tham gia đấu tranh
ngăn chặn những quan điểm sai trái, những đối tượng thù địch, chống phá, kịp thời
thông báo cho các cơ quan chức năng để xử lý cũng là một trong những nhiệm vụ
cấp thiết hiện nay.
Ngoài ra, mỗi nhà trường, cụ thể ở đây là những trường đại học công lập trên địa
bàn thành phố Hà Nội cần phải tăng cường giáo dục cho sinh viên về chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, củng cố niềm tin về chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giúp sinh viên có mục tiêu, lý tưởng,
niềm tin vào nền tảng tư tưởng của Đảng, đường lối lãnh đạo của Nhà nước, xây
dựng vững chắc bản lĩnh chính trị. Hiện nay, đa số sinh viên vẫn còn tư tưởng coi
nhẹ các môn Triết học Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Đường
lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, xem đó là những môn phụ, khô khan,
khó tiếp thu, nắm bắt kiến thức. Vì vậy, cần chú trọng nâng cao chất lượng giảng
dạy, đổi mới cách truyền tải và tiếp thu kiến thức, qua đó giúp sinh viên tiếp cận
những môn học này một cách hiệu quả, hiểu biết sâu hơn về các đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta.

You might also like