Chuong 1 - T NG Quan XHH PDF

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 24

XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG

CBHD: NGUYỄN VĂN NHIỀU EM


Khoa KHXH & NV
Bộ môn: Xã hội học
Email: nvnem@ctu.edu.vn; ĐT: 0898838639

1
Bộ môn Xã hội học - Khoa KHXH & NV
Chương 1
Khái quát chung về xã hội học

- Xã hội học
- Sự hình thành và phát triển
- Đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ, chức năng
- Những nhà Xã hội học kinh điển
CÂU HỎI?

1. Sự ra đời của XHH? Sự ra đời của XHH nhằm đáp


ứng?
2. Những điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của XHH?
Điều kiện cần và đủ để môn XHH ra đời?
3. Những đóng góp của các nhà XHH tiêu biểu?
4. XHH là gì?
5. XHH có mấy chức năng chính? XHH có mấy nhiệm
vụ chính?
1. Xã hội học là gì?

Xã hội học là:


- Một hệ thống các hoạt động và các quan hệ của con
người có đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa chung cùng
cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất
định của lịch sử.
- Là khoa học nghiên cứu quy luật của sự nảy sinh, biến
đổi và phát triển mối quan hệ giữa người và xã hội.
- Là một ngành khoa học xã hội nghiên cứu về con
người với tư cách là chủ thể xã hội. Nghiên cứu cách
thức ứng xử và quan hệ của con người trong các nhóm
xã hội, trong các cộng đồng và các tổ chức hình thành
nên xã hội
Sociology - Lần đầu tiên thuật ngữ được công bố năm
1839 bởi Auguste Comte (1798 – 1857), một nhà triết
học người Pháp, người sáng lập ra chủ nghĩa thực
chứng. Ông là người khởi xướng ra ngành khoa học
này, và được coi là cha đẻ, là thủy tổ của ngành Xã hội
học
Sự ra đời của Xã hội học

Thứ nhất: đáp ứng nhu cầu nhận thức xã hội

Thứ hai: đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn

Thứ ba: đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân sự
vân động của xã hội ngày càng đa dạng, phong phú,
hết sức phức tạp nhằm giải quyết những vấn đề do
cuộc sống của xã hội đặt ra
2. Sự hình thành và phát triển

2.1. Tiền đề Kinh tế - xã hội


2.2. Tiền đề về chính trị, tư tưởng và văn hóa
2.3. Tiền đề về lý luận và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học
2.1 Tiền đề kinh tế

- Cuộc CM Công nghiệp bùng nổ những năm giữa thế


kỷ XVIII ở Châu Âu  nền SX TBCN phát triển
(XIX)
- Cuộc CM Công nghiệp ở Anh giữa XVIII đến đầu
XIX  phát triển đô thị nhanh chóng…….
- Nền SX cơ khí ở Châu Âu phát triển mạnh mẽ -
Nông nghiệp truyền thống sang Công nghiệp hiện đại;
Chế độ phong kiến bị sụp đổ trước sức mạnh của
thương mại và công nghệ; Lao động thủ công  máy
móc; tổ chức kinh tế truyền thống  Tổ chức kinh tế
hiện đại
2.2 Tiền đề Chính trị, văn hóa, tư tưởng

- Cuộc cách mạng tư sản (Pháp)đánh dấu một chế


độ xã hội mới

- Các nhà XHH đã miêu tả, tìm hiểu các quá trình,
hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ
những biến động về chính trị, chỉ ra con đường,
biện pháp để lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã
hội
2.3 Tiền đề về khoa học và tri thức

- Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học

- Khoa học tự nhiên có 3 phát kiến vĩ đại: thuyết tiến


hóa, thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa
năng lượng

- Khoa học xã hội: Kinh tế chính trị, pháp luật và sử


học……
3. Đối tượng nghiên cứu, chức năng và
nhiệm vụ

3.1. Đối tượng nghiên cứu của XHH

+ Nghiên cứu cấu trúc xã hội hay xã hội học vi mô;


Nghiên cứu hành động xã hội hay xã hội học vi mô
(1960)

+ Hành vi xã hội của con người và hệ thống xã hội


(cấu trúc xã hội); phương pháp phân tích kinh tế chính
trị của Mác (hiện nay)
3. Đối tượng nghiên cứu, chức năng và
nhiệm vụ

3.2. Chức năng của XHH


- Chức năng nhận thức
+ Cung cấp tri thức khoa học về bản chất của hiện thực
XH và con người;
+ Phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy
sinh vận động và phát triển của quá trình, hiện tượng
XH, mối tác động qua lại giữa con người và XH
+ Xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái
niệm, lý thuyết và PP luận NC xã hội
3. Đối tượng nghiên cứu, chức năng và
nhiệm vụ

3.3. Chức năng của XHH


- Chức năng thực tiễn
Là cơ sở cho ra đời của lý luận, lý luận phục vụ thực
tiễn
- Chức năng tư tưởng
Nảy sinh từ bản chất và vai trò của hệ tư tưởng trong hệ
thống xã hội
3. Đối tượng nghiên cứu, chức năng và
nhiệm vụ

3.4. Nhiệm vụ của XHH


- Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
+ Lý luận, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng, đặc thù
- Nhiệm vụ nghiên cứu thực nghiệm
+ Kiểm nghiệm, minh chứng
- Nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng
+ Ứng dụng tri thức khoa học và cuộc sống; đề ra giải
pháp
Đặc điểm của tri thức xã hội

- Khái quát- cụ thể


- Định tính – định lượng
- Vi mô – vĩ mô
- Lý thuyết – thực tiễn
- Đại cương – chuyên biệt
- Cơ bản - ứng dụng
4. Các nhà XHH kinh điển

4.1. August Comte (1798 – 1857)


- XHH gồm 2 bộ phận chính: Tĩnh học XH và Động
học XH
+ Tĩnh học XH: NC về trật tự XH, cơ cấu XH, các
thành phần và các mối liên hệ (gia đình, nhà nước…)
+ Động học XH: NC các qui luật biến đổi XH trong quá
trình lịch sử XH
- Lịch sử loài người phát triển theo 3 giai đoạn: Thần
học- Siêu hình- Thực chứng
4. Các nhà XHH kinh điển

4.1. August Comte (1798 – 1857)


• Lịch sử loài người phát triển theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thần học (trước XVIII): Con người hoàn toàn
phụ thuộc vào thiên nhiên và bất lực trước sức mạnh của
nó; tri thức loài người còn nông cạn
- Giai đoạn siêu hình (XIII-XIX): nhận thức phát triển
hơn, con người tin vào các lực lượng trừu tượng như tự
nhiên, dựa trên quan điểm siêu hình, máy móc, giáo điều
- Giai đoạn thực chứng (XIX trở đi): sức mạnh khoa học,
tri thức khoa học và trí tuệ
4.2. Karl marx (1818 – 1883)
Lịch sử phát triển của XH loài người đã và đang trải qua
5 phương thức sản xuất tương ứng với 5 hình thái kinh
tế XH và 5 thời đại:
- Hình thái kinh tế xã hội Cộng sản nguyên thủy
- Chiếm hữu nô lệ
- Phong kiến
- Tư bản chủ nghĩa
- Cộng sản chủ nghĩa
4.3. Herbert Spencer (1820 – 1903)
- XH như là một cơ thể sống (nhu cầu, tình cảm, trí
tuệ…)
4.4. Emile Durkheim (1858 – 1917)
- XHH là khoa học về sự kiện XH (Giải thích trật tự
XH; phát triển XH……)
4.5. Max Weber (1864 – 1920)
- PP kết hợp nghiên cứu được cái chung và cái riêng
của hiện tượng XH
5. Mối liên hệ giữa XHH với các môn
khoa học khác

• Triết học: NC những quy luật chung về tự nhiên,


XH, tư duy

• Tâm lý học: hành vi các cá nhân, tâm lý con người

• Nhân chủng học: NC XH trong quá khứ, các dân


tộc phát triển chậm, định hướng XH phát
triển………..
TÓM LẠI

1. Sự ra đời của XHH? Sự ra đời của XHH nhằm đáp ứng?


XHH là 1 môn khoa học về XH con người. Nó nghiên
cứu cách thức ứng xử và quan hệ của con người trong
các nhóm XH, Trong các cộng đồng các tổ chức hình
thành nên XH.
Đáp ứng 3 nhu cầu
+ Đáp ứng nhu cầu nhận thức xã hội
+ Đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn
+ Đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân sự vận động xã
hội
TÓM LẠI

2. Những điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của XHH?


Điều kiện cần và đủ để môn XHH ra đời?
 Có 3 điều kiện
+ Điều kiện kinh tế Xã Hội
+ Điều kiện chính trị, văn hóa, tư tưởng
+ Tiền đề khoa học – tri thức (PP luận)
Có 2 điều kiện
+ Khi xã hội đã phát triển đến một nấc thang nhật định.
+ Khi nhận thức của con người về XH đã phát triển đến 1
trình độ nhất định
TÓM LẠI

3. Những đóng góp của các nhà XHH tiêu biểu?


Có 4 nhà XHH tiêu biểu
+ August.Comte (1798 - 1857)
+ H.Spencer ( 1820- 1903)
+E.Durkheim ( 1858 – 1917)
4. XHH là gì?
 Là một môn khoa học XH nghiên cứu về tính chỉnh
thể của các Quan Hệ XH đời sống XH của con người
hay của 1 cộng đồng Là những quan điểm khi nhìn nhận
1 sự vật hiện tượng.
TÓM LẠI

5. XHH có mấy chức năng chính? XHH có mấy nhiệm


vụ chính?
 Có 3 chức năng chính
+ Chức năng nhận thức
+ Chức năng thực tiễn
+ Chức năng tư tưởng
Có 3 nhiệm vụ chính
+ Nghiên cứu Lý luận
+ Nghiên cứu Thực nghiêm
+ Nghiên cứu Ứng dụng

You might also like