Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

MỤC LỤC

I. Nhiệm vụ, chức năng của HT cố định:........................................................................3


II. Cấu tạo các chi tiết của hệ thống cố định:...................................................................3
2.1. Thân động cơ:.......................................................................................................3
2.1.1. Phần thân (Block Xylanh):.............................................................................4
2.1.2. Phần đáy – Cate:............................................................................................6
2.2. Xylanh thân máy:..................................................................................................6
2.2.1. Xylanh động cơ làm mát bằng nước:.............................................................6
2.2.2. Xylanh động cơ làm mát bằng không khí:......................................................9
2.3. Nắp máy:............................................................................................................10
I. Nhiệm vụ, chức năng của HT cố định:
- HT cố định của động cơ tạo nên bệ đỡ & vỏ bọc cho các chi tiết trong
động cơ.
- Bên cạnh đó, thân máy – nắp máy còn là nơi lắp đặt các chi tiết của
động cơ (Bugi, Xupap, vòi phun,…).
- Nắp máy, xylanh cùng với Piston tạo nên buồng đốt cho động cơ.

II. Cấu tạo các chi tiết của hệ thống cố định:

- Hệ thống cố định được chia thành 3 phần cơ bản:


o Thân động cơ (Block máy): Được chia làm 3 phần: Block Xylanh,
phần hộp trục khuỷu & Cate.
o Phần Xylanh: Đơn giản là 1 ống trụ có nhiệm vụ cùng với Piston –
nắp máy bao kín tạo buồng cháy động cơ.
o Nắp quy lát(Nắp máy): Là chi tiết đậy phía trên Xylanh, cùng với
Xylanh – Piston tạo buồng đốt.

II.1. Thân động cơ:


- Đây là nơi chứa & lắp đặt hầu hết các hệ thống trên động cơ.
- Thân động cơ được đúc bằng nhôm hay hợp kim bằng Gang.
- Được chia làm 2 phần chính:
o Phân thân(Block Xylanh + nửa trên hộp trục khuỷu): Dùng để chứa
Xylanh, các đường làm mát & cơ cấu phát lực.
o Phân đáy(Cate): Dùng để chứa dầu bôi trơn & lọc dầu.

II.1.1. Phần thân (Block Xylanh):


- Thân máy ảnh hưởng rất lớn đên bố trí chung của động cơ:
o Đối với động cơ có 4 xylanh thường được bố trí thẳng hàng (Inline)
trong thân máy.

o Đối với động cơ có 6 xylanh trở lên thường được bố trí chữ V, góc
giữa 2 xylanh tầm 600 – 900  Thu ngắn chiều dài động cơ, đồng
thời tích hợp thêm chức năng Fuel trim..
A. Kết cấu phần thân Xylanh:
- Đối với thân máy hợp kim nhôm:
o Xylanh là các ống trụ bằng gang, được gia công & ép vào thân máy
tạo thành Xylanh rời (ống lót Xylanh)  Được sử dụng phổ biến
trên các ô tô máy kéo hiện nay.

- Thân máy làm bằng gang:


o Xylanh có thể làm rời hoặc liền.

 Bao quanh Xylanh là khoang chứa nước làm mát. Nếu chia phần thân ra thành 2
phần: Block Xylanh & hộp trục khuỷu thì Block Xylanh là nơi chứa Xylanh & nước
làm mát. Hộp trục khuỷu sẽ là bệ đỡ cho trục khuỷu và các bạc đỡ của nó.

B. Kết cấu hộp trục khuỷu:

- Phần dưới của thân máy (hay còn gọi là hộp trục khuỷu) là nơi lắp đặt
trục khuỷu & các chi tiết liên quan. Trục khuỷu thường được lắp trên
các ổ đỡ để thuận tiện tháo lắp. Các ổ đỡ trục khuỷu cũng được làm rời
thành 2 nửa, nửa trên liền với thân máy, nửa dưới rời được liên kết với
nhau bằng Bulong.
- Bên cạnh đó, phần dưới thân máy còn có các đường nhớt – Đường dẫn
chất làm mát từ Cate (hay từ bơm nước) đến các đường dẫn sau đó đến
chi tiết làm việc của động cơ.
 Hiện nay, hầu hết các động cơ vừa & nhỏ đều có thân máy đúc liên khối
(Thân xylanh & Thân hộp trục khuỷu đúc liền nhau => Gọi là Thân xylanh –
Hộp trục khuỷu).

II.1.2. Phần đáy – Cate:

- Cate là nơi chứa bầu lọc nhớt (Lọc mạt sắt & Bầu lọc thô) và là nơi
chứa dầu bôi trơn.
- Cấu tạo Cate đơn giản như một cái máng làm bằng vật liệu mềm. Bên
dưới của Cate có nắp xả dầu (Nhưng thay dầu Bôi trơn không mở nắp
này).

II.2. Xylanh thân máy:


- Có cấu trúc là ống trụ trơn.
- Xylanh có thể chế tạo liền hoặc rời.
- Xylanh được đúc bằng Gang đặc biệt, phải nhiệt luyện để đảm bảo độ
cứng vững & tạo ra độ bóng bề mặt (Độ gương) rất cao (Để giảm thiểu
ma sát & hạn chế sự cào xước của Piston).
- Là 1 trong các chi tiết tạo thành buồng đốt cho động cơ & còn là bộ
phận dẫn hướng chuyển động cho cụm Piston. Đồng thời, Xylanh còn
giúp truyền nhiệt ra môi chất làm mát.
- Hiện nay, người ta thường sử dụng xylanh rời để dễ thay thế các lót
xylanh  Kéo dài thời gian sử dụng thân máy.
- Xylanh được chia làm 2 dạng chính:
o Xylanh của động cơ làm mát bằng nước;
o Xylanh của động cơ làm mát bằng không khí;

II.2.1. Xylanh động cơ làm mát bằng nước:


A. Phân loại theo khối Xylanh:
- Xylanh làm mát bằng chất lỏng được bố trí thành 1 khối.
- Điều kiện làm việc:
o Ứng suất cháy & Nhiệt độ cao.
o Ứng suất nhiệt lớn do tốc độ thay đổi nhanh.
o Hao mòn nòng Xylanh do ma sát Piston & cặn bã đốt.
o Ma sát tăng khi khởi động lạnh do nhiên liệu thừa rửa trôi dầu bôi
trơn trên vách Xylanh.
- Yêu cầu:
o Có tính dẫn nhiệt tốt.
o Độ bền ma sát cao.
o Tính chống trượt tốt cho bề mặt Xylanh.
- Kết cấu: Khối Xylanh có 2 vách được bố trí kênh làm mát. Chất lỏng
làm mát được cung cấp bởi bơm & theo các đường làm mát vào
Xylanh. Ta Phân biệt 2 dạng kết cấu cơ bản:
o Khối Xylanh kiểu hở:

 Áo nước bọc xung quanh nòng Xylanh được thông về phía


nắp máy.
 Do khối Xylanh kiểu hở có độ cứng thấp hơn  Đệm đầu
Xylanh phải bằng kim loại thay vì vật liệu mềm.
 Do tính năng tấm đệm nắp máy ít bị nén  Giảm được lực
siết Bulong  Giảm được việc Xylanh bị vênh hay nắp bị
biến dạng.
o Khối Xylanh kiểu kín:

 Mặt trên hộp trục khuỷu về phía nắp máy bị bịt kín, ngoại trừ
kênh làm mát & đường dầu.
 Kiểu cấu trúc này hầu như chỉ dùng gang xám.

B. Phân loại theo kết cấu của ống lót Xylanh:


- Xylanh loại này thường chia làm 3 dạng chính:
o Xylanh ướt: Mặt thành ngoài tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát 
Luôn phải có Gioăng làm kín để bao kín nước làm mát.
o Xylanh khô: Mặt thành ngoài không tiếp xúc trực tiếp với nước làm
mát. Xylanh khô là 1 phần có thể thay thế của thân mát. Khoang
nước làm mát nằm kín trong thân máy.
 Nguyên tắc bao kín khoang nước làm mát: Sử dụng 1 tấm đệm bằng vật liệu
mềm (Gioăng quy – lát) khi siết chặt Bulong giữa thân & nắp máy  Lực siết sẽ
làm 2 chi tiết ép sát vào nhau. Khi đó Làm biến dạng miếng Gioăng & Gioăng che
kín hết tất cả khe hở của Nắp & thân máy.
o Xylanh liên với thân máy: Không sử dụng ống lót như 2 phương án
trên mà để thân tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát.
- So sánh giữa 3 phương án:

Xylanh liền với thân máy Xylanh ướt Xylanh khô


Thân máy có độ cứng vững Độ cứng vững của thân Thân máy có độ cứng vững
cao, nhưng tiêu tốn vật liệu máy thua 2 phương án kia cao & không gây tốn vật
liệu
Khó đúc Dễ đúc Dễ đúc
Làm mát tốt Làm mát tốt Làm mát kém hơn
Bao kín tốt Bao kín không tốt Bao kín tốt

II.2.2. Xylanh động cơ làm mát bằng không khí:

- Đối với động cơ làm mát bằng không khí, thân máy thường được đúc
rời với hộp trục khuỷu. Từng Xylanh được chế tạo riêng cùng với các
cánh tản nhiệt rồi lắp vào thân máy bằng Bulong.
- Các xylanh động cơ làm mát bằng không khí rất dễ nhận biết là có bộ
cánh tản nhiệt xung quanh.
II.3. Nắp máy:

- Là chi tiết nằm phía trên Xylanh, cùng với Xylanh, Piston & Séc –
măng tạo thành buồng cháy.
- Nắp máy đồng thời là nơi để lắp đặt các chi tiết như Xupap, cò mổ,
đường ống nạp – thải. Vòi phun nhiên liệu (Diesel + GDI) hoặc Bougie
(Đ/Cơ xăng) hoặc buồng cháy phụ trên nắp máy của Diesel.
- Đối với động cơ sử dụng Xupap treo thường ó Xupap nạp lớn hơn so
với Xupap thải. Ngoài ra, nắp máy còn có khoan các đường làm mát &
đường nhớt để bôi trơn & làm mát các chi tiết trên nắp máy.
- Theo lý thuyết kích nổ, thời gian lan truyền màn lửa từ Bugi đến nơi xa
buồng đốt nhất là nơi dễ gây ra cháy kích nổ nhất. Mạt khác, trong
buồng cháy, Xupap thải là nơi nóng nhất trong buồng cháy  Đó là
nơi dễ gây ra kích nổ nhất.
- Nắp máy được đúc bằng gang hoặc hợp kim nhôm, có cấu tạo phức tạp
tùy theo dạng động cơ & số chi tiết được lắp lên đó. Nắp máy được
đúc liền khối cho cả dãy Xylanh hoặc chế tạo riêng cho từng máy.
- Nắp máy động cơ Diesel phức tạp hơn nhiều so với nắp máy động cơ
xăng. Do ngoài các chi tiết cơ bản của cơ cấu phối khí. Động cơ Diesel
còn phải lắp đặt thêm các chi tiết như vòi phun, Bougie sấy, Van điều
áp,... Có một số động cơ còn sử dụng buồng cháy phụ  Làm kết cấu
nắp máy phức tạp lên hẳn.
- Nắp máy của động cơ làm mát bằng gió chịu ứng suất nhiệt lớn nhất.
Cũng như thân máy, Nắp máy được làm rời rồi lắp vào hộp trục khuỷu
bằng các Gu – Giông. Trên nắp Xylanh có các gân tản nhiệt với chiều
cao giảm dần. Nắp xylanh dạng này thường được làm bằng hợp kim
nhôm  Do hiệu quả tản nhiệt thấp, kết cấu phức tạp & khó chế tạo.
Hiện nay rất ít động cơ sử dụng nắp máy này.

III. Các vấn đề cần quan tâm về buồng nén động cơ:
III.1. Khái niệm buồng nén – Sự ảnh hưởng của buồng đốt
đến động cơ:
- Buồng nén là khoảng không gian nhỏ nhất trong Xylanh. Trong đó,
một phần của buồng nén có thể nằm trong đỉnh Piston (Đỉnh có buồng
cháy phụ).
- Hình dạng của buồng đốt ảnh hưởng lớn đến:
o Tỷ số nén hình học của động cơ.
o Vị trí của Bougie (Hoặc kim phun) trong buồng đốt.
o Tạo hỗn hợp xoáy của nhiên liệu.
o Hiệu quả của quá trình cháy.
o Cháy kích nổ.
o Tỷ số S/D.
o Vị trí đặt Xupap.

 Buồng nén không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ, công suất, moment xoắn
& tiêu thụ nhiên liệu mà còn tác dụng lên tính năng phát thải.

III.2. Phương án thiết kế buồng nén tối ưu:


- Tiết diện mở Xupap lớn: Điều này tạo điều kiện không khí nạp vào
nhiều hơn  Gia tăng hiệu suất nạp  Tăng công suất động cơ.
- Quãng đường lan truyền cháy ngắn  Bố trí Bougie & kim phun ở vị
trí Trung tâm.
- Tạo thêm vùng chèn: Tại đây, không khí nạp được xoáy trộn với nhiên
liệu (Đối với đông cơ phun xăng)  Tốc độ cháy cao hơn  Công
suất & khí thải.
- Buồng cháy gọn( Không nhiều khe rãnh, không có những vùng trống
nhỏ & diện tích nhỏ so với thể tích). Nhờ đó, tránh phát sinh những
vùng lạnh trong buồng cháy. Ngoài ra, buồng cháy gọn thường cho tỷ
số nén cao & giảm kích nổ.
- Hình dáng buồng cháy thuận lợi nhất là dạng nửa vòm câu  Do
quãng đường lan truyền là ngắn nhất nhưng cách bố trí Xupap không
cho được hình dáng loại này.

III.3. Phương án bố trí Xupap trong nắp máy:


- Đầu Xylanh với hai Xupap:

o Có dạng mái hơi che có hình dáng gần giống dạng nửa vòm cầu.
o Xupap nạp & thải được bố trí đối xứng nhau trong nắp máy.
o Xupap nạp thường có tiết diện lớn hơn Xupap thải.
- Nắp máy với nhiều Xupap:
o Tổng tiết diện của Xupap nạp lớn hơn Xupap thải. Vì Khí sạch nạp
vào đầy xylanh khó hơn thải khí đốt ra ngoài.
o Khi sử dụng 2 Xupap nạp, 1 Xupap thải:

 Xupap thải có đường kính lớn hơn Xupap nạp  Buồng cháy
có dạng gần giống hình nửa vòm cầu.
 Do vị trí của Xupap nên hai Bougie được bố trí để tăng tốc độ
lan truyền màn lửa của QT cháy.
o Khi sử dụng 2 Xupap nạp & 2 Xupap thải:

 Buồng nén có dạng mái che.


 Xupap nạp lớn hơn Xupap thải.
 Tiết diện mở của 4 Xupap có thể lớn hơn so với 3 Xupap.
 Thường có 2 vùng chèn nằm đối nhau.
 Bougie hay kim phun được đặt ở trung tâm  Quang đường
cháy ngắn & tốc độ lan truyền màn lửa nhanh hơn.
 Buồng nén loại này có công suất nén cao hơn, tiêu thụ nhiên
liệu ít hơn & khí thải tốt hơn.
o Khi sử dụng năm Xupap ( 3 Xupap nạp, 2 Xupap thải) thì buồng nén
có dạng vòm cầu vì đường kính của đĩa Xupap giảm đi.

You might also like