Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TUẦN 19

Thứ Hai ngày 16 tháng 1 năm 2023


Tiết 1 Hoạt động trải nghiệm
Văn nghệ đón năm mới
Lồng ghép: Phòng chống tác hại của thuốc lá
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- H tự tin trình bày các tiết mục văn nghệ đón năm học mới
- Giáo dục H ý thức gìn giữ các tác phẩm nghệ thuật.
- H biết các phòng chống tác hại của thuốc lá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Máy chiếu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (4 - 6’)
- Cho H hát tập thể: Tết đến rồi - H hát
- G dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Biểu diễn văn nghệ: Chào mừng năm mới (13 - 15’)
? Các em có thích Tết không ? - H nêu
? Em đã chuẩn bị được gì chuẩn bị đón Tết ?
- G cho H xem một vài đoạn trích trình diễn văn nghệ - H quan sát
chào mừng năm mới

- G cho H các tiết mục văn nghệ (đã chuẩn bị trước) - H biểu diễn văn nghệ
? Khi biểu diễn các tiết mục văn nghệ em thấy không - H nêu
khí Tết như thế nào ?
? Em đã làm gì để đón Tết ?
- H nhận xét
- G nhận xét, đánh giá.
=> Kết luận: Mỗi năm Tết đến xuân về nhà nhà nô
nức đón đến, đón lộc đầu năm, ...
3. Phương hướng nhiệm vụ tuần 19 (5 - 7’)
- Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường
2

- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng chữ viết,
tính toán.
- Tiếp tục duy trì các hoạt động của trường, lớp.
- Duy trì phong trào học tập Đôi bạn cùng tiến.
- Tuyên dương một số em tích cực học tập, chữ viết
tiến bộ, giúp bạn trong học tập.
- Hướng dẫn H nghỉ Tết an toàn trước - trong và sau
Tết.
3. Phòng chống tác hại của thuốc lá (7 - 8’)
? Các em biết gì về thuốc lá ? - H nêu
? Tại sao người ta lại nghiện hút thuốc lá?
? Các em biết gì về những nguy hại của việc hút thuốc
lá gây ra?
? Trẻ em có nên lại gần người hút thuốc là không ?
? Vì sao trẻ em không được lại gần người hút thuốc
lá ? 
=> Kết luận: Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít
qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây
nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch
máu. Vì vậy người hút thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da
nhăn, giảm thính lực, ung thư da và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, . . .
? Để có môi trường trong lành - Chúng ta vừa tìm hiểu về tác hại của thuốc
không khói thuốc lá phải làm sao ? lá, chúng rất nguy hiểm có thể gây chết
người vì biến chứng của thuốc lá, vì vậy các
em không được bắt chước người lớn hút thử
thuốc lá, không lại gần người hút thuốc lá,
đến những nơi đông người phải đeo khẩu
trang, đeo kính mắt, hãy tuyên truyền và vận
động người thân không hút thuốc lá.
- G chiếu h/ả những người nghiện - H quan sát
thuốc lá
4. Đánh giá chung (1 - 2’)
- G nhận xét chung.
- Hướng dẫn H thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
………………………………………………………………………………………
Tiết 2 Toán
BÀI 37: PHÉP NHÂN
Tiết 1: Phép nhân
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
3

*Kiến thức, kĩ năng:


- Nhận biết khái niệm ban đầu về phép nhân; đọc, viết phép nhân.
- Tính được phép nhân đơn giản dựa vào tổng các số hạng bằng nhau.
- Vận dụng vào giải một số bài toán có liên quan đến phép nhân.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
- Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (3 - 4’)
- H nghe hát
- G giới thiệu bài - H lắng nghe
2. Kiến thức mới
2.1. Khám phá (10 - 12’)
a. G chiếu bài toán: Mỗi đĩa có 2 quả cam, 3 đĩa như vậy - H đọc thầm yêu cầu
có bao nhiêu quả cam ?

? Bài toán cho biết gì ? - H nêu


? Bài toán hỏi gì ?
? Muốn biết 3 đĩa có bao nhiêu quả cam em làm thế nào ? - H nêu: 2 + 2 + 2 = 6
quả cam
- G nêu: Mỗi đĩa có 2 quả cam. 3 đĩa như vậy có tất cả 6
quả cam. Phép cộng 2 + 2 + 2 = 6 ta thấy 2 được lấy 3 lần
nên 2 + 2 + 2 = 6 có thể chuyển thành phép nhân: 2 x 3 =
6.
- G viết phép nhân: 2 x 3 = 6. - H quan sát
- Yêu cầu H đọc - H đọc: 2 nhân 3 bằng
6
- G giới thiệu dấu nhân “x”
b. G chiếu, nêu BT tiếp: Mỗi đĩa có 3 quả cam. 2 đĩa như - H nêu lại bài toán
vậy có tất cả mấy quả cam ?
- Hướng dẫn tương tự phần a.
- G viết phép nhân: 3 x 2 = 6
c. Nhận xét:
? Em có nhận xét gì phép nhân ? - Hai phép nhân này có
4

2x3=2+2+2 kết quả bằng nhau 2 x


3x2=3+3 3=3x2=6
- Yêu cầu H lấy VD về phép nhân ? - H lấy VD
? Chuyển phép cộng 3 + 3 + 3 thành phép nhân? -3x3=9
? Chuyển phép nhân 4 x 3 = 12 thành phép cộng? - 4 x 3 = 4 + 4 + 4 = 12
=> Chốt: Phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng - H nhắc lại
nhau
2.2. Hoạt động (16 - 18’)
Bài 1: (6 - 7’) G chiếu - H đọc thầm, nêu yêu
cầu
- H quan sát h/ả SGK

- Hướng dẫn:
a. Chuyển phép cộng các số hạng bằng nhau thành phép
nhân.
b. Chuyển phép nhân thành phép cộng các số hạng bằng
nhau.
- H làm SGK - đổi bài
KT
? Em có nhận xét gì về phép nhân 3 x 5 và 5 x 3 ? - H nêu
=> Chốt: Phép nhân chính là phép cộng các số hạng bằng
nhau.
Bài 2: (8 - 10’) SGK - H đọc thầm yêu cầu
? Bài yêu cầu gì ? - H nêu
- G chiếu, yêu cầu H quan sát hình vẽ, nhận ra số cá các bể - H quan sát, làm SGK
của mỗi nhóm (tổng số các số hạng bằng nhau với số cá ở
mỗi bể là một số hạng) tương ứng với phép nhân nào ghi ở
các con mèo.
- Soi b trình bày
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
* Củng cố, dặn dò: (2 - 3’)
- Hôm nay em học bài gì?
- Lấy ví dụ về phép nhân và tính kết quả..
- Nhận xét giờ học.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
5

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
----------------------------------------------------------------------
Tiết 2 + 3 Tiếng Việt
Đọc: Chuyện bốn mùa
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Bước đầu làm quen đọc diễn cảm, phân biệt lời nhân
vật.
- Hiểu nội dung bài: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng và đều
có ích lợi cho cuộc sống.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các
sự vật trong chuyện.
- Bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Tiết 1
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (3 - 4’)
- H nghe bài hát: Hoa lá mùa xuân
- G chiếu tranh: - H quan sát tranh

? Bức tranh vẽ gì ?
? Họ làm những gì ?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Kiến thức mới
2.1. Đọc văn bản (30 - 32’)
6

- G đọc mẫu: giọng đọc nhẹ nhàng, đọc - H đọc thầm theo, chia đoạn
phân biệt lời các nhân vật
? Bài chia làm mấy đoạn ? - Bài chia 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rước đèn, phá
cỗ
+ Đoạn 2: tiếp theo đến giấc ngủ ấm
trong chăn.
+ Đoạn 3: Còn lại
- 3H đọc nối đoạn
- Yêu cầu H nêu:
+ Từ cần luyện đọc, cần giải nghĩa
+ Câu dài, câu có lời nhân vật.
- H trình bày
DỰ KIẾN:
* Đoạn 1:
- Câu 2: sung sướng - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Câu 5: nảy lộc - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Câu 6: đọc đúng đơm trái ngọt và ngắt - H luyện đọc
Nhưng nhờ có em Hạ,/ cây trong vườn/ mới
đơm trái ngọt,/ học sinh/ mới được nghỉ hè.
- Câu 9: rước đèn - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Yêu cầu H đọc chú giải: đâm chồi, đơm - H đọc chú giải
- G chiếu h/ả đâm chồi
? Em hiểu bập bùng có nghĩa là gì ? - H trả lời
- G chiếu h/ả bập bùng bếp lửa - H quan sát
? Nêu giọng đọc của Đông, Xuân, Hạ ? - H nêu
- Hướng dẫn H đọc đoạn: đọc đúng, rõ - H luyện đọc đoạn 1
ràng, ...
* Đoạn 2:
? Trong đoạn 2 có lời nhân vật nào ? - Lời của Đông
? Nêu cách đọc lời của Đông ? - Giọng lặng xuống, vẻ buồn tủi
- Câu cuối G chiếu: đọc đúng bếp lửa và
hướng dẫn ngắt câu dài: Có em/ mới có bập - H luyện đọc
bùng bếp lửa nhà sàn,/ mọi người mới có
giấc ngủ ấm trong chăn//.
? Nêu cách đọc đoạn 2? - H nêu, luyện đọc
* Đoạn 3:
- Câu 1: nàng tiên - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Câu 5: G chiếu hướng dẫn đọc câu dài: - H luyện đọc
Còn cháu Đông,/ cháu có công ấp ủ mầm
7

sống/ để xuân về/ cây cối/ đâm chồi nảy


lộc.//
- Trong đoạn 3 có bà Đất, giọng bà đất em - H nêu: Giọng bà Đất vui vẻ, rõ
đọc như thế nào ? ràng.
- Hướng dẫn H đọc đoạn 3: đọc đúng, rõ - H luyện đọc đoạn 3
ràng, lưu loát, ...
- Cả bài: đọc đúng, rõ ràng, chú ý đọc đúng - H đọc cả bài
lời các nhân vật,...
- G đọc mẫu
Tiết 2
2.2. Trả lời câu hỏi (10 - 12’)
? Câu chuyện kể về mấy nàng tiên ? - Kể về 4 nàng tiên
? Bốn nàng tiên tượng trưng cho những - Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn
mùa nào trong năm ? mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông trong
năm.
? lại tượng trưng cho mùa Xuân ? - Vì nàng Xuân xuật hiện thì cây cối
đâm trồi nảy lộc,...
? Theo nàng tiên Hạ, thiếu nhi thích mùa Theo nàng tiên mùa Hạ, thiếu nhi
thu ? thích mùa thu vì có đêm trăng rằm,
rước đèn phá cỗ.
- G chiếu tranh SGK/10 - H quan sát
? Dựa vào bài đọc, nêu tên mùa phù hợp - H trình bày
với mỗi tranh ? + Tranh 1: Mùa xuân
+ Tranh 2: Mùa đông
+ Tranh 3: Mùa hạ
+ Tranh 4: Mùa thu
? Vì sao tranh 1 lại tượng trưng cho mùa - Tranh 1, cây cối đâm chồi nảy lộc
xuân ?
? Vì sao mùa hạ là tranh 3 ? - Cây trong vườn đơm hoa kết trái
- G giảng: Mùa hạ là mùa các em học sinh
được nghỉ hè,…
? Vì sao bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có - Bà Đất nói cả bốn nàng tiên đều có
ích, đều đáng yêu ? ích và đáng yêu vì: Xuân làm cho lá
tươi tốt. Hạ cho trái ngọt, hoa thơm.
Thu làm cho trời xanh cao, học sinh
nhớ ngày tựu trường. Đông có công
ấp ủ mầm sống để xuân về cây cối
đâm chồi nảy lộc.
? Chuyên bốn mùa cho em biết về điều gì ? - Bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn
8

mùa.
=> Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa
mỗi vẻ đẹp riêng và đều có ích lợi cho cuộc
sống.
2.3. Luyện đọc lại (10 - 12’)
- Yêu cầu H nêu giọng đọc từng đoạn. - H nêu giọng đọc, luyện đọc từng
đoạn
- G hướng dẫn H đọc cả bài: giọng đọc nhẹ
nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật: Lời
của Đông trầm trồ, thán phục. Giọng Xuân
nhẹ nhàng. Giọng Hạ tinh nghịch, nhí
nhảnh. Giọng Đông lặng xuống, vẻ buồn
tủi. Giọng Thu thủ thỉ. Giọng Bà Đất vui
vẻ, rõ ràng.
- G đọc mẫu - H luyện đọc cả bài
- H đọc đoạn yêu thích
- G và H nhận xét, đánh giá.
3. Luyện tập theo văn bản đọc (10 - 12’)
Bài 1: - H đọc thầm yêu cầu
? Bài yêu cầu gì? - H nêu
- H trình bày: ý.b
? Tại sao em không chọn đáp án a ? - H giải thích
Bài 2: - H đọc to yêu cầu
? Mùa xuân có gì? - Mùa xuân có cây cối đâm trồi nảy
lộc.
- Mùa xuân có tia nắng ấm áp.
- Mùa xuân có trăm hoa đua nở.
- Tương tự với mùa hạ, mùa thu và mùa
đông
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- Hôm nay em học bài gì?
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
-------------------------------------------------------------------
Tiết 5 Toán
9

BÀI 37: PHÉP NHÂN


Tiết 2: Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phép nhân; chuyển phép nhân thành các số hạng bằng
nhau và ngược lại.
- Vận dụng vào giải bài toán thực tế.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
- Máy soi bài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (3 - 4’)
- H hát tập thể
- B/c: Viết phép nhân 3 x 5 thành phép - H viết bảng con
cộng các số hạng bằng nhau ?
- G giới thiệu bài
2. Luyện tập (28 - 30’)
Bài 1: (6 - 7’) B/c - H đọc thầm yêu cầu
- H làm b/c từng phần
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (10 - 12’) SGK - H đọc thầm yêu cầu

- Yêu cầu H quan sát tranh đầu tiên:


? Có 6 bàn học, mỗi bàn có 2 cái ghế. Hỏi - 6 x 2 = 12 cái ghế.
có tất cả bao nhiêu cái ghế?
? Mỗi các quạt trần có mấy cánh ? Có bao - H thảo luận N4 - làm SGK
10

nhiêu cái quạt trần ?


- H báo cáo, chia sẻ
- G và H nhận xét, đánh giá.
Bài 3 (10 - 12) Tính (theo mẫu) - H nêu yêu cầu
- Mẫu:
5x4=5+5+5+5+5
5 x 4 = 20
- H làm vở - đổi chéo KT
- Soi bài, chữa.
? Nêu cách chuyển phép nhân thành các số
hạng bằng nhau và ngược lại ?
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
-----------------------------------------------------------------------
Tiết 6 Tiếng Việt
Viết: Chữ hoa Q
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Biết viết chữ viết hoa Q cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dụng: Quê hương em có đồng lúa xanh.
- Rèn cho H tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
- Vở Tập viết
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu: (2 - 3’)
- G chiếu chữ mẫu
? Đây là mẫu chữ hoa gì ? - Chữ hoa Q
- G giới thiệu bài.
2. Kiến thức mới (10 - 12’)
2.1. Viết chữ hoa Q
- G chiếu chữ mẫu cỡ nhỡ - H quan sát
11

? Chữ Q mấy dòng li, rộng mấy ô? - Cao 5 dòng…….


? Chữ Q gồm bao nhiêu nét? - 2 nét
- H chia sẻ
- G chiếu video HD quy trình viết chữ hoa Q:
+ Nét 1: đặt bút trên ĐK6, viết nét cong kín, phần
cuối lượn vào trong bụng chữ, dừng bút trên ĐK4.
+ Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút
xuống gần ĐK2, viết nét lượn ngang từ trong lòng
chữ ra ngoài. Dừng bút trên ĐK2
Lưu ý: Phần lượn vào trong bụng chữ của nét 1
- G viết mẫu
- G chiếu chữ hoa Q cỡ nhỏ - H quan sát
- Cao 2,5 dòng li, rộng 2 ô

? Em có nhận xét gì về độ cao, độ rộng chữ hoa Q


cỡ nhỏ ?
- Hướng dẫn H qui trình viết - H theo dõi
- G viết mẫu
- Yêu cầu H viết bảng con - H viết bảng con: “Q”.
- G nhận xét, sửa sai
2.2. Viết câu ứng dụng: - H đọc câu ứng dụng
Quê hương em có đồng lúa xanh
? Nêu độ cao của các con chữ trong câu ? - H nêu
+ Chữ Q, h, l, g cao 2,5 dòng li
+ Chữ đ cao 2 dòng li
+ Các chữ còn lai cao 1 dòng li
? Khoảng cách giữa các con chữ trong một chữ, - H nêu
giữa các chữ trong một câu?
- G hướng dẫn quy trình viết câu ứng dụng: - H theo dõi
+ Hướng dẫn viết chữ hoa A đầu câu
+ Cách nối chữ hoa Q với chữ u: từ điểm cuối của
chữ Q nhấc bút viết chữ u
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu
12

thanh và dấu chấm cuối câu.


2.3. Viết vở (18 - 20’)
- Yêu cầu H mở vở - H nêu yêu cầu bài viết
- G chiếu bài viết mẫu - H quan sát
- Yêu cầu H ngồi đúng tư thế. Đọc chữ từng dòng. - H viết vở
Chữ được viết trong ô, chú ý nhìn mẫu viết.
- Soi bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Hôm nay các em viết bài gì ?
- Hướng dẫn H về nhà.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
--------------------------------------------------------------------
Tiết 7 Tiếng Việt
Nói và nghe: Chuyện bốn mùa
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết cùng các bạn tham gia dựng lại câu chuyện theo vai của nhân vật ( Người dẫn
chuyên, Bà Đất, Xuân, Hạ, Thu, Đông ).
- Nói với người thân về nàng tiên em thích nhất trong câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (2 - 3’)
- Yêu cầu H hát tập thể
- Cho H quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - H nêu:
- G dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Kiến thức mới
Bài 1: Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, nói - H đọc thầm yêu cầu
về nội dung của từng bức tranh (5 - 7’)
- G chiếu tranh:
13

- G tổ chức cho H quan sát từng tranh, trả lời


câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ gì ? - Tranh 1 vẽ nàng tiên mùa đông
và mùa xuân.
? Nàng tiên mùa đông nói gì với nàng tiên mùa - Cầm tay nhau nói chuyện, cây
xuân ? cối đâm chồi nảy lộc...
- Yêu cầu H nêu nội dung tranh 2 ? - H nêu
? Theo nàng Xuân, vườn cây vào mùa hạ thế - Vườn cây cho trái ngọt
nào ?
- Tranh 3, có những nàng tiên nào trong tranh? - Nàng tiên hạ và nàng thu
? Nàng tiên mùa hạ nói gì với nàng tiên mùa - Có đêm trăng rằm rước đèn, phá
thu ? cỗ
? Tranh 4 vẽ về ai ? - Nàng tiên thu và nàng tiên đông
? Nàng tiên mùa thu thủ thỉ với nàng tiên mùa - Có giấc ngủ ấm trong chăn
đông điều gì ?
Bài 2: Kể lại từng đoạn chuyện trong tranh
(22 - 25’)
- Yêu cầu H kể lại từng đoạn chuyện trong
tranh.
? Trong câu chuyện có mấy nhân vật ? - 4 nhân vật, đó là ....
? Nêu giọng kể từng nhân vật ? - H nêu
- H kể N2
- G hướng H nhận xét: - H trình bày trước lớp
+ Nội dung
+ Cử chỉ, điệu bộ,...
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu H kể nối các đoạn trong câu chuyện - H kể nối đoạn
- H khác nhận xét.
- Yêu cầu H kể cả câu chuyện - H kể cả câu chuyện
=> G nhận xét, đánh giá.
3. Vận dụng (3 - 4’)
- Hướng H nói với người thân về nàng tiên em - Một số H chia sẻ nàng tiên mình
thích nhất trong câu chuyện. yêu thích nhất trong câu chuyện.
14

4. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)


- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
--------------------------------------------------------------------
Thứ Ba ngày 17 tháng 1 năm 2023
Tiết 1 Toán
BÀI 38: THỪA SỐ, TÍCH
Tiết 1: Thừa số, tích
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được thừa số và tích trong phép nhân.
- Tính được tích khi biết các thừa số.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến ý nghĩa của phép nhân.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Năng lực giao tiếp toán học.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử.
- Bộ đồ dùng toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (3 - 4’)
- H hát tập thể - H hát tập thể
- B/c: Viết phép cộng 3 + 3 + 3 + 3 + 3 thành - H viết: 3 x 5 = 15
phép nhân
- G dẫn dắt giới thiệu bài.
2. Kiến thức mới:
2.1. Khám phá (10 - 12’)
- G chiếu bài toán: Mỗi bể có có 3 con. Hỏi 5 - H đọc đầu bài
bể cá như thế có bao nhiêu con cá ?
? Bài toán cho biết gì ?
? Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu H viết phép tính thích hợp vào bảng - H viết: 3 x 5 = 15
con.
? Có tất cả bao nhiêu con cá ? - Có tất cả 15 con cá
15

- G giới thiệu thừa số, tích trong phép nhân


- H nhắc lại

=> Chốt: tính tích khi biết các thừa số.


- Yêu cầu H lấy VD về phép nhân, nêu tên gọi - H lấy VD
của chúng
2.2. Hoạt động (16 - 18’)
Bài 1 (6 - 7’) SGK - H đọc thầm yêu cầu
? Bài yêu cầu gì ? - Tìm số thích hợp
- Hướng dẫn: Quan sát mẫu viết mỗi thừa số và - H làm SGK - đổi bài KT
tích của mỗi phép nhân đã cho vào ô có dấu “?”
- H báo cáo
- Soi bài, nhận xét.
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (10 - 12’) SGK - H đọc thầm, nêu yêu cầu
a. Quan sát mẫu A:
? Có mấy thẻ ? Mỗi thẻ có mấy chấm tròn ? - Có 5 thẻ, mỗi hter có 2 chấm
tròn.
? Nêu cách tính số chấm tròn ? - 2 x 5 = 10
- Thực hiện tương tự. - H làm SGK - kiểm tra N2
- H báo cáo
- Soi bài, chữa.
? Nêu phép tính hình B ? - H nêu
? Vì sao hình C em viết được phép nhân 3 x 5 ? - H nêu cách làm
b. Hướng dẫn H thực hiện tương tự bài 1 - H thực hiện viết số vào dấu “?”
- H làm N2
- Đại diện nhóm báo cáo
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
=> Chốt: Nhận biết được thừa số và tích trong
phép nhân.
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- Nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
--------------------------------------------------------------------
16

Tiết 2 + 3 Tiếng Việt


Đọc: Mùa nước nổi
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng giữa các cụm từ.
- Trả lời được các câu hỏi của bài.
- Hiểu nội dung bài: Bài văn đã tái hiện lại hiện thực mùa nước nổi xảy ra ở đồng bằng
sông Cửu Long hàng năm. Qua đó thấy được tình yêu của tác giả với vùng đất này.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ đặc điểm; kĩ
năng đặt câu.
- Biết yêu quý quê hương đất nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (4 - 5’)
- Gọi H đọc bài Chuyện bốn mùa. - H đọc bài
- Em thích nhất mùa nào ? Vì sao ?
- G chiếu tranh:

? Bức tranh vẽ cảnh gì ?


- G dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Kiến thức (30 - 32’)
- G đọc mẫu toàn bài - H theo dõi, chia đoạn
? Bài chia làm mấy đoạn ? Xác định từng đoạn? - 4 đoạn (mỗi lần xuống dòng là
1 đoạn)
- 4H đọc nối đoạn
- Yêu cầu H thảo luận N2 (4’): - H thảo luận
+ Tìm từ cần luyện đọc, cần giải nghĩa
+ Tìm câu dài, cách ngắt câu dài.
17

DỰ KIẾN: - H trình bày


* Đoạn 1:
- Câu 1: nước nổi, nước lũ - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Câu cuối: đọc đúng: sướt mướt - H luyện đọc
? Em hiểu mưa dầm dề là mưa như thế nào ? - Ý nói mưa kéo dài
? Còn mưa sượt mướt là mưa thế nào ? - Ý nói mưa buồn
? Nêu cách đọc đoạn 1 ? - H nêu cách đọc, luyện đọc
* Đoạn 2:
? Đoạn này có từ nào khó đọc, câu dài cần ngắt
nghỉ ?
- Từ: Cửu Long - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Câu cuối: Nước trong ao hồ,/ trong đồng - H luyện đọc
ruộng/ của mùa mưa/ hòa lẫn với nước dòng
sông Cửu Long.//
- H đọc chú giải Cửu Long
? Nêu cách đọc đoạn 2. - H nêu cách đọc, luyện đọc
* Đoạn 3:
- Câu 2: ròng ròng - H nêu cách đọc, luyện đọc
- Yêu cầu H đọc chú giải phù sa, ròng ròng - H đọc chú giải
- H luyện đọc đoạn
* Đoạn 4:
? Nêu từ khó đọc và khó hiểu nghĩa đoạn 4 ?
- Câu cuối: lắt lẻo - H luyện đọc
- G giải nghĩa: lắt lẻo ý nói chông chênh, không - H theo dõi
vững chắc
- Hướng dẫn H đọc đoạn 4 - H luyện đọc
- H luyện đọc N2
- Hướng dẫn H đọc cả bài: đọc đúng, .... - H luyện đọc
- G đọc cả bài
Tiết 2
2.2. Trả lời câu hỏi (10 - 12’)
? Vì sao người ta gọi là mùa nước nổi mà - H thảo luận N2
không gọi là mùa nước lũ ?
- H trình bày: Người ta gọi là
mùa nước nổi vì nước lên hiền
hòa.
? Cảnh vật trong nước nổi như thế nào ? - Cảnh vật trong mùa nước nổi:
- G chiếu h/ả mùa nước nổi + Sông nước: Dòng sông Cửu
Long đã no đầy, lại tràn qua bờ.
Nước trong ao hồ, trong đồng
18

ruộng hòa lẫn với nước của dòng


sông Cửu Long.
+ Đồng ruộng, vườn tược, cây cỏ
như biết giữ lại những hạt phù sa
quanh mình.
+ Đàn cá ròng ròng, từng đàn,
từng đàn theo cá mẹ xuôi
- Yêu cầu H đọc to đoạn 4 - H đọc đoạn 4
? Vì sao vào mùa nước nổi, người ta phải làm - H thảo luận N4
cầu từ cửa trước vào đến tận bếp ?
- H trình bày: vì nước tràn lên
ngập cả những viên gạch.
- Yêu cầu H đọc toàn bài
? Em thích hình ảnh nào trong bài ? - H nêu
G lưu ý H giải thích được lí do vì sao thích.
? Nêu nội dung bài ? Bài văn đã tái hiện lại hiện thực
mùa nước nổi xảy ra ở đồng
bằng sông Cửu Long hàng năm
=> Cách miêu tả của tác giả đó chính là tình
yêu của tác giả với vùng đất này.
2.3. Luyện đọc lại (10 - 12’)
- Yêu cầu H thảo luận N2, nêu cách đọc từng - H thảo luận, nêu cách đọc từng
đoạn ? đoạn
- H luyện đọc đoạn
- G hướng dẫn H đọc cả bài: giọng đọc chậm
rãi, tình cảm.
- G đọc mẫu - H luyện đọc cả bài.
- H đọc đoạn yêu thích
- G và H cùng nhận xét.
3. Luyện tập theo văn bản (10 - 12’)
Bài 1: - H đọc thầm yêu cầu
- H đọc to
? Bài yêu cầu gì ? - H nêu
- Yêu cầu H làm việc cặp đôi tìm từ chỉ đặc - H thảo luận
điểm
- H nêu: dầm dề, sướt mướt
=> Chốt: Từ chỉ đặc điểm
Bài 2: Tìm thêm từ ngữ tả mưa - H đọc thầm, nêu yêu cầu
- Yêu cầu H đọc mẫu - H đọc mẫu: ào ào
19

- H nêu: tí tách, lộp bộp, ...


- G và H nhận xét, đánh giá.
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- Hôm nay em học bài gì?
- G nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn về nhà.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
--------------------------------------------------------------------
Tiết 4 Tự nhiên xã hội
Bài 18: Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống của
thực vật và động vật (T1)
GDĐP: Vườn quốc gia Cát Bà là môi trường tự nhiên
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Thu thập được những thông tin việc làm của con người có thể bảo vệ và thay đổi môi
trường sống của thực vật và đông vật.
- Giải thích vì sao phải bảo vệ được môi trường sống của thực vật và động vật.
- Nêu được những việc có thể làm để bảo vệ, hạn chế sự thay đổi của môi trường sống
của thực vật và động vật
- Thực hiện được các việc làm giúp bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật.
- Cùng chia sẻ với người xung quanh để thực hiện.
* GD học sinh có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên vườn Quốc gia Cát Bà.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
- Hình ảnh vườn Quốc gia Cát Bà
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên Học sinh
1. Khởi động (3 - 4’)
- Hát kết hợp vận động bài: Lí cây xanh - H thực hiện.
? Cần làm gì để bảo vệ môi trường sống - H nêu
của thực vật và động vật?
- G dẫn dắt, giới thiệu bài mới
2. Kiến thức mới
HĐ1: Môi trường sống của động vật và thực vật (10 - 12’)
* Mục tiêu: Giải thích được ở mức độ đơn giản sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
sống của thực vật và động vật.
* Cách tiến hành:
20

- G chiếu tranh SGK/66 - H quan sát


- Yêu cầu H quan sát kĩ 2 hình tìm ra - H thảo luận N2, trình bày
điểm giống nhau và khác nhau
- Hình 1: Cây, cỏ, hoa lá tươi tốt, nhiều
con vật
- Hình 2: Cây, cỏ, hoa lá bắt đầu héo,
các con vật không còn, có nhiều rác như
chai, lọ….
? Vì sao lại có sự khác nhau đó? - Do con người xả rác…
? Điều gì sẽ xảy ra nếu môi trường sống - H nêu
của thực vật và động vật tiêp tục bị tàn
phá?
=> Kết luận: Do con người xả rác, môi trường bị ô nhiễm… số lượng thực vật và
động vật giảm sút, thậm chí có thể biến mất. Những việc làm nào ảnh hưởng đến
môi trường sống của thực vật và động vật chúng ta sẽ tìm hiểu qua hoạt động 2 .
HĐ2: Ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật, động vật (18 - 20’)
* Mục tiêu: H nêu được các việc làm ảnh hưởng đến môi trường sống của thực vật,
động vât, hậu quả của việc làm đó.
* Cách tiến hành:
- G chiếu tranh / 67 - H quan sát
- Đọc yêu cầu câu 2? - H đọc
- Yêu cầu H quan sát kĩ từng hình và nói - H thảo luận N2
về những việc con người đã và đang làm - Chia sẻ (dự kiến)
trong hình + Hình 3: Xả nhiều rác và xả bừa bãi,
gây ô nhiễm.
+ Hình 4: Chặt phá rừng làm mất rừng,
chết cây làm mất nơi ở của các con vật.
+ Hình 5: Sử dụng nhiều nước trừ sâu
có thể gây chết động vật….
+ Hình 6: Thải nước bẩn ra môi trường
làm ảnh hưởng đến đời sống của thực
vật và động vật.
- Các nhóm khác NX, bổ sung.
=> Kết luận: Những việc làm của con người ảnh hưởng rất lớn đến môi trường
sống của thực vật và động vật , gây hậu quả nghiêm trọng…..
- G chiếu hình ảnh động vật, thực vật - H quan sát
của vườn Quốc gia Cát Bà
? Em có nhận xét gì động vật và thực - H trả lời
vật ở đây ?
- GD liên hệ: Vườn Quốc gia Cát Bà nằm trên địa bàn TP. Hải Phòng, là vùng lõi
21

của Khu Dự trữ Sinh quyển thế giới Quần đảo Cát Bà được Tổ chức Văn hóa -
Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận vào năm 2004. Nơi
đây có giá trị cao về đa dạng sinh học, với nhiều loài động thực vật quý, hiếm đặc
hữu. VQG có trên 1.561 loài thực vật, thuộc 842 chi, 186 họ (nhóm cây gỗ 408
loài, cây dược liệu 661 loài, cây làm cảnh 203 loài); 279 loài động vật (53 loài thú,
160 loài chim, 66 loài bò sát), trong đó có 21 loài đặc hữu và 76 loài nằm trong
Danh lục đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Đặc biệt, VQG Cát
Bà là nơi duy nhất còn có một quần thể voọc với 50 cá thể. Ngoài ra, VQG còn ghi
nhận 274 loài côn trùng, tạo nên sức hấp dẫn và sự đa dạng cho quần đảo.
3. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Hôm nay em được biết thêm được điều - H nêu
gì qua bài học?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tìm hiểu về các việc làm thực
để bảo vệ thực vật, động vật.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
Tiết 5 Đạo đức
Bài 9: Cảm xúc của em (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết phân biệt được cảm xúc tích cực và cảm cúc tiêu cực.
- Nêu được ảnh hưởng của cảm cúc tích cực và tiêu cực đối với bản thân và mọi người
xung quanh.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi.
- Hình thành kĩ năng nhận thức, quản lý bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (2 - 3’)
- Cho H nghe và vận động theo nhịp bài hát - H hát và vận động
Niềm vui của em
? Điều gì làm các bạn nhỏ trong bài hát thấy
vui ?
? Em có cảm xúc gì khi nghe bài hát ?
22

- Nhận xét, dẫn dắt vào bài.


2. Kiến thức mới
HĐ1: Tìm hiểu các loại cảm xúc (15 - 17’)
* Mục tiêu: Giúp H nhận biết được các dạng cảm xúc tích cực và các cảm xúc tiêu
cực như (buồn, lo âu, tức giận, sợ hãi...)
* Cách tiến hành
- G yêu cầu H quan sát tranh SGK/41

- Yêu cầu H quan sát các khuôn mặt cảm - H quan sát các khuôn mặt cảm xúc
xúc trong SGK, thảo luận N4 và trả lời câu trong SGK và trả trả lời câu hỏi
hỏi:
? Các bạn trong tranh thể hiện cảm xúc gì ? + T1 thể hiện sự vui mừng
+ T2 thể hiện sự sợ hãi;
+ T3 thể hiện sự tức giận;
+ T4 thể hiện sự ngạc nhiên;
+ T5 thể hiện sự mất bình tĩnh;
+ T6 thể hiện sự khó chịu....
? Theo em, cảm xúc nào là tích cực, cảm - Cảm xúc tích cực là vui mừng, hài
xúc nào là tiêu cực ? lòng, thích thú......
- Cảm xúc tiêu cực là: tức giận, khó
chịu....
? Khi nào em có những cảm xúc đó ? - Khi em được bố mẹ thầy cô khen,
khi em được bố mẹ đưa đi chơi em
thấy rất vui mừng
? Hãy nêu thêm những cảm xúc mà em - Khi em bị bạn trêu đùa em thấy rất
biết ? tức giận......
- Vui sướng, hạnh phúc, thanh thản,
tự tin, buồn ràu, chán nản....
=> Kết luận: Mỗi chúng ta đều có nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm xúc đó chia
làm 2 loại: Cảm xúc tích cực và cảm xúc tiêu cực.
+ Cảm xúc tích cực phổ biến: Yêu, vui sướng, hài lòng, thích thú, hạnh phúc,
thanh thản,…
+ Cảm xúc tiêu cực thường thấy: sợ hãi, tức giận, buồn, cô đơn, bực bội, khó chịu,

HĐ2: Tìm hiểu ý nghĩa của cảm xúc tiêu cực và tiêu cực (12 - 15’)
23

* Mục tiêu: H biết được ý nghĩa của các cảm xúc tích cực và tiêu cực đối với suy
nghĩ và hành động của mỗi người.
* Cách tiến hành
- G cho H thảo luận nhóm đôi và dự đoán - H đọc tình huống, thảo luận trả
điều có thể xảy ra về các tình huống giả lời.
định trong bài 2/42 SGK.
- H chia sẻ.
+ Nói hoặc làm việc khi tức giận có
thể thiếu kiểm soát nói hoặc làm
những việc có thể tổn thương người
khác....
+ Em luôn mỉn cười mọi người
xung quanh sẽ luôn yêu quý em....
+ Em buồn rầu chán nản sẽ gây mất
thiện cảm với người xung quanh....
- H nhận xét, bổ sung.
=> Kết luận: Cảm xúc tích cực và tiêu cực có vai trò rất quan trọng đối với suy
nghĩ và hành động của mỗi người. Những cảm xúc tích cực có thể giúp ta suy nghĩ
và hành động hiệu quả hơn. Trong khi đó, những cảm xúc tiêu cực sẽ làm chúng ta
khó có được những suy nghĩ và hành động phù hợp. Do vậy, chúng ta cần học
cách tăng cường cảm xúc tích cực. Bên cạnh đó, cần học cách thích nghi với
những cảm xúc tiêu cực và kiềm chế những cảm xúc tiêu cực đó.
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc
sống.
- Nhận xét giờ học.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
--------------------------------------------------------------------
Tiết 6 Tiếng Việt
Viết: Mùa nước nổi
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn chính tả theo yêu cầu trong bài Mùa nước nổi từ Đồng ruộng ... đồng
sâu.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt c/k; ch/tr; at/ac.
- Biết quan sát và viết đúng các nét chữ, trình bày đẹp bài chính tả.
- HS có ý thức chăm chỉ học tập.
24

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


- Giáo án điện tử
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu - 3’)
- H hát tập thể
- G giới thiệu bài.
2. Kiến thức mới
2.1. Hướng dẫn chính tả (8 - 10’)
- G đọc mẫu đoạn viết Mùa nước nổi - H đọc thầm theo
- H đọc lại đoạn viết
? Đoạn văn có những chữ nào viết hoa? - H nêu
? Đoạn văn có chữ nào dễ viết sai?
- Yêu cầu H thảo luận N4 tìm những - H thảo luận
tiếng khó viết, phân tích, nêu cách
viết ?
- H báo cáo
Dự kiến chia sẻ:
+ ruộng = âm r + vần uông + (.)
? Âm đầu r trong được viết bằng con chữ
nào ?
+ tược = âm t + vần ươc + (.)
? Vần ươc trong tiếng tược được viết
bằng những con chữ nào ?
+ ròng = âm r + vần ong + (\)
? Âm đầu r trong tiếng ròng được viết
bằng con chữ nào ?
- G đọc cho H viết bảng con - H viết bảng con: ruộng, vườn tược,
ròng
2.2. Nghe - viết (16 - 18’)
- Hướng dẫn H tư thế ngồi viết
? Khi viết đoạn văn em cần viết như thế - H nêu
nào ?
- G đọc từng dòng thơ - H viết vở
- G đọc soát lỗi - H soát lỗi
- H đổi vở KT, chữa lỗi
- G soi vở, nhận xét bài H - H theo dõi
2.3. Bài tập (5 - 7’)
Bài 2  - H đọc thầm yêu cầu
25

? Bài yêu cầu gì ? - H nêu


- Yêu cầu H quan sát tranh SGK tìm - H làm vở - đổi bài KT
các từ bắt đầu c/k
- G soi bài, nhận xét - H đọc : ghế, ghim, gà
? Tại sao cá lại viết bằng c ? - H nêu
=> Chốt:
? Khi nào c được viết là c ? - H nêu
? Khi nào c được viết là k ?
Bài 3  - H đọc thầm yêu cầu - 1H đọc to
- H thảo luận N2, làm SGK
- G theo dõi, nhận xét - H soi bài, trình bày
a. Chọn ch hay tr
Đáp án: cây tre, chú ý, quả chanh, che
mưa, trú mưa, bức tranh.
b. Tìm từ ngữ có tiếng chứa ac hoặc at
Đáp án: ac: củ lạc, âm nhạc, chú bác,..
at: hạt cát, ca hát, nhút nhát,…
3. Củng cố, dặn dò (2 - 3’)
? Hôm nay các em viết bài gì ?
- GV nhận xét giờ học.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 7 Tiếng Việt
Luyện tập: Từ ngữ về các mùa. Dấu chấm, dấu chấm hỏi
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết tên mùa và đặc điểm của các mùa ở miền Bắc và miền Nam
- Biết sử dụng dấu chấm khi kết thúc câu và dấu chấm hỏi khi kết thúc câu hỏi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển vốn từ chỉ các mùa.
- Rèn kĩ năng sử dụng dấu câu đúng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (2 - 3’)
26

? Một năm có mấy mùa ? Đó là những mùa nào ? - Có 4 mùa


- G dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Kiến thức mới
Bài 1 (13 - 15’) - H đọc thầm yêu cầu
? Bài có mấy yêu cầu ? Đó là những yêu cầu - Có 2 yêu cầu
nào ?
- G chiếu tranh: - H quan sát

- Yêu cầu H quan sát kĩ từng tranh để nói đặc


điểm của các mùa trong năm ở miền Bắc.
- H trình bày
- G chiếu lên:
+ Tranh 1: Cảnh mùa xuân - tranh vẽ hoa đào nở
rộ, xen lẫn chồi non xanh,...
+ Tranh 2: Cảnh mùa hạ - vẽ con đường có hàng
phượng vĩ nở đỏ, ánh nắng chói chang,...
+ Tranh 3: Cảnh mùa thu - vẽ bầu trời trong xanh,
hồ nước trong xanh, lá cây chuyển màu vàng,...
+ Tranh 4: Cảnh mùa đông - vẽ cây cối trơ cành
khẳng khiu, bầu trời xám, ...
=> Chốt: Mỗi mùa có đặc điểm riêng.
Bài 2 (10 - 12’) - H đọc thầm yêu cầu
? Bài yêu cầu gì ? - Nêu tên mùa và đặc điểm của
các mùa trong năm
- G chiếu tranh - H quan sát
? 1 năm miền Nam có mấy mùa ? Đó là những - Có 2 mùa: mùa khô và mùa
mùa nào ? mưa
- G chiếu 1 số h/ả mùa khô và mùa mưa ở miền - H quan sát
Nam
- Yêu cầu H nói đặc điểm từng mùa trong năm - Mùa mưa: mưa nhiều, mát
mẻ, mưa đến rất nhanh, ...
- Mùa khô: nắng nhiều, ban
27

ngày trời nóng, mưa rất ít, ...


Bài 3 (6 - 7’) Chọn dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi - H đọc thầm yêu cầu
thay cho ô vuông.
? Em cần chọn những dấu nào để điền vào ô trống - Dấu chấm hoặc dấu chấm hỏi
?
- H làm SGK - đổi bài KT
? Khi nào em điền dấu chấm ? - H nêu
? Khi nào em điền dấu chấm hỏi ? - H nêu
? Khi đọc câu hỏi em đọc thế nào ?
3. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
---------------------------------------------------------------------------------
Thứ Sáu ngày 27 tháng 1 năm 2023
Tiết 1 + 2 Tiếng Việt
Luyện tập: Viết đoạn văn tả một đồ vật
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 2 - 3 câu tả một đồ vật mà em dùng để tránh mưa hoặc tránh nắng.
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện về các mùa trong năm.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu về đồ vật.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ, câu chuyện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo án điện tử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Giáo viên Học sinh
1. Mở đầu (3 - 4’)
- Cho H nghe lời bài hát Bông hồng tặng em - H nghe
- G dẫn dắt, giới thiệu bài
2. Kiến thức mới
Bài 1: (7 - 8’) - H đọc thầm yêu cầu
? Bài có mấy yêu cầu ? Đó là những yêu cầu - H nêu
nào ?
- G chiếu tranh:
28

? Kể tên các đồ vật ? - H nêu: cái nón, cái ô (cái dù),


mũ và khăn len, áo mưa, quạt
điện, quạt giấy.
- Yêu cầu H nói và đáp khi chọn 1 - 2 đồ vật yêu
thích và nói về đặc điểm, công dụng của chúng.
VD: Chiếc ô hình tròn dùng để che mưa, che - H nêu
nắng.
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
Bài 2: (20 - 22’) - H đọc thầm yêu cầu
? Bài yêu cầu gì ? - Viết 3 - 5 câu tả một đồ vật ...
- H đọc thầm gợi ý
? Em muốn tả đồ vật gì ? - H nêu
? Đồ vật đó có gì nổi bật về hình dạng, kích thước - Nón hình tròn, ...
?
? Em thường dùng đồ vật đó vào lúc nào ? - Đội che mưa, che nắng
? Tình cảm của em đối với đồ vật đó như thế - H nêu
nào ?
- H viết vở - đổi bài KT
- Soi bài, chia sẻ
- Lưu ý H cách trình bày.
=> G và H nhận xét, đánh giá chung.
Tiết 2
3. Đọc mở rộng (30 - 32’)
Câu 1: - H đọc thầm yêu cầu
? Em tìm được câu chuyện nào ? - H nêu
? Câu chuyện đó em tìm ở đâu ? - H trả lời
- H đọc trước lớp
? Câu chuyện em vừa đọc nói đến mùa nào trong
năm ?
- G và H cùng nhận xét, đánh giá.
- G tuyên dương những nhóm, bạn thể hiện tốt
Câu 2: - H đọc thầm yêu cầu
- Yêu cầu H nêu những điều em thích nhất trong - H nêu
câu chuyện, bài thơ.
- G và H nhận xét, đánh giá.
29

4. Củng cố, dặn dò (1 - 2’)


? Hôm nay các em học bài gì?
- G nhận xét giờ học
* ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
............................
---------------------------------------------------------------------

You might also like