Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

BÀI 4: QUAN HỆ GIỮA ÁP SUẤT VÀ TẢI TRỌNG

I. Mục đích

- Hiểu được mối quan hệ giữa áp suất và tải trọng.

- Từ tải trọng cho trước và đường kính của xylanh, tính toán được áp suất tối thiểu cần

cung cấp cho hệ thống nâng tải trọng.

* Chuẩn bị:

- Các thành phần cấu tạo của 1 mạch thủy lực ứng dụng.

II. Thực hành

1. Dụng cụ thiết bị
STT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú
Bàn thí nghiệm Thủy
1 1
Lực
2 Van Phân Phối 1
3 Dây dẫn dầu 5
4 Đồng hồ đo áp suất 1
5 Dây dẫn điện 6
6 Rắc co chữ T 2

2. Nhiệm vụ:

-Tính toán sơ bộ áp suất cần thiết để nâng số lượng tải tương ứng.

-Thực hiện 1 sơ đồ mạch thủy lực điều khiển 1 xylanh thủy lực chuyển động nâng hạ
tải.

- Khảo sát áp suất thực tế khi nâng tải.


- Nhận xét về mối quan hệ giữa áp suất và tải trọng dựa vào các số liệu tính toán và thu

thập được.

3. Sơ đồ mạch thủy lực:


4. Quy trình lắp ráp mạch và cài đặt áp suất:
5. Đo - Khảo sát:

- Cài đặt các cấp áp suất Pi theo như bảng số liệu sau.

- Lần lượt đặt các khối tải lên mâm Xylanh

- Xác định áp suất P2.

- Vẽ đồ thị quan hệ trọng lượng tải và áp suất làm việc của xylanh

III. Kết quả thí nghiệm

Bảng số liệu: [1 tải = 6,5(kg), Đường kính trong xylanh: 𝞥20(mm), Đường kính

cần pittông: 𝞥 12(mm)]

Tải
1 2 3 4
Áp suất (kgf/cm2)

Tính toán (Pt) 2,069 4,138 6,207 8,762

Thực Nghiệm (Pr) 2 4 7 9


1. Nhân xét

-Từ biểu đồ áp suất nâng tải, áp suất sẽ tăng theo chiều tăng của khối lượng tải.
-Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch từ thực nghiệm so với tính toán là do ảnh hưởng

của các yếu tố bên ngoài, dụng cụ, người thí nghiệm dẫn đến sự chênh lệch.

2. An toàn lao động

-Trang bị đầy đủ các trang bị an toàn: giày bata, áo thực tập theo quy định, ...

-Khi cấp điện cho mạch phải báo với người hướng dẫn.

-Khu vực thí nghiệm, thiết bị dụng cụ phải được lau dọn và sắp xếp gọn gàng, sạch

sẽ sau khi hoàn tất buổi thí nghiệm.


BÀI 9B: TÌM HIỂU VÀ KHẢO SÁT VAN TUẦN TỰ (SEQUENCE VALVES)

I. Mục Đích

Hiểu được nguyên lý hoạt động của các loại Van Tuần Tự.

Tìm hiểu các ứng dụng cơ bản của Van Tuần Tự.

Lắp ráp mạch ứng dụng và khảo sát hoạt động thực tế của các loại Van Tuần Tự.

* Chuẩn bị:

Kiến thức cơ bản về cấu tạo của các loại Van Tuần Tự.

Các thành phần cấu tạo của 1 mạch thủy lực ứng dụng Van Tuần Tự.

II. Cơ sở lý thuyết

1. Van tuần tự

Van tuần tự là van điều khiển áp suất được đặt theo cách nó sẽ thực hiện hoạt động

theo trình tự nối tiếp nhau.

Van tuần tự điều khiển trình tự hoạt động giữa hai nhánh trong một mạch. Dầu ở cổng

vào của van không thể đi qua mạch thứ cấp hoặc cổng ra cho đến khi đạt đến áp suất cài

đặt. Khi đạt đến áp suất cài đặt, van sẽ mở đủ để cho lưu lượng bơm dư thừa chuyển sang

hoạt động thứ hai.


Kí hiệu:

Ký hiệu van tuần tự tương tự như ký hiệu van giảm áp. Sự khác biệt chính là van tuần

tự luôn có đường xả bên ngoài — và thường có van một chiều tránh cho dầu chảy ngược.

Van tuần tự là van hoạt động bằng áp suất, thường đóng, poppet hoặc van ống mở ra

ở áp suất cài đặt có thể điều chỉnh được. Một van tuần tự luôn có một cổng xả bên ngoài để

tránh bị kẹt dầu rò rỉ. Trong một số trường hợp, tín hiêu mở van có thể lấy từ một nguồn khác.
III. Thực hành

1. Dụng cụ thiết bị:

STT Thiết bị, dụng cụ Số lượng Ghi chú

1 Bàn thí nghiệm thủy lực 1

2 Van Tuần Tự 1

3 Dây dẫn dầu 12

4 Đồng hồ đo áp suất 2

5 Dây dẫn điện 6

6 Rắc co nối chữ T 6

7 Van giới hạn 1

2. Sơ đồ mạch thủy lực


Trong ví dụ này, có hai thao tác: Đầu tiên là kẹp phôi bằng xi lanh thủy lực và thao

tác thứ hai là dập. Van tuần tự được sử dụng để kích hoạt trình tự kẹp và khoan.

Trong lần kẹp đầu tiên này được thực hiện bằng xi lanh thủy lực và nó giữ chắc phôi,

sau đó áp suất tích tụ sẽ mở van tuần tự và kích xylanh thủy lực để ép xuống dập phôi.

3. Nhiệm vụ:

Hoàn tất sơ đồ mạch thủy lực trên 1 cách hoàn chỉnh thỏa mản được các yêu cầu sau:

- Sơ đồ mạch thủy lực điều khiển 2 xylanh tuần tự kẹp và dập phôi (Với áp suất kẹp
phôi có thể thay đổi được).

- Khi ta không tác động tín hiệu điều khiển, xylanh phải giữ nguyên được vị trí đang

hiện hành.

4. Qui trình lắp ráp mạch và cài đặt áp suất:

Từ hệ thống bơm, trình tự lắp mạch thủy lực:

- Lắp van an toàn, đồng hồ áp suất P1.

- Van phân phối 4/3.

- Từ cổng A của van phân phối nối vào buồng dưới của xilanh kẹp và vào van tuần

tự. Thêm đồng hồ áp suất P2.

- Cổng B của van phân phối vào buồng trên của xilanh kẹp và buồng duới của xilanh

dập. Thêm đồng hồ áp suất P3.

- Đầu ra của van tuần tự nối vào buồng trên của xilanh dập.

5. Đo – Khảo sát

- Cài đặt các cấp áp suất P1 theo như bảng số liệu sau.

- Lần lượt đặt các khối tải lên mâm Xylanh.

- Vẽ đồ thị quan hệ trọng lượng tải và áp suất làm việc của xylanh.

6. Nhận xét

-Di chuyển tuần tự.

-Sau khi kích Y1 xilanh kẹp sẽ đẩy sang kẹp vào phôi, sau đó thì xilanh dập mới bắt

đầu làm việc.


-Sau khi kich Y2 xilanh kẹp rút về rồi tới xilanh dập rút về.

7. An toàn lao động

- Trang bị đầy đủ các trang bị an toàn: giày bata, áo thực tập theo quy định, ...

- Khi cấp điện cho mạch phải báo với người hướng dẫn.

- Khu vực thí nghiệm, thiết bị dụng cụ phải được lau dọn và sắp xếp gọn gàng, sạch

sẽ sau khi hoàn tất buổi thí nghiệm.


BÀI 3: ĐIỀU KHIỂN TUẦN TỰ MỘT XYLANH
I. Mục đích

- Hiểu được nguyên lý hoạt động, ứng dụng cơ bản của xy lanh khí nén.

- Tìm hiểu, giải thích được các mạch điều khiển xy lanh khí nén.

- Lắp ráp mạch ứng dụng và khảo sát hoạt động thực tế của các thiết bị điện khí nén

theo mạch được đưa ra khảo sát.

II. Nội dung

1. Dụng cụ thiết bị

STT Thiết bị, dụng cụ Số lượng

1 Bàn thí nghiệm khí nén 1

2 Bàn lắp mạch điện điều khiển 1


3 Van khí nén 5/3 điện từ 1

4 Xy lanh khí nén tác động kép 1

5 Nút nhấn (trên bàn lắp mạch điện điều khiển) 1

6 Dây dẫn khí -

7 Dây điện -

8 Công tắc hành trình 1


9 Nguồn điện 24 V 1

2. Yêu cầu đề bài

Thiết kế và lắp đặt mạch khí nén sao cho khi nhất nút START, xy lanh đi ra đến hết hành

trình rồi đi vào trở lại. Khi nhấn START lần nữa thì lại tiếp tục chu trình trên.
3. Sơ đồ mạch khí nén và mạch điều khiển

3.1. Sơ đồ mạch điều khiển

3.2. Sơ đồ mạch khí nén


4. Quy trình lắp đặt

Bước 1 : Chuẩn bị các thiết bị sẽ sử dụng đã được liệt kệ trong phần 1.

Bước 2: Tiến hành lắp đặt theo sơ đồ mạch khí nén.

Bước 3: Tiến hành lắp đặt theo sơ đồ mạch điều khiển.

Bước 4: Kiểm tra dây mạch điều khiển để đảm bảo an toàn.

Bước 5: Cấp nguồn cho mạch hoạt động.

Hình ảnh thực tế sau khi lắp xong

5. Nguyên lí hoạt động:

Khi ta nhấn nút Start, cuộn dây relay K1 có điện sẽ làm cho K1 ở vị trí 2 đóng để duy trì
mạch và K1 ở vị trí 3 mở. Lúc này cuộn dây Y1 có điện, cần xy lanh được đẩy ra ngoài. Khi

cần xy lanh chạm vào công tắc hành trình LS1 thì tiếp điểm thường đóng LS1 mở. Lúc này

K1 ở vị trí 3 đóng lại, vì vậy Y2 có điện, Cần xy lanh được đưa về vị trí ban đầu.

You might also like