Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 23

A.

Đihiđrua sunfua ( H2S) :


I. Công thức cấu tạo:
- Lưu huỳnh tạo nên với hiđro một số hợp chất có công thức chung là H2Sn
( n = 1 -> 6) gọi là sunfan, trong đó hợp chất đơn giản hơn hết là đihiđro
sunfua ( H2S).
- Phân tử H2S có cấu tạo tương tự như phân tử H2O với góc HSH bằng 92,22
độ và độ dài liên kết S-H là 1,33 A nên có cực.
II. Tính chất vật lý:
=> Về nhiều tính chất, H2S rất khác so với H2O. Lưu huỳnh có độ âm điện bé hơn
oxi nên khả năng tạo thành liên kết hiđro giữa các phân tử H2S là yếu hơn nhiều so
với giữa các phân tử H2O. Bởi vậy, ở điều kiện thường:
- Khí H2S là chất khí rất độc, không màu, mùi trứng thối,nặng hơn không khí.
- Hoá lỏng ở -60C, hoá rắn ở -86C.
- Ít tan trong nước ( do cực tính không lớn) nhưng tan nhiều trong dung môi
hữu cơ.
III. Tính chất hoá học:
1. Tính axit yếu:
- Đihiđro sunfua tan trong nước tạo thành dung dịch axit rất yếu (yếu hơn axit
cacbonic), có tên là axit sunfuhiđric (H2S).
- Axit sunfuhiđric tác dụng với kiềm tạo nên 2 loại muối: muối sunfua chứa
anion S2- và muối hiđrosunfua chứa ion HS−.
H2S +2NaOH= Na2S +2H2O
H2S +NaOH= NaHS +H2O
2. Tính khử mạnh:
- Là chất khử mạnh vì trong H2S lưu huỳnh có số oxi hoá thấp nhất -2 .Khi
tham gia phản ứng hóa học, tùy thuộc vào bản chất và nồng độ của chất oxi
hóa, nhiệt độ,... mà nguyên tố lưu huỳnh từ số oxi hóa −2 có thể lên số oxi
hoá 0, +4, +6.
- Nó có thể cháy trong không khí cho ngọn lửa màu lam nhạt, khi cho dư oxi
nó biến thành sunfu đioxit:
2H2S+ 3O2 = 2SO2 +2H2O
và khi thiếu oxi, nó giải phóng lưu huỳnh tự do:
2H2S + O2 = 2S + 2H2O
- Với halogen, kali pemanganat, kali đicromat, đihiđro sunfua tương tác dễ
dàng ở nhiệt độ thường giải phóng lưu huỳnh tự do:
IV. Ứng dụng:
- Dù là khí rất độc nhưng hydro sunfua vẫn có nhiều ứng dụng quan trọng
trong một số ngành công nghiệp thương mại quan trọng. Ví dụ như:
- Dùng làm nguyên liệu để sản xuất axit sunfuric và nguyên tố lưu huỳnh.
- Sản xuất các chất sulfide vô cơ trung gian dùng làm nguyên liệu cho các quy
trình sản xuất thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm, da và dược phẩm.
- Dùng để sản xuất nước nặng trong một số nhà máy điện hạt nhân.
- Trong nông nghiệp, khí hydro sunfua được dùng làm chất khử trùng.
- Có mặt trong một số loại dầu cắt gọt kim loại, là chất làm mát và chất bôi
trơn,… trong quy trình gia công kim loại.
V. Điều chế:
1. Điều chế bằng tương tác của axit loãng với sắt sunfua:
FeS + HCl += FeCl2 + H2S
2. Đun nóng trên 700 độ C một hỗn hợp gồm có lưu huỳnh bột, parafin và
amiăng bột.
SO2
Lưu huỳnh đioxit là một hợp chất hóa học với công thức là SO 2. Chất khí này là
một mối lo đáng kể cho môi trường sống của chúng ta. SO2 được mô tả là “mùi hôi
của lưu huỳnh khi bị cháy” và là một trong những chất gây ra mưa axit ăn mòn các
công trình, phá hoại cây cối, biến đất đai thành những vùng hoang mạc, gây cho
con người các bệnh như viêm phổi, mắt, da.
- Các tên gọi:
 Lưu huỳnh (IV) oxit
 Khí sunfurơ
 Anhidrit sunfurơ
I. Công thức cấu tạo
Liên kết cộng hóa trị phân cực
Trong phân tử SO2 nguyên tử S có trạng thái lai hóa sp 2, hai obitan lai hóa được
dùng để tạo liên kết với hai nguyên tử O, còn lại một obitan lai hóa có cặp electron
tự do. Một obitan p không lai hóa của S với electron độc thân tạo liên kết π với
obitan p của một trong hai nguyên tử O cũng có electron độc thân. Đây là một liên
kết π không định chỗ. Sự rút nhắn mạnh độ dài của liên kết S-O cho thấy ngoài
liên kết π kiểu p-p như trên còn có một phần của liên kết π cho kiểu p  d tạo nên
obitan p có cặp e tự do của O và obitan d trống của S

II. Tính chất vật lý


- Là chất khí, không màu, nặng hơn không khí
- Có mùi hắc, là khí độc, tan trong nước (SO2 lai hóa sp2 cấu tạo dạng góc nên
phân tử phân cực và nước cũng phân cực nên có sự đồng nhất  tan nhiều
trong nước) tạo dung dịch axit yếu SO2. nH2O
- Điểm nóng chảy -75 độ C (dễ hóa rắn) Hợp chất có cực mạnh
- Điểm sôi -10 độ C (dễ hóa lỏng)
III. Tính chất hóa học
Số oxi hóa của S trong SO2 là +4
 SO2 vừa có tính khử và vừa có tính oxi hóa
- Tính khử yếu trong môi trường axi, tính khử tăng lên trong môi trường bazơ ( khả năng
khử thể hiện mạnh ở trong môi trường kiềm là do trong dung dịch nước có dạng đồng
phân chứa liên kết S-H)
SO42-(dd) + 4H3O(dd)+ (n-6) H2O(l) +2e  SO2.nH2O (dd) E0 = +0.17 V

SO42-(dd) + H2O (l) + 2e  SO32- (dd) + 2OH-(dd) E0[OH-]=1=-0093V


SO2 thể hiện tính khử khi tác dụng với nước brom và thuốc tím
SO2 + Br2 +2H2O  2HBr + H2SO4
https://www.youtube.com/watch?
v=asPo2uwUds0

5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O 


K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4

https://www.youtube.com/watch?v=sCv5bxCfVCk
- SO2 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất có tính khử mạnh: H2S, Mg,…

SO2 + 2H2S  3S + 2H2O

SO2 là oxit axit


 Tác dụng với nước tạo axit sunfurơ
SO2 + H2O  H2SO3
 Tác dụng với oxit base
SO2 + CaO  CaSO3
 Tác dụng với dung dịch base
SO2 + NaOH  NaHSO3
SO2 + 2NaOH  Na2SO3 + H2O
IV. Điều chế
- Trong phòng thí nghiệm
Na2SO3 + H2SO4 (đ)  Na2SO4 + H2O + SO2 (nhiệt độ)
- Trong công nghiệp
S + O2  SO2 (nhiệt độ)
4FeS2 + 11O2  2Fe2O3 + 8SO2
V. Ứng dụng
- Sản xuất axit sunfuric
- Làm chất tẩy trắng
- Chất diệt nấm, làm chất bảo quản trong các loại hoa quả sấy khô
SO3
Lưu huỳnh trioxit (còn gọi là anhydride sunfuric, sulfur trioxit, sulfane) là
một hợp chất vô cơ với công thức hóa học SO3. Lưu huỳnh trioxit khô tuyệt đối
không ăn mòn kim loại. Ở thể khí, đây là một chất gây ô nhiễm nghiêm trọng và
là tác nhân chính trong các trận mưa axit. SO3 được sản xuất đại trà để dùng
trong điều chế axit sunfuric.
I. Công thức cấu tạo:

https://www.youtube.com/watch?
v=aF2TsVPA8y4
Liên kết cộng hóa trị phân cực
Trong phân tử SO3, nguyên tử S ở trạng thái lai hóa sp2, ba obitan lai hóa tham gia
tạo thành liên kết σ với obitan p của ba nguyên tử O, một obitan p còn lại không lai
hóa của S có e độc thân tham gia tạo liên kết π với obitan p có e độc thân của một
trong ba nguyên tử O, liên kết π này không định chỗ. Ngoài ra còn có sự rút ngắn
mạnh độ dài liên kết S- O trong SO3 tạo nên liên kết π kiểu p d.
II. Tính chất vật lý
- Chất lỏng không màu ở điều kiện thường
- Tan vô hạn trong nước và axit sunfuric
- Nhiệt độ nóng chảy thấp
Nhiệt độ nóng chảy của SO3 thấp do nó có tính chất phân cực cao. Điều này dẫn đến
các phân tử SO3 có khả năng tạo liên kết hidro với nhau, tạo thành cấu trúc mạng tinh
thể khá bền. Các liên kết này giữ cho các phân tử SO3 gần nhau và làm giảm năng
lượng dao động của chúng, do đó nhiệt độ nóng chảy của SO3 thấp hơn so với các hợp
chất tương tự khác.
III. Tính chất hóa học
Số oxi hóa trong SO3 là + 6 (số oxi hóa cao nhất của S)  chỉ thể hiện tính oxi hóa

2SO3 + 2NH3→ 3SO2 + N2 + 3H2O


- Có tính oxi hóa mạnh
SO3 + Cu  SO2 + CuO

2SO3⇌O2+2SO2 (xúc tác V2O5


- Có tính chất đầy đủ của oxit axit và axit Lewis
SO3(l)+ HCl(k)  HSO3Cl (l)
 Tác dụng rất mạnh với nước tạo thành axit sunfuric
SO3+H2O→H2SO4

 Tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước


NaOH+SO3→NaHSO4
2NaOH+SO3→H2O+Na2SO4
 Tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo thành muối
CaO+SO3→CaSO4

Đối với các oxit base không tan thì đầu tiên:

SO3+H2O→H2SO4

H2SO4 + oxit kim loại  muối +H2O

- Tác dụng với H2SO4

 Lưu huỳnh trioxit tan vô hạn trong H2SO4 tạo oleum H2SO4.nSO3

H2SO4+nSO3→H2SO4.nSO3

Ví dụ: H2SO4+SO3→H2S2O7

https://www.youtube.com/watch?v=grV8IvIqeUs
IV. Điều chế

Trong công nghiệp người ta sản xuất SO3 bằng cách oxi hóa lưu huỳnh đioxit:

4FeS2+11O2→2Fe2O3+8SO2

2SO2+O2→2SO3 (xúc tác nhiệt độ và V2O5)

Trong phòng thí nghiệm, một lượng nhỏ SO3 có thể điều chế bằng cách chưng
cất axit sunduric bốc khói (oleum) trong dụng cụ hoàn toàn bằng thủy tinh

- Cần dùng dụng cụ bằng thủy tinh vì những lí do sau đây:

Độ bền hóa học cao: Thủy tinh có độ bền hóa học cao, chịu ăn mòn và không
tương tác với axit mạnh, chẳng hạn như axit sulfuric bốc khói. Điều này đảm
bảo an toàn và không xảy ra hiện tượng phản ứng hóa học không mong muốn
giữa dụng cụ và chất đựng trong đó.

Chịu nhiệt tốt: Các dụng cụ thủy tinh có khả năng chịu nhiệt độ cao, điều này
rất cần thiết khi chưng cất axit sulfuric bốc khói.

Khả năng quan sát: Thủy tinh trong suốt giúp dễ dàng quan sát sự thay đổi
trong quá trình chưng cất, giúp điều khiển quá trình diễn ra đúng hướng và
hiệu quả hơn.

Không tạo sinh khối chất rắn không mong muốn: Nếu sử dụng các loại vật
liệu khác nhờ vào tính chất hóa học của mình có thể dẫn đến sự tạo thành các
chất rắn không mong muốn, ảnh hưởng đến chất lượng của oleum tinh khiết
cuối cùng.

Tính duy trì sạch: Thủy tinh dễ dàng làm sạch, giúp duy trì một môi trường
làm việc sạch sẽ và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
V. Ứng dụng

Ít có ứng dụng trong thực tế nhưng là sản phẩm trung gian để sản suất axit sunfuric

I)H2SO4
1)Công thức cấu tạo:
Phân tử H2SO4 có cấu tạo hình tứ diện lệch với nguyên tử S ở tâm, độ dài của
liên kết S-OH là 1,53 A o, của liên kết S-O là 1,46 A o.

2)Tính chất vật lý


-H2SO4 là chất lỏng nặng, sánh như dầu, không màu, không mùi.
-H2SO4 khó bay hơi, nó nặng hơn nước và tan vô hạn trong nước.
-H2SO4 đặc hút nước mạnh và toả nhiều nhiệt nên khi pha loãng phải cho từ từ
axit đặc vào nước mà không làm ngược lại.

3) Tính chất hoá học


a)H2SO4 loãng :là một axit mạnh
-H2SO4 loãng làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ
-H2SO4 loãng +KL đứng trước H (trừ Pb) Muối sunfat (KL có hoá trị thấp) +H2 ↑ 
Fe + H 2SO4 → FeSO4 + H2↑
-H2SO4 loãng +bazơ Muối mới +H2O
H 2SO4 + NaOH → NaHSO4 + H2O
          H 2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
-H2SO4 loãng +oxit bazơ Muối mới (KL giữ nguyên hoá trị) +H2O
FeO + H 2SO4 → FeSO4 + H2O
-H2SO4 loãng +muối Muối mới (KL giữ nguyên hoá trị) +Axit mới
Na 2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
             H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2

b)H2SO4 đặc: có tính axit mạnh, tính oxh mạnh và tính háo nước
-H2SO4 đặc nóng + KL ( trừ Au và Pt) muối ( KLcó hoá trị cao) + H2O +SO2↑
  Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O
H2SO4 đặc nguội bị thụ động với Al,Fe,Cr nên không thể sinh ra phản ứng
-H2SO4 đặc nóng +PK oxit PK+ H 2O+ SO2 ↑
             2P + 5H 2SO4 → 2H3PO4 + 5SO2 ↑+ 2H2O

-H2SO4 đặc nóng + chất khử muối+ H 2O+ SO2↑ 


  2FeO + 4H 2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 ↑+ 4H2O

-H2SO4 có tính háo nước đặc trưng như đưa H 2SO4 vào cốc đựng đường, sau
phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào
PTHH : C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H 2SO4.11H2O
4)Điều chế
Video:https://www.youtube.com/watch?v=42UJ6G_2aAc
=> Trong công nghiệp axit sunfuric được điều chế qua ba giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Sản xuất SO 2
4FeS2 + 11O2  → 2Fe2O3 + 8SO2↑ (đk: Nhiệt độ)
hoặc: S + O 2  → SO2  (đk: Nhiệt độ)
Giai đoạn 2: Sản xuất SO 3
Oxi hóa SO2 thành SO3:
2SO2 + O2 → 2SO3 (xúc tác V 2O5, 450 – 500 oC)
Giai đoạn 3: Sản xuất H2SO4
Hấp thụ SO3 bằng dung dịch H 2SO4 98%, một phần SO 3 khác hòa tan trong
H2SO4 tạo thành oleum:
SO3 + H2O → H2SO4
H2SO4 + nSO3 → H2SO4.nSO3 (oleum)
Sau đó, dùng nước thích hợp pha loãng Oleum

H2SO4.nSO3  + H2O → (n+1) H 2SO4

5)Ứng dụng
H2SO4 là một trong những hóa chất được sử dụng hàng đầu trong công nghiệp
với vai trò nguyên liệu chính hay chất xúc tác. Loại hóa chất này được dùng
nhiều nhất trong các ngành sản xuất phân bón, sản xuất tơ sợi hóa học, chất
dẻo, chất tẩy rửa, sơn màu,...

HYDROXIT CỦA LƯU HUỲNH


I.Axit thiosunfuric H 2 S 2 O3
1. Công thức cấu tạo:
Acid thiosunfuric có 3 đồng phân:
- Hai đồng phân có cấu tạo phân tử tương tự acid sunfuric trong đó
một nguyên tử O được thay bằng nguyên tử S nên được gọi là axit
thiosunfuric (thio có nghĩa là lưu huỳnh). Phân tử có cấu hình tứ
diện lệch với nguyên tử S ở tâm. Nguyên tử S ở trạng thái lai hóa
sp3

hay
(Dạng a) (Dạng b)

 Theo dạng (a) thì có một S có số oxi hóa là 0 và một S trung tâm có số
oxi hóa là +4, nên số oxi hóa trung bình là +2. Theo dạng (b) thì có một
S có số oxi hóa là -1 và một S trung tâm có số oxi hóa là +5, nên số oxi
hóa trung bình là +2.
- Một đồng phân là sản phẩm cộng H 2 S . S O3
Cấu trúc không gian

=> Độ dài của liên kết S-S bằng 1,99 Å , của liên kết S-O bằng 1,48 Å do đó S2 O2−¿
3
¿

có liên kết π S-S yếu và liên kết π S-O mạnh, ion này kém bền hơn ion S O2−¿¿
4 .
2. Tính chất vật lý và hóa học:
- Đồng phân H2S.SO3 được điều chế ở nhiệt độ thấp. Là chất rắn kết tinh màu trắng
- Liên kết S-S yếu nên phân tử H 2 S 2 O3 rất kém bền trong nước và trạng thái rắn, bị
thủy phân ngay khi vừa điều chế:
Na 2 S2 O 3 + H 2 S O 4 → H 2 S 2 O3 + Na2 S O4

H 2 S 2 O3 → H2O + SO2↑ + S↓

- Hợp chất kém bền tuy không cô lập được acid này ở nhiệt độ thường, nhưng có
thể cô lập ở nhiệt độ -78℃ từ phản ứng:
H2S + SO3 diethyl ether H 2 S 2 O3

HSO3Cl + H2S → H 2 S 2 O3+ HCl


Axit thiosunfuric là một acid mạnh pKa1=0,6 pKa2=1,74.
Muối tương ứng thiosunfat kim loại kiềm rất dễ điều chế, bằng cách đun sôi
dung dịch sunfit kim loại kiềm với bột lưu huỳnh:
Na2SO3 + S → Na2S2O3.

II. Acid peoxisunfuric


1. Cấu tạo phân tử
Có hai acid peoxisunfuric thuộc dẫn xuất của acid sunfuric:
 Acid peoximonousunfuric – Caro’s acid: H2SO5
 Acid peoxidisunfuric – Marshall’s acid: H2S2O8
Cả hai acid đều có cấu trúc tứ diện:

( H2SO5) (H2S2O8)

Cấu trúc không gian


(H2SO5) (H2S2O8)

2. Tính chất vật lý


Acid H2SO5 và H2S2O8 đều là những tinh thể không màu, cả hai acid đều hút ẩm rất
mạnh và phản ứng mãnh liệt với nước, đường, xenlulozo giống như acid sunfuric.
Acid H2SO5 nóng chảy phân hủy ở 45℃ , có tính gây nổ cao đugiữ xa các hợp chất
hữu cơ như ete và keton vì khả năng peroxide hóa hợp chất, tạo ra một phân tử
không ổn định cao như axeton peroxide
Acid H2S2O8 nóng chảy phân hủy ở 65℃
3. Tính chất hóa học
Acid Caro là acid một nấc, acid Marshall là acid hai nấc
Bị thủy phân trong nước và dung dịch H2SO4 loãng tạo H2O2 và H2SO4
H2SO5 + H2O → H2SO4 + H2O2
H2S2O5 + 2H2O → 2H2SO4 + H2O2
(Phản ứng điều chế H2O2 trong công nghiệp)
- Cả hai acid và muối của chúng đều là chất oxi hóa rất mạnh, đặc biệt H2SO5
có tính oxi hóa mạnh hơn H2S2O8. Muối peoxidisunfat bền hơn muối
peoximonosunfat: peoxidisunfat có thể tách ra ở trạng thái rắn còn
peoximonosunfat không tách ra ở trạng thái tự do.
- Trong những hợp chất này, tác nhân oxi hóa là dây O-O, chứ không
phải là S(VI) và dây O-O trong phân tử H2SO5 không bị che khuất như
trong phân tử H2S2O8 do đó axit peoximonosunfuric và các
peoximonosunfat có tính oxi hóa mạnh hơn các axit peoxidisunfuric và
các peoxidisunfat. Một ví dụ là khi tương tác với dung dịch KI trong
môi trường trung tính, H2SO5 giải phóng nhanh I2 còn H2S2O8 giải
phóng chậm. Trong phòng thí nghiệm người ta dùng K2S2O8 và
(NH4)2S2O8 để làm chất oxi hóa.
S2O82- + 2e → 2SO42-, Eo = 2,01V
 ion S2O82- có thể oxi hóa Mn2+ đến pemanganat MnO4-; ion Cr3+ đến ion
cromat CrO42- (khi có mặt của ion Ag+).
2MnSO4 + 5(NH4)2S2O8 + 8H2O → 2HMnO4 + 5(NH4)2SO4 + 7H2SO4
- Phản ứng oxi hóa trực tiếp bằng peoxidisunfat thường xảy ra phản ứng chậm
nhưng tăng lên nhanh chóng khi có chất xúc tác, thường là ion Ag+. Hoạt
tính xúc tác của ion Ag+ ở đây gây nên bởi sự oxi hóa Ag+ đến Ag3+ oxi hóa
chất khử và biến trở thành lại Ag+
3. Điều chế
a, Trong công nghiệp
Axit peoxidisunfuric được điều chế bằng cách điện phân dung dịch axit sunfuric
đậm đặc ở 5-10℃ với điện cực platin:
2H2SO4 →H2S2O8 + H2

b, Trong phòng thí nghiệm


Cả hai acid tinh khiết được điều chế bằng tương tác của acid closunfuric với
hidropeoxit :
HSO3Cl + H2O2 →H2SO5 + HCl
2HSO3 + H2O2 →H2S2O8 + 2HCl
H2S2O8 + H2O →H2SO5 + H2SO4
Trong dung dịch acid sunfuric loãng, acid peoxidisunfuric thủy phân tạo nên acid
peoximonosunfuric:
4. Ứng dụng:
- Điều chế H2O2 trong công nghiệp
- H2SO5 đã từng được sử dụng làm chất tẩy uế và trong các ứng dụng làm sạch,
như xử lý bể bơi và làm vệ sinh răng giả. Các muối kim loại kiềm của H2SO5 có
triển vọng trong khử lignin của gỗ.
- Các muối amoni, natri và kali của H2SO5 được sử dụng trong công nghiệp chất
dẻo làm tác nhân mồi polymer hóa, chất khắc ăn mòn, chất loại bỏ hồ trong ngành
dệt may, cải tạo đất và trong khử màu và khử mùi dầu.
- Kali peroxymonosulfat, KHSO5, là muối acid kali của acid peroxymonosulfuric.
Nó được sử dụng rộng rãi làm tác nhân oxy hóa.

II. H2S2O6 axit đitionic :


1. Công thức cấu tạo

2. Tính chất hóa học:


- Axit đitionic, H2S2O6 chỉ tồn tại trong dung dịch loãng. Khi đun nóng hoặc trong
dung dịch đậm đặc thì phân hủy chậm:
H2S2O6 = H2SO4 + SO2
- Muối đitionat bền hơn nhiều so với axit. Dung dịch của chúng không phân hủy khi
đun sôi. Tất cả các đitionat đều dễ tan trong nước, đa số dễ kết tinh. Ion đitionat
S2O62- có cấu tạo:

 Trong đó mỗi nguyên tử S được các nguyên tử khác bao quanh kiểu hình gần tứ
diện đều. Tuy chứa lưu huỳnh có số oxi hóa trung gian, anion S 2O62- không tác
dụng với đa số chất oxi hóa và chất khử vì lí do động học. Độ dài liên kết S-S là
khoảng 2,15 Å; liên kết S-O khá ngắn với độ dài liên kết là 1,43 Å.
3. Điều chế
Dung dịch axit đitionic có thể điều chế bằng cách dùng MnO 2 oxi hóa dung dịch sunfit
hay sunfudioxit:
MnO2 + 2SO32- + 4H+ = Mn2+ + S2O62- + 2H2O,
Cho thêm Ba(OH)2 vào dung dịch thu được để làm kết tủa ion SO3 2- dư và ion SO42-
được tạo nên đồng thời, rồi lọc bỏ kết tủa. Cô dung dịch để BaS 2O6.2H2O kết tinh. Chế
hóa muối bari đitionat đó với một lượng axit sunfuric đã tính sẵn sẽ được dung dịch axit
đitionic.
III. H2S2O4 Axit ditiono
1. Công thức cấu tạo:

2. Tính chất hóa học:


 Axit dithiono rất kém bền, ngay trong dung dịch đã phân hủy nhanh chóng thành S
và SO2
2H2S2O4 = S+ 3SO2 +2H2O
 Muối đitionit bền hơn axit, bền nhất là kẽm đitionit ZnS2O4.
- Ion đitionit S2O42- có cấu tạo đối xứng với độ dài liên kết S-S là 2,39A và liên kết
S-O là 1,15A.

- Muối đitionit thường dùng là Natri dithionite Na2S2O4 dễ tan trong nước.
+ Khi có mặt hơi nước, nó phản ứng mãnh liệt với oxi không khí:
2Na2S2O4 + 2H2O +O2 = 4NaHSO3
+ Trong dung dịch nóng, không có không khí bị phân hủy tạo thành tiosunfat và
hidrosunfit:
2Na2S2O4 + H2O = Na2S2O3 + 2NaHSO3
+ Khi đun nóng, muối khan phân hủy dễ dàng theo phản ứng:
2Na2S2O4 = Na2S2O3 + Na2SO3 +SO2
 Độ dài liên kết S-S trong S2O42- dài hơn nhiều so với liên kết S-S trong polisunfua
nên liên kết đó kém bền và đitionit có tính khử mạnh hơn nhiều.
2SO32- + 2H2O +2e = S2O42- + 4OH- E0=-1,12V
3. Điều chế.
a. Natri đitionit có thể điều chế bằng cách cho kẽm tác dụng với dung dịch
natri hidrosunfit có chứa dư khí SO2 tan:
2NaHSO3 + SO2 +Zn = Na2S2O4 +ZnSO3 +H2O
b. Kẽm đitionit có thể điều chế bằng tương tác của kẽm với dung dịch trong
nước:
Zn + 2SO2 = ZnS2O4
4. Ứng dụng:
- Axit đithionơ không tồn tại, nhưng muối của nó thì tồn tại, riêng muối natri
đithionit Na2S2O4. 2H2O thì được sử dụng rộng rãi làm chất khử trong công
nghiệp.

IV. H2SnO6 axit polythionic 


1. Công thức cấu tạo

(n=3,4,5 và 6) trong đó có mạch chữ chỉ của các nguyên tử S giống như trong phân
tử Sp. Axit dithionic (H2S2O6) không thuộc về axit polythionic do trong phân tử
không có những nguyên tử S chỉ nối với S.
2. Tính chất hóa học:
- Các axit politionic đều không bền, chỉ tồn tại trong dung dịch. Trong dung
dịch chúng phân li mạnh thành những ion và phân hủy dần dần thành axit
sunfuric, sunfudioxit và lưu huỳnh:
H2SnO6 = H2SO4 + SO2 +(n-2)S
- Khác với axit, muối politionat hoàn toàn bền. Tất cả các politionat đều dễ tan
trong nước, không tan trong rượu.
 Trong các anion politionat đều có mạch chữ chỉ của các nguyên tử S và các
nhóm S-SO3 ở đầu mút có dạng gần với hình tứ diện.
- Dưới tác dụng của các chất oxy hóa (kali permanganat, kali dicromat) axit
polythionic và muối của chúng bị oxy hóa thành sunfat, và sự tương tác với
các chất khử mạnh (hỗn hống natri) chuyển đổi chúng thành sulfit và
dithionites.
3. Điều chế:
 Các phương pháp tổng hợp các axit polithionic rất đa dạng và phong phú.
Các ví dụ điển hình như:
- Oxi hóa thiosunfat bằng các chất oxi hóa cường độ trung bình, ví dụ H2O2:
2Na2S2O3 + 4H2O2 = Na2S3O6 + Na2SO4 + 4H2O
- Phản ứng của iot với axit sunfan monosunfuric:
2HSnSO3H + I2 = H2S2n+2O6 + 2HI ( 2n+2 = 4,6, 8….14)
4. Ứng dụng:
Axit polythionic hiếm khi gặp phải, nhưng polythion là phổ biến và quan trọng.
Axit polythionic đã được xác định trong các hồ miệng núi lửa. Hiện tượng này có
thể hữu ích để dự đoán hoạt động núi lửa.

HỢP CHẤT THIOSUNFAT


1. Ion Thiosunfat
- Thiosunfat (S2 O3)2- là một oxyanion của lưu huỳnh được tạo ra bởi phản
ứng của các ion sulfit với lưu huỳnh nguyên tố trong nước sôi:

S + (SO3 )2- => (S2O3)2-

- Thiosunfat có tự nhiên trong suối nước nóng và mạch nước phun và được
tạo ra bởi một số quá trình sinh hóa.
a. Cấu tạo của ion Thiosunfat

- Ion S2O32- có cấu tạo tứ diện tương tự như ion SO42-.


b. Tính chất hóa học: Ion Thiosunfat là chất oxi hóa-khử.
- Trong dung dịch nước, muối Thiosunfat bị phân hủy dễ dàng bởi axit:
S2O32- + 2H+ => SO2 + S + H2O
- Phản ứng với Iốt :
I2 + S2O32- => 2I- + S4O62-
 Là phản ứng dùng trong phương pháp chuẩn độ Iot
- Phản ứng với thuốc tím trong môi trường axit:
5S2O32- + 8MnO4- + 14H+ => 10SO42- + 8Mn2+ + 7H2O
 Màu tím của dung dịch kali permanganat chuyển sang màu hồng hoặc
không màu do cation Mn2+.
- Phản ứng với Sắt (III) Clorua:
Fe3+ + S2O32- => Fe2+ + S4O62-
 Màu tím của phản ứng nhạt dần do sự khử ion Fe3+ thành ion Fe2+.
- Quá trình khử ion xyanua bằng ion thiosunfat:
CN- + S2O32- => SCN- + SO32-
 Đây được coi là phương pháp điều trị ngộ độc xyanua .
c. Một số hợp chất Thiosunfat phổ biến:

Công thức Tên Độ hòa tan Công dụng


trong nước
(NH4)2S2O3 amoni thiosunfat cao Thuốc diệt nấm,
(đạn hypo, Amthio) dầu bôi trơn cho
gia công kim loại,
fixative trong
nhiếp ảnh phát
triển,chất làm sạch
kim loại
BaS2O3 bari thiosunfat Ít tan Sản xuất thuốc nổ
và diêm, quy trình
chụp ảnh
CaS2O3 canxi thiosunfat cao Xử lý nông nghiệp
(Tecesal) vôi/lưu huỳnh
hỏng
AuNa3(S2O3)2.2H2O vàng (I) natri cao Sàng lọc dị ứng
thiosunfat dihydrat vàng, chống thấp
khớp
K2S2O3 kali thiosunfat cao Fixative trong
nhiếp ảnh phát
triển, xử lý nông
nghiệp vôi/lưu
huỳnh hỏng
Na2S2O3 natri thiosunfat cao Fixative trong
(hypo) nhiếp ảnh phát
triển, khử clo trong
nước, sản xuất
giấy , chất làm
trắng

 Trong các hợp chất thiosunfat, quan trọng hơn là natri thiosunfat
Na2S2O3.5H2O
2. Natri Thiosunfat
- NaS2O3 là công thức hóa học của hợp chất muối với tên gọi là Natri
Thiosunfat. Đây là hợp chất tồn tại ở trạng thái rắn đơn hoặc dạng ngậm
5 nước với công thức Na2S2O3.5H2O.
- Hóa chất Na2S2O3 có thể được điều chế bằng cách nung nóng lưu huỳnh
bằng dung dịch natri sulfite hoặc dung dịch natri hydroxit dạng lỏng

6NaOH + 4S => Na2S2O3 + 2Na2S + 3H2O


Na2SO3 + S => Na2SO3
a. Cấu tạo của Natri thiosunfat

Natri thiosunfat là một hợp chất ion được hình thành bởi hai cation natri (Na+)
và anion thiosulfate tích điện âm (S2O3)2-, trong đó nguyên tử lưu huỳnh trung tâm
được liên kết với ba nguyên tử oxy và một nguyên tử lưu huỳnh khác thông qua
liên kết đơn và đôi với đặc tính cộng hưởng. Chất rắn tồn tại trong cấu trúc tinh thể
đơn hình.

b. Tính chất vật lý


- Natri thiosunfat là chất tồn tại ở dạng những tinh thể đơn tà, trong suốt và
không có màu.
- Dễ tan trong nước, quá trình tan thu nhiều nhiệt (∆Ht0=46kJ/mol)
- Ở 48,50C, nóng chảy trong nước kết tinh tạo thành chất lỏng chậm đông
khi để nguội.
- Điểm sôi của Na2S2O3 là 100 °C
- Độ hòa tan trong nước của Na2S2O3 là 76.4 g/100 g H20(20 °C).
c. Tính chất hóa học
- Natri thiosunfat là muối trung tính dễ dàng phân ly trong nước để cung
cấp cho các ion natri và thiosulfate.
- Mặc dù ổn định ở điều kiện tiêu chuẩn, muối natri thiosunfat bị phân hủy
ở nhiệt độ cao để tạo ra natri sunfat cùng với natri polysulfua.
4Na2S2O3 => 3Na2SO4 + Na2S5

- Khi tiếp xúc với axit loãng như axit clohydric loãng, muối natri
thiosunfat trải qua phản ứng phân hủy để tạo ra lưu huỳnh cùng với lưu
huỳnh đioxit.

Na2S2O3 + 2HCl => 2NaCl + SO2 + H2O + S


- Natri thiosunfat bị oxi hóa dễ dàng bởi các chất oxi hóa mạnh như Cl2,
HOCl, KmnO4, Br2 biến thành axit sunfuric hay muối sunfat:
4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O => 2NaHSO4 + 8HCl

d. Ứng dụng
- Phép chuẩn độ iốt:
I2 + 2Na2S2O3 => Na2S4O6 + 2NaI
Do bản chất định lượng của phản ứng, cũng như sự thật rằng Na2S2O3.5H2O có
thời hạn sử dụng lâu dài, nó được dùng làm chất chuẩn độ trong phép chuẩn độ iot.
- Trong xử lí ảnh:
AgBr + 2Na2S2O3 => Na3(Ag(S2O3)2) + NaBr
Bởi vậy natri thiosunfat là chất chính trong thuốc định hình dùng trong việc
tráng phim và in ảnh, nó có tác dụng rửa sạch AgBr hay AgCl còn lại trên phim
ảnh và giấy ảnh sau khi đã rửa bằng thuốc hiện hình.
- Tinh chế vàng
Natri thiosunfat là một thành phần của một chất ngâm chiết thay thế cho xyanua
để tách lọc vàng.
- Na2S2O3 trong phòng thí nghiệm được ứng dụng như một hóa chất loại bỏ
và phòng ngừa những những tác dụng không mong muốn sau khi làm việc với
brom.
- Xử lí nước
 Natri thiosulfate được sử dụng để xử lý nước bằng cách loại bỏ clo và khử oxy
hóa.

- Trong y học

  Được sử dụng để giảm độc tính của các chất độc như cyanua, sulfide, nitrite, và
một số thuốc kháng sinh. Nó cũng được sử dụng để điều trị trầm cảm và đau thắt
ngực.

- Trong sản xuất giấy:

Sử dụng làm chất tẩy trắng.

- Trong sản xuất phân bón:

 Sử dụng để giảm độc tính của kim loại nặng trong đất, giúp cây trồng phát triển
tốt hơn.

You might also like