Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

NHẬN THỨC LUẬN

1. Một số vấn đề cơ bản của NHẬN THỨC LUẬN


a. Mục đích, nguồn gốc và bản chất của nhận thức
- Con người nhận thức thế giới và nhận thức chính mình nhằm mục đích cải biến hiện thực khách quan
cho phù hợp với nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân mình. Vd: xây đập thủy điện
- Nguồn gốc của nhận thức: là toàn bộ hiện thực khách quan bao gồm giới tự nhiên – kể cả bộ não con
người – và xã hội. Nhận thức của con người có được là do sự tác động của hiện thực khách quan lên các
cơ quan cảm giác của con người, được bộ não con người ghi lại và phản ánh một cách sáng tạo.
- Bản chất của nhận thức: là quá trình phản ánh hiện thực khách quan một cách tích cực, chủ động, sáng
tạo bởi bộ não con người trên cơ sở thực tiễn mang tính lịch sử cụ thể. Vd: The US B2 Bombar was
designed from falcon bird  Gốc của tư duy là nằm ở bên ngoài, ko phải bên trong não bộ sẵn có.
b. Chủ thể, khách thể và đối tượng của nhận thức
- Chủ thể nhận thức là con người. Nhận thức chỉ được thực hiện bởi những cá nhân cụ thể hiện thực. Chủ
thể nhận thức ko thể là trí tuệ nhân tạo (AI) dù có khả năng lưu giữ và xử lý thông tin. Vì nhận thức là
hoạt động chủ động, có mục đích và sáng tạo của chủ thể nhận thức.
- Khách thể nhận thức là những đối tượng vật chất hay tinh thần mà hoạt động nhận thức của chủ thể
hướng đến. Khách thể nhận thức không phải là toàn bộ hiện thực vật chất hay tinh thần mà chỉ là một bộ
phận hiện thực được chủ thể chọn để nhận thức. Cùng một khách thể nhận thức có thể là đối tượng
nghiên cứu của các khoa học khác nhau. Vd: Ngành du lịch, Địa chất, Văn hóa, kinh tế, … của VN
c. Về khả năng nhận thức của con người
- Bất khả tri luận: Con người không biết và không thể biết bản chất của hiện thực vì con người chỉ thu
nhận được thông tin về đối tượng thông qua hình ảnh bị khúc xạ bởi cảm giác và kinh nghiệm của mình.
Thế giới là vô cùng tận về không gian và thời gian, còn con người là hữu hạn và chỉ mới xuất hiện gần
đây. Cái mà đối tượng hiện ra cho con người nhận thức (hiện tượng) và cái thực sự về đối tượng (vật tự
nó) là khác nhau.
- Hoài nghi luận: con người đưa ra các lý thuyết khẳng định điều gì đó là chân lý nhưng theo thời gian,
các lý thuyết mới lại chỉ ra những khẳng định trước đây là sai lầm, không đúng đắn. Vậy tri thức nào
thực sự là chân lý? Tri thức hiện tại có đáng tin cậy ko?
- Khả tri luận: Sự hoài nghi khoa học là cần thiết vì có hoài nghi mới nảy sinh vấn đề để nhận thức. Nếu
con người không nghi ngờ gì thì nó đã ngừng sự phát triển trí tuệ của mình. Hoài nghi khoa học không
đối lập với quan điểm Khả tri luận. Cơ sở triết học của Khả tri luận là nguyên tắc thống nhất vật chất của
thế giới và toàn bộ kinh nghiệm của nhận thức khoa học, của thực tiễn lịch sử-xã hội.
d. Sự thống nhất và đa dạng các kiểu tri thức
- Tri thức thông thường: dựa trên lẽ phải thông thường
- Tri thức khoa học: là sự khái quát những dự kiện đáng tin cậy, thể hiện cái tất nhiên và có quy luật
- Tri thức nghê thuật: định hình thẩm mỹ của mọi hoạt động con người
2. NHẬN THỨC LUẬN DVBC
a. Phản ánh hiện thực khách quan – nguyên tắc nền tảng của nhận thức luận DVBC
- “Phản ánh” là khái niệm nền tảng của nhận thức luận DVBC. “Tất cả những ý niệm đều rút ra từ kinh
nghiệm, chúng là sự phản ánh của hiện thực, những sự phản ánh trung thành hoặc méo mó.” (F.Engels,
Anhận thứci-Duhring). Nhận thức luận Marxist gắn kết chặt chẽ nhận thức với thực tiễn lịch sử - xã hội,
xem nhận thức như là hoạt động tích cực cải tạo thực tiễn do xã hội quy định.
b. Các giai đoạn cơ bản và biện chứng của quá trình nhận thức

- Trực quan sinh động (Nhận thức cảm tính): dùng các giác
quan để cảm nhận và hiểu về sự vật/ hiện tượng
- Tư duy trừu tượng (Nhận thức lý tính): không cần dùng
…………

- Nhận thức cảm tính: là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, mới
chỉ phản ánh được các biểu hiện bên ngoài của sự vật cụ thể mà
chưa phản ánh được bản chất, quy luật, nguyên nhân của những hiện
tượng quan sát được.
+ Biểu tượng: ko tiếp xúc svht đó nữa nhưng hình ảnh ấy vẫn còn
trong bộ não con người.
+ Tri giác: tổng hợp các sự vật, hiện tượng riêng lẻ để hình
thành nên một bức tranh tổng thể về svht
+ Cảm giác: tiếp xúc một sự vật, hiện tượng riêng lẻ

- Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp, trừu tượng và
khái quát những thuộc tính, những đặc điểm bản chất của sự vật,
hiện tượng  Vd: Học 1 ngôn ngữ qua các công thức và quy trình
rõ ràng.

- Sự thống nhất giữa trực quan sinh động, tư duy trừu tượng và
thực tiễn: Vòng khâu của nhận thức từ trực quan sinh động đến tư duy
trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, được lặp đi lặp lại
nhưng sâu hơn về bản chất.
c. Quan điểm DVBC về chân lý
- Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
- Các tính chất của chân lý: (1) tính khách quan, (2) tính tuyệt đối và tương đối
(1) Tính khách quan: ko phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người
(2) Tính tuyệt đối và tương đối: Thuyết tương đối rộng của Einstein giải thích lực hấp dẫn không phải là
một lực tác động trực tiếp giữa các vật như Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, mà là kết quả của độ
cong không gian và thời gian bởi vật chất và năng lượng.
(3) Tính cụ thể: Với áp suất là 1 atmosphere thì nước nguyên chất sôi ở 100 độ C.

3. Các hình thức, phương pháp nhận thức khoa học và đặc thù của nhận thức xã hội
a. Các hình thức, phương pháp nhận thức khoa học
- Thu thập dữ liệu khoa học – công việc đầu tiên của nhận thức/nghiên cứu khoa học. Đặc điểm quan
trọng nhất của dữ liệu khoa học là tính chân thực và có thể kiểm tra bằng thực nghiệm.
Các thủ thuật/kỹ thuật thu thập dữ liệu khoa học:
+ Quan sát: quan sát tham dự, quan sát ko tham dự, quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp
+ Mô tả: sự ghi chép các kết quả quan sát, thông tin về đối tượng, diễn đạt bằng khái niệm khoa học, sơ
đồ, biểu đồ.
+ Thí nghiệm: sự can thiệp tích cực, có mục đích của chủ thể vào đối tượng nhằm phá vỡ trạng thái tự
nhiên của nó, buộc nó phải phản ứng lại những điều kiện tạo ra và bộc lộ những thuộc tính vốn không
thấy được ở tự nhiên
+ Trừu tượng hóa: sự phân tách các thuộc tính và mối liên hệ xác định của đối tượng và gác lại những
đặc trưng khác của nó
+ Khái quát hóa: sự chuyển hóa các thuộc tính nhất định thành mô hình lý tưởng cho tất cả các đối
tượng cùng loại làm xuất hiện các khái niệm.
+ Giả thuyết: phán đoán về nguyên nhân, bản chất của đối tượng và phải đáp ứng các yêu cầu:
 Dựa trên mọi dữ kiện liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu
 Tính đến mọi luận điểm do khoa học xác lập và được kiểm chứng bởi thực tiễn
 Giải thích được các dữ kiện đã biết
 Có khả năng dự báo được các dữ kiện mới
 Có thể kiểm tra bằng thực nghiệm
- Xây dựng lý thuyết: bằng phương pháp tiên đề, phương pháp diễn dịch – giả thuyết. Lý thuyết: hệ
thống các mô hình tư tưởng phản ánh tổng thể các thuộc tính và mối liên hệ tất yếu của đối tượng trong
quan hệ lẫn nhau của chúng.
b. Đặc thù của nhận thức xã hội
- Một số quy luật xã hội không ổn định như quy luật tự nhiên, phần lớn chúng chỉ tác động ở thời kỳ lịch
sử xác định và bị thay thế bởi các quy luật khác khi xã hội chuyển sang thời kỳ phát triển mới.
- Quy luật xã hội cũng có tính khách quan như quy luật tự nhiên nên con người không thể xóa bỏ quy luật
xh. Người ta chỉ có thể tạm thời kìm hãm hoặc phát huy sự tác động của quy luật xh bằng cách tạo ra
những điều kiện không thuận lợi hoặc thuận lợi cho sự tác động của nó.
- Trong nghiên cứu tự nhiên, chủ thể và khách thể nhận thức không trùng nhau. Trong quá trình đó, con
người nghiên cứu các hiện tượng vốn không là mình hay không là sản phẩm của hoạt động của mình.
Trái lại, trong nhận thức xh, con người biểu hiện vừa như chủ thể vừa như khách thể nhận thức.
- Đặc thù của nhận thức xh là ở chỗ nó luôn diễn ra trong bầu không khí quan hệ cá nhân của chủ thể với
vấn đề nghiên cứu. Quan hệ đó có thể hoặc thúc đẩy sự nhận thức chân thực, hoặc kìm hãm nó.
- Nhận thức xh phụ thuộc nhiều vào trạng thái tâm lý, vào giáo dục, học vấn, thậm chí vào tâm trạng và
cảm xúc của chủ thể hơn là nhận thức tự nhiên.
- Các quá trình xh tự thân phức tạp hơn nhiều so với nhiều hiện tượng tự nhiên, bởi lẽ xh là hình thức vận
động hoàn thiện và cao nhất của vật chất. Trong đời sống xh, tất cả các sự kiện và hiện tượng phức tạp
và đa dạng đến mức không hề giống nhau khiến cho việc phát hiện ra tính quy luật ở đây không hề đơn
giản.
c. Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức KHXH&NV
- Nguyên tắc liên hệ phổ biến và phụ thuộc lẫn nhau: hiện tượng xh nào cũng tồn tại trong mối liên hệ
phụ thuộc lẫn nhau với nhiều hiện tượng xh khác.
- Nguyên tắc lịch sử (cụ thể): nghiên cứu các hiện tượng xh trong sự vận động và phát triển không
ngừng gắn liền với những điều kiện của sự xuất hiện, phát triển, và chuyển hóa của nó.  Nghiên cứu 1
sự việc/hiện tượng phải gắn nó với hoàn cảnh lịch sử cụ thể (thời gian, không gian cụ thể của nó)
- Nguyên tắc chân lý cụ thể: khi nghiên cứu KHXH&NV, không được xa rời thực tiễn cuộc sống sinh
động, đa dạng, phức tạp (vì mọi thứ đều có ảnh hưởng lẫn nhau, không một ngành nghề nào mà ko bị
chịu ảnh hưởng bởi các ngành nghề khác, vd: kinh tế - chính trị); không giáo điều, khuôn sáo (không
thể áp đặt khuôn mẫu của một nước vào nước ta một cách máy móc mà ko có điều chỉnh)
- Trong hoàn cảnh hiện nay, bản chất của các vấn đề toàn cầu và giải pháp cho các vấn đề toàn cầu phải
dựa trên lập trường toàn nhân loại.
d. Cách hiểu DVLS trong nhận thức xã hội
- Không nên coi cách hiểu DVLS như một công cụ vạn năng cho việc nhận thức các hiện tượng xh cụ thể.
- Luận điểm nền tảng của cách hiểu DVLS về xh là tồn tại xh có trước và quyết định ý thức xh (VC 
YT, môi trường sống  hành vi và cách nghĩ của một người)
- Các nguyên tắc triết học chung là chưa đủ để nhận thức các hiện tượng xh mà phải cụ thể hóa chúng.

4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn và sự vận dụng nó trong sự nghiệp đổi mới ở VN hiện
nay
a. Nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
- Lý luận là sự nhận thức bản chất, mối liên hệ bên trong tất yếu của đối tượng và diễn đạt kết quả của
nhận thức đó bằng hệ thống các khái niệm, phạm trù, phán đoán về quy luật nội tại của đối tượng.
- Đặc điểm của lý luận:
+ Về nội dung, lý luận phản ánh bản chất, MLH tất yếu của đối tượng
+ Về hình thức, lý luận diễn đạt nội dung bằng khái niệm, phán đoán
+ Lý luận có tính trừu tượng, khái quát, tổng hợp rất cao
+ Hoạt động lý luận có tính gián tiếp đối với đối tượng nhận thức.
- Cấu trúc của hoạt động lý luận:
+ Chủ thể (người hoạt động lý luận): hoạt động lý luận là con người xh có nhu cầu, mục đích, thể lực,
trí lực, kỹ năng, kinh nghiệm, lợi ích, giá trị văn hóa-xã hội của riêng mình cùng các phương tiện, công
cụ cần thiết cho hoạt động lý luận.
+ Khách thể (đối tượng) của hoạt động lý luận: là những mặt xác định của khách thể mà chủ thể lý
luận tác động vào nhằm khám phá, nắm bắt bản chất của chúng. Đối tượng của hoạt động lý luận có thể
là hiện tượng tự nhiên, xh, hoặc đời sống tinh thần.
+ Điều kiện của hoạt động lý luận: là môi trường tự nhiên, văn hóa-xã hội với những yếu tố, quá tình
vật chất và tinh thần diễn ra trong đó.
+ Kết quả của hoạt động lý luận: là những học thuyết, quan niệm mới, năng lực tư duy được nâng lên,
sự kết tinh, chuyến hóa lý luận vào các lĩnh vực nhận thức khác.
- Khái niệm “thực tiễn”: toàn bộ hoạt động vật chất – cảm tính, có tính lịch sử-xã hội của con người
nhằm cải tạo tự nhiên và xh phục vụ nhân loại tiến bộ.
- Những hình thức tồn tại cơ bản của thực tiễn:
+ Hoạt động sản xuất vật chất: con người sử dụng những công cụ lao động vào giới tự nhiên để tạo ra
của cải vật chất và các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình.
+ Hoạt động chính trị-xã hội: hoạt động của các tổ chức, các cộng đồng người khác nhau trong xã hội
nhằm cải biến những quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩu xã hội phát triển
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học: được tiến hnahf trong những điều kiện do con người tạo ra, gần
giống, giống được lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội nhằm xác định của quy luật biến đối,
phát triển của đối tượng nghiên cứu
- Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
+ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý  không lấy lý luận để kiểm chứng lý luận, mà phải lấy
thực tiễn để kiểm chứng lý luận.
- Sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn
+ Lý luận nảy sinh từ thực tiễn; thực tiễn quy định nội dung của lý luận
+ Thực tiễn cần được soi tỏ bẳng lý luận của nó và lý luận bao giờ cũng là về thực tiễn nhất định
+ Sự chuyển hóa lý luận thành thực tiễn, áp dụng thành công lý luận vào thực tiễn.
- Sự đối lập giữa lý luận và thực tiễn
+ Sự đối lập giữa cái phản ánh và cái được phản ánh
+ Sự đối lập giữa cái quy định và cái bị quy định
+ Sự lạc hậu/sai lầm của lý luận so với thực tiễn
- Vai trò của lý luận với thực tiễn
+ Lý luận tiến bộ góp phần làm nên những thay đổi tích cực trong đời sống xh. Lý luận bảo thủ, lạc hậu
kìm hãm sự phát triển xh.
+ Con người cần phải có lý luận vì lý luận chỉ ra bản chất, quy luật vận động của đối tượng, giúp hoạt
động thực tiễn của con người hiệu quả hơn.
+ Lý luận là yếu tố không thể thiếu của thực tiễn vì thực tiễn không có lý luận sẽ chứa đựng nhiều rủi ro
đối với hoạt động của con người.
- Yêu cầu của nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
+ Lý luận phải xuất phát từ thực tiễn, phải bám sát thực tiễn để nghiên cứu, hiểu rõ những yêu cầu cụ
thể, cấp bách của thực tiễn và tìm giải pháp cho chúng dựa trên lợi ích cơ bản của lực lượng xã hội nhất
định.
+ Lý luận phải phản ánh trung thực đối tượng, phải phù hợp với thực tiễn.
+ Lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn
+ Lý luận phải đóng vai trò chỉ đạo, dẫn đường cho thực tiễn
+ Lý luận phải không ngừng được bổ sung, đổi mới, phát triển hơn để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
b. Tư tưởng HCM về sự thống nhất lý luận và thực tiễn
- “thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tieenxc mù quáng. Lý luận mà không có liên hệ
với thực tiễn là lý luận suông”.
- “Có kinh nghiệm mà không có lý luận thì cũng như một mắt sáng một mắt mờ”.
- “Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp vừa hay vấp váp”.
- “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý thuyết suông.
Dù xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái
hòm đựng sách”.
- “Học tập chủ nghĩa Mác – Lenin là học cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản
thân mình, là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lenin để áp dụng một cách sáng tạo
vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm”.
- “Không chú trọng đến đặc điểm dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai
lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều.” – “Nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận
giá trị phổ biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai lầm nghiêm
trọng của chủ nghĩa xét lại”.
c. Vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đổi mới ở VN hiện nay
- Marxism ra đời cách nay gần 200 năm, tư tưởng của Lenin và Socialism được hình thành cách nay gần
100 năm. Trong một thời gian dài, lý luận của chúng ta chỉ mô tả, thuyết minh cho những kết luận đã có
của chính trị.
- Khắc phục tình trạng chính trị hóa lý luận cũng đồng thời là từng bước thực hiện lý luận hóa, khoa học
hóa chính trị, làm cho chính trị thực sự trở thành khoa học và nghệ thuật, chính trị học thành một khoa
học không thể thiếu trong quá trình nâng cao tiềm lực trí tuệ, lý luận và tư tưởng của Đảng.

You might also like