Tiểu luận GDQP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI

KHOA: VẬN TẢI – KINH TẾ


-------***-------

TIỂU LUẬN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH


HỌC PHẦN I
CÂU HỎI: TẠI SAO HỒ CHÍ MINH KHẲNG ĐỊNH:
” NGÀY NAY CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA
NHÂN DÂN TA LÀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN DƯỚI SỰ
LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG?”

Sinh viên thực hiện : Phan Thu Thảo


Mã sinh viên : 222134699
Chuyên ngành : Khai thác vận tải
Lớp : Khai thác vận tải 1
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Ngày nay chiến tranh giải phóng dân tộc của
nhân dân ta là chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng”, lời khẳng định
này xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn.

1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ học thuyết Mac-Lenin về vai trò của quần chúng nhân dân.
Trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, quần chúng nhân dân là lực
lượng cơ bản, đông đảo, quyết định sự thắng lợi của cách mạng. Lenin
khẳng định: “Cuộc cách mạng chỉ thực sự là một cuộc cách mạng khi nào
hàng chục triệu người đồng lòng hăng hái nổi dậy”. Cách mạng xã hội hoặc
cải cách xã hội chỉ có thể thành công nếu xuất phát từ lợi ích và nguyện
vọng của nhân dân, do nhân dân thực hiện. Chính các cuộc đấu tranh của
quần chúng nhân dân bị áp bức, bị bóc lột chống lại giai cấp thống trị, giai
cấp bóc lột, phát triển từ thấp đến cao, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn đã
làm cho xã hội phát triển. Thông qua đấu tranh giai cấp, trình độ giác ngộ
giai cấp và trình độ tổ chức lực lượng đấu tranh của quần chúng ngày càng
cao. Nhờ sức mạnh của quần chúng nhân dân mà “thời kỳ cách mạng có một
tính sáng tạo lịch sử rộng lớn hơn, phong phú hơn, tự giác hơn, có kế hoạch
hơn, có hệ thống hơn, dũng cảm hơn và rõ ràng hơn so với những thời kỳ
tiến bộ của tiểu thị dân, của Đảng dân chủ - lập hiến, của chủ nghĩa cải
lương”.
Quần chúng nhân dân không những là lực lượng quan trọng, quyết định
trong cách mạng mà còn là lực lượng sáng tạo nghệ thuật. Ngay từ buổi đầu
của lịch sử, trong xã hội cộng sản nguyên thủy, bên cạnh những hoạt động
sản xuất vật chất, con người đã có những hoạt động về tinh thần, về văn học,
nghệ thuật mặc dù còn thô sơ mộc mạc. Trong lao động sản xuất, con người
luôn tiếp xúc với tự nhiên và xã hội, nhờ đó hiểu biết của họ về mọi lĩnh vực
dần được hình thành và phát triển, kiến thức về tự nhiên, về xã hội, về bản
thân được nâng cao. Những mong muốn, cảm hứng trước những thành quả,
trước cảnh vật được thể hiện trong thần thoại, trong hội họa, điêu khắc, …
Chính con người đã đưa cuộc sống vào nghệ thuật một cách chân thật hay

1
trừu tượng hóa nó một cách sáng tạo. Hồ Chí Minh từng nói:” Quần chúng là
những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần
chúng không chỉ sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Quần chúng còn là
những người sáng tác nữa”. Bất cứ một giá trị văn hóa nghệ thuật nào cũng
không thể tách rời đời sống phong phú của quần chúng nhân dân.
Quần chúng nhân dân còn có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế. Nhờ hoạt động lao động, con người không chỉ tạo nên bước chuyển
quan trọng của mình, “tách” khỏi thế giới động vật để trở thành con người
theo đúng nghĩa của từ này, mà còn "tự nhân đôi mình lên một cách tích cực,
một cách hiện thực” như C.Mác đã khẳng định. Con người sử dụng trí óc,
sức lao động của mình vào quá trình sản xuất và tạo nên bước phát triển mới
trong kinh tế, thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng hình thái kinh tế -
xã hội khác cao hơn. Nền kinh tế của quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
cần có nhiều nguồn lực khác nhau như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động,
… để có thể duy trì và phát triển, trong đó, con người nổi lên như một nguồn
tài nguyên quý giá khó có thể thay thế. Các nguồn lực bên ngoài là cần thiết
cho sự phát triển song chúng là những nguồn lực hữu hạn, có thể bị cạn kiệt
và một số không thể tái tạo được, hơn thế nữa chúng cũng chỉ thực sự phát
huy giá trị khi kết hợp với con người. Đặc biệt, trong điều kiện cách mạng
khoa học và công nghệ phát triển mạnh như ngày nay, trí tuệ được coi là
nguồn tài nguyên vô hạn; đồng thời, lao động trí tuệ của con người có ảnh
hưởng quyết định đối với năng suất, chất lượng lao động và do vậy, con
người trở thành nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển bền vững.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định rằng, trong bầu trời không
có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của toàn dân. Quan điểm đó thể hiện sự tin tưởng của Đảng và của Chủ
tịch Hồ Chí Minh vào sức mạnh vô địch, tuyệt đối của quần chúng nhân dân
- những người làm nên lịch sử của dân tộc. Thực tế cho thấy, những thắng
lợi to lớn, những thành tựu vẻ vang của cách mạng Việt Nam giành được
trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước theo định

2
hướng xã hội chủ nghĩa luôn gắn liền với vai trò của quần chúng nhân dân,
với phương thức phát huy, sử dụng nguồn lực con người một cách đúng đắn
và hiệu quả của Đảng.

2. Cơ sở thực tiễn
Nhìn rộng hơn ra ngoài thế giới, Cách mạng Tháng Mười Nga đã cho thấy
việc phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng gắn với xây dựng liên minh công
nông vững chắc luôn là một trong những vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Trước sự vận động của tình hình cách mạng, cùng với việc đề ra chiến lược,
sách lược cụ thể, Đảng Bôn-sê-vích Nga đã sáng suốt khi xác định rõ, cách
mạng Nga phải chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội
chủ nghĩa mà nhiệm vụ trọng tâm là lật đổ Chính quyền lâm thời tư sản, bảo
vệ các Xô viết đại diện. Từ đó Đảng đã thành công trong việc tập hợp và
phát huy sức mạnh của các lực lượng cách mạng như công nhân, nông dân,
các dân tộc bị áp bức cùng kiên quyết đấu tranh lật đổ Chính quyền lâm thời
tư sản. Qua đó ta thấy Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi là do sự lãnh
đạo sáng suốt, chỉ đạo kịp thời, hợp lí đến từ Lenin và Đảng Bôn-sê-vích và
ngay sau thắng lợi ấy, nhân dân Nga đã có những hướng đi đúng đắn, đạt
được những thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực đưa Liên Xô trở thành một
quốc gia hùng mạnh trên thế giới.
Đối với Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động vận dụng
sáng tạo những bài học kinh nghiệm Cách mạng Tháng Mười Nga nói
chung, nhất là bài học về phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, xây dựng liên
minh công nông vững chắc. Dưới ánh sáng của cuộc Cách mạng Tháng
Mười vĩ đại, trên cơ sở xác định con đường cứu nước đúng đắn, ngay từ năm
1927, trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ:
“Trước hết phải có đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân
chúng, ngoài thì liên lạc với vô sản giai cấp và bị áp bức dân tộc mọi nơi.
Đảng có vững, cách mệnh mới thành công cũng như người cầm lái có vững
thì thuyền mới chạy”. Cùng với việc luôn luôn quan tâm chăm lo xây dựng
Đảng, phát huy vai trò tiên phong lãnh đạo của Đảng thì khối liên minh giữa
3
giai cấp công nhân, nông dân và trí thức cũng đặc biệt được Đảng ta chú
trọng xây dựng, củng cố và nâng cao.
“Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”. Câu nói của Hồ Chí Minh một lần nữa nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta
về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc của mình; bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân
là việc không phải của riêng ai mà của toàn Đảng, toàn quân và toàn nhân
dân để tâp hợp thành một sức mạnh vững chắc có thể chiến thắng bất kì kẻ
thù nào. Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang đổi
mới không ngừng cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ đã làm
gia tăng tội phạm nước ngoài, xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, …
do đó đòi hỏi thế hệ trẻ đặc biệt là sinh viên phải nhận thức rõ trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình là ra sức học tập, tích lũy nắm vững tri thức cơ bản và
chuyên môn để có trình độ, sự tự tin bước vào công cuộc phát triển đất nước.

4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://philosophy.vass.gov.vn/triet-hoc-mac-lenin/Quan-niem-cua-chu-nghia-
Mac-Lenin-ve-vai-tro-cua-quan-chung-nhan-dan-trong-lich-su-
141.0.html#_ftn5
http://philosophy.vass.gov.vn/Triet-Hoc-Van-Hoa/Vai-tro-cua-con-nguoi-va-
van-de-phat-huy-nguon-luc-con-nguoi-trong-su-nghiep-doi-moi-o-nuoc-ta-
hien-nay-57.0
https://btgtu.quangninh.gov.vn/pInChiTiet.aspx?nid=5357#:~:text=V
%C6%B0%E1%BB%A3t%20ra%20kh%E1%BB%8Fi%20ph%E1%BA
%A1m%20vi,m%E1%BB%8Di%20%C3%A1p%20b%E1%BB%A9c%2C
%20b%E1%BA%A5t%20c%C3%B4ng.
https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/thanh-qua-cua-cach-
mang-thang-muoi-nga-van-luon-toa-sang-599002
V.I.Lenin. Toàn tập, t.36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1978
V.I.Lenin. Toàn tập, t.12
Hồ Chí Minh. Toàn tập, t.9. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004

You might also like