Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Đoạn văn diễn dịch

1. Nhan đề bài thơ :

Nhan đề bài thơ "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã thu hút
người đọc bởi cái lạ và vẻ độc đáo của nó. Nổi bật từ nhan đề là hình ảnh những chiếc
xe không kính bị bom đạn chiến tranh tàn phá. Đây là một phát hiện thú vị thể hiện sự
gắn bó, am hiểu hiện thực đời sống chiến đấu của tác giả. Hai chữ "bài thơ" tưởng như
thừa nhưng đó là chủ ý của tác giả, Phạm Tiến Duật đã đặt "bài thơ" bên cạnh "tiểu đội
xe không kính" để chất thơ được toát lên từ chính hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
Đó là chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm vượt qua mọi thiếu thốn, gian truân
của thời chiến, là cái thi vị được tìm thấy trên cung đường Trường Sơn lửa đạn. Nhan đề
đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Qua đó ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp
của người lính lái xe trên tuyến đường trong những năm kháng chiến chống Mỹ hào
hùng của dân tộc.

2. Hình ảnh những chiếc xe không kính :

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Bốn câu thơ trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã
khắc họa thành công hình ảnh những chiếc xe không kính. Xưa nay, hình ảnh xe cộ tàu
thuyền nếu được đưa vào trong thơ thường được mĩ lệ hóa, lãng mạn hóa và mang ý
nghĩa tượng trưng. Thế nhưng, tác giả lại đưa một hình ảnh thực đến trần trụi về những
chiếc xe không kính. Lời giải thích hết sức thản nhiên về những chiếc xe đặc biệt ấy cũng
rất đỗi chân thực đến nỗi gần như là lột trần ra một chiếc xe bị phá huỷ bởi "bom giật
bom rung" của chiến tranh. Hai câu thơ thật tự nhiên, không có hình ảnh tráng lệ, không
có hình ảnh tượng trưng, giọng thơ có chút gì đó ngang tàng tạo nên điểm khởi đầu đầy
ấn tượng cho bài thơ. Rồi ở khổ cuối, tác giả lại một lần nữa tái hiện hình ảnh chiếc xe.
Lời thơ cứ thế mà phơi bày hiện thực tàn khốc mà dấu vết của nó để lại trên những
chiếc xe "không có kính", "không có đèn", "không có mui xe". Những chiếc xe ấy bị biến
dạng, phá huỷ gần như là toàn bộ bởi bom đạn mới khốc liệt làm sao : sắt thép còn như
thế nữa thì huống chi con người. Điệp ngữ "không có" cùng phép liệt kê dã thể hiện dồn
dập những mất mát mà quân địch gieo xuống, như nhân lên nhiều thử thách trên chiến
trường. Hai dòng thơ được ngắt làm bốn khúc như những chặng gập ghềnh, khúc khuỷu,
quanh co trên tuyến đường kháng chiến chống Mỹ.

3. Tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm :

...

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Hai khổ thơ đầu trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật
đã làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe với sự hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp
khó khăn, nguy hiểm của họ. Dù bom đạn chiến tranh khiến những chiếc xe bị tàn phá,
biến dạng nhưng đó lại là hoàn cảnh để những người chiến sĩ bộc lộ phẩm chất cao đẹp.
Chiến trường "bom giật bom rung" dội xuống đầy ác liệt mà người lính vẫn "ung dung“
ngồi trong “buồng lái” đưa xe vượt Trường Sơn. Đảo ngữ "ung dung" thể hiện rõ sự tự
tin, tập trung cao độ khi lái xe và có chút ngang tàng của tuổi trẻ hoài bão. Câu thơ như
bật ra từ trái tim của người lính quả cảm. Họ "nhìn thẳng" vào mọi gian truân, thử thách
mà không hề né tránh, run sợ. Những dòng thơ tả thực đến từng chi tiết, không có kính
chắn gió, người lính phải đối mặt với bao nguy hiểm. Điệp từ "nhìn" kết hợp với các hình
ảnh được liệt kê là "gió", "con đường", "sao trời" và "cánh chim" đã gợi ra nhiều liên
tưởng. Dường như khi thì xe đang lao nhanh ra chiến trường, khi thì ở những khúc cua
quanh co giữa lưng chừng đèo. Biện pháp nhân hóa qua từ "xoa", "chạy thẳng", "sa",
"ùa" gợi cảm giác mạnh và đột ngột như chính mình đang ngồi trên chiếc xe không kính
đó. Hiện thực tàn khốc là vậy nhưng người chiến sĩ không hề hoảng hốt, trái lại ta vẫn
thấy ở đó là những tâm hồn lạc quan với bản lĩnh phi thường của họ. Đặc biệt ấn tượng
là hình ảnh "con đường chạy thẳng vào tim". Xe không gì che chắn nên có cảm giác con
đường đang chạy thẳng vế phía các anh bộ đội. Hơn thế, đó còn là con đường đến với
miền Nam ruột thịt, con đường chiến đấu chính nghĩa vì lẽ sống, vì tình thương và vì độc
lập, tự do của dân tộc.

4. Sự lạc quan, yêu đời, tâm hồn sôi nổi, trẻ trung :

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính , ừ thì ướt áo

Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi

Khổ ba, bốn trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã
khắc họa tâm trạng lạc quan, yêu đời cùng tâm hồn sôi nổi của những người lính lái xe.
Hai tiếng "ừ thì" vang lên như là sự chấp nhận hoàn cảnh. Nhưng là sự chấp nhận một
cách chủ động, ngang tàng và thách thức tất cả, bất chấp bụi bặm, chiến tranh hay
những cơn mưa xối xả. Hiện thực khó khăn, gian khổ đã được những tâm hồn trẻ trung,
lạc quan của người lính nhìn nhận một cách hóm hỉnh, bình thản. Họ vẫn vui đùa, tếu
táo nhìn nhau "cười ha ha" dù cuộc sống tại chiến trường có khốc liệt thế nào. Phải
chăng tiếng cười đó là khúc nhạc tươi vui, gợi cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản, xua tan
đi nguy hiểm? Điệp ngữ "chưa cần" thể hiện tinh thần không nao núng, như muốn phớt
lờ mọi gian nan phía trước. Người lính mang trong mình tâm thế bất khuất, coi thường
khó khăn, luôn sẵn sàng tiến về phía trước để chi viện cho chiến trường miền Nam. Tinh
thần ấy được tính bằng “trăm cây số“, đó là biểu tượng cho quãng đường mưa bom bão
đạn, hi sinh và mất mát. Đọc những câu thơ này, ta càng thêm thấm thìa rằng con
đường Trường Sơn đã chứa bao mồ hôi, xương máu của chiến sĩ ta.

5. Tình đồng đội thiêng liêng, sâu sắc :


Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ đi rồi.

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

Trong khổ năm, sáu của tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", tác giả Phạm Tiến
Duật như vị họa sĩ đã vẽ ra bức tranh đầy màu sắc về tình đồng đội thiêng liêng của
người lính. Nhịp thơ như lắng lại, những người chiến sĩ nói về đồng đội cũng như đang
nói về mình. Họ gặp nhau từ chỗ bom rơi, nghĩa là từ chỗ ác liệt của cuộc chiến, cũng từ
nơi này họ đồng cảm, chia sẻ và trở thành bạn bè. Điều đó đã tạo nên cái xiết tay chân
tình bền chặt “qua cửa kính vỡ rồi" cho dù bàn tay ấy có nhem nhuốc bởi bụi bặm, xăng
dầu, khói lửa của chiến tranh. Đó là cái bắt tay vội vã nhưng đủ để truyền ngọn lửa soi
sáng những chặng đường khốc liệt được thắp lên từ triệu trái tim chiến sĩ tràn đầy nhiệt
huyết cách mạng. Tình đồng đội còn thể hiện trong những bữa ăn đạm bạc, những giấc
ngủ chóng vánh trên đường ra trận đã mang lại không khí gia đình đầm ấm, giúp người
lính vơi đi phần nào nỗi nhớ người thân, quê hương. Hình ảnh "bếp Hoàng Cầm, "võng
mắc chông chênh" đều tạm bợ nhưng cách nhìn, cách nghĩ rất cảm động. Họ coi nhau
như anh em một nhà, càng thiếu thốn thì càng xích lại gần nhau. Điệp ngữ "lại đi" vừa
tạo âm hưởng nhẹ nhàng, vừa như lời khẳng định về lòng quyết tâm, kiên cường sắt đá.
Hình ảnh ẩn dụ "trời xanh" là màu xanh của niềm tin và hy vọng, con đường dẫu chông
gai nhưng chan chứa sự lạc quan, tin tưởng vào ngày mai chiến thắng. Bầu trời hòa bình
đón đợi các anh là động lực, là sợi dây bền chặt để tình đồng đội thêm khăng khít.

6. Ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam :

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,


Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

Khổ thơ cuối trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã
nói lên ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam của những anh bộ đội cụ Hồ. Lời thơ cứ thế
mà phơi bày hiện thực tàn khốc mà dấu vết của nó để lại trên những chiếc xe "không có
kính", "không có đèn", "không có mui xe". Những chiếc xe ấy bị biến dạng, phá huỷ gần
như là toàn bộ bởi bom đạn mới khốc liệt làm sao. Điệp ngữ "không có" cùng phép liệt
kê dã thể hiện dồn dập những mất mát mà quân địch gieo xuống, như nhân lên nhiều
thử thách trên chiến trường. Hai dòng thơ được ngắt làm bốn khúc như những chặng
gập ghềnh, khúc khuỷu, quanh co trên tuyến đường kháng chiến chống Mỹ. Đối lập với
những chiếc xe là những người lính đầy dũng khí. Họ vẫn luôn kiên cường vượt lên trên
cái khốc liệt của chiến tranh, hăm hở lao ra tiền tuyến "vì miền Nam" với một tình cảm
yêu nước thiêng liêng. Hình ảnh hoán dụ "trái tim" tuyệt đẹp gợi ra bao ý nghĩa. Đó là
"trái tim" tượng trưng cho người lính lái xe mang tinh thần lạc quan, ý chí quả cảm và
niềm tin mãnh liệt vào ngày thống nhất. Trái tim can trường của họ đã trở thành nhãn
tự làm bừng sáng cả bài thơ. Hình ảnh này kết hợp cùng kết cấu câu "chỉ cần" đã lí giải
về sức mạnh vượt khó khăn, khẳng định tinh thần hiêng ngang, bất khuất của người lính
lái xe.

You might also like