(TRUYỆN KIỀU) Chị Em Thúy Kiều

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Đoạn văn tổng phân hợp

1. Vẻ đẹp của Thúy Vân :

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Bốn câu thơ trong đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều" (trích "Truyện Kiều") của Nguyễn Du đã
khắc họa bức chân dung vẻ đẹp của Thúy Vân. Dưới ngòi bút của tác giả, nàng hiện lên
với khí chất "trang trọng" gợi vẻ quý phái, yêu kiều, nền nã của một tiểu thư đài các tuổi
đôi mươi. Việc sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng trong thơ ca cổ là "hoa",
"ngọc", "mây", "tuyết" kết hợp cùng biện pháp liệt kê, vị thi sĩ đã vẽ nên bức tranh dung
nhan nàng Vân đầy diễm lệ. Đó là người con gái dịu dàng với gương mặt "đầy đặn",
phúc hậu tựa vầng trăng, lông mày đậm, sắc sảo, "nở nang" đầy quyến rũ. Hình ảnh ẩn
dụ và nhân hóa "hoa cười ngọc thốt" gợi hình dung về người thiếu nữ có nụ cười tươi
tắn, rạng rỡ như hoa, giọng nói trong trẻo, ngọt ngào như ngọc. Sắc đẹp "đoan trang" ấy
được tô điểm, đặc tả thêm bởi mái tóc và làn da. Nàng như một "tuyệt tác", sự hoàn
hảo đó khiến những gì đẹp nhất của thiên nhiên cũng phải lép vế. Mái tóc nàng bồng
bềnh, mượt mà hơn mây, làn da trắng trẻo, mịn màng hơn tuyết. Bằng biện pháp nhân
hóa qua từ "thua", "nhường", Nguyễn Du dường như muốn dự báo về cuộc đời của
Thúy Vân sẽ êm ả, bình đạm, không có sóng gió hay thăng trầm. Qua đó, ta thấy được
mỗi câu thơ là một nét vẽ thần tình mà tác giả đã vẽ bằng cả sự ưu ái, trân trọng và tài
năng của mình để gợi tả vẻ đẹp "tuyệt sắc giai nhân" của nàng.

2. Vẻ đẹp của Thúy Kiều :

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn :

Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,


Sắc đành đòi một tài đành họa hai.

Thông mình vốn sẵn tính trời,

Phe nghề thi họa đủ mùi ca ngâm.

Cung thương làu bậc ngũ âm,

Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Khúc nhà tay lựa nên chương,

Một thiên Bạc mênh lại càng não nhân.

Mười hai câu thơ trong đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều" (trích "Truyện Kiều") của Nguyễn
Du đã dựng lên bức tranh "tài sắc" làm say đắm lòng người của Thúy Kiều. Bằng thủ
pháp đòn bẩy, tác giả đã gợi lên vẻ đẹp của Thúy Vân trước khi khắc họa chân dung
nàng Kiều để làm nổi bật vẻ đẹp hơn bội phần của nàng, nếu cô em là một thiếu nữ
"trang trọng khác vời" thì cô chị "lại là phần hơn". Nhắc đến vẻ đẹp của mỹ nhân xưa,
người ta thường nghĩ đến dung mạo "liễu yếu đào tơ", bởi vậy sự "sắc sảo mặn mà" của
Kiều hẳn là điều đặc biệt. Nguyễn Du gợi tả với những nét vẽ nhẹ nhàng, thanh thoát,
ngòi bút chấm phá cùng biện pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã khiến người đọc chìm
đắm vào vẻ đẹp đôi mắt của nàng. Hình ảnh "làn thu thủy nét xuân sơn" gợi ánh nhìn
long lanh, thăm thẳm, biêng biếc như làn nước mùa thu ẩn dưới đôi lông mày thanh tú,
kiều diễm như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành" đã khẳng định
dung nhan sắc nước hương trời của Kiều khiến thiên nhiên không dễ dàng chịu "thua",
"nhường" mà phải "ghen", "hờn". Phép nhân hóa "hoa ghen", "liễu hờn" đã ngầm dự
báo một cuộc đời đầy giông bão, trắc trở sắp ập đến với nàng. Câu thơ "Sắc đành đòi
một tài đành họa hai" ý chỉ về sắc thì chỉ có mình Kiều là nhất, về tài thì may ra có người
thứ hai. Tài năng đó đạt đến mức lí tưởng theo quan niệm thẩm mĩ xưa gồm đủ cầm – kì
– thi – họa. Nổi bật nhất là tài đàn của nàng, tiếng đàn cất lên đầy ngân nga với "ngũ
âm" vô cùng thành thoát, uyển chuyển khiến mọi người phải trầm trồ, thán phục. Bản
nhạc tên "Bạc mệnh" mà Kiều tự sáng tác thật da diết, nói lên tiếng lòng, thể hiện trái
tim đa sầu đa cảm của nàng. Qua đó, ta thấy được chân dung nàng Kiều là chân dung
mang tính cách số phận, tác giả không chỉ truyền cho người đọc tình cảm yêu mến mà
còn sự lo âu về tương lai của nhân vật.

You might also like