LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUYÊN THỦY ĐẾN 1858 - thầy CHƯƠNG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUYÊN THỦY ĐẾN 1858

Ts. Lê Hiến Chương


0904558079
chuonglh@hnue.edu.vn

BÀI 1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC


tài liệu kham khảo:
-Ngô sỹ liên: đại việt sử kí toàn thư.
-Lê hữu trác: đại việt sử kí.
-khâm định
-đào duy anh: đất nước vn qua các đời.
-ăng ghen: nguồn gốc của gia đình, tư hữu và của nhà nước.

Một số điều lưu ý:


-nguyên tắc chung: khách quan, trung thực, toàn diện, cụ thể.
-hạn chế ảnh hưởng chủ nghĩa dân tộc, địa phương, phe cánh, ít nhất
về ngôn ngữ và diễn đạt.
-có nhìn nhận đa chiều và tránh định kiến.
-chú ý tính tương đối và biến đổi của tri thức lịch sử.
-cần đọc và dựa vào nguồn sử liệu sơ cấp.
-tìm hiểu nội dung trước khi tham gia giảng dạy.
-ghi chép đầy đủ, nhanh, linh hoạt.
-không ngại hỏi, phản biện giảng viên, bạn học.

THI VẤN ĐÁP

Bài 2. Mở đầu
I.Những vấn đề địa-sử và sinh thái-nhân văn
-Nằm ở khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới, miền bắc cận nhiệt đới ẩm,
miền trung nhiệt đới gió mùa, miền nam nhiệt đới xavan, gió mùa,
nóng ẩm, nắng lắm mưa nhiều.
-hệ thực vật, động vật rất phong phú, đa dạng.
-phần lớn diện tích là đồ núi, địa hình đa dạng và bị chia cắt mạnh.
-vùng trung du – đồng bằng sông hồng, sông mã, sông cả đóng ai trò
quan trọng, gắn liền với lũ lụt và công tác trị thủy.
-sông ngòi, ao hồ chằng chịt đóng vai trò quan trọng trong giao thông,
giao thương.
-là địa bàn hội tụ của nhiều tộc người và có biến động, xáo trộn về các
lớp cư dân.
-đa dạng về sắc tộc đưa đến đa dạng về văn hóa, lối sống, phong tục
tập quán.
-vai trò chủ đạo, nổi bật của người kinh trong tiến trình lịch sử.
-nông nghiệp trồng lúa nước, làng xã truyền thống và môi trường sinh
hoạt thiên về yếu tố sông nước là những đặc điểm nổi bật về văn hóa
định cư, sinh tồn.
-có vị trí khá đặc biệt, nằm giữa hai nền văn minh cổ đại lớn là ấn độ
và trung hoa, đồng thời nằm ở trung tâm trong các tuyến đường kết
nối giữa hai nền văn minh này.
-nằm ở cạnh trung hoa – một nền văn minh lớn, một đế quốc hùng
mạnh và thường xuyên bành trướng.
-là “bao lơn” (ban công) từ lục địa châu á nhìn ra biển đông, là “bàn
đạp” để từ biển đông tiến vào lục địa châu á, phía nam trung hoa.
-là “cửa ngõ” và “chốt chặn” tiến vào Đông Nam Á từ phía trung hoa.
-có vị trí đặc biệt ở biển đông, đặc biệt là từ thế kỉ XVI-XVII đến hiện
nay.

II. Địa - chính trị và vị trí quốc gia


-Là ngã tư của cột đường đông tây kết nối giữa ấn độ dương và thái
bình dương.
-Giao điểm giữa Đông Á và Đông Nam , giữa ĐNA lục địa và ĐNA
hải đảo.
=>Vị trí là đắc địa nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và khiến cho
quốc gia này thường nằm trong tầm ngắm nhòm ngó của các quốc gia
dân tộc ngoại bang.

III. Phân kì lịch sử


-Theo tính chất thời gian của thời kì và mốc thời gian cụ thể:
+ Thời kì nguyên thuỷ (80 vạn năm TCN – thế kỉ VII TCN)
+ Thời kì cổ đại ( thế kỉ VII TCN – 905 SCN)
+ Thời kì trung đại (905 -1858)
+ Thời kì cận đại (1858 – 1945)
+ Thời kì hiện đại (1945 – nay)

-Theo thời gian và hình thái kinh tế xã hội:


+ Thời kì nguyên thuỷ (bầy người nguyên thuỷ và công xã thị tộc)
+ Thời kì cổ đại (các quốc gia cổ đại đầu tiên và Bắc thuộc): Văn
Lang – Âu Lạc/ Phù Nam- Chămpa.
+ Thời kì trung đại (quân chủ độc lập hoặc là thời kì độc lập tự chủ
dưới thời chế độ phong kiến độc lập)
+ Thời kì cận đại (Pháp thuộc, thực dân – phong kiến, thuộc địa nửa
phong kiến)
+ Thời kì hiện đại (nền dân chủ cộng hoà, tiếp tục cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân, xây dựng chủ nghĩa xã hội)

=>Phân kì lịch sử Việt Nam chỉ có tính tương đối/ tính quan điểm/
những vấn đề về kĩ thuật phân kì. Cần khách quan, trung tính, gọi theo
thế kỉ, niên điểm, tránh chủ quan duy ý chí, không chỉ nhìn nhận đa
chiều…
CHƯƠNG I: THỜI KÌ TIỀN SỬ

Một số điều lưu ý

- Yếu tố cấu thành lịch sử: nhà nước, chữ viết, giai cấp, đô thị(1),
luật pháp, ngôn ngữ.
- Ngô, Đinh, Tiền Lê – quân chủ độc lập.

Thời tiền sử Lịch sử


--------------------|--------|---------------------
Dã man | văn minh
- Phân kì theo khảo cổ, công cụ lao động chủ yếu .

Một số vấn đề chung

I. Một số khái niệm


- Thời đại nguyên thuỷ, bầy người nguyên thuỷ, công xã thị tộc, di
tích, nền cổ, tầng văn hoá

1.Thời đại nguyên thuỷ


- Còn gọi là thời kì nguyên thuỷ, hoặc thời kì mông muội dã man,
lag giai đoạn đầu tiên trong quá trình tiến hoá và phát triển.
- Công cụ đặc trưng: là đồ đá sau có đồ đồng và sắt .
- Phương thức sinh sống: chủ yếu là săn bắt hái lượm sau đó là
chăn nuôi và trồng trọt.
- Phương thức cư trú: từ lang thang đến định cư từ ở trong thang
đá, mái đá làm lều trại nhà cửa.
- Hình thức tổ chức xã hội: giai đoạn đầu là bầy người nguyên
thuỷ, sau đó là công xã thị tộc theo mẫu hệ và phụ hệ.
- Chế độ hôn nhân: từ tạp giao đến quần hôn, hôn nhân đối ngẫu
và hôn nhân cặp đôi.
- Về con người: đi từ nượn người (6-7 triệu năm trước) -> người
vượn (4 triệu năm trước, gồm HomoHabilis và người đứng thẳng
Homo Erectus -> người tinh khôn ( khoảng 20 vạn năm) , người
Homosaopien hoặc Homosapien – neanderthalensian.
2. Bầy người nguyên thuỷ
- Hình thức tổ chức xã hội đầu tiên của loài người trong giai đoạn
vượn người, gồm 20-39 cá thể có cùng quan hệ huyết thống .

3. Công xã thị tộc

- Xã hội công cộng của những người cùng huyết thốn, là hình thức
tổ chức xã hội thứ 2 của loài người sau giai đoạn bầy người nguyên
thuỷ, gắn liền với sự xuất hiện của người tinh khôn, gồm những tập
đoàn người có cùng quan hệ huyết thống, có người sinh sống, có ngườ
đứng đầu, lao động và hưởng thụ chung. So với bầy người nguyên
thuỷ, công xã thị tộc có số lượng thành viên đông đảo hơn, sống định
cư và có gia đình riêng. Nhiều thị tộc có nguồn gốc xưa và cư trú ở
gần nhau tập hợp thành các bộ lạc (người đứng đầu là tộc trưởng)

4. Di tích
- Địa điểm có lưu giữ những hiện vật dấu tích về quá trình.

5. Nền văn hoá khảo cổ


-Hệ thống những di tích, di chỉ có cùng đặc điểm, tính chất khảo cổ
học phân bố trong một khu vực nhất định, phản ánh trạng thái và rình
độ phát triển của một cộng đồng cư dân trong một giai đoạn cụ thể (cá
biệt có thể là những khu vực.

6. Tầng văn hoá


- Lớp đắt đặc biệt nằm trong các di tích, di chỉ, có nhugnws đcặ
điểm riêng biết được phân biệt với các tầng đắt khác nằm liền kề nó,
phản ánh quá trình sinh sống – cứ trú của chủ nhân di chỉ đó trong một
giai đoạn nhất định. Mối di tích, di chỉ có nhiều tầng văn hoá , tầng
văn hoá càng dày chứng tỏ quá trình sinh sống của cư dân đó càng lâu
dài. Mỗi di tích, di chỉ có thể có nhiều tằng văn hoá thuộc các nền văn
hoá khảo cổ học khác nhau

Các khái niệm thời tiền sử, sơ sử , đá cũ, đá mới… tự tìm hiểu

7. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


- Lịch sử thi kì nguyên thuỷ (tiền sử) chỉ được nghiên cứu một
cách khoa học với vai trò của các nhà khảo cổ, nhân chủng học Châu
Âu từ thời kì cận đại. Đây là một lĩnh vực đặc biệt khó khăn do sự
thiếu sót và phức tạp.
- Ở Việt Nam, mặc dù lích sử đã được ghi chép từ rất sớm, những
nguồn gốc dân tộc vẫn ở dưới dạng truyền thuyết, thần thoại ( tiêu
biểu như truyện Lạc Long Quân – Âu Cơ) . Sau khi hoàn thành công
cuộc xâm lược và bình định Đông Dương, người Pháp .
-Với sự ra đời và hoạt động của Viện Viễn Đông bác cổ, hàng loạt di
chỉ và nền văn hoá khảo cổ tiền sử đã được phát hiện, nghiên cứu, để
lại những thành tựu quan trọng. Hầu hết những nền văn hoá khảo cổ
thời tiền sử lớn nhất, tiêu biểu nhất ở Việt Nam đều do người Pháp
phát hiện: Văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc
Eo,.. gắn liền với sự đóng góp tích cực của những nhà nghiên cứu nổi
tiếng như Mansuy, Colani,...
-Mặc dù vậy họ có những hạn chế nhất định, thiếu tính hệ thống, và
bị chi phối bởi nhãn quan khoa học phiến diện, ( bị chi phối bởi thuyết
Châu Âu trung tâm, nghi ngờ tính bản địa của những nền văn hóa tiền
sử nổi tiếng ở VN).
-Sau khi hoà bình lập lại ở miền Bắc, giới khảo cổ học non trẻ ở VN
dần hình thành và phát hiện công bố một số nền văn hoá mới như núi
Đọ, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Ngườm..và đặc biệt
giới khảo cổ học VN đã từng bước chắp nối và tái hiện lại một cách có
hệ thống tiến trình thời đại lịch sử VN, tuy vậy quá trình này hơi vội
vàng bị chi phối nặng bởi chủ nghĩa dân tộc bởi mục đích tuyên truyền
và một số lí do chưa thực sự khoa học. Do vậy tính khoa học nhìn
chung còn thấp.

8. Quan điểm và phương pháp tiếp cận


- Diễn ra nhiều triệu năm, khó tiếp cận, gặp nhiều khó khăn
- Hình thành càng sớm gánh nặng quá khứ càng nhiều -> chậm
tiến trình phát triển
- Thời đại nguyên thuỷ về cơ bản đã kết thúc cách ngayfnay trên
5000 năm , thời kì con ngừi chưa có chữ viết, do vậy tài lieeujt hành
văn là tài liệu câm nang tính tương đối.
Tri thức dễ bị biến đổi theo thời gian do sự phát triển của khoa học, kĩ
thuật
- Về cơ bản tộc người trên thế giới phát triển theo một mẫu số
chung; đồ đá – đồ đồng – bầy người nguyên thuỷ - công xã thị tộc –
giai cấp – nhà nuicws , kinh tế chiếm đoạt – kinh tế sản xuất. Mỗi khu
vực, châu lục có đặc điểm riêng biệt trong quá trình sinh tồn của mình.
Do vậy không bê nguyên tiến trình chung đó lắp ráp vào tiến trình cụ
thể của từng dân tộc trong quá trình nghiên cứu thời kì tiền sử

II.Thời kì đá cũ và lớp cư dân đầu tiên (80 vạn năm đến khoảng 1
vạn năm ngày nay)
1.Sơ kì đá cũ (khoảng 80 vạn năm đến khoảng 2 -3 vạn năm cách
ngày nay)
Di chỉ An Khê, thị xã An Khê (Gia Lai)
- 2014, với hàng nghìn di vật cổ bằng đá gồm công cụ chặt, ghè
đẽo 1 mặt, mảnh tước hạch đá… Cách đây 80 vạn năm
Di chỉ núi Đọ (Thanh Hoá)
– chỉ có đá không có người
-1960, các nhà khảo cổ học đã phát hiện công cụ bằng đá Bazan được
ghè đẽo thô sơ trên các sườn núi ở cvung ngã ba sông Mã, sông Chu,
sông Cầu, thuộc huyện Đông Sơn, Thiệu Hoá tỉnh Thanh Hoá
-Tuy vậy, những di chỉ phát hiện ở những khu vực nói trên chỉ ,mang
tính chất những di chỉ xưởng, lộ thiên, không có tầng văn hoá, không
có dấu tích người
- Trên thế giới
Thẩm Hai – Thẩm khuyên (Lạng Sơn)
– chỉ có răng không có công cụ
- 1963, 10 chiếc răng hoá thạch của nhiều cá thể khác nhau trong
vách hang núi đá vôi. Kích thước giống răng vượn người Bắc Kinh
(50 vạn năm) về hình thái và cấu tạo có một số nét của người khôn
ngoan…

Di chỉ Hàn Gòn – Dầu Giây (Đồng Nai)


-cả bắc trung nam đều có dấu tích về sơ kì đã cũ.
-Về mặt tổ chức xã hội, di chỉ này đang trong giai đoạn bầy người
nguyên thủy.
-mang tính chất “sơ kì đá cũ” nhưng một số được coi là là hậu kì đá
cũ.

2.Hậu kì đá cũ (2-3 vạn năm đến 1 vạn năm CNN) )


Ở nhiều địa phương người ta đã tìm thấy những răng hóa thạch
và nhiều công cụ bằng đá ghè đẽo của người tinh khôn tại các di tích
văn hóa Ngườm (Võ Nhai – Thái Nguyên), Sơn Vi (Lâm Thao, Phú
Thọ).

-Về mặt công cụ, hậu kì đá cũ ở Việt Nam mở đầu với văn hóa
Ngườm và kết thúc với văn hóa Sơn Vi
-về mặt tổ chức xã hội, từ văn hóa Ngườm, cư dân có thể đã bước đầu
bước vào giai đoạn công xã thị tộc. Đến văn hóa Sơn Vì có thể hình
thức tổ chức xã hội này đã được xác lập.
-Bên cạnh văn hóa Ngườm và Sơn Vi, di chỉ Lung Leng ở Tây
Nguyên cũng là một dấu tích tiêu biểu của hậu kì đá cũ

Văn hóa Ngườm ( Thái Nguyên )


-Ngườm là tên một di chỉ mái đá ở Thái Nguyên, nằm trong quần thể
di tích khảo cổ học Thần Sa. Tại đây đã phát hiện nhiều hòn cuội
thạch anh (quartzit) rắn, được ghè đẽo cẩn thận thành hàng ngàn mảnh
tước, công cụ có lưỡi sắc, công cụ nạo, công cụ mũi nhọn...
- Di chỉ Ngườm có tầng văn hóa dày 3 lớp, trong đó lớp dưới cùng có
niên đại khoảng 2.3000 năm CNN. Lớp trên cùng là dấu tích của văn
hóa Sơn Vi.

Văn hóa Sơn Vi

- Phát hiện năm 1968 ở xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, Phú Thọ, có niên
đại khoảng 2 vạn năm đến 11.000 năm CNN, phân bố trên một địa bàn
rộng lớn với trên 160 di chỉ từ Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ,
Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Lâm Đồng...
Trong đó địa bàn chủ yếu là Phú Thọ và Yên Bái. Văn hóa Sơn Vi còn
được tìm thấy nhiều nơi ở Đông Nam Á lục địa (Nam Trung Quốc,
Thái Lan,...
- Chủ nhân văn hóa Sơn Vi cư trú trong các hang động, mái đá ngoài
trời, ven sông suối, trải dài trên địa bàn rộng từ Sơn La, Lai Châu, Lào
Cai, Yên Bái, Bắc Giang đến Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị. Họ
sống thành các thị tộc, sử dụng công cụ bằng đá ghè đẽo, săn bắt hái
lượm là chủ yếu.

Di chỉ lung leng(Kom Tum)


Thuộc xã Sa Bình, huyện Sa Thông, tỉnh Kon Tum, được phát hiện
năm 1989, có tầng văn hóa nguyên vẹn phản ánh các giai đoạn phát
triển cơ bản từ thời đại đó cũ đến thời đã mới qua thời kỳ kim khí,
thậm chí cả thời kì trung đại.

3. Quá trình hình thành người tinh khôn


- Thời đá cũ cũng chứng kiến quá trình hình thành người tinh khôn ở
Việt Nam.
-Quá trình hình thành người tinh khôn ở Việt Nam thời kì đá cũ diễn
ra theo trình tự: người Thẩm Ồm -> Hang Hùm -> Kẻo Lẻng -> Làng
Tráng -> Sơn Vi.

III. Thời kì đá mới và sự phát triển của công xã thị tộc


( khoảng 1 vạn năm đến 4000 năm cách ngày nay)
- Thời kì đá mới được chia làm sơ kì đá mới và hậu kì đá mới.

1. Sơ kì đá mới( >1 vạn năm đến 4000 năm cách ngày nay)

-với sự xuất hiện của nông nghiệp sơ khai, đồ gốm, chăn nuôi và đánh
cá.
A. Sơ kì đá mới, khung niên đại sớm ( khoảng trên 1 vạn năm đến
7000 năm cách ngày nay)

- Gồm văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Soi Nhụ.

Văn hóa Hòa Bình


-Phát hiện lần đầu tiên năm 1923 tại một hang đá với thuộc tỉnh Hòa
Bình bởi Madeleine Colani (1866 - 1943).
-Niên đại 12.000 năm đến 7.000 năm CNN, một số người cho rằng
văn hóa Hòa Bình bắt đầu sớm hơn, khoảng 17.000 năm CNN, một số
khác cho rằng nền văn hóa này kéo dài từ 3 vạn năm đến 1 vạn năm
CNN.
-Địa bàn phân bố Lai Châu, Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, Thái
Nguyên, Quảng Ninh, Hà Tây, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An, Hà
Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Tổng cộng đã có 120 di tích thuộc
văn hóa Hòa Bình được phát hiện trên cả nước. Trong đó địa bàn chủ
yếu là Hòa Bình, Thanh Hóa.
-Rất có thể chủ nhân của văn hóa hòa bình là cư dân di cư từ châu phi
cách đây 1 vạn năm.
-Họ tận dụng những hòn cuội ở bên suối làm công cụ. có vẻ như văn
hóa hòa bình đã có đồ gốm.

Văn hóa bắc Sơn


-Phát hiện lần đầu tiên năm 1906 tại vùng núi đá vôi Bắc Sơn, giáp
giới giữa Lạng Sơn và Thái Nguyên bởi Mansuy, một nhà khảo cổ học
của Viện Viễn Đông bắc cổ.
-Niên đại 10.000 năm đến 7.000 năm CNN. Nguồn gốc: nhiều khả
năng là của khối dân cư đến từ 1 phía nam Trung Quốc ngày nay, phát
triển song song với văn hóa Hòa Bình ở giai đoạn sau.
-Địa bàn phân bố chủ yếu là Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hòa Bình, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Nghệ An…
-Đặc điểm kĩ thuật, công cụ
+ Những mảnh tước cuối được bổ ra từ những viên cuội gốc, được ghè
đẽo trên cả 2 mặt và rìa cạnh, có kích thước nhỏ hơn và sắc hơn so với
công cụ đá Hòa Bình. Công cụ tiêu biểu là rìu đá mài ở rìa lưỡi hoặc
mài lan rộng lên thân một ít, được gọi là rìu Bắc Sơn, có hình tứ diện,
hình chữ nhật, loại rìu này được tìm thấy nhiều nơi ở Đông Nam Á.
Đây là loại rìu mài sớm bậc nhất trên thế giới. Người ta cũng tìm thấy
các loại bàn mài trong nền văn hóa này.
+ Săn bắn và hái lượm
+ Có đồ gốm
B.Sơ kì đá mới, khung niên đại muộn ( hoặc trung kì đá mới, khoảng
> 6500 đến 5000 CNN)
(Văn hóa Đa Bút, Văn hóa Cái Bèo,Văn hóa quỳnh Văn, Văn hóa Bầu
Dũ)
Văn hóa Đa Bút
-Phát hiện lần đầu tiên năm 1926 tại thôn Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện
Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Di chỉ này được người địa phương gọi là
Cồn Hến, rộng hàng trăm mét, dày tới 5 mét.
-Niên đại: Khoảng 6.500 năm CNN.
-Phân bố. Hạ lưu sông Mã, gần bờ biển Thanh Hóa, Ninh Bình, chủ
yếu là ở các gò, cồn: Cồn Hến, Cồn Cỏ Ngựa (Hà Trung), Gò Trũng
(Hậu Lộc).

Văn hóa Cái Bèo


-Phát hiện lần đầu tiên trên đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, Hải Phòng
-Niên đại khoảng 6.000 năm CNN.
- Phân bố: ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng.
-Đặc điểm kĩ thuật, công cụ vẫn theo truyền thống hạch cuội của Hòa
Bình, Bắc Sơn, không biến đổi nhiều. Đồ gốm đẹp hơn về mặt tạo
hình.
Văn hóa quỳnh văn

-Phát hiện đầu tiên tại cồn sò điệp Quỳnh Văn tại huyện Quỳnh Lưu,
Nghệ An.
- Niên đại 5.000 năm CNN.
- Phân bố đồng bằng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh với khoảng 20 còn
số điệp.

Văn hóa Bầu Dũ


-ở Núi Thành – Quảng Nam

2. Hậu kì đá mới (khoảng 5000 năm đến 4000 năm CNN) (Với nền
nông nghiệp trồng lửa dùng cuốc đá)

Văn hóa Hà Giang

-Phát hiện gần thị xã Hà Giang.


- Địa bàn phân bố. Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên,
Yên Bái. Tập trung chủ yếu ở Hà Giang, Cao Bằng.
- Đặc trưng công cụ, kĩ thuật: bản đá có vai có nấc, đồ gốm tho, day
- Nông nghiệp trồng lúa dùng quốc đá
Văn hòa Bầu Tró
Biển Hồ Gia Lai
Cầu sắt ở đồng nai ( rìu đục)

 Hậu kì đá mới cách đây 5000 thì công cụ đá và đồ gốm phát


triển và đạt đỉnh cao, đặc biệt là nghề nông dùng cuốc đá và trở
thành chủ đạo.
 Đây là thời kì bùng nổ dân số, giao lưu vùng miền. chuyên môn
hóa sản xuất gọi là cm đá mới mà chủ yếu là bùng nổ nn từ kinh
tế chiếm đoạt sản sx.
 Cxtt bước vào giai đoạn cuối cùng, chuẩn bị cho bước nhảy vọt

3. Thời kì kim khí và sự tan rã của công xã thị tộc


( khoảng 4000 năm đến trước TK VII TCN )
3.1 Khu vực bắc bộ và bắc trung bộ
A. Giai đoạn tiền đông sơn ( 4000 – 2800 CNN )

Văn hóa Phùng Nguyên

- Phùng Nguyên Phú Thọ năm 1959 ở phú thọ vĩnh phúc bắc giang
4000 đến 35000 cnn
-Điều đặc biệt đã tìm thấy một số xỉ đồng và mảnh đồng vụn, được
nhà kch vn cho rằng đồng thau lúc này xuất hiện và biết đến kĩ thuật
luyện kim. Được xếp vào giai đoạn sơ kì đồng thau và mở đầu thời kì
kim khí và mở đầu cho thời kì tan rã của cxtt và hình thành nhà nước
ở vn.

Văn hóa Đồng Đậu


Vĩnh phúc 3500 3000 năm cnn

Văn hóa gò mun


3000 - 2800 cách ngay nay
 Được giới kch mb công bố nhanh từ 1959-1961 có vẻ như
không mấy thuyết phục, trên thực tế mục đích chính nhằm
khẳng định kĩ thuật luyện kim có gốc bản địa và vh đông sơn có
nguồn gốc tại chỗ. ( chủ nghĩa dân tộc )
Văn hóa đông sơn
Văn hóa đông sơn 1924 ở thành phố thanh hóa ven bờ sông mã phát
hiện đồ đồng thau cổ, đến 1934 người Áo đặt là vh đông sơn
Đây là nền vh kim khí nổi tiếng nhất và rực rỡ nhất ĐNA.
Địa bàn: gần 400 di chỉ khắp bắc trung bộ, bắc bộ, sông hồng, mã, cả
Niên đại 2800 năm cnn đến tk II SCN
Hậu kì đồng thau và sơ kì đồ sắt, được coi là kế thừa và phát triển
truyền thống đồng thau của vh trước đó.
Đã làm thay đổi hẳn diện mạo kch đna trước cn.
Cho rằng từ phùng nguyên đến đông sơn là thời kì lâu dài gần 1500
năm kế thừa và phát tiển liên tục.hạt nhân là sự xuất hiệm đồng
thau….
Một số ý kiến cho rằng chưa thuyết phục khi coi văn hóa đông sơn
phát triển lên từ phùng nguyên, đồng đậu, gò mum.
3.2 khu vực nam trung bộ
a. tiền sa huỳnh (tương ứng tiền đông sơn, óc eo)
-di tích: xóm cồn ở khánh hòa, phú hòa ở quảng nam – đà nẵng,
Long Trạch, Bình Châu,Gò Lồi ở Quảng Ngãi …
– 4000 năm –> 3000 cnn
b. vh sa huỳnh
-năm 1909 gồm 200 mộ chum dưới cồn cát ở sa huỳnh, đức phổ,
quảng ngãi
-2500 ( tk v tcn) đến tk ii scn
-Phân bổ dọc theo kv ven biển nam trung bộ và tây nguyên từ quảng
bình đến đồng nai
-Chủ nhân gồm hai bộ phận;
+ bản địa nói nn môn khơ me
+ người nam đảo nói riéng mã lai đa đảo từ phía nam hoặc từ biển
vào
Đặc trưng: mộ chum, trang sức, đồ đồng sắt đã phổ biến
 chuẩn bị và dọn đường cho sự ra đời của quốc gia Chăm Pa sau
này
3.3 nam bộ
a. văn hóa đồng nai
-5000 – 3000 cnn hậu kì đá mới đến đồng thau
-Cầu sắt, bến đò, dốc chùa
-Chủ nhân là người môn cổ thuộc chủng nam á hiện nay ở mianma,
thái lan nam tây nguyên từ thời đá cũ
b. tiền óc eo
-giao thoa giữa đnb và tna, mọi thứ chưa rõ ràng
-hiện vật gốm thô và gốm mịn vòng, chuỗi hạt..

c. vh óc eo
-ở an giang
-nền kim khí đặc sắc, tiêu biểu nhất
-hầu hết tất cả đông và tây nam bộ
-ở tứ giác long xuyên hạ lưu sông tiền hậu
-tk I đến VII SCN
-hải cảng quan trọng bậc nhất của quốc gia phù nam

 Chính trong nền vh óc eo xuất hiện quốc gia hùng mạnh rộng
lớn là phù nam tk I đến VII SCN.
Chú ý:
+quá trình diễn tiến của thời đại nt vẫn chịu ảnh hưởng từ những quan
điểm cuối năm 60 đầu 70 của tk xx, nhấn mạnh tính bản địa hầu như
do 1 cộng đồng duy nhất, đặc biệt là phía bắc
+sự thật có thể khác rất nhiều so với nhận thức này
+hiện nay có nhiều quan điểm mới và khác.

Bài tập
Lập sơ đồ về thời đại nguyên thủy ở vn, trình bày trên bảng và thuyết
trình về nó.

CHƯƠNG II. CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI ĐẦU TIÊN

-Bắc bộ và Bắc trung bộ: Văn Lang và Âu Lạc (người Việt) TK VII –
TKII TCN VÀ TK II, nằm trong văn hóa Đông Sơn. (0 có chữ viết,
dấu tích vật chất nào cả)
-Nam trung bộ: Chăm Pa (người Chăm) TK II – TK XVII, xuất phát
từ văn hóa Sa Huỳnh.
-Nam Bộ:Phù Nam (môn cổ) TK I – TK VII tương ứng với văn hóa
Óc Eo, sau đó bị thay thế bởi người Chân Lạp (Khơ Me).
=> Tất cả những điều trên đều là tương đối.
-Sử liệu có sơ cấp (coi là bằng chứng đáng tin cậy) và thứ cấp ( có
sau khi sự kiện diễn ra)
-Sử liệu có các dạng như: truyền miệng, chữ viết, hình ảnh, hiện vật.

I.VĂN LANG – ÂU LẠC


1. VĂN LANG
-Tất cả đều được chứng minh bằng nguồn sử liệu thứ cấp (truyền
thuyết, cổ tích…) không chắc chắn về tính xác thực.
-Văn Lang rất có thể là có thật nhưng nhiều khả năng đây là một quốc
gia xa xưa hình thành trên phía nam trung quốc chứ không phải trên
lãnh thổ vn ngày nay, về sau này trong quá trình di cư xuống vùng
trung du ở phía bắc vn một bộ phận cư dân mang theo kí ức về quốc
gia của họ rồi trở thành truyền thuyết được ghi chép ở Việt Sử Lược
hay ĐVSKTT. Tuy vậy, nhiều sử gia cho rằng không đáng tin, đến
cuối những năm 60 đầu 70 trong bối cảnh cao điểm của thời kì kc
chống mĩ giới kch và sử học của Phạm Vi Thông của viện khảo cổ ủy
ban khxh liên tục họp hội thảo cm thời đại hùng vương là có thật và
sau chuỗi hoạt động này thời đại hùng vương chính thức trở thành một
bộ phận của LSVN. Đáng chú ý hùng vương rất có thể viết nhầm từ
lạc vương, còn con số 18 đời chỉ mang tính chất ước lệ nằm trong tư
duy các số riêng linh thiêng (9, 18, 36, 72, 108) của trung hoa cổ đại.
không nên phủ định về VL – AL nên sử dụng diễn đạt mềm dẻo
( khoảng, được cho là, theo giới kch or sử học)
- Từ truyền thuyết chuyển sang sự thật.
2. Âu Lạc
II. Chăm Pa
-Trong 1 thời gian dài, lịch sử Chăm pa dường như 0 được đề cập ở
phổ thông, cũng như quá trình mở rộng lãnh thổ or cả Phù Nam.
-Trong xu thế cởi mở hơn về nhận thức ls, các quốc gia cổ đại phía
nam gồm chăm pa và phù nam đã được đưa trở lại giảng dạy ở đại học
và đưa vào sgk chương trình 2018. Qua đó thấy sự tiến bộ, khách
quan.
-Trong ls quốc gia láng giềng “rắc rối” và là quốc gia gây rối nhiều
nhất chứ 0 phải Trung Quốc. mối quan hệ giữa đại việt và chăm pa là
minh chứng cho hiện thực các nước láng giềng thường 0 có quan hệ
tốt đẹp với nhau. Tuy vậy, về sau này khoảng thế kỉ 15 thế trận giằng
co giữa ĐV và CP theo hướng có lợi hoàn toàn cho ĐV, đặc biệt là
sau đòn đánh chí mạng 1487 của Lê Thánh Tông ( 30 vạn quân chinh
phạt Chiêm Thành). Sau đó, số phận CP gần như được định đoạt còn
chúa Nguyễn chỉ hình thành việc còn lại. ở góc độ nào đó có thể coi
thắng lợi của ĐV – CP là thắng lợi của mô hình TQ trước mô hình Ấn
Độ, là thắng lợi của 1 nhà nước thế tục trước nhà nước tôn giáo.
-ĐV từng là một nhà nước tôn giáo từ tk x đến thời Lý – Trần: nhân
dân quá nửa là sư sãi trong nước chỗ nào cũng là chùa. Tuy vậy từ tk
15 sau cuộc cải cách của LTT, lấy nho giáo làm ý thức hệ chính thống,
từ lúc này cơ bản là nhà nước thế tục. Cũng từ lúc này ĐV theo mô
hình TQ => TQ thu nhỏ phía Nam( luật, bộ máy nhà nước, tư tưởng,
văn hóa, ý thức hệ..) Trong khi đó CP vẫn là nhà nước tôn giáo, ĐV
giờ đây quan tâm đến hơn giáo dục, khoa cử, tổ chứ quân đội, kinh tế
nông nghiệp… 0 còn xây chùa đền tháp,0 tập trung phục vụ thần linh.
Trong khi đó các nhà nước tôn giáo trở thành nạn nhân của nhà nước
thế tục. Trước đó cuộc chiến giữa Minh – Việt giúp ĐV phát triển hơn
về kĩ thuật quân sự, người CP cũng tự làm khó mình với tư duy về đất
thánh thần ( 0 chiếm đất vì nghĩ mỗi vùng có thần khác nhau, chỉ cướp
bóc 0 chiếm đất) ĐV lại khao khát đất đai do nền kinh tế nn trồng lúa
nước cần khu đất ven các dòng sông, bên cạnh đó địa hình CP ( hẹp,
chạy dọc biển khi đánh vào 1 điểm nào đó CP dễ bị chia cắt 0 ứng cứu
được, bị phân tán sức mạnh ) coi là 1 lí do chính khiến quốc gia này
lưu vong và cũng chưa bao giờ là 1 quốc gia thống nhất chặt chẽ
mà thực chất là một vương quốc của nhiều tiểu quốc.
III.Phù Nam
Một số chú ý:

-Theo quan điểm chung của giới sử học VN , trên lãnh thổ đất
nước VN đã tồn tại 4 quốc gia cổ đại: VL-AL-CP-PN. Tuy vậy
CP-PN là những quốc gia có sử liệu rất thuyết phục và rõ ràng (sử
liệu thành văn và hiện vật) , trong khi đó VL-AL lại tỏ ra yếu thế ở
khía cạnh thực chứng nếu chiểu theo chủ nghĩa thực chứng thì rất
nhiều người cho rằng 0 có thật do 0 có bằng chứng thuyết phục rõ
ràng (đặc biệt 0 có ¾ sử liệu quan trọng nhất phổ biến nhất : sử
liệu sơ cấp thành văn, hiện vật và kiến trúc, 0 có hình ảnh tranh vẽ
phù điêu) chỉ có sử liệu truyền miệng. Bên cạnh đó rất phi logic, ở
trong cùng 1 khu vực QG VL ra đời trước quốc gia khác khoảng 7
TK thật khó tin khi trình độ phát triển ở khu vực lại ngang ngang
nhau, 0 có một chút dấu tích gì trên mặt đất, có thể suy đoán ở BB
và BTB VN đã diễn ra kịch bản khác là khi người Hán tràn xuống
(TKII ) vẫn chưa có quốc gia nào là chuyện hoàn toàn bình thường
vì khoảng sau thế kỉ I các quốc gia ĐNA mới hình thành. Mặt khác
VL-AL có thể hoàn toàn có thật và có thể 0 phải của người việt
ngày nay, Bên cạnh đó nhiều yếu tố của VH Đông Sơn lại thuộc về
or rất gần gũi với người Thái –Tày – Nùng hiện nay, or mỵ nương,
quan lang,… giống tiếng Thái cổ, Ở phía Nam TQ cũng có truyền
thuyết về 18 vua hùng.

- 0 được phủ định nó 0 có thật, chú ý một số trường hợp đã được


định hình thành tôn giáo – tín ngưỡng trong nhận thức của mỗi
người.

CHƯƠNG III. THỜI KÌ BẮC THUỘC

I. Nhận thức chung


- Bắc thuộc là từ mới xuất hiện bởi các sử gia VN, đây là thời kì
mất độc lập tự chủ vốn có từ trước ( họ mặc định người Việt đã có
nhà nước). Giới nghiên cứu VN coi đây là thời kì ngoại kỉ, chỉ tập
trung nghiên cứu từ thế kỉ X.
- Chính vì cho đây là thời kì mất nước, bị xâm lược nên cách nhìn
nhận về chính sách của các triều đại TQ : đô hộ, tàn bạo, hà khắc,
đêm trường. Người VN trở thành người lầm than, khổ cực…
- Coi all cuộc đấu tranh vũ trang gắn liền với tính chất khởi nghĩa
giành lại độc lập dân tộc. Bên cạnh đó còn cho rằng phải giữ gìn
truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc.
( 1 in 3 lần mất nước: Bắc thuộc – Ngô Quyền, Minh thuộc – Lê
Lợi, Pháp thuộc – Hồ Chí Minh. 2 khởi nghiệp lớn nhất là của Lê
Lợi – HCM. ALL công lao 0 phải của riêng Ngô Quyền mà nhiều
người khác)
- “Mọi LS suy cho cùng đều là LS hiện đại” từ góc nhìn của người
hiện đại.
- Thời kì quân chủ và cận đại, nhiều nhà sử học coi Nhà Triệu là
quốc gia của người Việt, Triệu Đà là vua người Việt, LS VN bắt
đầu từ nhà Triệu (Đại Cáo Bình Ngô do Lê Lợi tuyên bố Triệu
cũng là 1 phần của LSVN , LSVN bắt đầu từ nhà Triệu)
- Các nhà sử gia phong kiến gọi các thời kì theo vương triều
phương Bắc: kỉ thuộc Hán, kỉ thuộc Đường…
- Cho đến nay có hai công trình trình bày khá kĩ về thời Bắc thuộc:
“LSVN” tập 1 của các tác giả Phan Huy Lê, Trần Quốc Vượng, Hà
Văn Tấn, Lương Ninh. “VN thời kì dựng nước” của Weller Taylor,
Berkeley.
II.khái quát tiến trình
Các nhà sử học VN chia thời kì này làm 3 thời kì:
- Bắc thuộc lần 1:
- Bắc thuộc lần 2: 43 – 542
- Bắc thuộc lần 3: 602 – 905
(Chỉ mang tính tương đối thậm chí là khiên cưỡng 0 thuyết phục và
thể hiện rõ chủ nghĩa dân tộc)
Trong sách việt nam thời kì dựng nước, chia rõ ràng hơn:
- Đông Sơn or Lạc Việt
- Hán – Việt
- Giao – Việt
- Tự trị
- Đường – Việt
- Phân định Việt – Trung, thế kỉ X. ( VN giành độc lập 1 phần do TQ
chuyển đổi thể hệ từ chính quyền quân sự trọng võ sang trọng văn
Đường – Tống dẫn đến cái khao khát quyết tâm duy trì thuộc địa suy
giảm, vai trò tướng lĩnh trong các cuộc viễn chinh suy giảm 0 còn
nắm toàn quyền)

CHƯƠNG IV. THỜI KÌ QUÂN CHỦ ĐỘC LẬP, TỪ THẾ KỈ X


ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XV (905 – 1407)

(Hạn chế cách gọi chế độ phong kiến, cách tốt nhất gọi từ tk x đến tk
xix or thời kì quân chủ, tạm chấp nhận thời kì độc lập tự chủ dưới chế
độ phong kiến)
Một số điểm chú ý:
-Thế kỉ bản lề: kép lại thời kì bị phương bắc đô hộ. mở ra thời kì độc
lập tự chủ.
+Thế kỉ chứng kiến những bước đi dồn dập: tồn tại song song đan xen
giữa thống nhất và phân tán, giữa tập quyền và phân quyền, ổn định
và chia cắt, giữa kiến tạo triều đại và khủng hoảng cung đình. Thay
thế 5 chính quyền (Khúc 905-930, Dương 930-937, Ngô 939- 965,
Đinh 968 – 980, Tiền Lê 980 – 1009).
+ Giai đoạn đầu “tư duy thủ hiểm”: lo lắng bảo vệ chính quyền, 0 có
thời gian cải cách.
- Điểm nhận thức mới cần chú ý:
+ Loạn 12 sứ quân ( sách “tk x những mảnh vỡ lịch sủ” - trần trọng
dương): con số 0 chính xác 0 chỉ có 12 sứ quân, 0 thể hoàn toàn gọi là
“loạn” , ĐBL là 1 trong các thế lực sứ quân, chỉ thống nhất chứ 0 phải
dẹp loạn các sứ quân.
+ Cái chết của ĐBL và việc nắm quyền của Lê Hoàn: Cha của ĐBL là
Đinh Công Trứ, Đỗ Thích là viên quan nội hầu nhân việc 2 cha con
vua say bèn hành thích nhưng 0 phải chủ mưu xưa nay được đồn đoán
là âm mưu của Lê Hoàn.

I.Đất Nam thế kỉ X


- Sự suy yếu của nhà Đường tạo ra khoảng trống quyền lực ở An Nam.
-Năm 905, Khúc Thừa Dụ là hào trưởng ở Hồng Châu tự giành lấy
chính quyền, tự xưng là tiết độ sứ. sự kiện này là dựng quyền tự chủ.
-923. Khúc thừa mỹ bị nam hán đánh bại.
- 931, Dương Đình Nghệ tướng cũ của khúc hạo, người Thanh Hóa
khởi binh đánh đuổi Nam Hán, tiếp tục xưng tiết độ sứ.
- 937, Dương Đình Nghệ bị kiều công tiễn giết, sau đó Ngô Quyền
người Châu Đương Lâm kéo quân ra bắc giết kiều công tiễn.
- Trước khi NQ bị tiêu diệt kiều công tiễn cầu cứu nhà Hán, vua Nam
Hán cử Lưu Hoằng Thái sang cứu viện. 938, NQ chỉ huy đánh thắng
trận Bạch Đằng.
- NQ xưng vương, sử gọi là tiền ngô vương, đóng đô ở Loa Thành.
944 NQ mất
- ngô xương văn và ngô xương ngập sau đó cũng xưng vương, sử gọi
là Hậu ngô vương…..
-951, Ngô xương ngấp lấn quyền ngô xương ngập.
- 965 NXV mất, con là Ngô xương xí lên ngôi nhưng 0 kiểm soát
được tình hình.
- 965 – 968 cục diện 12 sứ quân ( thực tế đã có từ khi NQ mất) nắm
nhiều quyền lực đồng thời cũng rất …
- 968 ĐBL người Ái Châu, đánh dẹp được các sứ quân, lêm làm vua,
lập ra nhà Đinh, quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư – Ninh
Bình ( thế và lực chưa mạnh để đóng đô ở đbsh, địa hình hiểm trở có
thể phòng thủ, quê hương của đinh bộ lĩnh).
- 979, ĐTH và ĐL bị Đỗ Thích sát hại. con út là Đinh Toàn mới 6 tuổi
được lên ngôi, mẹ là thái hậu Dương Thị buông rèm nhiếp chính, với
sự trợ giúp của Lê Hoàn ( người Ái Châu).
- Lê Hoàn từng bước nắm quyền lực, tôn làm phó vương, dẹp các thế
lực chống đối.
- 980 nhà Tống quyết định sang “hỏi tội” Lê Hoàn. Trước tình hình đó
LH lên làm vua lập lên nhà Tiền Lê, sử gọi là Lê Đại Hành.
- 981, LH lãnh đạo quân dân nước việt đánh tan cuộc xâm lược của
quân đội nhà Tống.
- 1005, LH qua đời truyền ngôi cho Lê Long Việt, sau đó bị Lê Long
Đĩnh giết để đoạt ngôi. LLD được gọi là Lê Ngọa Triều được cho là
hôn quân ăn chơi, sa đọa, tàn ác… nhưng cũng quan tâm đến đời sống
nhân dân, xây dựng cầu đường…có thể ông cũng 0 xấu nhưng bị bôi
xấu.
- 1009, LLD mất, giới quân đội và tăng lữ đứng đầu là tướng Đào
Cam Mộc và sư Vạn Hạnh tôn phò Lý Công Uẩn lên ngôi, mở đầu nhà
Lý và một thời kì mới.

Tình hình chính trị:


- Xây dựng quốc hiệu, đặt niên hiệu(còn sống), chọn kinh đô:
(miếu hiệu: khi vua qua đời, dùng thờ cúng trong miếu. trước thời
nguyễn gọi theo miếu hiệu còn thời nguyễn theo niên hiệu)
(niên hiệu: vua còn sống,theo thời gian mà vua trị vì)

- khúc thừa dụ đến dương đình nghệ chỉ xưng tiết độ sứ


- Thời Ngô: xưng vương, bãi bỏ chế độ Tiết độ sứ, đóng đô ở Cổ Loa
( Đông Anh – HN ), đặt cơ sở cho việc phục lại quốc thống.
- Thời Đinh: ĐBL là người xưng đế đầu tiên của kỷ nguyên độc lập
thống nhất của đất nước, lấy niên hiệu là ĐTH, đặt nước là Đại Cồ
Việt (hiện nay mới là phỏng đoán 0 có bằng chứng khảo cổ học), đóng
đô ở Hoa Lư – Ninh Bình, bỏ hiệu nhà Tống, đặt niên hiệu là Thái
Bình. “Đặt trăm quan, lập 6 quân, chế độ gần như đầy đủ”
- dưới thời LLD “ sửa đổi quan chế và triều phục các quan..”
- Tiền Lê: xưng đế, đổi hiệu nước là Thiên Phúc, phong vương, tước
hiệu cho cha mẹ, giữ nguyên và củng cố nhà nước, đóng đô ở Hoa Lư.
-Tiền Lê: 1002 “ Định luật lệnh, chọn quân lính, chia tướng hiệu làm
hai ban: đổi mười đạo quân thành lộ, phủ, châu”, 1006 “ Sửa đổi quan
chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo như nhà
Tống”
- Đinh đến tiền lê: ban văn ban võ và tăng quan
- Phật giáo đạo giáo có vai trò quan trọng và một hiện thực đặc biệt
thời kì này: nhà sư biết chữ hán…
Cấp địa phương:
- Đinh: chia cả nước làm 10 đạo…
Luật pháp:
- Chưa có luật pháp thành văn hoàn chỉnh, nhìn chung khắc nghiệt,
mang tính chất tập quán pháp, …
Nội trị
- Liên tục quân đi đánh nổi loạn
Ngoại giao
-với chiêm thành:
+979, CP đánh …
-Với Tống:
+973, phong giao chỉ quận vương cho ĐBL.
+ sau chiến tranh việt tống lần 1 năm 981,quan hệ hòa hiếu tốt đẹp
nhưng vẫn cảnh giác, để phòng và cố gắng ngang cơ.
+ 995, nhà Tống lại phong Giao Chỉ quận vương cho vua nhà Tiền Lê.
+ 997, nâng lên Nam Bình Vương.

Kinh tế văn hóa xã hội


Kinh tế
-Ngay từ khi ra đời Nhà nước xác lập quyền sở hữu tối cao về ruộng
đất bằng phong ấp (cho làng xã), phong hộ( cho quý tộc quan lại
tướng lĩnh) thu thuế.
-Triều đình có nhiều chính sách mở mang kinh tế; đặc biệt đào sông,
kênh mương, đắp đê (vận chuyển quân đội, lương thực…); chính sách
quan xưởng, công tượng(thợ tư) chỉ dành cho Nhà nước: đúc tiền, rèn
vũ khí, phẩm phục, xây dựng công trình lớn… có kênh nhà Lê nổi
tiếng.
Văn hóa
-Phật giáo là quốc giáo được coi là quốc giáo.
Xã hội
-Vai trò nổi bật của hào trưởng(giàu mạnh) , thủ lĩnh quân sự chi phối
mọi mặt: khúc thừa dụ, ngô quyền, đinh bộ lĩnh… điển hình là cục
diện 12 sứ quân.
-Vai trò quan trọng của tầng lớp sư sãi, đạo sĩ.
-Đông đảo nhất vẫn là nông dân làng xã.
-Sự phổ biến của nô tì trong các gia đình quyền quý.

Thế kỉ x là thế kỉ quá độ,bản lề:


-Từ ngoại thuộc sang độc lập, tự chủ bước đầu, đặt cơ sở cho độc lập
lâu dài
-Từ phân tán, cát cứ, bất ổn sang thống nhất, tập trung, ổn định.
-Từ chính quyền sơ khai lỏng lẻo sang chính quyền quy củ, chặt chẽ,
từng bước hoàn thiện.

Thời Lý.
Chính trị
-Kỷ lục vương triều kéo dài, liên tục nhất lịch sử VN hơn 200 năm;
vướng triều đầu tiên và duy nhất thực hiện hành động tiên phát chế
nhân; phật giáo phổ biến mạnh mẽ,là vương triều nhân ái và nhân
văn.
-Sự lên ngôi của Lý Công Uẩn: xuất thân từ nhà chùa , có sự giúp đỡ
đắc lực của sư Vạn Hạnh và tướng Đào Cam Mộc, không đổ máu, một
sự thay đổi ngôi báu đặc biệt.
-Dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi thành Thanh Long, mở đầu kỉ
nguyên văn hóa TL, thể hiện 1 vị thế mới từ thế thủ sang thế làm chủ.
(VN có văn minh VL – AL or Sông Hồng or văn minh Việt cổ từ VII
TCN đến II TCN, văn minh Việt – Hán thời Bắc thuộc, văn minh Đại
Việt từ TK X – TK XIX, văn minh Âu hóa – Tây hóa ảnh hưởng
nhiều nhất từ Pháp, Liên Xô, Mỹ)
Tổ chức chính quyền
-Trung ương:
+đứng đầu triều là các chức quan lớn: tam thái ( thái sư, thái phó, thái
bảo), tam thiếu ( thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo), thái úy, thiếu úy là đại
thần trọng chức là các quý tộc cao cấp. sau đó mới là quan văn – võ.
+giảm vai trò chuyên chế của nhà vua
+Tăng quan suy giảm so với trước
+nhân lực chủ yếu là quan lại quý tộc
+chịu ảnh hưởng từ mô hình nhà Tống
Các thức tuyển dụng, đãi ngộ
-Thế tập, tập ấm ( nhiệm tử là chủ yếu): cha tryền con nối.
-Tiến cử, bảo cử: được tiển cử lên bảo lãnh lên với triều đình.
-Khoa cử ( từ 1075), tuy vậy vẫn còn hạn chế. Phật giáo vẫn phổ biến
nên phật tử tìm cách diệt trí thức nho giáo . Đây là sự ưu việt, thành
công của mô hình Trung Hoa cũng để lại nhiều di hại áp lực học hành.
( Triều Tiên cũng theo mô hình này)
-Nộp tiền (đa số là quan chức địa phương)
-chưa đặt chế độ lương bổng rõ ràng
-một bộ phận quý tộc có rộng đất riêng
-quan lại trung ương được sống bằng bổng lộc của vua.
-quan lại địa phương hưởng 1 phần thuế thu được
-1 bộ phận được nhà nước cấp lương bổng.
-Nhà Lý có chế độ khảo khóa với quan lại, 9 năm một lần.
Quân đội
-Xét về nhiệm vụ, địa bàn, chia làm 3 loại:
+cấm quân ở kinh thành
+lộ quân ở lộ phủ
+dân binh
-xét về
-ngoài quân đội của nhà nước còn có quân đội của vương hầu, cho
thấy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền hạn chế.
-chế độ ngụ binh ư nông: gửi lính ở nhà nông, chia binh lính thành 2
lượt: 1 lượt trực chiến tập luyện 1 lượt về quê sản xuất.
Pháp luật
-Bộ luật Hình thư, gồm 3 quyển.
-thể hiện tính giai cấp, tính dân tộc. 0 chỉ bảo vệ giai cấp thống trị mà
cả số đông, bộ luật chặt chẽ tiến bộ.
Dù đã là có luật thành văn nhưng chưa phải bộ luật hoàn chỉnh, vẫn sử
dụng mệnh lệnh, chủ dụ. Kiểm soát xã hội khoan dung, nhân ái, đúng
chất phật giáo, 0 chặt chẽ như sau này
Chính sách nội trị
-Hoàng tử, hoàng tội cai quản ở miền xuôi ( lộ, phủ)
-0 căn thiệp được ở làng xã
-với miền núi, dùng chính sách nhu viễn mềm mỏng, cha truyền con
nối, 0 can thiệp, nhà nước hầu như 0 can thiệp, lấy lòng tù tưởng gả
công chúa. Khi cần vẫn trấn áp, đánh dẹp các cuộc làm phản nhưng 0
giết mà còn phong tước cao hơn.
Đối với nhà Tống:
-Chính thức xác lập quan hệ trong đế ngoài vương, thần phục về danh
nghĩa, độc lập trên thực tế và quan hệ sách phong – triều cống.
-vua lý nhận sắc phong cống sứ theo định kì.
-Khi vua 2 bên băng hà đều có đoàn viếng.
-1010 nhà Tống phong vua Lý làm Giao Chỉ quận vương. 1016 phong
làm Nam Bình Vương.
=> mềm dẻo nhưng kiên quyết, đặc biệt vấn đề biên giới. Khi cần thì
làm những việc vô tiền khoáng hậu.
Đối với Chăm Pa
-từ đầu thời lý khá hòa hiếu
-1044, Lý Thánh Tông đem quân đánh CP với lí do 16 năm bỏ tiến
cống
1069, sai Lý Thường Kiệt đánh và lấy đất của CP. Mở đầu quá trình
nam tiến nhiều thế kỉ sau đó.
=>Hài hóa đức trị - pháp trị, nhân văn và thân dân, có bước tiến lớn,
nhà Lý may mắn khi cai trị nước Việt ở giai đoạn đầu khi giành độc
lập xh – cn thần hòa chưa có mâu thuẫn lớn,, nhà Lý đi ra từ chùa và
kết thúc cũng ở chùa.
Kinh tế - xã hội
(Chế độ ruộng đất, thực ấp thực phong, …)
Chế độ ruộng đất
-ruộng của Nhà nước sở hữu trực tiếp: ruộng quốc khố của nhà nước,
ruộng sơn lăng của hoàng tộc dùng thờ cúng, đồn điền do binh lính tù
phạm cày cấy, tịch điền ở ngoại thành do vua xuống cày vào mùa
xuân.
-ruộng NN ban cấp cho quý tộc quan lại (có hai trường hợp: ruộng
thác đao (ném đao) của Lê Phụng Hiếu và thang mộc ấp(bổng lộc vua
ban) của Đỗ Năng Tế)
-ruộng công làng xã: sở hữu tối cao do NN nhưng do làng xã kiểm
soát…Nông dân có quyền chiếm hữu chứ 0 được sở hữu…là cơ sở
kinh tế quan trọng nhất của Nhà nước.
-ruộng chùa: do chùa mua tậu, do dân cúng tặng, nhà nước ban tặng…
gần như là sở hữu tư nhân( có quyền mua bán chuyển nhượng)
-ruộng đất của địa chủ, nông dân lĩnh canh: chiếm tỉ lệ 0 lớn. 0 có
nhiều tư liệu xác định chỉ có thể đoán định. Đến 1956 mới thực sự
biến mất.
Địa chủ = nhiều ruộng, phát canh thu tô; tá điền = 0 có ruộng lĩnh
canh nộp tô (tô hiện vật, tô tiền, tô lao dịch)
Chú ý
-Có cách phân chia khác:
+sở hữu nn: sở hữu trực tiếp, gián tiếp
+sở hữu tư nhân: ruộng chùa, sở hữu của địa chủ ,sở hữu của nông dân
tự canh.

Chế độ thực ấp, thực phong(ban cấp hộ nông dân)


-Dành cho quan lại, quý tộc.
-Thực ấp: số hộ dân được ban cấp trên danh nghĩa.
-Thực phong: số hộ dân được ban cấp trên thực tế.
-Người được ban cấp thực ấp có quyền thu tô thuế của các hộ dân
nhưng 0 có quyền chiếm hữ, hưởng 1 đời, có khi bị NN thu lại thực
ấp.
-Chế độ này có nguồn gốc từ TQ.
Chính sách trọng nông của NN
-Khi hạn hán, mất mùa, nhà vua tự mình chủ trì việc cầu đảo
-Vua cày tịch điền
-vua tế đàn xã tắc: tế thần đất, lúa.
-cấm giết trâu bò, trừ khi cúng tế phải làm đơn
-Đắp đê có hệ thống
-Miễn thuế cho dân khi cần thiết.
-dưới thời Lý rất ít năm mất mùa, đói kém.
Cấu trúc xã hội
-Tầng lớp trên:
+Quý tộc , thân tộc nhà lý
+quan lại, tướng lĩnh
+sư sãi, đạo sĩ…
+
-Tầng lớp dưới
+nông dân, thợ thủ công, thương nhân, người tu hành, tăng đồ, nho sĩ.
+nô tì hay gia nô.
-một cách phân chia khác:
+khối vua – quan
+khối bách tính: trăm họ
=>Phân chia theo đăng cấp( địa vị), cách biệt 0 quá lớn, mẫu thuẫn
chưa gay gắt.
=>”Nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào cũng có chùa”

THỜI TRẦN – HỒ (1226 – 1407)


Trần
-Có chiến công hiển hách nhất trong tất cả các triều đại.
-Vương triều kết hôn nội tộc.
-Điển hình cho kiểu quân chủ quý tộc ( quý tộc chi phối áp đảo).
Hồ
-Cuộc cải cách táo bạo, toàn diện nhất trong lịch sử VN
-Thất bại trong cuộc kc chống ngoại xâm nhanh nhất.
Cả Lý Trần Hồ gốc từ Trung Quốc

I. Nhà Trần
-Vào cuối thời Lý kinh tế xã hội khủng hoảng, nhiều thế ,lực địa
phướng trỗi dậy, chính quyền Lý không còn kiểm soát được cả nước.
Trong một lần chạy tránh loạn về Thái Bình, Lý Cao Tông ở nhờ nhà
Trần Lý – hào trưởng lớn tromg vùng.
-Vận Nhà Lý còn kéo dài nếu hoàng tử Sảm lúc chạy theo cha đã
không phải lòng Trần Thị Dung ( con gái nhà Trần Lý). Sau này khi
tình hình ổn định đã cưới Trần Thị Dung, các họ hàng của bà (Trần
Thừa, Trần Tự Khánh,Trần Thủ Độ) vào triều đình làm những chức
quan chủ chốt, đây là nguyên nhân lớn góp phần làm nhà Lý sụp đổ.
Họ hàng nhà TTD đóng vai trò quan trọng vì giúp đánh bại các thế lực
ở địa phương giữ cho cơ nghiệp nhà Lý tồn tại; tuy vậy, dưới sự sắp
xếp của Trần Thủ Độ thì nhà Lý mất ngôi vào tay nhà Trần. Trần Thị
Dung và Vua Lý Huệ Tông chỉ có hai con gái là công chúa Thuận
Thiên và Chiêu Thánh dưới sức ép của Trần Thủ Độ LCH phải
nhường ngôi cho TC, Trần Cảnh lên làm Trần Thái Tông.
Chính trị
Chế độ thượng hoàng
-Đến khoảng 40 tuổi thì nhường ngôi làm thượng hoàng
-chế độ hai vua: Thượng hoàng – quan gia
-Sẽ ra hoàng cung Thiên Trường an dưỡng, nhưng quyền lực tối cao
vẫn thuộc về thượng hoàng, vua con ở Thăng Long điều hành mọi
việc.
-Chế độ có phần tích cực vì:
+Không phải rơi vào cảnh mất ngôi mất nước vì tình cảnh Ấu chúa.
+Thượng hoàng chọn được vua giỏi.
+Chính trị ổn định, rất khó bị lật đổ: có cả vua - thượng hoàng.
+Mang tính chất nền chính trị gia trưởng, chuyên chế của nhà vua ( có
3 vương triều: Trần, Hồ, Mạc )

Nền chuyên chính dòng họ ( tông tử duy thành )


-Trong 50 năm đầu, các chức vụ quan trọng chỉ cho con cháu nắm giữ;
về sau có mở rộng cửa cho người ngoài tham gia chính quyền nhưng
rất hạn chế mà chủ yếu căn cứ vào thực tại. Người lách qua được để
vào triều đình là Trương Hán Siêu, Lê Quá, Đoàn Nhữ Hài, …
Vai trò, địa vị của vương hầu và chế độ thái ấp
-Bên cạnh hai vua tồn tại vương hầu, quý tộc cao cấp đặc biệt trung
thành nhưng không ở kinh đô mà là bố trí rải rác ở nhiều nơi thuộc
khu vực ĐB Sông Hồng ( bảo vệ xung quanh TL )
-Các vương hầu quý tộc này đặt dinh thự, sống và làm việc ở đó gọi là
thái ấp.
-Dấu hiệu của phong kiến phân quyền, tuy vậy bản chất của thái ấp
thực chất là cứ điểm bảo vệ kinh thành TL từ xa và giúp nhà Trần cai
trị đất nước.

Bộ máy chính quyền:


-Có quan hành khiển xử lí việc hàng ngày, bên trên có thượng hoàng
nên vua Trần khá an nhàn.
Chế độ hôn nhân đồng tộc:
-Chống hôn nhân ngoại thích, chỉ kết hôn cùng dòng họ.

KINH TẾ
Điền trang:
-1266 là ruộng đất tư nhân của quý tộc nhà Trần và thân hữu.
-Sau này quý tộc có nhiều ruộng đất quá nhà Trần không làm gì được,
sau có cải cách của Hồ Quý Ly đập tan.

XÃ HỘI
Tầng lớp trên
-Vương hầu, quý tộc.
-quan lại
-địa chủ, hào phú
Tầng lớp dưới:
-Nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
-Tá điền, nô tì.
Đặc điểm mới:
-Tăng tầng lớp địa chủ, nông dân
-Sư sãi, đạo sĩ không được coi trọng
-Nho sĩ ngày càng nhiều

=> Thể chế quân chủ quý tộc , “vương độ khoan mạnh” vua cứng rắn
vừa khoan dung, hài hòa giữa lợi ích dòng họ và lợi ích dân tộc, nhà
Trần phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Nhà Trần có điều đáng trách và
đang tiếc vì giai đoạn đầu dũng mãnh bao nhiêu thì giai đoạn sau yếu
đuối bấy nhiêu.

II. Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và nhà Hồ


1. Sự thành lập của nhà Hồ:

- Từ những năm năm 50 của thế kỉ XIV, dưới thời Trần Dụ Tông
nhà Trần suy yếu.

- Đời sống kinh tế - xã hội có nhiều biến động, nhiều năm vỡ đê,
mất mùa, đói kém, các cuộc khởi nghĩa diễn ra nhiều nơi.

- Từ năm 1375, Hồ Quý Ly gần như nắm quyền chủ chốt trong triều
đình, có công dẹp khởi nghĩa, chống Chăm Pa, từng bước thực
hiện cải cách. Đến năm 1400 tự lập làm vua.
2.Cải cách bộ máy chính quyền:

Chính trị

- Loại bỏ dần vai trò của quý tộc nhà Trần, bổ sung nhân sự từ các
dòng họ khác, có thực tài, tăng cường khoa cử.

- Ban hành luật pháp

Kinh tế - xã hội

- In và phát hành tiền giấy nhằm: thu gom đồng để đúc vũ khí, thuận
lợi trao đổi trong vận chuyển - trao đổi, lấy tiền bạc của những nhà
giàu có.
- Hạn chế ruộng đất quy mô lớn, mỗi cá nhân không được hưởng quá
10 mẫu ruộng, số thừa phải nộp cho nhà nước; đây là chính sách “vô
tiền khoáng hậu” trong lịch sử khó ai làm được. Xóa bỏ tình trạng
gian dối ruộng đất = cách tiêu diệt ruộng không khai báo.
-Căn cứ vào phẩm cấp, chức vụ mỗi chủ gia nô chỉ được sở hữu một
lượng nô tì nhất định.
-Xóa bỏ việc ẩn lậu dân đinh.
-Tổ chức khai hoang, di dân…

VĂN HÓA
-Đề cao nho giáo, hạn chế phát triển phật giáo, phát triển văn thơ chữ
Nôm, mở khoa cử, … Sau có Lê Thánh Tông phát triển theo.
=> Nhìn chung tiến bộ, tích cực hơn. Bước đầu xác lập mô hình phát
triển mới của quốc gia Đại Việt nhưng rất tiếc những chính sách này
đẻ ra hệ quả xấu khiến quý tộc nhà Trần phẫn nộ, xã hội rối loạn trầm
trọng, bị cướp bóc, xâm lược và mất nước, đẩy đất nước vào giai đoạn
đen tối nhất LS.

Đánh giá:
- Đây là cuộc cải cách táo bạo, quyết liệt, toàn diện, tiến bộ và có
tính dân tộc.

- Chuyển từ mô hình quân chủ quý tộc sang mô hình quân chủ quan
liêu.

- Phản ánh mâu thuẫn của xã hội cuối thời Trần.

- Chịu ảnh hưởng từ mô hình nhà Minh.

Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và công cuộc mở rộng
lãnh thổ về phía Nam (Từ thời Lý – Trần – Hồ)

1.
-Kháng chiến chống Tống của Tiền Lê ( 981)
-Kháng chiến chống Tống của nhà Lý ( 1075 – 1077)
-Kháng chiến chống Mông Nguyên của nhà Trần ( 1258 – 1288 )
-Kháng chiến chống Minh của nhà Hồ (1407)

2. Công cuộc mở rộng lãnh thổ về phía Nam


-
-Năm 1069:
+Mở đầu là Lý Thường Kiệt, bắt dân Chiêm Thành và vua, bắt nộp
đất (Châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh)
-Năm 1306
+Gả công chúa Huyền Trân cho chua Chiêm Thành là Chế Mân
-Năm 1307
+Vua Chế Mân đổi hai châu Ô và châu Lý để lấy Huyền Trân.
+Năm sau vua CM chết, sợ Huyền Trân bị hỏa thiêu theo nên vua
Trần sai Trần Khắc Chung giải cứu về.
-Năm 1402:
+Hồ Hán Thương đem đại quân sang đánh Chiêm Thành.
+Bắt được vua Chiêm Thành bắt đem nộp Chiêm Động và Cổ Lũy.

VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THỜI LÝ TRẦN

Tình hình chung


- Phật giáo và đạo giáo phát triển mạnh, phật giáo dường như là quốc
giáo, khoảng tk 14 phật giáo có dấu hiệu chững lại.
- Nho giáo ngày càng phát triển nhưng chưa chiếm ưu thế, nho sĩ chưa
đóng vai trò chủ đạo.
- Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến: thờ cúng tổ tiên, anh hùng...
- Kết hợp của hệ tư tưởng Nho – Phật – Đạo tạo thành “Tam giáo
đồng nguyên”,…
Thành tựu văn hóa
- Giáo dục, khoa cử:
+ Học theo Trung Quốc, xây văn miếu thờ Khổng Tử và Quốc Tử
Giám dạy học cho con vua, con quý tộc.
+ Mở khoa thi tuyển chọn quan lại, các kì thi ngày càng nhiều.
(Có Trung Quốc, Triều Tiên, Đại Việt )

Văn học
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế: “Nam Quốc Sơn Hà”, “Hịch
Tướng Sĩ”, “Bạch Đằng Giang Phú”,… thể hiện tinh thần dân tộc
và chiến thắng ngoại xâm.

Nghệ thuật
- Kiến trúc cung điện: hoàng thành Thăng Long, thành nhà Hồ,

- Kiến trúc tôn giáo

Khoa học kĩ thuật


- Nhìn chung 0 có những thành tựu lớn nhưng cũng có những thành
tựu đáng ghi nhận: sử học có TP “Đại Việt sử kí” Lê Văn Hưu; về
y học ;về kĩ thuật có cải tiến thuyền chiến, đúc súng thần cơ.

 Văn hóa Đại Việt hài hòa giữa quỹ đạo phương nam và phương
bắc, giữa vh cung đình và văn hóa dân gian. VH Lý – Trần – Hồ
Hàm chứa nhiều tinh thần khai phóng, o bị ràng buộc nhiều bởi
giáo điều tôn giáo như sau này. VH Lý – Trần thể hiện tinh
thần quốc gia dân tộc, chưa bị ảnh hưởng mạnh mẽ của “quỹ
đạo phương Bắc”.

CHƯƠNG 5. THỜI KÌ QUÂN CHỦ ĐỘC LẬP, TỪ THẾ KỈ XV


– XIX.

I. Sự đô hộ của nhà Minh và khởi nghĩa Lam Sơn


1. Sự đô hộ của nhà Minh.
- Thời kì đen tối nhất, đau thương nhất lsvn, gắn liền với ý đồ của
nhà Minh khi lần đầu xâm lược của Đại Việt.
- Nhà Minh tìm mọi cách tiêu diệt nền văn hiến của ĐV bằng cách
đốt sạch sách vở, văn bia, đưa hết người tài giỏi về phương Bắc,
đồng hóa trên quy mô lớn = trang phục, đầu tóc, bóc lột trên quy
mô lớn. Những chính sách này khiến ĐV gần như suy tàn.
- Trong bối cảnh đó, một lần nữa người xứ Thanh lại xuất hiện là
Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Xuất phát điểm là khởi nghĩa
nhỏ nhưng LL cùng đồng chí của mình với một ý chí sắt đá biến
khởi nghĩa thành 1 phong trào dân tộc rộng lớn, huy động được sức
mạnh dân tộc toàn dân và tạo nên sự nghiệp vĩ đại chưa từng có đó
là khôi phục lại quốc thống ( tồn tại của quốc gia). Đó là công lao
của công lao, coi như 1 khởi nghiệp vĩ đại của vĩ đại khiến cho ĐV
chết đi sống lại.
2. Thời Lê Sơ
- Vương triều có công lao lớn nhất trong sự tồn vong của đất nước.
- Cải cách của Lê Thánh Tông tk 15: thể chế chính trị,…
- Được dân chúng mang ơn nhiều nhất: khôi phục độc lập, đưa lại
ruộng đất cho nd, …
Chính trị:
- Sự thành lập đặc biệt: từ cuộc khởi nghĩa giành độc lập dân tộc,
mở toang cánh cửa ra cho các công thần giữ các chức vị quan
trọng, mang tính đa tộc ngay từ đầu.

- Tính chất đa tộc, ấu chúa và những bi kịch mà các vương triều


khác chưa từng có:

+ Giết hại công thần và công thần giết hại lẫn nhau: ngay dưới thời
vua Lê Thái Tổ bi kịch thay những người có công lớn bị giết đầu
tiên Trần Nguyên Hán, Phạm Văn Sán hai người có nguồn gốc
phía bắc; tiếp đó là Lê Sát, Lê Ngân, Lưu Nhân Chú lần lượt bị
giết hại bởi mâu thuẫn trong triều đình nhà Lê; một trí thức tiêu
biểu của Thăng Long đóng vai trò lớn trong khởi nghĩa lam sơn
chết oan uổng tan thương nhất trong lịch sử là Nguyễn Trãi.

+ Năm 1433 LL mất, Thái Tông 2 tuổi , Nhân Tông 9 tuổi lên ngôi
còn rất nhỏ tuổi. Quyền lực sẽ bị mẹ vua, họ ngoại, đại thân thao
túng đất nước rối răm, hỗn loạn. Năm 1459 khi Lê Nghi Dân giết
em là Lê Nhân Tông để đoạt ngôi báu, may mắn bộ phận công thần
Lam Sơn vẫn còn đã lật đổ Lê Nghi Dân, đưa Lê Tư Thành đã 18
tuổi lên làm vua là Lê Thánh Tông (vị vua số 1 trong lsvn).

(Lê Thánh Tông, Minh Mạng, Trần Nhân Tông, Lý Thái Tổ, Lý
Nhân Tông)

Cải cách và thành tựu của Lê Thánh Tông

- Sau khi lên ngôi Lê Thánh Tông tham khảo mô hình của nhà Minh
và tiến thành cải cách quy mô lớn, tính chất quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu, vua nắm mọi
quyền hành và xử lí mọi công việc. Đây cũng là mô hình dẫn đến
sự tàn vong của nhà Lê Sơ vì các vua sau này không giỏi được như
ông. Hình thành 6 cơ quan chủ chốt của triều đình ( lại bộ lễ binh
hình công), điều đặc biệt là sự tồn tại của cơ quan giám sát chặt
chẽ từ trung ương đến địa phương, có ngự sử đài chuyên đàn hặc
(truy vấn, truy xét), can gián từ vua đến cơ quan chức quan khác,
Sử quan chép lại việc làm của vua.

- Lê Thánh Tông lấy nho giáo làm ý thức hệ tư tưởng độc tôn, phật –
đạo chính thức kết thúc. Dùng khoa cử làm phương thức tuyển
chọn chủ yếu. Bộ máy chính quyền ở địa phương cũng được hoàn
thiện, tính tự quản của làng xã suy yếu hoàn toàn, nhà nước quy
định cụ thể quy định người có thể làm xã trưởng (có học, có hạnh
kiểm tốt, được quan trên phê), số lượng xã trưởng.

- Bên cạnh đó còn có những cải cách lớn như: xây dựng bộ luật là
luật Hồng Đức dựa trên luật nhà Đường - Minh, Thực biện pháp
quân điền ban cấp cho các hàng quan lại từ tứ phẩm trở xuống đến
binh lính, dân đinh và cô nhi, quả phụ, người tàn tật. Ban hành
chính sách lập điền ban ruộng đất cho quý tộc quan lại cao cấp từ
nhất phẩm đến tam phẩm.

- Lê Thánh Tông là người có công mở manh lãnh thổ: 1471 vua trực
tiếp dẫn 30 vạn quân đánh CP, sau sự kiện này CP suy sụp hoàn
toàn.

=>Với những đổi mới và đóng góp đó, nhà lê sơ từ LTT thiết lập
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan
liêu hoặc quân chủ quan liêu. ( bộ máy có trí thức ).

(Vương triều vĩ đại nhất TQ là nhà Đường và nhà Minh)

Kinh tế

- Nhà nước trọng nông điển hình, đặc biệt chú trọng đến nông
nghiệp.
- Dưới thời Lê Thái Tổ ban hành cs ban cấp ruộng công thần trong
khởi nghĩa Lam Sơn quy mô hàng nghìn mẫu, về sau tạo ra dòng
họ công thần có ảnh hưởng lớn đến ct – xh.

- Đến thời LTT lại ban cấp lập điền cho quý tộc nhà Lê và bộ phận
quan lại cao cấp, lần đầu tiên trong ls nhà nước tiến hành ban cấp
ruộng đất theo quy chế thống nhất cho quý tộc quan lại và chủ yếu
sống bằng ruộng đất được ban cấp chứ 0 phải = lương bổng hay hộ
nông dân nhu trước, tất nhiên vẫn được lương bổng.

- Chính sách lập điền -> địa chủ quy mô lớn tiến hành phát canh, thu
tô và lĩnh canh nộp tô (tá điền). LTT ban hành cs quân điền duy trì
ruộng đất công mọi hạng dân đều có ruộng đất >< chỉ được quyền
canh tác chứ 0 được mua bán, thừa kế, chuyển nhượng.

- vai trò của nn về ruộng đất mạnh hơn bao giờ hết, góp phần tạo cơ
sở vững chắc cho nền kinh tế tiểu nông.

Văn hóa
- Nho giáo giữ vị trí độc tôn.

- Phật - đạo suy giảm hẳn.

- VH cung đình cơ bản tách biệt với vh dân gian.

Giáo dục khoa cử:


- Phát triển mạnh mẽ, vượt lên tất cả các triều đại.

 ĐV có dáng dấp của 1 Trung Hoa thu nhỏ.


Xã hội:
- Khối thống trị là quý tộc quan lại, quan lại trở nên hùng mạnh vượt
trội hơn quý tộc, nếu 0 thi cử sẽ 0 được làm quan, 0 trấn chỉ các
địa phương lớn, 0 được có quân đội riêng.

- Khối bị trị: địa chủ, nông dân, nho sĩ, thợ thủ công, tá điền, nô tì
gần như biến mất. được pháp luật bảo vệ.

- Quan hệ địa chủ - tá điền phổ biến >< chủ đạo vẫn là quan hệ nhà
nước và nông dân làng xã: nộp thuế, đi lính, thực hiện lao dịch.

- Tứ dân: sĩ, nông, công, thương.

Đánh giá:
- Hùng mạnh, tiến bộ, nhiều thành tựu lớn, ảnh hưởng lớn trong tiến
trình lsvn.

- Bước ngoặt lớn trong pt chính trị và xã hội ĐV, trước đây được coi
là đỉnh cao của chế độ phong kiến VN or đưa đến sự xác lập của
phong kiến VN hiệm nay chỉ nên khẳng định là đỉnh cao của chế
độ quân chủ.

II. LÊ – MẠC – TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH.


(Xung đột N – B triều và xung đột T – N )
1. Lê suy Mạc khởi

- Đầu tk xvi nhà Lê Sơ suy yếu, các vua yếu kém, nhiều thế lực
trong nước nổi lên tranh đoạt lẫn nhau, vua Lê thường xuyên bị bắt
nạt or con tin. Mạc Đăng Dung là 1 người trung thành và nhiều
năm phò tá vua lê chống lại các thế lực khác, tuy vậy trong bối
cảnh nhà Lê quá suy yếu nên MDD đã soán ngôi vào 1527.
- Sau khi thành lập ban hành nhiều cs tiến bộ >< nhà Mạc chỉ kiểm
soát được đồng bằng sông Hồng, rơi vào tình trạng rắc rối phức
tạp.

2. Nhà Lê trung hưng và chiến tranh Nam Bắc triều

- 1527 nhà Lê mất ngôi.

- 1533 Nguyễn Kim tướng cũ của nhà Lê lập hoàng tử nhà Lê làm
vua ở vùng sầm châu vương quốc Ai Lao phía tây Thanh Hóa,
chính thức khởi nghiệp “Phò Lê diệt Mạc”, nhà Lê được tái lập gọi
là Lê trung hưng.

- 1539 – 1552 Nguyễn Kim chiếm Thanh Hóa – Nghệ An diệt nhà
Mạc. Nơi đây trở thành đất phát tích của nhà Lê.

- Cả nước chia làm 2 : lãnh thổ của Lê và Mạc.

- 1545 Nguyễn Kim bị đầu độc qua đời khi Nguyễn Uông và
Nguyễn Hoàng chỉ 18 và 20, Trịnh Kiểm lên thay là con rể
Nguyễn Kim dày dặn kinh nhiệm.

- 1546 Trịnh Kiểm đưa vua Lê về thành lập Thành Cung ở Vạn Lại
– Thanh Hóa => 2 triều ở Đất nước: Nam triều - Bắc triều ( 1546 –
1592) đến khi Mạc bị diệt.

- Chiến tranh diễn ra ở Thanh – Nghệ và ĐB sông Hồng, nội chiến


và dữ dội nhất trước tk xx.

- 1570 Trịnh Kiểm mất, con là Trịnh Cối sau đó là Trịnh Tùng lên
thay, cục diện dần có lợi cho nhà LTH.
- 1592 Nhà LTH đánh bật nhà Mạc khỏi TL, nhà Mạc chạy lên Cao
Bằng và tồn tại đến năm 80 của tk xvii, tiếp tục xung đột với nhiều
trận đánh lớn.

- Cuộc chiến N – B triều kết thúc với thắng lợi thuộc về Lê Trịnh,
đất nước thống nhất trở lại >< sau đó lại là chiến tranh Trịnh –
Nguyễn.

3. Họ Nguyễn cát cứ và chiến tranh T – N.

- 1545 Nguyễn Kim qua đời, Trịnh Kiểm lên thay, quan hệ giữa 2
con Nguyễn Kim và trịnh kiểm có thể vẫn tốt đẹp bằng chứng là
1558 khi Trịnh Kiểm đang kiểm soát mọi việc thì Nguyễn Hoàng
được cử vào Nam vào trấn thủ Thuận Hóa rộng lớn. 1570 trước lúc
qua đời, Trịnh Kiểm còn cho Nguyễn Hoàng về và phong làm tổng
trấn Thuận Quảng.

- 1592 nhà Trịnh đánh bại nhà Mạc về Thăng Long , Nguyễn Hoàng
trở thành đại thần của vua Lê và 1 in 3 công thần lớn nhất. Nguyễn
Hoàng còn có công lớn đánh dẹp quân Mạc, con NH chết trong
trận này.

- 1600 Nguyễn Hoàng cùng toàn quân lính lên thuyền bỏ về Thuận
Quảng, 0 hề nói với Lê – Trịnh, Trịnh Tùng và vua Lê hốt hoảng
chạy về Thanh Hóa phòng bị. Duyên cớ là 1 năm trước đó thế chân
vạc ( 3 công thần) bị phá vỡ khi Trịnh Tùng được phong tước
vương được lập phủ đệ riêng và toàn quyền xử lí mọi việc quan –
quân – dân. Trịnh Tùng sau đó liên tục với thư thuyết phục và dọa
dẫm >< o được nguyễn hoàng trả lời.
- 1613 Nguyễn Hoàng mất, trước đó Trịnh Tùng cũng đã mất, con
của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay. Ở Thăng
long là Trịnh Trán lên thay, do họ Nguyễn o nộp thuế.

- 1627 sau nhiều lần thuyết phục dọa dẫm 0 thành -> đưa quân vào
đánh Thuận Quảng -> mở đầu chiến tranh Trịnh – Nguyễn.

- Chính xác là chiến tranh Lê – Trịnh và Nguyễn, kéo dài từ 1627 –


1672 với 7 lần lớn, chủ yếu do Lê – Trịnh đưa quân vào đánh,
quân Nguyễn ở thế phòng ngự.

- Bản chất là cuộc nội chiến giữa các thế lực cùng phò tá, tôn sùng
nhà Lê, cùng quan hệ thông gia >< về sau lại mâu thuẫn với nhau.

- Họ Nguyễn đã lợi dụng địa hình tự nhiên xây dựng 1 hệ thống đồn
lũy dày đặc ở khu vực sông nhật lệ: lũy Trường Dực, lũy Động
Hải, lũy Trường Sa…

- Gắn liền với vai trò của người Hà Lan và Bồ Đào Nha, bán vũ khí
hiện đại cho hai bên.

- Sau trận cuối 1672 hai bên ngưng chiến, lấy sông Giang ở Quảng
Bình làm giới tuyến, chính thức mở đầu tình trạng “Đàng trong
đàng ngoài”, kéo dài đến tk xviii.

- 1774 khi biết tin quân Tây Sơn đánh chiếm nhiều vùng rộng lớn,
nhà Lê – Trịnh đưa quân vào đánh chiếm Phú Xuân – thủ phủ của
chúa Nguyễn khiến chính quyền Nguyễn chạy vào Nam bị Tây
Sơn tiêu diệt. Cả Tây Sơn và Lê – Trịnh đều tiêu diệt chúa
Nguyễn.

- Nhà Lê – Trịnh thua vì mục đích vốn là lấy lại đất nhưng cuối
cùng lấy 0 được; chúa Nguyễn thắng vì li khai được đất ra khỏi
triều đình trung ương; tuy bên phía chúa Nguyễn 0 có lực nhưng
có thế.

4. Tình trạng chia cắt đất nước


Biểu hiện
- Phía bắc đại việt còn có sự chia cắt giữa các vùng lãnh thổ: nhà lê
– trinh, nhà mạc, chính quyền vũ…

- Chia cắt đến cuối thế kỉ 18, thống nhất trở lại năm 1802.

Nguyên nhân:
- Sự ưu đãi lớn của nhà Lê với công thần và dòng họ công thần tạo
ra thế lực phong kiến lớn trong nước.

- Tính chất đa tộc của nhà Lê khiến cho bộ phận thống trị trở nên
lỏng lẻo, mâu thuẫn, xung đột.

- Sự suy yếu của chính quyền trung ương tạo bối cảnh cho nhiều lực
lượng trong nước trỗi dậy.

- Sự mở rộng lãnh thổ về phía nam tạo điều kiện về địa bàn cho các
thế lực cát cứ, li khai.

- địa hình dài hẹp rất xa chính quyền trung ương, địa hình hiểm trở
và bị chia cắt với lãnh thổ truyền thống bởi núi đèo sông ngòi lớn
vd như đèo hải vân, đèo ngang, sông ranh, sông lam.

- Mâu thuẫn giữa họ trịnh và họ nguyễn.

- Ý đồ của nhà Nguyễn muốn xây dựng một giang sơn riêng với cơ
nghiệp riêng, tách khỏi Lê – Trịnh.
Hệ quả:
- Do nhu cầu vũ khí, cả hai bên đều cởi mở với người phương Tây
dẫn đến ngoại thương phát triển mạnh nhất.

- Khi bị Lê – Trịnh đánh, Họ Nguyễn tìm mọi cách mở rộng lãnh


thổ về phía Nam dẫn đến lãnh thổ đàng trong mở rộng gấp đôi.

- Khiến cho văn hóa đa dạng phong phú về bản sắc, màu sắc hơn.

You might also like