Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KỸ THUẬT HÓA HỌC


BỘ MÔN KỸ THUẬT IN VÀ TRUYỀN THÔNG
---------------o0o---------------

Báo Cáo Thí Nghiệm


Kỹ Thuật In Offset

                        GV hướng dẫn :  Lưu Bách Hiệp   


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Vân
MSSV: 20181053
Lớp:                            KTIn.01- K63
Bài 1:
Tìm Hiểu Thiết Bị, Vật Liệu, Quy Trình Vận Hành

I. Mục Đích Thí Nghiệm


- Tìm hiểu các bộ phận chính của một máy in offset tờ rời: hệ
thống vào giấy, in và ra giấy.
- Tìm hiểu các loại giấy BB. Couche với các định lượng khác
nhau phục vụ trong in offset
- Xây dựng quy trình in cho máy in offset tờ rời SM74
II. Nguyên Vật Liệu và Thiết Bị Thí Nghiệm
-Máy in offset tờ rời SM74
- Giấy in offset 80g/m2, couche 150,200g/m2 các khổ 31x43,
43x65
- Mực in offset
- Dung dich ẩm
- Dung dịch rửa bản, rửa máy, bột phun, ghẻ lau
- Bản in

III. Báo Cáo Thí Nghiệm


1. Vai trò của các bộ phân trên máy in SM74
a. Bộ phận vào giấy
- Bộ phận nạp giấy
+ Ống thổi hơi tách tờ: thổi bung chồng giấy tách rời nhau ra
+ Ống hút chân không: mỗi tờ giấy được nâng lên nhờ ống hút
chân không. Những ống này thường có đầu gắn thêm núm cao
su để tăng thêm diện tích tiếp xúc cũng như có tác dụng làm
kín nhằm giữ giấy chặt hơn

2|Page
+ Hệ thống lưỡi gà: tách giấy trong trường hợp hút lên nhiều
tờ, ngăn những tờ giấy còn lại trên chồng giấy không bị bung
lên
+ Hệ thống chân vịt: đặt ở giữa chồng giấy, dùng để chặn lên
chồng giấy sau khi ống hút đã hút tờ giấy trên cùng lên khỏi
chồng giấy, dùng hơi thổi để tách tờ, nâng bàn giấy lên khi
chồng giấy bị vơi đi
- Bàn xuống giấy:
+ Bắt đúp cơ, bắt đúp điện: đây là thiết bị đặt trên bàn nạp để
dò tìm giấy bị đúp. Giấy được gọi là bị đúp khi từ bàn cấp
giấy đưa vào bàn nạp nhiều hơn một tờ trong một vòng in. Bộ
phận này kết hợp đầu dò cơ học và cảm biến quang học. Khi
giấy bị đúp hay nói cách khác là giấy bị tách không thành từng
tờ riêng biệt thì khi đi qua điểm kiểm soát, độ dày của giấy sẽ
tăng lên đột ngột, do đó bị phát hiện và ngăn chặn
+ Băng chuyền: chuyển giấy vào máy, độ căng của băng vận
chuyển phải đồng đều
+ Tay kê đầu, tay kê biên: luôn cố định trong suốt quá trình in
để cho các tờ giấy trước khi đưa vào bộ phận in đều được định
vị giống nhau, canh cho tờ giấy đi vào song song với nhíp bắt.
Đây là yếu tố quyết định cho việc chồng màu chính xác ở
những màu sau
b. Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra
- Hệ thống 2 quạt đầu, 4 quạt đuôi:
+ Một lượng khí thổi nhẹ thổi qua các ống đặt trên bàn nhận
giấy xuống thẳng tờ in giúp cho tờ in rơi xuống ổn định hơn
+ Lượng khí thổi vừa đủ để tạo lớp đệm khí cho giấy in không
dính mặt sau của tờ in trước, đồng thời cũng phải đủ mạnh để
ép tờ in rơi xuống đúng vị trí
- Thanh vỗ giấy: Hỗ trợ cho việc nhận giấy thành chồng ngay
ngắn, ngoài việc ổn định cạnh đầu và đuôi giấy, người ta gắn
thêm ở hai bên cạnh hồng chồng giấy hai tay kể vỗ dao động
theo nhịp trao của dàn nhí . Khi họat động , mỗi tờ in khi rơi
xuống chồng giấy sẽ được hai tay kế hông vỗ vào vị trí giúp

3|Page
ổn định cạnh hồng tờ in. Bộ phận này được truyền động từ hệ
thống truyền động của máy
c. Hệ thống cấp mực
- Lô chà, nghiền mực, nút tăng tốc lô máng, máng mực, thanh
chặn hai bên
- Cung cấp lượng mực cần thiết
- Dàn lượng mực được cấp thành một lớp mỏng đồng đều
- Truyền mực qua các lô mực
- Chà mực lên bản in
d. Hệ thống chà ẩm
- nước, dung dịch ẩm, cồn
- chà ẩm lên bản in đảm bảo phần tử không in không nhận
mực
e.. Hệ thống ép in:
-Nhận và giữ giấy để thực hiện quá trình in
- Có ít nhất 1 dàn nhíp bắt đặt ở đầu lòng máng ống
-Tạo áp lực in để mực in có thể truyền đầy đủ từ ống cao su
lên bề mặt giấy
f. Bộ phận điều khiển:
Màn hình điều khiển:
+ Đặt kích thước tờ in
+ Điều chỉnh tay kê
+ Điều chỉnh tốc độ, số lượng tờ in
+ Điều chỉnh phun bột
+ Điều chỉnh từng cụm : áp lực, độ nghiêng bản, ẩm ,
mực…

2. Trình tự quy trình in trên máy in offset tờ rời SM74.


 Bước 1: Bật nguồn máy (hệ thống cấp ẩm đồng thời
được hoạt động)
 Bước 2: Đo kích thước khổ giấy, chiều dày giấy.
 Bước 3: Nhập các thông số vào bảng điều khiển, đặt
chiều tay kê
+ Khổ giấy :54,5x39,5 cm

4|Page
+ chiều dày giấy :0.3 mm
 Bước 4: căn chỉnh đầu vào giấy,đầu ra giấy,chạy thử
không ép in
+điều chỉnh kích thước bàn giấy,đầu bò,tay kê
+điều chỉnh đầu ra giấy lên xuống,thanh vỗ 2 bên,thanh vỗ
đầu
 Bước 5:Đục bản

 Bước 6: lắp bản

Mở khung an toàn à khóa cụm in à ấn nút tháo lắp bản (ấn 1


lần sẽ có tiếng còi, hết tiếng còi ấn them 1 lần nữa) à ấn nút
lấy bản ra à lấy bản mới đặt đúng chiều và cho bản quay
quanh lô à ấn nút tháo lắp bản (2 lần như trên) à đóng
khung an toàn.

 Bước 7:chạy máy


 Bước 8: Xúc mực đổ vào máng mực
+Truyền mực từ các lô chà mực xuống bản in
 Bước 9: Điều chỉnh thanh gạt mực
+Để các thanh gạt mực ở mức 3
+Chỗ nào không có phần tử in để mức 0
 Bước 10: Ấn nút chà ẩm ở 2 cụm in và bàn nạp giấy
 Bước 11: In thử (khoảng 30 tờ)
 Bước 11: Xem xét tờ in
+Kiểm tra lượng mực trên tờ in, kiểm tra tay kê để điều chỉnh

5|Page
Bài 2:
Tìm Áp Lực In Tối Ưu Khi Thực Hành In Offset

I. Mục Đích thí Nghiệm.

- Khảo sát sự ảnh hưởng của áp lực in tối ưu tới mật độ màu của
sản phẩm in
- Tìm ra áp lực in tối ưu.
II. Thiết bị và vật tư
-Máy in tờ rời SM7
-Giấy in: couche 150g/m2 khổ 43x65
-Mực in offset Hàn Quốc
-Dung dịch ẩm, dung dịch rửa máy, rửa bản, bột khô, giẻ lau
-Cao su, bản in
-Máy đo mật độ
-Thiết bị đo gia tăng tầng thứ
III. Trình tự tiến hành:
-Bật nguồn máy in, đo kích thước và độ dày giấy in, nạp
thông số vào máy nhờ bảng điều khiển, đưa giấy vào bộ phận
vào giấy
-Cho máy chạy thử để máy đạt tới độ ổn định (6000 tờ/h)
-Điều chỉnh áp lực in: ban đầu cho giá trị áp lực là 0,03 mm,
sau đó tăng dần, mỗi lần tăng 0,03 mm đo đến 0,21mm thì
dừng mỗi lần in lấy 5 tờ.
-Dùng máy đo mật độ đo các độ dày mực trên các tờ in, điền
vào bảng.
-Dựng đồ thị mối quan hệ giữa áp lực in và mật độ đo được
trên tờ in (giá trị D trung bình).
-Tìm được khoảng áp lực có mật độ đảm bảo, tiếp tục tìm áp
lực tối ưu trong khoảng mật độ này

6|Page
- Trong khoảng áp lực có mật độ đảm bảo, xây dựng đường
cong gia tăng tầng thứ, với áp lực cao nhất ứng với giá trị gia
tăng tầng thứ thấp nhất. Áp lực thấp nhất ứng với giá trị gia
tăng tầng thứ thấp nhất.
-Từ điểm giao của đường cong mật độ và đường cong tầng
thứ, ta tìm được áp lực in tối ưu trong khoảng áp lực.
IV. Báo cáo thí nghiệm:
1. Phân tích ảnh hưởng của áp lực in tới các phần tử in trong
quá trình in
- Khi áp lực in không đủ: Lượng mực truyền sang tờ in không
đủ, không đồng đều làm cho phần tử in không no mực, độ dày
mực không đạt, tờ in ra bị mờ, mật độ quang đo được thấp.
- Khi áp lực in vừa đủ: áp lực in vừa đủ cho hình ảnh in đẹp với
chất lượng cao, đồng thời nâng cao độ bền tấm cao su và bản
in, do đó có thể dùng để in số lượng lớn cho hiệu quả kinh tế
cao.
- Khi áp lực in quá lớn: lớn: khi áp lực in quá lớn làm cho hình
ảnh in trên tờ in bị sai lệch (chữ và hình ảnh có khuynh hướng
bị kéo dài theo chiều quay của ống in), điểm t’ram bị vỡ, hình
ảnh bị nhòe, bị kéo dài. Nếu áp lực in quá lớn còn làm cho
giấy bị biến dạng, dẫn đến in chồng màu kém chính xác. Nếu
in áp lực quá lớn trong thời gian dài sẽ làm hỏng máy.
2. xử lý số liệu và vẽ đồ thị
Áp lực in Mật độ màu Gia tăng tầng thứ
0.03 0.36 95.91
0.06 1.28 96.07

7|Page
0.09 1.55 96.28
0.12 1.44 96.2
0.15 1.48 96.27
0.18 1.44 96.23
0.21 1.5 96.27

1.8 96.4

1.6
96.3
1.4
96.2
1.2

1 96.1

0.8 96
0.6
95.9
0.4
95.8
0.2

0 95.7
0.02 0.04 0.06 0.08 0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2 0.22

Mật độ màu Gia tăng tầng thứ

 Nhận xét:
 Khi tăng áp lực in thì mật độ màu cũng tăng đến một giá trị tới
hạn thì mật độ màu không tăng nữa.Do khi tăng áp lực thì
lượng mực truyền lên giấy được nhiều,lớp mực dày hơn nên
mật độ màu cao hơn,nhưng khi mà áp lực quá lớn đến một giá
trị tới hạn thì lượng mực bị bóc tách quay trở lại lô cao su lúc
ấy lực kéo từ lô cao su lên giấy lớn hơn lực dính của mực lên
giấy lên giấy nên mật độ màu không thể tăng thêm.
 Áp lực in tối ưu từ 0,07-0.08

8|Page
Bài 3:
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIẤY IN TỚI
CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM IN

I. Mục đích thí nghiệm


- Tìm hiểu ảnh hưởng của Giấy in đến chất lượng sản phẩm in.
- So sánh chất lượng sản phẩm in giữa các loại giấy khác nhau và
giữa các định lượng giấy khác nhau.
II. Thiết bị và vật tư:
- Máy in tờ rời SM74
-Giấy in: Giấy in Bãi bằng 60g/m2, couche 80,150, 200 g/m2
với các khổ 32x43cm
-Mực in offset Hàn Quốc Dung dịch ẩm, dung dịch rửa máy,
rửa bản, bột khô, giẻ lau Cao su, bản in Máy đo mật độ
III. Trình tự tiến hành
-Bật nguồn máy in, đo kích thước và độ dày giấy in, nạp thông
số vào máy nhờ bảng điều khiển, đưa giấy vào bộ phận vào
giấy, lựa chọn hướng thớ giấy thống nhất với các tờ in.
-Cho máy chạy thử để máy đạt tới độ ổn định (6000tờ/h)
-Điều chỉnh áp lực in phù hợp, in ứng mỗi loại giấy 10 tờ
-Dùng máy đo mật độ đo mật độ màu trên các tờ in, điền vào
bảng.
-Đánh giá cảm quan bằng kính soi t’ram và bằng máy đo mật
độ
IV. Báo cáo thí nghiệm
1 ý nghĩa của việc thay đổi các loại giấy
Để tìm ra loại giấy phù hợp với sản phẩm cần in,loại mực in
và quá trình in sao cho tạo ra sản phẩm tốt nhất mà tiết kiệm
được chi phí nhiều nhất.
2.Ảnh hưởng của giấy đến chất lượng sản phẩm trong quá
trình in
9|Page
- Khả năng in : + Giấy có định lượng thấp => độ xốp cao=> mức
độ biến thiên độ ẩm càng lớn dẫn đến sự thay đổi kích thước
của giấy ảnh hưởng đến sự chồng màu. Độ ẩm cao làm giảm
độ bền cơ học của giấy và làm nhòe hình ảnh in
+ Giấy có tính nhẵn phẳng càng cao thì khả
năng giấy tiếp xúc với tấm cao su càng tốt => khả năng truyền
mực tốt.
- Độ pH của giấy trong in offset từ 5,5 đến 8,5. Chỉ số pH phụ
thuộc vào bản chất hóa học của thành phần giấy. Do vậy các
loại giấy khác nhau có độ pH cũng khác nhau. Chỉ số pH của
giấy có ảnh hưởng trực tiếp tới tính chất của mực. Các nghiên
cứu khảo sát cho thấy mực in trên giấy có pH<4,6 là rất lâu
khô thậm chí không thể khô. Bên cạnh đó, trong quá trình in
offset, các sơ sợi giấy có thể lẫn vào dung dịch ẩm gây nên
hiện tượng tăng độ pH của dung dịch ẩm (pH=4,5 đến 5,5)
làm giảm khả năng thấm ướt dung dịch ẩm lên bản in

+ Khả năng hấp thụ: Nó thể hiện sự tương quan


giữa giấy và các chất lỏng khác ở đây chỉ nói đến khả năng
thấm hút mực của giấy. Lượng mực truyền phụ thuộc vào đặc
trưng của bề mặt giấy. Bề mặt giấy càng nhám thì lượng mực
hút càng lớn. Cho nên bề mặt giấy càng thô thì lượng mực tốn
càng nhiều, mà mực in trên khuôn in có giới hạn nên phần tử
in không thể phủ kín được dẫn đến không nét hoặc mất nét
+Khả năng làm việc: giấy có sức căng không cao dễ bị
đứt, hỏng hóc( đặc biệt máy in cuộn với tốc độ cao thì yêu cầu
giấy phải có độ bền kéo cao).
3. Bảng kết quả thí nghiệm

10 | P a g e
 Nhận xét:
 giá trị mật độ màu ở các loại giấy couche gần với giá trị mật
độ màu tiêu chuẩn nằm trong khoảng 1.4-1.6 hơn là giấy
offset.
 Nhận xét khách quan khi in ra ta thấy màu sắc ở tờ in trên giấy
couche có màu sắc nét và giống với màu thật hơn.
 Đánh giá cảm quang thông qua kính t’ram thì cũng thấy rõ
được mật độ các điểm t’ram ở cùng 1 mức độ ở giấy couche
cao hơn so với giấy offset
 Do giấy couche có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và
sáng. Giấy có bề mặt nhẵn bóng tính thấm hút mực thấp hơn,
do bề mặt giấy couche được tráng phủ và từ đó các hạt sắc
pigment nằm lại được bên trên bề mặt của giấy, áp lực thích
hợp sẽ tạo cho lực bám dính của mực trên giấy tốt. Do vậy
mật độ màu trên giấy couche cao hơn mật độ màu trên giấy
Off. Hình ảnh in trên giấy offset có độ tương phản và độ sắc
nét không cao, do bề mặt của giấy offset nhám, làm cho khuôn
in không tiếp xúc đồng đều được với bề mặt giấy, nên lớp mực
trên bề mặt giấy không đồng đều và giấy có nhiêu vi lỗ làm
cho mực bị thấm hút vào bên trong vi lỗ, dẫn đến các hạt sắc
pigment nằm được bên trên bề mặt của giấy ít, điều đó làm
cho hình ảnh in không được sắc nét. Mặt khác các vi lỗ cũng
gây ra hiện tượng tán xạ ánh sáng và làm cho hình ảnh in có
độ sắc nét và độ đậm không cao.

BÀI 4:

11 | P a g e
Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Tốc Độ In Tới Chất
Lượng Màu Sắc Sản Phẩm In
I. Mục đích thí nghiệm
- Tìm hiểu ảnh hưởng của tốc độ in tới chất lượng màu sắc sản
phẩm in.
- So sánh chất lượng sản phẩm in giữa các tốc độ in khác nhau.
II. Thiết bị và vật tư
-Máy in tờ rời SM7
-Giấy in: couche 150g/m2 khổ 31x43 cm
-Mực in offset Hàn Quốc
-Dung dịch ẩm, dung dịch rửa máy, rửa bản, bột khô, giẻ lau
-Cao su, bản in
-Máy đo mật độ
III. Trình tự tiến hành
-Chuẩn bị bản in, mực, máy đo mật độ màu, dung dịch ẩm, giẻ
lau,… giấy couche, đo kích thước giấy( 31x43cm), độ dày
giấy( 0,13mm), bật nguồn máy in, nạp thông số vào máy nhờ
bảng điều khiển, giấy vào bộ phận vào giấy
- cho máy chạy thử để máy đạt tốc ổn định, sau đó điều chỉnh
áp lực in phù hợp, sau đó in ứng mỗi tốc độ 3000 tờ/h, 6000
tờ/h, 12000 tờ/h khoảng 10-20 tờ. Dùng máy đo mật độ màu
10 tờ, ghi lại kết quả vào bảng.
IV. Báo cáo thí nghiệm
1.ý nghĩa của việc thay đổi tốc độ in
Trong quá trình máy in hoạt động,khi thay đổi vận tốc của
máy in các quá trình truyền mực,truyền ẩm,cân bằng mực/ẩm
liên tục thay đổi dẫn tới sự thay đổi về mật độ màu sắc trong
quá trình in ,do đó cần khảo sát để tìm ra tốc độ phù hợp với
máy in và sản phẩm.
2.Phân tích ảnh hưởng của tốc độ in tới chất lượng màu sắc
và mật độ màu đo được.

12 | P a g e
Ảnh hưởng của tấm cao su cụ thể là:
+ Sức căng bề mặt của tấm cao su:
+ Độ nhám bề mặt: Cao su phải có bề mặt nhẵn phẳng đê
+ Khả năng nhận và truyền mực
+ Hệ số nén: Nó ảnh hưởng đến độ sắc nét của điểm tram
và hình ảnh in
+ Khả năng truyền tầng thứ
+ Khô/trương, tẩy rửa, độ cứng, bền kích thước
- Ảnh hưởng của dung dịch ẩm
+ Độ cứng/tạp chất của nước:Lượng nước làm ẩm phụ
thuộc vào độ nhám của bề mặt bản in. Mặt nhám thô cần nhiều
nước hơn mặt nhám mịn. Đồng thời tính háo nước của mực in
cũng ảnh hưởng tới lượng ẩm
+ Các phụ gia của dung dịch ẩm
+ Giá trị pH, sức căng bề mặt:
+ Tính lưu biến
+ Sự phụ thuộc vào nhiệt độ của tính lưu biến
- Ảnh hưởng của bản in
+ Sức căng bề mặt của vùng nhận mực
+ Sức căng bề mặt của vùng nhận nước
+ Độ nhám bề mặt bản, đặc biệt ở bề mặt phần tử không in:
Hạt trên mặt bản in ( độ nhám) đăch trưng bằng mật độ hạt,
dạng hạt và kích thước hạt. Mật độ hạt càng lớn (hạt càng
nhỏ), diện tích bề mặt lớn ký tự in sẽ sắc nét và phản ánh hình
ảnh trung thực. Tuy nhiên độ mịn của hạt quá nhỏ, khả năng
chứa các chất phải hấp phụ (nước, chất cảm quang…) sẽ kém
+ Sức hút mao quản, cấu trúc micro của bề mặt phần tử
không in.
+ Loại vật liệu
+ Phương pháp chế tạo bản in
- Ảnh hưởng của tốc độ in

13 | P a g e
3.số liệu thu được

 Nhận xét
 Mật độ màu ở tốc độ 12000 tờ/ giờ nhỏ hơn so với 2 tốc độ in
nhỏ hơn.Ngoài ra khi chạy với tốc độ 12000 tờ/ giờ còn gây ra
rất nhiều lỗi như ra giấy dù đã được căn chỉnh nhưng khi tốc
độ quá nhanh giấy ra vẫn bị xước,rối giấy
 Chất lượng màu sắc cũng bị giảm đi khi in với tốc độ thấp
hơn. Gây ra hiện tượng mất cân bằng mực ẩm nhiều chỗ phần
từ không in
 Hình ảnh 1 số lỗi khi in với tốc độ 12000 tờ/giờ

14 | P a g e
-

15 | P a g e
Bài 5:
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỰC IN TỚI CHẤT
LƯỢNG SẢN PHẨM IN

I. Mục Đích
- Tìm hiểu ảnh hưởng của mực in tới chất lượng sản phẩm in
- So sánh chất lượng sản phẩm in giữa các loại mực của các hãng
II. Thiết bị và vật tư
-Máy in tờ rời SM7
-Giấy in: couche 150g/m2 khổ 31x43 cm
-Mực in offset Hàn Quốc,mực in Apex ( liên doanh Việt Nam
và Nhật Bản)
-Dung dịch ẩm, dung dịch rửa máy, rửa bản, bột khô, giẻ lau
-Cao su, bản in
-Máy đo mật độ
III. Trình tự tiến hành
-Chuẩn bị bản in, máy đo mật độ màu, dung dịch ẩm, giẻ lau,
… giấy couche, đo kích thước giấy( 31x43cm), độ dày
giấy( 0,13mm). Chuẩn bị 2 loại mực in offset Nippon và
Apex, bật nguồn máy in, nạp thông số vào máy nhờ bảng
điều khiển, giấy vào bộ phận vào giấy
- Cho máy chạy thử để máy đạt tốc ổn định, sau đó điều chỉnh
áp lực in phù hợp , với mỗi loại mực in khoảng 10-20 tờ, sau
đó dùng máy đo mật độ màu đo các tờ in và đo giá trị màu
Lab và ghi lại kết quả vào bảng.

IV . Báo cáo thí nghiệm


1. ý nghĩa của việc thay đổi các loại mực
Mỗi 1 loại mực đều có những đặc tính và tính chất khác nhau
phù hợp với khả năng in,,,, vì vậy mà trước khi in cần phải
biết các đặc tính của mình sử dụng để căn chỉnh sao cho phù
hợp quá trình in,với sản phẩm in.

16 | P a g e
2.Phân tích ảnh hưởng của mực in tới chất lượng sản phẩm
in trong quá trình in
- Độ dính và nhuyễn: để đảm bảo tính in
- Độ phủ( che khuất): là một tính chất quan trọng của mực in,
nếu độ phủ không tốt các phần tử in không nét,không rõ ràng
- Độ khô: trong quá trình in, mực in phải có độ khô nhất định
theo yêu cầu của từng phương pháp in và từng loại sản phẩm
in
+ Mực khô bằng quá trình vật lý :khô do bay hơi,khô do thẩm
thấu,khô do sấy nhiệt
+ Mực khô bằng quá trình hóa học: chất liên kết bị oxi hóa tạo
thành lớp màng bám trên tờ in ,khô bằng chiếu tia UV
- Độ bền với ánh sáng: có nhiều sản phẩm in trong quá trình sử
dụng tiếp xúc nhiều với ánh sáng nên đòi hỏi mực phải có độ
bền với ánh sáng
- Mực in phải có độ bên với nước và kiềm
- Chịu được những vật liệu khác phủ lên
3. số liệu báo cáo

17 | P a g e
 Tính toán sự sai lệch màu giữa 2 loại
mực
Sai màu ΔE =√ Δ L2 + Δ a2+ Δb ²
 Màu C
ΔL= LApex- LNippon=-1.92
Δa=aApex-aNippon=1.96
Δb=bApex-bNippon=-0.57
 ΔE=2.8
 Màu M
 ΔL= LApex- LNippon=1.03
 Δa=aApex-aNippon=-2.05
 Δb=bApex-bNippon=-0.19

 ΔE=2.3

 Nhận xét
 Với 2 loại mực khác nhau với ở cùng áp lưc in,cùng loại giấy
cùng kích thước và cùng tốc độ in thì mật độ màu của mực màu C
của Apex lớn hơn Nippon.Nhưng mật độ màu của màu M của
Nippon lại lớn so với Apex
 Thực chất khi so sánh 2 mẫu bằng mắt thường khó có thể nhận ra
sự khác biệt nhưng khi sử dụng máy đo thì đen ta E khá lớn

18 | P a g e
MỤC LỤC

Bài 1:.........................................................................................................................
Tìm Hiểu Thiết Bị, Vật Liệu, Quy Trình Vận Hành.................................................
I. Mục Đích Thí Nghiệm.....................................................................................
II. Nguyên Vật Liệu và Thiết Bị Thí Nghiệm...................................................
III. Báo Cáo Thí Nghiệm....................................................................................
1. Vai trò của các bộ phân trên máy in SM74...................................................
2. Trình tự quy trình in trên máy in offset tờ rời SM74....................................
Bài 2:.........................................................................................................................
Tìm Áp Lực In Tối Ưu Khi Thực Hành In Offset.....................................................
I. Mục Đích thí Nghiệm......................................................................................
II. Thiết bị và vật tư............................................................................................
III. Trình tự tiến hành:..........................................................................................
IV. Báo cáo thí nghiệm:.......................................................................................
1. Phân tích ảnh hưởng của áp lực in tới các phần tử in trong quá
trình in.................................................................................................................
2. xử lý số liệu và vẽ đồ thị.................................................................................
Bài 3:.........................................................................................................................
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA GIẤY IN TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM IN..................................................................................................................
I. Mục đích thí nghiệm.......................................................................................
II. Thiết bị và vật tư:..............................................................................................
III. Trình tự tiến hành............................................................................................
IV. Báo cáo thí nghiệm.........................................................................................
1 ý nghĩa của việc thay đổi các loại giấy............................................................
2.Ảnh hưởng của giấy đến chất lượng sản phẩm trong quá trình in...................
3. Bảng kết quả thí nghiệm...............................................................................
BÀI 4:......................................................................................................................
Khảo Sát Ảnh Hưởng Của Tốc Độ In Tới Chất Lượng Màu Sắc Sản
Phẩm In................................................................................................................

19 | P a g e
I. Mục đích thí nghiệm........................................................................................
II. Thiết bị và vật tư.............................................................................................
III. Trình tự tiến hành..........................................................................................
IV. Báo cáo thí nghiệm......................................................................................
1.ý nghĩa của việc thay đổi tốc độ in.................................................................
2.Phân tích ảnh hưởng của tốc độ in tới chất lượng màu sắc và mật
độ màu đo được.................................................................................................
3.số liệu thu được..............................................................................................
Bài 5:.......................................................................................................................
KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỰC IN TỚI CHẤT LƯỢNG
SẢN PHẨM IN.......................................................................................................
I. Mục Đích........................................................................................................
II. Thiết bị và vật tư...........................................................................................
III. Trình tự tiến hành.........................................................................................
IV . Báo cáo thí nghiệm......................................................................................
1. ý nghĩa của việc thay đổi các loại mực.........................................................
2.Phân tích ảnh hưởng của mực in tới chất lượng sản phẩm in trong
quá trình in...........................................................................................................
3. số liệu báo cáo...............................................................................................

20 | P a g e

You might also like