HD thực tập nghề nghiệp 1 QTKS. 2023.Gui SV

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1
Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH KHÁCH SẠN FORTUNA – KHÁCH SẠN
FORTUNA HÀ NỘI.

Sinh viên thực hiện: LÊ HOÀNG ANH


Mã sinh viên : 21111543535
Lớp : ĐH11QTKS4
Khoá : 11 (2021-2025)
Hệ : CHÍNH QUY

Hà Nội, năm 2023

1
Bìa lót
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
(Bold, size 14)
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Bold, size 16)

BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 1
Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH KHÁCH SẠN FORTUNA – KHÁCH SẠN
FORTUNA HÀ NỘI.

Sinh viên thực hiện: LÊ HOÀNG ANH


Mã sinh viên : 21111543535
Lớp : DH11QTKS4
Khoá : 11 (2021-2025)
Hệ : CHÍNH QUY

Hà Nội, năm 2023

2
LỜI MỞ ĐẦU

Trong thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế thị trường cùng với sự nhảy vọt của
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, đời sống vật chất của con người ngày một nâng
cao do đó nhu cầu đi du lịch để vui chơi, giải trí, tìm hiểu các nền văn hoá khác nhau
ngày càng phát triển. Để đáp ứng tốt nhu cầu của du khách trong những năm gần đây
ngành du lịch Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc quảng bá và xúc tiến du lịch,
thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Ngành du lịch Việt Nam đang từng
bước phát triển cùng với tốc độ phát triển nhanh của các nhà hàng, khách sạn. Chính
vì thế mà em đã chọn khách sạn là nơi để học tập và trải nghiệm trong 4 năm ngồi trên
ghế nhà trường.
Thực tập cơ sở ngành là một điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi sinh viên,
giúp cho sinh viên rèn luyện tốt kỹ năng giao tiếp xã hội đồng thời xây dựng các mối
quan hệ với đơn vị thực tập, thu thập các thông tin, dữ liệu để phục vụ cho việc hoàn
thiện luận văn tốt nghiệp. Trong quá trình thực tập, sinh viên có điều kiện cọ sát với
thực tế, ứng dụng những kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình học tập vào các
hoạt động thực tiễn của đơn vị thực tập, qua đó củng cố kiến thức chuyên sâu của
ngành học. Với mục tiêu là đem những kiến thức học hỏi được áp dụng vào công việc
thực tiễn, có them thời gian để thực tập thực tế, nhà trường và khoa đã phối hợp với
các đơn vị du lịch tổ chức đợt thực tập hai tháng cho sinh viên. Đây chính là cơ hội để
chúng em có điều kiện tiếp xúc với thực tế, so sánh sự khác nhau giữa lý thuyết được
học và thực tiễn công việc, được thực hành và học hỏi thêm kinh nghiệm làm việc
trong môi trường du lịch, khách sạn.
Trong đó, em đã may mắn được thực tập tại bộ phận phụ bếp của khách sạn
fortuna Hà Nội, có cái nhìn tổng quát về bộ phận nói riêng và hoạt động trong khách
sạn nói chung. Nó giúp em cũng cố được nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm bổ
ích, bổ sung vào hành trang của mình để bắt đầu theo đuổi con đường đam mê nghề
nghiệp.

3
Chương 1: : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHÁCH SẠN

FORTUNA

1. Giới thiệu chung về khách sạn Fortuna.


1.1. Tổng quan về khách sạn:
Khách sạn Fortuna Hà Nội (trực thuộc Công ty liên doanh khách sạn Hà Nội
Fortuna) được thành lập theo giấy phép đầu tư số 1129/GB và được xây dựng theo nét
kiến trúc độc đáo của Châu Âu, mang nhiều màu sắc khác nhau. Đến năm 1998, khách
sạn chính thức được đưa vào hoạt động.
Vị trí: khách sạn tọa lạc tại số 6B Láng Hạ, quận ba Đình, thành phố Hà Nội
( thuộc vị trí trung tâm thương mại và ngoại giao của hà Nội), cách không xa trung
tâm triển lãm Giảng Võ và chỉ cách sân bay Nội Bài khoảng 30 phút xe.
Khách sạn Fortuna đạt tiêu chuẩn khách sạn 4 sao, gồm tòa nhà 17 tầng với 350
phòng được trang bị tiện nghi với các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác và thư
giãn.
2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn.
2.1. Khách sạn gồm các bộ phận:
-Sales and marketing Division (Bộ phận Marketing và bán hàng)
-Sales
-Reservation (đặt chỗ)
-Artist (trang trí khách sạn)
-Front office Department (lễ tân)
-Reception o Telephone operator
-Business center
-Car service Food and beverage Division (bộ phận ăn uống)
-Personnel Division (Nhân sự)
-Phòng nhân sự

4
-Phòng an ninh khách sạn
-Phòng Y tế House keeping Division (Buồng)
-Engineering Department (bộ phận kỹ thuật)
-Accouting Division ( Kế toán)
2.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
 General Director (Giám độc khách sạn):
Tổng giám đốc khách sạn, quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh của khách
sạn, đề ra và thực hiện các chính sách và chiến lược của khách sạn,chịu trách nhiệm về
toàn bộ kết quả hoạt động của khách sạn, phối hợp công việc của các bộ phận.
 General Manager:
Giám đốc khách sạn là người quản lý cao nhất trong khách sạn, chịu trách nhiệm
quản lý điều hành toàn bộ hoạt động trong khách sạn, đảm bảo việc đem lại hiệu quả
cao nhất. Công việc cụ thể là tạo ra môi trường làm việc thân thiện, năng suất cao,
quản lý chất lượng dịch vụ, quản trị tài sản, con người và hoàn thành các chỉ tiêu kinh
doanh.
 Front Office Manager (Trưởng bộ phận lễ tân):
Trưởng bộ phận lễ tân có trách nhiệm quản lý hoạt động bộ phận lễ tân sao cho hiệu
quả, đúng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ khách sạn đề ra. Các công việc cụ thể bao
gồm: Điều phối công việc bộ phận lễ tân; đón tiếp khách VIP, khách đoàn,…; xử lý
các yêu cầu, phàn nàn của khách; tuyển chọn, đào tạo nhân sự lễ tân.
 Human Resource Manager (Trưởng phòng nhân sự):
Trưởng phòng nhân sự chịu trách nhiệm tham mưu, điều hành nhân sự trong khách
sạn; nghiên cứu các mô hình tổ chức bộ máy quản lý hồ sơ cho cán bộ, công nhân
viên. Thực hiện các chính sách về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, khen thưởng,
kỷ luật, đề xuất, bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên về quản lý nghiệp vụ chuyên môn
đồng thời lên kế hoạch tuyển dụng, đào tạo theo nhu cầu thực tiễn của khách sạn.
 Chief Accountant (Trưởng bộ phận kế toán):
Trưởng bộ phận kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc về vấn đề tài chính, có
trách nhiệm giám sát và chỉ đạo mọi vấn đề kế toán và tài chính. Tư vấn chính sách tài
chính, kế toán cho giám đốc, chủ đầu tư. Chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ, quản
lý và đánh giá được khả năng làm việc của các vị trí kế toán trong phòng.
Kiếm soát và ký toàn bộ các hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung
cấp hàng hóa, hợp đồng bán phòng và dịch vụ trước khi chuyển cho giám đốc ký. Đảm
bảo rằng tất cả các vấn đề về thuế đang được kiểm soát và xử lý một cách hợp lý, phù
hợp với công ty và pháp luật nhà nước.
 Sales & Marketing Manager (Trưởng bộ phận kinh doanh):
Trưởng bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm bán phòng và các dịch vụ khách sạn,
lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện triển khai. Quản lý đội ngũ nhân sự phòng kinh
doanh, bao gồm giao việc, giám sát, kiểm tra hiệu quả.Trưởng bộ phận kinh doanh tiếp
thị kết hợp với Giám đốc và các trưởng bộ phận khác đảm bảo mục tiêu doanh thu và
lợi nhuận. Lên kế hoạch làm việc hàng tuần, tháng, quý, năm.
 Food & Beverage Manager (Trưởng bộ phẩn ẩm thực):
Trưởng bộ phận ẩm thực chịu trách nhiệm quản lý bộ phận ẩm thực của khách sạn,
có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động liên quan đến ẩm thực từ nhà hàng, Bar,

5
phòng trà, tiệc cưới, hội nghị, …Quản lý nhân viên, tiêu chuẩn phục vụ, quản lý hàng
hóa, tài sản, giải quyết sự cố và khiếu nại của khách. Tham gia tuyển dụng và đào tạo
đội ngũ F&B
 Executive Chef (Bếp trưởng):
Bếp trưởng chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động của bộ phận bếp.
Đảm bảo chất lượng món ăn phục vụ thực khách, đảm bảo vệ sinh an toànthực phẩm,
đảm bảo duy trì chi phí thực phẩm ở mức tiêu chuẩn nhà hàng kháchsạn quy định.
Quản lý hàng hóa trong bếp, quản lý công cụ, dụng cụ, tài sản,tham gia các hoạt động
kinh doanh, tuyển chọn và đào tạo nhân sự bếp.
 Executive Housekeeping (Trưởng bộ phận buồng phòng):
Trưởng bộ phận buồng phòng chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo, kiểm soát và
phối hợp tất cả các hoạt động của bộ phận buồng phòng. Đảm bảo làm tốt công tác vệ
sinh, bảo dưỡng, các yêu cầu của phòng khách, khu vực công cộng, …
Xây dựng tiêu chuẩn làm việc cho nhân viên bộ phận; quản lý, điều phối các hoạt
động của bộ phận; giải quyết các yêu cầu, phàn nàn của khách hàng; tuyển chọn và
đào tạo bồi dưỡng nhân sự.
 Chief Securrity (Trưởng bộ phận an ninh):
Trưởng bộ phận an ninh có trách nhiệm điều hành hoạt động tại các bộ phận nhằm
đảm bảo an toàn cho người và tài sản của khách sạn, khách hàng và nhân viên. Đại
diện cho khách sạn làm việc với cơ quan chức năng theo đúng quyền hạn và chức năng
của bộ phận an ninh an toàn như: công an khu vực, cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
 Chief Engineering( Trưởng bộ phận kỹ thuật):
Trưởng bộ phận kỹ thuật, bảo trì có trách nhiệm đảm bảo các hệ thống, thiết bị hoạt
động trong trạng thái tốt, không bị gián đoạn. Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì định
kỳ và bảo trì ngăn ngừa cho hệ thống kỹ thuật. Nhận biết và cảnh báo các rủi ro của
đơn vị trong quá trình vận hành, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố,
giảm thiểu rủi ro.
Tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ các hoạt động của bộ phận kỹ thuật. Phân
công, giao việc, điều động và hướng dẫn, hỗ trợ nhân viên dưới quyền thực hiện
nhiệm vụ chung của bộ phận kỹ thuật.

2.3. Nội quy, quy định.


- Quyền lợi của người lao động:
 Phép năm.
 Ký hợp đồng được hưởng phép năm.
 Số ngày hưởng dựa theo tháng làm việc.
 Tiêu chuẩn: 12/năm, tối đa được 14 ngày, 5 năm làm việc cộng 1 ngày phép.
 Ngày phép phải clear trong năm và được vay 25% của năm sau.
 Xin phép điền form trc 7 ngày.
1. Nghỉ lễ.

6
 10 ngày.
 Đi làm = 3 ngày , Trả bù trong 5 tuần tiếp theo.
2. Nghỉ tuần.
 4 ngày/ tháng.
 Khách sạn có quyền gọi đi làm và không được đi xa khỏi nội thành,
nếu đi xa sẽ tính thành âm lịch, trả bù trong 4 tuần.
 Nhân viên văn phòng: báo trước 1 giờ.
 Nhân viên theo ca báo trước 4 giờ.
 Giấy ốm nộp ngay khi đi làm lại và giấy khám của bệnh viện, giấy
khám của bác sĩ tư vấn là không hợp lệ.
 Có giấy ốm của BHXH hưởng 75% lương.
3. Nghỉ đẻ.
 Làm việc cho khách sạn và khoảng cách các lần sinh là 3 năm.
 Hưởng 100% lương trong chế độ nghỉ đẻ.
 Phải báo cho HR việc mang thai trong vòng 3 tháng đầu thai kì, đơn
xin nghỉ đẻ trước 1 tháng.
 Tiền trợ cấp thai sản = 2 tháng tiền lương cơ sở (1.390.000) =
2.780.000. Từ 1/7/2019 tiền lương cơ sở tăng 1.490.000d/tháng ->
tiền trợ cấp thai sản = 2.980.000.
4. Nghĩ dưỡng sức sau sinh.
 Tối đa 10 ngày đối với một lần từ hai con trở lên.
 Tối đa 7 ngày đối với sinh con đẻ mổ.
 Tối đa 5 ngày đối với sinh thường.
 Mức hưởng dưỡng sức sau sinh (= thời gian nghỉ dưỡng sức x
1.390.000 x 30%) = số ngày nghỉ x 417.000. Tiền dưỡng sức còn
được áp dụng cho
người bệnh nghỉ ốm dài ngày theo chỉ định của bác sĩ (từ 5-10 ngày).

5. Nghỉ khác

a) Kết hôn: 3 ngày nguyên lương (xin trước 1 tháng).


 Bố/mẹ/anh/chị kết hôn: 1 ngày không lương ( xin trước 1 tháng).
 Nghỉ ko lương ( xin trước 1 tháng).
b) Nghỉ tang: tứ thân phụ mẫu, con, vợ chồng 3 ngày nguyên lương

7
 Tang ông/bà/anh/chị: 1 ngày không lương.
6. Thưởng

a) Chính thức hàng năm cho: nhân viên làm việc 5, 10, 15…năm, nhân
viên của năm.

b) Theo kế hoạch: Chăm sóc khách hàng, năng suất lao động, thành tích
nổi bật.

c) Khen thưởng tức thời: Trung thực, sáng tạo trong công việc, dự án
cuộc thi….
 Phần thưởng: tiền, hiện vật, bữa ăn, du lịch…
7. Đồng phuc
 Mặc trong giờ làm việc.
 Trả lại khi thôi việc.
8. Locker
 Không được để đồ ăn, vật cấm, tài sản của khách sạn.
 Hỏng khóa thay khóa báo HR, nộp lại chìa khóa cho HR.
 Trả lại tủ cho HR khi thôi việc.
9. Đào tạo
 Nghiệp vụ.
 Cross training.
 Thuê ngoài vào đào tạo và tự học.
10. Khám sức khỏe
 Khám tổng quát 1 lần/năm.
 Nhân viên mới khám trước khi vào làm.
 Hộp sơ cứu trong bộ phân.
- Trách nhiệm của người lao động

1. Nhân viên không đi các lối đi dành cho khách trừ khi đc phép.
2. Dập vân tay trước /sau ca làm việc.
 Dập vân tay khi đi ăn ca-> HR nhắc 2 lần, vẫn quên bị phạt.
3. Name tag
 Phải đeo trong suốt ca làm việc trừ trong locker.

8
 Hư hỏng báo đổi, mất 500k, thay miễn phí cho nhân viên làm từ 3
năm trở lên.
4. Không đc mang sử dụng điện thoại trừ nhân viên được sự cho phép
của HOD.
 Trong locker và canteen.
5. Hút thuốc .
 Không được phép mang trong người và tủ locker.
 Gửi cho Sup hoặc HOD.
 Hút tại nơi quy định.
 Không hút khi đang nhập dầu.
6. Ko đi vệ sinh trong khu vực của khách.

7. Tiền và đồ đạc mang ra, vào khách sạn có thể bị kiểm tra an ninh.
 Chỉ được mang dưới 500,000 VNĐ, quá phải khai báo.
 Trên 3 triệu phải có chữ ký HOD.
 Nếu ko khai báo ->từ thiện.
8. KHÁC
 Không đi thang khách.
 Không mang đồ ăn vào khách sạn, ko ăn tại văn phòng, locker,
restroom, thang máy…
 Không viết vẽ lên bảng thông báo.
 Không mang tài sản của khách sạn ra ngoài khi chưa có giấy phép.
 Đồ đạc cá nhân mang ra vào khách sạn phải kê khai ở ckeck point.
 Không tiếp khách cá nhân trong giờ làm việc, hoặc phải được HOD đồng ý.
9. Chú ý vệ sinh thiết bị PCCC.
 Có trách nhiệm , biết công dụng và cách dùng của thiết bị PCCC.
 Không được tự ý di dời, động chạm, kích hoạt thiết bị PCCC.
- Kỷ luật:

1. Counselling: cảnh cáo nhắc nhở.

2. Lỗi nhẹ: Cho các vi phạm lần đầu, lưu giữ trong hồ sơ.

a) Trừ điểm thưởng (1-> 4 điểm) các lỗi sau:

9
 Không dập vân tay.
 Không thông báo thay đổi địa chỉ cá nhân cho HR trong vòng 7 ngày.
 Đi làm muộn.
 Ra vào lối đi của khách, lối đi dành cho thu mua.
 Không follow grooming, mặc đồng phục ra ngoài.
 Đến training, họp muộn 15 phút.
 Không giữ vệ sinh nơi làm việc, gây lãng phí điện, nước.
b) Cảnh cáo miệng (verbal warning): trừ 3 điểm thưởng, 10% lương,
10% thưởng cuối năm.
 Đùa giỡn, lãng phí thời gian, sao nhãng công việc.
 Tự ý đổi lịch, ca làm việc không được sự đồng ý của HOD.
 Ở lại khách sạn không có lý do trừ nhân viên bậc 3-5.
 Sử dụng các khu vực, trang thiết bị cho khách khi chưa được sự đồng ý.
 Tự ý xóa, thay đổi thông tin ở bảng tin, tô vẽ lên tài sản.
 Tự ý di chuyển tài sản của khách sạn, sử dụng thiết bị điện, cơ khí
sau thao tác.
 Đưa chuyền, do thám, tán gẫu, nói xấu đồng nghiệp, khách hàng, có
thái độ không tốt với cấp trên.
 Sử dụng điện thoại khi không được phép.
3. Lỗi nghiêm trọng.

a) Cảnh cáo bằng văn bản (Written warning): trừ 4 điểm thưởng, 30%
lương, 30% thưởng cuối năm.
 Có 2 Verbal warning trong 3 tháng.
 Mang rượu vào khách sạn.
 Từ chối kiểm tra an ninh, mang ra/vào tài sản khách sạn khi
không được phép.
 Giả vờ ốm, từ chối đi làm trong ngày nghỉ, rời vị trí làm việc khi chưa được
sử đồng ý.
 Không tuân theo chỉ dẫn trong công việc, chính sách thông báo của
khách sạn.
 Ăn uống tại các khu vực cấm, ăn đồ ăn phục vụ khách.
 Dấu diếm bệnh truyền nhiễm, cung cấp bằng chứng không đúng.

10
 Ngủ trong giờ làm việc.
 Sử dụng trang thiết bị của khách sạn vào công việc riêng, lơ là
làm hỏng hóc, mất mát, nguyên vật liệu, trang thiết bị của khách
sạn, đồng nghiệp.
 Không nộp L&F.
 Không hợp tác với đồng nghiệp, nói xấu, chửi bới, dọa nạt đồng
nghiệp, cấp trên, khách hàng
 Xem nhẹ, không báo cáo về phàn nàn của khách với cấp trên, bao
che cho lỗi vi phạm của đồng nghiệp
 Vi phạm nội quy an toàn, gây nguy hiểm cho bản thân, đồng nghiệp,
tài sạn của khách sạn.
 Hút thuốc trong khu vực cấm, không kê khai tiền, tài sản mang
vào/ra khách sạn.
b) Đình chỉ công việc trong hưởng lương trong 7 ngày: Khi cần điều
tra thêm.

c) Sa thải không trợ cấp thôi việc:


 Bị tiếp verbal warning trong 6 tháng.
 Quấy rối.
 Hành vi vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng có giá trị từ 5 triệu đồng
trở lên (dù đã tìm cách khắc phục).
 Đổi ngoại tệ, kinh doanh cá nhân, cho vay lãi.
 Nghỉ 3 ngày liên tục không lý do.
 Tự ý liên hệ với nhà cung cấp, khách hàng để vòi vĩnh, gọi taxi,
hướng dẫn bất hợp pháp cho khách.
 Lạm dụng chức quyền, tên của khách sạn vì lợi ích kinh doanh cá nhân.
 Sử dụng chất gây nghiện, mang vũ khí vào khách sạn.
 Uống rượu say khi đến làm việc, không trung thực trong công việc
ăn cắp tài sản của khách sạn, đồng nghiệp.
 Tiết lộ thông tin cho đối thủ cạnh tranh, các hành vi phá hủy tài sản,
làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của khách sạn.
 Tự ý giữ chìa Master hoặc các thiết bị mở khóa của khách sạn mà
không được phép.

11
 Không làm theo yêu cầu của cấp trên, làm chậm tiến độ công việc
gây ảnh hưởng đến kinh doanh của khách sạn.

2.4. Các lĩnh vực kinh doanh của fortuna.
2.4.1. Kinh doanh lĩnh vực lưu trú.
Khách sạn Fortuna có 349 phòng đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn 4 sao
nằm từ tầng 5 đến tầng 16; gồm 4 loại phòng: Deluxe, Grande; Premier và
Suite; khách có thể chọn phòng hút thuốc hoặc không hút thuốc. Phòng ở đây
khá rộng rãi, cách bài trí và màu sắc hiện đại, cửa sổ kính lớn tận dụng được
nhiều ánh sáng tự nhiên và tạo cảm giác thoáng hơn cho căn phòng. Trong
phòng luôn đặt hoa quả miễn phí để chào đón khách. Cũng như các khách
sạn khác, Fortuna cũng có các loại giá khác nhau khi bán buồng, giá giao
động từ 1,600,000++ đến 6,500,00++ VNĐ/1 đêm. Khách hàng còn nhận
được nhiều ưu đãi như: giá buồng rẻ hơn, miễn phí món soup trong ngày
check-in và check-out muộn đến 16:00 khi đặt buồng trước khi đến thông
qua các trang mạng của Agoda.
2.4.2. Kinh doanh ăn uống.
Nhà hàng Âu – Tiffin: Đây là nhà hàng lớn nhất của khách sạn, nằm ở
tầng sảnh và mở cửa hàng ngày từ 6.00 đến 3.00 hôm sau. Nhà hàng phục vụ
buffet sáng hằng ngày, còn lại là bán theo menu Alacate bao gồm các món
Âu, Việt, Trung và Nhật, đôi khi có cả buffet trưa theo chủ đề. Ngay lối vào
là Coffe Lounge cũng thuộc nhà hàng, là nơi phục vụ đồ ăn nhẹ và đồ uống
cho khách. Dưới đây là giờ mở cửa cụ thể của nhà hàng:
- Breakfast 6.00AM – 10.00AM
- Lunch 11.00AM – 02.00PM
- Tea Time 03.00PM – 05.00PM
- Dinner 06.00PM – 10.00PM
- Supper 10.00PM – 03.00AM
Nhà hàng Trung Hoa – May Mắn: Nhà hàng May Mắn được biết đến
như một viên ngọc sáng, đủ tinh tế và mang lại hạnh phúc tới thực khách qua
từng món ăn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa. Những món ăn truyền thống,

12
rõ phong vị Quảng Đông, hệt như những món quà đến từ trái tim, mỗi món
ăn sẽ đem lại cho thực khách một trải nghiệm thú vị.

Nhà hàng Nhật – Emperor KTV: Nằm tại tầng 2, ngay cạnh nhà hàng
May Mắn. Nhà hàng được thiết kế đúng theo phong cách Nhật, gồm những
sàn gỗ ngồi bệt san sát nhau. Nhà hàng mở cửa vào hai thời điểm từ 10.00 –
14.00 và 17.30 – 24.00. Tính tới thời điểm hiện tại do ảnh hưởng dịch, nhà
hàng vẫn chưa mở cửa đón khách.

2.4.3. Kinh doanh giải trí hội nghị.


Sòng bạc Millionaire Club nằm ở tầng sảnh, chỉ phục vụ khách nước
ngoài, mở cửa từ 09.30 đến 06.30 sáng hôm sau.

The Boss Niteclub KTV – câu lạc bộ đêm nằm ở tầng hầm, mở cửa từ
18.00 – 24.00

Phòng chờ VIP – Capital Lounge tại tầng 5 của khách sạn dành cho
khách Club benefit, giờ mở cửa từ 06.00 – 22.00

Fitness Club và bể bơi ngoài trời cũng nằm trên tầng 5;

Sen Spa & Beauty salon dành cho nữ, mở cửa từ 10.00 đến 18.00 và Spa
de Palace với diện tích 1000m2 dành riêng cho nam ở trên tầng 17 –
Penhouse, giờ mở cửa: 9.00 – 24.00;
Khách sạn có 2 phòng tiệc lớn đa chức năng (phục vụ hội nghị, đám cưới
…) có sức chứa lên tới 600 khách là Victoria Ballroom và Golden Ballroom.
Ngoài ra còn có 6 phòng chức năng với sức chứa khác nhau để phục vụ nhiều
sự kiện lớn nhỏ.

2.4.4. Dịch vụ vận chuyển khách.


Khách sạn còn có xe riêng đưa đón khách nếu khách có nhu cầu,
giá sẽ phụ thuộc vào từng loại xe (Porscher Cayene, Mercedez S400,
Toyota Camry, Ford) giá thấp nhất là 2,000,000 VNĐ một chiều đi.
Bên cạnh đó, khách sạn liên kết với một số hãng taxi như Mai Linh,
Nội Bài, Grouptaxi,… để tiện đưa khách tới nơi họ muốn.

13
2.4.5. Kinh doanh các dịch vụ bổ sung.

 Dịch vụ điện thoại


 Dịch vụ giặt là
 Dịch vụ cho thuê phòng họp, hội nghị
 Dịch vụ du lịch, đồ lưu niệm, đăng ký vé máy bay, …
Chương 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ PHỤC VỤ NHÀ
HÀNG MAY MẮN TẠI KHÁCH SẠN FORTUNA

1. Vai trò của bộ phận phục vụ nhà hàng tại khách sạn
Fortuna:
Bộ phận phục vụ nhà hàng đảm nhận trực tiếp công việc phục vụ khách
hàng đến dùng bữa tại khách sạn. Nhiệm vụ chính của nhân viên phục vụ nhà
hàng bao gồm các công tác chuẩn bị bàn ăn, chào đón khách, nhận yêu cầu
của khách, phục vụ đồ ăn, đồ uống và giải đáp các vấn đề liên quan đến dịch
vụ của nhà hàng.

14

You might also like