Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

MỤC LỤC

I. MỤC TIÊU-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2

1. Năng lực-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2

2. Phẩm chất------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU---------------------------------------------------------------------------- 2

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:------------------------------------------------------------------------------------------ 2

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------------- 2

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI---------------------------------------------------------3

Hoạt động 2.1: Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn-------------------------------------------------------3

Hoạt động 2.2: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.---------------------4

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP----------------------------------------------------------------------------------- 6

IV. TÍCH HỢP KIẾN THỨC TOÁN HỌC TRONG DẠY HỌC.-----------------------------------------------7

HĐ1. Sử dụng hệ bất phương trình để giải quyết bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất (tích
hợp nội môn)------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 7

HĐ2. Sử dụng hệ bất phương trình để giải quyết bài toán kinh tế ( tích hợp liên môn)--------------------8

HĐ3. Hệ bất phương trình và vấn đề dinh dưỡng (tích hợp liên môn).----------------------------------------8

V. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM----------------------------------------------------------------------------------- 12


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TÊN BÀI HỌC: BÀI 4: HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Môn học/Hoạt động giáo dục: Toán – Đại số: 10
Thời gian thực hiện: 03 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Năng lực:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Lý giải tìm ra được giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Biết tiếp nhận câu hỏi, bài tập có vấn đề hoặc đặt ra câu
hỏi. Phân tích được các tình huống trong học tập.
- Năng lực giao tiếp toán học: Tiếp thu kiến thức trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động
nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.
- Năng lực mô hình hóa toán học: Thiết lập được các bất phương trình và hệ bất phương trình
bậc nhất hai ẩn.
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán: Tương tác trực tiếp trên các phần mềm
toán học như: geogebra,…

2. Phẩm chất
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và hệ thống.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới, biết quy lạ về quen, có tinh thần trách nhiệm hợp
tác xây dựng cao.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
- Năng động, trung thực sáng tạo trong quá trình tiếp cận tri thức mới, biết quy lạ về quen, có
tinh thần hợp tác xây dựng cao.
- Hình thành tư duy logic, lập luận chặt chẽ, và linh hoạt trong quá trình suy nghĩ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU


- Kế hoạch bài dạy.
- Máy chiếu.
- Bảng phụ, phấn, thước kẻ, dụng cụ học tập.
- Phiếu học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU


a) Mục tiêu: Tạo sự chú ý, gợi mở từ đó hình thành hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
b) Nội dung: Trong năm nay, một cửa hàng điện lạnh dự định kinh doanh hai loại máy điều hòa:

Điều hòa hai chiều Điều hòa một chiều


Giá Mua Vào 20 triệu đồng/ 1 máy 10 triệu đồng/ 1 máy
Lợi Nhuận Dự Kiến 3,5 triệu đồng/ 1 máy 2 triệu đồng/ 1 máy

2
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ sau:
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Nhiệm vụ: tính 30 máy 2 chiều 40 máy 2 chiều 60 máy 2 chiều 25 máy 2 chiều
số tiền mua vào và 60 máy 1 và 55 máy 1 và 35 máy 1 và 70 máy 1
và lợi nhuận thu chiều chiều chiều chiều
được sau khi bán
ra tổng số máy.

c) Sản phẩm: Là câu trả lời của học sinh.


d) Tổ chức thực hiện:
*) Chuyển giao nhiệm vụ : - GV giới thiệu một bài toán thực tế về sự tối ưu trong lĩnh vực kinh tế.
- GV chia lớp thành 4 nhóm.
- HS nhận nhiệm vụ.
*) Thực hiện: - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung của đề bài.
*) Báo cáo, thảo luận: - Gv gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi
nhận xét.
- Các nhóm đặt ra câu hỏi phản biện để hiểu hơn vấn đề.
*) Đánh giá, nhận xét, tổng hợp:
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp kết quả.
- Dẫn dắt vào bài mới.
Đặt vấn đề: - Dạng của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là gì?
- Cách biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

HOẠT ĐỘNG 2.1: HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN


a) Mục tiêu: Đưa ra hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung: Trong năm nay, một cửa hàng điện lạnh dự định kinh doanh hai loại máy điều hòa:
điều hòa hai chiều và điều hòa một chiều: với số vốn ban đầu không vượt quá 1,2 tỷ đồng.
Điều hòa hai chiều Điều hòa một chiều
Giá Mua Vào 20 triệu đồng/ 1 máy 10 triệu đồng/ 1 máy
Lợi Nhuận Dự Kiến 3,5 triệu đồng/ 1 máy 2 triệu đồng/ 1 máy
Cửa hàng ước tính rằng tổng nhu cầu của thị trường sẽ không vượt quá 100 máy cả hai loại.
Nếu là chủ cửa hàng thì em cần đầu tư kinh doanh mỗi loại bao nhiêu máy để lợi nhuận thu được là
lớn nhất ?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của học sinh.

Dự kiến: Đ1:

Đ2:
1. Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:

3
Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn là một hệ gồm hai hay nhiều bất phương trình bậc nhất hai ẩn.

Cặp số là nghiệm của một hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn khi đồng thời là
nghiệm của tất cả các bất phương trình trong hệ đó.
d) Tổ chức thực hiện
Gọi x và y lần lượt là số máy hai chiều và một chiều mà của hàng cần
nhập. Tính số tiền vốn mà cửa hàng phải bỏ ra để nhập hai loại máy điều
hòa x và y.
- Nhu cầu thị trường không quá 100 máy nên x và y phải thỏa mãn điều
Chuyển giao kiện gì?
- Số vốn đầu tư không vượt quá 1,2 tỷ đồng nên x và y phải thỏa mãn điều
kiện gì?
- Nhu vậy x và y phải thỏa mãn một số bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Thực hiện - Các nhóm thảo luận đưa ra câu trả lời theo yêu cầu đề bài.
- Gv gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi
nhận xét.
Báo cáo thảo luận
- Các nhóm đặt ra câu hỏi phản biện để hiểu hơn vấn đề.

- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận
Đánh giá, nhận xét, và tổng hợp kết quả.
tổng hợp - GV tuyên dương, khích lệ nhóm có câu trả lời nhanh, chính xác và
nghiêm túc trong thảo luận.

HOẠT ĐỘNG 2.2: BIỂU DIỄN MIỀN NGHIỆM CỦA HỆ BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC
NHẤT HAI ẨN.
a) Mục tiêu: Biết cách biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung: Biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn sau trên

mặt phẳng tọa độ:


c) Sản phẩm:

Bước 1. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ chứa điểm .
Bước 2. Miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ chứa điểm
không kể đường thẳng .
Bước 3. Xác định miền nghiệm của bất phương trình và gạch bỏ miền còn lại.
 Vẽ đường thẳng .
 Vì nên tọa độ điểm thỏa mãn bất phương trình .
Do đó, miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ chứa gốc tọa độ
.

4
Bước 4. Tương tự, miền nghiệm của bất phương trình là nửa mặt phẳng bờ
chứa gốc tọa độ không kể đường thẳng .
Khi đó, miền không bị gạch chính là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ. Vậy
miền nghiệm của hệ là miền không bị gạch trong hình dưới.

- Trong mặt phẳng tọa độ tập hợp tất cả các điểm có tọa độ là nghiệm của hệ bất phương trình bậc
nhất hai ẩn là miền nghiệm của hệ bất phương trình đó.
- Miền nghiệm của hệ là giao các miền nghiệm của các bất phương trình trong hệ.

* Các xác định miền nghiệm của một hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn:
- Trên cùng một mặt phẳng tọa độ, xác định miền nghiệm của mỗi bất phương trình bậc nhất hai ẩn
trong hệ và gạch bỏ miền còn lại.
- Miền không bị gạch là miền nghiệm của hệ bất phương đã cho.

d) Tổ chức thực hiện


- GV giao nhóm 1, 3 biểu diễn miền nghiệm bất phương trình

Chuyển giao - GV giao nhóm 2,4 biểu diễn miền nghiệm bất phương trình

HS thực hiện nhiệm vụ


Thực hiện

- Gv gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác theo dõi
nhận xét.
Báo cáo thảo luận
- Các nhóm đặt ra câu hỏi phản biện để hiểu hơn vấn đề.

5
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án trả lời của học sinh, ghi nhận và
tổng hợp kết quả.
Đánh giá, nhận
- GV tuyên dương, khích lệ nhóm có câu trả lời nhanh, chính xác và
xét, tổng hợp
nghiêm túc trong thảo luận.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


a) Mục tiêu: Biểu diễn thành thạo được miền nghiệm của hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
b) Nội dung:

PHIẾU HỌC TẬP

Câu 1: Miền nghiệm của hệ bất phương trình chứa điểm nào sau đây?

A. . B. . C. . D.
Câu 2: Phần không gạch chéo ở hình sau đây là biểu diễn miền nghiệm của hệ bất phương trình
nào trong bốn hệ A, B, C, D?
y

2 x
O

A. . B. . C. . D.
.

Câu 3: Miền không bị gạch chéo (kể cả đường thẳng và ) là miền nghiệm của hệ bất
phương trình nào?

A. . B. .
6
C. . D. .

c) Sản phẩm: Học sinh thể hiện trên bảng nhóm kết quả bài làm của mình.
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1: D; Câu 2: A; Câu 3: B.

d) Tổ chức thực hiện


GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Phát lần lượt hai phiếu học tập số 1, số 2
Chuyển giao
HS: Nhận nhiệm vụ.
GV: điều hành, quan sát, hỗ trợ
Thực hiện HS: 4 nhóm tự phân công nhóm trưởng, hợp tác thảo luận thực hiện nhiệm
vụ. Ghi kết quả vào bảng nhóm.
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
Báo cáo thảo luận Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn
các vấn đề.
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi
Đánh giá, nhận nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
xét, tổng hợp
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho nhiệm vụ tiếp theo.

IV. TÍCH HỢP KIẾN THỨC TOÁN HỌC TRONG DẠY HỌC.
a) Mục tiêu: Giải quyết một số bài toán ứng dụng hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong thực
tiễn.
Nội dung tích hợp. Bài học tích hợp các kiến thức:
- Môn Toán: Sử dụng hệ bất phương trình để giải các bài toán (tìm GTLN, GTNN, bài toán quy
hoạch tuyến tính, bài toán chế độ dinh dưỡng)
- Môn Hóa, Sinh: Các chỉ số dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm sẵn có tại
Việt Nam.
- Môn Vật lý: Các chất dinh dưỡng sinh năng lượng và giá trị năng lương sinh bởi các chất dinh
dưỡng đó.
b) Nội dung:

HĐ1. Sử dụng hệ bất phương trình để giải quyết bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
(tích hợp nội môn)

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Cho hệ bất phương trình: có tập nghiệm là miền tam giác OAB như hình vẽ.

7
M

GV chuẩn bị phần mềm geogebra đã vẽ hình trước, yêu cầu học sinh lên di chuyển điểm M trong

miền tam giác OAB xem các giá trị của biểu thức thay đổi như thế nào?
Từ đó, ta có nhận xét gì về giá trị của biểu thức tại các điểm O, A, B.

HĐ2. Sử dụng hệ bất phương trình để giải quyết bài toán kinh tế ( tích hợp liên môn)
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Vận dụng 1: Một phân xưởng có hai máy đặc chủng sản xuất hai loại sản phẩm kí hiệu là I
và II. Một tấn sản phẩm loại I lãi 2 triệu đồng, một tấn sản phẩm loại 2 lãi 1,6 triệu dồng. Muốn sản

xuất 1 tấn sản phẩm loại I dùng máy trong 3 giờ và máy trong 1 giờ. Muốn sản xuất 1 tấn

sản phẩm loại II dùng máy trong 1 giờ và máy trong 1 giờ. Một máy không thể dùng để

sản suất đồng thời 2 loại sản phẩm. Máy làm việc không quá 6 giờ trong một ngày, máy
một ngày chỉ làm việc không quá 4 giờ. Hãy đặt kế hoạch sản xuất sao cho số tiền lãi cao nhất.

A. triệu đồng. B. triệu đồng. C. triệu đồng. D. triệu


đồng.
Vận dụng 2: Trong một đợt dã ngoại, một trường học cần thuê xe chở 140 người và 9 tấn hàng.
Nơi thuê xe có hai loại xe A và B, trong đó xe A có 10 chiếc và xe B có 9 chiếc. Một xe loại A cho
thuê với giá 4 triệu đồng và một xe loại B cho thuê với giá 3 triệu đồng. Biết rằng mỗi xe loại A có
thể chở tối đa 20 người và 0,6 tấn hàng, mỗi xe loại B có thể chở tối đa 10 người và 1,5 tấn hàng.
Gọi là số xe loại A và là số xe loại B được thuê sao cho chi phí thuê là thấp nhất. Khi đó
bằng:

A. . B. . C. . D. .

HĐ3. Hệ bất phương trình và vấn đề dinh dưỡng (tích hợp liên môn).
- HS xem video “Thế nào là bữa ăn dinh dưỡng hợp lý” “Chế độ dinh dưỡng cho một người bình
thường trong một ngày”.
8
- Xem video xong và trả lời các câu hỏi sau:
CH1: Một bữa ăn cần đảm bảo nhóm sinh dưỡng nào?
CH2: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho mỗi nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phần trăm là bao nhiêu
trong năng lượng khẩu phần ăn?
CH3: Những nhóm dinh dưỡng nào sinh năng lượng và công thức giá trị năng lượng của các nhóm
dinh dưỡng đó?
Bài toán dinh dưỡng: Gia đình Bác Lan gồm 4 người, cần khoảng 8.400 Kcal trong một ngày. Bác
Lan đã chuẩn bị một số thực phẩm cho một ngày gồm 5 lạng thịt heo nạc, 1kg cá trôi, 1kg gạo tẻ,
1kg rau cải xanh. Em hãy giải thích số thực phẩm đó đã đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho cả nhà
trong một ngày chưa?
Tên thực Năng Nước Đạm Béo Bột Xơ
phẩm lượng (g) (g) (g) (g) (g)
(K)cal
Thịt heo nạc 139 73,8 19 7 0 0
Cá trôi 127 74,1 18,8 5,7 0 0
Gạo tẻ 344 13,5 7,8 1 76,1 0,4
Cải xanh 15 93,6 1,7 0 2,1 1,8

c) Sản phẩm: - Sản phẩm trình bày của 4 nhóm học sinh
HĐ1. Sử dụng hệ bất phương trình để giải quyết bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhận xét: Gía trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của biểu thức với là

tọa độ các điểm thuộc miền đa giác , tức là các điểm nằm trong hay nằm trên các
cạnh của đa giác, đạt được tại một trong các đỉnh của đa giác đó.
HĐ2. Sử dụng hệ bất phương trình để giải quyết bài toán kinh tế
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
+ Vận dụng 1

+ Giáo viên chốt lại hệ bất PT có được là (2) tìm để


đạt giá trị lớn nhất.

9
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4
Giao việc Tính giá trị của Tính giá trị của Tính giá trị của Tính giá trị của
L tại đỉnh O L tại đỉnh A L tại đỉnh I L tại đỉnh C
Kết quả O(0;0) L=0 A(2;0) L=4 I(1;3) L=6,8 C(0;4) L=6,4
Giáo viên chốt
đạt giá trị lớn nhất khi .
lại
Vậy để có số tiền lãi cao nhất mỗi ngày sản xuất 1 tấn sản phẩm loại I và 3
tấn sản phẩm loại II.
Chọn A
+ Vận dụng 2
Gọi lần lượt là số xe loại và . Khi đó, số tiền cần bỏ ra để thuê xe là

Ta có xe loại chở được người và tấn hang; xe loại chở được


người và tấn hàng.

Suy ra xe loại và xe loại chở được người và tấn hàng.

Ta có hệ bất phương trình sau:

Bài toán trở thành tìm giá trị nhỏ nhất của trên miền nghiệm của hệ .

Miền nghiệm của hệ là tứ giác (kể cả bờ)

10
Ta có .

Suy ra nhỏ nhất khi


Như vậy để chi phí thấp nhất cần thuê 5 xe loại và 4 xe loại . Chọn A.
- Hoạt động cá nhân
HĐ3. Hệ bất phương trình và vấn đề dinh dưỡng
CH1: Một bữa ăn cần đảm bảo nhóm sinh dưỡng nào?
Một bữa ăn dinh dưỡng cần đảm bảo 4 nhóm dinh dưỡng: Chất bột đường (Glucid), chất đạm
(Protid), chất béo (Lipid), Vitamin và chất khoáng.
CH2: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho mỗi nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phần trăm là bao nhiêu
trong năng lượng khẩu phần ăn?
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho mỗi nhóm dinh dưỡng theo tỉ lệ phần trăm là:
Chất bột đường (Glucid): chiếm khoảng 60-65% năng lương;
Chất đạm (Protid): chiếm khoảng 14-16% năng lượng khẩu phần ăn;
Chất béo (Lipid): chiếm khoảng 20-25% năng lượng khẩu phần ăn;
Vitamin và chất khoáng không sinh năng lượng.
CH3: Những nhóm dinh dưỡng nào sinh năng lượng và công thức giá trị năng lượng của các nhóm
dinh dưỡng đó?
Trong khoa học dinh dưỡng, đơn vị năng lượng thể hiện bằng kilocalo (Kcal) là lượng nhiệt cần
thiết để năng 1l nước lên 1 °C;
1Kcal = 1000calo;
Có 3 chất dinh dưỡng sinh năng lượng trong khẩu phần ăn là:
+ 1g Protid cung cấp 4 Kcal;
+ 1g Lipid cung cấp 9 Kcal;
+ 1g Glucid cung cấp 4 Kcal.
Bài toán dinh dưỡng:
Hướng dẫn: HS tính toán được lượng Kcal và kiểm tra được sự hợp lí hay không của lượng thực
phẩm đã cug cấp cho một ngày theo yêu cầu đó.
Gọi lượng thức ăn cần nạp của mỗi người là x,y,z,t (g)
Lượng chất đạm được nạp vào là: 19x + 18,8y + 7,8z +1,7t ≤ 56 (g)

11
Lượng chất béo được nạp vào là: 7x + 5,7y + 1z ≤ 65 (g)
Lượng chất bột được nạp vào là: 76,1z +2,1t ≤ 258 (g)
Lượng chất sơ được nạp vào là: 0,4z +1,8t ≤ 25 (g)
Lượng Calo cần cho một ngày của gia đình bác Lan là: 4.(4x + 9y + 4z) = 8400 (Kcal)

Từ đây ta xây dựng hệ phương trình:

Thay số lượng thực phẩm đã mua vào hệ này ta biết được nhà bác Lan chưa đáp ứng đủ nhu cầu
dinh dưỡng.
d) Tổ chức thực hiện
GV: Phát phiếu học tập số 1 cho 4 nhóm thảo luận.
Chuyển giao Phát phiếu học tập số 2 vào cuối tiết học của bài.
HS: Nhận nhiệm vụ,
Các nhóm HS thực hiện tìm tòi, nghiên cứu, trao đổi thực hiện phiếu học
Thực hiện tập số 1 và các câu hỏi HĐ 3 tại lớp.
Làm phiếu học tập số 2 và bài toán phần HĐ 3 ở nhà .
HS cử đại diện nhóm trình bày sản phẩm.
Báo cáo thảo luận Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đưa ra ý kiến phản biện để làm rõ hơn
các vấn đề.
GV nhận xét thái độ làm việc, phương án trả lời của các nhóm học sinh, ghi
Đánh giá, nhận xét, nhận và tuyên dương nhóm học sinh có câu trả lời tốt nhất.
tổng hợp
- Chốt kiến thức tổng thể trong bài học.

ĐÁNH GIÁ RUBRIC


Mức độ
Mức 1 Mức 2 Mức 3
Tiêu chí
Lý thuyết áp Trình bày đúng lý thuyết Trình bày đúng lý Trình bày đúng lý
dụng thuyết, giải thích thuyết, giải thích và
( 2 điểm) minh họa
(2,5 điểm) (3 điểm)
Kết quả bài tập Kết quả đúng Kết quả đúng, có giải Kết quả đúng, có giải
(3 điểm) thích thích và minh họa
(3,5 điểm) hình ảnh.
(4 điểm)
Kỹ năng thuyết Thuyết trình rõ ràng Thuyết trình rõ ràng, Thuyết trình rõ ràng,
trình (2 điểm) có nhấn mạnh các có nhấn mạnh các
điểm mấu chốt điểm mấu chốt, có
(2,5 điểm) tương tác với nhóm
và lớp.

12
( 3 điểm)

V. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM: TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ.


1. Mục tiêu:
a) Kiến thức
- Vận dụng được các khái niệm, tính chất về hệ bất phương trình 1 ẩn để giải bài toán.
- Học sinh nắm được các phương pháp giải hệ bất phương trình.
b) Năng lực:
- Năng lực mô hình hóa toán học: Học sinh xác định được hệ phương trình qua hình vẽ.
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học: Học sinh xác định được bài toán có vấn đề và thiết lập được
cách thức giải bài toán hệ bất phương trình.
- Năng lực sử sụng công cụ, phương tiện toán học: Học sinh sử sụng máy tính cầm tay để giải bài
toán hệ bất phương trình.
c) Phẩm chất:
- Chăm chỉ, tích cực, tự giác trong học tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức làm việc nhóm.
2. Mô tả chi tiết hoạt động
2.1: Thời gian: 20 phút
2.2: Địa điểm: Trên lớp học
2.3: Đối tượng: 45 học sinh lớp 10
2.4: Hình thức tổ chức: Chơi trò chơi
3. Chuẩn bị hoạt động:
- Giáo viên: giáo án, máy laptop,…
- Học sinh: kiến thức về bất phương trình, sách vở, máy tính, …
4. Cách thức tiến hành hoạt động trải nghiệm
Hoạt động 1: Chơi trò chơi
Mục tiêu:
Học sinh nắm được luật chơi.
Học sinh giải được các bài toán bất phương trình
Nội dung, sản phẩm
Giáo viên phổ biến luật chơi cho học sinh như sau:
+ Trò chơi gồm 16 ô chữ
+ Lựa chọn ô chữ, mỗi ô sẽ chứa một từ khóa. Mỗi từ khóa ghép lại sẽ ra từ chủ đề

13
+ Để tìm từ khóa chúng ta đi giải các bài toán về bất phương trình 1 ẩn.
+ Tổ nào giải được từng ô sẽ được 10 điểm,
+ Nếu tổ nào tìm được từ chủ đề sẽ được nhân đôi điểm và có cơ hội nhận được phần quà may mắn
nhanh hơn.

14
15
 Hướng dẫn giải

{
x+ y−1>0
Câu 1: Miền nghiệm của hệ bất phương trình y ≥2 là phần không tô đậm của
−x+ 2 y >3
hình vẽ nào trong các hình vẽ sau ?

16
B.
A.
Chọn điểm M ( 0; 4 ) thử vào các bpt của hệ thấy hình B thỏa mãn.
Câu 2: Phần không to đậm dưới đây biểu diễn tập nghiệm của hệ bpt nào trong các hệ
bpt sau?

Do miền nghiệm không chứa biên nên ta loại đáp án A và C.


Chọn điểm M ( 0; 1 ) thử vào hệ bpt.
Xét đáp án B, ta có{ 0−2.1>0
0+3.1←2
: Sai
Còn lại đáp án D.
Câu 3: Cho hệ bpt { x+ y−2 ≤0
2 x−3 y +2>0
. Trong các điểm sau, điểm nào không thuộc miền
nghiệm của hệ bpt?
Ta thay lần lượt tọa độ các điểm vào hệ bất phương trình

Với . Bất phương trình thứ hai sai nên A sai.

Với . Đúng.
Câu 4: Điểm M ( 0;−3 ) thuộc miền nghiệm của hệ bpt nào sau đây?
Thay tọa độ điểm M ( 0;−3 ) lần lượt vào từng hệ bpt

{
3x+ y ≥9
x ≥ y−3
Câu 5: Miền nghiệm của hệ bpt chứa điểm nào trong các điểm sau đây?
2 y ≥ 8−x
y≤6
Ta thay lần lượt các tọa độ các điểm vào hệ bpt thấy P ( 8 ; 4 ) thỏa mãn
Câu 6: Miền nghiệm của hệ bpt { 2 x−1 ≤ 0
−3 x+5 ≤ 0
chứa điểm nào sau đây?

17
Trước hết, ta vẽ hai đường thẳng:
( d 1 ) :2 x−1≤ 0
( d 2 ) :−3 x+5 ≤ 0
Ta thấy (1;0) là không nghiệm của cả hai bất phương trình. Điều đó có nghĩa điểm (1;0)
không thuộc cả hai miền nghiệm của hai bất phương trình. Vậy không có điểm nằm trên mặt
phẳng tọa độ thỏa mãn hệ bất phương trình.

{
2 x+ y ≤ 2
Câu 7: Giá trị nhỏ nhất của biểu thức F= y−x trên miền các định bởi hệ x− y ≤2 ?
5 x + y ≥−4

{
2 x+ y ≤ 2
Biểu diễn miền nghiệm của hệ bpt x− y ≤2 trên hệ trục tọa độ
5 x + y ≥−4

Giá trị nhỏ nhất của biểu thức F= y−x chỉ đạt được tại các điểm A (−2 ; 6 ) ; C ( 34 ;− 23 );
B ( −13 ;− 73 )
Ta có: F ( A )=8 ; F ( B )=−2 ; F ( C )=−2
4 −2
Vậy min F = -2 khi x= ; y=
3 3

{
2 x−5 y −1> 0
Câu 8: Cho hệ bất phương trình 2 x + y +5> 0 . Trong các điểm sau, điểm nào thuộc
x+ y+ 1< 0
miền nghiệm của hệ bất phương trình ?
Ta thay lần lượt tọa độ các điểm vào hệ bất phương trình

18
Với O . Bất phương trình thứ nhất và thứ ba sai nên A sai.

Với M . Bất phương trình thứ ba sai nên A sai.

Với N . Đúng.

{
2 x +3 y <5 ( 1 )
Câu 9: Cho hệ 3 . Gọi S1 là tập nghiệm của bpt (1), S2 là tập nghiệm của
x+ y< 5 ( 2 )
2
bpt (2) và S là tập nghiệm của hệ thì ?
A. S 1⊂ S 2 B. S 2⊂ S 1
C. S 2=S D. S 1≠ S

Trước hết, ta vẽ hai đường thẳng


( d 1 ) :2 x+3 y=5
3
( d 2 ) : x+ 2 y=5
Ta thấy (0;0) là nghiệm của cả hai bất phương trình. Điều đó có nghĩa gốc tọa độ thuộc cả
hai miền nghiệm của hai bất phương trình. Say khi gạch bỏ các miền không thích hợp, miền
không bị gạch là miền nghiệm của hệ.
Câu 10: Cho hệ bpt { x >0
x+ √3 y +1 ≤0
có tập nghiệm là S. Khẳng định đúng là:

Ta thay lần lượt thì thấy (−1 ; √ 5 ) ∉ S vì−1<0

Câu 11:  Cho hệ bất phương trình  {2 xx ++5y >0y <0 có tập nghiệm là S. Khẳng định nào sau
đây là khẳng định đúng

19
{
1
1− > 0
( 1
)
Ta thấy 1 ;− ∈ S vì
2
2
2.1+ 5.
−1
2 ( )
<0

Câu 12: Miền nghiệm của bất phương trình −3 x+ y+ 2≤ 0 không chứa điểm nào sau
đây?

Ta vẽ đường thẳng ( d ) :−3 x + y +2=0


Ta thấy ( 0 ; 0 ) không là nghiệm của bpt
Vậy miền nghiệm là nửa mặt phẳng bờ ( d ) không chứa điểm ( 0 ; 0 )
Câu 13: Câu nào sau đây sai?.
Miền nghiệm của bất phương trình −x +2+2 ( y−2 ) <2 (1−x ) là nửa mặt phẳng chứa
điểm?
Ta có: −x +2+2 ( y−2 ) <2 (1−x ) ⇔−x +2+2 y−4<2−2 x

⇔ x+2 y <4

Thay điểm ( 4 ;2 ) ta có : 4+2.2=8>4


Câu 14: Điểm nào sau đây thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình

{
2 x−5 y −1> 0
2 x + y +5> 0
x+ y+ 1< 0

Ta thay lần lượt các điểm vào hpt chỉ thấy điểm ( 0 ;−2 ) thỏa mãn hệ.

{
x y
+ −1≥ 0
2 3
Câu 15: Miền nghiệm của hệ bpt 3y là phần mặt phẳng chứa điểm
2 ( x−1 ) + ≤4
2
x≥0

Ta thay lần lượt các điểm vào hpt chỉ thấy điểm ( 2 ; 1 ) thỏa mãn hệ
Câu 16: Điểm nào sau đây không thuộc miền nghiệm của hệ bất phương trình:

{2 x +3 y−1>0
5 x− y +4 <0
là phần mặt phẳng chứa điểm?

Ta thay lần lượt các điểm vào hpt chỉ thấy điểm ( 0 ; 0 ) không thỏa mãn hệ.

20
Tổ chức thực hiện:

Chuyển giao Giáo viên chia 4 tổ, nêu luật chơi


Thực hiện - Các tổ thảo luận đưa ra câu trả lời của
từng câu hỏi.
Báo cáo thảo luận - Gv gọi đại diện 1 tổ lên bảng trình bày,
các tổ khác theo dõi nhận xét.
- Các tổ đặt ra câu hỏi phản biện để hiểu
hơn vấn đề.
Đánh giá, nhận xét, tổng hợp - Giáo viên sẽ chốt lại đáp án chi tiết ở
từng câu.
- Kết thúc trò chơi, GV mời 2 đến 3 HS
chia sẻ những điều khám phá được qua
trò chơi.
- GV đánh giá thái độ làm việc, phương án
trả lời của học sinh, ghi nhận và tổng hợp
kết quả.
- GV tuyên dương, khích lệ nhóm có câu
trả lời nhanh, chính xác và nghiêm túc
trong thảo luận.

21

You might also like