Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 164

TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập -Tự do- Hạnh phúc
Số:
Số: 1184/QĐ-EVN
/QĐ-EVN Hà
HàNội,
Nội,ngày
ngày31 tháng
tháng 8 năm
năm2021
2021

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành Quy định về công tác Quản lý kỹ thuật
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam

TỔNG GIÁM ĐỐC TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ
về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết số 291/NQ-HĐTV, ngày 15 tháng 6 năm 2021 của Hội đồng
thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc Quy định về công tác Quản lý kỹ thuật
trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
Theo đề nghị của ông Trưởng Ban Kỹ thuật – Sản xuất.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về công tác Quản lý kỹ
thuật trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Quyết định số
447/QĐ-EVN-HĐQT ngày 07/12/2004 của Hội đồng quản trị Tổng công ty Điện lực
Việt Nam về việc ban hành Quy chế sửa chữa lớn tài sản cố định của Tổng công ty Điện
lực Việt Nam; Quyết định số 691/QĐ-EVN ngày 22/7/2011 của Tổng giám đốc Tập
đoàn Điện lực Việt Nam ban hành Quy định quản lý vật tư áp dụng trong Tập đoàn Điện
lực Quốc gia Việt Nam; Quyết định số 1199/QĐ-EVN ngày 13/12/2011 của Tổng giám
đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định quản lý dầu mỡ kỹ thuật
trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Quyết định số 717/QĐ-EVN ngày 28/8/2014 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành Quy định thống kê, báo cáo sự
cố và độ tin cậy lưới điện; Quyết định số 385/QĐ-EVN ngày 08/5/2014 của Tổng giám
đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc ban hành Quy định phương pháp xác định tổn
thất điện năng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Văn bản số 1508/EVN-KD+KTSX
ngày 20/4/2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc hướng dẫn bổ sung phương
pháp xác định tổn thất điện năng lưới điện phân phối; Văn bản số 5100/EVN-KTSX
ngày 30/11/2016 về việc hướng dẫn thống kê, báo cáo các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật trong
Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Văn bản số 1826/EVN-KTSX ngày 18/5/2015 về việc
thống kê, báo cáo các chỉ số lưới điện 110-500 kV hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Quyết
định này có hiệu lực.
Điều 3. Các Phó Tổng giám đốc EVN, Trưởng các Ban thuộc Hội đồng thành viên
EVN, Chánh Văn phòng, Trưởng các Ban chức năng thuộc Cơ quan EVN, Giám đốc
các đơn vị trực thuộc EVN; Hội đồng thành viên/Chủ tịch Công ty, Tổng giám đốc/Giám
đốc Công ty TNHH MTV cấp II và Công ty TNHH MTV cấp III; Người đại diện phần
vốn của EVN, của Công ty TNHH MTV cấp II thuộc EVN tại các công ty cổ phần, công
ty trách nhiệm hữu hạn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.

Nơi nhận: TỔNG GIÁM ĐỐC


- Như Điều 3;
- HĐTV (để b/c);
- KSV EVN;
- Lưu: VT, KT-SX.

Trần Đình Nhân


TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

QUY ĐỊNH VỀ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT
TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số /QĐ-EVN ngày / /2021 của
Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam)

Hà Nội, tháng 8 năm 2021


3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ............................................................. 8


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng ..................................................................... 8
Điều 2. Định nghĩa và các từ viết tắt .......................................................................................... 8
CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH VỀ THỐNG KÊ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT NGUỒN VÀ
LƯỚI ĐIỆN ................................................................................................................. 15
MỤC 1. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH KHỐI
PHÁT ĐIỆN ................................................................................................................ 15
Điều 3. Tổng sản lượng điện sản xuất, điện giao ..................................................................... 15
Điều 4. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất hao nhiệt của nhà máy điện .......................................... 15
Điều 5. Tỷ lệ điện tự dùng nhà máy điện ................................................................................. 16
Điều 6. Hệ số sử dụng nhà máy điện ........................................................................................ 17
Điều 7. Hệ số khả dụng của nhà máy điện ............................................................................... 18
Điều 8. Tỷ lệ ngừng máy do sự cố ........................................................................................... 18
Điều 9. Tỷ lệ ngừng máy do bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch .............................................. 19
Điều 10. Suất sự cố nhà máy điện ............................................................................................ 20
MỤC 2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN 110 KV, 220 KV, 500 KV ................................................................................ 21
Điều 11. Ngừng, giảm cung cấp điện trên lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV........................ 21
Điều 12. Sự cố và suất sự cố lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV ............................................ 22
Điều 13. Độ sẵn sàng của lưới điện.......................................................................................... 25
Điều 14. Chỉ số độ lệch điện áp ............................................................................................... 25
Điều 15. Mức độ mang tải của các đường dây và máy biến áp ............................................... 26
MỤC 3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI
ĐIỆN TỪ 0,38 KV ĐẾN DƯỚI 110 KV ................................................................... 27
Điều 16. Nguyên tắc chung về thống kê độ tin cậy cung cấp điện .......................................... 27
Điều 17. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối – SAIDI ............... 27
Điều 18. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối – SAIFI .................... 27
Điều 19. Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối – MAIFI 28
Điều 20. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của các khách hàng bị mất điện – CAIFI ....... 29
Điều 21. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của các khách hàng bị mất điện – CAIDI .. 29
MỤC 4. CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ.................................................................................. 30
Điều 22. Thống kê suất sự cố và đánh giá độ tin cậy của lưới điện ......................................... 30
CHƯƠNG III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ .............................................. 32
Điều 23. Nguyên tắc chung về tổ chức quản lý vật tư ............................................................. 32
Điều 24. Quản lý nhiên liệu và dầu, mỡ kỹ thuật ..................................................................... 32
MỤC 1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ MUA SẮM VẬT TƯ ................................ 33
Điều 25. Lập, duyệt kế hoạch vật tư......................................................................................... 33
Điều 26. Tổ chức mua sắm vật tư ............................................................................................ 34
MỤC 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ ..................................... 35
4

TIỂU MỤC 1. TIẾP NHẬN VÀ NHẬP VẬT TƯ.................................................... 35


Điều 27. Tiếp nhận vật tư ......................................................................................................... 35
Điều 28. Thủ tục nhập kho ....................................................................................................... 38
TIỂU MỤC 2. QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI KHO ........................................................ 39
Điều 29. Yêu cầu chung về quản lý vật tư tại kho ................................................................... 39
Điều 30. Công tác bảo quản vật tư thiết bị tại kho ................................................................... 40
Điều 31. Công tác bảo vệ kho .................................................................................................. 41
Điều 32. Công tác kiểm tra....................................................................................................... 41
Điều 33. Chứng từ sổ sách tại kho ........................................................................................... 42
TIỂU MỤC 3. XUẤT VẬT TƯ CHO CÁC NHU CẦU SỬ DỤNG ....................... 42
Điều 34. Nguyên tắc chung khi xuất vật tư .............................................................................. 42
Điều 35. Thủ tục xuất vật tư ..................................................................................................... 43
Điều 36. Trường hợp vật tư nhập xuất thẳng ........................................................................... 44
Điều 37. Trường hợp vật tư không dùng hết ............................................................................ 44
Điều 38. Quản lý và sử dụng vật tư tại Bộ phận sử dụng......................................................... 45
TIỂU MỤC 4. QUYẾT TOÁN VẬT TƯ .................................................................. 45
Điều 39. Đối tượng quyết toán ................................................................................................. 45
Điều 40. Căn cứ quyết toán ...................................................................................................... 45
Điều 41. Trình tự quyết toán vật tư .......................................................................................... 46
MỤC 3. CÔNG TÁC KIỂM KÊ VẬT TƯ ............................................................... 47
Điều 42. Mục đích kiểm kê vật tư ............................................................................................ 47
Điều 43. Yêu cầu của công tác kiểm kê ................................................................................... 47
Điều 44. Phương pháp kiểm kê ................................................................................................ 47
MỤC 4. THU HỒI VẬT TƯ THIẾT BỊ ................................................................... 48
Điều 45. Hoàn nhập vật tư mới đã cấp phát nhưng chưa sử dụng hết ..................................... 48
Điều 46. Thu hồi vật tư thiết bị cũ đã qua sử dụng .................................................................. 49
MỤC 5. THANH XỬ LÝ VẬT TƯ THIẾT BỊ ........................................................ 51
Điều 47. Thanh xử lý vật tư ..................................................................................................... 51
MỤC 6. HỆ THỐNG SỔ SÁCH THEO DÕI ........................................................... 52
Điều 48. Hệ thống sổ sách theo dõi vật tư................................................................................ 52
CHƯƠNG IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ KỸ THUẬT
....................................................................................................................................... 54
Điều 49. Quy định chung về tổ chức quản lý dầu đốt và dầu mỡ kỹ thuật .............................. 54
MỤC 1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ MUA SẮM DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ .... 54
Điều 50. Cơ sở lập và duyệt kế hoạch dầu đốt và dầu mỡ hàng năm ...................................... 54
Điều 51. Tổ chức mua sắm dầu đốt và dầu mỡ ........................................................................ 55
MỤC 2. TỔ CHỨC KIỂM TRA, TIẾP NHẬN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ............ 57
Điều 52. Thành lập tổ kiểm tra dầu đốt và dầu mỡ .................................................................. 57
Điều 53. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng tổ tiếp nhận .............................................. 57
Điều 54. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên tổ tiếp nhận ...................................... 58
Điều 55. Kiểm tra khi tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ và các thủ tục khiếu nại.......................... 59
5

Điều 56. Mẫu thử và phương pháp lấy mẫu để kiểm tra .......................................................... 60
MỤC 3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TIẾP NHẬN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ........... 60
Điều 57. Chuẩn bị sổ sách, biểu mẫu, dụng cụ thí nghiệm dầu ............................................... 60
Điều 58. Thủ tục trước khi tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ ......................................................... 60
Điều 59. Quy trình giao nhận dầu đốt và dầu mỡ .................................................................... 61
Điều 60. Đơn vị tính, phương thức giao nhận, phương pháp đo nhiệt độ, đo tỷ trọng, phương
pháp lấy mẫu, quy định thời gian ổn định mặt dầu đốt và dầu mỡ .......................................... 61
MỤC 4. QUY ĐỊNH GIAO NHẬN DẦU FO, DO THÔNG QUA TÀU, XÀ LAN
....................................................................................................................................... 62
Điều 61. Kiểm tra phương tiện giao dầu .................................................................................. 62
Điều 62. Chuẩn bị bồn bể tiếp nhận dầu .................................................................................. 64
Điều 63. Bơm dầu vào bồn bể .................................................................................................. 64
Điều 64. Các công việc sau khi bơm xong dầu vào bồn bể ..................................................... 64
MỤC 5. QUY ĐỊNH GIAO NHẬN DẦU DO, FO THÔNG QUA XE BỒN ......... 65
Điều 65. Đo kiểm tra xe bồn giao dầu...................................................................................... 65
Điều 66. Đo kiểm bồn nhận dầu ............................................................................................... 66
Điều 67. Lập biên bản giao nhận dầu ....................................................................................... 67
MỤC 6. QUY ĐỊNH GIAO NHẬN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ THÔNG QUA
THÙNG PHUY............................................................................................................ 67
Điều 68. Nội dung và thủ tục kiểm tra ..................................................................................... 67
MỤC 7. HẠCH TOÁN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ.................................................... 69
Điều 69. Các nguyên tắc chung của hạch toán dầu đốt và dầu mỡ .......................................... 69
Điều 70. Đơn vị đo tính dầu đốt và dầu mỡ trong hạch toán nhập, xuất, tồn kho ................... 69
Điều 71. Nguyên tắc và thủ tục nhập dầu đốt và dầu mỡ vào bồn chứa, kho chứa ................. 69
Điều 72. Xuất kho dầu đốt và dầu mỡ ...................................................................................... 70
Điều 73. Tồn kho dầu đốt và dầu mỡ ....................................................................................... 71
Điều 74. Phương pháp chuyển đổi đơn vị tính dầu đốt và dầu mỡ .......................................... 71
Điều 75. Cơ sở hiệu chỉnh, đo tính dầu đốt và dầu mỡ ............................................................ 72
CHƯƠNG V. QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
....................................................................................................................................... 73
MỤC 1. NỘI DUNG, CHU KỲ VÀ THỜI GIAN SỬA CHỮA LỚN .................... 73
Điều 76. Nguyên tắc chung của đại tu ..................................................................................... 73
Điều 77. Chu kỳ đại tu ............................................................................................................. 73
Điều 78. Thời gian tiêu chuẩn ngừng vận hành để đại tu ........................................................ 74
Điều 79. Nội dung, chu kỳ và thời gian trung tu ...................................................................... 75
Điều 80. Áp dụng các chính sách bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị và bảo dưỡng tập trung
vào độ tin cậy ........................................................................................................................... 75
MỤC 2. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SỬA CHỮA ..................................................... 76
Điều 81. Lịch sửa chữa............................................................................................................. 76
Điều 82. Kế hoạch SCL hàng năm ........................................................................................... 77
MỤC 3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN SỬA CHỮA ........................ 79
Điều 83. Chuẩn bị vật tư và dịch vụ phục vụ SCL................................................................... 79
6

Điều 84. Các công tác chuẩn bị khác ....................................................................................... 80


Điều 85. Tổ chức các công việc trong SCL ............................................................................. 80
Điều 86. Giám sát thực hiện SCL ............................................................................................ 81
Điều 87. Nghiệm thu và bảo hành ............................................................................................ 81
MỤC 4. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ KHÁC ...................................................... 82
Điều 88. Định mức, đơn giá để lập dự toán SCL ..................................................................... 82
Điều 89. Công tác quyết toán SCL........................................................................................... 82
CHƯƠNG VI. QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN
NĂNG ........................................................................................................................... 83
Điều 90. Nguyên tắc chung của xác định TTĐN ..................................................................... 83
MỤC 1. QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH TTĐN THEO THƯƠNG PHẨM ..................... 84
Điều 91. Công thức chung xác định TTĐN ............................................................................. 84
Điều 92. Tổn thất điện năng trên hệ thống điện của EVN ....................................................... 84
Điều 93. Tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải NPT quản lý (Bao gồm cả lưới điện 500
kV) ............................................................................................................................................ 86
Điều 94. Tổn thất điện năng lưới điện 220 kV do NPT quản lý (không bao gồm lưới điện 500
kV) ............................................................................................................................................ 87
Điều 95. Tổn thất điện năng trên lưới điện 500 kV ................................................................. 88
Điều 96. Tổn thất điện năng lưới điện 220 kV của Công ty Truyền tải điện ........................... 89
Điều 97. Tổn thất điện năng của Tổng công ty Điện lực ......................................................... 90
Điều 98. Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực .................................................................. 92
MỤC 2. QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH TTĐN THEO CẤP ĐIỆN ÁP ........................... 94
Điều 99. Tổn thất điện năng trên lưới điện cao áp của CTĐLi ............................................... 94
Điều 100. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của CTĐLi ........................................... 95
Điều 101. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của CTĐLi ................................................ 96
Điều 102. Tổn thất điện năng trên lưới điện của CTĐLi ......................................................... 98
Điều 103. Tổn thất điện năng trên lưới cao áp của TCTĐLi ................................................... 99
Điều 104. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của TCTĐLi ....................................... 101
Điều 105. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của TCTĐLi ........................................... 101
Điều 106. Tổn thất điện năng trên lưới điện của TCTĐLi ..................................................... 103
Điều 107. Tổn thất điện năng trên lưới điện 110 kV của các TCTĐL ................................... 104
Điều 108. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của các TCTĐL ................................. 105
Điều 109. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của các TCTĐL ...................................... 105
Điều 110. Tổn thất điện năng trên lưới điện của EVN........................................................... 105
CHƯƠNG VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO ...................................................................... 107
Điều 111. Báo cáo chỉ tiêu kỹ thuật nguồn điện và lưới điện ................................................ 107
Điều 112. Chế độ báo cáo công tác quản lý vật tư ................................................................. 107
Điều 113. Chế độ báo cáo công tác sửa chữa lớn tài sản cố định .......................................... 108
Điều 114. Chế độ báo cáo tổn thất điện năng......................................................................... 108
CHƯƠNG VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ............................................................. 109
Điều 115. Trách nhiệm quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thi hành ......................................... 109
PHỤ LỤC 1. CÁC BIỂU MẪU CHƯƠNG II ........................................................ 110
7

PHỤ LỤC 2. CÁC HƯỚNG DẪN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DẦU ĐỐT
VÀ DẦU MỠ ............................................................................................................. 125
PHỤ LỤC 3. HƯỚNG DẪN NGHIỆM THU VÀ BẢO HÀNH SỬA CHỮA LỚN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH .................................................................................................. 134
PHỤ LỤC 4. CÁC BIỂU MẪU CHƯƠNG VI ....................................................... 151
PHỤ LỤC 5. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ QUY CHẾ QUẢN
LÝ NỘI BỘ LIÊN QUAN ........................................................................................ 163
8

TẬP ĐOÀN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ KỸ THUẬT


TRONG TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC QUỐC GIA VIỆT NAM

Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về công tác quản lý kỹ thuật trong Tập đoàn Điện lực Quốc
gia Việt Nam, bao gồm: Quy định về thống kê, báo cáo các chỉ tiêu kỹ thuật nguồn và
lưới điện; Quy định về công tác quản lý vật tư; Quy định về công tác quản lý dầu đốt và
dầu mỡ kỹ thuật; Quy định về sửa chữa lớn tài sản cố định; Quy định về phương pháp
xác định tổn thất điện năng.
2. Đối tượng áp dụng
a) Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN);
b) Các công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công ty TNHH MTV cấp
II);
c) Các công ty con do công ty TNHH MTV cấp II nắm giữ 100% vốn điều lệ (Công
ty TNHH MTV cấp III);
d) Người đại diện phần vốn của EVN, của Công ty TNHH MTV cấp II tại các công
ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi tắt là Người đại diện);
e) Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Định nghĩa và các từ viết tắt
1. Các từ viết tắt

1) A0: Cấp Điều độ hệ thống điện Quốc gia.


Ax: Cấp Điều độ hệ thống điện miền Bắc (A1) hoặc Nam (A2) hoặc Trung
2)
(A3).
CAIDI: Customer Average Interruption Duration Index – Chỉ số về trung bình
3) thời gian mất điện kéo dài của một khách hàng bị mất điện trong tháng (quý
hoặc năm).
9

CAIFI: Customer Average Interruption Frequency Index – Chỉ số về trung bình


4) số lần mất điện kéo dài của một khách hàng bị mất điện trong tháng (quý hoặc
năm).

CBM – Condition Based Maintenance: Sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng
5)
thiết bị.

6) CTĐL: Công ty Điện lực.


7) CTPĐ: Công ty Phát điện.
8) CTTTĐ: Công ty Truyền tải điện.
9) ĐD: Đường dây.
10) EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
ERP: Enterprise Resource Plainning – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh
11)
nghiệp.
12) HĐNT: Hội đồng nghiệm thu.
13) HSNT: Hồ sơ nghiệm thu.
14) HTĐ: Hệ thống điện.
15) KD ĐD: Sự cố kéo dài đường dây.
MAIFI: Momentary Average Interruption Frequency Index - Chỉ số về số lần
16)
mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối.
17) MBA: Máy biến áp.
18) NMĐ: Nhà máy điện.
19) NPT: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia.
20) NGCCĐ: Ngừng giảm cung cấp điện.
21) QLKT: Quản lý kỹ thuật.
RCM – Reliability Centered Maintenance: Sửa chữa bảo dưỡng tập trung vào
22)
độ tin cậy.
23) SA: System Availability - Chỉ số sẵn sàng của lưới điện.
SAIDI: System Average Interruption Duration Index - Chỉ số về thời gian mất
24)
điện trung bình của lưới điện phân phối tính bằng phút.
SAIFI: System Average Interruption Frequency Index - Chỉ số về số lần mất
25)
điện trung bình của lưới điện phân phối.
26) SCL: Sửa chữa lớn.
10

27) SSC: Suất sự cố.


28) Tập đoàn: Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
29) TBA: Trạm biến áp.
30) TBNT: Tiểu ban nghiệm thu.
31) TCTĐL: Tổng công ty Điện lực.
32) TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
33) TQ ĐD: Sự cố thoáng qua đường dây.
34) TTĐ: Thị trường điện.
35) TTĐN: Tổn thất điện năng.
36) VDI: Voltage Deviation Index - Chỉ số độ lệch điện áp.

2. Ban Chỉ đạo giảm tổn thất điện năng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam: được thành
lập theo Quyết định của Tổng giám đốc EVN, thực hiện chỉ đạo chung về công tác giảm
tổn thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện.
3. Barem: là bảng tính sẵn cụ thể để làm biểu mẫu, thang điểm.
4. Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ: là phòng vật tư hoặc bộ phận vật tư nằm trong
phòng vật tư - kế hoạch - kỹ thuật của Đơn vị. Bộ phận sử dụng dầu đốt và dầu mỡ là
các bộ phận trong Đơn vị trực tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ và đưa về sử dụng theo kế
hoạch đã được duyệt.
5. Bộ phận vật tư: Là Ban/Phòng có chức năng nhiệm vụ thực hiện công tác quản lý
vật tư trong EVN và tại các Đơn vị.
6. Bộ phận sử dụng vật tư: Là các bộ phận trong cùng một Đơn vị hoặc Đơn vị độc
lập có tư cách pháp nhân trực tiếp nhận vật tư tại kho và đưa về sử dụng cho công trình
(dự án) đã được duyệt.
7. Cấp có thẩm quyền/người có thẩm quyền: theo quy định trong Quy chế về công
tác sản xuất kinh doanh điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
8. Công suất đặt: Là công suất theo thiết kế của tổ máy/nhà máy điện.
9. Công suất khả dụng: Là công suất của tổ máy/nhà máy điện mà các Đơn vị đăng
ký với Đơn vị vận hành HTĐ/TTĐ tại từng thời điểm.
10. Danh mục SCL: là tên hệ thống thiết bị hoặc tên thiết bị, công trình độc lập.
11. Dầu đốt là các loại dầu nhiên liệu DO, FO, HFO.
12. Dầu mỡ kỹ thuật (gọi tắt là dầu mỡ) là các loại dầu cách điện, dầu làm mát và bôi
trơn, điều khiển, mỡ các loại và dầu mỡ kỹ thuật khác.
11

13. Điện tự dùng tại các nhà máy điện, trạm biến áp: là điện năng tiêu thụ để vận hành
các dây chuyền, hệ thống trong nhà máy điện, trạm biến áp.
14. Đơn vị: bao gồm EVN và các Đơn vị trực thuộc EVN, các Công ty TNHH MTV
cấp II và các Đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV cấp II, các Công ty TNHH MTV
cấp III và các Đơn vị trực thuộc Công ty TNHH MTV cấp III.
15. Đơn vị quản lý: Là Đơn vị trực tiếp quản lý vận hành và quản lý vận hành thuê.
16. Hạng mục SCL: là tên thiết bị, công trình trong hệ thống thiết bị hoặc là bộ phận
thiết bị, công trình độc lập. Trong mỗi danh mục SCL có thể có nhiều hạng mục.
17. Hội đồng kiểm nghiệm hàng hóa khi giao nhận, Hội đồng kiểm kê vật tư, Hội
đồng thu hồi vật tư thiết bị và Hội đồng thanh xử lý tài sản của Đơn vị: Là Hội đồng do
Tổng giám đốc hoặc Giám đốc Đơn vị quyết định thành lập, hoạt động trong thời hạn
quy định, tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.
18. Kiểm kê vật tư: Là việc cân, đong, đo, đếm số lượng, xác nhận và đánh giá chất
lượng, giá trị của thiết bị, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm tra, đối chiếu
với số liệu trong sổ kế toán.
19. Lưới điện EVN quản lý: bao gồm lưới điện được EVN và các Công ty TNHH
MTV cấp II, Công ty TNHH MTV cấp III đầu tư, xây dựng và quản lý.
20. Mã vật tư: là việc quy định cho mỗi loại vật tư, hàng hoá một ký hiệu riêng bằng
hệ thống các chữ số (có thể kết hợp với các chữ cái) để thay thế tên gọi, quy cách, kích
cỡ của chúng. Mã vật tư được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan
nhằm thống nhất trong quản lý đối với từng thứ vật tư, hàng hoá.
21. Mất điện kéo dài: Là mất điện với thời gian lớn hơn 05 phút.
22. Mất điện thoáng qua: Là mất điện với thời gian nhỏ hơn hoặc bằng 05 phút.
23. Ngày: Là ngày theo lịch, kể cả ngày nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật, ngày nghỉ lễ, Tết.
24. Nghiệm thu (chạy thử) tổng hợp: Sau khi hoàn thành mọi công việc sửa chữa, lắp
ráp và sau khi nghiệm thu (chạy thử) từng phần thiết bị (công trình) sẽ tiến hành nghiệm
thu (chạy thử) tổng hợp. Đối với thiết bị phải chạy thử tổng hợp thì thời gian chạy thử
tổng hợp được quy định nhằm kiểm tra sự làm việc bình thường của thiết bị trước khi
cho phép chạy thử thách độ tin cậy trong 30 ngày để bàn giao chính thức cho chủ quản
thiết bị vận hành thương mại.
25. Ranh giới giao nhận điện năng: là vị trí lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng giao
nhận giữa các Đơn vị.
26. Sản lượng điện giao/nhận: Là sản lượng điện được xác định bằng chỉ số công tơ
đo đếm tại điểm giao nhận.
27. Sản lượng điện sản xuất: Là sản lượng điện phát được xác định bằng chỉ số công
tơ đo đếm tại đầu cực máy phát điện của các nhà máy điện.
12

28. Suất tiêu hao nhiên liệu thô, suất hao nhiệt thô: là lượng nhiên liệu hoặc nhiệt
lượng cần thiết mà tổ máy phát điện sử dụng để sản xuất ra một Đơn vị điện năng tại
đầu cực máy phát của tổ máy phát điện, được thống kê theo từng nhà máy và theo từng
nhóm nhiên liệu sử dụng than/dầu/khí.
29. Suất tiêu hao nhiên liệu tinh, suất hao nhiệt tinh: là lượng nhiên liệu hoặc nhiệt
lượng cần thiết mà tổ máy phát điện sử dụng để sản xuất ra một Đơn vị điện năng tại
điểm giao nhận điện của tổ máy phát điện, được thống kê theo từng nhà máy và theo
từng nhóm nhiên liệu sử dụng than, dầu, khí.
30. Sự cố: Là sự kiện một hoặc nhiều trang thiết bị trong hệ thống điện do một hoặc
nhiều nguyên nhân dẫn đến hệ thống điện hoạt động không bình thường, gây ngừng
cung cấp điện hoặc ảnh hưởng đến việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên
tục và đảm bảo chất lượng điện năng cho hệ thống điện quốc gia.
31. Sự cố kéo dài: Là sự cố có thời gian sự cố lớn hơn 05 phút.
32. Sự cố thoáng qua: Là sự cố có thời gian sự cố nhỏ hơn hoặc bằng 05 phút.
33. Sửa chữa lớn: là các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố nhằm khôi
phục năng lực và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định theo trạng thái ban đầu của tài
sản. Sửa chữa lớn bao gồm các kỳ Đại tu, Trung tu thiết bị, công trình.
a) Đại tu : (hoặc C-Inspection, Major Overhaul đối với các tổ máy tua bin khí) là
công việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tổng thể toàn bộ các bộ phận của thiết bị, công
trình nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của thiết bị, công trình, phòng ngừa sự cố,
bảo đảm vận hành tin cậy, kinh tế trong suốt khoảng thời gian đến kỳ đại tu tiếp theo.
b) Trung tu: (hoặc B-Inspection, HGPI, TI đối với các tổ máy tua bin khí, CI đối
với tổ máy tua bin khí công suất từ 200 MW trở lên) là công việc bảo dưỡng, sửa chữa
định kỳ nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của một số bộ phận và chi tiết thiết bị,
công trình có thời gian làm việc tin cậy ngắn hơn chu kỳ đại tu của thiết bị, công trình.
Ngoài SCL thực hiện định kỳ nêu trên, có thể có một số công việc sửa chữa bảo
dưỡng đột xuất (do phát hiện tình trạng thiết bị hoặc sự cố lớn gây ra) được coi là SCL
đột xuất khi được Người có thẩm quyền cho phép.
34. Sửa chữa bảo dưỡng theo định kỳ (TBM - Time Based Maintenance): Sửa chữa
theo quy định thời hạn là công tác sửa chữa theo chu kỳ kế hoạch với hạng mục công
tác sửa chữa được quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành, tài liệu kỹ thuật và/hoặc
khuyến cáo của nhà chế tạo. Công tác này không phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của
thiết bị vào thời điểm bắt đầu sửa chữa.
35. Sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị (CBM - Condition Based
Maintenance): sửa chữa theo tình trạng kỹ thuật là công tác sửa chữa được tiến hành
trên cơ sở tình trạng kỹ thuật thực tế của thiết bị với hạng mục sửa chữa được khuyến
13

cáo theo tài liệu hướng dẫn vận hành, tài liệu kỹ thuật và/hoặc khuyến cáo của nhà chế
tạo. Thời điểm và khối lượng thực tế của công tác sửa chữa theo tình trạng được xác
định trên cơ sở tình trạng thực tế của thiết bị qua các tiêu chí ảnh hưởng tới HSEO (Sức
khoẻ, An toàn, Môi trường và Vận hành ổn định).
36. Sửa chữa bảo dưỡng tập trung vào độ tin cậy (RCM - Reliability Centered
Maintenance): RCM là công cụ hỗ trợ ra quyết định tiến hành công tác bảo dưỡng sửa
chữa trên cơ sở đảm bảo hoạt động ổn định và tin cậy theo mục tiêu sản xuất kinh doanh
của Đơn vị.
37. Tổn thất điện năng trên lưới điện: là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền
tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy phát điện qua
lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện.
38. Thiết bị, công trình chính là:
a) Tổ máy phát điện của các nhà máy điện bao gồm: lò hơi, tua bin khí, tua bin
hơi, tua bin nước, tua bin gió, thiết bị biến đổi quang điện, thiết bị biến đổi dòng điện
(một chiều thành xoay chiều và ngược lại), máy phát điện, máy biến áp và máy cắt đầu
cực của tổ máy, các thiết bị liên quan trực tiếp đến vận hành tổ máy, các thiết bị đo
lường, điều khiển, bảo vệ tổ máy và khối máy phát-máy biến áp, thiết bị tích trữ năng
lượng.
b) Đường dây tải điện và trạm điện cấp điện áp 110 kV trở lên.
c) Công trình thuỷ công (đập, đập tràn, cửa nhận nước, kênh dẫn, đường hầm,
đường ống, tháp điều áp, kênh xả) và các thiết bị cơ khí thủy công, thiết bị quan trắc
kèm theo công trình thủy công của các nhà máy thuỷ điện.
39. Thời gian ngừng máy sửa chữa bảo dưỡng: Là thời gian tính từ khi thiết bị, hệ
thống, tổ máy bị tách ra khỏi hệ thống điện theo lịch sửa chữa bảo dưỡng đã đăng ký
cho đến khi khôi phục được độ khả dụng và thông báo cho Đơn vị điều độ có quyền điều
khiển.
40. Thời gian xử lý sự cố: Là thời gian tính từ khi thiết bị, hệ thống, tổ máy bị tách ra
khỏi hệ thống điện do sự cố cho đến khi khôi phục được độ khả dụng và thông báo cho
Đơn vị điều độ có quyền điều khiển.
41. Vận hành thử thách độ tin cậy: quy định vận hành trong 30 ngày theo điều kiện
huy động thực tế của hệ thống điện để thử thách sự làm việc tin cậy của thiết bị sau khi
đã chạy thử 72 giờ liên tục đạt yêu cầu.
42. Vận hành thương mại chính thức: Thiết bị được bàn giao chính thức cho chủ quản
trực tiếp để vận hành chính thức sau khi đã vận hành thử thách độ tin cậy 30 ngày đạt
yêu cầu.
14

43. Vật tư: Là tất cả các loại thiết bị (kể cả thiết bị đồng bộ cho các dự án đầu tư xây
dựng có thực hiện công tác quản lý vật tư), chi tiết thiết bị, thiết bị lẻ lắp sẵn, vật liệu,
bán thành phẩm, thành phẩm, vật tư dự phòng chiến lược, vật tư dự phòng tối thiểu, thiết
bị chuyên dụng, các loại dụng cụ, công cụ, đồ nghề…
44. Vật tư chuyên dụng: Là những trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện bảo vệ cá
nhân… được sử dụng trong công tác an toàn và bảo hộ lao động tại Đơn vị.
45. Vật tư dự phòng chiến lược: Là số lượng thiết bị không có sẵn trên thị trường, số
nhà chế tạo rất hạn chế, thời gian chế tạo dài hạn; vật tư không còn sản xuất trên thị
trường (phải đặt hàng) nhằm dự phòng chiến lược trong một thời gian nhất định theo
yêu cầu của nhà chế tạo phục vụ cho công tác sửa chữa hoặc thay thế khắc phục sự cố.
46. Vật tư dự phòng tối thiểu: Là số lượng thiết bị tối thiểu cần thiết dùng để thay thế
trong bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên theo yêu cầu của nhà chế tạo (hoặc theo mức
tiêu hao thực tế hàng năm) nhằm đảm bảo việc vận hành bình thường của đối tượng thiết
bị trong năm kế hoạch.
47. Vật tư mua lẻ: Là các vật tư được mua sắm thường xuyên như mua phụ tùng thay
thế xe ô tô, xăng dầu ô tô, vật tư tiêu hao, vật dụng rẻ tiền, mau hỏng và trong các hoạt
động mua sắm khác có giá trị mua sắm dưới 30 triệu đồng.
Các định nghĩa, chữ viết tắt khác không được định nghĩa, giải thích tại Quy định
này thì được hiểu, giải nghĩa theo quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của EVN,
Quy chế quản lý nội bộ của EVN, và các văn bản pháp luật có liên quan.
15

Chương II. QUY ĐỊNH VỀ THỐNG KÊ CHỈ TIÊU KỸ THUẬT NGUỒN VÀ


LƯỚI ĐIỆN
Mục 1. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH KHỐI
PHÁT ĐIỆN
Điều 3. Tổng sản lượng điện sản xuất, điện giao
1. Tổng sản lượng điện sản xuất của mỗi Đơn vị được tính bằng tổng sản lượng
điện phát ra tại đầu cực máy phát điện của các nhà máy điện thuộc Đơn vị đó, được tính
theo công thức sau:
𝑛

𝐴sx = ∑ 𝐴𝑠𝑥−𝑁𝑀𝑖
𝑖=1

Trong đó:
Asx : Sản lượng điện sản xuất trong kỳ tính toán của Đơn vị (triệu kWh);
Asx-NMi : Sản lượng điện sản xuất của nhà máy thứ i thuộc Đơn vị trong kỳ tính
toán (triệu kWh).
n: tổng số nhà máy điện trong Đơn vị
2. Tổng sản lượng điện giao của mỗi Đơn vị được tính bằng tổng sản lượng điện
giao tại điểm giao nhận với lưới điện của từng tổ máy, nhà máy thuộc Đơn vị đó, được
tính theo công thức sau:
𝑛

𝐴giao = ∑ 𝐴𝑔𝑖𝑎𝑜−𝑁𝑀𝑖
𝑖=1

Trong đó:
Agiao : Sản lượng điện giao trong kỳ tính toán của Đơn vị (triệu kWh);
Agiao-NMi : Sản lượng điện giao của nhà máy thứ i thuộc Đơn vị trong kỳ tính toán
(triệu kWh);
n: tổng số nhà máy điện trong Đơn vị.
Điều 4. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất hao nhiệt của nhà máy điện
1. Suất tiêu hao nhiên liệu, suất hao nhiệt thô, tinh của than, dầu, khí của từng nhà
máy, được tính theo công thức như sau:

Suất hao Nhiên liệu (than , 𝑘𝐽 𝐵𝑇𝑈


𝑔
Nhiệt (than, dầu) (𝑘𝑊ℎ) Nhiệt (khí) (𝑘𝑊ℎ)
dầu) (𝑘𝑊ℎ)

Thô 𝑀 𝑄𝑡ℎ 𝑄𝑘ℎ


𝑏 𝑡ℎô nđ1 = 𝑏 𝑡ℎô nđ2 = 𝑏 𝑡ℎô nđ3 =
𝐴𝑠𝑥 𝐴𝑠𝑥 𝐴𝑠𝑥
16

Tinh 𝑀 𝑄𝑡ℎ 𝑄𝑘ℎ


𝑏 𝑡𝑖𝑛ℎ nđ1 = 𝑏 𝑡𝑖𝑛ℎ nđ2 = 𝑏 𝑡𝑖𝑛ℎ nđ3 =
𝐴𝑔𝑖𝑎𝑜 𝐴𝑔𝑖𝑎𝑜 𝐴𝑔𝑖𝑎𝑜

Trong đó:
bthô nđ1 , bthô nđ2, bthô nđ3 : Suất tiêu hao nhiên liệu, suất hao nhiệt thô của nhà máy
nhiệt điện than, dầu, khí;
btinh nđ1 , btinh nđ2, btinh nđ3 : Suất tiêu hao nhiên liệu, suất hao nhiệt tinh của nhà máy
nhiệt điện than, dầu, khí ;
M: Tổng khối lượng nhiên liệu than, dầu nhà máy sử dụng để phát điện (g);
Qth: Tổng nhiệt lượng nhiên liệu than, dầu nhà máy sử dụng để phát điện (kJ);
Qkh: Tổng nhiệt lượng nhiên liệu khí nhà máy sử dụng để phát điện (BTU);
Asx: Tổng sản lượng điện sản xuất đo tại đầu cực của nhà máy (kWh);
Agiao: Tổng sản lượng điện giao tại điểm giao nhận của nhà máy (kWh).
2. Suất hao nhiệt của nhiều nhà máy nhiệt điện trong một Đơn vị được tính theo
công thức sau:

∑𝑛𝑖=1 𝑏𝑁𝑀𝑖 × 𝐴𝑁𝑀𝑖


𝑏𝑇𝐶𝑇 =
𝐴𝑇𝐶𝑇
Trong đó:
bTCT : suất hao nhiệt (tinh, thô) của Đơn vị;
bNMi : suất hao nhiệt (tinh, thô) của nhà máy thứ i trong Đơn vị;
ANMi : sản lượng điện (giao, đầu cực) trong kỳ tính toán của nhà máy thứ i trong
Đơn vị;
n: số nhà máy điện trong Đơn vị;
ATCT : tổng sản lượng điện (giao, đầu cực) toàn Đơn vị.
Lưu ý: Đối với các Đơn vị có nhiều nhà máy khác nhau chỉ tính suất hao nhiệt thô,
tinh, không tính suất tiêu hao nhiên liệu. Suất hao nhiệt của Đơn vị được tính riêng cho
từng loại hình nhiên liệu. Với nhà máy vận hành nhiều hơn 1 loại nhiên liệu (VD: nhiên
liệu chính là khí, nhiên liệu phụ là dầu) thì phải tính riêng suất hao nhiệt cho từng loại
nhiên liệu.
Điều 5. Tỷ lệ điện tự dùng nhà máy điện
Tỷ lệ điện tự dùng các nhà máy điện được thống kê theo từng nhà máy và theo
từng nhóm công nghệ (thủy điện, nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu...). Tỷ lệ
điện tự dùng nhà máy điện là tỷ lệ điện năng tự dùng cần thiết để vận hành các dây
chuyền, hệ thống trong nhà máy điện so với tổng sản lượng điện sản xuất của nhà máy
điện
1. Tỷ lệ điện tự dùng của từng nhà máy, được tính theo công thức như sau:
17

(𝐴𝑠𝑥 − 𝐴𝑔𝑖𝑎𝑜 +𝐴𝑛ℎậ𝑛 )


𝑘TD.NM = x 100%
𝐴𝑠𝑥

Trong đó:
kTD.NM: Tỷ lệ điện tự dùng của nhà máy điện (%);
Agiao: Tổng sản lượng điện giao của nhà máy (kWh);
Anhận: Tổng sản lượng điện nhận từ lưới của nhà máy nhưng không bao gồm sản
lượng điện nhận từ lưới để vận hành tổ máy ở chế độ dự phòng, chạy bù và trong thời
gian ngừng SCBD (kWh);
Asx: Tổng sản lượng điện sản xuất của nhà máy (kWh).
Lưu ý: điện tự dùng bao gồm cả tổn thất máy biến áp chính.
2. Tỷ lệ điện tự dùng của nhiều nhà máy trong Đơn vị, được tính theo công thức
như sau:
∑𝑛𝑖=1 𝑘 𝑇𝐷.𝑁𝑀𝑖 × 𝐴𝑁𝑀𝑖
𝑘 𝑇𝐷.𝑇𝐶𝑇 =
𝐴 𝑇𝐶𝑇
Trong đó:
kTD.TCT : Tỷ lệ điện tự dùng của Đơn vị;
kTD.NMi : Tỷ lệ điện tự dùng của nhà máy thứ i trong Đơn vị;
ANMi : sản lượng điện sản xuất của nhà máy thứ i trong Đơn vị;
n: số nhà máy điện trong Đơn vị;
ATCT : tổng sản lượng điện sản xuất toàn Đơn vị.
Lưu ý: Tỷ lệ điện tự dùng của các nhà máy điện được tính riêng cho từng nhóm
các nhà máy điện sử dụng loại hình nhiên liệu giống nhau (than, dầu, khí, thủy điện).
Điều 6. Hệ số sử dụng nhà máy điện
Hệ số sử dụng của nhà máy điện đánh giá hiệu quả khai thác công suất đặt của nhà
máy điện được thống kê theo từng nhà máy và theo từng nhóm công nghệ (thủy điện,
nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu...). Hệ số sử dụng được tính bằng tỷ lệ giữa
sản lượng điện sản xuất của nhà máy so với sản lượng điện có thể phát trong trường hợp
nhà máy vận hành với công suất đặt trong chu kỳ tính toán, được xác định theo công
thức sau:
𝐴𝑠𝑥
𝑘sử dụng =
𝑃đ × 𝑇
Trong đó:
ksử dụng: Hệ số sử dụng của nhà máy điện;
Asx: Tổng sản lượng điện sản xuất của nhà máy trong chu kỳ tính toán (MWh);
Pđ: Công suất đặt của nhà máy điện (MW);
18

T: Tổng số giờ trong chu kỳ tính toán (h).


Điều 7. Hệ số khả dụng của nhà máy điện
Hệ số khả dụng nhà máy điện đánh giá mức độ sẵn sàng vận hành của nhà máy
điện được thống kê theo từng nhà máy điện và theo từng nhóm công nghệ (thủy điện,
nhiệt điện than, tua bin khí, nhiệt điện dầu...). Hệ số khả dụng của nhà máy điện, nhóm
nhà máy điện, được xác định theo công thức sau:
𝑘khả dụng = 100 - 𝑘s.cố - 𝑘k.hoạch (%)
Trong đó:
kkhả dụng: Hệ số khả dụng của nhà máy điện, nhóm nhà máy;
ks.cố: Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của nhà máy điện, nhóm nhà máy;
kk.hoạch: Tỷ lệ ngừng máy theo kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng của nhà máy điện,
nhóm nhà máy.
Điều 8. Tỷ lệ ngừng máy do sự cố
Tỷ lệ ngừng máy do sự cố đánh giá mức độ không sẵn sàng của các nhà máy do
ảnh hưởng của sự cố.
1. Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của từng tổ máy được tính theo công thức như sau:
𝑇𝑠.𝑐ố
𝑘s.cố = ∗ 100 (%)
𝑇

Trong đó:
ks.cố : Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của tổ máy;
Ts.cố : Tổng thời gian ngừng máy do sự cố của tổ máy, được tính theo công thức
Ts.cố = ∑ts.cố i , trong đó:
ts.cố i : Thời gian ngừng máy sự cố của tổ máy lần thứ i, được tính từ lúc tổ máy
tách lưới cho đến lúc kết thúc xử lý sự cố và báo A0 tổ máy khả dụng;
Thời gian ngừng máy do sự cố không bao gồm thời gian ngừng máy có đăng ký
với A0 để khắc phục hiện tượng bất thường, phòng ngừa sự cố. Khi đó, công tác ngừng
máy có đăng ký với A0 để khắc phục hiện tượng bất thường, phòng ngừa sự cố mà
không theo kế hoạch sẽ được liệt kê vào mục công tác đột xuất và tính vào chỉ tiêu dừng
máy sửa chữa bảo dưỡng; trường hợp tổ máy có 02 lò vận hành song song, khi xảy ra
sự cố 01 lò hơi không làm ngừng máy thì không tính vào thời gian ngừng máy do sự cố
của tổ máy.
T: Tổng số giờ trong chu kỳ thống kê.
2. Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của nhà máy có nhiều tổ máy được tính theo công
thức như sau:
∑𝑛
𝑖=1 𝑘𝑠.𝑐ố.𝑇𝑀𝑖 ×𝑃𝑇𝑀𝑖
𝑘𝑠.𝑐ố.𝑁𝑀 = (%)
𝑃𝑁𝑀
19

Trong đó:
ks.cố NM : Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của nhà máy điện;
ks.cố TMi : Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của tổ máy i trong nhà máy;
PTMi : Công suất đặt của tổ máy thứ i trong nhà máy;
n: số tổ máy trong nhà máy điện;
PNM : tổng công suất đặt toàn nhà máy điện.
3. Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của nhiều nhà máy trong một Đơn vị được tính theo
công thức như sau:
∑𝑛
𝑖=1 𝑘𝑠.𝑐ố.𝑁𝑀𝑖 ×𝑃𝑁𝑀𝑖
𝑘𝑠.𝑐ố.𝑇𝐶𝑇 = (%)
𝑃𝑇𝐶𝑇

Trong đó:
ks.cố TCT : Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của Đơn vị;
ks.cố NMi : Tỷ lệ ngừng máy do sự cố của nhà máy thứ i trong Đơn vị;
PNMi : Công suất đặt của nhà máy thứ i trong Đơn vị;
n: số nhà máy điện trong Đơn vị;
PTCT : tổng công suất đặt toàn Đơn vị.
Điều 9. Tỷ lệ ngừng máy do bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch
Tỷ lệ ngừng máy do bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch đánh giá mức độ không sẵn
sàng của các nhà máy do công tác có kế hoạch.
1. Tỷ lệ ngừng máy do bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của từng tổ máy, được
tính theo công thức như sau:
𝑇𝑘.ℎ𝑜ạ𝑐ℎ
𝑘𝑘.ℎ𝑜ạ𝑐ℎ = ∗ 100 (%)
𝑇

Trong đó:
kk.hoạch : Tỷ lệ ngừng máy do bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của tổ máy;
Tk.hoạch : Tổng thời gian ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của tổ máy,
được tính theo công thức Tk.hoạch = ∑tk.hoạch i , trong đó
tk.hoạch i : Thời gian ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của tổ máy lần
thứ i, được tính từ lúc tổ máy tách lưới cho đến lúc kết thúc bảo dưỡng, sửa chữa có kế
hoạch và báo A0 tổ máy khả dụng;
Thời gian ngừng máy sửa chữa bảo dưỡng có kế hoạch chỉ tính cho những lần
ngừng máy theo kế hoạch (tiểu tu, trung tu, đại tu) đã được phê duyệt từ đầu năm và các
công tác ngừng máy có đăng ký với A0 để khắc phục hiện tượng bất thường, phòng
ngừa sự cố mà không theo kế hoạch;
T: Tổng số giờ trong chu kỳ thống kê.
20

2. Tỷ lệ ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của nhà máy có nhiều tổ
máy được tính theo công thức như sau:
∑𝑛
𝑖=1 𝑘𝑘.ℎ𝑜ạ𝑐ℎ.𝑇𝑀𝑖 ×𝑃𝑇𝑀𝑖
𝑘𝑘.ℎ𝑜ạ𝑐ℎ.𝑁𝑀 = (%)
𝑃𝑁𝑀

Trong đó:
kk.hoạch NM : Tỷ lệ ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của nhà máy;
kk.hoạch TMi : Tỷ lệ ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của tổ máy thứ i
trong nhà máy;
PTMi : Công suất đặt của tổ máy thứ i trong nhà máy;
n: số tổ máy trong nhà máy điện;
PNM : tổng công suất đặt nhà máy điện.
3. Tỷ lệ ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của nhiều nhà máy trong
một Đơn vị, được tính theo công thức như sau:
∑𝑛
𝑖=1 𝑘𝑘.ℎ𝑜ạ𝑐ℎ.𝑁𝑀𝑖 ×𝑃𝑁𝑀𝑖
𝑘𝑘.ℎ𝑜ạ𝑐ℎ.𝑇𝐶𝑇 = (%)
𝑃𝑇𝐶𝑇

Trong đó:
kk.hoạch TCT : Tỷ lệ ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của Đơn vị;
kk.hoạch NMi : Tỷ lệ ngừng máy bảo dưỡng, sửa chữa có kế hoạch của nhà máy thứ i
trong Đơn vị;
PNMi : Công suất đặt của nhà máy thứ i trong Đơn vị;
n: số nhà máy điện trong Đơn vị;
PTCT : tổng công suất đặt toàn Đơn vị.
Điều 10. Suất sự cố nhà máy điện
1. Đối với nhà máy nhiệt điện than, khí, dầu:
Suất sự cố của nhà máy nhiệt điện là số sự cố bình quân của các thiết bị trong nhà
máy (bao gồm lò hơi, lò thu hồi nhiệt, cụm tuabin - máy phát - MBA chính) trong chu
kỳ tính toán được thống kê theo từng nhà máy và theo từng nhóm nhiên liệu sử dụng
than, khí, dầu, được xác định theo công thức sau:
a. Suất sự cố lò hơi, lò thu hồi nhiệt


N
i 1
n SCLHi
SSC SCLH 
N LH
Trong đó:
nSCLHi : Tổng số vụ sự cố lò hơi, lò thu hồi nhiệt i của nhà máy do Đơn vị quản lý;
NLH: Tổng số lò hơi/lò thu hồi nhiệt của nhà máy do Đơn vị quản lý.
21

b. Suất sự cố cụm tuabin-máy phát-MBA chính


N
i 1
n SCTB  MFi
SSC SCTB  MF 
N TB  MF
Trong đó:
nSCTB-MFi : Tổng số vụ sự cố cụm tuabin-máy phát-MBA chính i của nhà máy do
Đơn vị quản lý;
NTB-MF: Tổng số cụm tuabin-máy phát-MBA chính của nhà máy do Đơn vị quản
lý.
c. Suất sự cố thiết bị chính (bao gồm lò hơi/lò thu hồi nhiệt, cụm tuabin – máy
phát-MBA chính)


N
i 1
n SCTBi
SSC SCTB 
N TB
Trong đó:
nSCTBi : Tổng số vụ sự cố trên thiết bị chính i của nhà máy do Đơn vị quản lý;
NTB: Tổng số thiết bị chính của nhà máy do Đơn vị quản lý.
2. Đối với nhà máy thủy điện
Suất sự cố tổ máy


N
i 1
n SCTMi
SSC SCTM 
N TM
Trong đó:
nSCTMi : Tổng số vụ sự cố phải ngừng của tổ máy i của nhà máy do Đơn vị quản lý;
NTM: Tổng số tổ máy của nhà máy do Đơn vị quản lý.
Suất sự cố đối với từng tổ máy, nhà máy điện phải được phân biệt rõ sự cố khách
quan và sự cố chủ quan.

Mục 2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
110 kV, 220 kV, 500 kV
Điều 11. Ngừng, giảm cung cấp điện trên lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV
1. Độ tin cậy của lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV được xác định bằng lượng
điện năng không cung cấp được hàng năm do ngừng, giảm cung cấp điện. Ngừng, giảm
cung cấp điện trên lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV là ngừng, giảm mức cung cấp điện
cho phụ tải do các thao tác ngừng, giảm cấp điện có kế hoạch, không có kế hoạch và do
sự cố trên lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV.
22

2. Điện năng không cấp được do ngừng, giảm cung cấp điện được tính như sau:
ANGCCĐ =  (TNGCCĐi × PTB-NGCCĐi) (kWh)
Trong đó:
TNGCCĐi là thời gian ngừng, giảm cung cấp điện lần i được xác định bằng khoảng
thời gian từ lúc bắt đầu ngừng, giảm cung cấp cho tới lúc khôi phục được tình trạng cấp
điện ban đầu;
PTB-NGCCĐi là công suất trung bình thiếu hụt trong khoảng thời gian ngừng, giảm
cung cấp điện lần i. Công suất này được xác định bằng công suất thiếu hụt tại thời điểm
bắt đầu ngừng, giảm cung cấp điện hoặc tham khảo công suất trung bình trong khoảng
thời gian đó của ba ngày trước liền kề để xác định.
Điều 12. Sự cố và suất sự cố lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV
1. Thời gian sự cố là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu xảy ra sự cố (thiết bị đóng
cắt: Mở tự động) cho tới lúc khôi phục được tình trạng cấp điện ban đầu cho phụ tải
hoặc của thiết bị sự cố.
2. Sự cố lưới điện 110 kV, 220 kV, 500 kV thống kê riêng cho đường dây, trạm
biến áp. Trong đó thống kê tổng số vụ sự cố (gồm số vụ sự cố gây ngừng, giảm cung
cấp điện khách hàng và số vụ sự cố không gây ngừng, giảm cung cấp điện), tổng thời
gian sự cố (phút) và SSC.
3. Sự cố đường dây 110 kV, 220 kV, 500 kV
a) Sự cố đường dây gồm các sự cố nằm trong mạch đường dây tính từ má ngoài
dao cách ly -7. Sự cố đường dây 110 kV, 220 kV, 500 kV chia ra 02 loại là sự cố thoáng
qua và sự cố kéo dài;
b) Đánh giá công tác quản lý vận hành đường dây thực hiện qua SSC đường dây
theo từng cấp điện áp như sau:
i. Suất sự cố thoáng qua đường dây: là số lượng sự cố thoáng qua trung bình trên
100km chiều dài đường dây tính theo tháng, quý, năm.
∑ 𝑛𝑇𝑄Đ𝐷
𝑖
𝑆𝑆𝐶𝑇𝑄Đ𝐷,𝑈 = ∑ 𝑙𝑖
x 100 / (tháng, quý, năm)

ii. Suất sự cố kéo dài đường dây: là số lượng sự cố kéo dài trung bình trên 100km
chiều dài đường dây tính theo tháng, quý, năm.
∑ 𝑛𝐾𝐷Đ𝐷
𝑖
𝑆𝑆𝐶𝐾𝐷Đ𝐷,𝑈 = ∑ 𝑙𝑖
x 100 / (tháng, quý, năm)

Trong đó:
nTQĐDi: số vụ sự cố thoáng qua trên đường dây i tại cấp điện áp U;
23

nKDĐDi: số vụ sự cố kéo dài trên đường dây i tại cấp điện áp U;


li: chiều dài đường dây i (km) tại cấp điện áp U;
 nTQĐDi: tổng số vụ sự cố thoáng qua đường dây tại cấp điện áp U của Đơn
vị;
 nKDĐDi: tổng số vụ sự cố kéo dài đường dây tại cấp điện áp U của Đơn vị;
 li: tổng chiều dài đường dây tại cấp điện áp U do Đơn vị quản lý (km).
4. Sự cố trạm biến áp 110 kV, 220 kV, 500 kV
a) Sự cố trạm biến áp gồm các sự cố nằm trong phạm vi của trạm giới hạn từ má
trong dao cách ly -7 vào trong trạm và được chia thành sự cố ngăn lộ, sự cố máy biến
áp và sự cố khác (nếu có).
b) Sự cố ngăn lộ trong mỗi trạm biến áp gồm các sự cố nằm trong phạm vi từ đầu
cốt sứ máy biến áp ra tới má trong dao cách ly -7 theo cấp điện áp (bao gồm cả thiết bị
nhị thứ và các thiết bị liên quan). Số lượng ngăn lộ là số lượng các ngăn máy cắt đang
vận hành theo cấp điện áp trong trạm biến áp.
c) Sự cố máy biến áp bao gồm các sự cố trên MBA từ đầu cốt sứ MBA trở vào
trong.
d) Sự cố khác bao gồm các sự cố còn lại trong trạm ví dụ như sự cố ngăn tụ bù,
thanh cái, TU, MBA tự dùng, chống sét van v.v.
e) Các chỉ tiêu đánh giá sự cố trạm biến áp gồm:

i. Suất sự cố ngăn lộ 500 kV: SSC NL 500 


n NL 500 i
(tháng, quý, năm)
s 500i

Trong đó:
nNL500i: số vụ sự cố ngăn lộ 500 kV tại trạm biến áp i;
s500i: số ngăn lộ 500 kV của trạm i;

 nNL500i: tổng số sự cố ngăn lộ 500 kV của Đơn vị;


 s500i: tổng số ngăn lộ 500 kV của Đơn vị.

ii. Suất sự cố ngăn lộ 220 kV: SSC NL 220 


n NL 220 i
(tháng, quý, năm)
s 220i

Trong đó:
nNL220i: số vụ sự cố ngăn lộ 220 kV tại trạm biến áp i;
s220i: số ngăn lộ 220 kV của trạm i;

 nNL220i: tổng số sự cố ngăn lộ 220 kV của Đơn vị;


24

 s220i: tổng số ngăn lộ 220 kV của Đơn vị.

iii. Suất sự cố ngăn lộ 110 kV: SSC NL110 


n NL110 i
(tháng, quý, năm)
s 110i

Trong đó:
nNL110i: số vụ sự cố ngăn lộ 110 kV tại trạm biến áp i;
s110i: số ngăn lộ 110 kV của trạm i;

 nNL110i: tổng số sự cố ngăn lộ 110 kV của Đơn vị;


 s110i: tổng số ngăn lộ 110 kV của Đơn vị.

iv. Suất sự cố ngăn lộ trung áp: SSC NLTA 


n NLTAi
(tháng, quý, năm)
s TAi

Trong đó:
nNLTAi: số vụ sự cố ngăn lộ trung áp tại trạm biến áp i;
sTAi: số ngăn lộ trung áp của trạm i;

 nNLTAi: tổng số sự cố ngăn lộ trung áp của Đơn vị;


 sTAi: tổng số ngăn lộ trung áp của Đơn vị.
n
v. Suất sự cố máy biến áp: SSCMBA 
MBAi
(tháng, quý, năm)
s MBAi

Trong đó:
nMBAi: số vụ sự cố máy biến áp tại trạm biến áp i;
sMBAi: số máy biến áp của trạm i;

 nMBAi: tổng số sự cố máy biến áp của Đơn vị;


 sMBAi: tổng số máy biến áp của Đơn vị.
n
vi. Suất sự cố trạm theo cấp điện áp: SSCTBA,U 
TBAi
(tháng, quý, năm)
sTBA
Trong đó:
nTBAi: số vụ sự cố (bao gồm sự cố ngăn lộ, sự cố MBA và sự cố khác) tại trạm
biến áp i thuộc cấp điện áp U;

 nTBAi: tổng số sự cố tại các trạm biến áp thuộc cấp điện áp U của Đơn vị;
25

sTBA: tổng số trạm biến áp thuộc cấp điện áp U của Đơn vị.
Điều 13. Độ sẵn sàng của lưới điện
1. Độ sẵn sàng của lưới điện là chỉ số đánh giá mức độ sẵn sàng của đường dây và
máy biến áp trong vận hành.
2. Công thức tính độ sẵn sàng của đường dây và máy biến áp như sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑣ậ𝑛 ℎà𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑐á𝑐 Đ𝐷/𝑀𝐵𝐴
𝑆𝐴 = (1 − ) × 100(%)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝑥 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑚ạ𝑐ℎ Đ𝐷/𝑀𝐵𝐴

Trong đó:
- Chỉ số SA được tính riêng cho đường dây và máy biến áp theo từng cấp điện áp
110 kV, 220 kV và 500 kV;
- Tổng thời gian không vận hành của các ĐD, MBA: Là tổng số giờ không vận
hành của từng ĐD hoặc MBA (cắt điện để bảo dưỡng, sửa chữa, bị sự cố hoặc các lý do
khác) trong kỳ báo cáo;
- Tổng thời gian trong kỳ báo cáo: Là số giờ trong kỳ báo cáo (báo cáo tuần: tổng
thời gian bằng 7 ngày x 24 giờ; báo cáo tháng: tổng thời gian bằng số ngày trong tháng
x 24 giờ…),
- Tổng số mạch đường dây: Là tổng số mạch đường dây cùng cấp điện áp trong
lưới điện do Đơn vị quản lý vận hành, đối với đường dây có các nhánh rẽ đấu nối chữ T
được tính là 1 mạch;
- Tổng số MBA: Là tổng số MBA cùng cấp điện áp trong lưới điện do Đơn vị
quản lý vận hành.
Điều 14. Chỉ số độ lệch điện áp
1. Chỉ số độ lệch điện áp là chỉ số đánh giá sự sai lệch điện áp tại thanh cái các
trạm biến áp 110 kV, 220 kV, 500 kV so với giá trị điện áp trong chế độ vận hành bình
thường theo Quy định hệ thống điện truyền tải và Quy đinh
̣ hê ̣ thố ng điê ̣n phân phố i do
Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành. Chỉ số VDI được tính riêng cho từng cấp điện áp
110 kV, 220 kV, 500 kV.
2. Công thức tính chỉ số độ lệch điện áp như sau:
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 đ𝑖ệ𝑛 á𝑝 𝑐á𝑐 𝑛ú𝑡 𝑟𝑎 𝑛𝑔𝑜à𝑖 𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ℎ𝑜 𝑝ℎé𝑝
𝑉𝐷𝐼 = 𝑥100 (%)
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ 𝑏á𝑜 𝑐á𝑜 𝑥 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑠ố 𝑛ú𝑡
Trong đó:
- Giá trị điện áp cho phép trong chế độ vận hành bình thường:
Cấp điện áp Giá trị điện áp cho phép
110 kV 104,5 - 121 kV
220 kV 209 - 242 kV
500 kV 475 - 525 kV
26

- Tổng thời gian điện áp các nút ra ngoài giá trị cho phép: Là tổng số giờ điện áp
các nút vượt ra ngoài giá trị cho phép trong chế độ vận hành bình thường;
- Tổng thời gian trong kỳ báo cáo: Là số giờ trong kỳ báo cáo tương tự như trong
công thức tính SA nêu trên;
- Tổng số nút: Là tổng số trạm biến áp có thanh cái thuộc cấp điện áp tính toán
VDI, mỗi trạm là 1 nút (trường hợp vận hành tách thanh cái thì mỗi thanh cái là 1 nút).
Điều 15. Mức độ mang tải của các đường dây và máy biến áp
1. Mức độ mang tải được thống kê theo số mạch đường dây, số máy biến áp và
thời gian vận hành mang tải cao hoặc quá tải.
2. Các mức đánh giá:
 Mang tải từ 80% đến 90% dòng điện cho phép (Icp);
 Mang tải từ trên 90% đến 100% Icp;
 Mang tải từ trên 100% đến 110% Icp;
 Mang tải trên 110% Icp.
27

Mục 3. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
TỪ 0,38 kV ĐẾN DƯỚI 110 kV
Điều 16. Nguyên tắc chung về thống kê độ tin cậy cung cấp điện
Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện SAIDI, SAIFI, MAIFI, CAIDI và CAIFI trên
lưới điện trung và hạ áp (từ 0,38 kV đến dưới 110 kV) thống kê theo 02 loại mất điện
gồm mất điện thoáng qua và mất điện kéo dài. Việc thống kê và tính toán được thực
hiện theo từng tháng, từng quý trong năm và cả năm.
Điều 17. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối –
SAIDI
1. SAIDI được tính bằng tổng thời gian mất điện kéo dài của các khách hàng sử
dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện
trong một tháng chia cho tổng số khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và
bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện.
2. Các chỉ số SAIDI tháng, quý, năm được tính theo công thức sau:
n

T K i i t3 12
SAIDI t  i 1
; SAIDI q   SAIDI t ; SAIDI y   SAIDI t
Kt t t1 t 1

Trong đó:
- SAIDIt : chỉ số về thời gian mất điện trung bình của tháng t tính bằng phút;
- SAIDIq : chỉ số về thời gian mất điện trung bình của quý q tính bằng phút;
- SAIDIy : chỉ số về thời gian mất điện trung bình của năm y tính bằng phút;
- Ti: Thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút lần thứ i trong tháng t;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- n: Tổng số lần mất điện kéo dài trên 05 phút trong tháng t thuộc phạm vi cung
cấp điện của Đơn vị phân phối điện;
- t1 , t3: Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 trong quý q.
Điều 18. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối – SAIFI
1. SAIFI được tính bằng tổng số lần khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị mất điện kéo dài trong tháng
chia cho tổng số khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện.
2. Các chỉ số SAIFI tháng, quý, năm được tính theo công thức sau:
28
n

K i t3 12
SAIFI t  i 1
; SAIFI q   SAIFI t ; SAIFI y   SAIFI t
Kt t t1 t 1

Trong đó:

- SAIFIt : chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của tháng t;
- SAIFIq : chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của quý q;
- SAIFIy : chỉ số về số lần mất điện kéo dài trung bình của năm y;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- n: Tổng số lần mất điện kéo dài trên 05 phút trong tháng t thuộc phạm vi cung
cấp điện của Đơn vị phân phối điện;
- t1 , t3: Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 trong quý q.
Điều 19. Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân
phối – MAIFI
1. MAIFI được tính bằng tổng số lần khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân
phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị mất điện thoáng qua trong
tháng chia cho tổng số khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện theo.
2. Các chỉ số MAIFI tháng, quý, năm được tính theo công thức sau:
m

K i t3 12
MAIFI t  i 1
; MAIFI q   MAIFI t ; MAIFI y   MAIFI t
Kt t t 1 t 1

Trong đó:
- MAIFIt : chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của tháng t;
- MAIFIq : chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của quý q;
- MAIFIy : chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của năm y;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện
mua điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- m: Tổng số lần mất điện thoáng qua (không quá 05 phút) trong tháng t thuộc
phạm vi cung cấp điện của Đơn vị phân phối điện;
- t1 , t3: Từ tháng thứ nhất đến tháng thứ 3 trong quý q.
29

Điều 20. Chỉ số về số lần mất điện trung bình của các khách hàng bị mất điện
– CAIFI
1. CAIFI cho biết trung bình số lần mất điện kéo dài của một khách hàng bị mất
điện trong tháng (quý hoặc năm), phản ánh tần suất mất điện chỉ đối với các khách hàng
bị mất điện (khác với SAIFI phản ánh tần suất mất điện của toàn bộ khách hàng trên khu
vực).
2. Công thức tính toán được thể hiện như sau:
Tổng số lần khách hàng bị mất điện kéo dài ∑ni=1 K i
CAIFI = =
Tổng số khách hàng bị mất điện kéo dài K
Trong đó :
- Ki : số khách hàng mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần
mất điện kéo dài thứ i trong tháng (quý hoặc năm);
- n : tổng số lần mất điện kéo dài trong tháng (quý hoặc năm);
- ∑ni=1 K i : tổng số lần khách hàng mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh
hưởng bởi các lần mất điện kéo dài trong tháng (quý hoặc năm);
- Ki : Tổng số khách hàng bị mất điện kéo dài trong tháng (quý hoặc năm).
Điều 21. Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của các khách hàng bị mất
điện – CAIDI
1. CAIDI cho biết trung bình thời gian mất điện kéo dài của một khách hàng bị
mất điện trong tháng (quý hoặc năm), phản ánh thời gian khôi phục cấp điện cho khách
hàng của một lần (lượt) mất điện.
2. Công thức tính toán được thể hiện như sau:
Tổng thời gian của các lần khách hàng bị mất điện kéo dài
CAIDI =
Tổng số lần khách hàng bị mất điện kéo dài
n
∑i=1 Ti K i
CAIDI = n
∑i=1 K i

Trong đó:
- Ti : thời gian mất điện kéo dài của lần thứ i trong tháng (quý hoặc năm);
- Ki : số khách hàng mua điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần
mất điện kéo dài thứ i trong tháng (quý hoặc năm);
- n: tổng số lần mất điện kéo dài trong tháng (quý hoặc năm);
- ∑ni=1 Ti K i : Tổng thời gian của các lần khách hàng bị mất điện kéo dài trong
tháng (quý hoặc năm);
- ∑ni=1 K i : Tổng số lần khách hàng bị mất điện kéo dài trong tháng (quý hoặc
năm).
30

Mục 4. CHẾ ĐỘ THỐNG KÊ


Điều 22. Thống kê suất sự cố và đánh giá độ tin cậy của lưới điện
1. Điện năng không cung cấp được của lưới điện truyền tải chỉ thống kê với sự cố
kéo dài trên 01 phút; Đối với các trường hợp Ngừng, giảm cung cấp điện do hệ thống
điện quốc gia thiếu nguồn; Ngừng, giảm mức cung cấp điện do sự kiện bất khả kháng
(sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể kiểm soát được, không thể lường trước
được và không thể tránh được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả
năng cho phép) được thống kê riêng.
2. NPT, các TCTĐL chỉ đạo các Đơn vị trực thuộc thống kê suất sự cố lưới điện
truyền tải, chỉ số độ tin cậy cung cấp điện và thống kê, phân loại sự cố theo thiết bị để
phân tích đề ra giải pháp giảm sự cố lưới điện. NPT tổ chức thống kê theo 03 cấp: Tổng
công ty, các Công ty Truyền tải điện và các Truyền tải điện khu vực. Các TCTĐL chỉ
đạo các Công ty Điện lực (đối với các TCTĐL miền Bắc, miền Trung và miền Nam)
hoặc Công ty lưới điện cao thế (đối với các TCTĐL TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh)
tổ chức thống kê, phân loại sự cố lưới điện 110 kV theo từng công ty.
3. Để triển khai tính toán các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện, các CTĐL lập bảng
thống kê chi tiết từng vụ ngừng cấp điện, thời gian mất điện và số lượng khách hàng bị
mất điện sau đó tổng hợp kết quả tính toán. Trong đó lưu ý thống kê chi tiết các thao tác
chuyển tải, khôi phục điện cho khách hàng để tính toán các chỉ số được chính xác. Các
CTĐL tính toán, tách riêng chỉ số độ tin cậy cung cấp điện cho các trường hợp mất điện
sau:
a. Mất điện do sự cố lưới điện trung, hạ áp do Đơn vị mình quản lý: bao gồm tất
cả các trường hợp mất điện do sự cố, do cắt điện đột xuất để xử lý, ngăn ngừa sự cố.
b. Cắt điện cho công tác bảo trì, bảo dưỡng lưới điện trung, hạ áp do Đơn vị mình
quản lý: bao gồm công tác cắt điện theo kế hoạch như cải tạo, đấu nối công trình mới,
cắt điện để chuyển đổi phương thức lưới điện phân phối. Trong trường hợp các công tác
nêu trên thực hiện kết hợp trong thời gian cắt điện của lưới cao áp thì chỉ tính vào trường
hợp c hoặc d dưới đây.
c. Mất điện do sự cố hoặc cắt điện công tác trên lưới điện 500 kV, 220 kV thuộc
quản lý của NPT.
d. Mất điện do sự cố hoặc cắt điện công tác trên lưới điện 220 kV, 110 kV thuộc
quản lý của các TCTĐL, CTĐL.
e. Cắt điện do các lý do khác: bao gồm các trường hợp mất điện có lý do không
thuộc các trường hợp trên.
Đối với trường hợp sự cố, cắt điện công tác lưới điện trung, hạ áp liên thông, cấp
điện cho khách hàng thuộc 02 Đơn vị quản lý trở lên: sự cố, cắt điện công tác thuộc
trách nhiệm quản lý của Đơn vị nào thì tính chỉ số độ tin cậy cho Đơn vị đó, gồm cả số
khách hàng bị ảnh hưởng mất điện của các Đơn vị khác.
31

4. Các TCTĐL căn cứ trên báo cáo của các Công ty Điện lực, thống kê các chỉ số
độ tin cậy cung cấp điện từng tháng cho lưới điện của Tổng công ty. Bên cạnh các chỉ
tiêu độ tin cậy, các TCTĐL chỉ đạo các Đơn vị trực thuộc thống kê, phân loại sự cố theo
thiết bị để phân tích và đề ra giải pháp giảm sự cố lưới điện. Các TCTĐL tổ chức thống
kê theo 03 cấp: Tổng công ty, các Công ty Điện lực và các Điện lực.
5. Độ tin cậy cung cấp điện được thống kê và đánh giá qua hai bộ chỉ số bao gồm
“Độ tin cậy cung cấp điện toàn phần” và “Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân
phối”. Mỗi bộ chỉ số độ tin cậy cung cấp điện bao gồm 05 chỉ số SAIDI, SAIFI, MAIFI,
CAIDI và CAIFI được xác định theo quy định tại các Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều
20, Điều 21 Quy định này.
6. Bộ chỉ số “Độ tin cậy cung cấp điện toàn phần” được sử dụng để đánh giá chất
lượng cung cấp điện cho khách hàng mua điện của Đơn vị phân phối điện và được tính
toán theo quy định tại các Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Quy định này
khi không xét các trường hợp ngừng cung cấp điện do các nguyên nhân sau:
a) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đề nghị cắt điện;
b) Thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng các yêu
cầu kỹ thuật, an toàn điện để được khôi phục cung cấp điện;
c) Do sự cố thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối làm mất điện
khách hàng khác của Đơn vị phân phối.
d) Do các sự kiện bất khả kháng, ngoài khả năng kiểm soát của Đơn vị phân phối
điện hoặc do Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối điện vi phạm quy định của pháp
luật theo Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công
Thương ban hành.
7. Bộ chỉ số “Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối” là một trong các
chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Đơn vị phân phối điện được
tính toán theo quy định tại các Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Quy định
này khi không xét các trường hợp ngừng cung cấp điện do các nguyên nhân sau:
a) Các trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều này;
b) Do mất điện từ hệ thống điện truyền tải;
c) Sa thải phụ tải theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
d) Cắt điện khi xét thấy có khả năng gây mất an toàn nghiêm trọng đối với con
người và thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống điện.
8. NPT và các TCTĐL tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý vận hành, đầu tư
cải tạo để nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, ngăn ngừa nguy cơ sự cố để hàng năm
giảm sự cố so với năm trước. Căn cứ vào hạ tầng kỹ thuật, số liệu thống kê, tình hình
vận hành lưới điện, EVN sẽ giao các chỉ tiêu kế hoạch về độ tin cậy, suất sự cố để các
Đơn vị thực hiện.
32

Chương III. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VẬT TƯ


Điều 23. Nguyên tắc chung về tổ chức quản lý vật tư
1. Công tác quản lý vật tư được thực hiện theo đúng qui định của pháp luật, Quy
chế quản lý nội bộ của EVN. Bộ máy quản lý vật tư phải được tổ chức khoa học, hợp lý
theo chức năng và nhiệm vụ của Đơn vị. Quy trình quản lý vật tư của Đơn vị cần được
chuẩn hóa trên các lưu đồ và luồng thủ tục, đảm bảo triển khai được hệ thống ERP hoặc
các hệ thống sử dụng công nghệ thông tin theo định hướng của EVN.
2. Việc tổ chức cung ứng vật tư phải thực hiện theo đúng qui định của pháp luật,
Quy chế quản lý nội bộ của EVN. Từ khâu lập duyệt kế hoạch, tổ chức mua sắm, quản
lý sử dụng phải đảm bảo phục vụ kịp thời và đạt hiệu quả cao nhất cho sản xuất kinh
doanh, sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng của Đơn vị.
3. Các Đơn vị phải chủ động xác định số lượng vật tư tồn kho hợp lý, đảm bảo
được yêu cầu của sản xuất kinh doanh và không để ứ đọng làm ảnh hưởng đến hiệu suất
sử dụng vốn.
4. Bộ phận vật tư phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Bộ phận Tài chính kế
toán và các bộ phận khác có liên quan trong Đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm vụ của
mình.
5. Bộ phận vật tư có trách nhiệm tiếp nhận hợp đồng mua bán hàng hóa sau khi ký
kết để thực hiện các công việc quản lý vật tư được nêu trong quy định này.
6. Tất cả các loại vật tư khi đưa về Đơn vị được nhập kho để bảo quản, xuất kho
theo yêu cầu sử dụng đều phải làm đầy đủ và đúng thủ tục nhập kho, xuất kho theo quy
định của pháp luật và EVN.
7. Kho vật tư (kho kín và kho hở) đều phải có đầy đủ các điều kiện kỹ thuật để
đảm bảo cho vật tư được nguyên vẹn về khối lượng và chất lượng trong suốt thời gian
bảo quản tại kho.
8. Nếu để vật tư hư hỏng hoặc mất mát hoặc để thất thoát trong toàn bộ quá trình
tiếp nhận, bảo quản, xuất, hoàn trả thì Đơn vị, cá nhân liên quan phải chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
9. Chế độ báo cáo về công tác vật tư được thực hiện theo đúng quy định của pháp
luật và Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
Điều 24. Quản lý nhiên liệu và dầu, mỡ kỹ thuật
Nhiên liệu (than, khí, dầu đốt và xăng) và dầu mỡ kỹ thuật là loại vật tư đặc biệt,
Đơn vị phải thực hiện công tác quản lý, kiểm kê, quyết toán theo đúng quy định của
pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
33

Mục 1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ MUA SẮM VẬT TƯ


Điều 25. Lập, duyệt kế hoạch vật tư
1. Cơ sở và điều kiện để lập kế hoạch vật tư hàng năm:
a) Kế hoạch sản xuất kinh doanh, sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng của Đơn vị.
b) Định mức hoặc mức tiêu hao vật tư trong sản xuất kinh doanh và cho từng hạng
mục công trình sửa chữa, đầu tư xây dựng.
c) Định mức hoặc mức vật tư dự phòng cho sản xuất (nếu có).
d) Dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế kỹ thuật hoặc phương án kỹ thuật
(đối với sửa chữa lớn tài sản) kèm bản tiên lượng vật tư đã được người có thẩm quyền
hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
e) Yêu cầu tiến độ của công tác sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng.
f) Cân đối vật tư tồn kho của Đơn vị (kể cả kho các bộ phận do Đơn vị quản lý).
g) Kế hoạch vốn.
h) Các hồ sơ liên quan khác theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nội
bộ của EVN.
2. Lập kế hoạch vật tư:
Công tác lập để duyệt hoặc trình duyệt kế hoạch vật tư hàng năm, bao gồm:
a) Đối với vật tư thiết bị cho sửa chữa lớn tài sản cố định: Đơn vị tổ chức thực hiện
theo quy định của pháp luật, Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh điện trong Tập
đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
b) Đối với vật tư thiết bị cho sửa chữa thường xuyên, dự phòng cho sản xuất (Vật
tư thiết bị lẻ): Đơn vị tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, Quy chế về công
tác sản xuất kinh doanh điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
c) Đối với vật tư dự phòng chiến lược: thực hiện theo quy định của pháp luật và
Quy chế quản lý tài sản và nguồn vốn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam;
d) Đối với vật tư thiết bị cho các dự án đầu tư xây dựng (có thực hiện công tác
quản lý vật tư) và các loại vật tư khác: thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế
quản lý nội bộ của EVN trong công tác đầu tư;
e) Đối với vật tư chuyên dụng: thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế
quản lý tài sản và nguồn vốn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
3. Nhu cầu vật tư thiết bị cho năm kế hoạch của Đơn vị phải lập để duyệt hoặc
trình duyệt theo phân cấp, Điều lệ hoặc Quy chế tổ chức hoạt động, quy định…phù hợp
với hình thức pháp lý của Đơn vị.
4. Đơn vị tổ chức mua sắm vật tư thiết bị cho sản xuất kinh doanh, sửa chữa và
đầu tư xây dựng phải đảm bảo có đủ vật tư thiết bị trước thời hạn yêu cầu sử dụng theo
kế hoạch được duyệt.
34

5. Danh mục vật tư do các Đơn vị lập phải ghi đầy đủ các yêu cầu: Tên vật tư, mã
vật tư, xuất xứ, hãng sản xuất (nếu yêu cầu phải cấp vật tư thiết bị đúng của chính Hãng
sản xuất), mã số cơ phận (của nhà chế tạo), tiêu chuẩn chế tạo, đặc tính thông số kỹ
thuật, quy cách kích thước, bản vẽ (nếu có), đơn vị tính, số lượng, ước trị giá, mục đích
sử dụng…
6. Khi lập đơn hàng, Đơn vị phải kiểm tra đối chiếu số vật tư thiết bị tồn kho tại
Đơn vị và vật tư thiết bị đã cấp phát cho các bộ phận sử dụng nhưng không sử dụng hết
để loại trừ ra khỏi đơn hàng.
Điều 26. Tổ chức mua sắm vật tư
1. Việc mua sắm vật tư phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
a) Tất cả các loại vật tư thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh, sửa chữa và đầu
tư xây dựng phải được duyệt trong kế hoạch vật tư hoặc duyệt bổ sung (nếu có);
b) Vật tư thiết bị được mua phải có chứng chỉ xuất xưởng, xuất xứ, đảm bảo chất
lượng và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật…không mua sắm vật tư thiết bị trôi nổi trên thị
trường không rõ nguồn gốc xuất xứ, cơ sở chế tạo; vật tư thiết bị được chế tạo tại nước
ngoài đã nhập về trong nước nhưng hồ sơ tài liệu không đầy đủ và không phù hợp…;
c) Việc cung ứng vật tư thiết bị phải kịp thời và đảm bảo đáp ứng đủ yêu cầu phục
vụ sản xuất kinh doanh, sửa chữa và đầu tư xây dựng theo kế hoạch đã được duyệt;
d) Việc mua sắm vật tư thiết bị phải thực hiện đầy đủ và đúng quy định của pháp
luật, Quy chế quản lý nội bộ của EVN;
e) Việc mua sắm VTTB phải gắn liền và phải đồng bộ với tiến độ công trình, hạn
chế tối đa việc mua sắm VTTB về kho nhưng chưa triển khai thi công.
2. Tất cả các hợp đồng mua bán hàng hóa ngay sau khi ký kết được chuyển 01 bộ
cho bộ phận vật tư để làm cơ sở thực hiện các công việc sau đây:
a) Lập kế hoạch và chuẩn bị phương tiện vận tải (nếu cần), kho tàng để nhập vật
tư thiết bị vào kho;
b) Đối chiếu số vật tư thiết bị nhập kho với vật tư thiết bị trong hợp đồng đã ký
(mã số cơ phận, quy cách kích thước, đặc tính thông số kỹ thuật, chất lượng,…);
c) Làm thủ tục nhập kho, xuất kho theo quy định hiện hành;
d) Thẩm tra (đối chiếu) kế hoạch vật tư hàng năm theo đơn hàng đã được duyệt;
e) Kiểm tra việc cung ứng, theo dõi việc sử dụng vật tư thiết bị đã cung ứng cho
từng công trình theo kế hoạch;
f) Đối chiếu hàng tồn kho để làm cơ sở cho việc điều động;
g) Thu thập tài liệu và thông tin về giá cả vật tư thiết bị ngành điện để phục vụ
công tác cung ứng, quản lý vật tư và xuất nhập khẩu;
h) Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu quản lý của Đơn vị.
35

3. Tổ chức thực hiện hợp đồng:


a) Đối với hợp đồng mà vật tư thiết bị được nhập khẩu: Làm thủ tục với cơ quan
chức năng Nhà nước theo quy định hiện hành (lập tờ khai hàng hóa, thủ tục Hải quan,
thuế, đăng ký hợp đồng…);
b) Theo dõi, tiếp nhận, kiểm tra số lượng, chất lượng hàng hóa. Lập hồ sơ đầy đủ,
kịp thời và làm các thủ tục khiếu nại đòi bồi thường với bên bán do vật tư thiết bị giao
không đảm bảo số lượng, quy cách, xuất xứ, chất lượng…được nêu trong hợp đồng;
c) Thực hiện thanh toán và thủ tục trả tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho bên
bán hàng theo các điều khoản được quy định trong hợp đồng;
d) Làm thủ tục nhập kho và bảo quản vật tư thiết bị theo quy định hiện hành;
e) Theo dõi và xử lý các tồn tại đối với người bán về chất lượng vật tư thiết bị trong
thời gian bảo hành;
f) Quyết toán và thanh lý hợp đồng với người bán;
g) Thực hiện các công việc khác theo quy định của pháp luật và điều khoản được
quy định trong hợp đồng.

Mục 2. CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VẬT TƯ


Tiểu mục 1. TIẾP NHẬN VÀ NHẬP VẬT TƯ
Điều 27. Tiếp nhận vật tư
1. Kế hoạch tiếp nhận:
a) Bộ phận Vật tư của Đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ hợp đồng (nêu tại
khoản 2 Điều 26) sau khi ký kết để chuẩn bị nhận vật tư thiết bị;
b) Căn cứ vào thời gian quy định trong hợp đồng, Đơn vị lập kế hoạch và giải
quyết các thủ tục cần thiết để tiếp nhận vật tư thiết bị kịp thời, không để bị vi phạm do
để vật tư lưu kho tại địa điểm giao (Kho Cảng biển, Cảng hàng không; Cửa khẩu biên
giới; Trên phương tiện; Kho người bán…) quá thời hạn quy định;
c) Lập lịch biểu thời gian để theo dõi và nhận “Thông báo hàng về” hoặc “Thông
báo giao hàng”, chuẩn bị phương tiện vận tải (nếu cần), thiết bị bốc dỡ, kho bãi chứa vật
tư.
2. Thủ tục tiếp nhận:
a) Đối với vật tư thiết bị nhập khẩu, bộ phận vật tư của Đơn vị thực hiện tiếp nhận
hồ sơ chứng từ hàng hóa theo từng đợt giao hàng phải kịp thời và làm đầy đủ các thủ
tục theo quy định với các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Nhà nước để nhận vật tư
(Lập tờ khai hàng hóa và làm thủ tục Hải quan, thủ tục thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia
tăng nếu có, kiểm định hàng hóa…);
36

b) Các Đơn vị phải chủ động, kịp thời nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu và thuế giá
trị gia tăng (nếu có) đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm
xuất, tái nhập. Không được vi phạm nghĩa vụ nộp thuế và để bị phạt vi phạm;
c) Hồ sơ và chứng từ cần thiết để làm thủ tục giao nhận vật tư:
- Đối với vật tư thiết bị nhập khẩu (được cung cấp theo hợp đồng nhập khẩu), hồ
sơ tài liệu gồm có: Thông báo hàng về, Vận đơn đường biển hoặc hàng không, Hóa đơn
thương mại, Bảng kê đóng gói (Packing list); Chứng chỉ xuất xứ hoặc Chứng nhận xuất
xứ hợp lệ theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa, Chứng chỉ chất lượng của
nhà chế tạo, Bảo hiểm đơn hàng hoặc Chứng nhận bảo hiểm, các tài liệu kỹ thuật được
quy định trong hợp đồng…;
- Đối với vật tư thiết bị sản xuất tại nước ngoài được cung ứng theo hợp đồng trong
nước, hồ sơ tài liệu gồm có: Thông báo giao hàng, Bản liệt kê chi tiết hàng hóa, Chứng
chỉ xuất xứ hoặc Chứng nhận xuất xứ hợp lệ theo quy định của pháp luật về xuất xứ
hàng hóa, Chứng chỉ chất lượng của nhà chế tạo, Hóa đơn do bộ tài chính phát hành
hoặc được cơ quan quản lý chức năng của Nhà nước cấp phép lưu hành, Tờ khai hàng
hóa nhập khẩu, chứng từ đã nộp thuế nhập khẩu; thuế giá trị gia tăng do cơ quan chức
năng phát hành (nếu có), các tài liệu kỹ thuật quy định trong hợp đồng;
- Đối với vật tư thiết bị được gia công chế tạo trong nước phải do các cơ sở có đủ
năng lực chế tạo, hồ sơ tài liệu gồm có: Thông báo giao hàng, Bản liệt kê chi tiết hàng
hóa, Bản kiểm nghiệm chất lượng chế tạo vật tư thiết bị hoặc phụ tùng của cơ quan chức
năng Nhà nước Việt Nam, các Hóa đơn do Bộ tài chính phát hành hoặc được cơ quan
quản lý chức năng Nhà nước cấp phép lưu hành, chứng từ đã nộp thuế do cơ quan chức
năng phát hành (nếu có), các tài liệu kỹ thuật quy định trong hợp đồng;
- Trong trường hợp cần thiết, EVN có thể thực hiện việc điều chuyển vật tư thiết
bị từ Đơn vị này sang Đơn vị khác (sau khi có đề nghị và thỏa thuận của hai Đơn vị)
nhằm khắc phục nhanh sự cố, phục vụ công tác sửa chữa lớn, đầu tư xây dựng…. theo
quy định của pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ của EVN. Vật tư thiết bị được điều
chuyển từ nơi khác về Đơn vị: phải có quyết định điều chuyển của người có thẩm quyền,
thoả thuận điều chuyển (nếu có), các chứng từ liên quan khác của Đơn vị có vật tư thiết
bị được điều đi, tài liệu kỹ thuật kèm theo vật tư thiết bị đó. Các vấn đề liên quan đến
vật tư thiết bị được điều chuyển như: nguyên tắc xác định giá trị vật tư được điều chuyển,
phương thức thanh toán…phải được ghi trong quyết định điều chuyển theo quy định của
pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ của EVN;
- Vật tư thiết bị mua lẻ do nhu cầu đột xuất để phục vụ sản xuất có số lượng ít và
giá trị không quá 30 triệu đồng: gồm có giấy đề nghị mua sắm vật tư của bộ phận sử
dụng và được Tổng giám đốc, Giám đốc Đơn vị duyệt, Giấy đề nghị nhập kho (nếu cần)
kèm hồ sơ chứng từ mua bán vật tư đã được duyệt. Đối với vật tư, công cụ, dụng cụ,
hàng hóa lặt vặt được mua trên thị trường tự do trong trường hợp người bán thuộc diện
37

không phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa theo quy định thì phải lập Bảng kê mua hàng
để làm căn cứ lập phiếu nhập kho, thanh toán.
d) Không tiếp nhận hàng hóa khi không có đầy đủ các hồ sơ tài liệu pháp lý kèm
theo hàng hóa đã nêu tại điểm c khoản 2 Điều này.
e) Tất cả các loại vật tư thiết bị được đưa về Đơn vị đều phải tổ chức Hội đồng kiểm
nghiệm thực tế về số lượng và chất lượng trước khi nhập kho trên cơ sở hồ sơ tài liệu
hàng hóa được giao và các quy định cụ thể trong hợp đồng đã ký (đối chiếu với bản liệt
kê chi tiết, Catalogue, bản vẽ, đặc tính thông số kỹ thuật, mã số cơ phận, xuất xứ, nhà
máy sản xuất, chủng loại, số lượng và giá tương ứng ghi trong hóa đơn,…). Để đánh giá
chất lượng một số vật tư đặc chủng phải có thí nghiệm đại diện khi tiếp nhận. Đối với
vật tư thiết bị chuyên dụng (dùng cho công tác an toàn và bảo hộ lao động), trước khi
tiếp nhận phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.Hội đồng kiểm nghiệm hàng
hóa có trách nhiệm lập Biên bản kiểm nghiệm (vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa).
f) Hội đồng kiểm nghiệm hàng hóa khi giao nhận do Đơn vị thành lập, gồm các bộ
phận chức năng tham gia (Vật tư, Kỹ thuật và các bộ phận có liên quan khác do Tổng
giám đốc, Giám đốc Đơn vị quyết định);
g) Kiểm tra khi tiếp nhận vật tư thiết bị:
- Vật tư thiết bị nhập khẩu giao tại cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu biên giới
để vận chuyển về nhập kho Đơn vị:
 Khi hàng hóa đến cảng giao hoặc địa điểm giao (được quy định trong hợp đồng),
ngoài các thủ tục theo quy định về kiểm tra hàng nhập khẩu và tùy theo điều kiện nêu
trong hợp đồng, Đơn vị phải mời cơ quan có chức năng giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu theo quy định làm thủ tục trong thời hạn quy định về khiếu nại được quy định trong
hợp đồng để kiểm định vật tư thiết bị trong một số trường hợp sau:
+ Hàng không còn nguyên đai nguyên kiện;
+ Hàng bị đổ, vỡ;
+ Hàng còn lại sau khi bị tổn thất do các nguyên nhân khác (các trường hợp bất
khả kháng…);
+ Hàng có nghi vấn về chất lượng và số lượng.
Chứng thư của cơ quan giám định chất lượng là hồ sơ pháp lý để khiếu nại đòi
Người bán bồi thường tổn thất.
 Hàng nguyên đai nguyên kiện đã được vận chuyển về, Hội đồng kiểm nghiệm
hàng hóa tổ chức mở thùng kiện, lập biên bản để làm thủ tục nhập kho.
- Kiểm tra khi nhận vật tư thiết bị được cung ứng bằng hợp đồng trong nước:
 Khi Đơn vị tổ chức kiểm tra hàng hóa phải mời đại diện có thẩm quyền của bên
bán đến chứng kiến và ký xác nhận tình trạng hàng hóa.
38

 Trong trường hợp bên bán có thư ủy quyền cho Bên mua tự tổ chức việc kiểm
tra hàng hóa thì bên bán phải chấp nhận kết quả ghi trong biên bản được lập và Biên bản
này có giá trị pháp lý để xử lý các tồn tại về hàng hóa (nếu có).
- Kiểm tra vật tư thiết bị được điều chuyển từ Đơn vị khác về: Kiểm tra tình trạng
kỹ thuật của vật tư thiết bị về chất lượng, về quy cách kích thước, mã số cơ phận, hồ sơ
kỹ thuật…đảm bảo phù hợp với yêu cầu sử dụng của Đơn vị.
h) Thời hạn kiểm tra hàng hóa:
Căn cứ quy định cụ thể về thời hạn kiểm tra hàng ghi trong hợp đồng, Đơn vị phải
tổ chức kịp thời việc kiểm tra hàng hóa khi nhận. Đối với hàng nguyên đai nguyên kiện
có khối lượng nhiều, cần phải giải tỏa nhanh thì sau khi vận chuyển về kho Đơn vị phải
tiến hành kiểm tra để đảm bảo làm kịp các thủ tục trong thời hạn quy định khiếu nại yêu
cầu bên bán bồi thường (nếu hàng không phù hợp với hợp đồng đã ký).
i) Hồ sơ để làm thủ tục khiếu nại khi hàng hóa bị tổn thất, hàng giao không đúng
yêu cầu trong hợp đồng đã ký thực hiện theo quy định của hợp đồng. Trường hợp không
quy định rõ trong hợp đồng thì phải bao gồm:
- Đối với lô hàng, kiện hàng không nguyên đai nguyên kiện, hàng bị đổ vỡ, hàng
bị tổn thất do các nguyên nhân khác…thuộc hợp đồng nhập khẩu, phải có các hồ sơ sau
đây:
 Biên bản kết toán hàng hóa, có đủ chữ ký xác nhận của Trưởng tàu với kho cảng
biển, kho Cảng hàng không, kho Cửa khẩu biên giới về tình trạng hàng hóa tại địa điểm
giao nhận trước khi Đơn vị nhận;
 Chứng thư của Cơ quan giám định chất lượng hàng hóa hoặc Biên bản kiểm tra
hàng có xác nhận của đại diện Người cấp hàng;
 Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của địa phương xác nhận về trường hợp bất
khả kháng xảy ra (nếu có);
 Biên bản của đại diện cơ quan Bảo hiểm xác nhận.
- Đối với hàng giao theo hợp đồng trong nước:
 Biên bản kiểm tra hàng có chữ ký của Người mua và đại diện có thẩm quyền của
Người bán (hoặc biên bản giám định của cơ quan chức năng có thẩm quyền);
 Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của địa phương xác nhận về trường hợp bất
khả kháng xảy ra (nếu có);
- Các tài liệu kỹ thuật kèm theo vật tư thiết bị, ngoài bộ do bộ phận vật tư giữ phải
chuyển 01 bộ cho Bộ phận kỹ thuật và bộ phận sử dụng 01 bộ.
Điều 28. Thủ tục nhập kho
1. Tất cả các loại vật tư thiết bị được cung ứng về, Đơn vị phải tổ chức nghiệm thu
ngay và làm các thủ tục nhập kho đầy đủ và đúng theo quy định.
39

2. Nghiêm cấm các trường hợp sau đây:


a) Làm thủ tục nhập kho khi chưa có vật tư vào kho, trừ các trường hợp nêu ở Điều
36 (vật tư thiết bị xuất thẳng cho công trình);
b) Gửi vật tư vào kho mà không làm thủ tục nhập kho hoặc nhập khống, trừ trường
hợp được quy định tại khoản 7 Điều này;
c) Xuất vật tư trực tiếp cho Bộ phận sử dụng mà không làm thủ tục nhập kho đối
với vật tư đó (Trừ trường hợp nêu ở Điều 36 của Quy định này).
3. Căn cứ vào hồ sơ tài liệu pháp lý kèm theo hàng hóa nêu tại điểm c khoản 2
Điều 27 của Quy định này và các biên bản nghiệm thu, Biên bản kiểm định, biên bản thí
nghiệm (nếu có), bộ phận vật tư của Đơn vị làm phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho phải
ghi rõ số phiếu nhập, ngày, tháng, năm lập phiếu, tên Đơn vị bán hàng, các nội dung
trong phiếu và phải đầy đủ chữ ký cần thiết mới hợp lệ.
Phiếu nhập kho phải lập đủ số liên tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng
Đơn vị (theo quy định hiện hành là 2 liên đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài và 3 liên
đối với vật tư Đơn vị tự sản xuất).
4. Tất cả vật tư thiết bị nhập kho đều phải vào sổ theo dõi vật tư hoặc được số hóa
cập nhật trên phần mềm máy tính (theo tổ chức quản lý và quy định của từng Đơn vị).
5. Trường hợp vật tư thiết bị nhập kho bị hao hụt mất mát, thiếu hụt so với số lượng
hàng ghi trong chứng từ vận chuyển về thì chỉ được nhập kho theo số lượng thực tế. Bộ
phận vật tư của Đơn vị kiểm tra số lượng hao hụt mất mát, lập biên bản và báo cáo Tổng
giám đốc, Giám đốc Đơn vị xử lý.
6. Vật tư thiết bị kém phẩm chất do thu hồi và vật tư do sử dụng thừa trong sản
xuất, sửa chữa, đầu tư xây dựng thì khi có lệnh nhập kho, bên giao và bên nhận phải xác
định bằng biên bản theo công trình hoặc đối tượng sử dụng kèm theo các tài liệu được
nêu tại điểm c khoản 2 Điều 27 của Quy định này.
7. Trường hợp vật tư thiết bị về kho nhưng chưa đủ thủ tục nhập thì báo cáo Tổng
giám đốc, Giám đốc Đơn vị cho phép làm thủ tục gửi lại kho. Nếu cần sử dụng phải có
ý kiến của phụ trách cung ứng và được Tổng giám đốc, Giám đốc Đơn vị đồng ý, Đơn
vị phải tổ chức nghiệm thu và hoàn chỉnh thủ tục nhập, xuất kho trong vòng 07 ngày từ
khi xuất hàng tạm.

Tiểu mục 2. QUẢN LÝ VẬT TƯ TẠI KHO


Điều 29. Yêu cầu chung về quản lý vật tư tại kho
1. Kho vật tư phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với từng chủng loại vật
tư được lưu giữ và bảo quản tại đó.
40

2. Bộ phận vật tư tại Đơn vị có trách nhiệm tổ chức phân loại vật tư thiết bị để
trong kho và kho phải có đủ trang bị cần thiết để quản lý theo yêu cầu của từng chủng
loại vật tư.
3. Mỗi loại vật tư thiết bị đều phải có thẻ kho ghi số liệu nhập ban đầu, cập nhật số
liệu nhập – xuất và số liệu qua các đợt kiểm kê. Thẻ kho được lập theo mẫu hướng dẫn
của cơ quan quản lý chức năng có thẩm quyền của Nhà nước và được thủ kho theo dõi
cập nhật kịp thời. Thủ kho chịu hoàn toàn trách nhiệm về số vật tư thiết bị được giao
quản lý tại kho.
4. Biện pháp tổ chức kho của Đơn vị đảm bảo các nguyên tắc sau:
a) Kho phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về tồn chứa, an toàn cho con người và vật
tư thiết bị;
b) Thuận tiện cho việc tiếp nhận, bảo quản, cấp phát và đảo chuyển;
c) Mỗi loại vật tư thiết bị phải được để ở vị trí, được đánh ký hiệu vị trí và ghi ký
hiệu này vào thẻ kho để dễ tìm kiếm;
d) Phải có sơ đồ bố trí kho, phân vùng cho từng chủng loại vật tư, trang bị các bộ
giá, hệ thống ánh sáng hợp lý và bố trí kho trang bị điều hòa nhiệt độ để bảo quản các
vật tư quý hiếm cũng như theo yêu cầu của nhà chế tạo;
e) Mỗi kho phải có dụng cụ, thiết bị và có Quy định về phòng cháy chữa cháy, sơ
đồ hoạt động cứu hỏa khi xảy ra hỏa hoạn;
f) Trang bị các phương tiện để đảm bảo việc bốc dỡ hàng nặng, cồng kềnh và để
đảo chuyển vật tư trong kho;
g) Phải có nội quy ra vào kho, nội quy cấp phát vật tư, kế hoạch bảo dưỡng, đảo
chuyển định kỳ, chống mối mọt, chống rỉ...;
h) Thực hiện chế độ báo cáo, luân chuyển chứng từ theo quy định.
i) Các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
5. Thẻ vật tư phải treo đúng vị trí (giá, kệ) được quy định cho từng loại vật tư đã
được mã hóa trong chương trình quản lý vật tư, phải thuận lợi, dễ nhìn thấy để phục vụ
nhanh và kịp thời cho việc cấp phát, theo dõi và quản lý tại kho. Thẻ này chỉ lập một lần
do Hội đồng kiểm kê lập. Khi có phát sinh mặt hàng mới hoặc cần thay thế thẻ thì thủ
kho làm đầy đủ và đúng các thủ tục để lập bổ sung.
Điều 30. Công tác bảo quản vật tư thiết bị tại kho
Các loại vật tư thiết bị để tại kho phải được bảo quản, bảo dưỡng định kỳ theo đúng
yêu cầu kỹ thuật của nhà chế tạo hoặc theo quy định hướng dẫn chung cho từng chủng
loại vật tư, nhằm đảm bảo cho vật tư thiết bị duy trì được trạng thái tốt (không bị han gỉ,
không bị hư hao, không bị tổn thất do ẩm thấp, va chạm hoặc đè nén, không bị mối
mọt…).
41

Điều 31. Công tác bảo vệ kho


1. Các kho vật tư phải được tổ chức bảo vệ chu đáo, thường xuyên (24/24 giờ),
phòng ngừa xảy ra hỏa hoạn, phá hoại, trộm cắp tài sản…Đơn vị phải có quy định phân
giao nhiệm vụ, phạm vi trách nhiệm rõ ràng trong công tác bảo vệ kho.
2. Nếu để xảy ra trường hợp tổn thất vật tư, tài sản mà không tìm được nguyên
nhân hoặc thủ phạm, không có biện pháp giải quyết và xử lý…thì Tổng Giám đốc/Giám
đốc Đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Điều 32. Công tác kiểm tra
1. Bộ phận vật tư và Bộ phận Tài chính kế toán của Đơn vị phải thường xuyên
kiểm tra hồ sơ tài liệu, ghi chép cập nhật của thủ kho về việc nhập và cấp phát vật tư,
chế độ luân chuyển chứng từ (Kho - thống kê kho - kế toán kho).
Tổ chức kiểm tra kho đột xuất hoặc định kỳ để kịp thời phát hiện những hiện tượng
bất thường (vật tư bị thiếu hụt, hư hỏng…), trường hợp nghiêm trọng phải giữ nguyên
hiện trường, báo cáo Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị và trình báo các cơ quan chức
năng liên quan tổ chức kiểm tra hiện trường, điều tra kết luận, xử lý.
2. Định kỳ, Đơn vị phải tổ chức đối chiếu thẻ kho với thực tế để xác định thừa
thiếu và phân loại những vật tư không sử dụng, tồn kho lớn, những vật tư có nhu cầu sử
dụng nhiều nhưng đã hết để có biện pháp cung ứng kịp thời.
3. Đối với vật tư tại kho phát hiện bị thiếu trong kiểm tra đột xuất, kiểm kê, căn cứ
vào nội dung giải quyết nêu tại khoản 1 Điều này và biên bản của Hội đồng kiểm kê, bộ
phận vật tư làm thủ tục sau:
a) Lập biên bản có chữ ký của thủ kho và Phụ trách bộ phận vật tư kèm theo Biên
bản của Hội đồng kiểm kê, lưu vào hồ sơ tài liệu tại kho và tại bộ phận vật tư để tiếp tục
giải quyết theo ý kiến của Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị.
b) Làm thủ tục và đưa vật tư nhập lại kho nếu vật tư được thu hồi hoặc đã bồi
thường đúng hiện vật bị mất;
c) Làm các thủ tục để giảm kho nếu đã bồi thường bằng tiền;
d) Làm thủ tục điều chỉnh số liệu nếu do sai sót khi thủ kho ghi chép nhầm số liệu.
4. Định kỳ, Đơn vị tổ chức kiểm tra và đối chiếu với định mức vật tư sử dụng cho
sản xuất, định mức dự trữ để làm thủ tục bổ sung kịp thời.
5. Kế toán vật tư (thuộc Bộ phận Tài chính kế toán của Đơn vị) phải định kỳ xuống
kho để đối chiếu, ký tên xác nhận số vật tư tồn trên thẻ kho đúng so với bảng kê tình
trạng xuất nhập kho biến động trong tháng. Số liệu giữa thủ kho và kế toán vật tư phải
đảm bảo khớp đúng. Nếu chênh lệch thì phải tìm nguyên nhân và báo cáo Tổng Giám
đốc/Giám đốc Đơn vị.
6. Có kế hoạch kiểm tra, khắc phục kịp thời các vị trí, khu vực trong kho có tình
trạng hư hỏng xuống cấp làm ảnh hưởng đến việc bảo quản vật tư…
42

Điều 33. Chứng từ sổ sách tại kho


1. Thẻ kho – Thẻ kho giấy đặt tại kho do thủ kho ghi chép và bảo quản hoặc thẻ
kho điện tử do thủ kho quản lý thông qua phần mềm ứng dụng (xuất bảng kê trên phần
mềm để theo dõi vào cuối kỳ kế toán), kế toán vật tư đối chiếu và ký tên xác nhận trên
thẻ kho giấy hoặc xác nhận qua công cụ kiểm tra của thẻ kho điện tử.
Sau mỗi lần kiểm tra, kiểm kê nếu có sự sai khác về số liệu, phải tìm rõ nguyên
nhân và tiến hành các thủ tục theo quy định để điều chỉnh lại số liệu trên thẻ kho cho
phù hợp với số liệu thực tế kiểm kê. Nội dung điều chỉnh, lý do điều chỉnh…phải được
lập thành biên bản có đầy đủ chữ ký của Hội đồng kiểm tra, kiểm kê.
2. Sổ giao nhận chứng từ nhập, xuất kho: Giữa thủ kho, thống kê kho/ thống kê vật
tư và kế toán vật tư phải có sự giao nhận chứng từ và ký xác nhận, ghi rõ thời gian để
đảm bảo thủ tục và an toàn cho tài liệu pháp lý duy nhất, thủ kho phải lưu giữ và bảo
quản cẩn thận các sổ giao nhận này.
3. Báo cáo theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho do bộ phận vật tư hoặc phần mềm
Quản lý vật tư (nếu có và theo tổ chức quản lý, quy định của từng Đơn vị) của Đơn vị
lập, phản ánh tình hình nhập xuất kho trong tháng theo từng đối tượng sử dụng. Định kỳ
bộ phận Tài chính kế toán và bộ phận vật tư đối chiếu số liệu nhập, xuất, tồn trong tháng,
nguyên tắc số liệu giữa hai bộ phận phải khớp đúng.

Tiểu mục 3. XUẤT VẬT TƯ CHO CÁC NHU CẦU SỬ DỤNG


Điều 34. Nguyên tắc chung khi xuất vật tư
1. Hàng tháng hoặc hàng quý, căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức
hoặc mức tiêu hao, dự toán được duyệt…và khả năng thực hiện, các bộ phận của Đơn
vị lập kế hoạch sử dụng vật tư. Kế hoạch phải lập sát với thực tế và trừ số vật tư còn lại
của cuối tháng trước để trình Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị xét duyệt. Căn cứ vào
kế hoạch sử dụng vật tư của các bộ phận đã được duyệt, bộ phận vật tư làm thủ tục cấp
phát cho các Bộ phận sử dụng.
2. Tất cả vật tư mang ra khỏi kho đều phải có phiếu xuất kho hợp lệ. Nghiêm cấm
hiện tượng đã ký nhận vật tư, phiếu xuất kho đã giao cho thủ kho nhưng không nhận vật
tư mà gửi kho.
3. Trường hợp ghi chép sai sót, nhầm lẫn về mã vật tư, đơn vị tính…không phù
hợp với thẻ kho thì bộ phận vật tư và tài chính kế toán phải trình Tổng Giám đốc/Giám
đốc Đơn vị xét duyệt điều chỉnh.
4. Vật tư nhập kho tính bằng đơn vị nào thì khi xuất kho phải tính bằng đơn vị đó.
5. Các bộ phận của Đơn vị có nhu cầu sử dụng vật tư phải làm giấy đề nghị được
lãnh đạo bộ phận ký và gửi cho bộ phận vật tư. Nếu vật tư không nằm trong kế hoạch
đã được duyệt, phải được Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị xét duyệt.
43

6. Trường hợp xuất vật tư phục vụ đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn, ngoài các quy
định trên phải căn cứ vào tiên lượng dự toán, tiến độ thực hiện đã được duyệt để lập
phiếu xuất vật tư.
7. Trường hợp xuất bán vật tư, Đơn vị thực hiện theo quy định của pháp luật, quy
định của EVN và của Đơn vị.
8. Trường hợp xuất vật tư theo quyết định thanh xử lý, thực hiện theo quy định của
EVN và của Đơn vị.
Điều 35. Thủ tục xuất vật tư
1. Căn cứ vào kế hoạch được giao, phương án kỹ thuật, dự toán được duyệt của
công trình…, giấy đề nghị xuất vật tư được duyệt (nếu vật tư không nằm trong kế hoạch
đã được duyệt) và số lượng tồn kho thực tế để làm phiếu xuất.
Không được xuất vật tư khi không có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Trường hợp sự cố
đột xuất phải được sự đồng ý của Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị mới được làm thủ
tục tạm thời xuất kho nhưng trong vòng 07 ngày phải hoàn thành đầy đủ thủ tục theo
quy định.
2. Lập phiếu xuất kho:
a) Phiếu xuất kho do các bộ phận xin lĩnh hoặc do bộ phận quản lý, bộ phận kho
lập và phải lập đủ số liên tùy theo tổ chức quản lý và quy định của từng Đơn vị (theo
quy định hiện hành tối thiểu là 3 liên);
b) Phiếu xuất kho được lập cho một hay nhiều chủng loại vật tư ở cùng một kho,
cùng mã hàng-cùng hợp đồng và được sử dụng cho cùng một mục đích thuộc một đối
tượng hạch toán chi phí. Nếu hợp đồng (mã hàng) khác nhau thì phải làm phiếu xuất
kho theo hợp đồng (mã hàng);
c) Phiếu xuất vật tư để sử dụng phải ghi rõ đối tượng sử dụng, mục đích sử dụng,
số thứ tự, số phiếu, tên, nhãn hiệu, mã số cơ phận, quy cách, đơn vị tính, số lượng yêu
cầu xuất, số thực xuất, ngày, tháng, năm lập phiếu…và phải có đầy đủ chữ ký cần thiết
thì mới hợp lệ;
d) Phiếu xuất kho sau khi được ký duyệt, chuyển thủ kho để thực hiện việc cấp
phát;
e) Căn cứ phiếu xuất kho, thủ kho giao vật tư cho người nhận, ghi số thực xuất,
ngày, tháng, năm xuất, thủ kho và người nhận cùng xác nhận theo nghiệp vụ của phần
mềm ERP dùng chung trong Tập đoàn.
Theo tổ chức quản lý và quy định của từng Đơn vị, định kỳ, thủ kho giao phiếu
xuất kho cho bộ phận vật tư, bộ phận Tài chính kế toán và bộ phận có liên quan (nếu
cần) của Đơn vị để ghi chép, vào số, lập báo cáo vật tư theo quy định;
f) Trong trường hợp phiếu xuất kho đã làm đủ thủ tục mà trong kho không đủ hàng
để xuất, bộ phận vật tư thực hiện theo khoản 3 Điều 32. Khi xác định được nguyên nhân,
44

bộ phận vật tư và bộ phận Tài chính kế toán của Đơn vị thống nhất lại số liệu phải điều
chỉnh. Trên cơ sở đó bộ phận vật tư thực hiện điều chỉnh phiếu xuất kho trong đó ghi rõ
nội dung, nguyên nhân dẫn đến chênh lệch và lập lại phiếu xuất kho mới;
g) Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh phiếu xuất kho do các nguyên nhân ghi
sai sót, nhầm lẫn về mã vật tư, đơn vị tính, giá cả…Bộ phận vật tư và bộ phận Tài chính
kế toán của Đơn vị kiểm tra, thống nhất lại số liệu. Trên cơ sở đó bộ phận vật tư thu hồi
phiếu cũ và lập lại phiếu mới cho ban hành.
3. Khi xuất vật tư để chuyển giao giữa các kho trong nội bộ đơn vị phải làm phiếu
xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ và lệnh điều động nội bộ.
4. Việc nhượng bán vật tư cho các Đơn vị ngoài phải lập hóa đơn, chứng từ đầy đủ
và đúng quy định của pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
Điều 36. Trường hợp vật tư nhập xuất thẳng
Trường hợp vật tư nhập xuất thẳng cho công trình (không qua kho): Nếu do tiến
độ công trình yêu cầu, vật tư mua về cần chuyển ngay đến bộ phận sử dụng của Đơn vị
thì phải có sự chứng kiến bàn giao giữa (Tiếp liệu giao hàng – Thủ kho – Đơn vị nhận
vật tư – Kỹ thuật) sau đó bộ phận vật tư phải chủ động tổ chức để làm đầy đủ và đúng
thủ tục nhập-xuất kho. Phụ trách bộ phận sử dụng vật tư của Đơn vị phải cử người chịu
trách nhiệm kiểm nhận, ký phiếu nhập kho và phiếu xuất kho. Phiếu nhập kho, xuất kho
sau khi ký phải được chuyển cho thủ kho để vào sổ theo dõi và thực hiện luân chuyển
chứng từ theo quy định.
Điều 37. Trường hợp vật tư không dùng hết
Vật tư thiết bị đã cấp phát cho bộ phận sử dụng nhưng không dùng hết được giải
quyết như sau:
1. Cuối tháng tại các Bộ phận sử dụng, nếu vật tư còn thừa nhưng vẫn được dùng
vào sản xuất trong tháng sau thì không cần hoàn nhập nhưng bộ phận sử dụng phải lập
bảng kê chi tiết số vật tư còn thừa cuối tháng và gửi về bộ phận vật tư, bộ phận Tài chính
kế toán của Đơn vị. Vật tư thừa của tháng trước sẽ trừ vào vật tư cấp tháng sau.
Bộ phận vật tư của Đơn vị có trách nhiệm định kỳ kiểm tra, đối chiếu số liệu trên
tại kho của các bộ phận sử dụng vật tư.
2. Đối với vật tư thiết bị thừa vào ngày cuối tháng nhưng không có nhu cầu sử
dụng cho tháng sau, Bộ phận sử dụng phải mang vật tư về nhập kho và làm thủ tục nhập
kho theo quy định. Khi hoàn nhập phải có bộ phận kỹ thuật xem xét đánh giá chất lượng
và khả năng sử dụng: nếu được như chính phẩm thì nhập trả về kho đã xuất ra vật tư đó;
nếu vật tư không còn được như chính phẩm thì Đơn vị phải tổ chức đánh giá lại, xác
định nguyên nhân, trách nhiệm và xử lý theo quy định.
3. Cuối năm vật tư thiết bị còn lại tại các bộ phận sử dụng, bất kể còn dùng hay
không dùng cho năm sau, bộ phận sử dụng phải lập bảng kê và làm thủ tục nhập kho.
45

Năm sau, nếu vật tư thiết bị đó có nhu cầu sử dụng tiếp, Đơn vị làm thủ tục xuất kho
theo quy định.
4. Đối với đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, phục hồi và sửa chữa lớn, khi
công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bàn giao thì vật tư thừa trên cơ sở quyết
toán theo thực tế thi công công trình (qua biên bản nghiệm thu) phải nhập lại kho ngay.
Nếu vật tư nhập lại còn chính phẩm hoặc không còn chính phẩm thì được xử lý như trên.
5. Nghiêm cấm các bộ phận sử dụng vật tư thiết bị của công trình trước còn thừa
cho công trình sau mà không làm đầy đủ thủ tục quyết toán công trình, không làm thủ
tục nhập kho hoặc để tồn kho lâu ngày dẫn tới vật tư bị hư hỏng, mất mát.
Điều 38. Quản lý và sử dụng vật tư tại Bộ phận sử dụng
1. Vật tư đã cấp ra khỏi kho thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của Bộ phận sử
dụng vật tư và các bộ phận có liên quan của Đơn vị có trách nhiệm kiểm tra việc sử dụng
vật tư đã được cấp phát.
2. Sử dụng vật tư phải đúng mục đích và đối tượng đã ghi trên phiếu, nếu thay đổi
phải làm lại và được Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị duyệt.
3. Sử dụng vật tư phải tiết kiệm và hiệu quả.
4. Cá nhân hoặc Đơn vị tiếp nhận, cấp phát sai nguyên tắc thủ tục đã quy định, sử
dụng vật tư sai mục đích làm thất thoát tài sản của EVN và Đơn vị phải chịu hoàn toàn
trách nhiệm trước pháp luật.
5. Trường hợp vật tư đã cấp phát cho Bộ phận sử dụng nhưng trong quá trình thi
công, Bộ phận sử dụng để vật tư hư hỏng hay xuống cấp (do bảo quản, vận chuyển…)
hoặc mất mát thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý trách nhiệm và bồi hoàn vật tư hoặc bằng
tiền theo quy định.
Tiểu mục 4. QUYẾT TOÁN VẬT TƯ
Điều 39. Đối tượng quyết toán
1. Đối với đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn: Đối tượng để quyết toán vật tư là từng
hạng mục công trình hoặc công trình đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Đối với
những công trình lớn, để thuận tiện việc quyết toán vật tư toàn bộ công trình, tránh tình
trạng để dồn nhiều năm thất lạc hồ sơ, Đơn vị cần quyết toán từng hạng mục công trình.
2. Đối với nhiên liệu than, dầu, khí dùng cho sản xuất điện: Đối tượng để quyết
toán vật tư là sản lượng điện sản xuất được trong tháng.
3. Đối với sản phẩm sản xuất khác như cơ khí, công nghiệp…: Đối tượng để quyết
toán vật tư là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, quý, năm.
Điều 40. Căn cứ quyết toán
1. Đối với đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn:
46

a) Công tác quyết toán công trình hoàn thành và thời gian quyết toán vật tư được
thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ của EVN;
b) Dự toán và tiên lượng vật tư theo thiết kế kỹ thuật của công trình/hạng mục công
trình đã được duyệt, hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị…;
c) Căn cứ phiếu xuất kho, bản đối chiếu vật tư (nếu có) để xác định vật tư xuất ra;
d) Căn cứ vào hồ sơ hoàn công, biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành bàn
giao để xác định vật tư cấu thành công trình;
e) Dựa vào số liệu trên, Đơn vị lập bảng quyết toán vật tư;
f) Vật tư được hình thành từ nhiều nguồn vốn, phải quyết toán theo từng nguồn
vốn;
g) Vật tư thiết bị thu hồi từ công trình.
2. Đối với sản xuất kinh doanh
Hàng tháng hoặc quý, Đơn vị phải quyết toán số vật tư tiêu hao trong kỳ dựa trên
cơ sở:
a) Căn cứ khối lượng công việc nằm trong kế hoạch sản xuất được giao;
b) Căn cứ sản phẩm hoàn thành;
c) Căn cứ định mức hoặc mức tiêu hao vật tư;
d) Căn cứ số lượng vật tư thực tế tiêu hao cho khối lượng công việc và sản phẩm
hoàn thành;
e) Căn cứ vào nhật ký vận hành của các Đơn vị.
Đơn vị tổ chức quyết toán vật tư theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý nội
bộ của EVN và lập bản quyết toán vật tư. Bộ phận vật tư của Đơn vị có trách nhiệm chủ
trì đối chiếu, quyết toán số vật tư đã cấp phát để phục vụ cho quyết toán công trình.
Điều 41. Trình tự quyết toán vật tư
Đơn vị tiến hành các bước sau:
1. Xác định đối tượng quyết toán vật tư.
2. Xác định số vật tư xuất ra.
3. Xác định số vật tư theo định mức.
4. Xác định số vật tư thực tế tiêu hao:
- Giữa vật tư thực tế tiêu hao với vật tư xuất ra;
- Giữa vật tư thực tế tiêu hao với vật tư theo định mức.
5. Xác định nguyên nhân và xử lý chênh lệch.
47

Mục 3. CÔNG TÁC KIỂM KÊ VẬT TƯ


Điều 42. Mục đích kiểm kê vật tư
1. Đánh giá thực trạng, giá trị vật tư thiết bị do Đơn vị hiện đang quản lý.
2. Xác định chính xác số vật tư hiện có, vật tư thừa thiếu, vật tư ứ đọng chậm luân
chuyển, vật tư kém mất phẩm chất. Trên cơ sở đó, Đơn vị lập các phương án xử lý hoặc
báo cáo cấp có thẩm quyền để kịp thời giải quyết những tồn tại về vật tư, tránh ứ đọng
vốn.
3. Đánh giá tình hình bảo quản vật tư tại các kho, có biện pháp xử lý các tồn tại,
phân tích số vật tư dự trữ. Trên cơ sở đó xây dựng biện pháp sử dụng vật tư có hiệu quả.
4. Thông qua số liệu kiểm kê để đánh giá hiệu quả sử dụng vật tư đã được Đơn vị
cung ứng về phục vụ sản xuất kinh doanh, sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng. Để từ đó
rút kinh nghiệm và tăng cường công tác quản lý vật tư thiết bị trong Đơn vị.
Điều 43. Yêu cầu của công tác kiểm kê
1. Theo kỳ kế toán năm hoặc kỳ kế toán khác mà pháp luật có quy định cho từng
loại hình Đơn vị, Đơn vị phải thực hiện việc kiểm kê theo quy định của pháp luật và của
EVN.
2. Ngoài việc tổ chức kiểm kê định kỳ và/hoặc đột xuất theo quy định của pháp
luật, Đơn vị cần tiến hành kiểm kê vật tư thiết bị trong những trường hợp sau:
a) Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính;
b) Chia, tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản hoặc bán,
khoán, cho thuê doanh nghiệp;
c) Chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp;
d) Xảy ra hỏa hoạn, lũ lụt, và các thiệt hại bất thường khác;
e) Đánh giá lại tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
f) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm kê phải xác định chính xác số lượng, chất lượng và giá trị vật tư hiện có,
Đơn vị phải xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm và hướng xử lý đối với trường hợp
vật tư thiết bị thiếu hụt, mất mát, kém mất phẩm chất, số vật tư dự trữ quá định mức.
Điều 44. Phương pháp kiểm kê
1. Việc kiểm kê vật tư thiết bị phải được tiến hành đúng chế độ kiểm kê tài sản
theo quy định của pháp luật và EVN. Trước khi kiểm kê, Đơn vị phải tiến hành kiểm tra
các hồ sơ, tài liệu của từng loại vật tư thiết bị (tình hình lập và ghi chép thẻ vật tư, các
sổ sách kế toán, tổng hợp…). Trong quá trình kiểm kê, nếu phát hiện thiếu hồ sơ, tài liệu
thì Đơn vị phải sưu tầm hoặc lập cho đầy đủ. Mọi sai sót phải được bổ sung, điều chỉnh
48

kịp thời đảm bảo đúng nguyên tắc theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nội
bộ của EVN.
2. Trước khi tiến hành kiểm kê, Đơn vị phải thành lập Hội đồng kiểm kê do Tổng
Giám đốc/Giám đốc Đơn vị hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch, Kế toán trưởng
hoặc phụ trách kế toán làm ủy viên thường trực, các Bộ phận chức năng liên quan của
Đơn vị làm ủy viên và tổ chức kiểm kê như sau:
a) Trực tiếp xem xét, kiểm tra cụ thể từng loại vật tư, từng kho, ghi chép đầy đủ,
chính xác các chỉ tiêu trên phiếu kiểm kê;
b) Kiểm kê và lập biên bản kiểm kê cho từng kho theo mẫu của cơ quan quản lý
chức năng có thẩm quyền về tài chính của Nhà nước và Quy chế quản lý nội bộ của
EVN;
c) Đối với vật tư phục vụ đầu tư xây dựng phải xác định vật tư cho công trình, theo
từng nguồn vốn, từng hợp đồng (mã hàng).
3. Nguyên tắc kiểm kê là phải cân, đong, đo, đếm để đưa ra số liệu chính xác về
số lượng, trọng lượng, ký mã hiệu, quy cách ... của mỗi loại vật tư.
4. Đối với vật tư bị hư hỏng hoặc kém mất phẩm chất thì phải được phân loại và
lập phiếu kiểm kê riêng, ghi rõ nguyên nhân và mức độ hư hỏng.
5. Đối với vật tư đang đi trên đường, vật tư do người khác giữ hộ, vật tư xuất cho
Đơn vị nhận gia công chế tạo thì phải căn cứ vào số lượng đã ghi trong sổ sách để đối
chiếu kiểm tra chứng từ phù hợp và phải có xác nhận của người giữ hộ, người nhận chế
biến tại thời điểm kiểm kê và lập phiếu kiểm kê riêng.
6. Căn cứ vào số liệu gốc kèm theo sổ sách kế toán và số thực có xác định trong
kiểm kê, bộ phận kiểm kê phải lập bảng tổng hợp đối chiếu, xác định số thừa, thiếu.
Trên cơ sở lập báo cáo kết quả kiểm kê và cung cấp tài liệu cho các cấp có thẩm quyền
để có hướng xử lý.
7. Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị có trách nhiệm kiểm tra số liệu, phân tích tình
hình kết quả kiểm kê và áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục những thiếu sót
trong việc sử dụng vật tư, đảm bảo công tác quản lý vật tư trong Đơn vị có nề nếp, đúng
chế độ theo quy định của pháp luật, đồng thời đảm bảo sử dụng vật tư có hiệu quả.
8. Căn cứ vào quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý kết quả kiểm kê, các bộ
phận có liên quan của Đơn vị điều chỉnh theo quy định.

Mục 4. THU HỒI VẬT TƯ THIẾT BỊ


Điều 45. Hoàn nhập vật tư mới đã cấp phát nhưng chưa sử dụng hết
1. Tất cả các Đơn vị đều phải có trách nhiệm sử dụng vật tư đúng mục đích, đúng
công trình, có hiệu quả và triệt để tiết kiệm vật tư.
49

2. Các bộ phận sử dụng vật tư khi nhận vật tư về phải bảo quản tốt và sử dụng hợp
lý, không để lãng phí hoặc mất mát vật tư.
3. Tất cả các vật tư dư thừa không sử dụng hết cho nhu cầu sản xuất kinh doanh,
sửa chữa lớn và đầu tư xây dựng thì Bộ phận sử dụng vật tư phải kịp thời làm thủ tục
hoàn nhập vào kho của Đơn vị.
4. Các bộ phận chức năng của Đơn vị qua kiểm kê hàng năm và kiểm kê đột xuất,
nếu phát hiện vật tư dư thừa mà bộ phận sử dụng vật tư không hoàn nhập thì báo cáo
Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị buộc Bộ phận sử dụng vật tư đó hoàn nhập và đồng
thời phải chịu trách nhiệm về hành chính.
Điều 46. Thu hồi vật tư thiết bị cũ đã qua sử dụng
1. Vật tư thiết bị thu hồi phải được quản lý tốt nhằm tận dụng triệt để và có hiệu
quả khi sử dụng lại cho các công trình khác, có phương án sửa chữa, phục hồi để tận
dụng lại hoặc có phương án thanh xử lý nhanh để thu hồi vốn.
2. Công việc tháo dỡ, bảo quản, vận chuyển…vật tư thiết bị thu hồi phải được quy
định cụ thể. Bộ phận chức năng của Đơn vị (được giao nhiệm vụ) hoặc Đơn vị thu hồi
(được ký kết theo hợp đồng) có trách nhiệm tổ chức thu hồi toàn bộ vật tư cũ đã được
thay thế trong quá trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và phục hồi.
Nghiêm cấm các bộ phận thu hồi vật tư cũ để lâu ngày mà không làm thủ tục nhập
kho. Nếu cá nhân/bộ phận lấy vật tư cũ sử dụng vào mục đích cá nhân hoặc làm thất
thoát, đem bán ra ngoài…phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Đối với công trình được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và phục hồi, Đơn vị quản
lý tài sản (công trình) hiện hữu có trách nhiệm (bao gồm nhưng không giới hạn):
a) Thu thập toàn bộ hồ sơ pháp lý đã được duyệt của công trình; kiểm tra danh
mục, giá trị còn lại của tài sản theo số sách kế toán; căn cứ sổ sách theo dõi quản lý vận
hành, kiểm tra xác định tình trạng kỹ thuật và số lượng (hoặc khối lượng) vật tư thiết bị
sẽ thu hồi của công trình;
b) Tổ chức kiểm tra vật tư thiết bị sẽ thu hồi tại hiện trường có đối chiếu với hồ sơ
của công trình và sổ sách đang quản lý trước khi thi công tháo dỡ như nêu tại điểm a
khoản 3 Điều này;
c) Phân chia vật tư thiết bị thu hồi theo tên từng hạng mục công trình, tên các công
trình hiện có trong danh mục của sổ sách theo dõi tài sản, xác định nguồn vốn tài sản
của các công trình để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý, quyết toán tài sản;
d) Phân loại vật tư thiết bị thu hồi theo khoản 5 Điều này;
e) Phân nhóm vật tư thiết bị thu hồi thành các nhóm (ví dụ: máy biến áp, thiết bị
nhất thứ, nhị thứ, dây dẫn cùng chủng loại, phụ kiện, cách điện…) để thuận tiện cho việc
đánh giá và xác định giá trị thu hồi;
50

f) Tổ chức các bộ phận có liên quan lập biên bản xác định những vấn đề sai lệch
của vật tư thiết bị thu hồi giữa hồ sơ quản lý và thực tế;
g) Xác định số lượng (theo nguyên tắc cân, đong, đo, đếm), đánh giá chất lượng
còn lại và tình trạng kỹ thuật, xác định giá trị còn lại thực tế vật tư thiết bị thu hồi…theo
quy định hiện hành;
h) Làm thủ tục để quyết toán sau khi thực hiện xong công việc tháo dỡ vật tư thiết
bị thu hồi từ công trình;
i) Thực hiện các công việc khác theo quy định và theo tổ chức quản lý, quy định
của từng Đơn vị.
4. Trước và sau khi thu hồi vật tư thiết bị, Đơn vị phải:
a) Thành lập Hội đồng thu hồi vật tư thiết bị, thành phần của Hội đồng tùy theo tổ
chức quản lý và quy định của từng Đơn vị. Trong thời gian thi công tháo dỡ, Hội đồng
thu hồi có trách nhiệm:
- Cùng các bộ phận hoặc tổ chức có liên quan: giám sát, lập biên bản nghiệm thu
xác định số lượng, khối lượng, quy cách kỹ thuật…vật tư thiết bị thu hồi tại hiện trường
trước và sau tháo dỡ;
- Giám sát việc thực hiện vận chuyển vật tư thiết bị thu hồi từ hiện trường đến
địa điểm nhập kho và lập biên bản nghiệm thu;
- Lập biên bản xác định sự chênh lệch về số lượng/khối lượng, khác biệt về tình
trạng kỹ thuật (nếu có) giữa thực tế tại hiện trường và tại thời điểm nhập kho. Nếu vật
tư thiết bị thu hồi bị thiếu, hư hỏng so với thực tế tại hiện trường sau khi tháo dỡ thì yêu
cầu bộ phận hoặc Đơn vị thu hồi phải bồi thường theo quy định;
- Lập biên bản đánh giá giá trị vật tư thiết bị thu hồi % còn lại làm cơ sở để nhập
kho;
- Làm các thủ tục nhập kho, hướng dẫn bộ phận hoặc Đơn vị thu hồi tập kết vật
tư thiết bị thu hồi theo khu vực riêng cho từng loại, nhóm.
b) Lập phiếu nhập vật tư thiết bị thu hồi.
c) Mở sổ, lập thẻ kho riêng để theo dõi.
5. Vật tư thu hồi nhập kho, Đơn vị phải quy định khu vực kho để bảo quản và phân
thành các loại như sau:
a) Loại còn sử dụng được;
b) Loại còn sử dụng được nhưng cần phải sửa chữa, phục hồi lại;
c) Loại không thể sử dụng được cần thanh lý và phế liệu thu hồi.
51

Mục 5. THANH XỬ LÝ VẬT TƯ THIẾT BỊ


Điều 47. Thanh xử lý vật tư
1. Các Đơn vị có vật tư cần thanh xử lý phải thành lập Hội đồng và Tổ chức việc
thanh xử lý tài sản theo quy định của pháp luật, Quy chế quản lý nội bộ của EVN hoặc
Quy chế, Điều lệ tổ chức hoạt động tương ứng hình thức pháp lý của Đơn vị.
2. Việc thanh lý và nhượng bán vật tư phải được tiến hành khẩn trương để thu hồi
vốn, hoàn trả nguồn vốn hình thành, kịp thời phục vụ sản xuất kinh doanh của Đơn vị.
3. Để có cơ sở cho Đơn vị nắm và biết được từng chủng loại vật tư đang tồn kho
tại Đơn vị mình, nhằm có hướng giải quyết giảm tồn kho gây ứ đọng vốn và có kế hoạch
điều phối chung trong Tập đoàn. Tổng Giám đốc/Giám đốc Đơn vị có trách nhiệm chỉ
đạo các bộ phận chức năng trong Đơn vị 6 tháng 01 lần xác định vật tư thiết bị tồn kho
thành các nhóm như sau:
a) Các loại vật tư thiết bị giữ lại dự phòng cho sản xuất kinh doanh, sửa chữa lớn
và đầu tư xây dựng;
b) Các loại vật tư thiết bị còn sử dụng được nhưng Đơn vị không có nhu cầu, để
tồn kho ứ đọng lâu ngày;
c) Các loại vật tư thiết bị kém, mất phẩm chất và thu hồi bị hư hỏng nặng không
còn giá trị sử dụng.
4. Vật tư thuộc diện thanh xử lý bao gồm:
a) Vật tư đã qua sử dụng bị hư hỏng, không còn khả năng sửa chữa, phục hồi,
không còn giá trị sử dụng hoặc tuy còn khả năng sửa chữa phục hồi, nhưng chi phí sửa
chữa phục hồi tốn kém, sử dụng không hiệu quả;
b) Vật tư không có nhu cầu sử dụng, lạc hậu kỹ thuật, lạc hậu mốt, tồn kho ứ đọng
lâu ngày, kém, mất phẩm chất;
c) Phế liệu thu hồi sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và phục hồi…
5. Định kỳ 6 tháng 01 lần hoặc sau kỳ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, phục hồi, Đơn
vị phải khẩn trương tổ chức thực hiện công tác thanh xử lý tài sản theo quy định. Tổng
Giám đốc/Giám đốc Đơn vị phải chịu hoàn toàn trách nhiệm do để vật tư tồn kho ứ đọng
lâu ngày và chậm thực hiện công tác thanh xử lý tài sản gây ứ đọng vốn.
6. Việc điều chuyển vật tư thiết bị thuộc diện thanh xử lý từ Đơn vị này sang Đơn
vị khác được thực hiện theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
7. Các nội dung khác liên quan đến công tác thanh xử lý tài sản, Đơn vị thực hiện
theo quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
52

Mục 6. HỆ THỐNG SỔ SÁCH THEO DÕI


Điều 48. Hệ thống sổ sách theo dõi vật tư
1. Việc ghi chép theo dõi vật tư tại các Đơn vị được thực hiện đúng chế độ theo
quy định của pháp luật và Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
2. Mẫu chứng từ:
Các chứng từ, bảng biểu trong công tác quản lý vật tư, nội dung, phương pháp lập,
ký chứng từ thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng từ kế toán và chế độ kế toán
doanh nghiệp. Trong đó, các chứng từ kế toán thuộc chỉ tiêu hàng tồn kho gồm:
a) Phiếu nhập kho;
b) Phiếu xuất kho;
c) Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa;
d) Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ;
e) Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa;
f) Bảng kê mua hàng;
g) Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ;
h) Các chứng từ ban hành theo các văn bản quy phạm pháp luật khác;
Căn cứ quy định của pháp luật và hình thức pháp lý của Đơn vị, Đơn vị sử dụng
các loại chứng từ và sổ sách trong công tác quản lý vật tư theo Điều lệ tổ chức hoạt động
và quy định của từng Đơn vị.
3. Sổ sách theo dõi vật tư
a) Thẻ kho vật tư:
- Thẻ kho vật tư là tài liệu pháp lý cơ bản và quan trọng của thủ kho đồng thời
cũng là sổ chi tiết tờ rời làm cơ sở đối chiếu với hiện vật và bảng kê tồn kho, bảng kê
tình hình nhập - xuất - tồn kho;
- Thẻ kho giấy đặt tại kho do thủ kho ghi chép và bảo quản hoặc thẻ kho điện tử
do thủ kho quản lý thông qua phần mềm ứng dụng, kế toán vật tư kiểm tra và ký xác
nhận theo định kỳ đối chiếu;
- Thẻ vật tư (treo kệ): là thẻ treo tại nơi để vật tư, phục vụ cho việc quản lý tại kho,
thẻ này chỉ lập một lần do Hội đồng kiểm kê lập. Khi có phát sinh mặt hàng mới hoặc
cần thay thế thẻ thì lập bổ sung.
b) Sổ theo dõi tình hình nhập-xuất-tồn kho vật tư:
- Sổ này được mở để ghi chép theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho về lượng và
giá trị của từng vật tư hoặc được cập nhật trong máy vi tính (nếu có);
53

- Mỗi thứ vật tư của Đơn vị phải mở một sổ theo dõi riêng biệt để ghi chép (bao
gồm năm sản xuất, năm đưa vào vận hành lần..) những biến động của vật tư đó trong
suốt niên độ kế toán.
c) Các loại sổ sách khác liên quan đến công tác quản lý vật tư ban hành theo các
văn bản quy phạm luật khác.
54

Chương IV. QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ KỸ THUẬT


Điều 49. Quy định chung về tổ chức quản lý dầu đốt và dầu mỡ kỹ thuật
1. Tổ chức của bộ phận quản lý: Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ phải được tổ
chức đầy đủ và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Đơn vị.
2. Việc tổ chức mua sắm, quản lý dầu đốt và dầu mỡ phải thực hiện đúng các quy
định của nhà nước và các Quy chế quản lý nội bộ của EVN, đảm bảo chất lượng và đủ
số lượng theo yêu cầu, phục vụ đúng kế hoạch sử dụng đã được duyệt.
3. Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với bộ phận
tài chính kế toán và các bộ phận khác có liên quan trong Đơn vị để hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao.
4. Hợp đồng cung ứng dầu đốt và dầu mỡ sau khi ký kết được lưu tại bộ phận quản
lý dầu đốt và dầu mỡ, phòng vật tư, phòng tài vụ, phòng kỹ thuật, bộ phận hoá và các
bộ phận có liên quan khác để thực hiện các công việc quản lý nêu trong quy định này.
5. Tất cả các loại dầu đốt và dầu mỡ khi tiếp nhận, vận chuyển đưa về Đơn vị nhập
kho, bồn, bể chứa... để bảo quản, hoặc khi xuất theo yêu cầu sử dụng đều phải làm đầy
đủ và đúng thủ tục nhập - xuất theo quy định.
6. Kho tàng (kho kín và kho hở), bồn, bể, thùng phuy chứa dầu đốt và dầu mỡ đều
phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kỹ thuật (trong đó, đối với thùng phuy cần lưu ý về
vị trí, khoảng cách và mặt bằng nằm ngang cần theo hướng dẫn của Nhà sản xuất) và
trang thiết bị phòng chống cháy nổ để đảm bảo cho dầu đốt và dầu mỡ được nguyên vẹn
về khối lượng (ngoại trừ số lượng hao hụt trong định mức theo Nhà nước quy định),
chất lượng và đảm bảo an toàn trong suốt thời gian bảo quản tại kho.
7. Đối với dầu cách điện có chứa chất độc hại Poly-Chlorinated Biphenyls (PCB)
và chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy phải có biển hiệu cảnh báo tại các khu vực và hệ
thống các bồn, bể, thùng phuy chứa dầu cách điện đó. Phải giám sát chặt chẽ, hạn chế
việc rò rỉ dầu ra môi trường từ các thiết bị, hệ thống chứa, lưu giữ dầu trong kho, tránh
ô nhiễm và lây nhiễm PCB.
8. Quy định chi tiết về quản lý PCB và chất thải nguy hại thực hiện theo Quy chế
bảo vệ môi trường trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
9. Chế độ báo cáo về công tác dầu đốt và dầu mỡ được thực hiện theo nội dung yêu
cầu trong Quy định này.

Mục 1. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ MUA SẮM DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ


Điều 50. Cơ sở lập và duyệt kế hoạch dầu đốt và dầu mỡ hàng năm
1. Lập kế hoạch: Kế hoạch mua sắm d ầ u đ ố t v à dầu mỡ hàng năm phải dựa vào
các cơ s ở sau đây:
55

a. Kế hoạch sản xuất điện (kW/h) trong cả năm của Đơn vị trên cơ sở kế hoạch sản
xuất điện tháng, quý, 6 tháng, 9 tháng, cả năm;
b. Suất tiêu hao nhiên liệu "g", "kg"/kWh trong vận hành (đối với dầu đốt); định
mức tiêu hao dầu mỡ trong quá trình chạy thử, nghiệm thu sau sửa chữa và dự phòng
nóng thiết bị;
c. Số lượng dầu mỡ cần thay thế sau thời gian vận hành (theo quy định của nhà chế
tạo và sau sửa chữa định kỳ của thiết bị);
d. Định mức lượng dầu mỡ bổ sung trong vận hành;
e. Định mức dầu đốt và dầu mỡ dự phòng trong vận hành;
f. Cân đối số dầu đốt và dầu mỡ tồn kho thực tế sử dụng được của Đơn vị;
g. Kế hoạch vốn.
2. Duyệt kế hoạch
a. Đơn vị phải lập, trình duyệt, duyệt theo phân cấp hiện hành về đơn hàng sử dụng
dầu đốt và dầu mỡ trước 6 tháng sử dụng (của năm kế hoạch) để lập, duyệt kế hoạch đấu
thầu mua sắm;
b. Dầu đốt và dầu mỡ do các Đơn vị lập để trình duyệt, duyệt phải ghi đầy đủ các
yêu cầu cụ thể, trong đó có một số nội dung sau: Tên loại dầu đốt và dầu mỡ; xuất xứ,
nhà máy, nước sản xuất.
c. Đối với dầu mỡ phải cấp đúng loại của chính Hãng sản xuất cần phải ghi rõ ký
hiệu, mã hiệu dầu mỡ; tiêu chuẩn sản xuất; đặc tính thông số kỹ thuật; đơn vị tính; số
lượng yêu cầu (trong đó ghi rõ số lượng theo nhu cầu sử dụng, số lượng tồn kho, số
lượng cần mua); mục đích và thời gian sử dụng; ước trị giá... Đối với dầu cách điện cần
yêu cầu cung cấp chứng chỉ không có chất PCB;
d. Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ của Đơn vị có trách nhiệm kiếm tra, đối
chiếu số lượng, chất lượng, dầu đốt và dầu mỡ tồn kho với dầu đốt và dầu mỡ dự phòng
định mức để có kế hoạch sử dụng, thay thế, bổ sung đảm bảo đúng và đủ theo quy định
và định mức; Khi lập đơn hàng, Đơn vị phải đối chiếu số dầu đốt và dầu mỡ tồn kho có
tại kho của Đơn vị và có tại các bộ phận của Đơn vị đã nhận về để loại trừ ra khỏi đơn
hàng;
e. Nhu cầu dầu đốt và dầu mỡ phát sinh ngoài kế hoạch do các yêu cầu đột xuất
như chạy máy theo phương thức huy động thêm của điều độ, giải quyết sự cố, khắc
phục bão lụt... do Tổng giám đốc, Giám đốc Đơn vị chủ động và chịu trách nhiệm, tổ
chức thực hiện việc mua sắm theo phân cấp.

Điều 51. Tổ chức mua sắm dầu đốt và dầu mỡ


1. Việc mua sắm dầu đốt và dầu mỡ phải thực hiện theo phân cấp của Tập đoàn,
56

tuân thủ đúng quy định hiện hành của Nhà nước và các Quy chế quản lý nội bộ của EVN
(từ khâu lập, trình duyệt, duyệt về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu chuẩn đánh
giá thầu, xét chọn và báo cáo kết quả đánh giá thầu, ký kết hợp đồng, tổ chức giao nhận,
quản lý, sử dụng...) đảm bảo các nguyên tắc sau :
a) Tổ chức mua sắm dầu đốt và dầu mỡ phải tiến hành đúng thời gian đã được duyệt
trong kế hoạch đấu thầu, đảm bảo có đủ số lượng theo yêu cầu trước 04 ngày của tháng
sử dụng, phục vụ kịp thời cho vận hành sản xuất điện và làm dự phòng;
b) Dầu đốt và dầu mỡ cung ứng phải đảm bảo chất lượng (đáp ứng các thông số kỹ
thuật) và phù hợp với quy định của nhà chế tạo thiết bị;
c) Đối với dầu cách điện (đặc biệt là loại dầu dùng cho máy biến áp truyền tải), khi
lập đơn hàng cần điều tra nghiên cứu các chủng loại dầu hiện đang sử dụng và sẵn có
trên thị trường trong nước để khuyến cáo Nhà cung cấp, nhằm đảm bảo thuận lợi và hiệu
quả trong dự phòng dầu cho sản xuất và mua sắm khi sửa chữa hoặc thay thế;
d) Không mua sắm các loại dầu đốt và dầu mỡ trôi nổi trên thị trường trong và ngoài
nước, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc dầu đốt và dầu mỡ đã nhập về trong nước nhưng
hồ sơ tài liệu xuất xứ không đầy đủ hoặc không phù hợp.
2. Tất cả các hợp đồng sau khi ký kết được chuyển ngay cho các bộ phận liên quan
trong Đơn vị (quy định tại khoản 4 Điều 49 của Quy định này) để phối hợp thực hiện.
Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ căn cứ hợp đồng đã ký để thực hiện một số công
việc sau đây:
a) Lập kế hoạch tiếp nhận, chuẩn bị phương tiện vận chuyển (nếu Đơn vị tự tiếp
nhận), kiểm tra kho tàng, bồn chứa, bể chứa, thùng phuy, kiểm tra hệ thống đường ống
dẫn dầu từ cảng vào kho của Đơn vị, hệ thống chống tràn dầu ở cảng tiếp nhận của Đơn
vị (nếu có), hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường;
b) Đối chiếu, kiểm tra số dầu đốt và dầu mỡ khi tiếp nhận theo hợp đồng (chủng
loại, xuất xứ, số lượng, ký mã hiệu, đặc tính kỹ thuật, chất lượng sau khi đã lấy mẫu
kiểm nghiệm theo quy định, trị giá...);
c) Lập hồ sơ đầy đủ, kịp thời và làm các thủ tục cần thiết về khiếu nại yêu cầu người
bán bồi thường do cung cấp dầu đốt và dầu mỡ không đúng các yêu cầu đã quy định
trong hợp đồng;
d) Cung cấp đủ chứng từ, hồ sơ tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ để bộ phận tài chính
làm thủ tục thanh toán và trả bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người bán (nếu trong hợp
đồng có quy định) sau khi đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký;
e) Tổ chức quyết toán và thanh lý hợp đồng;
f) Làm các thủ tục nhập, xuất theo quy định hiện hành; Thẩm tra kế hoạch dầu đốt
và dầu mỡ hàng năm theo đơn hàng và kế hoạch đấu thầu đã duyệt;
g) Kiểm tra và theo dõi việc mua sắm, sử dụng dầu đốt và dầu mỡ;
57

h) Đối chiếu số dầu đốt và dầu mỡ tồn kho để làm cơ sở cho việc điều động giữa
các Đơn vị trong Tập đoàn khi có nhu cầu;
i) Thu thập tài liệu về giá cả dầu đốt và dầu mỡ để phục vụ công tác cung ứng, quản
lý trong Tập đoàn.

Mục 2. TỔ CHỨC KIỂM TRA, TIẾP NHẬN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ


Điều 52. Thành lập tổ kiểm tra dầu đốt và dầu mỡ
1. Tùy theo tình hình cụ thể của Đơn vị để thành lập mới hoặc sử dụng tổ kiểm tra
hàng hóa khi tiếp nhận để thực hiện việc tiếp nhận, kiểm tra dầu đốt và dầu mỡ theo
những nội dung quy định tại Điều 56 của Quy định này.
2. Tổ kiểm tra gồm có: Trưởng hoặc phó phòng vật tư làm tổ trưởng, 1-2 nhân viên
của phòng vật tư; các thành viên khác là trưởng, hoặc phó phòng, phân xưởng (hoặc cán
bộ được ủy quyền) tham gia: phòng tài chính kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch,
phân xưởng hoá, phân xưởng vận hành, bộ phận bảo vệ (không áp dụng đối với trường
hợp mua sắm nhỏ lẻ, tuy nhiên tổ kiểm tra vẫn phải chịu trách nhiệm về chất lượng của
hàng hóa).
Điều 53. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ trưởng tổ tiếp nhận
1. Nắm rõ thông tin về lô dầu đốt và dầu mỡ sẽ nhập kho, như: Hợp đồng, chủng
loại dầu đốt và dầu mỡ, số lượng, thời gian tiếp nhận, phương thức tiếp nhận, quy trình
tiếp nhận, biên bản xác định chất lượng và số lượng dầu đốt và dầu mỡ thu hồi (nếu có).
2. Chịu trách nhiệm phố biến cho các thành viên trong tổ tiếp nhận toàn bộ nội dung
liên quan đến từng đợt tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ; chỉ huy tổ tiếp nhận theo kế hoạch
đã được duyệt, thực hiện đúng quy trình giao nhận của Đơn vị ban hành.
3. Trực tiếp làm việc và thông báo các vấn đề liên quan đến lô dầu đốt và dầu mỡ
với bên bán, chủ phương tiện để phối hợp đồng bộ trong suốt quá trình tiếp nhận đến
khi nhận xong dầu đốt và dầu mỡ (kể từ khi phương tiện cập cảng buộc neo tàu đối với
loại dầu đốt và dầu mỡ vận chuyển đường biển, sông giao theo đường ống tại bồn bể
của Đơn vị; hoặc tại kho, bãi của bên bán hoặc bên mua đối với loại dầu đốt và dầu mỡ
đóng bằng thùng phuy...).
4. Yêu cầu bên giao cung cấp đầy đủ các hồ sơ và chứng từ cần thiết của lô dầu đốt
và dầu mỡ như sau :
a) Đối với dầu đốt và dầu mỡ được cung ứng theo hợp đồng nhập khẩu, hồ sơ gồm
có: Thông báo giao hàng, bảng liệt kê chi tiết hàng hóa, vận đơn đường biển, đường
hàng không, hóa đơn thương mại, tờ khai hải quan, chứng chỉ xuất xứ hàng hóa theo
quy định, chứng chỉ xuất xưởng, bản kiểm định chất lượng của lô dầu đốt và dầu mỡ
được giao của cơ quan chức năng nước ngoài, trong nước cung cấp, bảo hiểm, vận đơn,
các tài liệu kỹ thuật quy định trong hợp đồng;
58

b) Đối với dầu đốt và dầu mỡ được chế biến ở nước ngoài, cung ứng theo hợp đồng
mua sắm trong nước, hồ sơ gồm có: Thông báo giao hàng, chứng chỉ xuất xứ hàng hoá
theo quy định, chứng chỉ xuất xưởng, bảng liệt kê chi tiết hàng hóa, bản kiểm định chất
lượng của lô dầu đốt và dầu mỡ được giao của cơ quan chức năng nước ngoài, trong
nước cung cấp, hóa đơn hợp lệ, chứng từ đã nộp thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng do
cơ quan chức năng phát hành, các tài liệu kỹ thuật quy định trong hợp đồng;
c) Đối với dầu đốt và dầu mỡ được chế biến trong nước (nếu có) phải do cơ sở sản
xuất có đủ tư cách pháp nhân và được phép chế biến dầu đốt và dầu mỡ, hồ sơ gồm có
bảng liệt kê chi tiết hàng hóa, bản kiểm định chất lượng của lô dầu đốt và dầu mỡ được
giao của cơ quan chức năng trong nước cung cấp, hóa đơn hợp lệ, chứng từ đã nộp thuế,
các tài liệu kỹ thuật quy định trong hợp đồng;
d) Dầu đốt và dầu mỡ thu hồi kém chất lượng: Phải có biên bản nghiệm thu đánh
giá chất lượng còn lại. Tuyệt đối không tiếp nhận các lô dầu đốt và dầu mỡ khi không
có đầy đủ các hồ sơ và tài liệu pháp lý nói trên;
e) Đối với dầu cách điện thu hồi có chứa chất PCB, Đơn vị thực hiện theo Quy chế
quản lý nội bộ của EVN về công tác quản lý kỹ thuật và an toàn, tránh ô nhiễm, lây
nhiễm từ các chất thải đó.
5. Thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký giao nhận dầu đốt và dầu mỡ theo quy định
trước khi tiếp nhận.
6. Chỉ huy vận hành, thao tác hệ thống tiếp nhận dầu (như bơm dầu thu hồi, van
đóng mở...) đối với loại dầu đốt được tiếp nhận bằng đường ống đưa vào bồn, bể; điều
hành việc tiếp nhận, bố trí sắp xếp và đưa vào kho chứa đối với loại dầu mỡ đóng bằng
thùng phuy chuyên dùng.
7. Chịu trách nhiệm về sự chính xác các số liệu ghi trong sổ nhật ký tiếp nhận dầu
đốt và dầu mỡ và hồ sơ, biên bản giao nhận (như số liệu đo đạc, số liệu tính toán...).
Kiểm tra giám sát việc giao ca tiếp nhận.
8. Thường xuyên liên lạc và báo cáo tình hình tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ trong
quá trình thực hiện với trưởng phòng vật tư, phòng kế hoạch và vật tư, phòng kỹ thuật,
vật tư hoặc với lãnh đạo Đơn vị (nếu Đơn vị không thành lập phòng vật tư, mà thành lập
tổ vật tư) để kịp thời giải quyết các vấn đề tồn tại trong tiếp nhận.
9. Kiểm tra và đảm bảo thực hiện đúng quy định về công tác an toàn, phòng chống
cháy nổ trong quá trình tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ.
Điều 54. Trách nhiệm và quyền hạn của các thành viên tổ tiếp nhận
1. Thực hiện nghiêm chỉnh sự điều hành của tổ trưởng trong quá trình tiếp nhận.
2. Trên cơ sở hợp đồng đã ký và kế hoạch tiếp nhận, tổ tiếp nhận có trách nhiệm
kiểm tra việc chuẩn bị đầy đủ kho tàng, bồn, bể chứa, phương tiện vận tải (nếu Đơn vị
tự tiếp nhận), chuẩn bị đầy đủ phương tiện và dụng cụ kiểm định dầu đốt và dầu mỡ
59

theo chỉ đạo của tổ trưởng.


3. Lập hồ sơ tài liệu đo đạc tính toán dầu đốt và dầu mỡ, biên bản xác nhận chất
lượng, số lượng dầu đốt và dầu mỡ. Thực hiện chặt chẽ quá trình (hoặc theo ca trực) tiếp
nhận và kiểm định dầu đốt và dầu mỡ, hoàn thành công việc đúng quy trình giao nhận,
bảo đảm chất lượng và số lượng, tránh bị phạt tiền do để đọng phương tiện của bên bán
quá thời hạn quy định tại địa điểm giao.
4. Khẩn trương báo cáo tổ trưởng để kịp thời giải quyết các vướng mắc, hoặc lập
báo cáo nhanh lên cấp trên xin ý kiến chỉ đạo và thực hiện nếu sự việc xảy ra vượt quá
thẩm quyền của tổ tiếp nhận, như: về chất lượng, số lượng dầu đốt và dầu mỡ, sự cố hệ
thống tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ...
5. Việc tiếp nhận trong ca và cả quá trình tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ phải đảm
bảo an toàn đối với con người, máy móc thiết bị, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi
trường, an ninh trật tự... trong khu vực tiếp nhận và bảo quản dầu đốt và dầu mỡ.
Điều 55. Kiểm tra khi tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ và các thủ tục khiếu nại
1. Việc kiểm tra dầu đốt và dầu mỡ thông qua tàu, xà lan, xe bồn, thùng phuy và lập
biên bản giao nhận thực hiện theo các điều khoản nêu trong Mục 4, 5, 6 Chương IV của
Quy định này.
2. Thời hạn kiểm tra: Căn cứ quy định cụ thể và thời hạn kiểm tra ghi trong hợp
đồng, Đơn vị phải tổ chức kịp thời để thực hiện các công việc sau:
a) Không tiếp nhận và trả lại ngay cho bên bán nếu dầu đốt và dầu mỡ giao không
phù hợp với hợp đồng và không thể sử dụng được. Yêu cầu bên bán cấp lại lô dầu mới;
b) Làm thủ tục khiếu nại trong thời hạn quy định để yêu cầu bên bán bồi thường
thiệt hại nếu dầu đốt và dầu mỡ giao chậm, giao không phù hợp với hợp đồng đã ký, bị
đổ vỡ làm tràn dầu đốt và dầu mỡ;
c) Hồ sơ làm thủ tục để khiếu nại khi hàng có tổn thất (tùy theo bao bì chứa dầu để
vận chuyển, phương tiện vận chuyển, như: tàu, xà lan, xe bồn, thùng phuy...) để lập các
hồ sơ thủ tục cho phù hợp:
- Đối với lô dầu đốt và dầu mỡ nhập khẩu, hồ sơ gồm có: Biên bản kết toán hàng
hóa trong đó có đủ chữ ký xác nhận của các trưởng tàu với kho cảng biển, cảng hàng
không, cửa khẩu biên giới về tình trạng dầu mỡ tại địa điểm giao nhận trước khi Đơn vị
tiếp nhận; biên bản giádầu đốt và dầu mỡ; biên bản giám định của cơ quan chức năng
của Việt Nam hoặc bản kiểm tra hàng có xác nhận của đại diện người cấp hàng; tài liệu
chứng minh về trường hợp bất khả kháng (nếu có); biên bản của đại diện cơ quan
bảo hiểm xác nhận.;
- Đối với lô dầu đốt và dầu mỡ giao theo hợp đồng trong nước, hồ sơ gồm có: Biên
bản kiểm tra hàng hóa có chữ ký của bên mua và bên bán kèm bản kiểm tra chất lượng
hàng của cơ quan chức năng Nhà nước.
60

Điều 56. Mẫu thử và phương pháp lấy mẫu để kiểm tra
1. Mẫu thử và phương pháp lấy mẫu được hướng dẫn tại Phụ lục 2.2
2. Tùy theo đặc tính và yêu cầu kỹ thuật của từng loại dầu đốt và dầu mỡ, số lượng
giao nhận, loại bao bì chứa đựng và vận chuyển để thực hiện việc lấy mẫu kiểm tra theo
xác suất, kiểm tra toàn phần hoặc tiến hành kiểm tra theo quy định hoặc theo Tiêu chuẩn
của Nhà sản xuất chế biến dầu đốt và dầu mỡ (Tiêu chuẩn Quốc gia được Quốc tế công
nhận), hoặc theo Tiêu chuẩn Quốc tế (như tiêu chuẩn IEC) áp dụng cho từng loại thiết
bị sử dụng loại dầu đốt và dầu mỡ đó.
3. Lưu giữ và bảo quản: Tất cả các mẫu kiểm tra xong đều được lưu giữ, bảo quản
tốt để đối chiếu, xử lý kết quả sau này.

Mục 3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ TIẾP NHẬN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ


Điều 57. Chuẩn bị sổ sách, biểu mẫu, dụng cụ thí nghiệm dầu
1. Trách nhiệm tiếp nhận: Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ có trách nhiệm tiếp
nhận đầy đủ hợp đồng đã ký để chuẩn bị tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ.
2. Lập kế hoạch và giải quyết các thủ tục: Căn cứ vào thời gian quy định trong hợp
đồng, Đơn vị lập kế hoạch và giải quyết các thủ tục cần thiết để tiếp nhận dầu đốt và
dầu mỡ kịp thời, tránh bị phạt do để dầu đốt và dầu mỡ tại địa điểm giao (kho cảng biển,
cảng hàng không, cửa khẩu biên giới, trên phương tiện hoặc kho người bán…) quá thời
hạn quy định.
3. Tiếp nhận “thông báo” thời gian dầu về, lập lịch biểu theo dõi và thông báo cho
các thành viên tổ tiếp nhận chuẩn bị công tác tiếp nhận.
4. Công tác kiểm tra:
a) Đối với loại dầu do Đơn vị tự vận chuyển về kho hoặc nhận tại kho Đơn vị, cần
kiểm tra và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện vận tải, thiết bị bốc dỡ, kho bãi chứa dầu đốt
và dầu mỡ, hệ thống cứu hỏa;
b) Đối với những Đơn vị tiếp nhận dầu (DO-FO) bằng đường ống từ tàu, xà lan tại
cảng: Phải kiểm tra hệ thống tiếp nhận dầu kể từ bến cảng, hệ thống chống tràn (nếu có),
đường ống dẫn và van, bơm, bồn, bể, hệ thống cứu hỏa;
c) Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sổ sách, bảng biểu ghi chép các số liệu đo đạc, biên bản
lấy mẫu, kết quả thí nghiệm, kiểm nghiệm dầu đốt và dầu mỡ;
d) Chuẩn bị và kiểm tra lại các dụng cụ đo đạc như: Thước đo, thuốc thử nước,
thuốc cắt dầu mỡ, giẻ lau, găng tay, thiết bị mẫu dầu (bình lấy mẫu), nhiệt kế, tỷ trọng
kế … Kiểm tra sự hoạt động của công tơ đo đếm dầu.
Điều 58. Thủ tục trước khi tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ
1. Yêu cầu cung cấp các chứng từ: Trước khi tiếp nhận, tổ tiếp nhận làm việc và yêu
61

cầu bên bán, chủ phương tiện cung cấp các chứng từ hợp lệ (theo quy định tại khoản 4
Điều 53 của Quy định này) liên quan đến lô dầu đốt và dầu mỡ vận chuyển theo phương
tiện giao, kiểm tra chỉ số công tơ (nếu có) được ghi trên hóa đơn đối với phương tiện có
trang bị để đối chiếu số liệu khi tiếp nhận xong.
2. Ghi vào sổ nhật ký trực các chi tiết của bên giao, như: Ngày giờ, tên Đơn vị giao
dầu đốt và dầu mỡ, biển số phương tiện vận chuyển, tên họ người lái xe, thuyền trưởng,
số hiệu và ngày viết hoá đơn hay phiếu xuất, phiếu vận chuyển, chủng loại và số lượng
hàng giao. Sau đó báo cáo phòng vật tư (Bộ phận quản lý dầu đốt và dầu mỡ) làm thủ
tục giao nhận.
Điều 59. Quy trình giao nhận dầu đốt và dầu mỡ
1. Trình tự và nội dung quá trình giao nhận thông qua tàu, xà lan, giao nhận thông
qua xe bồn và giao nhận thông qua thùng phuy được quy định tại Mục 4, 5, 6 Chương
IV của Quy định này.
2. Các phương tiện và dụng cụ dùng để giao nhận dầu đốt và dầu mỡ phải đảm bảo
yêu cầu về an toàn phòng chống cháy nổ và các yêu cầu về đóng, rót, bảo quản … theo
tiêu chuẩn TCVN 3891-84 (hoặc tiêu chuẩn mới hơn thay thế tiêu chuẩn này).
Điều 60. Đơn vị tính, phương thức giao nhận, phương pháp đo nhiệt độ, đo tỷ
trọng, phương pháp lấy mẫu, quy định thời gian ổn định mặt dầu đốt và dầu mỡ
1. Đơn vị tính, phương thức giao nhận dầu đốt và dầu mỡ
a) Giao nhận thông qua tàu, xà lan:
- Đơn vị tính là dung tích theo lít (l) quy về ở nhiệt độ 15oC. Cơ sở tính theo barem
hợp lệ của bồn dầu bên mua.
- Đơn vị tính theo kilogram (kg) ở nhiệt độ thực tế. Cơ sở tính theo tỷ trọng kế
mẫu và công tơ đo dầu đã được kiểm định, kẹp chì của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng hoặc barem hợp lệ của bồn dầu bên mua.
b) Giao nhận thông qua xe bồn:
- Đơn vị tính là dung tích theo lít (l) ở nhiệt độ thực tế đo được. Cơ sở đo tính
theo barem hợp lệ của bồn dầu bên mua. Nếu chưa có barem bồn hợp lệ thì được phép
tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ theo barem xe bồn;
- Đơn vị tính theo kilogram (kg) ở nhiệt độ thực tế. Cơ sở tính theo tỷ trọng kế
mẫu và công tơ đo dầu đã được kiểm định, kẹp chì của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng hoặc barem hợp lệ của bồn dầu bên mua;
- Chỉ giao nhận dầu khi xe bồn dừng ở nơi bằng phẳng sau thời gian ổn định dầu
và mỡ lắng tách nước theo quy định;
c) Giao nhận thông qua thùng phuy, lưu lượng kế, trụ bơm: Đơn vị tính là dung tích
theo lít (l) ở nhiệt độ thực tế đo được. Cơ sở đo tính theo hình học vỏ thùng phuy, chỉ số
lưu lượng kế, trụ bơm.
62

2. Phương pháp đo nhiệt độ, đo tỷ trọng, lấy mẫu: Đo khối lượng, đo nhiệt độ, lấy
mẫu dầu đốt và dầu mỡ chỉ được thực hiện sau một thời gian theo quy định để đảm bảo
độ ổn định mặt dầu đốt và dầu mỡ và được tách nước:
a) Hướng dẫn về mẫu thử và phương pháp lấy mẫu được nêu chi tiết tại Phụ lục 2.2;
Hướng dẫn về các phép đo chính được nêu chi tiết tại Phụ lục 2.3; Hướng dẫn về đo tính
xác định thể tích dầu đốt và dầu mỡ theo tiêu chuẩn ASTM/API/IP được nêu tại Phụ lục
2.4; Các bảng hiệu chỉnh đo đạc tính toán được nêu ở Phụ lục 2.1;
b) Công đoạn đo tỷ trọng dầu đốt và dầu mỡ và đo nhiệt độ chỉ tiến hành đối với
giao nhận dầu đốt và dầu mỡ thông qua tàu, xà lan, bồn, sau đó quy về ở nhiệt độ 15°C;
c) Công đoạn lấy mẫu dầu đốt và dầu mỡ bắt buộc cho mọi phương tiện, mọi phương
thức giao nhận.
3. Thời gian ổn định mặt dầu đốt và dầu mỡ và lắng tách nước (áp dụng cho mọi
phương tiện vận tải, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như một phương tiện đo lường).
Sau thời gian rót xong dầu đốt và dầu mỡ vào các phương tiện, việc vận chuyển đến
địa điểm giao thì phương tiện vận chuyển phải có đủ thời gian cần thiết để ổn định mặt
dầu đốt và dầu mỡ và lắng tách nước mới được tiến hành đo tính, xác định số lượng.
Thời gian quy định như sau:
a) Đối với phương tiện vận chuyển và bồn dầu đốt và dầu mỡ có sức chứa ≥25 m3:
- Dầu Diezen: Không nhỏ hơn 20 phút/mỗi mét chiều cao dầu tồn chứa;
- Dầu FO, dầu nhờn: Không nhỏ hơn 40 phút/mỗi mét chiều cao dầu tồn chứa.
b) Đối với wagon xitéc, xe bồn, thùng phuy:
- Dầu Diezen: Không nhỏ hơn 10 phút;
- Dầu FO, dầu nhờn: Không nhỏ hơn 20 phút.

Mục 4. QUY ĐỊNH GIAO NHẬN DẦU FO, DO THÔNG QUA TÀU, XÀ LAN
Điều 61. Kiểm tra phương tiện giao dầu
1. Kiểm tra, xem xét lại các giấy tờ có liên quan đến lô dầu được giao, như: Hóa
đơn hoặc giấy xuất kho của bên bán, phiếu vận chuyển, biên bản giao nhận hàng của
kho xuất, giấy chứng nhận phẩm chất.
2. Kiểm tra sự đáp ứng của các phương tiện vận tải thủy tham gia vào quá trình giao
nhận dầu phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật đo lường của tàu, xà lan chuyên
chở, được trang bị đầy đủ các dụng cụ đo tính, hiệu chỉnh dầu, như: Thước đo, thuốc thử
nước, thử dầu, các bảng đo tính theo tiêu chuẩn ASTM /API /IP (để kiểm tra đối chiếu),
trang bị an toàn phòng chống cháy nổ.
Trong trường hợp không đảm bảo các yêu cầu trên làm ảnh hưởng đến quá trình
63

giao nhận dầu, có nguy cơ không an toàn đến tính mạng và tài sản… thì Đơn vị có thể
có quyền từ chối việc giao nhận đối với những phương tiện vận tải đó.
3. Phương thức giao nhận đối với tàu, xà lan nội địa có thể là giám định tại phương
tiện vận tải (đạt yêu cầu là phương tiện đo lường có kết cấu kỹ thuật đảm bảo theo đúng
các Tiêu chuẩn Việt Nam về phương tiện đo và đã được các cơ quan đo lường Nhà nước
kiểm định). Số liệu đo tính tại phương tiện là số đo pháp lý để quyết toán số dầu được
giao nhận.
Có thể tiến hành giao nhận, giám định tại bể chứa, nếu ở đầu giao và đầu nhận
đều có các khu bể chứa dùng để giao nhận, biệt lập rõ ràng về lưu trình công nghệ, có
barem dung tích hợp pháp và được các bên khảo sát kiểm tra và chấp nhận. Khi đó số
liệu đo tính tại bể chứa trên bờ (hoặc tại kho của Đơn vị) là số liệu pháp lý để hạch toán.
Hướng dẫn giao nhận cho trường hợp này quy định tại Phụ lục 2.5 của Quy định này.
4. Tiếp nhận bình, chai chứa mẫu dầu đốt đi kèm theo phương tiện giao hàng.
5. Kiểm tra mớn nước, mũi, lái, hầm bơm, hầm máy, hầm phụ (phải sạch), các
điều kiện an toàn của phương tiện.
6. Kiểm tra niêm phong kẹp chì, giấy đăng kiểm, barem dung tích; thời hạn sử dụng
và cơ sở pháp lý của barem phương tiện; bản vẽ kết cấu của tầng hầm và công nghệ thực
tế của phương tiện.
7. Thử nước trong dầu: Có thể dùng bột nhão Water finding paste bôi vào thước đo
nhúng vào dầu. Nếu có nước, nơi bôi bột nhão sẽ xuất hiện màu đỏ hồng (mức độ đậm
nhạt tùy thuộc vào dầu có nước nhiều hay ít).
8. Đo nhiệt độ dầu và ghi chép lại.
9. Lấy mẫu dầu và lập mẫu thử theo quy định (hướng dẫn tại Phụ lục 2.2).
10. Đo chiều cao chuẩn của từng ngăn hầm hàng, đối chiếu với barem.
11. Đo chiều cao thực tế của mức dầu tại mỗi ngăn hầm hàng.
12. Đóng nắp tàu, xà lan và niêm phong lại (cách niêm phong do bên mua nhận hàng
quy định).;
13. Lập biên bản tạm niêm phong có chữ ký của chủ phương tiện.
14. Đưa mẫu dầu đốt cho phòng thí nghiệm của Đơn vị mình hoặc một Đơn vị có
chức năng để phân tích lý hóa, kiểm tra sơ bộ chất lượng của dầu. Nếu kết quả thí nghiệm
đạt yêu cầu thì tiến hành làm các bước tiếp theo để bơm chuyển dầu vào bồn. Nếu dầu
đốt không đảm bảo chất lượng như trong hợp đồng đã ký thì Đơn vị sẽ từ chối việc tiếp
nhận và trong biên bản sẽ ghi rõ lý do không tiếp nhận, đồng thời sẽ xem xét trách nhiệm
của người bán theo quy định của hợp đồng.
Hoặc vì lý do cần thiết, nếu có một số ít chỉ tiêu về chất lượng dầu tuy không đáp
ứng tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng có thể sử dụng được, không ảnh hưởng đến độ an toàn
64

của thiết bị và con người khi sử dụng, có thể xem xét tiếp nhận trên cơ sở xác định lại
giá và những vấn đề liên quan khác….
15. Đo tính số lượng dầu trong thùng dầu chạy máy của tàu, xà lan.
16. Kiểm tra van, ống, áp suất bơm hút đẩy. Cách ly van hút nước bên ngoài vào hầm
hàng.
17. Cho lệnh bơm dầu khi công việc kiểm tra, giám định phương tiện khẳng định đã
đáp ứng đầy đủ và đạt yêu cầu, bồn bể tiếp nhận của Đơn vị đã được cô lập, chuẩn bị
đầy đủ và an toàn.
Điều 62. Chuẩn bị bồn bể tiếp nhận dầu
1. Cô lập bồn bể tiếp nhận:
a) Để việc tiếp nhận được dễ dàng, chính xác và đảm bảo an toàn cho vận hành,
bồn bể tiếp nhận dầu phải được cô lập với các bồn bể tiêu thụ;
b) Báo cáo trưởng ca cử người đóng các van liên thông đến bồn bể cô lập dầu.
2. Trước khi bơm dầu:
a) Mở van xả nước của bồn bể tiếp nhận;
b) Đo mức dầu, nhiệt độ dầu, % nước, mở niêm phong, lấy mẫu dầu trong bồn bể
để đo tỷ trọng dầu, quy tính ra khối lượng dầu chứa trong bồn bể ở nhiệt độ thực tế và
quy về ở nhiệt độ chuẩn 15o C;
c) Đảm bảo khoảng trống trong bồn bể đã được cô lập để có thể tiếp nhận hết số
lượng dầu chứa trong phương tiện đến giao;
d) Kiểm tra độ kín của bơm dầu, tránh hiện tượng sục khí làm dầu nhiễm ẩm hoặc
đục dầu.
3. Trường hợp không thể áp dụng được phương pháp cô lập bồn, có thể áp dụng
một số phương pháp đo khác như đo khối lượng tại tàu, xà lan, hoặc xe bồn. Tuy nhiên
vẫn phải kiểm tra chất lượng trước khi đưa vào sử dụng.
Điều 63. Bơm dầu vào bồn bể
1. Kiểm tra lại mớn nước, mở niêm phong, đo lại mức dầu, nhiệt độ trong các ngăn
hầm của phương tiện giao hàng và ghi chép lại.
2. Thông báo lệnh cho phép tàu, xà lan bắt đầu bơm dầu vào bồn bể tiếp nhận.
3. Cử nhân viên theo dõi liên tục trong suốt quá trình bơm dầu.
Điều 64. Các công việc sau khi bơm xong dầu vào bồn bể
1. Đóng kín van dầu vào cửa bồn bể tiếp nhận.
2. Để một thời gian hợp lý nhằm đảm bảo độ ổn định mặt dầu trước khi xả nước.
3. Xả nước tại bồn bể sau khi đã ổn định mặt dầu và trước khi đo đạc.
4. Đo đạc mức dầu và nhiệt độ dầu tại bồn bể.
65

5. Lấy mẫu dầu tại bồn bể và sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để đo tỷ trọng. Ghi
các kết quả vào phiếu kiểm định.
6. Chuyển tỷ trọng dầu ở nhiệt độ lúc đo về tỷ trọng ở cùng nhiệt độ tại bồn bể lúc
lấy mẫu.
7. Tính toán số lượng dầu giao nhận tại bồn bể ở nhiệt độ thực tế, sau đó quy về số
lượng giao nhận ở nhiệt độ chuẩn 15oC theo Tiêu chuẩn ASTM/API/IP.
8. Đối chiếu số lượng dầu giao nhận tại bồn bể (sau khi bơm) và số lượng đo được
tại tàu, xà lan (trước khi bơm). Nếu có sai khác thì tìm nguyên nhân để thống nhất cách
xử lý với bên bán dầu.
9. Lập biên bản giao nhận dầu theo số lượng đo được tại bồn bể theo dung tích ở
nhiệt độ chuẩn 15oC, có đầy đủ chữ ký của tổ tiếp nhận và đại diện bên giao dầu (có thể
là thuyền trưởng của tàu, xà lan ký theo giấy ủy quyền của người bán kèm theo).
10. Phương tiện giao dầu chỉ được rời bến cảng sau khi hai bên đã giao nhận dầu
xong và đã ký biên bản về số lượng dầu theo số phiếu xuất kho, hoặc lệnh giao hàng
hoặc hóa đơn hiện hành của lô dầu được bên bán giao.
11. Trong quá trình giao nhận có thể tiến hành thử nghiệm một số lần để đối chiếu,
so sánh một số chỉ tiêu quan trọng của dầu trong đó có nhiệt lượng dầu DO, FO; chỉ số
Cetane; hàm lượng lưu huỳnh dầu DO, FO; nhiệt độ chớp cháy; độ nhờn (dầu biến thế);
chỉ số độ nhớt, khả năng chống tạo bọt đối với dầu làm mát diezel. Nếu có gì sai khác
với tiêu chuẩn kỹ thuật yêu cầu cần thông báo ngay cho bên bán để giải quyết.

Mục 5. QUY ĐỊNH GIAO NHẬN DẦU DO, FO THÔNG QUA XE BỒN
Điều 65. Đo kiểm tra xe bồn giao dầu
1. Kiểm tra mức dầu tại các thùng dầu chạy máy của xe (để đối chiếu sau khi bơm
dầu vào bồn chứa).
2. Nếu bơm dầu bằng bơm của xe thì kiểm tra hồ sơ của bơm đã có phiếu kiểm
định, kẹp chì của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng chưa. Nếu đã
quá hạn hoặc không kẹp chì thì không dùng bơm của xe để bơm dầu.
3. Tính toán số lượng dầu khi xe máy chạy không tải để bơm.
4. Kiểm tra các thùng phụ của xe.
5. Xem xét các niêm chì, niêm nhựa tại nắp hầm, lỗ thoát hơi, họng xuất hàng. Đối
chiếu chữ số niêm chì tại phương tiện với chữ số niêm trì ghi trong hoá đơn (phải cùng
chữ số).
6. Cắt niêm chì và kiểm tra các ngăn hầm.
7. Kiểm tra thực tế công nghệ của bồn xe: Dựa vào sơ đồ hầm ghi trong giấy chứng
66

nhận kiểm định xitéc ôtô (thường gọi là barem dung tích) của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu
chuẩn Đo lường Chất lượng cấp cho xe bồn còn thời hạn, tiến hành đo kiểm tra thực tế
công nghệ của xe bồn có phù hợp với đúng sơ đồ ghi trong giấy chứng nhận kiểm định
hay không. Các kích thước phải đo là: Chiều dài của hầm (L), chiều cao trong (T), chiều
cao (H) đến tấm mức ngăn tại mỗi mức ngăn hầm bồn xe. Nếu số đo thực tế khác với
số đã ghi trong giấy chứng nhận kiểm định thì dứt khoát không tiếp nhận số dầu trong
xe bồn, lập biên bản và báo cáo lãnh đạo hai Đơn vị để xử lý. Xem độ cao của mức dầu
tại mỗi ngăn hầm. Mức dầu phải tới mặt trên của vòng ni hoặc tấm kim loại (gọi là tấm
mức) được hàn chặt vào vách lỗ đo lường hoặc vách miệng bồn đã được kiểm định.
8. Kiểm tra các vách ngăn, đáy tại mỗi ngăn hầm để phát hiện xe bồn có thêm
nhiều ngăn, nhiều đáy không phù hợp với công nghệ thiết kế để lưu giữ dầu lại sau khi
bơm xong dầu nhằm để trộm cắp dầu hay không?
9. Đo mức dầu, lấy mẫu dầu tại mỗi ngăn, mỗi hầm.
10. Kiểm tra nước trong dầu bằng cách mở van xả dầu tại mỗi ngăn, mỗi hầm, sau
đó lấy ra một ít dầu đựng vào xô sạch để tiến hành kiểm bằng cách quan sát hoặc dùng
thước bôi hoá chất thử nước (water finding paste) nhúng vào dầu nằm ở đáy mỗi ngăn,
mỗi hầm dầu, kiểm tra độ cặn bẩn trong dầu. Nếu có nghi ngờ về chất lượng thì báo cho
người bán, chủ phương tiện để phối hợp xử lý.
11. Tính toán khối lượng dầu tại mỗi ngăn, mỗi hầm hàng để làm cơ sở về số liệu
đưa vào biên bản giao nhận dầu (nếu giao nhận theo barem xe bồn) và đối chiếu với số
lượng dầu đo được tại bồn.
Điều 66. Đo kiểm bồn nhận dầu
1. Trước khi bơm tiếp nhận:
a) Đóng van cách ly (van cô lập) bồn tiếp nhận dầu với bồn sử dụng, chạy máy;
b) Xả nước tại bồn tiếp nhận;
c) Đo mức dầu tồn chứa tại bồn tiếp nhận. Căn cứ vào barem hợp lệ của bồn để tính
toán số lượng dầu tại bồn trước khi bơm nhập dầu mới (số đo này phải được hai bên
giao nhận dầu chấp nhận);
d) Kiểm tra bơm (nếu bơm bằng bơm của bên bán dầu) và các phương tiện, dụng cụ
an toàn khác.
2. Bơm dầu vào bồn:
a) Nếu các nội dung kiểm tra nêu trên được thực hiện đầy đủ và không có vấn đề
gì nghi vấn thì thông báo lệnh cho bơm dầu vào bồn;
b) Trong suốt quá trình bơm phải cử nhân viên theo dõi để phát hiện và xử lý kịp
thời các hiện tượng bất thường và sự cố có thể xẩy ra.
3. Các công việc sau khi bơm xong dầu vào bồn:
67

a) Đóng van tiếp nhận tại bồn và khóa lại;


b) Lên trên xe bồn kiểm tra các ngăn hầm. Các ngăn hầm phải khô, sạch không còn
dầu tồn đọng;
c) Kiểm tra, tính toán dầu trong các thùng chứa dầu chạy máy. Nếu bơm dầu bằng
máy bơm của xe (máy xe chạy không tải để bơm), thì số dầu trong thùng dầu chạy máy
xe trong lần kiểm tra sau cùng phải thấp hơn số lượng đã kiểm tra lần đầu. Số lượng dầu
chênh lệch phải tương ứng với số lượng dầu tiêu thụ của xe máy chạy không tải theo
công suất máy xe chạy không tải. Nếu bơm dầu bằng máy bơm của bên nhận (bơm của
bồn tiếp nhận) thì số lượng dầu trong thùng chứa dầu chạy máy của xe trong lần kiểm
tra (đầu và cuối) phải bằng nhau. Nếu có dầu thặng dư, phải thu hồi về cho bên nhận,
đồng thời ghi chép để đưa vào biên bản và thông báo cho lãnh đạo hai Đơn vị (giao và
nhận dầu) biết để xử lý:
d) Sau thời gian ngắn để đảm bảo độ ổn định mặt dầu, xả nước tại bồn (nếu có), trèo
lên bồn đo mức dầu tại bồn sau khi bơm xong. Căn cứ vào barem, tính số lượng dầu vừa
nhập vào bồn;
e) Đối chiếu số lượng dầu ghi nhận tại xe bồn trước khi bơm với số lượng ghi được
tại bồn tiếp nhận sau khi bơm xong. Nếu có sai khác thì phải tìm nguyên nhân để hai
bên thống nhất cách xử lý.
Điều 67. Lập biên bản giao nhận dầu
1. Số lượng giao nhận ghi trong biên bản (theo barem hợp lệ xe bồn): Nếu trong
hợp đồng quy định số lượng dầu giao nhận theo barem hợp lệ xe bồn thì số lượng giao
nhận ghi trong biên bản là số lượng dầu đo được tại các ngăn hầm của xe bồn, theo
barem dung tích (lít) xe bồn đã quy đổi ra kilogram.
2. Số lượng dầu giao nhận ghi trong biên bản (theo barem hợp lệ bồn dầu): Nếu
trong hợp đồng quy định số lượng dầu giao nhận theo barem hợp lệ bồn dầu của bên
mua thì số lượng giao nhận ghi trong biên bản là số lượng dầu đo được tại bồn dầu của
bên nhận theo barem dung tích (lít) bồn dầu đã quy đổi ra kilogram.
3. Biên bản giao nhận dầu phải có đầy đủ chữ ký của tổ tiếp nhận (bên mua) và đại
diện bên giao (bên bán).
4. Giải phóng kịp thời phương tiện giao dầu cho chủ phương tiện sau khi hoàn tất
việc tiếp nhận dầu.

Mục 6. QUY ĐỊNH GIAO NHẬN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ THÔNG QUA
THÙNG PHUY
Điều 68. Nội dung và thủ tục kiểm tra
1. Kiểm tra vỏ thùng phuy
68

a) Xem xét nhãn hiệu, niêm chì hoặc niêm đóng, kẹp lại nắp thùng phuy (nắp vặn tại
lỗ vào ra dầu đốt và dầu mỡ và nắp vặn tại lỗ thoát khí ); mặt nắp phải ghi đầy đủ và rõ
ràng về nhãn hiệu của dầu đốt và dầu mỡ, nước sản xuất, thời gian xuất xưởng, thể tích
và trọng lượng cả bì (gross weight). Không nhận những thùng phuy không nguyên đai
nguyên kiện, không có đầy đủ những thông tin nêu trên, không có niêm phong hoặc
niêm phong bị đứt, sứt, không rõ ràng, nắp vặn có hiện tượng cậy mở;
b) Kiểm tra kỹ vỏ thùng phuy để xem xét có hiện tượng bị rò rỉ hay không. Nếu phát
hiện thùng phuy có hiện tượng rò rỉ hoặc bị móp méo, rỉ sét, biến dạng có thể dẫn đến
thủng thùng phuy làm chảy dầu đốt và dầu mỡ bất cứ lúc nào thì từ chối việc tiếp nhận.
2. Kiếm tra số lượng dầu đốt và dầu mỡ
a) Kiểm tra dầu đốt và dầu mỡ theo dung tích (lít/m3):
- Đo đường kính trong của nắp thùng phuy, chiều cao của mức dầu đốt và dầu mỡ
chứa trong thùng phuy. Áp dụng yếu tố hình học của thùng phuy để tính số lượng dầu
đốt và dầu mỡ trong thùng phuy;
- Đối với vỏ thùng phuy đã được sản xuất theo quy chuẩn có dung tích tĩnh là 200
lít, có thể dựa vào tiêu chuẩn sau đây để kiểm tra khối lượng dầu đốt và dầu mỡ chứa
trong thùng phuy: Mỗi centimét (cm) chiều cao dầu mỡ trong thùng phuy tương ứng 2,6
lít;
Ví dụ: Chiều cao dầu đốt và dầu mỡ là 77 cm, số dầu đốt và dầu mỡ là: 77x2,6= 200,2
lít
- Đối với những thùng phuy định chuẩn khối lượng tịnh 200 lít, khi đo thấy mức dầu
đốt và dầu mỡ cao hơn 200 lít thì số lượng thặng dư này được xem như bù trừ hao hụt,
không tính vào số lượng nhận, số lượng dầu đốt và dầu mỡ ghi trong biên bản giao nhận
là 200 lít.
b) Kiểm tra dầu đốt và dầu mỡ theo trọng lượng (kg)
Lấy trọng lượng cả bì (grosss weight) trừ đi trọng lượng tịnh (net weight) tính ra
trọng lượng vỏ thùng phuy. Trọng lượng toàn phần cả bì (gồm dầu đốt và dầu mỡ chứa
trong thùng phuy và vỏ thùng phuy) sau khi cân thực tế trừ đi trọng lượng vỏ thùng
phuy sẽ nhận được trọng lượng thực tế của dầu đốt và dầu mỡ chứa trong phuy.
3. Kiểm tra chất lượng dầu đốt và dầu mỡ
- Lấy mẫu dầu chứa trong phuy: Thực hiện theo quy định về việc lấy mẫu dầu đốt
và dầu mỡ;
- Đưa mẫu dầu đốt và dầu mỡ đi kiểm tra chất lượng theo quy định cụ thể trong hợp
đồng.
4. Lập biên bản tiếp nhận dầu đốt và dầu mỡ
a) Trên cơ sở số liệu kiểm tra, đo đạc, tính toán số lượng, chất lượng dầu đốt và dầu
69

mỡ giao nhận có trong thùng phuy, hai bên (Đơn vị tiếp nhận và đại diện bên bán, chủ
phương tiện) ký vào biên bản giao nhận dầu đốt và dầu mỡ;
b) Sau khi kiểm tra xong và dầu đốt và dầu mỡ đạt chất lượng kỹ thuật theo hợp đồng
đã ký mới được làm các thủ tục nhập hàng vào kho

Mục 7. HẠCH TOÁN DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ


Điều 69. Các nguyên tắc chung của hạch toán dầu đốt và dầu mỡ
Thủ tục và lập hồ sơ nhập, xuất kho, chứng từ sổ sách: Dầu đốt và dầu mỡ là mặt
hàng như các chủng loại vật tư nói chung, vì vậy các thủ tục và lập hồ sơ nhập, xuất
kho, chứng từ sổ sách và quản lý dầu đốt và dầu mỡ tại kho, tại bộ phận sử dụng, quyết
toán dầu đốt và dầu mỡ, kiểm kê dầu đốt và dầu mỡ, thu hồi và thanh lý được thực hiện
theo quy định hiện hành của Nhà nước và các Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
Điều 70. Đơn vị đo tính dầu đốt và dầu mỡ trong hạch toán nhập, xuất, tồn kho
1. Đối với giao nhận dầu đốt thông qua tàu, xà lan: Hạch toán nhập, xuất kho và
tồn kho theo đơn vị dung tích (lít) ở nhiệt độ 15o C.
2. Đối với giao nhận dầu đốt và dầu mỡ thông qua xe bồn, thùng phuy, trụ bơm,
lưu lượng kế: Hạch toán nhập, xuất kho và tồn kho theo đơn vị dung tích (lít) ở nhiệt
độ thực tế.
Điều 71. Nguyên tắc và thủ tục nhập dầu đốt và dầu mỡ vào bồn chứa, kho
chứa
1. Tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ nhập kho: Tất cả các loại dầu đốt và dầu mỡ được
cung ứng, điều động về đều phải tổ chức nghiệm thu ngay. Sau khi kiểm tra xong, nếu
dầu đốt và dầu mỡ đảm bảo chất lượng theo hợp đồng đã ký mới được làm các thủ tục
nhập bồn, nhập kho. Thủ tục và lập hồ sơ nhập kho phải thực hiện đầy đủ và đúng quy
định hiện hành.
2. Nghiêm cấm các trường hợp sau đây:
a) Làm thủ tục nhập kho khi chưa có dầu đốt và dầu mỡ đưa vào kho, vào bồn chứa;
b) Gửi dầu đốt và dầu mỡ vào kho, bồn chứa mà không làm thủ tục hoặc nhập khống;
c) Xuất dầu đốt và dầu mỡ trực tiếp cho bộ phận sử dụng mà không làm thủ tục
nhập kho, nhập bồn chứa.
3. Phiếu nhập kho phải lập theo biểu mẫu trong quy định quản lý vật tư hiện hành
của Tập đoàn.
4. Số lượng giao nhận và trị giá nhập kho: Đối với giao nhận dầu đốt và dầu mỡ theo
barem hợp lệ của phương tiện bên nhận (bên mua):
a) Số lượng giao nhận:
- Bằng số lượng nhập kho và bằng số thực nhận, được hai bên ký biên bản giao nhận
70

và phải bằng số lượng ghi trên hoá đơn lúc giao hàng. Nếu số lượng giao nhận lớn hơn
số ghi trên hoá đơn thì chỉ được phép ghi bằng số lượng ghi trên hoá đơn lúc giao hàng.
- Không có chênh lệch về số lượng và trị giá giữa biên bản giao nhận và phiếu nhập
kho.
b) Trị giá nhập kho: Là trị giá được tính theo số lượng thực nhập tại phương tiện nhập
được hai bên ký biên bản giao nhận có giá trị thanh toán.
5. Đối với giao nhận theo barem hợp lệ của phương tiện của bên giao
a) Số lượng giao nhận:
- Nguyên tắc về số lượng giao nhận là lấy theo số đo tại phương tiện theo barem
hợp lệ của phương tiện của bên giao (chủ yếu là xe bồn). Số lượng dầu đốt và dầu mỡ
tại phương tiện bên giao phải đúng, đủ theo hóa đơn;
- Nếu số lượng tại phương tiện bên giao khác số lượng ghi trong hóa đơn thì xem
xét các nguyên nhân tạo ra sự chênh lệch đó. Việc giao nhận được tiến hành bình
thường; Bơm hết số lượng tại phương tiện bên giao vào bồn bên nhận. Số lượng ghi
trong biên bản giao nhận là số được ghi trên hóa đơn;
b) Số lượng nhập kho là số đo thực tế tại phương tiện nhập của bên nhận. Số lượng
đo thực tế tại bồn bên nhận lớn hơn hoặc thấp hơn số lượng giao nhận tại phương tiện
bên giao được xử lý như sau:
- Nếu số nhập khi đo thực tế tại bồn nhập của bên nhận lớn hơn số lượng giao nhận
tại phương tiện bên giao thì số lượng chênh lệch này phải được nhập vào bồn bên giao
và nằm trong số lượng nhập kho thực tế;
- Nếu số nhập khi đo thực tế tại bồn nhận thấp hơn số lượng giao nhận tại phương
tiện bên giao thì:
+ Với số lượng chênh lệch không quá định mức 0,15% (hao hụt trong khâu nhập)
thì được nhập kho theo số lượng thực tế đo lại bồn bên nhận;
+ Với số lượng chênh lệch quá định mức 0,15% thì chỉ được phép nhập đúng số
lượng giao nhận thực tế tại bồn nhận, số lượng chênh lệch ngoài định mức, tổ tiếp nhận
phải lập biên bản, có giải trình cụ thể và nêu hướng xử lý trình lãnh đạo của Đơn vị để
giải quyết.
c) Trị giá nhập kho và thanh toán là trị giá của số lượng được hai bên ký biên bản
giao nhận đã được ghi trên hóa đơn thanh toán.
Điều 72. Xuất kho dầu đốt và dầu mỡ
1. Số lượng xuất kho là số lượng thực tế đã được ghi ở cột thực xuất của phiếu xuất
dầu đốt và dầu mỡ.
2. Giá trị dầu đốt và dầu mỡ làm thủ tục xuất kho là giá trị thực tế của số lượng xuất.
3. Làm phiếu xuất kho theo các mẫu biểu quản lý vật tư nhưng lập riêng biệt cho
71

từng trường hợp sau:


a) Xuất cho vận hành sản xuất điện: Căn cứ vào số lượng dầu đốt và dầu mỡ sử
dụng thực tế và sản xuất lượng điện phát ra tương ứng để xác định suất hao dầu (g/kWh);
b) Xuất cho khởi động và dừng tổ máy trước và sau sửa chữa, dầu cho sự cố;
c) Xuất cho công việc khác, như cho chạy xe, sửa chữa, làm vệ sinh máy.
Điều 73. Tồn kho dầu đốt và dầu mỡ
1. Thành phần đo kiểm dầu đốt và dầu mỡ tồn kho gồm 2-3 người (do Đơn vị tự bố
trí phù hợp).
2. Đo kiểm dầu đốt và dầu mỡ tồn kho lúc “0” giờ mỗi ngày (cho các nơi có sản
xuất điện), lấy số lượng để báo cáo điều độ tình hình sản xuất điện lúc “0” giờ; Sản
lượng điện, suất hao dầu, lượng dầu tiêu thụ tương ứng mang tính chất phục vụ cho công
tác vận hành.
3. Đo kiểm dầu đốt và dầu mỡ tồn kho lúc 06 giờ sáng mỗi ngày (hoặc từ 06 giờ
đến 08 giờ do Đơn vị quy định); Lấy số liệu để đối chiếu với tồn kho lúc “0” giờ, tính
toán số lượng xuất cho ngày hôm trước. Đây là số liệu pháp lý để phục vụ công tác quản
lý và hạch toán dầu đốt và dầu mỡ.
4. Chênh lệch giữa tồn kho lúc "0" giờ và lúc 06 giờ sáng:
a) Thời gian sản xuất điện từ “0” giờ đến 06 giờ sáng: Nếu có chênh lệch thì số
lượng dầu được tính là số được xuất thực tế cho sản xuất điện;
b) Nếu không sản xuất điện trong thời gian từ “0” giờ đến 06 giờ sáng; Số lượng
chênh lệch nếu có sẽ được lập trên phiếu xuất kho đo hao hụt trong khâu tồn trữ, với tỷ
lệ không được vượt quá quy định mức tối đa cho phép hiện hành (Thông tư số
43/2015/TT-BCT ngày 8 tháng 12 năm 2015 của Bộ Công Thương);
Cách tính : Số lượng dầu hao hụt thực tế là trung bình cộng của dầu tồn lúc “0” giờ
và dầu tồn lúc 06 giờ , nhân với tỷ lệ hao hụt thực. Nếu hao hụt quá định mức cho phép,
Đơn vị phải giải trình cụ thể và nêu hướng xử lý;
5. Định mức về hao hụt dầu đốt và dầu mỡ cho các trường hợp sau đây căn cứ quy
định tại Thông tư số 43/2015/TT-BCT ngày 8 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
a) Trong nhập-xuất;
b) Trong vận chuyển đường thủy, đường sắt, đường bộ;
c) Trong tồn chứa (ngắn ngày, thường xuyên nhập, xuất, dài ngày).
Điều 74. Phương pháp chuyển đổi đơn vị tính dầu đốt và dầu mỡ
Việc chuyển đổi đơn vị tính dầu đốt và dầu mỡ từ dung tích (lít) sang trọng lượng
(kg) bằng tỷ trọng kế và nhiệt kế đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
kiểm định, cấp giấy chứng nhận. Các thiết bị đo lường này phải được kiểm tra, kiểm
72

định và hiệu chỉnh hàng năm hoặc trong các kỳ SCL bởi các đơn vị chức năng (doanh
nghiệp được cấp chứng nhận hoặc đơn vị sửa chữa có thiết bị đo được chứng nhận) thực
hiện.
Điều 75. Cơ sở hiệu chỉnh, đo tính dầu đốt và dầu mỡ
1. Đối với dầu đốt và các loại dầu mỡ bôi trơn, làm mát: Cơ sở để hiệu chỉnh, đo
tính dầu ở nhiệt độ chuẩn 15oC được thực hiện theo TCVN 12012:2017 ASTM D1250-
08(2013)E1 – Sản phẩm dầu mỏ - Hướng dẫn sử dụng các bảng đo lường dầu mỏ.
2. Đối với một số dầu mỡ, dầu bôi trơn, làm mát, dầu cách điện của các nước trên
thế giới thì sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia – nước sản xuất chế biến loại dầu mỡ đó
hoặc theo tiêu chuẩn quốc tế để làm cơ sở hiệu chỉnh, đo tính và đánh giá chất lượng.
73

Chương V. QUY ĐỊNH VỀ BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Mục 1. NỘI DUNG, CHU KỲ VÀ THỜI GIAN SỬA CHỮA LỚN
Điều 76. Nguyên tắc chung của đại tu
1. Nội dung công tác đại tu thiết bị, công trình bao gồm:
a) Khảo sát đánh giá, phân tích tình trạng thiết bị, thí nghiệm đo đạc xác định các
thông số và số liệu trước khi đại tu, lập phương án kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật sửa
chữa;
b) Mua sắm, chuẩn bị vật tư phục vụ sửa chữa;
c) Thực hiện sửa chữa: Tháo lắp, vệ sinh, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế
các bộ phận hoặc thiết bị;
d) Thí nghiệm, hiệu chỉnh, đo đạc đánh giá chất lượng sau đại tu, vận hành thử,
nghiệm thu, bàn giao, bảo hành.
2. Trong quá trình đại tu có thể thay mới đối với các bộ phận hoặc thiết bị trong các
trường hợp do:
a) Đã bị hư hỏng đến mức không thể sửa chữa phục hồi được hoặc chi phí sửa chữa
phục hồi không kinh tế so với thay mới hoặc đã đến thời hạn thay thế. Các thiết bị thay
thế phù hợp với công nghệ hiện tại;
b) Không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn, tin cậy trong vận hành.
3. Đơn vị thực hiện các công việc đại tu phải bảo đảm phục hồi chức năng, công
suất, chất lượng của toàn bộ các chi tiết và bộ phận của hệ thống thiết bị hoặc công trình
thuộc danh mục SCL. Thiết bị, công trình sau khi đại tu phải bảo đảm vận hành an toàn,
tin cậy, kinh tế trong suốt khoảng thời gian tối thiểu đến kỳ đại tu tiếp theo.
Điều 77. Chu kỳ đại tu
1. Thiết bị chính của nhà máy nhiệt điện:
Lò hơi, tua bin hơi, máy phát điện và các thiết bị phụ kèm theo: Thời hạn đại tu lần
đầu tiên theo quy định của nhà chế tạo thiết bị, chu kỳ các lần đại tu tiếp theo có thể thực
hiện theo một trong các điều kiện sau:
a) Theo thời gian khuyến cáo của nhà chế tạo;
b) Theo thực tế đánh giá tình trạng thiết bị;
c) Theo thời gian cố định từ 4 đến 6 năm 1 lần.
2. Thiết bị chính của nhà máy thuỷ điện:
Tua bin nước, máy phát điện và các thiết bị phụ kèm theo: Thời hạn đại tu lần đầu
tiên theo quy định của nhà chế tạo thiết bị, chu kỳ các lần đại tu tiếp theo là 6 năm 1 lần.
3. Thiết bị tua bin khí và diezen:
74

Đối với các tua bin khí và các máy phát điện diezen chu kỳ đại tu thực hiện theo
quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa của nhà chế tạo thiết bị.
4. Thiết bị nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời, thiết bị lưu điện:
Đối với các thiết bị của nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời, thiết bị lưu điện
chu kỳ đại tu thực hiện theo quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa của
nhà chế tạo thiết bị.
5. Đường dây tải điện, máy biến áp lực và các thiết bị điện khác:
a) Đường dây tải điện: Chu kỳ đại tu là 6 năm 1 lần, đường dây ven biển chu kỳ đại
tu là 4 năm 1 lần.
b) Máy biến áp lực và các thiết bị điện khác: Thời điểm đại tu phụ thuộc kết quả
kiểm tra, thí nghiệm định kỳ hoặc đột xuất bảo dưỡng, sửa chữa theo quy định của nhà
chế tạo thiết bị.
6. Công trình xây dựng:
Đối với nhà cửa, công trình kiến trúc, công trình thủy công, đường xá (bao gồm
đường công vụ vào tuyến để sửa chữa và phục vụ vận hành đường dây cao áp) chu kỳ
sửa chữa lớn phụ thuộc vào quy trình bảo trì của công trình và kết quả theo dõi, kiểm
tra định kỳ chất lượng cũng như các vấn đề phát sinh, song phải bảo đảm các yêu cầu
về sự cần thiết, tiết kiệm và phải phù hợp với các quy định chuyên ngành.
7. Các phương tiện cơ giới:
Thời điểm đại tu phụ thuộc tình trạng kiểm tra thực tế của thiết bị hoặc theo quy
định của nhà chế tạo thiết bị.
8. Những trường hợp cần thiết phải rút ngắn hoặc kéo dài chu kỳ đại tu, hoặc trong
các trường hợp đặc biệt cần phải tiến hành sửa chữa lớn đột xuất phải được người có
thẩm quyền phê duyệt.
Điều 78. Thời gian tiêu chuẩn ngừng vận hành để đại tu
Thời gian tiêu chuẩn ngừng vận hành để đại tu quy định như sau:
1. Lò hơi gồm cả thiết bị phụ: Không vượt quá 60 ngày/1 lò hơi.
2. Tua bin, máy phát nhiệt điện gồm cả thiết bị phụ: Không vượt quá 60 ngày/1 tổ
máy.
3. Tua bin, máy phát thủy điện gồm cả thiết bị phụ: Thời gian đại tu được quy định
như sau:
a) Đối với các tổ máy có công suất dưới 200 MW: Không vượt quá 30 ngày/1 tổ máy;
b) Đối với các tổ máy có công suất từ 200 MW: Không vượt quá 35 ngày/1 tổ máy.
4. Tua bin khí chu trình đơn và máy phát điện diezen công suất lớn (từ 1.000 kW
trở lên) gồm cả thiết bị phụ: Không vượt quá 45 ngày/1 tổ máy.
75

5. Đối với các thiết bị của nhà máy điện gió, nhà máy điện mặt trời, thiết bị lưu điện
thời gian đại tu thực hiện theo quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa
của nhà chế tạo thiết bị.
6. Đường dây tải điện cấp điện áp 110 kV trở lên: Không vượt quá thời gian đã được
người có thẩm quyền phê duyệt trong Phương án kỹ thuật thi công hoặc Thiết kế kỹ
thuật thi công.
7. Các thiết bị và công trình khác tùy thuộc vào tình trạng kỹ thuật, khối lượng sửa
chữa được phê duyệt.
8. Những trường hợp phải kéo dài hơn thời gian ngừng để đại tu so với thời gian
tiêu chuẩn nêu trên phải được người có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 79. Nội dung, chu kỳ và thời gian trung tu
Trung tu chỉ thực hiện đối với các tổ máy nhiệt điện có quy định cụ thể của nhà
chế tạo, không áp dụng trung tu đối với tổ máy, thiết bị của nhà máy thủy điện.
1. Nội dung trung tu:
Trung tu bao gồm các công việc kiểm tra, bảo dưỡng, xử lý những khiếm khuyết đã
phát hiện được, sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận thiết bị có thời hạn sử dụng ngắn
hơn thời gian giữa hai lần đại tu kế tiếp nhau hoặc theo tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng,
sửa chữa của nhà chế tạo thiết bị.
2. Chu kỳ trung tu:
Trung tu thực hiện trong khoảng thời gian giữa hai kỳ đại tu. Đối với các lò hơi,
thiết bị áp lực và thiết bị đo lường điều khiển, thời gian trung tu phải bố trí trùng với
thời gian khám nghiệm thiết bị theo quy định hiện hành.
3. Thời gian tiêu chuẩn cho trung tu:
a) Thời gian tiêu chuẩn ngừng vận hành thiết bị để trung tu không vượt quá 60%
thời gian tiêu chuẩn ngừng vận hành để đại tu quy định tại Điều 78 hoặc theo tài liệu
hướng dẫn bảo dưỡng, sửa chữa của nhà chế tạo thiết bị;
b) Thời gian giữa trung tu và đại tu không ít hơn 2 năm. Riêng đối với tổ máy tua
bin khí chu trình hỗn hợp, thời gian và số lần trung tu thực hiện theo quy định riêng của
nhà chế tạo.
4. Những trường hợp phải kéo dài hơn thời gian ngừng vận hành thiết bị để trung tu
do yêu cầu của khối lượng công việc sửa chữa phải được người có thẩm quyền phê
duyệt.
Điều 80. Áp dụng các chính sách bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị và bảo
dưỡng tập trung vào độ tin cậy
Các Đơn vị phải áp dụng các chính sách sửa chữa theo CBM và RCM. Các Đơn
vị chủ động nghiên cứu, lựa chọn, hoàn thiện chính sách bảo dưỡng sửa chữa phù hợp,
76

trình EVN phê duyệt theo quy định tại Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh trong
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam. Việc áp dụng chính sách sửa chữa theo CBM và
RCM phải đáp ứng được vận hành ổn định, tin cậy, tăng hệ số khả dụng của các tổ máy.

Mục 2. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SỬA CHỮA


Điều 81. Lịch sửa chữa
1. Lịch sửa chữa các tổ máy phát điện:
a) Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, căn cứ chu kỳ SCL quy định trong Quy định
này và yêu cầu thực tế sửa chữa các tổ máy, các Tổng công ty Phát điện, các Công ty
Phát điện, Nhà máy điện trực thuộc gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Trung tâm Điều
độ hệ thống điện Quốc gia lịch SCL 2 năm tới và dự kiến SCL 3 năm tiếp theo đối với
các tổ máy phát điện trong đó bao gồm: i) tên tổ máy và công suất tương ứng; ii) lý do
sửa chữa; iii) nội dung công việc chính; iv) thời gian dự kiến bắt đầu và kết thúc sửa
chữa; v) các yêu cầu khác có liên quan đến công việc sửa chữa;
b) Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia tính toán, phân tích an toàn hệ thống
điện theo lịch ngừng sửa chữa dự kiến của các nhà máy điện có xét đến các kế hoạch
ngừng sửa chữa lưới điện và các ràng buộc về lưới điện, tăng trưởng phụ tải, tiến độ các
nguồn điện mới và an ninh nhiên liệu, trao đổi với các nhà máy điện liên quan về các
thay đổi (nếu có) để tìm giải pháp thống nhất;
c) Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia
trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt ban hành lịch ngừng sửa chữa các tổ máy
chính thức cho năm sau và lịch ngừng sửa chữa các tổ máy dự kiến cho năm thứ 2 đến
năm thứ 5, lịch này được cập nhật hàng năm để phù hợp với thực tế;
d) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm, Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt và
ban hành kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện cho năm sau;
e) Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách
nhiệm thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa nhà máy điện năm sau đã được phê
duyệt cho các Tổng công ty Phát điện, Công ty Phát điện, Nhà máy điện.
2. Lịch sửa chữa lưới truyền tải, phân phối:
a) Trước ngày 01 tháng 8 hàng năm, căn cứ chu kỳ SCL quy định trong Quy định
này NPT, các TCTĐL gửi Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Cấp điều độ có quyền điều
khiển đăng ký lịch sửa chữa năm sau đối với các công việc sửa chữa theo kế hoạch mà
phải cắt điện hoặc phải giảm công suất truyền tải, phân phối bao gồm tên thiết bị, thời
điểm và khoảng thời gian dự kiến ngừng, ngừng hàng ngày hay liên tục;
b) Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia tính toán, phân tích an toàn hệ thống
điện theo đăng ký sửa chữa của các Đơn vị truyền tải, phân phối có xét đến các kế hoạch
sửa chữa nguồn điện;
77

c) Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm, Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia
trình Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt lịch SCL năm sau cho lưới điện mà phải
cắt điện hoặc phải giảm công suất truyền tải, phân phối;
d) Trước ngày 01 tháng 11 hàng năm Tập đoàn Điện lực Việt Nam phê duyệt và
ban hành lịch sửa chữa các thiết bị thuộc hệ thống truyền tải và phân phối cho năm sau;
e) Trước ngày 01 tháng 12 hàng năm, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách
nhiệm thông báo kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện được duyệt của năm sau cho
NPT và các TCTĐL.
Điều 82. Kế hoạch SCL hàng năm
1. Các căn cứ để lập kế hoạch SCL hàng năm của các Đơn vị:
a) Nhu cầu sửa chữa của Đơn vị được tổng hợp qua hồ sơ kế hoạch SCL của các
công trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Hồ sơ kế hoạch SCL của mỗi công trình bao gồm:
i) Quyết định phê duyệt danh mục SCL;
ii) Biên bản khảo sát và đánh giá chi tiết hiện trạng thiết bị, công trình;
iii) Phương án kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ thuật) được lập và được duyệt trên cơ
sở dữ liệu đầu vào từ biên bản khảo sát, kết quả phân tích, đánh giá CBM,
RCM; Khối lượng thiết bị phụ tùng, vật tư chính kèm theo quyết định phê
duyệt; Dự toán và quyết định phê duyệt;
iv) Đối với các danh mục, hạng mục sửa chữa chuyển tiếp từ năm trước phải có
báo cáo giải trình xin chuyển tiếp (lý do không hoàn thành, khối lượng thực
hiện đã đưa vào giá thành sản phẩm năm trước và khối lượng, giá trị còn lại
xin chuyển tiếp).
c) Chi phí SCL trong kế hoạch giá thành sản phẩm của Đơn vị và hạn mức chi phí
SCL của năm tương ứng.
2. Trình tự lập hồ sơ kế hoạch SCL hàng năm:
a) Danh mục SCL:
Đối với các thiết bị, công trình chính của nhà máy điện: Hàng năm, trong tháng 12
của năm n-2 so với năm kế hoạch n, căn cứ chu kỳ SCL, lịch SCL(4 - 6 năm với tổ máy
nhiệt điện và 6 năm với tổ máy thủy điện) và tình trạng kỹ thuật của thiết bị, công trình
qua quá trình theo dõi vận hành, các Đơn vị lập và trình người có thẩm quyền phê duyệt
xong trước ngày 31 tháng 12.
Đối với các thiết bị, công trình khác: Căn cứ chu kỳ SCL và tình trạng kỹ thuật của
thiết bị, công trình qua quá trình theo dõi vận hành và kết quả phân tích, đánh giá CBM,
RCM, các Đơn vị lập và trình người có thẩm quyền trong tháng 4 năm trước năm kế
hoạch để phê duyệt hoặc phê chuẩn theo quy định. Riêng đối với các tổ máy tuabin khí,
78

để đảm bảo tiến độ mua sắm vật tư nhập khẩu, Đơn vị quản lý vận hành nhà máy điện
lập và trình danh mục bảo trì, sửa chữa lớn cho 2 năm kế tiếp (năm n và năm n+1) do
thời gian cung cấp vật tư thiết bị là từ 12 đến 18 tháng.
b) Phương án kỹ thuật SCL:
Đối với các danh mục SCL có phương án kỹ thuật đơn giản và khối lượng công
việc đã xác định rõ, các Đơn vị lập và trình người có thẩm quyền phê duyệt cùng với
trình phê duyệt danh mục SCL tương ứng.
Đối với các danh mục SCL có phương án kỹ thuật phức tạp sau khi danh mục được
người có thẩm quyền phê duyệt, các Đơn vị tiến hành ngay việc khảo sát đánh giá chi
tiết thực trạng kỹ thuật của thiết bị, công trình, lập phương án kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ
thuật theo quy định) và tiến độ thực hiện, lập bảng kê thiết bị phụ tùng, vật tư chính cần
sử dụng cho từng danh mục. Thứ tự lập, duyệt phương án kỹ thuật của các danh mục
theo thứ tự đưa ra sửa chữa và phải bảo đảm đủ thời gian cần thiết để thực hiện công tác
chuẩn bị.
Các Ban, Phòng kỹ thuật hoàn thành thẩm tra và trình người có thẩm quyền phê
duyệt trong thời hạn 10 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) kể từ khi nhận được đầy đủ
hồ sơ của từng danh mục.
c) Dự toán SCL:
Sau khi phương án kỹ thuật (hoặc thiết kế kỹ thuật), khối lượng thiết bị phụ tùng,
vật tư chính được phê duyệt, các Đơn vị tiến hành ngay việc lập dự toán SCL cho từng
danh mục.
Các Ban, Phòng chức năng hoàn thành thẩm tra và trình người có thẩm quyền phê
duyệt trong thời hạn 10 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ) kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ
của danh mục và hoàn tất phê duyệt dự toán xong toàn bộ cho các danh mục SCL trước
ngày 01 tháng 9 của năm trước năm kế hoạch.
d) Tổng hợp kế hoạch SCL:
Sau khi dự toán của từng danh mục SCL được duyệt, bộ phận kế hoạch các Đơn
vị kiểm tra việc tuân thủ các quy định về kế hoạch và vốn SCL, tổng hợp toàn bộ nhu
cầu chi phí SCL của Đơn vị, đối chiếu với hạn mức chi phí SCL của năm tương ứng và
cân đối chung kế hoạch giá thành để lập kế hoạch SCL trong kế hoạch sản xuất kinh
doanh năm tới của Đơn vị trình người có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 10 năm trước
năm kế hoạch.
Đối với các thiết bị, dịch vụ kỹ thuật để sửa chữa các tổ máy của nhà máy điện có
tính đặc thù của nhà sản xuất, sản xuất riêng biệt, thời gian đặt hàng dài thì trong năm
trước năm kế hoạch 1 năm Đơn vị cần tiến hành khảo sát, đánh giá và lập phương án kỹ
thuật riêng biệt, trình người có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức mua sắm, đảm bảo
79

cung cấp thiết bị, dịch vụ kỹ thuật trước thời điểm đưa thiết bị, công trình ra để sửa chữa
theo lịch SCL được duyệt.
3. Giao kế hoạch SCL:
a) Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Căn cứ kế hoạch SCL của các Đơn vị, chi
phí SCL được duyệt trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của EVN, Ban Kế hoạch có
trách nhiệm sắp xếp, bố trí kế hoạch SCL trình Cấp có thẩm quyền của EVN phê duyệt
giao kế hoạch SCL cho các Đơn vị trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch;
b) Đối với các Tổng công ty: Căn cứ kế hoạch SCL, chi phí SCL được duyệt trong
kế hoạch sản xuất kinh doanh của Đơn vị, Ban Kế hoạch có trách nhiệm sắp xếp, bố trí
kế hoạch SCL trình người có thẩm quyền phê duyệt. Các Tổng công ty hoàn thành giao
kế hoạch SCL cho các Đơn vị trực thuộc trước ngày 15 tháng 01 của năm kế hoạch.
4. Bổ sung kế hoạch SCL:
a) Khi lập kế hoạch SCL hàng năm các Đơn vị cần rà soát đầy đủ các danh mục,
hạng mục để hạn chế phải bổ sung kế hoạch SCL. Các Đơn vị chỉ được phép đề nghị bổ
sung kế hoạch SCL cho những danh mục, hạng mục mang tính thực sự cấp thiết, đột
xuất phát sinh trong quá trình sản xuất. Khi có yêu cầu bổ sung các Đơn vị phải chủ
động rà soát, sắp xếp và cân đối lại tổng thể kế hoạch SCL của mình để chi phí SCL
không vượt quá hạn mức chi phí SCL của năm tương ứng, trường hợp bị vượt quá hạn
mức phải báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét quyết định;
b) Các danh mục, hạng mục bổ sung cũng phải lập đầy đủ hồ sơ và tuân theo trình
tự xét duyệt quy định trong Quy định này.
5. Điều chỉnh kế hoạch SCL:
Trong tháng 9 của năm kế hoạch, căn cứ tình hình thực hiện, Đơn vị lập báo cáo
trình Cấp có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch SCL cho phù hợp với thực tế. Cấp có
thẩm quyền xem xét phê duyệt điều chỉnh kế hoạch SCL cho các Đơn vị xong trước
ngày 31 tháng 10 năm kế hoạch.

Mục 3. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ THỰC HIỆN SỬA CHỮA


Điều 83. Chuẩn bị vật tư và dịch vụ phục vụ SCL
Sau khi có phương án kỹ thuật, dự toán các danh mục SCL được người có thẩm
quyền phê duyệt, các Đơn vị tiến hành ngay công tác chuẩn bị gồm:
1. Lập đơn hàng vật tư cho từng danh mục SCL: Trong khi lập đơn hàng Đơn vị có
trách nhiệm kiểm tra đối chiếu để loại khỏi đơn hàng số vật tư bảo đảm chất lượng, phù
hợp yêu cầu sử dụng hiện đang tồn trong kho của Đơn vị (kể cả các kho của phân xưởng,
đội, tổ sản xuất) và số vật tư thiết bị thu hồi đã được phục hồi đáp ứng yêu cầu sử dụng.
2. Tổng hợp nhu cầu từ các đơn hàng vật tư của các danh mục SCL để phân chia
các gói thầu: Việc phân chia các gói thầu phải căn cứ vào công nghệ, tính chất kỹ thuật
80

và tiến độ thực hiện các danh mục SCL. Gói thầu cần phân chia theo quy mô hợp lý và
đảm bảo tính đồng bộ của danh mục SCL. Không phân chia gói thầu quá nhỏ để thực
hiện chỉ định thầu.
3. Tổ chức đấu thầu và ký hợp đồng mua sắm vật tư, dịch vụ theo các quy định hiện
hành về công tác đấu thầu và hợp đồng bảo đảm thời gian cung ứng vật tư, dịch vụ phù
hợp với tiến độ của các danh mục SCL đã được phê duyệt.
Điều 84. Các công tác chuẩn bị khác
Các Đơn vị phải xây dựng tiến độ thực hiện chi tiết, kế hoạch nhân lực và thực hiện
các công tác chuẩn bị có liên quan khác để bảo đảm thực hiện đúng tiến độ và khối
lượng SCL được duyệt.
Điều 85. Tổ chức các công việc trong SCL
1. Công việc sửa chữa được Tổng giám đốc, Giám đốc Đơn vị trực tiếp tổ chức thực
hiện. Riêng đối với công việc sửa chữa của các Công ty Phát điện, Nhà máy điện hạch
toán phụ thuộc EVN được thực hiện theo Quy định về công tác điều hành, phối hợp sửa
chữa giữa Đơn vị phát điện và Trung tâm Dịch vụ sửa chữa EVN.
2. Sau khi hoàn tất công việc SCL, các Đơn vị thực hiện có trách nhiệm điền đủ các
số liệu thực tế về thời gian hoàn thành, nhân công, vật tư, ca máy đã sử dụng vào hồ sơ
quyết toán để thống kê, phân tích và lưu trữ.
3. Các Đơn vị cần rà soát, bổ sung các quy trình kỹ thuật, biện pháp an toàn, đảm
bảo không ảnh hưởng môi trường cho các công việc bảo dưỡng, sửa chữa và áp dụng
công nghệ thông tin cho công tác này.
4. Các chi phí chung, lợi nhuận định mức, các chi phí khác (khảo sát, thiết kế kỹ
thuật, giám sát, nghiệm thu kỹ thuật, lập và duyệt dự toán, quyết toán, dự phòng...) phải
thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và Quy chế quản lý nội bộ của EVN.
5. Các công việc cần thuê Đơn vị bên ngoài thực hiện phải tuân thủ các quy định
của Nhà nước và Quy chế quản lý nội bộ của EVN về đấu thầu.
6. Trong sửa chữa phải thực hiện thu hồi các vật tư còn bảo đảm chất lượng để sửa
chữa, phục hồi để sử dụng lại nhằm tiết kiệm chi phí sửa chữa, thực hiện theo quy định
về thu hồi và phục hồi vật tư, phụ tùng thiết bị tháo ra trong sửa chữa. Trước khi sửa
chữa, các Đơn vị phải thành lập Hội đồng đánh giá chất lượng, giá trị vật tư thu hồi do
Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật
làm chủ tịch và thành viên là các phòng ban có liên quan. Hội đồng có nhiệm vụ xác
định số lượng, đánh giá chất lượng, xác định giá trị vật tư thu hồi và tiến hành phân loại.
Các vật tư có thể sử dụng ngay trong quá trình sửa chữa cần được tính đến ngay từ khi
lập kế hoạch vật tư. Các vật tư thu hồi phải sớm làm thủ tục nhập kho. Các loại vật tư
thu hồi là phế liệu, các Đơn vị phải thanh lý theo đúng quy định để tránh tồn kho.
81

Điều 86. Giám sát thực hiện SCL


1. Tổng giám đốc, Giám đốc Đơn vị phải tổ chức thực hiện giám sát toàn bộ quá
trình SCL.
2. Cán bộ được giao nhiệm vụ giám sát phải có đủ năng lực chuyên môn để đánh
giá các nội dung SCL:
a) Vật tư thiết bị thay thế đúng quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật quy định;
b) Thực hiện đúng phương án kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật được phê duyệt;
c) Lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh các thiết bị, vật tư đúng hướng dẫn, quy định của
nhà chế tạo.
3. Cán bộ thực hiện giám sát hạng mục SCL phải độc lập trong các quyết định về
nghiệm thu chất lượng, biện pháp thi công, được phép bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp
trên khi thấy có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn, chất lượng đối với hệ thống thiết bị.
4. Cán bộ giám sát phải chịu trách nhiệm về chất lượng sửa chữa của hạng mục được
giao giám sát sửa chữa.
5. Cán bộ giám sát có quyền yêu cầu tạm ngừng thực hiện công việc sửa chữa trong
các trường hợp sau:
a) Phát hiện vật tư thiết bị thay thế không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
b) Công tác lắp đặt, hiệu chỉnh không theo đúng hướng dẫn, quy định của nhà chế
tạo;
c) Công cụ dụng cụ sử dụng không đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị;
d) Tổ chức thi công không đúng phương án đã được phê duyệt;
e) Thực hiện sai phương án kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật.
6. Trong quá trình giám sát nếu thấy cần thiết cán bộ giám sát có thể đề xuất với
người có thẩm quyền để thực hiện những hạng mục thử nghiệm thêm nhằm đảm bảo
chất lượng công tác sửa chữa.
Điều 87. Nghiệm thu và bảo hành
1. Đơn vị quản lý tài sản chịu trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công tác SCL và xác
định trách nhiệm bảo hành theo hướng dẫn tại Phụ lục 3 của Quy định này, chỉ chấp
nhận nghiệm thu đưa vào vận hành khi xác định chất lượng sửa chữa đạt yêu cầu kỹ
thuật.
2. Các Đơn vị sửa chữa các bộ phận thiết bị hoặc hạng mục công trình nào phải có
trách nhiệm bảo hành bộ phận thiết bị hoặc hạng mục công trình đó.
3. Nhà sản xuất, các Đơn vị cung cấp phải có trách nhiệm bảo hành vật tư do mình
cung cấp.
82

Mục 4. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ KHÁC


Điều 88. Định mức, đơn giá để lập dự toán SCL
1. Việc áp dụng định mức, đơn giá để lập dự toán SCL quy định như sau:
a) Đối với thiết bị hoặc hạng mục công trình chuyên ngành điện như thiết bị của các
nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm điện, công trình thủy công... dự toán được lập
theo các bộ định mức SCL do Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết
định ban hành hoặc vận dụng các bộ định mức, đơn giá chuyên ngành của các Bộ, Ngành
liên quan;
b) Đối với công tác SCL các hạng mục công trình xây dựng, kiến trúc dự toán được
lập theo định mức, đơn giá XDCB địa phương do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương ban hành hoặc các định mức dự toán XDCB do Bộ Xây dựng ban hành;
c) Đối với công tác SCL khác vận dụng áp dụng định mức, đơn giá chuyên ngành
của các Bộ, Ngành liên quan ban hành.
2. Trong quá trình áp dụng định mức, đơn giá nếu phát hiện những điểm bất hợp lý
chưa phù hợp các Đơn vị phải báo cáo bằng văn bản để Tập đoàn Điện lực Việt Nam
xem xét, thẩm tra và bổ sung, sửa đổi.
Điều 89. Công tác quyết toán SCL
1. Việc quyết toán danh mục SCL hoàn thành phải thực hiện theo danh mục được
phê duyệt và quyết định phê duyệt hồ sơ nghiệm thu kỹ thuật. Các danh mục SCL chỉ
được thực hiện quyết toán hoàn thành sau khi có các Biên bản nghiệm thu kỹ thuật, xác
nhận thiết bị công trình đạt tiêu chuẩn và cho phép đưa vào sử dụng.
2. Việc quyết toán chỉ được thực hiện cho các danh mục SCL đã hoàn thành toàn
bộ. Đối với các danh mục SCL do những lý do chính đáng không thể hoàn thành toàn
bộ các nội dung, khối lượng được duyệt, chỉ quyết toán sau khi các phòng, ban chuyên
môn xem xét và Cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.
3. Hồ sơ quyết toán mỗi danh mục SCL phải đầy đủ theo quy định về quản lý chi
tiêu, cấp vốn và quyết toán vốn SCL.
a) Sau khi danh mục SCL được quyết toán, Hồ sơ quyết toán sẽ được bổ sung các
tài liệu, quyết định thanh quyết toán để lưu trữ;
b) Hồ sơ quyết toán SCL phải được lưu trữ ở Đơn vị ít nhất một bản, thời gian lưu
trữ là 10 năm. Đối với các danh mục SCL thuộc phân cấp Tập đoàn Điện lực Việt Nam
quyết toán thì gửi cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam 01 bản.
83

Chương VI. QUY ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP XÁC


ĐỊNH TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
Điều 90. Nguyên tắc chung của xác định TTĐN
1. TTĐN trên một lưới điện được xác định bằng tổng điện năng nhận vào trừ tổng
điện năng giao đi của lưới điện đó. Trong đó, tổng điện năng giao, nhận của lưới điện là
tổng đại số lượng điện giao, nhận được xác định bởi hệ thống đo đếm điện năng tại các
điểm đo đếm ranh giới của lưới điện đó.
2. Trong trường hợp điểm đo đếm chính không trùng hoặc liền kề với điểm đấu
nối, các Đơn vị liên quan phải thỏa thuận vị trí đo đếm thay thế đồng thời xác định
phương thức quy đổi điện năng từ vị trí đo đếm thay thế về điểm đấu nối. Trong trường
hợp này, phương pháp quy đổi phải xét đến tổn thất trên máy biến áp và đường dây liên
hệ giữa vị trí đo đếm thay thế với điểm đấu nối trong quá trình vận hành để quy đổi điện
năng từ vị trí đo đếm thay thế về điểm đấu nối trong quá trình giao nhận và thanh toán.
3. TTĐN trên hệ thống điện của EVN là tổn thất điện năng trên toàn bộ lưới điện
do EVN và các Đơn vị của EVN quản lý.
4. Tại mỗi vị trí ranh giới giao nhận điện năng giữa các Đơn vị, vị trí xác định điện
năng tự dùng tại các trạm biến áp phải được lắp đặt hệ thống đo đếm điện năng.
5. Tổn hao máy biến áp nâng áp, máy biến áp tự dùng và các thiết bị điện trong
trạm điện thuộc các Công ty phát điện quản lý không tính vào TTĐN lưới điện.
6. Điện tự dùng tại trạm biến áp của lưới điện truyền tải và phân phối được theo
dõi, đo đếm và tính vào tổn thất điện năng của lưới điện.
7. Điện năng nhận nhưng giao ngay cho Đơn vị khác hoặc khách hàng trên cùng
một điểm đo được coi là điện năng không gây TTĐN trên lưới điện của Đơn vị.
8. Không được lấy điện sau máy biến áp tự dùng tại các trạm điện để cấp cho các
mục đích ngoài mục đích phục vụ vận hành trạm điện. Trong trường hợp đặc biệt phải
lấy điện sau các máy biến áp tự dùng tại các trạm điện để cấp cho mục đích khác thì
phải lắp đặt công tơ đo đếm riêng, sản lượng điện cấp cho các mục đích này phải được
Đơn vị quản lý trạm điện giao nhận với các TCTĐL, CTĐL và phải được tính vào sản
lượng điện thương phẩm của các TCTĐL, CTĐL, không được tính vào điện năng tự
dùng của trạm biến áp.
9. Chốt chỉ số công tơ giao nhận tại thời điểm 0h00 ngày 1 hàng tháng. Trường
hợp công tơ chưa có khả năng chốt chỉ số tại thời điểm 0h00 ngày 1 hàng tháng thì cho
phép ghi chỉ số công tơ trong khoảng 0 ± 12h ngày 1 hàng tháng. Đối với tính toán
TTĐN lưới điện hạ áp: bố trí thêm lịch ghi chỉ số công tơ tổng TBA phù hợp với phiên
ghi chỉ số công tơ các khách hàng để đảm bảo chính xác TTĐN hạ áp.
10. Điện năng từ hệ thống điện mặt trời áp mái tại các TBA được bù trừ vào điện
tự dùng của TBA.
84

Mục 1. QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH TTĐN THEO THƯƠNG PHẨM


(Để xác định mức độ hoàn thành chỉ tiêu TTĐN theo kế hoạch được giao)

Điều 91. Công thức chung xác định TTĐN


Trong trường hợp tổng quát, TTĐN trên một lưới điện cụ thể được xác định như
sau:
- Điện năng tổn thất trên lưới điện:
A(kWh) = AN - AG (kWh)
- Tỉ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện:
A A𝑁 − 𝐴𝐺
A (%) = 𝑥 100(%) = 𝑥 100(%)
A𝑁 − 𝐴𝐾𝑇𝑇 A𝑁 − 𝐴𝐾𝑇𝑇
Trong đó:
AN: tổng điện năng nhận vào của lưới điện.
AG: tổng điện năng giao đi của lưới điện.
AKTT: tổng điện năng không được tính tổn thất trên lưới điện.
Điều 92. Tổn thất điện năng trên hệ thống điện của EVN
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và và tính toán TTĐN trên hệ thống điện như sau:

Nước ngoài Khách hàng sử CTPĐ độc lập


dụng điện
ANN_ĐL ATT_KH AĐL_KH AIPP_TT ATT_IPP AĐL_IPP
ANN_TT AĐL_NN A
KH_TT

HTĐ AIPP_ĐL
ATT_NN
CỦA EVN
AKH_ĐL
Lưới điện do NPT quản lý Lưới điện do các TCTĐL
(kể cả lưới 500 kV) quản lý

AĐL_NM
ATT_NM ANM_TT ANM_ĐL
AĐL_nm Anm_ĐL

Nguồn các
Các NMĐ của EVN
TCTĐL tự SX

2. Điện năng nhận của hệ thống điện bao gồm:


85

a) Tổng điện năng các CTPĐ của EVN phát vào lưới điện do NPT quản lý: ANM_TT;
b) Tổng điện năng các CTPĐ của EVN phát vào lưới điện do các TCTĐL quản lý:
ANM_ĐL;
c) Tổng điện năng các CTPĐ do TCTĐL quản lý phát vào lưới điện do các TCTĐL
quản lý: Anm_ĐL;
d) Tổng điện năng NPT và TCTĐL nhận từ các NMĐ độc lập: AIPP_TT và AIPP_ĐL;
e) Tổng điện năng NPT và TCTĐL nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_TT và ANN_ĐL;
f) Tổng điện năng NPT và TCTĐL nhận từ khách hàng sử dụng điện: AKH_TT và
AKH_ĐL.
Tổng điện năng nhận của HTĐ:
AHTĐnhận = ANM_TT + ANM_ĐL + Anm_ĐL + AIPP_TT +A IPP_ĐL + ANN_TT + ANN_ĐL + AKH_TT +
AKH_ĐL
3. Điện năng giao của hệ thống điện bao gồm:
a) Tổng điện năng NPT giao cho các CTPĐ của EVN: ATT_NM;
b) Tổng điện năng các TCTĐL giao cho các CTPĐ của EVN: AĐL_NM;
c) Tổng điện năng NPT và TCTĐL giao cho các CTPĐ độc lập : ATT_IPP và AĐL_IPP;
d) Tổng điện năng các TCTĐL giao cho các CTPĐ do các TCTĐL quản lý : AĐL_nm;
e) Tổng điện năng NPT và TCTĐL giao cho lưới điện nước ngoài: ATT_NN và
AĐL_NN;
f) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện: ATT_KH và AĐL_KH.
Tổng điện năng giao của HTĐ:
AHTĐ giao = ATT_NM + AĐL_NM + ATT_IPP + AĐL_IPP + AĐL_nm + ATT_NN + AĐL_NN + ATT_KH
+ AĐL_KH
4. Tổn thất điện năng của HTĐ:
AHTĐ = AHTĐ nhận - AHTĐ giao
AHTĐ (%) = AHTĐ x 100%/AHTĐ nhận
86

Điều 93. Tổn thất điện năng trên lưới điện truyền tải NPT quản lý (Bao gồm
cả lưới điện 500 kV)
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện truyền tải như sau:
Nước ngoài Khách hàng CTPĐ độc lập
sử dụng điện

ATT_NN ANN_TT AKH_TT A


ATT_IPP AIPP_TT
TT_KH

Lưới điện NPT quản ATT_ĐL


lý (kể cả lưới 500 kV) Các TCTĐL
AĐL_TT
ATT_NM ANM_TT

Các NMĐ của


EVN

2. Điện năng nhận của lưới điện truyền tải bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN : ANM_TT;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập: AIPP_TT;
c) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_TT;
d) Tổng điện năng nhận từ các TCTĐL: AĐL_TT;
e) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện: AKH_TT.
Tổng điện nhận của lưới truyền tải:
ATTnhận = ANM_TT + AIPP_TT + ANN_TT + AĐL_TT + AKH_TT
3. Điện năng giao của lưới điện truyền tải bao gồm:
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN: ATT_NM;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập: và ATT_IPP;
c) Tổng điện năng giao vào lưới điện nước ngoài: ATT_NN;
d) Tổng điện năng giao các TCTĐL: ATT_ĐL;
e) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện đấu nối vào lưới truyền tải
điện: ATT_KH.
Tổng điện giao của lưới truyền tải:
ATTgiao = ATT_NM + ATT_IPP + ATT_NN + ATT_ĐL + ATT_KH
4. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải:
ATT = ATT nhận - ATT giao
87

ATT (%) = ATT x 100%/ATT nhận


Điều 94. Tổn thất điện năng lưới điện 220 kV do NPT quản lý (không bao gồm
lưới điện 500 kV)
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện 220 kV do NPT
quản lý như sau:

Nước ngoài Khách hàng CTPĐ độc lập


sử dụng điện
ATT(<500)_KH ATT(<500)_IPP
ATT(<500)_NN ATT(<500)_NN AIPP_TT(<500)
AKH_TT(<500)

Lưới điện dưới


A500_TT(<500) ATT(<500)_ĐL
Lưới điện 500 500 kV của
Các TCTĐL
kV các CTTTĐ
ATT(<500)_500 AĐL_TT(<500)

ATT(<500)_NM ANM_TT(<500)

Các CTPĐ của


EVN

2. Điện năng nhận bao gồm:


a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN tại cấp điện áp dưới 500 kV:
ANM_TT(<500);
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập tại cấp điện áp dưới 500 kV:
AIPP_TT(<500);
c) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp dưới 500 kV:
ANN_TT(<500);
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện 500 kV: A500_TT(<500);
e) Tổng điện năng nhận từ các TCTĐL: AĐL_TT(<500);
f) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện: AKH_TT(<500).
Tổng điện năng nhận của lưới điện truyền tải tại cấp điện áp dưới 500 kV:
ATT(<500) nhận = ANM_TT(<500) + AIPP_TT(<500) + ANN_TT(<500) + A500_TT(<500) + AĐL_TT(<500) +
AKH_TT(<500)
3. Điện năng giao bao gồm:
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN tại cấp điện áp dưới 500 kV:
ATT(<500)_NM;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập tại cấp điện áp dưới 500 kV: ATT(<500)_IPP;
88

c) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp dưới 500 kV:
ATT(<500)_NN;
d) Tổng điện năng giao lưới điện 500 kV: ATT(<500)_500;
e) Tổng điện năng giao các TCTĐL: ATT(<500)_ĐL;
f) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện đấu nối vào lưới truyền tải
điện: ATT(<500)_KH.
Tổng điện năng giao của lưới điện truyền tải dưới 500 kV:
ATT(<500) giao = ATT(<500)_NM + ATT(<500)_IPP + ATT(<500)_NN + ATT(<500)_500 + ATT(<500)_ĐL +
ATT(<500)_KH
4. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải dưới 500 kV:
ATT(<500) = ATT(<500) nhận - ATT(<500) giao
ATT(<500) (%) = ATT(<500) x 100%/ATT(<500) nhận
Điều 95. Tổn thất điện năng trên lưới điện 500 kV
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN trên lưới điện 500 kV như
sau:

Nước ngoài Lưới điện dưới 500 kV CTPĐ độc lập


của các CTTTĐ

A500_TT(<500 ATT(<500)_500 A500_IPP


A500_NN ANN_500 AIPP_500
)

Lưới điện 500 kV

ANM_500
A500_NM

Các CTPĐ của EVN

2. Điện năng nhận bao gồm:


a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN vào lưới điện 500 kV: ANM_500;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập vào lưới điện 500 kV: AIPP_500;
c) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp 500 kV: ANN_500;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới dưới 500 kV của CTTTĐ: ATT(<500)_500.
Tổng điện năng nhận của lưới 500 kV:
A500 nhận = ANM_500 + AIPP_500 + ANN_500 + ATT(<500)_500
3. Điện năng giao bao gồm:
89

a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN tại cấp điện áp 500 kV: A500_NM;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập tại cấp điện áp 500 kV: A500_IPP;
c) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp 500 kV: A500_NN;
d) Tổng điện năng giao lưới điện dưới 500 kV của các CTTTĐ: A500_TT(<500).
Tổng điện năng giao của lưới 500 kV:
A500 giao = A500_NM + A500_IPP + A500_NN + A500_TT(<500)
4. Tổn thất điện năng của lưới điện truyền tải 500 kV:
A500TT = A500 nhận - A500 giao
A500TT (%) = A500 x 100%/A500 nhận
Điều 96. Tổn thất điện năng lưới điện 220 kV của Công ty Truyền tải điện
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện 220 kV của Công ty
Truyền tải điện như sau:

Nước ngoài Khách hàng sử CTPĐ độc lập


dụng điện

ATTi_NN ANN_TTi ATTi_IPP AIPP_TTi


ATTi_KH AKH_TTi

A500_TTi
ATTi_ĐL

Lưới điện dưới 500 kV Các CTĐL


Lưới điện 500 kV
của CTTTĐ i
ATTi_500 AĐL_TTi

ATTi_TT ATTi_NM ANM_TTi


ATT_TTi

Các CTTTĐ khác Các CTPĐ của


EVN

2. Điện năng nhận của CTTTĐ thứ i (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay)
bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN tại cấp điện áp dưới 500 kV: ANM_Tti;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập tại cấp điện áp dưới 500 kV: AIPP_Tti;
c) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp dưới 500 kV: ANN_Tti;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện 500 kV: A500_Tti;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTĐL: AĐL_Tti;
f) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ khác: ATT_Tti ;
90

g) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện: AKH_TTi.
Tổng điện năng nhận của CTTTĐi:
ATTi nhận = ANM_TTi + AIPP_TTi + ANN_TTi + A500_TTi + AĐL_TTi + ATT_TTi + AKH_TTi
3. Điện năng giao của Công ty Truyền tải điện thứ i (gồm cả sản lượng điện nhận sau
đó giao ngay) bao gồm:
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN tại cấp điện áp dưới 500 kV: ATTi_NM;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập tại cấp điện áp dưới 500 kV: ATTi_IPP;
c) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp dưới 500 kV: ATTi_NN;
d) Tổng điện năng giao lưới điện 500 kV: ATTi_500;
e) Tổng điện năng giao các CTĐL: ATTi_ĐL;
f) Tổng điện năng giao các CTTTĐ khác: ATTi_TT;
g) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện đấu nối vào lưới truyền tải của
CTTTĐ thứ i: ATTi_KH.
Tổng điện năng giao của Công ty Truyền tải điện thứ i:
ATTi nhận = ATTi_NM + ATTi_IPP + ATTi_NN + ATTi_500 + ATTi_ĐL + ATTi_TT + ATTi_KH
4. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN không được tính vào điện năng
xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: ATTi_KTT
5. Tổn thất điện năng của Công ty Truyền tải điện thứ i:
ATTi = ATTi nhận - ATTi giao
ATTi (%) = ATTi x 100%/(ATTi nhận - ATTi_KTT)
Điều 97. Tổn thất điện năng của Tổng công ty Điện lực
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN của các TCTĐL như sau:

Nước ngoài Khách hàng sử CTPĐ độc lập


dụng điện

AĐL_NN ANN_ĐL AĐL_IPP AIPP_ĐL


AKH_ĐL
AĐL_KH

ATT_ĐL AĐL_nm
Các CTPĐ do
TCTĐL
Các CTTTĐ các TCTĐL
quản lý
AĐL_TT Anm_ĐL

AĐL-TCTĐLi ATCTĐLi_ĐL ANM_ĐL


AĐL_NM

Các TCTĐL Các CTPĐ của


khác EVN
91

2. Điện năng nhận bao gồm:


a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN: ANM_ĐL;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập: AIPP_ĐL;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của các CTĐL: Anm_ĐL;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_ĐL;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ATT_ĐL;
f) Tổng điện năng nhận từ các TCTĐL khác: ATCTĐLi – ĐL;
g) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện: AKH_ĐL.
Tổng điện năng nhận của các TCTĐL:
AĐLnhận = ANM_ĐL + AIPP_ĐL + Anm_ĐL + ANN_ĐL + ATT_ĐL + A TCĐLi - ĐL+ AKH_ĐL
3. Điện năng giao bao gồm:
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN, các CTPĐ do các CTĐL quản lý và
các CTPĐ độc lập: AĐL_NM , AĐL_nm và AĐL_IPP;
b) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài: AĐL_NN;
c) Tổng điện năng giao các CTTTĐ: AĐL_TT;
d) Tổng điện năng giao cho các TCTĐL khác: AĐL -TCT ĐLi;
e) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện: AĐL_KH.
Tổng điện năng giao của các TCTĐL:
AĐLgiao = AĐL_NM + AĐL_IPP + AĐL_nm + AĐL_NN + AĐL_TT + AĐL_KH + AĐL- TCTĐLi
4. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN không được tính vào điện năng
để xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: ATCTĐL KTT
5. Tổn thất điện năng của các TCTĐL:
AĐL = AĐLnhận - AĐLgiao
AĐL (%) = AĐL x 100%/(AĐLnhận - ATCTĐL KTT )
92

Điều 98. Tổn thất điện năng của Công ty Điện lực
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN của Công ty Điện lực

Nước ngoài Khách hàng sử CTPĐ độc lập


dụng điện

AĐLi_KH
AĐLi_NN ANN_ĐLi AĐLi_IPP AIPP_ĐLi
AKH_ĐLi

ATT_ĐLi AĐLi_nm Các CTPĐ do


CTĐLi CTĐLi quản lý
Các CTTTĐ
AĐLi_TT Anm_ĐLi

AĐLi_ĐL AĐL_ĐLi AĐLi_NM ANM_ĐLi

Các CTĐL khác Các CTPĐ của


EVN

2. Điện năng nhận của CTĐL thứ i (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay),
bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN: ANM_ĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập: AIPP_ĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của CTĐL: Anm_ĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_ĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ATT_ĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: AĐL_ĐLi;
g) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện: AKH_ĐLi.
Tổng điện năng nhận của CTĐL thứ i:
AĐLi nhận = ANM_ĐLi + AIPP_ĐLi + Anm_ĐLi + ANN_ĐLi + ATT_ĐLi + AĐL_ĐLi + AKH_ĐLi
3. Điện năng giao (gồm cả sản lượng điện nhận sau đó giao ngay), bao gồm:
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN, các CTPĐ của CTĐL quản lý và các
CTPĐ độc lập: AĐLi_NM; AĐLi_nm; AĐLi_IPP;
b) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài: AĐLi_NN;
c) Tổng điện năng giao các CTTTĐ: AĐLi_TT;
d) Tổng điện năng giao các CTĐL khác: AĐLi_ĐL;
e) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện: AĐLi_KH.
93

Tổng điện năng giao của CTĐL thứ i:


AĐLi giao = AĐLi_NM + AĐLi_IPP + AĐLi_nm + AĐLi_NN + AĐLi_TT + AĐLi_ĐL + AĐLi_KH
4. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN không được tính vào điện
năng để xác định tỷ lệ TTĐN trên lưới điện: AĐLi KTT
5. Tổn thất điện năng của CTĐL thứ i:
AĐLi = AĐLi nhận - AĐLi giao
AĐLi (%) = AĐLi x 100%/(AĐLi nhận - AĐLi KTT)
94

Mục 2. QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH TTĐN THEO CẤP ĐIỆN ÁP


(theo thương phẩm hàng tháng quy đổi để phục vụ điều hành)
Điều 99. Tổn thất điện năng trên lưới điện cao áp của CTĐLi
1. Sơ đồ khối điện năng giao, nhận và tính toán TTĐN lưới cao áp của CTĐLi

2. Điện năng nhận vào lưới cao áp của CTĐLi, bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp cao áp: AIPP_CAĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của TCTĐL ở cấp điện áp cao áp: Anm_CAĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN ở cấp điện áp cao áp: ANM_CAĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp cao áp: ANN_CAĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_CAĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ lưới điện trung áp: ATA_CAĐLi;
g) Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: AĐLkhác_CAĐLi;
h) Tổng điện năng nhận từ khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp cao áp: AKH_CAĐLi.
Tổng điện năng nhận vào lưới cao áp của CTĐLi:
ACAĐLi nhận = AIPP_CAĐLi + Anm_CAĐLi + ANM_CAĐLi + ANN_CAĐLi + ACTTTĐ_CAĐLi +
ATA_CAĐLi + AĐLkhác_CAĐLi + AKH_CAĐLi
3. Điện năng giao từ lưới cao áp của CTĐLi, bao gồm:
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp cao áp: ACAĐLi_IPP;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ của TCTĐL ở cấp điện áp cao áp: ACAĐLi_nm;
c) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN ở cấp điện áp cao áp: ACAĐLi_NM;
d) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp cao áp: ACAĐLi_NN;
e) Tổng điện năng giao các CTTTĐ: ACAĐLi_CTTTĐ;
95

f) Tổng điện năng giao lưới điện trung áp: ACAĐLi_TA;


g) Tổng điện năng giao các CTĐL khác: ACAĐLi_ĐLkhác;
h) Tổng điện năng giao khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp cao áp: ACAĐLi_KH.
Tổng điện năng giao từ lưới cao áp của CTĐLi:
ACAĐLi giao = ACAĐLi_IPP + ACAĐLi_nm + ACAĐLi_NM + ACAĐLi_NN + ACAĐLi_CTTTĐ +
ACAĐLi_TA + ACAĐLi_ĐLkhác + ACAĐLi_KH
4. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: ACAĐLi_KTT
5. Tổn thất điện năng trên lưới cao áp của CTĐLi:
a) Điện năng tổn thất: ACAĐLi = ACAĐLi nhận – ACAĐLi giao (kWh)
𝛥𝐴𝐶𝐴Đ𝐿𝑖
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴𝐶𝐴Đ𝐿𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴𝐶𝐴Đ𝐿𝑖 nhận −𝐴𝐶𝐴Đ𝐿𝑖_KTT

Điều 100. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của CTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới trung áp của CTĐLi

2. Điện năng nhận vào lưới trung áp của CTĐLi, bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp trung áp: AIPP_TAĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của TCTĐL ở cấp điện áp trung áp: Anm_TAĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp trung áp: ANN_TAĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_TAĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ lưới điện cao áp: A110_TAĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ lưới điện hạ áp: AHA_TAĐLi;
96

g) Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: AĐLkhác_TAĐLi;


h) Tổng điện năng nhận từ khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp trung áp: AKH_TAĐLi.
Tổng điện năng nhận vào lưới trung áp của CTĐLi:
ATAĐLi nhận = AIPP_TAĐLi + Anm_TAĐLi + ANN_TAĐLi + ACTTTĐ_TAĐLi + A110_TAĐLi +
AHA_TAĐLi + AĐLkhác_TAĐLi + AKH_TAĐLi
3. Điện năng giao từ lưới điện trung áp của CTĐLi
a) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp trung áp: ATAĐLi_IPP;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ của CTĐLi ở cấp điện áp trung áp: ATAĐLi_nm;
c) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp trung áp: ATAĐLi_NN;
d) Tổng điện năng giao các CTTTĐ: ATAĐLi_CTTTĐ;
e) Tổng điện năng giao lưới điện cao áp: ATAĐLi_110;
f) Tổng điện năng giao lưới điện hạ áp: ATAĐLi_HA = A*TBACC;
Với A*TBACC là tổng điện năng nhận đầu nguồn của các trạm biến áp công cộng được
xác định bằng chỉ số chốt lúc 0h00 ngày 01 hàng tháng của các công tơ tổng TBA công
cộng.
g) Tổng điện năng giao các CTĐL khác: ATAĐLi_ĐLkhác;
h) Tổng điện năng giao khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp trung áp: ATAĐLi_KH.
Tổng điện năng giao từ lưới trung áp của CTĐLi:
ATAĐLi giao = ATAĐLi_IPP + ATAĐLi_nm + ATAĐLi_NN + ATAĐLi_CTTTĐ + ATAĐLi_110 + A*TBACC
+ ATAĐLi_ĐLkhác + ATAĐLi_KH
4. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: ATAĐLi_KTT
5. Tổn thất điện năng trên lưới trung áp của CTĐLi:
a) Điện năng tổn thất: ATAĐLi = ATAĐLi nhận – ATAĐLi giao (kWh)
𝛥𝐴𝑇𝐴Đ𝐿𝑖
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴 𝑇𝐴Đ𝐿𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴𝑇𝐴Đ𝐿𝑖 nhận−𝐴𝑇𝐴Đ𝐿𝑖_KTT

Điều 101. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của CTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện hạ áp của CTĐLi
97

2. Điện năng nhận vào lưới điện hạ áp của CTĐLi bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ lưới điện trung áp: ATA_HAĐLi = ATBACC
Với ATBACC là tổng điện năng nhận của các công tơ tổng trạm biến áp công cộng (có
chu kỳ ghi chỉ số cùng ngày với chu kỳ ghi chỉ số các khách hàng sử dụng điện sau
trạm);
b) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp hạ áp:
AKH_HAĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ các Công ty điện lực khác: ACTĐLkhác_HAĐLi.
Tổng điện năng nhận vào lưới hạ áp:
AHAĐLi nhận = ATBACC + AKH_HAĐLi + ACTĐLkhác_HAĐLi

3. Điện năng giao từ lưới điện hạ áp của CTĐLi bao gồm


a) Tổng điện năng giao vào lưới điện trung áp của CTĐLi: AHAĐLi_TA;
b) Tổng điện năng giao đến các khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp hạ áp:
AHAĐLi_KH;
c) Tổng điện năng giao vào lưới điện của các CTĐL khác: AHAĐLi_CTĐLkhác.
Tổng điện năng giao từ lưới hạ áp:
AHAĐLi giao = AHAĐLi_TA + AHAĐLi_KH + AHAĐLi_CTĐLkhác

4. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp do CTĐLi quản lý


98
𝐴𝐻𝐴Đ𝐿𝑖 nhận − A𝐻𝐴Đ𝐿𝑖 giao
a) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴𝐻𝐴Đ𝐿𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴𝐻𝐴Đ𝐿𝑖 nhận

b) Điện năng tổn thất tính theo điện nhận xác định bằng chỉ số 0h ngày 01 hàng
tháng: AHAĐLi = A*HAĐLi nhận x AHAĐLi % (kWh)
Trong đó: A*HAĐLi nhận = A*TBACC + AKH_HAĐLi + ACTĐLkhác_HAĐLi
Với A*TBACC là tổng điện năng nhận đầu nguồn của các trạm biến áp công cộng được
xác định bằng chỉ số chốt lúc 0h00 ngày 01 hàng tháng của các công tơ tổng TBA công
cộng (A*TBACC ≠ ATBACC).
Điều 102. Tổn thất điện năng trên lưới điện của CTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN của CTĐLi

2. Điện năng nhận của CTĐLi, bao gồm:


a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập: AIPP_ĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của TCTĐL: Anm_ĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN: ANM_ĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_ĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_ĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ các CTĐL khác: AĐLkhác_ĐLi;
g) Tổng điện năng nhận từ khách hàng sử dụng điện: AKH_ĐLi.
Tổng điện năng nhận của CTĐLi:
AĐLi nhận = AIPP_ĐLi + Anm_ĐLi + ANM_ĐLi + ANN_ĐLi + ACTTTĐ_ĐLi +AĐLkhác_ĐLi + AKH_ĐLi
3. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: AĐLi_KTT
99

4. Tổn thất điện năng trên lưới của CTĐLi:


a) Điện năng tổn thất trên lưới cao áp của CTĐLi: ACAĐLi (kWh) (như Điều 99);
b) Điện năng tổn thất trên lưới trung áp của CTĐLi: ATAĐLi (kWh) (như Điều 100);
c) Điện năng tổn thất trên lưới hạ áp của CTĐLi: AHAĐLi (kWh) (như Điều 101);
d) Điện năng tổn thất của CTĐLi: AĐLi = ACAĐLi + ATAĐLi + AHAĐLi (kWh)
𝛥𝐴Đ𝐿𝑖
e) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴Đ𝐿𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴Đ𝐿𝑖 nhận −𝐴Đ𝐿𝑖_KTT

Điều 103. Tổn thất điện năng trên lưới cao áp của TCTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện cao áp của TCTĐLi

2. Điện năng nhận vào lưới điện cao áp của TCTĐLi bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN ở cấp điện áp cao áp: ANM_CATĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp cao áp: AIPP_CATĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của các TCTĐL ở cấp điện áp cao áp: Anm_CATĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp cao áp: ANN_110TĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_CATĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ các TCTĐL khác: ATĐLkhác_CATĐLi;
g) Tổng điện năng nhận từ lưới điện trung áp của TCTĐLi: ATA_CATĐLi;
h) Tổng điện năng nhận từ khách hàng sử dụng điện đấu nối với lưới điện cao áp do
TCTĐLi quản lý: AKH_CATĐLi.
Tổng điện năng nhận vào lưới cao áp do TCTĐL quản lý
ACATĐLi nhận = ANM_CATĐLi+ AIPP_CATĐLi + Anm_CATĐLi + ANN_CATĐLi + ACTTTĐ_CATĐLi +
ATĐLkhác_CATĐLi + ATA_CATĐLi + AKH_CATĐLi
3. Điện năng giao từ lưới cao áp của TCTĐLi bao gồm
100

a) Tổng điện năng giao các CTPĐ của EVN ở cấp điện áp cao áp: ACATĐLi_NM;
b) Tổng điện năng giao các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp cao áp: ACATĐLi_IPP;
c) Tổng điện năng giao các CTPĐ của TCTĐLi ở cấp điện áp cao áp: ACATĐLi_nm;
d) Tổng điện năng giao lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp cao áp: ACATĐLi_NN;
e) Tổng điện năng giao các CTTTĐ: ACATĐLi_CTTTĐ;
f) Tổng điện năng giao các TCTĐL khác: ACATĐLi_TĐLkhác;
g) Tổng điện năng giao lưới điện trung áp của TCTĐLi: ACATĐLi_TA;
h) Tổng điện năng bán cho khách hàng sử dụng điện đấu nối với lưới điện cao áp do
TCTĐLi quản lý: ACATĐLi_KH.
Tổng điện năng giao từ lưới cao áp do TCTĐLi quản lý
ACATĐLi giao= ACATĐLi_NM + ACATĐLi_IPP + ACATĐLi_nm + ACATĐLi_NN + ACATĐLi_CTTTĐ +
ACATĐLi_TĐLkhác + ACATĐLi_TA + ACATĐLi_KH
4. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: ACATĐLi_KTT
5. Tổn thất điện năng trên lưới điện cao áp do TCTĐLi quản lý
a) Điện năng tổn thất: ACATĐLi = ACATĐLi nhận – ACATĐLi giao (kWh)
𝛥𝐴𝐶𝐴TĐL𝑖
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴𝐶𝐴TĐL𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴𝐶𝐴TĐL𝑖 𝑛ℎậ𝑛 −𝐴𝐶𝐴TĐL𝑖_KTT

Ghi chú: Trong trường hợp TCTĐL có quản lý MBA 220 kV hoặc đoạn đường dây ngắn
220 kV, cho phép tính gộp phần tổn thất của lưới điện 220 kV này vào lưới 110 kV, gọi
chung là TTĐN của lưới điện cao áp.
101

Điều 104. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của TCTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện trung áp của TCTĐLi

2. Điện năng nhận qua lưới điện trung áp của TCTĐLi bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập ở cấp điện áp trung áp: AIPP_TATĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của TCTĐLi ở cấp điện áp trung áp: Anm_TATĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài ở cấp điện áp trung áp: ANN_TATĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_TATĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ các TCTĐL khác: ATĐLkhác_TATĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ lưới điện cao áp của TCTĐLi: A110_TATĐLi;
g) Tổng điện năng nhận từ lưới điện hạ áp của TCTĐLi: AHA_TATĐLi;
h) Tổng điện năng nhận từ khách hàng sử dụng điện đấu nối với lưới điện trung áp
do TCTĐLi quản lý: AKH_TATĐLi.
Tổng điện năng nhận trên lưới trung áp do TCTĐL quản lý
ATATĐLi nhận = AIPP_TATĐLi + Anm_TATĐLi + ANN_TATĐLi + ACTTTĐ_TATĐLi + ATĐLkhác_TATĐLi +
A110_TATĐLi + AHA_TATĐLi + AKH_TATĐLi
3. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: ATATĐLi_KTT
4. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp do TCTĐLi quản lý
a) Điện năng tổn thất: ATATĐLi = ∑ 𝛥𝐴 𝑇𝐴Đ𝐿𝑖 (kWh)
𝛥𝐴𝑇𝐴TĐL𝑖
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴 𝑇𝐴TĐL𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴TATĐL𝑖 𝑛ℎậ𝑛 −𝐴𝑇𝐴TĐL𝑖_KTT

Điều 105. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của TCTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện hạ áp của TCTĐLi
102

2. Điện năng nhận vào lưới điện hạ áp của TCTĐLi bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các TBA CC của TCTĐLi: ATA_HATĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện ở cấp điện áp hạ áp:
AKH_HATĐLi.
Tổng điện năng nhận vào lưới hạ áp của TCTĐLi:
AHATĐLi nhận = ATA_HATĐLi + AKH_HATĐLi
3. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp do TCTĐLi quản lý
a) Điện năng tổn thất: AHATĐLi = ∑ 𝛥𝐴𝐻𝐴Đ𝐿𝑖 (kWh)
𝛥𝐴𝐻𝐴TĐL𝑖
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng:𝛥𝐴𝐻𝐴TĐL𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴HATĐL𝑖 𝑛ℎậ𝑛
103

Điều 106. Tổn thất điện năng trên lưới điện của TCTĐLi
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới điện của TCTĐLi

1. Điện năng nhận vào lưới của TCTĐLi bao gồm:


a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN: ANM_TĐLi;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập: AIPP_TĐLi;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của các CTĐL: Anm_TĐLi;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_TĐLi;
e) Tổng điện năng nhận từ các CTTTĐ: ACTTTĐ_TĐLi;
f) Tổng điện năng nhận từ các TCTĐL khác: ATĐLkhác_TĐLi;
g) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện: AKH_TĐLi.
Tổng điện năng nhận của các TCTĐL:
ATĐLi_nhận = ANM_TĐLi + AIPP_TĐLi + Anm_TĐLi + ANN_TĐLi + ACTTTĐ_TĐLi + ATĐLkhác_TĐLi
+ AKH_TĐLi
2. Tổng điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: ATĐLi_KTT
3. Tổn thất điện năng trên lưới điện do TCTĐLi quản lý bao gồm:
a) Điện năng tổn thất trên lưới điện cao áp: ACATĐLi (kWh) (như Điều 103);
b) Điện năng tổn thất trên lưới điện trung áp: ATATĐLi (kWh) (như Điều 104);
c) Điện năng tổn thất trên lưới điện hạ áp: AHATĐLi (kWh) (như Điều 105);
d) Tổng điện năng tổn thất trên lưới điện do TCTĐLi quản lý:
ATĐLi = ACATĐLi + ATATĐLi + AHATĐLi (kWh)
104
𝛥𝐴TĐL𝑖
e) Tỉ lệ tổn thất điện năng: 𝛥𝐴TĐL𝑖 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴TĐL𝑖 𝑛ℎậ𝑛 −𝐴TĐL𝑖_KTT

Điều 107. Tổn thất điện năng trên lưới điện 110 kV của các TCTĐL
1. Sơ đồ khối giao, nhận điện năng và tính toán TTĐN lưới 110 kV của các TCTĐL

2. Điện năng nhận vào lưới 110 kV của các TCTĐL bao gồm:
a) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của EVN tại cấp điện áp 110 kV: ANM_110;
b) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ độc lập tại cấp điện áp 110 kV: AIPP_110;
c) Tổng điện năng nhận từ các CTPĐ của các TCTĐL tại cấp điện áp 110 kV: Anm_110;
d) Tổng điện năng nhận từ lưới điện nước ngoài tại cấp điện áp 110 kV: ANN_110;
e) Tổng điện năng nhận từ lưới điện 220 kV: A220_110;
f) Tổng điện năng nhận từ lưới điện trung áp: ATA_110;
g) Tổng điện năng nhận từ các khách hàng sử dụng điện trên lưới 110 kV: AKH_110.
Tổng điện năng nhận vào lưới điện 110 kV của các TCTĐL:
A110nhận = ANM_110 + AIPP_110 + Anm_110 + ANN_110 + A220_110 + ATA_110 + AKH_110
3. Điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: A110_KTT =∑ 𝐴110TĐLi_KTT
4. Tổn thất điện năng trên lưới điện 110 kV của các TCTĐL
a) Tổng điện năng tổn thất trên lưới 110 kV của EVN:
A110 = ∑ 𝛥𝐴110𝑇Đ𝐿𝑖 (kWh)
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện 110 kV của EVN
𝛥𝐴110
𝛥𝐴110 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴110𝑛ℎậ𝑛 − 𝐴110_KTT
105

Điều 108. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của các TCTĐL
1. Tổng điện năng nhận vào lưới điện trung áp của các TCTĐL
ATAnhận = ∑ 𝐴TATĐLi nhận
2. Điện năng nhận giao ngay không gây TTĐN: ATA_KTT = ∑ 𝐴TATĐLi_KTT
3. Tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của các TCTĐL
a) Tổng điện năng tổn thất: ATA = ∑ 𝛥𝐴TATĐLi (kWh)
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện trung áp của EVN
𝛥𝐴𝑇𝐴
𝛥𝐴 𝑇𝐴 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴TA𝑛ℎậ𝑛 −𝐴𝑇𝐴_KTT

Điều 109. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của các TCTĐL
1. Tổng điện năng nhận vào lưới điện hạ áp của các TCTĐL
AHAnhận = ∑ 𝐴HATĐLi nhận
2. Tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của các TCTĐL
a) Tổng điện năng tổn thất trên lưới điện hạ áp: AHA = ∑ 𝛥𝐴HATĐLi (kWh)
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện hạ áp của EVN:
𝛥𝐴𝐻𝐴
𝛥𝐴𝐻𝐴 (%) = 𝑥100 (%)
𝐴HA𝑛ℎậ𝑛
Điều 110. Tổn thất điện năng trên lưới điện của EVN
1. Sơ đồ khối tính toán TTĐN lưới điện của EVN

2. Điện năng nhận vào lưới điện của EVN bao gồm:
a) Tổng điện năng các CTPĐ của EVN phát vào lưới điện do NPT quản lý: ANM_TT;
106

b) Tổng điện năng các CTPĐ của EVN phát vào lưới điện do các TCTĐL quản lý:
ANM_TĐL;
c) Tổng điện năng các CTPĐ do TCTĐL quản lý phát vào lưới điện do các TCTĐL
quản lý: Anm_TĐL;
d) Tổng điện năng các khách hàng sử dụng điện phát vào lưới điện do NPT và các
TCTĐL quản lý: AKH_TT và AKH_TĐL;
e) Tổng điện năng NPT và TCTĐL nhận từ các NMĐ độc lập: AIPP_TT và AIPP_TĐL;
f) Tổng điện năng NPT và TCTĐL nhận từ lưới điện nước ngoài: ANN_TT và ANN_TĐL.
Tổng điện năng nhận vào lưới điện của EVN:
Anhận = ANM_TT + ANM_TĐL + Anm_TĐL + AKH_TT + AKH_TĐL+ AIPP_TT +AIPP_TĐL + ANN_TT
+ ANN_TĐL
3. Tổn thất điện năng trên lưới điện của EVN gồm:
a) Tổng điện năng tổn thất trên lưới điện của EVN:
A = A500 + A220 + A110 + ATA + AHA (kWh)
- Điện năng tổn thất trên lưới điện 500 kV: A500 = A500TT (kWh) (như Điều 95);
- Điện năng tổn thất trên lưới điện 220 kV: A220 = ATT(<500) (kWh) (như Điều
94);
- Điện năng tổn thất trên lưới điện 110 kV: A110 (kWh) (như Điều 107);
- Điện năng tổn thất trên lưới điện trung áp: ATA (kWh) (như Điều 108);
- Điện năng tổn thất trên lưới điện hạ áp: AHA (kWh) (như Điều 109);
𝛥𝐴
b) Tỉ lệ tổn thất điện năng trên lưới điện của EVN: 𝛥𝐴 (%) = 𝑥100 (%).
𝐴𝑛ℎậ𝑛
107

CHƯƠNG VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO


Điều 111. Báo cáo chỉ tiêu kỹ thuật nguồn điện và lưới điện
1. Tất cả các báo cáo chỉ tiêu kỹ thuật đều thực hiện bằng hình thức điện tử. Tất cả
dữ liệu để xác định các chỉ tiêu quản lý kỹ thuật về nguồn điện và lưới điện các Đơn vị
phải cập nhật kịp thời, chính xác trong các hệ thống phần mềm thông tin quản lý do
EVN quy định. Các báo cáo ngày, tuần, tháng, quý, năm tự động được tạo ra từ các
nguồn dữ liệu do các Đơn vị cập nhật và xác nhận. Báo cáo các chỉ tiêu kỹ thuật bằng
giấy chỉ thực hiện khi có yêu cầu riêng của của EVN.
2. Chậm nhất 9h00 hàng ngày các cấp điều độ hệ thống điện Quốc gia, miền và
phân phối có trách nhiệm cập nhật đầy đủ dữ liệu ngày hôm trước về tình hình sự cố,
ngừng, giảm cung cấp điện hệ thống điện do Đơn vị có quyền điều khiển. Khuyến khích
các cấp điều độ liên kết dữ liệu từ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật SCADA, Trung tâm
điều khiển, hệ thống đo đếm từ xa... để cập nhật dữ liệu trực tuyến.
3. 11h00 hàng ngày Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia, các Tổng công ty Điện
lực cập nhật bổ sung các dữ liệu về nguyên nhân, tình hình khắc phục sự cố, ngừng,
giảm cung cấp điện do các cấp điều độ cập nhật tại khoản 2 Điều này.
4. Trong ngày đầu của mỗi tháng Lãnh đạo các Công ty TNHH MTV cấp II và các
Đơn vị trực thuộc EVN ký điện tử xác nhận kết quả thực hiện các chỉ tiêu kỹ thuật của
Đơn vị mình.
5. Công ty Viễn thông Điện lực và Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm hướng
dẫn các Đơn vị sử dụng, cập nhật dữ liệu cho các phần mềm quản lý kỹ thuật nguồn điện
và lưới điện; thiết lập các báo cáo điện tử theo các biểu mẫu quy định tại Phụ lục 1 kèm
theo Quy định này và các báo cáo bổ sung khi được yêu cầu phục vụ nâng cao công tác
quản lý kỹ thuật.
Điều 112. Chế độ báo cáo công tác quản lý vật tư
1. Các Công ty TNHH MTV cấp II, các Đơn vị trực thuộc EVN báo cáo tình hình
sử dụng và tồn kho vật tư theo hai kỳ:
a) Báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 hàng năm;
b) Báo cáo năm trước ngày 15 tháng 01 của năm sau;
c) Nội dung báo cáo gồm:
+ Tình hình vật tư nhập, xuất, tồn kho trong kỳ báo cáo;
+ Chi tiết nhập, xuất, tồn kho nhiên liệu than, dầu (nếu có) trong kỳ báo cáo;
+ Kiểm kê vật tư;
+ Công tác thanh xử lý vật tư thiết bị tồn kho.
108

Điều 113. Chế độ báo cáo công tác sửa chữa lớn tài sản cố định
Vào ngày 5 của tháng đầu mỗi Quý (Quý I sẽ báo cáo số liệu cho cả năm), các
Công ty TNHH MTV cấp II và các Đơn vị trực thuộc EVN báo cáo tình hình thực hiện
(gồm cả tổng hợp các quyết định đã phê duyệt) và các số liệu ước thực hiện kế hoạch
SCL. Đối với những công trình trọng điểm và sự cố đột xuất phải có báo cáo cụ thể bằng
số liệu, diễn giải các tồn tại và biện pháp giải quyết.
Điều 114. Chế độ báo cáo tổn thất điện năng
1. Trước ngày 05 hàng tháng, các Đơn vị có trách nhiệm báo cáo chính xác, kịp
thời các số liệu điện năng sản xuất, điện năng giao, nhận và kết quả thực hiện TTĐN
của Đơn vị tháng (n-1) qua hệ thống phần mềm dùng chung của EVN.
2. Nội dung báo cáo phải đồng bộ với các báo cáo tài chính, kinh doanh về số liệu,
thời điểm báo cáo, biên bản giao nhận giữa các Đơn vị có liên quan và được xác nhận
bằng chữ kí điện tử của người có thẩm quyền.
4. Công ty Mua bán điện chủ trì phối hợp với Công ty Viễn thông Điện lực và
Công nghệ thông tin cùng các Đơn vị thực hiện tổng hợp kết quả TTĐN định kỳ theo
các biểu mẫu trong Phụ lục chương VI kèm theo Quy định này.
5. Hàng năm NPT và các TCTĐL tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện giảm tổn
thất điện năng, đề ra các giải pháp giảm TTĐN cho năm tiếp theo, báo cáo về Ban chỉ
đạo giảm TTĐN Tập đoàn bằng văn bản trước ngày 15 tháng 1.
109

Chương VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Điều 115. Trách nhiệm quản lý, kiểm tra, hướng dẫn và thi hành
1. Các ban chuyên môn nghiệp vụ của EVN có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi,
kiểm tra và báo cáo Tổng Giám đốc tình hình thực hiện Quy định này ở các Đơn vị, chịu
trách nhiệm về tính đúng đắn, trung thực của kết quả kiểm tra đồng thời đề xuất các biện
pháp khắc phục, xử lý.
2. Người đứng đầu các Đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc EVN trong
việc thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này và phải:
a) Quán triệt đến các phòng, ban, đơn vị trực thuộc về nội dung Quy định này và
kế hoạch thực hiện tại Đơn vị;
b) Kiểm tra việc thực hiện các quyết định, quy định về phân cấp đối với các Đơn
vị thuộc quyền quản lý, có biện pháp khắc phục và xử lý nghiêm túc những thiếu sót,
vi phạm.
3. Các Đơn vị áp dụng trực tiếp Quy định này và được ban hành các hướng dẫn thực
hiện phù hợp với đặc thù của Đơn vị chưa được quy định tại Quy định này. Hướng dẫn
của Đơn vị không được trái quy định pháp luật, quy định của EVN và Quy định này.
4. Quy định này là cơ sở để Người đại diện tổ chức xây dựng, biểu quyết, ban
hành quy định có nội dung liên quan đến Quy định này tại đơn vị mình.
5. Trong quá trình thực hiện Quy định này, nếu phát hiện những vướng mắc, khó
khăn, cần bổ sung, sửa đổi, các Ban, Đơn vị báo cáo EVN để nghiên cứu, sửa đổi bổ
sung cho phù hợp.
110

PHỤ LỤC 1. Các biểu mẫu Chương II


Biểu mẫu II-1
111

Biểu mẫu II-2


112

Biểu mẫu II-3


113

Biểu mẫu II-4


114

Biểu mẫu II-5A


115

Biểu mẫu II-5B


116

Biểu mẫu II-6


117

Biểu mẫu II-7


118

Biểu mẫu II-8


119

Biểu mẫu II-9


120

Biểu II-10
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Đơn vị: TỔNG CÔNG TY/CÔNG TY PHÁT ĐIỆN ....
CHỈ TIÊU QLKT KHỐI PHÁT ĐIỆN

TT Chỉ tiêu Đơn vị Tháng Quý Năm

Điện đầu cực tr kWh


1 Tổng sản lượng điện sản xuất
Điện giao tr kWh
nhiệt điện than kJ/kWh
Suất hao nhiên liệu thô nhà máy
nhiệt điện than/dầu/khí nhiệt điện dầu kJ/kWh
nhiệt điện khí BTU/kWh
2
nhiệt điện than kJ/kWh
Suất hao nhiên liệu tinh nhà
nhiệt điện dầu kJ/kWh
máy nhiệt điện than/dầu/khí
nhiệt điện khí BTU/kWh
thủy điện %
nhiệt điện than %
3 Tỷ lệ điện tự dùng các NMĐ
nhiệt điện dầu %
nhiệt điện khí %
thủy điện %
nhiệt điện than %
4 Hệ số khả dụng
nhiệt điện dầu %
nhiệt điện khí %
thủy điện %
nhiệt điện than %
5 Tỷ lệ ngừng máy do sự cố
nhiệt điện dầu %
nhiệt điện khí %
thủy điện %
Tỷ lệ ngừng máy do bảo dưỡng, nhiệt điện than %
6
sửa chữa có kế hoạch nhiệt điện dầu %
nhiệt điện khí %

nhiệt điện than


Suất sự cố thiết bị chính của nhà
7
máy nhiệt điện
nhiệt điện khí
Suất sự cố tổ máy nhà máy thủy
8
điện
Tỷ lệ các nhà máy điện đạt yêu
9 %
cầu về độ phát thải.
121

Biểu II-11
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Đơn vị: TỔNG CÔNG TY/CÔNG TY PHÁT ĐIỆN ....
CHỈ TIÊU QLKT KHỐI PHÁT ĐIỆN

Côn
g
Điện năng Điện năng giao Tổn thất Điện tự Suất hao nhiên liệu
suất
đầu cực MF nhận MBA dùng
NM
Hệ
Đ Độ
số
Điện phát
Lượn sử
Điện Điện năn Điện Suất Suất khí
Côn Điện Điện MB MB g dụn
năn năn g năn ktự hao hao Suất hao Suất hao thải
g năng năn A A nhiên g
g tác g nhậ g tự dùn nhiên nhiên nhiệt nhiệt
suất phản g kích nân liệu
dụn nhậ n dùn g liệu liệu thô tinh
đặt kháng giao từ g sử
g n chạy g thô tinh
dụng

Tr.
(Tr. (Tr. (Tr. (Tr. (Tr. (Tr. (Tr. (Tr. g/kW g/kW
(M Tấn/ kJ/kWh kJ/kWh (Đạt/K
kW kVAr kW kW kW kW kW kW % h h
W) Tr. BTU/k BTU/k o đạt)
h) h) h) h) h) h) h) h)
BTU Wh Wh
I Thuỷ điện

1 Bản Vẽ
2 Đại Ninh
3 ......
4 Thủy điện nhỏ

II Nhiệt điện than

1 Uông Bí
2 Uông Bí MR1
122

3 ......

II Nhiệt điện dầu


1 Ô Môn
2 Cần Thơ
3
II
TBK khí
I
1 Phú Mỹ 2.1
2 Phú Mỹ 1
3 .....
4
I Tua bin khí (chạy
V dầu)
1 Phú Mỹ 2.1
2 ....
Tổng cộng
123

Biểu II-12
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Tên đơn vị: TỔNG CÔNG TY PHÁT ĐIỆN/CÔNG TY PHÁT ĐIỆN

BÁO CÁO TÌNH HÌNH SỰ CỐ NHÀ MÁY ĐIỆN


Ngày .... Tháng … năm 20…(Quý… năm 20…/ Năm 20…)

Phân loại sự Phân loại nguyên


Thời điểm sự cố Dạng sự cố
cố nhân sự cố Công
NMT Thời suất Sản lượng
Xuất hiện Khôi phục NMNĐ Diễn
Tên Tên Đ Nguyên gian sự thiếu thiếu hụt
STT biến
NMĐ thiết bị Khách Chủ nhân cố hụt do do sự cố
Khác I II III sự cố
Tổ Lò TB- quan quan (phút) sự cố (tr. kWh)
Ngày Giờ Ngày Giờ (MW)
máy Hơi MF

TỔNG CỘNG

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO


124

Biểu II-13
TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Tên đơn vị:TỔNG CÔNG TY/CÔNG TY PHÁT ĐIỆN ....

BÁO CÁO TÌNH HÌNH NGỪNG MÁY CÔNG TÁC CỦA NMĐ
Ngày .... Tháng … năm 20…(Quý… năm 20…/ Năm 20…)

Thời điểm ngừng máy Công tác Công suất Sản lượng
Thời gian
Nội dung công thiếu hụt thiếu hụt do
STT Tên đơn vị Tên thiết bị Bắt đầu Khôi phục ngừng,giảm công
tác Có kế Đột do công công tác (tr.
suất (phút)
hoạch xuất tác (MW) kWh)
Ngày Giờ Ngày Giờ

TỔNG CỘNG

NGƯỜI LẬP BÁO CÁO GIÁM ĐỐC/TỔNG GIÁM ĐỐC


125

PHỤ LỤC 2. Các hướng dẫn trong công tác quản lý dầu đốt
và dầu mỡ
Phụ lục 2.1. CÁC BẢNG HIỆU CHỈNH ĐO ĐẠC TÍNH TOÁN

Tiêu chuẩn ASTM-D, 1250/API, 2540/IP-200, trong buôn bán quốc tế cho phép
tính toán dầu đốt và dầu mỡ thông qua các bảng tính toán sẵn theo các hệ đo lường
sau đây:
Hệ Mỹ, gồm các đơn vị đo sau:
- Chiều dài (Inches, foot…)
- Nhiệt độ, OF (Fahrenheit)
- Tỷ trọng (API, Gravity )
- Dung tích (US Barrels, US Gallons)
- Trọng lượng (Long ton, Pound)
Hệ Anh, gồm các đơn vị đo sau đây:
- Chiều dài (Inch, foot…)
- Nhiệt độ, OF (Fahrenheit)
- Tỷ trọng (Specific, Gravity 60/60 OF - Fahrenheit), hoặc còn được gọi là
Relative. Density 60/60 OF
- Dung tích (Barrels, Im. Gallons)
- Trọng lượng (Short ton, Pound)
Hệ Mét (Metric system), gồm các đơn vị đo sau đây:
- Thể tích (lít, m3).
- Nhiệt độ (oC, Centigrade)
- Tỷ trọng – Density ở nhiệt độ 15 oC (kg/lít, kg/m3)
- Chiều dài (mét)
- Trọng lượng (tấn, kg).
Tất cả các hệ nói trên khi tính toán dung tích dầu đốt/ dầu mỡ đều phải quy về
nhiệt độ chuẩn 60 oF đối với hệ Anh - Mỹ và 15 oC đối với hệ Mét).
126

Phụ lục 2.2. MẪU THỬ VÀ PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU


1. Mẫu thử và phương pháp lấy mẫu (TCVN 6777:2007 ASTM D 4057-06)
Định nghĩa: Mẫu thử là một lượng dầu đốt và dầu mỡ xác định được rút ra từ một lô
hàng (đang chứa trong hầm tàu, bể chứa hoặc đang bơm chuyển trên đường ống) nhằm
mục đích xác định chất lượng của lô hàng đó theo đúng tiêu chuẩn và phương pháp thử
thích hợp.
Mẫu thử gồm nhiều loại, nhưng trong quy định này chỉ xem xét đến một số mẫu thử
sau đây phù hợp với TCVN 6777:2007 ASTM D 4057-06:
a) Mẫu cá biệt (Uniform sample): Là mẫu được lấy ra từ một lô hàng và tại một
vị trí xác định:a1. Đối với bể trụ đứng, mẫu cá biệt bao gồm mẫu trên (MT), mẫu
giữa (MG) và mẫu đáy (MĐ).
a2. Đối với bể trụ nằm ngang, mẫu cá biệt bao gồm các mẫu được rút ra ở các
mức chứa tương đương với % chiều cao tính theo đường kính và cũng được phân
ra làm 3 nhóm: mẫu nhóm trên, mẫu nhóm giữa và mẫu nhóm đáy.
a3. Đối với tuyến ống, mẫu cá biệt bao gồm các mẫu được rút ra ở mức 10%,
20%, 50%, 80% tổng khối lượng dầu đốt và dầu mỡ bơm chuyển.
b) Mẫu đại diện (Representative sample): Là một phần nhỏ được lấy ra từ một khối
lượng lớn của dầu đốt và dầu mỡ đang chứa trong hầm tầu, bể chứa, toa xe sitéc,
wagon.... với độ chính xác tương đương hoặc cao hơn yêu cầu của phương pháp thử và
điều kiện của phòng thí nghiệm.
c) Mẫu lưu (official sample): Là mẫu lấy ra trong quá trình giao nhận, được niêm
phong, kẹp chì, lưu giữ và dùng để kiểm nghiệm trọng tài trong phòng thí nghiệm khi
phải xử lý các vụ tranh chấp về chất lượng hàng hoá.
d) Mẫu toàn phần (All level sample): Là mẫu được lấy ra khỏi hầm tầu, bể chứa......
bằng cách thả chai lấy mẫu có nút giật xuống đến một địa điểm cần thiết, xác định trong
hầm tầu, bể chứa rồi mở nút ra và kéo lên với một tốc độ đều sao cho khi chai lấy mẫu
lên khỏi mặt thoáng thì lượng mẫu chứa được ¾ trong chai mẫu. Mẫu toàn phần không
nhất thiết phải mẫu đại diện.
e) Mẫu thông thường (mẫu chạy đều – Running sample): Là mẫu được lấy ra khỏi
hầm tầu, bể chứa tương tự như mẫu toàn phần nhưng với chai lấy mẫu không có nút.
Mẫu thông thường không nhất thiết phải mẫu đại diện.
f) Mẫu đặc biệt (Spot sample): Là mẫu được lấy ra tại các vị trí đặc biệt của bể chứa
hoặc một thời điểm đặc biệt trên tuyến ống trong quá trình bơm chuyển dầu đốt và dầu
mỡ.
g) Mẫu bình quân (Mẫu hợp phần – Composite sample): Là mẫu được hợp phần bởi
các mẫu cá biệt, cụ thể như sau:
g1. Mẫu bình quân đối với bể trụ đứng: Là mẫu hợp phần từ 3 mẫu cá biệt theo tỉ lệ:
1 mẫu trên + 2 mẫu giữa + 1 mẫu dưới, trong đó:
- Mẫu trên được lấy ra tại điểm giữa của 1/3 mức chứa phía trên bể
- Mẫu giữa được lấy ra tại điểm giữa của 1/3 mức chứa trên bể.
- Mẫu dưới được lấy ra tại điểm giữa của 1/3 mức chứa dưới bể hoặc lấy tại điểm
cách mép trên trên van cửa ống xả khoảng 100mm (hoặc cách mặt dầu mở ở đáy khoảng
200mm đối với bể không có van cửa xả).
127

g2. Mẫu bình quân đối với bể trụ nằm ngang: Bao gồm các phần bằng nhau của 3
mẫu cá biệt: Trên + Giữa + Đáy, trong đó các mẫu trên- giữa – dưới được lấy ra ở các
mức và trộn đều theo tỷ lệ quy định trong bảng sau:

Mức chứa Điểm lấy mẫu, % chiều Tỷ lệ hợp thành mẫu


dầu (%) đường cao đường kính bể từ bình/quân, số mẫu
kính đáy lên
MT MG MĐ MT MG MĐ
100 80 50 20 3 4 3
90 75 50 20 3 4 3
80 70 50 20 2 5 4
70 50 20 6 5
60 40 20 5 6
50 20 4 10
40 20 10
30 15 10
20 10 10
10 5 10

g3. Mẫu bình quân đối với các phương tiện tồn chứa phức tạp như hầm tàu, xà lan:
Là hợp phần của các mẫu thông thường (mẫu Running) được lấy ra ở tất cả các hầm
chứa dầu đốt và dầu mỡ cùng loại và hợp phần theo tỷ lệ dung tích dầu đốt và dầu mỡ
thực chứa tại các hầm đó.
2. Dụng cụ lấy mẫu:
Tùy theo loại mẫu cần lấy để sử dụng các loại chai hoặc bình lấy mẫu khác nhau cho
thích hợp và theo đúng quy định của Tiêu chuẩn ASTM-4057.
128

Phụ lục 2.3. CÁC PHÉP ĐO CHÍNH


1. Đo nhiệt độ (phù hợp tiêu chuẩn ASTM – 1086)
1.1. Thiết bị, dụng cụ đo:
1.1.1. Nhiệt kế: Là dụng cụ để đo nhiệt độ dầu đốt và dầu mỡ. Hiện nay có rất nhiều
loại nhiệt kế khác nhau phù hợp với tiêu chuẩn ASTM/QPI/IP, đặc biệt là loại nhiệt kế
tự động. Tiêu chuẩn này quy định cho phép sử dụng tất cả các loại nhiệt kế tiêu chuẩn
dùng để đo dầu đốt và dầu mỡ trong hầm tàu, xà lan, Sitéc, wagon và bể chứa đảm bảo
có độ saisố sau đây:
- Đo trọng tài, sai số tối đa cho phép là 0,2 oC
- Thang đo có chỉ thị tối thiểu là 0,2 oC
- Đo tính toán giao nhận thông thường:
+ Sai số tối đa cho phép là 0,5 oC
+ Thang đo có chỉ thị tối thiểu là 0,5 oC
- Đối với nhiệt kế thủy ngân phải sử dụng thống nhất nhiệt kế theo tiêu chuẩn
ASTM-E.1
- Đo tính giao nhận thông thường: Cho phép sử dụng các loại nhiệt kế tiêu chuẩn:
+ ASTM – 58 oC (dải đo từ “-“34 oC đến “+” 49 oC);
+ ASTM – 59 oC (dải đo từ “-“18 oC đến “+” 82 oC);
+ ASTM – 97 oC (dải đo từ “-“18 oC đến “+” 49 oC);
+ ASTM – 98 oC (dải đo từ “+“16 oC đến “+” 82 oC);
1.1.2. Kết cấu nhiệt kế thủy ngân dùng để đo dầu đốt và dầu mỡ:
Nhiệt kế thủy ngân tiêu chuẩn cố định vào giá đỡ bằng gỗ cứng có cốc bao xung
quanh bầu nhiệt kế. Cốc bao được làm bằng kim loại màu để tránh gây ra tia lửa điện
khi va chạm..
1.2. Phương pháp đo (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM – D.1086):
- Kiểm tra ban đầu đối với nhiệt kế: Nhiệt kế đã được kiểm chuẩn. Sau một năm
sử dụng phải được kiểm tra lại, trước khi sử dụng phải được kiểm tra lại..
- Đối với bể trụ đứng và bể trụ nằm ngang có đường kính ≥ 4,5 mét: Tiến hành đo
ở 3 mức xác định tại phụ lục 2.2 (điều 1.g1). Kết quả đo là giá trị bình quân xác định
ở 3 mức, và bằng (1T + 2G + 1Đ)/4.
- Đối với bể trụ nằm ngang có đường kính ≤ 4,5 mét (Sitéc, wagon, ôtô): Chỉ cần
đo tại một điểm ở giữa của mức chứa dầu đốt và dầu mỡ.
- Đối với hầm tàu, xà lan:
+ Nếu mức chứa ≥ 4,5 mét, cho phép đo tại 2 điểm: (1G + 1Đ)/2.
+Nếu mức chứa ≤ 4,5 mét, chỉ cần đo 1 điểm ở giữa. Nhiệt độ phải được xác định
ở từng hầm hàng (để tính toán riêng biệt V/15 oC các hầm hàng).
1.3. Thời gian đo
- Đối với nhiệt kế cốc bao:
+ Dầu sáng: Phải ngâm trong dầu đốt và dầu mỡ không ít hơn 5 phút
+ Dầu đốt lò (Mazut): Không ít hơn 15 phút
+ Dầu nhờn: Không ít hơn 30 phút
129

- Đối với nhiệt kế điện tử: Chỉ đọc kết quả sau khi trên màn hình hiện rõ giá trị của
bộ chỉ thị đo đã được ổn định
1.4. Đọc và ghi kết quả
Kết quả được đọc chính xác đến nửa vạch thang chia nhỏ nhất của nhiệt kế, vì vậy
kết quả đọc được làm trong số tương ứng như sau:
- Đối với mẫu trọng tài, làm tròn đến 0,1 0C
- Đối với mẫu giao nhận thông thường, làm tròn đến 0,25 0C
2. Đo tỷ trọng (phù hợp với tiêu chuẩn ASTM-D.1298)
2.1. Thiết bị và dụng cụ: Cho phép sử dụng các tỷ trọng kế (Hydrometer) theo đúng
tiêu chuẩn ASTM-E.100 và phù hợp với điều kiện đo
- Đối với quá trình giao nhận dầu đốt và dầu mỡ trong nước: Thống nhất sử dụng
tỷ trọng kế theo Hệ Mét (đo giá trị Density).
- Kiểu loại: Để xác định mẫu trọng tài phải dùng loại 12431, Seri L50
- Đặc điểm:
+ Chiều dài phần thước đo là 33,5 cm;
+ Giá trị vạch chia là 0,0005 g/cm3;
+ Sai số dụng cụ đo là 0,0003 g/cm3;
- Để giao nhận thông thường phải dùng loại 12430, Seri M50.
- Đặc điểm:
+ Chiều dài phần thước đo là 27cm;
+ Giá trị vạch chia là 0,001 g/cm3;
+ Sai số dụng cụ đo là 0,0006 g/cm3;
Bảng phân loại dụng cụ đo:
Loại 12430 Loại 12431 Dải đo
12430/01 12431/01 0,600-0,650
02 02 0,650-0,700
03 03 0,700-0,750
04 04 0,750-0,800
05 05 0,800-0,850
06 06 0,850-0,900
07 07 0,900-0,950
08 08 0,950-1,000
09 09 1,000-1,050
10 10 1,050-1,100

2.2. Phương pháp đo: Tiến hành đo theo tiêu chuẩn ASTM-D.1298. Tóm tắt như sau:
- Mẫu thử được đưa về phòng thí nghiệm, cho vào bình đo sạch bằng thủy tinh
trong suốt theo đúng tiêu chuẩn.
- Nhiệt độ thí nghiệm: Phải đảm bảo tiến hành trong phòng thí nghiệm với điều
kiện nhiệt độ ổn định ở 150C (phù hợp với các loại mẫu thử như qui định trong tiêu
chuẩn ASTM-D.1298)
- Tiến hành đo: Thả phù kế xuống một cách nhẹ nhàng vào ống đo đã có mẫu thử.
130

Khi phù kế đã chìm xuống được khoảng 2-3 thang chia thì buông nhẹ tay (đỡ lấy
phần dưới còn lại sao cho chất lỏng không sóng sánh làm ảnh hưởng đến kết quả đo).
Khi phù kế đã ổn định mới tiến hành đọc giá trị trên thang đo và qui đổi về giá trị ở
điều kiện tiêu chuẩn 150C..
- Độ lặp lại giữa 2 lần đo phải đo cùng một người tiến hành trên cùng một mẫu thử
và cùng một phương pháp: Không nhỏ hơn 0,0006 g/cm3.
- Độ lặp giữa 2 lần đo trên cùng một mẫu thử và cùng một phương pháp tại 2 phòng
thí nghiệm khác nhau: Không nhỏ hơn 0,0015 g/cm3.
Ghi chú: Trong những trường hợp thực sự cần thiết, cho phép sử dụng tỷ trọng kế
d20/4 (Tỷ trọng kế theo tiêu chuẩn Liên Xô trước đây) để xác định tỷ trọng Density,
khi đó Density được đo ở nhiệt độ thực tế t0C = 0,99973 x d t/4. Sử dụng bảng 53
(ASTM) để chuyển đổi về Density ở 150C.
3. Đo chiều cao mức chứa dầu đốt và dầu mỡ
3.1. Thiết bị dụng cụ:
- Thước đo: Dùng thước đo chuyên dùng (có quả dọi) theo đúng tiêu chuẩn bằng
thép mỏng, có chiều dài thích hợp, có vạch chia đến mm và được kiểm định Nhà nước
về đo lường. Sai số cho phép của thước đo: ±0,1%
- Các loại thước đo khác như thước đo bằng siêu âm, thước đo điện tử… cũng được
phép sử dụng với điều kiện phải là thước đo chuyên dùng, có sai số tương đương và
được kiểm định Nhà nước.
- Thuốc thử nước: Dạng kem mịn, chỉ thị màu rõ ràng, vạch cắt chính xác đạt yêu
cầu Kỹ thuật đo lường.
- Thuốc cắt dầu đốt và dầu mỡ: Dạng kem mịn, chỉ thị rõ ràng, vạch cắt chính xác
đạt yêu cầu Kỹ thuật đo lường.
- Giẻ lau sạch, găng tay thích hợp…
3.2. Chuẩn bị trước khi đo
- Kiểm tra tên, số hiệu của bể chứa
- Kiểm tra tình trạng công nghệ (van nối vào bể, độ kín…)
- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ đo, số đo bể và bút viết…
3.3. Tiến hành đo:
- Mở nắp lỗ của bể cần đo (Lưu ý phải đứng trước chiều gió).
- Thả thước và quả dọi vào bể cần đo theo đúng vị trí đo (đúng rãnh kim loại màu,
nhằm đề phòng cháy nổ)
- Kiểm tra chiều cao của tổng lỗ đo.
- Đối với dầu đốt và dầu mỡ để bay hơi: Đo sơ bộ để kiểm tra chiều cao mức dầu
đốt và dầu mỡ đang chứa, sau đó lau sạch thước đo trong khoảng cần đo, bôi một lớp
mỏng thuốc cắt dầu đốt và dầu mỡ và thuốc thử nước, thả từ từ thước đo xuống bể
chứa. Khi thước đo cách đáy bể một khoảng 200 mm – 250mm thì dừng lại, chờ giây
lát cho mặt dầu đốt và dầu mỡ ổn định rồi mới tiếp tục thả thước xuống một cách nhẹ
nhàng cho đến khi thước chạm đáy (chú ý kiểm tra chiều cao tổng lỗ đo và thước đo).
Chờ vài giây để cho các loại thuốc thử kịp tác dụng, sau đó kéo nhanh thước lên để
đọc kết quả (đọc số lẻ trước, số chẵn sau).
- Đo 3 lần cho 1 bể chứa. Sai lệch giữa các lần đo không được vượt quá ± 2mm
131

(đối với các bể chứa cố định) và không vượt quá ± 3mm (đối với bể chứa không cố
định như hầm tàu, xà lan…). Kết quả đo là giá trị trung bình của 3 lần đo.
- Xác định nước tự do: ở phần đáy của bể chứa có thể có nước tự do, các loại huyền
phù. Hoặc là nhũ (nước trong dầu). Vì vậy cần xác định rõ mặt phân cách của thuốc
thử. Mặt phân cách phải rõ nét, dứt khoát. Nếu trên bề mặt thuốc thử lấm tấm đổi màu
thì đó là hiện tượng nhũ, cần để dầu đốt và dầu mỡ thật ổn định mới tiếp tục đo.
- Xác định nước tự do trong các loại dầu đốt và dầu mỡ có độ nhớt cao: Khi đo,
thước đo và quả dọi phải đảm bảo ở vị trí hoàn toàn thẳng đứng. Dùng dầu có độ nhớt
nhẹ bôi một lớp mỏng phủ lên bề mặt thuốc thử nước sau đó mới tiến hành đo. Cần
đảm bảo có đủ thời gian cần thiết cho thuốc thử kịp phản ứng đổi màu. Sau khi kéo
thước lên dùng dung môi thích hợp để rửa sạch lớp sản phẩm cần đo phía ngoài, sau
đó đọc phần cắt của thuốc thử để xác định nước.
132

Phụ lục 2.4. ĐO TÍNH XÁC ĐỊNH THỂ TÍCH DẦU ĐỐT VÀ DẦU MỠ
THEO TIÊU CHUẨN ASTM/API/IP
1. Trình tự đo tính chung:
1.1 Đo tính xác định thể tích:
- Bước 1: Đo chiều cao chung (dầu đốt và dầu mỡ + nước), kiểm tra barem để xác
định thể tích chung đo được (V chung).
- Bước 2: Đo chiều cao nước, tra barem để xác định thể tích nước tự do (V nước).
- Bước 3: Thể tích thực tế của dầu đốt và dầu mỡ: Vdầu đốt và dầu mỡ = V chung –
V nước.
1.2. Đo tính xác định tỷ trọng (Density ở 15oC; API.Gravity at 60oF SP. Gravity
60/60oF) trong điều kiện phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM-D.1298 (D.287), tra
bảng 54B/6B/24B để tìm hệ số hiệu chỉnh thể tích dầu đốt và dầu mỡ về 15oC (Hệ số
VCF).
1.3. Quy đổi thể tích dầu đốt và dầu mỡ đo được về điều kiện nhiệt độ chuẩn
(15oC/60oF): V/15oC= Vdmtt x VCF (lít…).
Giá trị tỷ trọng (xác định ở điều kiện tiêu chuẩn theo điểm 1.2) là giá trị trong chân
không, vì vậy để tính đổi V/15oC về đơn vị khối lượng Kg, tấn, chúng ta phải hiệu
chỉnh tỷ trọng về điều kiện không khí bằng cách tra bảng 56/13/37 để tìm hệ số WCF.
Khối lượng dầu đốt và dầu mỡ được tính như sau: g,kg = V/15 oC x WCF.
2. Ví dụ đo đạc tính toán:
2.1. Theo hệ mét (Metric System)
+ Thể tích thực của dầu đốt và dầu mỡ đo được ở nhiệt độ 30 oC: Vdmtt/30oC =
100.000 lít.
+ Tỷ trọng đo được ở nhiệt độ 15 oC: (Density at 15 oC) = 0,8252 kg/lít
+ Hệ số hiệu chỉnh (bằng 54B) VCF: 0,9869.
+ Thể tích quy về điều kiện chuẩn: V/15 oC = 100.000 x 0,9869 = 98.690 lít
+ Hệ số hiệu chỉnh khối lượng (bảng 56): WCF = 0,8241
+ Khối lượng dầu đốt và dầu mỡ tính bằng Kg, là: 98.690 lít x 0,8241 = 81.330 Kg.
2.2. Theo hệ đo Mỹ (America System):
+ Thể tích thực tế đo được ở 86 oF: Vdmtt/86 oF = 628.980 US.Barrels.
+ Tỷ trọng (Mỹ) đo được ở điều kiện chuẩn (API. Gravity at 60 oF) = 39,89
+ Hệ số VCF (Bảng 6B) = 0,9873 – Hệ số WCF (bảng 13) = 813,25.
+ Thể tích ở nhiệt độ chuẩn: V/60 oF = 628.980 x 0,9873 = 620.992 US. Barrels
+ Khối lượng dầu đốt và dầu mỡ + 620.992 x 813,25 = 505.022 tấn.
2.3. Theo hệ đo Anh: Tương tự, trong đó VCF tra bảng 24B; WCF tra bảng 37.
3. Các phương pháp tra bảng ASTM:
Căn cứ tài liệu “Các bảng hiệu chỉnh, đo tính xăng dầu và khí Gas hóa lỏng theo tiêu
chuẩn TCVN 6065-1995/ASTM.D1250/API.2540/IP.200”.
133

Phụ lục 2.5. HƯỚNG DẪN GIAO NHẬN DẦU ĐỐT


CHO TÀU, XÀ LAN TẠI BỂ CHỨA

1. Hướng dẫn này áp dụng cho tàu, xà lan chuyên chở dầu đốt khi nhận tại bể chứa
trên kho.
2. Điều kiện tiếp nhận: Ở đầu giao và đầu nhận đều có khu bể chứa bể giao nhận
phải có khả năng biệt lập được và rõ ràng về công nghệ, có Barem dung tích đạt sai số
cho phép và ổn định, được các cơ quan đo lường kiểm tra đúng định kỳ.
3. Số liệu đo đạc tính tại bể (trên kho) là số liệu pháp lý để hạch toán.
4. Quy trình giao nhận như sau :
a- Tiến hành chuẩn bị: Cân bằng mực nước, chuẩn bị dụng cụ và phương tiện lấy
mẫu theo đúng quy định.
b- Tiến hành đo đạc tính toán: Đo sơ bộ tại hầm tàu, xà lan (do bên phương tiện tự
tiến hành) để biết lượng hàng thực tế có trên phương tiện vận tải.
c- Đo tính chính xác số liệu tồn đầu và tồn cuối của kho chứa để xác định lượng
hàng thực nhận hoặc thực giao (Đo tính theo tiêu chuẩn ASTM/AP/IP…).
d- Thành phần giám định gồm có:
+ Bên phương tiện Vận tải 01 người, Người bán: 01 người
+ Bên mua: 03 người (thuộc các bộ phận: Kỹ thuật, Vật tư và Kho hàng)
e- Trình tự tiến hành:
Tổ giám định cùng nhau xem xét hệ thống công nghệ, tổ chức niêm phong kẹp chì
những vị trí cần thiết. Chủ kho hàng phải xuất trình Barem dung tích hợp pháp và hướng
dẫn công nghệ kho nhập (trên thực tế và sơ đồ) cho bên chủ phương tiện biết một cách
rõ ràng, chi tiết.
Tiến hành xác định hàng tồn trên bể nước và sau khi giao nhận (dầu đốt và nước).
Thống nhất phương án bơm và áp lực đẩy.
Trong quá trình bơm chuyển, chủ kho hàng và các công ty bán dầu đốt không được
phép tùy tiện xuống kiểm tra phương tiện (trừ tổ hóa nghiệm xuống lấy mẫu).
Phía phương tiện vận tải phải chủ động bơm hàng và có trách nhiệm thông báo
kịp thời mọi thông tin cần thiết cho phía tiếp nhận để đảm bảo an toàn về mọi mặt.
Hao hụt thừa thiếu hạch toán theo quy định trong định mức của nhà nước ban
hành.
134

PHỤ LỤC 3. Hướng dẫn nghiệm thu và bảo hành sửa chữa
lớn tài sản cố định
Nghiệm thu và bảo hành thiết bị sau SCL là một nhiệm vụ quan trọng của Đơn
vị quản lý, nhằm hoàn thành đầy đủ khối lượng và chất lượng các Danh mục SCL đã
được phê duyệt, mục đích cuối cùng là bảo đảm cho thiết bị, công trình làm việc ổn
định, an toàn và kinh tế cho đến kỳ SCL tiếp theo. Các nội dung phụ lục này nhằm
hướng dẫn cụ thể Điều 87 của Quy định này.
PHẦN 1. TỔ CHỨC NGHIỆM THU

1.1. Quy định tổ chức Hội đồng nghiệm thu


Tùy theo mức độ kỹ thuật phức tạp và theo phân cấp trong công tác quản lý bảo
dưỡng sửa chữa, tổ chức nghiệm thu theo các cấp như sau:
a) Đối với các Danh mục SCL do Đơn vị phê duyệt dự toán thực hiện thì Đơn
vị tự tổ chức nghiệm thu, bảo hành đúng theo các quy định trong Hướng dẫn
này.
b) Đối với các Danh mục SCL do Tập đoàn và các Công ty TNHH MTV cấp II
phê duyệt dự toán, HĐNT cấp cơ sở vẫn là người chịu mọi trách nhiệm về tổ
chức thực hiện, xét duyệt các bước nghiệm thu, song phải tuân theo chỉ đạo
của HĐNT cấp trên, trình kết quả nghiệm thu và HSNT lên HĐNT cấp trên
phê duyệt.
c) Tuỳ theo tính phức tạp của Danh mục SCL (gồm nhiều thiết bị lẻ, có nhiều
hạng mục thuộc nhiều lĩnh vực công nghệ khác nhau) thì Chủ tịch HĐNT cấp
cơ sở có thể đề xuất thành lập các Tiểu ban nghiệm thu để giúp việc HĐNT
cấp cơ sở.
d) Trong một số trường hợp đặc biệt công tác SCL có liên quan đến thay đổi
công nghệ, an toàn, môi trường thì Tập đoàn hoặc các Công ty TNHH MTV
cấp II sẽ quyết định thành lập HĐNT cấp trên và hoạt động theo các quy định
cụ thể dưới đây.
1.2. Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở
1.2.1. Nhiệm vụ
HĐNT cấp cơ sở chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, Giám đốc Đơn vị tổ
chức việc nghiệm thu, bảo hành các Danh mục SCL theo đúng Hướng dẫn này. Đối với
các Danh mục SCL do Đơn vị thực hiện thì Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở phê duyệt HSNT
và báo cáo Tổng Giám đốc, Giám đốc Đơn vị. Đối với các Danh mục SCL do HĐNT
cấp trên chủ trì nghiệm thu thì HĐNT cấp cơ sở tổ chức thực hiện, thẩm tra HSNT trước
khi trình lên HĐNT cấp trên phê duyệt.
1.2.2. Thành phần
a) Chủ tịch của HĐNT cấp cơ sở: là Phó Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc của
Đơn vị được giao nhiệm vụ trong quyết định thành lập. Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở chịu
trách nhiệm điều hành hoạt động của HĐNT cấp cơ sở thực hiện chức năng và nhiệm
vụ của mình;
b) Ủy viên thường trực: là Trưởng phòng chức năng của Đơn vị được giao nhiệm
vụ trong quyết định thành lập. Ủy viên thường trực có nhiệm vụ giúp Chủ tịch HĐNT
135

cấp cơ sở lập lịch nghiệm thu, tập hợp tài liệu nghiệm thu, chuẩn bị nội dung cho các
cuộc họp của HĐNT cấp cơ sở;
c) Ủy viên đương nhiên: là đại diện bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị, công
trình được SCL, đại diện có thẩm quyền của các Đơn vị: sửa chữa, thí nghiệm, giám sát
và thiết kế (nếu có). Đại diện bộ phận trực tiếp vận hành thiết bị, công trình được SCL
có trách nhiệm phát hiện, kiến nghị khắc phục những sai sót của quá trình sửa chữa và
tạo điều kiện thử nghiệm thiết bị phục vụ nghiệm thu. Đại diện Đơn vị sửa chữa có trách
nhiệm báo cáo quá trình sửa chữa trước HĐNT cấp cơ sở và thực hiện các biện pháp,
yêu cầu, quyết định của HĐNT cấp cơ sở;
d) Các ủy viên khác: là đại diện các phòng, ban, phân xưởng liên quan và các
trưởng tiểu ban nghiệm thu cơ sở (nếu có);
e) Nếu thấy cần thiết, Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở có thể mời thêm một số chuyên
gia có kinh nghiệm trong hoặc ngoài Đơn vị tham gia nghiệm thu.
1.2.3. Nguyên tắc làm việc
a) HĐNT cấp cơ sở làm việc theo lịch do Chủ tịch HĐNT quyết định trên cơ sở
tiến độ SCL;
b) Trong trường hợp nghiệm thu 1 cấp (không có HĐNT cấp trên), HĐNT cấp
cơ sở trực tiếp xem xét các tài liệu sửa chữa, nghiệm thu và quyết định nghiệm thu hay
từ chối nghiệm thu, yêu cầu hoàn thành khối lượng hoặc khắc phục các sai sót, tồn tại.
Quyết định nghiệm thu hoặc từ chối nghiệm thu phải được thể hiện bằng biên bản cuộc
họp do Chủ tịch HĐNT kết luận, trong đó nêu rõ các tiêu chuẩn kỹ thuật và lý do chấp
nhận hay từ chối nghiệm thu, ý kiến đồng ý hay có bảo lưu của các uỷ viên dự họp;
c) Trong trường hợp nghiệm thu 2 cấp (có HĐNT cấp trên), HĐNT cấp cơ sở
điều hành hoạt động nghiệm thu tại Đơn vị, phê duyệt các kết quả nghiệm thu thiết bị
lẻ, cụm thiết bị và trực tiếp nghiệm thu toàn bộ hệ thống, công trình, chuẩn bị đầy đủ tài
liệu trong HSNT trình HĐNT cấp trên thẩm định, phê duyệt. HĐNT cấp cơ sở chịu trách
nhiệm trước HĐNT cấp trên về tính trung thực, đúng đắn của HSNT đệ trình và phải
thực hiện tất cả các ý kiến của HĐNT cấp trên;
d) Các thành viên của HĐNT cấp cơ sở có trách nhiệm báo cáo trước HĐNT
cấp cơ sở và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐNT về các vấn đề thuộc lĩnh vực được
giao, có quyền và có trách nhiệm phát biểu trung thực, thẳng thắn, đúng đắn các ý kiến
của mình trong các cuộc họp của HĐNT cấp cơ sở, nếu thấy cần thiết có quyền đề xuất
các kiến nghị lên các cấp lãnh đạo hoặc HĐNT cấp trên, hoặc bảo lưu ý kiến. Khi có
yêu cầu của HĐNT cấp trên, các thành viên của HĐNT cấp cơ sở có trách nhiệm phát
biểu, báo cáo, giải trình trước HĐNT cấp trên về các vấn đề được yêu cầu;
e) Sau khi HĐNT cấp cơ sở đã thảo luận, phân tích, nêu chính kiến một cách
dân chủ, Chủ tịch HĐNT phải cân nhắc, thận trọng để có kết luận rõ ràng: nghiệm thu
hay không nghiệm thu, chỉ rõ các lý do và các tồn tại, chịu trách nhiệm về quyết định
của mình. Các thành viên của HĐNT, các Đơn vị quản lý vận hành và thực hiện SCL
phải chấp hành quyết định của Chủ tịch HĐNT.

1.3. Tiểu ban nghiệm thu


1.3.1. Nhiệm vụ
136

Tiểu ban nghiệm thu bao gồm các chuyên viên có chuyên môn, nghiệp vụ
chuyên ngành, được Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở đề xuất Tổng giám đốc, Giám đốc Đơn
vị ra quyết định thành lập để giúp HĐNT cấp cơ sở nghiệm thu các thiết bị lẻ, các cụm
thiết bị theo chuyên ngành.
1.3.2. Thành phần
a) Trưởng TBNT: là đại diện Đơn vị quản lý vận hành thiết bị, công trình được
SCL;
b) Các thành viên: là đại diện các phòng chuyên môn liên quan của Đơn vị, đại
diện các Đơn vị thực hiện SCL và giám sát (nếu có).
1.3.3. Thành lập và giải thể
a) Tùy theo tính chất phức tạp của hạng mục công trình, Chủ tịch HĐNT cấp cơ
sở đề xuất số lượng TBNT cần thành lập;
b) Các TBNT do Tổng Giám đốc, Giám đốc quyết định theo đề xuất của Chủ
tịch HĐNT cấp cơ sở. Các TBNT hoạt động ngay khi các công việc SCL được bắt đầu
và tự giải thể cùng với HĐNT cấp cơ sở khi Chủ tịch HĐNT ký văn bản đưa thiết bị vào
vận hành thương mại chính thức.
1.3.4. Nguyên tắc làm việc
a) Trên cơ sở lĩnh vực nghiệm thu được phân công, tiến độ sửa chữa, lịch của
HĐNT, trưởng TBNT chủ động lập lịch hoạt động của TBNT;
b) TBNT trực tiếp tiến hành các công việc nghiệm thu các thiết bị lẻ, các cụm
thiết bị, công trình trong lĩnh vực được phân công, sau đó trình biên bản và các tài liệu
nghiệm thu cho Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở xem xét, phê duyệt;
c) Khi nghiệm thu một thiết bị, cụm thiết bị hoặc công trình, các thành viên của
TBNT có quyền và có trách nhiệm thảo luận, phân tích, nêu chính kiến để trưởng TBNT
xem xét, trình lên HĐNT cấp cơ sở để quyết định có nghiệm thu hay không. Các thành
viên cũng có quyền bảo lưu ý kiến và báo cáo với Chủ tịch HĐNT song vẫn phải chấp
hành quyết định cuối cùng của Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở.
1.4. Hội đồng nghiệm thu cấp trên
1.4.1. Nhiệm vụ
a) HĐNT cấp trên được thành lập để kiểm tra, thẩm định và phê duyệt HSNT,
kết quả nghiệm thu của HĐNT cấp cơ sở đối với các danh mục SCL do Tập đoàn và các
Công ty TNHH MTV cấp II phê duyệt dự toán và một số trường hợp đặc biệt;
b) HĐNT cấp trên có thể uỷ quyền bằng văn bản cho Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở
tự thực hiện việc kiểm tra, thẩm tra các HSNT, kết quả nghiệm thu, trình HĐNT cấp
trên phê duyệt.
1.4.2. Thành phần
a) Chủ tịch HĐNT: là Phó Tổng Giám đốc của Tập đoàn, Công ty TNHH MTV
cấp II do Tổng Giám đốc phân công;
b) Ủy viên thường trực là:
+ Lãnh đạo Ban Kỹ thuật sản xuất của Tập đoàn, Công ty TNHH MTV
cấp II;
+ Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở;
137

c) Các ủy viên khác là:


+ Các chuyên viên của các Ban Kỹ thuật và nghiệp vụ có liên quan đến
Danh mục SCL được nghiệm thu (trong đó phải có chuyên viên liên quan đến các công
tác kế hoạch, dự toán, tài chính, an toàn và khi cần thiết phải có thêm các chuyên viên
pháp chế, kiểm toán để giúp HĐNT kiểm tra các mặt pháp lý);
+ Khi thấy cần thiết, Chủ tịch HĐNT cấp trên có thể mời thêm các chuyên
gia ngoài EVN tham gia HĐNT.
1.4.3. Thành lập và hoạt động
a) HĐNT cấp trên do Tổng Giám đốc Tập đoàn hoặc Công ty TNHH MTV cấp II
quyết định thành lập. HĐNT cấp trên hoạt động ngay khi các công việc SCL được bắt
đầu và tự giải thể khi Chủ tịch HĐNT cấp trên ký văn bản đưa thiết bị vào vận hành
thương mại chính thức;
b) Chủ tịch HĐNT cấp trên phân công nhiệm vụ cho các ủy viên;
c) Ủy viên thường trực có nhiệm vụ giúp Chủ tịch HĐNT cấp trên lập lịch làm
việc của HĐNT, tập hợp tài liệu, chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp của HĐNT cấp
trên.
1.5. Kinh phí nghiệm thu
a) Khi lập dự toán cho danh mục SCL Đơn vị phải lập dự toán chi tiết cho các
công việc nghiệm thu. Chi phí nghiệm thu thực hiện theo các Quy chế quản lý nội bộ
của EVN;
b) Chi phí nghiệm thu được chi trả cho các công việc sau đây:
+ Nhân công thực hiện việc theo dõi, giám sát, thực hiện nghiệm thu và
phục vụ nghiệm thu, chạy thử thiết bị;
+ Chi phí cho hoạt động của các HĐNT các cấp;
+ Trả công cho các chuyên gia được mời tham gia các HĐNT;
c) Việc chi tiêu kinh phí nghiệm thu do Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở đề nghị, Tổng
Giám đốc, Giám đốc Đơn vị phê duyệt. Giá trị chi phí nghiệm thu phải nằm trong dự
toán đã được duyệt, phải đúng nội dung và tuân thủ các Quy chế quản lý nội bộ của
EVN.
138

PHẦN 2. THỰC HIỆN NGHIỆM THU

2.1. Nội dung nghiệm thu


Nội dung cơ bản của công tác nghiệm thu là xác định sự hoàn thành hết các khối
lượng yêu cầu thực hiện trong dự toán, các khối lượng phát sinh và xác định chất lượng
của các công việc đó. Do đó công tác nghiệm thu có thể chia ra hai công việc: (1) Nghiệm
thu, đánh giá khối lượng công việc hoàn thành; (2) Nghiệm thu, đánh giá chất lượng,
tiến độ công việc hoàn thành, xác định trách nhiệm của các Đơn vị, cá nhân thực hiện
bảo dưỡng, sửa chữa kể cả trách nhiệm bảo hành.

2.2. Nghiệm thu khối lượng


a) Cơ sở để nghiệm thu nội dung và khối lượng công việc của Danh mục SCL
là các nội dung, khối lượng công việc được mô tả trong Phương án kỹ thuật, Dự toán đã
được phê duyệt. Các HĐNT có nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, kiểm tra, yêu cầu bổ sung,
hoàn thiện và xác nhận tất cả các nội dung, khối lượng quy định đã được Đơn vị sửa
chữa bảo dưỡng hoàn thành đầy đủ. Đồng thời HĐNT cũng xác nhận các khối lượng
phát sinh được duyệt bổ sung đã được hoàn thành;
b) Để có thể kiểm tra, xác nhận, đại diện Đơn vị sửa chữa phải trình HĐNT cấp
cơ sở: Bảng kê nội dung, khối lượng công việc phải làm trích từ dự toán được duyệt và
tự kê khai đối chiếu, báo cáo các nội dung khối lượng đã được thực hiện một cách rõ
ràng, tỉ mỉ. Đối với các nội dung, khối lượng công việc thực tế đã không thể thực hiện
được thì phải nêu rõ lý do. Đối với nội dung, khối lượng phát sinh thì giải trình cụ thể
kèm theo các văn bản của Đơn vị phê duyệt dự toán cho phép thực hiện và các chứng từ
đã thực hiện xong. Trong trường hợp chậm tiến độ so với quy định (theo kế hoạch hoặc
hợp đồng) thì phải nêu rõ lý do;
c) Các HĐNT cấp cơ sở chỉ ký Biên bản nghiệm thu khối lượng cho từng hạng
mục trong Danh mục SCL khi:
+ Nội dung, khối lượng công việc đã thực hiện đầy đủ theo đúng liệt kê
trong dự toán, phương án kỹ thuật được duyệt và các quy trình công nghệ hiện hành;
+ Những công việc không thực hiện được phải có lý do khách quan;
+ Những công việc phát sinh hợp lý và hợp pháp đã được duyệt;
d) Những lý do sau đây được coi là khách quan cho những khối lượng công việc
không được thực hiện:
+ Văn bản của cấp trên cho phép hoặc yêu cầu hoãn hoặc không làm công
việc đó nữa;
+ Vật tư, phụ tùng, thiết bị thay thế không về kịp theo đúng hợp đồng do lỗi
của Nhà cung cấp;
+ Do thiên tai, thời tiết và những lí do bất khả kháng ngoài khả năng kiểm
soát và trách nhiệm của Đơn vị sửa chữa;
e) Mọi lý do chủ quan đều không được HĐNT chấp nhận và Đơn vị sửa chữa
bắt buộc phải nhanh chóng thực hiện hết khối lượng công việc.
f) Đối với những công việc chưa được thực hiện nhưng có lý do khách quan,
Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở báo cáo Tổng Giám đốc, Giám đốc Đơn vị để trình Tập đoàn
hoặc Công ty TNHH MTV cấp II phương án xử lý;
g) Trong quá trình nghiệm thu HĐNT các cấp có quyền đề xuất, bổ sung thêm
những nội dung công việc để tăng cường mức độ an toàn, kinh tế, thẩm mỹ của thiết bị
139

hoặc cải thiện môi trường, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. Những nội dung bổ
sung này phải được phê duyệt, nếu cần thiết phải được bổ sung dự toán và thời gian để
thực hiện.

2.3. Nghiệm thu chất lượng


Cơ sở để nghiệm thu chất lượng các công việc của Danh mục SCL là các biên
bản hoàn công (kiểm tra, thí nghiệm, chế tạo, căn chỉnh, lắp ráp...), các biên bản xác
nhận các thông số kỹ thuật đạt được trong sửa chữa, lắp ráp cũng như các thông số vận
hành, độ tin cậy sau khi SCL. Các HĐNT có nhiệm vụ đối chiếu, so sánh, kiểm tra, yêu
cầu bổ sung, hoàn thiện và xác nhận tất cả các thông số kể trên đạt được các yêu cầu về
tiêu chuẩn chất lượng, quy trình, quy định hiện hành, bảo đảm thiết bị làm việc lâu dài
an toàn, tin cậy và kinh tế. Để ký được Biên bản nghiệm thu chất lượng HĐNT các cấp
phải tiến hành công việc theo các bước sau đây:
2.3.1. Kiểm tra các biên bản hoàn công
Các biên bản hoàn công bao gồm các loại biên bản sau đây:
a) Biên bản thí nghiệm, kiểm tra chất lượng của vật tư, phụ tùng thay thế, các
chi tiết máy móc trước khi lắp ráp (đặc biệt quan tâm tới các vật tư, chi tiết quan trọng,
có độ chính xác cao, ảnh hưởng đến sự an toàn, tin cậy của thiết bị, kể cả thiết bị bảo vệ
công nghệ, dầu mỡ cách điện và bôi trơn...);
b) Biên bản kiểm tra chất lượng gia công (rà cạo, cắt tiện, đánh bóng, mác bê
tông...), chất lượng lắp ráp (dung sai, khe hở, độ găng...), hiệu chỉnh (trị số chỉnh định,
trị số bảo vệ an toàn...);
c) Đối với công trình ngầm, phải có biên bản (kèm hình ảnh, video) xác định vị
trí và tình trạng của thiết bị, các chi tiết trước khi lấp đất hoặc làm ngập nước;
d) Các biên bản khác xác định tình trạng sau từng công đoạn thi công, của từng
hạng mục công trình theo quy trình sửa chữa bảo dưỡng thiết bị hoặc theo thỏa thuận
giữa Đơn vị quản lý và Đơn vị sửa chữa ghi trong hợp đồng hoặc các biên bản làm việc;
e) Trong trường hợp cần thiết, HĐNT các cấp có quyền yêu cầu Đơn vị sửa
chữa kiểm tra, thí nghiệm và lập lại biên bản dưới sự giám sát của mình;
f) Sau khi kiểm tra, nếu có đủ biên bản theo yêu cầu và nội dung biên bản thể
hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật được thỏa mãn thì mới được chuyển sang bước sau.

2.3.2. Nghiệm thu (chạy thử) từng phần (thiết bị lẻ, cụm thiết bị, bộ phận hoặc công
đoạn công trình)
a) Kiểm tra hình thức bên ngoài thiết bị (công trình): tình trạng vệ sinh, bảo ôn,
sơn phủ...;
b) Đối với các thiết bị lẻ có điều kiện chạy thử thì phải kiểm tra, chạy thử nghiệm
từng phần trước khi đưa vào làm việc chính thức:
+ Các thiết bị quay phải cho quay để kiểm tra độ rung, độ phát nóng;
+ Các thiết bị chịu áp lực phải được nén để kiểm tra độ kín và sức chịu
đựng;
+ Các bình chứa phải kiểm tra độ kín, tránh rò rỉ môi chất...;
+ Công trình xây lắp, kiến trúc phải kiểm tra nghiệm thu từng bộ phận hay
từng công đoạn...;
c) Việc nghiệm thu (chạy thử) từng phần phải được thực hiện theo đúng phương
pháp, quy trình, quy định hiện hành hoặc phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật, đặc tính kỹ
thuật, chức năng, nhiệm vụ của thiết bị, không được làm phương hại đến độ bền và tuổi
140

thọ của thiết bị (như trị số vượt áp lực, vượt tốc độ, điện áp, cường độ dòng điện thử
nghiệm, thời gian duy trì thử nghiệm,...);
d) Trong trường hợp nhà chế tạo không có quy định về phương pháp thử nghiệm,
các cơ quan quản lý chuyên ngành không có quy định riêng thì Đơn vị phải lập quy trình
kiểm tra, chạy thử, do Tổng Giám đốc, Giám đốc Đơn vị phê duyệt để HĐNT có căn cứ
thực hiện;
e) Lịch chạy thử thiết bị lẻ, cụm thiết bị do Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở phê duyệt
và tổ chức thực hiện phù hợp với tiến độ sửa chữa. Trong quá trình thực hiện, HĐNT có
thể điều chỉnh lịch chạy thử cho phù hợp với thực tế thi công;
f) Sau khi đã được nghiệm thu về khối lượng công việc, nghiệm thu các biên
bản chất lượng nêu trên, thiết bị hoặc cụm thiết bị được coi là chạy thử nghiệm thu đạt
yêu cầu khi:
+ Đạt được các thông số kỹ thuật bằng hoặc tốt hơn quy định;
+ Hình thức bên ngoài đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ công nghiệp;
+ Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về vệ sinh, an toàn và bảo hộ lao động;
+ Hoàn chỉnh hồ sơ sửa chữa và nghiệm thu.
Trong trường hợp nghiệm thu đạt yêu cầu, HĐNT lập Biên bản nghiệm thu trình
Chủ tịch HĐNT phê chuẩn;
g) Trong trường hợp nghiệm thu không đạt yêu cầu (khối lượng không hoàn
thành, thiếu biên bản xác định chất lượng, chạy thử không đạt yêu cầu kỹ thuật ...) Đơn
vị sửa chữa phải hoàn thiện công việc theo yêu cầu của HĐNT. HĐNT sẽ ấn định thời
gian Đơn vị sửa chữa phải hoàn thành công việc để tiến hành nghiệm thu, chạy thử lại;
h) Đối với các Danh mục SCL đường dây, trạm biến áp, công trình xây dựng,
đường xá, công trình thuỷ công..., tuỳ theo đặc điểm kỹ thuật và phân đoạn công nghệ
cũng cần thực hiện nghiệm thu chi tiết từng phần, từng công đoạn một cách phù hợp,
trước khi nghiệm thu tổng hợp toàn bộ công trình.

2.3.3. Nghiệm thu (chạy thử) tổng hợp toàn bộ hệ thống, công trình
a) Sau khi hoàn thành các công việc sửa chữa và lắp đặt, nghiệm thu từng phần
thiết bị, công trình đạt yêu cầu cần phải tiến hành nghiệm thu (chạy thử) tổng hợp toàn
hệ thống thiết bị, công trình;
b) Đối với các hệ thống thiết bị, công trình phải chạy thử tổng hợp thì thời gian
chạy thử liên tục được quy định như sau:
+ Đối với các tổ máy năng lượng của các nhà máy điện: 72 giờ vận hành liên
tục ở công suất định mức hoặc theo biểu đồ huy động của Trung tâm điều độ Hệ thống
điện Quốc gia;
+ Đối với thiết bị của trạm biến áp: 72 giờ vận hành liên tục kể từ lúc đóng điện;
+ Đối với đường dây truyền tải điện: 24 giờ vận hành liên tục kể từ lúc đóng
điện;
c) Điều kiện để chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị, công trình là:
+ Toàn bộ thiết bị đã được tổ hợp, lắp ráp hoàn chỉnh;
+ Các thiết bị, cụm thiết bị đã được nghiệm thu, chạy thử từng phần đạt yêu cầu;
+ Hồ sơ nghiệm thu thiết bị lẻ đã được tổng hợp bàn giao đầy đủ;
+ Hiện trường đã được thu dọn sạch sẽ;
+ Chương trình, quy trình chạy thử tổng hợp đã được Tổng Giám đốc, Giám
đốc Đơn vị phê duyệt;
d) Trong chương trình chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị phải nêu rõ:
141

+ Trình tự chạy thiết bị có phân ra các giai đoạn, yêu cầu về thông số kỹ thuật
và thời gian cho mỗi giai đoạn, điều kiện đánh giá giai đoạn là đạt yêu cầu và cho phép
chuyển sang giai đoạn sau hoặc kết thúc;
+ Dự kiến bố trí lực lượng vận hành, thí nghiệm, hiệu chỉnh, trực sửa chữa phục
vụ chạy thử tổng hợp;
+ Yêu cầu về điều kiện vật chất phục vụ chạy thử (sổ sách ghi chép, vị trí trực,
bàn ghế, phương tiện thông tin liên lạc, dụng cụ đo ...) cũng như các biện pháp an toàn
cần thiết (rào chắn khu vực chạy thử, cứu hỏa, chống ngập, thuốc cấp cứu, quy trình xử
lý các sự cố có thể xẩy ra...);
e) Chương trình chạy thử tổng hợp phải được phổ biến kỹ càng đến từng người
tham gia chạy thử tổng hợp. Người đứng đầu các bộ phận liên quan phải ký xác nhận;
f) Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở là người chỉ huy chạy thử tổng hợp. HĐNT cấp cơ
sở (và đại diện của HĐNT cấp trên nếu có) là người giám sát các tiêu chuẩn nghiệm thu
chạy thử;
g) Hệ thống thiết bị được coi là chạy thử tổng hợp đạt yêu cầu nếu trong suốt
thời gian chạy thử tổng hợp, tất cả các thiết bị chính và phụ đều hoạt động tốt, đạt được
thông số thiết kế, hoặc các thông số kỹ thuật quy định, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh
công nghiệp, an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ. Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở
là người ký quyết định nghiệm thu chạy thử tổng hợp, bàn giao lâm quản (nếu có) thiết
bị cho Đơn vị quản lý vận hành thiết bị và cho phép thực hiện bước tiếp theo.

2.3.4. Vận hành thử thách độ tin cậy


a) Thời gian lâm quản, vận hành thử thách độ tin cậy của thiết bị sau SCL là 30
ngày. Thiết bị chỉ được bàn giao chính thức cho Đơn vị vận hành để vận hành thương
mại sau thời gian vận hành thử thách độ tin cậy thành công;
b) Ngoài quy định về thời gian, đối với một số thiết bị như tuabin khí còn có thể
quy định thêm về tỷ lệ số lần khởi động thành công trong thời gian vận hành thử thách;
c) Trong thời gian chạy thử thách độ tin cậy Đơn vị quản lý vận hành là Đơn vị
lâm quản trông coi, bảo vệ và trực tiếp điều hành việc theo dõi và vận hành thiết bị song
Đơn vị sửa chữa phải có lực lượng thường trực để nhanh chóng sửa chữa các sự cố, hư
hỏng xảy ra do lỗi của mình. Thiết bị (công trình) sẽ được khởi động và vận hành bình
thường theo lệnh của Đơn vị Điều độ hệ thống điện có quyền điều khiển. Nếu trong thời
gian này, thiết bị không bảo đảm độ tin cậy khởi động đạt 80% trở lên (8 lần thành công
trên 10 lần khởi động) hoặc phải ngừng giữa chừng để sửa chữa hư hỏng, khiếm khuyết
do lỗi của công việc bảo dưỡng, sửa chữa thì thời gian chạy thử thách sẽ được tính lại
từ đầu, kể từ thời điểm đưa thiết bị vào vận hành lại;
d) Đơn vị sửa chữa có thể bị phạt giá trị sản lượng không phát được (không
truyền tải được) do thời gian ngừng thiết bị bắt buộc để khắc phục hư hỏng và chi phí
thiệt hại khác do công việc sửa chữa kém chất lượng gây nên (mức độ phạt quy định
trong hợp đồng cụ thể);
e) Việc tiến hành các thí nghiệm xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật sau SCL
có thể được tiến hành trong thời gian chạy thử thách độ tin cậy;
f) Sau khi HSNT được phê duyệt, Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở là người chịu trách
nhiệm ký Biên bản nghiệm thu bàn giao vận hành thương mại chính thức. Sau khi ký
văn bản này Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm tiếp nhận chính thức và quản lý
vận hành thiết bị. Đơn vị sửa chữa bắt đầu thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo quy định;
142

g) HĐNT cấp cơ sở tập hợp biên chế HSNT, Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở ký trình
HSNT lên cấp trên phê duyệt (với Danh mục SCL có HĐNT cấp trên) khi đã có đầy đủ
các điều kiện sau đây:
+ Biên bản nghiệm thu nội dung và khối lượng công việc đã được phê duyệt;
+ Các biên bản chất lượng hoàn công, Biên bản nghiệm thu chạy thử từng phần
đã được phê duyệt và tập hợp đầy đủ;
+ Biên bản nghiệm thu chạy thử tổng hợp hệ thống thiết bị đã được phê duyệt;
+ Kết quả chạy thử thách độ tin cậy và các thông số kinh tế kỹ thuật đạt yêu
cầu;
+ Hồ sơ nghiệm thu đã được tập hợp và biên chế đầy đủ, rõ ràng.

PHẦN 3. HỒ SƠ NGHIỆM THU SỬA CHỮA LỚN

3.1. Nội dung và hình thức HSNT SCL


3.1.1. Nội dung HSNT SCL
HSNT SCL bao gồm tất cả các văn bản liên quan đến SCL của Danh mục SCL
đã được phê duyệt, cụ thể như sau:
+ Biên bản khảo sát và đánh giá chi tiết hiện trạng thiết bị, công trình;
+ Quyết định phê duyệt Danh mục SCL (kèm theo danh mục);
+ Quyết định phê duyệt Phương án kỹ thuật SCL (kèm theo phương án kỹ thuật);
+ Quyết định phê duyệt Dự toán SCL (kèm theo bản dự toán);
+ Quyết định thành lập HĐNT các cấp;
+ Bản kê khối lượng, nội dung các công việc trích từ Dự toán và đối chiếu đã
thực hiện hoặc không thực hiện được (ghi rõ lí do, mẫu NT-01);
+ Nội dung và khối lượng các công việc phát sinh, bổ sung được phép (kèm
theo các văn bản, quyết định của cấp có thẩm quyền, mẫu NT-02);
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc (mẫu NT-03);
+ Các biên bản hoàn công (bản vẽ hoàn công, biên bản thí nghiệm, kiểm tra, gia
công, lắp ráp, chỉnh định...);
+ Nhật ký thi công, giám sát;
+ Biên bản nghiệm thu, chạy thử từng phần (thiết bị lẻ, mẫu NT-04);
+ Biên bản nghiệm thu chạy thử tổng hợp toàn bộ hệ thống thiết bị (mẫu NT-
05);
+ Biên bản nghiệm thu bàn giao vận hành thương mại chính thức (sau vận hành
thử thách độ tin cậy, mẫu NT-06);
+ Biên bản của HĐNT các cấp;
+ Văn bản phê duyệt HSNT.
3.1.2. Hình thức của HSNT SCL
a) Các tài liệu trong HSNT SCL phải được sắp xếp theo thứ tự nêu trên. Trong
mỗi tài liệu sắp xếp theo thứ tự thời gian, phải lập mục lục, số trang để dễ dàng cho sử
dụng, tra cứu;
b) Toàn bộ tài liệu phải được đóng thành tập, có bìa cứng để bảo quản lâu dài.
Nếu tài liệu quá nhiều thì chia thành một số tập một cách hợp lý có đánh số thứ tự cho
dễ tìm. Tờ bìa phải có các nội dung sau đây: Tên Đơn vị, Tên Danh mục SCL (đúng tên
được duyệt), Mã số của Danh mục, Thời gian thực hiện, Số thứ tự của tập tài liệu (nếu
tài liệu có nhiều tập), Bản gốc hoặc bản sao. Trong phần thuyết minh phải trình bày rõ
143

các tài liệu pháp lý bao gồm Quyết định phê duyệt Danh mục, Phương án kỹ thuật, Dự
toán, Nghiệm thu bảo hành... và kèm theo bản sao các Quyết định đó trong Hồ sơ.

3.2. Lưu trữ và sử dụng hồ sơ SCL

a) Số lượng hồ sơ cho một Danh mục SCL quy định như sau:
+ Nếu nghiệm thu danh mục SCL do Đơn vị phê duyệt: 03 bộ gốc, 01 bộ sao;
+ Nếu nghiệm thu danh mục SCL do Tập đoàn, Công ty TNHH MTV cấp II phê
duyệt: 05 bộ gốc, 01 bộ sao;
b) Các bộ hồ sơ gốc được lưu giữ tại:
+ Đơn vị quản lý: 2 bộ, một bộ giao cho lưu trữ kỹ thuật (nếu có) hoặc phòng
kỹ thuật bảo quản, một bộ giao cho bộ phận Tài chính Kế toán của Đơn vị để thanh
quyết toán;
+ Đơn vị sửa chữa chính: 1 bộ;
+ HĐNT cấp trên (nếu có): 2 bộ, một bộ giao cho bộ phận kỹ thuật lưu trữ, một
bộ giao cho bộ phận Tài chính Kế toán để kiểm tra, phê duyệt quyết toán;
c) 1 bộ hồ sơ sao đầy đủ được giao cho phân xưởng vận hành hoặc bộ phận trực
tiếp quản lý, vận hành thiết bị, công trình;
d) Ngoài ra có thể trích sao hồ sơ để sử dụng cho các mục đích khác nhau, nhưng
ở tờ bìa phải ghi rõ "bản sao trích, mục đích sử dụng:...." để tránh nhầm lẫn với bản sao
đầy đủ;
e) HSNT SCL phải được nghiên cứu, tham khảo để lập kế hoạch tiểu tu, SCL
lần sau, để thống kê phân tích sự cố, dự báo chu kỳ tuổi thọ thiết bị, phục vụ chỉ đạo
công tác SCL của Đơn vị và EVN;
f) HSNT SCL nằm trong Hồ sơ SCL. Hồ sơ SCL phải được bảo quản và lưu giữ
trong 10 năm và theo những quy định có liên quan của Nhà nước và Quy chế quản lý
nội bộ của EVN.

PHẦN 4. BẢO ĐẢM NGHĨA VỤ BẢO HÀNH

4.1. Trách nhiệm và phạm vi bảo hành


a) Bảo hành là trách nhiệm của Đơn vị sửa chữa đối với các công việc sửa chữa
đã thực hiện, bằng cách sửa chữa miễn phí những hư hỏng của thiết bị xảy ra trong thời
gian bảo hành;
b) Chỉ những hư hỏng do lỗi của Đơn vị sửa chữa (như: lắp sai tiêu chuẩn, chi
tiết thay thế không đạt yêu cầu, Đơn vị sửa chữa cung cấp vật tư, phụ tùng, thiết bị thay
thế không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật...) mới được bảo hành, những hư hỏng do lỗi của
Đơn vị (vận hành sai quy trình, không đưa vào khối lượng thực hiện sửa chữa...) thì
không được bảo hành;
c) Chỉ những hư hỏng xảy ra trong thời gian bảo hành mới được bảo hành;
d) Thời gian bảo hành được quy định như sau:
+ Đối với thiết bị lẻ: 720 giờ vận hành thực tế, nhưng không quá 90 ngày
kể từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào vận hành thương mại chính thức;
+ Đối với thiết bị chính của nhà máy điện, đường dây và trạm biến áp: 2160 giờ
vận hành thực tế, nhưng không quá 180 ngày kể từ ngày nghiệm thu bàn giao đưa vào
vận hành thương mại chính thức;
144

+ Đối với thiết bị, công trình được thực hiện sửa chữa bảo dưỡng theo hợp đồng
chìa khoá trao tay, Đơn vị sửa chữa cung cấp cả vật tư, phụ tùng, thiết bị thay thế thì vật
tư, thiết bị phụ tùng đó phải được bảo hành không ít hơn 12 tháng kể từ ngày nghiệm
thu bàn giao sau sửa chữa (hoặc ngày bàn giao vật tư, phụ tùng, thiết bị thay thế tới kho
của Đơn vị trong trường hợp không đưa vào sử dụng ngay);

e) Nếu trong thời gian bảo hành, thiết bị hư hỏng phải ngừng để sửa chữa (theo
trách nhiệm bảo hành) thì thời gian bảo hành đương nhiên được kéo dài thêm một
khoảng thời gian tương ứng thời gian ngừng để khắc phục hư hỏng.

4.2. Bảo lãnh về kinh tế để thực hiện trách nhiệm bảo hành
a) Ngay sau khi thiết bị được nghiệm thu bàn giao, đưa vào vận hành thương
mại chính thức, hai bên có thể bắt đầu quyết toán công trình. Nếu công trình do Đơn vị
quyết toán thì giá trị quyết toán là cơ sở để tính giá trị bảo lãnh bảo hành. Nếu công trình
do Tập đoàn và Công ty TNHH MTV cấp II quyết toán thì tạm lấy 95% giá trị quyết
toán do Đơn vị trình để tính giá trị bảo lãnh bảo hành. Khi quyết toán được phê duyệt
chính thức thì lấy giá trị quyết toán được duyệt làm cơ sở để tính giá trị bảo lãnh bảo
hành. Nếu là hợp đồng thì lấy giá trị ký hợp đồng để tính giá trị bảo lãnh bảo hành;
b) Giá trị bảo lãnh bảo hành: Đối với công trình chỉ thuê nhân công, giá trị bảo
lãnh bảo hành được giữ lại từ 5% tới 10% giá trị nhân công, phụ thuộc vào uy tín và
kinh nghiệm của Đơn vị sửa chữa, theo yêu cầu và quyết định của Đơn vị quản lý. Đối
với công trình hợp đồng thuê làm, bao gồm cả cung cấp vật tư, phụ tùng, thiết bị thay
thế thì giá trị bảo lãnh bảo hành bằng 5% tổng giá trị ký hợp đồng. Đơn vị quản lý được
quyền giữ bảo lãnh bảo hành cho tới khi Đơn vị sửa chữa thực hiện xong trách nhiệm
bảo hành trong thời gian bảo hành quy định (hoặc đã được kéo dài);
c) Trong thời gian bảo hành, Đơn vị quản lý là người phát hiện và phát hành
văn bản yêu cầu cũng như xác nhận hoàn thành các công việc bảo hành. Đơn vị sửa chữa
có trách nhiệm sửa chữa miễn phí các hư hỏng thuộc phạm vi bảo hành;
d) Thời gian tối đa để bắt đầu tiến hành khắc phục hư hỏng (kể từ ngày phát
hành văn bản yêu cầu) là 07 ngày đối với Đơn vị sửa chữa trong nước và 15 ngày đối
với Đơn vị sửa chữa thuê nước ngoài. Sau thời gian trên Đơn vị quản lý có quyền tự
thực hiện hoặc thuê Đơn vị khác thực hiện khắc phục hư hỏng. Mọi chi phí để khắc phục
những hư hỏng này Đơn vị sửa chữa chịu trách nhiệm chi trả;
e) Tuỳ theo thoả thuận của hợp đồng cụ thể, ngoài việc thanh toán chi phí sửa
chữa khắc phục hư hỏng, Đơn vị sửa chữa còn có thể bị phạt và bồi thường do các thiệt
hại kinh tế của các hư hỏng đó gây ra (như tốn nhiên liệu khởi động, không phát, truyền
tải được sản lượng, ...);
f) Đối với SCL tự làm, Tổng Giám đốc, Giám đốc Đơn vị chịu trách nhiệm trước
Tập đoàn và các Công ty TNHH MTV cấp II nếu việc sửa chữa không bảo đảm chất
lượng;
g) Tới thời điểm hết hạn bảo hành, nếu Đơn vị sửa chữa đã thực hiện hoàn tất
mọi trách nhiệm bảo hành thì Đơn vị quản lý sẽ hoàn trả phần giá trị bảo lãnh bảo hành
còn lại cho Đơn vị sửa chữa. Trong trường hợp ngược lại thì thời gian bảo hành sẽ được
kéo dài cho tới khi Đơn vị sửa chữa hoàn thành trách nhiệm bảo hành hoặc tới khi hai
bên giải quyết xong tranh chấp hợp đồng. Nếu xác định do lỗi của Đơn vị sửa chữa thì
mọi thiệt hại liên quan Đơn vị sửa chữa phải chịu trách nhiệm;
h) Việc rút bảo lãnh bảo hành thực hiện theo quy định của hợp đồng đã ký.
145

PHẦN 5. CÁC MẪU BIỂU KÈM THEO

5.1. Bản kê khối lượng, nội dung các công việc đã thực hiện hoặc không thực hiện đối
chiếu Dự toán đã duyệt (theo mẫu NT-01).
5.2. Bản kê nội dung và khối lượng các công việc phát sinh, bổ sung được phép (theo
mẫu NT-02).
5.3. Biên bản nghiệm thu khối lượng và tiến độ công việc (theo mẫu NT-03).
5.4. Biên bản nghiệm thu (chạy thử) từng phần (theo mẫu NT-04).
5.5. Biên bản nghiệm thu (chạy thử) tổng hợp toàn bộ hệ thống thiết bị (công trình) (theo
mẫu NT-05).
5.6. Biên bản nghiệm thu bàn giao vận hành thương mại chính thức (theo mẫu NT-06).

Ghi chú: Các Biên bản hoàn công (Biên bản nghiệm thu kỹ thuật: kiểm tra, gia công,
lắp đặt, căn chỉnh, thí nghiệm, hiệu chỉnh,...) thực hiện theo các mẫu biểu quy định
chuyên ngành (hoặc theo quy định của nhà chế tạo).
146

Mẫu NT-01

Tập đoàn/Tổng công ty...


Tên Đơn vị: ............................................

Bản kê khối lượng, nội dung các công việc đã thực hiện
hoặc không thực hiện đối chiếu Dự toán đã duyệt

Mã trong Tên thiết Mã thiết Nội dung Đã Không thực Dự kiến


dự toán bị bị (KKS) các công việc hoàn hiện được, lí làm tiếp
thành do

Mẫu NT-02

Tập đoàn/Tổng công ty...


Tên Đơn vị: ............................................
Bản kê nội dung và khối lượng các công việc phát sinh, bổ sung được phép

Mã bổ Tên thiết Mã thiết Nội dung Đã Lí do bổ Ghi chú


sung bị bị (KKS) các công hoàn sung, văn
dự toán việc thành bản phê
duyệt
147

Mẫu NT-03

Tập đoàn/Tổng công ty... ......... Ngày...tháng...năm 20…


Tên Đơn vị: ............................................

BIÊN BẢN NGHIỆM THU KHỐI LƯỢNG VÀ TIẾN ĐỘ CÔNG VIỆC

Tên Danh mục SCL:...............................


Mã Danh mục SCL:...............................

Đơn vị sửa chữa bảo dưỡng:..................


Thời gian thực hiện: Bắt đầu: Ngày...tháng...năm 20…, Kết thúc: Ngày...tháng...năm 20…
Địa điểm:.....
HĐNT cấp cơ sở: ..........................................
Xác nhận đã kiểm tra đối chiếu khối lượng, nội dung và tiến độ các công việc SCL đã
hoàn thành so với Dự toán được duyệt và các khối lượng phát sinh hợp lệ đã hoàn thành theo
các bản kê kèm theo (Mẫu NT-01, NT-02).

HĐNT cấp cơ sở có các yêu cầu cụ thể sau đây:


.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.................................................................
HĐNT cấp cơ sở kết luận:
1- Chấp nhận nghiệm thu khối lượng thuộc Danh Mục SCL kể trên đạt yêu cầu.
2- Các khối lượng và nội dung chưa thực hiện được là do các lý do hợp lệ. Yêu cầu được loại
bỏ trong thanh quyết toán.
3- Tiến độ công việc so với được duyệt: (nhanh, chậm, lý do...)
4- Kết quả biểu quyết bằng phiếu kín:
- Đồng ý: .......................................................
- Không đồng ý (yêu cầu ghi rõ lý do): ............................................
- Không có ý kiến (phiếu trắng yêu cầu ghi rõ lý do): .....................
- Ý kiến của Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở: ..................................................
5- Các ý kiến bảo lưu (nếu có yêu cầu ghi rõ tên uỷ viên và nội dung bảo lưu):
- ..........................................................
- ..........................................................
6- Các văn bản kèm theo:
- ..........................................................
- ..........................................................

Chữ ký của các Uỷ viên HĐNT cấp cơ sở (vắng mặt ghi rõ lý do):
- ...................................
- ...................................
- ...................................
Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
148

Mẫu NT-04

Tập đoàn/Tổng công ty... ....... Ngày...tháng...năm 20…


Tên Đơn vị: ............................................

BIÊN BẢN NGHIỆM THU (CHẠY THỬ) TỪNG PHẦN


Tên Danh mục SCL:...............................
Mã Danh mục SCL:...............................

Đơn vị sửa chữa bảo dưỡng:..................


Thời gian thực hiện: Bắt đầu: Ngày...tháng...năm 20…, Kết thúc: Ngày...tháng...năm 20…
Địa điểm:.....
HĐNT cấp cơ sở: ..........................................
Xác nhận đã kiểm tra nghiệm thu, (chạy thử) từng phần (các biên bản kèm theo), đã
đối chiếu với (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng, các yêu cầu kiểm tra chất lượng,
nội dung hợp đồng...) của các công việc thuộc Danh mục SCL đã hoàn thành.

Các thông số kiểm tra chất lượng cơ bản như sau:


Mã trong Tên thiết Mã thiết Tên các Thực tế Trị số yêu Kết luận
dự toán bị bị (KKS) thông số đạt cầu
chất lượng

HĐNT cấp cơ sở có các yêu cầu cụ thể sau đây:


.....................................................................................................................................
HĐNT cấp cơ sở kết luận:
1- Chấp nhận nghiệm thu chất lượng từng phần thuộc Danh Mục SCL kể trên đạt yêu cầu. Cho
phép tiến hành bước nghiệm thu (chạy thử) tổng hợp toàn bộ hệ thống thiết bị (công trình)
theo quy định.
2- Kết quả biểu quyết bằng phiếu kín:
- Đồng ý: .......................................................
- Không đồng ý (yêu cầu ghi rõ lý do): ............................................
- Không có ý kiến (phiếu trắng yêu cầu ghi rõ lý do): .....................
- Ý kiến của Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở: ..................................................
3- Các ý kiến bảo lưu (nếu có yêu cầu ghi rõ tên uỷ viên và nội dung bảo lưu):
- ..........................................................
4- Các văn bản kèm theo:
- ..........................................................
Chữ ký của các Uỷ viên HĐNT cấp cơ sở (vắng mặt ghi rõ lý do):
- ...................................
Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
149

Mẫu NT-05

Tập đoàn/Tổng công ty... ....... Ngày...tháng...năm 20…


Tên Đơn vị: ............................................

BIÊN BẢN NGHIỆM THU (CHẠY THỬ) TỔNG HỢP


TOÀN BỘ HỆ THỐNG THIẾT BỊ (CÔNG TRÌNH)
Tên Danh mục SCL:...............................
Mã Danh mục SCL:...............................

Đơn vị sửa chữa bảo dưỡng:..................


Thời gian thực hiện: Bắt đầu: Ngày...tháng...năm 20… , Kết thúc: Ngày...tháng...năm 20…
Địa điểm:.....
HĐNT cấp cơ sở: ..........................................
Xác nhận đã kiểm tra nghiệm thu, (chạy thử) tổng hợp toàn bộ hệ thống thiết bị (công
trình) (các biên bản kèm theo), đã đối chiếu với (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng,
các yêu cầu kiểm tra chất lượng, nội dung hợp đồng...) của các công việc thuộc Danh mục SCL
đã hoàn thành.

Các thông số kiểm tra chất lượng cơ bản như sau:


Mã Tên thiết Mã thiết Tên các Thực tế Trị số yêu Kết luận
trong bị bị (KKS) thông số đạt cầu
dự chất lượng
toán

HĐNT cấp cơ sở có các yêu cầu cụ thể sau đây:


.....................................................................................................................................
HĐNT cấp cơ sở kết luận:
5- Chấp nhận nghiệm thu chất lượng (chạy thử) tổng hợp toàn bộ hệ thống thiết bị (công trình)
thuộc Danh Mục SCL kể trên đạt yêu cầu. Cho phép tiến hành bước vận hành thử thách độ
tin cậy theo quy định.
6- Kết quả biểu quyết bằng phiếu kín:
- Đồng ý: .......................................................
- Không đồng ý (yêu cầu ghi rõ lý do): ............................................
- Không có ý kiến (phiếu trắng yêu cầu ghi rõ lý do): .....................
- Ý kiến của Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở: ..................................................
7- Các ý kiến bảo lưu (nếu có yêu cầu ghi rõ tên uỷ viên và nội dung bảo lưu):
- ..........................................................
8- Các văn bản kèm theo:
- ..........................................................
Chữ ký của các Uỷ viên HĐNT cấp cơ sở (vắng mặt ghi rõ lý do):
- ...................................
- ...................................
Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
150

Mẫu NT-06

Tập đoàn/Tổng công ty... ....... Ngày...tháng...năm 20…


Tên Đơn vị: ............................................

BIÊN BẢN NGHIỆM THU BÀN GIAO CHÍNH THỨC VẬN HÀNH THƯƠNG MẠI
Tên Danh mục SCL:...............................
Mã Danh mục SCL:...............................

Đơn vị sửa chữa bảo dưỡng:..................


Thời gian thực hiện: Bắt đầu: Ngày...tháng...năm 20…, Kết thúc: Ngày...tháng...năm 20…
Địa điểm:.....
HĐNT cấp cơ sở: ..........................................
Xác nhận đã kiểm tra nghiệm thu kết quả vận hành thử thách độ tin cậy đúng theo quy
định (các biên bản kèm theo), đã đối chiếu với (tài liệu thiết kế, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng,
các yêu cầu kiểm tra chất lỏng, nội dung hợp đồng...) của các công việc thuộc Danh mục SCL
đã hoàn thành.

Các thông số kiểm tra chất lượng cơ bản như sau:


Mã Tên thiết bị Mã thiết Tên các Thực tế Trị số yêu Kết luận
trong bị (KKS) thông số chất đạt cầu
dự toán lượng

HĐNT cấp cơ sở có các yêu cầu cụ thể sau đây:


.....................................................................................................................................
HĐNT cơ sở kết luận:
9- Chấp nhận nghiệm thu chất lượng vận hành thử thách độ tin cậy thuộc Danh Mục SCL kể
trên đạt yêu cầu. Cho phép bàn giao toàn bộ thiết bị (công trình) vào vận hành thương mại
chính thức, hoàn thành Hồ sơ Nghiệm thu trìmh cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
10- Kết quả biểu quyết bằng phiếu kín:
- Đồng ý: .......................................................
- Không đồng ý (yêu cầu ghi rõ lý do): ............................................
- Không có ý kiến (phiếu trắng yêu cầu ghi rõ lý do): .....................
- Ý kiến của Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở: ..................................................
11- Các ý kiến bảo lưu (nếu có yêu cầu ghi rõ tên uỷ viên và nội dung bảo lưu):
- ..........................................................
12- Các văn bản kèm theo:
- ..........................................................
Chữ ký của các Uỷ viên HĐNT cấp cơ sở (vắng mặt ghi rõ lý do):
- ...................................
- ...................................
Chủ tịch HĐNT cấp cơ sở
(Ký tên, đóng dấu)
151

PHỤ LỤC 4. Các biểu mẫu Chương VI


Các biểu mẫu báo cáo tổn thất điện năng theo thương phẩm
152
153
154
155
156
157

Các biểu mẫu báo cáo tổn thất điện năng theo thương phẩm quy đổi
Biểu VI-6a

Biểu VI-6b

Biểu VI-7a

Biểu VI-7b
158

Biểu VI-8a

Biểu VI-8b

Biểu VI-8c

Biểu VI-8d
159
160

Biểu VI-9a
161

Biểu VI-9b
162

Biểu VI-10
163

PHỤ LỤC 5. Danh mục các văn bản pháp luật và Quy chế
quản lý nội bộ liên quan
1. Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Quy định Hệ thống điện truyền tải;
2. Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương
Quy định Hệ thống điện phân phối;
3. Thông tư số 30/2019/TT-BCT ngày 18/11/2019 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Thông tư số 25/2016/TT-BCT ngày 30 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương quy định hệ thống điện truyền tải và Thông tư số 39/2015/TT-BCT
ngày 18 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định hệ thống
điện phân phối;
4. Thông tư số 43/2015/TT-BCT ngày 8 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương quy định tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu;
5. Quy chế về công tác sản xuất kinh doanh điện trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 29/QĐ-EVN ngày 11/2/2019 của Hội
đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
6. Quy chế quản lý tài sản và nguồn vốn trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam ban hành kèm theo quyết định số 323/QĐ-EVN ngày 10/12/2018 của Hội
đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
7. Quy chế quản lý và bảo vệ môi trường trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt
Nam ban hành kèo theo Quyết định số 698/QĐ-EVN ngày 17/10/2014 của Hội
đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Và các sửa đổi, bổ sung thay thế sau này.

You might also like