ĐỀ THI THỬ TS 10 - TRẢI NGHIỆM HS

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH 10

Thời gian làm bài: 120 phút


CHỦ ĐỀ: TRẢI NGHIỆM

Câu 1 (4,0 điểm):


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Gửi con trai!!!
[…]Con yêu của mẹ, mẹ thật mừng vì đến giờ này mẹ đã có thể hoàn toàn yên
tâm ở con. Mẹ mừng vì dù đã làm con phải có những suy nghĩ như một người lớn
những vẫn có những hành động ngây thơ ở đúng lứa tuổi của con. Con trai mẹ đã làm
được tất cả những việc nhà giúp mẹ, đã có thể tự nấu cho mình những món đơn giản, đã
có một chút nghệ sĩ trong người, rất tình cảm chăm sóc mẹ và quan tâm đến những người
bạn của con, đã có những quan điểm rất rõ ràng trước những việc làm xấu của người
khác, đã thể hiện cá tính và sự đàng hoàng mà không chỉ có mẹ, ai cũng nhìn thấy sự tử tế
nơi con.
Con yêu dấu, thời của mẹ ngày trước không được tự ý làm những gì mình muốn,
không được theo đuổi những gì mình thích và ước mơ mãi chỉ là ước mơ chẳng bao giờ
thực hiện được, để đến bây giờ ngay cả khi mẹ có khả năng biến giấc mơ đó thành hiện
thực thì mẹ lại không còn đủ thời gian để thực hiện. Con hãy đừng bỏ phí một giây nào
trong cuộc sống tươi đẹp này con nhé! Hãy sống từng ngày như thể ngày mai là ngày cuối
cùng. Những gì con muốn làm hãy bắt tay vào thực hiện và dù con có thực hiện được hay
không con cũng đừng nản chí, hãy coi đó là thất bại của mình, ít nhất con đã dám thử và
cố gắng.
Con trai của mẹ, cuộc sống là những trải nghiệm tuyệt vời mà không tiền nào mua
được. Con hãy đi nhiều nơi, gặp nhiều người để biết rằng thế giới thật rộng lớn và mình
thì bé nhỏ, nếu mình không cố gắng vươn lên thì sẽ bị loại bỏ. Con hãy lên núi, đi biển,
con hãy đi khắp chiều dài đất nước từ Bắc vào Nam, con hãy đi ra nước ngoài, đến bất kì
đâu con muốn đến. […]
(Trích Bốp à! Mẹ bị ung thư – Bùi Thu Thủy, Nhà xuất bản Văn học, 2016)
a. Theo văn bản, người con trai đã có thể làm được những điều gì khiến mẹ vui
mừng?(0,5 điểm)
b. Xác định và gọi tên một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn được in đậm.
(0,5 điểm)
c. Theo cách hiểu của em, hãy lí giải vì sao người mẹ lại nhắn nhủ con trai mình
rằng: “Cuộc sống là những trải nghiệm tuyệt vời mà không tiền nào mua được”? (1,0
điểm)
d. Trong cuộc sống, giữa việc trải nghiệm tự do theo ý thích và trải nghiệm theo kế
hoạch định sẵn”, em quan tâm đến việc nào hơn? Vì sao? Trả lời trong 4 đến 6 dòng (1,0
điểm)
Câu 2: (3,0 điểm)
“Hãy sống từng ngày như thể ngày mai là ngày cuối cùng” (Bùi Thu Thủy)
Từ lời nhắn nhủ trên của người mẹ, hãy viết một BÀI văn nghị luận (khoảng 500
chữ) trả lời câu hỏi: Trải nghiệm có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống mỗi người?
Câu 3: (4,0 điểm): Học sinh chọn một trong hai đề sau
Đề 1:
Em hãy chọn và nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học trong chương trình lớp 9
để làm rõ cho chủ đề: Mỗi hành trình trong cuộc sống là một trải nghiệm thú vị.
Đề 2:
Em có cho rằng khi đọc một tác phẩm văn học chính là cùng tác giả trải qua một
hành trình tràn đầy cảm xúc, suy ngẫm và học hỏi được nhiều điều thú vị? Hãy viết một
bài văn nghị luận về một tác phẩm văn học đã giúp em có những trải nghiệm tuyệt vời.
-HẾT-
BÀI LÀM
“Hãy sống từng ngày như thể ngày mai là ngày cuối cùng” (Bùi Thu Thủy)
Từ lời nhắn nhủ trên của người mẹ, hãy viết một BÀI văn nghị luận (khoảng 500
chữ) trả lời câu hỏi: Trải nghiệm có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống mỗi người?
I. MỞ BÀI
- Giới thiệu vấn đề: ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc sống
- Trích dẫn câu nói (Lời nhắn nhủ của người mẹ đã nhấn mạnh việc hãy sống
và trải nghiệm đến tận cùng cuộc sống: “Hãy….”)
II. Thân bài
1. Giải thích, biểu hiện
- Trải nghiệm: Trải nghiệm chính là những gì ta thu nhặt được trên hành trình của
mình. Nó bắt nguồn từ sự quan sát và va chạm của bản thân khi bước đi trên đường đời/
Trải nghiệm là những lần khám phá những điều mới, những con đường mới chưa từng
được đi qua trong cuộc sống chúng ta. Nó là những lần ta chạm trán, đương đầu với hiện
thực để có những bài học quý giá./ Trải nghiệm là những vụn vặt cuộc sống ta đã trải qua,
là những khoảnh khắc ta đối diện với điều mới mẻ, dẫu vui hay buồn. hay nôm na rằng trải
nghiệm là những sự kiện, kí ức ta đã trải qua trong đời để lại trong ta góc nhìn chiêm
nghiệm hay một thứ kinh nghiệm mới/ Trải nghiệm là những gì mà ta đã được làm và trải
qua nó . Đó là những kỉ niệm mà ta tích góp được trong cuộc sống hằng ngày , trải nghiệm
chính là bước vào con đường mới kèm với những thử thách mới .
- Sống như ngày mai là ngày cuối cùng: sống hết mình, sống để trải nghiệm và
không ân hận vì những gì mình chưa làm
- Biểu hiện: trong học tập, giải một bài tập khó là một trải nghiệm về việc vượt qua
khó khăn, giới hạn của bản thân/trong cuộc sống, mỗi lần gặp mâu thuẫn, gặp phải những
tình huống khó xử -> trải nghiệm về kinh nghiệm ứng xử.
-> Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của trải nghiệm trong cuộc đời, nhất là với
người trẻ
2. Bàn luận (Vì sao chúng ta cần những trải nghiệm? -> Trải nghiệm có ý nghĩa
trong cuộc sống)
- Những trải nghiệm cho ta nhiều vốn sống,để ta vững hơn qua từng ngày trên bước
đường đời của mỗi chúng ta.
- Ngoài ra,trải nghiệm còn đem đến cho ta những góc nhìn mới lạ,nhiều màu sắc về
cuộc sống thay vì chỉ luôn nhìn cuộc sống với một con mắt tẻ nhạt. VD:
- Chúng ta cần phải có những trải nghiệm bởi vì mỗi một lần trải nghiệm, chúng ta
sẽ tích lũy cho mình thêm nhiều kiến thức mới, cũng như là nhìn thấy được nhiều cái hay
trong cuộc sống, để từ đó giúp ta ngày càng phát triển vốn kiến thức của bản thân. Ví dụ
như một họa sĩ muốn vẽ một bức tranh đẹp, hoàn hảo thì cần phải những trải nghiệm riêng
của mình trong đời sống thực.
- Cuộc sống vốn không xuất phát từ cuốn từ điển bách khoa, có rất nhiều thứ mà
bản thân phải tự cảm nhận và chiêm nghiệm về nó. Trải nghiệm chính là lúc ta tự cho bản
thân mình học cách để thay đổi lỗi tư duy, suy nghĩ một cách thực tế hơn. Không có vị bác
sĩ nào chỉ cần đọc qua vài ba trang sách roof thành danh được, họ phải đi trải nghiệm, thực
tập thì mới có thể biết mình còn thiếu những gì và thậm chí điều gì là điểm mạnh của
mình. DC: Phạm Nhật Vượng không phải ngày một ngày hai mà thành công như bây giờ.
Ông cũng phải trải qua cuộc sống cơ cực như bao người, từ đó ông mới có thể rút những
kinh nghiệm từ trải nghiệm sẵn có.
- Chúng ta cần phải có những trải nghiệm bởi lẽ phải có trải nghiệm thì ta mới có
được kinh nghiệm . Trải nghiệm dù là nhỏ nhất thì cũng sẽ mang lại cho ta những góc nhìn
mới về cuộc sống , giúp ta nhìn được cuộc đời như một bức tranh nhiệm màu thay vì một
trang giấy trắng .
- Chúng ta cần có những trải nghiệm bởi vì khi có giàu trải nghiệm . Những gian
nan vất vả tới chúng ta sẽ đối mặt và giải quyết nó một cách ít khó khăn nhất vì chúng ta
đã trãi qua những tình cảnh hiểm nghèo nhất. VD Người thành lập KFC ông đã mồ côi cha
mẹ từ nhỏ liên tục bị đuổi việc nhưng tới khi ông đã đủ kinh nghiệm sống ông đã thành
công ở tuổi 88.
- Cuộc đời vốn dĩ bao la và những trải nghiệm chính là mảnh ghép tạo nên bức tranh
đời người ấy. Mỗi hành trình ta đi qua, mỗi lần ta vấp ngã, hay vui trước những điều giản
dị hay khi ta tập tành quan sát, bước ra đời để vươn lên sau những va chạm hiện thực cũng
đều để lại trong ta những kinh nghiệm mới, một góc nhìn mới và mở ra trong ta bao nỗi
niềm suy nghĩ. Cuộc sống vốn dĩ muôn màu muôn vẻ và chính những trải nghiệm ấy sẽ tô
điểm cho đời một bông hoa dẫu vô sắc hay rực rỡ cũng sẽ làm phong phú cho vườn đời.
Như người họa sĩ phải trải ua thời gian dài để lựa chọn vật lieu cho đứa con tinh than mình
từ cuộc đời hay người nhạc sĩ đã trải qua bao cung bậc cảm xúc, thăng hoa cùng biết bao
buồn vui để rồi để lại cho đời kiệt tác nghệ thuật.
- Ta cần có những trải nghiệm khác nhau để có thể tìm ra được con người của ta.
Khi ta đối mặt với những thử thách mới, phải trả lời những câu hỏi mà cuộc sống mà khiến
chúng ta phải băn khoăn thì ta sẽ dần tìm được những thứ mà ta yêu thích, những công
việc phù hợp với chúng ta. Phải có những lần chạm trán với các khổ cực khác nhau thì ta
mới nhận ra bản thân ta là ai, ta cần gì. Muốn được sống chứ không tồn tại thì việc đầu
tiên luôn là nhận viết bẩn thân mình là ai, sứ mệnh của bản thân. Chỉ có cách đương đầu
với cuộc sống này thì ta mới hiểu được bản thân ta. Harland Sanders là một tỷ phú lúc sáu
mươi lăm tuổi. Ông phải trải qua một thời niên thiếu đầy khó khăn nhưng ông coi những
thiếu thốn ấy là những trải nghiệm cho bản thân. Từ những trải nghiệm ấy ông đã biết bản
thân nên làm gì, càn phải làm gì và đã thành công và trở thành một tỷ phú.
- Bởi chúng ta chỉ là những người phạm bằng xương bằng thịt, sẽ có lúc ta phạm
phải sai lầm nhưng thật may vì vẫn luôn có cách để sửa chữa chúng thông qua trải nghiệm.
Bởi trải nghiệm chính là thử lại. Chính là khi mà cuộc đời dành tặng cho ta cơ hội để làm
lại, để sửa sai những lỗi làm mà ta từng phạm phải, là khi mà cuộc đời đang ra sức mài
dũa để chính ta ngày một hoàn hảo, tốt đẹp hơn. Ta trải nghiệm càng nhiều, vốn sống tích
luỹ từ đó cũng tăng lên gấp bội. Bing của Microsoft có lẽ từng thất bại với Google, nhưng
theo thời gian chính sự trải nghiệm đã làm cho Microsoft cho ra Chat GPT lừng lẫy ngày
nay, một thứ có lẽ vượt xa cả Gg
3. Mở rộng, phê phán
- Mở rộng: Trải nghiệm là tốt tuy nhiên ta cần biết trải nghiệm có chọn lọc. Không
phải cứ cái gì cũng thử, gặp đâu bạ đó mà cần phải suy xét kĩ càng. VD: thuốc lá điện tử,
ma túy… không trải nghiệm những hành động sai trái mà XH lên án./ Thực tế, nhiều bạn
trẻ chưa coi trọng hoạt động trải nghiệm để bản thân trưởng thành. Đó là những người chỉ
chú ý vào việc học tập, thi cử mà chưa chủ động, tích cực trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng
sống./ Nhìn nhận từ một góc độ sâu sắc hơn, trải nghiệm chỉ thật sự là đáng quý khi ta dốc
hết lòng mình để làm, tức ta sẽ nhận được đủ đầy kinh nghiệm. Còn khi ta làm một cái gì
đó như một sự bắt buộc, được bằng bạn bằng bè, để cùng có được trải nghiệm, thì ta sẽ
không thể có được kiến thức và bài học rút ra chất lượng bằng người trải nghiệm ‘thật sự’.
- Phê phán: phê phán những kẻ lười biếng, không tự tin, sợ sai, sợ thất bại nên
không trải nghiệm…
4. Bài học nhận thức, hành động
- Nhận thức: vai trò của trải nghiệm là rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi
người
- Hành động: tích lũy kinh nghiệm, trải nghiệm trong học tập, công việc, cuộc sống
để trở thành người công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và XH
Đề 1:
Em hãy chọn và nêu cảm nhận về một tác phẩm văn học trong chương trình lớp 9
để làm rõ cho chủ đề: Mỗi hành trình trong cuộc sống là một trải nghiệm thú vị. Từ
đó, em hãy liên hệ với một tấm gương trong cuộc sống đã trưởng thành qua những trải
nghiệm.
(Nói với con, Ánh trăng, LLSP, NNSXX, Bếp lửa)
Ánh trăng
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề…
- Ánh trăng
II. Thân bài
1. Tổng: giới thiệu về tp (HCST, Nhan đề, chủ đề…) -> nhấn mạnh chất triết lí, trải
nghiệm của bài thơ
2. Phân tích
2.1. Vầng trăng trong quá khứ (Trải nghiệm của nhân vật trữ tình về hình ảnh vầng
trăng trong quá khứ: tuổi thơ và thời chiến tranh)
2.2. Vầng trăng trong hiện tại (Trải nghiệm của nhân vật trữ tình về vầng trăng và
chính mình trong hiện tại)
2.3. Suy ngẫm và cảm nhận của nhân vật trữ tình (Triết lí rút ra từ những trải nghiệm
trong quá khứ và hiện tại)
3. Liên hệ
- Chọn ai cũng được -> phân tích kĩ những trải nghiệm của họ -> nhấn mạnh tầm
quan trọng của trải nghiệm
4. Đánh giá về nội dung, nghệ thuật (Hợp)

You might also like