thuyết minh về áo dài

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam.

Xuất phát từ nền văn hóa thuần nông, liên tục gắn bó với người Việt qua bao đời,
chiếc áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của dân tộc, là niềm tự hào
của biết bao người phụ nữ Việt Nam. Không những thế, chiếc áo dài truyền thống
đã trở thành quốc phục, tôn vinh và khẳng định vẻ đẹp người Việt trên thế giới. Có
lẽ vậy đã có biết bao nhà thơ, nhà văn hết lời ca ngợi:
“Đẹp lắm em ơi… chiếc áo dài
Xem kìa vóc liễu bước khoan thai
Thanh tao, kín đáo thêm trang nhã
Lịch sự, yêu kiều với mảnh mai.”
(Chiếc áo dài- Hương Trâm).
Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài.
Nhiều người cho rằng hình dáng và kiểu cách của chiếc áo dài Việt Nam bắt nguồn
từ chiếc áo sườn sám của người Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa có cơ sở để khẳng
định điều đó. Ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt
với hai tà áo thướt tha trong gió dã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trông
đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng một nghìn năm. Thời  chúa Nguyễn Phúc Khoát có
quy định chặt chẽ về trang phục phụ nữ: “đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa
ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền,
không được xẻ mở”. Chiếc áo dài lúc này vẫn chưa được sẻ tà.
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, áo dài tứ thân cũng thay đổi và mang vẻ
quyền quý hơn. Phụ nữ thành thị đã biến tấu thành áo dài ngũ thân nhằm thế hiện
sự giàu sang cũng như địa vị xã hội của người phụ nữ. Giống như một quy luật,
thời trang cũng đi liền với diễn biến lịch sử, chiếc áo dài ngũ thân vẫn không là
điểm dừng của trang phục truyền thống Việt. Khoảng những năm 1931 trở đi, làn
sóng văn hóa Tây Âu du nhập vào Việt Nam đã làm ảnh hưởng đến thị hiếu của
người dân đặc biệt là quan niệm thẩm mĩ đối với áo dài. Qua nhiều thời kì và giai
đoạn biến đổi, áo dài mang nhiều cái tên và biến đổi về kết cấu. Áo dài đã trở
thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, là sản phẩm văn hóa không thể thiếu
cho vẻ duyên dáng của phụ nữ Việt.
Áo dài có hình dáng thanh lịch, thướt tha. Bởi có năm phần chính trên một chiếc
áo dài: phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo, phần tay áo, và phần quần. Hình dáng
của áo dài truyền thống thường ôm sát cơ thể, có cổ cao và kéo dài khoảng ngang
gối hoặc đến gót chân. Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, có khi là cổ thuyền, cổ tròn
theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo, đoan
trang và chững trạc.
Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá
chân. Phải chăng dường như chiếc áo dài có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình?
Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng.
Hai tà xẻ chít trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng
thướt tha, biểu lộ đường nét dịu dàng của thiếu nữ, vừa kín đáo. Toàn thân được
bao bọc bởi lụa mềm, mang lại cảm giác khiêu gợi vì giúp lộ ra sống eo thon
thả.Ngoài ra, khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo
xuống ngang hông. Mỗi áo thường có 5 khuy tượng trung cho ngũ thường theo
quan niệm của Nho giáo: phụ tử hữu thân, quân thần hữu nghĩa, phu thê hữu biệt,
trưởng ấu hữu từ, bằng hữu hữu tín.Ở đầu mỗi khớp thường là khuy móc để giữ
nếp áo không bị bật ra khi vận động.
Tay áo dài không có cầu vai và được may liền kéo dài từ cổ áo đến cổ tay. Tà áo xẻ
dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha và uyển chuyển.
Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi
bóng…. Với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên sang trọng, dịu dàng hơn.
Chính vì thế, thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao. Bởi khi người thợ khéo
tay sẽ giúp áo dài khi mặc vào ôm sát thân người, đẹp đẽ, thướt tha chẳng khác gì
một nàng thơ!
Chất liệu làm ra một chiếc áo dài đòi hỏi người mặc cần biết cách bảo quản. Khi
giặt áo, chỉ giặt bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng
gắt vì áo dễ bạc màu. Dùng bàn ủi ủi với nhiệt độ thích hợp tránh quá nóng làm
cháy áo. Mặc xong nên giặt áo ngay, treo lên bằng móc áo, nếu gấp phải gấp cẩn
thận tránh làm gãy cổ áo.
Không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống, là biểu tượng của người phụ nữ Việt
Nam mà áo dài ngày nay còn được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Trở thành
trang phục công sở cho nhiều ngành nghề như tiếp viên hàng không, nữ giáo viên,
nữ nhân viên ngân hàng,… Áo dài trắng là biểu tượng tinh khôi của nữ sinh Việt
Nam. Áo dài đỏ cùng vui trong ngày lễ ăn hỏi, thành hôn của cặp trai tài gái sắc.
Hơn thế, mỗi dịp xuân về, nhiều gia đình nô nức chuẩn bị áo dài cho tất cả các
thành viên để cùng đón một cái Tết sum vầy, ý nghĩa. Không chỉ như vậy, chiếc áo
dài ngày nay còn góp mặt ở các cuộc thi sắc đẹp trong nước cũng như quốc tế, các
thí sinh đều tự chọn cho mình một chiếc áo dài để dự thi như một sự tôn vinh,tự
hào về hình ảnh người phụ nữ đất Việt. Từ đó, quảng bá đến bạn bè thế giới biết
đến vẻ đẹp Việt Nam gắn liền với những tà áo dài thướt tha mà thanh lịch.
Không dễ gì mà một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được lâu đến như
vậy. Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quảng thời
gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang
phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.
Chắc hẳn mọi người đã từng ngân nga câu hát:
“Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu
Dù ở đâu Paris, London hay ở những miền xa
Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố
Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó, em ơi”
Quả đúng như vậy, dù đi xa đến đâu, Paris hay London thì tà áo dài vẫn thướt tha
trong gió, người Việt Nam ở đất khách vẫn cảm nhận được tâm hồn của quê
hương, vẫn thấy đâu đó nét văn hoá của đất nước mình luôn kề cận. Nói tà áo dài
là hơi thở của nền văn hoá Việt Nam vì nó thể hiện được tính cách cũng như con
người và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam kiên cường bất khuất.
Chiếc Áo dài là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời của dân tộc. Ngoài vẻ đẹp
trang nhã, thanh lịch, cách cấu trúc của chiếc Áo dài còn ẩn tàng ý nghĩa dạy dỗ về
“đạo làm người” của tiền nhân. Chiếc Áo Dài còn là thành quả biểu hiện của bản
sắc và tinh thần Việt Nam. Bởi thế, từ xưa đến nay, vẻ đẹp của chiếc áo dài luôn
được nhân dân tôn trọng, nâng niu và gìn giữ.
Không chỉ vậy, với thiết kế dịu dàng, thướt tha khi khoác lên người, chiếc áo dài
thể hiện rõ được đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong hình chữ S
hoàn hảo – chữ S bản đồ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn
trẻ quảng bá đến với nước bạn thông qua những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển
cho đến hiện đại. Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và
là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.
Đối với phụ nữ Việt Nam trước dây, trang phục dân tộc là chiếc áo tứ thân màu
nâu non, váy đen, yếm trắng, đầu chít khăn mỏ quạ, thêm vào đó là những chiếc
thắt lưng thiên lí hay màu đào. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam
như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn. Ngày nay, các mốt thời trang
của nước ngoài đã du nhập vào nước ta, nhưng trang phục truyền thống, chiếc áo
dài dân tộc vẫn là một biểu tượng đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
“Lơ thơ vạt áo bay trong gió
Lấp lóa quần thoa quyện nắng xa
Bản sắc hồn quê nơi xứ lạ
Áo dài đẹp dáng Việt Nam ta!”
(Duyên dáng áo dài-Vũ Thư Lê)

You might also like