Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 58

THE MANOR LAO CAI TOWER

THÁP THE MANOR LÀO CAI

PROJECT MANAGEMENT PLAN


KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN

Phiên bản: 2021


Rev.00
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN MỤC LỤC

MỤC LỤC
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN............................ 5
CHƯƠNG II - TỔ CHỨC DỰ ÁN ..................................................................... 6
II.1. CÁC BÊN LIÊN QUAN TỚI DỰ ÁN ....................................................................................6
1. Chủ đầu tư, quản lý dự án: ...................................................................................... 6
2. Tư vấn thiết kế, thẩm tra: ........................................................................................ 6
3. Tư vấn giám sát: ...................................................................................................... 6
4. Quản lý vận hành công trình; .................................................................................. 6
5. Nhà thầu: ................................................................................................................. 6
6. Các cơ quan nhà nước: ............................................................................................ 6
II.2. DANH SÁCH CÁC GÓI THẦU THAM GIA VÀO DỰ ÁN: ......................................................6
II.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN.................................................................................................7
II.3.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN......................................................... 7
II.3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PMU ............................................................................................. 7

CHƯƠNG III - QUẢN LÝ THÔNG TIN LIÊN LẠC DỰ ÁN ................................... 8


III.1. PHÂN BIỆT LOẠI HÌNH THÔNG TIN .................................................................................8
III.2. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI THÔNG TIN ..........................................................................8
III.2.1. CÁC KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN ................................................................................ 8
III.2.2. THÔNG TIN ĐI .............................................................................................................. 8
III.2.3. THÔNG TIN ĐẾN .......................................................................................................... 9
1. Yêu cầu cung cấp thông tin (Request For Information – RFI).................................. 9
2. Các loại hình thông tin đến khác ............................................................................. 9
III.2.4. THÔNG TIN KHÁC ........................................................................................................ 9

CHƯƠNG IV - QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN ............................................ 10


IV.1. TẬP HỢP THÔNG TIN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRÚNG THẦU ................................................... 10
IV.2. HỌP TRIỂN KHAI DỰ ÁN ............................................................................................... 10
IV.2.1. HỌP KHỞI ĐỘNG GÓI THẦU (KICK OFF MEETING) .................................................... 10
IV.2.2. HỌP GIAO BAN ĐỊNH KỲ ............................................................................................ 10
1. Họp giao ban tuần ................................................................................................. 11
2. Họp báo cáo định kỳ tháng, quý, năm ................................................................... 11
3. Họp trao đổi công việc ........................................................................................... 11
IV.2.3. BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG (SM) .................................................................................. 11
IV.3. BÀN GIAO TRƯỚC VÀ SAU KHI THI CÔNG ..................................................................... 11
IV.3.1. BÀN GIAO TRƯỚC KHI THI CÔNG TỪ PMU TỚI NHÀ THẦU (AHF) ............................ 11
IV.3.2. BÀN GIAO SAU KHI THI CÔNG TỪ NHÀ THẦU TỚI PMU (WHM)............................... 11
IV.4. ĐỆ TRÌNH CÁC TÀI LIỆU TRƯỚC KHI THI CÔNG .............................................................. 12
Page 1
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN MỤC LỤC
IV.4.1. HỒ SƠ NĂNG LỰC CÁN BỘ THAM GIA DỰ ÁN .......................................................... 12
IV.4.2. ĐỆ TRÌNH PHÊ DUYỆT THẦU PHỤ (SFA-SUB) ............................................................. 12
IV.4.3. BẢN VẼ SHOP DRAWINGS ......................................................................................... 12
IV.4.4. BẢNG TÍNH TOÁN ...................................................................................................... 12
IV.4.5. PHÊ DUYỆT VẬT LIỆU (SFA-MAR)............................................................................... 13
IV.4.6. PHÊ DUYỆT BIỆN PHÁP THI CÔNG (SFA-MOS)........................................................... 13
IV.5. BÁO CÁO CÔNG VIỆC ................................................................................................... 13
IV.5.1. BÁO CÁO ĐỊNH KÌ CỦA NHÀ THẦU ............................................................................ 13
1. Báo cáo thi công ngày (DWR) ................................................................................ 13
2. Báo cáo thi công tuần ............................................................................................ 14
3. Báo cáo thi công tháng .......................................................................................... 14
IV.5.2. BÁO CÁO SỰ CỐ (INCIDENT REPORT)........................................................................ 14
IV.5.3. CÁC BÁO CÁO KHÁC .................................................................................................. 14
IV.6. KIỂM SOÁT NHÀ THẦU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG .................................................. 14
IV.7. HỒ SƠ SAU KHI HOÀN THÀNH THI CÔNG ..................................................................... 15

CHƯƠNG V - QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH .................................... 16


V.1. PHÂN LOẠI CÁC THAY ĐỔI ........................................................................................... 16
V.2. THAY ĐỔI DO ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG THIẾT KẾ TỪ CHỦ ĐẦU TƯ................................... 16
V.2.1. CHỈ THỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMI) ..................................................................................... 16
V.2.2. XÁC NHẬN CHỈ THỊ BẰNG LỜI NÓI (CVI) ....................................................................... 16
V.2.3. HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ (DCD) .............................................................................. 16
1. Thay đổi thiết kế xuất phát từ chủ đầu tư ............................................................ 16
2. Thay đổi thiết kế xuất phát từ tư vấn thiết kế ...................................................... 17
3. Biểu mẫu Hồ sơ điều chỉnh thiết kế (DCD) ............................................................ 17
V.3. THAY ĐỔI DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH (SUBSTITUTION REQUEST) .................. 17
V.4. THAY ĐỔI TẠI HIỆN TRƯỜNG THEO THỰC TẾ CẦN ĐIỀU CHỈNH ..................................... 17

CHƯƠNG VI - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ........................................................ 18


VI.1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ............................................................................... 18
VI.2. HỆ THỐNG BIỂU MẪU ÁP DỤNG ................................................................................... 18
VI.3. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT LIỆU, NGHIỆM THU CÔNG VIỆC...................................... 18
VI.3.1. PHÂN LOẠI NGHIỆM THU .......................................................................................... 18
VI.3.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIỆM THU .......................................................................... 18
1. Nghiệm thu vật liệu đầu vào ................................................................................. 19
2. Nghiệm thu công việc ............................................................................................ 19
3. Kiểm tra xác nhận hồ sơ hoàn công ...................................................................... 19
VI.4. CÁC HÌNH THỨC NHẮC NHỞ, CẢNH BÁO VỀ CHẤT LƯỢNG ........................................... 19
VI.4.1. CẢNH BÁO CHẤT LƯỢNG HIỆN TRƯỜNG ................................................................. 19
VI.4.2. BÁO CÁO KHÔNG TUÂN THỦ (NCR) & BÁO CÁO HOÀN THÀNH SỬA CHỮA (CAR) .. 20
Page 2
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN MỤC LỤC
VI.4.3. DANH SÁCH CÁC LỖI TỒN ĐỌNG (D/L) ..................................................................... 20
VI.5. NGHIỆM THU HOÀN THÀNH GÓI THẦU ĐƯA VÀO SỬ DỤNG ........................................ 20
VI.6. BẢO HÀNH VÀ THANH LÝ KẾT THÚC HỢP ĐỒNG ........................................................... 21
VI.6.1. BẢO HÀNH GÓI THẦU (DEFECT LIABILITY PERIOD) ................................................... 21
VI.6.2. THANH LÝ KẾT THÚC HỢP ĐỒNG .............................................................................. 21

CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI ...................................................... 22


VII.1. KIỂM TRA BẢO LÃNH TẠM ỨNG/ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG............................ 22
VII.1.1. KIỂM TRA BẢO LÃNH TẠM ỨNG: .............................................................................. 22
VII.1.2. KIỂM TRA BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG .......................................................... 22
VII.2. QUY TRÌNH THANH TOÁN ............................................................................................ 22
VII.2.1. QUY TRÌNH THANH TOÁN TẠM ỨNG ........................................................................ 22
VII.2.2. QUY TRÌNH THANH TOÁN GIAI ĐOẠN (IPC) .............................................................. 22
1. Trình tự thực hiện hồ sơ thanh toán ..................................................................... 22
2. Kết cấu hồ sơ thanh toán ...................................................................................... 23
VII.2.3. QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN .......................................................................................... 23
VII.3. CÔNG VIỆC PHÁT SINH/ THAY ĐỔI ............................................................................... 23
VII.3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC PHÁT SINH/ THAY ĐỔI ..................................... 23
VII.3.2. THANH TOÁN ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC THAY ĐỔI................................ 23

CHƯƠNG VIII - XỬ LÝ VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU......................................... 24


VIII.1. PHẠT VI PHẠM VỀ AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.................................................... 24
VIII.2. BIÊN BẢN PHẠT VI PHẠM KHÔNG TUÂN THỦ (NCP) ..................................................... 24
VIII.3. THÔNG BÁO CHẬM TIẾN ĐỘ TỪ CHỦ ĐẦU TƯ (NODD) ................................................. 24
VIII.4. CẢNH BÁO TOÀN DIỆN, THAY THẾ NHÀ THẦU .............................................................. 24
VIII.4.1. CẢNH BÁO TOÀN DIỆN NHÀ THẦU ........................................................................... 24
VIII.4.2. ĐỀ NGHỊ THAY THẾ NHÀ THẦU ................................................................................. 25

CHƯƠNG IX - NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, ĐÓNG GÓI DỰ ÁN .................. 26


IX.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, BÀN GIAO .............................................. 26
IX.2. THỜI GIAN THỰC HIỆN................................................................................................. 26
IX.3. THÀNH PHẦN THỰC HIỆN ............................................................................................ 26
IX.4. NGHIỆM THU BÀN GIAO CHÌA KHÓA CĂN HỘ CHO QLVH .............................................. 26
IX.4.1. NGHIỆM THU CĂN HỘ GIỮA NHÀ THẦU VÀ PMU .................................................... 26
IX.4.2. BÀN GIAO 3 BÊN GIỮA NHÀ THẦU, PMU VÀ QLVH .................................................. 27
IX.5. BÀN GIAO CÁC KHU VỰC CÒN LẠI VÀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ .......................... 27
IX.5.1. CUNG CẤP TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BẢO HÀNH BẢO TRÌ ............................................ 27
IX.5.2. ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH .......................................................................... 27
IX.6. SỬA CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN BÀN GIAO CHO KHÁCH HÀNG ...................................... 28
IX.7. NGHIỆM THU HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC. 28

Page 3
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN MỤC LỤC
IX.8. HOÀN THÀNH ĐÓNG GÓI DỰ ÁN / GÓI THẦU .............................................................. 28
IX.9. THÀNH PHẦN HỒ SƠ GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH ...................................... 28
IX.9.1. THÀNH PHẦN HỒ SƠ, CÔNG VIỆC ............................................................................. 28
IX.9.2. CHỨNG CHỈ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH (TOC) ....................................................... 29
IX.10. HỒ SƠ BẢN VẼ HOÀN THÀNH GÓI THẦU, DỰ ÁN.......................................................... 29
IX.10.1. HỒ SƠ BÁN HÀNG ..................................................................................................... 29
IX.10.2. HỒ SƠ HOÀN CÔNG HOÀN THÀNH ........................................................................... 30
1. Hồ sơ hoàn công tổng thể gói thầu ....................................................................... 30
2. Hồ sơ hoàn công phục vụ bán hàng ...................................................................... 30

CHƯƠNG X - CÁC BIỂU MẪU ...................................................................... 31


1. CHỈ THỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMI) .............................................................................. 32
2. XÁC NHẬN CHỈ THỊ BẰNG LỜI NÓI (CVI) ................................................................ 33
3. HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ (DCD) ...................................................................... 34
4. ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI (SR) ......................................................................................... 35
5. YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN (RFI) ................................................................... 36
6. BIÊN BẢN HỌP (MOM)........................................................................................... 37
7. BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG (SM) .............................................................................. 39
8. ĐỆ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT (SFA)............................................................................. 40
9. ĐỆ TRÌNH BẢN VẼ THI CÔNG (SD) .......................................................................... 41
10. BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY (DWR) ............................................................ 42
11. BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG (AHF) ................................................................. 43
12. BIÊN BẢN BÀN GIAO HẠNG MỤC CÔNG VIỆC (WHM) .......................................... 44
13. YÊU CẦU NGHIỆM THU VẬT LIỆU (MIR)................................................................. 45
14. BIÊN BẢN LẤY MẪU THÍ NGHIỆM (MMS) .............................................................. 46
15. YÊU CẦU NGHIỆM THU CÔNG VIỆC (WIR) ............................................................. 47
16. BÁO CÁO KHÔNG TUÂN THỦ (NCR) ...................................................................... 48
17. DANH SÁCH LỖI TỒN ĐỌNG (D/L) ......................................................................... 50
18. BIÊN BẢN VI PHẠM AN TOÀN (SVP) ...................................................................... 51
19. PHẠT VI PHẠM KHÔNG TUÂN THỦ (NCP) ............................................................. 52
20. THÔNG BÁO CHẬM TIẾN ĐỘ TỪ CHỦ ĐẦU TƯ (NODD) ........................................ 53
21. CHỨNG CHỈ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH (TOC) ................................................... 54
22. YÊU CẦU NGHIỆM THU HOÀN THÀNH (YCNT) ...................................................... 56
23. BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (BBNT) ............................... 57

Page 4
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN

CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN


Kế hoạch Quản lý dự án là tài liệu được ban hành bởi PMU và sử dụng để xác định các quy trình,
biểu mẫu và các công tác quản lý các lĩnh vực xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án xây dựng
từ giai đoạn chuẩn bị thi công tới khi đóng gói dự án.
Đối tượng áp dụng: Cho các bên tham gia vào dự án trong giai đoạn Xây dựng bao gồm nhưng
không giới hạn các bên sau:
 Chủ đầu tư;
 Quản lý dự án (PMU) & Tư vấn giám sát;
 Quản lý vận hành tòa nhà của chủ đầu tư;
 Tổng thầu;
 Đơn vị thầu phụ;
 Đơn vị cung cấp thiết bị, vật tư, vật liệu…;
 Tư vấn thiết kế;
 Tư vấn thẩm tra;
 Các đơn vị tư vấn khác;
 Các bên khác liên quan trực tiếp tới dự án …
Kế hoạch QLDA không thay thế cho bất kì nghĩa vụ Hợp đồng nào của các bên liên quan tới dự án.
Với mỗi dự án đặc thù, QLDA sẽ xem xét việc áp dụng toàn bộ, một phần hay rút gọn, điều chỉnh
cho phù hợp với điều kiện dự án. Các điều chỉnh này sẽ được lập và phát hành riêng biệt.
Kế hoạch quản lý dự án không đề cập/ liên quan tới các lĩnh vực/ công việc khác thuộc dự án như
sau:
 Các công tác quản lý của chủ đầu tư;
 Các công tác pháp lý của chủ đầu tư bao gồm các thủ tục pháp lý dự án, các công tác
làm việc với các cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện dự án;
 Các công việc được thực hiện trực tiếp giữa chủ đầu tư với các đối tác/ nhà thầu khác
không thông qua QLDA hoặc không thuộc phạm vi công việc của QLDA;

Page 5
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DỰ ÁN

CHƯƠNG II - TỔ CHỨC DỰ ÁN
II.1. CÁC BÊN LIÊN QUAN TỚI DỰ ÁN
Trong tài liệu này, các bên liên quan tới dự án được hiểu là các đơn vị / đại diện các đơn vị (nếu
đơn vị là 1 tổ chức nhiều thành viên/ công ty) tham gia trực tiếp vào dự án với các vai trò chức
năng cụ thể.
Các bên liên quan tới dự án bao gồm:
1. Chủ đầu tư, quản lý dự án:
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần BITEXCO
- Ban QLDA (PMU): dưới sự chỉ đạo của Giám đốc dự án (PD) trực thuộc công ty. Ban
quản lý dự án có đủ năng lực chuyên môn theo quy định pháp luật, là đại diện của Chủ
đầu tư để phối hợp & quản lý tất cả các bên xây dựng tham gia vào dự án, bao gồm nhà
thầu, nhà cung cấp, đơn vị tư vấn thiết kế, quản lý các đội xây dựng trên công trường
và báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo công ty Bitexco.
2. Tư vấn thiết kế, thẩm tra:
- Tư vấn thiết kế: công ty CP Tư vấn kiến trúc, Kỹ thuật và môi trường NDC. Phạm vi công
việc: cung cấp hồ sơ tư vấn thiết kế cho các hạng mục kiến trúc, kết cấu, cơ điện, cảnh
quan.
- Tư vấn thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công: VNCC
- Tư vấn thiết kế nội thất khối khách sạn: SIRHALO
3. Tư vấn giám sát:
-
4. Quản lý vận hành công trình;
-
5. Nhà thầu:
CĐT phân chia dự án thành các gói thầu do các đơn vị nhà thầu chuyên nghiệp có kinh nghiệm và
thế mạnh từng lĩnh vực thi công.
6. Các cơ quan nhà nước:
Dự án thuộc loại công trình cấp 1. Trong quá trình triển khai, CĐT và PMU sẽ gửi các thông tin có
liên quan tới các bên để phối hợp làm việc.

II.2. DANH SÁCH CÁC GÓI THẦU THAM GIA VÀO DỰ ÁN:
Danh sách dưới đây là các đơn vị điển hình tham gia vào 1 dự án. Các dự án cụ thể sẽ có danh sách
tương ứng, bao gồm tên gói thầu và tên công ty, mã hiệu gói thầu cụ thể.
Danh sách các đơn vị tham gia vào dự án:

STT Mã hiệu Mô tả gói thầu Tên công ty


NHÓM CHỦ ĐẦU TƯ
1 Chủ đầu tư BITEXCO., JSC
Page 6
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG II: TỔ CHỨC DỰ ÁN

2 PMU BITEXCO., JSC


3 Tư vấn giám sát (TVGS)
NHÓM TƯ VẤN
1 Tư vấn Thiết kế chính NDC
2 Tư vấn Nội thất SIRHALO
3 Tư vấn Thẩm tra thiết kế VNCC
4 Khảo sát địa chất
Dẫn thủy chuẩn kỹ thuật và mốc cao độ GPS
Nén tĩnh cọc
Quan trắc lún Tư vấn trắc địa mỏ địa
chất
Tư vấn Vận hành tòa nhà
NHÓM NHÀ THẦU
1 Thí nghiệm cọc
2 Thi công cọc thí nghiệm ICON 4
3 Móng hàng rào khu cao tầng QA
4 BP.01 Cọc khoan nhồi Bắc Việt
5 BP.02 Thi công móng và hầm Bạch Đằng
6 BP.03 Thi công kết cấu khối đế Bạch Đằng
7 Thi công cáp dự ứng lực Kaiko
8 BP.03B Thi công kết cấu théo mái Ballroom BMB
9 Thi công kết cấu phần thân + tường xây + trát mặt
BP.04 Bạch Đằng
ngoài
10 Nhà thầu cơ điện MEP
11 Nhà thầu thang máy
12 Nhà thầu hoàn thiện
13 Nhà thầu cảnh quan
14 Nhà thầu vách kính, lan can, cửa đi cửa sổ kính
15 FF&E
Các gói thầu khác

II.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC DỰ ÁN

II.3.1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÁC ĐƠN VỊ CÓ LIÊN QUAN


Sơ đồ dự án của nhà thầu, tư vấn giám sát, các đơn vị cung cấp, vận hành… cần phải được lập, đệ
trình chủ đầu tư xem xét phê duyệt và phát hành trước khi các gói công việc bắt đầu triển khai.

II.3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA PMU


Sơ đồ tổ chức dự án của PMU bao gồm các phòng ban và nhân sự chuyên trách quản lý công việc.
Sơ đồ có thể được cập nhật điều chỉnh và sẽ gửi các bản cập nhật cho nhà thầu.
Page 7
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG III: QUẢN LÝ THÔNG TIN LIÊN LẠC DỰ ÁN

CHƯƠNG III - QUẢN LÝ THÔNG TIN LIÊN LẠC DỰ ÁN


Quản lý thông tin liên lạc nhằm mục đích đảm bảo các luồng thông tin liên lạc trong quá trình thực
hiện dự án được thông suốt, liên tục, hiệu quả, đúng việc, đúng người cần nhận thông tin và chịu
trách nhiệm xử lý thông tin. Thông qua đó đảm bảo mọi vấn đề của dự án được xử lý nhanh chóng,
hiệu quả, đúng quy trình, không gián đoạn.
Các thông tin liên lạc, hồ sơ lưu trữ và dữ liệu cũng sẽ được mã số theo hệ thống hòa và lưu trữ
một cách chuẩn xác, có hệ thống.
Thông tin dự án được lưu trữ thông qua các tài liệu dạng văn bản, email, thông tin trên hệ thống…
và được phát hành cho các bên liên quan.

III.1. PHÂN BIỆT LOẠI HÌNH THÔNG TIN


 Thông tin đi: là các thông tin xuất phát từ Chủ đầu tư, PMU tới các nhà thầu, tư vấn…;
 Thông tin đến: là các thông tin xuất phát từ các nhà thầu, tư vấn… gửi đến PMU;
 Thông tin khác: là các thông tin trao đổi thống nhất trong các cuộc họp 2 bên hoặc
nhiều bên, các email trao đổi và được gửi tới các bên có liên quan.

III.2. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI THÔNG TIN

III.2.1. CÁC KÊNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN


Các kênh trao đổi thông tin dưới đây được coi là kênh trao đổi thông tin chính thức trong quá trình
làm việc giữa các bên, là cơ sở để triển khai công việc và xác định xử lý giải quyết các vấn đề liên
quan. Các cá nhân, đơn vị có trách nhiệm kiểm soát thông tin trước khi gửi đi để tránh tình trạng
nhiễu, rối, mất kiểm soát thông tin.
- Văn bản giấy tờ giữa các bên liên quan;
- Email trao đổi giữa các đơn vị / nhân viên phụ trách của các đơn vị có liên quan;
- Nhóm trên các mạng xã hội được lập để trao đổi nhanh công việc: zalo, facebook,
viber…
- Video clip / ghi âm các nội dung trao đổi.
- Trao đổi bằng lời nói. Đối với hình thức này, để chính thức hóa việc xác nhận thông tin,
các bên cần văn bản hóa các nội dung trao đổi và lấy xác nhận của bên còn lại.

III.2.2. THÔNG TIN ĐI


Các loại tài liệu thuộc hệ thống thông tin chiều đi như sau. Nội dung chi tiết xem trong các chương
cụ thể.
- Chỉ thị của quản lý dự án (Project Management Instruction - PMI): xem chương V:
QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH;
- Hồ sơ điều chỉnh thiết kế (Design Change Document - DCD): xem chương V – QUẢN LÝ
CÁC THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH;
- Báo cáo không tuân thủ (Non Conformance Report - NCR): xem chương VI: QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG;
- Danh sách lỗi tồn đọng (Defect List): xem chương VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG;
Page 8
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG III: QUẢN LÝ THÔNG TIN LIÊN LẠC DỰ ÁN
- Phạt vi phạm không tuân thủ (Non Conformance Penalty - NCP): xem chương VIII: XỬ
LÝ VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU;
- Biên bản phạt vi phạm an toàn (Safety Violation Penalty);
- Thông báo chậm tiến độ từ chủ đầu tư (Notice of Delay Damage): xem chương VIII;
- Yêu cầu cung cấp thông tin gửi tới tư vấn thiết kế, thẩm tra…
- Công văn gửi các nhà thầu.
- Xác nhận chỉ thị bằng lời nói (Confirmation of Verbal Instruction - CVI): xem chương V
– QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH

III.2.3. THÔNG TIN ĐẾN


1. Yêu cầu cung cấp thông tin (Request For Information – RFI).
Áp dụng đối với trường hợp nhà thầu cần hỏi thông tin từ PMU. PMU sẽ trả lời trực tiếp vào RFI
hoặc có văn bản đính kèm với RFI.
Mỗi RFI chỉ nên nêu 01 vấn đề để có thể trả lời nhanh và dễ kiểm soát.
Biểu mẫu RFI: xem Chương X - biểu mẫu số 03
2. Các loại hình thông tin đến khác
- Đệ trình xin phê duyệt (Submittal for Approval): chi tiết xem chương IV – QUY TRÌNH
TRIỂN KHAI DỰ ÁN;
- Báo cáo công tác thi công hàng ngày, tuần, tháng (Daily Work Report - DWR): chi tiết
xem chương IV – QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN;
- Đệ trình hồ sơ bản vẽ shop drawings (Shop Drawing Submittal – SD): xem chương IV -
QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN.
- Yêu cầu thay đổi (Substitution Request): chi tiết xem chương V – QUẢN LÝ CÁC THAY
ĐỔI ĐIỀU CHỈNH;
- Biên bản yêu cầu nghiệm thu vật liệu (Material Inspection Request - MIR): xem chương
VI – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
- Biên bản yêu cầu nghiệm thu công việc (Work Inspection Request - WIR): xem chương
VI – QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
- Biên bản bàn giao hạng mục công việc (Work item Handover Minute): xem chương IX
– NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, ĐÓNG GÓI DỰ ÁN
- Công văn gửi tới PMU, CĐT…

III.2.4. THÔNG TIN KHÁC


Các loại tài liệu thuộc hệ thống thông tin đa chiều:
- Biên bản họp giao ban định kì;
- Biên bản họp công việc (MOM);
- Email trao đổi công việc;
- Video clip các buổi họp;
- Các dạng thông tin trao đổi nhiều bên khác.

Page 9
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN

CHƯƠNG IV - QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN


Quy trình triển khai dự án là nội dung các công tác kĩ thuật và trình tự thực hiện các công việc
được tính từ lúc nhà thầu bắt đầu triển khai dự án sau khi trúng thầu.
Đối tượng áp dụng: cho các nhà thầu, các đơn vị tư vấn, cung cấp vật tư thiết bị...

IV.1. TẬP HỢP THÔNG TIN CỦA CÁC ĐƠN VỊ TRÚNG THẦU
Trước khi bắt đầu triển khai dự án, PMU sẽ cung cấp toàn bộ thông tin về nhà thầu trúng thầu để
tổng hợp, nghiên cứu và lưu trữ làm thông tin cơ sở cho cả dự án. Các thông tin bao gồm:
 Tổng hợp danh mục các gói thầu của dự án;
 Hợp đồng giữa chủ đầu tư với các nhà thầu;
 Hồ sơ dự thầu của nhà thầu trúng thầu (bao gồm hồ sơ gốc, bản photo, các tài liệu trình
chiếu);
 Tên nhà thầu, người đại diện của nhà thầu;
 Phạm vi công việc của các gói thầu;
 Tiến độ từng gói thầu;
 Sơ đồ tổ chức nhân sự của nhà thầu, số lượng cán bộ tham gia trực tiếp tại công trường.

IV.2. HỌP TRIỂN KHAI DỰ ÁN

IV.2.1. HỌP KHỞI ĐỘNG GÓI THẦU (KICK OFF MEETING)


Là buổi họp khởi động đối với các nhà thầu / tư vấn bắt đầu tham gia dự án, chủ trì bởi PMU. Nội
dung buổi họp bao gồm:
 Giới thiệu các thông tin liên quan tới gói thầu;
 Thông tin về các bên liên quan: PM, sơ đồ tổ chức, các cán bộ chủ chốt…;
 Thông tin tiến độ gói thầu;
 Các yêu cầu vắn tắt về QL thông tin, QL chất lượng, QL chi phí, HSE;
 Các phương thức trao đổi thông tin;
 Các yêu cầu đặc biệt khác;
 Các yêu cầu chung về đóng gói gói thầu sau khi hoàn thành;
 PMU trả lời các câu hỏi của nhà thầu.
Họp khởi động được áp dụng cho tất các nhà thầu tham gia và các giai đoạn của vòng đời dự án.
Họp khởi động được yêu cầu thực hiện trong ngày đầu tiên nhà thầu bắt đầu đến công trường
chuẩn bị cho thi công.

IV.2.2. HỌP GIAO BAN ĐỊNH KỲ


Họp giao ban định kì giữa PMU và toàn bộ các nhà thầu do PMU tổ chức là các buổi họp bắt buộc
các nhà thầu tham gia nhằm mục đích báo cáo các công việc thực hiện và phối hợp giữa các bên
trong quá trình triển khai, giải quyết và xử lý các xung đột, vướng mắc của các bên.

Page 10
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1. Họp giao ban tuần
Hàng tuần, PMU và các nhà thầu tổ chức họp giao ban để cập nhật tổng thể các công việc, kế hoạch
tuần tiếp theo và xử lý các tình huống nêu ra kịp thời.
Thời gian họp cụ thể do PMU xác định tùy thuộc thời điểm tiến độ sẽ được thông báo trước cho
các nhà thầu.
2. Họp báo cáo định kỳ tháng, quý, năm
Tùy vào tình hình cụ thể mỗi dự án, PMU sẽ yêu cầu các nhà thầu tổ chức họp báo cáo công việc
định kỳ theo chu kỳ do PMU xác định để báo cáo hoạt động của các nhà thầu đã thực hiện và kế
hoạch cho chu kỳ tiếp theo.
3. Họp trao đổi công việc
Họp trao đổi công việc giữa PMU và một hoặc nhiều bên khác nhau có thể được tiến hành tùy vào
tình hình công trường và theo yêu cầu công việc. Biên bản họp là căn cứ xác định các trao đổi, thỏa
thuận, cam kết giữa các bên và các bên có trách nhiệm tuân thủ thực hiện.
Biểu mẫu Biên bản họp xem Chương X – Mẫu số 06.

IV.2.3. BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG (SM)


Trong quá trình kiểm tra, giám sát công việc của nhà thầu, nếu phát hiện các vấn đề cần chỉnh sửa
điều chỉnh về tiến độ, tổ chức thi công, chất lượng…, giám sát PMU có trách nhiệm thông báo ngay
cho giám sát kĩ thuật nhà thầu, lập biên bản hiện trường (Site Memorandum) để ghi lại sự việc làm
cơ sở xử lý nếu nhà thầu tái diễn vi phạm hoặc không tuân thủ.
Biên bản hiện trường cần được thực hiện ngay tại công trường, tại thời điểm xảy ra sự việc cần xử
lý với chữ kí xác nhận của các bên có liên quan.
Biểu mẫu biên bản họp: xem Chương X – Biểu mẫu số 07

IV.3. BÀN GIAO TRƯỚC VÀ SAU KHI THI CÔNG

IV.3.1. BÀN GIAO TRƯỚC KHI THI CÔNG TỪ PMU TỚI NHÀ THẦU (AHF)
Trước khi triển khai các công tác thi công, PMU thực hiện bàn giao mặt bằng, bàn giao tim mốc
trắc đạc, các điều kiện hiện trạng của mặt bằng. Nhà thầu có trách nhiệm tiếp nhận và triển khai
thi công sau khi nhận mặt bằng.
Các bước bàn giao trước khi thi công bao gồm:
- Bàn giao mặt bằng từ PMU cho nhà thầu (Area Handover Form);
- Bàn giao tim mốc trắc đạc dự án;
- Các thông tin hiện trạng đi kèm khi bàn giao mặt bằng.
Biểu mẫu biên bản họp: xem Chương X – Biểu mẫu số 11

IV.3.2. BÀN GIAO SAU KHI THI CÔNG TỪ NHÀ THẦU TỚI PMU (WHM)
Sau khi nhà thầu hoàn thành công trình / hạng mục công trình, nhà thầu tiến hành bàn giao lại cho
PMU các hạng mục đã hoàn thành. Các nội dung bàn giao lại cho chủ đầu tư bao gồm:
- Biên bản bàn giao mặt bằng hoàn thành (WHM);
- Biên bản bàn giao tài sản (với gói thầu có thiết bị);

Page 11
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
- Các thông tin khác đi kèm khi bàn giao mặt bằng.
PMU kiểm tra, đánh giá mặt bằng, nếu đủ điều kiện về chất lượng, số lượng… theo nội dung bàn
giao thì kí xác nhận bàn giao mặt bằng từ nhà thầu. Nếu không đạt, nhà thầu có trách nhiệm sửa
lại tới khi đạt yêu cầu nghiệm thu và bàn giao.
Đối với trường hợp bàn giao mặt bằng hoàn thành toàn bộ gói thầu, xem thêm các nội dung trong
chương IX – NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, ĐÓNG GÓI DỰ ÁN
Biểu mẫu Biên bản bàn giao hạng mục công việc (WHM) xem Chương X – biểu mẫu số 12

IV.4. ĐỆ TRÌNH CÁC TÀI LIỆU TRƯỚC KHI THI CÔNG


Trước khi triển khai thi công, nhà thầu đệ trình các hồ sơ cho PMU xem xét phê duyệt. Các hạng
mục công việc có đủ các phê duyệt mới đủ điều kiện triển khai thi công.

IV.4.1. HỒ SƠ NĂNG LỰC CÁN BỘ THAM GIA DỰ ÁN


Nhà thầu đệ trình hồ sơ năng lực các cán bộ tham gia dự án để PMU kiểm tra đánh giá sự phù hợp
với hồ sơ mời thầu. Tài liệu đệ trình hồ sơ năng lực cán bộ bao gồm:
 Bảng tổng hợp danh sách cán bộ;
 Bảng kê năng lực chuyên môn của các cán bộ có chữ kí xác nhận;
 Các văn bằng, chứng chỉ chuyên môn;
 Sơ đồ tổ chức công trường có tên, chức danh, số điện thoại cụ thể của từng vị trí.
Lưu ý: Danh sách cán bộ tham gia có thể khác với hồ sơ trúng thầu nhưng năng lực phải đảm bảo
như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu và các cán bộ thay thế phải có năng lực tối thiểu tương đương
với danh sách trong hồ sơ trúng thầu.

IV.4.2. ĐỆ TRÌNH PHÊ DUYỆT THẦU PHỤ (SFA-SUB)


Đệ trình phê duyệt thầu phụ với các thông tin cơ bản:
a. Thông tin pháp lý của thầu phụ;
b. Đánh giá sự phù hợp (so sánh với các tiêu chí kĩ thuật trong hồ sơ mời thầu);
c. Năng lực kĩ thuật phù hợp với tính chất công việc;
d. Các dự án tương tự đã triển khai.
Biểu mẫu xem Chương X – Mẫu số 08

IV.4.3. BẢN VẼ SHOP DRAWINGS


Nhà thầu đệ trình bản vẽ shopdrawing dựa theo hồ sơ bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt (có
đóng dấu FOR CONSTRUCTION);
Biểu mẫu đệ trình shop drawing (Shop Drawing Submittal - SD): xem Chương X – Mẫu số 09

IV.4.4. BẢNG TÍNH TOÁN


Nhà thầu đệ trình bảng tính toán cho các hạng mục được yêu cầu (vd: hệ giàn giáo, cốp pha đỡ tải
trọng…) để PMU đánh giá xem xét phù hợp. Bảng tính toán được nộp kèm cùng với bản vẽ shop
drawings.

Page 12
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
IV.4.5. PHÊ DUYỆT VẬT LIỆU (SFA-MAR)
Nhà thầu đệ trình phê duyệt vật liệu áp dụng cho các hạng mục công việc, cấu trúc bao gồm:
a. Mô tả vật liệu;
b. Phạm vi áp dụng;
c. Thông tin về đơn vị sản xuất, xuất xứ;
d. Catalogue;
e. Chứng minh sự phù hợp của vật liệu với thiết kế, chỉ dẫn kĩ thuật;
f. Thời gian bảo hành của vật liệu;
g. Các kết quả thí nghiệm đạt chuẩn (Test report/ Conformation Certificate);
h. Tài liệu an toàn vật liệu (MSDS);
i. Mẫu vật liệu thực.
Biểu mẫu đệ trình phê duyệt vật liệu: xem Chương X – Mẫu số 08

IV.4.6. PHÊ DUYỆT BIỆN PHÁP THI CÔNG (SFA-MOS)


Nhà thầu đệ trình biện pháp thi công, cấu trúc bao gồm:
a. Mô tả chung, trích dẫn các tiêu chuẩn trong chỉ dẫn kĩ thuật áp dụng cho hạng mục;
b. Danh sách các vật liệu được phê duyệt (có đính kèm bản photo phê duyệt);
c. Các công tác phục vụ chuẩn bị thi công (máy móc, nhân sự…);
d. Trình tự thi công;
e. Biện pháp kiểm tra nghiệm thu, các tiêu chuẩn áp dụng;
f. Tiến độ hạng mục công việc;
g. Tổ chức công trường, bố trí mặt bằng công trường, công trình tạm, hướng thi
công…;
h. Kế hoạch kiểm tra thí nghiệm (Inspection Test Plan);
i. Sơ đồ dòng công việc (Work Flow Chart);
j. Biểu mẫu kiểm tra nghiệm thu vật liệu (Material Check list);
k. Biểu mẫu kiểm tra nghiệm thu hạng mục công việc;
l. Các lưu ý đặc biệt về an toàn, đánh giá rủi ro, các giải pháp đảm bảo an toàn;
Biểu mẫu đệ trình phê duyệt biện pháp thi công: xem Chương X – Mẫu số 08

IV.5. BÁO CÁO CÔNG VIỆC

IV.5.1. BÁO CÁO ĐỊNH KÌ CỦA NHÀ THẦU


1. Báo cáo thi công ngày (DWR)
Mỗi nhà thầu sẽ đệ trình 02 bản cứng + bản mềm PDF “báo cáo thi công ngày” (Daily Work Report)
với các nội dung cụ thể về công tác thi công hàng ngày (tương tự Nhật kí thi công) cho PMU.

Page 13
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
Báo cáo ngày được gửi tới PMU không muộn hơn 9h sáng ngày hôm sau.
Mẫu báo cáo thi công ngày (DWR): xem Chương X – Mẫu số 10
2. Báo cáo thi công tuần
Mỗi nhà thầu sẽ đệ trình 02 bản cứng + bản mềm PDF “có đóng dấu pháp lý báo cáo thi công tuần”
tới PMU vào thứ 7 hàng tuần.
3. Báo cáo thi công tháng
Mỗi nhà thầu sẽ đệ trình 02 bản cứng + bản mềm PDF “báo cáo thi công tháng” tới PMU vào ngày
25 hàng tháng, có xác nhận của PMU.
Báo cáo thi công tháng được đóng dấu xác nhận của người đại diện nhà thầu tại dự án.
Nội dung báo cáo thi công tháng:
 Báo cáo khối lượng thi công trong tháng, so sánh với khối lượng kế hoạch.
 Báo cáo nhân công trong tháng, so sánh với kế hoạch nhân công.
 Báo cáo tiến độ, so sánh tiến độ thực tế với tiến độ kế hoạch.
 Giải pháp bù tiến độ, khối lượng nếu chậm.
 Các vấn đề sự cố về an toàn, biện pháp khắc phục.
 Các vấn đề khác nếu có.

IV.5.2. BÁO CÁO SỰ CỐ (INCIDENT REPORT)


Trong quá trình triển khai, nếu các bên phát hiện có sự cố về xây dựng ở mức quan trọng và cần
xử lý ngay, bên phát hiện hoặc PMU sẽ làm báo cáo sự cố với các nội dung cụ thể:
 Mô tả sự cố: hiện trạng, quy mô;
 Nguyên nhân sơ bộ sự cố theo đánh giá của các bên liên quan;
 Giải pháp kĩ thuật xử lý sự cố đề xuất;
 Đề xuất nếu cần một bên thứ 3 độc lập vào kiểm tra, kiểm định, thí nghiệm sự cố;
 Thời gian xử lý sự cố dự kiến và ảnh hưởng tới các công tác khác.

IV.5.3. CÁC BÁO CÁO KHÁC


Các báo cáo khác được lập theo yêu cầu của PMU đối với từng công việc cụ thể. Nhà thầu có trách
nhiệm phối hợp và cung cấp báo cáo theo như yêu cầu.

IV.6. KIỂM SOÁT NHÀ THẦU TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG
PMU, TVGS kiểm tra, giám sát công tác của nhà thầu dựa trên các tài liệu được phê duyệt bao gồm
bản vẽ shop drawings, đệ trình vật liệu, biện pháp thi công, các đệ trình khác có liên quan.
Trường hợp phát hiện các sai phạm so với biện pháp thi công, bản vẽ shop drawing hay vật liệu,
PUM, TVGS nhắc nhở, lập báo cáo hiện trường (SM) hoặc phát hành biên bản không tuân thủ yêu
cầu nhà thầu sửa chữa các sai sót. (xem chương VI - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG).
Vi phạm về Chất lượng: PMU, TVGS áp dụng các hình thức nhắc nhở, xử lý được nêu trong chương
VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Vi phạm về tiến độ (chậm hơn kế hoạch): PMU, TVGS áp dụng quy định về phạt chậm tiến độ theo

Page 14
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN
điều khoản của hợp đồng, cụ thể xem chương VIII: XỬ LÝ VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU
Vi phạm về an toàn, vệ sinh môi trường: PMU, TVGS áp dụng quy định về Nội quy an toàn công
trường để xử lý và chấn chỉnh. Nội quy an toàn được ban hành độc lập với tài liệu này.
Tổ chức nghiệm thu: xem nội dung chi tiết ở chương VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

IV.7. HỒ SƠ SAU KHI HOÀN THÀNH THI CÔNG


Nhà thầu được coi là hoàn thành công việc khi được xác nhận các hồ sơ sau
- Biên bản nghiệm thu vật liệu;
- Biên bản nghiệm thu công việc;
- Các kết quả thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm công việc theo quy định tần suất trong tiêu
chuẩn xây dựng và quy định hợp đồng;
- Hồ sơ nghiệm thu đóng NCR (nếu có);
- Hồ sơ hoàn công tạm khối lượng hoàn thành.

Page 15
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG V: QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỂU CHỈNH

CHƯƠNG V - QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH


Quản lý các thay đổi điều chỉnh là quy trình phân loại và quản lý các thay đổi, điều chỉnh xuất phát
từ các bên trong quá trình thực hiện dự án.

V.1. PHÂN LOẠI CÁC THAY ĐỔI


Có 04 loại thay đổi (về thiết kế, chỉ dẫn kĩ thuật…) trong giai đoạn triển khai thi công được phân
loại như sau:
1. Thay đổi do điều chỉnh, bổ sung thiết kế từ chủ đầu tư / tư vấn;
2. Thay đổi tại hiện trường do nhà thầu đề xuất điều chỉnh;
3. Thay đổi tại hiện trường theo thực tế thi công cần điều chỉnh.

V.2. THAY ĐỔI DO ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG THIẾT KẾ TỪ CHỦ ĐẦU TƯ

V.2.1. CHỈ THỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMI)


Trường hợp chủ đầu tư/ PMU có điều chỉnh, thay đổi, chỉ đạo riêng một vấn đề cần nhà thầu triển
khai thực hiện theo, PMU gửi văn bản “Chỉ thị quản lý dự án” (PMI) tới nhà thầu để thực hiện.
Trong PMI có các nội dung liên quan tới yêu cầu thực hiện công việc, đệ trình giá trị/ tiến độ phát
sinh nếu có.
Nhà thầu sau khi tiếp nhận chỉ thị triển khai ngay công việc đồng thời đệ trình thay đổi về giá/ tiến
độ để phê duyệt.
PMI có giá trị sử dụng khi được phát hành với sự xác nhận của giám đốc dự án.
Biểu mẫu Chỉ thị của quản lý dự án: xem Chương X – Mẫu số 01.

V.2.2. XÁC NHẬN CHỈ THỊ BẰNG LỜI NÓI (CVI)


Biểu mẫu Xác nhận chỉ thị bằng lời nói (Confirmation of Verbal Instruction) được áp dụng đối với
trường hợp PMU xác nhận chính thức hóa thông tin chỉ thị cho nhà thầu bằng lời nói ở các cuộc
họp, kiểm tra, làm việc…
CVI có thể được phát hành bởi trưởng phòng quản lý xây dựng, cơ điện, an toàn hoặc cấp cao hơn.
CVI chỉ áp dụng cho các tình huống cần truyền đạt thông tin hướng dẫn triển khai tới nhà thầu mà
không liên quan tới chi phí thay đổi, phát sinh. Các chỉ thị có liên quan tới điều chỉnh giá, chi phí
của nhà thầu cần được phát hành thông qua PMI với sự xác nhận của Giám đốc dự án.
Biểu mẫu CVI: xem Chương X – Mẫu số 02.

V.2.3. HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ (DCD)


1. Thay đổi thiết kế xuất phát từ chủ đầu tư
Trường hợp CĐT có dự định điều chỉnh, thay đổi thiết kế, CĐT sẽ thông qua TVTK hoặc trực tiếp
thực hiện các hồ sơ thay đổi (DCD) và phát hành cho nhà thầu thông qua PMU.
Các hồ sơ thay đổi thiết kế sẽ được áp dụng mẫu “Hồ sơ điều chỉnh thiết kế”.

Page 16
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG V: QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỂU CHỈNH
2. Thay đổi thiết kế xuất phát từ tư vấn thiết kế
Các vấn đề thiết kế do TVTK thiếu / sai chi tiết, chỉ dẫn kĩ thuật… trong hồ sơ thi công: khi các bên
liên quan phát hiện và phát hành RFI về thiết kế, TVTK có trách nhiệm trả lời, thu thập tất cả những
điều chỉnh cụ thể nêu trong RFI và tổng hợp thành hồ sơ điều chỉnh bổ sung theo yêu cầu của dự
án.
Hồ sơ nộp bổ sung được đính kèm cùng các RFI để đối chiếu.
Giá/ tiến độ do các lỗi từ phía TVTK sẽ được tính toán và phân định chi phí giữa các bên theo nội
dung hợp đồng.
3. Biểu mẫu Hồ sơ điều chỉnh thiết kế (DCD)
Trường hợp chủ đầu tư có ý định thay đổi/ điều chỉnh thiết kế, chủ đầu tư sẽ phát hành Chỉ thị
thay đổi thiết kế (DCD) với các nội dung được ghi rõ hoặc đính kèm bản vẽ phương án thay đổi.
PMU là đại diện cho chủ đầu tư phát hành các thay đổi này tới nhà thầu.
DCD được phát hành như là tài liệu đính kèm trong PMI. DCD không được phát hành một cách độc
lập tới nhà thầu mà không thông qua xác nhận của PMU. Các DCD phát hành độc lập trực tiếp tới
nhà thầu không được coi là tài liệu chính thức từ PMU và không có cơ sở xác nhận nghiệm thu,
thanh toán nếu nhà thầu tự động triển khai.
Biểu mẫu Hồ sơ điều chỉnh thiết kế (DCD): xem Chương X – Mẫu số 03.

V.3. THAY ĐỔI DO NHÀ THẦU ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH (SUBSTITUTION REQUEST)
Trường hợp nhà thầu trong quá trình thi công có nhận định một số chi tiết nên thay đổi điều chỉnh
cho phù hợp với kĩ thuật, công nghệ, thiết bị…, nhà thầu sẽ đệ trình Đề nghị thay đổi (SR –
Substitution Request).
Sau khi tiếp nhận thông tin, PMU sẽ xem xét sự phù hợp, cần thiết phải thay đổi, phân tích các ảnh
hưởng thay đổi về kĩ thuật, chi phí… và quyết định phê duyệt thay đổi hoặc từ chối. Nhà thầu có
trách nhiệm tuân thủ quyết định cuối cùng.
Biểu mẫu Đề nghị thay đổi (SR – Substitution Request): xem Chương X - Mẫu số 04.

V.4. THAY ĐỔI TẠI HIỆN TRƯỜNG THEO THỰC TẾ CẦN ĐIỀU CHỈNH
Trường hợp trong quá trình triển khai thi công, các bên nhận thấy cần điều chỉnh công việc để phù
hợp với thực tế xây dựng hoặc hiện trạng, vật liệu…, PMU sẽ tập hợp thông tin phân tích từ các
bên, lấy ý kiến thông qua các buổi họp và xem xét sự cần thiết phải thay đổi để quyết định việc
thay đổi hay không.
CĐT xem xét đánh giá tổng thể và ra quyết định cuối cùng, PMU phát hành chỉ thị quản lý dự án
(PMI) về nội dung các thay đổi đã được nghiên cứu chấp thuận.

Page 17
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

CHƯƠNG VI - QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG


VI.1. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Nhà thầu có trách nhiệm đệ trình Kế hoạch quản lý chất lượng theo các mẫu quy định của Bộ Xây
dựng trước khi triển khai thi công gói thầu để phê duyệt và làm cơ sở kiểm tra, nghiệm thu và làm
việc với các cơ quan quản lý chuyên môn nhà nước trong suốt quá trình thực hiện dự án.
Trong quá trình thi công, ngoài kế hoạch quản lý chất lượng nêu trên, nhà thầu có trách nhiệm đệ
trình các biện pháp thi công cho từng hạng mục công việc để làm cơ sở giám sát, kiểm tra và
nghiệm thu. Mẫu biện pháp thi công xem Chương IV - QUY TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN

VI.2. HỆ THỐNG BIỂU MẪU ÁP DỤNG


PMU áp dụng hệ thống biểu mẫu nghiệm thu chất lượng đính kèm trong tài liệu này để thay thế
cho hệ thống biểu mẫu do Bộ Xây dựng ban hành. Cụ thể các biểu mẫu của Bộ Xây dựng có và
không áp dụng như sau:
Những biểu mẫu theo mẫu của Bộ Xây dựng không áp dụng:
- Biên bản nghiệm thu nội bộ giữa nhà thầu và thầu phụ (đã được BXD loại bỏ, không bắt
buộc áp dụng);
- Thư mời nghiệm thu (đã được gộp vào trong các biên bản “Yêu cầu nghiệm thu vật
liệu” và “Yêu cầu nghiệm thu công việc”);
- Biên bản nghiệm thu vật liệu (thay thế bằng mẫu “Yêu cầu nghiệm thu vật liệu”);
- Biên bản nghiệm thu công việc (thay thế bằng mẫu “Yêu cầu nghiệm thu công việc”);
Những biểu mẫu theo mẫu của Bộ Xây dựng có áp dụng:
- Thư mời Yêu cầu nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình;
- Biên bản Nghiệm thu hoàn thành công trình, hạng mục công trình đưa vào sử dụng.
Chi tiết cách áp dụng biểu mẫu nghiệm thu hoàn thành xem Chương IX - NGHIỆM THU HOÀN
THÀNH, ĐÓNG GÓI DỰ ÁN.

VI.3. QUY TRÌNH NGHIỆM THU VẬT LIỆU, NGHIỆM THU CÔNG VIỆC

VI.3.1. PHÂN LOẠI NGHIỆM THU


Công tác nghiệm thu bao gồm các loại nghiệm thu sau đây:
 Nghiệm thu vật liệu đầu vào (Material Inspection Request – MIR);
 Nghiệm thu công việc thi công (Work Inspection Request – WIR);
 Nghiệm thu hoàn thành gói thầu/ hạng mục gói thầu (Taking Over Certificate – TOC).

VI.3.2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC NGHIỆM THU


Trình tự công tác quản lý chất lượng công việc thi công bao gồm:
 Nghiệm thu vật liệu đầu vào;
 Kiểm tra giám sát đối chiếu với bản vẽ shop drawings;
 Nghiệm thu hạng mục công việc;

Page 18
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

 Kiểm tra xác nhận hồ sơ hoàn công.


1. Nghiệm thu vật liệu đầu vào
Trình tự kiểm soát nghiệm thu vật liệu bao gồm:
- Kiểm tra vật liệu tại hiện trường (chủng loại, số lượng) so sánh với đệ trình;
- Lẫy mẫu thí nghiệm (xem mẫu Minute of Material Sample – Biên bản lấy mẫu vật liệu).
Danh mục các mẫu cần thí nghiệm xem tài liệu đệ trình vật liệu đã được phê duyệt
(SFA-MAR).
- Chấp thuận cho thi công nếu đạt đủ các điều kiện theo tiêu chuẩn, đệ trình phê duyệt.
Biểu mẫu Yêu cầu nghiệm thu vật liệu (MIR): xem Chương X - Mẫu số 13.
Biểu mẫu Biên bản lấy mẫu thí nghiệm (MMS): xem Chương X – Mẫu số 14.
2. Nghiệm thu công việc
Trình tự kiểm soát nghiệm thu công việc bao gồm:
- Kiểm tra vật liệu thi công phù hợp với vật liệu được phê duyệt;
- Kiểm tra quy trình triển khai thi công phù hợp với biện pháp;
- Kiểm tra kích thước hình học, khối lượng thi công phù hợp với bản vẽ shop drawing;
- Thí nghiệm hạng mục công việc, danh mục các mẫu cần thí nghiệm xem tài liệu đệ trình
biện pháp thi công đã được phê duyệt (SFA-MOS);
- Kiểm tra tình trạng các NCR. Chỉ các NCR đã được đóng mới đủ điều kiện nghiệm thu
công việc;
- Chấp thuận nghiệm thu nếu đạt đủ các điều kiện trên.
Biểu mẫu đề nghị nghiệm thu (WIR): xem Chương X - biểu mẫu số 15.
3. Kiểm tra xác nhận hồ sơ hoàn công
Sau khi nghiệm thu, nhà thầu nộp hồ sơ bản vẽ hoàn công tạm đối với khối lượng công việc hoàn
thành để làm hồ sơ thanh toán. PMU kiểm tra, xác nhận nếu hồ sơ hoàn công phù hợp với thực tế
thi công.

VI.4. CÁC HÌNH THỨC NHẮC NHỞ, CẢNH BÁO VỀ CHẤT LƯỢNG

VI.4.1. CẢNH BÁO CHẤT LƯỢNG HIỆN TRƯỜNG


Hình thức thư nhắc nhở nhà thầu được lập khi PMU/ TVGS phát hiện có công tác thực hiện không
theo biện pháp/ bản vẽ shop drawings / vật liệu/ các yêu cầu của hợp đồng nhưng vi phạm chưa
ở mức lớn và có thể điều chỉnh ngay để phù hợp với yêu cầu.
Thư nhắc nhở có thể được đánh máy hoặc viết tay ngay tại công trường, vị trí vi phạm… khi phát
hiện thấy sai phạm (mẫu Biên bản hiện trường – SM).
Nhà thầu có trách nhiệm tiếp thu nhắc nhở và điều chỉnh công việc cho phù hợp ngay sau khi nhận
được thư nhắc nhở.
Sau khi nhà thầu chỉnh sửa phù hợp, các bên sẽ kí xác nhận “hoàn thành sửa chữa” vào trong thư
nhắc nhở nhà thầu.
Các công tác sửa chữa được nêu trong thư tay không bị coi là “Không tuân thủ” và không ảnh
hưởng tới công tác dừng nghiệm thu, dừng thanh toán của nhà thầu.
Page 19
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
Biểu mẫu Biên bản hiện trường (SM) xem Chương X – Mẫu số 07.

VI.4.2. BÁO CÁO KHÔNG TUÂN THỦ (NCR) & BÁO CÁO HOÀN THÀNH SỬA CHỮA (CAR)
Nếu PMU và/ hoặc Tư vấn phát hiện các lỗi sai trong công việc không tuân thủ yêu cầu của hợp
đồng và quy trình, tiêu chuẩn xây dựng, tài liệu đệ trình đã được phê duyệt và các lỗi này ở quy
mô lớn, không thể sửa chữa ngay lập tức hoặc đã có thư nhắc nhở nhưng nhà thầu không thực
hiện, PMU &/hoặc TVGS sẽ phát hành Báo cáo không tuân thủ (Non Conformance Report) tới nhà
thầu.
Báo cáo không tuân thủ (NCR) là tài liệu có chất bắt buộc nhà thầu phải thực hiện sửa chữa đối
với các lỗi được nêu và không thể được nghiệm thu, thanh toán nếu chưa đóng NCR.
Nhà thầu tiếp nhận NCR và đệ trình lại kế hoạch sửa chữa, thời hạn và tiến hành sửa chữa theo
biện pháp được chấp thuận.
Sau khi sửa chữa, nhà thầu gửi Báo cáo hoàn thành sửa chữa (Corective Action Report - CAR) đề
nghị đóng NCR. PMU, TVGS kiểm tra nếu đạt yêu cầu sẽ xác nhận các lỗi đã được sửa và chấp
thuận CAR, đóng NCR.
 Ghi chú:
- Chỉ các công việc đã được đóng NCR mới đủ điều kiện nghiệm thu, các công việc còn
tồn đọng NCR sẽ không đủ điều kiện nghiệm thu cũng như thanh toán.
- Thời gian, chi phí sửa chữa do lỗi NCR không được tính là thời gian/ chi phí phát sinh
(Extension of Time - EOT) khi thanh toán/ quyết toán.
Biểu mẫu NCR/ CAR: xem Chương X - Mẫu số 16.
Quá thời gian quy định sửa chữa trong NCR mà nhà thầu không triển khai mà không có lý do chính
đáng, PMU sẽ phát hành Biên bản phạt vi phạm không tuân thủ (NCP) – xem Chương VIII – XỬ LÝ
VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU.

VI.4.3. DANH SÁCH CÁC LỖI TỒN ĐỌNG (D/L)


Danh sách lỗi tồn đọng là danh mục các lỗi, vị trí lỗi vẫn còn tồn tại dù đã có thể được nghiệm thu
và chưa tới mức phát hành NCR. Các lỗi này có thể không ảnh hưởng lớn tới quá trình triển khai
cũng như hoạt động của dự án, các gói thầu khác. Tuy nhiên nhà thầu vẫn phải có trách nhiệm
hoàn thành sửa chữa toàn bộ các lỗi nêu ra trước khi chuyển bước công tác tiếp theo hoặc trước
khi vào giai đoạn nghiệm thu hoàn thành bàn giao gói thầu.
Danh sách lỗi tồn đọng có thể bao gồm cả các công tác bị sót, chưa hoàn thành của nhà thầu.
Trước giai đoạn nghiệm thu hoàn thành, bàn giao gói thầu, PMU sẽ kiểm tra D/L và yêu cầu nhà
thầu hoàn thành toàn bộ các vấn đề nêu trong D/L để đủ điều kiện tiến hành nghiệm thu hoàn
thành.
Biểu mẫu D/L xem Chương X – Mẫu số 17.

VI.5. NGHIỆM THU HOÀN THÀNH GÓI THẦU ĐƯA VÀO SỬ DỤNG
Nghiệm thu hoàn thành gói thầu đưa vào sử dụng được tiến hành sau khi hoàn thành toàn bộ các
hạng mục công việc thuộc phạm vi gói thầu và các phát sinh nếu có. Nội dung chi tiết của công tác
nghiệm thu hoàn thành xem Chương IX – NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, ĐÓNG GÓI DỰ ÁN.

Page 20
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VI: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

VI.6. BẢO HÀNH VÀ THANH LÝ KẾT THÚC HỢP ĐỒNG

VI.6.1. BẢO HÀNH GÓI THẦU (DEFECT LIABILITY PERIOD)


Thời gian chịu trách nhiệm về sai sót hay thời gian bảo hành (Defect Liability Period) là thời gian
bảo hành theo quy định của hợp đồng sau khi được nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào vận
hành. Thời gian bảo hành được xác định dựa trên điều kiện hợp đồng và bắt đầu từ sau khi ban
hành Chứng chỉ nghiệm thu tổng thể.
Trong thời gian bảo hành, nếu phát hiện có sai sót, PMU/ CĐT sẽ phát hành văn bản Thông báo sai
sót (Notice of Defects) tới nhà thầu để yêu cầu nhà thầu sửa chữa sai sót trong thời hạn sửa chữa
sai sót theo hợp đồng.

VI.6.2. THANH LÝ KẾT THÚC HỢP ĐỒNG


Sau khi kết thúc thời gian bảo hành, nếu mọi sai sót đều được hoàn thành sửa chữa trong thời
gian quy định, PMU sẽ phát hành “Chứng chỉ hoàn thành” (Performance Certificate) xác nhận nhà
thầu hoàn thành giai đoạn sửa chữa sai sót trong vòng 28 ngày kể từ ngày hết thời hạn theo dõi
sai sót. Các nội dung tồn đọng nêu trong chứng chỉ thực hiện vẫn có giá trị cho tới khi nhà thầu
hoàn thành mọi việc sửa chữa sai sót theo danh mục đã nêu.
Sau khi nhận được Chứng chỉ hoàn thành, nhà thầu đủ điều kiện thực hiện việc thanh lý, kết thúc
hợp đồng theo các quy định của hợp đồng.

Page 21
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG VII - QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI


Quản lý thương mại là các quy trình và mẫu quản lý thương mại được áp dụng cho dự án.

VII.1. KIỂM TRA BẢO LÃNH TẠM ỨNG/ BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG.

VII.1.1. KIỂM TRA BẢO LÃNH TẠM ỨNG:


Trong thời gian quy định kể từ ngày phát hành hợp đồng, nhà thầu/ tư vấn đệ trình BẢN GỐC Bảo
lãnh Tạm ứng cho PMU.
PMU/ QS kiểm tra Bảo lãnh và Chi tiết ngân hàng, Thông tin dự án và ngày hết hạn, kiểm tra giá trị
bảo lãnh và các thông tin khác.
CĐT giữ Bảo lãnh Tạm ứng cho đến khi thu hồi hết tiềnTạm ứng từ Nhà thầu/Tư vấn.

VII.1.2. KIỂM TRA BẢO LÃNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG


Trong thời gian quy định kể từ ngày phát hành hợp đồng, nhà thầu/ tư vấn đệ trình BẢN GỐC Bảo
lãnh Thực hiện hợp đồng.
PMU/ QS kiểm tra Bảo lãnh và Chi tiết ngân hàng, Thông tin dự án và ngày hết hạn, kiểm tra giá trị
bảo lãnh và các thông tin khác.
CĐT giữ Bảo lãnh thực hiện Hợp đồng cho đến khi ký Biên bản Nghiệm thu hoàn thành và thanh lý
Hợp đồng với Nhà thầu/Tư vấn.

VII.2. QUY TRÌNH THANH TOÁN


Sau khi nhà thầu đệ trình Bảo đảm thanh toán phù hợp, nhà thầu có thể gửi đề nghị thanh toán
dựa trên tiến độ thi công hoàn tất, tiến độ thanh toán và các yêu cầu của hợp đồng liên quan.

VII.2.1. QUY TRÌNH THANH TOÁN TẠM ỨNG


Nhà thầu/ tư vấn đệ trình hồ sơ Tạm ứng (04 bộ gốc, 01 bộ copy, 01 bản mềm) bao gồm Bản gốc
Bảo lãnh tạm ứng;
PMU xem xét hồ sơ sơ bộ để xác nhận sự chính xác,
Chuyển bộ phận QS kiểm tra chi tiết hồ sơ và giá trị đề nghị thanh toán;
Xử lý hồ sơ và thanh toán tạm ứng;

VII.2.2. QUY TRÌNH THANH TOÁN GIAI ĐOẠN (IPC)


1. Trình tự thực hiện hồ sơ thanh toán
Nhà thầu đệ trình bản nháp hồ sơ thanh toán (IPC): 02 bản cứng, 01 bản mềm;
Tư vấn QS xem xét và tiến hành kiểm tra hiện trường, họp với các bên để làm rõ nếu có yêu cầu,
xử lý các mâu thuẫn;
Nhà thầu đệ trình hồ sơ chính thức sau khi làm rõ với QS;
PMU, QS kiểm tra, xác nhận và gửi yêu cầu tới CĐT tiến hành thanh toán;

Page 22
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VII: QUẢN LÝ THƯƠNG MẠI
2. Kết cấu hồ sơ thanh toán
Đề nghị thanh toán;
Biên bản xác nhận khối lượng thanh toán;
Tổng hợp xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành và thanh toán;
Hóa đơn VAT (nếu có);
Tài liệu đính kèm (danh mục bản vẽ, chỉ dẫn kĩ thuật, báo cáo, biên bản cuộc họp…)

VII.2.3. QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN


Nhà thầu đệ trình Bản nháp Hồ sơ quyết toán tới PMU, 02 bộ cứng và 01 bộ mềm hồ sơ bao gồm
cả hồ sơ hỗ trợ;
PMU gửi Kiểm toán, QS & CĐT bản nháp hồ sơ quyết toán;
QS, Kiểm toán cung cấp ý kiến kết hợp với PMU, gửi ý kiến lại cho nhà thầu hoàn thiện hồ sơ;
Nhà thầu hoàn thiện hồ sơ, gửi bản chính thức tới PMU, QS, CĐT;
PMU chuẩn bị Báo cáo Quyết toán đệ trình lên CĐT, Kiểm toán;
Kiểm toán kiểm tra và nộp Báo cáo Kiểm toán, CĐT
CĐT kiểm tra xác nhận và ký hồ sơ quyết toán, thanh toán lần cuối và các bên tiến hành ký biên
bản thanh lý hợp động.

VII.3. CÔNG VIỆC PHÁT SINH/ THAY ĐỔI

VII.3.1. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC PHÁT SINH/ THAY ĐỔI
Khi nhà thầu có gửi đề xuất thay đổi thời gian thực hiện hợp đồng và/ hoặc chi phí Hợp đồng, nhà
thầu áp dụng quy trình đề nghị thay đổi.
Sau khi thương thảo và xác nhận lại ảnh hưởng về thời gian và chi phí giữa nhà thầu, QS và PMU,
PMU sẽ hoàn thiện mẫu Yêu cầu thay đổi (Substitution Request) để các bên liên quan ký, sau đó
chuyển tới Chủ đầu tư xem xét phê duyệt.
Chi tiết về Yêu cầu thay đổi xem chương VIII - QUẢN LÝ CÁC THAY ĐỔI ĐIỀU CHỈNH.

VII.3.2. THANH TOÁN ĐỐI VỚI CÁC HẠNG MỤC CÔNG VIỆC THAY ĐỔI
Đối với các hạng mục công việc được chủ đầu tư chấp thuận là công việc phát sinh, bổ sung, điều
chỉnh (thông qua các phê duyệt về đề nghị thay đổi…), PMU áp dụng quy trình Lệnh thay đổi để
xác định giá trị và làm đề xuất thanh toán đối với các hạng mục công việc được nêu ra.
Biểu mẫu Lệnh thay đổi (Variation Order – VO): xem Chương X - biểu mẫu số …

Page 23
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VIII: XỬ LÝ VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU

CHƯƠNG VIII - XỬ LÝ VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU


Trong quá trình thi công, nếu nhà thầu vi phạm các quy định của công trường tới mức độ cần xử
lý vi phạm, PMU sẽ ban hành các văn bản thông báo vi phạm và mức độ xử lý cụ thể.

VIII.1. PHẠT VI PHẠM VỀ AN TOÀN, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG


Áp dụng cho các trường hợp vi phạm về an toàn, vệ sinh công trường của cá nhân, tổ chức diễn ra
trong phạm vi công trường.
Các hình thức phạt vi phạm an toàn: xem tài liệu “Nội quy an toàn sức khỏe môi trường” đã được
ban hành cho nhà thầu trong hợp đồng hoặc ban hành bởi PMU trong quá trình triển khai tại công
trường.
Biểu mẫu biên bản phạt vi phạm an toàn (SVP): xem Chương X - Mẫu số 18.

VIII.2. BIÊN BẢN PHẠT VI PHẠM KHÔNG TUÂN THỦ (NCP)


Áp dụng cho các trường hợp vi phạm đã ban hành NCR mà nhà thầu không thực hiện công tác sửa
chữa trong thời hạn quy định hoặc cam kết của nhà thầu, làm ảnh hưởng tới các công tác khác của
chủ đầu tư hoặc gây ra chậm tiến độ, chất lượng không đảm bảo.
Nội dung biên bản phạt vi phạm không tuân thủ cần nêu rõ:
- Nội dung NCR mà nhà thầu vi phạm;
- Các chậm trễ, sai phạm của nhà thầu đối với việc sửa chữa NCR;
- Thông báo mức phạt và các cảnh báo khác tiếp theo nếu có.
Quy định về hình thức phạt, các mức phạt xem trong tài liệu “Nội quy an toàn sức khỏe môi
trường” đã được ban hành cho nhà thầu trong hợp đồng hoặc ban hành bởi PMU trong quá trình
triển khai tại công trường.
Biểu mẫu biên bản phạt vi phạm không tuân thủ: xem Chương X - Mẫu số 19.

VIII.3. THÔNG BÁO CHẬM TIẾN ĐỘ TỪ CHỦ ĐẦU TƯ (NODD)


Áp dụng cho các lỗi chậm tiến độ thi công mà nhà thầu không có lý do chính đáng hoặc lý do bất
khả kháng. Tùy theo mức độ chậm tiến độ, PMU sẽ gửi NODD ở mức cảnh báo, nhắc nhở hoặc có
mức phạt chậm tiến độ cụ thể được tính toán trên cở sở quy định ở hợp đồng.
Nội dung NODD cần nêu rõ:
- Đánh giá phân tích chậm tiến độ từ PMU;
- Tổng hợp các lần cảnh báo chậm tiến độ
- Bảng đánh giá mức phạt chậm tiến độ cụ thể;
- Thông báo mức phạt và các cảnh báo khác tiếp theo nếu có.
Quy định về chậm tiến độ được căn cứ trên các điều khoản thỏa thuận tại hợp đồng giữa hai bên.
Biểu mẫu thông báo chậm tiến độ từ chủ đầu tư: xem Chương X - Mẫu số 20.

VIII.4. CẢNH BÁO TOÀN DIỆN, THAY THẾ NHÀ THẦU

VIII.4.1. CẢNH BÁO TOÀN DIỆN NHÀ THẦU


Page 24
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG VIII: XỬ LÝ VI PHẠM CỦA NHÀ THẦU
Trong trường hợp nhà thầu thi công không đạt yêu cầu về chất lượng và/ hoặc tiến độ, an toàn
lao động mặc dù đã được PMU nhắc nhở, cảnh báo nhiều lần bằng các hình thức khác, PMU sẽ
phát hành công văn (có đính kèm các chứng cứ sai phạm) về việc Cảnh báo toàn diện nhà thầu và
yêu cầu nhà thầu có biện pháp khẩn cấp để hoàn thành việc khắc phục các sai sót đã nêu.
Công việc của nhà thầu chỉ được cho phép tiếp tục nếu nhà thầu, trong khoảng thời gian quy định
của PMU, kịp thời khắc phục lỗi và có cam kết không tái diễn, cũng như cung cấp bổ sung đủ các
nguyên liệu cần thiết cho việc đảm bảo tiến độ, chất lượng, an toàn trong các công tác tiếp theo.
Song song với việc cảnh báo toàn diện, PMU sẽ đề xuất giải pháp nhà thầu thay thế để triển khai
các công tác tồn đọng của nhà thầu bị đình chỉ trong trường hợp nhà thầu cũ không thể triển khai
theo đúng yêu cầu.

VIII.4.2. ĐỀ NGHỊ THAY THẾ NHÀ THẦU


Trường hợp nhà thầu bị cảnh báo toàn diện không thể đảm bảo sửa chữa, xử lý các lỗi theo đúng
yêu cẩu của PMU trong khoảng thời gian đã định, PMU sẽ tổng hợp các sai phạm đối chiếu với các
điều khoản hợp đồng, tiêu chuẩn, quy định và đệ trình công văn gửi CĐT về việc Đề nghị thay thế
nhà thầu, đề xuất thay thế nhà thầu mới để đảm bảo công việc được triển khai theo đúng kế hoạch
ban đầu, đồng thời tiến hành xử phạt vi phạm của nhà thầu cũ, chuyển giá trị vi phạm sang hợp
đồng của nhà thầu mới.
CĐT sẽ cân đối xem xét các phân tích đề xuất của PMU. Nếu hợp lý và cần thiết, CĐT sẽ phát hành
công văn chấm dứt hợp đồng dựa trên các điều khoản hợp đồng và vi phạm của nhà thầu. Nhà
thầu có nghĩa vụ thực hiện theo đúng nội dung công văn của chủ đầu tư hoặc khiếu nại bằng văn
bản nếu có.

Page 25
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

CHƯƠNG IX - NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, ĐÓNG GÓI


DỰ ÁN
IX.1. TỔNG QUAN VỀ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH, BÀN GIAO
Nghiệm thu hoàn thành, bàn giao gói thầu là quy trình thực hiện các công tác bàn giao công trình,
gói thầu, bàn giao hồ sơ chất lượng, bản vẽ, các tài liệu vận hành, bảo trì bảo dưỡng, các chương
trình đào tạo vận hành… từ phía nhà thầu cho PMU và đối tượng quản lý, sử dụng là Quản lý vận
hành (QLVH) công trình do CĐT chỉ định, khách hàng mua căn hộ/ không gian kinh doanh.
Công tác nghiệm thu hoàn thành, bàn giao gói thầu chỉ được thực hiện khi nhà thầu hoàn thành
toàn bộ các công tác nghiệm thu thành phần của gói thầu, sửa chữa toàn bộ các lỗi trong quá trình
thi công, đóng toàn bộ các NCR.

IX.2. THỜI GIAN THỰC HIỆN


Công tác nghiệm thu hoàn thành, bàn giao có thể bắt đầu sau khi kết thúc việc thi công các hạng
mục và được triển khai đồng bộ trước hoặc cùng lúc với nghiệm thu tổng thể công trình đưa vào
sử dụng.
Đối với các gói thầu có liên quan tới bàn giao căn hộ cho khách hàng, việc thực hiện nghiệm thu
hoàn thành được thực hiện song song và kết thúc khi khách hàng kí xác nhận bàn giao căn hộ từ
CĐT.

IX.3. THÀNH PHẦN THỰC HIỆN


PMU sẽ chủ trì thực hiện các công tác nghiệm thu hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng. Toàn bộ
hồ sơ sẽ được bàn giao cho CĐT, QLVH công trình.
Tuỳ theo đặc thù mỗi dự án, thời điểm thực hiện, việc quyết định các thành phần tham gia bàn
giao công trình, đóng gói dự án sẽ được xác định cụ thể. Các thành phần cơ bản gồm có PMU, Nhà
thầu, QLVH của CĐT.

IX.4. NGHIỆM THU BÀN GIAO CHÌA KHÓA CĂN HỘ CHO QLVH
Trong giai đoạn đóng gói dự án, PMU làm việc với các bên đề thực hiện công tác nghiệm thu căn
hộ, bàn giao chìa khóa cho đại diện QLVH.
Có 2 giai đoạn nghiệm thu bàn giao bao gồm:

IX.4.1. NGHIỆM THU CĂN HỘ GIỮA NHÀ THẦU VÀ PMU


Trước khi bàn giao chìa khóa 3 bên, PMU nghiệm thu tổng thể căn hộ từ tổng thầu. Điều kiện để
nghiệm thu hoàn thành bàn giao bao gồm:
- Toàn bộ các công tác nghiệm thu thành phần đã được thực hiện với chất lượng đạt yêu
cầu, có xác nhận của PMU và TVGS.
- Bản vẽ hoàn công hoàn thành (bản cứng) toàn bộ gói thầu có chữ ký và dấu pháp nhân
của nhà thầu, TVGS.
- Kiểm kê đủ trang thiết bị, chìa khóa cung cấp cho căn hộ;
- File mềm các tài liệu:
Page 26
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

 File autocad bản vẽ hoàn công hoàn thành;


 File tài liệu hướng dẫn sử dụng, vận hành thiết bị hệ thống;
 File catalogue các thiết bị, máy móc thuộc gói thầu.
- Toàn bộ các NCR (nếu có) phải có xác nhận đã hoàn thành sửa chữa của TVGS và BPMU.
- Hoàn thành sửa chữa toàn bộ các lỗi defect nêu ra trong quá trình đi kiểm tra nghiệm
thu hoàn thành.
- Xác nhận hoàn thành các nghĩa vụ khác (nếu có) của nhà thầu theo hợp đồng.
- Kiểm tra, chạy thử các thiết bị điện nước;
- Hoàn thành vệ sinh công nghiệp.
Nhà thầu lập danh sách kiểm tra các hạng mục trên có ô đánh dấu từng mục để các bên TVGS và
BPMU theo dõi và xác nhận đã hoàn thành theo nội dung từng mục.
Công tác nghiệm thu căn hộ, vệ sinh công nghiệp có thể được tiến hành ngay sau khi hoàn thiện
từng căn hộ. Trường hợp các căn hộ đã đạt đủ điều kiện, PMU sẽ xác nhận nghiệm thu và khóa
căn hộ, thông báo bàn giao 3 bên với QLVH.

IX.4.2. BÀN GIAO 3 BÊN GIỮA NHÀ THẦU, PMU VÀ QLVH


Sau khi hoàn thành công tác nghiệm thu căn hộ với nhà thầu, PMU sẽ mời QLVH tham gia nghiệm
thu 3 bên giữa PMU, nhà thầu, QLVH và bàn giao chìa khóa.
Trong quá trình nghiệm thu 3 bên, nhà thầu sẽ ghi chép các ý kiến của QLVH, cho tiến hành sửa
chữa hoàn thiện các nội dung nếu có.
Công việc bàn giao 3 bên được coi là kết thúc sau khi nhà thầu hoàn thành sửa chữa toàn bộ các
danh mục theo yêu cầu của PMU, QLVH và QLVH xác nhận bàn giao chìa khóa.

IX.5. BÀN GIAO CÁC KHU VỰC CÒN LẠI VÀ HỆ THỐNG KỸ THUẬT TÒA NHÀ
Đối với các phần diện tích còn lại của tòa nhà, hạ tầng và hệ thống kĩ thuật, ngoài quy trình như
phần bàn giao căn hộ, các bên liên quan thực hiện thêm các công việc sau:

IX.5.1. CUNG CẤP TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN BẢO HÀNH BẢO TRÌ
Nhà thầu cung cấp tài liệu hướng dẫn bảo hành bảo trì, trong đó các mục cơ bản cần phải có:
a. Catalogue thiết bị, các bản vẽ cơ cấu hoạt động.
b. Hướng dẫn sử dụng, vận hành hệ thống;
c. Các lưu ý an toàn khi vận hành;
d. Các hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và biện pháp xử lý;
e. Chu kỳ bảo dưỡng định kỳ, biện pháp bảo dưỡng;
f. Quy trình, hướng dẫn xử lý khẩn cấp khi có sự cố bất thường;

IX.5.2. ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH


Nhà thầu lập kế hoạch và tiến hành Đào tạo hướng dẫn vận hành cho QLVH với sự tham gia của
PMU, có biên bản xác nhận việc đào tạo hướng dẫn kèm tài liệu đào tạo (nếu tài liệu đào tạo khác
tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì).

Page 27
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

IX.6. SỬA CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN BÀN GIAO CHO KHÁCH HÀNG
Sau khi bàn giao 3 bên, QLVH sẽ làm việc với khách hàng về việc bàn giao căn hộ, tiếp thu ghi nhận
các ý kiến, nội dung yêu cầu sửa chữa của khách hàng và chuyển thông tin lại cho PMU cùng nhà
thầu.
Trong giai đoạn này, nhà thầu tiếp tục có trách nhiệm phối hợp với đơn vị QLVH trong việc tiếp
nhận ý kiến của khách hàng khi bàn giao căn hộ và tiến hành các công tác sửa chữa với những sai
sót do khách hàng nêu ra cho tới khi đạt yêu cầu và khách hàng chấp thuận bàn giao căn hộ.

IX.7. NGHIỆM THU HOÀN THÀNH ĐƯA VÀO SỬ DỤNG VỚI CƠ QUAN QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC
Trong giai đoạn làm việc nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng với các cơ quan quản lý chuyên
môn nhà nước (QLNN), nhà thầu có nghĩa vụ phối hợp với PMU, CĐT để làm việc và cung cấp đầy
đủ các thông tin cần thiết theo quy định pháp luật và các yêu cầu của hợp đồng. Một số nội dung
nghiệm thu bao gồm nhưng không giới hạn dưới đây:
- Nghiệm thu Phòng cháy chữa cháy;
- Nghiệm thu cấp phép xả thải;
- Nghiệm thu tổng thể công trình đưa vào sử dụng.
Biểu mẫu nghiệm thu hoàn thành áp dụng trong các hồ sơ cung cấp cho các cơ quan QLNN:
- Phiếu Yêu cầu nghiệm thu hoàn thành đưa công trình vào sử dụng (theo mẫu BXD) –
xem Chương X – Mẫu số
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo mẫu BXD.
Ghi chú: biên bản nghiệm thu hoàn thành nói trên được kí xác nhận bởi giám đốc dự án PMU,
được sử dụng đối với các hồ sơ cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước. Hồ sơ nghiệm thu xác
nhận nhà thầu hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ theo hợp đồng được áp dụng mẫu Chứng chỉ hoàn
thành (TOC). Biên bản nghiệm thu hoàn thành theo mẫu BXD không có giá trị thay thế cho chứng
chỉ hoàn thành TOC và không được sử dụng làm căn cứ xác nhận hoàn thành nghĩa vụ của gói thầu
theo hợp đồng giữa CĐT và nhà thầu.

IX.8. HOÀN THÀNH ĐÓNG GÓI DỰ ÁN / GÓI THẦU


Thời điểm kết thúc việc đóng gói dự án được xác định là thời điểm CĐT xác nhận kí vào biên bản
bàn giao công trình / dự án sau khi nhà thầu hoàn thành việc sửa lỗi được phát hiện và ghi lại trong
quá trình bàn giao từ nhà thầu cho CĐT / QLVH của CĐT.
QLVH có trách nhiệm thông báo khung thời gian bàn giao căn hộ cho khách hàng. Sau khung thời
gian trên, nếu khách hàng không tới bàn giao thì được hiểu là khách hàng đồng ý bàn giao và được
coi là thời điểm kết thúc công tác nghiệm thu bàn giao căn hộ 3 bên giữa Nhà thầu, PMU và QLVH.
Biên bản nghiệm thu tổng thể công trình đưa vào sử dụng (TOC) và thời điểm mốc bắt đầu của giai
đoạn bảo hành (Defects Liabilities Period) được thực hiện sau khi hoàn thành đóng gói dự án.

IX.9. THÀNH PHẦN HỒ SƠ GIAI ĐOẠN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH

IX.9.1. THÀNH PHẦN HỒ SƠ, CÔNG VIỆC


Thành phần công việc, hồ sơ nghiệm thu hoàn thành, bàn giao gói thầu bao gồm các hạng mục

Page 28
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
sau:
1. Toàn bộ khối lượng công việc vật lý của gói thầu, bao gồm cả các phát sinh điều chỉnh được
PMU ban hành nếu có;
2. Đóng toàn bộ các NCR đã được PMU ban hành;
3. Hoàn thành các nghiệm thu với cơ quan quản lý nhà nước nếu có;
4. Tài liệu hướng dẫn vận hành, bảo trì;
5. Biên bản bàn giao mặt bằng, xác nhận đào tạo, hướng dẫn vận hành bảo trì từ phía nhà
thầu cho đại diện PMU và QLVH (biểu mẫu WHM);
6. Tập hợp đầy đủ các chửng chỉ CO/CQ đối với hàng nhập khẩu, chứng chỉ chất lượng (COA),
các chứng chỉ kiểm định…;
7. Hồ sơ hoàn công hoàn thành;
8. Biên bản bàn giao tài sản từ nhà thầu cho CĐT, QLVH có đính kèm “Danh mục tài sản, thiết
bị” (đối với các gói thầu liên quan tới đồ đạc, thiết bị);
9. Phiếu Yêu cầu nghiệm thu và Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình theo mẫu của Bộ
xây dựng;
10. Chứng chỉ hoàn thành bàn giao (Taking Over Certificate).

IX.9.2. CHỨNG CHỈ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH (TOC)


Chứng chỉ nghiệm thu hoàn thành là chứng nhận cuối cùng được phát hành bởi đại diện pháp
nhân Chủ đầu tư xác nhận nhà thầu hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ và phạm vi công việc của gói
thầu, đủ điều kiện thực hiện công tác quyết toán giá trị gói thầu.
TOC sẽ được phát hành sau khi nhà thầu hoàn thành đầy đủ các hạng mục công việc được nêu ở
mục IX.8.1.
Sau ngày CĐT kí chứng chỉ hoàn thành, gói thầu được chuyển sang giai đoạn bảo hành, theo dõi
sai sót. Nhà thầu có trách nhiệm tuân thủ các quy định của hợp đồng về các công tác bảo hành,
theo dõi sự cố và sửa chữa nếu có.
Biểu mẫu Chứng chỉ hoàn thành (TOC): xem Chương X – Mẫu số 21.

IX.10. HỒ SƠ BẢN VẼ HOÀN THÀNH GÓI THẦU, DỰ ÁN

IX.10.1. HỒ SƠ BÁN HÀNG


Hồ sơ bán hàng, hồ sơ thiết kế và hồ sơ hoàn công phải được thống nhất, bắt đầu thực hiện từ
giai đoạn thiết kế.
PMU làm việc với CĐT để thống nhất các thông tin về:
 Các mặt bằng cập nhật đưa vào phụ lục hợp đồng;
 Danh mục hoàn thiện cung cấp cho khách hàng;
 Các cách thức đo diện tích cần thống nhất;
 Các giá trị gia tăng cần cung cấp cho khách hàng trong kế hoạch bán hàng;
 Hồ sơ hoàn công cung cấp cho khách hàng.
Các thông tin này sẽ là cơ sở cho TVTK, PMU, Nhà thầu cung cấp đúng thông tin cần có.

Page 29
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

IX.10.2. HỒ SƠ HOÀN CÔNG HOÀN THÀNH


1. Hồ sơ hoàn công tổng thể gói thầu
Sau khi hoàn thành toàn bộ gói thầu / hạng mục gói thầu, nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy
đủ bộ hồ sơ hoàn công hoàn thành thể hiện toàn bộ tất cả các công việc đã hoàn thành thi công,
lấy xác nhận của TVGS, PMU.
2. Hồ sơ hoàn công phục vụ bán hàng
Đối với các căn hộ, không gian bán hàng cần có hồ sơ hoàn công độc lập, nhà thầu có trách nhiệm
thực hiện hồ sơ hoàn công cho từng căn hộ / không gian bán hàng ngoài hồ sơ hoàn công hoàn
thành tổng thể để kẹp vào các hồ sơ bán hàng của CĐT.

Page 30
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

CHƯƠNG X - CÁC BIỂU MẪU


1. PMI - Chỉ thị quản lý dự án (Project Management Instruction)
2. CVI - Xác nhận chỉ thị bằng lời nói (Confirmation of Verbal Instruction)
3. DCD - Hồ sơ thay đổi thiết kế (Design Change Document)
4. SR - Đề nghị thay đổi (Substitution Request)
5. RFI - Yêu cầu cung cấp thông tin (Request For Information)
6. MOM - Biên bản cuộc họp (Minute Of Meeting)
7. SM - Biên bản hiện trường (Site Memorandum)
8. SFA - Đệ trình xin phê duyệt (Submittal For Approval)
9. SD - Đệ trình bản vẽ thi công (Shop Drawing Submittal)
10. DWR - Báo cáo công việc hàng ngày (Daily Work Accomplishment Report)
11. AHF - Biên bản bàn giao mặt bằng (Area Handover Form)
12. WHM - Biên bản bàn giao hạng mục công việc (Work item Handover Minute)
13. MIR - Yêu cầu nghiệm thu vật liệu (Material Inspection Request)
14. MMS - Biên bản lấy mẫu thí nghiệm (Minute of Material Sample for Experiment)
15. WIR - Yêu cầu nghiệm thu công việc (Work Inspection Request)
16. NCR - Báo cáo không tuân thủ (Non Conformance Report)
17. D/L - Danh sách lỗi tồn đọng (Defect List)
18. SVP - Biên bản phạt vi phạm an toàn (Safety Violation Penalty)
19. NCP - Phạt vi phạm không tuân thủ (Non Conformance Penalty)
20. NODD - Thông báo chậm tiến độ từ chủ đầu tư (Notice Of Delay Damage)
21. TOC - Chứng chỉ nghiệm thu hoàn thành (Taking over Certificate)
22. YCNT - Yêu cầu nghiệm thu hạng mục công trình (theo mẫu của BXD)
23. BBNT - Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình (theo mẫu của BXD)
24. IPC - Chứng chỉ thanh toán định kỳ (Interim Payment Certificate)
25. VO - Lệnh thay đổi (Variation Order)

Page 31
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
1. CHỈ THỊ QUẢN LÝ DỰ ÁN (PMI)

Page 32
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
2. XÁC NHẬN CHỈ THỊ BẰNG LỜI NÓI (CVI)

Page 33
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
3. HỒ SƠ ĐIỀU CHỈNH THIẾT KẾ (DCD)

Page 34
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
4. ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI (SR)

Page 35
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
5. YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN (RFI)

Page 36
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
6. BIÊN BẢN HỌP (MOM)

Page 37
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

Page 38
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
7. BIÊN BẢN HIỆN TRƯỜNG (SM)

Page 39
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
8. ĐỆ TRÌNH XIN PHÊ DUYỆT (SFA)

Page 40
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
9. ĐỆ TRÌNH BẢN VẼ THI CÔNG (SD)

Page 41
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
10. BÁO CÁO CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY (DWR)

Page 42
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
11. BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG (AHF)

Page 43
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
12. BIÊN BẢN BÀN GIAO HẠNG MỤC CÔNG VIỆC (WHM)

Page 44
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
13. YÊU CẦU NGHIỆM THU VẬT LIỆU (MIR)

Page 45
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
14. BIÊN BẢN LẤY MẪU THÍ NGHIỆM (MMS)

Page 46
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
15. YÊU CẦU NGHIỆM THU CÔNG VIỆC (WIR)

Page 47
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
16. BÁO CÁO KHÔNG TUÂN THỦ (NCR)

Page 48
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

Page 49
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
17. DANH SÁCH LỖI TỒN ĐỌNG (D/L)

Page 50
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
18. BIÊN BẢN VI PHẠM AN TOÀN (SVP)

Page 51
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
19. PHẠT VI PHẠM KHÔNG TUÂN THỦ (NCP)

Page 52
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
20. THÔNG BÁO CHẬM TIẾN ĐỘ TỪ CHỦ ĐẦU TƯ (NODD)

Page 53
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
21. CHỨNG CHỈ NGHIỆM THU HOÀN THÀNH (TOC)

Page 54
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU

Page 55
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
22. YÊU CẦU NGHIỆM THU HOÀN THÀNH (YCNT)

Page 56
KẾ HOẠCH QUẢN LÝ DỰ ÁN – CHƯƠNG X: CÁC BIỂU MẪU
23. BIÊN BẢN NGHIỆM THU HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH (BBNT)

Page 57

You might also like